Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

10 số liệu "sống còn" trong Internet Marketing (P1)

Đo lường trong marketing là một yếu tố khoa học, hơn là cảm tính . Với nhiều chủ doanh nghiệp , marketing là một chi phí không cần thiết , một cái gì đó chỉ đầu tư khi mà ngân sách đủ dư thừa để chi trả . Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi vì lợi nhuận thu về ( ROI) từ marketing , trong nhiều trường hợp là không thể đoán trước.
 Quảng cáo của bạn có thể là 1 chiến dịch thành công vang dội , thu hút hàng ngàn lượng khách hàng mới quan tâm , hoặc cũng có thể nó chỉ làm lãng phí thời gian và tiền bạc.

Vậy bạn cần gì để không phải “ mạo hiểm “ trong các chiến dịch Online Marketing ? Đó chính là các thống kê số liệu . Số liệu chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc để vượt qua rào cản “ nên hay không nên đầu tư “ ? Nếu bạn là người mới vào nghề hay bạn cần xem lại chiến lược marketing của mình , hãy chắc chắn là bạn đã hiểu rõ về 10 số liệu sau đây :

1. Total visit

Total visit hay chính là tổng lượt truy cập vào website của bạn . Điều đương nhiên, trang web chính của bạn là mục tiêu chính để thu hút khách hàng mục tiêu cũng như khách hàng tiềm năng .Số liệu tổng lượt truy cập hàng ngày, hàng tuần , hàng tháng vào website chính của bạn là điều không thể thiếu . Tuy nhiên nếu bạn có các landing page vệ tinh hoặc bất kì một trang đích nào đó ( để chạy PPC ( pay-per-click : trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột ) v.vvv) thì bạn cũng cần phải đo lường tổng số lượt khách hàng truy cập đến các nơi đó.

Đo lường tổng lượt khách truy cập  sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh tổng quan ý tưởng để thực hiện các chiến dịch quảng cáo của mình.

2. New session

Đây là 1 số liệu trong Google Analytics , tạm dịch là “ Phiên mới “ , tổng số lượt phiên mới sẽ nói cho bạn biết bạn có bao nhiêu lượt truy cập từ khách hàng mới và bao nhiêu lượt truy cập từ khách hàng cũ. Đó là một thước đo tốt bởi vì nó sẽ thể hiện website của bạn có đủ hấp dẫn để thu hút nguồn khách hàng cũ cũng như độ hiệu quả của website trong việc tiếp cận cộng đồng .


Ví dụ , nếu bạn đang thay đổi cơ cấu hoặc nội dung trang web của bạn và lượng khách hàng cũ so với lượng khách hàng mới giảm , đó có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng website của bạn đang mất đi tính hiệu quả trong việc xây dựng nguồn khách hàng trung thành.

3. Channel - Specific Traffic

Hay còn được gọi là lưu lượng từ kênh cụ thể . Số liệu này được tìm thấy ở phần “ Acquisition” ( Sức thu hút ) trong Google Analytics , Điều này đặc biệt hữu ích cho một chiến dịch digital marketing toàn diện bởi vì “ total visit” không thể cung cấp cho bạn dấu hiệu kênh nào nổi trội hơn kênh nào . Bốn kênh chính mà bạn cần phải để ý chính là :
  • “Direct” : Cho bạn biết có bao nhiêu người truy cập website của bạn 1 cách trực tiếp
  • “Referrals” : Khách truy cập thông qua các external links từ website khác
  • “Organic” : Khách truy cập website thông qua các truy vấn tìm kiếm
  • “Social” : Khách truy cập thông qua social media . Đây là một cách tuyệt vời để đánh giá những điểm mạnh của SEO , Social media marketing , content marketing , và các chiến dịch tiếp thị truyền thống.

channel

4. Bounce Rate ( Tỉ lệ thoát trang )

Tỉ lệ thoát trang sẽ cho bạn biết tỉ lệ khách hàng truy cập vào website của bạn và thoát ra luôn mà không thực hiện thêm 1 hành vi nào khác ( Ví dụ : Đăng ký mua hàng, xem bài viết khác, v.vvv ) . Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giao diện website , content ,v..v .

Hầu hết mọi người đều muốn tỉ lệ bounce rate giảm đến mức thấp nhất có thể bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc khách hàng đang thực sự quan tâm đến website của bạn , và khi họ ở trên trang của bạn càng lâu thì tỉ lệ chuyển đổi sang việc thực hiện các hành động có nghĩa ( đăng ký mua hàng , đăng ký thành viên , xem các sản phẩm khác, v.vv) càng cao.


bouncerate

5. Total conversions ( Tổng số chuyển đổi )

Tổng số chuyển đổi là một trong những số liệu quan trọng nhất để đo lường khả năng sinh lời trong các nỗ lực làm marketing tổng thể . Có thể thống kê được tỉ lệ chuyển đổi này bằng nhiều cách ( ví dụ : form đặt hàng  ,  đơn hàng , form để lại lời nhắn , v.vvv )

Bạn có thể đo lường được sự chuyển đổi trên site một cách trực tiếp , tùy thuộc vào cách mà nó được xây dựng , hoặc bạn có thể thiết lập một mục tiêu trong Google Analytics để theo dõi tiến trình của bạn. Số lượng chuyển đổi thấp có thể là do kết quả của việc giao diện thiết kế web xấu , dịch vụ kém , hoặc những thứ khác khiến khách hàng không thích

conversion

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét