Trên thế giới có 3 loại người: người may mắn, người xui xẻo và bình thường. Ai cũng muốn là người may mắn, nhưng không phải ai cũng được như thế. Nhưng nếu biết cách, bạn sẽ là người may mắn.
GS Richard Wiseman, ĐH Hertfordshire (Anh) đã làm một cuộc nghiên cứu cực kì công phu trên 400 người từ 18-84 tuổi trong suốt hơn 10 năm, để tìm hiểu về quy luật may mắn của con người.
Qua nghiên cứu này, ông đã rút ra được khá nhiều điều lý thú và hữu ích cho tất cả mọi người muốn mình trở nên may mắn hơn.
Cuộc sống là một trò chơi tìm kiếm
Trong một cuộc thí nghiệm, GS Wiseman đưa cho người may mắn và xui xẻo 2 tờ báo và hỏi họ: “Hãy tìm cho tôi có bao nhiêu tấm hình trong tờ báo này?” Người xui xẻo mất 2 phút, trong khi người may mắn chỉ mất có vài giây. Tại sao lại như vậy?
Vì ở ngay trang 2 của tờ báo có một dòng chú thích: “Đừng tìm nữa, tờ báo này có 43 tấm hình”. Cuộc thí nghiệm được làm lại nhiều lần và người xui xẻo chẳng bao giờ nhìn ra dòng chữ ấy.
Bài học rút ra là: người xui xẻo đã bỏ lỡ cơ hội vì họ quá bận rộn, quá tập trung vào những gì đang làm. Trong khi đó, người may mắn luôn biết nhận ra những gì khác biệt hơn là những gì họ tìm kiếm.
May mắn thường gõ cửa những người luôn sáng tạo và luôn biết cách làm mới mình, làm mới môi trường xung quanh mình.
Nếu ví sự may mắn là trái táo và môi trường quanh bạn là một vườn táo. Hàng ngày, bạn chỉ cứ hái mãi ở một vườn, càng ngày bạn sẽ càng khó tìm thấy, vì táo ít đi từng ngày.
Nhưng nếu bạn sang một vườn táo mới, xác suất hái được táo của bạn sẽ tăng lên đột ngột. Đó chính là sự may mắn!
Biết là mình may mắn
Sở dĩ GS Wiseman chia ra làm hai loại người: may mắn và không may mắn vì… chính họ đã tự nhận mình là như vậy. Cùng một sự việc, người may mắn và xui xẻo có thể nhìn dưới 2 khía cạnh khác hẳn nhau.
Cũng như một đội tuyển tham dự Olympic vậy, năm nay họ thi đấu chỉ đoạt huy chương đồng, sang năm, họ tập luyện chăm chỉ hơn và rồi đạt huy chương bạc. Nhưng bạn hãy thử đoán xem, lúc nào họ vui hơn?
Khi đoạt huy chương bạc, họ cảm thấy xui xẻo vì chỉ còn một chút nữa thôi là họ có thể làm được điều tốt nhất. Còn khi chỉ đoạt huy chương đồng, họ lại thấy may mắn, vì nếu họ không cố gắng dù chỉ là một chút nữa thôi thì họ đã không có gì cả.
Các nhà nghiên cứu gọi đây là hiện tượng suy nghĩ “phản thực” (counter-factual). Những người may mắn là người biết biến sự xui xẻo thành cảm giác may mắn.
Trong một thí nghiệm khác, GS Wiseman đặt ra trường hợp rằng: một ngày bạn vào nhà băng, thế rồi bất chợt bọn cướp xuất hiện, chúng bắn bừa một viên đạn thế nào lại trúng vào vai bạn. Quan điểm của người xui xẻo là: “Ôi trời, sao tôi xui xẻo đến thế. Đến nhà băng ngày nào không đến, lại đến đúng ngày có cướp viếng, đã thế lại bị tai bay đạn lạc”.
Trong khi đó, quan điểm của người may mắn là: “Ôi may quá! Đạn chỉ trúng vào vai mà không vào đầu mình”!
Chính quan điểm ấy giúp họ có một cuộc sống tràn đầy tự tin và hy vọng. Họ luôn lạc quan ngay cả khi khó khăn nhất.
Luyện để trở thành người may mắn
Mục đích của nghiên cứu này là rút ra những kinh nghiệm và thói quen có thể giúp chúng ta tìm thấy nhiều sự may mắn hơn.
GS Wiseman tổ chức một cuộc trao đổi giữa hai nhóm người. Những người may mắn sẽ nói về cách họ suy nghĩ, cảm nhận về cuộc sống, cách họ tìm kiếm may mắn, phá vỡ các thói quen và giải quyết những xui xẻo.
Những người xui xẻo được giao nhiệm vụ là hãy thay đổi một số thói quen, lối sống. Sau đó chỉ một tháng, những kết quả báo lại thật bất ngờ: 80% số người xui xẻo đã cảm thấy sống tốt hơn, vui vẻ hơn và may mắn hơn.
Piper, một người thuộc nhóm xui xẻo nói: “Tôi đã tự lập ra một số sở thích và thói quen bất chấp những hạn chế của mình. Ví dụ như vào các sáng thứ 7, tôi rất muốn đi câu, vì vướng chuyện học lại thôi.
Nhưng lúc đó, tôi vẫn cứ đi câu bất chấp vẫn còn một đống bài ở nhà. Trong khi câu cá, chúng tôi đã trao đổi cùng nhau về bài luận, tôi đã nhận ra khá nhiều điều lý thú và tôi đã có một bài luận điểm A”.
Alesadra nói: “Tuần trước, tôi thấy có một cái váy rất đẹp, nhưng không mua. Hôm sau tôi quay lại để mua thì người ta đã bán mất. Nếu là trước đây, tôi sẽ thất vọng, buồn rầu mà đi về. Nhưng sau khi đi một vòng, tôi lại tìm được một cái khác đẹp hơn và còn rẻ hơn thế. Thật là may mắn”!
Có lẽ, may mắn hay xui xẻo cũng chỉ là một khái niệm trìu tượng và do quan điểm của mỗi chúng ta. Vậy là bài học rút ra ở đây thật sự chẳng có gì cao siêu cả.
Nếu bạn muốn là người may mắn, hãy tự xếp hạng mình là người “số đỏ”. Hãy luôn suy nghĩ tích cực, rằng những may mắn đến với bạn là do bạn xứng đáng được hưởng, còn những xui xẻo chẳng qua là những thử thách giúp chúng ta cứng cỏi hơn mà thôi.
Hãy nhớ rằng: “Khi một cánh cửa sập lại với bạn, chắc chắn sẽ có 5, 7 cánh cửa khác trải thảm đỏ đón bạn”!
Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giới thiệu về tôi
Archive
-
▼
2016
(233)
-
▼
tháng 2
(55)
- Nút phản hồi trên Facebook - cuộc chơi mới cho các...
- Chuyên gia tư vấn thương hiệu: Marketer giỏi đâu n...
- Báo cáo hiệu quả hoạt động trên Mạng xã hội và 5 đ...
- 5 mục tiêu của hoạt động truyền thông quảng bá
- 30 câu hỏi bạn phải sẵn sàng trả lời khi đi xin việc
- Nên chú trọng doanh số hay năng lực của nhân viên ...
- Làm gì khi nhân viên có dấu hiệu bất mãn về công ty?
- Nhảy việc từ công ty lớn sang công ty nhỏ, năm mới...
- Đặc tính của người Việt qua nhận xét của Viện Nghi...
- Tư duy khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại
- Áp dụng quy luật 80-20 trong chiến lược Content Ma...
- Lời chúc tết hay của BT. Thăng
- Người bán hàng xuất sắc (Rainmaker) thực hiện việc...
- Đánh giá hiệu quả thương hiệu kỹ thuật số
- 5 bước xây dựng thương hiệu cá nhân vững chắc
- 9 Kỹ năng để thuyết phục thành công như Steve Jobs
- NHỮNG XU HƯỚNG THIẾT KẾ WEBSITE NỔI BẬT NHẤT NĂM 2016
- CÁCH VIẾT MỘT BÀI ĐÁNH GIÁ, REVIEW SẢN PHẨM CHẤT L...
- 10 XU HƯỚNG DIGITAL MARKETING MÀ CÁC MARKETER NÊN ...
- 101 WEBSITE HỮU ÍCH NHẤT BẠN KHÔNG THỂ CHỐI TỪ
- 25 TIPS TỐI ƯU HÓA CHUYỂN ĐỔI LANDING PAGE TIẾP TH...
- Làm sao để trở thành triệu phú thời gian?
- Enhanced Commerce reports – Đơn giản là không thể ...
- Tối ưu chiến dịch trên Display Ads: Khó hay không?
- 5 phương pháp cơ bản trong nghiên cứu thị trường
- 8 sai lầm mà nhiều công ty mắc phải dẫn tới tình t...
- Inbound Marketing là gì?
- Chiến lược Forum Seeding hiệu quả
- 6 sai lầm giết chết chiến lược Content marketing c...
- Content marketing chỉ là bình mới rượu cũ
- Bài học kinh doanh "Bán cua, cân luôn Dây hay bán ...
- Khám phá những “lối mòn tư duy” dẫn dắt hành vi mu...
- 11 quảng cáo bằng QR code thất bại
- Những điều cần lưu ý khi marketing bằng các dịch v...
- 10 lời khuyên khi sử dụng một công cụ marketing
- 15 kỹ năng Làm Marketing chuyên nghiệp
- 13 thống kê ấn tượng về UX
- THUẬT NGỮ EMAIL MARKETING CẦN BIẾT
- Huy động vốn từ kinh doanh
- Điểm yếu của UniGolf
- 5 câu hỏi cần có khi bạn làm content marketing
- Xếp khách hàng vào 9 nhóm sau, dân Sales sẽ chốt d...
- Mọi Thứ Bạn Cần Biết Về A/B Testing
- Quảng cáo Facebook Lead: Tích hợp với Desktop, Car...
- 13 Xu Hướng Digital Trong Năm 2016 Tại Việt Nam
- Nhu cầu thị trường Tết online Bính Thân 2016
- 5 Câu thông minh mà khách hàng muốn nghe từ bạn
- 2 chữ "Chuyên Nghiệp"
- Chiến lược giá luôn luôn là chiến lược tốn kém nhất
- 2 Căn Bệnh khiến doanh nghiệp Việt Nam kém hấp dẫn...
- Hội Chứng Missing Tile
- 7 lưu ý để tiếp thị đúng đối tượng
- Học cách để gặp "MAY MẮN"
- Dễ kiếm việc làm Sale nhưng khó có người thành côn...
- Điều khiển người làm thuê bằng "cây gậy và củ cà rốt"
-
▼
tháng 2
(55)
Labels
- aeon
- ban-hang
- behavior
- bloger
- brand
- content
- creative
- customer
- dau-tu
- design
- digital
- economy
- english
- excellent-advertise
- experience
- google-adwords
- guideline
- idea
- influencer
- ke-chuyen-thanh-cong
- kien-thuc-khac
- kinh-doanh
- kols
- ky-nang
- landing-page
- manage
- marketer
- marketing
- mmo-youtube
- mo-hinh-quan-tri
- opening
- phuong-tho
- plan-marketing
- pr
- quan-ly-nhan-vien
- quy-luat
- research
- sai-lam
- sales
- start-up
- statistics
- tam-ly
- thau-hieu
- tiep-thi-ban-than
- tinh-huong
- tip
- tp.marketing
- traditional
- trend
- tuyen-dung
- ui-ux
- unigolf
- video
- web-hay
- what-english
- xin-viec
- xu-phat-khen-thuong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét