Hiển thị các bài đăng có nhãn ky-nang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ky-nang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

CON NGƯỜI VÀ 9 CHỈ SỐ CẦN BIẾT (IQ, EQ, CQ, AQ ...)

Để thành công trong công việc và và thành đạt trong cuộc sống, có người cho rằng quan trọng nhất là có chỉ số IQ cao, có người lại cho rằng chỉ số EQ quan trong hơn ..v.v. Vậy, chỉ số IQ, EQ, CQ, ... là gì?
1. IQ (Intelligence Quotient) - Chỉ số thông minh:
Chỉ số thông minh IQ được tính theo công thức: IQ = (AM/AR) x 100. Trong đó AM là tuổi khôn, AR là tuổi thực. Tuổi khôn được xác định qua các nghiệm pháp (Tests) hình vẽ ... để kiểm tra khả năng nhớ, suy đoán, tính toán ...
Chỉ số IQ là một tính trạng số lượng, sự hình thành và phát triển tính trạng này là kết quả tác động cộng gộp của nhiều gen tác động theo cùng một hướng cho nên trị số IQ trong quần thể người là một dãy liên tục theo phân bố Gauss.
Theo Binet phân loại IQ trong quần thể người như sau:
IQ
Biểu hiện
140 trở lên
Thiên tài
120-140
Rất thông minh
110-120
Thông minh
90-110
Trung bình
80-90
Trí tuệ hơi kém
70-80
Trí tuệ kém
50-70
Dốt nát
25-50
Đần độn
0-25
Ngu

Chúng ta mới thấy có những người thật "điêu ngoa", chửi người khác là "ngu", nhưng nghe từ này nhiều rồi nên người nghe ít thấy bị xúc phạm hơn khi họ bị chửi là "đần độn" mặc dù ngu có chỉ số IQ thấp nhất.
2. EQ (Emotional Quotient) - Trí thông minh cảm xúc:
Người ta thường nói "với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn". Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những "thiên tài đơn độc" (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc việc hết sức quan trọng).
EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.
3. SQ (Social Quotient SQ) - Thông minh xã hội:
Rộng hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ).
4. CQ (Creative Intelligence) - Trí thông minh sáng tạo:
Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ). Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.
5. PC (Passion Quotient) - Chỉ số say mê:
Là bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số say mê (Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ).
6. AQ (Adversity Quotient) - Chỉ số vượt khó:
AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao... gọi tắt là chỉ số vượt khó).

AQ là gì? đó là phương thức phản ứng đối với những tình huống khó khăn của cuộc đời; đó là năng lực về phương diện tâm lý, giúp con người tìm ra lối thoát trong những tình huống khó khăm, bế tắc và vượt qua những chướng ngại trên đường đời. AQ là tổng hoà của ý chí và trí tuệ. Dựa vào AQ có thể dự đoán và nhận biết: Trong quá trình theo đuổi mục tiêu, ai là người tích cực tiến thủ, có khả năng khắc phục khó khăn, kiên trì đến cùng, phát huy được tiềm năng và giành được thành công: Ai là người không chịu nổi thử thách và nửa đường bỏ cuộc; Ai là người bó tay đầu hàng và chẳng làm nổi việc gì.

7. SQ (Speech Quotient) - Trình độ biểu đạt ngôn ngữ:
SQ là gì? Đây là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Speech Quotient, có nghĩa là trình độ biểu đạt ngôn ngữ. Chỉ số SQ là thước đo tổng hợp để đánh giá khả năng ngôn ngữ, mức độ biểu đạåt chính xác và hữu hiệu của một cá nhân.
8. MQ (Moral Quotient) - Chỉ số đạo đức:
Nhiều người còn đánh giá phẩm chất cá nhân theo Chỉ số đạo đức (Moral Quotient, MQ). Vấn đề này không cần bàn nhiều vì đã được thừa nhận chung. Bao giờ cụm từ "có đức có tài" cũng đi liền với nhau.
9. StQ (Stupid Quotient) - Chỉ số ngu ngốc:

Một chỉ số rất quan trọng nữa đó là Chỉ số ngu ngốc (Stupid Quotient, viết tắt là StQ) do một người nghi ngờ nhiều về bản thân mình nghĩ ra. Một điều đặc biệt là chỉ số này tồn tại độc lập và không có tương quan gì với các chỉ số kể trên.
------------------------------
AQ (Adversity Quotient) là chỉ số đo khả năng đối xử/quản lý nghịch cảnh, khó khăn, stress, gọi tắt là chỉ số vượt khó. Bên cạnh những đại lượng quá quen thuộc như IQ (chỉ số thông minh) hay EQ (chỉ số cảm xúc), AQ hiện được coi là một trong những chỉ số định lượng các phẩm chất tạo nên thành công của con người.

IQ, EQ đã lỗi thời?

Bạn tự hào về chỉ số IQ (Intelligence Quotient - chỉ số thông minh) của mình. Nó có thể thể hiện trí thông minh "thô" của bạn, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, nó chỉ là 1 yếu tố nhỏ tạo nên thành công.

Manh nha hình thành từ năm 1912, khái niệm IQ đã "thống trị" khá lâu trong quan niệm về thước đo phẩm chất dẫn đến thành công của con người.

IQ, theo quan niệm phổ thông, thường được mặc định song hành với khả năng tư duy. Tuy nhiên, sau này, nhà tâm lý học Howard Garner đã mở rộng khái niệm IQ, khi chứng minh sự tồn tại của 8 dạng thức thông minh khác nhau và các yếu tố này đều ảnh hưởng đến thành công của một người.

Năm 1995, Daniel Goleman đã giới thiệu 1 khái niệm mới: Năng lực xúc cảm (EQ - Emotional Quotient) như một yếu tố cơ bản dẫn đến thành công. Sự phát hiện này giải thích tại sao 1 số người không thông minh lý tính (IQ) nhưng có sự nhạy cảm cao lại thành công hơn những người có chỉ số IQ cao.

Ngoài IQ, EQ và AQ, trong cuốn sách "Thế giới phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21" của nhà báo Thomas L. Friedman, xuất bản lần đầu năm 2005, còn đề cập 2 khái niệm CQ (Curiosity Quotient - Chỉ số tò mò) và PQ (Passion Quotient - Chỉ số đam mê) và coi tổng hợp 2 chỉ số này có thể còn cần thiết hơn IQ (CQ + PQ > IQ).

Năm 1997, nhà tâm lý học người Mỹ Paul Stoltz lần đầu tiên đưa ra 1 khái niệm mới: AQ (Adversity Quotient) trong cuốn sách "Adversity Quotient: Turning Obstacles into Opportunities" (AQ: Xoay chuyển trở ngại thành cơ hội). Trong đó, ông định nghĩa, AQ là đại lượng đo khả năng đối diện và xoay sở của một người trước các thay đổi, áp lực và các tình huống khó khăn.

Trong cuốn sách xuất bản sau đó, Adversity Quotient @ Work, bàn kỹ hơn về vấn đề tương tự, ông giải thích cụ thể hơn cách thức áp dụng khái niệm AQ, để có thể mang lại lợi ích.

Tác giả khẳng định, AQ giải thích tại sao một số người không hẳn thông minh, hay được giáo dục tốt, đồng thời thiếu hiểu biết xã hội, mà lại thành công trong khi nhiều người khác thất bại.

Được viết ra trên cơ sở tích luỹ kinh nghiệm thực tế từ nhiều nghiên cứu với hàng ngàn giám đốc điều hành và nhân viên trong hàng trăm lĩnh vực kinh doanh đa dạng, cuốn sách này đã nhanh chóng trở thành handbook (sổ tay) bí quyết thành công ở nhiều tập đoàn, tổ chức.

Nó cũng được sử dụng trong những bài tập dành cho các VĐV thể thao Olympic, những trường học, những tập đoàn, doanh nghiệp dùng để đào tạo nhân viên.

AQ: Chỉ số vượt khó

Paul Sloltz đã phát triển khá nhiều ý tưởng của mình từ những nhà tâm lý học đi trước, như Abraham Maslow, tác giả của tháp Maslow nổi tiếng; từ Martin Seligman, tác giả của sách "Học lạc quan", và Stephen R. Covey, tác giả của "7 thói quen của người thành đạt".

Nhiều nhà tâm lý đã ủng hộ rất nhiệt tình cho thuyết AQ này. Điều này góp phần khẳng định, việc lượng hóa những phẩm chất tâm lý bậc cao là một điều có thề làm được như đã từng làm với trí tuệ (IQ) và cảm xúc (EQ).

Paul Sloltz cho rằng, những người có AQ thấp thường dễ xúc động và dễ buông xuôi trước nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong khi, những người có AQ cao sẽ ít khi đầu hàng và dễ dàng trở thành lãnh đạo trong tương lai.

Theo 1 cuộc điều tra xã hội học, với hơn 150.000 lãnh đạo doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực trên thế giới, có nhiều người thuộc tuýp Quitter (5-20%), phần lớn thuộc dạng Camper (65-90%), và chỉ có rất hiếm người thuộc dạng Climber.

Ông phân định ra 3 dạng người dựa trên cách thức họ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Đó là: Quitter, Camper và Climber.

1. Quitter: Là những người dễ buông xuôi. Họ dễ dàng nản chí, dễ dàng từ bỏ việc theo đuổi 1 công việc, 1 dự định và cao hơn là 1 mục đích sống. Và, kết quả là thường giữa đường đứt gánh, và nhận thất bại, hoặc kết quả không như ý.

2. Camper: Là những người chịu khó, làm việc chăm chỉ, có ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân, và sẽ làm nhiều thứ để đạt tới 1 mức độ nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ dễ hài lòng và thoả hiệp với bản thân để thấy như vậy là đủ.

3. Climber: Là những người có sự kiên định và hoài bão lớn. Họ luôn học hỏi, rèn luyện bản thân, nỗ lực cố gắng để đạt tới những mức độ tốt nhất có thể trong khả năng. Họ cũng thường là tuýp người không chấp nhận 1 tình thế sẵn có, và tìm cách xoay xở để cải thiện nó tốt hơn.

Theo đó, ông coi chỉ số đo khả năng vượt qua những điều kiện khó khăn là yếu tố lớn nhất trong những phẩm chất tạo nên sự thành công cho con người.

Theo Paul Sloltz, chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính là một chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:

1. Đối diện khó khăn

2. Xoay chuyển cục diện

3. Vượt lên nghịch cảnh

4. Tìm được lối ra

Theo quan niệm của nhiều người, IQ và EQ là những khái niệm "fix", có nghĩa là phần nhiều thuộc về "thiên phú", khó có khả năng thay đổi. Trong khi đó, AQ là đại lượng có thể được rèn luyện để "cải thiện, nâng cấp".

Còn bạn, đã bao giờ bạn tự định lượng chỉ số AQ của mình?

Chúc bạn hãy biết phát huy các chỉ số của mình!
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

HỌC CÁCH THUYẾT PHỤC KHÁCH HÀNG TỪ PHIM SÓI GIÀ PHỐ WALL

Jordan Belford nói rằng: “Người bán hàng giỏi là người cho khách hàng nhìn thấy tầm nhìn của bạn”.

Khi gặp một người khách hàng mới, bạn có 4 giây để vẽ chân dung về bản thân của bạn với khách hàng:

1. Thông minh, nhạy bén

2. Nhiệt tình máu lửa

3. Chuyên gia trong lĩnh vức của bạn.

Ngay trong 4 giây đó mối quan hệ được phát triển ngay lập tức ở cấp độ tiềm thức bởi vì mọi người không mua hàng hoặc mua tầm nhìn của bạn vì những lý do mà bạn đưa ra. Người ta mua hàng hoặc làm kinh doanh với bạn vì họ nghĩ rằng bạn có thể giúp họ đạt được mục tiêu của mình.

Và khách hàng sẽ sẵn sàng mua hàng hay mua tầm nhìn của bạn khi họ nhìn thấy được cả ba điều này:

1. Họ yêu sản phẩm của bạn hoặc thích những gì bạn đang cung cấp

2. Họ tin tưởng và thích bạn

3. Họ tin tưởng và thích công ty bạn.

Nếu cả ba điều này đưa cho khách hàng một lúc, họ sẽ tin tưởng và quyết định với bạn nhanh hơn. Và tất cả những điều đó bạn phải tạo ra để cho khách hàng thấy được.

Ngoài ra, Jordan chia sẻ 3 yếu tố ảnh hướng đến việc bán hàng: 45% là ngữ điệu, 45% là ngôn ngữ hình thể, 10% là lời nói.

Hãy xem video này vì nó sẽ hữu ích cho bạn!
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Những yếu tố nào góp phần làm nên thành công của GĐ Marketing?

Một giám đốc marketing giỏi hội tụ rất nhiều yếu tố song yếu tố quan trọng vẫn là tạo được niềm tin trong lòng khách hàng, giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp mình thông qua những chương trình hành động cụ thể, một bản kế hoạch tốt phải đi kèm với hiệu quả công việc, tạo được hình ảnh của DN trong lòng khách hàng đó chính là kết quả của quá trình hoạch định, nghiên cứu thị trường, khảo sát và đánh giá được những tiềm năng, những mặt tích cực, thuận lợi và chuyển đổi những cái hạn chế, cái yếu làm tiền đề cho sự phát triển thông qua những hoạt động của bộ phận Marketing cũng như sự phối hợp nhịp nhàng, khéo léo, sự giao thoa gữa các bộ phận kinh doanh, marketing và sự đồng bộ, nhất quán.

Một giám đốc Marketing giỏi ngoài yếu tố về mặt tố chất, sự nhạy bén và đáp ứng được mong đợi của khách hàng thông qua những bản kế hoạch và quá trình vận dụng khả năng, sự thích ứng và đáp ứng được tất cả những gì mà thị trường đang cần thông qua quá trình nghiên cứu, đánh giá và khả năng nhìn nhận vấn đề để mỗi một sản phẩm, một dịch vụ hay một chương trình của công ty đưa ra phải đáp ứng được những tiêu chí của thị trường mà mấu chôt vẫn là thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Lấy khách hàng làm trung tâm của mọi hoạt động thông qua đó G Đ Marketing có những chương trình phù hợp và phát triển thị trường rộng khắp đó là kết quả của quá trình nghiên cứu, đánh giá và xúc tiến thực hiện đúng lúc, đúng địa điềm và đáp ứng được mong đợi của thị trường.

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Kinh tế, nợ công nước ngoài khác Việt Nam



1- xứ lùa tin rằng với đống tài nguyên cạn kiệt sẽ giúp đời con cháu bằng cách nào đó đảo nợ thành công giống như một số người tử tế đã từng làm
2 - xứ lừa tin rằng nợ thi kệ bố nó, h kêu lên có khi xộ khám như chơi, nên thôi nhà cháy rồi cứ an ủi nhau vậy, tăng giá lạm phát vài bữa là đủ sống, cùng lắm rút vốn ra từ mấy con bò sữa trả chút nợ cho các anh đỡ đến đòi, tiền chuyển panama với thụy sỹ là được ai biết mà ra đấy khám
3 - xứ lừa tin rằng với đống việc làm cho nhà thầu trung cộng thắng thầu với giá rẻ nhất, lại quả nhiều nhất, thời gian lâu nhất, hỏng nhanh nhất, sửa nhiều nhất và đội vốn nhiều nhất, tất cả đống di sản của tàu cộng ở khắp các tỉnh thành bằng cách nào đó sẽ phát triển được kinh tế XHCN
4 - xứ lừa tin rằng với cái đống GDP khổng lồ trên báo là tiền mình, nhưng đất mình dân mình làm và tiền thì xứ hùm lang nó hưởng, nhưng thôi cho vào báo cáo cho nó tăng trưởng cho dân khen
5 - xứ lùa tin rằng vay ưu đãi viện trợ là không hoàn lại, là ta nghèo ta có quyền được trợ cấp, sao mà phải giàu lên nó cắt hết thì lại méo mồm, cứ vay đi đời sau sẽ có cách, thôi làm cảng cho mỹ cũng tốt mà, nó xóa nợ cho
6 - xứ lừa tin rằng cho mấy cái lý thuyết GDP với cả CPI, 65% trần nợ công đem ra dọa dân lừa thì dân tin, họp quốc hội ra chính sách như kiểu mua thêm máy bay trong khi nhà còn đang thủng dột lỗ chỗ




Nếu có ai hỏi các bạn nợ công Việt Nam khác với nợ công các nước khác như thế nào, thì bạn nên nói những lời sau đây:

1. Uy tín tín dụng của Việt Nam cực kỳ thấp
2. Ngân sách Việt Nam chủ yếu dành để duy trì bộ máy hành chính, chứ không phải phát triển hạ tầng hay các chương trình an sinh xã hội.
3. Những đồng nợ đó được dùng vào những việc không tạo ra giá trị, nên gần như không có khả năng trả nợ. Cách duy nhất để trả là vay thêm.
4. Nợ công không bao gồm tiền ODA, tiền viện trợ, hầu hết các công trình cơ sở hạ tầng đều được xây bởi vốn ODA.
5. Chi phí xây dựng ở Việt Nam cao gấp 20-30 lần nước khác. Vì sao thì tự hiểu nhé.
6. Tiền Việt Nam Đồng có giá trị rất thấp.
7. Chính người dân Việt Nam còn không tin vào giá trị trái phiếu, nếu chính người dân không tin thì người nước ngoài sẽ tin?
8. Kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào bất động sản (bán đất), khai thác tài nguyên, ODA và kiều hối.


Chỉ nhận xét được nhiêu đó.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

CÁCH MÀ MỘT ÔNG CHỦ THỰC SỰ DÙNG ĐỂ LÔI KÉO KHÁCH HÀNG



Một bà lão đi chợ mua đồ, đi qua bốn hàng hoa quả. Bốn cửa hàng ngay sát nhau, nhưng bà lão lại bỏ qua hàng thứ nhất và thứ hai để mua ở cửa hàng thứ 3 để mua 1 cân, nhưng kì lạ ở chỗ sang hàng thứ 4 bà lại mua thêm 2 cân. Câu chuyện diễn ra như sau:



1.Cửa hàng số 1

Bà lão đi mua đồ, đi qua một hàng táo, bà hỏi chủ cửa hàng: “Táo này như thế nào vậy?”
Chủ hàng trả lời: “Táo nhà tôi rất ngon, vừa to vừa ngọt!”
Bà lão lắc lắc đầu liền rời đi.

[Bài học rút ra: Chỉ biết nói tốt về sản phẩm của mình mà không hỏi nhu cầu khách hàng, thì cũng chỉ là giới thiệu vô ích, không thể bán được hàng.]

2. Cửa hàng số 2

Bà lão đi đến hàng tiếp theo, hỏi: “Táo ở đây chua hay ngọt?”
Chủ tiệm có chút bối rối nói: “Sáng nay tôi mới nhập hàng, vẫn chưa kịp nếm thử, nhìn vỏ đỏ thế này có lẽ là táo ngọt.”
Bà lão không nói câu nào bỏ đi.

[Bài học rút ra: Cần phải hiểu về sản phẩm của mình, tự bản thân trải nghiệm sản phẩm của mình mới có thể bán hàng. Nếu chỉ là những kiến thức lí thuyết về mặt hàng, sẽ không thể ứng phó được với khách hàng.]



Cuộc sống - Bà Lão Đi Mua Táo Và Bài Học Kinh Doanh Quá Xuất Sắc

3. Cửa hàng số 3

Chủ hàng bên cạnh thấy vậy mới gọi bà lão: “Bà ơi, bà cần loại táo gì, bên chúng con táo gì cũng có cả!”
Bà lão: “Tôi muốn mua loại nào chua một chút.”
Chủ tiệm: “Loại táo này khá chua, bà muốn mua bao nhiêu cân?”
Bà lão: “Vậy lấy cho tôi 1 cân đi.”

[Bài học rút ra: Nắm được nhu cầu của khách hàng, nhưng mục đích sau cùng của khách hàng là gì? Chủ hàng đã mất đi một cơ hội bán hàng, khi khách hàng tự mình quyết định mua, số lượng hàng bán được đương nhiên sẽ không lớn.]

4. Cửa hàng số 4

Lúc này bà lão lại nhìn thấy một hàng hoa quả mới đến hỏi thử: “Táo này ngon không vậy?”
Chủ hàng: “Táo nhà con rất ngon, xin hỏi bà muốn mua loại táo gì?”

[Hỏi thăm nhu cầu khách hàng]

Bà lão: “Tôi muốn loại nào chua một chút.”
Chủ hàng: “Mọi người khi mua táo thường thích mua loại ngọt, sao bà lại muốn mua loại chua?”

[Hỏi kĩ hơn về nhu cầu khách hàng]

Bà lão: “Con dâu tôi mang bầu, muốn ăn táo chua một chút”

Chủ hàng: “Bà thật chu đáo với con dâu, nhất định con dâu bà có thể sinh một cậu bé khỏe mạnh.” Vài tháng trước ở đây cũng có hai nhà sinh con, họ đều đến cửa hàng nhà con mua táo. Bà đoán xem, cả hai nhà đều sinh con trai. Bà muốn mua mấy cân?

[Bài học rút ra: Lời khen vừa phải, kéo gần khoảng cách. Kể lại lịch sử bán hàng, lấy thêm bằng chứng của người thứ 3. Xây dựng câu chuyện, hướng đến mong muốn của khách hàng. Kết thúc bằng câu hỏi, ngầm khẳng định giao dịch, bán đúng thời điểm, lúc cần tung hàng liền lập tức tung hàng.]

Bà lão: “Lấy cho tôi 2 cân đi!”
Chủ tiệm khiến bà lão vui vẻ. Chủ tiệm lại giới thiệu thêm bà lão một số mặt hàng khách ở cửa tiệm.

Chủ hàng: “Cam này cũng rất tốt cho bà bầu, chua rôn rốt lại có rất nhiều vitamin và dinh dưỡng.Nếu bà mua cho con dâu thêm ít cam này, cô ấy nhất định sẽ rất vui!”

[Bài học rút ra: Khách hàng vui vẻ, mọi việc đều tốt đẹp. Không để đối phương có cơ hội, lập tức làm tăng thêm đơn hàng.]





Bà lão: “Vậy sao! Vậy lấy thêm 3 cân cam nữa đi.”

Chủ hàng: “Bà thật tốt với con dâu, con dâu bà thật đúng là có phước!”

[Bài học rút ra: Biết nịnh có chừng mực, không cần tâng bốc lên tận mây xanh. Tạo sức hấp dẫn cho người mua.]

Chủ hàng khen ngợi bà lão, rồi lại nói hàng nhà mình hàng ngày mấy giờ có hàng mới, mỗi ngày đều bán hết sạch hàng, bảo đảm tươi mới

Bà lão vui vẻ nói: “Nếu như ăn ngon, tôi bảo bạn bè đến đây mua”. Rồi bà cầm túi hoa quả, hài lòng trở về nhà.

[Bài học rút ra: Đã bán được đơn hàng, để khách hàng thoải mái, nếu như ăn ngon, mời bà lần sau lại đến đây mua, xây dựng hệ thống khách hàng trung thành.]

Vậy người bán hàng cần “bán” điều gì?

1. Khách mới bán sự lễ phép

2. Khách quen bán sự nhiệt tình

3. Khách vội bán sự hiệu quả

4. Khách thong thả bán sự kiên nhẫn

5. Người có tiền mua cao quý

6. Người ít tiền mua thiết thực

7. Khách hào sảng mua nghĩa khí

8. Khách ăn chơi mua xu hướng

9. Kẻ tiểu nhân bán lợi ích

10. Người hưởng thụ bán phục vụ

11. Người kén chọn bán tiểu tiết

12. Người phân vân bán sự bảo hành
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Hitler thao túng người dân Đức bằng cách nào - Mười chiến lược thao túng đám đông

**Có bao giờ bạn hỏi vì sao một dân tộc văn minh và hiện đại như Đức, thời bấy giờ là một trung tâm kinh tế, lại bị thao túng bởi Hitler và Đảng Quốc Xã không? Bài học này tới giờ vẫn còn làm nhiều người khó hiểu.

Theo Noam Chomsky thì có 10 cách để thao túng đám đống và khiến họ đi theo mình. Nếu nhìn về quá trình lên cầm quyền của Hitler thì ông ta và Đảng Quốc Xã đã thực hiện rất bài bản và chuyên nghiệp. - Ku Búa **

[Mười chiến lược thao túng đám đông]

Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học, triết học, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, xây dựng một danh sách mười chiến lược thao túng đám đông mà ông quan sát được qua các phương tiện truyền thông:

1 / Chiến lược phân tâm

Yếu tố thiết yếu của việc kiểm soát xã hội, chiến lược chuyển hướng bao gồm chuyển hướng sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề quan trọng và những thay đổi do giới tinh hoa chính trị và kinh tế quyết định, thông qua việc đưa ra một loạt thông tin tràn ngập liên tục nhưng ít có ý nghĩa. Chiến lược phân tâm cũng rất quan trọng nhằm ngăn cản công chúng tiếp cận những kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, tâm lý học, sinh học thần kinh, và điều khiển học. "Hãy làm phân tâm sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề xã hội thiết thực, hấp dẫn họ bằng những vấn đề không quan trọng. Tiếp tục làm họ bận rộn, bận rộn, bận rộn, không có thời gian để suy nghĩ, và trở lại chuồng với các động vật khác. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

2/ Tạo ra vấn đề và sau đó cung cấp các giải pháp

Phương pháp này còn được gọi là "vấn đề-phản ứng-giải pháp." Đầu tiên, người ta tạo ra một vấn đề, một "tình huống" dự định để gây nên phản ứng nhất định đối với công chúng, khiến công chúng yêu cầu thực thi các biện pháp mà kẻ thao túng muốn công chúng chấp nhận. Ví dụ: để cho bạo lực đô thị phát triển, hoặc tổ chức các cuộc tấn công đẫm máu, để công chúng yêu cầu luật về an ninh với giá phải trả là quyền tự do hạn chế. Hoặc tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mà sự suy giảm các quyền xã hội và loại bỏ các dịch vụ công được chấp nhận như một “điều ác cần thiết”.

3 / Chiến lược suy giảm dần

Để chấp nhận một biện pháp khó chấp nhận, đơn giản là chỉ việc áp dụng nó dần dần trong khoảng thời gian 10 năm. Đó là cách mà theo cách này các điều kiện kinh tế xã hội mới hoàn toàn (theo chủ nghĩa tân tự do) đã được áp đặt trong những năm 1980-1990. Thất nghiệp tràn lan, bấp bênh, tính linh hoạt, phi địa phương hóa, tiền lương không còn có thể đảm bảo một thu nhập xứng đáng, nhiều thay đổi như vậy có thể đã mang lại một cuộc cách mạng nếu như được áp dụng đột ngột.

4 / Chiến lược trì hoãn

Một cách khác để những quyết định không được lòng dân được chấp nhận là trình bày nó như là một "đau đớn nhưng cần thiết", đạt được sự chấp nhận của công chúng trong hiện tại cho việc áp dụng trong tương lai. Luôn luôn là dễ dàng hơn nếu chấp nhận sự hy sinh trong tương lai thay vì ngay lập tức. Trước tiên, bởi vì những hiệu quả này không xảy ra ngay lập tức. Thứ hai, bởi vì công chúng vẫn có xu hướng mong đợi một cách ngây thơ rằng "tất cả mọi thứ sẽ tốt hơn vào ngày mai" và rằng sự hy sinh cần thiết có thể tránh được. Cuối cùng, nó cho phép công chúng có thời gian làm quen với ý tưởng về sự thay đổi và chấp nhận nó miễn cưỡng khi thời điểm đến. Vdu: một đạo luật đánh thuế hay thu phí sẽ không áp dụng bây giờ mà áp dụng sau đó từ 6 tháng đến 1 năm.

5 / Nói với công chúng như nói với trẻ em còn ít tuổi

Hầu hết các quảng cáo nhằm vào công chúng sử dụng một diễn ngôn, lý luận, nhân vật ,và phong cách “trẻ con hóa” (infantilizing) , như thể người xem là một đứa trẻ nhỏ tuổi hoặc tâm thần khuyết tật. Chúng ta càng tìm cách đánh lừa người xem thì càng sử dụng một phong cách “trẻ con hóa” . Tại sao? "Nếu người ta nói với một người như nói với một đứa trẻ 12 tuổi, thì do ám thị, người này với một xác xuất lớn sẽ trả lời hoặc phản ứng giống như lập luận của một đứa trẻ 12 tuổi. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

6/ Kêu gọi tình cảm hơn là lý trí

Kêu gọi tình cảm là một kỹ thuật cổ điển khiến người ta bỏ qua các phân tích lý tính hay các lý luận phê bình. Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ cảm xúc mở cánh cửa cho vô thức để đưa vào các ý tưởng, ham muốn, sợ hãi, xung động, hoặc hành vi …

7 / Duy trì công chúng trong tình trạng ngu độn

Làm sao để công chúng không có khả năng hiểu biết về kỹ thuật và các phương pháp được sử dụng để kiểm soát và nô lệ họ. "Chất lượng giáo dục cho các tầng lớp thấp kém hơn phải là kém nhất, do đó hố sâu ngăn cách dốt nát cách biệt giữa tầng lớp thấp với tầng lớp thượng lưu luôn tồn tại và mãi khó hiểu đối với tầng lớp thấp hơn.”(Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

8/ Khuyến khích công chúng thỏa mãn trong trạng thái tồi tệ

Khuyến khích công chúng cảm thấy “thú vị” (cool) đối với những thứ tồi tệ, tầm thường, vô học.

9 / Thay thế sự phản kháng bằng cảm giác tội lỗi

Làm các cá nhân tin rằng duy nhất mình chịu trách nhiệm cho sự bất hạnh của mình, vì thiếu thông minh, khả năng, hay nỗ lực. Vì vậy, thay vì nổi loạn chống lại hệ thống kinh tế, cá nhân tự phá giá và cảm thấy tội lỗi, tạo ra trầm cảm, điều này gây nến tình trạng suy sụp mà một hiệu quả là sự ức chế hành động. Và không có hành động, không có phản kháng! …

10 / Biết từng cá nhân tốt hơn so với họ biết mình

Trong 50 năm qua, những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học đã tạo ra một hố ngăn cách ngày càng tăng giữa kiến thức công chúng và kiến thức do tầng lớp tinh hoa cầm quyền nắm giữ và sở hữu. Nhờ vào tiến bộ cách ngành sinh học, sinh học thần kinh và tâm lý học ứng dụng, “hệ thống” đã đạt được kiến thức tiên tiến về con người, cả về thể chất và tâm lý. Hệ thống đã hiểu một các nhân bình thường hơn là họ hiểu bản thân mình. Điều này có nghĩa rằng trong nhiều trường hợp, hệ thống có quyền kiểm soát và nhiều quyền lực với cá nhân hơn so với cá nhân đối với chính họ.
xem thêm: https://www.facebook.com/cafekubua/videos/780617332071783/
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Bạn mất gì khi tham công tiếc việc?

Chuyên gia nghề nghiệp Caroline nói: “Bạn làm việc chăm chỉ, bạn sẽ đạt được mục tiêu và nếu bạn cố gắng nhiều hơn nữa thì thành công sẽ gõ cửa nhà bạn nhanh hơn. Nhưng trên thực tế, những người “tham công tiếc việc” lại mất nhiều hơn là được”.

Vô tình trờ thành người “vô” tổ chức

Bạn liên tục ở lại muộn và đến sớm để giải quyết mọi công việc. Thoạt nhìn thì đây là một việc làm tốt, cho thấy sự chăm chỉ và cần mẫn của bạn. Tuy nhiên, nếu sự việc này diễn ra một cách thường xuyên và trở thành phong cách riêng của bạn thì kết quả sẽ khiến bạn thất vọng. Bởi, sếp sẽ cho rằng bạn là người vô tổ chức và làm việc kém hiệu quả. Đó là lời lý giải cho sự lộn xộn về thời gian và mức độ làm việc “khác người” của bạn.
Ông Dave Cheng, huấn luyện viên của trung tâm nghề nghiệp Athena nói: “Tập trung vào công việc đó là cách thức tuyệt vời để hoàn thành công việc nhưng bạn cần quan tâm tới thời gian. Đóng khung và lên lịch một cách hợp lý. Nếu bạn là người cầu toàn và muốn phấn đấu nhiều hơn nữa hãy đề xuất với ban quản lý về thời gian làm việc. Tuy nhiên, có một điều bạn cần biết đó là chất lượng công việc không phụ thuộc vào thời gian làm việc mà phụ thuộc vào năng lực bản thân”.

Xa dần các mối quan hệ

Khi bạn “tham công tiếc việc” bạn sẽ mất dần các mối quan hệ. Thứ nhất, bạn sẽ không còn thời gian chia sẻ cho gia đình. Điều này khiến cho mối quan hệ giữa bạn và những người thân ngày càng trở nên xa cách. Thứ hai, bạn bè và đồng nghiệp bỗng nhiên trở thành người “vô hình” trong mắt bạn vì giờ trong bạn chỉ có ba từ công việc, công việc và công việc.

Thêm vào đó, sự “tham công tiếc việc” của bạn còn là ngòi châm cho mâu thuẫn bùng nổ một cách mạnh mẽ. Bạn luôn là ngươi chăm chỉ, bạn luôn đến sớm về muộn, bạn hoàn thành công việc một cách xuất sắc, trong mắt sếp bạn giống như một con “sâu việc” và điều này mang lại lợi ích cho sếp. Sếp vui bạn sẽ là người có lợi. Nhưng, trở thành cánh tay phải của sếp đồng nghĩa với việc bạn sẽ rơi vào “tầm ngắm” của đồng nghiệp. Đồng nghiệp sẽ ghen tỵ với bạn, đố kỵ với bạn và luôn tìm cách “dìm” bạn xuống. Dẫu cho việc làm của bạn là đúng, là cống hiến và lao động hết mình nhưng cách bạn thể hiện lại không mang lại kết quả xứng đáng cho những công sức bạn bỏ ra.

Khó cảm nhận được những điều tuyệt vời từ cuộc sống

Cũng theo Dave Cheng: “Bạn hãy tự hỏi lòng mình rằng bạn làm việc để sống hay sống để làm việc? Nếu bạn sống để làm việc thì bạn quả là một con người vĩ đại. Bạn cống hiến hết mình và bỏ qua những thú vui đời thường. Tất cả những gì bạn cho là ý nghĩa, là thiêng liêng cao quý chính là công việc. Đáp lại sự hy sinh này của bạn là sự cô đơn, lạc lõng dẫu cho công việc có thể đưa bạn đến đỉnh cao của vinh quang nhưng sau đó bạn chỉ có thể chia sẻ niềm hạnh phúc lớn lao này với công việc, công việc và chỉ công việc mà thôi”.

Nếu bạn là người làm việc để sống, bạn sẽ biết cách hưởng thụ thành quả mình đã có, trân trọng những gì mình đang có và nắm bắt cơ hội mình sẽ có. Người thành công là người biết cách cân bằng cuộc sống giữa sự nghiệp và gia đình, dung hòa mâu thuẫn và khéo léo giải quyết công việc.

“Bạn biết không quà tặng cuộc sống luôn đến từ những điều bình dị nhất, nhỏ nhoi nhất mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Bạn chỉ có thể dùng con tim để cảm nhận. Cuộc sống không được là bao vì vậy hãy tận dụng từng phút giây mà mình đang có để vun đắp tình cảm, vun đắp những giá trị nhân bản thiêng liêng. Đó mới là cái gốc, là ngọn lửa và là điểm tựa nâng đỡ bạn mỗi lúc bạn gặp khó khăn”. Dave chia sẻ.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

7 cách nhận biết đối tác Nhật không đáng tin

Một trong những điều kiện quan trọng để mang lại thành công là được làm việc với đối tác đáng tin cậy.

Cho dù được giao dịch với một công ty có uy tín nhưng nếu gặp người phụ trách không đáng tin cậy thì công việc kinh doanh cũng không thể thành công như mong đợi. Chính vì vậy, việc cần thiết là vừa tiến hành thương lượng, vừa phải phán đoán đối tác là người đáng tin cậy hay không.

Nhìn từ những hành động khi đàm phán thương lượng, các chuyên gia Nhật đã thống kê một số đặc trưng của đối tác Nhật Bản không đáng tin. Nếu đối tác chỉ có một trong những điểm yếu trên thì không vấn đề gì. Nhưng bạn nên cân nhắc nếu họ có từ hai, ba điểm yếu trở lên.

Trong khi nói chuyện, hay nói chen ngang

Người Nhật Bản thường không giỏi tranh luận, vì họ cho rằng người lịch sự là những người “lắng nghe người nói từ đầu đến cuối,, hiểu cảm xúc của người nói, cảm thông với họ”. Với những đối tác không hiểu được lễ nghi đó thì chắc chắn họ không chỉ không nghĩ đến đối phương mà còn coi ý kiến của bản thân là quan trọng hơn cả.

Đối với việc gì cũng nói “Tôi có thể”

Đặc biệt đối với nhân viên bán hàng, sẽ có nhiều người có xu hướng không bao giờ nói “Tôi không thể làm được” chỉ để có được hợp đồng. Chắc chắn có nhiều người muốn đặt niềm tin vào những đối tác tự tin khẳng định “Tôi có thể làm được” trước những nguyện vọng được đưa ra. 

Nhưng nếu cái gì cũng nói “Tôi có thể làm được” thì chẳng phải thật nguy hiểm khi tin tưởng những người như vậy hay sao. Bởi kết quả sau khi hoàn thành của những người như vậy thường rất thấp.

Bạn hãy tin tưởng đối tác một khi họ nói rõ ràng cái gì làm được cái gì không và luôn cố gắng xác nhận cẩn thận những điều kiện cần thiết để hoàn thành tốt.

Không nói “Tôi không biết”

Đừng tin tưởng những người luôn trả lời “Tôi biết” với tất cả những câu hỏi ở các lĩnh vực khác nhau. Tất nhiên, cũng có nhiều người sở hữu khối tri thức phong phú nhưng khi được hỏi rộng hơn thông thường sẽ có những trường hợp trả lời biết hoặc không biết cụ thể. Với những người lúc nào cũng trả lời “Tôi biết” đa phần họ còn không biết đến lĩnh vực mà cần phải đưa ra tư vấn. 

Nếu bạn nghe theo tư vấn từ những người này, xác suất thất bại còn cao hơn nhiều. Và cũng chỉ những người này sẽ đưa ra nhận xét “Tôi đã nghĩ là sẽ thất bại” khi biết được kết quả.

Khi thảo luận, nói to thể hiện sự phấn khởi.

Người Nhật Bản là những người điều khiển cảm xúc khá tốt, trong bất kỳ tình huống nào họ đều được dạy rằng cần phải làm thế nào để bình tĩnh nói chuyện mới thể hiện sự trưởng thành về tinh thần. Mặc dù luôn được giáo dục như vậy nhưng vẫn có nhiều người không thể suy nghĩ và quyết định đúng đắn khi bị chi phối bởi cảm xúc.

Dùng nhiều lần từ “marketing”

Trong tiếng Nhật cũng có thuật ngữ “marketing”. Nhưng đó không phải là từ tiếng Nhật thích hợp bởi nó mang ý nghĩa rất rộng. Nó có thể được sử dụng với nhiều ý nghĩa trong khảo sát, phân tích, kế hoạch cho một sản phẩm thậm chí dùng khi nói đến chiến lược kinh doanh. 

Phần nhiều những người sử dụng thuật ngữ rộng như “marketing” với mục đích che giấu sự nông cạn về kiến thức của bản thân.

Trả lời câu hỏi dài dòng

Những người như vậy đa phần là người không hiểu suy nghĩ của đối phương. Nếu họ đã không hiểu cái bạn đang muốn biết thì thường bạn sẽ chỉ nhận được những thông tin không có giá trị với bạn trong những câu chuyện dài dòng. Thậm chí, họ còn không trả lời phần bạn muốn hỏi.

Tất nhiên, cũng có những trường hợp bạn nhận được câu trả lời dài với rất nhiều thông tin bổ sung hữu ích, như vậy đối phương là người hiểu ý bạn và có sự quan sát tinh tế. Đó quả thực là người xuất sắc mà bạn nên hợp tác.

Nói chuyện với tốc độ nhanh

Người ta vẫn đánh giá những người nói nhanh là người tư duy nhanh nhạy. Nhưng tư duy nhanh nhạy đến đâu mà không truyền đạt chính xác đến đối phương thì cũng không có ý nghĩa gì cả. 

Những người chọn lọc ngôn từ để bạn hiểu hoàn toàn nội dung, nói chuyện dễ nghe là những đối tác kinh doanh giỏi và phù hợp với lối suy nghĩ của bạn
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

3 bí quyết thành công của nữ giám đốc Google Việt Nam

Dám đương đầu với thách thức, làm những thứ mình thích, biết cách đặt câu hỏi là những yếu tố giúp bạn trẻ vững bước trên con đường sự nghiệp.

Nguyễn Phương Anh, Giám đốc tiếp thị Google châu Á Thái Bình Dương phụ trách thị trường Việt Nam, đã có bài chia sẻ với khán giả là sinh viên, nhà khởi nghiệp tại hội chợ khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ - Saigon Tech Startup Fest – tổ chức hôm 12/3 tại Dinh Thống Nhất (TP.HCM). Như những diễn giả khác, bài nói chuyện của nữ giám đốc tại Google được trình bày bằng tiếng Anh, mặc dù cô nói rằng cô có thể nói tiếng Việt, nhưng môi trường startup hiện nay cần những người có thể sử dụng tốt tiếng Anh nên cô nói bằng ngôn ngữ toàn cầu này.
Mở đầu bài trình bày, Phương Anh cho biết cô được nhận vào Google mà không phải là một người quá am hiểu về công nghệ. Vì Google đề cao sự khác biệt của mỗi nhân viên, đồng thời đánh giá cao thái độ và cách suy nghĩ về các vấn đề của nhân viên.
Nguyễn Phương Anh
Nguyễn Phương Anh, Giám đốc tiếp thị Google phụ trách thị trường Việt Nam, tại buổi hội nghị hôm 12/3 - Ảnh: H.Đ
Phương Anh mở một đoạn video clip quay lại cảnh làm việc của các nhân viên tại Google, cho thấy sự đa dạng trong chủng tộc, giới tính, và cách suy nghĩ vượt giới hạn của những người này. Trong clip, nhiều phụ nữ, nam giới, nhiều màu da đang làm việc với các dự án của mình, có người nói muốn làm điều khác biệt, có phụ nữ thì đang thích thú với chiếc xe tự lái của mình, có người nói về tham vọng làm sao để mang internet cho 5 tỷ người trên hành tinh, có phụ nữ ước muốn mọi người trên trái đất đều nói được bất kỳ ngôn ngữ nào… Phương Anh kết luận, cô thích nhất một câu nói mở đầu video, rằng Google là một tập hợp những đứa trẻ (a bunch of kids). Ví dụ có Google đã bắt đầu từ một văn phòng đặt trong garage nhà một người bạn của hai nhà sáng lập.
“Nếu bạn và hai người sáng lập hiện đang ngồi ở nhà, trong một căn phòng nhỏ để viết code thì điều này có thể làm nên chuyện trong một ngày nào đó. Mọi thứ bắt đầu từ nhỏ nhặt và khiêm tốn không có nghĩa là bạn không thể tạo ra thứ gì đó lớn lao”, Phương Anh nói.
Với kinh nghiệm của mình, nữ giám đốc tiếp thị tại công ty tìm kiếm lớn nhất thế giới đã đúc kết 3 điều cần thiết có thể giúp bạn trẻ trên con đường sự nghiệp.Một là, phải nắm lấy thách thức và tạo sự khác biệt. “Dù nó là sản phẩm gì đi chăng nữa, vấn đề là bạn có làm nó khác biệt hay không. Nó có làm thay đổi cộng đồng hay không, không cần thiết là cả khu vực Đông Nam Á, hay châu Á Thái Bình Dương, mà có thể chỉ là một thành phố ở Việt Nam”, cô nói.
Google đề cao sự khác biệt của mỗi nhân viên, đồng thời đánh giá cao thái độ và cách suy nghĩ về các vấn đề của nhân viên.
“Làm gì đó khác biệt có thể làm bạn sợ hãi lúc đầu, nhưng chắc chắn bạn sẽ được đi trên con đường chưa ai từng đi”. Phương Anh dẫn một ví dụ mà cô nói rất tâm đắc chính là sự kiện Columbus phát hiện ra châu Mỹ vào những năm 1400. Phương Anh cho rằng nếu Columbus không có khát khao đi tìm con đường tốt nhất để đến Ấn Độ thì họ đã không khám phá ra châu Mỹ.
Cô cho biết những người làm startup thời điểm này cũng giống như những nhà khám phá thời xưa. “Bạn đi ra biển và không biết đi điều gì sẽ xảy đến với mình, những cơn giông bão, sóng thần,… bạn có thể muốn quay trở lại, hay có thể bị chìm, nhưng dĩ nhiên bạn cũng có thể làm được những thứ lớn lao chưa ai từng làm được”.
Yếu tố thứ hai Phương Anh chia sẻ với bạn trẻ, là làm được những thứ thú vị mà mình thích. Những người thành công hiện nay đều đã phải chọn giữa một công việc được trả lương cao và ổn định, với một công việc khác khó khăn hơn một chút nhưng ảnh hưởng mà nó tạo ra là đủ lớn, và những gì họ có thể học là rất giá trị cho con đường sự nghiệp của họ.
Điều cuối cùng và rất quan trọng là biết cách đặt câu hỏi, Phương Anh cam đoan. “Trong khoảng 5 năm làm việc ở Việt Nam, tôi nhận ra rằng mọi người không thích đặt câu hỏi. Họ được bảo gì làm nấy, không ai hỏi lại tôi rằng cách làm này có đúng không, làm sao để có cách làm tốt nhất. Ví dụ để giải quyết vấn đề tai nạn giao thông, ngoài các cách làm hiện nay thì còn cách làm nào tốt hơn không? Nếu bạn không biết cách đặt câu hỏi cho các vấn đề, mọi thứ sẽ không thể tiến lên”.
Tại Google các câu hỏi luôn được đặt ra, và mọi người tìm cách giải quyết vấn đề. Đó chính là cách Google đã được tạo ra.
Ví dụ Google từng đặt ra câu hỏi rằng, giữa vô vàn thông tin trên mạng, làm sao để giúp người dùng tìm thấy và dễ tiếp cận những thông tin đó. Và đó là lý do bộ máy tìm kiếm của Google ra đời, Phương Anh cho biết. Hay như Sundar Pichai - CEO Google - cũng từng tự hỏi, liệu trong tương lai con người có sẽ tiếp tục lên Google.com để tìm kiếm hay không. Đó là lý do tính năng tìm kiếm ngay trên phần gõ địa chỉ của trình duyệt ra đời để người dùng có thể tìm thông tin ngay tức khắc, mà không cần vào Google.com. Và để trả lời cho câu hỏi làm sao việc tìm kiếm tốt hơn nữa trên di động, thì hiện nay các smartphone Android đã có widget để tìm kiếm ngay tức khắc mà không cần vào trình duyệt.
Hoặc để trả lời câu hỏi làm sao để đi từ điểm A đến điểm B ngắn nhất, Phương Anh cho biết, Google Maps đã ra đời. Và hàng loạt sản phẩm khác của Google cũng ra đời từ việc trả lời những câu hỏi tương tự như vậy.
Phương Anh cho rằng tại Google các câu hỏi luôn được đặt ra, và mọi người tìm cách giải quyết vấn đề. Đó chính là cách Google đã được tạo ra.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

10 kỹ năng mềm để hoàn thiện bản thân


Đọc tiếp »

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

CÁCH QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ: GIỚI TRẺ VIỆT VÀ CĂN BỆNH LÃNG PHÍ THỜI GIAN.



Trong khi bạn ngủ, có hàng triệu người đnag kiếm tiền ngoài kia.

Có một thống kê đã chỉ ra rằng, trung bình một người bình thường trong độ tuổi 18 đến 35, lãng phí 6,5 giờ một ngày cho những hoạt động như xem ti vi (những chương trình giải trí như game show, ca nhạc..), lướt facebook, chat với bạn.. Đặc biệt có những ban trẻ dành gần 10 giờ mỗi ngày để xem ti vi (?!). Nhưng, nếu sắp xếp để dành khoảng 2 giờ cho việc học tiếng anh hay 30 phút cho việc tập thể dục, thì lại không thể. Tôi phải nói rằng đó là một sự lãng phí thời gian cực kỳ khủng khiếp và đáng sợ của giới trẻ Việt hiện giờ. Làm thế nào để có cách quản lý thời gian hiệu quả? Hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới.

Đầu tiên: Lên kế hoạch.

Nghe thì quá nhàm và thừa, nhưng vẫn phải nhắc lại bởi đây là việc vô cùng quan trọng mà các bạn thường hay bỏ qua hoặc làm một cách phiên phiến. Nếu bạn đang làm chủ một doanh nghiệp thì điều này còn được coi là tối quan trọng để có cách quản lý thời gian hiệu quả.

Kế hoạch bạn lên phải đảm bảo:

– Cụ thể.

– Có deadline rõ ràng.

– Có tổng quát (theo năm, quí, tháng) và hàng ngày.

– Phải được ghi ra, không nhớ suông trong đầu. Bạn cần những công cụ hỗ trợ, trên điện thoại, hoặc lịch bàn. Tóm lại nó phải được làm cho hiện hữu để bạn nhìn thấy.

Có một lưu ý khi bạn muốn lên kế hoạch để có cách quản lý thời gian hiệu quả: hãy biếtkhung thời gian vàng làm việc của bạn là gì. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ làm việc theo cảm hứng, mà con người ai cũng có những khoảng thời gian nhất định cảm thấy thăng hoa hào hứng nhất trong ngày. Bạn nên biết khoảng thời gian này để sắp xếp những việc cần sự sáng tạo, tập trung.



Thứ hai: Sắp xếp thứ tự ưu tiên.

Có phải việc gì bạn cũng cho vào bản kế hoạch của mình không? Không. Nếu có những việc trùng thời gian thì sao, bạn sẽ cố gắng làm sao làm được cả hai? Không (chúng ta là người thường, không phải người Nhện). Và có bất cứ việc gì bạn cũng hý hoáy nhồi ngay vào lịch biểu? Không.

Bạn phải biết lựa chọn việc gì là quan trọng và khẩn cấp để làm trước. Và hãy nhớ “việc quan trọng ít khi khẩn cấp/ việc khẩn cấp ít khi quan trọng” không phải luôn luôn đúng nhé.

Và hãy học cách nói KHÔNG. Thời gian của bạn hữu hạn và vô cùng quý báu, hãy làm những việc ít nhất là mang đến được cho bạn một điều gì đó. Không ai là người quản lý giỏi khi cố ôm lấy tất cả mọi việc.

Thứ ba: Rèn luyện tính kỷ luật, tập trung.

Chúng ta đều không cần làm rõ lý do cho điều này, bởi bạn hiểu rất rõ tầm quan trọng của chúng, đúng không? Muốn có cách quản lý thời gian hiệu quả, phải có kỷ luật để tập trung hoàn thành việc của mình trong khoảng thời gian quy định. Nếu không, tất nhiên là bùm! Mọi thứ sẽ chồng chéo, ứ tắc và đổ bể hết.


A022WJ Artist painting on canvas on studio floor. Image shot 2006. Exact date unknown.

Thứ tư: Không làm việc theo cảm hứng:

Chắc sẽ có không ít những nhà nghệ thuật không đồng ý với điều này, bởi theo họ nghệ thuật là phải làm theo cảm hứng. Nhưng ngược lại, không hề.

Ví dụ: nhà văn Haruki Murakami của Nhật, mỗi ngày vào một khung giờ nhất định đều lên văn phòng ngồi viết và kết thúc công việc theo giờ hành chính.

– Nhà văn Pearl S.Buck đã nói “đừng làm việc theo cảm hứng. Bạn sẽ không đạt được thành tựu nào đáng kể với lối làm việc đó. Hãy luyện cho tâm trí mình hiểu rằng: đến lúc phải làm việc thì phái làm, bất kể có hứng hay không”.

– Franz Kafka, một nhà văn lớn, đồng thời làm luật sư, ông sinh hoạt tuân theo lịch trình: đi làm từ 8.30 tới 14.30 và bắt đầu viết mỗi ngày lúc 11h đêm.

– Mason Curey từng nói trong “How Artists Works” (một cuốn sách nổi tiếng của ông) rằng có rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng Thế giới cũng tuân theo lịch làm việc nhất định.

Công việc của họ không phải bởi được truyền động lực hay cảm hứng, mà bởi họ theo sát một lịch trình làm việc cụ thể và khoa học. Và đó chính là cách quản lý thời gian hiệu quả mà chúng ta sẽ làm theo.

Cuối cùng: (dành cho các bạn trẻ rảnh rỗi đang quá lãng phí thời gian) Hãy giữ cho mình bận rộn:

Nghe hơi kỳ quặc khi nói đây cũng là một cách quản lý thời gian. Nhưng cứ làm theo đi, bạn sẽ thấy nó không sai.

Cách bạn quản lý thời gian là cách bạn cam kết nghiêm túc với thành công của mình. Hãy học cách quản lý thời gian hiệu quả nhất để tận dụng tối đa thứ tài nguyên vĩnh viễn không bao giờ tái tạo lại được này.

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

9 Kỹ năng để thuyết phục thành công như Steve Jobs

Steve Jobs là người đã xây dựng nền móng cho Apple từ không gian một nhà để xe gia đình thành một đế chế hitech có mặt ở hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ông cũng chính là người đã sáng tạo tương lai cho ngành công nghệ.

Một phần trong những yếu tố tạo nên thành công của Jobs là khả năng thuyết phục người khác.

Khi mới 12 tuổi, Jobs đã thuyết phục được giám đốc hãng công nghệ HP Bill Hamlett cho mình một công việc. Bằng việc thuyết phục các nhà đầu tư bỏ vốn, Jobs đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng Apple. Trên hết, một công ty giá trị không thể thiếu những nhân tài làm việc, và Jobs luôn biết cách thuyết phục họ đầu quân cho Apple.

Như nhiều người khác, Jeff Haden - một chuyên gia về đổi mới và lãnh đạo doanh nghiệp, biên tập viên tạp chí Inc. - rất hâm mộ khả năng thuyết phục của Steve Jobs.

Là tác giả của hơn 50 đầu sách phi hư cấu, trong đó có 6 cuốn sách kinh doanh và đầu tư bán chạy nhất trên Amazon, Haden cũng đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và phân tích về con đường đến thành công của các doanh nhân, và nhận ra rằng những người này có chung một đặc điểm là rất giỏi thuyết phục người khác.



Trên trang Inc., Haden đã có bài tổng hợp 9 kỹ năng mà những bậc thầy diễn thuyết đã sử dụng:

1. Biểu lộ sự quyết liệt

Theo Haden, một người dù hoài nghi đến mấy cũng sẽ bị thuyết phục bởi lời nói từ một người tự tin. Vì thế, đừng nói “tôi nghĩ” hay “tôi tin” nếu bạn không muốn bài phát biểu của mình bị chặn lại ngay từ vòng đầu.

Thay vào đó, hãy tỏ ra thật tự tin đến gai góc. Nếu bạn nghĩ hay tin rằng một cái gì đó sẽ hoạt động, hãy nói rằng nó “sẽ” hoạt động.

Đằng sau mỗi ý kiến của riêng mình, bạn nên biểu lộ sự tự tin và hăng hái trên khuôn mặt. Điều đó, sẽ giúp từng câu nói của bạn có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

2. Thay đổi tốc độ nói phù hợp

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu đối tượng mà bạn muốn thuyết phục tỏ vẻ không đồng ý, bạn nên nói nhanh hơn. Ngược lại, nếu đối tượng của bạn có vẻ đồng ý, hãy nói chậm lại.

Cụ thể, khi khách hàng đang nghiêng về mặt không đồng ý với bạn, việc nói nhanh hơn sẽ cho họ ít thời gian để hình thành những lý do để bác bỏ, từ đó giúp bạn có một cơ hội tốt hơn trong việc thuyết phục họ.

Còn khi đối tượng đang biểu lộ sự đồng tình với bạn, nói chậm lại để cho họ thời gian đánh giá những lập luận của bạn và một vài yếu tố trong suy nghĩ của họ. Sự kết hợp giữa lý luận của bạn cộng với thiên hướng đồng cảm ban đầu sẽ khiến họ có nhiều khả năng tự thuyết phục bản thân chấp nhận ý kiến của bạn.



3. Bắt đầu bằng việc tìm kiếm những chiến thắng nhỏ

Để đạt thỏa thuận có tác động lâu dài, bạn nên tranh thủ sự đồng ý ngay từ lúc đầu. Vì thế, thay vì đề cập ngay đến mục đích hay lập luận cuối cùng, bạn hãy bắt đầu dẫn dắt họ bằng những câu hỏi hay cơ sở mà bạn biết đối tượng sẽ gật đầu đồng ý.

Nếu ngay từ đầu chúng ta tranh thủ được nhiều sự đồng ý là ta đã mở rộng con đường cho việc tiếp nhận đề nghị sau cùng, tức mục đích của chúng ta.

Một cái gật đầu đồng ý ngay từ đầu sẽ khiến cho quá trình suy nghĩ và quyết định của đối tượng đi theo hướng đồng tình, tựa như một cơ thể chuyển động thường có xu hướng tiếp tục dịch chuyển.

4. Không ngần ngại (thỉnh thoảng) nói tục

Tất nhiên, nói tục là không tốt, nhưng đôi lúc cũng có thể. Quăng ra (không thường xuyên) một câu nói tục thực sự có thể giúp giải tỏa một cảm giác ức chế và cũng cho thấy bạn cực kỳ tâm huyết với vấn đề đang nói.

Là chính mình và chân thực sẽ rất hữu ích trong việc thuyết phục người khác. Nếu bạn cảm thấy cần thiết để bộc lộ cảm xúc bị dồn nén nhằm cảm thấy tự do, một từ chửi rủa nhẹ có thể nói ra. Đáng ngạc nhiên là nghiên cứu chấp nhận việc này.

5. Chừa thời gian để đối tượng nghe xử lý thông tin

Bằng cách đòi hỏi câu trả lời ngay lập tức, bạn có thể đẩy người mà mình muốn thuyết phục vào trạng thái bị động, từ đó họ sẽ chọn một cách thức an toàn là từ chối.



Bằng cách tiếp cận khác - hỏi ý kiến và cho đối phương thời gian suy nghĩ, bạn biểu lộ sự đánh giá cao trí tuệ và kinh nghiệm của người đó, khiến họ từ thích thú sẽ quan tâm đến vấn đề của bạn và dễ đồng ý hơn. Nhưng trên hết, cách tiếp cận này cung cấp cho người nghe thời gian để xử lý thông tin một cách thoải mái nhất.

6. Chia sẻ cả những điều tiêu cực

Theo giáo sư Daniel O'Keefe, Đại học Illinois, việc chia sẻ một hoặc hai quan điểm đối lập sẽ giúp tăng tính thuyết phục hơn và khiến đối tượng tập trung vào lý lẽ của bạn.

Rất ít những ý tưởng hoặc đề xuất được coi là hoàn hảo. Đối tượng bạn muốn thuyết phục đủ khôn ngoan để biết điều đó. Họ biết sẽ còn những quan điểm khác mang lại kết quả không khả quan.

Do đó, việc thảo luận những vấn đề tiêu cực tiềm năng thể hện bạn đang giảm thiểu và khắc phục những rủi ro cho họ. Từ đó, những đối tượng bạn muốn ảnh hưởng dễ dàng bị thuyết phục, bởi họ biết bạn hiểu và quan tâm các mối lo lắng của họ.

7. Đưa ra những kết luận khả quan

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng hầu hết mọi người phản ứng tiêu cực với cảm giác bị ép buộc thay đổi hành vi, thì xu hướng đưa ra những câu kết luận khả quan sẽ có tính thuyết phục hơn.

Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng để đưa ra những đề xuất thay đổi, tập trung vào những mặt tích cực của sự thay đổi đó, hãy vẽ cho đối tượng thấy một bức tranh toàn cảnh lạc quan thay vì nói cho họ những cái để tránh.



8. Chọn đúng cách để giao tiếp với đúng người

Nếu bạn là một người đàn ông và đang hy vọng sẽ thuyết phục được một người đàn ông khác mà bạn không biết rõ, hoặc thậm chí không biết gì cả, bạn sẽ làm gì?

Như một quy luật chung, nam giới luôn có xu hướng cạnh tranh, vì thế họ rất dễ biến một cuộc trò chuyện với người không quen thành cuộc tranh luận với mong muốn giành chiến thắng. Vì vậy, thay vì nói truyện trực tiếp, bạn nên gửi một email cho lần tiếp cận đầu tiên.

Ngược lại, theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ thường "tập trung hơn vào các mối quan hệ", vì vậy truyền đạt trực tiếp có xu hướng hiệu quả hơn.

Nhưng, bất kể bạn là nam hay nữ, với một người mà bạn đã quen biết, nên chọn cách truyền đạt trực tiếp. Mối quan hệ càng gần gũi, hiệu quả từ việc mặt đối mặt trong giao tiếp càng cao.

9. Tin là mình đúng

Một trong những kỹ năng quan trọng của các bậc thầy thuyết phục là họ tin tưởng mạnh mẽ vào thông điệp của mình.

Hãy nói rõ ràng, ngắn gọn và đúng trọng tâm. Ngoài ra, bạn cũng cần đưa ra những dữ liệu, con số và lập luận để tăng tính thuyết phục.
Đọc tiếp »