Hiển thị các bài đăng có nhãn experience. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn experience. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Khái quát Mô hình và Chiến lược 7P Marketing Lưu

Dựa vào kinh nghiệm và sự đúc kết nguyên lý marketing hiện đại, công trình nghiên cứu trong 5 năm (1999-2004) chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang đã xây dựng một mô hình quản trị marketing đơn giản nhưng xúc tích và dễ hiểu mà hầu hết các nhà quản trị doanh nghiệp đều nắm bắt không quá khó khăn, áp dụng linh hoạt trong doanh nghiệp của mình trong việc xác lập bộ máy, xây dựng chiến lược và tìm ra những đối sách cạnh tranh hiệu quả toàn diện cho thương hiệu sản phẩm và cho cả doanh nghiệp.

Cơ sở hình thành mô hình 7P

Chúng ta gọi thời đại marketing là giai đoạn bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 20 khi mô hình kinh doanh chuyển từ định hướng sản xuất sang định hướng thị trường và sau này nói chính xác hơn là định hướng khách hàng (chính xác hơn nữa là khách hàng tiêu dùng). Lộ trình chuyển đổi tư duy kinh doanh này hình thành một loạt các khái niệm và định nghĩa mới giúp marketing thực sự trở thành một môn khoa học ứng dụng hiệu quả.
Trong những thập kỷ gần đây, những doanh nghiệp thành công và bền vững đều là doanh nghiệp định hướng marketing (gọi là marketing-oriented company), khác với hai thế lực doanh nghiệp khác là “doanh nghiệp thành công nhờ chính sách nhà nước” và “doanh nghiệp thành công dựa vào nguồn tài nguyên”. Tuy nhiên hẳn quý vị cũng đồng ý với chúng tôi rằng các thế lực này không phải là mục tiêu để chúng ta nghiên cứu, để noi gương hay theo đuổi trong tiến trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Mô hình Marketing 7P - từ Tầm nhìn đến thực tiễn Quản trị
Quá trình này được đối chiếu về lý thuyết từ nhận thức của quản trị doanh nghiệp từ mô hình “5 thế lực” của Michael Porter lấy doanh nghiệp làm chủ thể, sang mô hình “4P” lấy “khách hàng” làm trọng tâm mà Philip Kotler đã đúc kết. Các phép toán vĩ mô càng ngày càng trở nên rắc rối và khó hiểu theo sự tăng trưởng mức độ phức tạp của nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó là sự chuyển đổi trong nghiên cứu tâm lý từ quan điểm tâm sinh lý cá nhân (Pavlov và Sigmund Freud) sang Tâm lý Nhân văn mang tính cộng đồng của Abraham Maslow. Sự hiểu biết của chúng ta về Con người dưới góc độ tâm lý và nhu cầu mặc dù vẫn còn nhiều bí ẩn nhưng rất nhiều quy tắc ứng xử mang tính cộng đồng đã được ghi nhận dưới sự phân tích thống kê. Tuy nhiên Tương lai là một bí ẩn lớn nhất mà càng ngày nhà doanh nghiệp càng không thể chủ quan. Cả Michael Porter và các học giả Marketing ngày nay đều có chung quan điểm rằng chiến lược đúng là đi tìm “con đường riêng” cho mình để đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn bí ẩn của Con người.
Cả Michael Porter và các học giả Marketing ngày nay đều có chung quan điểm rằng chiến lược đúng là đi tìm “con đường riêng” cho mình để đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn bí ẩn của Con người.
Có ít người thừa nhận marketing ở cấp độ triết học. Họ cho rằng Tiếp thị là những trò rẻ tiền và khuyến dụ con người làm những việc mà người ta không mong muốn. Chúng tôi muốn cảnh báo với cộng đồng rằng Marketing là một ngành học thuật đã được nâng tầm triết lý, trong đó Brand Marketing là một đỉnh cao. Bản thân marketing không tự xác lập sứ mệnh cho mình mà Con người là động lực hình thành sứ mệnh của khoa học tiếp thị (hiểu theo nghĩa rộng).
Ngày nay lĩnh vực nào cũng có thể ứng dụng marketing, miễn là nó xác lập sứ mệnh phục vụ con người và vì sự phát triển của loài người. Marketing giúp hình thành Sản phẩm hay cách thức để thỏa mãn Nhu cầu của Con người; không những thế marketing giúp con người nhận ra những khát vọng (Nhu cầu chưa được thỏa mãn) để thúc đẩy họ vươn lên; marketing giúp con người nhận rõ bản thân mình với những người xung quanh, giữa sản phẩm (lợi ích, giá trị) này với sản phẩm (lợi ích, giá trị) khác.
Bởi vậy quý vị hẳn sẽ không ngạc nhiên khi Al Ries (học giả nghiên cứu marketing nổi tiếng Mỹ, thế hệ tiếp nối Philip Kotler) so sánh sự tiến bộ của brand & marketing song hành với thuyết tiến hóa của Darwin trong nhận thức của con người về thế giới vật chất, mối quan hệ trao đổi giữa các cá thể trong cộng đồng và việc xác lập vị thế cá nhân trong cộng đồng.

Mô hình 7P

Mô hình Marketing 7P là một trong những lý thuyết theo xu hướng nâng cao vị thế của marketing trong quản trị doanh nghiệp và quản trị tổ chức.
Mô hình Marketing 7P này bao gồm 3 nấc: nấc 1 là “4P” tức 4 yếu tố cơ bản trong quản trị marketing. Đó là nhóm các giải pháp (hay chiến lược) Sản phẩm, từ ý tưởng cho đến sản xuất ra sản phẩm, trong đó không quên định nghĩa sản phẩm là một tập hợp các lợi ích; Nhóm kế tiếp là các giải pháp Giá, từ chi phí cho đến chiết khấu phân phối và giá tiêu dùng; Kế đến là các giải pháp về phân phối và bán hàng và sau cùng là các giải pháp Quảng bá thương hiệu sản phẩm (nên nhớ là quảng bá thương hiệu, trong đó có sản phẩm, chứ không phải quảng bá sản phẩm).
Trong tư duy mới của brand marketing chúng tôi đã nâng cấp các khái niệm của 4p (marketing mix) dưới góc nhìn mới với những điểm chính sau đây:

P1. Sản phẩm

Định nghĩa mới và bao trùm cho khái niệm marketing đối với sản phẩm: sản phẩm là tập hợp các lợi ích.
Định nghĩa này áp dụng cho mọi thể loại và dạng thức sản phẩm, mặc dù định nghĩa sản phẩm theo cách phân loại luôn cần thiết, nhưng một định nghĩa chung này sẽ bao quát marketing cho tất cả mọi lĩnh vực, miễn là nó xác lập sứ mệnh phục vụ cho con người.
Theo định nghĩa này chúng ta không phải tách biệt marketing cho sản phẩm hay dịch vụ, marketing cho công nghiệp hay B2B và marketing cho hàng tiêu dùng và B2C. Một sản phẩm khi được khách hàng công nhận, cụ thể hơn là sự dịch chuyển khái niệm Lợi ích sang khái niệm Giá trị của cùng một thực thể, và bắt đầu hình thành trạng thái Thương hiệu theo mức giá trị mà khách hàng công nhận.

P2. Giá bán

Định nghĩa mở rộng của khái niệm giá bán sẽ trở thành chuỗi-giá-trị hay đúng hơn là chuỗi-chi-phí.
Chẳng hạn trong Nông nghiệp, chuỗi này bắt đầu từ sản phẩm nông nghiệp cơ bản bao gồm chi phí đầu vào của giống, đất dai, chăm sóc canh tác và chi phí thu hoạch. Sau đó là chi phí chế biến thành các sản phẩm tinh hơn, và sau cùng là chi phí cho quảng bá và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Toàn bộ quá trình này đều ảnh hưởng chuỗi-chi-phí và đó là vấn đề chiến lược cạnh tranh của P2. Price, được nói tóm gọn là cost & pricing hay Lợi ích kinh tế mang lại cho khách hàng và người tiêu dùng. Hơn nữa marketing còn nhận thấy mới tương quan giữa P1 và P2 rất mật thiết và tương hỗ thông qua khái niệm phân khúc và định vị, theo đó sản phẩm định vị cho phân khúc cao cấp yêu cầu những lợi ích cao hơn với chi phí sản xuất và dịch vụ cao hơn và ngược lại một sản phẩm hướng đến khách hàng bình dân sẽ cần có chi phí thấp hơn để kiếm lãi khi bán giá thấp.

P3. Phân phối

Được nâng cấp tự khái niệm Place là nơi chốn bán hàng, Phân phối là cả một hệ thống hay mạng lưới bán hàng được tổ chức chuyên nghiệp và hiệu quả.
Phân phối là mang sản phẩm đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất, nhưng (cái này mới) có thể mang khách hàng đến với sản phẩm một cách tiện lợi nhất. Quá trình này nên gọi là chiến lược phân phối 2 chiều. Trong định nghĩa mới không thể thiếu khái niệm Kênh phân phối, là địa nghĩa của chiều dọc hay liên kết dọc. Mỗi một kênh thích hợp với một định vị sản phẩm khác nhau, đó là tính ưu việt của marketing khi tập hợp cả hệ thống chức năng marketing khác nhau định hướng bởi cặp khái niệm kỳ diệu là Phân khúc & Định vị, hơn thế là Phân khúc & Định vị đa sản phẩm. Bổ sung vào khái niệm Phân phối là Quản trị Bán hàng, một tập hợp các tầng nấc nhân sự theo địa bàn, theo kênh và theo chức năng, còn kể đến trách nhiệm phối hợp với lực quản trị marketing trung tâm hài hoà Lực Đẩy (P.3) và Lực Kéo (P4.).

P4. Quảng bá

Giới truyền thông hay nhầm lẫn marketing với quảng cáo do chỉ nhận thấy trách nhiệm marketing là quảng cáo truyền thông, đây là thiếu sót rất phổ biến.
Giới truyền thông hay nhầm lẫn marketing với quảng cáo do chỉ nhận thấy trách nhiệm marketing là quảng cáo truyền thông, đây là thiếu sót rất phổ biến. Quảng bá là sứ mệnh cấp tiến khi hình thành bởi marketing và bị lạm dụng bởi quảng cáo thường bị những quan điểm bảo thủ chỉ trích vì cho rằng có khả năng lừa dối hay tăng chi phí. Đó là những quan điểm hình thành khi chưa nắm chiến lược tổng quan hay bị phân tích bởi những người làm marketing thiếu kinh nghiệm hay phiến diện.
Với định nghĩa thương hiệu bao trùm sản phẩm (khác với định nghĩa thương hiệu của WIPO), Quảng bá Thương hiệu chính là quảng bá một sản phẩm, hay đưa ra lời hưá với khách hàng một cách sáng tạo. Riêng điều này cũng cần đánh giá liên quan đến đạo đức và trách nhiệm của thương hiệu hay doanh nghiệp. Chính yếu tố sáng tạo gây tranh cãi nhiều nhất và cũng là yếu tố hấp dẫn của marketing.
Cuối cùng Quảng bá, với chức năng quản trị tạo ra Lực kéo, cần hài hoà mật thiết với Lực Đẩy. Việc hình thành cơ cấu Lực Kéo & Lực Đẩy với khái niệm marketing above vs. below-the-line là cơ sở của quản trị thương hiệu, khác với quản trị marketing trước đây.

Ở cấp độ 2 (nấc 2), chúng ta quan tâm đến hai nhóm giải pháp lột tả tinh thần cơ bản của quản trị, đó là yếu tố Con người (P5) và yếu tố Hệ thống (P6).

P5. Con người

Chiến lược Nhân sự ở mỗi công ty cần phải được nhìn nhận dưới gọc độ Marketing. Ngày càng có nhiều các phương pháp tiếp thị định hướng con người.
PR được vận dụng triệt để ngay từ những năm đầu họat động được phân tách bởi PR đối ngoại và PR đối nội. PR đối ngoại (External PR) nhắm đến việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ và hệ thống chăm sóc khách hàng (CRM) đối với Nhà Phân phối, giới Báo chí; các Liên đo àn thể thao và các đơn vị sở hữu Truyền thông. PR đối nội (Internal PR) nhắm đến việc chăm sóc từng cá nhân và gia đình nhân viên làm việc cho công ty ở mọi cấp bậc công việc. Công ty có những chính sách đãi ngộ và hiếu hỉ cho từng nhân viên và giá đình tùy theo quá trình công hiến của họ; những nhân viên làm việc gắn bó với công ty được khen thưởng theo nấc thâm niên mà họ đã gắn bó với công ty. Đặc biệt Ngày hội Gia đình hàng năm của toàn thể cán bộ nhân viên công ty được tổ chức hết sức ấn tượng tạo ra không khí đoàn kết thân mật… tất cả tạo ra niềm kiêu hãnh của nhân viên và gia đình họ đối với những người xung quanh.
Theo hệ thống “7P” nhóm giải pháp này nằm trong phạm trù P5 (People); và nói theo ngôn ngữ brand marketing thì mỗi cá nhân và gia đình Nhân viên cũng được “gắn nhãn” với thương hiệu chung của doanh nghiệp cũng như các thương hiệu sản phẩm mà họ đang nỗ lực gầy dựng từng ngày ở mọi nơi mọi lúc.

P6. Quy trình

Gộp chung gồm quy trình hệ thống, hay tính chuyên nghiệp, tức process hay professionalism. Doanh nghiệp phát triển luôn đặt những quy trình quản trị (điển hình là ISO:9001) làm hệ thống quản trị làm nến tảng để thể chế hóa bộ máy làm việc, giúp luật hóa trách nhiệm cá nhân hay nói đúng hơn là “minh bạch hóa” vai trò và phạm vi trách nhiệm của từng người để cá nhân thấy rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong một tập thể quản trị. Tuy nhiên sự vận dụng hệ thống quản trị chuẩn mực (theo ISO) ở một số doanh nghiệp có hàm lượng chất xám va hạm lượng dịch vụ cao hay mang nhiều tính sáng tạo xem ra không chứng minh được hiệu quả.
Marketing 7P giải thích hiện tượng này bằng một luận điểm rất cơ bản đó là xem tổ chức doanh nghiệp cũng là một sản phẩm trong đó người lao động thụ hưởng hai nhóm lợi ích (hay giá trị) là lý tính và cảm tính (rational và emotional). Nếu một doanh nghiệp có hệ thống quản trị (thể hiện qua sản phẩm đầu cuối mà doanh nghiệp tạo ra) thiên về lý tính hơn thì khả năng áp dụng các quy trình ISO (kinh điển) sẽ hiệu quả hơn; ngược lại nếu hệ thống quản trị doanh nghiệp thiên về sản xuất ra các sản phẩm cảm tính (dịch vụ, văn hóa nghệ thuật, truyền thông…) thì khả năng áp dụng quy trình quản trị kinh điển cần phải kết hợp với các biện pháp kích thích sáng tạo và mở rộng các tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc (tức sản phẩm làm ra) một cách linh hoạt hơn thì nhân viên (người lao động trí tuệ) sẽ không cảm thấy bị gò bó và cảm nhận được đẳp cấp của nhà quản trị, từ đó mới thu hút họ là việc.
Nói cách khác một quy trình ISO kinh điển liệu có thể quản lý quy trình sáng tạo (sản xuất) ra một tác phẩm âm nhạc hay không? Đó là một trong những tình huống thử thách điển hình đối vớ các quy trình chuẩn hóa quản trị theo tư tưởng thuần lý tính mà các mô hình quản trị marketing ngày nay có thể khắc phục, trong đó “7P” là một điển hình.

P7. Triết lý

Ở cấp độ 3 (nấc 3), chúng ta tìm hiểu vai trò của tư tưởng, triết lý, văn hóa trong một tổ chức, hay cụ thể là trong một doanh nghiệp. Các giải pháp ở cấp độ này thể hiện bởi sứ mệnh hay tầm nhìn của doanh nghiệp, của thương hiệu; văn hóa, những thói quen ứng xử và chuẩn giá trị trong doanh nghiệp, cũng như giữa thương hiệu ứng xử trước cộng đồng; tư tưởng, tầm nhìn và giá trị của tổ chức cũng cần phải được thông đạt một cách hiệu quả đến với toàn thể cá nhân trực thuộc (stake holder) và kể cả đối với cộng đồng trong đó dĩ nhiên là có khách hàng, người tiêu dùng, đối tác, người thân của họ, hay nói rộng hơn là của to àn xã hội.
Trong chiến lược phát triển bền vững, mô hình 7P càng ngày càng chứng minh hiệu quả của nó.

Phạm vi ứng dụng của mô hình 7P marketing.

Mô hình marketing 7P có thể được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên bằng sự cẩn trọng cần thiết đối với những lý thuyết mới, chúng tôi không mạnh dạn khẳng định mô hình “7P” có thể đáp ứng tất cả các dạng thức thự tiễn, và trong phạm vi hạn hẹp của bài viết cũng không thể đặt ra tất cả những điều kiện cần của mô hình này. Mô hình “7P” chỉ thực sự mang lại hiệu quả đối với doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh không có (hoặc ít có) sự can thiệp của các cơ chế tạo độc quyền hoặc không lành mạnh (unfair trade).
Một số lĩnh vực mà “7P” có thể đáp ứng một cách hiệu quả như sau:

(1) Giải pháp Chiến lược Marketing Toàn diện

Một tập hợp giải pháp chiến lược marketing toàn diện có thể được xem là một bộ giải pháp chìa khóa sử dụng cho tòan thể chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Ở cấp độ này marketing đóng góp chiến lược cho tất cả các mặt họat động của doanh nghiệp, và hiếm có một bộ giải pháp nào có thể thay thế hiệu quả.
Tuy nhiên việc lượng hóa toàn bộ hệ thống bảy nhóm giải pháp như đã đề cập trong phần giới thiệu “7P Marketing” không phải là mục tiêu nội dung đề cập trong bài viết này, và phần nhiều chúng tôi chưa có tham vọng biến nó thành một bộ công cụ (toolkit) mẫu có thể nhân rộng và thương mại hóa kiểu như ISO 9001 hay Balance Scorecard. Dù sao đây chỉ là một bộ giải pháp tòan diện dành riêng cho các quản trị gia trung cao cấp đi lên từ các vị trí then chốt của doanh nghiệp, tổng công ty hay tập đoàn.
Chúng tôi mạnh dạn khuyến khích sự phối hợp hiữa tinh thần giải pháp chủ đạo của “7P” với hệ thống chuẩn mực quản trị phổ biến hiện hành để tối ưu hóa hiệu quả của quản trị, với điều kiện và chỉ trong điều kiện doanh nghiệp (hay tổ chức) xác định lấy những mục tiêu thị trường, khách hàng và ngừơi tiêu dùng (hay một cộng đồng cụ thể) làm trọng tâm.

(2) Cơ sở Lượng hóa Mục tiêu và Gía trị Doanh nghiệp

Chúng tôi mạnh dạn khuyến khích sự phối hợp giữa tinh thần giải pháp chủ đạo “7P” với hệ thống chuẩn mực quản trị phổ biến hiện hành để tối ưu hóa hiệu quả của phương pháp, với điều kiện và chỉ trong điều kiện doanh nghiệp (hay tổ chức) xác định lấy những mục tiêu thị trường, khách hàng và người tiêu dùng (hay một cộng đồng cụ thể) làm trọng tâm. Trong đó chúng ta cần lưu ý rằng lượng hóa là một tiêu chí quan trọng của quản trị hiệu quả và chuyên nghiệp.
Xét về khía cạnh giá trị, khái niệm P7 (philosophy) chính thức hình thành luận điểm chứng minh một tổ chức cần có một tinh thần chủ đạo và giá trị gốc để mọi cá nhân nhắm đến. Tổ chức ở đây hòan toàn có để được định dạng với quy mô từ Gia đình, Doanh nghiệp, Công đồng Làng xã, Hiệp hội, Tôn giáo cho đến phạm trù Quốc gia và Quốc tế.

(3) Cơ sở Lượng giá Thương hiệu và Đánh giá Doanh nghiệp

Marketing Audit là lĩnh vực hóc buá của marketing quản trị. Chỉ có những anh em làm marketiung lâu năm mới có điều kiện trải nghiệm ứng dụng Marketing Audit và Brand Audit, và cũng chỉ áp dụng tại các hệ thống marketing chuyên nghiệp cao mà thôi. Trong năm 2013 (mới cập nhật) chuyên gia cũng có dịp tham gia đào tạo đề tài này cho Vina Acecook. Hệ thống “7P Marketing” cũng là cơ sở vững chắc để các chuyên gia lượng giá thương hiệu (brand valuation) tiến hành đánh giá marketing (audit) và lượng giá thương hiệu (valuation) một cách toàn diện. Đây là việc làm hết sức cần thiết trong tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp hay định giá tài sản thương hiệu nhằm các mục đích chuyển nhượng hay nhượng quyền. Đối chiếu với hệ thống marketing audit hiện hành (phổ biến nhất là của William M. Pride), hệ thống “7 yếu tố” ở đây cũng tìm được tiếng nói chung bởi các định nghĩa và phạm vi đánh giá xét tổng hòa phần nhiều là giống nhau.
Mô hình áp dụng 7P Marketing trong Audit đánh giá tổng quan hiện trạng công ty.

(4) Chuẩn mực hay hình mẫu của một Marketing Plan

Lâu nay chúng ta đề cập rất nhiều đến kế họach marketing tòan diện, nhưng rất thiếu cơ sở để xác định một hình mẫu của Kế Hoạch Marketing. Như vậy một kế hoạch marketing đầy đủ là kế hoạch mà trong đó bao gồm cả “7 nhóm giải pháp” được lượng hóa theo tiêu chí SMART (*). Nhóm 7 giải pháp bao gồm:
(1) các giải pháp sản phẩm mới, sản phẩm toàn diện (lý tính & cảm tính), những điểm độc đáo của sản phẩm và cơ cấu các sản phẩm; cần lưu ý dưới quan điểm của tiếp thị thương hiệu một sản phẩm được xem là hoàn chỉnh sẽ được xem là một thương hiệu;
(2) hoạch định giá (kể cả chi phí) chiết khấu kinh doanh hay phân tích những lợi ích kinh tế mà một sản phẩm (dù nằm bất cứ dạng thưc nào) có thể mang lại cho con người. Chẳng hạn một chương trình truyền thông xã hội chủ đề “tiết kiệm điện” có thể thuyết phục cộng đồng bằng sự thông đạt những dữ liệu “mỗi gia đình tiết kiệm một bóng đèn thì cả nước sẽ tiết kiệm 30 triệu KW điện năng” và dữ liệu này sẽ giúp người dân thấy rõ lợi ích “kinh tế” của việc thực hiện hành vi trách nhiệm của mình.
(3) hoạch định phân phối cần thiết trong “tất cả” các kế hoạch marketing thực thi sứ mệnh “mang một sản phẩm, dịch vụ, lợi ích…” đến với con người (khách hàng, người tiêu dùng, công chúng…).
(4) promotion (xin lưu ý) được hiểu là quảng bá (thương hiệu sản phẩm) chứ không phải là quảng bá sản phẩm và cũng không phải là khuyến mãi (sales promotion). Quảng bá là nhiệm vụ trọng tâm của truyền thông tiếp thị, là sứ mệnh mới đầy khó khăn của marketing trong một môi trường cạnh tranh (trong môi trường độc quyền bạn không cần quảng bá thương hiệu sản phẩm). Như vậy trong một kế hoạch tiếp thị đầy đủ không thể thiếu các giải pháp quảng bá.
Phần còn lại là các giải pháp P5 (con người), P6 (quy trình hệ thống) và P7 (triết lý) mà chúng tôi đã đề cập trong phần giới thiệu “7P” trên đây.
Thay cho lời kết, chúng tôi một lần nữa muốn nhấn mạnh rằng mô hình “7P” sẽ hữu dụng trong một môi trường cạnh tranh và lành mạnh. “7P” sẽ rất thuận lợi cho các cá nhân nhà quản trị hay lãnh đạo doanh nghiệp (kể cả một tổ chức) đã lĩnh hội nguyễn nguyên lý marketing căn bản. Tuy nhiên đối với những người không phải là “dân marketing” việc nắm bắt mô hình 7P cũng không phải là quá khó khăn.
Chỉ cần quý vị có một tư quy cởi mở.
---
Ghi chú (*): 
SMART là viết tắt 5 tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp của một kế hoạch, gồm Specific (cụ thể);Measurable (đo được); Achievable (khả thi); Related to Strategy (bám sát chiến lược) và Time-focued(lịch trình cụ thể).
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả

Để phát triển một doanh nghiệp bền vững, việc giữ chân khách hàng là cực kỳ quan trọng. Thống kê từ Trường Kinh doanh Havard, khi tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 5% thì lợi nhuận sẽ tăng 25-95%. Con số này rất cần được xem xét khi đánh giá các chiến lược duy trì sự trung thành của khách hàng, nó quả thực quá ấn tượng!

15 chỉ dẫn trực quan tuyệt vời mà Subiz chia sẻ dưới đây sẽ giúp tỷ lệ giữ chân khách hàng của bạn được cải thiện đáng kể. Bắt đầu nhé!
Tương tác
1. Đại diện cho điều gì đó

Cách nhanh nhất để khiến khách hàng thờ ơ với bạn là không đại diện cho điều gì cả. Một nghiên cứu bởi Corporate Executive Board với 7.000 khách hàng từ khắp nước Mỹ đã chỉ ra rằng trong số những khách hàng nói họ có một mối quan hệ bền chặt với một thương hiệu, 64% coi những giá trị chung là lý do chính yếu. Nếu bạn muốn có những khách hàng trung thành, bạn cần họ quan tâm đến bạn… vậy BẠN đại diện cho điều gì?
2. Tận dụng các kiểm chứng xã hội (social proof) tích cực

Trong khi các kiểm chứng xã hội tiêu cực (VD “gần 90% số website không sử dụng phần mềm Heatmap”) được chứng minh là ngăn cản khách hàng hơn là khuyến khích họ, rất nhiều nghiên cứu về động lực khách hàng đã chỉ ra rằng các kiểm chứng xã hội tích cực (VD “Hãy tham gia đồng hành cùng 20.000 thành viên khác!”) thường là chiến lược hiệu quả nhất để khiến mọi người lắng nghe bạn.
3. Kích thích cái tôi cá nhân của khách hàng

Hầu hết mọi người đều thích những thứ có điểm chung với họ. Sự thiên vị về nhận thức này được gọi là vị kỷ mặc nhiên (implicit egotism), và đó là vấn đề quan trọng cần ghi nhớ khi giao tiếp với khách hàng. Để thu hút nhóm khách hàng mong muốn, bạn cần xác định được rõ từng chi tiết về khách hàng mục tiêu của mình, và đưa ra một thông điệp thương hiệu phù hợp hoàn hảo với mối quan tâm, mục đích và mong muốn của họ. Việc hoàn thành yêu cầu có sẵn này dễ dàng hơn nhiều so với tạo ra một yêu cầu hoàn toàn mới.
Bán hàng

Nếu khách hàng không thích quy trình bán hàng của bạn, rất có khả năng họ sẽ không bao giờ quay lại với bạn nữa. Do đó, việc bán hàng “đúng” cách là một phần thiết yếu để giữ chân khách hàng.
4. Sử dụng những từ ngữ họ thích nghe

Không phải mọi từ ngữ đều có ý nghĩa tương đương nhau. Những từ ngữ thuyết phục nhất định có thể khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn, cụ thể: miễn phí, mới và ngay lập tức. Khi khách hàng nghe thấy những từ này (và những lời hứa họ cho rằng nằm trong tiêu chí đó), họ sẽ yêu thích việc mua sắm hơn so với bình thường.
5. Giảm thiểu nhược điểm và va chạm

Mọi doanh nghiệp, bất kể trong lĩnh vực nào, đều sẽ phải bán hàng cho ba kiểu khách hàng. Theo các chuyên gia kinh tế thần kinh học, gần một phần tư số người mua hàng là những người chi tiêu thận trọng, hay là các khách hàng “ki bo”.

George Lowenstein của Đại học Carnegie Mello gợi ý sử dụng những cụm từ, từ ngữ trấn an (ví dụ, hãy đổi “khoản phí 5$” thành “khoản phí nhỏ 5$”) và lên khung lại như các chiến lược để bán hàng hiệu quả hơn cho những vị khách hàng thận trọng này.
“Có đi có lại”


Mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng và hưởng lợi ở những giao dịch tiếp theo
6. Hiểu rằng ngân sách phải bỏ ra là không đáng kể

Dịch vụ chăm sóc khách hàng có thể cực kỳ tốn kém, nhưng không nhất thiết phải như vậy. Thay vào đó, hãy tận dụng nghệ thuật tiết kiệm bằng cách nắm rõ sự “có đi có lại” được xây dựng kể cả với những cử chỉ nhỏ nhặt nhất. Trên thực tế, nhà tâm lý học Norbert Schwarz đã tìm ra rằng chỉ 10 cents cũng có thể tạo ra sự “có đi có lại” giữa hai cá nhân (đó thực sự là một tư tưởng quan trọng).
7. Tận dụng sự có đi có lại bất ngờ

Mặc dù chỉ riêng “có đi có lại” đã mang lại hiệu quả cực kỳ tốt, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng nó thậm chí còn mạnh mẽ hơn khi được tạo ra một cách bất ngờ. Đây là một ví dụ đơn giản, hãy nhớ lại một lần có người làm việc gì đó tốt cho bạn một cách bất ngờ; hành động đó có thể không hoàn toàn bất thường, nhưng thực tế nó đột nhiên xuất hiện đã để lại cho bạn một ấn tượng sâu sắc.
8. Tạo ra sự riêng tư

Trong một nghiên cứu từ Journal of Applied Social Psychology, các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng những người bồi bàn có thể tăng 23% tiền tips của họ bằng hành động đơn giản là trở lại các bàn ăn với một đĩa kẹo bạc hà thứ hai. Vậy là kẹo bạc hà có sức mạnh ma thuật ư? Có vẻ không phải như vậy: Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những chiếc kẹo bạc hà đã tạo ra cảm giác của một trải nghiệm riêng tư ở những khách hàng nhận được chúng. Vậy chính dịch vụ riêng tư mà họ nhận được đã khiến họ thích thú với trải nghiệm của mình hơn rất nhiều.
Hỗ trợ

Việc này hoàn toàn dễ hiểu: Bạn không thể tạo ra một nhóm những khách hàng trung thành mà không có một dịch vụ chăm sóc khách hàng nổi bật, để có thể giữ họ tiếp tục quay trở lại. Trong phần này, chúng tôi sẽ mổ xẻ một số quan niệm về dịch vụ khách hàng, cũng như đưa ra những điểm quan trọng bạn cần nhớ khi cung cấp hỗ trợ online.


Khách hàng luôn đánh giá cao sự hỗ trợ từ bạn
9. Tốc độ đứng sau chất lượng

Khi nói về dịch vụ khách hàng giữ người mua quay trở lại, nghiên cứu này chỉ ra rằng chất lượng quan trọng hơn tốc độ. Theo một nghiên cứu của Gallup Group, khả năng khách hàng giao dịch với một thương hiệu tăng gấp 9 lần khi họ đã đánh giá dịch vụ đó là “lịch sự, có thiện ý, và có ích”, trong khi “tốc độ” chỉ tăng khả năng quay trở lại của khách hàng lên 6 lần.
10. Khách hàng ưa thích những doanh nghiệp hiểu họ

Việc yêu cầu nhân viên của bạn dành nhiều thời gian hơn với khách hàng có thể nghe hơi điên rồ, nhưng các doanh nghiệp thông minh biết không phải như vậy.

Rất nhiều nghiên cứu tâm lý hành vi đã chỉ ra rằng mọi người đánh giá cao trải nghiệm dịch vụ của họ hơn khi họ không cảm thấy bị thúc giục hoặc phớt lờ. Hãy yêu cầu nhân viên cố gắng tìm ra đặc điểm của nhóm khách hàng trọng tâm, và thời gian của bạn sẽ không bị lãng phí vô ích.
11. Chọn kênh liên lạc phù hợp

Cách tốt nhất để cải thiện các hoạt động dịch vụ khách hàng của bạn là tận dụng kênh thông tin mà khách hàng của bạn ưa thích nhất. Mặc dù nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng phần lớn mọi người vẫn ưa thích và sử dụng email nhiều hơn các dịch vụ khác (gồm cả mạng xã hội), bạn cần lựa chọn kênh thông tin quan trọng nhất với doanh nghiệp của bạn. Các doanh nghiệp hiểu rằng hỗ trợ trực tuyến là cần thiết khi khách hàng của họ hưởng ứng, nhưng các doanh nghiệp khác có thể có khách hàng thích sử dụng email như phương pháp liên lạc chủ yếu của họ.
12. Tạo ra nỗ lực chung

Không biết bao nhiêu nghiên cứu đã làm rõ điều này khi nói về việc tạo ra một hệ thống hỗ trợ hiệu quả: Bạn cần giúp mọi người nắm được tình hình. Tại Help Scout, chúng tôi sử dụng những công cụ như Campfire để cập nhật những thông tin thực chất về chuyện gì đang xảy ra ở phía khách hàng; và chúng tôi có thể cải thiện thời gian phản hồi của mình lên 340% bằng cách tạo ra một không gian hỗ trợ trong đó mọi nhân viên đều có thể tiếp cận.
Các chương trình khách hàng trung thành

Chìa khóa để tạo ra các chương trình khách hàng trung thành hiệu quả là nắm rõ tại sao khách hàng sử dụng chúng và điều gì khiến họ tiếp tục sử dụng chúng.


Cho khách hàng cơ hội trung thành với doanh nghiệp bạn
13. Khuyến khích khách hàng tham gia

Bức tường lớn nhất ngăn các chương trình khách hàng trung thành rơi vào bế tắc chính là khuyến khích khách hàng tham gia.

Thông qua “tình huống máy rửa xe” (car wash study) tai tiếng của mình, Josseph Nunes và Xavier Dreze đã chỉ ra rằng khả năng khách hàng hoàn thành những tấm thẻ khách hàng thân thiết sẽ tăng gấp đôi nếu họ được khuyên khích tham gia (hoặc nhận thưởng) ngay sau khi đăng ký.
14. Biến những khách hàng lý tưởng thành VIPs

Một nghiên cứu khác của Nunes về các chương trình khách hàng trung thành đã chỉ ra rằng mọi người thích được là khách VIP hay thành viên vàng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chiến lược này chỉ có hiệu quả khi người ta biết rằng có một tầng lớp đứng dưới họ. Khi nghiên cứu về bản chất con người, Nunes nhận thấy sự tham gia của các thành viên vàng gia tăng đáng kể ngay khi ông bổ sung một tầng lớp bạc thấp hơn.
15. Gắn khách hàng với những cái tên mỹ miều

Một nghiên cứu về các mẫu bỏ phiếu được tiến hành bởi Đại học Stanford đã chỉ ra đầy thuyết phục rằng con người nhiều khả năng tham gia vào một điều gì đó nếu họ được gắn với một đặc điểm tích cực. Những người bạn của chúng tôi tại Buffer gọi các khách hàng chất lượng cao của họ là những thành viên “tuyệt vời”, và thậm chí còn gắn kế hoạch nâng cấp trả phí của họ với cái tên “Kế hoạch tuyệt vời” – một thuật ngữ dễ sử dụng hơn rất nhiều so với “Thành viên trả tiền”.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

SAU 22 TUỔI NHẤT ĐỊNH PHẢI GHI NHỚ NHỮNG KỸ NĂNG NÀY ĐỂ THÀNH CÔNG



Tôi hiểu cảm giác ấy, khi mà bạn bước sang tuổi 22, bạn bắt đầu phải chấp nhận rằng cuộc sống này không chỉ đơn giản là hoàn thành bài tập về nhà, nộp đúng hạn và nhận về vài con điểm tốt. Cuộc sống phức tạp hơn rất nhiều, chẳng có ai nói cho bạn biết làm thế nào là đúng, thế nào là sai nữa, thậm chí, bạn còn chẳng hiểu nổi những gì mình cho là đúng có thật sự đúng hay không?

Để giúp bạn bước qua ngưỡng cừa đầu đời dễ dàng hơn, chúng tôi đã đưa ra một số kỹ năng tối quan trọng cho những người “sắp trở thành người lớn”. Cùng tham khảo nhé:

1, Học cách trung thực

“Trung thực ư? Tôi chả có gì ngoài trung thực!“. Bạn chắc không? Nhớ lại những trễ họp hay một cuộc hẹn, bạn đã nói gì với sếp và các đồng nghiệp nào? “Đồng hồ báo thức của tôi tự nhiên bị hỏng“, “Đứng mãi không bắt được bus“, “Đường tắc kinh khủng!“.

Thay vì đưa ra các lý do muôn thuở như vậy, chi bằng đừng biện hộ gì cả, hãy chỉ thành thật nhận lỗi: “Lỗi của tôi, tôi đã làm lỡ dở công việc của mọi người“, như vậy tốt hơn gấp trăm lần việc đổ lỗi cho đồng hồ hay tắc đường đấy!

2, Học cách đối mặt với những lời chỉ trích



Chẳng ai muốn bị nhận lấy những lời khiển trách cả, cho dù câu nói “anh sai rồi đấy!” được chuyển đến bạn dưới hình thức hay phong cách nào đi chăng nữa. Thường thì khi nhận được thông tin phản hồi rằng mình đã làm ra một việc tồi tệ, con người chúng ta thường có xu hướng phản bác hoặc lờ đi luôn. Nhưng đó chẳng phải là một cách hay đâu! Để thành công, bước đầu tiên là phải biết chấp nhận thất bại, hãy đơn giản chấp nhận rằng mình đã làm sai và đừng để bụng người đã chỉ ra sai sót của bạn. Bạn mới là người sai cơ mà?

3, Cách bắt đầu một câu chuyện
“Bắt chuyện mà bạn cũng cần học nữa sao?” Nhiều người ngạc nhiên hỏi lại. Tuy nhiên đó không phải nhiệm vụ dễ dàng gì với những người hay xấu hổ hay sống nội tâm. Cho dù bạn là mẫu người như vậy, thì hãy luôn nhớ nở một nụ cười và hỏi thăm người ngồi kế bên bạn nhé. Biết đâu người đó lại chính là người bạn tri kỷ? Người bạn đời? Hay thậm chí là một đối tác làm ăn trong tương lai.

4, Cách để có được những gì bạn muốn
“Muốn có cái gì, cứ việc hỏi xin“. Đợi sếp nhận ra những cố gắng của bạn và tự động khen thưởng sao? Đừng mơ mộng nữa!

Nếu bạn không bao giờ tự đề xuất tăng lương, một phần thưởng hay một thương vụ lớn hơn thì bạn sẽ không đời nào có nó cả. Nếu việc đòi hỏi làm bạn cảm thấy ngại ngùng hay lo lắng, sao không thử tập luyện khả năng “đòi hỏi” ở một nơi khác trước. Thay vì đơn giản rút ví trả tiền cho một món hàng, hãy thử yêu cầu một mức giá thấp hơn trước đã.

Bạn càng đưa mình vào thế khó, bạn sẽ càng nhận ra rằng thực tế nó chẳng khó chút nào.

5, Cách giữ lời hứa



Bạn đã hứa với đồng nghiệp rằng bạn sẽ đến chúc mừng sinh nhật họ, hay sẽ giao bài báo cáo vàng sáng thứ Hai cho sếp? Hãy hoàn thành việc đó!

“Bạn cứ liên tục thất hứa, dần dà chẳng còn ai tin lời bạn nói nữa. Con đường lấy lại lòng tin của mọi người sẽ gian nan hơn gấp ngàn lần sau khi bạn đánh mất nó đấy!” Hoffman nói.

6, Giao tiếp thành công
Dù bạn làm gì đi chăng nữa thì cũng đừng bao giờ coi thường khả năng trình bày ý muốn của mình bằng văn bản hay lời nói, tôi gọi nó là kỹ năng giao tiếp và viết.

Hãy thay đổi cách thức giao tiếp thử xem sao? Nếu bạn thường bộp chộp nói ngay những gì mình nghĩ, thì hãy bình tĩnh đếm đến 5 để xem những gì mình nói có còn giá trị đóng góp hay liên quan đến nội dung cuộc hội thoại nữa không. Còn nếu bạn thường e dè nhút nhát, không bao giờ chịu nói lên suy nghĩ của mình thì hãy thử một lần chia sẻ những gì bạn đang nghĩ. Rất có thể bạn sẽ nhận được sự tán thưởng nhiệt liệt vì những sáng kiến của mình đấy.

Tôi hi vọng những kỹ năng trên đây sẽ phần nào giúp các bạn trẻ trên con đường vào đời của mình.

Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Nhiều người nghe có tên trong 'thiên đường trốn thuế' là sợ lắm

* Ông hoặc tập đoàn IPP có đầu tư hay thành lập công ty nào tại các “thiên đường thuế” không?

- Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Hơn 30 năm nay tôi làm ăn tại VN, vốn đưa về và vốn tái đầu tư tập trung vào công việc kinh doanh này. Trong 189 người tại VN có tên trong hồ sơ Panama không có tên của tôi. Lý do tôi có tên là bởi lúc trước tôi có đầu tư trong danh sách của công ty đa quốc gia. Cụ thể năm 2008 tôi mua cổ phần Công ty Imex Asia Pacific International Limited (IAP) do mấy người bạn thành lập, dự án đầu tư không hấp dẫn như kế hoạch ban đầu nên 6 tháng sau đã đóng cửa. Trước đó, năm 2004 tôi có mua cổ phần trong Công ty Imex Pan Pacific Group Inc, và đến 2007 đã bán hết cổ phần này. Là một nhà đầu tư quốc tế, tôi cho rằng việc mua cổ phần của các công ty đa quốc gia là một hoạt động bình thường. Vấn đề này ở các nước trên thế giới là hợp lệ, không có gì gọi là phạm pháp.
* Thế nhưng nhiều người cứ nghĩ các công ty đặt ở các “thiên đường thuế” thường liên quan đến trốn thuế, lách thuế?
- Đúng là nghe tới “thiên đường trốn thuế” là nhiều người không có thiện cảm. Nhưng có thể họ không hiểu hết lý do vì sao hàng trăm ngàn doanh nghiệp quốc tế chọn những nơi này để đặt trụ sở. Chẳng hạn British Virgin Island (BVI), vốn là thuộc địa của Anh, nay là khu vực tự trị - xuất phát từ việc không có đất trồng trọt, không có sản xuất, nên chính quyền không có tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống người dân. Lúc đó họ chỉ cần 50 triệu USD mỗi năm là đủ nuôi dân số vài ngàn người. Vì vậy, cách đây vài chục năm, có những luật sư, kế toán trên thế giới đề nghị làm sao cho thuế suất thấp để thu hút đầu tư, đây cũng là cách mà các quốc gia hiện nay đều nhắm đến.
Nếu ở Hồng Kông, doanh nghiệp (DN) mở công ty chỉ tốn 1 USD, tất cả hợp đồng DN ký kết tại Hồng Kông là phải trả thuế, nhưng nếu ký hợp đồng ngoài lãnh thổ thì chỉ cần khai báo kế toán, không phải trả đồng thuế suất nào. Nếu đang đi trên máy bay đã vào không phận Hồng Kông mà ký hợp đồng thì phải thành thật khai báo, chưa tới thì không cần khai báo. Ở Singapore thuế suất doanh nghiệp cũng rất cao, khoảng 25%. Nhưng nếu DN mang tiền vào nhiều, tạo công ăn việc làm nhiều thì thuế suất chỉ còn dưới 10%.
Ở VN hiện nay thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là 20%, nhưng VN không thể một sớm một chiều giảm ngay được mức thuế suất này, vì ngân sách hiện đang rất cần nguồn thu. Trong khi đó, ở BVI cấp giấy đăng ký kinh doanh, sổ sách kế toán, có luật sư chứng nhận, cả bản điều lệ DN… DN chỉ trả 3.000 USD/năm/công ty cho BVI và công ty luật 1.500 USD/năm. Tổng cộng là 4.500 USD/năm. Nghĩa là đặt công ty tại BVI, thuế suất TNDN bằng 0%. Đổi lại, sau nhiều năm, đến nay BVI đã có 850.000 DN, thu về hàng tỉ USD mỗi năm. Một quốc đảo nhỏ mà có số tiền mơ ước của nhiều quốc gia. Luật sư và BVI được hưởng lợi nhiều nhất.
Tại sao DN cần đến thuế suất thấp? Vì họ cần tối đa hóa lợi nhuận. Một công ty nước ngoài muốn đầu tư vào VN, nếu thành lập công ty tại VN, họ sẽ phải đóng 20% thuế TNDN (thuế suất hiện hành). Và khi thu nhập sau thuế của họ trở về Singapore, họ sẽ còn bị đánh thuế lợi tức thêm một lần nữa. Ngoại trừ khi hai quốc gia có ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Một nhà kinh doanh đầu tư vài chục ngàn USD thì không sao, nhưng nếu nói chuyện đầu tư hàng chục triệu USD, hàng trăm triệu USD thì phương án BVI nằm hàng đầu. Đó là lý do nhiều tập đoàn, công ty lớn, tỉ phú, người giàu có đều có công ty tại các “thiên đường thuế” để lách thuế hợp pháp.
* Và “thiên đường thuế” cũng là “thiên đường trốn thuế”?
- Đúng như vậy, ranh giới này cũng mong manh lắm. Những DN làm ăn chính đáng, có mở công ty ở BVI không có gì là sai trái. BVI giúp cho DN tránh được thuế, nhưng đồng thời cũng là lỗ hổng cho buôn lậu, rửa tiền, tham nhũng, buôn vũ khí lẫn lộn, trà trộn vào. “Bức tường lửa” ngăn chặn những lỗ hổng này là các ngân hàng. Các ngân hàng hiểu được đường đi của tiền bẩn nên quản lý rất chặt. Nhưng vấn đề nào cũng có hai mặt, người gác cửa cũng đã để lọt lưới, hoặc giúp sức để tiền bẩn trở thành tiền sạch. Chính vì sự nhập nhằng này mà nhiều người nghe có tên dính líu đến “thiên đường trốn thuế” là sợ lắm.
Hơn nữa, nhiều quốc gia khác bài xích BVI, vì khi nguồn tiền dồn về BVI thì nhiều quốc gia bị mất nguồn thu thuế lên đến hàng ngàn tỉ USD, ảnh hưởng lớn đến việc tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đảm bảo và nâng cao mức sống người dân của quốc gia đó.
* Ở VN, việc đặt công ty ở BVI có phổ biến?
- Hiện nay, hàng ngàn công ty nước ngoài đầu tư vào VN đặt trụ sở tại những “thiên đường thuế”. Nhưng điều đó không phương hại gì cho VN, bởi khi muốn chuyển tiền về thì nhà đầu tư phải tuân thủ nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ. Còn ngược lại, người Việt đầu tư ra nước ngoài thành lập công ty tại BVI cũng không có gì phạm pháp. Tôi biết có rất nhiều trường hợp như vậy. Theo tôi biết, những dự án đầu tư ra nước ngoài được quản lý và theo dõi rất chặt tại VN. Theo quy định, DN sau khi đầu tư mỗi năm phải báo cáo tình hình đầu tư tại nước ngoài. Trong trường hợp có lợi nhuận, trong vòng 6 tháng DN phải chuyển về VN.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Kinh tế, nợ công nước ngoài khác Việt Nam



1- xứ lùa tin rằng với đống tài nguyên cạn kiệt sẽ giúp đời con cháu bằng cách nào đó đảo nợ thành công giống như một số người tử tế đã từng làm
2 - xứ lừa tin rằng nợ thi kệ bố nó, h kêu lên có khi xộ khám như chơi, nên thôi nhà cháy rồi cứ an ủi nhau vậy, tăng giá lạm phát vài bữa là đủ sống, cùng lắm rút vốn ra từ mấy con bò sữa trả chút nợ cho các anh đỡ đến đòi, tiền chuyển panama với thụy sỹ là được ai biết mà ra đấy khám
3 - xứ lừa tin rằng với đống việc làm cho nhà thầu trung cộng thắng thầu với giá rẻ nhất, lại quả nhiều nhất, thời gian lâu nhất, hỏng nhanh nhất, sửa nhiều nhất và đội vốn nhiều nhất, tất cả đống di sản của tàu cộng ở khắp các tỉnh thành bằng cách nào đó sẽ phát triển được kinh tế XHCN
4 - xứ lừa tin rằng với cái đống GDP khổng lồ trên báo là tiền mình, nhưng đất mình dân mình làm và tiền thì xứ hùm lang nó hưởng, nhưng thôi cho vào báo cáo cho nó tăng trưởng cho dân khen
5 - xứ lùa tin rằng vay ưu đãi viện trợ là không hoàn lại, là ta nghèo ta có quyền được trợ cấp, sao mà phải giàu lên nó cắt hết thì lại méo mồm, cứ vay đi đời sau sẽ có cách, thôi làm cảng cho mỹ cũng tốt mà, nó xóa nợ cho
6 - xứ lừa tin rằng cho mấy cái lý thuyết GDP với cả CPI, 65% trần nợ công đem ra dọa dân lừa thì dân tin, họp quốc hội ra chính sách như kiểu mua thêm máy bay trong khi nhà còn đang thủng dột lỗ chỗ




Nếu có ai hỏi các bạn nợ công Việt Nam khác với nợ công các nước khác như thế nào, thì bạn nên nói những lời sau đây:

1. Uy tín tín dụng của Việt Nam cực kỳ thấp
2. Ngân sách Việt Nam chủ yếu dành để duy trì bộ máy hành chính, chứ không phải phát triển hạ tầng hay các chương trình an sinh xã hội.
3. Những đồng nợ đó được dùng vào những việc không tạo ra giá trị, nên gần như không có khả năng trả nợ. Cách duy nhất để trả là vay thêm.
4. Nợ công không bao gồm tiền ODA, tiền viện trợ, hầu hết các công trình cơ sở hạ tầng đều được xây bởi vốn ODA.
5. Chi phí xây dựng ở Việt Nam cao gấp 20-30 lần nước khác. Vì sao thì tự hiểu nhé.
6. Tiền Việt Nam Đồng có giá trị rất thấp.
7. Chính người dân Việt Nam còn không tin vào giá trị trái phiếu, nếu chính người dân không tin thì người nước ngoài sẽ tin?
8. Kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào bất động sản (bán đất), khai thác tài nguyên, ODA và kiều hối.


Chỉ nhận xét được nhiêu đó.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Hitler thao túng người dân Đức bằng cách nào - Mười chiến lược thao túng đám đông

**Có bao giờ bạn hỏi vì sao một dân tộc văn minh và hiện đại như Đức, thời bấy giờ là một trung tâm kinh tế, lại bị thao túng bởi Hitler và Đảng Quốc Xã không? Bài học này tới giờ vẫn còn làm nhiều người khó hiểu.

Theo Noam Chomsky thì có 10 cách để thao túng đám đống và khiến họ đi theo mình. Nếu nhìn về quá trình lên cầm quyền của Hitler thì ông ta và Đảng Quốc Xã đã thực hiện rất bài bản và chuyên nghiệp. - Ku Búa **

[Mười chiến lược thao túng đám đông]

Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học, triết học, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, xây dựng một danh sách mười chiến lược thao túng đám đông mà ông quan sát được qua các phương tiện truyền thông:

1 / Chiến lược phân tâm

Yếu tố thiết yếu của việc kiểm soát xã hội, chiến lược chuyển hướng bao gồm chuyển hướng sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề quan trọng và những thay đổi do giới tinh hoa chính trị và kinh tế quyết định, thông qua việc đưa ra một loạt thông tin tràn ngập liên tục nhưng ít có ý nghĩa. Chiến lược phân tâm cũng rất quan trọng nhằm ngăn cản công chúng tiếp cận những kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, tâm lý học, sinh học thần kinh, và điều khiển học. "Hãy làm phân tâm sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề xã hội thiết thực, hấp dẫn họ bằng những vấn đề không quan trọng. Tiếp tục làm họ bận rộn, bận rộn, bận rộn, không có thời gian để suy nghĩ, và trở lại chuồng với các động vật khác. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

2/ Tạo ra vấn đề và sau đó cung cấp các giải pháp

Phương pháp này còn được gọi là "vấn đề-phản ứng-giải pháp." Đầu tiên, người ta tạo ra một vấn đề, một "tình huống" dự định để gây nên phản ứng nhất định đối với công chúng, khiến công chúng yêu cầu thực thi các biện pháp mà kẻ thao túng muốn công chúng chấp nhận. Ví dụ: để cho bạo lực đô thị phát triển, hoặc tổ chức các cuộc tấn công đẫm máu, để công chúng yêu cầu luật về an ninh với giá phải trả là quyền tự do hạn chế. Hoặc tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mà sự suy giảm các quyền xã hội và loại bỏ các dịch vụ công được chấp nhận như một “điều ác cần thiết”.

3 / Chiến lược suy giảm dần

Để chấp nhận một biện pháp khó chấp nhận, đơn giản là chỉ việc áp dụng nó dần dần trong khoảng thời gian 10 năm. Đó là cách mà theo cách này các điều kiện kinh tế xã hội mới hoàn toàn (theo chủ nghĩa tân tự do) đã được áp đặt trong những năm 1980-1990. Thất nghiệp tràn lan, bấp bênh, tính linh hoạt, phi địa phương hóa, tiền lương không còn có thể đảm bảo một thu nhập xứng đáng, nhiều thay đổi như vậy có thể đã mang lại một cuộc cách mạng nếu như được áp dụng đột ngột.

4 / Chiến lược trì hoãn

Một cách khác để những quyết định không được lòng dân được chấp nhận là trình bày nó như là một "đau đớn nhưng cần thiết", đạt được sự chấp nhận của công chúng trong hiện tại cho việc áp dụng trong tương lai. Luôn luôn là dễ dàng hơn nếu chấp nhận sự hy sinh trong tương lai thay vì ngay lập tức. Trước tiên, bởi vì những hiệu quả này không xảy ra ngay lập tức. Thứ hai, bởi vì công chúng vẫn có xu hướng mong đợi một cách ngây thơ rằng "tất cả mọi thứ sẽ tốt hơn vào ngày mai" và rằng sự hy sinh cần thiết có thể tránh được. Cuối cùng, nó cho phép công chúng có thời gian làm quen với ý tưởng về sự thay đổi và chấp nhận nó miễn cưỡng khi thời điểm đến. Vdu: một đạo luật đánh thuế hay thu phí sẽ không áp dụng bây giờ mà áp dụng sau đó từ 6 tháng đến 1 năm.

5 / Nói với công chúng như nói với trẻ em còn ít tuổi

Hầu hết các quảng cáo nhằm vào công chúng sử dụng một diễn ngôn, lý luận, nhân vật ,và phong cách “trẻ con hóa” (infantilizing) , như thể người xem là một đứa trẻ nhỏ tuổi hoặc tâm thần khuyết tật. Chúng ta càng tìm cách đánh lừa người xem thì càng sử dụng một phong cách “trẻ con hóa” . Tại sao? "Nếu người ta nói với một người như nói với một đứa trẻ 12 tuổi, thì do ám thị, người này với một xác xuất lớn sẽ trả lời hoặc phản ứng giống như lập luận của một đứa trẻ 12 tuổi. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

6/ Kêu gọi tình cảm hơn là lý trí

Kêu gọi tình cảm là một kỹ thuật cổ điển khiến người ta bỏ qua các phân tích lý tính hay các lý luận phê bình. Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ cảm xúc mở cánh cửa cho vô thức để đưa vào các ý tưởng, ham muốn, sợ hãi, xung động, hoặc hành vi …

7 / Duy trì công chúng trong tình trạng ngu độn

Làm sao để công chúng không có khả năng hiểu biết về kỹ thuật và các phương pháp được sử dụng để kiểm soát và nô lệ họ. "Chất lượng giáo dục cho các tầng lớp thấp kém hơn phải là kém nhất, do đó hố sâu ngăn cách dốt nát cách biệt giữa tầng lớp thấp với tầng lớp thượng lưu luôn tồn tại và mãi khó hiểu đối với tầng lớp thấp hơn.”(Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

8/ Khuyến khích công chúng thỏa mãn trong trạng thái tồi tệ

Khuyến khích công chúng cảm thấy “thú vị” (cool) đối với những thứ tồi tệ, tầm thường, vô học.

9 / Thay thế sự phản kháng bằng cảm giác tội lỗi

Làm các cá nhân tin rằng duy nhất mình chịu trách nhiệm cho sự bất hạnh của mình, vì thiếu thông minh, khả năng, hay nỗ lực. Vì vậy, thay vì nổi loạn chống lại hệ thống kinh tế, cá nhân tự phá giá và cảm thấy tội lỗi, tạo ra trầm cảm, điều này gây nến tình trạng suy sụp mà một hiệu quả là sự ức chế hành động. Và không có hành động, không có phản kháng! …

10 / Biết từng cá nhân tốt hơn so với họ biết mình

Trong 50 năm qua, những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học đã tạo ra một hố ngăn cách ngày càng tăng giữa kiến thức công chúng và kiến thức do tầng lớp tinh hoa cầm quyền nắm giữ và sở hữu. Nhờ vào tiến bộ cách ngành sinh học, sinh học thần kinh và tâm lý học ứng dụng, “hệ thống” đã đạt được kiến thức tiên tiến về con người, cả về thể chất và tâm lý. Hệ thống đã hiểu một các nhân bình thường hơn là họ hiểu bản thân mình. Điều này có nghĩa rằng trong nhiều trường hợp, hệ thống có quyền kiểm soát và nhiều quyền lực với cá nhân hơn so với cá nhân đối với chính họ.
xem thêm: https://www.facebook.com/cafekubua/videos/780617332071783/
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

7 cách nhận biết đối tác Nhật không đáng tin

Một trong những điều kiện quan trọng để mang lại thành công là được làm việc với đối tác đáng tin cậy.

Cho dù được giao dịch với một công ty có uy tín nhưng nếu gặp người phụ trách không đáng tin cậy thì công việc kinh doanh cũng không thể thành công như mong đợi. Chính vì vậy, việc cần thiết là vừa tiến hành thương lượng, vừa phải phán đoán đối tác là người đáng tin cậy hay không.

Nhìn từ những hành động khi đàm phán thương lượng, các chuyên gia Nhật đã thống kê một số đặc trưng của đối tác Nhật Bản không đáng tin. Nếu đối tác chỉ có một trong những điểm yếu trên thì không vấn đề gì. Nhưng bạn nên cân nhắc nếu họ có từ hai, ba điểm yếu trở lên.

Trong khi nói chuyện, hay nói chen ngang

Người Nhật Bản thường không giỏi tranh luận, vì họ cho rằng người lịch sự là những người “lắng nghe người nói từ đầu đến cuối,, hiểu cảm xúc của người nói, cảm thông với họ”. Với những đối tác không hiểu được lễ nghi đó thì chắc chắn họ không chỉ không nghĩ đến đối phương mà còn coi ý kiến của bản thân là quan trọng hơn cả.

Đối với việc gì cũng nói “Tôi có thể”

Đặc biệt đối với nhân viên bán hàng, sẽ có nhiều người có xu hướng không bao giờ nói “Tôi không thể làm được” chỉ để có được hợp đồng. Chắc chắn có nhiều người muốn đặt niềm tin vào những đối tác tự tin khẳng định “Tôi có thể làm được” trước những nguyện vọng được đưa ra. 

Nhưng nếu cái gì cũng nói “Tôi có thể làm được” thì chẳng phải thật nguy hiểm khi tin tưởng những người như vậy hay sao. Bởi kết quả sau khi hoàn thành của những người như vậy thường rất thấp.

Bạn hãy tin tưởng đối tác một khi họ nói rõ ràng cái gì làm được cái gì không và luôn cố gắng xác nhận cẩn thận những điều kiện cần thiết để hoàn thành tốt.

Không nói “Tôi không biết”

Đừng tin tưởng những người luôn trả lời “Tôi biết” với tất cả những câu hỏi ở các lĩnh vực khác nhau. Tất nhiên, cũng có nhiều người sở hữu khối tri thức phong phú nhưng khi được hỏi rộng hơn thông thường sẽ có những trường hợp trả lời biết hoặc không biết cụ thể. Với những người lúc nào cũng trả lời “Tôi biết” đa phần họ còn không biết đến lĩnh vực mà cần phải đưa ra tư vấn. 

Nếu bạn nghe theo tư vấn từ những người này, xác suất thất bại còn cao hơn nhiều. Và cũng chỉ những người này sẽ đưa ra nhận xét “Tôi đã nghĩ là sẽ thất bại” khi biết được kết quả.

Khi thảo luận, nói to thể hiện sự phấn khởi.

Người Nhật Bản là những người điều khiển cảm xúc khá tốt, trong bất kỳ tình huống nào họ đều được dạy rằng cần phải làm thế nào để bình tĩnh nói chuyện mới thể hiện sự trưởng thành về tinh thần. Mặc dù luôn được giáo dục như vậy nhưng vẫn có nhiều người không thể suy nghĩ và quyết định đúng đắn khi bị chi phối bởi cảm xúc.

Dùng nhiều lần từ “marketing”

Trong tiếng Nhật cũng có thuật ngữ “marketing”. Nhưng đó không phải là từ tiếng Nhật thích hợp bởi nó mang ý nghĩa rất rộng. Nó có thể được sử dụng với nhiều ý nghĩa trong khảo sát, phân tích, kế hoạch cho một sản phẩm thậm chí dùng khi nói đến chiến lược kinh doanh. 

Phần nhiều những người sử dụng thuật ngữ rộng như “marketing” với mục đích che giấu sự nông cạn về kiến thức của bản thân.

Trả lời câu hỏi dài dòng

Những người như vậy đa phần là người không hiểu suy nghĩ của đối phương. Nếu họ đã không hiểu cái bạn đang muốn biết thì thường bạn sẽ chỉ nhận được những thông tin không có giá trị với bạn trong những câu chuyện dài dòng. Thậm chí, họ còn không trả lời phần bạn muốn hỏi.

Tất nhiên, cũng có những trường hợp bạn nhận được câu trả lời dài với rất nhiều thông tin bổ sung hữu ích, như vậy đối phương là người hiểu ý bạn và có sự quan sát tinh tế. Đó quả thực là người xuất sắc mà bạn nên hợp tác.

Nói chuyện với tốc độ nhanh

Người ta vẫn đánh giá những người nói nhanh là người tư duy nhanh nhạy. Nhưng tư duy nhanh nhạy đến đâu mà không truyền đạt chính xác đến đối phương thì cũng không có ý nghĩa gì cả. 

Những người chọn lọc ngôn từ để bạn hiểu hoàn toàn nội dung, nói chuyện dễ nghe là những đối tác kinh doanh giỏi và phù hợp với lối suy nghĩ của bạn
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Ai là khách hàng khó chiều nhất?

Chắc hẳn mỗi chúng ta khi trong quá trình làm việc đều từng gặp những KH oái oăm, khó tính, khó chiều, nói chung là ghét, luôn phải niệm thần chú. Hẳn là các bạn cũng đã biết kỹ năng xử lý KH khó tính rồi phải ko?

Hôm nay lượn lờ FB, tình cờ đọc được một bài rất chi tiết về xử lý khách hàng nội bộ, tính tình thất thường, trình độ hạn hẹp, nói chung là đối phó với loại KH rất mệt ) Tự cảm nhận thấy bài viết rất hay, chi tiết, áp dụng kỹ năng xử lý KH khó tính cực nhuần nhuyễn

Bài viết được trích từ FB Minh Trang Nguyễn, một hotmom đang đang làm điên đảo các bà mẹ bỉm sữa, ko kém gì Hậu duệ mặt trời )

-Xử lý khủng hoảng bằng "trái tim nóng, và cái đầu lạnh"-
(hay cách mình vẫn cầm tay Daisy bước qua một loạt cuộc khủng hoảng, ăn vạ..một cách bình yên và nhẹ nhàng)
"Khủng hoảng tuổi lên 3" hình như không đúng với Daisy nhà mình. Vì bạn ấy tuổi nào cũng khủng hoảng, có đợt 1 ngày khủng hoảng mấy bận. Thời gian đầu không quen, mình cũng dễ nổi cáu lắm. Làm sao không nổi cáu cho được khi đã nói sõi 1 tỉ từ mà từ sáng đến tối chỉ 1 từ "KHÔNG", hoặc khóc quấy nhằng nhẵng chẳng vì lý do gì, hoặc hôm trước vừa ăn xoài trộn sữa chua vừa líu lo khen ngon, hôm sau đã khóc váng nhà vì mẹ trót cho sữa chua vào xoài (clip này ạ).
Sau hơn 3 năm rưỡi sống chung với lũ, mình dần dần tổng kết được 1 quy trình giải quyết khủng hoảng khá hiệu quả, nhẹ nhàng. Và cho đến giờ phút này, mình chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có ý định dùng roi vọt với Daisy.
Quy trình ấy như thế này ạ:
1. Bày tỏ sự đồng cảm với con (ôm, cầm tay, lắng nghe...)
2. Tìm hiểu, gọi tên vấn đề của con
3. Lắng nghe nhu cầu/cách giải quyết con mong muốn
4. Đưa ra đề xuất phương án bố/mẹ mong muốn thông qua các lựa chọn
5. Hỗ trợ con giải quyết vấn đề (nếu con cần)
6. Tuyên bố kết thúc khủng hoảng (hi-five, một cái ôm thật chặt, thật dài...)
Cụ thể nhé.
1. Bày tỏ sự đồng cảm với con
Dấu hiệu dễ nhận nhất của các hình thức khủng hoảng hay ăn vạ là khóc. Mà khi đã khóc ấy mà, bạn nào hay khóc (như mình) đều sẽ hiểu, để nín ngay lập tức là gần như không thể. Thế nên bố mẹ đừng bao giờ bắt đầu câu chuyện bằng "Nín, nín ngay lập tức". Nói câu đó với tone giọng cao, cáu gắt, sẽ chỉ làm con thêm căng thẳng/sợ, chỉ tổ khóc to thêm. Và thế là đôi bên cùng mệt mỏi, cơn nóng tính sẽ đến rất nhanh.
- Nếu con khóc vì vòi vĩnh món đồ gì đó, trước tiên hãy "di dời" con khỏi hiện trường hoặc cắt sự chú ý của con vào những món đồ đó (Quay lưng lại hàng đồ chơi, dắt tay con đi ra chỗ khác...)
- Nếu khóc vì đau (ngã, ốm, tiêm, tự làm đau...) hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng hỏi thăm con đau ở đâu, đau ra sao, thay vì phủ nhận cảm xúc của con kiểu "ôi giời, ngã tí mà kêu đau, đau gì mà đau" hoặc tệ hơn là trách con "đi đứng thế à?"
- Nếu khóc chưa rõ nguyên nhân, gào khóc to..., mình hay bắt đầu với Daisy bằng 1 cái ôm, thật lâu thật chặt. Cái ôm là điều tuyệt vời nhất mà một đứa trẻ mong muốn khi có cảm giác buồn, mệt, bất an, thất vọng...vì một điều gì đó. Rồi sau đó là:
"Rồi, bây giờ con thấy ổn hơn chưa? Bình tĩnh nói cho mẹ nghe xem có chuyện gì?"
"Con cứ khóc thế này có mệt không? Nếu vừa khóc vừa nói mẹ chịu chẳng nghe được rõ con muốn nói gì"
"Mẹ muốn nghe xem có chuyện gì, để giúp con. Nếu con muốn mẹ giúp thì bình tĩnh kể cho mẹ xem nào"
"Hay cứ khóc nốt chỗ dở đi vậy, khi nào xong thì nói cho mẹ nghe xem có chuyện gì nhé"
Những điều này sẽ làm con cảm giác được lắng nghe, tạo niềm tin với con, tạo cảm giác bố mẹ đang ở cùng phía với mình, là bạn mình, có thiện chí với mình.
- Mình tuyệt đối không bao giờ để cho Daisy khóc một mình kiểu Cry it out mà chưa nói chuyện/hỏi han/cùng con giải quyết vấn đề. Mình nghĩ với người lớn như mình cũng vậy thôi, việc bị bỏ mặc gào khóc một mình thật là tồi tệ, nó có thể là nguyên nhân của vô số những ý nghĩ tiêu cực hoặc nghiêm trọng hơn là chứng bệnh trầm cảm sau này.
2. Tìm hiểu, cùng con gọi tên vấn đề của con
Sau bước 1, mình đã có được sự tin tưởng và thiện chí muốn chia sẻ của Daisy. Bước này, nói đơn giản thì mình hoàn toàn đóng vai là "tiếng vọng" của con.
VD: Nếu Daisy nói "Con không thích ăn sữa chua xoài", mình sẽ nói "Okay, vậy là con không thích ăn xoài trộn với sữa chua có đúng không?"
hoặc
"Con không thích đi tất" - "Rồi, mẹ hiểu rồi, vậy là sáng nay mặc dù đang rất lạnh và tẹo nữa mẹ con mình sẽ đi bộ ngoài trời lạnh để đi học nhưng con vẫn không thích đi tất đúng không?"
Mình thấy việc này cực hiệu quả ở chỗ Daisy thấy mẹ lắng nghe và hiểu những gì bạn ấy muốn. Cũng là 1 lần khẳng định lại vấn đề để bạn ấy có thời gian nghĩ xem thực ra vấn đề này có thực sự là vấn đề hay không. Và cũng "câu giờ" để cơn khóc/quấy/cảm xúc mạnh..của bạn ấy từ từ lắng xuống.
3. Lắng nghe nhu cầu/cách giải quyết con mong muốn, phân tích vấn đề dựa trên thực tế (chứ không phải dựa trên ý kiến chủ quan của bố mẹ)
Vấn đề là của con, vậy con là người biết rõ nhất con muốn giải quyết nó ntn. Mình toàn hỏi Daisy trước, xem bạn ấy muốn gì (trong trường hợp hạn chế về tgian, mình sẽ hỏi rất nhanh ở bước này và đề xuất luôn phương án của mình)
Hãy dành cho các bạn nhỏ nhiều thời gian ở đây, vì có khi nói 1 hồi cái các bạn ấy thực sự muốn lại khác xa cái lúc đầu bạn ấy khóc/ăn vạ để đòi. Đừng vội đánh giá/phủ định bất kỳ điều gì, hãy để con được nói ra những mong muốn của mình.
- "Vì sao con lại không thích đi tất?" (có thể câu trả lời là vì chân con bị nốt mụn sưng đau chẳng hạn, rất nhiều trường hợp khủng hoảng hay sự khóc quấy của các bạn ấy đến từ những vấn đề hoàn toàn có thật và nghiêm túc)
- "Con thử nghĩ xem nếu không đi tất, tẹo đi bộ đi học ngoài trời lạnh thì chuyện gì sẽ xảy ra?"
- "Nếu không đi tất, con có cách nào khác để giữ chân không bị lạnh rồi bị ốm không?"
4. Đưa ra đề xuất phương án bố/mẹ mong muốn thông qua các lựa chọn
Thay vì ép con bằng được vào 1 thứ mình muốn, bỏ qua mong muốn và suy nghĩ của con, mình thường cùng con nghĩ. Đưa ra các lựa chọn cho con luôn phát huy hiệu quả với Daisy. Ngay cả việc "gói ghém" các lựa chọn này cũng là cả một nghệ thuật )) đùa thôi chứ chả có gì to tát. Thay vì bắt con chọn "CÓ" hoặc "KHÔNG", mình hay cố gắng nghĩ ra vài phương án kiểu "CÓ" và "GẦN VỚI CÓ" để con chọn trong đó, dù chọn phương án nào cũng vẫn là trong điều mình mong muốn.
"Mẹ nghĩ nếu không đi tất thì cũng được thôi, nhưng chắc chắn tẹo nữa đi bộ con sẽ bị lạnh chân, mà lạnh chân thì rất dễ ốm, ốm lâu là phải vào viện rất nhiều vấn đề. Bây giờ con thử chọn xem con thích đôi nào hơn, đây mẹ thấy có 1 đôi Hello Kitty hồng với 1 đôi Ếch xanh này" (trong 2-3 phương án, cố gắng có 1 phương án mạnh, đúng sở thích/nhu cầu của con để khả năng cao là con sẽ chọn phương án đấy)
"Hay đôi Kitty hồng này đi, mẹ cũng vào thay đôi tất hồng, thế là 2 mẹ con đi tất sinh đôi nhé"
Như trong clip này, cuối cùng bà già ăn vạ Daisy sau khi kì cụi múc xoài ra khỏi sữa chua, ăn hết xoài, ăn xong lại xử nốt bát sữa chua không. )) Huề cả làng rồi cười toe toét.
5. Hỗ trợ con giải quyết vấn đề (nếu con cần)
Bước này thường mình hay để Daisy tự làm, hơi lâu la nhưng tập cho con được khả năng tự giải quyết những vấn đề cá nhân.
6. Tuyên bố kết thúc khủng hoảng (hi-five, một cái ôm thật chặt, thật dài...)
Thường thì mình hay có vài câu "tổng kết nhanh" sự khủng hoảng vừa kết thúc, rồi hỏi Daisy về những gì bạn ấy tự nhận ra/suy nghĩ/rút kinh nghiệm cho lần sau. Gói gọn lại bằng 1 cái hi-five thật to hoặc 1 cái ôm thật chặt. Cái ôm luôn luôn kì diệu, đó là sự chia sẻ, đồng cảm, sự thừa nhận, tình yêu thương.
Đôi khi tầm ẩm ương này khóc quấy hay ăn vạ chả vì một lí do gì, hoặc vì lí do siêu lãng xẹt, mình luôn tự dặn mình rằng cái sự khủng hoảng này chỉ nhất thời, luôn phải giữ cái đầu lạnh, mình càng bình tĩnh thì mới cầm tay các bạn bé bình tĩnh giải quyết khủng hoảng được. Căng lên là hỏng bét, khổ trẻ con mà mình thì tự dưng chuốc bực vào người. Và tuyệt đối tránh những kiểu câu mệnh lệnh (VD: nín ngay, đứng dậy ngay, đi tất vào, không nói nữa, ăn đi, ăn nhanh lên...); tránh dùng những cụm từ phủ định mạnh (VD: Không được, mẹ nói không là không...), đánh giá/trách móc chung chung (VD: sao con hay ăn vạ thế?, sao con hư/quấy thế?, sao con lười ăn thế?, sao con nhát thế?...)
Chúc các bố mẹ có thật nhiều thời gian tận hưởng các con, kể cả những lúc khủng hoảng nhé, vì như nhà mình thì nhiều khi khủng hoảng cũng vui và hài lắm í )))
Note: clip này minh chọn để minh hoạ vì thấy nó diễn tả gần nhất những bước mình tổng hợp trong bài viết. Bạn Daisy trong trường hợp này cũng ko phải là dạng ăn vạ/khủng hoảng quá lớn/dai, 1 phần nguyên nhân cũng là do mẹ (không nghe rõ đề xuất của bạn í là muốn ăn xoài không, mà mẹ thì cứ automatic nghĩ là xoài trộn sữa chua như mọi lần huhu), mẹ đã nghiêm túc nhận lỗi mà vẫn không xong...
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

10 kỹ năng mềm để hoàn thiện bản thân


Đọc tiếp »

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

CÁCH QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ: GIỚI TRẺ VIỆT VÀ CĂN BỆNH LÃNG PHÍ THỜI GIAN.



Trong khi bạn ngủ, có hàng triệu người đnag kiếm tiền ngoài kia.

Có một thống kê đã chỉ ra rằng, trung bình một người bình thường trong độ tuổi 18 đến 35, lãng phí 6,5 giờ một ngày cho những hoạt động như xem ti vi (những chương trình giải trí như game show, ca nhạc..), lướt facebook, chat với bạn.. Đặc biệt có những ban trẻ dành gần 10 giờ mỗi ngày để xem ti vi (?!). Nhưng, nếu sắp xếp để dành khoảng 2 giờ cho việc học tiếng anh hay 30 phút cho việc tập thể dục, thì lại không thể. Tôi phải nói rằng đó là một sự lãng phí thời gian cực kỳ khủng khiếp và đáng sợ của giới trẻ Việt hiện giờ. Làm thế nào để có cách quản lý thời gian hiệu quả? Hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới.

Đầu tiên: Lên kế hoạch.

Nghe thì quá nhàm và thừa, nhưng vẫn phải nhắc lại bởi đây là việc vô cùng quan trọng mà các bạn thường hay bỏ qua hoặc làm một cách phiên phiến. Nếu bạn đang làm chủ một doanh nghiệp thì điều này còn được coi là tối quan trọng để có cách quản lý thời gian hiệu quả.

Kế hoạch bạn lên phải đảm bảo:

– Cụ thể.

– Có deadline rõ ràng.

– Có tổng quát (theo năm, quí, tháng) và hàng ngày.

– Phải được ghi ra, không nhớ suông trong đầu. Bạn cần những công cụ hỗ trợ, trên điện thoại, hoặc lịch bàn. Tóm lại nó phải được làm cho hiện hữu để bạn nhìn thấy.

Có một lưu ý khi bạn muốn lên kế hoạch để có cách quản lý thời gian hiệu quả: hãy biếtkhung thời gian vàng làm việc của bạn là gì. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ làm việc theo cảm hứng, mà con người ai cũng có những khoảng thời gian nhất định cảm thấy thăng hoa hào hứng nhất trong ngày. Bạn nên biết khoảng thời gian này để sắp xếp những việc cần sự sáng tạo, tập trung.



Thứ hai: Sắp xếp thứ tự ưu tiên.

Có phải việc gì bạn cũng cho vào bản kế hoạch của mình không? Không. Nếu có những việc trùng thời gian thì sao, bạn sẽ cố gắng làm sao làm được cả hai? Không (chúng ta là người thường, không phải người Nhện). Và có bất cứ việc gì bạn cũng hý hoáy nhồi ngay vào lịch biểu? Không.

Bạn phải biết lựa chọn việc gì là quan trọng và khẩn cấp để làm trước. Và hãy nhớ “việc quan trọng ít khi khẩn cấp/ việc khẩn cấp ít khi quan trọng” không phải luôn luôn đúng nhé.

Và hãy học cách nói KHÔNG. Thời gian của bạn hữu hạn và vô cùng quý báu, hãy làm những việc ít nhất là mang đến được cho bạn một điều gì đó. Không ai là người quản lý giỏi khi cố ôm lấy tất cả mọi việc.

Thứ ba: Rèn luyện tính kỷ luật, tập trung.

Chúng ta đều không cần làm rõ lý do cho điều này, bởi bạn hiểu rất rõ tầm quan trọng của chúng, đúng không? Muốn có cách quản lý thời gian hiệu quả, phải có kỷ luật để tập trung hoàn thành việc của mình trong khoảng thời gian quy định. Nếu không, tất nhiên là bùm! Mọi thứ sẽ chồng chéo, ứ tắc và đổ bể hết.


A022WJ Artist painting on canvas on studio floor. Image shot 2006. Exact date unknown.

Thứ tư: Không làm việc theo cảm hứng:

Chắc sẽ có không ít những nhà nghệ thuật không đồng ý với điều này, bởi theo họ nghệ thuật là phải làm theo cảm hứng. Nhưng ngược lại, không hề.

Ví dụ: nhà văn Haruki Murakami của Nhật, mỗi ngày vào một khung giờ nhất định đều lên văn phòng ngồi viết và kết thúc công việc theo giờ hành chính.

– Nhà văn Pearl S.Buck đã nói “đừng làm việc theo cảm hứng. Bạn sẽ không đạt được thành tựu nào đáng kể với lối làm việc đó. Hãy luyện cho tâm trí mình hiểu rằng: đến lúc phải làm việc thì phái làm, bất kể có hứng hay không”.

– Franz Kafka, một nhà văn lớn, đồng thời làm luật sư, ông sinh hoạt tuân theo lịch trình: đi làm từ 8.30 tới 14.30 và bắt đầu viết mỗi ngày lúc 11h đêm.

– Mason Curey từng nói trong “How Artists Works” (một cuốn sách nổi tiếng của ông) rằng có rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng Thế giới cũng tuân theo lịch làm việc nhất định.

Công việc của họ không phải bởi được truyền động lực hay cảm hứng, mà bởi họ theo sát một lịch trình làm việc cụ thể và khoa học. Và đó chính là cách quản lý thời gian hiệu quả mà chúng ta sẽ làm theo.

Cuối cùng: (dành cho các bạn trẻ rảnh rỗi đang quá lãng phí thời gian) Hãy giữ cho mình bận rộn:

Nghe hơi kỳ quặc khi nói đây cũng là một cách quản lý thời gian. Nhưng cứ làm theo đi, bạn sẽ thấy nó không sai.

Cách bạn quản lý thời gian là cách bạn cam kết nghiêm túc với thành công của mình. Hãy học cách quản lý thời gian hiệu quả nhất để tận dụng tối đa thứ tài nguyên vĩnh viễn không bao giờ tái tạo lại được này.

Đọc tiếp »

Nghe “lão tướng” FPT Đỗ Cao Bảo phân tích thành công của Jack Ma (Phần 2) chia sẻ 85

Sáu nhân tố trong tư duy và suy nghĩ vượt trội khác thường là nội dung trong bài trước. Tại phần này, chúng ta sẽ cùng Phó TGĐ FPT Đỗ Cao Bảo phân tích sâu vào từng yếu tố tạo nên những giá trị sống nhân văn của Alibaba.


Nhờ những GIÁ TRỊ SỐNG cao đẹp, vượt trội

Chỉ ra đời có 16 năm ở một đất nước kinh tế đang phát triển, Jack Ma và Alibaba đã lập nên kỳ tích:

Về giá trị công ty (market value):

Alibaba đã vượt xa các gã khổng lồ về IT Ấn Độ: TCS, Wipro, Infosys, vượt kỳ tích Samsung (Hàn Quốc), vượt 2 gã khổng lồ IT Mỹ là Oracle và IBM, tương đương Microsoft (của Bill Gates), chỉ kém có Apple và Google.

Về năng suất lao động:

Tính cả doanh số lẫn lợi nhuận trên đầu người, Alibaba gấp hơn 10 lần TCS, Wipro, Infosys, gấp 3.1 lần IBM, gấp 2.3 lần Samsung, gấp 1.4 lần Oracle, tương đương Microsoft, chỉ kém có Apple và Google.

Về thành công:

Không chỉ Jack Ma là tỷ phú giầu nhất Châu Á, 17 đồng sáng lập với ông cũng trở thành 17 tỷ phú, hàng trăm nghìn công ty vừa và nhỏ thành công nhờ bán và mua hàng trên Alibaba và hàng chục nghìn nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ vận chuyển hàng cho Alibaba.

Nguyên nhân quan trọng nhất tạo lên kỳ tích là Jack Ma và Alibaba đã kinh doanh dựa trên những giá trị sống cao đẹp, vượt lên trên các giá trị sống thông thường:

1. Jack Ma đặt mục tiêu "Xây dựng Alibaba thành công ty hạnh phúc nhất", làm sao cho mỗi nhân viên cảm thấy hạnh phúc khi làm việc ở Alibaba.

“Alibaba không chỉ là một nơi làm việc, Alibaba còn là một giấc mơ, một nơi khởi đầu cho những thành công mới”.

Đây là giá trị cao đẹp nhất, vượt trội lên tất cả các công ty khác trên toàn cầu. Trong khi đa số đặt mục tiêu doanh số, lợi nhuận, tăng trưởng, một số ít thì đặt thêm văn hoá, team work, đồng đội... thì Jack Ma đặt "hạnh phúc", một giá trị đỉnh cao nhất của loài người.

Chính vì vậy mà khi khó khăn nhất, không lãnh đạo nào của Alibaba rời bỏ Jack Ma, họ đã trở thành chỗ dựa vững chắc nhất cho Jack Ma trong suốt quá trình lập nghiệp. Hiếm có công ty nào mà đến thời điểm IPO cả 18 thành viên sáng lập vẫn còn ở công ty như Alibaba.

2. Mục tiêu của Jack Ma khi lập Alibaba không phải để kiếm tiền mà để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ bán được hàng; Sau này Jack Ma còn đặt mục tiêu giúp hàng triệu nông dân TQ trở thành triệu phú nhờ lập công ty vận chuyển hàng hoá cho vùng nông thôn, miền núi.

3. Jack Ma coi khách hàng là số 1, nhân viên là số 2, sau đó mới đến lợi nhuận của Alibaba. Ông luôn nhắc mọi người phải làm sao cho khách hàng của mình có lợi, kiếm được tiền từ Alibaba. Jack Ma tin tưởng sâu sắc rằng chỉ khi các khách hàng kiếm được tiền thì Alibaba mới có lợi nhuận.

4. Jack Ma và Alibaba luôn tuân thủ nguyên tắc "Không làm điều gì tổn hại đến đất nước và khách hàng". Jack Ma không chủ trương đầu tư vào Game Online vì ông cho rằng Game Online không có lợi cho xã hội, dù lĩnh vực này có lợi nhuận.

5. Jack Ma quan niệm: Chúng ta sinh ra để sống chứ không phải để làm việc, vì vậy trước hết phải làm người, phải học đối nhân xử thế, yêu nghiệp, kính nghề.

Bài tiếp (2)

Alibaba & Jack Ma, KỲ TÍCH 16 năm,

Nhờ quan niệm đúng đắn vượt trội về TIỀN BẠC
Đọc tiếp »

Cựu CEO Nguyễn Thành Nam: Các founder FPT từng cãi nhau vì chuyện ‘chia tiền’

Ông Nguyễn Thành Nam là 1 trong 13 nhà đồng sáng lập ra tập đoàn FPT. Ông Nam từng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại tập đoàn này, trong đó có vị trí Tổng giám đốc FPT.

Chia sẻ trong một chương trình về khởi nghiệp diễn ra vào chiều ngày 28/2, ông Nam cho biết sau khi FPT thành lập được khoảng 3-4 năm, các founder của công ty đã xảy ra mâu thuẫn trong việc phân chia tiền bạc. Mọi người tranh cãi, thậm chí dùng ngôn ngữ nặng nề với nhau.

Có lúc ông Nam từng nghĩ mâu thuẫn này có thể khiến công ty tan rã nhưng “sau đó, ông Bình (Trương Gia Bình-PV) tìm thấy một cuốn sách tên là Mini MBA, trong đó có một chương viết rằng các công ty khi thành lập được 3-5 năm sẽ xảy ra tranh cãi.”

“Hóa ra, việc tranh cãi tại các start-up giống như trẻ con lên sởi. Không phải bệnh chết người”, ông Nam hài hước chia sẻ.

Cựu CEO FPT cũng nhắn nhủ “Khi trải qua giai đoạn này các bạn sẽ trưởng thành hơn”.

Không chỉ riêng gì FPT, mà nhiều start-up khác tại Việt Nam và trên thế giới cũng gặp phải tình huống tương tự.

Mâu thuẫn trong việc phân chia cổ phần hoặc lợi nhuận có thể khiến những nhà đồng sáng lập từ chỗ anh em, cộng sự thân thiết chuyển sang đối đầu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty, thậm chí khiến start-up sụp đổ.

Trong thực tế, có trường hợp khi công ty còn non trẻ và chưa sinh lời thì những founder đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách. Nhưng đến khi công ty đạt được chút thành công thì nội bộ lại xảy ra xích mích vì chuyện người nào đáng hưởng nhiều, người nào nên hưởng ít.

Đó chính là lý do ngay khi mới khởi sự, các nhà đồng sáng lập nên bàn bạc chi tiết và rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người trong nhóm. Tất nhiên, việc trao đổi này không thể chỉ là thỏa thuận bằng miệng mà cần có giấy tờ cụ thể.

Một số founder đã phải nhận bài học đắt giá vì nghĩ rằng những người đồng sáng lập với mình là anh em, bạn bè nên không cần đến văn bản hay hợp đồng.

Không có một công thức nhất định cho việc phân chia cổ phần/lợi nhuận giữa những người đồng sáng lập. Có start-up chọn cách chia đều cho các thành viên nhưng không phải lúc nào cách này cũng hiệu quả. Như ông Nguyễn Thành Nam chia sẻ trong trường hợp trên “Nếu chia đều thì ai cũng không thấy hài lòng” hay “Việc chia đều không có giá trị gì cả”

Theo ông Đinh Viết Hùng, CEO JoomlArt, các founder có thể chia cổ phần bằng cách xác định các yếu tố quan trọng đối với công ty và % của từng yếu tố đối với sự thành công chung của start-up. Sau đó, chấm điểm từng người đồng sáng lập theo các tiêu chí này, từ đây đưa ra quyết định về cổ phần hoặc lợi nhuận mà từng người được hưởng.
Đọc tiếp »