Hiển thị các bài đăng có nhãn xin-viec. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xin-viec. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Những Bài Học Đắt Giá Khi Thỏa Thuận Lương

Dù bạn mới đi làm hay đã có nhiều năm kinh nghiệm, dù bạn thích hay ghét việc thỏa thuận lương thì việc bạn tích lũy thêm các mẹo thỏa thuận lương để đạt được mức mong muốn là không bao giờ thừa.
Bạn có thể đã đọc nhiều về các kỹ năng thỏa thuận lương, nên trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu những lỗi phổ biến mà ứng viên hay mắc phải dẫn đến kết quả là họ phải nhận mức lương thấp hơn.
1. Hài lòng với mức lương đưa ra/Không thỏa thuận. Lỗi phổ biến nhất là nhiều ứng viên chấp nhận mức do nhà tuyển dụng (NTD) đề ra. Thông thường ứng viên trẻ và ứng viên nữ thường mắc lỗi này, đa phần là vì chưa hiểu quy trình thỏa thuận lương hoặc ngại/không thoải mái khi thỏa thuận lương. Đồng ý mức lương do NTD đề ra có nghĩa là bạn sẽ phải chấp nhận nhiều hậu quả về tài chính sau này – mức lương thấp và tỉ lệ tăng lương thấp, dần dần sẽ dẫn đên việc bạn chán ghét công việc và NTD.
(Nguồn: Internet)
2. Tiết lộ mức lương bạn sẽ chấp nhận ngay từ đầu. Không tiết lộ quá nhiều thông tin là chìa khóa vàng trong quá trình đàm phán. Nhiều NTD sẽ hỏi về mức lương tại các công ty cũ và mức lương mong muốn. Trong những tình huống này, bạn phải luôn cẩn thận về những gì mình sẽ trình bày, vì càng trì hoãn tiết lô những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng thỏa thuận lương sau này.
3. Chỉ tập trung vào nhu cầu của ứng viên hơn là các giá trị họ có thể đóng góp. Nhiều ứng viên chỉ tập trung vào những điều mình cần hơn là các giá trị mà họ có thể mang lại cho NTD. Bạn hãy nên cho NTD biết khả năng đóng góp của mình và thỏa thuận lương từ đó, hơn là nói trước một mức lương chính xác bạn có thể chấp nhận.
4. Không tìm hiểu kỹ về mức lương hoặc không chuẩn bị cho quy trình thỏa thuận. Hãy tìm hiểu về NTD tương lai trên các phương diện mức lương, chính sách thỏa thuận, chế độ thưởng. Ngay cả khi bạn quyết định không thỏa thuận lương thì bạn vẫn có sự hiểu biết tốt hơn về thị trường nhân lực và giá trị của bản thân.
5. Đề cập về lương quá sớm. Bạn hãy nên luôn kiên nhẫn khi đề cập đến lương. Bạn càng để dành lâu thì càng có nhiều điều lợi trong quá trình thỏa thuận lương.  Thời điểm thích hợp nhất là khi bạn biết mình đã đến những vòng phỏng vấn cuối cùng, và bạn sẽ hỏi về lương thưởng, tiền hoa hồng, chế độ bảo hiểm và các quyền lợi khác. Nhiều NTD sẽ nhận xét rằng họ dễ dàng “bắt mạch” các ứng viên chỉ quan tâm đến tiền trong quá trình phỏng vấn và biết được cách sẽ thỏa thuận với các ứng viên này về sau như thế nào.
6. Chấp nhận công việc quá nhanh. Quá trình tìm việc có thể kéo dài hàng tuần hoặc nhiều tháng liền. Đề nghị từ NTD, dù có hấp dẫn thế nào đi chăng nữa, cũng cần phải được xem xét lại. Nhiều NTD sẽ cho bạn thời gian để cân nhắc. Khi bạn được NTD chọn, bạn đã có được “quyền lực” nhất định để thỏa thuận các đề nghị, và hãy dùng quyền lực này như một vũ khí hiệu quả cho bạn và kéo dài thêm thời gian nếu có thể trước khi bạn ra quyết định cuối cùng.
(Nguồn: Internet)
7. Từ chối công việc quá nhanh. Nhiều ứng viên nhanh chóng từ chối các NTD khi mức đề nghị không như mong muốn. Trong nhiều trường hợp bạn có thể từ chối ngay lập tức nhưng nếu được bạn hãy luôn xin thêm thời gian để cân nhắc. Nếu mức lương quá thấp, bạn có thể từ chối ngay. Nếu lương vẫn có thể chấp nhận được (dù vẫn thấp hơn bạn mong đợi), bạn hãy xem thêm các quyền lợi khác. Nhiều NTD có thể trả lương thấp hơn mức thị trường nhưng bù lại sẽ có các chính sách thưởng, chế độ bảo hiểm cá nhân, hoặc mua cố phiếu của công ty.
8. Yêu cầu thay đổi quá nhiều trong Thư chào đối ứng (Counteroffer). Nếu bạn thích công việc và xác định được NTD theo mong muốn của mình nhưng bạn vẫn chưa hài lòng với mức NTD đề nghị, bạn có thể cân nhắc gửi lại một Thư chào đối ứng (Counteroffer). Khi viết thư này, bạn chỉ nên tập trung tối đa vào 2 điểm để thỏa thuận; bạn không thể đàm phán hết tất cả hạng mục. Nếu lương thấp, hãy chỉ đề cập vào lương. Nếu bạn biết NTD không thể thay đổi mức lương, hãy tập trung vào các quyền lợi khác. Và vì bạn chỉ có thể chọn tối đa 2 mục, bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng trong thư của mình.
9. Đưa lý do cá nhân vào việc thỏa thuận lương. Bạn phải luôn thể hiện sự chuyên nghiệp trong quá trình thỏa thuận lương. Nếu NTD đã đưa ra mức lương đề nghị, bạn đã nằm trong tầm ngắm được chọn. Nếu như bạn thỏa thuận rồi mà vẫn không đi đến đâu, hãy luôn nhớ rằng bạn đã nhận được thư chấp nhận từ công ty, ngay cả khi mức đề nghị không cao như bạn nghĩ hoặc không xứng đáng với bạn. Và nếu thỏa thuận lương không thành công, hãy cảm ơn NTD một lần nữa vì đã cho bạn cơ hội. Biết đâu sau này bạn sẽ lại đi phỏng vấn cùng công ty đó cho các vị trí khác.
10. Không yêu cầu NTD xác nhận thỏa thuận bằng văn bản. Sau khi thỏa thuận thành công, bạn phải yêu cầu NTD xác nhận lại bằng văn bản. Nếu NTD cố tình lảng tránh việc này, bạn phải cân nhắc lại về việc có ký vào đơn chấp nhận làm việc tại công ty hay không.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

30 câu hỏi bạn phải sẵn sàng trả lời khi đi xin việc

Để không lãng phí thời gian và công sức cho những cuộc phỏng vấn “ra về tay không”, bạn nên trang bị cho mình những câu hỏi thường hay có khi đi xin việc.

Dưới đây là 30 câu hỏi phỏng vấn được sắp xếp theo chủ đề giúp mọi người chủ động hơn khi tham gia những đợt phỏng vấn, xin việc, theo Time.

Làm việc theo nhóm

Đối với những câu hỏi như này, bạn nên tìm một câu chuyện để mọi người thấy được khả năng làm việc với những đồng nghiệp khác trong cách giải quyết các tình huống khó khăn. Bạn nên đề cập đến những mâu thuẫn, xung đột khi làm việc trong nhóm, sự va chạm giữa các thành viên…

1. Kể một lần bạn phải làm việc với một người có tính cách rất khác bạn.

2. Đưa ra ví dụ về một lần bạn phải đối mặt với những mâu thuẫn, xung đột nhóm khi làm việc. Lúc đó bạn sẽ giải quyết như nào?

3. Mô tả một lần bạn cố gắng xây dựng, thiết lập mối quan hệ với một người quan trọng nào đó. Bạn đã làm gì để đạt được điều đó?

4. Chúng ta ai cũng từng mắc lỗi và đều muốn được làm lại. Hãy kể về lần bạn mong muốn được làm lại trong cách cư xử của mình với đồng nghiệp hay giải quyết một vấn đề nào đó.

5. Kể một lần bạn cần phải lấy thông tin từ một người không hề nhiệt tình phối hợp. Bạn đã làm gì để xử lý tình huống đó?

Kỹ năng làm việc trực tiếp với khách hàng

Nếu cuộc phỏng vấn của bạn liên quan đến khách hàng thì chắc chắn bạn phải chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau:

6. Thời điểm nào có thể gây ấn tượng tốt nhất với khách hàng? Bạn có cách xử lý như thế nào?

7. Hãy đưa ra ví dụ về một lần bạn không làm vừa lòng khách hàng. Lúc đó chuyện gì xảy ra và bạn đã cố gắng làm như nào để giải quyết tình huống đó?

8. Kể về lần bạn khiến khách hàng hài lòng .

9. Diễn tả thời điểm bạn phải làm việc với một khách hàng khó tính. Tình hình lúc đó ra sao và bạn đã xử lý vấn đề này như nào?

10. Thực sự là rất khó để đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng khi bạn phải làm việc với nhiều người. Bạn đã làm như thế nào để nhu cầu của khách hàng được đáp ứng, ưu tiên.

Khả năng thích ứng với môi trường làm việc

Hãy nghĩ về những khó khăn xảy ra gần đây trong công việc và bạn đã giải quyết chúng ổn thỏa. Thậm chí nếu thất bại thì bạn cũng đã rút ra được những bài học cho riêng mình. Dưới đây là những câu hỏi liên quan đến kĩ năng này khi tham gia phỏng vấn sẽ có:

11. Kể một lần bạn làm việc trong môi trường rất nhiều áp lực. Lúc đó, điều gì xảy ra và bạn đã làm như nào để vượt qua?

12. Mô tả khoảng thời gian nhóm hoặc công ty của bạn có một số thay đổi mới. Điều này ảnh hưởng đến bạn như nào và bạn đã làm cách gì để thích nghi được?

13. Giới thiệu về việc đầu tiên mà bạn từng làm. Bạn đã học được những gì từ công việc đó?

14. Kể về một lần bạn thất bại. Bạn làm như nào để vượt qua tình trạng đó?

15. Lấy ví dụ về khoảng thời gian bạn nghĩ mình có thể tự đứng vững vượt qua những tình huống khó khăn.

Kỹ năng quản lý thời gian

Bạn phải sẵn sàng trả lời những câu hỏi dưới đây để người phỏng vấn có thể thấy được tinh thần trách nhiệm, kỹ năng tổ chức và hoàn thành những công việc được giao trước thời hạn của mình.

16. Kể về một chiến lược bạn thiết lập để hoàn thành mục tiêu mình đề ra.





17. Mô tả về một dự án dài hạn mà bạn chịu trách nhiệm. Bạn làm thế nào để tất cả mọi thứ diễn ra như đúng dự định.

18. Đôi khi, bạn không thể hoàn thành tất cả những việc mình đã vạch ra. Kể một lần, bạn đã để tinh thần trách nhiệm của mình có chút áp đảo. Bạn đã làm gì khi đó?

19. Kể về một mục tiêu bạn tự đặt ra cho chính mình. Bạn đã làm cách nào để có thể chắc rằng đạt được điều đó?

20. Lấy ví dụ về khoảng thời gian bạn có quá nhiều việc, chịu nhiều áp lực. Lúc đó, bạn đã xử lý như nào?

Kỹ năng giao tiếp

Có lẽ bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn khi đặt ra những câu hỏi cho một câu chuyện nào đó bởi kĩ năng giao tiếp là một phần rất quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống đời thường. Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng, kỹ năng giao tiếp tốt cần phải có quá trình rèn luyện và chuẩn bị.

21. Lấy ví dụ về một trường hợp bạn thuyết phục thành công một khách hàng làm theo cách của bạn

22. Mô tả một lần bạn làm chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Bnạ đã làm gì để mọi người có thể hiểu những gì bạn nói.

23.. Mô tả về một lần bạn phải lấy thông tin từ một văn bản để lê ý tưởng cho nhóm.

24. Lấy ví dụ về trường hợp bạn phải thuyết phục, giải thích cho một khách hàng đang thất vọng về dịch vụ của công ty, doanh nghiệp bạn đang làm. Trong tình huốn này, bạn giải quyết như thế nào?

25. Trình bày về một bài thuyết trình thành công của bạn và nêu lý do tại sao ?

Động lực làm việc

Rất nhiều câu hỏi phỏng vấn liên quan đến việc động lực giúp bạn thực hiện những mục tiêu mình đề ra. Bạn phải phản ứng nhanh nhạy ngay cả khi câu hỏi chưa rõ ràng.

26. Kể về một thành tích đáng tự hào nhất của bạn.

27. Mô tả một lần bạn đưa ra ý kiến để giải quyết vấn đề thay vì chờ đợi người khác.

28. Lấy ví dụ khi bạn làm việc trong môi trường quản lý chặt chẽ hay quản lý lỏng lẻo, bạn làm như thế nào để thích ứng?

29. Kể một lần tính sáng tạo của bạn được thể hiện trong công việc. Bạn có hào hứng hay gặp bất kì khó khăn gì không?

30. Kể một lần bạn không hài lòng với việc mình làm. Nếu có thể làm lại, bạn sẽ làm gì để thực hiện nó tốt hơn?
Đọc tiếp »