Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Rèn luyện khả năng phân tích, phán đoán

Bao nhiêu báo cáo quanh bạn có ý nghĩa cho quyết định?

Cùng xem qua những báo cáo hay gặp trong công việc hàng ngày của bạn khi làm Marketing (đặc biệt là Digital Marketing).
Ví dụ 1: Channels report (Google Analytics).
image
Nhìn rất hoành tráng, nhưng bạn hãy thử trả lời các câu hỏi này xem:
1/ Tại sao Direct lại cao như vậy? Còn tăng được nữa không? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến Direct?
2/ Nên đầu tư vào channel nào? Đầu tư bao nhiêu? Còn tăng được bao nhiêu?
Tương tự như vậy cho các report khác của Google Analytics, lần đầu bạn xem dữ liệu của một website bạn sẽ luôn nảy sinh ra những ý tưởng cực khủng, nhưng sau vài lần coi là thấy mọi thứ rất bình thường, cuối cùng Google Analytics chỉ để xem traffics tăng giảm thế nào.
Ví dụ 2: Email marketing report
image
Bạn thấy Email marketing như vậy có hiệu quả không? Tại sao open rate là 12.9%, bạn có thể kiểm soát được open rate không? Bạn biết công thức nội dung thế nào thì open rate sẽ là 12.9%?
Ví dụ 3: Seo Report
image
Một báo cáo hàng ngày các bạn SEO gửi cho sếp, thường thì sẽ không Quá đẹp và hoành tráng như thế này, nhưng đều có điểm chung là nhìn vào chả biết phải làm cái gì tiếp, hay kết quả đạt được như vậy để làm gì cho kế hoạch kinh doanh.
Còn nhiều loại báo cáo khác nữa mà bạn sẽ thấy hàng ngày như: Adwords, Social Engagement…
Dưới đây mình sẽ giới thiệu một số phương pháp để bạn (quản lý) có thể yêu cầu những báo cáo có ý nghĩa hơn hoặc bạn (thực thi) có thể tự tạo ra những con số có ý nghĩa cho quyết định của riêng bạn.

Rèn luyện khả năng phân tích, phán đoán

Khả năng phân tích, phán đoán không chỉ áp dụng trong marketing mà còn rất nhiều trong cuộc sống, nó cũng ảnh hưởng đến hành vi, cách ứng xử của bạn với những người xung quanh…
Bước 1: Lấy thị trường làm gốc nếu có thể
Nếu bạn có thể biết được thị trường thế nào thì hãy cố gắng lấy đó làm gốc cho các khoản đầu tư, làm gốc ở đây không có nghĩa là làm bằng hoặc như thị trường mà là dựa vào đó để biết mức độ đầu tư như thế nào.
Ví dụ
Bạn làm SEO, bạn sẽ nghĩ rằng SEO là làm mãi không hết, cứ có bao nhiêu đầu tư bấy nhiêu thì sẽ rất tốn kém, đặc biệt với 1 công ty có rất nhiều sản phẩm. 
Thay vào đó bạn biết mình đang chiếm bao nhiêu % thị trường tìm kiếm và đối thủ chiếm bao nhiêu, lúc này bạn sẽ đầu tư tiết kiệm hơn và hiệu quả vẫn tốt.
Ngoài ra bạn (quản lý) sẽ biết được điểm tới hạn của SEO, biết khi nào cần chuyển qua đầu tư những kênh khác, biết khi nào mình sẽ làm xong SEO.
Bước 2: Tại sao
Luôn đặt ra các câu hỏi tại sao và yêu cầu trả lời những câu hỏi này. Chỉ có như vậy mới tìm ra được gốc rễ vấn đề ở đâu.
image
Rèn luyện khả năng đặt câu hỏi bằng cách chơi game và các hoạt động liên quan đến nghệ thuật.
Ví dụ
Với bức hình bên trái ngoài cùng, hãy thử đặt 5 câu hỏi tại sao?
Với bức hình ở giữa hãy tìm điểm khác nhau.
Với hình bên phải, ngoài cùng hãy xem phim đó và tìm ra những điểm không hợp lý.
Những kỹ năng này không chỉ áp dụng cho Marketing mà còn áp dụng cho cả cuộc sống hàng ngày của bạn.
Bước 3: Sử dụng các phương pháp phân tích, đánh giá
Có rất nhiều phương pháp về phân tích & đánh giá vấn đề, mình cũng có một  phương pháp tào lao tự nghĩ ra nhưng cá nhân mình thấy để thực hiện được các phương pháp đó, bạn nên ghi nhớ những điều căn bản sau (ai cũng biết nhưng hay quên khi làm thực tế).
Lượng & chất
Nghe quen quen phải không, đó chính là lượng và chất -  nỗi ám ảnh mang tên Triết học.
Mỗi sự vật hiện tượng đều được cấu thành từ Lượng & Chất.
Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác.
Chính vì vậy, gần như mọi sự vật hiện tượng đều có thể đo đếm, phân tích, lượng hoá được nếu có đủ nguồn lực.
Vì vậy hãy suy nghĩ về nguồn lực cần để phân tích một vấn đề trước khi chính thức nói: Không làm được.
Định lượng (Lượng) hay Định tính (Chất)?
Định lượng giúp người khác nhìn vào dễ hiểu hơn và dễ ra quyết định hơn rất nhiều, vì vậy hãy cố định lượng trước khi bắt buộc phải định tính.
Với những trường hợp định tính hãy cố gắng gán định lượng cho nó để dễ làm việc với nó hơn.
image
Ví dụ: Quality score của Google trong Adwords, Relevant Score của Facebook trong Facebook Ads
Dữ liệu không hoàn hảo
image
Gần như tất cả dữ liệu chúng ta thấy đều không hoàn hảo: không đủ mẫu, thời gian của dữ liệu, các mối quan hệ ràng buộc…
Vì vậy đừng mong đợi một bản phân tích, báo cáo nào ĐÚNG, hãy tập trung nhiều vào tính HỢP LÝ và chấp nhận sự thiếu sót.
Ví dụ
Ba dịch vụ lớn ở trên để đo lường và phân tích đều dựa trên thu thập mẫu và không bao giờ họ khẳng định họ thu thập được 100% mẫu.
Quy trình cơ bản
1/ Danh sách các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng.
2/ Tìm kiếm yếu tố “gốc của thị trường”
3/ Phân loại định tính, định lượng, gán định lượng cho định tính nếu được.
4/ Phương pháp, công cụ thu thập mẫu.
5/ Lưu trữ dữ liệu gốc an toàn.
6/ Các loại bảng và biểu đồ thể hiện.
Hiểu ít nhất là cơ bản về sự vật hiện tượng bạn đang phân tích
Tất nhiên rồi, không hiểu thì không thể liệt kê được và cũng chẳng hiểu mình muốn gì.
Với những bạn nào muốn tìm hiểu về Digital Marketing, có thể đọc bài này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét