Hiển thị các bài đăng có nhãn phuong-tho. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phuong-tho. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

phuong tho 4

Những bản tin đáng ngại trong thời gian qua. Đầu tiên đó là Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy môn học Chủ nghĩa Marx-Lenin này. Nhưng khó mà tồn tại được. Nhiều giảng viên ĐH Kinh tại TP.HCM cũng bác bỏ quan điểm đưa môn học Chủ nghĩa Marx-Lenin vào Đại học Fulbright, vì nó không còn thích hợp nữa, thế giới người ta đã vứt nó vào sọt rác từ lâu, thậm chí nhiều nước cấm và bắt bỏ tù những ai tuyên truyền môn học này, và hãy trả lại nó cho nước Liên-Xô đã tan rã trước đây. VN là quốc gia có chủ quyền có tổ tiên là Đức Vua Hùng, Bà Trưng, Bà Triệu, có thể theo chủ nghĩa dân tộc thay vì cứ bám vào cái chủ nghĩa ngoại lai kia.
Chuyện đáng ngại thứ hai là các quan chức của Bộ TN&MT khuyến khích người dân tắm biển ăn hải sản tôm cá trở lại vùng, và ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định "Người dân Miền trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn". Và bộ này còn nói đã có các nhà khoa học Mỹ, Nhật, Âu châu tham ra thẩm định điều tra.
Một lần nữa tôi bác bỏ quan điểm này, đó là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ -- John Forbes Kerry trước đấy có đề nghị giúp đỡ chính quyền VN là sẽ cử những nhà khoa học giỏi nhất của Mỹ sang giúp đỡ để khác phục hậu quả môi sinh Formosa Hà Tĩnh gây ra 4 tỉnh ven biển Miền Trung, tuy nhiên phía VN từ chối lời đề nghị này, đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành ngoại giao Mỹ duy nhất bị một tiểu quốc VN hạ thấp người Mỹ gây mất mặt cho John Kerry. Đó là bởi vì xưa nay trên thế giới, các vụ thảm họa môi trường độc hại thì các chính phủ các nước chỉ cầu cứu Mỹ giúp đỡ trước thì Mỹ mới gật đầu tích cực giúp đỡ về tiền bạc lẫn khoa học.
Ngay cả thảm họa động đất và sóng thần Tōhoku 2011, gây thảm họa môi trường rất nặng nề kể cả rò rỉ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, II, thì chính phủ Nhật cũng đã yêu cầu đồng minh là Mỹ giúp đỡ khẩn cấp. Chính phủ Mỹ cũng lập tức cử các chuyên gia hóa sinh, và năng lượng vật lý hạt nhân, và các nhà khoa học tới hỗ trợ Nhật, kể cả cũng cấp và gửi các thiết bị cứu hộ cho Nhật,...kể cả thảm họa ô nhiễm biển Nhật Bản.
Cho nên, mới đây cái đám người của Bộ TN&MT, và cấp ban bộ khác nói úp mở tuyên truyền rằng có các nhà khoa học Mỹ tham gia việc đánh giá thảm họa môi trường biển Miền Trung VN, đó là tin vịt, chính quyền Mỹ bác bỏ chuyện này, nếu muốn nói như vậy thì yêu câu phía VN hãy nêu danh tánh các nhà khoa học Mỹ đó ra. Bởi vì chính phủ Mỹ chưa nhận được đề nghị trợ giúp nào từ phía VN yêu cầu và phía VN còn từ chối.
Người Mỹ luôn yêu mến và luôn dành những tình cảm lớn lao đối vơi mọi tầng lớp người dân VN hiếu khách, hiền hòa, và luôn mong muốn giúp đỡ khẩn cấp bất cứ yêu cầu nào về thảm họa môi trường hay biến đổi khí hậu không may xẩy ra, nếu phía VN yêu cầu trợ giúp, nhưng không dành cho đám quan chức háo danh, mị dân, coi thường tính mạng người dân khi nhiều lần xúi dại người dân ăn cá, tắm biển, thậm chí là nuôi trồng thủy hải sản tôm cá, nếu cá lại chết, hoặc bán không được thì cái đám người Bộ TN&MT nó có đền cho người dân không hay rút kinh nghiệm huề cả làng.
Tôi thì mỉa mai cái đám người bất tài vô năng lực của Bộ TN&MT, vì trách nhiệm của họ lơ là khi để lọt và thẩm định sai khi để Formosa Hà Tĩnh xả thải, thay vì người ta nên giải tán hết cái Bộ TN&MT vì để quá nhiều tai tiếng, không chỉ Formosa Hà Tĩnh mà còn nhiều dự án khác gây ô nhiễm môi sinh nặng nề. Họ chỉ để xẩy ra hậu quả rồi mới bàn kế hoạch khắc phục thì người ta tự hỏi có cần đóng thuế nuôi những ban bộ như Bộ TN&MT đó hay không?
Đọc tiếp »

phuong tho 3

Ôi thôi, nó không nằm dự đoán của nhiều người là trong bài báo cải chính của NHNN với lời tựa: "Giật mình với mục tiêu giảm lãi suất cho vay". Nguồn: vneconomy.vn/…/giat-minh-voi-muc-tieu-giam-lai-suat-cho-vay…
Có lẽ người nhà của cái NHNN và cái đám nguòi bên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, rồi Bộ Công Thương nữa. Nhất là người nhà của NHNN họ sẽ nhanh chóng đích chính lại thôi, vì trong đầu có biết gì về "phân tích thị trường". Không tính về nợ công nó áp lực lên các khoản vay nữa, mà ở đây tôi phân tích vài yếu tố mà người ta hay bỏ sót đến giật mình. Đó là vì hiện nay các mức lãi suất các khối kinh tế lớn như Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Vương quốc Anh,...xuống thấp, đó là bởi vì tác động của giá dầu thô xuống thấp, nó chỉ bằng phân nữa giá trước đây, nên cũng kéo giá hàng hóa xuống thấp, và lạm phát cũng thấp đi. Vậy mà cái lãi suất cho vay ở VN thì đi từ thương mại có lẽ nó trên 12% - 14%, còn nếu tính từ đây đến năm 2021 tôi e rằng cái nhãn mác "Ngân hàng Nhà nước" không biết nó có tồn tại hay không mà người ta đổi lại cái tên Ngân hàng Trung ương Việt Nam, viết tắt là BoV cũng có thể.
Trước đấy, về hồ sơ vay lãi, hãy nhớ rằng đối với ở Mỹ, ngay cả tỷ lệ cho vay chính, tức là tính mức trung bình của lãi, nó được tính vào các khoản vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại cho vay ra mà các công ty, doanh nghiệp, các hộ gia đình phải trả lãi hiện nay là mức thấp kỷ lục 3,5%. Nếu tính mức trung bình từ giai đoạn năm 1950 - 2016 -- khi nền kinh tế Mỹ vẫn là bá chủ của thế giới thì mức lãi suất vay ra đó treo ở 6,71%, còn nếu tính giai đoạn từ năm 1989 - 2016 -- mức lãi vay cho vay này duy trì ở mức trên 5,5% đấy nhé. Còn lãi suất ta hay đề cập hàng ngày là lãi Federal Funds Rate độc giả xem thêm trên trang chủ của FED để tập làm quen dần và sau này đừng bị những ông/bà ở ban bộ và cả cái NHNN VN định hướng, dẫn dắt nữa. Link: fred.stlouisfed.org/series/FEDFUNDS
Hiện nay ngay cả nước Nga, tuy kinh tế phụ thuộc vào dầu khí khai thác quặng kim loại, nhưng với diện tích lớn nhất thế giới, mỗi ngày Nga có thể múc lên 9,7 triệu thùng dầu thô bán ra thị trường mỗi ngày, nước Nga cũng không đến nỗi tồi về công nghệ, thậm chí là có nền khoa học công nghệ chế tạo thiết bị nặng khá hơn gấp ngàn lần VN, vậy mà lãi suất của họ cho vay ra hiện nay còn ở mức 12,79%, mức thấp nhất chỉ vào 7,90% vào tháng 7/2011, khi đó khối dự trữ ngoại tệ của Nga duy trì trên mức 520 tỷ $ (hiện nay chỉ còn 394 tỷ $), VN thì không được vậy, nợ tăng, doanh nghiệp phất lên chủ yếu là đi từ lĩnh vực tài nguyên đất đai nhà cửa, bất động sản, còn đi từ lĩnh vực khác thì hết biết, chỉ biết là TQ nó dắt mũi đi đâu thì đi đó vì thói thích lệ thuộc nghiện hàng rẻ, nên không nghĩ đến sáng tạo nữa.
Thậm chí Australia hiện nay lãi cho vay ra đã là 8,70% (mức thấp nhất là 8,10% trong tháng Giêng năm 2002), Singapore là 5,35% (mức thấp nhất 5,30% trong tháng 10/2001). Đối với lãi suất cơ bản tại Australia, gọi là tỷ giá chính thức tiền mặt (OCR) duy trì ở mức 1,50% (thấp nhất mà lịch sử Ngân hàng Dự trữ Úc - RBA, áp dụng). Trong khi Singapore lãi huy động là 0,37%,...
VN thì chưa được vậy, nếu không biết mai này ra sao, hay lại đi theo hố nợ như xứ Hi Lạp, Venezuela, Argentina, Brasil,... thì lãi suất có lẽ không được vậy, mà nó bốc lên trời mấy trăm phần trăm cũng có,… nên đừng có vẽ ra cái đường thẳng mà ném vào đó để cho thiên hạ trông mong rồi đến đúng hết nhiệm kỳ đáp cánh an toàn như họ định ra đến năm 2021 và hết còn trách nhiệm với lời nói và kế hoạch nữa, và ông/bà khác lên thây cũng y như vậy, tức họ nghĩ người dân VN là con lừa nên dễ lừa họ.
Đối với định chế Ngân hàng Trung ương Mỹ -- bà Janet Yellen -- Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, gọi FED, cũng là Chủ tịch của FOMC (nhiệm kỳ rời ghế là kéo dài đến ngày 03/2/2018 mà thôi). Trong suốt nhiệm kỳ của bà, thì chẳng bao giờ bà hứa hẹn là đưa mục tiêu lãi suất phải như thế này thế kia theo đúng chỉ tiêu đề ra, mà bà Janet Yellen chỉ nhấn mạnh về chính sách lạm phát và tình trạng thất nghiệp của người dân Mỹ, để quyết định tăng/giảm lãi suất, có nghĩa là bà thiên về chính sách tiền tệ mở rộng (expansionary monetary policy) và giữ lãi suất ở mức thấp nhằm tạo tối đa việc làm cho công chúng để nâng mức sống và mức tiêu dùng người dân mà thôi,...nhưng nếu kinh tế Mỹ bị biến động 1 hoặc 2 quý thì FED buộc phải tăng/giảm lãi suất để đáp ứng mọi tình huống ngay hiện tại chứ đâu phải hứa hẹn đến năm 2021 lãi suất như thế này thế kia được.
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đã gần 10 năm, kể từ năm 2007-2008, Cục Dự trữ Liên bang đã phát hiện và sáng chế phổ biến ra rằng, đó là họ nói rằng "một nền kinh tế lành mạnh các chức năng tốt nhất của nó với mục tiêu lạm phát lý tưởng là 2% (đối với tỷ lệ lạm phát lõi - for the core inflation rate)". Tức là nó là lý tưởng để người ta cho vay ra ở mục tiêu 4% - 5% như NHNN VN chỉ thị và áp dụng háo danh khi học thiên hạ (còn lãi Federal Funds Rate ở mục tiêu lý tưởng 1,25%, 1,75%, 2,50%,...
Tôi thì hay nghi ngờ quan chức VN đang cố bắt chước chính sách của FED, hoặc ông quan cao cấp nhất của hệ thống NHNN nhìn trộm được tài liệu của FED thì lấy đó làm tài liệu quý mà thi hành cho VN thì hết biết được.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

phương thơ 3

Trong bài báo: "Ngân hàng Nhà nước trước mục tiêu lý tưởng". Nguồn:vneconomy.vn/…/ngan-hang-nha-nuoc-truoc-muc-tieu-ly-tuong-2…, tức là vẫn là chỉ tiêu đề ra để ném vào đó một gì đó kỳ vọng trong tương lai mà người còn mù tịt về nó.

Trên thế giới có lẽ chỉ còn lại một nơi lạc hậu và duy ý chí, lãnh đạo thì tham vọng đủ thứ nhưng thực lực lại không có, lại mơ chuyện vượt mọi tầm hiểu hiểu biết của họ. Có lẽ họ bị mất phương hướng và mất kiểm soát điều hành từ kinh tế cho đến chính sách điều hành của hệ thống ngân hàng nhà nước.

Trước hết, VN muốn có được mức lãi suất thấp hợp lý là từ nay cho đến hết nhiệm kỳ của ông Thống đốc NHNN -- Lê Minh Hưng, đặt ra cho nhiệm kỳ 2016-2021 -- vay vốn lãi suất bình quân tại các ngân hàng ở VN chỉ còn 5%/năm.

Muốn có lãi suất như vậy thì không khó, thậm chí là thấp hơn, đó là VN nên phát hành đơn vị tiền tệ mới, và xù nợ quốc tế lẫn người dân để các gánh nợ công bị xì xuống. Đó là chuyện nói cho vui.

Có lẽ để có mức lãi suất 5% đến giai đoạn 2021, thì ngay bây giờ thì chính phủ VN phải nghĩ đến chuyện là cắt giảm chi tiêu để giảm gánh nặng nợ nần của họ xuống được mức hợp lý 25% - 30% thì dễ dàng tự định đoạt được lãi suất thấp thôi. Kể cả lãi vay trong nước và nước ngoài. Vì lãi vay quốc tế đắt thì lãi vay trong nước cũng phải tăng lên để trang trải chi phí. Nếu chính phủ và ngân hàng nhà nước hỗ trợ lãi vay thấp thì họ đang in tiền làm tăng nợ chứ làm gì mà muốn lãi suất thấp là có ngay nó không phải dễ dàng gì.

Hãy nhớ rằng, những nước có tỷ lệ nợ công cao và nguy cơ vỡ nợ thì lãi suất luôn treo ở trên cao, vì họ phải trang trải chi phí vay do chính phủ của họ mắc nợ gây ra. Thí dụ đối với Argentina -- Ngân hàng Trung ương Argentina (Banco Central de la República Argentina, BCRA) họ ấn định lãi suất cơ bản ở mức 29,25%, nhưng lãi suất mà các ngân hàng cho vay ra bứt neo hết còn kiểm soát, tất nhiên nó phải cao hơn 29,25%, Venezuela thì ở mức 21,54% (lãi vay ngân hàng cho vay ra thì cũng hết còn kiểm soát). Ukraina (15,50%), Brazil thì lãi suất cơ bản do Banco Central do Brasil (BACEN) tức là ngân hàng trung ương Brazil ấn định mức 14,25%, trong khi lãi suất cho vay leo lên đến 71,43%.

Các nước phát hành tờ giấy bạc đồng EUR thì vay nhẹ lãi dù rằng họ thi hành lãi suất âm. Cụ thể tỷ lệ tái cấp vốn chuẩn mà ECB ấn định ở mức 0%, lãi suất huy động ở mức âm tiêu cực -0,4%, và lãi suất cho vay 0,25%. Nước Đức cho người dân và doanh nghiệp vay thương mại ở mức 2,61%, Pháp là 1,89%, nhưng Hi Lạp thì các ngân hàng cho vay ra ở mức cao nhất lên đến 5,29%, vì nước này mắc nợ quá lớn lên nó chi phối luôn các khoản vay trong nước. VN cũng không khá hơn, nếu không giảm nợ công xuống thì đừng nghĩ đến chuyện giảm lãi.

Lý do nếu chính phủ và NHNN VN chỉ thị các ngân hàng thương mại hạ lãi suất thấp, thì ai biết được cả người nhà của chính phủ lẫn ngân hàng nhà nước và cả các doanh nghiệp quốc doanh họ sẽ nhảy vô chộp ngay cơ hội lãi vay thấp đó để vay đảo nợ vay thanh toán lãi suất cao họ đã vay quốc tế trước đây thì ai chịu trách nhiệm các khoản huy động ký thác thấp của công chúng mà nó còn nguyên vẹn khi ngân hàng cho vay ra nó không còn dùng cho mục đích đầu tư mà lại dùng cho mục đích thanh toán nợ nước ngoài mà chính phủ và doanh nghiệp quốc doanh của VN đã đi vay trước đây.

Còn nếu vẫn cứ tiếp tục đi vay mà hết nghĩ đến ngày trả nợ làm gia tăng nợ công (increase in public debt), vì cái chứng bệnh khỏ bỏ của chính phủ VN là "chi tiêu vượt quá giới hạn" (spending above the limit) thì đừng làm mơ nữa để có lãi suất thấp được.

Đó là bởi vì nếu phát triển kinh tế mà để gánh nợ công năm sau lớn hơn năm trước tất nhiên nó sẽ tác động ảnh hưởng đến các khoản nợ nước ngoài. Nợ công càng nhiều thì các mức lãi suất đó sẽ tăng, và nếu lãi suất đó tăng lên trên các khoản nợ công, các chủ nợ nhà đầu tư nươc ngoài họ cũng sẽ tăng lãi suất lên cho tất cả các khoản vay nợ tư nhân.

Cho nên, nếu các doanh nghiệp hay người dân muốn có lãi suất thấp thì phải gây áp lực với chính phủ của mình để mà giữ được mức nợ công trong một phạm vi hợp lý để dễ tìm kiếm lãi suất thấp khi đi vay. Khi đi vay quốc tế lãi suất thấp thì lãi vay trong nước nó cũng sẽ giảm theo.

Hãy nhớ rằng bất kể khi nào nợ công đó là quá lớn thì các nhà đầu tư họ sẽ tăng lãi suất lên, điều này khiến các khoản vay kể cả trong nước lẫn nước ngoài trở lên đắt hơn, có thể mà làm chậm tăng trưởng kinh tế. Nói chung muốn có lãi suất thấp thì cần phải giảm gánh nợ công xuống.

Kinh nghiệm cho thấy hãy cứ nhìn vào những nước đang phát triển thì biết thôi, bất cứ nước nào có gánh nợ công trên 60% thì mức lãi vay trong nước luôn cao. Vì các doanh nghiệp và các ngân hàng của họ cũng đi vay của các nhà đầu tư nước ngoài với lãi suất cao thì lãi vay trong nước họ cũng phải tăng cao đủ bù chi phí,… Ddây là nghiệp vụ phân tích tài chính có lẽ quan chwucs NHNN họ chưa hiểu điều cơ bản sơ đẳng nhất này.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

phuong tho 2

Khi người ta sống ở thế giới con lừa !
Những bài báo có lời tựa không rõ nguồn ghi, gọi là báo nước ngoài, các bài viết gồm: "Việt Nam đứng đầu danh sách quốc gia thu hút vốn FDI", rồi câu chuyện tuyên truyền lố lăng nữa rằng: "Việt Nam có thể tiến tới bậc thang cao của phát triển?" -- Dưới tựa đề của báo điện tử chính phủ: “Một con hổ châu Á khác” (bài không ghi tên tác giả cụ thể). Những bài viết tuyên truyền như thế này cần đích kèm văn bản tiếng Anh hẳn hoi của văn bản tờ báo đó chứ cứ nói là báo Anh, Mỹ thì không ổn. Nguồn:baochinhphu.vn/…/Viet-Nam-co-the-tien-toi-bac-th…/284580.vgp
Ở đây tôi chỉ phân tích vài yếu tố cơ bản nhất trong kinh tế khiến những kẻ ưa ngậm sâm ngọt phải giật mình, đó là trước hết để trở thành những con hổ của Châu Á, trước tiên nước đó cần có chỉ số đánh giá mức độ tham nhũng phải từ hạng 10 trở lại, VN thì xếp từ hạng cuối trở lên. Thứ nữa ta cần xết đến chỉ số năng lực cạnh tranh. VN thì không được vậy, năng lực cạnh tranh thì xếp hạng cuối trở lên, ngoài ra còn đánh giá đến “chỉ số mức độ hài lòng kinh doanh”. Ôi thôi, VN cũng đội sổ,…. Vậy thì mơ con hổ tham nhũng à.
Rồi bản tin từ trang chủ Thời báo Ngân hàng - Cơ quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đăng với lời tựa: "Công cụ chính sách và nghệ thuật điều hành". Trong bài viết này người ta ca ngợi rằng, hệ thống NHNN ngày càng đáp ứng đầy đủ những chuẩn mực, thông lệ quốc tế,...
Về thời sự có các bài: "Nước biển miền Trung 'đạt chuẩn' để tắm và nuôi thủy sản",....Thậm chí trong nội dung bài viết người ta còn viện dẫn: "chương trình giám sát, phân tích lần này của Việt Nam rất kỳ công, chính xác, tin cậy với phương pháp đánh giá ngang bằng với các nước tiên tiến như Mỹ, châu Âu,...".
Kinh điển hơn nữa trong bài báo: "Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Miền trung sẽ có cả thép, cả cá và biển an toàn". Người ta còn tuyên truyền định hướng rằng: "Người dân Miền trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn", và y dự đoán của nhiều người là người nhà của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm: Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, và nhiều quan chức khác nhảy xuống biển tắm và ăn cá tôm,...
Có lẽ chính quyền VN đã bị thấm đòn về kinh tế, thì người ta dồn dập tung tin mị dân quá mức, vì lòng tin của ngươi dân với chính quyền xuống thấp tồi tệ. Quốc tế khuyến cáo VN nên cải tổ thật sự hệ thống thể chế lẫn kinh tế nếu muốn nhận được những khoản vay mới, và được ưu đãi về thuế quan khi buôn bán với Âu, Mỹ, Nhật, Úc,…
Còn bàn về hệ thống ngân hàng VN, họ ca tụng theo chuẩn mực quốc tế thì tôi lại càng mỉa mai, ngay cả ông Vũ Quang Việt – một quan chức thống kê kinh tế của LHQ thì mỉa mai rằng, họ chỉ có mỗi nghiệp vụ là thực hiện chính sách in tiền vào kinh tế, hâu quả là tăng trưởng nóng làm giảm giá tài sản của dân chúng tích trữ bằng tiền Việt, hãy tưởng tượng người dân đang giữ tiền VND từ mức 8.000 VND = 1 $ thì mấy năm sau nó leo lên đến 22.350 VND mới mua được 1 $, tức là người ta đã lấy đi 14.350 VND cho 1 $ của người dân nhiều năm để dành.
Lồng vào đó hiện nay cái đám nô bút còn viết hệ thống ngân hàng VN đang dồi dào dư thừa tiền mặt. Tôi thì nghe đến đây là hết biết luôn, dù có đưa dư luận viên ra viết bài thì cũng ít nhất để ông tiến sĩ tài chính nào đó đăng đàn.
Trên thế giới chưa có hệ thống ngân hàng nào dễ dãi như VN, nó chỉ cần những người hay cho vay nặng lãi để họ điều hành hệ thống ngân hàng tại VN còn tốt hơn. Đó là bởi vì lý do đa số doanh nghiệp VN đi vay nợ họ đã buộc phải thế chấp tài sản như kho bãi, nhà xưởng vào đó, do đó các khoản vay mở rộng họ bị kẹt cái sổ thế chấp đó nên họ không có nhu cầu vay nữa mặc dù họ rất muốn vay thêm, kể cả người dân, nên khi các khoản vay chưa đáo hạn hoặc thanh toán nên họ không đi vay nữa nên nó cũng giải thích phần nào người ta không đi vay thêm khiến tiền bị kẹt đóng băng,…
Đọc tiếp »

Người nghèo chưa chắc nghèo và người giàu chưa chắc giàu

Tỷ phú Donald Trump xưa kia ông ta từng đi dạo tại đường phố New York, ông ta từng thú nhận rằng là đã trò chuyện với người ăn xin tại New York, Donald Trump hỏi người ăn xin rằng "hiện nay trong túi ông có bao nhiêu tiền?". Người ăn xin đáp rằng "trong túi tôi hiện đang có 1.000 $". Tỷ phú Donald Trump nói với người ăn xin rằng "vậy là ông giàu hơn tôi, hiện nay trong túi tôi âm 5 tỷ $". Tức là ám chỉ Trump đang nợ ngập đầu. Và tỷ phú Donald Trump móc tiền cho người ăn xin 10 tờ $, mỗi tờ có trị giá 100 $. Nhưng người ăn xin từ chối nhận, với lý do "ông còn nợ như vậy mà dám cho tôi hết số tiền trong túi sẵn có thì tôi không nhận?". Tỷ phú Donald Trump thì nói "tôi cho như vậy là ít, bởi vì tôi rất ít khi nào đem tiền mặt theo, nếu ông đợi tôi ít phút, tôi sẽ cà thẻ lấy ra 1 triệu $ tặng ông?". Người ăn xin vẫn từ chối và chỉ xin nhận 1 tờ $ mệnh giá 100 $ thôi.
Tuy nhiên nợ bao nhiêu thì không ai biết, Donald Trump có tài hay không thì cũng không rõ, nhưng trong nghiệp vụ phân tích môi giới chứng khoán mà tôi tư vấn tại Phố Wall thì hiện nay Donald Trump đang đầu tư vào 42 vị trí các mã cổ phiếu có trị giá đến hơn 2,8 tỷ $, tuy có giảm đi 3 mã cổ phiếu.
Danh mục đầu tư của tỷ phú Donald Trump ưa thích không thay đổi, nó bao gồm: CEMEX, Caterpillar Inc, IBM, Exxon Mobil (Dow Jones, NYSE: XOM), HCA Holdings Inc (NYSE: HCA), Smith & Wesson Holding Corp (NASDAQ: SWHC), Bank of America Corp (NYSE: BAC), Apple (Dow Jones, NASDAQ: AAPL), Best Buy Co Inc (NYSE: BBY), Facebook Inc (NASDAQ: FB), Boeing (Dow Jones, NYSE: BA),... Đây là danh mục đầu tư dài hạn nặng ký mà tỷ phú Donald Trump ưa thích.
Nếu tính đến thời điểm này khi chỉ số Dow Jones đạt mức 18.504,87 điểm thì các mã chứng khoán trên sàn Dow Jones mà tỷ phú Donald Trump đầu tư, nó bao gồm Caterpillar Inc, IBM, Exxon Mobil, Boeing, Apple,... thì Donald Trump đã bỏ túi 174 triệu $ trong vòng 1 tháng trở lại đây.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Nhìn biểu đồ này sẽ thấy, con đường "thoát Trung" của Việt Nam còn lắm gian nan

Những bài báo tuyên truyền định hướng của những kẻ muốn có lá gan con hổ mà tư duy với lá gan con chuột nhắt thì làm sao đất nước khá lên được. Bài báo dẫn link của độc giả trong bài báo: "Nhìn biểu đồ này sẽ thấy, con đường "thoát Trung" của Việt Nam còn lắm gian nan". Link: cafef.vn/nhin-bieu-do-nay-se-thay-con-duong-thoat-trung-cua…. Đúng là đành bó tay, vì tư duy như vậy nên đất nước này không phát triển được.
Đầu tiên tôi trả lời cứng rắn với những kẻ nhược tiểu rằng, nếu thấy khó "thoát Trung", thì nên làm nô lệ cho người ta, và sống trong sự hèn yếu,...bị TQ chi phối hầu hết các lĩnh vực, từ thực phẩm bẩn gây ung thư, hủy hoại trí nhớ người dân để lú lẫn mà cho TQ cưỡii cổ, và sống chung với những quá bom môi trường bẩn của với cái nhãn mác "Made in China",....
Trước hết, trong phân tích kinh tế thị trường thì ta cần hiều rằng đừng vì nhìn vào những con số trao đổi cán cân thương mại GDP lớn mà lấy đó là sợ hãi và lệ thuộc rồi trao cái thòng lọng cho TQ hay kể cả một số nước khác chứ không riêng gì TQ để họ siết cổ mình bởi một vài thiểu số lãnh đạo có bộ óc hạt tiêu và có cái tư duy nô lệ thì số phận nó cũng như xứ Venezuela. Đó là quốc gia này cũng đã có một dài đoạn mà đối tác thương mại TQ - Venezuela chiếm tỷ trọng GDP khá cao của nền kinh tế Venezuela, và cuối cùng khi kinh tế TQ yếu đi thì nó siết cái thòng lọng vào cổ mình cho chết nhanh hơn, kể cả dù kinh tế TQ không gặp khó khăn thì Venezuela cũng chết, vì ưa nhập hàng rẻ TQ mà phá hủy hàng hóa tiêu dùng nội địa trong nước thì ta chết trước.
Về hồ sơ phân tích kinh tế thương mại VN, TQ, Singapore. Trước hết TQ khoe khoang thành tích đối tác ưa nhập khẩu mua hàng của TQ lại là VN khi nhập khẩu của họ đến 3% GDP của nền kinh tế 10.866 tỷ USD (năm 2015, WB thống kê) thì thật đáng ngại so với nền kinh tế của VN chỉ làm ra 193,60 tỷ $ (WB chấp nhận thống kê của VN năm 2015), vậy mà đi nhập khẩu của TQ đến con số 3% kia của họ thì đúng là nếu tình trạng xuất khẩu được đồng nào đem cống nộp tiền cho TQ hết, nếu kéo dài tôi e rằng VN sớm muộn gì VN cũng trao cái thòng lọng cho TQ siết cổ mình chỉ là thời gian thôi.
Thứ nữa trong trao đổi ngoại thương thì Mỹ mới là đối táccó thị trường xuất khẩu lớn của VN khi bán hàng cho Mỹ, đó là khi Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết trong nhiều năm qua, VN luôn đạt thặng dư thương mại nhiều nhất với Mỹ, EU, trong đó có Anh, và vài nước Vùng Vịnh khác,...trong khi cả nhiều năm rồi VN luôn bị thâm hụt thương mại triền miên rất lớn đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Với Singapore VN bị thâm hụt thương mại cũng nhiều là vì nhập khẩu xăng dầu thành phẩm của quốc gia này, còn đối với Thailand thì chủ yếu nhập khẩu xe máy, xe ô tô là nhiều, mặc dù nền kinh tế VN là cường quốc hút dầu và có cả nhà máy lọc xăng dầu thành phẩm (Dung Quất), cũng như nhiều năm được bảo hộ thuế xuất xe máy, xe ô tô nhưng nó đều bị phá sản, và người ta vẫn đi cứ đi nhập hàng của thiên hạ dù VN vẫn có thừa để sản xuất ra nó, nhưng trình độ chuyên quá yếu, doanh nghiệp từ tư nhân cho đến quốc doanh chỉ nghĩ đến tiền lợi nhuận chứ không nghĩ đến là họ có bao nhiêu triệu khách hàng,...
Chuyện bi hài giật mình nữa là theo Tổng cục Thống kê Việt Nam cho hay trong nhiều năm tích lũy bán buôn ngoại thương với Mỹ, thì hiện VN đã làm chuyện thần kỳ là họ VN xuất khẩu vào thị trường Mỹ đến con số 20,7% của tổng số hóa đơn kim ngạch xuất khẩu, đó là lớn hơn rất nhiều TQ, nhưng khi bán hàng thu vét được đồng $ nào từ Mỹ thì lại nhập khẩu từ TQ, nó lên đến 28% của số hóa đơn đi từ chính thưc về VN nhập khẩu hàng hóa của TQ (con số buôn bán không hóa đơn xuyên biên giới sẽ còn lớn hơn 28% đó), tức là VN đang nuôi TQ hưởng lợi. Tôi thì nghi ngờ con số hàng hóa VN xuất khẩu qua Mỹ chiếm 20,7% thì không biết là có bao nhiêu phần trăm là cho TQ quá cánh quá giang để VN xuất khẩu giúp TQ.
Về phân tích việc nền kinh tế Singapore trao số phận cho TQ mà báo Đảng VN đăng thì đúng là tuyên truyền quá lố lăng với tư duy của những kẻ thích phụ thuộc TQ với lá gan con chuột nhắt.
Ta cần nhắc lại là nền kinh tế Singapore vì không có đất và tài nguyên nên họ dựa trên nền tảng ngoại thương bán buôn bằng việc kiếm lời ở giữa như buôn bán hàng hóa trung gian và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia cao, xứ này cũng có nền tảng dựa vào dịch vụ và kinh doanh "xuất khẩu tài chính", cũng như du lịch.
Về phụ thuộc TQ thì chưa hẳn là thế, đó là bởi vì hãy nhớ rằng đối tác xuất khẩu hàng đầu của Singapore là hai thị trường Trung Quốc, Malaysia đều cân bằng nhau. Con số mà cục thống kê của hai xứ này cho rằng Singapore xuất khẩu qua thị trường nay hai ba năm trở lại là chiếm lần lượt của TQ (12,2%), Malaysia (12,1%). Trong năm 2015 -- Đồng Ringgit của Malaysia bị sụt giá gần 25% dẫn đến sức mua yếu của người dân, doanh nghiệp Malaysia cũng hạn chế nhập khẩu vì tỷ giá hối đoái không có lợi cho họ nên khiến tăng trưởng kinh tế của Singapore kém đi một chút chứ chả phải họ lệ thuộc nặng vào thị trường TQ. Bởi vì Singapore còn có thị trường khác là Hồng Kông, Indonesia, EU, Mỹ, VN,...
Báo cáo của Singapore Department of Statistics (DOS), tức là Cục Thống kê Singapore khi họ cho rằng Singapore cũng là đối tác nhập khẩu gần cân bằng với xuất khẩu từ TQ là trung bình 11,07%. Qua đó tổng kết lại thì cho thấy nếu TQ tác động lên nền kinh tế Singapore thì họ vẫn tác động lại TQ là hạn chế nhập khẩu từ TQ mà tìm thị trường hàng hóa tiềm năng mà họ tính đến là nhập hàng từ Australia, Brazil,...thì chưa chắc ai bị thiệt,...
Qua đó, nó cũng giải thích phần nào ông TT Lý Hiển Long của Singapore luôn tỏ lập trường rất rõ ràng về tranh chấp Biển Đông, thậm chí là thọc gậy bánh xe ông Tập Cận Bình, và chống lại lập trường bành trướng của TQ, nó gây rất khó chịu cho TQ,nhưng TQ họ cũng chả dám đe dọa ngoại thương với Singapore.
Về kinh tế Singapore có vài điểm đáng chú ý là dù GDP năm 2015 sút giảm 13,6 tỷ $ so với năm 2014. Tức là GDP của nền kinh tế Singapore năm 2015 là 292,74 tỷ $, so vơi năm 2014 là 306,34 tỷ $. Nhưng thu nhập GDP bình quân đầu người năm 2015 tăng được 414,26 $ (thu nhập tính theo PPP thì tăng được 641 $) so vơi thu nhập của năm 2014. Tức là theo Ngân hàng Thế giới -- WB thì năm 2015 -- thu nhập GDP bình quân đầu người của Singapore là 51.855,08 $ / năm (trong khi thu nhập theo PPP là 80.192 USD, tức là based on purchasing power parity, dựa trên sức mua tương đương).
Đọc tiếp »