Hiển thị các bài đăng có nhãn quy-luat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quy-luat. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Tại sao Mark Zuckerberg và Obama lại không quan tâm tới việc chọn vợ xinh, mặc dù họ thừa khả năng cưới một cô xinh hơn thế?

Ngay lập tức, câu hỏi này đã nhận được rất nhiều phản hồi từ cộng đồng mạng.
Một người dùng Facebook bình luận: "Chắc là vì tình yêu".
"Vì họ thông minh", câu trả lời từ người dùng Facebook này nhận được nhiều sự đồng tình hơn.
Cuối cùng, sau rất nhiều ý kiến bàn luận, câu trả lời được cho là đúng nhất gói gọn trong 4 chữ: "Giá trị cốt lõi".
Người dùng này có diễn giải câu trả lời của mình như sau:
"Con người có 2 loại giá trị: gọi là thang giá trị gồm giá trị cốt lõi và giá trị gia tăng.
Bàn riêng về phụ nữ, thì xinh nằm trong giá trị gia tăngGiá trị này không bền vững và bị phai tàn theo năm tháng.
Thực tế phũ phàng là thu nhập của các tỷ phú như Mark luôn tăng dần qua năm tháng, còn "vợ xinh" thì không thể ngày một đẹp hơn lên. Vì thế, nếu xét dưới góc độ kinh tế mà nói, một tài sản luôn luôn tạo ra giá trị gia tăng, còn vợ xinh chỉ là một tài sản hao mòn.
Hơn nữa, không phải hao mòn bình thường mà là hao mòn theo cấp số nhân. Nếu đó là tài sản duy nhất mà Mark hay Obama có, thì giá trị của một cô vợ xinh sẽ bị giảm rất nhiều sau 10 năm nữa.
Nếu so sánh với các phiên giao dịch trên phố Wall thì việc cưới vợ cũng như một phiên giao dịch vậy. Nếu giao dịch bị giảm giá thì phải bán, chẳng ai ngốc giữ nó trong một thời gian dài - cũng như việc kết hôn vậy.
Obama và Mark là những nhà kinh doanh và chính trị hàng đầu, ắt hẳn họ thừa thông minh để biết nên chọn gì cho mình.
Hơn nữa, xấu đẹp thời nay có thể biến chuyển dễ dàng.
Gia Cát Lượng thời xưa cũng có vợ rất xấu, ông có nói: phụ nữ đẹp như rượu, phụ nữ thông minh như trà".
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

SAU 22 TUỔI NHẤT ĐỊNH PHẢI GHI NHỚ NHỮNG KỸ NĂNG NÀY ĐỂ THÀNH CÔNG



Tôi hiểu cảm giác ấy, khi mà bạn bước sang tuổi 22, bạn bắt đầu phải chấp nhận rằng cuộc sống này không chỉ đơn giản là hoàn thành bài tập về nhà, nộp đúng hạn và nhận về vài con điểm tốt. Cuộc sống phức tạp hơn rất nhiều, chẳng có ai nói cho bạn biết làm thế nào là đúng, thế nào là sai nữa, thậm chí, bạn còn chẳng hiểu nổi những gì mình cho là đúng có thật sự đúng hay không?

Để giúp bạn bước qua ngưỡng cừa đầu đời dễ dàng hơn, chúng tôi đã đưa ra một số kỹ năng tối quan trọng cho những người “sắp trở thành người lớn”. Cùng tham khảo nhé:

1, Học cách trung thực

“Trung thực ư? Tôi chả có gì ngoài trung thực!“. Bạn chắc không? Nhớ lại những trễ họp hay một cuộc hẹn, bạn đã nói gì với sếp và các đồng nghiệp nào? “Đồng hồ báo thức của tôi tự nhiên bị hỏng“, “Đứng mãi không bắt được bus“, “Đường tắc kinh khủng!“.

Thay vì đưa ra các lý do muôn thuở như vậy, chi bằng đừng biện hộ gì cả, hãy chỉ thành thật nhận lỗi: “Lỗi của tôi, tôi đã làm lỡ dở công việc của mọi người“, như vậy tốt hơn gấp trăm lần việc đổ lỗi cho đồng hồ hay tắc đường đấy!

2, Học cách đối mặt với những lời chỉ trích



Chẳng ai muốn bị nhận lấy những lời khiển trách cả, cho dù câu nói “anh sai rồi đấy!” được chuyển đến bạn dưới hình thức hay phong cách nào đi chăng nữa. Thường thì khi nhận được thông tin phản hồi rằng mình đã làm ra một việc tồi tệ, con người chúng ta thường có xu hướng phản bác hoặc lờ đi luôn. Nhưng đó chẳng phải là một cách hay đâu! Để thành công, bước đầu tiên là phải biết chấp nhận thất bại, hãy đơn giản chấp nhận rằng mình đã làm sai và đừng để bụng người đã chỉ ra sai sót của bạn. Bạn mới là người sai cơ mà?

3, Cách bắt đầu một câu chuyện
“Bắt chuyện mà bạn cũng cần học nữa sao?” Nhiều người ngạc nhiên hỏi lại. Tuy nhiên đó không phải nhiệm vụ dễ dàng gì với những người hay xấu hổ hay sống nội tâm. Cho dù bạn là mẫu người như vậy, thì hãy luôn nhớ nở một nụ cười và hỏi thăm người ngồi kế bên bạn nhé. Biết đâu người đó lại chính là người bạn tri kỷ? Người bạn đời? Hay thậm chí là một đối tác làm ăn trong tương lai.

4, Cách để có được những gì bạn muốn
“Muốn có cái gì, cứ việc hỏi xin“. Đợi sếp nhận ra những cố gắng của bạn và tự động khen thưởng sao? Đừng mơ mộng nữa!

Nếu bạn không bao giờ tự đề xuất tăng lương, một phần thưởng hay một thương vụ lớn hơn thì bạn sẽ không đời nào có nó cả. Nếu việc đòi hỏi làm bạn cảm thấy ngại ngùng hay lo lắng, sao không thử tập luyện khả năng “đòi hỏi” ở một nơi khác trước. Thay vì đơn giản rút ví trả tiền cho một món hàng, hãy thử yêu cầu một mức giá thấp hơn trước đã.

Bạn càng đưa mình vào thế khó, bạn sẽ càng nhận ra rằng thực tế nó chẳng khó chút nào.

5, Cách giữ lời hứa



Bạn đã hứa với đồng nghiệp rằng bạn sẽ đến chúc mừng sinh nhật họ, hay sẽ giao bài báo cáo vàng sáng thứ Hai cho sếp? Hãy hoàn thành việc đó!

“Bạn cứ liên tục thất hứa, dần dà chẳng còn ai tin lời bạn nói nữa. Con đường lấy lại lòng tin của mọi người sẽ gian nan hơn gấp ngàn lần sau khi bạn đánh mất nó đấy!” Hoffman nói.

6, Giao tiếp thành công
Dù bạn làm gì đi chăng nữa thì cũng đừng bao giờ coi thường khả năng trình bày ý muốn của mình bằng văn bản hay lời nói, tôi gọi nó là kỹ năng giao tiếp và viết.

Hãy thay đổi cách thức giao tiếp thử xem sao? Nếu bạn thường bộp chộp nói ngay những gì mình nghĩ, thì hãy bình tĩnh đếm đến 5 để xem những gì mình nói có còn giá trị đóng góp hay liên quan đến nội dung cuộc hội thoại nữa không. Còn nếu bạn thường e dè nhút nhát, không bao giờ chịu nói lên suy nghĩ của mình thì hãy thử một lần chia sẻ những gì bạn đang nghĩ. Rất có thể bạn sẽ nhận được sự tán thưởng nhiệt liệt vì những sáng kiến của mình đấy.

Tôi hi vọng những kỹ năng trên đây sẽ phần nào giúp các bạn trẻ trên con đường vào đời của mình.

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN

Nếu bạn tin vào câu ngạn ngữ cổ "phải mất tiền mới làm ra tiền" thì hẳn bạn sẽ nắm bắt được bản chất của dòng tiền và ý nghĩa của nó với một công ty. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy cách thức công ty sử dụng tiền mặt (dòng tiền ra) và nguồn gốc tiền mặt (dòng tiền vào). 
Chúng ta biết rằng khả năng sinh lời của công ty thường được thể hiện bởi thu nhập ròng- đây là một chỉ số đánh giá đầu tư quan trọng. Khi đánh giá hiệu quả hoạt động tổng thể của công ty, nhiều người nghĩ ngay đến thu nhập ròng. Tuy nhiên, mặc dù kế toán dồn tích cung cấp cơ sở cho việc khớp doanh thu với chi phí, hệ thống này không thực sự phản ánh giá trị công ty đã nhận được từ lợi nhuận trong hệ thống này. Điều này tạo nên sự khác biệt căn bản. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu xem một cái báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ phản ánh những thông tin hữu ích gì về doanh nghiệp cũng như cách để tìm thấy những thông tin này.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THU NHẬP VÀ TIỀN MẶT

Trong một bài báo vào tháng Tám năm 1995 của tờ Individual Investor, Jonathan Moreland đưa ra bản đánh giá rất cô đọng về sự khác biệt giữa thu nhập và tiền mặt. Ông nói rằng "tính thanh khoản của công ty cũng quan trọng như khả năng sinh lời của nó" bởi chỉ số này cho biết liệu công ty có đủ tiền để hoàn thành nghĩa vụ nợ của mình hay không. Và xét cho cùng, công ty sẽ bị phá sản nếu không thể trả được các hóa đơn, chứ không phải vì không có lợi nhuận. Ngày nay, đây là điều hiển nhiên. Vậy mà nhiều nhà đầu tư vẫn thường bỏ qua nó. Bằng cách nào ư? Bằng cách chỉ nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chứ không phải là báo cáo lưu chuyển tiền tệ."

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ba phần riêng biệt, mỗi phần là một hoạt động đặc thù - hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính. Đối với nhà đầu tư ít kinh nghiệm, sẽ dễ dàng hơn để hiểu được ý nghĩa của một báo cáo lưu chuyển tiền tệ khi sử dụng các chú thích tài khoản, tức là mô tả và tiêu chuẩn hóa các thuật ngữ và các định dạng trình bày được sử dụng bởi tất cả các công ty:
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Đây là nguồn cốt yếu sinh ra tiền mặt cho công ty và cũng là lượng tiền mặt mà bản thân công ty kiếm được chứ không phải các khoản vốn đến từ hoạt động đầu tư và tài chính bên ngoài. Trong phần này của báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thu nhập ròng (trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) sẽ được điều chỉnh theo các khoản phí không dùng tiền mặt và sự thay đổi của các tài khoản vốn lưu động - tài sản và nợ từ hoạt động trong bảng cân đối kế toán thời điểm hiện tại.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Phần lớn các giao dịch đầu tư đều tạo ra dòng tiền âm (dòng tiền đi ra), chẳng hạn như chi phí vốn cho tài sản, máy móc thiết bị, mua lại doanh nghiệp và mua chứng khoán đầu tư. Còn ngược lại dòng tiền vào đến từ việc bán tài sản, bán công ty và bán chứng khoán đầu tư. Đối với các nhà đầu tư, các mục quan trọng nhất trong phần này là chi phí vốn (sẽ được giải thích sau). Ta thường giả định rằng chi phí này là một điều cần thiết cơ bản để đảm bảo sự duy trì và bổ sung cho tài sản vật chất của công ty nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh .
Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Phần này đề cập đến nợ và các giao dịch vốn chủ sở hữu. Các công ty phải liên tục vay và trả nợ. Việc phát hành chứng khoán ít xảy ra hơn. Ở đây, một lần nữa, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư vì mục đích thu nhập thì thứ quan trong nhất với họ là cổ tức được trả bằng tiền mặt . Và các công ty thường phải cho cổ đông cổ tức bằng tiền mặt chứ không phải lợi nhuận

MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN ĐỂ PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 

Dòng tiền của công ty có thể được định nghĩa là con số xuất hiện  trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ dưới dạng giá trị thực của tiền mặt từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không có định nghĩa chung nào cho cái gọi là dòng tiền của công ty. Ví dụ, nhiều chuyên gia tài chính coi dòng tiền của công ty là tổng thu nhập ròng và khấu hao (chi phí không dùng tiền mặt trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). Mặc dù thường sát với con số dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh nhưng cách tính tắt này có thể dẫn đến nhiều sai sót vì vậy các nhà đầu tư nên gắn bó với con số dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.
Phân tích dòng tiền thường sử dụng một vài tỷ số khác nhau và các tỷ số sau đây là xuất phát điểm phù hợp để nhà đầu tư đo lường chất lượng đầu tư của dòng tiền của một công ty:
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần: tỷ số này là tỷ lệ phần trăm của dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của một công ty so với doanh số bán hàng thuần, hoặc doanh thu (từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) của nó. Nó cho chúng ta biết ta nhận được bao nhiêu đồng trên một đồng doanh số bán hàng.
Không có một tỷ lệ phần trăm chính xác nào để tham chiếu, nhưng rõ ràng, tỉ lệ này càng cao càng tốt. Cũng cần lưu ý rằng tỷ số này trong các công ty sẽ khác với tỷ số trung bình của ngành. Nhà đầu tư nên theo dõi diễn biến lịch sử của chỉ số này để phát hiện ra những sai khác đáng kể so với dòng tiền trung bình của công ty/doanh thu cũng như so sánh chỉ số này của công ty với các công ty trong ngành. Ngoài ra, cần theo dõi xem khi doanh thu tăng thì dòng tiền tăng như thế nào; và điều quan trọng là chúng thay đổi với tốc độ ngang nhau theo thời gian hay không.
Lịch sử của dòng tiền tự doDòng tiền tự do thường được định nghĩa là dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí vốn. Việc tạo ra dòng tiền tự do ổn định và nhất quán là một đặc tính đầu tư có lợi, vì vậy hãy tìm một công ty có dòng tiền tự do ổn định và tăng trưởng.
Nếu muốn cẩn thận hơn, bạn có thể đi sâu vào những thành phần của dòng tiền tự do. Ví dụ, ngoài chi phí vốn, bạn cũng có thể trừ cả cổ tức từ dòng tiền hoạt động thuần để có được cái nhìn toàn diện hơn về dòng tiền tự do. Sau đó có thể so sánh con số này với doanh số bán hàng như đã trình bày ở trên.
Trên thưc tế, nếu công ty có lịch sử thanh toán cổ tức, thì công ty không thể dễ dàng hoãn hoặc bỏ chúng mà không gây ra thiệt hại cho cổ đông. Thậm chí khi việc cắt giảm cổ tức ít gây thiệt hại, nó vẫn là vấn đề đối với nhiều cổ đông. Nhìn chung, thị trường coi việc chi trả cổ tức và chi phí vốn là cùng một phạm trù, đều là những chi tiêu tiền mặt cần thiết.
Nhưng ở đây điều quan trọng là tìm được một mức ổn định. Điều này không chỉ cho thấy khả năng công ty tạo ra dòng tiền mà nó cũng báo hiệu rằng công ty có đủ năng lực để tiếp tục đầu tư các hoạt động của mình hay không. 
Tỷ số thanh toán dòng tiền tự do toàn diện: Bạn có thể tính tỷ số thanh toán dòng tiền tự do toàn diện bằng cách chia dòng tiền tự do toàn diện cho tiền thuần từ hoạt động kinh doanh để ra được tỷ lệ phần trăm. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.
Dòng tiền tự do là một tiêu chí đánh giá quan trọng đối với các nhà đầu tư. Nó thể hiện tất cả những ưu điểm của dòng tiền mặt do chính hoạt động của công ty tạo ra cũng như việc sử dụng dòng tiền này cho chi phí vốn. Nếu công ty có thể đáp ứng được thử thách này, nó sẽ có không cần phải vay vốn quá mức để mở rộng kinh doanh, trả cổ tức và chống trọi với những thời điểm khó khăn.
Thuật ngữ "cash cow"  được áp dụng để chỉ các công ty có dư dả dòng tiền tự do không phải là một thuật ngữ tao nhã, nhưng nó chắc chắn là một trong những đặc tính đầu tư hấp dẫn mà bạn cần xem xét. 

KẾT LUẬN

Một khi hiểu được tầm quan trọng của quá trình tạo ra và báo cáo dòng tiền, bạn có thể sử dụng các chỉ số đơn giản này để thực hiện phân tích cho chính danh mục đầu tư riêng mình. Như Moreland đã nói ở trên, điều quan trọng là tránh "chỉ nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà không xem xét báo cáo lưu chuyển tiền tệ." Cách tiếp cận này sẽ giúp tìm ra cách thức mà công ty chi trả nợ cũng như tạo ra tiền mặt cho các nhà đầu tư.

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

Bài học về thay đổi, sai lầm và kết cuộc

Trong suốt buổi họp mặt truyền thông nhằm công bố tin Nokia sẽ chính thức được bán lại cho Microsoft, CEO của Nokia đã chia sẻ trong nghẹn ngào: “Chúng tôi không làm gì sai cả, nhưng biết phải làm sao, chúng tôi đã thất bại”. Cả tập thể những nhân viên ngồi phía dưới lặng lẽ cúi mặt xuống và khóc theo.


Sau gần 20 năm với nhiều dòng sản phẩm ra mắt, Nokia đã vươn lên trở thành hãng sản xuất điện thoại di động đứng đầu thế giới. Năm 2000, Nokia xuất sắc được biết đến như công ty đáng giá nhất châu Âu với tổng vốn hóa thị trường lên đến 300 tỷ đồng USD.



Đỉnh điểm của thời kỳ hoàng kim là năm 2008, khi Nokia dẫn đầu thị trường điện thoại toàn cầu, nắm giữ gần 40% thị phần. Với 129.746 nhân viên làm việc ở 120 quốc gia, hãng cung cấp sản phẩm cho 150 nước và thu về 41 tỷ euro, tương đương khoảng 55 tỷ USD trong năm 2009.



Nokia giờ đây chỉ còn là cái bóng của chính mình

Nokia không làm gì sai cả, tuy nhiên vì xu hướng thế giới không ngừng thay đổi, đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh, họ đành phải “bán mình” để sống. Họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội học hỏi, thay đổi và hoàn thiện chính mình và vì thế đứng trước bờ vực bị thâu tóm bởi những đối thủ cạnh tranh đáng gờm như Apple và Samsung. Vấn đề sống còn của một thương hiệu lừng danh khắp thế giới ngày nào giờ đây thật quá mong manh.

Câu chuyện về sự ngủ quên trên chiến thắng của Nokia có lẽ đã mang đến cho độc giả nhiều ngẫm nghĩ và các bài học để tồn tại và “sống sót”:

- Nếu bạn không thay đổi, bạn sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi ngay. Nếu suy nghĩ, tư duy và cách tiếp cận của bạn không thể bắt kịp thời đại, sẽ chẳng có lí do gì để bạn có thể tiếp tục tồn tại được nữa.

- Hãy biến lợi thế vốn có của mình thành xu hướng và không ngừng phát huy từng ngày. Cũng đừng quên nhìn nhận sai sót và thay đổi. Bởi lẽ nếu bạn không thay đổi, không hòa nhập thì đối thủ sẽ nắm bắt cơ hội để khai tử bạn ngay.

- Tự mình thay đổi và hoàn thiện bản thân cũng giống như việc cho bản thân cơ hội thứ hai vậy. Nếu để người khác buộc bạn phải thay đổi, thay đổi lúc cơ hội gần như trở về con số 0 thì không còn lí do gì để bạn tổn tại trong cuộc chiến này nữa.

- Những ai từ chối cơ hội học hỏi và hoàn thiện chính mình chắc chắn một ngày nào đó không xa, họ sẽ trở nên vô cùng thừa thãi và bị vứt bỏ trên chính những chiến thắng mà họ đã ra sức gầy dựng. Cuối cùng, họ vẫn sẽ rút ra được bài học cho chính mình, nhưng bằng cách vô cùng chua chát và đau đớn vì đã quá muộn để thay đổi mọi thứ.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Tư duy khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại

Thành công luôn là một thuật ngữ có sức hấp dẫn lớn lao, mọi người đều mơ ước chạm tay vào nó, tuy nhiên chỉ một ít trong đó đạt được. Vậy thành công là gì? Bạn học điều gì từ những người thành công?



Bạn hãy hiểu một cách đơn giản “Thành công không phải là đích đến, mà là cả một cuộc hành trình”, nó là tổng số của vô vàn những nhiệm vụ thất bại trong quá trình bạn hướng đến mục tiêu. Thành công không bao giờ có điểm kết, nếu bạn đạt được điểm B và dừng lại thì bạn không bao giờ thấy những gì phía trước tại điểm C, D và E. Những người thành công luôn duy trì một thói quen nhất định, giữ chúng trong một con đường hiệu quả. Họ không bao giờ dừng chân tại bất kỳ nơi nào trên hành trình của mình. Mục tiêu của những người thành công luôn là phát triển và phát triển hơn nữa. Cũng như nhân loại đã tiến hóa và thích nghi với điều kiện mới, định nghĩa về thành công cũng như vậy. Những người thành công không bao giờ phấn đấu để trở nên hoàn hảo, họ cố gắng phát triển kiến thức bản thân và tiếp tục cải thiện kỹ năng của mình.

Để thành công, mọi người phải thay đổi thói quen. Sự khác nhau giữa bạn và người thành công là gì? Dưới đây là 8 điểm khác biệt đó.

1. Người thành công không bao giờ ngừng học hỏi

Xã hội liên tục thay đổi và phát triển trong từng thời kỳ. Kiến thức của bạn cũng vậy, nó liên tục được củng cố, hoàn thành và nâng cao qua từng ngày. Mỗi một ngày bạn sẽ tìm ra một cách mới để giải quyết vấn đề được đặt ra. Để duy trình thành công tỏng một lĩnh vực nào đó, bạn phải nghiên cứu liên tục, họ và trải nghiệm. Những người thành công có sự ham muốn mãnh liệt cho việc học và thu nhận kiến thức.



Người thành công luôn không ngừng học hỏi

Một số người thường đánh đồng học tập với trường học – đó là quan điểm sai lầm. Học tập có thể đạt được theo nhiều cách khác nhau như từ kinh nghiệm cuộc sống, nghiên cứu cá nhân, thí nghiệm, các mối quan hệ…Hãy cố gắng học những điều mới mỗi ngày.

2. Người thành công đặt ra mục tiêu cụ thể trong cuộc sống

Người thành công luôn xác định được con đường mình sẽ đi từ trước, họ biết được mình muốn thu được gì, nơi mà có thể thực hiện điều đó. Họ đưa ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho chính bản thân. Người thành công viết ra mục tiêu của họ và thực hiện bằng việc đưa ra list công việc cần là. Mỗi ngày họ thức dậy với một mục đích cụ thể, không có thời gian lãnh phí, không có gì có thể làm sao nhãng họ. Người thành công dự kiến trước kế hoạch trong ngày và sẽ cố gắng hoàn thiện tất cả mọi thứ.



Những người chưa thành công thường có thái độ hờ hững, trễ nải. Khi bạn đã xác định được mục tiêu, bạn sẽ cảm thấy nồng nhiệt và hoàn thành nó dễ dàng. Mỗi ngày bạn làm một thứ và đó là cách để bạn đến gần hơn để đạt được mục tiêu ban đầu. Hãy đưa ra mục tiêu trong cuộc sống và tìm cách để hiện thực hóa chúng.

3. Người thành công biết cách làm chủ khó khăn

Thất bại, trở ngại – là những khó khăn trên hành trình vươn tới thành công. Bất kể ai, kể những CEO hàng đầu như Steve Jobs, Bill Gate cũng phải trải qua vô vàn thử thách. Những người thành công luôn tìm được giải pháp cho những thách thức, từ đó gỡ bỏ từng mắc xích. Hãy nghĩ đến những người mà bạn thần tượng trong những lĩnh vực khác nhau và tự đặt câu hỏi “Tôi muốn nhận được lời khuyên từ ai?”. Dưới đây là một số người nổi tiếng trong danh sách mà bạn có thể tham khảo:



Tâm lý học: Tiến sĩ Phil

Kinh doanh – Richard Branson

Công nghệ – Steve Jobs

Xây dựng thương hiệu / người nổi tiếng – Oprah Whinfrey

Nấu ăn – Rachael Ray

Hài kịch – Steve Harvey

Truyền thông – Martha Stewart

Những người nổi tiếng trên có thể không phải là người đầu tiên trong danh sách của bạn nhưng bạn có nghe theo họ và biết chính xác tại sao họ nổi tiếng. Họ được coi là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Họ cung cấp liên tục những giải pháp cho mọi thách thức.

Bạn không cần phải làm theo mọi thứ mà người thành công làm và đạt đến cấp độ như thế. Tất cả những gì tôi nói là hãy làm theo tấm gương đó, không bao giờ từ bỏ trước khó khăn. Nếu bạn làm việc chăm chỉ như thế, không trốn chạy thách thức trong cuộc sống và không bao giờ từ bỏ, bạn sẽ thành công trong việc chế ngự giấc mơ của mình.


4. Người thành công luôn khiêm tốn

Hầu hết những người thành công luôn hiểu rõ những gì mình nói, mình thể hiện và họ thường tỏ ra khiêm tốn. Họ không bao giờ quên nơi mà họ bắt đầu và những công việc khó khăn mà họ từng làm để đạt được nó. Hãy lắng nghe những câu chuyện của Bill Gate, Steve Jobs, TIm Cook… bạn sẽ thấy họ tự hào như thế nào về những công việc trước đây của mình. Vâng, bạn có lẽ nhìn thấy người thành công tâng bốc mình nhưng tất cả chỉ là một phần trong chiến dịch marketing. Nó là điều bắt buộc khi bạn vươn tới một tầm cao nhất định, có thể bản thân họ không mong muốn nhưng nếu tốt cho thương hiệu, công ty thì phải làm.



Một số người có xu hướng khoe khoang, khoác lác về thành tích bản thân, dự định hàng ngày hay chiến công đạt được. Những người đó sẽ không bao giờ nhận được sự tôn trọng từ bất kỳ ai. Do đó bạn cần biết khiêm tốn mọi lúc, mọi nơi.

5. Người thành công luôn hỗ trợ người khác

Những người đạt được thành công không bao giờ giữ kiến thức bản thân tích góp được làm của riêng mà luôn chia sẻ với người khác bởi họ nghĩ rằng nếu có nhiều người thành công, thế giới sẽ tốt đẹp hơn. Chính vì vậy họ tình nguyện giúp đỡ những người kém may mắn, khát khao dành tặng kiến thức, kỹ năng của mình. Ngoài việc duy trì niềm đam mê của bản thân, người thành công còn có khả năng truyền cảm hứng đó đến với đồng nghiệp, đối tác và khách hàng. Sự nhiệt tình, hăng hái xuất phát từ trái tim trở thành nguồn sức mạnh giúp họ tiếp tục vượt qua khó khăn và phát triển.



Bên cạnh đó người thành công còn biết cảm thông. Cảm thông là khả năng nhận biết và hiểu được mong muốn, nhu cầu, và quan điểm của những người xung quanh ngay cả khi những điều đó có thể không rõ ràng. Người biết cảm thông luôn quản lý tốt các mối quan hệ, biết lắng nghe, không chụp mũ, phán xét vội vàng, sống cởi mở và trung thực.

6. Người thành công biết cách kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của họ

Những người thành công trong cuộc sống luôn có cái nhìn tích cực với mọi vấn đề. Các nhà đầu tư thực thụ đều biết rằng thị trường lên và xuống chủ yếu do hai yếu tố tình cảm là sự sợ hãi và lòng tham. Các nhà đầu tư bình thường đầu tư dựa vào cảm giác nhưng những người thành công thì luôn biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Họ không cho phép những lời nói của các chuyên gia hay nhà tư vấn tài chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn và phương pháp đầu tư của họ.



Bên cạnh đó trước những tình huống khó khăn hay căng thẳng, người thành công có khả năng nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Đó là những người có khả năng ra quyết định tuyệt vời và biết khi nào thì nên tin tưởng vào trực giác của mình. Tuy có nhiều điểm mạnh nhưng họ cũng rất biết cách lắng nghe, tiếp nhận phê bình và dùng nó để hoàn thiện bản thân. Những người như vậycó chỉ số trí tuệ cảm xúc (EI) cao. Họ hiểu rõ bản thân và có khả năng hiểu được cảm xúc của người khác.

7. Những người thành công có một cuộc sống cân bằng

Những người thành công trân trọng thời gian của mình dành cho những người thân yêu. Bởi họ biết rằng để đạt được thành tựu như ngày hôm nay có dấu ấn không nhỏ của gia đình, bạn bè – những người luôn ủng hộ mọi quyết định và hỗ trợ mọi lúc mọi nơi, bất chấp hoàn cảnh. Chính vì vậy người thành công luôn tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và thời gian cá nhân để sống trong cảm giác hạnh phúc, bình yên.



Những người không thành công hoặc những người đang cố gắng để đạt được nó, có xu hướng tập trung quá nhiều thời gian vào một khía cạnh. Ví dụ nếu bạn có quá nhiều thời gian cá nhân có nghĩa là bạn không làm việc chăm chỉ để trở thành người thành công. Tuy nhiên nếu bạn làm quá nhiều tức là bạn không hạnh phúc và thường bị stress, nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cá nhân. Vì vậy bạn phải tìm được điểm thăng bằng giữa 2 yếu tố trên.

8. Người thành công tránh những năng lực thiếu tích cực

Người thành công luôn sống với thái độ tích cực. Trong những tình huống không may xảy ra với mọi người, họ luôn tìm được niềm hy vọng bởi người thành công biết được rằng khi một người có nhiều lo lắng, phiền muộn hay đang gặp một vận hạn nào đó nó sẽ dễ dàng toát ra bên ngoài, họ đang mang một năng lương tiêu cực. Nhưng đáng sợ nhất là những người luôn suy nghĩ và nói những điều tiêu cực, nhìn mọi sự việc đều nhìn dưới con mắt “chẳng có gì là tốt lành cả” thì nguồn năng lượng tiêu cực này là dữ dội nhất. Cho dù họ có tỏ ra vui vẻ hay ăn mặt rạng ngời thì những ảnh hưởng của nó vẫn sẽ đeo bám bản thân họ và cả những người tiếp xúc. Vì vậy họ chọn một cuộc sống lạc quan, lúc nào cũng tràn đầy sức sống, thường xuyên giao tiếp với những người mang lại cảm giác tích cực.



Ở đây tôi không chỉ ra 8 điểm khác biệt giữa người thành công và người thất bại để khiến bạn mất tinh thần. Tôi chỉ đơn giản thể hiện 8 thứ bạn cần điểu chỉnh để thay đổi cuộc sống bản thân. Bước lớn nhất bạn sẽ thực hiện để làm những thay đổi này chỉ đơn giản là hành động và làm cho các nỗ lực hiệu quả hơn. Tôi tin là bạn có thể làm được.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Làm sao để trở thành triệu phú thời gian?

Mỗi người dù ở cương vị nào, làm thuê hay là làm tổng thống thì cũng đều chỉ được sở hữu 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, quỹ thời gian là công bằng cho tất cả mọi người, điều quan trọng là chúng ta sử dụng nó như thế nào cho hợp lý.


Có người làm một công việc toàn thời gian, sáng đi làm lúc 8 giờ, tối về lúc 6 giờ. Có người làm thêm công việc tay trái khác như đi dạy thêm hay kinh doanh thêm.

Cũng có người thì điều hành hai hay ba công ty cùng một lúc. Những người là phụ nữ họ còn phải kiêm nhiệm thêm cả việc nhà - làm vợ và làm mẹ. Ắt hẳn cũng sẽ có bạn thắc mắc như tôi: Làm sao họ có thể làm được nhiều điều như thế? Hay họ là siêu nhân?

1. Tập trung

Khi bắt đầu làm một công việc nào đó, họ tập trung cao độ. Họ kiểm tra email, gọi điện thoại sắp xếp công việc hay làm báo cáo với mức tập trung cao nhất. Để đạt được sự tập trung ấy, họ có thể tắt điện thoại, hay đóng màn hình trình duyệt email trong thời gian cố định, hoặc thậm chí đóng cửa phòng để có được sự yên tĩnh cần thiết cho công việc họ làm.

Một số người sẽ không làm những công việc mang tính chất tập trung cao vào ban ngày mà vào ban đêm hoặc thời điểm mà họ thấy ít bị ảnh hưởng bởi những thứ xung quanh. Họ cũng luôn tự đặt ra hạn chót (deadline) để hoàn tất công việc trong thời gian nhanh nhất.

2. Lên kế hoạch

Nếu bạn nhìn vào lịch của những cá nhân này, bạn sẽ thấy ở họ luôn có sự chuẩn bị và sắp xếp sẵn. Họ là người chủ động lên lịch trước hằng tuần, thậm chí hằng tháng để tự chủ thời gian của mình.

Với cách lập kế hoạch như vậy, họ cũng sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về công việc hay dự án mà họ theo đuổi, từ đó mà họ phân chia thời gian, công sức và sự tập trung cho chúng. Tuy lên kế hoạch cho các công việc của bản thân nhưng họ cũng có sự linh hoạt vì họ là những người biết quý trọng thời gian.

Thay vì ngồi than phiền vì ai đó đến trễ, họ sẽ tranh thủ đọc sách hay thả lỏng tâm trí và tận hưởng thời gian hưởng thụ tách cà phê. Nghe có vẻ rất thú vị nhưng tôi cũng thấy nếu bạn là người liên tục đến trễ hay thất hẹn với họ thì có nguy cơ cao là bạn sẽ nằm trong danh sách “từ dưới đếm lên” để gặp gỡ của họ.

3. Trông cậy vào đồng sự

Với rất nhiều công việc cần phải giải quyết, những cá nhân này chắc chắn không thể thiếu nhóm đồng sự hay những partner – những người cùng họ chia sẻ và gánh vác công việc. Một điều mà chúng ta thấy ở họ đó là khả năng nhận định thế mạnh hay sở trường của những người cùng phấn đấu cho một lý tưởng hay mục tiêu.

Họ sẵn sàng vượt qua cái tôi của họ để nói “tôi không giỏi xử lý những con số” và từ đó họ trông cậy vào người cộng sự - có khả năng xử lý tốt hơn. Tôi tin chắc rằng, mỗi cá nhân đều có những thế mạnh, và điều quan trọng là sự cộng hưởng các thế mạnh đó để tạo ra những giá trị cao – cao hơn cách chúng ta hay cộng 1 + 1 = 2. Từ việc trông cậy này, họ có thể tiết kiệm thời gian mà vẫn đat được mục tiêu họ cần.

4. Tin tưởng nhân viên

Không chỉ cần có những đồng sự mà nhóm nhân viên hỗ trợ cho họ cũng đóng những vai trò quan trọng. Điều nổi bật ở họ là sự tin tưởng giao phó cho nhân viên.

Khi được hỏi về việc giao phó này “Anh/ chị không sợ, khi anh chị giao cho nhân viên những công việc này, họ sẽ làm hỏng công việc đó của anh chị hay sao?” hay “Làm sao mà anh chị dám giao phó công việc quan trọng này cho nhân viên?”, họ thường nói với tôi rằng:

“Nếu bạn cứ cố ôm hết tất cả các công việc từ nhỏ đến lớn thì bạn đang tự trói tay chân của mình lại. Giao phó cho nhân viên là khi bạn nhận ra năng lực của họ và tin rằng họ sẽ làm được, và chính điều này sẽ là động lực để nhân viên của bạn cố gắng nhiều hơn. Trường hợp xấu nhất thì bạn hay chính người nhân viên ấy sẽ có được những trải nghiệm và bài học kinh nghiệm cho lần tiếp theo.”

5. Biết cân bằng cuộc sống

Một trong những quan điểm sai lầm mà chúng ta hay mắc phải khi nhìn một người kiêm nhiệm nhiều công việc là chắc họ mệt mỏi, đầu xù tóc rối,và không biết cách tận hưởng cuộc sống.

Thật ra tôi lại hay thấy những người này là những người nhiều năng lượng và thú vị. Năng lượng ấy là do họ vẫn biết cách cân bằng cuộc sống. Nghe có vẻ to tát nhưng việc tập thể dục, chạy bộ hay thiền và yoga đã giúp họ duy trì sức khỏe và năng lượng. Và như đã nói, họ biết cách tranh thủ tận hưởng từng khoảnh khắc cuộc sống, nhìn mọi thứ giản đơn và làm giản đơn các vấn đề.

Tất cả chúng ta ai cũng có cùng một quỹ thời gian nhưng sống như thế nào, tận hưởng cuộc sống ấy ra sao là tùy thuộc vào cách nhìn và quan điểm của mỗi người. Tuy vậy, có những cuộc sống tẻ nhạt chỉ công việc và công việc diễn ra nhàm chán một màu xám, cũng có những cuộc sống công việc đa dạng nhiều màu sắc… Bạn chọn màu sắc nào cho cuộc sống và thời gian của mình?
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Học cách để gặp "MAY MẮN"

Trên thế giới có 3 loại người: người may mắn, người xui xẻo và bình thường. Ai cũng muốn là người may mắn, nhưng không phải ai cũng được như thế. Nhưng nếu biết cách, bạn sẽ là người may mắn.


GS Richard Wiseman, ĐH Hertfordshire (Anh) đã làm một cuộc nghiên cứu cực kì công phu trên 400 người từ 18-84 tuổi trong suốt hơn 10 năm, để tìm hiểu về quy luật may mắn của con người.

Qua nghiên cứu này, ông đã rút ra được khá nhiều điều lý thú và hữu ích cho tất cả mọi người muốn mình trở nên may mắn hơn.

Cuộc sống là một trò chơi tìm kiếm
Trong một cuộc thí nghiệm, GS Wiseman đưa cho người may mắn và xui xẻo 2 tờ báo và hỏi họ: “Hãy tìm cho tôi có bao nhiêu tấm hình trong tờ báo này?” Người xui xẻo mất 2 phút, trong khi người may mắn chỉ mất có vài giây. Tại sao lại như vậy?

Vì ở ngay trang 2 của tờ báo có một dòng chú thích: “Đừng tìm nữa, tờ báo này có 43 tấm hình”. Cuộc thí nghiệm được làm lại nhiều lần và người xui xẻo chẳng bao giờ nhìn ra dòng chữ ấy.

Bài học rút ra là: người xui xẻo đã bỏ lỡ cơ hội vì họ quá bận rộn, quá tập trung vào những gì đang làm. Trong khi đó, người may mắn luôn biết nhận ra những gì khác biệt hơn là những gì họ tìm kiếm.

May mắn thường gõ cửa những người luôn sáng tạo và luôn biết cách làm mới mình, làm mới môi trường xung quanh mình.

Nếu ví sự may mắn là trái táo và môi trường quanh bạn là một vườn táo. Hàng ngày, bạn chỉ cứ hái mãi ở một vườn, càng ngày bạn sẽ càng khó tìm thấy, vì táo ít đi từng ngày.

Nhưng nếu bạn sang một vườn táo mới, xác suất hái được táo của bạn sẽ tăng lên đột ngột. Đó chính là sự may mắn!



Biết là mình may mắn

Sở dĩ GS Wiseman chia ra làm hai loại người: may mắn và không may mắn vì… chính họ đã tự nhận mình là như vậy. Cùng một sự việc, người may mắn và xui xẻo có thể nhìn dưới 2 khía cạnh khác hẳn nhau.

Cũng như một đội tuyển tham dự Olympic vậy, năm nay họ thi đấu chỉ đoạt huy chương đồng, sang năm, họ tập luyện chăm chỉ hơn và rồi đạt huy chương bạc. Nhưng bạn hãy thử đoán xem, lúc nào họ vui hơn?

Khi đoạt huy chương bạc, họ cảm thấy xui xẻo vì chỉ còn một chút nữa thôi là họ có thể làm được điều tốt nhất. Còn khi chỉ đoạt huy chương đồng, họ lại thấy may mắn, vì nếu họ không cố gắng dù chỉ là một chút nữa thôi thì họ đã không có gì cả.

Các nhà nghiên cứu gọi đây là hiện tượng suy nghĩ “phản thực” (counter-factual). Những người may mắn là người biết biến sự xui xẻo thành cảm giác may mắn.

Trong một thí nghiệm khác, GS Wiseman đặt ra trường hợp rằng: một ngày bạn vào nhà băng, thế rồi bất chợt bọn cướp xuất hiện, chúng bắn bừa một viên đạn thế nào lại trúng vào vai bạn. Quan điểm của người xui xẻo là: “Ôi trời, sao tôi xui xẻo đến thế. Đến nhà băng ngày nào không đến, lại đến đúng ngày có cướp viếng, đã thế lại bị tai bay đạn lạc”.

Trong khi đó, quan điểm của người may mắn là: “Ôi may quá! Đạn chỉ trúng vào vai mà không vào đầu mình”!

Chính quan điểm ấy giúp họ có một cuộc sống tràn đầy tự tin và hy vọng. Họ luôn lạc quan ngay cả khi khó khăn nhất.

Luyện để trở thành người may mắn

Mục đích của nghiên cứu này là rút ra những kinh nghiệm và thói quen có thể giúp chúng ta tìm thấy nhiều sự may mắn hơn.

GS Wiseman tổ chức một cuộc trao đổi giữa hai nhóm người. Những người may mắn sẽ nói về cách họ suy nghĩ, cảm nhận về cuộc sống, cách họ tìm kiếm may mắn, phá vỡ các thói quen và giải quyết những xui xẻo.

Những người xui xẻo được giao nhiệm vụ là hãy thay đổi một số thói quen, lối sống. Sau đó chỉ một tháng, những kết quả báo lại thật bất ngờ: 80% số người xui xẻo đã cảm thấy sống tốt hơn, vui vẻ hơn và may mắn hơn.

Piper, một người thuộc nhóm xui xẻo nói: “Tôi đã tự lập ra một số sở thích và thói quen bất chấp những hạn chế của mình. Ví dụ như vào các sáng thứ 7, tôi rất muốn đi câu, vì vướng chuyện học lại thôi.

Nhưng lúc đó, tôi vẫn cứ đi câu bất chấp vẫn còn một đống bài ở nhà. Trong khi câu cá, chúng tôi đã trao đổi cùng nhau về bài luận, tôi đã nhận ra khá nhiều điều lý thú và tôi đã có một bài luận điểm A”.

Alesadra nói: “Tuần trước, tôi thấy có một cái váy rất đẹp, nhưng không mua. Hôm sau tôi quay lại để mua thì người ta đã bán mất. Nếu là trước đây, tôi sẽ thất vọng, buồn rầu mà đi về. Nhưng sau khi đi một vòng, tôi lại tìm được một cái khác đẹp hơn và còn rẻ hơn thế. Thật là may mắn”!

Có lẽ, may mắn hay xui xẻo cũng chỉ là một khái niệm trìu tượng và do quan điểm của mỗi chúng ta. Vậy là bài học rút ra ở đây thật sự chẳng có gì cao siêu cả.

Nếu bạn muốn là người may mắn, hãy tự xếp hạng mình là người “số đỏ”. Hãy luôn suy nghĩ tích cực, rằng những may mắn đến với bạn là do bạn xứng đáng được hưởng, còn những xui xẻo chẳng qua là những thử thách giúp chúng ta cứng cỏi hơn mà thôi.

Hãy nhớ rằng: “Khi một cánh cửa sập lại với bạn, chắc chắn sẽ có 5, 7 cánh cửa khác trải thảm đỏ đón bạn”!
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Chẳng may rơi vào cảnh “trắng tay”, ta sẽ thấu hiểu 5 bài học cuộc đời

Nếu bạn luôn có một cuộc sống an khang thịnh vương, xin chúc mừng bạn! Nhưng nếu bạn đã từng rơi vào cảnh “trắng tay”, bạn càng xứng đáng chúc mừng hơn. Vì chắc chắn, bạn đã thấu hiểu những bài học giá trị nhất của cuộc đời.
man-589827_960_720
Khi không còn gì để mất, chúng ta vẫn còn tương lai.

1. Hiểu được những ai là bạn thực sự

Khi chúng ta giàu sang phú quý, xung quanh ta có rất nhiều bạn bè. Họ luôn dành cho ta những cử chỉ ngọt ngào, những nụ cười tươi như hoa, những lời tung hô khen ngợi. Họ luôn đem lại cho chúng ta cảm giác được tôn trọng và yêu thương. Nhất là mỗi khi ta nhón tay làm phúc.
Chẳng may chúng ta phá sản, không thể tham gia những cuộc vui tốn tiền, không còn gì để bố thí, ban tặng… Chắc chắn, những người chỉ muốn lợi dụng ta sẽ bỏ đi.
Những người còn lại mới thực sự chí nghĩa, chí tình.

2. Hiểu được giá trị của đồng tiền

Đồng tiền dễ đến cũng là đồng tiền dễ đi. Khi việc kiếm tiền quá dễ dàng, hoặc tự dưng được thừa hưởng những đồng tiền không phải do sức lao động chúng ta rất dễ dàng “ném tiền qua cửa sổ”.
Vì vậy, đến khi trắng tay, khi phải lao động kiếm tiền bằng mồ hôi và nước mắt, chúng ta sẽ biết quý trọng đồng tiền, và biết cân nhắc chi xài hợp lý.
Đồng thời, ta cũng biết trân trọng hơn những đồng tiền, hay của cải vật chất được nhận từ người khác.

3. Hiểu được quy luật được – mất

Khi đang ở trên đỉnh cao của sự giàu có hoặc quyền lực, chúng ta ít khi bận tâm suy nghĩ về cuộc đời thăng trầm. Muốn gì được nấy, chúng ta chỉ biết tận hưởng và thoả mãn.
Khi không còn những thứ đó, ta mới hiểu được cuộc sống vô thường, được – mất là quy luật hiển nhiên. Có những thứ không thuộc “quyền quản lý” của ta, như sức khoẻ, như lòng người tráo trở, như thời gian, như tai ương dịch bệnh, như cái chết…
Hiểu được rồi, ta sẽ sống cuộc đời nhẹ nhàng,thanh thản hơn rất nhiều.

4. Hiểu được giá trị gia đình

Khi chúng ta không còn gì để mất, khi không còn ai trên thế giới này yêu thương, thì gia đình vẫn ở bên cạnh.
Những người thân trong gia đình không bao giờ bỏ rơi chúng ta.
Luôn luôn là như thế nhưng chúng ta không nhận ra khi xung quanh đang lao xao nhiều mối quan hệ bạn bè, đối tác, làm ăn, kết nghĩa, thầy trò, đồng nghiệp, chủ tớ….
Chỉ đến khi trắng tay, ta mới hiểu gia đình là duy nhất, là không thể thay thế và luôn dành cho ta điều tốt đẹp nhất có thể.
Thật dễ hiểu, sau một biến cố nào đó, hầu như ai cũng dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.

5. Hiểu được giá trị bản thân

Quan trọng nhất và cũng ý nghĩa nhất sau biến cố trắng tay là bài học về giá trị bản thân. Vì chúng ta sẽ bắt đầu lại từ đầu bằng chính sức lực của mình. Chúng ta sẽ biết mình có năng lực gì, bản lĩnh ra sao, kiên cường thế nào, sức chịu đựng tới đâu, niềm đam mê với điều gì…
Chúng ta sẽ hiểu mình có giá trị thực sự với những ai. Và trên hết, chúng ta biết được sống ở đời là một điều quý giá thiêng liêng.
“Người còn thì của vẫn còn”. Đó là chân lý.
Đọc tiếp »