Hiển thị các bài đăng có nhãn brand. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn brand. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Định vị thương hiệu


Định vị thương hiệu là gì và 60 tuyệt chiêu brand positioning


Định vị thương hiệu (brand positioning) là một vị trí nào đó trong tâm trí khách hàng và vị trí đó phải khiến khách hàng yêu thích, cảm thấy có giá trị cao hơn chi phí để rút ví tiền sở hữu sản phẩm của thương hiệu đó.

Trước khi làm truyền thông thì nhiệm vụ của chúng ta là phải xác định thông điệp và ý tưởng truyền thông sáng tạo nhằm sau chiến dịch thì định vị của chúng ta sẽ dần dần được xây dựng trong tâm trí khách hàng mục tiêu với chi phí thấp nhất.

Các tình huống mẫu cơ bản sau sẽ giúp cho các bạn mới tìm hiểu về định vị thương hiệu tham khảo, Trong số các ví dụ ví dụ có đến trên 50% là khách hàng chúng tôi từng tham gia tư vấn chiến lược digital marketing

1. Định vị đây là sản phẩm đích thực, các SP khác chưa phải (Ví dụ cafe thứ thiệt, 100% nguyên chất ko sao tẩm) – Trung Nguyên
2. Định vị xếp hạng vị trí 1,2,3…ví dụ : luôn theo sau sp Top 1- Chúng tôi đứng thứ nhì Việt Nam. Khi nói đến thằng thứ 1 thì sẽ phải nghĩ đến mình là thứ 2 và Avis là một ví dụ nổi tiếng (We try harder)
3. Giá luôn thấp nhất : Nếu tìm đc sp nào giá thấp hơn – sẽ giảm thêm 5%
4. Giá luôn là cao nhất : Trên thị trường là thằng cao giá nhất. khách hàng mua là vì giá nó cao và hãnh diện về điều này – Helmet
5. Bền nhất, chắc chắn nhất : 60 năm vẫn chạy tốt – Eletrolux
6. An toàn nhất : 10 năm qua, chưa hề gây ra 1 sơ xuất nào – SSS
7. Tác dụng nhanh hơn, đạt hiệu quả nhanh gấp 10 lần thằng bên cạnh
8. Làm gợi cảm hơn : Dùng xong sẽ gợi cảm quyến rũ hơn nhiều – Victoria secrets
9. Thể hiện giới tính mạnh : Bản lĩnh đàn ông thời nay – Tiger beer
10. Khách hàng riêng biệt : Chỉ dành cho bà mẹ thông thái – Bibomart
11. Kích cỡ riêng , vóc dáng riêng : Chỉ dành cho người ngoại cỡ – NEM
12. Vấn đề cá nhân đặc biệt : Chuyên trị gàu – Haicnear
13. Thời gian trong ngày : Chống buồn ngủ ban đêm
14. Thời gian riêng : Neptune và cảm xúc xum vầy ngày Tết
15. Neo cảm xúc : Thơ ấu, Hoài cổ, Sự tự tin : Phở bát đàn, Đinh cafe
16. Toàn cầu, quốc tế hóa : Cả thế giới tin dung – Bia 333
17. Xuất xứ original : đặc sản cá kho làng Vũ đại – Dasavina
18. Tín ngưỡng tôn giáo hay vùng miền : Bia Corona – Khi uống theo nghi thức Maya cổ – xát muối và cắm chanh
19. Nơi hội tụ tinh hoa : Modern Life : Nơi hội tụ hàng hiệu gia dụng TG
20. Hình dạng đặc biệt : Cơm kẹp Vietmac , bánh mì tam giác Donakebap
21. Màu sắc : Vinalink với 2 màu xanh đỏ trứ danh trộn lẫn
22. Mùi : Johnson baby : Mùi của bé yêu
23. Vị : Mì tôm Chanh Omni
24. Sự mềm mượt : Sulksilk
25. Nhiệt độ : Dùng ngon hơn khi lạnh
26. Nguyên liệu xịn hơn
27. Tính chất organic thiên nhiên
28. Sạch hơn, loại bỏ độc tố tạp chất
29. Công nghệ mới nhất
30. Tiết kiệm thời gian, nhanh hơn
31. Dễ sở hữu hơn, hệ thống rộng lớn hơn
32. Hậu mãi và dịch vụ thượng hạng
33. Có cá nhân nổi bật
34. Đội ngũ nhân lực đặc biệt
35. Gắn với hình ảnh liên tưởng nhân vật
36. Được người nổi tiếng ưa dùng
37. Khuyên dùng bởi chuyên gia
38. Là biểu tượng văn hóa
39. Cung cấp phân phối theo cách đặc biệt
40. Không chứa thành tố nào đó: sugar free
41. Thịnh hành nhất, là trends xã hội
42. Không gây hại môi trường, thân thiện mt
43. Lợi cho sức khỏe
44. Tăng tác dụng thể thao
45. Handmade , chế tác tay nghề cao
46. Sản phẩm của nhóm người đặc biệt như khuyết tật, trẻ em
47. Hạn chế limited edition
48. Cá tính hóa từng sản phẩm
49. Có thêm chất mới hay hỗn hợp nhiều chất quý
50. Sản phẩm thay thế cho thứ đang phổ biến
51. Thêm tính năng mới lạ
52. Mua 1 tặng 1
53. Hai trong 1
54. Nhãn hiệu gia đình gia truyền, thất truyền
55. Chia tầng lớp
56. Phong cách sống
57. Ngược lại với đối thủ
58. Trách nhiệm xã hội : Tốt cho công tác Xã hội, chung tay vì một hành động cao đẹp
59. Định vị theo hình ảnh và tính cách của nhân vật cổ tích.
60. Thể hiện cái tôi của khách hàng
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

TÀI LIỆUXây dựng các chương trình marketing

THƯƠNG HIỆU

Khái niệm

Thương hiệu là “ một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ thiết kế… hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán hoặc một nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh “ (Theo hiệp hội marketing Hoa Kỳ) Gồm 2 phần:

+ Phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được , tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty, tên sản phẩm, câu khẩu hiệu , đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm khác

+ Không phát âm được: chỉ có thể cảm nhận bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng, màu sắc , kiểu dáng thiết kế bao bì và các yếu tố nhận biết khác.

Các yếu tố chính của thương hiệu

■ Tên nhãn hiêu: (Tên của sp) Là một công cụ giao tiếp ngắn gọn, đơn giản nhưng có hiệu quả cao nhất.

* Đơn giản và dễ đọc

* Thân thiện và có ý nghĩa

* Khác biệt, nổi trội, độc đáo

* Khả năng liên tưởng

■ Logo và biểu tượng: được hình thành từ những kiểu chữ khác biệt và được cách điệu ..hoặc mang tính trừu tượng … Nhằm tăng cường nhận biết về thương hiệu và khác biệt hoá trong cạnh tranh

Được gắn cùng với sp đóng vai trò như một sự xác nhận về chất lượng và uy tín.

Được sử dụng trong các giao dịch kinh doanh thay cho tên công ty

■ Tính cách: Là hình thức thể hiện đặc biệt - một cách hình tượng hóa thương hiệu, nó có thể được gắn với một con người hoặc một phong cách sống cụ thể Được tạo dựng, giới thiệu và đóng vai trò trung tâm trong các chương trình quảng cáo và thiết kế bao bì.

■ Câu khẩu lệnh (slogan): Là một đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục về thương hiệu.

+ Tăng khả năng nhận biết và lưu lại tên thương hiệu trong trí nhớ khách hàng

+ Làm tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách liên hệ trực tiếp và mạnh mẽ tới các lợi ích khi tiêu dùng sp

+ Củng cố định vị thương hiệu và thể hiện rõ sự khác biệt; và tuyên bố ngắn gọn về phân khúc Thị trường …là công cụ khẳng định uy tín và vị trí trên thương trường

■ Bao bì và kiểu dáng : Phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

+ Phải xác định và thể hiện được thương hiệu

+ Truyền tải những thông tin mô tả và thuyết phục về sản phẩm

+ Thuận tiện cho việc chuyên chở và bảo quản sản phẩm

+ Thuận tiện trong tiêu dùng và bảo quản sp tại nhà

Kiểu dáng và hình thức bao bì cần có sức thu hút, hấp dẫn.

Kích cỡ đa dạng nhằm thuận tiện cho việc sử dụng mọi lúc mọi nơi

Tương ứng với một loại sp cụ thể thường liên hệ với một màu sắc

Quản lý chủng loại sản phẩm, nhãn hiệu và bao bì

Những quyết định loại sản phẩm

Một chủng loại sản phẩm là một số sản phẩm quan hệ chặt chẽ vì chúng thực hiện cùng một chức năng, bán cho cùng những nhóm khách hàng, tiếp thị qua cùng những mạch hay bao gồm một tầm giá nhất định.

Phân tích loại sản phẩm theo các thông số sau:

- Doanh số và lợi nhuận của loại sản phẩm để biết rõ tỉ số phần trăm mà mỗi món của loại mang lại cho toàn thể doanh số, để xem xét nên bỏ món hàng này không. Phác họa thị trường loại sản phẩm nhằm xem xét khả năng cạnh tranh của loại sản phẩm trên thị trường

- Độ dài của loại sản phẩm: (số các món hàng trong loại sản phẩm) Cần phải xác định độ dài tối ưu của loại sản phẩm để nâng cao lợi nhuận.

- Quyết định trải dài loại sản phẩm để có được những sản phẩm mới bằng cách đưa ra các kiểu mẫu mới với giá bán thấp hơn hay cao hơn.

- Quyết định lấp đầy loại hàng bằng cách cộng thêm những món hàng vào trong những chuỗi hàng đang có nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường.

- Quyết định hiện đại hóa loại hàng: bằng cách chỉnh đốn lại loại hàng từng phần một hay tất cả. Cần xác định thời điểm của những cải tiến đó để không tung ra thị trường quá sớm gây thiệt hại cho việc bán những loại sản phẩm đang xử lý, hoặc quá trễ khi đối thủ cạnh tranh đã tạo được uy tín với thiết bị cao cấp hơn.

- Quyết định tạo đặc tính cho loại sản phẩm: chọn một vài món trong loại sp để tạo đặc tính rẽ hớn hay có chất lượng cao hơn.

- Quyết định cắt tỉa loại sản phẩm: bằng cách bỏ bớt các sản phẩm làm suy thoái lợi nhuận hay khi khả năng sản xuất bị hạn chế

Những quyết định nhãn hiệu

Đặt nhãn hiệu là vấn đề chính trong chiến lược sản phẩm. Một nhãn hiệu có uy tín mạnh mẽ được gọi là một ưu đãi của khách hàng. Những công ty tạo được một nhãn hiệu có sự ưu đãi của khách hàng mạnh mẽ được coi như là có sự che chở khỏi những chiến lược cổ động của những công ty cạnh tranh.

- Quyết định đặt nhãn hiệu : đặt nhãn hiệu đã đem lại những lợi ích :

+ Làm dễ dàng trong việc xử lý những đơn đặt hàng, dễ thấy trong việc kiếm hàng và dễ xác định loại hàng nào không được khách hàng hài lòng

+ Tên nhãn hiệu và nhãn hiệu thương mại có thể được bảo vệ bởi pháp luật về những đặc tính duy nhất để tránh bị đối thủ cạnh tranh bắt chước.

+ Giúp công ty có cơ hội lôi cuốn khách hàng trung thành. Những nhãn hiệu tốt giúp việc xây dựng uy tín của công ty.

- Quyết định bảo trợ nhãn hiệu: Chọn ra vài mẫu nhãn hiệu để bảo trợ. Sản phẩm có thể được tung ra như nhãn hiệu của nhà sản xuất mà có khi người ta gọi là nhãn hiệu quốc gia. Hoặc có thể được tung ra như một nhãn hiệu được thuê bằng sáng chế.

- Quyết định kéo dài nhãn hiệu: Cố gắng mở rộng một tên nhãn hiệu thành công để gồm cả những sản phẩm biến chế hoặc loại sản phẩm. Nhờ tên một nhãn hiệu có uy thế một sản phẩm có thể nhìn nhận ngay tức khắc, đỡ tốn tiền quảng cáo.

- Quyết định nhiều nhãn hiệu: được sử dụng khi người bán thể hiện hai hay nhiều nhãn hiệu trong cùng một loại sản phẩm. Quyết định này nhằm đạt các mục tiêu sau: Những nhà sản xuất có thể kiếm thêm chỗ bày hàng; Ít người tiêu thụ nào trung thành với 1 nhãn hiệu tới mức không thử một nhãn hiệu khác; Đưa ra nhiều nhãn hiệu để kích thích hiệu năng bên trong, tổ chức của nhà chế tạo.

- Quyết định đặt lại vị trí của nhãn hiệu: khi nhãn hiệu có vị trí tốt trong thị trường, công ty có thể đặt lại vị trí đó. Một đối thủ cạnh tranh có thể đưa ra một nhãn hiệu gần với một nhãn hiệu của công ty nhằm chia thị phần của công ty, hoặc thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi và rời bỏ nhãn hiệu đó.

Những quyết định về bao bì

Hiện nay, bao bì đã trở thành một công cụ tiếp thị có tiềm lực.

Nếu được thiết kế tốt những bao bì có thể tạo nên giá trị thuận tiện cho người tiêu thụ và giá trị cổ động cho người sản xuất.

Những yếu tố khác nhau đã đóng góp vào trong việc sử dụng bao bì như một công cụ tiếp thị càng ngày càng thông dụng.

Bao bì thể hiện các tính chất sau:

- Tự dụng: Bao bì phải thực thi nhiều nhiệm vụ bán hàng. Nó phải thu hút sự chú ý diễn tả những đặc tính của sản phẩm, mang lại sự tin tưởng cho người tiêu thụ và tạo một ấn tượng về sự thuận tiện

- Sự thông dụng của người sử dụng: Người sử dụng sẵn lòng trả thêm để có được sự thuận tiện, dáng vẻ, và uy tín của những bao bì tốt hơn.

- Công ty và hình ảnh nhãn hiệu những công ty đang nhìn nhận sức mạnh của những bao bì được thiết kế tốt nhằm đóng góp vào sự nhìn nhận tức khắc của công ty hay nhãn hiệu. (vd: màu vàng của Kodak)

- Những quyết định của bao bì phải dựa trên những yếu tố phụ thuộc khác như kích thước hình dáng, vật liệu, màu sắc… và phải phù hợp với quyết định giá cả và yếu tố mar.

Những quyết định về dịch vụ khách hàng

Dịch vụ cho khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng, một món hàng của công ty đưa ra thị trường thường kèm theo một vài dịch vụ. Hệ thống dịch vụ có thể là một phần quan trọng hay thứ yếu trong khả năng phục vụ của công ty.

Quyết định về phối thức dịch vụ :

Cần quan sát khách hàng để xác định những dịch vụ chính cần cung cấp và tầm quan trọng của nó.

Thông thường người ta xếp 13 yếu tố dịch vụ sau đây theo tầm quan trọng:

(1)đáng tin cậy trong giao hàng

(2)giá cả cần dứt khoát (3)chỉ dẫn kỹ thuật (4)chiết khấu

(5)dịch vụ sau khi bán

(6)nhân viên giao dịch

(7)dễ liên lạc

(8)bảo đảm thay thế phụ tùng

(9)qui mô sản xuất rộng

(10)mẫu mã

(11)tín dụng

(12)trang bị thử nghiệm

(13)trang bị chế tạo máy.

Quyết định về cấp độ dịch vụ

Khách hàng không chỉ cần một số dịch vụ, mà còn muốn chúng có số lượng và chất lượng đúng mức nữa.

Các công ty phải thẩm tra cấp độ dịch vụ của mình và của các công ty cạnh tranh so với ý muốn của khách hàng.

Công ty có thể nhận ra sự khác biệt qua một số mặt: so sánh khi mua hàng, quan sát khách hàng có định kỳ, thùng thư góp ý, hệ thống giải quyết khiếu nại của khách hàng.

Quyết định về hình thức dịch vụ

Phải quyết định các hình thức cung ứng dịch vụ, vấn đề là dịch vụ sẽ được cung ứng như thế nào.

Với mỗi dịch vụ, có nhiều giải pháp. Quyết định của công ty tuỳ thuộc vào sở thích của khách hàng cũng như chiến lược của đối thủ cạnh tranh.

Thiết kế chiến lược và chính sách định giá

Chọn lựa mục tiêu và phương pháp định giá

* Chọn lựa mục tiêu định giá: Có 6 mục tiêu chính yếu

- Tồn tại: Nếu công ty bị bối rối với khả năng dư thừa, cạnh tranh mãnh liệt; hoặc những nhu cầu thay đổi của người tiêu thụ. Lợi nhuận không quan trọng bằng sự tồn tại khi nào mà những giá cả bù đắp được những chi phí biến đổi và một số chi phí cố định thì công ty vẫn còn ở trong kinh doanh. Tuy nhiên tồn tại chỉ là mục tiêu ngắn hạn.

- Lợi nhuận thông thường tối đa: Đặt giá để tối đa hóa lợi nhuận thông thường. Ước lượng nhu cầu và chi phí liên hệ với những giá cả thay thế và chọn giá nào tạo được lợi nhuận thông thường tối đa.

- Doanh thu thông thường tối đa: Đặt giá để tối đa hóa doanh thu. Tối đa hóa doanh thu sẽ dẫn đến tối đa hóa tiền lời và sự tăng trưởng tiền lời thị trường.

- Sự tăng trưởng bán hàng tối đa: Đối với các công ty là nhà phân phối, khối lượng bán hàng cao sẽ dẫn đến chi phí đơn vị thấp hơn. Do đó họ đặt giá thấo nhất để thọc sâu vào thị trường.

- Lướt qua thị trừơng tối đa: Nhiều công ty chấp nhận đặt giá cao để lướt qua thị trường. Cách này chỉ có ích khi có đủ số người mua có đủ nhu cầu thông thường cao- giá đầu tiên cao ko lôi cuốn nhiều đối thủ cạnh tranh– giá cao hỗ trợ hình ảnh một sản phẩm thượng hạng.

- Dẫn đạo chất lượng sản phẩm: Công ty có thể nhắm tới sự kiện có thể trở thành một công ty lãnh đạo trong dự phần thị trường.

- Định rõ nhu cầu: Mỗi giá cả của công ty có thể sẽ dẫn đến một mức độ khác nhau của nhu cầu và sẽ có một tác động khác nhau trên những mục tiêu tiếp thị của công ty. Vậy giá càng cao thì nhu cầu càng thấp và ngược lại.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của giá : Khi sản phẩm độc nhất hơn; khi họ ít biết về cách thay thế ; khi họ không thể dễ dàng so sánh chất lượng với những cái thay thế; khi sự chi tiêu thấp hơn theo tỉ số thu nhập của họ; nếu sự tiêu pha là làm cho chi phí tổng quát của sản phẩm cuối cùng; khi phần của chi phí có trong một bên khác; khi sản phẩm được dùng với những tài sản đã mua; khi sản phẩm được cho rằng có chất lượng, uy tín , hoặc độc quyền nhiều hơn; khi họ không thể tồn trữ sản phẩm.

- Giá cả thay đổi theo sự co giãn của nhu cầu. Nhu cầu thường ít co giãn trong những điều kiện sau: Có ít hoặc không có sản phẩm thay thế hay đối thủ cạnh tranh; Người mua không sẵn sàng chấp nhận giá cao; Người mua chậm thay đổi tập quán mua hàng và tìm kiếm giá hạ hơn; Người mua cho rằng giá cao hơn thì được xác nhận bởi những cải thiện về chất lượng, sự lạm phát bình thường…

- Ước tính chi phí: Có 2 loại chi phí :

+ Chi phí cố định là những chi phí không đổi theo sản xuất và doanh thu (tiền thuê mặt bằng, chi phí quản lý …)

+ Chi phí biến đổi là những chi phí biến đổi trực tiếp theo mức sản xuất (nguyên vật liệu, phụ tùng), các chi phí này có khuynh hướng cố định cho mỗi đơn vị sản xuất nhưng người ta gọi nó là biến đổi vì tổng số chi phí thay đổi theo với số sản phẩm làm ra .

Chi phí mỗi đơn vị sẽ cao nếu chỉ sản xuất với số lượng ít mỗi ngày. Khi sản xuất đạt quy mô tối ưu thì chi phí trung bình giảm sút.

- Phân tích giá cả của đối thủ cạnh tranh: Cần nắm rõ giá cả và chất lượng của đối thủ cạnh tranh, cần phải đặt giá gần giá của đối thủ.

* Chọn lựa phương pháp định giá :

- Đặt giá tăng thêm: cộng vào chi phí sản phẩm với một phần tăng thêm tiêu chuẩn. Bằng cách cột chặt chi phí với giá cả, người bán có thể dễ dàng định giá– không cần điều chỉnh khi nhu cầu thay đổi.

- Đặt giá tiền lời mục tiêu: Định ra một giá để nó mang lại mức lời mục tiêu trên đầu tư.

Giá = Chi phí đơn vị +(Tiền lời dự tính x Vốn đầu tư)/ lượng bán

- Đặt giá– giá trị nhận thức: Các công ty nhìn nhận những nhận thức của người mua về giá trị sản phẩm và định giá. Họ sử dụng những biến số không thuộc giá cả trong việc pha trộn tiếp thị để tạo nên một giá trị nhận thấy trong trí của người mua.

- Đặt giá theo đối thủ cạnh tranh: Cách này ít chú ý đến nhu cầu và chi phí của riêng mình. Công ty có thể đòi trả bằng giá, hơn hoặc kém những đối thủ chính. Cách này rất thịnh hành.

* Chọn lựa giá sau cùng :

Để chọn lựa giá sau cùng, công ty cần phải xét các yếu tố phụ:

+ Đặt giá tâm lý: Người bán phải xét xem tâm lý của giá cả ngoài sự kinh tế của chúng. Nhiều khách hàng cho rằng giá cả là một chỉ dẫn chất lượng.

+ Những chính sách đặt giá của công ty: Giá cả nhắm tới phải gắn chặt vào những chính sách đặt giá của công ty. Giá được đặt ra phải chăng đối với khách hàng và có lợi cho công ty.

+ Tác động của giá cả vào những thành phần khác: Cần xem xét những phản ứng của những thành phần khác đối với những giá cả phải nhắm tới, đó là các nhà phân phối, nhà bán buôn, lực lượng bán hàng của công ty, đối thủ cạnh tranh, và nhân viên tiếp thị.

Quản trị những chiến lược giá

Đặt giá theo địa lý

- Đặt giá cấp phát đồng đều: Bất cứ khách hàng ở nơi nào cũng chỉ phải trả một giá đồng đều cho hàng hóa và vận chuyển. Cách này thuận lợi cho việc hành chánh dễ dàng hơn và duy trì một giá để quảng cáo khắp nước.

- Đặt giá theo vùng: Thiết lập các vùng khác nhau và có các mức giá khác nhau từng vùng.

- Đặt giá điểm căn cứ: Chọn một thành phố làm điểm căn cứ và tính tiền cước phí cho tất cả khách hàng từ thành phố đó đến nơi nhận. Thông thường các công ty thiết lập nhiều điểm căn cứ để mang lại sự linh động hơn.

Những sự bớt giá và phụ cấp

Phần lớn các công ty thay đổi giá cơ bản về một số hành vi như trả sớm, mua khối lượng lớn, mua trái mùa…

- Bớt bằng tiền mặt: Là sự giảm giá nhanh chóng cho những khách hàng thanh toán những hóa đơn theo đúng hạn định.

- Bớt do khối lượng: Ap dụng khi mua hàng khối lượng lớn. Nhờ vậy mà khách hàng đặt hàng nhiều hơn từ 1 người bán thay vì nhiều nguồn bán khác nhau.

- Bớt vì dịch vụ: Bớt giá cho các nhà phân phối thực hiện những chức năng như bán hàng, tồn trữ, và kế toán.

- Bớt do trái mùa: Nhờ cách này doanh số được đều đặn suốt năm.

- Phụ cấp: Là những loại giảm giá khác trên giá chính thức. (Mua sản phẩm mới được giảm giá nếu đưa lại sản phẩm cũ). Phụ cấp cổ động là khoản trả tiền hoặc giảm giá để tặng thưởng những đại lý tham gia vào chương trình quảng cáo và hỗ trợ bán hàng.

- Đặt giá cổ động: Một số trường hợp công ty tạm thời đặt giá sản phẩm rẻ hơn giá liệt kê và đôi khi rẻ hơn cả chi phí. Có nhiều hình thức:

- Đặt giá mất vị trí dẫn đạo: nhiều nhà phân phối, cửa hàng đã hạ giá trên nhiều nhãn hiệu nổi tiếng để kích thích bán hàng, nhưng các nhà sản xuất thường không chấp nhận vì có thể làm mất đi hình ảnh tên hiệu hay có sự khiếu nại từ các nhà bán lẻ.

- Đặt giá trường hợp đặc biệt: Thiết lập giá cả trong một số mùa nào đó để lôi kéo khách hàng.

- Trả từng kỳ: Chiếu cố khách hàng thanh toán từng kỳ .

- Bớt giá tâm lý: Đặt giá cao nhân tạo trên một sp rồi cung cấp sp đó với sự chênh lệch đáng kể.

Quản trị kênh buôn bán và hệ thống phân phối vật chất

Tổ chức hệ thống bán lẻ

Bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán những hàng hóa dịch vụ trực tiếp cho những người tiêu thụ sau cùng để sử dụng cá nhân, không phải kinh doanh.

Những loại hiệu bán lẻ

- Những cửa hiệu bán lẻ: bao gồm cửa hàng đặc hiệu là loại cửa hàng chỉ kinh doanh một loại sản phẩm; Cửa hàng bách hóa, Siêu thị, Cửa hàng hạ giá, Phòng trưng bày.

- Những người bán lẻ không cửa hiệu: bao gồm bán trực tiếp, máy bán hàng tự động, di6ch vụ mua là người bán lẻ đem hàng đến bán cho các nhân viên ở các trường học, bệnh viện, công sở …

Những quyết định tiếp thị bán lẻ

- Quyết định thị trường mục tiêu: người bán lẻ xác định loại khách hàng mục tiêu của mình và đưa ra những quyết định về loại sản phẩm, quảng cáo, giá cả.. dành cho khách hàng mục tiêu của mình

- Quyết định về những dịch vụ và xếp đặt sản phẩm: Sự xếp đặt của cửa hiệu phải hoà hợp với những trông đợi mua hàng của thị trường mục tiêu. Pha trộn những dịch vụ để cung ứng cho khách hàng. Tạo ra một không khí được thiết kế sao cho hợp với thị trường mục tiêu để khách hàng thích mua hàng

- Quyết định đặt giá: Giá là một yếu tố định vị then chốt và có quan hệ với thị trường mục tiêu, pha trộn nhiều thứ sản phẩm và dịch vụ và cạnh tranh.

- Quyết định cổ động: Dùng những công cụ hỗ trợ cổ động và huấn luyện nhân viên bán hàng cách thức chào đón khách hàng.

- Quyết định nơi chốn: Chọn những địa điểm có lợi nhất cho sự tiêu thụ hàng hóa của họ.

Tổ chức hệ thống bán buôn

Bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến bán hàng hóa hay dịch vụ cho những người mua để bán lại hay sử dụng trong kinh doanh.

Những loại bán buôn chính yếu

Là những hiệu bán buôn thương gia, nhà phân phối công nghiệp, nhà buôn đi bán lại, nhà đại diện, những chi nhánh và văn phòng của những nhà sản xuất…

Những quyết định tiếp thị bán buôn

- Quyết định thị trường mục tiêu: Cần xác định thị trường mục tiêu của mình và không được tìm cách phục vụ mọi người. Chọn một nhóm khách hàng mục tiêu tuỳ theo tiêu chuẩn kích thước, nhu cầu phục vụ…

- Quyết định những dịch vụ và đủ mặt hàng sản phẩm: Cần xem xét họ có bao nhiêu loại hàng và chọn những mặt hàng nào có lợi nhiều hơn.

Phải tìm một sự pha trộn cách biệt những dịch vụ được khách hàng đánh giá cao.

- Quyết định đặt giá: thường tăng thêm chi phí cho hàng hóa bởi một tỉ lệ quen thuộc 20% để bù đắp những chi phí.

- Quyết định cổ động: chủ yếu dựa vào lực lượng bán hàng của mình và sử dụng các chương trình và vật liệu cổ động của nhà cung cấp

- Quyết định nơi chốn: Thường đặt ở những vị trí ít thuế và tiền thuê rẻ, đặt ít tiền vào trang trí văn phòng.

Phương thức vận chuyển chính yếu

- Xe lửa: là phương tiện vận chuyển lớn nhất, là một trong những phương thức chi phí hiệu quả nhất để chở đi số lượng lớn sản phẩm như than, cát, kim loại, sản phẩm nông nghiệp …

- Đường thuỷ: Ít chi phí, thường dùng cho hàng ít giá trị, khối lượng lớn như than, dầu, quặng kim khí… rất tốn thời gian và phụ thuộc vào khí hậu

- Xe tải: nhanh, linh động trong lộ trình vận chuyển. Công hiệu cho những quảng đường ngắn và hàng đắt tiền.

- Ống dẫn: là phương tiện gửi hàng dầu khí, than, hóa chất… rẻ hơn xe lửa và đắt hơn tàu thuỷ.

- Máy bay: Chiếm ít tổng số hàng hóa chuyên chở, lý tưởng về tốc độ và khoảng cách xa. Thường vận chuyển những hàng hóa dễ hư hỏng như thực phẩm tươi sống, hoa tươi và hàng giá trị cao, hàng không có khối lượng lớn như dụng cụ kỹ thuật, nữ trang.

Mười hai mô hình hệ thống phân phối chính

Hệ thống phân phối bao gồm tất cả các họat động thương mại, dịch vụ, kỹ thuật, vật chất, pháp lý… nhằm đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dung.

Tùy thuộc đặc điểm của sản phẩm mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một hình thức phân phối hợp lý.

Sơ đồ sau đây biểu thị 12 mô hình phân phối chủ yếu thường được áp dụng :

Ba mô hình tổ chức lực lượng bán hàng

Thông thường các doanh nghiệp có thể áp dụng 3 mô hình cơ bản : theo địa lý, theo sản phẩm và theo khách hàng.

* Tổ chức lực lượng bán hàng theo địa lý:

Theo mô hình này, các giám đốc chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh (bao gồm tất cả các mặt hàng) ở khu vực mình phụ trách. Việc phân công bán hàng được triển khai theo địa lý với các cấp chức năng tương ứng.

* Tổ chức lực lượng bán hàng theo sản phẩm:

Cơ cấu này phân chia theo tính chất sản phẩm.

Mỗi đại diện bán hàng phải trở thành chuyên gia về một (hoặc một nhóm) sản phẩm tương đối giống nhau nào đó.

* Tổ chức lực lượng bán hàng theo khách hang:

Mô hình này được áp cụng trong trường hợp các khách hàng của công ty có sự khác biệc về quy mô, mức độ sử dụng và phương thức mua hàng

Thiết kế các chiến lược truyền thông và khuyến mãi

Tiến trình truyền thông

Một mẩu truyền thông phải đáp ứng (1)Ai (2)Nói cái gì (3)Phương tiện nào (4)Cho ai (5)Với hiệu quả gì.

Những yếu tố của quá trình truyền thông:

1. Người gởi: Là bên gởi thông điệp cho đối tượng khác

2. Mã hóa: Tiến trình đặt ý tưởng vào những dạng vào trong những biểu tượng

3. Điệp văn : Lời nói, biểu tượng được gởi đi

4. Phương tiện truyền tin: là phương tiện thông qua đó điệp văn được gởi

5. Giải mã: là tiến trình nhớ đó người đó chỉ định ý nghĩa cho những biểu tượng được truyền đi bởi người gởi

6. Người nhận: Bên nhận điệp văn do người khác gởi

7. Đáp ứng: toàn bộ những phản ứng mà người gởi nhận được sau khi thấy rõ bản văn

8. Truyền tin ngược chiều: Một phần đáp ứng của người nhận truyền tin trở lại cho người gởi

9. Nhiễu âm : Sự biến dị không dự trù của âm thanh khi truyền tin

Những bước phát triển truyền thông hiệu quả

Một mẩu truyền thông có hiệu quả khi người nhận thông tin có thái độ chịu mua và đi đến tình trạng sẵn sàng mua.

Trạng thái sẵn sàng của người mua được mô tả qua 6 trạng thái sau:

- Nhận biết: nhiệm vụ của người truyền tin là xây dựng sự nhận biết được đối tượng cho khách hàng

- Hiểu biết: Khách hàng mục tiêu có thể biết đến công ty và sản phẩm của nó nhưng không biết nhiều hơn

- Thích: Tìm hiểu lý do khách hàng thích hay không thích sản phẩm và tìm cách gợi lên cảm giác tốt đẹp

- Ưa thích: Tạo nên sự ưa thích sản phẩm của công ty hơn sản phẩm khác

- Tin tưởng: Công việc của người truyền tin là xây dựng lòng tin

- Mua : Một số khách hàng mục tiêu có thể có lòng tin nhưng vẫn chưa chịu đi tìm mua. Họ đợi thêm thông tin hoặc đặt kế hoạch hành động sau đó. Người truyền tin phải dẫn người này đến bước cuối cùng.

Thiết kế thông điệp

- Nội dung thông điệp: Phải tính ra cái gì cần nói với đối tượng của mình để tạo được một đáp ứng mong muốn, tiến trình này được gọi tắt bằng nhiều cách: khơi gợi, đề tài, ý tưởng…

Có 3 loại khơi gợi:

Những khơi gợi tình cảm cố gắng khuấy động những tình cảm tiêu cực hay tích cực thúc đẩy sự mua hàng

Những khơi gợi đạo đức hướng thẳng vào lương tri của khách hàng về cái gì là đúng, sai

Những khơi gợi lôi kéo quyền lợi riêng tư của các cá nhân.

- Cơ cấu thông điệp : Hiệu quả của thông điệp tuỳ thuộc vào cơ cấu và nội dung của nó.

Thông thường người viết thông điệp nêu lên câu hỏi và rút ra một kết luận xác định cho đối tượng của mình.

Tuy nhiên gần đây người ta thường đặt câu hỏi và để cho người đọc và người xem tự rút ra kết luận cho riêng mình.

Các hình thức truyền thông

- Truyền thông cá nhân: liên quan đến hai người hay nhiều hơn, truyền thông tin trực tiếp giữa 2 người, có thể truyền mặt đối mặt, qua điện thoại hay thư từ.

- Truyền thông không cá nhân: bao gồm các phương tiện in ấn như báo chí thư từ, truyền thanh, truyền hình, panô, bảng hiệu…. Các phương tiện này đều phải trả tiền.

Xây dựng các chương trình quảng cáo có hiệu quả

Đặt những mục tiêu quảng cáo

Những mục tiêu quảng cáo có thể được phân loại tuỳ theo mục đích của chúng là để thông báo, thuyết phục hay nhắc nhở.

- Quảng cáo thông báo quan tâm rất nhiều đến giai đoạn sơ khởi của một loại sản phẩm mà mục tiêu là tạo dựng một nhu cầu ban đầu.

- Quảng cáo thuyết phục trở thành quan trọng trong giai đoạn cạnh tranh mà mục tiêu là dựng lên một nhu cầu chọn lựa cho 1 tên hiệu nhất định. Một số quảng cáo loại này trở thành quảng cáo so sánh nhằm chứng minh sự trội hơn với các nhãn hiệu khác.

- Quảng cáo nhắc nhở rất quan trọng trong giai đoạn trưởng thành của sản phẩm để cho người tiêu thụ tiếp tục nghĩ đến sản phẩm.

Quyết định về ngân sách quảng cáo

Một số yếu tố nhất định cần xem xét khi đặt một ngân sách quảng cáo là :

- Giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm. Giai đoạn giới thiệu luôn nhận được ngân sách quảng cáo lớn và các giai đoạn khác thì nhận được ngân sách thấp hơn

- Thị phần và căn cứ người tiêu thụ: Thị phần cao thì it chi tiêu về quảng cáo, chi tiêu quảng cáo tăng khi mở rộng thị trường.

- Cạnh tranh và tụ họp: Trong một thị trường có nhiều cạnh tranh thì cần quảng cáo mạnh mẽ

- Sự lập lại của quảng cáo nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến ngân sách quảng cáo

- Khả năng thay thế sản phẩm: Những tên hiệu của một sản phẩm như thuốc lá, bia, nước ngọt cần được quảng cáo mạnh mẽ để ấn định hình ảnh của sản phẩm.

Quyết định về thông điệp

Thông điệp của sản phẩm phải được quyết định như một phần công việc thể hiện khái niệm sản phẩm , bày tỏ lợi ích chính yếu của sản phẩm .

Thông điệp trước hết phải nói điều gì làm người ta yêu thích và quan tâm đến sản phẩm. Thông điệp phải nói lời gì độc nhất mà không một tên hiệu nào trong loại sản phẩm có được, và thông điệp phải đáng tin cậy và có thể chứng minh được.

Tác động của thông điệp không chỉ tuỳ thuộc vào cái gì nói ra mà còn tuỳ thuộc vào nó nói cách nào.

Quyết định về phương tiện truyền thông

Chọn lựa phương tiện truyền thông hiệu quả nhất để đưa những thông điệp đến khách hàng mục tiêu. Hiệu quả của việc đưa thông điệp này đối với sự nhận biết của khách hàng còn tùy thuộc vào sự tiếp xúc, tần số và tác dụng của những thông điệp. Việc chọn lựa phương tiện truyền thông nhờ vào sự xem xét các biến số sau:

- Những tập quán truyền thống của khách hàng mục tiêu: chẳng hạn truyền thanh và truyền hình là những phương tiện hiệu quả nhất cho tuổi thiếu niên.

- Sản phẩm: Thời trang thì nên trưng bày trong các tạp chí màu sắc, còn máy ảnh thì tốt nhất là trên truyền hình

- Thông điệp: nếu thông điệp thông báo cho một sự bán hàng vào ngày mai thì nên dùng truyền thanh và nhật báo.

- Chi phí : truyền hình là phương tiện đắt nhất.

Đánh giá hiệu quả quảng cáo

Có 2 cách đánh giá hiệu quả của quảng cáo: đánh giá thông qua hiệu quả của thông tin và đánh giá thông qua hiệu quả bán hàng.

Hiệu quả của thông tin được nhận biết thông qua các yếu tố sự chú ý, đọc hiểu, cảm xúc và hành vi của quảng cáo.

Hiệu quả của việc bán hàng thường khó đo lường hơn hiệu quả của thông tin, vì còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng

Chương trình mar trực tiếp, kích thích tiêu thụ và quan hệ với công chúng

Mar trực tiếp

Những công cụ chính:

- Tiếp thị catalogue: Một số công ty muốn phân biệt mình với các công ty khác bằng cách cộng thêm những thông tin và văn học vào catalogue của họ, gởi đi rất nhiều tư liệu, tổ chức trả lời tức thì những câu hỏi, gởi đi những quà tặng cho những khách hàng tốt nhất.

- Mar thư từ trực tiếp: Gởi thư trực tiếp cho phép chọn lựa thị trường mục tiêu cao, có thể cá nhân hóa, linh động và giúp ta thử và đo lường kết quả.

- Mar trực tiếp bằng truyền hình là một phương tiện truyền thông đang phát triển. Mar trực tiếp bằng phát thanh,tạp chí và báo cũng được dùng để trình bày những cung ứng đáp ứng trực tiếp cho khách hàng.

Những quyết định chính :

Mục đích của Mar trực tiếp là nhắm đến việc mua hàng tức khắc của khách hàng tương lai, công cụ chính là tạo ra những đầu mối khả dĩ cgo lực lượng bán hàng.

Cần phải biết những đặc tính của khách hàng và khách hàng tương lai có khả năng sẵn lòng và sẵn sàng nhất để mua hàng. Khách hàng mục tiêu tốt nhất là những người mua gần đây nhất, thông thường và tiêu tiền nhiều nhất.

Kích thích tiêu thụ (Cổ động bán hàng)

Bao gồm những công cụ khích lệ để kích thích sự mua những sản phẩm và dịch vụ đặc biệt một cách nhanh hơn và nhiều hơn. Những quyết định chính yếu trong việc cổ động bán hàng bao gồm:

- Thiết lập mục tiêu: Đối với người tiêu dùng, mục tiêu bao gồm việc khuyến khích mua hàng khối lượng lớn, việc dùng thử hàng dành cho những người không sử dụng và lôi cuốn người khác thay đổi nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh. Đối với người bán lẻ, mục tiêu bao gồm việc khuyến dụ họ nhận thêm những món hàng mới, khuyến khích mua hàng trái mùa, khuyến khích tồn kho…

- Giữ thấp chi phí cổ động: Quan hệ công chúng chi phí ít hơn thư từ trực tiếpvà những phương tiện truyền thông quảng cáo

- Chọn lựa những thông điệp và quan hệ công chúng. Lựa chọn những công cụ cổ động bán hàng cần chú trọng đến loại thị trường, mục tiêu cổ động, điều kiện cạnh tranh và hiệu quả chi phí.

Quan hệ công chúng

Bao gồm 5 hoạt động: Quan hệ báo chí, quảng cáo sản phẩm, Sự truyền tin công ty, Nghe ngóng hành lang những gì liên quan đến luật pháp và luật lệ, Cố vấn. Những quyết định chính bao gồm:

Mục tiêu chính là mang lại sự nhận biết, tạo sự tín nhiệm và kích thích lực lượng bán hàng và những nhà bán buôn.

Những người thực hành quan hệ công chúng cần có một trí óc tinh tế về chi tiết và nhanh nhẹn tìm ra giải pháp khi có chuyện khó khăn.

Chiến lược Mar – Mix nhằm tạp dựng giá trị thương hiệu

Chiến lược sản phẩm

Sản phẩm là “trái tim” của giá trị thương hiệu bởi vì nó là cái đầu tiên được nghe, nghĩ hoặc hình dung về một thương hiệu. Do đó cần quan tâm đến chất lượng và thái độ mà khách hàng quan tâm và cảm nhận về thương hiệu.

* Chất lượng cảm nhận :

Là sự nhận thức của khách hàng về chất lượng và các ưu việt của một sản phẩm hoặc dịch vụ trong mối tương quan với sản phẩm thay thế, mục đích sử dụng sản phẩm đó.

Một số thuộc tính và lợi ích cụ thể liên quan đến chất lượng cảm nhận :

+ Vận hành

+ Các đặc điểm

+ Tiêu chuẩn chất lượng

+ Tin cậy

+ Lâu bền

+ Dịch vụ hỗ trợ

+ Kiểu dáng và thiết kế

* Giá trị cảm nhận:

Giá trị của sp được đánh giá bằng sự kết hợp nhận thức về chất lượng và nhận thức về chi phí

Chi phí của sp và dịch vụ bao gồm chi phí định lượng bằng tiền và chi phí cơ hội về thời gian, công sức và các yếu tố về mặt tâm lý khác có trong quyết định mua hàng

Nguyên liệu tốt, vận chuyển an toàn, đúng hẹn, lắp đặt, hướng dẫn vận hành, niềm nở với khách hàng…đều tạo giá trị

* Tăng cường kinh nghiệm tiêu dùng :

Có 7 hoạt động có thể nuôi dưỡng lòng trung thành và tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng , đó là :

- Xây dựng và duy trì dữ liệu thông tin về khách hàng

- Ghi chép và đánh giá mọi cuộc tiếp xúc với khách hàng

- Phân tích kịp thời mọi phản hồi từ phía khách hàng

- Tiến hành điều tra mức độ thỏa mãn của khách hàng

- Thiết kế và quản lý tốt các chương trình truyền thông

- Tổ chức các chương trình & hội nghị khách hàng

- Xác định và giành lại khách hàng đã mất

Chiến lược giá

* Nhận thức về giá của khách hàng :

- Đánh giá chất lượng thương hiệu theo các tầng giá trong các chủng loại sản phẩm

- Sẵn sàng trả giá cao nếu sản phẩm đáp ứng không chỉ nhu cầu hữu hình mà còn là những chức năng vô hình.

* Cách thức định giá nhằm tạo dựng giá trị thương :

■ Định giá theo giá trị:

Một chiến lược định giá theo giá trị cần cân bằng hợp lý giữa 3 yếu tố :

- Thiết kế sản phẩm và phân phối

- Chi phí sản phẩm

- Giá bán sản phẩm

■ Chương trình giá thấp thường xuyên:

Áp dụng chính sách giá thấp thường xuyên đối với những mặt hàng chủ yếuà tăng cường lòng trung thành của khách hàng, giảm chi phí tồn kho.

Chiến lược phân phối

* Thiết kế kênh phân phối :

Có thể chia thành hai loại: kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Sử dụng kênh phân phối trực tiếp thích hợp khi:

- Nhu cầu cần biết những thông tin về sản phẩm rất cao

- Điều kiện thích nghi với yêu cầu của khách hàng cao

- Bảo hành chất lượng sản phẩm là điều quan trọng

- Quy mô đặt hàng là quan trọng

- Đào tạo, hướng dẫn vận hành, bảo trì , phụ tùng thay thế là quan trọng

Sử dụng kênh phân phối gián tiếp thích hợp khi:

- Chủng loại sản phẩm cần phải đa dạng

- Tính sẵn có là yếu tố cần thiết

- Dịch vụ sau bán hàng

* Chiến lược tiêu thụ đẩy và kéo:

- Chiến lược kéo:

Bằng cách tập trung những nỗ lực vào người tiêu thụ cuối cùng, khách hàng sẽ tìm hỏi mua những thương hiệu của công ty . Do đó, tạo sức ép ngược lại với các nhà bán lẻ phải tích trữ và bán sản phẩm của công ty

- Chiến lược đẩy:

Tập trung những nỗ lực bán hàng hỗ trợ cho các thành viên của kênh

phân phối, tạo ra những lợi ích và động lực trực tiếp để họ có thể tích trữ và bán sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng .

Chiến lược quảng bá sản phẩm

* Quảng cáo:

Cần tuân thủ những tiêu chuẩn được chấp nhận phổ biến như sau :

- Tập trung vào Thị trường mục tiêu phù hợp

- Đưa quảng cáo vượt qua các quảng cáo hỗn độn khác để giành sự chú ý của người tiêu dùng

- Đưa ra giải thích chính xác về thương hiệu và kiến thức cề sản phẩm cho người tiêu dùng

- Đơn giản và rõ ràng

- Tạo ấn tượng khó quên và gắn chặt với thương hiệu

- Có khả năng duy trì và sức bền trong một thời gian

- Tác động tích cực đến sản lượng bán

C Một chiến dịch quảng cáo lý tưởng phải đảm bảo được các điều kiện sau:

1. Quảng cáo phải đúng người, đúng chỗ, đúng lúc

2. Phải khiến khách hàng nhận biết và chú ý tới QC đó mà không xao lãng nội dung mà nó muốn truyền tải

3. Phản ánh chính xác được mức độ hiểu biết của khách hàng về sp và thương hiệu đó

4. Tạo vị thế đúng đắn cho thương hiệu trên cơ sở các điểm khác biệt và điểm cân bằng mong muốn

5. Thúc đẩy khách hàng trong quá trình cân nhắc việc mua loại sp thuộc thương hiệu đó

6. Tạo ra được những mối liên hệ chặt chẽ giữa sp và thương hiệu để có thể tác động đến quyết định mua của khách hàng

* Xúc tiến thương mại :

Các mục tiêu xúc tiến thương mại của một thương hiệu bao gồm :

- Mục tiêu khuyến khích tiêu dùng:

+ Thuyết phục người tiêu dùng mới dùng thử

+ Thuyết phục người tiêu dùng tiếp tục mua sản phẩm của mình và không chuyển sang thương hiệu khác

+ Tăng cường mức độ mua thường xuyên hơn

+ Dùng sản phẩm với nhiều mục đích mới

+ Mua nhiều sản phẩm khác nhau của cùng một thương hiệu

- Mục tiêu bán hàng:

+ Trưng bày và sắp đặt vị trí sản phẩm trên giá hàng

+ Thuyết phục các nhà bán lẻ trữ hàng trong kho nhiều hơn

+ Thuyết phục người mua nhập toàn bộ các loại sản phẩm của nhà sản xuất

+ Tăng khối lượng đặt hàng trong đơn hàng…

* Marketing sự kiện và tài trợ : với các hình thức khác nhau nhằm :

- Xác lập một thị trường mục tiêu hay mội lối sống cụ thể

- Làm tăng nhận thức về công ty hoặc tên sản phẩm

- Tạo dựng và củng cố những liên hệ thương hiệu chính yếu

- Tăng cường hình ảnh của công ty

- Thể hiện sự cam kết của thương hiệu với cộng đồng hoặc về các vấn đề xã hội

- Tăng cường lòng trung thành của khách hàng với những nhân viên tài năng

- Tạo ra các cơ hội bán hàng và xúc tiến bán hàng

BÀI TẬP

Hãy xây dựng chương trình Marketing cho một sản phẩm hay một nhóm sản phẩm trong khoảng thời gian 1 năm.
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Vì sao Vietnam Airlines chưa bao giờ được coi là thương hiệu quốc gia?

Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines từng “mang tiếng” rất nhiều khi bị các hành khách Việt phàn nàn thái độ phục vụ của tiếp viên hay việc hoãn, hủy các chuyến bay.
Nhưng lần đầu tiên, trong một hội thảo về thương hiệu cấp quốc gia, Vietnam Airlines đã góp phần làm hình ảnh Việt Nam xấu đi rất nhiều trong mắt của một vị sếp nước ngoài trong lĩnh vực thương hiệu.
“Khi nói đến tên Việt Nam, người nước ngoài sẽ liên tưởng tới Trung Nguyên, Vietnam Airlines, nón lá và áo dài…”, ông Samir Dixit, Giám đốc vùng Châu Á Thái Bình Dương của Công ty Brand Finance bắt đầu câu chuyện của mình.
Nói về Vietnam Airlines, ông Samir thẳng thừng chê website của hãng hàng không quốc gia Việt Nam là “trang web dở nhất”.
“Nói đến chuyện hoãn chuyến bay đã đành, nhưng ngay cả khi đặt vé trên mạng, tôi không thể chọn chỗ ngồi tôi thích, bữa ăn tôi muốn trên website của Vietnam Airlines. Đây là một trang web rất dở, rất ít tiện ích cho hành khách, mặc dù Vietnam Airlines là một thương hiệu mạnh của quốc gia. Đó là điều tôi trao đổi rất thẳng thắn để chúng ta cùng nhau suy nghĩ”, ông Samir nói.
Khi nói đến thương hiệu quốc gia, những thương hiệu ấy phải đại diện cho sự tôn trọng của khách hàng hay cam kết đối với chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Thương hiệu nào của Việt Nam làm được điều này?
“Các bạn tự hào về cà phê, nhưng cốc cà phê dở nhất tôi từng uống là của Việt Nam. Các bạn tự hào về gạo, nhưng bữa cơm tôi ăn dở nhất là trên Vietnam Airlines”, ông Samir thẳng thắn.
Danh sách các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia của Việt Nam trong Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam (Vietnam Value) được công bố 2 năm 1 lần. Trong tất cả 4 lần công bố, cái tên Vietnam Airlines được nhắc đến duy nhất 1 lần, nhưng câu chuyện thương hiệu với Vietnam Airlines không hề suôn sẻ.
Ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công thương, đơn vị đăng cai Vietnam Value cho biết: Ngay lần đầu tiên công bố danh sách (năm 2008), Vietnam Airlines không đạt. Đến lần 2 (năm 2010), Vietnam Airlines được lựa chọn tham gia.
“Nhưng trong quá trình thực hiện, có thể có một số vấn đề, kể cả vấn đề về chất lượng như các chuyên gia đề cập, nên hiện Vietnam Airlines không phải một trong 63 thương hiệu của Việt Nam”, Thứ trưởng Hải cho biết.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Đánh giá hiệu quả thương hiệu kỹ thuật số

Nghiên cứu hiệu quả thương hiệu (Brand lift) đã trở thành một mặt hàng chung chung đến nỗi dường như đánh mất ý nghĩa của nó và chỉ là một chiến thuật trong đàm phán chứ không phải nhân tố chiến lược của quảng cáo thương hiệu kỹ thuật số như mong đợi.

Điều này trở nên nguy hiểm đối với ngành quảng cáo, bởi vì Marketer thương hiệu (Brand Marketer) sẽ ngần ngại chi tiêu cho kỹ thuật số mà không có bằng chứng về hiệu quả trong việc thúc đẩy “chỉ số thương hiệu” quan trọng.

Brand Marketer nhận ra rằng truyền thông kỹ thuật số không ngừng thu hút người tiêu dùng và họ không được vắng mặt, nhưng ngành quảng cáo liên tục bị khủng hoảng niềm tin trong thời gian gần đây bởi bộ ba “tai hại”: khả năng nhìn thấy (Viewability), gian lận (Fraud) và chặn quảng cáo (Ad Blocking).

Cung cấp bằng chứng rõ ràng về tính hiệu quả của kỹ thuật số như một phương tiện xây dựng thương hiệu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết cho tất cả các bên trong hệ sinh thái quảng cáo kỹ thuật số.



Tin tốt đó là các Brand Marketer sẵn sàng tham gia vào quá trình này, bởi vì họ hiểu rõ khi Hiệp hội quảng cáo Quốc gia (ANA) hợp tác với Cục quảng cáo tương tác (IAB) và Hiệp hội các đơn vị quảng cáo Mỹ (4As) trong việc “mang lại hiệu quả cho đo lường” (3Ms) nhằm thu hẹp khoảng cách trong đo lường kỹ thuật số, bao gồm việc xác định “các chỉ số thương hiệu quan trọng” cho phép Marketer đánh giá sự đóng góp kỹ thuật số vào việc xây dựng thương hiệu.

Một tin tốt khác đó là các Brand Marketer đã đo lường thành công tác động của quảng cáo thương hiệu trong nhiều năm qua với một loạt các chỉ số thành công chẳng hạn như mức độ nhận biết (awareness), ưa thích của thương hiệu (brand affinity) và khả năng mua hàng (likelihood to purchase).

Những chỉ số về sức khỏe thương hiệu này được đo ở tất cả các kênh, cho thấy thái độ, niềm tin và cảm xúc của khách hàng đối với thương hiệu thay đổi ra sao dựa trên truyền thông: chúng tương quan với mức độ thành công trên thị trường và thường được xem như ủy nhiệm thư tin cậy cho doanh số bán hàng thực tế.

Đưa các số liệu tương tự được sử dụng để đo lường và tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo trong thế giới “phi số” sang thế giới kỹ thuật số là điểm khởi đầu tốt để củng cố sự tin tưởng của Marketer thương hiệu vào quảng cáo kỹ thuật số.

Niềm tin lớn hơn nữa có thể đạt được bằng cách tích hợp các biện pháp kỹ thuật số ràng buộc hành vi cụ thể cho từng định dạng quảng cáo – vì điều này có thể mang lại một cái nhìn toàn diện cho phép Marketer hiểu rõ hơn các tác động xây dựng thương hiệu trong nỗ lực kỹ thuật số của họ.



Brand Lift và phễu mua hàng

Tóm lại, Brand lift – mức độ ảnh hưởng của chiến dịch truyền thông lên sức khỏe thương hiệu – là sự gia tăng trong việc đạt được các mục tiêu tiếp thị chính của một chiến dịch quảng cáo thương hiệu.

Thuật ngữ này được các Marketer sử dụng rộng rãi, nhưng cốt lõi, nó dùng để đo lường hiệu quả của hoạt động truyền thông trong việc thay đổi nhận thức của người tiêu dùng ở một hoặc nhiều giai đoạn của phễu mua hàng.

Sau đây là những phương thức tốt nhất hiện nay trong việc đo lường quảng bá thương hiệu xuyên suốt phễu dựa trên mô hình AIDA.

Chỉ số nhận thức (Awareness)

Có ba bước để xác định nhận thức thành công. Marketer phải đo lường liệu một quảng cáo có nổi bật lên giữa một mớ hỗn độn các thông điệp quảng cáo kỹ thuật số và thông điệp thương hiệu, liệu nó có lưu lại trong tâm trí của người xem, và liệu nó có được liên kết với thương hiệu tài trợ với ấn tượng thích hợp.

Mức độ chú ý: Điều này có thể đo được bằng cách hỏi những người tham gia cuộc khảo sát xem họ có nhớ nhìn thấy một đại diện hình ảnh nào không có tên tuổi của quảng cáo không (tức là, bất kỳ cái gì kích thích thị giác đề cập đến thương hiệu đều bị loại bỏ).

Dữ liệu nhận diện quảng cáo này có thể được đánh giá cùng với những lượt hiển thị được nhìn thấy (viewable impression) và tỷ lệ tương tác (từ các nguồn dữ liệu hành vi có sẵn) để có được một bức tranh toàn cảnh về khả năng nổi bật của quảng cáo trong mớ hỗn độn kỹ thuật số.

Liên kết thương hiệu: Việc nổi bật không mang lại giá trị trừ khi người tiêu dùng nhận diện được quảng cáo đó đi với thương hiệu đó. Điều này có thể đo được bằng cách hỏi những người tham gia cuộc khảo sát xem họ có thể đặt tên thương hiệu tài trợ cho đại diện hình ảnh không có tên tuổi của quảng cáo không. Nó thường được gọi là liên kết thương hiệu, và thật ngạc nhiên, là một trở ngại mà rất nhiều quảng cáo không vượt qua được.

Chỉ số quan tâm (Interest)

Đạt được nhận thức thương hiệu là bước đầu tiên, nhưng nó sẽ trở nên vô nghĩa trừ khi các hoạt động quảng cáo truyền đạt được những gì các thương hiệu dự định.

Truyền đạt thông điệp: Quảng cáo có thực sự truyền đạt được thông điệp chiến lược và người xem có nhận được? Để đo lường điều này, những người tham gia cuộc khảo sát thường được hỏi trực tiếp: “Ngoài việc thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm, ý tưởng chính của quảng cáo là gì?”. Ngoài ra, điều quan trọng là làm thế nào để đo lường độ khác biệt, có liên quan và đáng tin của ý tưởng chính.

Các thuộc tính thương hiệu: Làm thế nào để quảng cáo nâng cao nhận thức về các thuộc tính thương hiệu quan trọng, ví dụ, “tốc độ nhanh hơn”, “hiểu được những gì quan trọng với tôi”, hay “an toàn hơn cho gia đình tôi”, v.v...? Phương thức tốt nhất trong các cuộc khảo sát là đánh giá quan điểm của những người tham gia về những thuộc tính đó so sánh với nhóm phỏng vấn chọn lọc tương ứng từng thuộc tính.

Chẩn đoán quảng cáo: Tại sao quảng cáo hoạt động theo cách đó? Xếp hạng thường tìm hiểu khả năng được ưa thích, tính giải trí và giá trị thông tin của một quảng cáo, tầm quan trọng và tính độc đáo, cũng như liệu nó có khó hiểu, đáng tin cậy, hài hước, thực tế, có khả năng lan tỏa, có thể chia sẻ, có liên quan hoặc gây phiền nhiễu không.

Trong khi việc truyền đạt thông điệp và các thuộc tính thương hiệu chỉ có thể đo được bằng các phương pháp khảo sát, thì sự hiểu biết về chẩn đoán quảng cáo có thể nâng lên đáng kể nhờ dữ liệu hành vi trực tuyến. Ví dụ, tỷ lệ tương tác, thời gian tương tác, sản phẩm được xem, tỷ lệ xem hết video, lượt thích, lượt chia sẻ và bình luận có thể thêm ngữ nghĩa vào nhận thức quảng cáo của người tiêu dùng.

Chỉ số mong muốn (Desire)

Chỉ số mong muốn nên đo “phản ứng” với quảng cáo, ví dụ, một sự thay đổi trong ý định hoặc hành vi, hoặc có thể là một sự thay đổi trong thái độ đối với thương hiệu, đảm bảo rằng người tiêu dùng quan tâm hơn đến thương hiệu sau khi nghe và nhìn thấy thông điệp.

Họ có nhiều khả năng thử hoặc mua thương hiệu, hoặc họ có thể cải thiện nhận thức thương hiệu hay tài sản thương hiệu.

Thuyết phục: Mối quan tâm nhất về sự thay đổi trong thái độ liên quan đến hành vi, nghĩa là liệu người dùng có khả năng mua thương hiệu thường xuyên hơn (ý định) hoặc sử dụng thương hiệu thường xuyên hơn (tần suất) sau khi xem quảng cáo? Điều này thường được mô tả như là “khả năng mua, xem xét, thử, đăng ký” v.v... Ngoài ra, việc mua và tần suất sử dụng mang lại hiểu biết nhiều mặt hơn về khả năng thuyết phục của một quảng cáo.

Khả năng yêu thích thương hiệu: Đây cũng có thể xem là mong muốn về tài sản thương hiệu, dù là người dùng cảm thấy tích cực hay yêu thích hơn đối với một thương hiệu sau khi trải nghiệm qua các quảng cáo. Thương hiệu thường sẽ xem xét hai thành phần để hiểu giá trị tài sản của mình: sự ưa thích (sự gần gũi thương hiệu) và sự phù hợp (thương hiệu đáp ứng nhu cầu cá nhân của người tiêu dùng như thế nào).

Tuy các chỉ số về hành vi trực tuyến chính xác hơn trong việc nắm bắt những gì người dùng làm, nhưng chúng làm cho các cuộc khảo sát thua sút đáng kể trong việc nắm bắt cảm nhận của người ta, tức sức thuyết phục và khả năng ưa thích mà nghiên cứu thúc đẩy thương hiệu làm rất tốt.

Điều đó cho thấy đối với một số mặt hàng mà việc mua sắm thường được thực hiện trực tuyến, có thể đo lường sự thuyết phục của một quảng cáo trực tiếp thông qua doanh số bán hàng, việc này đòi hỏi một mô hình phân bổ ngân sách tiếp thị hiệu quả, lĩnh vực này vẫn còn cần phải cải tiến nhiều.

Tương tự, khả năng thích, chia sẻ và bình luận về quảng cáo thúc đẩy bởi sự gia tăng của phương tiện truyền thông xã hội có thể mang lại lượng dữ liệu đáng kể để đánh giá mức độ ưa thích, nhưng các công cụ thiết thực để thực hiện điều đó vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu.



Kết hợp lại với nhau

Tuy không có bộ chỉ số nào toàn diện cho việc định lượng mức độ thúc đẩy thương hiệu kỹ thuật số, nhưng các Marketer thông minh, các Agency và công ty truyền thông đang lợi dụng kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ có sẵn cho việc nghiên cứu hiệu quả quảng cáo và bổ sung thêm các chỉ số hành vi kỹ thuật số.

Bằng cách kết hợp cả hai, các Marketer thương hiệu có thể đánh giá tính hiệu quả các chiến dịch của mình trong thế giới kỹ thuật số.
Đọc tiếp »

5 bước xây dựng thương hiệu cá nhân vững chắc

Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos từng nói: "Thương hiệu cá nhân là những gì người ta nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó". Đó là danh tiếng, là những thứ giúp người khác nhanh chóng nhận ra bạn, là cách bạn tự quảng bá tên tuổi và định giá lời hứa của bản thân.

Sau đây là 5 bước giúp xây dựng một thương hiệu cá nhân vững chắc do Andrew Fennell - Nhà sáng lập kiêm Giám đốc công ty Standout CV - chuyên cung cấp dịch vụ viết CV, tư vấn phát triển sự nghiệp có trụ sở tại London, giới thiệu trên trang Addicted2success:

1. Kết nối với những người có tầm ảnh hưởng

Việc tên của bạn xuất hiện chung với những người nổi tiếng trong nghề là một cách đảm bảo nâng cao tên tuổi và tạo sức bật rất lớn cho thương hiệu cá nhân của bạn.

Hãy thử lên một danh sách gồm những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực nghề nghiệp của bạn và dần xây dựng mối quan hệ tốt với họ.

Bạn có thể bắt đầu đơn giản bằng cách bình luận bên dưới bài viết hay những status của họ trên mạng xã hội trước khi tạo dựng niềm tin bằng cách ngỏ ý tham gia một dự án mới của họ hoặc mời họ tham dự một sự kiện lớn trong ngành.



Một khi tên tuổi của bạn thường xuyên được những người nổi tiếng này nhắc đến thì nghiễm nhiên bạn sẽ được công nhận là một người có tầm ảnh hưởng ngang với họ.

2. Để bản thân tỏa sáng

"Hãy đi theo ánh trăng nội tâm của bạn, đừng che giấu sự điên rồ" là câu nói nổi tiếng của nhà thơ Mỹ nổi tiếng Allen Ginsberg - Thủ lĩnh phong trào Beat Generation. Về bản chất, chúng ta thường muốn trở nên chuyên nghiệp pha lẫn chút khôi hài, thú vị; ít ai muốn mình trông nhạt nhẽo trong mắt người khác.

Do đó, bất kể là bạn đang nói chuyện điện thoại với khách hàng hay gửi email đến nhà cung cấp thì cũng nên lồng vào đó một vài dấu ấn cá nhân để mọi người nhớ đến bạn. Đừng ngại tỏ ra khác biệt, nhất là khi chúng giúp bạn thoát khỏi hình ảnh nhàm chán chẳng ai nhớ đến.

3. Nhận được sự tiến cử

Một trong số ít những cách giúp nâng cao thương hiệu cá nhân là nhận được sự ca ngợi từ người khác, đặc biệt nếu đó là những người nổi tiếng.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì nên đề nghị những khách hàng có tiếng tăm nhất nói vài lời giới thiệu công khai trên mạng xã hội cũng như trên trang web - những nơi khách hàng dễ tìm thấy doanh nghiệp của bạn nhất.

Còn nếu bạn đang tập trung phát triển sự nghiệp thì nên đề nghị các nhà quản lý cấp cao nhất hoặc sếp cũ khen vài lời trên Linkedln nhằm xác nhận những giá trị thương hiệu mà bạn thể hiện trên đó.

4. Tạo ra nội dung có giá trị

Việc cung cấp thông tin hữu ích không chỉ là cách bạn thể hiện chuyên môn của mình trước người khác mà còn giúp bản thân phát triển thành một nhà lãnh đạo tư tưởng trong công việc.



Và cho dù đó là những video hướng dẫn do bạn tự làm hay những báo cáo phân tích dữ liệu chuẩn xác của bạn thì chúng nên có ích đối với khách hàng và có khả năng thúc đẩy danh tiếng của bạn.

Một khi bạn cung cấp những kiến thức có giá trị cho ai đó mà không đòi hỏi bất cứ điều gì, tức là bạn đã chiếm được niềm tin của họ và tạo cơ hội cho họ dễ dàng thiết lập mối quan hệ công việc với bạn.

5. Nói chuyện trước công chúng


Đây là công cụ tốt nhất cho việc thúc đẩy danh tiếng của bạn và định vị bản thân dưới góc độ là một tác giả về một chủ đề cụ thể nào đó. Nói trước đám đông là một kỹ năng rất khó và cần được luyện tập nhiều mới thành thục được.

Do đó, bạn có thể bắt đầu bằng việc tập thuyết trình trước các đồng nghiệp hoặc với khách hàng trước khi nói về chính mình trong các hội thảo, sự kiện.

Tác giả sách, nhà diễn thuyết nổi tiếng Lily Walters đã từng nói: "Buổi thuyết trình của bạn thành công thế nào không phụ thuộc vào việc bạn truyền tải điều gì mà phụ thuộc vào việc thính giả nhận được gì". Vì vậy, tốt hơn hết, bạn hãy tập trung bàn về những chủ đề mà bạn am hiểu nhất hoặc đam mê với chúng để chắc chắn rằng bạn có thể nói chuyện một cách tự tin và cung cấp những nội dung hấp dẫn cho người nghe.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Hệ thống Nhận diện thương hiệu

Thiết kế Hệ thống nhận diện thương hiệu là sự diễn đạt bản sắc của một công ty bằng hình ảnh thông qua việc sử dụng văn từ và các biểu tượng. Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những yếu tố nhận biết cấu thành thương hiệu được thể hiện một cách đồng bộ, nhất quán tạo nên đặc điểm riêng giúp phân biệt thương hiệu đó với những thương hiệu khác.

Bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các chiến dịch marketing. Vì thế việc thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu là việc tiên quyết phải thực hiện trong các kế hoạch xây dựng thương hiệu công ty, sản phẩm. Với những doanh nghiệp hoạt động lâu năm mà hình ảnh thương hiệu chưa được khách hàng nhớ đến hoặc khi các doanh nghiệp muốn tạo sự đột phá mới trong kinh doanh thì việc tái thiết kế thương hiệu là rất cần thiết. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu mới sẽ tái tạo sức sống, kích thích nội lực của mỗi doanh nghiệp, khẳng định vị thế và sức mạnh khi cạnh tranh với đối thủ.

Các yếu tố cơ bản của Hệ thống nhận diện thương hiệu

1.   Bộ nhận diện thương hiệu văn phòng
1.1  Biểu tượng ( logo)
1.2  Câu khẩu hiệu (slogan)
1.3  Danh thiếp (Name card)
1.4  Giấy viết thư
1.5  Tiêu đề thư
1.6  Phòng bì thư
1.7  Hoá đơn
1.8  Thẻ nhân viên
1.9  Đồng phục nhân viên
2.    Bộ nhận diện thương hiệu trên sản phẩm
2.1  Thiết kế bao bì sản phẩm
2.2  Tem nhãn dán lên sản phẩm
2.3  Phiếu bảo hành
2.4  Quyển hướng dẫn sử dụng sản phẩm
3.    Bộ nhận diện sản phẩm ngoài trời
3.1  Biển hiệu công ty
3.2  Biển hiệu trước văn phòng
3.3  Biển hiệu đại lý
3.4  Biển quảng cáo
3.5  Băng rôn
3.6 Pano khổ lớn
4.    Bộ nhận diện thương hiệu marketing
4.1  Brochure
4.2  Catalogue / E-catalogue
4.3  Hồ sơ năng lực (profile)
4.4  Tờ rơi, tờ gấp
4.5  Website
4.6  Video quảng cáo

thiet ke nhan dien thuong hieu xi mang KAITO

Hệ thống nhận diện thương hiệu không thể thiếu để doanh nghiệp khẳng định sức mạnh.
tu van thuong hieu
Thương hiệu là yếu tố quan trọng bật nhất của một sản phẩm, dịch vụ…Khi chúng được truyền thông ra thị trường. Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu được nhận diện và công nhận của đông đảo người tiêu dùng. Một thương hiệu mạnh cần một hệ thống nhận diện thương hiệu độc đáo, nổi bật và có dấu ấn đặc trưng. Vậy hệ thống nhận diện thương hiệu là gì? Tại sao lại cần hệ thống nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp?
tu van thuong hieu onemore
Một thương hiệu được nhận diện qua một hệ thống hoàn hảo và sáng tạo không chỉ là có chức năng giới thiệu sự tồn tại của nó đối với một thị trường cụ thể gì mà còn qua đó quảng bá được những ưu điểm thế mạnh và những nét đặc trưng riêng biệt của thương hiệu đó đối với những sản phẩm cùng loại.

Tại sao cần hệ thống nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
Khẳng định sự tồn tại và sức mạnh
Doanh nghiệp tồn tại với một thương hiệu rõ ràng, minh bạch chính là lời khẳng định cho một sức mạnh và sự chuyên nghiệp. Với một thị trường rộng và nhiều đối thủ cạnh tranh, tìm được nét riêng trên thị trường là một thành công. Nét riêng của một hệ thống thương hiệu được nhận diện này sẽ giúp khách hàng nhận ra doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp này có những nét gì là khác với doanh nghiệp kia.
bo nhan dien thuong hieu
Tạo ưu thế trên thị trường
Một thương hiệu khi đã được nhận diện sẽ có một lợi thế nhất định trên thị trường. Việc đồng bộ giữa chất lượng sản phẩm và những phương tiện truyền thông quảng bá sẽ giúp khách hàng dễ dàng với những quyết định tiêu dùng của mình. Ngoài ra, sự tin tưởng của khách hàng đến từ thương hiệu còn bắt nguồn khi họ mặc nhiên trong suy nghĩ của mình với những kinh nghiệm chủ quan về xuất xứ của những sản phẩm thuộc cùng một doanh nghiệp trong quá khứ.

Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?
Hệ thống nhận diện của một thương hiệu là tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận với Khách hàng như: Thiết Kế Logo, slogan, name card, phong bì, kẹp file foldercatalogueprofile, túi xách, bao bì, tem nhãn mác; biển, băng rôn quảng cáo; các vật phẩm và ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo (Tờ rơi, poster, catalog, dây cờ, áo, mũ…); các phương tiện vận tải; bảng hiệu công ty; các loại ấn phẩm văn phòng; hệ thống phân phối, chuỗi các cửa hàng và các hình thức PR, sự kiện khác…
Đơn giản hơn, hệ thống nhận diện thương hiệu chính là những gì người tiêu dùng nhìn thấy, nghe thấy về thương hiệu ấy trong cuộc sống hàng ngày. Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc trưng doanh nghiệp mà còn nhắm đến việc tác động đến nhận thức, tạo cảm giác về quy mô của doanh nghiệp là lớn, tính chuyên nghiệp là cao của doanh nghiệp đối với khách hàng và công chúng. Ngoài ra đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì bổ sung trong bộ nhận diện thương hiệu là cung cách phục vụ khách hàng, thái độ phục vụ khách hàng, quy trình làm việc khoa học bài bản mang đậm bản sắc văn hoá của doanh nghiệp đó.
Tham khảo một số dự án thiết kế bộ Nhận diện thương hiệu do ToTa Việt Nam thiết kế.
————————————————————
Các tin liên quan
Tag: Thiết Kế Bộ Nhận Diện Thương HiệuThiết Kế Thương Hiệu, công ty thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu, tư vấn thương hiệu, Thiết Kế Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu, Thiet Ke Thuong Hieu, Nhận Diện Thương Hiệu, Thiet Ke Bo Nhan Dien Thuong Hieu, Công ty tư vấn thương hiệu. Thiết kế logo, thiết kế profile, thiết kế catalogue, thiết kế brochure, thiết kế website, thiết kế bao bì, logo thương hiệu, thiết kế logo thương hiệu.

One thought on “Nhận diện thương hiệu

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Tại sao hầu hết các thương hiệu đều chết

Cho dù thương hiệu của bạn thành công đến đâu thì có thể một ngày nào đó nó sẽ chết đi. Đó chính là dự báo của Jim Collins trong nghiên cứu của ông về sự tồn tại và mất đi của các thương hiệu trong nhóm Fortune 500.

Nghiên cứu này đã chỉ ra được khoảng 2.000 công ty xuất hiện trong danh sách Fortune 500 từ năm 1955. Tuy nhiên, tính đến nay thì số lượng công ty trong danh sách còn tồn tại chỉ còn là 71 công ty. Tỉ lệ "biến mất" là 86%.

Việc xuất hiện trong danh sách công ty hàng đầu Fortune 500 không không nói được điều gì, không đảm bảo điều gì cho khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Một số công ty khổng lồ ngày nay hầu như chưa xuất hiện trong năm 1955 - đó là các công ty công nghệ (Facebook, Google, Apple…), song một số công ty lừng lẫy một thời như Scott Paper, Zenith, Rubbermaid, Teledyne, Warner Lambert and Bethlehem Steel thì biến mất không để lại một dấu tích.

Ba mươi năm trước đây, Ames Department Stores và Wal-Mart có mô hình kinh doanh tương đồng và cùng phát triển rất nhanh. Nhưng đến nay thì Ames đã không còn tồn tại trong khi Wal-Mart trở thành nhà bán lẻ số 1 thế giới.



Mọi sản phẩm, dịch vụ, thị trường hay giải pháp đều dần trở nên lỗi thời nhưng điều này không có nghĩa là các công ty cung cấp những thứ này đều trở nên không cần thiết hay lỗi thời.

Cuộc sống vẫn tiếp diễn nhưng rất nhiều thương hiệu thì không. Có một điều mà bạn nên ghi nhớ là nếu bạn bị bó chặt vào những điều mà bạn đang làm, nơi mà bạn đang kinh doanh…thì điểm cuối cùng đang đón chờ các bạn chính là sự diệt vong. Một doanh nghiệp cần phải làm được nhiều hơn những điều này mới mong có thể tồn tại. Bài học lịch sử đã chỉ ra rằng nếu một doanh nghiệp không nghĩ xa hơn những gì họ đã làm thì họ đã không tồn tại được đến ngày nay.

Liệu công ty của bạn vẫn tồn tại sau 60 năm?
Nguồn: DNA
Đọc tiếp »