Hiển thị các bài đăng có nhãn content. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn content. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

21 ý tưởng cho người làm Content Marketing

Là một người làm content marketing, công việc của bạn là xoay vần với những con chữ. Nhiều người bạn của mình thường than thở rằng, có những lúc tuôn trào cảm hứng thì ý tứ dồi dào, ngôn từ phong phú, cho ra đời những bài viết rất chất lượng. Nhưng cũng có đôi lúc đầu óc căng thẳng, ngồi cả buổi mà chẳng có ý tưởng nào mới mẻ, bài viết ra thì khô khan, đến bản thân còn không muốn đọc. Đó có phải là thực trạng chung? Làm thế nào để công việc đó trở nên thuận lợi và thú vị hơn?

Có thể bạn quan tâm: Những hướng dẫn giúp bạn kiếm tiền từ nghề Content writing



Ý tưởng cho nội dung tuyệt vời không phải lúc nào cũng dễ dàng mà có được. Đến ngay cả những ngòi bút tài hoa cũng có lúc gặp trường hợp bí ý tưởng. Nhưng sự khác biệt cơ bản giữa một người làm content marketing chuyên nghiệp với một người mới vào nghề đó chính là dù bí ý tưởng nhưng họ vẫn biết cách tạo ra những nội dung xuất sắc một cách thường xuyên. Bí quyết của họ là gì? Nó chỉ có thể là một trong những điều sau đây:
Sưu tập 10 bài đăng yêu thích nhất từ những trang blog liên quan.
Hỏi một vài người bạn về ý tưởng.
Hỏi độc giả của bạn, bạn đang viết cho họ cơ mà.
Phỏng vấn một vài người trong lĩnh vực liên quan.
Hãy để chính khách hàng viết thay bạn.
Nghiên cứu các case study tốt nhất.
Nghiên cứu các case study tệ nhất.
Xem xét một vài thứ.
Chia sẻ sự thành công của bạn.
Chia sẻ sự thất bại của bạn.
Nhớ lại kỷ niệm.
Những bộ phim nổi tiếng là nơi tuyệt vời để lấy ý tưởng.
Hãy xem một số chương trình truyền hình nổi tiếng phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.
Sách luôn là một kho kiến thức bổ ích.
Truyện tranh cũng có thể cho ta những ý tưởng hay.
Nắm bắt những xu hướng hàng đầu trong hiện tại, sử dụng Google Trends là một gợi ý không tồi.
Viết về người nổi tiếng, bài viết của bạn không sợ không có ai đọc.
Hãy thư giãn nếu đầu óc quá căng thẳng, vì khi đó bạn sẽ chẳng thể viết được thứ gì ra hồn.
Hãy tự bổ sung vốn sống cho mình bằng sách vở, học hỏi và những trải nghiệm thực tế.
Kể lại câu chuyện về chính bạn, chính thương hiệu của bạn.
Tái sử dụng những nội dung đã cũ bằng cách mang cho nó một luồng gió mới.

Có người đã từng nói content marketing là cả một nghệ thuật và người làm content marketing cũng là một nghệ sỹ. Hy vọng với những 21 ý tưởng hữu ích trên đây, các bạn luôn biết cách để tạo ra những nội dung đầy chất nghệ thuật.
Đọc tiếp »

STRATEGIC PLANNER – “HOA TIÊU” CHO MỘT CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG

Trong ánh hào quang thành công của một chiến dịch Truyền thông, ai cũng chỉ nghĩ đến bộ phận Sáng tạo (Creative). Ít ai biết được, mắt xích quan trọng cho thành công đó chính là đến từ những chuyên gia Hoạch định Chiến lược (Strategic Planner), nhân tố bí ẩn đưa chiến dịch Truyền thông đi đúng định hướng kinh doanh.

Thế nào là công việc cụ thể của một Strategic Planner?

Trái với suy nghĩ của nhiều bạn trẻ mới ra trường, người Planner không phải là người lập kế hoạch, lên thời gian biểu hay là “thiết kế” Powerpoint template cho các bài thuyết trình. Strategic Planner đảm nhiệm trọng trách “dẫn đường” của mình qua việc thấu hiểu sự thật về sản phẩm (Product Truth), sự thật về người tiêu dùng (Consumer Truth) và sự thật về ngành hàng (Category Truth) để khoanh vùng Thông Điệp Chủ Đạo (Message Territory/ Proposition) phục vụ chiến lược truyền thông hiệu quả.

Lúc “con thuyền” truyền thông gập ghềnh với “con sóng dữ” khi doanh thu bị ảnh hưởng bởi độ nhận diện thương hiệu kém, hay khi tiến vào “vùng nước trũng” với ý tưởng sáng tạo đã đi vào lối mòn sau 10 năm, đó chính là lúc người “hoa tiêu” tài ba này đứng ra dẫn hướng.



Tư duy Strategic Planning (Hoạch định chiến dịch Truyền thông) cần thiết cho ai?

Trong một Agency Quảng cáo, kiến thức này cần thiết cho tất cả các bộ phận. Nếu như một người làm Account hay Creative không có tư duy Strategic Planning thì sẽ thật nguy hiểm vì chúng ta sẽ tạo ra những sản phẩm sáng tạo không bám rễ từ việc giải quyết vấn đề kinh doanh của Khách hàng.

Đối với tất cả doanh nghiệp đang vất vả xây dựng và quản lí chất lượng của chiến dịch truyền thông được đề xuất từ các phòng ban hoặc từ agency, tư duy Strategic Planning lại càng là một tài sản không thể thiếu. Hiểu được cách suy nghĩ chiến lược truyền thông, bạn sẽ biết được đâu là những ý tưởng hiệu quả, phù hợp với mục đích kinh doanh, đâu là những ý tưởng hào nhoáng chỉ ngốn budget.



Do đó hãy nhìn nhận Strategic Planning là tư duy mà bất cứ ai làm việc liên quan đến Tiếp thị và Truyền thông cũng cần phải trau dồi bên cạnh những kỹ năng chuyên môn cơ bản.

Làm cách nào để trui rèn tư duy Strategic Planning bài bản?

Điều hoàn hảo nhất là khi bạn có được một người mentor giúp bản thân có được định hướng đúng đắn! Họ sẽ giúp cho bạn hiểu đến tận cùng những nền tảng và kỹ năng tối cần thiết để phát triển một chiến dịch truyền thông hiệu quả, bao gồm:

– Quy trình chiến lược 6I (Issue – Insight – Idea – Integrated – Implementation – Improvement)“kinh điển” mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải áp dụng.

– Phương pháp “truy lùng” Consumer Insights (sự thật ngầm hiểu về người tiêu dùng hay “huyệt” tiêu dùng) và Target audience (đối tượng khách hàng) chuẩn xác nhằm vạch ra định hướng chiến lược đúng đắn.

– Kỹ năng phát triển ý tưởng và quy trình làm ra chiến dịch Truyền thông tích hợp (Integrated Marketing Communications) bài bản, mang lại kết quả cao.

– Nắm vững các bước tiếp cận và cho ra đời một Creative Brief hiệu quả dựa trên “huyệt” tiêu dùngđúng đắn và truyền cảm hứng cho bộ phận Sáng tạo của công ty.



Khóa học sẽ mô phỏng môi trường thực tế của một agency và các bạn sẽ được làm việc cùng các Creative Directors để xây dựng một bảng kế hoạch Truyền thông tích hợp chỉn chu cho đề bài cuối khóa.
Đọc tiếp »

5 XU HƯỚNG CONTENT MARKETING NỬA ĐẦU NĂM 2016

Loại Content nào đã trở thành vua trong 6 tháng vừa qua? Bạn đã áp dụng bao nhiêu cái?


1. Personalized Content – Content cá nhân hóa

Bạn phải làm gì để Content của mình được chú ý giữa hằng ha sa số các loại Content được tạo ra từng phút, từng giây? Không cách gì khác ngoài đánh trúng sự quan tâm của độc giả, giúp họ tìm ra câu trả lời cho những vấn đề cụ thể của mình.

Content cá nhân hóa không chỉ giúp bạn tăng tương tác ảo (like, comment, share) mà còn tăng tương tác thật, bao gồm niềm tin, sự thích thú, và thậm chí là hành vi mua hàng của độc giả.
2. Visual Content – Content thị giác

Youtube trở thành cỗ máy tìm kiếm lớn thứ 2 thế giới sau Google, và nằm trong Top 3 trang web được ghé thăm nhiều nhất. Instagram và Snapchat với loạt ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh lên ngôi, là minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển vượt trội của Content thị giác.

Theo nghiên cứu của HubSpot, Content thị giác khiến người dùng hứng thú hơn 80%, giúp họ ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn gấp 7 lần, và hơn 2/3 marketer đã và đang tạo nên những câu chuyện thương hiệu với dạng Contentnày.
3. Interactive Content – Content tương tác

Content thì ngày càng nhiều, mà thời gian và sự chú ý của độc giả lại có hạn, vậy làm sao để Content của bạn chiếm lấy họ? Hãy tạo ra một sự ấn tượng kéo dài!

Content tương tác – đúng như tên gọi của nó, tạo ra một cuộc đối thoại 2 chiều, cho phép công chúng chủ động tham gia vào Content, thay vì bắt họ thụ động tiếp nhận Content đó. Content tương tác thật ra đã xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam qua các dạng câu đố, bình chọn, Mini-Game, Give-Away… Với các dạng bài đăng này, bạn chỉ cần ngồi rung đùi và đếm comment mà thôi!
4. Influencer Marketing

Influencer không nhất thiết phải là một ngôi sao nổi tiếng. Influencer đơn giản là một người truyền cảm hứng trong một lĩnh vực nhất định, và sở hữu kha khá lượt theo dõi trên Mạng xã hội. Đó có thể là các beauty blogger, những nhà hoạt động xã hội, các nhà báo thường xuyên đưa ra quan điểm cá nhân, hay các tác giả trẻ…

Theo nghiên cứu của McKinsey, Influencer marketing tạo ra lượng khách hàng gấp đôi so với quảng cáo trên báo, và làm tăng 35% tỷ lệ quay lại. Influencer Marketing, nếu khéo léo và chọn đúng người, sẽ giúp choContent của bạn lan tỏa hơn, đáng tin hơn, và có tác dụng đối với doanh số rõ rệt hơn.

Ví dụ: “Nàng Thơ” Nguyễn Khánh Ngọc là influencer số 1 trong lĩnh vực làm đẹp. Với khả năng điều khiển ngôn từ tuyệt vời, Nàng Thơ có thể khiến cho công chúng mê mẩn một sản phẩm mà họ chưa từng biết đến.
5. Content dành riêng cho thiết bị di động

Số người sử dụng smartphone tăng 394%, sử dụng máy tính bảng tăng 1.721% – bạn còn chần chừ gì nữa mà không phát triển Content dành riêng cho các thiết bị này?

Hãy nhìn IKEA, họ đã tạo ra một ứng dụng tuyệt với giúp giới thiệu sản phẩm nội thất của mình. Ứng dụng này cho phép công chúng thử đặt các vật dụng ảo của IKEA trên không gian thật của họ – một dạng thực tế ảo. Với ứng dụng này, không cần những bản vẽ cầu kỳ, không cần những kiến trúc sư, tất cả mọi người đều có thể thiết kế nội thất cho ngôi nhà của mình. Và tất nhiên, họ chỉ có thể thiết kế với những sản phẩm của IKEA.

Với ứng dụng này, IKEA đã khéo léo giới thiệu các sản phẩm của mình đến với khách hàng.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Tìm hiểu slogan của các Ngân Hàng

Còn nhớ hôm khai trương U&Bank, có trò chơi đoán slogan các Ngân hàng để nhận bimbim :D :p.
Hôm đó nhiều Uber nhận được bimbim thế mà mình chả được gói nào.hehe
Thế là từ hôm đó cũng tìm hiểu xem Slogan của các Ngân hàng xem dư nào?
Slogan thì tìm được nhưng còn "ý nghĩa" của từng Slogan Ngân hàng thì chưa hiểu cho lắm.
Với lại tìm hiểu Slogan cũng là để phục vụ cho đi thi phỏng vấn vào Ngân hàng.
Giả tỷ như được hỏi :"Em hiểu biết gì về ngân hàng ABC, Slogan có ý nghĩa gì?"

Uber hãy cùng chia sẻ hiểu biết của mình về Slogan của các Ngân hàng tại đây nhé.


Tìm mãi cũng được cái Slogan của ABBank.

[​IMG]

Logo: Những đường thẳng chạy luồn bên trong tượng trưng cho sự lưu thông không ngừng của các hoạt động ngân hàng.
- Mũi tên ở cuối logo tượng trưng cho sức hút tài chính mãnh mẽ của ABBank. Phần mở rộng của mũi tên hàm ý sự phát triển ngày càng xa hơn của ABBank.
-Màu sắc: 2 màu xanh ngọc và cam đậm biểu tượng cho sự mới mẻ, vươn lên.màu xanh ngọc tượng trưng cho dòng chảy sự lưu thông của hoạt động NH. Màu cam với tỷ lệ vừa tạo điểm nhấn vừa mang ý nghĩa đột phá, tâm huyết của toàn bộ nhân viên ABB.

-Slogan : " Trao giải pháp - nhận nụ cười"
+ Nụ cười của khách hàng làm thước đo giá trị hoạt động. ABB xây dựng là một ngân hàng thân thiện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn cho KH, với mong muốn KH có thể sử dụng các giải pháp này để tự định hướng các kế hoạch tài chính theo ý muốn. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình năng động, chuyên nghiệp cùng hệ thống cơ sở hạ tầng thân thiện hiện đại sẽ mang đến cho KH các dịch vụ tốt nhất với các thủ tục đơn giản nhât.

+ Với phương trâm " Trao giải pháp - Nhận nụ cười" lấy sự hài lòng của KH làm trọng tâm của hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Hết mất rồi :D

P/S: ý tưởng: mỗi buổi cafe cuối tuần sẽ có một Uber trình bày slogan của một ngân hàng nha.
anh C.E.O sẽ chi xiền bimbim :p

Xem thêm: http://ub.com.vn/threads/tim-hieu-slogan-cua-cac-ngan-hang.661/
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

4 bước trong cách viết kịch bản quảng cáo hay

4 bước sau đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về cách viết kịch bản quảng cáo hay. Nhiều kịch bản hay nhưng lại không hiệu quả về mặt thông điệp truyền thông bởi vì quá nôn nóng lên ý tưởng hoặc "lao vào" viết ngay kịch bản trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ các bước tiêu chuẩn cần thiết. 
Bước 1 trong cách viết kịch bản quảng cáo hay bạn phải hiểu “insight” của khách hàng trước tiên
Nhiều người cứ suy nghĩ cách viết kịch bản quảng cáo sao cho hay về sản phẩm/dịch vụ và xuất phát từ điểm tập trung là sản phẩm/dịch vụ. Trước khi sản xuất bất kỳ 1 nội dung tiếp thị hoặc 1 thông điệp quảng cáo bằng hình ảnh hay video (TVC). Điều quan trọng nhất cần tập trung trước tiên là làm sao để hiển rõ insight (customer insight – sự thật ngầm hiểu) của khách hàng mục tiêu. Customer insight đơn giản là những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng mục tiêu
Cách hiệu quả để viết kịch bản quảng cáo hay bạn phải xuất phát từ "customer insight"
Bước 2 trong cách viết kịch bản quảng cáo hay là lên ý tưởng (idea) phù hợp với “insight” của khách hàng
Sau khi hiểu rõ sự thật ngầm hiểu của khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo cũng không kém phần quan trọng trong cách viết kịch bản quảng cáo là brainstorm lên ý tưởng (idea). Nhiều bạn rất hay tập trung bước lên ý tưởng này làm bước đầu tiên để có kịch bản quảng cáo hay. Đúng là kịch bản quảng cáo hay cần có một ý tưởng hay. Tuy nhiên, ý tưởng hay mà không phù hợp với “customer insight” thì cũng không thể mang lại hiệu quả cho nội dung truyền thông. Vì vậy, trước khi lên ý tưởng hãy triển khai thu thập thông tin “thật chuẩn” về “customer insight”
Cách viết kịch bản quảng cáo hay phải có ý tưởng phù hợp với customer insight của khách hàng
Bước 3 trong cách viết kịch bản quảng cáo hay là tạo ra một câu chuyện (Story) dựa trên ý tưởng đã xác định ban đầu
Sau khi bạn có ý tưởng phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu thì bước tiếp theo trong cách viết kịch bản quảng cáo là xây dựng câu chuyện (story) xoay quanh ý tưởng đó. Bước này rất quan trọng vì cách truyền tải thông điệp tốt nhất là kể một câu chuyện cho một ai đó. Một câu chuyện hay sẽ để lại nhiều “dư âm” cho người tiếp nhận nó … không chỉ vậy, họ còn có thể chia sẻ (share) câu chuyện này đến nhiều người họ quen biết. Nhưng nhớ lưu ý rằng: câu chuyện này phải gần gũi, phù hợp với những gì đang được quan tâm lúc hiện tại và … phải xoay quanh ý tưởng cốt lõi ở bước 2
Cách viết kịch bản quảng cáo hay cần kể câu chuyện xoay quanh ý tưởng hay
Bước cuối cùng (bước 4) trong cách viết kịch bản quảng cáo hay là triển khai nội dung (content)
Khi đã hoàn thiện xong 3 bước hoàn chỉnh, bước cuối cùng trong cách viết kịch bản quảng cáo là thể hiện câu chuyện (story) bằng câu chữ, hình ảnh và video clip.
  • Thể hiện câu chuyện bằng câu chữ thông qua các bài viết PR quảng cáo trên báo giấy, tập chí, báo online hoặc các diễn đàn online,…
  • Thể hiện câu chuyện bằng hình ảnh thông qua các trang quảng cáo Print Ad trên báo giấy, tạp chí chuyên ngành hoặc các banner quảng cáo online
  • Thể hiện câu chuyện bằng video clip thông qua các TVC, các video clip “post” trên Youtube.com, clip.vn,…
Như vậy, cách viết kịch bản quảng cáo hay cần trải qua 4 bước quan trọng như trên. Nếu 1 trong 4 bước không làm chuẩn và không “ăn khớp” với nhau thì kịch bản quảng cáo không thể hiệu quả
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Chuyên gia tư vấn thương hiệu: Marketer giỏi đâu nhất thiết phải biết đến content marketing

Thuật ngữ Content Marketing (Tiếp thị Nội dung) gần đây được sử dụng như một từ khoá thời thượng trong giới marketing. Phương thức tiếp thị này cũng được nhiều doanh nghiệp tin dùng để tiếp cận các khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng.
Vậy Content Marketing là gì, nó có thực sự là vũ khí sắc bén như giới marketing đang ca ngợi? Bài viết sau của tác giả Nguyễn Đức Sơn sẽ phần nào làm sáng tỏ câu hỏi này.

Content Marketing (tiếp thị nội dung) là tạo ra và phát tán những nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán để Thu hút và Chiếm được nhóm khách hàng mục tiêu xác địch. Tiếp thị nội dung có mục tiêu thúc đẩy hành động của khách hàng để mang về lợi nhuận (Content Marketing Institute).
Content marketing có hai hình thức thể hiện là Content Creation (tạo ra nội dung mới) và Content Curation (thu thập và chia sẻ các nội dung có sẵn).
Người làm nghề phải nghĩ ra nội dung mới và chuyển tải nội dung đó bằng các hình thức thể hiện phù hợp qua hình ảnh hoặc ngôn ngữ như bài viết chuyên môn, ảnh, videos hoặc hình vẽ minh hoạ (infographics). Trong thời đại số ngày nay, các status trên Facebook và tweets trên Twitter dần trở thành hình thức giao tiếp nội dung rất có sức mạnh. Dù chỉ được gọi là micro content, nhưng hình thức giao tiếp này tác động khá lớn đến hành vi của người tiêu dùng - mục tiêu tối thượng của Content Creation (tạo nội dung).
Vâng chúng ta đang bàn luận về mục tiêu tối thượng của content marketing là tác động đến hành vi của người tiêu dùng. Thật ra kể cả khi chưa có những thuật ngữ thời thượng như content marketing, đây cũng đã là mục tiêu cuối cùng cần đạt tới của mọi hình thức hoạt động marketing rồi. Vấn đề là khi có nhiều "đao pháp" trong tay, người sử dụng lắm lúc mải chạy theo sự hào nhoáng của công cụ mà có thể quên đi rằng "đao pháp" được sử dụng không phải vì nó trông thế nào, mà vì đối tượng nó hướng tới là ai.
Đầu tiên chúng ta lấy ví dụ về sự kiện ngừng xuất bản báo giấy của tạp chí lâu đời Newsweek tại Mỹ.
Ngày 31/12/2012 là ngày ra mắt cuối cùng tờ báo in Newsweek. Theo giải thích của tờ báo, họ buộc phải dừng xuất bản vì không chống lại được xu thế phát triển quá mạnh của báo mạng. Nhưng liệu đây có phải là nguyên nhân chính?
Theo gám đốc trung tâm sáng tạo tạp chí của trường Đại học Báo chí Mississippi, người "giết chết" Newsweek chính là Tổng biên tập Tina Brown. "Bà ấy đã đưa Newsweek đi lạc đường", "Newsweek không chết. Newsweek chỉ đang tự tử mà thôi". Trang bìa Newsweek từng đăng hình minh họa Tổng thống Barrack Obama và giật tít… “Liệu có tổng thống gay (đồng tính) đầu tiên hay không”. Một trang bìa khác vào tháng 7/2011 gây tranh cãi dữ dội khi phác họa giả tưởng hình công nương Diana ở tuổi 50.
Nếu đúng như nhận định trên, Newsweek đang chạy theo trào lưu thể hiện nội dung mà nhiều tờ báo cũng như nhiều thương hiệu đang chạy theo trong thời đại ngày nay: gây sốc để thu hút sự chú ý.
Content marketing là tạo ra nội dung phù hợp với khách hàng phù hợp để họ có hành vi phù hợp mang lại doanh số và lợi nhuận cho thương hiệu. Báo mạng đang thay thế báo giấy. Xu thế này đã và đang làm khổ sở báo giấy. Nhưng dù cho mạng hay giấy thì vẫn phải thoả mãn nội dung phù hợp. Có vẻ như Newsweek đang trượt khỏi đường ray một yêu cầu rất cơ bản.
Content marketing, cho dù dưới hình thức nào, cũng cần phải tạo được sự chú ý, gây hiệu ứng và tác động đến hành vi (có lợi) cho thương hiệu. Trước khi tác động đến hành vi cần gây được sự chú ý. Nhưng câu hỏi rất quan trọng là chú ý về cái gì? Chúng ta cùng phân tích về trường hợp gây chú ý (do vô tình) của thương hiệu Starbucks có phải là một content marketing phù hợp.
"Sự phổ thông hoá trải nghiệm Starbucks" - Howard Schultz đã viết tiêu đề thư như vậy khi khi email đến bộ máy quản trị sau khi ông quay lại giữ vị trí điều hành năm 2008. Giai đoạn đó Starbucks vẫn đang phát triển vượt bậc. Năm 1992 giá trị vốn hoá là 250 triệu đô. Năm 2006 là 24 tỷ đô. Starbucks là chuỗi bán lẻ được khách viếng thăm nhiều nhất thế giới - 45 triệu lượt khách mỗi tuần.
Không biết vì lý do gì, bức tâm thư này đã bị rò rỉ. Và hầu như mọi phương tiện truyền thông tại Mỹ đều đăng tải. Từ wall Street Journal, Bloomberg, CNN đến các tờ báo lá cải. Earned media như vậy là quá khủng. Nhưng liệu Starbucks có cần điều này không?
Về tác giả:
 Ông Nguyễn Đức Sơn học Master chuyên ngành Marketing tại Đại học Sydney của Úc. Hiện nay ông là Giám đốc điều hành của Richard Moore Associates (RMA) và là Chủ tịch sáng lập Học viện Thương hiệu Plato.
Sau đây là chia sẻ của Chủ tịch Starbucks: chúng tôi không hoàn hảo, nhưng những điều tốt đẹp, những giá trị cũng như những nỗ lực hành động để làm mình khác biệt với các công ty khác đều bị nhấn chìm trong tranh cãi của công luận.
Starbucks không cần sự chú ý ồn ào nhưng chả mang lại giá trị này.
Người ta cứ nói về “Content” thay vì tập trung đào sâu về những vấn đề thực sự của thương hiệu. Và tôi cho rằng đó thực sự là một vấn đề lớn, một sự thiếu khôn ngoan diễn ra gần đây trong ngành quảng cáo. (Dave Trott, Copywriter).
Một nhận định chính xác. Các thương hiệu đều có vấn đề của riêng mình. Mục tiêu của của riêng mình và khách hàng của riêng mình. Mọi xu hướng rồi cũng quay về giải quyết vấn đề cơ bản là khách hàng đang muốn nghe điều gì, đang cần gì và thương hiệu đáp lại kỳ vọng này như thế nào.
Một marketer ngày nay có làm tốt công việc của mình có lẽ cũng chẳng liên quan nhiều đến việc anh ta có biết và nghiên cứu về content marketing hay không. Biết sử dụng nhiều vũ khí khác nhau là một lợi thế. Nhưng kẻ mang trên mình nhiều vũ khí thì không đủ để định nghĩa đó là một chiến binh chiến đấu giỏi.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Áp dụng quy luật 80-20 trong chiến lược Content Marketing

Khi bạn bắt đầu tạo ra nội dung, bạn mất bao nhiêu thời gian để tạo ra nó và mất bao nhiêu thời gian để quảng bá nó? 60% tạo và 40% quảng cáo? 40% tạo và 60% quảng cáo? Hay là chia đều 50/50?

Một số người dường như tin rằng nếu họ tạo ra nội dung, độc giả sẽ đến đổ xô vào trang web của họ, chia sẻ nội dung của họ, có thể mua một cái gì đó và cho rằng nội dung đó đã là một thành công.

Thật không may, điều này không đúng với thực tế đang diễn ra. Nội dung (content) mà không có tiếp thị (marketing) thì không phải là tiếp thị nội dung (content marketing) – nó chỉ là nội dung (content). Và trừ khi bạn đã có một lượng khán giả rất lớn, tận tâm, và năng động, sáng tạo nội dung mà không cần tiếp thị là rất, rất khó có thể giúp bạn có được kết quả mong muốn.

Quy luật 80/20 nói rằng: “Hãy dành 20% thời gian để tạo ra nội dung, rồi dành 80% để quảng bá nó”.

Nói đơn giản, nếu bạn đang dành 20 giờ một tuần để tạo ra nội dung và quảng bá, bạn nên dành 4 giờ tạo ra nội dung, và 16 giờ quảng cáo nó.



Có một câu hỏi đặt ra rằng: “Tôi đang cần tạo ra rất nhiều nội dung, tôi cần phải xây dựng nhiều hơn 1 nhóm độc giả thì sao?”

Áp dụng quy luật 80/20 vào chiến lược

Chắc chắn rằng không phải tất cả nội dung được sản xuất đều cùng một mục đích hoặc mục tiêu trong tâm trí.
  • Một số nội dung được tạo để nhắm mục tiêu đến chủ đề cụ thể hoặc từ khóa, xếp hạng website trong các kết quả tìm kiếm, và thúc đẩy lưu lượng truy cập đến một trang web. Nói cách khác: chủ yếu cho lợi ích SEO.
  • Một số nội dung được tạo ra để thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi.
  • Một số nội dung được tạo ra với mục tiêu tăng cường lượng visit, chia sẻ và liên kết.
  • Một số nội dung được tạo để đạt được một sự kết hợp của các mục tiêu trên.

Nếu bạn như tôi và nhiều người khác, bạn có cách tiếp cận đa dạng và đa hướng cho chiến lược nội dung, có thể bạn sẽ không muốn cắt giảm số lượng nội dung tạo ra, bạn nên làm như sau:

Ap dụng quy tắc 80/20 chỉ cho những nội dung có tiềm năng lan truyền – các nội dung mà bạn tạo ra có mục tiêu thúc đẩy đối tượng khán giả chưa được khai thác để họ chia sẻ nó, bình luận về nó, đánh giá cao nó, và liên kết với nó. Quảng bá các nội dung còn lại, nhưng không quá gấp 5 lần thời gian tạo ra nó.

Thúc đẩy nội dung hiện hữu của bạn
Một yếu tố quan trọng của quy luật 80/20 là bạn không cần phải tiếp tục tung ra nội dung mới nhiều. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn đã chuẩn bị nội dung rất tốt trước đây, thì đây có thể là cơ hội cho bạn để quảng bá nó một lần nữa.



Ví dụ bạn tạo ra 1 bài viết, có 5.000 người đọc nó. Bạn nên tiếp tục tìm cách quảng bá đến 5.000 người mới hơn là việc tạo ra 1 nội dung mới cho 5.000 người cũ kia.

Hubspot thực hiện một phân tích về nội dung blog của họ và thấy rằng (76%) của lượt xem hàng tháng blog của họ đến từ nội dung cũ.

Tại sao chúng ta thường quá tập trung vào việc tạo ra nội dung mới, khi có quá nhiều người trong chúng ta, về cơ bản, ngồi trên một mỏ vàng của nội dung hiện tại?

Tôi biết câu hỏi trong đầu bạn đang định nói với tôi là “Nội dung cũ đã bị lỗi thời thì sao?”

Câu hỏi đó có phải là bạn đang muốn xóa bỏ nội dung đó ra, hay đưa nó đi đâu đó?. Tất nhiên là đừng làm vậy. Hãy xem lại và cập nhật nó, nếu bạn đã xem bài viết 10 chiến lược làm content marketing với ngân sách nhỏ, bạn sẽ hiểu về lợi ích của nó chính là tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Thậm chí nếu nội dung của bạn quá cũ, hầu như phải sửa đổi 100% bạn cũng nên thêm một liên kết, một button để kêu gọi hành động hoặc dẫn dắt độc giả đến nội dung update sau đó. Thay vì xóa chúng đi, điều đó không có lợi về mặt SEO trang web đâu.

Nhưng nói đi cũng nên nói lại, việc xem xét nội dung cũ không nên áp dụng trên toàn bộ chiến lược nội dung của bạn.

Trang web, blog, fanpage của bạn cũng phải được cập nhật theo xu hướng. Bạn nên cân bằng việc gặt hái những ảnh hưởng từ nội dung cũ và phân bổ tài nguyên để tạo nội dung mới.


Tổng kết

Quy tắc 80/20 không phải là đề cập về kế hoạch nội dung có sẵn của bạn rồi tăng thời gian quảng bá nội dung gấp 5 lần.

Quy tắc 80/20 nghĩa là cắt giảm số lượng thời gian bạn dành vào việc tạo ra nội dung, đầu tư nhiều hơn vào việc sản xuất nội dung chất lượng hơn, và sau đó đầu tư thời gian công sức vào việc thúc đẩy nội dung đó.

Đây là nguyên tắc phù hợp cho những đối tượng mới tham gia content marketing, những thương hiệu và blogger chưa có cộng đồng fan hùng mạnh.

Thay vì cắt giảm nội dung sáng tạo của bạn, bạn chỉ cần áp dụng các quy tắc 80/20 vào chiến lược. Điều đó có nghĩa là gì? Thay vì áp dụng nó vào mọi nội dung, bạn áp dụng nó để nội dung thực sự tuyệt vời mà bạn tin rằng có tiềm năng để đi “virus”.

Hãy cho tôi biết suy nghĩ của bạn vào bình luận bên dưới nhé, xin cảm ơn.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

CÁCH VIẾT MỘT BÀI ĐÁNH GIÁ, REVIEW SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một công thức đơn giản để tạo ra một bài đánh giá (review) về sản phẩm bạn tiếp thị liên kết thu hút, hấp dẫn độc giả. Để biết cách kiếm tiền online hiệu quả từ nội dung đánh giá sản phẩm, dịch vụ bạn tham gia affiliate marketing, bạn cần nắm được hai nội dung chính:

Lý do thực sự để bạn viết đánh giá sản phẩm?
Tại sao nên nói ra sự thật kể cả nó trần trụi và gây ảnh hưởng đến nhà sản xuất?


Dưới đây là chi tiết các bước dành cho bạn để có thể viết viết đánh giá, review sản phẩm, dịch vụ một cách lôi cuốn nhất:

#Bước 1: Cần phải hiểu thật rõ sản phẩm trước khi viết đánh giá.

Đây có lẽ là lỗi lớn nhất mà bạn có thể mắc phải khi không thực sự nhìn, sở hữu hay sử dụng sản phẩm. Nếu bạn viết đánh giá theo ý kiến của người khác hay theo suy đoán của bạn về sản phẩm bạn sẽ tạo ra những đánh giá không chân thực và hấp dẫn.
Bởi vậy trước khi viết một đánh giá sản phẩm bạn cần:
Yêu cầu quyền truy cập từ chủ sở hữu
Mua sản phẩm hoặc dùng thử

Tập làm quen với sản phẩm đó trong một ngày. Thử sử dụng nó trong các tình huống khác nhau với các vấn đề khác nhau thậm chí có thể đưa người thân nhờ họ dùng thử và xin ý kiến. Bạn càng thấu hiểu sản phẩm bao nhiêu thì bài đánh giá càng trở nên cuốn hút bấy nhiêu.

#Bước 2: Sử dụng sự chân thực để bán được nhiều hàng hơn

Bạn luôn có một suy nghĩ rằng khi viết đánh giá cần đưa ra thái độ trung lập kể cả sản phẩm đó có tệ đi chăng nữa. Nhưng thực ra có lẽ bạn quên mất rằng dịch vụ của bạn không phải để dành cho những nhà sản xuất mà là dành cho độc giả những người đọc những điều bạn viết vì thế họ cần được biết sự thật. Đừng nên lo lắng khi bạn làm phật lòng nhà sản xuất hay ai đó, nó là một phần của sáng tạo nội dung.

#Bước 3: Hãy sắp xếp thông tin hợp lí để không để mất khách hàng

Có một sự thật bạn cần biết đó là mọi người luôn luôn sẵn sàng để ngừng đọc. trong bất cứ đoạn nào của bài đánh giá họ có thể dừng đọc vì thế ở phần mở đầu của bài đánh giá bạn cần đưa vào đó tất cả các thông tin quan trọng và nó thường bao gồm:
Xếp hạng sản phẩm theo đơn vị đo lường bằng sao (ví dụ: 5 sao)
Đưa ra một đặc điểm nổi bật của sản phẩm
Người dùng có thể thu được những lợi ích gì
Địa điểm tốt nhất để mua hàng
Một bức tranh trong khi sử dụng sản phẩm

#Bước 4: Nội dung đơn giản có thể tạo ra một bài đánh giá kinh điển qua thời gian

Trong cuốn sách “write to sell” Andy Maslen đã đưa ra một công cụ copywriting tên gọi AIDCA là đại diện của:
Attention: Lôi cuốn sự chú ý của người đọc và giữ chân họ
Interest: Xây dựng hứng thú mua sản phẩm
Desire: Làm cho người dùng mong muốn có được nó
Conviction: Đưa ra một chứng cứ trong xã hội để đưa ra lý do họ cần nó
Action: Đưa ra lời kêu gọi hành động

Đối với đánh giá liên kết nó được thay đổi thành: AIDACA
Attention: lôi cuốn sự chú ý của người đọc và giữ chân họ
Interest: giải thích tại sao sản phẩm đó lại thú vị
Desire: giải thích các mặt mạnh và yếu của sản phẩm
Alternatives: sản phẩm thay thế
Conclusion: tổng kết nhận xét của bạn về sản phẩm
Action: nếu họ muốn mua thì đây phải là lời kêu gọi đầy sức mạnh

Bên viết trên là một công thức đơn giản bạn có thể kiểm tra lại và sáng tạo phần thân của bản đánh giá ngoài ra bạn có thể mở rộng nó hơn bằng hình ảnh, case studies, kết quả trải nghiệm, bình luận và phản hồi của những người mà bạn chia sẻ cùng.
Hi vọng bài viết giúp bạn đưa ra một công thức tốt cho hoạt động xây dựng nội dung review, đánh giá sản phẩm, dịch vụ tiếp thị liên kết để tìm ra cách kiếm tiền online hiệu quả nhất với affiliate marketing.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

6 sai lầm giết chết chiến lược Content marketing của doanh nghiệp Việt

Đổ tiền đầu tư content marketing theo xu hướng nhưng một số doanh nghiệp Việt lại tự làm khó mình khi không xác định được mục tiêu cốt lõi của chiến dịch, để rồi không đạt đến thành công ở bất cứ phương diện gì.

Ông Nguyễn Đăng Ngọc, Đồng Giám đốc Điều hành Hệ thống Quảng cáo trực tuyến Admicro (VCCorp) chia sẻ:

"Content marketing không phải một xu hướng nhất thời, dù có nhận ra hay không thì trước giờ, trong các hoạt động quảng cáo tiếp thị của mình, các doanh nghiệp đều đã vận dụng content. Tuy nhiên, để nâng tầm nó lên thành chiến lược trong thời đại số, đòi hỏi doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn, đủ năng lực để nắm bắt và hiểu rõ về thói quen, nhu cầu của người dùng internet Việt Nam. Bên cạnh việc dám mạo hiểm, không ngần ngại thay đổi chiến thuật thường xuyên, doanh nghiệp cũng luôn cần bám sát các số liệu đo lường hiệu quả thực tế, tránh 'ném tiền qua cửa sổ'. Thế mạnh của mỗi doanh nghiệp chính là cơ sở đầu tiên để xây dựng một chiến lược content marketing có giá trị." 

Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến mà các doanh nghiệp Việt thường xuyên “dính” phải khi bắt tay làm tiếp thị nội dung và gợi ý giải pháp cho các vấn đề đó.



1. Website: Chỉ cóp nhặt thông tin trên mạng

Trên 90% doanh nghiệp Việt đang duy trì website bằng cách cóp nhặt thông tin liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề, thương hiệu của mình từ các tờ báo và trang tin tức chuyên ngành khác.

Biên soạn và tập hợp thông tin là cách nhanh và rẻ nhất để có được những bài viết đa dạng, chuyên sâu. Tuy nhiên, chưa kể đến các vấn đề bản quyền, thì uy tín thấp, thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm thấp, lượng truy cập thực tế ít ỏi và khả năng quy ra ra giá trị kinh tế thấp là cái giá phải trả cho cách làm "tiết kiệm" này.

Giải pháp: Để làm content marketing trên website, hãy xác định giá trị thông tin sâu nhất, hữu ích nhất bạn có thể mang lại cho khách hàng, và cố gắng trở thành chuyên gia trong nội dung đó. Thường xuyên khuếch trương giá trị các bài đăng này bằng cách đẩy mạnh SEO và bản quyền, tích cực chia sẻ nội dung lên các diễn đàn, mạng xã hội, đặc biệt trong các hội nhóm có liên quan trực tiếp.

2. Chỉ sùng “chuyên gia ngoại”

Với những thế mạnh về kinh nghiệm, uy tín, chỉ phải trả tiền khi hài lòng với chất lượng sản phẩm, ngày càng nhiều doanh nghiệp không ngần ngại bỏ tiền thuê các chuyên gia, các công ty tư vấn xây dựng và vận hành các chiến dịch content marketing cho mình.

Tuy nhiên, giao phó 100% chiến lược nội dung của mình cho họ không phải giải pháp khôn ngoan. Thứ nhất, họ có thể rất giỏi, nhưng chưa chắc đã hiểu sâu về sản phẩm, giá trị cốt lõi và tầm nhìn chiến lược của công ty. Thứ hai, bạn có thể tìm đến họ thì người khác, bao gồm các đối thủ kinh doanh của bạn cũng có thể. Bên cạnh đó, nguy cơ về bảo mật cũng là vấn đề không thể xem thường.

Giải pháp:
Song song với việc nhờ cậy các blogger, chuyên gia và công ty tư vấn chuyên nghiệp bên ngoài, hãy tích cực xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia nội bộ, bắt đầu từ việc lựa chọn những nhân viên tiềm năng, đào tạo và xây dựng thương hiệu cá nhân cho họ. Việc có được một đội ngũ chuyên gia hiểu sâu sản phẩm và chiến lược, gắn bó lâu dài với công ty và tạo ra những sản phẩm truyền thông độc đáo là phần thưởng xứng đáng cho sự kiên nhẫn và chi phí cơ hội ban đầu.

3. Cẩm nang “đuổi khách”

Những thông tin hữu ích, số liệu công phu, phân tích chuyên sâu… luôn có sức hấp dẫn và góp phần đáng kể cho uy tín của thương hiệu. Một số công ty thậm chí còn có được nguồn thu đáng kể từ việc bán những sản phẩm nội dung này.

Tuy nhiên, quá tự tin ở tính chuyên sâu, giá trị, hữu ích của tài liệu đã khiến nhiều công ty không quan tâm đến cảm nhận của người dùng. Họ thiết kế những cẩm nang quá dài và “làm giá” sản phẩm bằng những rào cản như yêu cầu khách hàng phải đăng nhập, để lại email, thậm chí trả phí để xem được văn bản, trong khi không hề cho khách hàng một cơ sở nào để hào hứng móc ví. Nên nhớ rằng khách hàng thời nay có rất nhiều lựa chọn, họ sẽ không tốn thời gian để tìm hiểu thứ vốn dĩ không hề gợi mở.

Giải pháp: Cần đến một khảo sát nghiêm túc để biết chắc độ dài cẩm nang của bạn là vừa vặn khiến số đông đối tượng mục tiêu muốn đọc đến trang cuối cùng. "Tặng"khách hàng những đoạn xem thử đủ hấp dẫn để họ muốn bỏ công sức và tiền bạc ra xem bản đầy đủ.



4. Chỉ cần có video

Sức lan truyền khủng khiếp và khả năng tạo trào lưu nhanh chóng, mạnh mẽ của các clip hot trên Youtube đã khiến nhiều người nghĩ rằng, tất cả những gì họ cần làm là tạo ra một video có khả năng lan truyền.

Trên thực tế, video cũng như một liều thuốc tốt, nó không chữa được bách bệnh và cần được uống đúng giờ. Ngay cả khi video của bạn được chia sẻ khắp nơi mà sự nổi tiếng đó không dẫn đến những hiệu quả đo đếm được như thương hiệu, thị trường hay doanh số thì đó vẫn cứ là một khoản đầu tư thất bại.

Một TVC thành công cần tập trung truyền tải một số thông điệp nhất định, phục vụ cho một mục tiêu nhất định và được phát đúng lúc. Khảo sát của Outbrand (US) đã cho thấy, không phải buổi sáng, mà chính giờ nghỉ trưa mới là thời điểm người dùng cập nhật thông tin nhiều nhất.

Giải pháp: Luôn ghi nhớ rằng TVC là giải pháp hiệu quả, nhưng không thể tồn tại đơn lẻ, tách rời khỏi chiến lược content marketing tổng thể với thông điệp cốt lõi xuyên suốt. Hỗ trợ người xem bằng những đoạn mô tả ngắn gọn cũng như lời bình thú vị về nội dung clip, giúp họ có thể hiểu và hứng thú với nó ngay cả khi không thể xem trọn vẹn.

5. Mobile marketing: Chỉ đẩy tin buổi sáng

Quan niệm cho rằng lượng truy cập trên mobile cao nhất vào buổi sáng không hoàn toàn chính xác. Đối với những khu vực mà độc giả đa phần là dân văn phòng ngày làm 8 tiếng, đỉnh truy cập trên thiết bị di động cao nhất là vào buổi chiều và tối, khi họ rời máy tính công sở.

Giải pháp: Lựa chọn nội dung và hình thức đăng tải phù hợp với thiết bị truy cập chiếm ưu thế vào từng thời điểm. Nắm được thông tin chi tiết về tốc độ truy cập, kích thước màn hình, xu hướng lựa chọn tin tức theo khung giờ, giới tính... sẽ giúp bạn không bỏ phí bất cứ cơ hội nào để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất trên mobile.

6. Kế hoạch "trên trời"

Một sai lầm phổ biến của giới marketers trong nước là quá ít sử dụng các số liệu đo lường thực tế, dẫn đến áp đặt tư duy chủ quan của mình cho người dùng. Điều này đặc biệt nguy hiểm trong content marketing, nơi các chiến lược không theo dạng "đánh nhanh thắng nhanh", mà cần có thời gian để thẩm thấu và phát huy tác dụng.



Suy nghĩ "content is king" (nội dung là vua) chỉ đúng một phần. Nội dung tốt vẫn hoàn toàn có thể thất bại nếu truyền tải thiếu hiệu quả, sai đối tượng mục tiêu, vào thời điểm không phù hợp, thông qua các kênh phân phối không phù hợp và chưa đủ lượng thời gian cần thiết.

Giải pháp: Nghiên cứu kĩ đối tượng mục tiêu trước khi lên chiến lược content marketing, vận dụng tổng lực tất cả các công cụ truyền bá tốt nhất, đảm bảo rằng các kênh và các công cụ bạn sử dụng phải liên kết chặt chẽ với nhau.
Đọc tiếp »

Content marketing chỉ là bình mới rượu cũ

Content marketing (xin được dùng từ gốc tiếng Anh trong bài viết này) là nói những điều đơn giản một cách phức tạp hay ngược lại, nói những điều phức tạp một cách đơn giản? Có vẻ như người ta thích đi theo hướng thứ nhất nhiều hơn. Có nhiều lý do.

Khi chưa hiểu rõ một vấn đề nào đấy, chúng ta thích nói dài, thích giải thích dài dòng. Vì sợ người khác không hiểu. Và có thể nói dài để cảm thấy an tâm. "Giết nhầm hơn bỏ sót" (?!).

Có thể hiểu rõ một vấn đề rồi nhưng để làm cho nó quan trọng, ta có xu hướng "hàn lâm hoá" nó. Một trong những cách thường dùng đó là cho nó một cái tên. Cái tên mới nghe lạ một chút, bí ẩn một chút. Tất nhiên mọi quan điểm hay phương pháp luận mới đều cần có một cái tên mới để gọi. Có tên mới được định nghĩa rõ ràng, khúc chiết. Có tên mới không được như thế. Và phức tạp hoá một vấn đề đơn giản cũng là một lựa chọn để làm mọi thứ trở nên... phức tạp. Có người lao vào mổ xẻ. Có người không.

Theo quan niệm truyền thống của khá nhiều tài liệu học thuật, marketing bao gồm tất tần tật từ branding (làm thương hiệu), Pr (quan hệ công chúng), communication (truyền thông) hay advertising (quảng cáo). Content marketing sẽ được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ ngưởi định nghĩa đang làm công việc gì.

Người làm branding

Nội dung của branding là phải tìm ra một điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Proposition) để thương hiệu nhờ đó quyến rũ được khách hàng khó tính và đánh bay được đối thủ ghê gớm.





Nội dung hay của branding là "mua" được nguyên liệu ngon để phục vụ cho các công cụ quảng cáo hay PR sau này "nấu" món ăn ngon. Nội dung hay làm khách nhớ đến, nhắc đến và dẫn đến tiêu dùng nó. Như một thói quen hàng ngày.

Kiểu thông điệp như "sữa sạch" của TH True milk, "lọc nước hàng đầu Việt Nam" của Kangaroo hay "nóng trong người" của trà Dr. Thanh là những "content" nhạt toẹt. Chẳng ai thích. Nhưng khổ nỗi ai cung nhớ và nhiều người tiêu dùng một cách vô thức những thương hiệu này. Nói một cách khác nội dung nhạt toẹt nhưng hiệu quả. Do vậy có thể coi đó là những nội dung hay.

Người làm PR

Nội dung của PR là xây dựng được uy tín cho thương hiệu bằng các công cụ chuyên biệt. Nội dung của PR được đo lường bằng kết quả thương hiệu có gây được cảm tình với công chúng hay không.



Đối với câu chuyện con ruồi của Tân Hiệp Phát, "content marketing" dưới lăng kính PR quá ư kém cỏi. Nếu họ mở cửa nhà máy kịp thời hơn, có sự giám sát của bên thứ ba, và tránh các nội dung thông tin quảng bá, gây nhiễu như treo giải "Thử là tin" thì có lẽ họ đã ít nhiều gỡ gạc được chút cảm tình của công chúng.

Trong cuốn "Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi" của tác giả Al Ries, vai trò của PR được đề cao về chức năng xây dựng thương hiệu. Với những gì Tân Hiệp Phát đã làm, xin lỗi Al Ries, quan niệm của ông đã "đi về nơi xa lắm".

Người làm quảng cáo

Giống PR, nhiệm vụ của quảng cáo là sử dụng nguyên liệu đúng mà brand đã tìm ra để chế biến món ăn hấp dẫn. Content marketing, dưới lăng kính người làm quảng cáo, là nói đúng và nói hay về thương hiệu. Nói đúng là nói về USP của thương hiệu. Nói hay là USP này được thể hiện bằng hình ảnh, ngôn ngữ hoặc âm thanh thật hấp dẫn thật sáng tạo.

Trích quảng cáo Tết 2015 của thương hiệu dầu ăn Neptune.

Thậm chí khi một thương hiệu chẳng có một USP nổi trội nào nhưng content hay của quảng cáo là vẫn làm cho thương hiệu được biết đến và yêu thích. Ví dụ quảng cáo thương hiệu dầu ăn Neptune chẳng hạn. Chẳng nói gì về USP sất. Nhưng "Về nhà đón Tết gia đình trên hết" là một quảng cáo có nội dung hay. Vì người ta thích nó. Bàn luận về nó. Đơn thuần là yếu tố cảm xúc ngự trị. Neptune đã có một content marketing hay.

Cái gì cũng cần một tên gọi, cần một khái niệm học thuật. Nhưng tên gọi chỉ là tên gọi mà thôi. Content Marketing là một trong nhiều cái tên như vậy. Vấn đề cốt lõi là ta có hiểu bản chất của tên gọi hay khái niệm nào đấy không. Chẳng cần lãng phí thời gian để tranh luận về ý nghĩa của câu chữ. Có người giải thích vanh vách một khái niệm về mặt ngôn ngữ nhưng có thể họ chẳng hiểu hết bản chất của khái niệm đó là về cái gì. Ngôn ngữ dùng để gọi tên là do ai đó đẻ nó ra. Chúng ta cũng có thể đẻ ra nhiều tên gọi khác để nói về cùng một vấn đề. Không nên làm nô lệ cho một khái niệm. Hiểu về một khái niệm quan trọng hơn.

Trước khi có khái niệm content marketing ra đời, thế giới marketng đã như vậy rồi. Người làm branding làm công việc xây dựng hình ảnh thương hiệu. Người làm PR xây dựng uy tín thương hiệu. Người làm quảng cáo chuyển tải thông điệp một cách thú vị nhất có thể. Sau khi khái niệm content marketing ra đời, thế giới marketing vẫn chẳng có gì thay đổi. Người làm branding, người làm PR hay người làm quảng cáo vẫn làm công việc trước đây họ vẫn làm. Cho dù họ có biết đến khái niệm marketing hay không.


Ai hỏi tôi content marketing là gì là tôi chịu. Tôi chỉ biết mỗi việc giúp các thương hiệu lớn bé tôi có may mắn nhặt được trên đường trao vào tay những khách hàng đang tìm kiếm họ. Nếu thấy thương hiệu và khách hàng duyên phận gặp nhau tay trong tay thì có lẽ tôi đã làm tốt content marketing rồi. Thôi cứ đơn giản cái phức tạp thế cho nó nhẹ nhàng các bạn ạ.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

5 câu hỏi cần có khi bạn làm content marketing

Một người làm content bình thường khác với một người làm content thấu hiểu về content marketing ở điểm nào? Đó chính là cách bạn định vị mục tiêu của từng mẩu content được tạo ra. Mà trong đó không thể thiếu quá trình cân đong đo đếm các nguyên liệu, gia vi và tìm hiểu thực khách.
1. Ai đọc content của bạn?
Theo các mô hình bài viết truyền thống, thường sẽ có 2 dạng người đọc. Một là người đọc nhìn chung, hai là người trả tiền để bạn viết (paid content). Điều này không khó hiểu đối với tư duy của người đầu tư là cần thấy sản phẩm hoặc thông tin về sản phẩm được nhắc nhở tối đa trên mặt bài viết. Tuy nhiên, ở góc nhìn của người đọc nhìn chung, họ không quan tâm đến việc bạn đã bỏ bao nhiêu tiền để có bài viết này. Họ chỉ quan tâm đến họ, là người bỏ thời gian để đọc content của bạn, sẽ được lợi ích gì mà thôi. Vì vậy, hãy chọn đối tượng độc giả của bạn. Chỉ một và một.
Thực tế, trong nhiều năm làm việc với khách hàng từ quốc tế đến Việt Nam. Số khách hàng chấp nhận lý tưởng này là 0%. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy xu hướng này ngày càng tăng lên. Tại sao bạn có thể làm một blind test để tìm hiểu suy nghĩ thực sự của người tiêu dùng về sản phẩm, thì sao lại không thể làm zero-branded content để phục vụ cho mối quan tâm của người đọc?
2. Người đọc được lợi ích gì từ nội dung của bạn?
Tiếp nối câu hỏi 1 ở trên, khi đã xác định được đối tượng người đọc, bạn hãy xem họ là bạn (friend) và nghĩ xem thông tin nào mà người ấy sẽ cần. Hãy theo đuổi những nguyên tắc rất đơn giản sau đây:
- Đói cần ăn
- Buồn ngủ cần ngủ
- Bệnh cần thuốc
- Xấu cần đẹp
- Thiếu tự tin cần tự tin
- Yếu cần khoẻ
Khi đã thành thạo trong bước này, bạn sẽ thấy việc tìm ra điểm níu chân người đọc (the hook) dễ dàng thế nào!
11668_10205411688284322_5602452579518044867_n
 3. Bạn có bao nhiêu phần trăm thông tin sản phẩm?
Câu hỏi này đặt ra ở đây là để nhắc nhở bạn rằng. Chúng ta không tạo ra content để bán hàng, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là, làm thế nào để người đọc muốn mua hàng hoặc nhớ đến thương hiệu (có liên quan đến nội dung) sau một quá trình gắn bó với content của bạn.
Đây không hẳn là thử thách khó cho người viết nhưng bạn cần thời gian để chuyển đổi. Nếu có thể, hãy học cách viết PR cho các nhãn hàng bị cấm quảng cáo ở Việt Nam. Nên nhớ, Việt Nam là một trong những thị trường khó khăn và nghiêm ngặt nhất trên thế giới, thế nhưng các nhãn hàng vẫn có thể lồng ghép thông tin sản phẩm vào được thì chắc chắn bạn có thể làm được!
4. Tính độc đáo?
Ngày nay, việc sao chép các nội dung có sẵn trên internet là việc làm quá hiển nhiên. Tuy nhiên, người làm content cần lưu ý. Tính độc đáo là tiêu chuẩn quan trọng nhất của bất kỳ mẩu content nào. Nếu thông tin của bạn là độc nhất, mới nhất, bạn có thể bỏ qua câu hỏi này. Nhưng nếu không, hãy chấp nhận sự giống nhau về mặt thông tin, nhưng câu chữ và cách thể hiện nên là của bạn. (tốt nhất là theo cách chỉ có bạn có). Điều đó đòi hỏi bạn phải sáng tạo trong cách kể chuyện và truyền tải thông tin! Đối với người đọc Việt Nam nhìn chung, phong cách dễ lôi cuốn nhất chính là: (1) chuyên gia chia sẻ, (2) sự thật bất ngờ, (3) hài hước hoặc gây tò mò!
Gợi ý: Hãy tìm đọc câu chuyện về Bác Ba Phi, một trong những người kể chuyện hay nhất trong lịch sử Content Marketing Việt Nam ( theo chủ quan của tôi)
5. Bước tiếp theo là gì?
Người làm content giỏi là người có chiến lược tốt trong cả việc sử dụng lẫn tái sử dụng tài nguyên content (content resoure). Khi viết bài hiện tại, bạn đã phải có sẵn trong đầu outline của những bài viết kế tiếp. Content Marketing không dừng lại ở một mẩu content, mà là một quá trình xây dựng mối quan hệ với khách hàng/người đọc qua content. Vậy nên nếu bạn không biết bước tiếp theo phải làm gì, thì hãy khoan phát triển chi tiết hơn bất kỳ content nào!
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

10 Lưu ý đưa content marketing của bạn từ tốt đến vĩ đại

Bạn thấy đó, số lượng nội dung được tạo ra và chia sẻ trên mạng Internet những ngày này là rất lớn. Và từ đó làm thế nào để Content bạn tạo ra sẽ thu hút người đọc?
Tôi đọc được ở đâu đó thì mỗi phút, hơn 200 triệu email được gửi đi, hơn 72 giờ video được tải lên YouTube, và hơn 220.000 bức ảnh được chia sẻ trên Instagram. Không đề cập đến 2,5 triệu nội dung được chia sẻ trên Facebook.
Trong năm 2014, Với 69% cho loại hình B2C và 70% các loại hình kinh doanh B2B đã chú tâm vào content marketing hơn là họ đã làm trong năm 2013 - và bạn biết đó nó không có dấu hiệu giảm dần trong suốt năm 2015. Các doanh nghiệp dù ở loại hình nào cũng đã chú ý nhiều hơn vào Content marketing. Và nó đang là xu thế
Một trong những sai lầm mà nhiều marketer làm content marketing làm là: Nếu họ chỉ có thể tạo nhiều nội dung hơn, họ có thể làm tăng hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị nội dung của họ.
Nhưng ở chiều ngược lại khi tần số của việc tạo ra nội dung của bạn có thể cải thiện hiệu quả của chiến dịch, vậy bạn có thể làm điều đó trong bao lâu? Nếu bạn là một nhóm nhỏ hoặc một cá nhân duy nhất, bạn chỉ có thể tạo ra được bao nhiêu nhiêu content marketing chất lượng trong một tuần?
Vì vậy, nếu số lượng không phải là câu trả lời, làm thế nào chúng ta có thể hy vọng sẽ thu hút nhiều người xem và đọc nội dung của chúng ta?
Câu trả lời nằm trong việc cung cấp chất lượng là tuyệt đối nhất.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể làm điều đó?
Tôi đã thực thi những điều này cho một số bài viết mới đây của mình. Bởi tôi cũng mới được tiếp cận những nội dung này. Nó thực sự tốt bởi sẽ giúp bạn đưa nội dung của mình từ tốt tới VĨ ĐẠI. Và quan trọng hơn hết khi đã vận hành được nó bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc làm nội dung của mình.
Nào bắt đầu đi vào vấn đề thôi:

1. Việc đầu tiên bạn cần chú ý là chính tả, ngữ pháp và chấm câu

Là một người làm content marketing, bạn nên đã biết tầm quan trọng của việc viết ra sản phẩm và đảm bảo rằng ngữ pháp trong từng câu chữ phải hoàn hảo. Ở đây tôi không muốn nói đến nội dung tuyệt vời nhưng đúng chính tả, ngữ pháp và chấm câu là một bước quan trọng đầu tiên.
Hầu hết các ý tưởng không phải là mới, vì vậy bất cứ bài viêt nào mà bạn đang viết, thì có lẽ nó không phải là 100% ý tưởng độc của mình. Điều đó có ý nghĩa gì? Bạn có thể biến tấu nó thành nét độc đáo của riêng bạn hoặc thêm thông tin bạn đã tìm thấy trên các trang web khác, có thể bạn nên đặt câu hỏi về lý do tại sao bạn đang sản xuất các content marketing đầu tiên.
Không dừng lại ở đó. Chính tả và ngữ pháp quan trọng hơn bạn nghĩ. Một nghiên cứu của toàn cầu Lingo thấy rằng 74% người tiêu dùng nhận thấy lỗi ngữ pháp đơn giản, và 59% nói rằng chính tả và ngữ pháp sai sót rõ ràng sẽ làm cho họ xem xét lại quyết định có mua hàng từ một trang web hay không?
Chốt lại cho lưu ý thứ nhấtBạn không thể từ tốt tới vĩ đại nếu content marketing của bạn không đạt được độ chính xác. Và đây là điều cơ bản của Content marketing.

2. Tối ưu công cụ tìm kiếm: Từ khóa và thẻ meta

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm vẫn là quan trọng, các marketer làm content marketing không có lý do gì để không làm một nội dung chuẩn SEO trên nội dung mà bạn và tôi tạo ra đúng không?
Nếu ngại trong vấn đề này thì tối thiểu bạn phải làm được những điều sau cho 1 bài viết của mình: tối ưu tiêu đề, mô tả ngắn cho bài viết, và URL làm sao để có một từ khóa có liên quan tới bài viết của bạn. Ngoài ra, hãy nhớ thêm ALT văn bản cho hình ảnh của bạn và tạo ra các liên kết nội bộ cả đến và đi từ nội dung mới của bạn.
Chốt cho lưu ý thứ 2: Chuẩn SEO, tối ưu từ khóa cho bài viết.

3. Sản xuất content đúng cho khách hàng mục tiêu

Không phải người dùng nào cũng sẽ truy cập vào website của bạn để mua hàng. Đó là lý do tại sao việc hiểu được nhân khẩu học là điều rất quan trọng. Và từ đó bạn sẽ nhắm mục tiêu và sản xuất content marketing riêng cho họ.
Nếu nội dung của bạn chỉ phục vụ ở những người sẽ không bao giờ mua sản phẩm của bạn hoặc yêu cầu dịch vụ của bạn, thì bạn biết đó doanh số chẳng thể có với cách làm như vậy.
Chốt lưu ý thứ 3: Nội dung đúng mục tiêu mang lại khách hàng mục tiêu doanh số.

4. Tiêu đề cần mạnh mẽ, sự chú ý, cuốn hút

Tôi đọc được 1 thống kê của Copyblogger, 80% số người sẽ đọc tiêu đề của bạn, nhưng chỉ có 20% sẽ đọc toàn bộ bài viết để hoàn thành. Bạn có suy nghĩ gì về con số này?
Bạn thân mến mục đích duy nhất của tiêu đề với tôi là để có được người đọc và để họ đọc phần còn lại của bài viết. Hầu hết các tiêu đề thất bại trong nhiệm vụ này. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn để có 1 tiêu đề cuốn hút, Và chỉ có nó mới có thể làm cho một sự khác biệt rất lớn cho content của bạn.
Một tiêu đề tốt có thể thu hút người đọc hơn gấp 500 lần so với tiêu đề bình thường.
(Xem thêm: 1001 cách giật tít tung trời)
Chốt lưu ý thứ 4: Nếu có 4h để viết bài hãy dành 3h để đặt tiêu đề.

5. Nội dung rất hữu dụng

Các báo mạng được viết hoàn toàn là để giải trí, hầu hết được tạo ra để cung cấp cho độc giả thông tin. Vậy sao bài viết của bạn không thử cung cấp "1 câu hỏi" trong tiêu đề và cung cấp cho người đọc những gì họ đang tìm kiếm trong nội dung bài viết? Được đấy chứ nhỉ?
Nếu bạn đặt một câu hỏi trong các tiêu đề, bài viết phải trả lời nó. Tương tự như vậy, nếu bài viết của bạn hứa hẹn dạy cho họ một cái gì đó, các nội dung cần cung cấp trên lời hứa đó bằng cách cho độc giả bước hành động họ có thể làm theo.
Các bài viết của bạn tốt hơn giải quyết một vấn đề hoặc trả lời một câu hỏi, như vậy những người đọc nhiều khả năng sẽ chia sẻ nó với những người khác khi họ cảm nhận bạn mình có thể cùng gặp 1 vấn đề.
Chốt lưu ý thứ 5: Để đi từ tốt tới vĩ đại bạn cần giải quyết được các thông tin người dùng cần trong nội dung bạn tạo ra.

6. Bài viết được đi kèm với hình ảnh chất lượng cao, hình ảnh có liên quan

Một hình ảnh chất lượng cao có thể làm cho bài viết của bạn đáng nhớ hơn và giúp bạn truyền đạt thông điệp của bạn tốt hơn. Có tới 46,1% suy nghĩ của người dùng là đánh giá qua ảnh trong bài viết là tiêu chí chính để đánh giá 1 bài viết chất lượng.
Ngoài ra, Có 40% người dùng cảm thấy có ảnh thì cảm nhận thông tin tốt hơn và trực quan hơn so với việc chỉ có văn bản. Do đó, hình ảnh trong bài viết bao gồm cả một số hình ảnh Infographic-loại có thể là sự khác biệt giúp 40% lượng người dùng tham gia vào bài viết của bạn.
Chốt lưu ý thứ 6: Hình ảnh trực quan giúp người dùng tương tác cao hơn.

7. Bài viết cung cấp một kinh nghiệm tích cực thông qua việc xử lý bố cục, phông chữ, và nhiều hơn nữa

Các nghiên cứu của Nielsen Norman Group đã chỉ ra rằng những người sử dụng trực tuyến sẽ chỉ đọc giữa 20% và 28% của một tài liệu. Những độc giả sau đó quét các phần còn lại của nội dung thông tin hữu ích, chỉ đọc một cách chi tiết khi họ có một cái gì đó đặc biệt quan tâm.
Để làm cho bài viết của bạn đọc thân thiện, nó phải được dễ dàng đưa vào tầm quét của mắt. Độc giả muốn tìm các thông tin quan trọng đối với họ, và họ muốn tìm cho nó nhanh. Nếu bạn giới thiệu họ với một bát viết toàn chữ không có dấu cách thì không thể "quét" các nội dung cần thiết được, họ sẽ nhấn nút quay lại và thử các phần tiếp theo của nội dung đó là may mắn tồi tệ hơn có thể là tắt website của bạn.
Phân nhóm, danh sách gạch đầu dòng và đánh số, hình ảnh, và kéo-báo giá tất cả mọi hành động nào có thể làm cho bài viết thân thiện với độc giả thì bạn nên làm. Làm thế nào đọc thân thiện là bài ​​viết của bạn? (mình sẽ chia sẻ chi tiết vào t2 tuần sau nhé)
Chốt lưu ý thứ 7: Trình bày nội dung sao cho dễ tìm kiếm, dễ đọc và cuốn hút.

8. Nội dung cần thể hiện tiếng nói và chiến lược thương hiệu của bạn

Mỗi tương tác với người đọc hoặc khách hàng dủ qua phương tiện nào (báo chí, telesales, họp mặt, mạng xã hội...) thì nhớ thêm các nội dung vào bản sắc thương hiệu của bạn. Thương hiệu là đơn giản chỉ là một biểu tượng - nó bao gồm làm thế nào bạn và các đồng đội của mình nói, hành động, và thậm chí nhìn theo một hướng khi tương tác với người đọc và khách hàng của mình.
Mỗi bài blog, bài viết, hoặc bài trên mạng xã hội chỉ là một hành động, nhưng nó hy vọng sẽ được nhìn thấy bởi hàng ngàn cá nhân, giúp định hình ấn tượng của họ về thương hiệu của bạn.
Kết quả là, nó là điều cần thiết không chỉ gợi lên một phản ứng tích cực, nhưng mà nó sẽ nằm trên các phản hồi với thương hiệu của bạn là tốt. Gửi thông điệp lẫn lộn bằng cách thường xuyên thay đổi giọng nói hoặc tin nhắn của bạn có thể gây nhầm lẫn cho người đọc tiềm năng.
Chốt lưu ý thứ 8: Thống nhất một cách bài bản và xuyên suốt với các thông điệp về thương hiệu khi bạn làm nội dung.
Cải thiện kỹ năng viết từ tốt tới vĩ đại
Cải thiện kỹ năng viết từ tốt tới vĩ đại

9. Gửi bao gồm một cuộc gọi hiệu quả để hành động

Với mỗi bài viết khi tôi công khai trên web của mình tôi đều mong muốn mọi người chia sẻ nó. Để làm được việc đó Tôi luôn có những câu chốt giúp họ thực hiện hành động và nó là điều tốt để mọi người có thể biết tới những điều tốt tôi chia sẻ.
Nếu bài viết của bạn được người đọc chú ý đến tận câu chữ cuối cùng thì bạn có một cơ hội tuyệt vời để sử dụng sự chú ý cho một bài viết hoặc 1 chủ để khác của mình.
Bạn thấy đó. Trong tất cả các bài viết chia sẻ về Bussiness, marketing, MMO tôi đều có những câu thúc đẩy hành động của người đọc. Dưới đây là 1 vài câu tôi nghĩ bạn có thể tham khảo.
  • Để lại suy nghĩ của bạn.
  • Bạn có thể chia sẻ với bạn bè của mình đế tránh điều abc
  • Đăng ký nhận bản tin qua...
  • Truy cập nội dung để tải về.
  • Click vào 1 liên kết khác.
Lưu ý làm sao để khách hàng chú ý và hành động nếu không bạn đã lãng phí cơ hội để có được tương tác trên website của mình.

10. Nội dung tạo ra đáp ứng vượt kỳ vọng của người đọc

Bạn đọc có thể kỳ vọng nhất định khi họ bắt đầu đọc một bài viết, kỳ vọng này được tạo ra bởi các tiêu đề và thẻ meta hay gọi là Desc của bài viết. Nếu bạn đánh rơi kỳ vọng này với tiêu đề và meta nhàm chán thì bạn đã thất bại, nhưng nếu bạn đáp ứng cho người đọc thì chưa hẳn nó đã là tốt.
Khi tạo ra nội dung tôi luôn tâm niệm làm sao để phá vỡ sự mong đợi và cung cấp cho người đọc thông tin vượt xa những gì họ đã hy vọng. Việc cải thiện mong đợi của người đọc là một cách tuyệt vời để đảm bảo người đọc đó sẽ chia sẻ nội dung của bạn và trở lại website để đọc thêm những nội dung khác.
Nếu không chắc chắn nội dung bạn tạo ra đáp ứng được các kỳ vọng? Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau đây năm trước khi nhấn nút "Publish":
  • Nội dung của tôi có cái gì đó mới để người đọc nói về nó, hay chỉ xào xáo lại những điều đã đọc ở đâu đó?
  • Nội dung của tôi thực sự tốt hơn so với việc đối thủ cạnh tranh của tôi 'về đề tài này?
  • Độc giả của tôi sẽ bỏ đi với cái gì họ thực sự có thể áp dụng cho các vấn đề của họ?
  • Độc giả của tôi sẽ có bất kỳ câu hỏi còn lại sau khi đọc nội dung này?Nếu câu trả lời của bạn có những hạn chế nào đó cho bất kỳ những câu hỏi trên thì nội dung của bạn vẫn có một số điểm yếu, sửa chữa nó trước khi bạn chia sẻ nó đến với người dùng của mình.
Bạn thấy không? Tạo nội dung tuyệt vời, bạn sẽ phát triển độc giả của bạn nhanh hơn rất nhiều. Chắc chắn, việc đạt được tất cả các yêu cầu bên trên trong mỗi nội dung mà bạn tạo ra cần phải mất kỷ luật và mất rất nhiều khó khăn cho công việc của bạn, nhưng theo thời gian, nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp nhiều hơn hết. Chắc hẳn bạn cũng hình dung ra điều đó ở tương lai.
Bài viết này không hẳn đã hoàn thiện. Tôi chỉ có thể giúp bạn liệt kê các vấn đề để có thể làm nội dung từ tốt đến vĩ đại theo suy nghĩ chủ quan của riêng tôi. Vậy tôi rất mong nhận được góp ý của bạn để có thể hoàn thiện nội dung này tốt hơn cho những người đọc sau. Hãy cho tôi biết bằng cách để lại comment phía dưới bằng FB hoặc cmt của website.
Chúc 1 tuần mới ngập tràn điều mới mẻ.
Người làm nội dung văn minh luôn phản hồi lại các nội dung mình học được. Bạn có ngại 1 like, 1 share, 1 comment?
Đọc tiếp »