Hiển thị các bài đăng có nhãn tiep-thi-ban-than. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiep-thi-ban-than. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016
Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016
Lời chúc tết hay của BT. Thăng
THƯ CẢM ƠN
Hà Nội, ngày 5 tháng 2 năm 2016
Thân ái gửi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
ngành Giao thông vận tải
Các đồng chí và anh chị em thân mến!
Chấp hành sự phân công của Đảng, hôm nay, tôi nhận công tác mới. Với tôi, đây là khoảnh khắc cực kỳ xúc động và thiêng liêng. Hơn lúc nào hết, tình cảm của tôi đang hướng về toàn thể các đồng chí và anh chị em với niềm tự hào to lớn và lòng biết ơn sâu sắc. Tôi tự hào vì trong 5 năm rất quan trọng của đời mình, tôi được sống hết mình, làm việc hết mình cùng một tập thể mạnh về ý chí và tinh thần đoàn kết, biết lắng nghe khát vọng của người khác và luôn đề cao những giá trị nhân văn cao quý. Nhưng tôi tự hào vì trên hết, tập thể đó đã lấy mục tiêu tối thượng là phục vụ nhân dân một cách vô điều kiện làm lẽ sống.
Các đồng chí và tôi đã có quãng thời gian rất tuyệt vời cùng nhau phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ to lớn mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin cậy giao cho. Đó mãi là những ngày tháng sẽ còn để lại dấu ấn đậm nét trong cuộc đời tôi. Bởi vì nếu không có sự đồng cam, cộng khổ, chia ngọt xẻ bùi, tinh thần làm việc tận tâm, tận lực, chân thành yêu thương, giúp đỡ nhau của các đồng chí, anh chị em, Ngành của chúng ta trong những năm qua sẽ không thể có những thành tích quan trọng như những gì xã hội đã ghi nhận và cá nhân tôi cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì thế, từ đáy lòng mình, tôi muốn nói lời cảm ơn chân thành nhất với toàn thể các đồng chí và anh chị em.
Phát triển hệ thống giao thông đồng bộ - hiện đại - thuận lợi - hiệu quả và an toàn, luôn là một sự nghiệp to lớn và lâu dài của đất nước chúng ta. Phải mất rất nhiều xương máu, công sức, với sự hy sinh vô bờ bến của nhiều thế hệ, chúng ta mới có được một thành quả vĩ đại như ngày hôm nay. Chúng ta vui mừng khi thấy diện mạo đất nước cùng với đời sống của người dân tươi sáng và tốt đẹp lên ngày ngày. Chúng ta càng vui mừng hơn khi thành quả đó có một phần nỗ lực đóng góp của Ngành Giao thông vận tải.
Nhưng vào thời khắc đáng nhớ này, tôi vẫn muốn nhắc lại điều tôi đã chân thành nói nhiều lần với các đồng chí là chúng ta đã làm được nhiều việc, nhưng phía trước luôn còn những việc to lớn hơn, nặng nề hơn, khó khăn hơn. Giống như những gì chúng ta đã làm, những nhiệm vụ ấy phải tiếp tục được hoàn thành ở mức tốt hơn mới có thể đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển đất nước các năm tiếp theo. Tôi mong rằng, trong thời gian tới đây, Ngành Giao thông vận tải tiếp tục tham gia mạnh mẽ vào quá trình phát triển đó bằng những thành tựu nổi bật hơn nữa.
Về phần mình, dù ở đâu, trên cương vị công tác nào, tôi vẫn luôn gắn bó với các đồng chí, anh chị em cả trong công việc, trong niềm vui cũng như mọi nỗi niềm ưu tư. Tôi sẽ luôn nhớ về các đồng chí, anh chị em, nhớ về những năm tháng tốt đẹp này bằng sự hãnh diện và với tình cảm sâu sắc nhất.
Thay cho lời chào tạm biệt, tôi xin gửi tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Giao thông vận tải và gia đình lời kính chúc sức khỏe, may mắn, thành đạt, hạnh phúc!
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến tất cả bạn bè, đối tác đã và đang sát cánh cùng với ngành Giao thông vận tải.
Đinh La Thăng
Ủy viên Bộ Chính trị
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Đọc tiếp »
Hà Nội, ngày 5 tháng 2 năm 2016
Thân ái gửi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
ngành Giao thông vận tải
Các đồng chí và anh chị em thân mến!
Chấp hành sự phân công của Đảng, hôm nay, tôi nhận công tác mới. Với tôi, đây là khoảnh khắc cực kỳ xúc động và thiêng liêng. Hơn lúc nào hết, tình cảm của tôi đang hướng về toàn thể các đồng chí và anh chị em với niềm tự hào to lớn và lòng biết ơn sâu sắc. Tôi tự hào vì trong 5 năm rất quan trọng của đời mình, tôi được sống hết mình, làm việc hết mình cùng một tập thể mạnh về ý chí và tinh thần đoàn kết, biết lắng nghe khát vọng của người khác và luôn đề cao những giá trị nhân văn cao quý. Nhưng tôi tự hào vì trên hết, tập thể đó đã lấy mục tiêu tối thượng là phục vụ nhân dân một cách vô điều kiện làm lẽ sống.
Các đồng chí và tôi đã có quãng thời gian rất tuyệt vời cùng nhau phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ to lớn mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin cậy giao cho. Đó mãi là những ngày tháng sẽ còn để lại dấu ấn đậm nét trong cuộc đời tôi. Bởi vì nếu không có sự đồng cam, cộng khổ, chia ngọt xẻ bùi, tinh thần làm việc tận tâm, tận lực, chân thành yêu thương, giúp đỡ nhau của các đồng chí, anh chị em, Ngành của chúng ta trong những năm qua sẽ không thể có những thành tích quan trọng như những gì xã hội đã ghi nhận và cá nhân tôi cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì thế, từ đáy lòng mình, tôi muốn nói lời cảm ơn chân thành nhất với toàn thể các đồng chí và anh chị em.
Phát triển hệ thống giao thông đồng bộ - hiện đại - thuận lợi - hiệu quả và an toàn, luôn là một sự nghiệp to lớn và lâu dài của đất nước chúng ta. Phải mất rất nhiều xương máu, công sức, với sự hy sinh vô bờ bến của nhiều thế hệ, chúng ta mới có được một thành quả vĩ đại như ngày hôm nay. Chúng ta vui mừng khi thấy diện mạo đất nước cùng với đời sống của người dân tươi sáng và tốt đẹp lên ngày ngày. Chúng ta càng vui mừng hơn khi thành quả đó có một phần nỗ lực đóng góp của Ngành Giao thông vận tải.
Nhưng vào thời khắc đáng nhớ này, tôi vẫn muốn nhắc lại điều tôi đã chân thành nói nhiều lần với các đồng chí là chúng ta đã làm được nhiều việc, nhưng phía trước luôn còn những việc to lớn hơn, nặng nề hơn, khó khăn hơn. Giống như những gì chúng ta đã làm, những nhiệm vụ ấy phải tiếp tục được hoàn thành ở mức tốt hơn mới có thể đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển đất nước các năm tiếp theo. Tôi mong rằng, trong thời gian tới đây, Ngành Giao thông vận tải tiếp tục tham gia mạnh mẽ vào quá trình phát triển đó bằng những thành tựu nổi bật hơn nữa.
Về phần mình, dù ở đâu, trên cương vị công tác nào, tôi vẫn luôn gắn bó với các đồng chí, anh chị em cả trong công việc, trong niềm vui cũng như mọi nỗi niềm ưu tư. Tôi sẽ luôn nhớ về các đồng chí, anh chị em, nhớ về những năm tháng tốt đẹp này bằng sự hãnh diện và với tình cảm sâu sắc nhất.
Thay cho lời chào tạm biệt, tôi xin gửi tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Giao thông vận tải và gia đình lời kính chúc sức khỏe, may mắn, thành đạt, hạnh phúc!
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến tất cả bạn bè, đối tác đã và đang sát cánh cùng với ngành Giao thông vận tải.
Đinh La Thăng
Ủy viên Bộ Chính trị
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016
5 bước xây dựng thương hiệu cá nhân vững chắc
Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos từng nói: "Thương hiệu cá nhân là những gì người ta nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó". Đó là danh tiếng, là những thứ giúp người khác nhanh chóng nhận ra bạn, là cách bạn tự quảng bá tên tuổi và định giá lời hứa của bản thân.
Sau đây là 5 bước giúp xây dựng một thương hiệu cá nhân vững chắc do Andrew Fennell - Nhà sáng lập kiêm Giám đốc công ty Standout CV - chuyên cung cấp dịch vụ viết CV, tư vấn phát triển sự nghiệp có trụ sở tại London, giới thiệu trên trang Addicted2success:
1. Kết nối với những người có tầm ảnh hưởng
Việc tên của bạn xuất hiện chung với những người nổi tiếng trong nghề là một cách đảm bảo nâng cao tên tuổi và tạo sức bật rất lớn cho thương hiệu cá nhân của bạn.
Hãy thử lên một danh sách gồm những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực nghề nghiệp của bạn và dần xây dựng mối quan hệ tốt với họ.
Bạn có thể bắt đầu đơn giản bằng cách bình luận bên dưới bài viết hay những status của họ trên mạng xã hội trước khi tạo dựng niềm tin bằng cách ngỏ ý tham gia một dự án mới của họ hoặc mời họ tham dự một sự kiện lớn trong ngành.
Một khi tên tuổi của bạn thường xuyên được những người nổi tiếng này nhắc đến thì nghiễm nhiên bạn sẽ được công nhận là một người có tầm ảnh hưởng ngang với họ.
2. Để bản thân tỏa sáng
"Hãy đi theo ánh trăng nội tâm của bạn, đừng che giấu sự điên rồ" là câu nói nổi tiếng của nhà thơ Mỹ nổi tiếng Allen Ginsberg - Thủ lĩnh phong trào Beat Generation. Về bản chất, chúng ta thường muốn trở nên chuyên nghiệp pha lẫn chút khôi hài, thú vị; ít ai muốn mình trông nhạt nhẽo trong mắt người khác.
Do đó, bất kể là bạn đang nói chuyện điện thoại với khách hàng hay gửi email đến nhà cung cấp thì cũng nên lồng vào đó một vài dấu ấn cá nhân để mọi người nhớ đến bạn. Đừng ngại tỏ ra khác biệt, nhất là khi chúng giúp bạn thoát khỏi hình ảnh nhàm chán chẳng ai nhớ đến.
3. Nhận được sự tiến cử
Một trong số ít những cách giúp nâng cao thương hiệu cá nhân là nhận được sự ca ngợi từ người khác, đặc biệt nếu đó là những người nổi tiếng.
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì nên đề nghị những khách hàng có tiếng tăm nhất nói vài lời giới thiệu công khai trên mạng xã hội cũng như trên trang web - những nơi khách hàng dễ tìm thấy doanh nghiệp của bạn nhất.
Còn nếu bạn đang tập trung phát triển sự nghiệp thì nên đề nghị các nhà quản lý cấp cao nhất hoặc sếp cũ khen vài lời trên Linkedln nhằm xác nhận những giá trị thương hiệu mà bạn thể hiện trên đó.
4. Tạo ra nội dung có giá trị
Việc cung cấp thông tin hữu ích không chỉ là cách bạn thể hiện chuyên môn của mình trước người khác mà còn giúp bản thân phát triển thành một nhà lãnh đạo tư tưởng trong công việc.
Và cho dù đó là những video hướng dẫn do bạn tự làm hay những báo cáo phân tích dữ liệu chuẩn xác của bạn thì chúng nên có ích đối với khách hàng và có khả năng thúc đẩy danh tiếng của bạn.
Một khi bạn cung cấp những kiến thức có giá trị cho ai đó mà không đòi hỏi bất cứ điều gì, tức là bạn đã chiếm được niềm tin của họ và tạo cơ hội cho họ dễ dàng thiết lập mối quan hệ công việc với bạn.
5. Nói chuyện trước công chúng
Đây là công cụ tốt nhất cho việc thúc đẩy danh tiếng của bạn và định vị bản thân dưới góc độ là một tác giả về một chủ đề cụ thể nào đó. Nói trước đám đông là một kỹ năng rất khó và cần được luyện tập nhiều mới thành thục được.
Do đó, bạn có thể bắt đầu bằng việc tập thuyết trình trước các đồng nghiệp hoặc với khách hàng trước khi nói về chính mình trong các hội thảo, sự kiện.
Tác giả sách, nhà diễn thuyết nổi tiếng Lily Walters đã từng nói: "Buổi thuyết trình của bạn thành công thế nào không phụ thuộc vào việc bạn truyền tải điều gì mà phụ thuộc vào việc thính giả nhận được gì". Vì vậy, tốt hơn hết, bạn hãy tập trung bàn về những chủ đề mà bạn am hiểu nhất hoặc đam mê với chúng để chắc chắn rằng bạn có thể nói chuyện một cách tự tin và cung cấp những nội dung hấp dẫn cho người nghe.
Đọc tiếp »
Sau đây là 5 bước giúp xây dựng một thương hiệu cá nhân vững chắc do Andrew Fennell - Nhà sáng lập kiêm Giám đốc công ty Standout CV - chuyên cung cấp dịch vụ viết CV, tư vấn phát triển sự nghiệp có trụ sở tại London, giới thiệu trên trang Addicted2success:
1. Kết nối với những người có tầm ảnh hưởng
Việc tên của bạn xuất hiện chung với những người nổi tiếng trong nghề là một cách đảm bảo nâng cao tên tuổi và tạo sức bật rất lớn cho thương hiệu cá nhân của bạn.
Hãy thử lên một danh sách gồm những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực nghề nghiệp của bạn và dần xây dựng mối quan hệ tốt với họ.
Bạn có thể bắt đầu đơn giản bằng cách bình luận bên dưới bài viết hay những status của họ trên mạng xã hội trước khi tạo dựng niềm tin bằng cách ngỏ ý tham gia một dự án mới của họ hoặc mời họ tham dự một sự kiện lớn trong ngành.
Một khi tên tuổi của bạn thường xuyên được những người nổi tiếng này nhắc đến thì nghiễm nhiên bạn sẽ được công nhận là một người có tầm ảnh hưởng ngang với họ.
2. Để bản thân tỏa sáng
"Hãy đi theo ánh trăng nội tâm của bạn, đừng che giấu sự điên rồ" là câu nói nổi tiếng của nhà thơ Mỹ nổi tiếng Allen Ginsberg - Thủ lĩnh phong trào Beat Generation. Về bản chất, chúng ta thường muốn trở nên chuyên nghiệp pha lẫn chút khôi hài, thú vị; ít ai muốn mình trông nhạt nhẽo trong mắt người khác.
Do đó, bất kể là bạn đang nói chuyện điện thoại với khách hàng hay gửi email đến nhà cung cấp thì cũng nên lồng vào đó một vài dấu ấn cá nhân để mọi người nhớ đến bạn. Đừng ngại tỏ ra khác biệt, nhất là khi chúng giúp bạn thoát khỏi hình ảnh nhàm chán chẳng ai nhớ đến.
3. Nhận được sự tiến cử
Một trong số ít những cách giúp nâng cao thương hiệu cá nhân là nhận được sự ca ngợi từ người khác, đặc biệt nếu đó là những người nổi tiếng.
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì nên đề nghị những khách hàng có tiếng tăm nhất nói vài lời giới thiệu công khai trên mạng xã hội cũng như trên trang web - những nơi khách hàng dễ tìm thấy doanh nghiệp của bạn nhất.
Còn nếu bạn đang tập trung phát triển sự nghiệp thì nên đề nghị các nhà quản lý cấp cao nhất hoặc sếp cũ khen vài lời trên Linkedln nhằm xác nhận những giá trị thương hiệu mà bạn thể hiện trên đó.
4. Tạo ra nội dung có giá trị
Việc cung cấp thông tin hữu ích không chỉ là cách bạn thể hiện chuyên môn của mình trước người khác mà còn giúp bản thân phát triển thành một nhà lãnh đạo tư tưởng trong công việc.
Và cho dù đó là những video hướng dẫn do bạn tự làm hay những báo cáo phân tích dữ liệu chuẩn xác của bạn thì chúng nên có ích đối với khách hàng và có khả năng thúc đẩy danh tiếng của bạn.
Một khi bạn cung cấp những kiến thức có giá trị cho ai đó mà không đòi hỏi bất cứ điều gì, tức là bạn đã chiếm được niềm tin của họ và tạo cơ hội cho họ dễ dàng thiết lập mối quan hệ công việc với bạn.
5. Nói chuyện trước công chúng
Đây là công cụ tốt nhất cho việc thúc đẩy danh tiếng của bạn và định vị bản thân dưới góc độ là một tác giả về một chủ đề cụ thể nào đó. Nói trước đám đông là một kỹ năng rất khó và cần được luyện tập nhiều mới thành thục được.
Do đó, bạn có thể bắt đầu bằng việc tập thuyết trình trước các đồng nghiệp hoặc với khách hàng trước khi nói về chính mình trong các hội thảo, sự kiện.
Tác giả sách, nhà diễn thuyết nổi tiếng Lily Walters đã từng nói: "Buổi thuyết trình của bạn thành công thế nào không phụ thuộc vào việc bạn truyền tải điều gì mà phụ thuộc vào việc thính giả nhận được gì". Vì vậy, tốt hơn hết, bạn hãy tập trung bàn về những chủ đề mà bạn am hiểu nhất hoặc đam mê với chúng để chắc chắn rằng bạn có thể nói chuyện một cách tự tin và cung cấp những nội dung hấp dẫn cho người nghe.
Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016
2 chữ "Chuyên Nghiệp"
Nếu bạn nghĩ “chuyên nghiệp” là giỏi, rất có thể bạn sai, vì “nghiêp dư” chưa chắc là dở. Những vận động viên đạt kỷ lục Olympic có thể rất giỏi nhưng họ vẫn là “nghiệp dư”.
Bạn nghĩ “professional” là 1 “đẳng cấp” nghề nghiệp nhất định? Cũng có thể bạn lầm đấy. Anh chụp ảnh cầm chiếc máy rẻ tiên ở Thảo Cầm Viên có thể xưng mình là “professional” còn bạn tốn $5,000 mua 1 thiết bị chụp ảnh nhưng ko kiếm đc xu nào thì xưng “pờ rồ” chỉ là huyễn hoặc bản thân.
Phương Tây định nghĩa “professional” rất đơn giản: “chuyên nghiệp” là khi bạn kiếm tiền bằng công việc mình làm. Song ý nghĩa của nó nhiều hơn thế.
Bạn là “chuyên nghiệp” khi bạn chấp nhận cả mặt sáng lẫn mặt tối của nghề nghiệp, nếu bạn đến với nghề vì hào quang của nó, bạn rất khó thành “pờ rồ”. Làm nhiếp ảnh gia ko phải lúc nào cũng chụp người mẫu chân dài, nếu bạn ko đủ bản lĩnh chụp cặp cô dâu-chú rể “chênh nhau” 20 tuổi hay “lố cân” vài chục kí mà vẫn ra ảnh đẹp, thì sớm muộn cũng dẹp tiệm. Làm nhà hàng mà nghĩ rằng khách hàng ai cũng nhã nhặn dễ tính, bo thật nhiều thì nhà hàng của bạn khó mà nổi danh. Làm luật sư mà nghĩ lúc nào cũng đấu tranh cho lẽ phải, thì có thể bạn là người tốt đấy, nhưng chưa chắc “pờ rồ”. Làm cảnh sát mà chỉ thích bắt tội phạm giết người, ko chịu tìm giúp người ta cái xe đạp bị cắp, thì đeo quân hàm cao vẫn mang tính “nghiệp dư”.
Bạn là “chuyên nghiệp” khi bạn chấp nhận tuân thủ những quy tắc nghề nghiệp (code of conduct) như con chiêm ngoan đạo tin vào Kinh Thánh. Làm chuyên gia phân tích tài chính được trả lương rất cao, nhưng đổi lại bạn ko đc dùng tiền cá nhân đầu tư vào cổ phiếu mình đưa ra nhận định để đảm bảo tính độc lập. Làm thu mua là ko đc nhận quà của đối tác để đảm bảo ko có mâu thuẫn lợi ích. Làm bác sỹ phải cứu chữa trước khi hỏi bệnh nhân có tiền trả hay ko. Làm thuyền trưởng thì phải là người cuối cùng rời tàu khi nó sắp chìm.
Bạn là “chuyên nghiệp” khi khách hàng “mua” bạn chứ ko phải cái áo bạn đang mặc hay cái logo trên name card bạn. Có lẽ điều này làm nhiều người khó hiểu nhất. Bạn làm cho 1 Công ty danh tiếng, bạn phục vụ khách hàng A 1 lần. Lần sau anh A quay lại và sếp bạn hỏi anh cần ai hỗ trợ, ông ta bảo “ai cũng được”, như vây bạn chưa “pờ rồ” đâu. Khi tôi bước vào hiệu cắt tóc, 12 năm nay tôi vẫn yêu cầu anh N cắt cho tôi, anh N mới xứng đáng với 2 chữ “chuyên nghiệp”
Còn bạn, bạn có nghĩ rằng mình “chuyên nghiệp” trong công việc mình đang làm hay không?
Đỗ Chí Hiếu
Đọc tiếp »
Bạn nghĩ “professional” là 1 “đẳng cấp” nghề nghiệp nhất định? Cũng có thể bạn lầm đấy. Anh chụp ảnh cầm chiếc máy rẻ tiên ở Thảo Cầm Viên có thể xưng mình là “professional” còn bạn tốn $5,000 mua 1 thiết bị chụp ảnh nhưng ko kiếm đc xu nào thì xưng “pờ rồ” chỉ là huyễn hoặc bản thân.
Phương Tây định nghĩa “professional” rất đơn giản: “chuyên nghiệp” là khi bạn kiếm tiền bằng công việc mình làm. Song ý nghĩa của nó nhiều hơn thế.
Bạn là “chuyên nghiệp” khi bạn chấp nhận cả mặt sáng lẫn mặt tối của nghề nghiệp, nếu bạn đến với nghề vì hào quang của nó, bạn rất khó thành “pờ rồ”. Làm nhiếp ảnh gia ko phải lúc nào cũng chụp người mẫu chân dài, nếu bạn ko đủ bản lĩnh chụp cặp cô dâu-chú rể “chênh nhau” 20 tuổi hay “lố cân” vài chục kí mà vẫn ra ảnh đẹp, thì sớm muộn cũng dẹp tiệm. Làm nhà hàng mà nghĩ rằng khách hàng ai cũng nhã nhặn dễ tính, bo thật nhiều thì nhà hàng của bạn khó mà nổi danh. Làm luật sư mà nghĩ lúc nào cũng đấu tranh cho lẽ phải, thì có thể bạn là người tốt đấy, nhưng chưa chắc “pờ rồ”. Làm cảnh sát mà chỉ thích bắt tội phạm giết người, ko chịu tìm giúp người ta cái xe đạp bị cắp, thì đeo quân hàm cao vẫn mang tính “nghiệp dư”.
Bạn là “chuyên nghiệp” khi bạn chấp nhận tuân thủ những quy tắc nghề nghiệp (code of conduct) như con chiêm ngoan đạo tin vào Kinh Thánh. Làm chuyên gia phân tích tài chính được trả lương rất cao, nhưng đổi lại bạn ko đc dùng tiền cá nhân đầu tư vào cổ phiếu mình đưa ra nhận định để đảm bảo tính độc lập. Làm thu mua là ko đc nhận quà của đối tác để đảm bảo ko có mâu thuẫn lợi ích. Làm bác sỹ phải cứu chữa trước khi hỏi bệnh nhân có tiền trả hay ko. Làm thuyền trưởng thì phải là người cuối cùng rời tàu khi nó sắp chìm.
Bạn là “chuyên nghiệp” khi khách hàng “mua” bạn chứ ko phải cái áo bạn đang mặc hay cái logo trên name card bạn. Có lẽ điều này làm nhiều người khó hiểu nhất. Bạn làm cho 1 Công ty danh tiếng, bạn phục vụ khách hàng A 1 lần. Lần sau anh A quay lại và sếp bạn hỏi anh cần ai hỗ trợ, ông ta bảo “ai cũng được”, như vây bạn chưa “pờ rồ” đâu. Khi tôi bước vào hiệu cắt tóc, 12 năm nay tôi vẫn yêu cầu anh N cắt cho tôi, anh N mới xứng đáng với 2 chữ “chuyên nghiệp”
Còn bạn, bạn có nghĩ rằng mình “chuyên nghiệp” trong công việc mình đang làm hay không?
Đỗ Chí Hiếu
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Giới thiệu về tôi
Archive
Labels
- aeon
- ban-hang
- behavior
- bloger
- brand
- content
- creative
- customer
- dau-tu
- design
- digital
- economy
- english
- excellent-advertise
- experience
- google-adwords
- guideline
- idea
- influencer
- ke-chuyen-thanh-cong
- kien-thuc-khac
- kinh-doanh
- kols
- ky-nang
- landing-page
- manage
- marketer
- marketing
- mmo-youtube
- mo-hinh-quan-tri
- opening
- phuong-tho
- plan-marketing
- pr
- quan-ly-nhan-vien
- quy-luat
- research
- sai-lam
- sales
- start-up
- statistics
- tam-ly
- thau-hieu
- tiep-thi-ban-than
- tinh-huong
- tip
- tp.marketing
- traditional
- trend
- tuyen-dung
- ui-ux
- unigolf
- video
- web-hay
- what-english
- xin-viec
- xu-phat-khen-thuong