Hiển thị các bài đăng có nhãn xu-phat-khen-thuong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xu-phat-khen-thuong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Sếp - Khi nào cần đóng vai ác?

Đây là đề tài đang được thảo luận sôi nổi trên chuyên mục Advisor’s Sharing của Anphabe. Nhiều ý kiến cho rằng, làm sếp thì nên chọn phong cách ôn hòa, nhẹ nhàng để tạo thiện cảm với nhân viên. Nhưng thực tế, đôi khi chúng ta cần đóng “vai ác” với mục đích mang lại hiệu quả tốt hơn cho cả công việc và tổ chức. Theo tôi, đây là vài thời điểm mà bạn nên là “người sếp nghiêm khắc”

Giúp nhân viên phá vỡ vùng an toàn



Khi cảm giác nhân viên làm việc chưa đúng tầm khả năng, chúng ta nên đặt ra cho họ vài chỉ tiêu cụ thể cao hơn mức bình thường, hoặc yêu cầu khó hơn trong công việc. Nếu nhân viên có vài phản kháng thì cũng bình thường thôi. Nhưng nên nhớ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người bình thường chỉ làm việc với 50% công suất, 50% còn lại là do người lãnh đạo có biết cách khai thác hay không. Nếu hiểu rõ năng lực của nhân viên, đừng ngần ngại “làm khó” để giúp họ bước khỏi vùng an toàn và bứt phá.

Xây dựng tính kỷ luật



Bạn sẽ làm gì khi nhân viên liên tục đi làm muộn, trễ deadline…?. Tôi chắc rằng, bạn buộc phải chọn một gương mặt khác để nghiêm túc phê bình hoặc đưa ra những quy định cụ thể (mà nhân viên có thể cho là quá ngặt nghèo) để gia tăng tính kỷ luật cần thiết nhằm xây dựng văn hóa làm việc hiệu quả.

Sa thải – việc đặng chẳng đừng



Đối với nhiều nhà lãnh đạo, sa thải nhân viên là trách nhiệm khó nhằn nhất. Thông thường, cách của tôi là nói chuyện thường xuyên với nhân viên để hiểu rõ những khó khăn cũng như đường hướng tương lai của họ. Nếu sau khi công ty đã hỗ trợ, họ vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu thì nên chia sẻ nghiêm túc, thẳng thắn để họ tự nghỉ, tiết kiệm thời gian và cũng mở ra cơ hội mới cho cả hai bên. Tất nhiên, tôi cũng sẽ giúp nhân viên định hướng lại nghề nghiệp cũng như tìm công việc mới nữa.

Vào vai “ác” là điều chẳng ai thích, nhưng để lãnh đạo hiệu quả, đôi lúc chúng ta cần làm vậy. “Đóng vai phản diện” nhưng để nhận kết quả tốt đòi hỏi sự dũng cảm, có sự đầu tư thời gian và chuẩn bị kỹ càng. Khi đó, thành quả nhận được sẽ luôn xứng đáng

Chúc bạn luôn “đóng tròn vai”!

Happy connecting opportunity!

Chief Opportunity Connector – Anphabe.com
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Cách xây dựng kế hoạch và chia công việc hiệu quả?

Đối với một người Leader thì không thể tránh khỏi việc đau đầu khi phân chia công việc hoặc là lên kế hoạch cho dự án đang thực hiện hoặc sắp bắt đầu. Để làm tốt việc đó thì nay mình xin giới thiệu đến các bạn một công cụ đã lâu nhưng nó rất tiện lợi và có ích cho chúng ta. Đó là Trello. Ngoài Trello ra thì có rất nhiều cái khác nữa nhưng mình chưa có thời gian tìm hiểu và sự dụng. Nếu bạn muốn phân chia công việc tốt thì Wunderlist là cái mà không thể bỏ qua. Mình sẽ giới thiệu công cụ đó ở bài sau.
^DA4887D5EA4684C111562709CDADFA5396A52B1DF23EB35E6C^pimgpsh_fullsize_distr
Sử dụng Trello quản lý Project
Trello nó có thể đồng hành cùng bạn từ những dự án nhỏ đến dự án lớn hơn nhiều. Nó giúp bạn chi tiết hóa được những yếu tố cần và đủ trong bản kế hoạch (Plan) của bạn. Và chỉ cần có internet là bạn có thể xem nó ở bất cứ nơi đâu. Sau đây mình sẽ phân tích và nêu lên 1 vài chức năng chính của nó.
Có thể bạn quan tâm:
Trello – Template board:
Chúng ta sẽ dùng template có sẵn của Trello. Có thể tạo được nhiều Template và thêm vào mục yêu thích. Giao diện sẽ tương tự như hình dưới đây.
lam-sao-de-quan-ly-du-an-va-phan-chia-cong-viec-tot-1
Ở đây các bạn chỉ cần hiểu đơn giản là chúng ta sẽ list các công việc vào những Card tương ứng của nó theo chiều từ trái qua phải. Các bạn sẽ sắp xếp bà chia theo ý thích. Ở những dự án đơn giản mình sẽ chia như sau:
  • Danh sách công việc
  • Công việc đang thực hiện
  • Công việc đã hoàn thành
  • Bổ sung và sửa đổi
lam-sao-de-quan-ly-du-an-va-phan-chia-cong-viec-tot-2
Tuy nhiên, đối với những project lớn thì mức độ yêu cầu chi tiết sẽ phức tạp hơn nhiều. Khi đó đòi hỏi Trello board cần được tùy chỉnh và tối ưu hơn để phù hợp hơn và hỗ trợ được các nhu cầu thực tế khác nhau của công việc.
Ví dụ: trước khi Card được chuyển từ Đang thực hiện (Doing) sang Hoàn thành (Done), bạn sẽ phải thêm bước Review (kiểm tra lại) – Như bước trên của mình là “bổ sung và sửa đổi”. Việc đó cũng giúp bạn có thêm thói quen xem xét lại công việc mỗi khi hoàn thành 1 dự án nào đó để có được một sản phẩm tốt nhất vịnh bắc bộ.
Do đó, một project thực tế tại SpeedyGok có thể có những “công đoạn” ở giữa để giúp theo dõi và quản lý hiệu quả hơn. Ví dụ đây là Trello của SEO TroGiup.Net – một internal project của TroGiup.Net.
Trello – SpeedyGok – SEO TroGiup.Net
Cần đảm bảo thông tin của Card luôn đầy đủ. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng những tính năng khác của một card trong Trello để giúp đưa thêm những thông tin chi tiết cần thiết:
  • Assign: chỉ định những thành viên tham gia phụ trách công việc đó. Tại mỗi giai đoạn có thể có những thành viên phụ trách từng phần việc khác nhau, nếu bạn đã làm xong phần việc của mình, hãy move card đó qua List tiếp theo bên phải và tiếp tục gán “assign” cho thành viên khác phụ trách.
  • Label: dán nhãn cho card để giúp đánh dấu những thông tin khác kèm theo, nhất là mức độ quan trọng hoặc mức độ cần thiết của Card ví dụ như: Urgent, Important, Critical, Nice to have…
  • Due Date: là Deadline của Card. Khi tới tới Deadline thì đồng hồ trên Card sẽ đỏ lên nhắc nhở bạn. Đặt ra Due Date cũng là một thói quen tốt để kiểm soát công việc cũng như giúp giao tiếp hiệu quả hơn (sếp thông báo cho nhân viên biết khi nào Card đó phải hoàn thành).
  • Attachment: bạn có thể attach tất cả những tài liệu khác vào Card (như các file, link…) để giúp tổng hợp những thông tiên liên quan vào 1 chỗ thay vì email qua lại gây khó khăn trong việc tra cứu sau này.
    Ví dụ: Bạn Design khi thiết kế xong thì attach file PSD của mình vào để bạn Dev tải về cắt HTML. Bạn QA khi test ra lỗi thì attach luôn cái screenshot có đánh dấu để bạn Dev đỡ phải đi tìm.
  • Checklist: là danh sách những task cụ thể thuộc Card đó. Với những Card bao gồm nhiều task, tốt nhất bạn nên tạo 1 checklist liệt kê đầy đủ, rõ ràng những đầu việc cần làm để tránh sai sót cũng như có thể đánh dấu vào từng mục nhỏ khi đã hoàn thành.
  • Comments: đây chính là ưu điểm của Trello so với những phần mềm To-Do khác. Do nhiều người cùng làm nên phần comments giúp cho việc trao đổi giữa những thành viên với nhau hiệu quả và tập trung. Bất kỳ những thông tin phát sinh cũng cần được comment lại để khi manager/client theo dõi các comments có thể nắm rõ tiến trình công việc để có những điều chỉnh thích hợp.
    Một card như thế nào được gọi là “chuẩn”?
Bọn mình cũng tham khảo nhiều trang, nhất là dùng Trello cho Agile development và cũng tìm được khá nhiều tài liệu hay hay (bài này là 1 ví dụ). Sau đó áp dụng thử thì bọn mình rút ra được một số yêu cầu sau đây được xem là cần thiết cho 1 Card “chuẩn” cũng như một Board có đầy đủ chức năng:
Đảm bảo card có đầy đủ thông tin liên quan để giúp cho thành viên phụ trách card đó tiết kiệm thời gian thay vì đi khắp nơi tìm kiếm thông tin, tài liệu để làm việc: ghi rõ mô tả trong Description, đính kèm tất cả những file liên quan, dùng checklist để chia nhỏ công việc, dán label đầy đủ.
Assign chính xác người đang thực hiện công việc trên Card tại thời điểm hiện tại. Khi card đã hoàn thành 1 công đoạn và chuyển sang cho người mới thì Assign phải được cập nhật phù hợp. Nói chung nhìn vô Card có thể biết ai đang phụ trách card đó để dễ “nắm đầu” mà xử!
Có Deadline rõ ràng.
Bất kỳ những “diễn biến” trong quá trình thực hiện Card này cần được comment lại, dù là nhỏ nhất. Trong quá trình làm việc khi Dev gặp khó khăn kỹ thuật thì phải ghi chú liền để mọi người nắm thông tin. Khi thực hiện xong cũng cần comment báo lại để có “timestamp” – mốc thời gian chính xác khi nào công việc được hoàn thành. Khi có những thay đổi phát sinh cũng cần được ghi chú để bất kỳ ai mở card lên đọc Comments có thể hiểu được vấn đề.
Đây là 1 Card tạm gọi là “chuẩn” của project CognitoCRM. Tuy vậy nó vẫn còn 1 điểm chưa thật sự trọn vẹn, đố bạn đó là điểm nào?
Cuối cùng, Trello cũng chỉ là một công cụ, cách bạn dùng nó sẽ đem đến cho bạn những giá trị khác nhau. Có rất nhiều hướng dẫn về sử dụng Trello bạn có thể Google một cách nhanh chóng, tuy nhiên bạn (và team) có đủ kỷ luật để tuân theo hay không mới là điều quan trong.
Nếu các bạn có công cụ hay thì hãy chia sẻ và gửi về email: thaont@speedygok.com. Mình sẽ đăng bài tiếp và ghi nguồn tác giả.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Bạn mất gì khi tham công tiếc việc?

Chuyên gia nghề nghiệp Caroline nói: “Bạn làm việc chăm chỉ, bạn sẽ đạt được mục tiêu và nếu bạn cố gắng nhiều hơn nữa thì thành công sẽ gõ cửa nhà bạn nhanh hơn. Nhưng trên thực tế, những người “tham công tiếc việc” lại mất nhiều hơn là được”.

Vô tình trờ thành người “vô” tổ chức

Bạn liên tục ở lại muộn và đến sớm để giải quyết mọi công việc. Thoạt nhìn thì đây là một việc làm tốt, cho thấy sự chăm chỉ và cần mẫn của bạn. Tuy nhiên, nếu sự việc này diễn ra một cách thường xuyên và trở thành phong cách riêng của bạn thì kết quả sẽ khiến bạn thất vọng. Bởi, sếp sẽ cho rằng bạn là người vô tổ chức và làm việc kém hiệu quả. Đó là lời lý giải cho sự lộn xộn về thời gian và mức độ làm việc “khác người” của bạn.
Ông Dave Cheng, huấn luyện viên của trung tâm nghề nghiệp Athena nói: “Tập trung vào công việc đó là cách thức tuyệt vời để hoàn thành công việc nhưng bạn cần quan tâm tới thời gian. Đóng khung và lên lịch một cách hợp lý. Nếu bạn là người cầu toàn và muốn phấn đấu nhiều hơn nữa hãy đề xuất với ban quản lý về thời gian làm việc. Tuy nhiên, có một điều bạn cần biết đó là chất lượng công việc không phụ thuộc vào thời gian làm việc mà phụ thuộc vào năng lực bản thân”.

Xa dần các mối quan hệ

Khi bạn “tham công tiếc việc” bạn sẽ mất dần các mối quan hệ. Thứ nhất, bạn sẽ không còn thời gian chia sẻ cho gia đình. Điều này khiến cho mối quan hệ giữa bạn và những người thân ngày càng trở nên xa cách. Thứ hai, bạn bè và đồng nghiệp bỗng nhiên trở thành người “vô hình” trong mắt bạn vì giờ trong bạn chỉ có ba từ công việc, công việc và công việc.

Thêm vào đó, sự “tham công tiếc việc” của bạn còn là ngòi châm cho mâu thuẫn bùng nổ một cách mạnh mẽ. Bạn luôn là ngươi chăm chỉ, bạn luôn đến sớm về muộn, bạn hoàn thành công việc một cách xuất sắc, trong mắt sếp bạn giống như một con “sâu việc” và điều này mang lại lợi ích cho sếp. Sếp vui bạn sẽ là người có lợi. Nhưng, trở thành cánh tay phải của sếp đồng nghĩa với việc bạn sẽ rơi vào “tầm ngắm” của đồng nghiệp. Đồng nghiệp sẽ ghen tỵ với bạn, đố kỵ với bạn và luôn tìm cách “dìm” bạn xuống. Dẫu cho việc làm của bạn là đúng, là cống hiến và lao động hết mình nhưng cách bạn thể hiện lại không mang lại kết quả xứng đáng cho những công sức bạn bỏ ra.

Khó cảm nhận được những điều tuyệt vời từ cuộc sống

Cũng theo Dave Cheng: “Bạn hãy tự hỏi lòng mình rằng bạn làm việc để sống hay sống để làm việc? Nếu bạn sống để làm việc thì bạn quả là một con người vĩ đại. Bạn cống hiến hết mình và bỏ qua những thú vui đời thường. Tất cả những gì bạn cho là ý nghĩa, là thiêng liêng cao quý chính là công việc. Đáp lại sự hy sinh này của bạn là sự cô đơn, lạc lõng dẫu cho công việc có thể đưa bạn đến đỉnh cao của vinh quang nhưng sau đó bạn chỉ có thể chia sẻ niềm hạnh phúc lớn lao này với công việc, công việc và chỉ công việc mà thôi”.

Nếu bạn là người làm việc để sống, bạn sẽ biết cách hưởng thụ thành quả mình đã có, trân trọng những gì mình đang có và nắm bắt cơ hội mình sẽ có. Người thành công là người biết cách cân bằng cuộc sống giữa sự nghiệp và gia đình, dung hòa mâu thuẫn và khéo léo giải quyết công việc.

“Bạn biết không quà tặng cuộc sống luôn đến từ những điều bình dị nhất, nhỏ nhoi nhất mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Bạn chỉ có thể dùng con tim để cảm nhận. Cuộc sống không được là bao vì vậy hãy tận dụng từng phút giây mà mình đang có để vun đắp tình cảm, vun đắp những giá trị nhân bản thiêng liêng. Đó mới là cái gốc, là ngọn lửa và là điểm tựa nâng đỡ bạn mỗi lúc bạn gặp khó khăn”. Dave chia sẻ.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Làm thế nào giải phóng năng lượng cho nhân viên?



Các nhà quản lý đồng thời là chủ doanh nghiệp của mình thường làm việc rất chăm chỉ và chú tâm đến công việc của mình hơn bất cứ ai khác. Tuy nhiên, không nên vì thế mà quên đi rằng anh không chỉ có một mình. Theo Peter Economy, tác giả của cuốn sách thuộc hàng “best-seller” Managing For Dummies, The Management Bible, Leading Through Uncertainty (tạm dịch: Cẩm nang cho nhà quản trị doanh nghiệp) và hơn 60 đầu sách khác thuộc lĩnh vực quản lý, để thành công lâu dài, các nhà quản lý cần phải có một đội ngũ nhân viên năng động, sẵn sàng tham gia vào mọi hoạt động của công ty và gắn bó lâu dài với tổ chức. Điều đó cũng có nghĩa là sếp cần “giải phóng năng lượng” trong từng cá nhân của đội ngũ nhân sự. Economy đưa ra những lời khuyên dưới đây giúp các nhà quản lý thực hiện điều này.


Hướng nhân viên đến những việc làm đúng đắn. 
Những tổ chức thành công luôn chia sẻ những câu chuyện thành công với nhân viên. Ở những tổ chức này, nhà quản lý luôn chú trọng các quy trình, chiến lược và các ý tưởng mang tính xây dựng của nhân viên và giải thích với nhân viên về những lợi ích mà họ sẽ có được khi thực hiện những điều này. Khi nhân viên làm đúng và làm tốt, nên để cho mọi người xung quanh biết về điều ấy. Động viên những nhân viên xuất sắc, có thành tích cao bằng cách đánh giá cao những nỗ lực của họ trước các đồng nghiệp.


Đặt ra những tiêu chuẩn cao về các vấn đề như giao tiếp, năng suất làm việc và tính chuyên môn trong toàn tổ chức.
 Khi nhân viên chưa thực hiện được những chuẩn mực cao này thì nhà quản lý cần làm việc gần gũi với họ và giúp họ cải thiện chất lượng công việc của mình. Không nên nhượng bộ cho sự yếu kém của nhân viên bằng cách hạ thấp các tiêu chuẩn. Thay vào đó, sếp cần kề vai sát cánh với nhân viên và làm việc với tinh thần đồng đội cao để cùng nhau vượt qua những thử thách. Hãy lắng nghe nhân viên để tìm hiểu những khó khăn, trở ngại của họ, tập trung vào những giải pháp khả thi và nỗ lực để đạt được những mục tiêu, kỳ vọng đặt ra.


Giao tiếp, truyền thông thường xuyên, rõ ràng và chuyên nghiệp. 
Nhân viên luôn mong đợi sự đánh giá trung thực, khách quan của sếp về kết quả, thành tích công việc của họ. Khi mọi việc diễn ra suôn sẻ, nhà quản lý cần chia sẻ những gì đang phát huy tác dụng tốt và những câu chuyện thành công với toàn tổ chức. Khi đối diện với nhiều vấn đề ngăn cản sự tiến bộ của tổ chức, sếp cần suy nghĩ về sựảnh hưởng mà mình có thể tạo ra để giải quyết vấn đề bằng cách thảo luận về các mối quan tâm một cách mang tính xây dựng. Hãy sử dụng truyền thông và giao tiếp như một công cụ để động viên, tạo hứng khởi cho nhân viên cũng như thảo luận và giải quyết các vấn đề.


Tin tưởng nhân viên.
 Những nhà quản lý giỏi nhất là những nhà quản lý luôn hiểu rằng thành công của tổ chức gắn liền với thành công của nhân viên và nỗ lực để tạo ra niềm tin cho nhân viên vào bản thân nhà quản lý và vào tổ chức. Sếp có thể làm điều này bằng cách xây dựng một môi trường làm việc an toàn, cởi mở và giao tiếp hai chiều.


Giúp nhân viên trưởng thành
Hướng nhân viên đến những thành công chứ không phải chăm chăm tìm ra những thất bại của họ. Hãy trang bị cho nhân viên các công cụ, các chương trình đào tạo, huấn luyện cần thiết để họ có thể đáp ứng và thậm chí làm tốt hơn những chuẩn mực đã đề ra. Khuyến khích nhân viên phát hiện ra những điểm mạnh và những động cơ lớn nhất của họ trong công việc. Chỉ ra cho họ thấy những lợi ích mà tổ chức có được từ những nỗ lực của họ và điều ấy đem đến cho bản thân họ những lợi ích gì. Sau khi hiểu được động cơ làm việc của nhân viên thì nên gắn chúng với các nhiệm vụ, công việc hằng ngày của họ.


Xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả. 
Đó phải là một môi trường làm việc tích cực, chuyên nghiệp, vừa mang tính công nghiệp nhưng cũng vừa thoải mái. Đảm bảo rằng nhân viên luôn có những công việc thử thách nhưng cũng không đến nỗi quá căng thẳng. Bất cứ khi nào có thể thì nên giao phó thêm cho nhân viên những công việc, nhiệm vụ hay vị trí mang tính phức tạp hơn với nhiều trách nhiệm hơn, để cho họ luôn có động cơ phát triển cùng sự thành công của tổ chức.


Xây dựng một cộng đồng.
Hãy giúp cho nhân viên cảm thấy rằng họ là một thành phần đặc biệt của tổ chức và những nỗ lực của họ luôn được trân trọng, đánh giá cao. Xem nhân viên như những cộng sự hay đồng nghiệp và gắn họ với thành công của tổ chức.

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

Làm gì để tăng năng suất làm việc của nhân viên?


Trở thành một nhà quản lý cũng tương tự như làm một người thợ rèn, bạn phải tự biết cách rèn dũa và uốn nắn bản thân theo chiều hướng tích cực, nếu bạn thực sự khát khao muốn trở nhà quản lý giỏi.

Sau đây là vài cách quản lý nhân viên để có năng suất cao nhất mà tôi tham khảo và tổng hợp được. Hi vọng có ích cho bạn.

Môi trường làm việc dễ chịu

Để thúc đẩy các nhóm làm việc hiệu quả, môi trường làm việc ổn định, có tổ chức sẽ là điều kiện tiên quyết để phát huy năng suất làm việc của nhóm. Là một nhà quản lý bạn phải liên đới kiểm soát trong tất cả các nhiệm vụ:
+Chất lượng của các mối quan hệ và việc trao đổi

+Duy trì một môi trường hợp tác trong nhóm

+Thúc đẩy các nhân viên

+Nâng cao khả năng làm việc theo nhóm

+Khai thác tiềm năng của mỗi người ngoài môi trường công việc, thông qua các hoạt động văn hoá hay giải trí.

Làm việc với các quy tắc rõ ràng

Các quy tắc phải được xác định ngay từ đầu. Tăng tiền lương và quản lý theo mục tiêu có thể là đòn bẩy thúc đẩy rất tốt.

Nêu rõ các quy tắc là cách giúp cấp dưới hiểu rõ hơn về cách thức quản lý của bạn.

Mô tả nhiệm vụ, mục tiêu và giá trị doanh nghiệp một cách rõ ràng

Việc cần thiết là bạn phải giải thích các kế hoạch, giá trị, vị trí của nhóm trong tổng thể. Hãy chắc chắn rằng nhân viên tìm thấy chỗ đứng của mình và giá trị của họ trong nhóm.

Sự gắn kết của nhóm

Các nhân viên phải là một phần của một nhóm hoặc đơn vị làm việc, mà trong đó các mối quan hệ phải được kết hợp một cách cởi mở và thân thiết. Người quản lý phải tìm ra được ai là người có khả năng kết nối, ai là người thụ động trong các mối quan hệ để biết cách thay đổi, sắp xếp và nâng cao.

Để nhân viên học hỏi những điềumới

Điều này đòi hỏi phải tạo ra những thử thách phù hợp với từng nhân viên và tưởng thưởng chothành công của họ, bằng cách thưởng cho từng cá nhân trong nhóm. Đó là cách nhanh nhất có thể để tạo ra hiệu quả trong công việc, cũng như tăng uy tín của bạn.

Tham gia vào các quyết định của công ty

Hãy thử để các nhóm tham gia vào các dự án quan trọng của công ty, điều này cho phép họ thay đổi cách thức hoạt động để có sự điều chỉnh linh hoạt.

Khi nhân viên tham gia vào các quyết định của công ty, nghĩa là họ nhận thấy tầm quan trọng của vị trí công việc mà mình đảm nhận, như vậy sẽ thúc đẩy sự hăng hái của từng thành viên trong công ty.

Phát triển những ý tưởng mới và thực hiện nó

Chứng tỏ với nhân viên của bạn rằng bạn không phải là nhà quản lý thiếu năng lực, sáng tạo. Là một nhà quản lý, bạn phải luôn luôn tìm kiếm hướng phát triển cho doanh nghiệp thông qua các ý tưởng mới. hãy lắng nghe những nhận xét cũng như sự đóng góp ý kiến của nhân viên, bạn sẽ phải bất ngờ về những ý tưởng táo bạo và mới mẻ của họ.

Nhận lỗi khi không hoàn thành lời hứa

Nhà quản lý- không có nghĩa là mọi điều bạn thực hiện đều đúng, bạn nên nhận lỗi khi không thực hiện đúng cam kết của mình, điều này sẽ thúc đẩy các nhân viên ủng hộ bạn trong tất cả các quyết định mà bạn đưa ra sau này.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Làm gì khi nhân viên có dấu hiệu bất mãn về công ty?

Gần đây tôi nhận thấy một số nhân viên có biểu hiện bất mãn với công ty qua những buổi nói chuyện trên phương diện cá nhân tôi cảm nhận được điều đó. Tôi vẫn chưa hiểu rõ vì nguyên nhân nào dẫn đến suy nghĩ đó của họ? Trong số đó là những talent của công ty mà chúng tôi kỳ vọng nhưng tôi nghĩ không sớm thì muộn họ cũng sẽ rời khỏi công ty. Để giữ chân nhân tài ngay lúc này tôi nên làm gì? Anh chị hãy cùng thảo luận với tôi về trường hợp này nha.

Trả lời



Quản lý nhân viên không bao giờ là điều dễ dàng, nó đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt mà không phải ai cũng có. Thậm chí ngay cả khi bạn là chuyên gia trong lĩnh vực này, đôi khi bạn cũng sẽ phải đối mặt với những nhân viên bất mãn.

Nếu bạn xử lý tốt được điều này, bạn có thể biến một nhân viên bất mãn thành một người xuất sắc. Nếu không, bạn có thể sẽ mất nhân viên đó hay tệ hơn nữa là vướng vào những vấn đề pháp lý không mong muốn.

Vì vậy, những nhà quản lý hãy bảo vệ chính mình bằng 6 cách sau khi đối phó với nhân viên bất mãn.

1. Đánh giá tình hình một cách triệt để

Đánh giá và giả định là hai chuyện rất khác nhau. Trước khi bạn đi đến bất kỳ kết luận nào, hãy dành thời gian để tìm hiểu lý do tại sao họ bực tức. Có thể là họ khó chịu với bạn, với tình trạng công việc hiện tại hay với một nhân viên khác, thậm chí là chuyện chẳng liên quan đến công việc.

Nếu vấn đề của họ xuất phát từ công ty , bạn nên thu thập càng nhiều thông tin càng tốt trước khi quyết định hành động. Đừng bỏ qua bất kì chi tiết nhỏ nếu nó ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên của bạn dù có thể nó chỉ liên quan đến lối sống bên ngoài của nhân viên. Cho nhân viên thấy họ thật sự được quan tâm, trợ giúp họ thông qua một chương trình hỗ trợ nhân viên chính thức hoặc bất kì cách nào khác sẽ xây dựng được lòng trung thành của họ với công ty.

2. Đừng chờ đợi

Bạn càng kéo dải thời gian giải quyết vấn đề, nhân viên sẽ ngày càng cảm thấy tệ hơn. Dù có thể cuộc trò chuyện giữa bạn và nhân viên bất mãn không hề thú vị, bạn phải tiến hành càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, sau khi đối mặt với tình trạng này, bạn có thể cần chú ý đến những nhân viên còn lại. Các nhân viên thường hay bàn tán, vậy nên hãy dẹp chuyện đó khi nó còn trong trứng nước. Tuyên bố ngắn gọn cho các nhân viên khác biết rằng tình hình đã được giải quyết sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh nhức đầu với các vấn đề nhân sự về sau.

3. Giữ bí mật
Bạn nên nói chuyện với các nhân viên bất mãn từng người một để giúp họ cảm thấy an toàn và tránh việc các nhân viên lên tiếng phàn nàn cho người khác nghe. Với không gian riêng tư, họ sẽ sẵn sàng tiết lộ lý do thực sự và có thể từ đó bạn sẽ tìm ra được cách để giải quyết vấn đề.



4. Giữ bình tĩnh

Phải luôn giữa cái đầu lạnh khi đối phó với những nhân viên không hài lòng. Nếu họ bắt đầu thể hiện sự khó chịu, hãy nói chuyện nhẹ nhàng và cho họ thời gian để bình tĩnh lại. Nếu tình hình leo thang, yêu cầu họ vui lòng hành xử chuyên nghiệp. Nếu tình hình vẫn không tiến triển, ra ngoài và cho nhân viên không gian riêng để xả hết nỗi bực tức trước khi tiếp tục cuộc nói chuyện.

5. Kiên nhẫn

Là chuyên gia kinh doanh, chúng ta luôn muốn giải quyết mọi thứ ngay lập tức. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng cho mọi tình huống. Hãy nhớ rằng giải quyết nỗi bất mãn của một nhân viên có thể mất nhiều thời gian hơn là một cuộc trò chuyện. Điều này có thể khiến các doanh nhân thích “đánh nhanh rút gọn” bực bội, nhưng trong những lúc thế này, hãy nhớ rằng chỉ kiên nhẫn mới giải quyết được tận gốc vấn đề.

6. Lưu giữ hồ sơ về mọi chuyện

Ghi lại các cuộc hội thoại, cuộc họp và kết quả vì sự an toàn của bạn và nhân viên khi nó có thể giúp bạn thoát khỏi rắc rối về pháp luật. Ai cũng muốn mọi người cảm thấy vui vẻ sau khi vấn đề đã được giải quyết, tuy nhiên, đối với những nhân viên bất mãn, cái kết lại khác. Bạn có thể bị đặt trong tình huống phải đề ra kế hoạch nâng cao hiệu suất hay kết thúc công việc của nhân viên.

Dù trường hợp nào xảy ra đi chăng nữa, hãy chắc chắn rằng bạn đã lưu giữ hồ sơ về những việc đã diễn ra. Chúng sẽ giúp ích cho bạn nếu sau này nhân viên có hành động pháp lý chống lại công ty.

Không phải ai cũng phù hợp với công việc mình đang làm. Dù nhiệm vụ của bạn là huấn luyện và phát triển nhân viên phù hợp, bạn cũng nên xem xét đến những nhân viên không phù hợp. Nếu bạn không thể giữ được họ, hãy để họ ra đi.

----

Công ty chị có tổ chức làm khảo sát nội bộ hàng năm không? Hiện nay rất nhiều công ty tại Việt Nam thực hiện dạng khảo sát này để theo dõi mức độ hài lòng và không hài lòng của nhân viên từ đó sẽ đưa ra những giải pháp để khắc phục những nhược điểm còn tồn tại do người đi làm đánh giá. Em thấy kết quả đưa ra rất sát nhé, phân tích từng nhóm nhân viên (độ tuổi, giới tính) để giúp ban lãnh đạo hiểu rõ hơn về nhân viên thay gì ngồi đoán già đoán non cũng không giải quyết được vấn đề.

-----

Phải xem bất mãn về Cái gì , về Ai , Khi nào ...để biết cụ thể để xử lý

Về cái gì nó khác với bất mãn về ai .
Bất mãn lâu khác với mới

Bất mãn cái gì thì khắc phục cái đó , bất mãn với ai thì giải quyết với người đó



Nên tuỳ theo mức bất mãn cụ thể mà nên giữ người ta hay cho đi


-----
Em rất thích tìm hiểu về lĩnh vực nhân sự mặc dù không phụ trách mảng này, em thấy trường hợp chị đưa ra khá thú vị, em rất muốn lắng nghe các anh chị giải quyết tình huống này như thế nào? Dưới góc độ là người phụ trách mảng nhân sự của công ty chị cũng có thể set up một buổi gặp mặt thân mật để khai thác xem những nguyên nhân khiến nhân viên cảm thấy bất mãn.
Đọc tiếp »