Hiển thị các bài đăng có nhãn sai-lam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sai-lam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

20 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam từ 'thiên đường thuế'

British Virgin Islands (BVI) là một quần đảo có diện tích chỉ khoảng 153 km2, GDP hơn một tỷ USD song các doanh nghiệp đăng ký tại đây đã đầu tư 19,3 tỷ USD sang Việt Nam.

Giới đầu tư tài chính toàn cầu thường dùng những từ như "thiên đường thuế" hay "thiên đường thuần khiết" để chỉ BVI và một số nơi khác trên thế giới - những nền kinh tế gần như xóa bỏ mọi loại thuế với người kinh doanh. Đây là điểm đến lý tưởng của các tập đoàn, công ty toàn cầu. Hiện BVI có hơn 850.000 doanh nghiệp, gấp nhiều lần dân số 28.000 người của quốc đảo Caribe này.
Các doanh nghiệp nêu trên đương nhiên không chỉ hoạt động ở BVI. Họ mang những số tiền khổng lồ đi đầu tư khắp thế giới và trong những năm qua, đã có nhiều tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp (FDI) được đổ vào Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến cuối năm 2015, BVI nằm trong top 5 nước và vùng lãnh thổ đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan. Cụ thể, BVI đã có 623 dự án đầu tư khắp các tỉnh thành, với tổng vốn lên tới 19,3 tỷ USD.
Các dự án lớn của các doanh nghiệp đến từ BVI như: Công ty TNHH Trung tâm thương mại Vinacapital với vốn đầu tư 325 triệu USD kinh doanh khu thương mại, khách sạn, văn phòng, dịch vụ khách sạn, bất động sản; Công ty TNHH GVD Việt Nam I đầu tư  300 triệu USD xây dựng, quản lý khu căn hộ và các dịch vụ vận chuyển khách du lịch, dịch vụ cho thuê xe, ăn ở; Công ty TNHH Worldon Việt Nam của nhà đầu tư Gain Lucky Limited, tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp tại TP HCM; Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam, xây dựng và điều hành cụm rạp chiếu phim...
20-ty-usd-von-fdi-vao-viet-nam-tu-thien-duong-thue
Các doanh nghiệp thành lập ở BVI đã đầu tư hàng trăm tỷ USD vào các nước trên thế giới trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan...
Mới đây, Cục Đầu tư nước ngoài còn cho biết, luồng vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam không chỉ đến từ các công ty đăng ký thành lập tại Mỹ mà còn thông qua một số chi nhánh của họ hoạt động tại BVI như các trường hợp của Intel, Chevron, Procter & Gamble hay ConocoPhillips…
Ở lĩnh vực đầu tư gián tiếp trên sàn chứng khoán, quỹ đầu tư nổi danh của BVI ở Việt Nam phải kể đến là Dragon Capital. Được thành lập năm 1994 tại BVI, Dragon Capital là quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động lâu nhất tại Việt Nam với tổng tài sản khoảng 1,25 tỷ USD. Danh mục quản lý của quỹ gồm có cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, công nghệ sạch.
Tính đến 10/5, các khoản đầu tư lớn nhất của Dragon Capital là: 3.564 tỷ đồng tại Vinamilk, 1.143 tỷ đồng tại Ngân hàng ACB, 888 tỷ đồng tại Tập đoàn FPT, 1.131 tỷ đồng tại Công ty Chứng khoán TP HCM, 969 tỷ đồng tại Tập đoàn Hoà Phát, 1.880 tỷ đồng tại Tập đoàn Masan. Ngoài ra, quỹ còn nắm nhiều cổ phần tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn, REE, PNJ, Tập đoàn Hoa Sen, Đạm Phú Mỹ… Giám đốc Điều hành của quỹ hiện là ông Dominic Scriven.
Được thành lập vào năm 2006 tại British Virgin Islands thuộc vương quốc Anh, Vietnam Asset Managemet Limited (VAM) cũng là quỹ đầu tư lớn vào các công ty ngành dược, thực phẩm, đồ uống và công nghệ sinh học.
Ngoài ra, còn một số tổ chức tài chính tiêu biểu được thành lập từ thiên đường thuế đã rót tiền vào Việt Nam như: Indochina Capital Adviser, PXP Vietnam Asset Management Ltd, Vietnam Holding Asset Management Ltd, Clear Water Capital Partner Singapore PTE…
Theo các tài liệu của Hồ sơ Panama, BVI đang dẫn đầu danh sách các thiên đường thuế với 113.648 công ty offshore (tức công ty được thành lập ở nước ngoài) do hãng luật Mossack Fonseca gây dựng. Trong khi cả Panama chỉ có gần 48.400 công ty. "Thiên đường thuế thuần khiết" này từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn của giới đầu tư thế giới. Thành lập công ty tại BVI rồi đầu tư sang các nước khác giờ đây đã trở thành xu hướng để các tập đoàn xuyên quốc gia tối ưu hoá chi phí.
20-ty-usd-von-fdi-vao-viet-nam-tu-thien-duong-thue-1
Các công ty và nhà đầu tư sẽ không bị đánh thuế thu nhập trên lợi nhuận của việc chuyển nhượng cổ phần, cổ tức. Gần như 100% các loại thuế đều được bãi bỏ. Các tài sản thừa kế cũng không phải chịu thuế.
Đặc biệt, với các công ty thành lập ở BVI sau đó đem tiền đầu tư ra các nước khác và có lợi nhuận hàng tỷ đôla cũng không phải khai báo với các Chính phủ. Nghĩa vụ tài chính duy nhất của các công ty ở BVI là 350 USD chi phí thành lập và số tiền tương tự để duy trì hoạt động doanh nghiệp hằng năm. Thời gian thành lập có thể trong một ngày.
Cơ chế tài chính BVI áp dụng rất thông thoáng: không cần báo cáo tài chính, khai báo chủ sở hữu. Luật doanh nghiệp BVI năm 2004 cho phép thành lập doanh nghiệp với một cổ đông và một thành viên Hội đồng quản trị, công ty không cần có vốn pháp định, cổ phiếu không cần mệnh giá, không cần ban thư ký, không cần phải báo cáo với cơ quan chức năng về những thay đổi… Doanh nghiệp được tự do hoàn toàn khi hoạt động tại đây. Tính bảo mật thông tin của BVI khá cao.
Đó là lý do vì sao các công ty đăng ký thành lập tại BVI, đặc biệt là Mỹ, châu Âu… dù vẫn luôn giới thiệu ra bên ngoài là công ty của Mỹ hay Đức, Pháp… Chính vì những cơ chế tài chính thông thoáng nên BVI từng bị cáo buộc là thiên đường trốn thuế, chuyển giá, rửa tiền, quỹ đen… của giới tài chính toàn cầu.
Trao đổi với VnExpress, một chuyên gia trong lĩnh vực kế toán Luật doanh nghiệp cho biết, BVI cho phép các cổ đông có thể chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về đây mà không cần khai báo với cơ quan thuế. Vị này cho rằng Việt Nam phải cẩn trọng, quản lý chặt chẽ về mặt pháp lý và nghĩa vụ tài chính với các công ty có nguồn gốc từ BVI. Với cơ chế tài chính quá thông thoáng, nhiều doanh nghiệp có thể lợi dụng để trốn thuế, chuyển giá, rửa tiền…
Vị này lấy ví dụ, một doanh nghiệp thành lập ở BVI sang Việt Nam đầu tư sản xuất nước ngọt. Công ty này vừa tìm được một khách hàng lớn mua hàng triệu thùng. Thay vì bán trực tiếp cho nhau và nộp thuế cho cơ quan thuế Việt Nam thì doanh nghiệp này có thể bán số sản phẩm đó cho công ty con tại BVI, sau đó công ty con này sẽ trực tiếp bán sản phẩm cho bên đặt hợp đồng ban đầu với giá thoả thuận. Lúc đó, lợi nhuận thực của giao dịch sẽ nằm ở thiên đường thuế và cơ quan chức năng Việt Nam thất thu.
20-ty-usd-von-fdi-vao-viet-nam-tu-thien-duong-thue-2
Cách doanh nghiệp lợi dụng chính sách của BVI để lách thuế tại Việt Nam hoặc quốc gia khác. Đồ họa: Tiến Thành
Chuyên gia này cũng cho biết đã có nhiều công ty ma được thành lập ở BVI mạo danh các công ty nổi tiếng tại các nước để đi lừa đảo. Việt Nam từng có trường hợp doanh nghiệp BVI "bốc hơi" sau khi nhận hàng.
BVI là quần đảo thuộc nước Anh có GDP đạt hơn một tỷ USD trong đó chủ yếu là tài chính, du lịch. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 của BVI lên tới hơn 42.000 USD. Nhiều ngân hàng lớn như HSBC, Barrington Bank, First Bank Virgin Islands… cũng hiện diện tại đây.
Với Việt Nam, để quản lý và hạn chế những rủi ro tác động của các thiên đường thuế, Chính phủ đã ký kết nhiều hiệp định tránh đánh thuế hai lần với cùng một khoản thu nhập với các nước như Singapore, Mỹ, Pháp… Các loại thuế được cam kết không đánh hai lần gồm thuế thu nhập cá nhân, lợi tức, lợi nhuận ra nước ngoài, thu nhập với các nhà thầu… Tuy nhiên, việc đánh thuế một lần cũng không đủ sức hấp dẫn so với việc miễn hoàn toàn từ các thiên đường thuế.
Thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, nhiều thiên đường thuế trên thế giới đã đầu tư mạnh vào Việt Nam. Tính đến hết năm 2015, Cayman Islands đã có 67 dự án với vốn đầu tư khoảng 6,3 tỷ USD, Luxembourg 1,9 tỷ USD, Bermuda có 6 dự án vốn đầu tư khoảng 232 triệu USD, Panama là 51 triệu USD, Bahamas là 108 triệu USD, New Zealand đầu tư 96 triệu USD, Macao là 57 triệu USD, Isle of Man là 35 triệu USD,
Các doanh nghiệp tại hai trung tâm tài chính cũng có sức cạnh tranh lớn về thuế là Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) cũng đầu tư mạnh vào Việt Nam với số vốn lần lượt là 35 tỷ và 15,5 tỷ USD.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

4 lí do viết sai chính tả và cách khắc phục

“Nếu lấy cột mốc là Trái Đất thì chẳng phải Mặt Trời đang quay quanh Trái Đất sao?”. Tôi thích câu nói này, bởi vì nó cho thấy, không có gì là tuyệt đối, cũng chẳng có gì là sai hoàn toàn. Cái đúng hay sai tùy thuộc vào thời điểm, hoàn cảnh và cả quy ước của con người. Nhưng bởi chúng ta đang lấy thước và kẻ 1 đường thẳng, hễ không đúng thì sẽ là sai, không có thứ gì nằm giữa lằn ranh đó, nên nếu không viết đúng chính tả, thì dù bạn có dùng hệ quy ước gì, đối với hệ thống chung, thì bạn cũng đang viết sai. Mà đã là viết sai thì nên sửa, không phải vì mọi người sẽ cười cợt bạn, mà vì bạn nên hoàn thiện mình.
Tôi có 1 người anh, nói rằng, đúng hay sai những thứ tiểu tiết không quan trọng, quan trọng là suy nghĩ và hành động. Cũng đúng, nhưng vì tôi làm trong nghề thường xuyên phải viết, nên tôi khá khắt khe trong câu chữ, tôi cũng cần những người xung quanh tôi cũng kĩ lưỡng như vậy, để tôi cảm thấy an toàn.
Nói về việc sai chính tả, thường có 4 lí do cơ bản sau:

#1: Không chú ý

Khi viết nhanh hoặc không tập trung vào câu đang viết, người viết sẽ dễ mắc lỗi, không chỉ về chính tả mà còn là dấu câu và lỗi đánh máy. Lỗi này tự người viết cũng sẽ nhận ra khi đọc lại bài của mình và có thể tự sửa. Nhìn chung, đây không phải là người hay viết sai chính tả, chỉ cần tập trung hơn là ổn.

#2: Sai ngay từ nhỏ

Người viết sai chính tả đã sai ngay từ nhỏ thì rất khó sửa. Một là do không cẩn thận và không thích môn chính tả ngay từ nhỏ, hai là người hướng dẫn chưa chỉ ra được cách phân biệt giữa các từ như “sao” với “sau”, “nghỉ” với “nghĩ”, “sửa” với “sữa”, … nên từ bé, người đó đã có thói quen viết theo ý thích, và lớn lên cũng vậy. Với người viết sai chính tả từ nhỏ, có thể sai 1 vài từ hoặc hầu hết các từ, cần phải có thời gian luyện tập và có cách hiểu đúng nhanh chóng khi viết.

#3: Gặp khó khăn khi xác định chữ này hay chữ kia hoặc dấu này hay dấu kia

Người này biết được ngay ở vị trí nào, từ nào mình sắp sửa viết sai. Ý thức được là ở vị trí này, chữ “s” hoặc “x” mới đúng, dấu hỏi hay dấu ngã mới đúng, nhưng không biết chọn sao cho đúng. Người viết thường có 2-3 sự lựa chọn và chọn đại 1 thứ khi thấy nó “có vẻ đúng”. Sự phân vân này kéo dài chứ không phải chỉ đơn giản là đã chọn được chữ đúng hay được mách chữ đúng là sẽ sửa được. Ví dụ “sẵn” với “sẳn”, người viết lần này phân vân dùng dấu hỏi hay dấu ngã, thì lần tiếp theo cũng sẽ phân vân y hệt, mặc dù lần trước có viết đúng cũng chưa thể hình thành thói quen cho các lần sau.
cach-khac-phuc-viet-sai-chinh-ta-2
Bạn khó khăn khi phải xác định “cái nào” đi với”cái nào” trong trường hợp nào?

#4: Không biết mình đang viết sai

Thật khó khăn khi chính mình cũng không biết mình viết sai ở đâu, thì làm sao có thể sửa lỗi? Nếu bạn vân phân thì có thể tra từ điển hoặc hỏi người khác, nhưng đã mặc định là mình viết đúng và trong cả đoạn văn, cả bài văn không tự tìm ra được lỗi sai hoặc người khác có tìm ra được lỗi sai thì cũng rất khó để sửa.

Viết sai chính tả có thể sửa được không và cách khắc phục như thế nào?

#1: Tập trung

Nếu bạn bắt đầu có dấu hiệu viết sai chính tả hoặc nhận ra rằng mình cần phải chỉnh đốn chính tả, câu cú lại, thì mỗi khi viết, bạn cần phải tập trung nhiều hơn vào những gì mình viết. Một trong những người không phải sai chính tả từ nhỏ, thường than thở rằng họ biết cách viết đúng, nhưng lại tự mình sai và cũng không để ý. Nếu tập trung hơn vào bài viết, có thể tự ngăn ngừa việc sai chính tả này một cách dễ dàng.
khac-phuc-viet-sai-chinh-ta
Sự tập trung sẽ giúp bạn viết đúng chính tả hiệu quả
Để có thể tập trung được, bạn cần có không gian. Không nên viết khi:
  • Đang ở chỗ đông người.
  • Đang lơ là với những trang giải trí khác.
  • Đang có tâm trạng không tốt: tức giận, khó chịu, lơ đễnh, mộng mơ, … nhưng có thể viết khi buồn.
  • Đang có việc khác chen vào, ví dụ check mail, nghe điện thoại, đi in giấy tờ, … vì nó vừa phá hủy sự tập trung vừa phá luôn cả ý tứ, nhịp điệu của bài.
Để tập trung được, bạn có thể set up không gian riêng cho mình.
  • Dọn sạch bàn làm việc, chỉ để lại laptop hoặc sổ viết.
  • Uống đủ nước.
  • Ánh sáng vừa phải, không quá tối hoặc quá sáng.
  • Không khí mát mẻ.
  • Một ít âm nhạc khe khẽ, không lời, hoặc nếu bạn dễ bị tác động bởi âm thanh thì có thể bỏ qua phần này.
  • Tạo 1 khung sườn trước khi viết, để tránh lạc lối và phải tìm thêm ý sau mỗi đoạn văn.
ket-luan Tạo không gian tốt cho sự tập trung, cách li khỏi những tác nhân gây mất tập trung.

#2: Chú ý từng từ

Chú ý ở đây không cùng nghĩa với tập trung. Chú ý chính là để ý và ghi nhớ. Có thể xảy ra lúc bạn đọc (thu vào) và viết (ứng dụng). Ví dụ, ở một bài báo nào đó (đảm bảo rằng nguồn báo đó là chính thống và họ rất hiếm khi mắc lỗi), bạn nhận ra rằng “san sẻ” chứ không phải là “xan xẻ” hay “sang sẻ”. Ghi chép vào 1 quyển sổ tay hoặc bất kì đâu, như tờ note dán tường hay laptop. Nhìn chúng hằng ngày và chắc rằng khi gặp lại từ này hay phải viết lại từ này, bạn sẽ viết đúng.
cach-khac-phuc-viet-sai-chinh-ta
Thường xuyên đọc/học những bài từ nguồn chính thống để tăng khả năng viết đúng
Nhiều người không ý thức được mình đang viết sai dù đã gặp từ đó ở thể đúng, là do họ không chú ý và chủ động sửa lỗi. Chỉ nhìn qua mà không nhìn lại nhiều lần, không viết xuống thì lần sau khó mà viết đúng. Trí nhớ của chúng ta như một “cung điện kí ức”, khi đã nhìn qua rồi là đã có mặt ở đó, không mất đi, nhưng lại rất khó tìm ra nếu hình ảnh đó quá mờ nhạt.
ket-luan Chú ý những từ đúng, viết lại, dán ở nơi dễ nhìn thấy và nhìn hàng ngày.

#3: Một quyển từ điển

Tại sao là 1 quyển từ điển mà không phải là từ điển trên mạng? Tôi đã thử dùng từ điển trên mạng, nhưng lại không thấy hiệu quả, vì có rất nhiều luồng ý kiến, ngay cả người search cũng đã vô hình trung (hoặc vô hình dung đều được) tạo nên 1 thế giới phản loạn. Nơi đó, số từ viết sai cũng nhiều bằng những từ viết đúng, và không phải những từ được giải thích về nghĩa thì chắc chắn là từ viết đúng, mặc dù trông cũng rất thuyết phục.
Tôi thường khuyên những người bạn và team của tôi, nên có 1 quyển từ điển tiếng Việt trong nhà. Không chỉ người hay sai chính tả mới cần dùng để dò từ đúng, mà ngay cả người viết đúng cũng nên thường xuyên xem từ điển, để trao dồi thêm nhiều từ mới, hiểu được nghĩa gốc của từ đó mà dùng cho những hoàn cảnh phù hợp. Ví dụ, tại sao không dùng “phán xét” mà phải dùng “quyết định” mặc dù nghe cũng gần giống nghĩa nhau. Xem từ điển cũng là cách học những từ đồng nghĩa và trái nghĩa rất hay, vừa tăng được vốn từ vừa giúp dùng từ linh hoạt hơn, diễn tả tốt hơn ý tưởng của mình.
Trong từ điển có hơn 10000 đầu từ, nhưng thường ta chỉ dùng khoảng 3-4000 từ, các từ còn lại là từ chuyên ngành hoặc các từ cổ, đã không còn phù hợp với môi trường hiện nay. Trông đơn giản hơn nhiều phải không nào?
ket-luan Nên có 1 quyển từ điển tiếng Việt cho riêng mình.

#4: Nhờ người khác soi bài

Một cách đơn giản hơn là tự mình tìm ra lỗi sai, đó chính là nhờ người khác xem và chỉ ra lỗi giúp mình. Đây cũng là cách nhanh chóng giúp bạn viết đúng chính tả hơn (nếu tuân thủ #2). Có lần tôi cũng viết sai 1 lỗi trong cả bài dài hơn 700 từ. Tôi đã dò đi dò lại nhiều lần vẫn không phát hiện ra lỗi, nhưng chỉ cần đưa cho người bạn của tôi dò là ra ngay.
Nếu bạn nhờ người khác soi bài, bạn hãy chắc rằng người đó ít sai sót về chính tả. Nếu được, có thể nhờ 2-3 người cho chắc chắn.
cach-khac-phuc-viet-sai-chinh-ta-1
Nhờ 1 người mà bạn tin cậy kiểm tra chính tả giúp bạn
Từ từ, bạn sẽ hình thành được thói quen tự biết mình đã viết sai và sửa lại. Không phân vân giữa dấu này hay dấu kia nữa, và cuối cùng, trải qua nhiều tháng luyện tập, chính tả của bạn đã được 10 điểm rồi đấy. Chúc mừng bạn!
ket-luan Nhờ người giỏi chính tả kiểm tra bài viết giúp bạn.
—-
Một số cách phân biệt khi viết chính tả (do tôi tự đặt ra, nếu có sai sót thì xin góp ý để tôi sửa chữa)
  • “Sửa” và “Sữa”: tất cả các loại uống được sẽ là “sữa” và còn lại là “sửa”.
  • “Sẵn” và “Sẳn: không có chữ “sẳn” dù trong từ gì đi nữa.
  • “Nghĩ” và “Nghỉ”: thuộc về ý nghĩ, trí não sẽ mang dấu ngã, còn lại, thuộc về thể xác, hữu hình sẽ mang dấu hỏi.
  • “Sao” và “Sau”: câu hỏi hoặc thứ gì đó xa vời thì dùng “Sao”, những gì tiếp nối/tiếp theo 1 thứ, 1 câu, 1 chuyện gì đó thì dùng “Sau”.
Chúc bạn sớm lấy lại phong độ trong chính tả, để truyền tải tối đa ý tưởng của mình vào bài viết
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

9 sai lầm cần tránh trong Digital Marketing

1. Không có mục tiêu chiến dịch rõ ràng

Ông Geoff Hoesch - Giám đốc của công ty Dragonfly Digital Marketing cho rằng một trong những sai lầm lớn nhất của các nhà tiếp thị kỹ thuật số là “không có các mục tiêu phân tích cụ thể trước khi bắt đầu một chiến dịch”.
Ông cho biết, để theo dõi sự thành công của một chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số, điều cần thiết là xác định mục tiêu (bán hàng, hoàn tất mẫu đơn, cuộc gọi, việc đăng ký…) và đảm bảo tiến trình giám sát được thiết lập đúng theo mục tiêu này”.
Theo ý kiến của ông Justin Honaman, Phó chủ tịch cấp cao của Moxie - một công ty kỹ thuật số toàn cầu, “ngoài những mục tiêu đo lường được thì những mục tiêu của chiến dịch cũng dùng để đo lường ROI (chỉ số Lợi tức đầu tư) hoặc lợi ích ròng của một chiến dịch về sản phẩm, dịch vụ bán hàng, các yếu tố cảm tính hoặc những cam kết đối với khách hàng”.
Đó là lý do tại sao “điều quan trọng là xác định, truyền đạt mục tiêu, lập kế hoạch cho các chiến dịch trong tương lai”.

2. Không xác định đúng đối tượng mục tiêu

Michelle Stinson Ross content & outreach goddess, Authority Labs - một công ty cung cấp phần mềm SEO - đưa ra quan điểm: Cho dù một thương hiệu tạo ra được những nội dung tốt thì cũng khó đạt được thành công nếu họ không hành động để đưa nó đến đúng đối tượng vào đúng thời điểm.
Tất cả các kênh giao tiếp kỹ thuật số đang trở nên rối loạn, khủng hoảng thông tin và cần nhiều nỗ lực hơn để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Xác định khách hàng mục tiêu cần dựa trên những đặc tính cá nhân và cả hành vi khách hàng.
Hãy sử dụng các tracking pixel và cookie để tiếp cận với những người đã truy cập trang web của bạn, hoặc tham gia danh sách email của bạn. Hãy xác định đúng đối tượng mục tiêu bằng các chỉ số về độ tuổi, giới tính, giáo dục và những chủ đề quan tâm của khách hàng dựa vào chỉ số về nhu cầu mua sản phẩm sau chiến dịch quảng cáo và các sự kiện cuộc sống có liên quan.

3. Không tư duy theo thuyết khách hàng là trung tâm

Theo ý kiến của Penny Wilson - Giám đốc Marketing của Hootsuite, Marketing đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng, và các tổ chức không có tư duy xem khách hàng là trung tâm sẽ bị bỏ lại phía sau. Các thương hiệu hiện nay có thể đưa ra những trải nghiệm thương hiệu cung cấp giá trị cho khách hàng và giữ chân khách hàng thông qua quá trình cá nhân hóa, thiết lập mục tiêu, lập bản đồ hành trình và phân tích dữ liệu khách hàng.
Marketing đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng, và các tổ chức không có tư duy xem khách hàng là trung tâm sẽ bị bỏ lại phía sau.

4. Khách quan cá nhân hóa

“Hãy lên danh sách tên, giới tính, sở thích… và những thông tin tương tự như vậy”, Jess Stephens, CMO, SmartFocus nói. “Tôi thấy điều này từng ngày - nhóm nhân viên của tôi lập một ‘thư mục tiếp thị xấu’ để lưu trữ những mẫu [chào hàng cá nhân không đúng] thường xuyên nhận được.
Một kinh nghiệm của tôi là khi tôi mua một món quà cho một thành viên nam trong gia đình và xảy ra những bất đồng với một nhân viên tiếp thị. Điều này có thể dễ dàng tránh được bằng cách sử dụng công nghệ insight để giúp các nhà tiếp thị xác định chính xác sản phẩm và cung cấp cho khách hàng chính xác sản phẩm để thu hút khách hàng cho lần mua sắm tiếp theo của họ”.

5. Phớt lờ sự phát triển của điện thoại di động

Ông Martin Doettling, Giám đốc Marketing của Swrvei - công ty cung cấp các ứng dụng di động hỗ trợ quản lý các mối quan hệ khách hàng - phát biểu rằng điện thoại di động đang trở thành nền tảng kỹ thuật số, hiện chiếm 62% của tất cả các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, vì vậy điều quan trọng là bạn phải xây dựng chiến lược Mobile Marketing đúng lúc.
Bằng việc theo dõi sự tương tác của khách hàng trên điện thoại di động bạn sẽ tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Ông cho rằng, nếu bạn chưa phát triển chiến lược tiếp thị dành cho di động của mình, hãy nghĩ đến phát triển một ứng dụng để có thể tiếp xúc với khách hàng và sau đó cung cấp những nội dung kịp thời, phù hợp có ý nghĩa để phát triển các mối quan hệ khách hàng của bạn.
Ngoài ra, “chắc chắn rằng trang web của bạn là tương thích với tất cả các thiết bị di động”, Jonathan Ceballos, giám đốc tiếp thị, USB Direct Memory nói. “Hãy đảm bảo dịch vụ bán hàng và những dịch vụ cung cấp đặc biệt khác được thể hiện trên các trang web điện thoại di động”.

6. Bỏ qua email marketing

“Có rất nhiều tin đồn xung quanh các kênh tiếp thị như điện thoại di động và xã hội. Tuy nhiên, bỏ qua kênh tiếp thị bằng email là một sai lầm to lớn”, Eric Stahl, phó chủ tịch cấp cao, Salesforce Marketing Cloud nói.
“Khi ranh giới giữa bán hàng, dịch vụ và marketing bị mờ, email vẫn là một sự liên kết các cuộc hành trình của khách hàng. Một cuộc khảo sát gần đây của MarketingSherpa cho thấy rằng 91% người trưởng thành ở Hoa Kỳ nói rằng họ muốn nhận email quảng cáo từ các công ty đối tác kinh doanh. Trong số đó, 86% muốn nhận email hàng tháng và 61% muốn nhận hàng tuần.
Ngoài ra, các nhà tiếp thị có thể kết hợp các dữ liệu từ email với dữ liệu của khách hàng qua các kênh phương tiện truyền thông xã hội - để có thể thấu hiểu những nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất”.

7. Không làm A / B hoặc thử nghiệm chia nhỏ

“Sử dụng thử nghiệm A / B để tối đa hóa hiệu quả của email của bạn”, Adam Jwaskiewicz, giám đốc dịch vụ tương tác tại PHG, một công ty quảng cáo cho biết.
“Ví dụ, phân phối cùng một email đến một nhóm thử nghiệm, nhưng sử dụng hai dòng chủ đề khác nhau. Khi gửi email thực tế, sử dụng dòng chủ đề mà thực hiện tốt nhất. Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế, không phải cảm xúc định tính”.
Trong cộng đồng của bạn, sự tương tác và chia sẻ sẽ xây dựng một mối quan hệ sâu sắc hơn và ảnh hưởng tích cực đến kinh doanh trong thời gian dài.

8. Trở thành anti-social trên phương tiện truyền thông

Jessica Riches - nhà truyền thông chiến lược xã hội LMW Labs, cho biết nhiều nhà tiếp thị quên rằng truyền thông xã hội không chỉ là phương tiện phát sóng mà còn là không gian cho mọi người tham gia và tương tác. Trong cộng đồng của bạn, sự tương tác và chia sẻ sẽ xây dựng một mối quan hệ sâu sắc hơn và ảnh hưởng tích cực đến kinh doanh trong thời gian dài.

9. Mua lượng người theo dõi (follower) trên các phương tiện truyền thông xã hội

Theo phát biểu của Ceballos, mục đích của việc mua lượng người theo dõi trên các phương tiện truyền thông xã hội là để có nhiều lượt người theo dõi và người hâm mộ trên các tài khoản truyền thông xã hội.
Nó làm cho trang web của bạn được đánh giá, tạo sự tin tưởng, phổ biến và có uy tín tốt. Tuy nhiên, khách hàng ngày càng thông minh hơn và họ có thể nhìn ra được những hoạt động lượt người theo dõi ảo. Nếu họ tìm hiểu, bạn đã ngay lập tức sẽ được nhận qua tin nhắn mà bạn là “không đáng tin cậy”. Thay vào đó, hãy xây dựng một mạng lưới những người thực sự là khách hàng tiềm năng”.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Ai là khách hàng khó chiều nhất?

Chắc hẳn mỗi chúng ta khi trong quá trình làm việc đều từng gặp những KH oái oăm, khó tính, khó chiều, nói chung là ghét, luôn phải niệm thần chú. Hẳn là các bạn cũng đã biết kỹ năng xử lý KH khó tính rồi phải ko?

Hôm nay lượn lờ FB, tình cờ đọc được một bài rất chi tiết về xử lý khách hàng nội bộ, tính tình thất thường, trình độ hạn hẹp, nói chung là đối phó với loại KH rất mệt ) Tự cảm nhận thấy bài viết rất hay, chi tiết, áp dụng kỹ năng xử lý KH khó tính cực nhuần nhuyễn

Bài viết được trích từ FB Minh Trang Nguyễn, một hotmom đang đang làm điên đảo các bà mẹ bỉm sữa, ko kém gì Hậu duệ mặt trời )

-Xử lý khủng hoảng bằng "trái tim nóng, và cái đầu lạnh"-
(hay cách mình vẫn cầm tay Daisy bước qua một loạt cuộc khủng hoảng, ăn vạ..một cách bình yên và nhẹ nhàng)
"Khủng hoảng tuổi lên 3" hình như không đúng với Daisy nhà mình. Vì bạn ấy tuổi nào cũng khủng hoảng, có đợt 1 ngày khủng hoảng mấy bận. Thời gian đầu không quen, mình cũng dễ nổi cáu lắm. Làm sao không nổi cáu cho được khi đã nói sõi 1 tỉ từ mà từ sáng đến tối chỉ 1 từ "KHÔNG", hoặc khóc quấy nhằng nhẵng chẳng vì lý do gì, hoặc hôm trước vừa ăn xoài trộn sữa chua vừa líu lo khen ngon, hôm sau đã khóc váng nhà vì mẹ trót cho sữa chua vào xoài (clip này ạ).
Sau hơn 3 năm rưỡi sống chung với lũ, mình dần dần tổng kết được 1 quy trình giải quyết khủng hoảng khá hiệu quả, nhẹ nhàng. Và cho đến giờ phút này, mình chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có ý định dùng roi vọt với Daisy.
Quy trình ấy như thế này ạ:
1. Bày tỏ sự đồng cảm với con (ôm, cầm tay, lắng nghe...)
2. Tìm hiểu, gọi tên vấn đề của con
3. Lắng nghe nhu cầu/cách giải quyết con mong muốn
4. Đưa ra đề xuất phương án bố/mẹ mong muốn thông qua các lựa chọn
5. Hỗ trợ con giải quyết vấn đề (nếu con cần)
6. Tuyên bố kết thúc khủng hoảng (hi-five, một cái ôm thật chặt, thật dài...)
Cụ thể nhé.
1. Bày tỏ sự đồng cảm với con
Dấu hiệu dễ nhận nhất của các hình thức khủng hoảng hay ăn vạ là khóc. Mà khi đã khóc ấy mà, bạn nào hay khóc (như mình) đều sẽ hiểu, để nín ngay lập tức là gần như không thể. Thế nên bố mẹ đừng bao giờ bắt đầu câu chuyện bằng "Nín, nín ngay lập tức". Nói câu đó với tone giọng cao, cáu gắt, sẽ chỉ làm con thêm căng thẳng/sợ, chỉ tổ khóc to thêm. Và thế là đôi bên cùng mệt mỏi, cơn nóng tính sẽ đến rất nhanh.
- Nếu con khóc vì vòi vĩnh món đồ gì đó, trước tiên hãy "di dời" con khỏi hiện trường hoặc cắt sự chú ý của con vào những món đồ đó (Quay lưng lại hàng đồ chơi, dắt tay con đi ra chỗ khác...)
- Nếu khóc vì đau (ngã, ốm, tiêm, tự làm đau...) hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng hỏi thăm con đau ở đâu, đau ra sao, thay vì phủ nhận cảm xúc của con kiểu "ôi giời, ngã tí mà kêu đau, đau gì mà đau" hoặc tệ hơn là trách con "đi đứng thế à?"
- Nếu khóc chưa rõ nguyên nhân, gào khóc to..., mình hay bắt đầu với Daisy bằng 1 cái ôm, thật lâu thật chặt. Cái ôm là điều tuyệt vời nhất mà một đứa trẻ mong muốn khi có cảm giác buồn, mệt, bất an, thất vọng...vì một điều gì đó. Rồi sau đó là:
"Rồi, bây giờ con thấy ổn hơn chưa? Bình tĩnh nói cho mẹ nghe xem có chuyện gì?"
"Con cứ khóc thế này có mệt không? Nếu vừa khóc vừa nói mẹ chịu chẳng nghe được rõ con muốn nói gì"
"Mẹ muốn nghe xem có chuyện gì, để giúp con. Nếu con muốn mẹ giúp thì bình tĩnh kể cho mẹ xem nào"
"Hay cứ khóc nốt chỗ dở đi vậy, khi nào xong thì nói cho mẹ nghe xem có chuyện gì nhé"
Những điều này sẽ làm con cảm giác được lắng nghe, tạo niềm tin với con, tạo cảm giác bố mẹ đang ở cùng phía với mình, là bạn mình, có thiện chí với mình.
- Mình tuyệt đối không bao giờ để cho Daisy khóc một mình kiểu Cry it out mà chưa nói chuyện/hỏi han/cùng con giải quyết vấn đề. Mình nghĩ với người lớn như mình cũng vậy thôi, việc bị bỏ mặc gào khóc một mình thật là tồi tệ, nó có thể là nguyên nhân của vô số những ý nghĩ tiêu cực hoặc nghiêm trọng hơn là chứng bệnh trầm cảm sau này.
2. Tìm hiểu, cùng con gọi tên vấn đề của con
Sau bước 1, mình đã có được sự tin tưởng và thiện chí muốn chia sẻ của Daisy. Bước này, nói đơn giản thì mình hoàn toàn đóng vai là "tiếng vọng" của con.
VD: Nếu Daisy nói "Con không thích ăn sữa chua xoài", mình sẽ nói "Okay, vậy là con không thích ăn xoài trộn với sữa chua có đúng không?"
hoặc
"Con không thích đi tất" - "Rồi, mẹ hiểu rồi, vậy là sáng nay mặc dù đang rất lạnh và tẹo nữa mẹ con mình sẽ đi bộ ngoài trời lạnh để đi học nhưng con vẫn không thích đi tất đúng không?"
Mình thấy việc này cực hiệu quả ở chỗ Daisy thấy mẹ lắng nghe và hiểu những gì bạn ấy muốn. Cũng là 1 lần khẳng định lại vấn đề để bạn ấy có thời gian nghĩ xem thực ra vấn đề này có thực sự là vấn đề hay không. Và cũng "câu giờ" để cơn khóc/quấy/cảm xúc mạnh..của bạn ấy từ từ lắng xuống.
3. Lắng nghe nhu cầu/cách giải quyết con mong muốn, phân tích vấn đề dựa trên thực tế (chứ không phải dựa trên ý kiến chủ quan của bố mẹ)
Vấn đề là của con, vậy con là người biết rõ nhất con muốn giải quyết nó ntn. Mình toàn hỏi Daisy trước, xem bạn ấy muốn gì (trong trường hợp hạn chế về tgian, mình sẽ hỏi rất nhanh ở bước này và đề xuất luôn phương án của mình)
Hãy dành cho các bạn nhỏ nhiều thời gian ở đây, vì có khi nói 1 hồi cái các bạn ấy thực sự muốn lại khác xa cái lúc đầu bạn ấy khóc/ăn vạ để đòi. Đừng vội đánh giá/phủ định bất kỳ điều gì, hãy để con được nói ra những mong muốn của mình.
- "Vì sao con lại không thích đi tất?" (có thể câu trả lời là vì chân con bị nốt mụn sưng đau chẳng hạn, rất nhiều trường hợp khủng hoảng hay sự khóc quấy của các bạn ấy đến từ những vấn đề hoàn toàn có thật và nghiêm túc)
- "Con thử nghĩ xem nếu không đi tất, tẹo đi bộ đi học ngoài trời lạnh thì chuyện gì sẽ xảy ra?"
- "Nếu không đi tất, con có cách nào khác để giữ chân không bị lạnh rồi bị ốm không?"
4. Đưa ra đề xuất phương án bố/mẹ mong muốn thông qua các lựa chọn
Thay vì ép con bằng được vào 1 thứ mình muốn, bỏ qua mong muốn và suy nghĩ của con, mình thường cùng con nghĩ. Đưa ra các lựa chọn cho con luôn phát huy hiệu quả với Daisy. Ngay cả việc "gói ghém" các lựa chọn này cũng là cả một nghệ thuật )) đùa thôi chứ chả có gì to tát. Thay vì bắt con chọn "CÓ" hoặc "KHÔNG", mình hay cố gắng nghĩ ra vài phương án kiểu "CÓ" và "GẦN VỚI CÓ" để con chọn trong đó, dù chọn phương án nào cũng vẫn là trong điều mình mong muốn.
"Mẹ nghĩ nếu không đi tất thì cũng được thôi, nhưng chắc chắn tẹo nữa đi bộ con sẽ bị lạnh chân, mà lạnh chân thì rất dễ ốm, ốm lâu là phải vào viện rất nhiều vấn đề. Bây giờ con thử chọn xem con thích đôi nào hơn, đây mẹ thấy có 1 đôi Hello Kitty hồng với 1 đôi Ếch xanh này" (trong 2-3 phương án, cố gắng có 1 phương án mạnh, đúng sở thích/nhu cầu của con để khả năng cao là con sẽ chọn phương án đấy)
"Hay đôi Kitty hồng này đi, mẹ cũng vào thay đôi tất hồng, thế là 2 mẹ con đi tất sinh đôi nhé"
Như trong clip này, cuối cùng bà già ăn vạ Daisy sau khi kì cụi múc xoài ra khỏi sữa chua, ăn hết xoài, ăn xong lại xử nốt bát sữa chua không. )) Huề cả làng rồi cười toe toét.
5. Hỗ trợ con giải quyết vấn đề (nếu con cần)
Bước này thường mình hay để Daisy tự làm, hơi lâu la nhưng tập cho con được khả năng tự giải quyết những vấn đề cá nhân.
6. Tuyên bố kết thúc khủng hoảng (hi-five, một cái ôm thật chặt, thật dài...)
Thường thì mình hay có vài câu "tổng kết nhanh" sự khủng hoảng vừa kết thúc, rồi hỏi Daisy về những gì bạn ấy tự nhận ra/suy nghĩ/rút kinh nghiệm cho lần sau. Gói gọn lại bằng 1 cái hi-five thật to hoặc 1 cái ôm thật chặt. Cái ôm luôn luôn kì diệu, đó là sự chia sẻ, đồng cảm, sự thừa nhận, tình yêu thương.
Đôi khi tầm ẩm ương này khóc quấy hay ăn vạ chả vì một lí do gì, hoặc vì lí do siêu lãng xẹt, mình luôn tự dặn mình rằng cái sự khủng hoảng này chỉ nhất thời, luôn phải giữ cái đầu lạnh, mình càng bình tĩnh thì mới cầm tay các bạn bé bình tĩnh giải quyết khủng hoảng được. Căng lên là hỏng bét, khổ trẻ con mà mình thì tự dưng chuốc bực vào người. Và tuyệt đối tránh những kiểu câu mệnh lệnh (VD: nín ngay, đứng dậy ngay, đi tất vào, không nói nữa, ăn đi, ăn nhanh lên...); tránh dùng những cụm từ phủ định mạnh (VD: Không được, mẹ nói không là không...), đánh giá/trách móc chung chung (VD: sao con hay ăn vạ thế?, sao con hư/quấy thế?, sao con lười ăn thế?, sao con nhát thế?...)
Chúc các bố mẹ có thật nhiều thời gian tận hưởng các con, kể cả những lúc khủng hoảng nhé, vì như nhà mình thì nhiều khi khủng hoảng cũng vui và hài lắm í )))
Note: clip này minh chọn để minh hoạ vì thấy nó diễn tả gần nhất những bước mình tổng hợp trong bài viết. Bạn Daisy trong trường hợp này cũng ko phải là dạng ăn vạ/khủng hoảng quá lớn/dai, 1 phần nguyên nhân cũng là do mẹ (không nghe rõ đề xuất của bạn í là muốn ăn xoài không, mà mẹ thì cứ automatic nghĩ là xoài trộn sữa chua như mọi lần huhu), mẹ đã nghiêm túc nhận lỗi mà vẫn không xong...
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

6 sai lầm lớn nhất nên tránh khi xây dựng thương hiệu

Bạn có thể giả định rằng hầu hết các đối thủ của bạn đang định hướng được khách hàng. Vì vậy, điều gì xảy ra trên thị trường? Khách hàng sẽ không thấy hài lòng với một sản phẩm tương tự như những đối thủ của bạn.
Là một nhà kinh doanh và việc tung ra một thương hiệu của riêng mình không phải dễ. Để có được một thương hiệu cần có rất nhiều kỹ năng, sự chăm chỉ và thường là thêm một chút may mắn nữa.
Khi nói đến quyết định xây dựng thương hiệu, đôi khi một sai lầm tồi tệ có thể phá hỏng ngay cả những ý tưởng tốt nhất. Để chắc chắn điều này không xảy ra với bạn, bạn nên tránh phạm phải sáu sai lầm phổ biến nhất sau đây:

1. Chỉ định hướng khách hàng, không định hướng đối thủ

Bạn có thể giả định rằng hầu hết các đối thủ của bạn đang định hướng được khách hàng. Vì vậy, điều gì xảy ra trên thị trường? Khách hàng sẽ không thấy hài lòng với một sản phẩm tương tự như những đối thủ của bạn.
Trở lại năm 2009, chúng tôi bắt đầu làm việc cho Great Wall Motor tại Trung Quốc. Các nghiên cứu chúng tôi nhận được từ khách hàng cho thấy rằng những khách hàng Trung Quốc ưa thích dòng xe sedan hơn là xe SUV vì sedan uy tín hơn và thực tế SUV là dòng xe không có chỗ đứng trong xã hội.
8920GreatWall_1457336795
Ảnh minh họa: Wikipedia
Vì vậy, chúng tôi khuyên Great Wall nên tập trung vào xe SUV vì 28 công ty ô tô khác của Trung Quốc đã tập trung vào dòng xe sedan. Kết quả là, Great Wall trở thành công ty sản xuất ô tô lớn nhất và cũng là doanh nghiệp ô tô Trung Quốc có lợi nhuận lớn nhất.
Các nhà kinh doanh nên làm như vậy. Bắt đầu bằng việc phân tích đối thủ cạnh tranh của mình và cố gắng tìm một hướng đi khác. Bạn không thể giành chiến thắng bằng cách tốt hơn; bạn chỉ có thể giành chiến thắng bằng một cách khác.

2. Không xác định rõ hướng tập trung

Mỗi một thương hiệu thành công đều phải có được sự tập trung. Nếu thương hiệu của bạn dẫn đầu thị trường như Pizza Hut, bạn nên tập trung vào việc “lãnh đạo”. Domino lại có định hướng tập trung vào “giao hàng tận nhà” và trở thành chuỗi cửa hàng pizza lớn thứ hai.
Papa John thì nhắm vào “thành phần tốt hơn, pizza ngon hơn”. Little Caesars thì tập trung vào ý tưởng “mua 2 pizza nhưng chỉ tính tiền 1″. Có hàng trăm chuỗi cửa hàng pizza, nhưng chỉ có 4 chuỗi cửa hàng này là thống trị các lĩnh vực.
Đối với người làm kinh doanh, bạn cần phải chắc chắn rằng công ty của bạn có một điểm mạnh và tất cả các hành động và mục tiêu của bạn phải phù hợp với mặt mạnh đó. Hãy tự hỏi bản thân, tôi đang cạnh tranh trong lĩnh vực nào? Và làm thế nào để tôi thể hiện được sự khác biệt của mình chỉ với 2 đến ba từ.
Bạn cần phải chắc chắn rằng công ty của bạn có một điểm mạnh và tất cả các hành động và mục tiêu của bạn phải phù hợp với mặt mạnh đó.

3. Nghĩ rằng tên thương hiệu không phải là vấn đề

Công ty Natural Hansen đã có một ý tưởng tuyệt vời. Tung ra thị trường thứ nước uống tăng lực 16-oz để cạnh tranh với Red Bull 8,3-oz. và các thương hiệu nước uống tăng lực khác.
Đặt tên thương hiệu cho sản phẩm của mình là: “Nước uống tăng lực Hansen’s Natural Energy Pro”. Tuy nhiên, thương hiệu đó chẳng đi tới đâu. Sau đó, Hansen tung ra nước uống tăng lực Monster đóng trong lon 16-oz. Ngày nay, Monster là thương hiệu mạnh thứ 2 chỉ sau Red Bull.
Cái tên phải được để sau cùng sau khi đã được cân nhắc kỹ lưỡng. Người làm kinh doanh trước tiên phải phát triển được một chiến lược tiếp thị. Và sau đó đặt tên sản phẩm hoặc dịch vụ để phản ánh chiến lược đó.

4. Không sử dụng hình ảnh có ấn tượng mạnh

Rất nhiều thương hiệu mạnh đã được xây dựng bằng cách sử dụng một hình ảnh mà qua đó thể hiện được thương hiệu. Kiểu dáng chai cổ cong contour bottle của Coca-Cola. Hình ảnh chàng cao bồi của Marlboro. Quả chanh của Corona. Chiếc ly của Stella Artois. Lát cam của Blue Moon. Con tắc kè của Geico. Hay như chú vịt của Aflac.
Trước khi tung ra một sản phẩm hay dịch vụ, các nhà kinh doanh nên cố gắng tìm một hình ảnh để củng cố thêm chiến lược tiếp thị. Thường thì cần có sự thay đổi trong chiến lược hoặc sự khác biệt trong tên thương hiệu, hoặc cả hai.

5. Luôn có suy nghĩ thương hiệu mới của mình sẽ phát triển nhanh chóng

Điều đó dẫn đến nhiều quyết định sai lầm, chẳng hạn như chi mạnh tay cho quảng cáo để tung ra thương hiệu.
Ngày nay, cách tốt nhất để tung một thương hiệu mới là chiêu thức PR. Bạn chỉ nên sử dụng quảng cáo sau khi thương hiệu của bạn đã được thiết lập vững chắc trên thị trường. PR là ưu tiên hàng đầu, quảng cáo thứ hai là câu thần chú của chúng tôi.
Cách tốt nhất để tung một thương hiệu mới là chiêu thức PR. Bạn chỉ nên sử dụng quảng cáo sau khi thương hiệu của bạn đã được thiết lập vững chắc trên thị trường.
Hãy nhớ, các nhà doanh nghiệp cần xác định việc sẽ phải mất khá nhiều thời gian làm PR. Thuê một công ty PR là lựa chọn duy nhất cho những công ty muốn làm kinh doanh thực thụ, nếu không đó sẽ là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc.

6. Mở rộng thương hiệu

Một khi thương hiệu của bạn bắt đầu phát triển, điều bạn nên làm là chống lại sự thôi thúc mở rộng thương hiệu. Hãy nhìn vào McDonald. Bất chấp việc thêm hàng chục và hàng chục các mục vào menu nhưng ngày nay chuỗi các cửa hàng đang gặp rất nhiều khó khăn.
Mặt khác, hãy nhìn vào In-N-Out Burger, một chuỗi cửa hàng ở Bờ Tây mà vẫn chỉ có bốn món ăn trên thực đơn của mình: hamburger, phô mai, double-double (một hamburger kép) và khoai tây chiên.
Theo doanh thu đạt được của hai hãng này vào năm ngoái thì: McDonald: 2.476.000 USD và In-N-Out Burger: 2.546.000 USD. (Nếu In-N-Out Burger là một chuỗi cửa hàng quốc gia, doanh số hán hàng có lẽ sẽ lớn hơn nhiều.)
Hãy xem Yahoo, một công ty từng thống trị thị trường “tìm kiếm” trên Internet và có giá 140 tỷ USD trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, Yahoo nhanh chóng đa dạng hóa thành một cổng thông tin và cũng đã thực hiện nhiều thương vụ mua bán và biến chúng thành Yahoo Mail, Yahoo Games, Yahoo Groups, Yahoo Pager, vv.
Ngày nay, trên thị trường chứng khoán Yahoo chỉ có giá 30 tỷ USD nhưng 25 tỷ USD trong số đó đến từ lượng cổ phần nắm giữ tại Alibaba.
Trong khi đó Google vẫn là một công cụ tìm kiếm thuần túy và hiện nay trên thị trường chứng khoán nó có giá 498.000.000.000 USD. Nhưng ngay cả Google cũng đang rơi vào cái bẫy của việc mở rộng thương hiệu. Đó là câu thần chú của các công ty Mỹ, tiếp tục mở rộng thương hiệu cho đến khi va vào vách đá.
Ngoại trừ việc mở rộng về địa lý, các nhà kinh doanh không bao giờ nên mở rộng thương hiệu. Điều các doanh nghiệp nên làm đó là thu hẹp sự tập trung.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

Bài học về thay đổi, sai lầm và kết cuộc

Trong suốt buổi họp mặt truyền thông nhằm công bố tin Nokia sẽ chính thức được bán lại cho Microsoft, CEO của Nokia đã chia sẻ trong nghẹn ngào: “Chúng tôi không làm gì sai cả, nhưng biết phải làm sao, chúng tôi đã thất bại”. Cả tập thể những nhân viên ngồi phía dưới lặng lẽ cúi mặt xuống và khóc theo.


Sau gần 20 năm với nhiều dòng sản phẩm ra mắt, Nokia đã vươn lên trở thành hãng sản xuất điện thoại di động đứng đầu thế giới. Năm 2000, Nokia xuất sắc được biết đến như công ty đáng giá nhất châu Âu với tổng vốn hóa thị trường lên đến 300 tỷ đồng USD.



Đỉnh điểm của thời kỳ hoàng kim là năm 2008, khi Nokia dẫn đầu thị trường điện thoại toàn cầu, nắm giữ gần 40% thị phần. Với 129.746 nhân viên làm việc ở 120 quốc gia, hãng cung cấp sản phẩm cho 150 nước và thu về 41 tỷ euro, tương đương khoảng 55 tỷ USD trong năm 2009.



Nokia giờ đây chỉ còn là cái bóng của chính mình

Nokia không làm gì sai cả, tuy nhiên vì xu hướng thế giới không ngừng thay đổi, đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh, họ đành phải “bán mình” để sống. Họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội học hỏi, thay đổi và hoàn thiện chính mình và vì thế đứng trước bờ vực bị thâu tóm bởi những đối thủ cạnh tranh đáng gờm như Apple và Samsung. Vấn đề sống còn của một thương hiệu lừng danh khắp thế giới ngày nào giờ đây thật quá mong manh.

Câu chuyện về sự ngủ quên trên chiến thắng của Nokia có lẽ đã mang đến cho độc giả nhiều ngẫm nghĩ và các bài học để tồn tại và “sống sót”:

- Nếu bạn không thay đổi, bạn sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi ngay. Nếu suy nghĩ, tư duy và cách tiếp cận của bạn không thể bắt kịp thời đại, sẽ chẳng có lí do gì để bạn có thể tiếp tục tồn tại được nữa.

- Hãy biến lợi thế vốn có của mình thành xu hướng và không ngừng phát huy từng ngày. Cũng đừng quên nhìn nhận sai sót và thay đổi. Bởi lẽ nếu bạn không thay đổi, không hòa nhập thì đối thủ sẽ nắm bắt cơ hội để khai tử bạn ngay.

- Tự mình thay đổi và hoàn thiện bản thân cũng giống như việc cho bản thân cơ hội thứ hai vậy. Nếu để người khác buộc bạn phải thay đổi, thay đổi lúc cơ hội gần như trở về con số 0 thì không còn lí do gì để bạn tổn tại trong cuộc chiến này nữa.

- Những ai từ chối cơ hội học hỏi và hoàn thiện chính mình chắc chắn một ngày nào đó không xa, họ sẽ trở nên vô cùng thừa thãi và bị vứt bỏ trên chính những chiến thắng mà họ đã ra sức gầy dựng. Cuối cùng, họ vẫn sẽ rút ra được bài học cho chính mình, nhưng bằng cách vô cùng chua chát và đau đớn vì đã quá muộn để thay đổi mọi thứ.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

8 sai lầm mà nhiều công ty mắc phải dẫn tới tình trạng nhảy việc của nhân tài...

“Chảy máu chất xám” luôn là một vấn đề khiến các doanh nghiệp lo ngại. Tuy nhiên, không ít công ty mắc phải những sai lầm khiến nhân viên giỏi bỏ đi mà các nhà quản lý lại không nhận ra.
Dưới đây là 8 sai lầm mà nhiều công ty mắc phải dẫn tới tình trạng “nhảy việc” của nhân tài, theo trang Business Insider:

1. Công ty đưa ra nhiều quy định “ngớ ngẩn”

Các công ty cần phải có quy định, đó là điều đương nhiên, nhưng việc tạo ra trật tự trong nội bộ không thể dựa trên những quy định thiển cận. Chẳng hạn, chính sách đòi hỏi 100% nhân viên phải luôn có mặt đầy đủ ở văn phòng trong giờ làm việc, hoặc một số quy định giám sát không cần thiết khác có thể khiến nhiều người “phát điên”.

Khi nhân viên giỏi cảm thấy mình luôn bị theo dõi, họ sẽ cảm thấy nản và tìm một nơi khác để cống hiến.

2. Công ty đối xử với tất cả mọi người như nhau

Cách làm này phù hợp với trẻ em ở trường học, nhưng trong môi trường làm việc lại là một câu chuyện khác. Việc đối xử bình đẳng với mọi nhân viên đồng nghĩa nói với những người giỏi nhất rằng cho dù họ làm tốt đến đâu, họ cũng chỉ được đối xử như những đồng nghiệp lười.

3. Công ty bỏ qua cho những kết quả công việc tồi

Có thể nói rằng, chất lượng của một ban nhạc jazz chỉ tương đương với chất lượng của thành viên tệ nhất nhóm, vì cho dù những người khác chơi giỏi đến đâu, khán giả chỉ nghe thấy người chơi tồi nhất. Đối với một công ty cũng vậy. Khi nhà quản lý cho phép mắt xích yếu nhất trong công ty tồn tại mà không “hề hấn” gì, mắt xích đó sẽ kéo lùi tất cả mọi người khác, đặc biệt là những người giỏi nhất.

4. Công ty không công nhận thành tích

Khen thưởng thành tích cá nhân cho thấy công ty chú trọng người làm được việc. Các nhà quản lý cần giao tiếp với cấp dưới để hiểu nguyện vọng của họ. Chẳng hạn, có những người thích được tăng lương, nhưng cũng có những người thích được công nhận trước toàn thể công ty. Một khi được công nhận, những người giỏi sẽ cố gắng để làm tốt hơn, và ngược lại.
5. Công ty không quan tâm đến con người
Hơn một nửa số người bỏ việc là vì lý do mối quan hệ với sếp. Những công ty khôn ngoan luôn đảm bảo rằng các nhà quản lý biết cách cân bằng giữa hai yếu tố công việc và cuộc sống. Đó là những vị sếp chúc mừng thành công của nhân viên, thông cảm với những người đang có những khó khăn trong cuộc sống, và đặt ra thử thách cho cấp dưới.

Những vị sếp thiếu sự quan tâm dễ để mất nhân viên giỏi, vì con người không thể làm việc suốt 8 tiếng mỗi ngày và không được quan tâm đến điều gì ngoài năng suất công việc.

6. Công ty không cho nhân viên thấy được bức tranh lớn

Nhiều công ty cảm thấy chỉ giao nhiệm vụ cho nhân viên và khuyến khích họ làm việc là đủ, nhưng không đưa ra được bức tranh toàn cảnh về công ty, công việc sẽ khiến những người giỏi nhất cảm thấy thất vọng.

Những nhân viên giỏi là người gánh vác phần công việc nặng nề hơn vì họ thực sự quan tâm đến công việc, nên công việc của họ phải có một mục đích cụ thể. Khi họ không biết mục đích đó là gì, họ sẽ cảm thấy mình bị “ghẻ lạnh” và làm việc kkhoong mục đích, và chuyện họ tìm một công ty khác rất dễ xảy ra.

7. Công ty không cho nhân viên theo đuổi đam mê của họ

Công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới Google quy định nhân viên dành ít nhất 20% thời gian để làm “những gì mà họ cho rằng đem lại nhiều lợi ích nhất cho Google”. Những dự án mang tính đam mê này đã đem lại đóng góp lớn cho những sản phẩm đầu bảng của Google như Gmail hay AdSense, nhưng tác động lớn hơn cả nằm ở việc tạo ra những nhân viên gắn gó mật thiết với công ty.

Những người giỏi là những người có đam mê. Tạo cơ hội cho họ theo đuổi đam mê sẽ giúp tăng năng suất và sự thỏa mãn trong công việc. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý muốn nhân viên của mình làm việc trong một chiếc hộ nhỏ, sợ rằng năng suất sẽ giảm nếu họ để nhân viên mở rộng trọng tâm công việc và theo đuổi đam mê.

Nhưng nỗ lo này là không có cơ sở. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có thể theo đuổi niềm đam mê ở nơi làm việc sẽ có được tâm trạng thư thái ở nơi làm việc và làm việc năng suất gấp 5 so với bình thường.

8. Môi trường làm việc thiếu sự vui vẻ

Nếu nhân viên không cảm thấy vui vẻ trong môi trường làm việc, thì công ty đang sai lầm. Nếu không cảm thấy vui, mọi người sẽ không làm việc hết mình. Bởi vậy, tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ là cách tốt để ngăn “chảy máu chất xám”.

Những công ty có môi trường làm việc tốt nhất hiểu rõ tầm quan trọng của việc để cho nhân viên thoải mái một chút. Chẳng hạn, Google làm tất cả mọi việc có thể để tạo ra môi trường làm việc vui vẻ: bữa ăn miễn phí cho nhân viên, sân chơi bowling, các lớp tập thể dục...

Ý tưởng ở đây rất đơn giản: nếu công việc vui vẻ, nhân viên không chỉ làm việc tốt hơn, mà còn gắn bó với công ty lâu hơn.
Đọc tiếp »

6 sai lầm giết chết chiến lược Content marketing của doanh nghiệp Việt

Đổ tiền đầu tư content marketing theo xu hướng nhưng một số doanh nghiệp Việt lại tự làm khó mình khi không xác định được mục tiêu cốt lõi của chiến dịch, để rồi không đạt đến thành công ở bất cứ phương diện gì.

Ông Nguyễn Đăng Ngọc, Đồng Giám đốc Điều hành Hệ thống Quảng cáo trực tuyến Admicro (VCCorp) chia sẻ:

"Content marketing không phải một xu hướng nhất thời, dù có nhận ra hay không thì trước giờ, trong các hoạt động quảng cáo tiếp thị của mình, các doanh nghiệp đều đã vận dụng content. Tuy nhiên, để nâng tầm nó lên thành chiến lược trong thời đại số, đòi hỏi doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn, đủ năng lực để nắm bắt và hiểu rõ về thói quen, nhu cầu của người dùng internet Việt Nam. Bên cạnh việc dám mạo hiểm, không ngần ngại thay đổi chiến thuật thường xuyên, doanh nghiệp cũng luôn cần bám sát các số liệu đo lường hiệu quả thực tế, tránh 'ném tiền qua cửa sổ'. Thế mạnh của mỗi doanh nghiệp chính là cơ sở đầu tiên để xây dựng một chiến lược content marketing có giá trị." 

Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến mà các doanh nghiệp Việt thường xuyên “dính” phải khi bắt tay làm tiếp thị nội dung và gợi ý giải pháp cho các vấn đề đó.



1. Website: Chỉ cóp nhặt thông tin trên mạng

Trên 90% doanh nghiệp Việt đang duy trì website bằng cách cóp nhặt thông tin liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề, thương hiệu của mình từ các tờ báo và trang tin tức chuyên ngành khác.

Biên soạn và tập hợp thông tin là cách nhanh và rẻ nhất để có được những bài viết đa dạng, chuyên sâu. Tuy nhiên, chưa kể đến các vấn đề bản quyền, thì uy tín thấp, thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm thấp, lượng truy cập thực tế ít ỏi và khả năng quy ra ra giá trị kinh tế thấp là cái giá phải trả cho cách làm "tiết kiệm" này.

Giải pháp: Để làm content marketing trên website, hãy xác định giá trị thông tin sâu nhất, hữu ích nhất bạn có thể mang lại cho khách hàng, và cố gắng trở thành chuyên gia trong nội dung đó. Thường xuyên khuếch trương giá trị các bài đăng này bằng cách đẩy mạnh SEO và bản quyền, tích cực chia sẻ nội dung lên các diễn đàn, mạng xã hội, đặc biệt trong các hội nhóm có liên quan trực tiếp.

2. Chỉ sùng “chuyên gia ngoại”

Với những thế mạnh về kinh nghiệm, uy tín, chỉ phải trả tiền khi hài lòng với chất lượng sản phẩm, ngày càng nhiều doanh nghiệp không ngần ngại bỏ tiền thuê các chuyên gia, các công ty tư vấn xây dựng và vận hành các chiến dịch content marketing cho mình.

Tuy nhiên, giao phó 100% chiến lược nội dung của mình cho họ không phải giải pháp khôn ngoan. Thứ nhất, họ có thể rất giỏi, nhưng chưa chắc đã hiểu sâu về sản phẩm, giá trị cốt lõi và tầm nhìn chiến lược của công ty. Thứ hai, bạn có thể tìm đến họ thì người khác, bao gồm các đối thủ kinh doanh của bạn cũng có thể. Bên cạnh đó, nguy cơ về bảo mật cũng là vấn đề không thể xem thường.

Giải pháp:
Song song với việc nhờ cậy các blogger, chuyên gia và công ty tư vấn chuyên nghiệp bên ngoài, hãy tích cực xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia nội bộ, bắt đầu từ việc lựa chọn những nhân viên tiềm năng, đào tạo và xây dựng thương hiệu cá nhân cho họ. Việc có được một đội ngũ chuyên gia hiểu sâu sản phẩm và chiến lược, gắn bó lâu dài với công ty và tạo ra những sản phẩm truyền thông độc đáo là phần thưởng xứng đáng cho sự kiên nhẫn và chi phí cơ hội ban đầu.

3. Cẩm nang “đuổi khách”

Những thông tin hữu ích, số liệu công phu, phân tích chuyên sâu… luôn có sức hấp dẫn và góp phần đáng kể cho uy tín của thương hiệu. Một số công ty thậm chí còn có được nguồn thu đáng kể từ việc bán những sản phẩm nội dung này.

Tuy nhiên, quá tự tin ở tính chuyên sâu, giá trị, hữu ích của tài liệu đã khiến nhiều công ty không quan tâm đến cảm nhận của người dùng. Họ thiết kế những cẩm nang quá dài và “làm giá” sản phẩm bằng những rào cản như yêu cầu khách hàng phải đăng nhập, để lại email, thậm chí trả phí để xem được văn bản, trong khi không hề cho khách hàng một cơ sở nào để hào hứng móc ví. Nên nhớ rằng khách hàng thời nay có rất nhiều lựa chọn, họ sẽ không tốn thời gian để tìm hiểu thứ vốn dĩ không hề gợi mở.

Giải pháp: Cần đến một khảo sát nghiêm túc để biết chắc độ dài cẩm nang của bạn là vừa vặn khiến số đông đối tượng mục tiêu muốn đọc đến trang cuối cùng. "Tặng"khách hàng những đoạn xem thử đủ hấp dẫn để họ muốn bỏ công sức và tiền bạc ra xem bản đầy đủ.



4. Chỉ cần có video

Sức lan truyền khủng khiếp và khả năng tạo trào lưu nhanh chóng, mạnh mẽ của các clip hot trên Youtube đã khiến nhiều người nghĩ rằng, tất cả những gì họ cần làm là tạo ra một video có khả năng lan truyền.

Trên thực tế, video cũng như một liều thuốc tốt, nó không chữa được bách bệnh và cần được uống đúng giờ. Ngay cả khi video của bạn được chia sẻ khắp nơi mà sự nổi tiếng đó không dẫn đến những hiệu quả đo đếm được như thương hiệu, thị trường hay doanh số thì đó vẫn cứ là một khoản đầu tư thất bại.

Một TVC thành công cần tập trung truyền tải một số thông điệp nhất định, phục vụ cho một mục tiêu nhất định và được phát đúng lúc. Khảo sát của Outbrand (US) đã cho thấy, không phải buổi sáng, mà chính giờ nghỉ trưa mới là thời điểm người dùng cập nhật thông tin nhiều nhất.

Giải pháp: Luôn ghi nhớ rằng TVC là giải pháp hiệu quả, nhưng không thể tồn tại đơn lẻ, tách rời khỏi chiến lược content marketing tổng thể với thông điệp cốt lõi xuyên suốt. Hỗ trợ người xem bằng những đoạn mô tả ngắn gọn cũng như lời bình thú vị về nội dung clip, giúp họ có thể hiểu và hứng thú với nó ngay cả khi không thể xem trọn vẹn.

5. Mobile marketing: Chỉ đẩy tin buổi sáng

Quan niệm cho rằng lượng truy cập trên mobile cao nhất vào buổi sáng không hoàn toàn chính xác. Đối với những khu vực mà độc giả đa phần là dân văn phòng ngày làm 8 tiếng, đỉnh truy cập trên thiết bị di động cao nhất là vào buổi chiều và tối, khi họ rời máy tính công sở.

Giải pháp: Lựa chọn nội dung và hình thức đăng tải phù hợp với thiết bị truy cập chiếm ưu thế vào từng thời điểm. Nắm được thông tin chi tiết về tốc độ truy cập, kích thước màn hình, xu hướng lựa chọn tin tức theo khung giờ, giới tính... sẽ giúp bạn không bỏ phí bất cứ cơ hội nào để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất trên mobile.

6. Kế hoạch "trên trời"

Một sai lầm phổ biến của giới marketers trong nước là quá ít sử dụng các số liệu đo lường thực tế, dẫn đến áp đặt tư duy chủ quan của mình cho người dùng. Điều này đặc biệt nguy hiểm trong content marketing, nơi các chiến lược không theo dạng "đánh nhanh thắng nhanh", mà cần có thời gian để thẩm thấu và phát huy tác dụng.



Suy nghĩ "content is king" (nội dung là vua) chỉ đúng một phần. Nội dung tốt vẫn hoàn toàn có thể thất bại nếu truyền tải thiếu hiệu quả, sai đối tượng mục tiêu, vào thời điểm không phù hợp, thông qua các kênh phân phối không phù hợp và chưa đủ lượng thời gian cần thiết.

Giải pháp: Nghiên cứu kĩ đối tượng mục tiêu trước khi lên chiến lược content marketing, vận dụng tổng lực tất cả các công cụ truyền bá tốt nhất, đảm bảo rằng các kênh và các công cụ bạn sử dụng phải liên kết chặt chẽ với nhau.
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

11 quảng cáo bằng QR code thất bại



QR Code là một dạng mã hóa thông tin khá mới và bắt đầu được các marketer áp dụng trong các chiến dịch quảng bá của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào các chiến dịch này cũng mang lại kết quả như mong muốn bởi những nguyên nhân rất chủ quan.Thủ thuật Marketing giới thiệu đến các bạn 11 trường hợp sử dụng QR code theo những cách khá ngớ ngần, và tất nhiên, các chiến dịch này đều thất bại.

Đặt dưới lòng đất

Tập đoàn Tesco của Hàn Quốc đã thực hiện một chiến dịch QR Code ở tàu điện ngầm, nhưng họ đã không lường trước được chuyện… không có wi-fi ở đó!


Đọc được QR Code rồi! Nhưng làm sao xem được thông tin?

Đặt QR Code ở nơi điện thoại không quét tới được

Không thể quét được QR code này nếu bạn không có cần cẩu, một ý tưởng quá tồi của TIME.


Bạn cần phải chụp hình, chép vào máy tính và scan nó. Có ai rảnh vậy không nhỉ?

Tạp chí trên máy bay


Trên máy bay, bạn không được kết nối internet. Do đó, người xem không thể xem được đường link này, và chắc chắn họ sẽ bỏ qua nó.


Có cũng như không

In QR Code trên thành xe buýt

Bên trong xe buýt, hành khách có đủ thời gian để lướt và kiểm tra QR Code. Tuy nhiên, ở bên ngoài thì hoàn hoàn khác. Trừ khi đang bị kẹt xe, hoặc xe đang đón trả khách, hoặc xe bị hỏng, thì người ta mới có cơ may kịp quét những mã này.


Bác tài, làm ơn chạy chậm dùm!

Trên đầu các cầu thủ bóng đá

Các cầu thủ bóng đá của đội Bromley Town đã cắt tóc theo QR Code để quảng cáo cho nhà tại trợ Betfair. Tác giả cũng đã cố dùng điện thoại để kiểm tra nhưng không thể đọc được.


Khán giả có kịp kiểm tra QR code khi các cầu thủ đang chạy không nhỉ?

Trên nóc nhà

Cách làm này có thể được nhìn thấy bởi Google Earth (hoặc các khinh khí cầu) nhưng sẽ khó ai có thể quét được các mã này. Cũng giống như Betfair, những QR Code này sẽ khiến thương hiệu nổi tiếng bởi cách làm chứ không phải thông tin do QR Code mang lại. Chi phí để làm QR Code dạng này lên đến $8.500, và chắc chắn là có nhiều phương pháp quảng cáo hiệu quả hơn so với cách này.


Bạn cần phải có khinh khí cầu để đọc những mã này

Trong CV

Có 1 số người đặt QR Code vào trong CV khi tìm việc. Đó cũng là 1 cách gây ấn tượng và cung cấp thêm nhiều thông tin cho nhà tuyển dụng, nhưng với những công ty tốt, họ có cả núi đơn xin việc, và họ không có thời gian để xem QR Code của bạn có ý nghĩa gì.

Quảng cáo trên TV trong… 5 giây

Năm ngoái, BBC có chạy 1 quảng cáo cho Simon Hopkinson’s ‘The Good Cook’, và họ sử dụng phương pháp tiên tiến này để giới thiệu đến khán giả. Nhưng vấn đề là QR Code chỉ xuất hiện trong… 5 giây, và chắc chắn chẳng ai có đủ thời gian để nhìn thấy, lấy điện thoại, mở chương trình, quét mã và giải mã!


Bạn phải tạm dừng chương trình để xem đây là gì

Trong email

Có 1 vài trường hợp người ta đặt QR Code trong phần chữ kí. Tuy nhiên, tại sao chúng ta phải quét mã bằng điện thoại trong khi chúng ta đang online?

QR Code chỉ hữu dụng trong email, khi bạn đang quảng báo một ứng dung di động hoặc web di động, như ví dụ của ASOS dưới đây


Quảng bá mobile app sẽ hiệu quả khi đặt trong email

Thiếu mô tả cho QR Code

Bình thường, không ai hiểu được thông tin của QR Code, do đó, bạn phải hướng dẫn người xem, để họ bỏ thời gian để quét và giải mã thông tin bên trong. Cho họ biết những video hấp dẫn, thông tin hữu dụng, trò chơi mới hoặc mã giảm giá thì họ mới chú ý tìm hiểu. Ví dụ bên dưới được đăng ở 1 cửa sổ công ty Bất động sản, không hướng dẫn, không giải thích và dĩ nhiên là không ai quan tâm.


Bạn có quan tâm không?

Chuyển sang website không tối ưu cho điện thoại

Đây là lỗi nghiêm trọng nhất. Bạn làm mọi cách để người khác xem QR Code của bạn trên điện thoại, và bạn hướng họ sang một website có thiết kế không được tối ưu cho điện thoại!

Quảng cáo của MI5 là một ví dụ điển hình. Bản thân của quảng cáo không có sai sót gì, nhưng landing page khi xem trên điện thoại thì quá tệ hại.


Chơi tôi đấy à?
Đọc tiếp »