Hiển thị các bài đăng có nhãn digital. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn digital. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Công thức lựa chọn influencer hiệu quả trong chiến dịch marketing (Phần 1)

Influencer Marketing là một trong những hoạt động có xu hướng phát triển mạnh mẽ nhất trên Digital trong các năm vừa qua. Theo dữ liệu thu thập từ công cụ lắng ngheSocialHeat, có đến 78% người dùng online bị ảnh hưởng từ lời khuyên của những người họ tin tưởng. Đặc biệt, Social Influencer là nguồn tham khảo phổ biến nhất và có đủ uy tín để cộng đồng tin tưởng theo dõi và lắng nghe.
Tuy nhiên, không phải lúc nào các thương hiệu cũng thu thập đủ thông tin để có những lựa chọn phù hợp hay biết cách đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của một Influencer đối với từng chiến dịch hay đối với toàn công ty, dẫn đến nhiều quyết định cảm tính có thể gây ra tình trạng lãng phí ngân sách nhưng không đem lại kết quả mong đợi.
Là một trong những agency hàng đầu Việt Nam với kinh nghiệm đo lường, đánh giá và đưa ra các lời khuyên cho việc chọn lựa Influencer phù hợp - dựa trên dữ liệu Social Listening - cho các nhãn hàng lớn thuộc nhiều lĩnh vực, YouNet Media tổng hợp thông tin và cung cấp những tiêu chí đánh giá cụ thể trong bài viết sau giúp các doanh nghiệp đo lường mức độ hiệu quả của hoạt động Influencer Marketing. Từ đó góp phần cải thiện và nâng cao hiệu suất trong mọi chiến lược truyền thông, tùy thuộc vào từng mục tiêu marketing.

Hiểu đúng khái niệm influencer

Influencer là cá nhân có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người khác do những yếu tố mà bản thân họ sở hữu hay được cộng đồng nhìn nhận như quyền lực, kiến thức, địa vị, hoặc mối quan hệ. Trong bối cạnh truyền thông mạng xã hội, Influencer là người có lượng followers lớn, sử dụng một hoặc nhiều nền tảng mạng xã hội ( social platform) như facebook, instagram… để lan truyền thông tin đến mọi người, có kiến thức về một lĩnh vực cụ thể hoặc có khả năng thuyết phục một đối tượng audience nhất định. Influencer có sức ảnh hưởng càng cao, càng thu hút sự chú ý của thương hiệu trong quá trình tìm kiếm gương mặt đại diện và quảng bá sản phẩm.
Vd: MC Phan Anh – nhân vật nổi bật với nhiều hoạt động tích cực chinh phục công chúng.

Tiêu chí đánh giá và phân tích influencer trên mạng xã hội

Do sự bùng nổ của mạng xã hội, Influencer được xem là một ngành công nghiệp bùng nổ với số lượng Influencer tăng nhanh chóng mặt, khiến việc tìm ra gương mặt phù hợp đối với thương hiệu ngày càng khó khăn hơn. Dưới đây là 4 tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer trên mạng xã hội:
Reach (Độ phủ): được đo bằng lượng người theo dõi (fans, followers) của Influencers trên mạng xã hội. Thông thường, thương hiệu sẽ lựa chọn những Influencer có số lượng fan lớn, tiếp cận được nhiều người nhưng điều này cũng không hoàn toàn đảm bảo khả năng thành công của chiến dịch.
Relevance (Sự liên quan): mô tả mức độ liên kết và tương đồng giữa định vị của Influencer và hình ảnh của thương hiệu. Relevence thường được thể hiện qua những yếu tố sau đây:
• Personal image (Thương hiệu cá nhân): quan niệm sống, phong cách thời trang, phát ngôn
• Demographic (Thông tin nhâu khẩu học): giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, lĩnh vực hoạt động
• Type of post/ topic (Nội dung bài viết trên trang cá nhân): văn phong, chủ đề họ quan tâm
• Fans/followers (Đối tượng audience): thương hiệu cá nhân, thông tin nhâu khẩu học, chủ đề quan tâm của họ.
Nhiều brand ambassador (đại sứ thương hiệu) khi nhắc đến có thể khiến người dùng liên tưởng đến sản phẩm mà họ quảng bá và ngược lại.
Tuyết Bích collection – một trong những fictional character được nhiều thương hiệu lựa chọn.Theo dõi chi tiết bài viết: http://bit.ly/2lxSbkZ.
Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng: Brand preference): mức độ tương tác của người theo dõi với loại nội dung mà Influencers tạo ra. Khi người theo dõi đọc các nội dung được viết bởi Influencers, họ sẽ có những mức độ tương tác khác nhau. Resonance xác định mức độ tương tác của người đọc với thông điệp được đưa ra và khiến họ tích cực chia sẻ thông điệp đó trên trang cá nhân của mình.
Ví dụ: Bài đăng chia sẻ trải nghiệm khi dùng son (swatch son) của beauty bloggers là dạng nội dung thu hút vô cùng lớn (xem thêm bài viết http://bit.ly/2edi4Fb), khiến mọi người hào hứng chia sẻ trải nghiệm đối với dòng son đó, đồng thời nói về những nhãn hiệu khác hoặc hỏi thêm nhiều thông tin hơn về đặc điểm sản phẩm (màu sắc, chất son). Lý do là vì nó phù hợp với nhu cầu của phần lớn nữ giới (sở hữu nhiều loại son khác nhau), mang tính chất tham khảo tự nhiên, giúp người xem cân nhắc và lựa chọn. Một bài đăng trực tiếp trên fanpage của thương hiệu thường không nhận được nhiều phản hồi như thế.
Sentiment (chỉ số cảm xúc): là nhân tố cực kì quan trọng mà marketer cần lưu ý. Cụ thể, việc người này mang lại cảm giác tiêu cực hay tích cực cho target audience (cộng đồng mục tiêu sẽ tác động mạnh mẽ) đến brand love (cảm tình dành cho thương hiệu) của người tiêu dùng. Điển hình là scandal cá nhân của Hồ Ngọc Hà đã dẫn đến sự tẩy chay hàng loạt các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh mà ca sĩ này làm đại diện từ phía những bà mẹ trẻ - target audience của mặt hàng này. Ngược lại là trường hợp của MC Phan Anh với hastag “Đừng im lặng” kêu gọi mọi người hành động tích cực và quyết liệt hơn trước những việc làm sai trái. Các chiến dịch có sự tham gia của anh đều được ủng hộ nhiệt tình.
Vd: Đánh giá mức độ phù hợp của Soobin Hoàng Sơn đối với ngành phụ kiện (giày thê thao) – thông tin mang tính chất tham khảo.

3 loại influencer chính

Dựa trên mức độ ảnh hưởng đối với công chúng có thể chia Influencer thành 3 loại như sau:
VIPs/CELEBRITIES (Người nổi tiếng/Người của công chúng): người có danh tiếng, thu hút sự chú ý của truyền thống và công chúng như diễn viên, người mẫu, ca sĩ, MC, vận động viên,… là nhóm influencer có độ nhận biết rộng nhất, tuy nhiên để lựa chọn influencer trong nhóm này hiệu quả, cần đánh giá Relevance trên nhiều phương diện, từ đối tượng fan, thương hiệu cá nhân đến thông tin nhâu khẩu học và chủ đề quan tâm.
PROFESSIONAL INFLUENCERS (Các chuyên gia, người có chuyên môn cao và có sức ảnh hưởng trong ngành hàng): Những người này vừa có độ Reach tương đối cao (thấp hơn Celeb) và có mức độ Resonance và Relevance với ngành hàng cao nhất.
CITIZEN INFLUENCERS (Những người có 500+ friends hay followers có những chia sẻ về ngành hàng tạo được nhiều sự chú ý, Những người tiêu dùng có chia sẻ về ngành hàng hoặc kinh nghiệm, đánh giá về sản phẩm): Những người có độ Resonance và Relevance tương đối cao, tuy nhiên độ Reach thấp nhất trong 3 nhóm influencer.
Vd: 3 loại Influencer trong ngành mỹ phẩm. Theo dõi chi tiết bài viết: http://bit.ly/2edi4Fb.
Khó khăn nhất với các marketer là tìm ra được Celebrity hay Professional Influencers nào có Relevance với ngành hàng và danh sách đủ lớn những Citizen Influencers cần thiết. Với sự hỗ trợ của SocialHeat - công cụ lắng nghe và phân tích mạng xã hội của YouNet Media, việc này trở nên đơn giản hơn nhiều, giúp cho thương hiệu có thể dễ dàng tìm kiếm và đo lường hiệu quả của các nhóm Influencer thông qua những cách thức dưới đây.

Lựa chọn influencer phù hợp theo từng mục tiêu marketing

Influencer Marketing ngày càng trở nên phổ biến, việc thiết lập các mục tiêu nhằm lựa chọn Influencer phù hợp càng trở nên quan trọng. Dựa trên 4 yếu tố đã nêu, dưới đây là một số đề xuất trong việc chọn lựa Influencer theo mục tiêu từ YouNet Media:
Awareness (độ nhận diện thương hiệu): Celebrities là lựa chọn phù hợp giúp thương hiệu tiếp cận được với đông đảo công chúng, đặc biệt là những sản phẩm mới hoặc nhãn hãng mới gia nhập thị trường Việt Nam. Reach (độ phủ) của họ rất lớn nhờ sở hữu hàng triệu người hâm mộ làm tăng mức độ lan truyền thông tin về nhãn hàng và sản phẩm qua các hoạt động tương tác như like, share, comment. Số lượng thảo luận càng cao càng thu hút sự chú ý của cộng đồng, góp phần làm thương hiệu được nhanh chóng biết đến và ghi nhớ.
Interest (độ quan tâm): người tiêu dùng bắt đầu quan tâm về sản phẩm khi họ có nhu cầu cần được đáp ứng, nhưng họ chỉ bày tỏ vấn đề với người mà họ tin tưởng hoặc đồng cảm. Do đó, khả năng Resonance là yếu tố quyết định trong trường hợp này. Professional, những người có chuyên môn và uy tín cao trong ngành, đủ trình độ tư vấn và giải đáp những thắc mắc liên quan đến tính năng sản phẩm thường được người tiêu dùng tin tưởng hơn. Trong khi đó, citizen lại có khả năng thu hút những đối tượng tương tự họ, nên việc chia sẻ và trao đổi sẽ cởi mở và dễ dàng hơn.
Như những ngành sản phẩm đặc thù là sữa em bé, tã giấy,… không dành cho mass consumer, các diễn đàn, nhóm các bà mẹ hay một bài đăng nhận xét về sản phẩm của một bà mẹ có nhiều follower là những nguồn thu hút thảo luận vô cùng sôi nổi.
Purchase Intention (ý định mua hàng): người tiêu dùng có ý định mua hàng khi họ đã đánh giá sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu và nhận thấy sự khác biệt đối với thuong hiệu khác nên Relevance tiêu chí mà cần lưu ý nhiều nhất. Dù là celebrities, professional hay citizen, người này cũng cần có mức độ liên kết và tương đồng chặt chẽ với định vị của thương hiệu, dựa tên những yếu tố như thương hiệu cá nhân, thông tin nhâu khẩu học, chủ đề quan tâm, đối tượng fan.

Áp dụng vào chiến dịch marketing

Ví dụ: 2 Influencer gây chú ý trong chiến dịch của Biti’s. Bài viết chi tiết: http://bit.ly/2lxSbkZ.
Chiến dịch của Biti’s dành cho dòng Hunter:
Reach: Sơn Tùng sở hữu một lượng fan cũng như antifan hùng hậu, có thể nói sản phẩm nào xuât hiện trong MV của nam ca sĩ cũng sẽ tạo nên cơn sốt không kém gì bài hát đó. Soobin Hoàng Sơn lại là gương mặt nổi lên từ giới underground đang rất được yêu thích sau hàng loạt bài hit đình đám. Lượng view trên 10 triệu cũng cho thấy khả năng reach cao của 2 ca sĩ này.
Relevance: Cả hai người đều mang phong cách thời trang ấn tượng, năng động, có cá tính nổi bật, sự nghiệp âm nhạc nhiều thành tựu có thể tận dụng và đều là những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn đến giới trẻ - target audience của Biti’s Hunter, và quan trọng nhất, phù hợp với hình ảnh sản phẩm.
Resonance: Thu về nhiều hơn cả lượng tương tác, thảo luận liên quan đến Biti’s chính là việc doanh thu sản phẩm tăng đáng kể. Đáng chú ý nhất là sau 2 MV này, số lượng truy cập vào website của Biti’s tăng nhanh chóng mặt (có thời điểm quá tải đến mức không thể truy cập), đưa Biti’s Hunter trở thành đôi giày hot nhất mạng xã hội và cháy hàng tại nhiều chi nhánh.

Tạm kết

Lựa chọn chính xác Influencer là bước đầu tiên để tạo nên một chiến dịch thành công khi marketer áp dụng chiến thuật này. Sử dụng Influencer phù hợp mang lại kết quả không chỉ về hình ảnh mà còn giúp tăng doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp sau mỗi chiến dịch. Tuy nhiên, dựa trên tiêu chí nào để đánh giá hiệu quả của Influencer lại là vấn đề nan giải khác mà các marketer phải đối mặt. Bài viết kì tới sẽ đưa ra Tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của influencer sau chiến dịch.
Để thảo luận với tác giả bài viết liên hệ Ngan Tran - YouNet Media Marketing Executive.
Bài viết được phân tích bởi đội ngũ chuyên gia phân tích của YouNet Media và sử dụng số liệu từ SocialHeat - Hệ thống Social Listening & Market Intelligence duy nhất tại Việt Nam có khả năng thu thập và phân tích thông tin theo thời gian thực, một cách tự động và có phạm vi thu thập bao phủ hơn 90% các nguồn tin tức và thảo luận từ các mạng xã hội.
Hãy liên hệ YouNet Media để được tư vấn và nhận các nghiên cứu xu hướng, lifestyle của người tiêu dùng về từng nhóm ngành sản phẩm, hoặc theo từng nhóm khách hàng mục tiêu.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Inbound Marketing là gì?

Chắc hẳn dù ít hay nhiều các bạn cũng đã nghe nói đến khái niệm marketing (tiếp thị). Marketing được hiểu nôm na là “nghệ thuật tiếp thị bán hàng”, trong đó, bạn tiến hành nhiều hoạt động tiếp thi khác nhau để tìm hiểu khách hàng của mình là những ai, họ cần gì và muốn gì, và làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ đồng thời tạo ra lợi nhuận.
Hầu hết các công ty/doanh nghiệp khi muốn xúc tiến hoạt động bán hàng đều dùng đến các phương pháp như trade show để giới thiệu sản phẩm, các hội nghị chuyên đề, gửi thư điện tử/thư giấy quảng cáo cho danh sách khách hàng, bán hàng qua điện thoại, đăng quảng cáo trên TV, radio, báo chí, các poster, banner, các blog, website, v.v… Các marketer hồ hởi tìm đủ mọi cách để gửi thông tin của họ đến khách hàng, hăng say quảng bá hình ảnh công ty nhưng không hề xem xét liệu người đọc có chịu đọc không, người nghe có chịu nghe không, và người xem có chịu xem không! Họ chủ động gửi đi thông điệp của mình với hi vọng khách hàng sẽ để ý và tìm hiểu về họ. Nhưng kết quả họ nhận được chỉ là ‘mò kim đáy bể’ mà thôi. Tại sao vậy?
Tất nhiên các kĩ thuật này được gọi là Outbound Marketing và nó đã đem lại những thành công đáng kể trong thời gian đầu, nhưng chúng ngày càng kém hiệu quả vì hai lí do sau đây:
Thứ nhất, mọi người ngày càng chán nản trước lượng thông tin đồ sộ các marketer áp đặt cho họ, và họ ngày càng tỏ ra bất hợp tác: các email bị delete mà không cần open (thậm chí họ còn sử dụng phần mềm chặn spam hay rút tên khỏi danh sách email của bạn), thư giấy bị vứt vào sọt rác khi còn chưa mở ra, chuyển kênh ngay khi TV/radio hiển thị chương trình quảng cáo, đăng kí chặn cuộc gọi, ngưng không truy cập website nào đó nếu chúng quá lạm dụng quảng cáo, v.v…
Thứ hai, chi phí người dùng bỏ ra để tìm kiếm/mua sắm một hàng hóa/dịch vụ mới trên internet (thông qua các công cụ tìm kiếm, các blog, mạng xã hội) rẻ hơn nhiều so với việc tham gia một hội nghị chuyên đề hay một trade show ở đâu đó.
Với những thay đổi rõ rệt như vậy, doanh nghiệp nếu muốn tồn tại phải có những bước chuyển mình tương ứng. Bạn nên cuốn theo chiều gió, đừng ương ngạnh và cứng đầu đối mặt với cơn gió này vì bạn sẽ nhận lấy nhiều thua thiệt mà thôi. Đã qua rồi cái thời độc diễn trên sân khấu; khán giả không còn muốn lắng nghe đơn thuần nữa, họ muốn cùng bạn bước lên khán đài để nói lên tiếng nói của mình!
Giải Pháp Nào Dành Cho Bạn?

Đó chính là Inbound Marketing !

Inbound Marketing
Inbound Marketing là gì? Inbound Marketing là một chiến lược marketing hai chiều nhắm đến khách hàng tương lai bằng cách cung cấp thông tin hữu ích thông qua các kĩ thuật viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm… Khách hàng sẽ tìm thấy bạn khi họ thực hiện qui trình tìm kiếm trên mạng. Ưu điểm tuyệt vời của Inbound Marketing là chúng không làm phiền đến khách hàng như chiến lược marketing truyền thống.
Thành phần của Inbound Marketing
Thành phần của Inbound Marketing
Thay vì gây phiền nhiễu cho mọi người với các mẩu quảng cáo trên TV, Inbound Marketing tạo ra các video thỏa mãn khách hàng tiềm năng. Thay vì mua không gian quảng cáo trên báo giấy, Inbound Marketing giúp bạn tự tạo ra một trang web kinh doanh cho riêng mình, một nơi khách hàng tự nguyện đăng kí và mong chờ được đọc nội dung mới. Thay vì bán hàng qua điện thoại, Inbound Marketing giúp bạn tạo ra nội dung hữu ích cũng như các công cụ giúp khách hàng tiếp cận thông tin của bạn. Thay vì nã đại bác thông tin vào người dùng, Inbound Marketing giúp bạn nhẹ nhàng thu hút họ như một thỏi nam châm.
Bạn không còn ngênh ngang quảng bá cho mình nữa, bạn đã chịu dừng lại, dành thời gian tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu của khách hàng. Bạn đã biết coi trọng những đối tượng bạn gửi thông tin đến. Thay vì nhồi nhét thông tin vào đầu họ, bạn chỉ nên nhẹ nhàng cung cấp thông tin thật sự bổ ích cho họ!
Người ta sẽ không thể làm ngơ trước một thông tin có giá trị cho bản thân! Họ sẽ cảm thấy thích thú và chủ động tìm hiểu, họ mê đắm trong những thông tin hữu ích bạn cung cấp và dần dần, một cách tự nhiên thôi, họ tiến đến gần bạn, rồi họ khám phá bạn, họ yêu thích bạn, và họ muốn làm bạn với bạn! Mọi sự tự nguyện đều mang tính chất lâu bền! Cuối cùng thì sao? Bạn đã có trong tay một lượng khách hàng trung thành!
Nhưng Thực Hiện Inbound Marketing Như Thế Nào?
Qui trình thực hiện Inbound Marketing gồm ba bước đơn giản:
1. Được Tìm Thấy (thông qua công cụ tìm kiếm, Blogosphere, phương tiện truyền thông, PR, Các danh bạ website trực tuyến)
2. Chuyển Đổi (chuyển đổi khách truy cập website thành khách hàng thường xuyên hay thuê bao nhận email thông báo)
3. Phân Tích (phân tích thông số thông kê lưu lượng truy cập để cải tiến website)
Quy trình Inbound Marketing
Quy trình Inbound Marketing
Trước hết, phải đảm bảo nội dung bạn cung cấp rất hữu ích và thỏa mãn nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng tương lai bạn đang hướng đến (Đây là vấn đề trọng yếu nhất). Đồng thời, phải đảm bảo website của bạn được tối ưu tốt để có thể ‘giữ chân’ khách truy cập một khi họ ‘mở cửa bước vào nhà’ bạn.
Tuy nhiên, nội dung chất lượng thôi chưa đủ. Bạn nên cố gắng cập nhật nội dung mới thường xuyên, thứ nhất, để khách hàng không cảm thấy tẻ nhạt, nhàm chán và thứ hai, công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá cao website của bạn, chúng sẽ xếp hạng website của bạn ở vị trí cao tương ứng với từ khóa tìm kiếm của khách hàng.
Sau đó, bạn nên thường xuyên phân tích lưu lượng truy cập để kịp thời có những biệp pháp hợp lí. Hành vi của khách hàng luôn thay đổiBạn đừng ngủ quên trong chiến thắng nhé!
Nói tóm lại, cũng vì tính bất ổn định về hành vi của khách hàng mà chiến lược Inbound Marketing mới ra đời. Mọi sự trên thế gian đều phải có qua có lại. Bạn muốn được hưởng lợi thì trước tiên bạn phải đem đến lợi ích cho người khác.
Dưới đây là bảng tóm tắt so sánh giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing, hy vọng bạn sẽ nắm vững tình hình hơn trước khi chủ đề này khép lại:

Outbound Marketing

Inbound Marketing

– Tương tác một chiều– Tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng
– Khách hàng thấy bạn trên TV, Báo in, banner quảng cáo…– Khách hàng đến với bạn qua công cụ tìm kiếm, mạng xã hội…
– Doanh nghiệp đơn thuần đưa ra thông điệp quảng cáo– Doanh nghiệp cung cấp nội dung hấp dẫn và giá trị cho khách hàng
– Thông tin cung cấp không mang tính giải trí/hữu ích– Thông tin cung cấp hữu ích và mang tính giải trí
– Chi phí quảng cáo cao– Chi phí để có một khách hàng tiềm năng chỉ tốn 38% so với marketing truyền thống
– Thông tin gửi đến đa dạng các đối tượng với hi vọng kiếm được khách hàng thật sự quan tâm rất mong manh– Khách hàng thật sự bị thu hút và tự nguyện tham gia thị trường
– Doanh số thấp– Doanh số cao

Inbound Marketing chính là sự lựa chọn đúng đắn nhất dành cho bạn!

Inbound Marketing = Khách Hàng Trung Thành = Lợi Nhuận!

Hãy thay đổi chính mình!
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

55 CÔNG CỤ ĐÁM MÂY TUYỆT VỜI DÀNH CHO STARTUPS VÀ MARKETERS

Đối với những team khởi nghiệp hoặc marketers, công cụ đám mây là tối quan trọng. Ngoài tính hữu dụng của chúng, điều quan trọng hơn là chúng giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và chi phí.

Có bạn sẽ cười khẩy "Chi phí? Tôi đâu có tiền cho những dịch vụ online có phí? Tiền đi nhậu còn không có nữa là!"


Cho nên bài này chống chỉ định: Những người thích xài chùa hoặc không nhận ra tầm quan trọng của việc "Đứng trên vai người khổng lồ".

Trong danh sách này cũng có một vài công cụ miễn phí (free hoặc freemium). Tuy nhiên, đừng nên nuôi hy vọng vào sự vi diệu của chúng (ngoài các dịch vụ của Google). "Tiền nào của nấy" là chân lý của người VN nhưng cũng áp dụng đối với thế giới. Bạn phải trả một khoản phí, cao hoặc thấp, để đạt hiệu quả cao nhất. Với lý do đó, mình không tách danh sách công cụ bên dưới ra làm hai phần miễn phí và có phí, mà gộp lại làm một.

Không dài dòng nữa, hãy bắt đầu khám phá, nếu thấy thích công cụ nào, hãy để lại vài <3 hoặc comment bên dưới. Tôi cũng rất biết ơn nếu bạn nào biết một công cụ nào tương tự đến từ VN.

1. Công cụ Sales & Marketing thông minh:

Unomy
Hoover’s
Avention
DiscoverOrg
LeadSpace
LeadGenius
Insideview

2. CRM:

Salesflare
Salesforce
MS Dynamics
SugarCRM
Pipeliner
Nimble
Pipedrive
Salesflare
Streak

3. Email tương tác:

Pepipost (Không phải trả phí cho các Email được mở)

4. Email Marketing:

SendX
EasySendy Pro
SalesHandy
Mailchimp
Octoparse
ToutApp
Yesware
Campaign Monitor
ConstantContact
QuickMail.io
Aritic

5. On-site Analytics:

Google analytics
Segment
Keen IO
Kissmetrics
Woopra
Clicktale
Inspectlet
Mixpanel
Survicate

6. SEO:

Moz
RavenTools
Positionly
WebCEO
SEMRush
SpyFu
Ahrefs

7. A/B Testing / Optimization:

Unbounce
Optimizely
Instapage
PageWiz
LandingPay

8. Tìm nhà đầu tư/Góp vốn:

Angel List
CrunchBase
pitchXO
AlleyWatch
F6S

9. Công cụ lên lịch:

Appointlet
ScheduleOnce -Ke
Timetrade
Appointly
Calendly

10. Tuyển dụng:

Skilltapp
Recruitee
BambooHR
Skillhunt

11. Chăm sóc KH:

Natero
Nudgespot
Predictual
Promoter.io
Intercom

12. SaaS Metrics / Intelligence:

Slemma
Factivate
Baremetrics
First Officer
ChartMogul
Predictuale

13. Social Media Marketing:

Brand24
Edgar
Quuu
Buffer
Hootsuite
Sprout Social
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Hiểu đúng về Digital Marketing???

Digital là 1 nền tảng platform đầy tiềm năng trong tương lai có thể mang lại hiệu quả bất ngờ nếu chúng ta hiểu đúng và làm đúng. Chính vì thế, Digital Marketing là một trong những “key word” hấp dẫn nhất đối với các marketers trẻ vào thời điểm hiện tại.
Nhà nhà, các bạn sinh viên ai cũng muốn theo ngành Digital Marketing, doanh chủ thì ai cũng muốn làm digital marketing cho doanh nghiệp của mình. Nhưng liệu Digital Marketing có phải đũa thần, chúng ta phải nên hiểu rõ lợi ích Digital Marketing mang lại để tránh quá THẦN THÁNH HÓA về Digital Marketing nhé.
-----
👉 1. Why use Digital?
💞 Ở những năm trước, điều mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ở đây là: Hiện nay, có quá nhiều người làm marketing hay quảng cáo đã không còn đứng “trong cùng một mối quan hệ” với khách hàng của mình nữa. Tự cho rằng mình đã biết và hiểu người tiêu dùng quá rõ ràng, họ chỉ ngày càng thao thao bất tuyệt về sản phẩm của mình chứ không còn biết lắng nghe nữa.
💞 Và người tiêu dùng hiện nay cũng đã “dời nhà” sang mảnh đất màu mỡ khác – mảnh đất digital, nơi mà sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ xong, họ có thể đưa ra những ý kiến đóng góp hay các cuộc hội thoại về sản phẩm/dịch vụ đó với những người khác một cách nhanh chóng và dễ dàng, điều mà Marketing Truyền Thống không có.
💞 Rất nhiều khảo sát đã thống kê được rằng các campaign trên digital có thể mang đến hiệu quả lớn nhất từ nguồn ngân sách hợp lí nhất. Những con số về brand awareness, ad recall, message association, brand favourability và purchase intent đều cho thấy sự gia tăng đáng kể khi brand thực hiện campaign trên digital platform.
💞 Tracking và targeting chính xác là điều mà Marketing Truyền Thống không có được và cũng là sức mạnh của Digital Marketing. Chúng ta hoàn toàn biết rõ hành vi khách hàng vào website chúng ta như thế nào, insight của họ ra sao qua fanpage insight và nhiều công cụ social listening.
-----
👉 2. Xu hướng truy cập Internet đang mở rộng ở nhiều độ tuổi khiến Digital Marketing trở nên hấp dẫn với SMEs hơn. Ngày nay, dễ dàng bắt gặp các U50 - U60 cũng biết truy cập youtube, facebook mỗi ngày, lên zalo nhắn tin.
-----
👉 3. Digital thực sự có bao nhiêu kênh truyền thông?
(Digital Marketing Channel)
Chúng ta hay nghe nói có 7 công cụ, 24 công cụ, 10 website,... thực ra Digital Marketing tóm gọi lại chỉ có 3 Kênh Truyền Thông Chính Yếu, còn facebook, google, email,... chỉ là nền tảng, công cụ, tool, trang web mà thôi...
 Kênh thứ 1: Paid Media.
Paid Media là tất cả các trang web, các công cụ, các Social Network, các trang báo điện tử, forum,... hỗ trợ chúng ta quảng cáo thông điệp về sản phẩm, hình ảnh về thương hiệu đến với khách hàng thông các hình thức như sponsor, banner, tin vip, bài Pr, Social Ads,... và phải trả phí để quảng cáo hiển thị đến với khách hàng trên các trang web thì đó đều gọi chung là Paid Media.
1 số hình thức phổ biến như Social Ads (FB Ads, Instagram), Search Ads (Google Adword), Banner Display (Google Display Network, Book Banner Báo Điện Tử,...), Mạng Adnetwork (tính tiền theo click) như Eclick của FPT, ...
Lợi thế lớn nhất của Paid Media là sức lan tỏa truyền đi thông điệp rất cao, vì mẫu quảng cáo chúng ta tiếp cận được nhiều khách hàng. Tưởng tượng nếu 1 bài Pr về công ty chúng ta nằm ở trang chủ báo Vnexpress thì sẽ như thế nào. Hay như 1 mẫu FB Ads hấp dẫn hiển thị trên tường nhà của gần 10.000 khách hàng mục tiêu và nội dung hấp dẫn đúng insight!!!
Bất lợi lớn nhất của Paid Media chính là chi phí cao 😂 và phải theo dõi kiểm soát chặt khi chạy quảng cáo.
Để chạy Paid Media hiệu quả thì thật ra không có công thức chuẩn, mà chỉ là 1 vòng tròn: Testing A/B, rồi Learn - Thử Nghiệm cái tốt nhất, sau 1 thời gian, điều chỉnh nội dung, lại quay lại Testting A/B tiếp tục, luôn luôn tìm cách tối ưu chi phí và gia tăng mức độ tiếp cận khách hàng, nhất là Social Ads.
Và nếu chúng ta có 1 CONTENT đủ mạnh để viral dẽ dàng lan tỏa bốc cháy như xăng, thì Paid Media ví như 1 ngọn lửa sẽ giúp bùng lên thông điệp lan tỏa một cách mạnh mẽ đến cộng đồng mạng, và từ đó chính khách hàng sẽ kế nghiệp việc viral cho chúng ta.
Đôi khi 1 content rất hay, nhưng đợi khách hàng tự chủ động chia sẻ thì mức độ lan tỏa ban đầu sẽ rất là chậm!
Viral Marketing mà thiếu "Paid Media" kích nổ thì làm vô cùng khó.
 Kênh thứ 2: Owned Media
Là những công cụ, kênh thuộc sở hữu trực tiếp của chúng ta, do chúng ta quyết định về nội dung, đôi khi quyết định được cả về hình thức.
Owned Media là đích đến cuối cùng của khách hàng từ các kênh trên Paid Media tiếp cận khách hàng, hay từ các hoạt động Viral, họ vào Owned Media để hiểu rõ hơn xem chúng ta là ai, từ đó đi đến quyết định mua hàng.
Vậy Owned Media quan trọng? Yes, nó cực kỳ quan trọng.
1 công ty đầu tư Owned Media cẩu thả thì dù làm Viral Marketing xuất sắc, llan tỏa hàng triệu người về Branding, thì vẫn không có doanh thu cao khi website nội dung nghèo nàn, fanpage không cập nhật hoạt động để tăng sự tín nhiệm.
Owned Media thường là Website DN, Fanpage của Brand, Kênh Youtube Channel của Nhãn Hàng,...
Ghi nhớ là việc cập nhật content đều đặn cho Owned Media đóng 1 vai trò quan trọng trong hoạt động Digital Marketing đi đến thành công.
 Kênh thứ 3: Earned Media
Là những kênh của chính khách hàng sở hữu, đó là FB cá nhân của khách hàng, đó là nick diễn đàn của khách hàng, nick zalo của họ... và họ dùng những tài khoản cá nhân đó chia sẻ thông tin về thương hiệu của chúng ta, lan tỏa cho chúng ta thì những điều đó gọi là Earned Media, và nếu diễn ra diện rộng thì Viral Marketing đang diễn ra.
Và Earned Media luôn là con dao hai lưỡi, do đó luôn có hoạt động theo dõi Social Listening để coi cộng đồng mạng nói gì, chia sẻ gì về Brand của chúng ta, nếu có ai đó seeding, chia sẻ Brand chúng ta ở 1 diễn đàn nào đó, thi phải theo dõi thật chặt chẽ để tránh đối thủ lợi dụng tung tin xấu khiến chúng ta bị khủng hoảng truyền thông ngầm. Và khi phát hiện thì mọi việc đã quá xa.
Hiện nay, Videos, đặc biệt "Live Streaming" trên Facebook là 1 xu thế rất hot dễ dàng khiến khách hàng sử dụng Earned Media cho chúng ta nhiều nhất.
-----
👉 4. Đo lường hoạt động Digital Marketing?
Bên cạnh vấn đề làm thế nào để tối ưu hóa các hoạt động trên digital, việc phân tích và đo lường hiệu quả cũng đòi hòi rất nhiều công sức từ reporting đến nghiên cứu để optimization thông qua các tool phổ biến như google analytics (nghiên cứu về traffic), google search console (nghiên cứu về từ khóa và thứ hạng web), Google Trend để tìm hiểu xu hướng Online (search tăng giảm với các keywrod), cùng 1 số phần mềm thống kê có trả phí và các công cụ social listening có trả phí (phí khá cao) để tìm hiểu về Brand Talking on Social từ khách hàng và cộng đồng mạng.
Đây là lợi thế lớn nhất mà Marketing Truyền Thông không bao giờ có được.
-----
👉 5. Nếu ngành nghề của bạn khách hàng không hề lên Online, hoặc khách hàng tìm nhà cung cấp dịch vụ không hề thông qua các nền tảng online (website, diễn đàn, search, Facebook,...) thì bạn làm Digital Marketing cũng bằng thừa. Do đó, không thần thánh hóa Digital Marketing.
Hãy kết hợp hài hòa cả Digital và Marketing truyền thống mới là khôn khoan nhất.
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Tài liệu Google Adwords (Học theo Chuẩn)




Tài liệu Google Adwords từ căn bản tới nâng cao. Hiện tại trên mạng có rất nhiều tài liệu vviết về Google Adwords những chiến dịch, mẹo và thủ thuật… Tú nhìn thấy ở mọi người là càng những thứ có quá nhiều thì việc tìm kiếm được những tài liệu, chia sẻ có giá trị cũng ngày một khó hơn. Tài liệu tốt nhất (Chữ tốt nhất theo quan điểm của Tú) thì chưa hẳn là gõ mấy từ khóa là có thể biết được.


Với mong muốn chia sẻ những thứ theo trải nghiệm và đánh giá của bản thân cho cộng đồng Tú Cao sẽ tổng hợp một bài viết duy nhất về “Tài liệu Google Adwords” trên Blog. Hy vọng có thể giúp các bạn tiết kiệm thời gian, và nắm bắt những thông tin “chuẩn”.



Tài liệu Google Adwords


Trong bài viết này sẽ được cập nhật những tài liệu Google Adwords được sưu tầm, và phân loại một cách rõ ràng. Từ cơ bản tới nâng cao, kèm theo đó là những thủ thuật được chia sẻ bởi các chuyên gia về Google Adwords (Những tài liệu được chia sẻ tại đây không bao gồm các tài liệu có bản quyền, vì mình sẽ không chia sẻ bất kỳ một tài liệu có bản quyền, hoặc chưa được sự đồng ý của tác giả) bản thân Tú Cao sẽ liên hệ với tác giả về việc xin phép chia sẻ lại những tại liệu đó trên Blog. Chúng đã được sắp xếp để bạn có thể tìm kiếm, tự học một cách hiệu quả nhất.


Google Adwords là gì ?


Mời bạn xem Video tại đây
TÀI LIỆU GOOGLE ADWORDS CĂN BẢN
1. TÀI LIỆU VỀ GOOGLE ADWORDS CĂN BẢN BỞI GOOGLE


Giới thiệu: Đây là cuốn tài liệu về Google adwords căn bản được biên soạn bởi các nhân viên của Google, tài liệu này bao gồm 224 trang, được viết theo chuẩn, bố cục rõ ràng. Đây là một trong số ít các tài liệu của Google biên soạn và chia sẻ ra cộng đồng, vì vậy theo đánh giá cá nhân của Tú thì khi mới bắt đầu tìm hiểu về Google Adwords hay đọc bất kỳ một cuốn Ebook, một chia sẻ nào về chương trình quảng cáo Adwords của Google thì tài liệu này sẽ là cuốn đầu tiên mà bạn nên đọc.


Mục tiêu cả tài liệu là cung cấp kiến thức cho những đối tác của Google Adwords (những nhà làm dịch vụ quảng cáo) cho khách hàng, nó còn được sử dụng để làm các bài ôn tập, bài thi khi bạn muốn trở thành đối tác của Google (Google Partners) tại Việt Nam


Kích thước File: 3,68 MB


Định dạng File: PDF


Tác giả: GOOGLE


Ngôn ngữ: Tiếng Việt


Số trang: 224 Page.


Tải về miễn phí tài liệu Google adwords căn bản Download
TÀI LIỆU GOOGLE ADWORDS NÂNG CAO
1. TÀI LIỆU VỀ GOOGLE ADWORDS NÂNG CAO BỞI GOOGLE


Gồm những phương pháp hay nhất từ trung cấp tới nâng cao, bao gồm những định nghĩa, chia sẻ nguyên tắc, tập trung vào việc thực hiện chiến dịch quảng cáo Google Adwords một cách kiệu quả, quản lý chiến dịch, tối ưu.


Nội dung bao gồm:


1. Xem lại các nguyên tắc cơ bản về tìm kiếm

2. ịnh dạng quảng cáo

3. Chất lượng quảng cáo & trang web

4. Công cụ của AdWords

5. Theo dõi hiệu suất và báo cáo

6. Tối ưu hóa hiệu suất

7. Hiệu suất, lợi nhuận và tăng trưởng

8. AdWords API


Kích thước File: 5,85 MB


Định dạng File: PDF


Tác giả: GOOGLE


Ngôn ngữ: Tiếng Việt


Số trang: 307 Page.


Tải về miễn phí tài liệu Google Adwords nâng cao Download
TÀI LIỆU THỦ THUẬT TỐI ƯU VỀ GOOGLE ADWORDS
3. TÀI LIỆU TỐI ƯU HIỆU QUẢ TRANG ĐÍCH BỞI GOOGLE.


Trong một buổi hổi thảo về Google Adwords vào tháng 5/2014 của Google tổ chức trực tuyến, những nhân viên google adwords ở Singapore đã chia sẻ những kinh nhgiệm và đề xuất về cách tối ưu, phương pháp và tầm quan trọng của trang đích.


Nội dung của tài liệu tối ưu hiệu quả trang đích.
Tầm quan trọng của trang đích
8 thực hành tốt nhất cho thiết kế trang đích
Các bước tiếp theo


Thông tin tải về


Kích thước file: 10,08 MB


Định dạng: Pdf


Tác giả: Google


Ngôn ngữ: Tiếng Việt


Số trang: 42 trang.


Tải về miễn phí tài liệu tối ưu hiệu quả trang đích. Download
4. HỌC ADWORDS THÔNG QUA VIDEO – TỪ NHÓM GOOGLE ADWORDS SINGAPORE


Đội ngũ nhân viên tại Google họ quyết định xây dựng video hướng dẫn về Google Adwords một cách rất chi tiết, mô tả những tính năng, thủ thuật nâng cao để giúp các nhà quảng cáo có thể tối ưu và chạy quảng cáo hiệu quả hơn. Xem Goolge Adwords trên Youtube tại đây Youtube Channel


Điều chỉnh giá thầu/Chiến lược giá thầu/Ngân sách
Điều Chỉnh Giá Thầu cho vị trí, thời gian và thiết bị
Điều Chỉnh Giá Thầu lên trang đầu và đầu trang
Sử dụng Đấu Thầu Tự Động Trong AdWords
Kích hoạt chiến lược giá thầu Nâng Cao
Cách Thiết Lập Quy Tắc Tự Động
Điều chỉnh giá thầu theo địa điểm
Điều chỉnh giá thầu trên thiết bị di động
Cách Đặt Ngân Sách Hàng Ngày & Giá Thầu


Tiếp thị lại/Nhắm mục tiêu
Cách tạo chiến dịch tiếp thị lại động
Cài đặt nhắm mục tiêu ngôn ngữ.


Thanh toán
Hiểu Lịch Sử Giao Dịch Thanh Toán AdWords
Tính phí qua hình thức thanh toán tự động với AdWords
Cách tải hoá đơn hoặc biên lai thanh toán
Cách thêm, chỉnh sửa hoặc loại bỏ phương thức thanh toán
Thay đổi địa chỉ doanh nghiệp và thông báo thanh toán


Google Partners
Chào mừng bạn đến với Google AdWords – Google Partner Video 1 (Viet sub)
Chào mừng bạn đến với Google AdWords – Google Partner Video 2 (Viet sub)


Cài đặt tài khoản/chiến dịch/quảng cáo mới
Cách Đặt Ngày Bắt Đầu và Kết Thúc Cho Chiến Dịch
Các Lỗi Phổ Biến Cần Tránh Khi Viết Mẫu Quảng Cáo
Quá Trình Xét Duyệt Quảng Cáo AdWords
Cách Tạo Nhóm Quảng Cáo Mới
Tạo nhóm quảng cáo
URL Nâng Cấp Với Google AdWords
Kích hoạt nhóm quảng cáo
Cách Tạo Quảng Cáo Hình Ảnh ở Các Kích Thước Khác Nhau
Tạo quảng cáo tìm kiếm động
Sử dụng Lịch Biểu Quảng Cáo


Tiện ích mở rộng quảng cáo
Tiện Ích Mở Rộng Chú Thích
Tiện ích mở rộng cuộc gọi
Tiện ích mở rộng vị trí
Tiện ích mở rộng Liên Kết Trang Web


Cài đặt nâng cao
Theo Dõi Chuyển Đổi trên trang web của bạn với AdWords
TÌm Các Thống Kê Hiệu Suất Quảng Cáo Cần Thiết Với AdWords
Cách sử dụng quảng cáo Mạng hiển thị để thúc đẩy cài đặt ứng dụng


Công cụ hỗ trợ khác cho Adwords
Cách Sử Dụng AdWords Editor (Phiên bản 11)
Công cụ xem trước và chẩn đoán quảng cáo


Giải quyết vấn đề tài khoản bị tạm ngưng
Giải quyết vấn đề Trang web bị tạm ngưng với AdWords.


Các bạn hay thắc mắc vị trí quảng cáo được xác định thế nào. Xem video “Cơ bản về tối ưu hóa quảng cáo, trang đích” – link
CÔNG CỤ QUẢN LÝ TÀI KHOẢN GOOGLE ADWORDS (UPDATE 29/1/2016)
Tải về Google Adwords trên hệ điều hành IOS tại đây
Tải về Google Adwords trên hệ điều hành Android tại đây


Với ứng dụng này thì bạn có thể điều chỉnh chiến dịch Google Adwords của mình ở bất kỳ đâu mà bạn muốn, bản dành cho IOS tháng 1/2016 mới chính thức ra mắt.


Sẽ tiếp tục được cập nhật…
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Online Marketing biết đến đâu là đủ?

Online Markering là từ thông dụng nhất hay dùng thay cho “tiếp thị trực tuyến”. Ngoài ra chúng ta còn dùng Internet Marketing, Digital Marketing v.v… Mỗi từ đều có sự quyến rũ và sang chảnh riêng của nó.



Đầu tiên, để cho dễ hiểu, chúng ta cứ xem cái gì ngày xưa chỉ tiếp thị offline, nay mang lên online, thì gọi là Online Marketing.

– Ngày xưa nhét tờ rơi quảng cáo vào hộp thư, ngày nay gửi email marketing.

– Ngày xưa treo bandroll quảng cáo trên những phố đông người qua lại, ngày nay treo banner trên những website có nhiều người tới lui.

– Ngày Nay dùng SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm) để kéo khách vô cửa hàng của mình, ngày Xưa… chặn xe khách lại, nắm tay kéo vô cửa hàng

Tới đây thì bạn đã biết gần hết về Online Marketing. Cứ marketing mang lên trực tuyến thì gọi là Online Marketing, marketing dùng đến kỹ thuật số thì gọi là Digital Marketing. Còn marketing dùng qua Internet, thì có quyền gọi là Internet Marketing.

Group của chúng ta là Cộng đồng Digital Marketing Việt Nam. Nếu trong chúng ta có nhiều anh em giỏi, cũng không thiếu anh em mới vào nghề, vậy thì biết về Online Marketing đến đâu là vừa?

Online Marketing nói riêng và marketing nói chung là để bán hàng.

– Nếu là Chủ doanh nghiệp / CEO (đứng ở vai trò người Quản trị) thì chúng ta cần biết Online Marketing ở mức độ để hiểu và quản lý công việc của Sales và Marketing; và quản lý Agency (nhà cung cấp dịch vụ Online Marketing).

– Nếu là nhà kinh doanh khởi nghiệp / start-up (đứng ở vai trò người Khởi nghiệp), hoặc đơn giản là người đang kinh doanh, chúng ta cần biết Online Marketing như là công cụ hiệu quả để giúp chúng ta bán hàng (và bán cả… doanh nghiệp! Start-Up mà )

– Nếu là sinh viên, điều đầu tiên cần biết là mình định làm gì sau này. Bạn sẽ mở doanh nghiệp riêng (start-up)? Hay làm nhân viên kinh doanh (salesman)? Hay làm nhà quản lý (CEO)? Hoặc bạn đang chuẩn bị để trở thành chủ doanh nghiệp?

Rất nhiều bạn trẻ đang chuẩn bị để gánh vác và điều hành doanh nghiệp của gia đình sau khi học xong. Điều này là bình thường và ngày càng phổ biến chứ không phải tôi chém gió hay định mỉa mai các bạn trẻ là chủ doanh nghiệp đâu nhé.

Vậy làm sao để biết hết, khi mà Online Marketing liên tục thay đổi và cập nhật mỗi ngày. Có cả ti tỉ thứ được gọi là Online Marketing và cái nào cũng hay, cái nào cũng có vẻ hấp dẫn. Cái nào cũng có vẻ như chúng ta đã “biết hết” nhưng đụng vào thực tế thì “hết biết”.

Có một số thứ chúng ta có thể Biết Hết nếu quyết tâm và chịu khó.

– Biết Hết đối thủ cạnh tranh online của mình. Google có một tính năng là hễ khi nào có ai đó tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ cạnh tranh với bạn, Google lập tức “méc” hay “tâu” với bạn. Tất tần tật – Ngay và luôn!

– Biết Hết đối thủ của bạn làm gì trên kênh Online Marketing. Đối thủ cạnh tranh của bạn đã làm Online Marketing thì phải “show hàng”, phải “post bản full không che”. Bạn chỉ việc chịu khó quan sát và học hỏi. Nếu mình không viết được content hay như Tony Buổi sáng để dụ khách hàng để lại email thì hãy làm như Tony Buổi tối: cứ đến tối lại vào Facebook của đối thủ copy lại email của khách hàng tiềm năng, số điện thoại và Facebook ID của khách. Nhiêu đó cũng đã đủ để bán hàng lai rai

– Biết Hết bạn bè, người quen quanh ta, ai là người có thể giúp ta về một mảng nhất định trong Online Marketing. Điều này đang trở nên dễ hơn bao giờ hết nhờ mạng xã hội. Ai trong chúng ta cũng đã từng post lên Facebook “Cả nhà ơi, ai biết cho mình hỏi…” và gần như ngay lập tức (nếu-chúng-ta-ăn-ở-tử-tế) luôn có người trả lời hoặc comment, tag tên cho chúng ta biết ai là người có câu trả lời. Ví dụ: nếu muốn làm marketing kiểu “chạy Ads – ra đơn” – tiền vô như nước, hãy đến gặp chuyên gia T.H. Nếu muốn làm thương hiệu một cách duyên dáng mà nhẹ nhàng để cất cánh trong 10 bước, hãy hỏi chuyên gia D.T.V. Nếu muốn làm thương hiệu đẳng cấp, vượt trội, chuyên gia N.D.S sẽ có câu trả lời cho bạn. Còn nếu muốn học sales marketing từ nội công tâm pháp, với Tâm Mở – Thức Trống, thì hãy follow “người-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy” ngay trong BQT của Group này

Tóm lại, để “biết hết” về Online Marketing, cho dù ở mức độ nào, level nào, bạn hãy “biết hết” những ai và những nơi có thể cho bạn câu trả lời. Đó có thể là Google Search, có thể là một Group chuyên về Digital Marketing, có thể là những members ngay trong Group này. Bạn cũng có thể tìm thấy câu trả lời ở một chuyên gia hay một Agency làm tiếp thị quảng cáo. Không phải ai cũng tính phí bạn ngay mà thường là sẽ tư vấn rất cởi mở và nhiệt tình.

Và trong ngành này, rất nhiều khi là – bạn – chứ không phải ai khác, là người đầu tiên trên thế giới tìm ra giải pháp Online Marketing hiệu quả nhất cho chính doanh nghiệp của mình

Chúc bạn luôn có thể Biết Hết để tìm ra giải pháp Online Marketing hiệu quả nhất cho mình
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

So sánh giữa marketing truyền thống và marketing hiện đại?

Nếu như xưa kia, Marketing truyền thống phù hợp với giai đoạn thị trường: thị trường của người bán (nhà sản xuất), thì ngày nay, Marketing hiện đại phù hợp với giai đoạn thị trường: thị trường người mua (người tiêu dùng).
Sự khác nhau:

Marketing truyền thống có những đặc điểm sau:
-Sản xuất xong rồi tìm thị trường.Sản xuất là khâu quyết định toàn bộ quá trình tái sản xuất ; các biện pháp đều nhằm vào mục tiêu bán đc những hàng đã đc sản xuất ra ( bán cái đã có)
Hoạt động Mar không mang tính hệ thống ( toàn bộ hoạt động Mar chỉ diễn ra trên thị trường ) chỉ nắm 1 khâu trong quá trình tái sản xuất ( khâu lưu thông) chỉ nghiên cứu 1 lĩnh vực kinh tế đang diễn ra , chưa nghiên cứu đc những ý đồ và chưa dự đoán đc tuơng lai.
- Tối đa hóa thị trường trên cơ sở tiêu thụ khối lượng hàng hóa sản xuất ra thị trường chưa rõ mục tiêu xác thực có nghĩa là có thể thực hiện đc hay không thể thực hiện đc.

Marketing hiện đại có những đặc điểm sau :
Nghiên cứu thị trường rồi mới tiến hành sản xuất .Theo đặc điểm Mar hiện đại thị trường là nơi quyết định toàn bộ quá trình tái sản xuất hàng hóa .Trên thị trường người mua nhu cầu có vai trò quyết định : nhu cầu là yếu tố quyết định của quá trình kết thúc sản xuất.
Mar hiện đại có tính hệ thống , đc thể hiện :
+ Nghiên cứu tất cả các khâu ttrong quá trình tái sản xuất, Mar hiện đại bắt đầu từ nhu cầu trên thị trường đến sản xuất phân phối hàng hóa và bán hàng để tiêu thụ những nhu cầu đó . Trong Mar hiện đại tiêu thụ sản xuất , phân phối và trao đổi đc nghiên cứu trong thể thống nhất.
+ Nghiên cứu tất cả các lĩnh vực kinh tế chính trị , văn hóa, xã hội,thể thao..
+ Nó không chỉ nghiên cứu hành động đang diễn ra , mà nghiên cứu đc cả những suy nghĩ diễn ra trc khi hành động , và nó dự đoán độ tương lai.
-Tối đa hóa trên cơ sở tiêu thụ những tối đa nhu cầu khách hàng .Như vậy các nhà DN thu đc lợi nhuận. 
Ngoài ra Mar hiện đại còn có sự kiên kết giữa các DN trong kinh doanh. ĐIều này không có trong Mar truyền thống.


Sự giống nhau:Tuy có sự khác nhau như vậy nhưng Mar hiện đại và Mar truyền thống vẫn có sự giống nhau và gắn bó nhất định :
Từ những đặc trưng của Mar hiện đại có thể kết luận là những điều kiện kinh tế xã hội sau CT TG thứ II là những yêu cầu khách quan để xuất hiện Mar hiện đại , không phủ nhân Mar truyền thống là cơ sở quan trọng để hình thành Mar hiện đại .Mar hiện đại hoàn chỉnh hơn Mar truyền thống và chỉ đến khi đó mới khẳng định dc đối tượng nghiên cứu độc lập của môn khoa học này.
Mar truyền thống và hiện đại đều là những biện pháp chủ trương trong kinh doanh nhằm đem lại ... cao nhất (...có thể là doanh thu, lơi nhuân, ..).Nhưng Mar truyền thống chỉ như là 1 bộ phận nhỏ trong các chính sách của Mar hiện đại .Mar hiện đại đầy đủ hơn , rộng lớn và bao gồm Mar truyền thống .Nếu như Mar truyền thống là toàn bộ nghệ thuật nhằm để tiêu thụ ở khâu lưu thông, thì cao hơn thế Mar hiện đại không chỉ bao gồm các biện pháp để bán hàng mà còn từ việc phát hiện ra nhu cầu , sản xuất hàng hóa theo nhu cầu đó và đưa đến tiêu thụ cuối cùng . Nếu Mar truyền thống chỉ góp phần tiêu thụ những nhu cầu đã có thì bao quát hơn Mar hiện đại còn hình thành nhu cầu mới , thay đổi cơ cấu nhu cầu , và làm cho nhu cầu ngày càng phát triển đồng thời tiêu thụ nhiều những nhu cầu tiêu thụ cung ứng. 

Như vậy có thể nói Mar truyền thống như là cơ sở là cái gốc của Mar hiện đại . Nhưng Mar hiện đại đã phát triển hơn, bao quát hơn. Sự phát triển nhanh chóng của môn Mar cũng như chỉ bắt đầu từ khi xuất hiện Mar hiện đại.

Mình muốn bổ sung thêm 1 số thông tin để bạn hình dung hơn về Mar hiện đại:
Marketing hiện đại ra đời, để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Ngày nay, khách hàng có quyền lực hơn bao giờ hết, họ có thể kiểm soát việc sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ ở đâu, vào lúc nào, như thế nào, đồng nghĩa với nó là họ sẽ có nhiều sự lựa chọn, họ ít khi trung thành với một nhãn hiệu nào đó. 

Khái niệm của Marketing hiện đại 



Marketing hiện đại (Modern Marketing) là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu thụ thành nhu cầu thực sự về một sản phẩm cụ thế, dẫn đến việc chuyển sản phẩm đó đến người tiêu thụ một cách tối ưu (bán cái thị trường cần chứ không phải là bán cái có sẵn, xuất phát từ lợi ích người mua, coi trọng khâu tiêu thụ, phải hiểu biết yêu cầu thị trường cùng với sự thay đổi thường xuyên về cả số lượng và chất lượng cần thỏa mãn).

Vai trò và vị trí của Marketing hiện đại trong kinh doanh 




Marketing ngày nay đóng một vai trò trung tâm trong việc dịch chuyển thông tin khách hàng thành các sản phẩm, dịch vụ mới và sau đó định vị những sản phẩm này trên thị trường. Các sản phẩm dịch vụ mới là câu trả lời của các công ty trước sự thay đổi sở thích của khách hàng và cũng là động lực của sự cạnh tranh. Nhu cầu của khách hàng thay đổi, các công ty phải đổi mới để làm hài lòng và đáp ứng nhu cầu của khách. Vì vậy Marketing hiện đại có vai trò là:
  1. Xác định nhu cầu của khách hàng, thiết lập và lãnh đạo tiến trình đổi mới.
  2. Phối hợp với các hoạt động nghiên cứu và phát triển khác để thúc đẩy tiến trình thực hiện các sản phẩm mới, và nó là nhân tố quan trọng nhất tác động đến thành công của một sản phẩm.
  3. Giúp doanh nghiệp chỉ ra được những xu hướng mới, nhanh chóng trở thành đòn bẩy, biến chúng thành cơ hội, giúp cho sự phát triển chiến lược và sự lớn mạnh lâu bền của công ty.
Vấn đề của Marketing hiện đại: chiến thuật đổi dần chiến lược


Xác định chiến thuật cho một thương hiệu là rất quan trọng. Một khi đã nghiên cứu kỹ và chọn được chiến thuật thì doanh nghiệp cố gắng theo đuổi chiến thuật đó đến cùng, không nên thay đổi giữa chừng. Nếu sự lựa chọn là sáng suốt vì dựa trên các kết quả nghiên cứu Marketing chính xác thì chắc chắn thương hiệu đó sẽ đi đến thành công, nổi tiếng trong thời gian dài.
Thí dụ cho sự nhất quán thương hiệu: Bột giặt Tide, khẩu hiệu là “trắng, sạch”, khẩu hiệu đó không hề thay đổi từ khi bắt đầu xuất hiện cho đến ngày nay. Kết quả là Tide dẫn đầu trên thị trường bột giặt trong thời gian dài.

Mercedes cũng có những sai lầm “Mua Mercedes Kitcheware để có thể tăng tốc phục vụ bữa ăn từ 0->66 km/h nhanh nhanh nhất có thể”. Thoạt nghe có vẻ đáng yêu, thậm chí là rất thú vị, nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì nó làm giảm sự tự hào của người chủ xe (ví như anh bồi bàn) và làm giảm giá trị thương hiệu Mercedes, và may mắn câu khẩu hiệu này Mercedes chỉ sử dụng trong thời gian ngắn

Bí kíp của Marketing hiện đại 



Bí kíp của Marketing hiện đại là sáng tạo ra một chiến lược Marketing và lập ra một kế hoạch hoàn hảo. Đó là một suy nghĩ, một cách thức kinh doanh khác lạ, một chút khả năng cá nhân và rất nhiều sự nỗ lực để làm cho công việc kinh doanh có nhiều điểm lạ so với đối thủ cạnh tranh. 
Thành công đó sẽ làm cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường và không có một đối thủ cạnh tranh thực thụ.:>

http://vnecon.vn/threads/so-sanh-giua-marketing-truyen-thong-va-marketing-hien-dai.48874/#ixzz1uxL0z1AD
Đọc tiếp »