Hiển thị các bài đăng có nhãn dau-tu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dau-tu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Thước đo hiệu quả đầu tư trong Marketing Online



Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư – ROI (Return On Investment): tức là khi bạn bỏ ra 1 đồng thì bạn sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận.




Hay nói cách khác, ROI tạm hiểu là hiệu quả đầu tư. Xác định tỷ lệ ROI của quá trình Marketing Online không phải là việc ngồi tưởng tượng các con số một cách mơ hồ.




ROI là minh chứng cho những nỗ lực truyền thông bạn đang làm. Chiến dịch này sẽ giúp doanh nghiệp bạn tăng doanh số gấp đôi, hay chỉ là giọt nước nhỏ xuống bể lớn!




Vậy, làm thế nào để bạn tính toán được ROI một cách trực quan nhất. Hãy thử áp dụng công cụ mà Subiz giới thiệu sau đây:




[IMG]/images/nov14/ROI.PNG[/IMG][IMG]/images/nov14/ROI1.PNG[/IMG]




[B]Giải nghĩa:[/B]




[*]Pay Per Click (PPC) là hình thức quảng cáo tính tiền khi một khách hàng click vào quảng cáo của bạn (Google Adword, FacebookAd, Admicro, Eclick) để đến một trang web cụ thể nào đó.[/*]

[*]Total Campaign Cost: tổng chi phí bỏ ra cho chiến dịch quảng cáo.[/*]

[*]Responders: số lượng click mà khách hàng đã nhấp vào quảng cáo của bạn để xem thông tin chi tiết hơn .[/*]

[*]Buyers: số lượng khách hàng đã mua sắm hàng hóa sau khi click vào quảng cáo của bạn.[/*]

[*]Revenue Generated: doanh thu đạt được từ những buyer đã mua sắm.[/*]

[*]Profit: là lợi nhuận ròng sau khi lấy doanh thu đạt được trừ đi chi phí bỏ ra cho một chiến dịch.[/*]




Cách tính: Profit = Revenue Generated – Total Campaign Cost.




[*]Cost Per Responder: chi phí bỏ ra để có một khách hàng click vào quảng cáo. Cách tính:[/*]




Cost Per Responder = Total Campaign Cost / Responders.




[*]Cost Per Buyer: chi phí bỏ ra để có một khách hàng mua sắm hàng hóa sau khi họ click vào quảng cáo. Cách tính:[/*]




Cost Per Buyer = Total Campaign Cost / Buyers.




[*]Clicks Purchased: tổng số lượng click chuột đã trả phí khi khách hàng nhấn vào quảng cáo. Clicks Purchased thông thường sẽ bằng với Responders.[/*]

[*]Cost Per Click: chi phí bỏ ra để có một cú nhấp chuột quảng cáo từ khách hàng. Cách tính:[/*]




Cost Per Click = Total Campaign Cost / Clicks Purchased.




[*]Conversion Rate: tỉ lệ phần trăm số lượng khách hàng mua sắm so với lượng khách hàng đã click vào quảng cáo. Cách tính:[/*]




Conversion Rate = Buyers / Responders.




[*]Average Buyer Purchase: giá trị đơn hàng trung bình mà mỗi khách hàng đã chi tiêu. Cách tính:[/*]




Average Buyer Purchase = Revenue Generated / Buyers.




Thật tuyệt vời, chỉ bằng cách nắm chi tiết thông số đầu vào như Chi phí cho một lần nhấp chuột, tổng số lượng nhấp chuột, số lượng khách hàng quyết định mua sắm sau khi nhấp chuột, bạn rất dễ dàng có được con số ROI đánh giá.




Đây có thể coi là công cụ hữu hiệu cho các chuyên gia Marketing Online.




"Lợi thế lớn nhất của quảng cáo trực tuyến là bạn có thể theo dõi kết quả và điều chỉnh hoạt động cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đây chỉ thực sự là lợi thế khi bạn sử dụng nó." – Richard Sharp, Giám đốc truyền thông của Value Click.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Nhiều người nghe có tên trong 'thiên đường trốn thuế' là sợ lắm

* Ông hoặc tập đoàn IPP có đầu tư hay thành lập công ty nào tại các “thiên đường thuế” không?

- Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Hơn 30 năm nay tôi làm ăn tại VN, vốn đưa về và vốn tái đầu tư tập trung vào công việc kinh doanh này. Trong 189 người tại VN có tên trong hồ sơ Panama không có tên của tôi. Lý do tôi có tên là bởi lúc trước tôi có đầu tư trong danh sách của công ty đa quốc gia. Cụ thể năm 2008 tôi mua cổ phần Công ty Imex Asia Pacific International Limited (IAP) do mấy người bạn thành lập, dự án đầu tư không hấp dẫn như kế hoạch ban đầu nên 6 tháng sau đã đóng cửa. Trước đó, năm 2004 tôi có mua cổ phần trong Công ty Imex Pan Pacific Group Inc, và đến 2007 đã bán hết cổ phần này. Là một nhà đầu tư quốc tế, tôi cho rằng việc mua cổ phần của các công ty đa quốc gia là một hoạt động bình thường. Vấn đề này ở các nước trên thế giới là hợp lệ, không có gì gọi là phạm pháp.
* Thế nhưng nhiều người cứ nghĩ các công ty đặt ở các “thiên đường thuế” thường liên quan đến trốn thuế, lách thuế?
- Đúng là nghe tới “thiên đường trốn thuế” là nhiều người không có thiện cảm. Nhưng có thể họ không hiểu hết lý do vì sao hàng trăm ngàn doanh nghiệp quốc tế chọn những nơi này để đặt trụ sở. Chẳng hạn British Virgin Island (BVI), vốn là thuộc địa của Anh, nay là khu vực tự trị - xuất phát từ việc không có đất trồng trọt, không có sản xuất, nên chính quyền không có tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống người dân. Lúc đó họ chỉ cần 50 triệu USD mỗi năm là đủ nuôi dân số vài ngàn người. Vì vậy, cách đây vài chục năm, có những luật sư, kế toán trên thế giới đề nghị làm sao cho thuế suất thấp để thu hút đầu tư, đây cũng là cách mà các quốc gia hiện nay đều nhắm đến.
Nếu ở Hồng Kông, doanh nghiệp (DN) mở công ty chỉ tốn 1 USD, tất cả hợp đồng DN ký kết tại Hồng Kông là phải trả thuế, nhưng nếu ký hợp đồng ngoài lãnh thổ thì chỉ cần khai báo kế toán, không phải trả đồng thuế suất nào. Nếu đang đi trên máy bay đã vào không phận Hồng Kông mà ký hợp đồng thì phải thành thật khai báo, chưa tới thì không cần khai báo. Ở Singapore thuế suất doanh nghiệp cũng rất cao, khoảng 25%. Nhưng nếu DN mang tiền vào nhiều, tạo công ăn việc làm nhiều thì thuế suất chỉ còn dưới 10%.
Ở VN hiện nay thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là 20%, nhưng VN không thể một sớm một chiều giảm ngay được mức thuế suất này, vì ngân sách hiện đang rất cần nguồn thu. Trong khi đó, ở BVI cấp giấy đăng ký kinh doanh, sổ sách kế toán, có luật sư chứng nhận, cả bản điều lệ DN… DN chỉ trả 3.000 USD/năm/công ty cho BVI và công ty luật 1.500 USD/năm. Tổng cộng là 4.500 USD/năm. Nghĩa là đặt công ty tại BVI, thuế suất TNDN bằng 0%. Đổi lại, sau nhiều năm, đến nay BVI đã có 850.000 DN, thu về hàng tỉ USD mỗi năm. Một quốc đảo nhỏ mà có số tiền mơ ước của nhiều quốc gia. Luật sư và BVI được hưởng lợi nhiều nhất.
Tại sao DN cần đến thuế suất thấp? Vì họ cần tối đa hóa lợi nhuận. Một công ty nước ngoài muốn đầu tư vào VN, nếu thành lập công ty tại VN, họ sẽ phải đóng 20% thuế TNDN (thuế suất hiện hành). Và khi thu nhập sau thuế của họ trở về Singapore, họ sẽ còn bị đánh thuế lợi tức thêm một lần nữa. Ngoại trừ khi hai quốc gia có ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Một nhà kinh doanh đầu tư vài chục ngàn USD thì không sao, nhưng nếu nói chuyện đầu tư hàng chục triệu USD, hàng trăm triệu USD thì phương án BVI nằm hàng đầu. Đó là lý do nhiều tập đoàn, công ty lớn, tỉ phú, người giàu có đều có công ty tại các “thiên đường thuế” để lách thuế hợp pháp.
* Và “thiên đường thuế” cũng là “thiên đường trốn thuế”?
- Đúng như vậy, ranh giới này cũng mong manh lắm. Những DN làm ăn chính đáng, có mở công ty ở BVI không có gì là sai trái. BVI giúp cho DN tránh được thuế, nhưng đồng thời cũng là lỗ hổng cho buôn lậu, rửa tiền, tham nhũng, buôn vũ khí lẫn lộn, trà trộn vào. “Bức tường lửa” ngăn chặn những lỗ hổng này là các ngân hàng. Các ngân hàng hiểu được đường đi của tiền bẩn nên quản lý rất chặt. Nhưng vấn đề nào cũng có hai mặt, người gác cửa cũng đã để lọt lưới, hoặc giúp sức để tiền bẩn trở thành tiền sạch. Chính vì sự nhập nhằng này mà nhiều người nghe có tên dính líu đến “thiên đường trốn thuế” là sợ lắm.
Hơn nữa, nhiều quốc gia khác bài xích BVI, vì khi nguồn tiền dồn về BVI thì nhiều quốc gia bị mất nguồn thu thuế lên đến hàng ngàn tỉ USD, ảnh hưởng lớn đến việc tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đảm bảo và nâng cao mức sống người dân của quốc gia đó.
* Ở VN, việc đặt công ty ở BVI có phổ biến?
- Hiện nay, hàng ngàn công ty nước ngoài đầu tư vào VN đặt trụ sở tại những “thiên đường thuế”. Nhưng điều đó không phương hại gì cho VN, bởi khi muốn chuyển tiền về thì nhà đầu tư phải tuân thủ nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ. Còn ngược lại, người Việt đầu tư ra nước ngoài thành lập công ty tại BVI cũng không có gì phạm pháp. Tôi biết có rất nhiều trường hợp như vậy. Theo tôi biết, những dự án đầu tư ra nước ngoài được quản lý và theo dõi rất chặt tại VN. Theo quy định, DN sau khi đầu tư mỗi năm phải báo cáo tình hình đầu tư tại nước ngoài. Trong trường hợp có lợi nhuận, trong vòng 6 tháng DN phải chuyển về VN.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

5 PHÁT NGÔN SAI LẦM CỦA NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ NGHIỆP DƯ

Nhiều nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm chỉ cần qua cách nói chuyện là có thể phân biệt ai là dân nghiệp dư và ai là dân chuyên nghiệp. Dưới đây là một số câu phát ngôn phổ biến mà bạn nên tránh, và một số câu nói khác hữu ích hơn, chúng không chỉ khiến cách nói năng của bạn có vẻ thông minh và học thức hơn khi bàn luận về thị trường mà còn giúp bạn tư duy theo cách của một nhà đầu tư chuyên nghiệp.





PHÁT NGÔN THỨ NHẤT: "KHOẢN ĐẦU TƯ CỦA TÔI VÀO CÔNG TY X CHẮC CHẮN THẮNG."

Quan niệm sai lầm: Nếu một công ty đang "hot", bạn chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận vô cùng lớn khi đầu tư vào đó.

Giải thích: Không một khoản đầu tư nào là chắc chắn. Bất kỳ công ty nào cũng có thể che mắt các nhà đầu tư về các vấn đề nghiêm trọng. Nhiều tên tuổi lớn như Enron và WorldCom đã từng trải qua những lần sụp đổ bất ngờ. Ngay cả những công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh với công tác quản trị hiệu quả nhất cũng có thể bị chao đảo bởi một sự cố bất ngờ hoặc một thay đổi lớn trên thị trường, chẳng hạn như sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới hoặc công nghệ cải tiến. Hơn nữa, nếu mua một cổ phiếu đang sốt thì nó có thể được định giá quá cao, và điều này khiến bạn khó mà thu về được một khoản lợi nhuận béo bở. Vì thế bạn nên đa dạng hóa danh mục đầu tư để tránh được những rủi ro đó. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu riêng lẻ thay vì, hoặc bên cạnh, các quỹ tương hỗ vốn đã được đa dạng hóa. Nhằm gia tăng lợi nhuận và giảm nguy cơ khi đầu tư vào cổ phiếu riêng lẻ, bạn hãy tìm hiểu cách xác định những công ty có thể không quá nổi bật nhưng mang lại giá trị lâu dài.

Một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nói: "Tôi sẵn sàng đánh cược rằng khoản đầu tư vào công ty X sẽ thu về lợi nhuận lớn, nhưng để an toàn, tôi đã chỉ đầu tư 5% số tiền tiết kiệm vào đó."
PHÁT NGÔN THỨ HAI: "TÔI SẼ KHÔNG MUA CỔ PHIẾU NGAY LÚC NÀY BỞI VÌ THỊ TRƯỜNG ĐANG KHỦNG HOẢNG."

Quan niệm sai lầm: Không nên đầu tư vào một cổ phiếu đang xuống giá.

Giải thích: Nếu chỉ số cơ bản của cổ phiếu bạn định mua vẫn ở mức ổn định thì sự xuống giá hiện tại chỉ phản ánh nỗi sợ hãi của những nhà đầu tư ngắn hạn. Trong trường hợp này, hãy để mắt tới những cổ phiếu bạn yêu thích khi chúng được bán ra. Tận dụng lợi thế của việc xuống giá tạm thời và mua vào nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, bước đầu bạn phải thật thận trọng để tìm hiểu lý do tại sao cổ phiếu đó xuống giá. Hãy chắc chắn rằng đó chỉ là là tình trạng tạm lắng của thị trường chứ không phải vấn đề gì nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng thị trường chứng khoán hoạt động theo chu kỳ và việc hầu hết mọi người bán tống bán tháo không có nghĩa là bạn cũng nên bán theo.

Một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nói: "Tôi mua được nhiều cổ phiếu có hời vì thị trường đang đi xuống. Trong vài năm tới, tôi sẽ yêu bản thân hơn vì đã làm vậy khi mọi thứ trở lại quỹ đạo và giá cổ phiếu tăng trở lại. "
PHÁT NGÔN THỨ BA: "TÔI MỚI THUÊ MỘT NHÀ MÔI GIỚI CÓ TIẾNG, VÀ TÔI CHẮC CHẮN SẼ ĐÁNH BẠI ĐƯỢC THỊ TRƯỜNG."

Quan niệm sai lầm: Danh mục đầu tư được quản lý chủ động sẽ có lợi suất cao hơn so với danh mục đầu tư được quản lý thụ động.

Giải thích: Danh mục đầu tư được quản lý chủ động thường kém hiệu quả hơn thị trường vì nhiều lý do. Dưới đây là ba lý do quan trọng nhất:

1. Bạn phải trả tiền hoa hồng cho mỗi lần giao dịch. Ngay cả khi hầu hết các công ty môi giới một phần (discount brokerage) trực tuyến đưa ra mức phí thấp nhất cho mỗi giao dịch là 5 USD, và bạn phải tự làm tất cả mọi việc. Nếu thuê một nhà môi giới chuyên nghiệp để làm việc cho bạn, phí phải trả sẽ cao hơn rất nhiều và cũng có thể bao gồm cả phí tư vấn. Các khoản phí này tăng lên theo thời gian và ăn vào lợi nhuận của bạn.

2. Sẽ có rủi ro về kỹ năng quản lý danh mục của nhà môi giới. Nhà môi giới có thể kiếm bộn tiền bằng cách giao dịch điên cuồng để tăng tiền hoa hồng hoặc lựa chọn đầu tư không phù hợp với mục tiêu của bạn, chỉ để nhận được ưu đãi hoặc tiền thưởng từ phía công ty. Mặc dù hành vi này rất phi đạo đức nhưng nó vẫn xảy ra thường xuyên.

3 . Bạn sẽ rất khó có thể tìm được một nhà môi giới thực sự có khả năng đánh bại thị trường trong dài hạn trừ khi bạn có vài trăm nghìn đô la để quản lý.

Nhà môi giới có thể sẽ đưa ra quyết định đầu tư đi ngược với lợi ích của bạn. Do đó, thay vì thuê môi giới hãy thuê một nhà tư vấn tài chính mà không mất tiền hoa hồng. Các nhà tư vấn tài chính không lấy của bạn bất kỳ một khoản phí nào từ việc ra quyết định đầu tư, họ chỉ tính phí theo giờ cho những tư vấn mang tính chuyên môn của mình.

Một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nói: "Giờ đây khi tôi đã thuê một nhà tư vấn tài chính không tính hoa hồng, giá trị tài sản ròng của tôi sẽ tăng lên vì tôi có một chuyên gia công tâm và khách quan giúp đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn."
PHÁT NGÔN THỨ TƯ: "CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ CỦA TÔI ĐƯỢC ĐA DẠNG HÓA MỘT CÁCH HIỆU QUẢ BỞI VÌ TÔI CÓ CHỨNG CHỈ QUỸ TƯƠNG HỖ MÔ PHỎNG CHỈ SỐ S&P 500."

Quan niệm sai lầm: Đầu tư vào thật nhiều cố phiếu sẽ giúp đa dạng hóa danh mục một cách hiệu quả.

Giải thích: Không thể phủ nhận rằng sở hữu 500 cổ phiếu sẽ tốt hơn sở hữu một vài cổ phiếu. Tuy nhiên, để có một danh mục đầu tư thực sự đa dạng, bạn sẽ cần đầu tư vào các loại tài sản khác nhau như trái phiếu, tín phiếu kho bạc, các loại quỹ trên thị trường tiền tệ, quỹ tương hỗ chứng khoán quốc tế hoặc các quỹ hoán đổi danh mục (ETF). Vì các cổ phiếu của S&P500 đều là các cổ phiếu vốn hóa lớn nên bạn có thể đa dạng hóa hơn nữa danh mục của mình và nâng cao lợi suất tổng thể bằng cách đầu tư vào một quỹ chỉ số hoặc ETF có cổ phiếu vốn hóa nhỏ. Sở hữu một quỹ tương hỗ chứa nhiều cổ phiếu sẽ giúp bạn đa dạng hóa thành phần cổ phiếu của danh mục đầu tư, nhưng việc sở hữu các loại chứng khoán thuộc các loại tài sản sẽ giúp đa dạng hóa hoàn toàn danh mục.

Một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nói: "Tôi đã đa dạng hóa phần cổ phiếu trong danh mục đầu tư bằng cách mua một quỹ chỉ số mô phỏng chỉ số S&P 500, nhưng đó chỉ là một thành phần trong danh mục đầu tư thôi."
PHÁT NGÔN THỨ NĂM: "HÔM NAY, TÔI ĐÃ LÃI ĐƯỢC 1.000 USD TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN."

Quan niệm sai lầm: Bạn sẽ lãi khi khoản đầu tư của bạn tăng giá trị và sẽ lỗ khi nó hạ giá.

Giải thích: Nếu khoản lãi của bạn mới chỉ nằm trên giấy thì có nghĩa bạn chưa thu về được bất cứ khoản tiền nào. Chẳng có gì là chắc chắn cho đến khi bạn thực sự bán những chứng khoán đó ra. Đó lại là một lý để bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về sự sụt giảm mang tính chu kỳ trên thị trường chứng khoán bởi nếu bạn kiên quyết nắm giữ các khoản đầu tư của mình thì rất có khả năng chúng sẽ tăng giá. Nếu là một nhà đầu tư dài hạn, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội tốt để bán ra để thu về lợi nhuận hấp dẫn. Tốt nhất là luật thuế hiện hành không có gì thay đổi, để lãi từ đầu tư dài hạn của bạn sẽ bị đánh thuế ở mức thấp hơn và điều này cho phép bạn giữ lại nhiều lợi nhuận hơn. Tuy rằng giá trị danh mục đầu tư biến động liên tục, nhưng bạn sẽ không thể biết được lãi lỗ thế nào cho tới khi bạn thực sự mua hoặc bán.

Một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nói: "Giá trị của danh mục đầu tư của tôi đã tăng 1.000 USD trong hôm nay – chắc hôm nay là một ngày may mắn, cũng chẳng ảnh hưởng đến tôi vì tôi sẽ không bán ra sớm thế đâu."
LỜI KẾT

Những quan niệm sai lầm ở trên phổ biến tới mức ngay cả những người thân quen, bạn bè thông minh nhất của bạn thỉnh thoảng cũng nhắc đến ít nhất một trong số chúng. Những người này thậm chí có thể bảo bạn sai nếu bạn cố gắng chỉnh họ. Tất nhiên, suy cho cùng, điều quan trọng nhất khi đầu tư không phải có vẻ ngoài hay có cách nói năng thông mình mà bạn phải thực sự giỏi giang. Hãy tránh mắc những sai lầm trong những phát biểu trên và bạn sẽ có được tỷ suất lợi nhuận đầu tư cao nhất.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Kinh nghiệm gửi tiết kiệm có lợi nhất trong cuộc đua lãi suất hiện nay

Trong bối cảnh các ngân hàng đang cạnh tranh lãi suất quyết liệt như hiện nay, với số tiền nhàn rỗi trong tay, khách hàng nên tìm hiểu làm thế nào để hưởng tối đa những lợi ích.

Trong thời điểm này, lãi suất tiết kiệm tiền đồng vẫn được xem là kênh đầu tư an toàn nhất để người dân cất giữ, tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi để dành cho tương lai. Đặc biệt, trong bối cảnh lãi suất USD đã về mức 0% và mặt bằng lãi suất huy động VND tịnh tiến lên một mức mới thì nhu cầu gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng ngày càng gia tăng.

Hiện nay, các ngân hàng cũng đã triển khai đa dạng các sản phẩm tiền gửi và liên tục chạy đua lãi suất tiết kiệm để "co kéo" khách hàng. Vì vậy, là những "Thượng đế" với số tiền tiết kiệm trong tay làm thế nào để hưởng lợi một cách tốt nhất, cách gửi tiết kiệm sao cho phù hợp, dưới đây là một số kinh nghiệm:

Ngân hàng càng nhỏ lãi suất càng cao

Nhiều ý kiến cho rằng, nên chọn gửi tiền ở các ngân hàng lớn cho “chắc ăn”. Chị Bình (Đống Đa, Hà Nội) cho biết từ trước chị vẫn gửi tiết kiệm vào các ngân hàng lớn bởi theo tâm lý nếu "có chuyện gì xảy ra" thì những ngân hàng bé sẽ dễ bị hơn nên cứ gửi vào ngân hàng lớn cho chắc.

Tuy nhiên thời gian gần đây, khi tìm hiểu kỹ hơn về thị trường, đặc biệt có thêm niềm tin vào thanh khoản của các ngân hàng nhỏ, chị Bình đã mạnh dạn gửi tiền vào các ngân hàng này để hưởng lãi suất cao hơn.

Theo thống kê của người viết, không chỉ các ngân hàng quy mô nhỏ mà ngay cả những "ngân hàng 0 đồng", ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt cũng đã đẩy lãi suất lên mức cao và luôn nằm trong top 5 các ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn nhất hiện nay. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi những ngân hàng này đang ở tình trạng khát vốn và muốn tạo dựng niềm tin từ phía khách hàng.

Trong khi đó, những ngân hàng lớn có vốn Nhà nước từ trước đến nay khung lãi suất luôn thấp hơn từ 1-1,5%/năm và khoảng cách ấy ngày càng nới rộng.

Vì thế, kinh nghiệm đối với những khách hàng nên vào các website chính thức của các ngân hàng để tham khảo lãi suất và đặc biệt chú ý xem các điều kiện đi kèm. Nếu cẩn thận hơn thì nên gọi điện trực tiếp đến ngân hàng đó để biết lãi suất cụ thể.

Hưởng lợi hơn khi gửi online

Chị Mai Hoa (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, chị tiết kiệm sau Tết được 300 triệu đồng, định đem gửi tại quầy giao dịch ngay dưới tòa nhà chị làm việc, tuy nhiên sau khi nghe tư vấn của giao dịch viên chị đã không gửi trực tiếp tại quầy mà gửi trực tuyến. Bởi nếu gửi tiết kiệm trực tuyến ở cùng kỳ hạn, chị được hưởng thêm 0,2%.

Theo lý giải của một số nhân viên giao dịch tại quầy của ngân hàng, do cắt giảm được chi phí nhân công, giấy tờ, mặt bằng nên khi gửi tiết kiệm trực tuyến khách hàng sẽ được tặng thêm lãi suất khuyến khích. Chính vì thế, vừa được hưởng thêm tiện ích và tránh lãng phí thời gian, khách hàng nên sử dụng dịch vụ Internet Banking/ Mobile Banking.

Ngoài ra, khi khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking hoặc Mobile Banking, sẽ thoải mái kiểm tra và theo dõi việc tăng giảm các khoản tiền gửi tiết kiệm đồng thời quan sát mức lãi suất cộng dồn hằng ngày và xây dựng các kế hoạch đầu tư nếu thích hợp.

Gửi ngắn hạn hay dài hạn lợi hơn?

Trước đây, các kỳ hạn từ 3- 6 tháng là kỳ hạn phổ biến thì nay khách hàng đã tích cực lựa chọn dài hơn như 12 -24 tháng. Tuy nhiên, tâm lý khách hàng hiện vẫn đang kỳ vọng về việc lãi suất tiếp tục tăng do các ngân hàng đang tích cực chạy đua lãi suất nên một số người vẫn thận trọng chỉ chọn các kỳ hạn ngắn. Nếu cuộc đua của các ngân hàng tiếp diễn, họ sẽ dễ dàng rút tiền để gửi ngân hàng khác có lãi cao hơn. Còn nếu, sau đó nếu không có gì thay đổi sẽ tái tục quay vòng cả vốn lẫn lãi để gửi tiếp.

Dẫu vậy, một chuyên gia ở lĩnh vực tài chính ngân hàng khuyến cáo, khách hàng nên chọn ngân hàng nào có mức lãi suất cao trước, sau đó nên gửi kỳ hạn dài hơn và nhận lãi cuối kỳ để có mức lãi suất cao nhất.

Đối với những người đang có ý định đầu tư vào các kênh khác nhưng chưa có kế hoạch thì không nên gửi toàn bộ tiền nhàn rỗi vào một sổ tiết kiệm mà nên chia làm hai sổ tiết kiệm, một sổ với kỳ hạn lâu dài để hưởng được mức lãi suất cố định cho cả năm đó, sổ còn lại kỳ hạn ngắn thôi để dự phòng hoặc để rút ra đầu tư khi có cơ hội.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

NẾU tiền bỏ vô BHXH dùng để đầu tư cổ phiếu

Có bao giờ các bạn tự hỏi nếu công nhân thay vì bỏ tiền (26% lương) vào BHXH , họ dùng tiền đó bỏ vô quỹ hưu trí cá nhân để đầu tư cổ phiếu, thì 20 năm sau sẽ được bao nhiêu không? Sau đây là 1 bài toán đơn giản.


Lương 4,000,000 VND

Mức BHXH: 26% của lương (doanh nghiệp đóng 18%, người lao động đóng 8%) ---- 26% x 4,000,000 = 1,040,000 VND


Nếu bỏ vô quỹ BHXH cho 20 năm

1,040,000 x 12 tháng x 20 năm = 249,600,000 VND

Vấn đề: lạm phát mỗi năm là 10%. Số 249tr đó trong 20 năm sẽ trở thành vô giá trị.


NẾU BỎ VÔ QUỸ HƯU TRÍ CÁ NHÂN - ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU ETF

Đầu tư vô 1 rỗ cổ phiếu, top 30-100 cổ phiếu, quỹ ETF, ăn theo index nào đó như SP500 của Mỹ hoặc Vn30 của Việt Nam.


Giá trị gia tăng bình quân của thị trường: 12%/năm

(Tính dùng máy tính tài chính)

Số lần đóng: 20 năm x 12 tháng (N) = 240 lần

Số tiền mỗi lần đóng: 4,000,000 x 26% (PMT) = 1,040,000 VND

Mức gia tăng: 12%, 12/12 tháng = 1 (I/Y)


N = 240, IY = 12/12, PMT = 1,040,000

FV = giá trị tương lai sau 240 lần (20 năm) là: ......... 1,028,825,580 VND


Sau 20 năm bỏ tiền vào quỹ hưu trí đầu tư ETF, người lao động với mức lương 4tr/tháng sẽ được 1,028,825,580 VND. Hơn 1 tỷ VND. Ăn đứt 249tr của tiền BHXH.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

2 Căn Bệnh khiến doanh nghiệp Việt Nam kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư

Cách đây khá lâu khi còn ngồi ghế nhà trường, trong một cuộc tọa đàm giao lưu với những lãnh đạo tiêu biểu, tôi có hỏi một lãnh đạo người Mỹ của một tập đoàn bán lẻ hàng đầu ờ nước này: "Ông có thể giải thích vì sao trong đội ngũ lãnh đạo tập đoàn của ông không có ai là người châu Á không?”.

Câu hỏi “nhạy cảm” của tôi nhận được một câu trả lời không thể thẳng thắn hơn: "Chào bạn, có hai yếu tố tạo xung đột tính cách và văn hóa làm tôi khó hợp tác với những người đến từ thị trường mới nổi: thứ nhất, tầm nhìn ngắn hạn (short-term oriented), thứ hai - thỏa hiệp với số đông (groupthink)”.

Ông ta đã giải thích nhiều lần rằng đó là cảm nhận cá nhân, và hoàn toàn không có chút ý niệm nào về kỳ thị hay phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, câu trả lời làm tôi cảm thấy bị đả kích, xúc phạm và tổn thương tinh thần dân tộc mạnh mẽ… tôi hậm hực và cảm thấy “phán xét” của người này là không công bằng.

Thế nhưng, trớ trêu thay, qua hơn chục năm nay quan sát và trải nghiệm những sóng gió trên thương trường, mỗi ngày tôi càng hiểu ra “thâm ý” của câu nói trên. Nó càng làm tôi thấm thía đến tận xương tủy, ám ảnh và thầm cảm ơn vì ông là một "bác sỹ" chẩn đoán tài ba cho những căn bệnh phổ biến nhất của những người quanh tôi.

1. Bệnh thứ nhất: tầm nhìn ngắn hạn

Tôi còn nhớ ở Sài Gòn một thời rộ lên phong trào mở nhà sách, quán bida, rồi karaoke, đến gần đây là yến sào v.v… cứ đi vài bước là thấy một cửa hàng. Nhưng một khi ồ ạt mở ra thì sẽ bão hòa và rất nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì thua lỗ.

Không phải chỉ thành thị, ở nông thôn cũng thế, năm nay cà phê thắng thì đua nhau trồng cà phê, năm sau tiêu-điều lên thì đốn cà phê mà trồng tiêu-điều. Dạo gần đây cao su “lên hương” thì đi đâu cũng thấy trồng cao su, rồi đến phong trào đào ao nuôi cá nuôi tôm v.v… hệ quả là nông dân mất mùa khóc, được mùa cũng khóc (vì bị thương lái ép giá).

Cái tính “thấy người ta ăn nhộng bốc dòi mà ăn” chả phải chỉ ở những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, ngay cả các tập đoàn lớn hùng mạnh. Các doanh nhân dày dạn kinh nghiệm và được đào tạo bài bản cũng không ngoại lệ. Ngành nào “ăn” là đâm bổ vào, họ chỉ mong “thu hoạch” ngay trong vòng 1-2 năm mà quên đi những rủi ro và các giá trị dài hạn như thương hiệu, uy tín, niềm tin của khách hàng.

Cứ như thế từ trào lưu mở ngân hàng, đến công ty chứng khoán, sàn vàng, rồi bất động sản… hệ lụy của căn bệnh này ai cũng thấy ngày hôm nay, ngày càng trầm trọng!

Ngắn hạn về tầm nhìn không chỉ là cái “bệnh” của dân làm ăn, rất nhiều người được dán cái mác “lo xa” suốt đời ki cóp dành dụm để “về già có của giắt lưng”.

Đây không phải là tầm nhìn xa trông rộng, mà thực chất là sự thiển cận, vì họ nhìn tương lai không qua được cái mái nhà mình. Tiền để một chỗ thì làm sao sinh ra tiền? Và ai bảo tiền để một chỗ thì không rủi ro?

Tầm nhìn ngắn hạn cũng chính là nguyên nhân sâu xa của những tệ nạn tham nhũng, quan liêu vì mỗi anh chỉ có nhiệm kỳ vài năm, phải làm sao cho “lại vốn” nhanh trong nhiệm kỳ mới được! Căn bệnh này, có lẽ còn ở tầm cao hơn khi chúng ta liên tục khai thác đến cạn kiệt các tài nguyên thô, không qua chế biến và bán ra nước ngoài.

Một khảo sát của một hãng nghiên cứu thị trường nước ngoài cho thấy, trên 98% doanh nghiệp Việt Nam không đầu tư vào khâu nghiên cứu và phát triển (R&D), đây cũng là minh chứng hùng hồn cho căn bệnh “ăn xổi ở thì” của doanh nghiệp Việt.

2. Bệnh thứ hai: thỏa hiệp với đám đông

Từ nhỏ học trong trường chúng ta phải mặc đồng phục, tóc tai đồng nhất, làm toán phải đúng công thức và cách trình bày của thầy, làm văn phải theo dàn ý và bài mẫu, đã quen với kiểu thầy cố “mớm chữ” cho mà nhai.

Cái “nếp” từ bé khiến những người có suy nghĩ xuất chúng, khác biệt thường tự động bị đào thải khỏi guồng máy xã hội. Chữ “cá biệt” ở nước ta luôn được hiểu theo nghĩa tiêu cực (??!!). Có thể nhìn lại động lực phát triển khoa học- kinh tế- xã hội trong lịch sử trước nay đều xuất phát từ những con người “cá biệt” sao?

Steve Jobs từng nói: “Tất cả các thiên tài đều là những thằng ngốc, cho đến khi họ tự chứng minh là mình đúng”.

Thỏa hiệp với đám đông là nguồn cội của việc “chọn việc dễ mà làm” (với lý lẽ “vì xung quanh ta họ đều làm vậy”). Dẫn đến việc lựa chọn những mô hình sản xuất kinh doanh dễ kiếm tiền (nhanh) nhất, hệ quả là mất cân đối về cơ cấu kinh tế, tập trung quá nhiều vào các ngành sản xuất cơ bản như sắt thép-xi măng-khoáng sản v.v…

Để rồi hoàn toàn không chú trọng các ngành công nghiệp dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Những ngành “dễ làm” như kể trên có tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thấp do đó chỉ cần một cái “hắt hơi sổ mũi” của kinh tế vĩ mô là bên bờ vực phá sản ngay.

Sự thỏa hiệp với đám đông không những cản trở sự bứt phá để phát triển, còn nguy hiểm hơn khi nó bào mòn các chuẩn mực về đạo đức xã hội.

Ở trong một cộng đồng mà ai cũng vượt đèn đỏ thì việc vượt đèn đỏ trở thành “bình thường”. Trong một lớp học ai cũng ném phao, quay cóp thì một học sinh sẽ cảm thấy gian lận là “không có gì nghiêm trọng”. Trong một cơ quan mà ai cũng tham nhũng thì người không tham nhũng tiêu cực sẽ là kẻ phải ra đi.

Tôi hiểu chúng ta cũng có rất nhiều doanh nhân xuất chúng với tầm nhìn dài hạn, đầy bản lĩnh và giữ gìn chuẩn mực đạo đức kinh doanh.Ở đây tôi chi muốn nói đến số đông, vì số đông tạo nên dòng chảy.
Đọc tiếp »