Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

7 cách nhận biết đối tác Nhật không đáng tin

Một trong những điều kiện quan trọng để mang lại thành công là được làm việc với đối tác đáng tin cậy.

Cho dù được giao dịch với một công ty có uy tín nhưng nếu gặp người phụ trách không đáng tin cậy thì công việc kinh doanh cũng không thể thành công như mong đợi. Chính vì vậy, việc cần thiết là vừa tiến hành thương lượng, vừa phải phán đoán đối tác là người đáng tin cậy hay không.

Nhìn từ những hành động khi đàm phán thương lượng, các chuyên gia Nhật đã thống kê một số đặc trưng của đối tác Nhật Bản không đáng tin. Nếu đối tác chỉ có một trong những điểm yếu trên thì không vấn đề gì. Nhưng bạn nên cân nhắc nếu họ có từ hai, ba điểm yếu trở lên.

Trong khi nói chuyện, hay nói chen ngang

Người Nhật Bản thường không giỏi tranh luận, vì họ cho rằng người lịch sự là những người “lắng nghe người nói từ đầu đến cuối,, hiểu cảm xúc của người nói, cảm thông với họ”. Với những đối tác không hiểu được lễ nghi đó thì chắc chắn họ không chỉ không nghĩ đến đối phương mà còn coi ý kiến của bản thân là quan trọng hơn cả.

Đối với việc gì cũng nói “Tôi có thể”

Đặc biệt đối với nhân viên bán hàng, sẽ có nhiều người có xu hướng không bao giờ nói “Tôi không thể làm được” chỉ để có được hợp đồng. Chắc chắn có nhiều người muốn đặt niềm tin vào những đối tác tự tin khẳng định “Tôi có thể làm được” trước những nguyện vọng được đưa ra. 

Nhưng nếu cái gì cũng nói “Tôi có thể làm được” thì chẳng phải thật nguy hiểm khi tin tưởng những người như vậy hay sao. Bởi kết quả sau khi hoàn thành của những người như vậy thường rất thấp.

Bạn hãy tin tưởng đối tác một khi họ nói rõ ràng cái gì làm được cái gì không và luôn cố gắng xác nhận cẩn thận những điều kiện cần thiết để hoàn thành tốt.

Không nói “Tôi không biết”

Đừng tin tưởng những người luôn trả lời “Tôi biết” với tất cả những câu hỏi ở các lĩnh vực khác nhau. Tất nhiên, cũng có nhiều người sở hữu khối tri thức phong phú nhưng khi được hỏi rộng hơn thông thường sẽ có những trường hợp trả lời biết hoặc không biết cụ thể. Với những người lúc nào cũng trả lời “Tôi biết” đa phần họ còn không biết đến lĩnh vực mà cần phải đưa ra tư vấn. 

Nếu bạn nghe theo tư vấn từ những người này, xác suất thất bại còn cao hơn nhiều. Và cũng chỉ những người này sẽ đưa ra nhận xét “Tôi đã nghĩ là sẽ thất bại” khi biết được kết quả.

Khi thảo luận, nói to thể hiện sự phấn khởi.

Người Nhật Bản là những người điều khiển cảm xúc khá tốt, trong bất kỳ tình huống nào họ đều được dạy rằng cần phải làm thế nào để bình tĩnh nói chuyện mới thể hiện sự trưởng thành về tinh thần. Mặc dù luôn được giáo dục như vậy nhưng vẫn có nhiều người không thể suy nghĩ và quyết định đúng đắn khi bị chi phối bởi cảm xúc.

Dùng nhiều lần từ “marketing”

Trong tiếng Nhật cũng có thuật ngữ “marketing”. Nhưng đó không phải là từ tiếng Nhật thích hợp bởi nó mang ý nghĩa rất rộng. Nó có thể được sử dụng với nhiều ý nghĩa trong khảo sát, phân tích, kế hoạch cho một sản phẩm thậm chí dùng khi nói đến chiến lược kinh doanh. 

Phần nhiều những người sử dụng thuật ngữ rộng như “marketing” với mục đích che giấu sự nông cạn về kiến thức của bản thân.

Trả lời câu hỏi dài dòng

Những người như vậy đa phần là người không hiểu suy nghĩ của đối phương. Nếu họ đã không hiểu cái bạn đang muốn biết thì thường bạn sẽ chỉ nhận được những thông tin không có giá trị với bạn trong những câu chuyện dài dòng. Thậm chí, họ còn không trả lời phần bạn muốn hỏi.

Tất nhiên, cũng có những trường hợp bạn nhận được câu trả lời dài với rất nhiều thông tin bổ sung hữu ích, như vậy đối phương là người hiểu ý bạn và có sự quan sát tinh tế. Đó quả thực là người xuất sắc mà bạn nên hợp tác.

Nói chuyện với tốc độ nhanh

Người ta vẫn đánh giá những người nói nhanh là người tư duy nhanh nhạy. Nhưng tư duy nhanh nhạy đến đâu mà không truyền đạt chính xác đến đối phương thì cũng không có ý nghĩa gì cả. 

Những người chọn lọc ngôn từ để bạn hiểu hoàn toàn nội dung, nói chuyện dễ nghe là những đối tác kinh doanh giỏi và phù hợp với lối suy nghĩ của bạn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét