Hiển thị các bài đăng có nhãn video. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn video. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Kịch bản và storyboard



Đa phần khách hàng khi liên hệ với Amaa Media đều đã có một kịch bản và TVC cuối cùng hoàn toàn không giống ý tưởng của họ ban đầu.

Đôi khi ngay cả các nhà biên kịch cũng tỏ ra lúng túng với kịch bản phim quảng cáo, bởi nó không giống như một tác phẩm điện ảnh, truyền hình, hay phim ngắn, nó là một sản phẩm sử dụng ngôn ngữ điện ảnh phục vụ cho mục đích marketing




Làm thế nào để tôi có một kịch bản phim quảng cáo tốt?

Dưới đây Amaa sẽ đưa ra một vài gợi ý khi bạn xây dựng một ý tưởng sản xuất TVC. Phim quảng cáo là một sản phẩm trong chiến dịch marketing của bạn nên điều đầu tiên chúng ta thống nhất một quan điểm đó là phải tiếp cận phim quảng cáo từ góc độ marketing.
1. Hãy nghĩ tới phim quảng cáo khi đã có một kế hoạch marketing dài hạn.

Chi phí làm phim quảng cáo không quá cao nhưng chi phí để phát sóng truyền hình là một con số rất lớn. Vì thế phim quảng cáo cần phải được xây dựng để hỗ trợ cho một kế hoạch marketing dài hạn. Khi đã có một kế hoạch marketing dài hạn chắc chắn bạn sẽ có cơ sở và căn cứ để sáng tạo các ý tưởng cho phim quảng cáo của mình.
2. Chiến dịch marketing của đối thủ cạnh tranh:

Sản phẩm của bạn có những sản phẩm nào cạnh tranh với mình? Hãy đi tìm các phim quảng cáo của đối thủ cạnh tranh, tìm ra điểm mạnh và điểm yếu trong phim quảng cáo của họ, tìm thông điệp truyền tải của họ và hãy đánh giá phim quảng cáo của đối thủ bằng sự nhạy bén và kinh nghiệm marketing của mình. Nếu như đối thủ của bạn chưa làm quảng cáo, đó là một tin tuyệt vời, vì bạn đang là người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình.


Hãy xem một câu chuyện về chai nước cam để thấy về sự cạnh tranh trên chiến dịch marketing của đối thủ giữa Pepsi và Coca-Cola. Cả hai công ty trong những năm qua đã đầu tư rất nhiều vào quảng cáo và cả hai đều tập trung vào ý tưởng lớn là tép cam để nhấn mạnh lợi ích bổ dưỡng từ nước cam ép thực sự mà sự hiện diện của những tép cam tươi là minh chứng sống động. Tuy nhiên, có thể thấy cách thể hiện trong quảng cáo của Twister hấp dẫn hơn với những hình ảnh của các chàng trai, cô gái dùng ống hút lớn để hút cho được các tép cam nằm dưới đáy chai. Splash của Coca Cola vào đầu năm 2009 đã cố gắng lôi kéo người tiêu dùng ra khỏi sự trung thành với Twister bằng chiến dịch truyền thông rầm rộ “Không phải tép cam nào cũng như nhau” với sự bảo chứng của nghệ sĩ Thành Lộc. Nhưng chiến dịch đã không đánh bại được vị trí số một của Twister. Nhưng Coca-Cola và Minute Maid quyết tâm không bỏ cuộc và đã quay trở lại ngoạn mục với sự xuất hiện của nhãn hàng Teppy mà ngay cái tên cũng làm người tiêu dùng dễ dàng liên tưởng đến tép cam và lợi ích của nhãn hàng. Không những thế với ý tưởng quảng cáo bất ngờ và ấn tượng “Tép cam của tôi đâu rồi?” đầy tính dí dỏm chiếm được cảm tình của khách hàng. Trong khi đó, quảng cáo của Twister vẫn theo lối mòn cũ của “Sức sống từ tép cam tươi”.
3. Hiểu rõ khách hàng của bạn:

Nếu hiểu rõ khách hàng bạn sẽ có một ý tưởng tuyệt vời cho phim quảng cáo để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn. Bạn sẽ hiểu phim quảng cáo của mình nên nhấn mạnh hoặc khơi gợi những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng như thế nào, làm thể nào để khách hàng nhận ra các lợi ích khi sử dụng sản phẩm của bạn?
4. Phân khúc thị trường:

Bạn đã xác định được phân khúc thị trường cho sản phẩm của mình? Điều đó thật tuyệt vời, vì với phân khúc đó sẽ rất dễ dàng để xây dựng phim quảng cáo của bạn, nhất là việc lựa chọn diễn viên.
5. Phát triển thông điệp marketing:

Thông điệp marketing là thứ không thể thiếu trong mọi chiến dịch marketing, nó là sợi chỉ đỏ liên kết mọi hành động marketing của bạn, thống nhất cách thực hiện để thông điệp được truyền tải tốt nhất tới người xem. Trở lại câu chuyện ở trên, chúng ta đã thấy các thông điệp lần lượt hạ bệ nhau như thế nào, thông điệp “Sức sống từ tép cam tươi” đã đánh bại thông điệp “Không phải tép cam nào cũng như nhau” và cuối cùng thông điệp “Tép cam của tôi đâu rồi?” đã đánh bại “Sức sống từ tép cam tươi”.

a. Có những quảng cáo đánh vào sự sợ hãi như các loại thực phẩm chức năng giúp chống lão hóa, các loại mỹ phẩm chống nắng, mám da, sạm da,… tóm lại khách hàng của bạn rất sợ điều gì đó và sản phẩm của bạn giải quyết được nỗi sợ của họ chúng ta sẽ gọi nó là quảng cáo đánh vào nỗi sợ hãi với quảng cáo này thông điệp rất rõ ràng, chỉ cần bạn tìm từ ngữ nào mĩ miều cho nó.

b. Có những quảng cáo chỉ nhằm mục đích giới thiệu về một sản phẩm, các tính năng của nó và để người dùng tự quyết định mua sản phẩm, có thể nói đây là thể loại quảng cáo cũ và tẻ nhạt nhất nhưng lại được đa số các khách hàng của chúng tôi lựa chọn.

c. Có những quảng cáo lại tập trung vào “cái tôi” của khách hàng, khi gắn sản phẩm của mình với sự sành điệu, nam tính, nữ tính hay đẳng cấp, rằng chỉ cần sử dụng sản phẩm là bạn đã trở thành một người sành điệu. Sản phẩm của bạn có đi theo hướng này?

d. Có những quảng cáo lại biến sản phẩm của mình là đại sứ cho tình cảm, tình thương, tình yêu, các bạn sẽ hay thấy các sản phẩm quảng cáo này ở các hãng sản xuất bánh kẹo.

e. Cũng có những quảng cáo dựa trên sự hài hước, hay ảo tưởng sức mạnh, rằng bạn sử dụng sản phẩm này bạn sẽ trở nên khỏe mạnh, lực lưỡng, có sức mạnh siêu phàm

Khi đã chọn cho mình một thông điệp marketing việc xây dựng ý tưởng quảng cáo cũng trở nên rõ ràng hơn
6. Xác định phương tiện truyền thông của bạn

Nhiều người làm phim quảng cáo theo xu hướng, thậm chí làm phim quảng cáo xong chỉ up lên website, đó là một sự lãng phí, trước khi làm phim quảng cáo bạn hãy đặt câu hỏi xem mình sẽ truyền thông như thế nào, sẽ sử dụng kênh nào, mới nghe chúng ta thấy có vẻ như có sự vô lý vì TVC thì phải quảng cáo trên truyền hình vậy thì tại sao phải xác định kênh quảng cáo. Nhưng hãy nhìn lại vấn đề một chút vì ngoài quảng cáo trên truyền hình bạn còn rất nhiều kênh khác như youtube, facebook, báo chí, màn hình trong nhà, màn hình lớn ngoài trời,… và mỗi kênh quảng cáo dường như có một cách thể hiện riêng một chút và vì thế kịch bản của phim cũng có sự thay đổi nhất định.
Storyboard hay kịch bản phân cảnh

Một phim quảng cáo với thời lượng 30s bạn sẽ không đưa vào nhiều cảnh quay được, thông thường chỉ dưới 12 cảnh là phù hợp, đương nhiên bạn quảng cáo và bạn muốn truyền tải được càng nhiều thông điệp càng tốt, nhưng sẽ thế nào nếu khách hàng xem xong TVC của bạn họ chẳng nhớ được thậm chí là tên sản phẩm. Đừng quá tham lam khi thêm quá nhiều cảnh vào phim quảng cáo của mình, hãy tập trung vào một thông điệp marketing cụ thể.

Khi đã có kịch bản công việc của chúng tôi là phân cảnh kịch bản và vẽ storyboard cụ thể từng cảnh quay, sản phẩm cuối cùng sẽ gần giống như storyboard, do đó khách hang sẽ cần phải duyệt storyboard một cách cẩn thận vì chúng ta sẽ không có các cảnh quay thừa để sửa lại kịch bản khác với storyboard.
Vậy một storyboard trông sẽ thế nào?

Dưới đây là storyboard một vài TVC Amaa media sản xuất gần đây nhất.

Kịch bản 60s – 30s – 20s – 15s









Amaa Media
Để nguồn Amaa Media khi copy lại bài viết này
Đọc tiếp »

Mẫu kịch bản Storyboard miễn phí cho các dự án phim



Khi tiến hành làm phim, việc chia sẻ tầm nhìn sáng tạo tốt hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản sử dụng kịch bảnstoryboard. Dù rằng lời thoại chi tiết và ngắn gọn là rất quan trọng nhưng kịch bản storyboard lại minh họa một cách sống động với đoàn phim của bạn về những gì bạn đang cố gắng gây dựng. Vì vậy, chúng tôi tạo ra bài đăng này cho bạn, các nhà làm phim, trong việc tìm kiếm một mẫu kịch bản storyboard miễn phí hoặc học hỏi thêm cách sử dụng kịch bản một cách hiệu quả. Nào, cùng bắt đầu với vài kiến thức cơ bản trước nhé.

Kịch bản storyboard là gì?



Nói một cách ngắn gọn, kịch bản storyboard là một văn bản chứa đựng hầu hết các thông tin nhà quay phim cần nắm để hoàn thành tốt công việc trong dự án phim hoặc video. Một kịch bản storyboard được nhận biết bởi các hình ảnh thu nhỏ. Trên thực tế, với những dự án kinh phí cao như phim Chúa tể của những chiếc nhẫn (Lord of the Rings), thường có rất nhiều nghệ sĩ làm việc cật lực để tạo ra một kịch bản sống động làm nguồn động lực truyền cảm hứng cho cả đoàn làm phim.

Ngoài hình ảnh minh họa, một kịch bản storyboard cũng thường cung cấp các thông tin quan trọng cho việc quay phim, như chế độ ống kính, thông tin về độ ổn định và sơ đồ ánh sáng. Phụ thuộc vào kích thước và quy mô của dự án video mà một kịch bản storyboard có thể chỉ đơn giản như một vài nhóm các bức hình kèm con số, hoặc phức tạp hơn với các bản vẽ chi tiết về cách bố trí sản xuất. Các mẫu kịch bản miễn phí được tổng hợp trong bài đăng này sẽ được phân loại theo kiểu kịch bản phức tạp và chi tiết hơn so với các mẫu từ các nhà sản xuất tư nhân.

Trong quá trình làm phim, quá trình tiền sản xuất là rất ngắn nên nếu có một kịch bản storyboard chi tiết và đầy đủ, bạn sẽ có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho đoàn phim và cho bản thân bạn trong việc vạch ra điều gì cần làm.

Khi nào nên sử dụng kịch bản storyboard?





Nếu bạn đang làm việc cho một hãng sản xuất hợp pháp, rất có thể bạn sẽ có sẵn một kịch bản storyboard. Thực tế mà nói, bạn nên sử dụng kịch bản này trong những lúc bạn làm việc với đoàn phim hơn là sử dụng tài liệu mang phong cách báo chí. Dù là một đạo diễn, một nhà quay phim hay một nhà sản xuất, bạn cũng sẽ sớm nhận ra rằng bạn sẽ gặp phải thất bại khi đặt tầm nhìn sáng tạo của mình lên giấy (hoặc màn hình kỹ thuật số), khi đó rắc rối sẽ xảy ra và tiêu tốn rất nhiều thời gian cũng như tạo ra một kết quả cuối cùng không như mong muốn.

Một kịch bản storyboard được sử dụng như thế nào?

Kịch bản storyboard không phải lúc nào cũng dễ dàng để hoàn thành. Đó là bởi vì nó yêu cầu bạn phải viết ra những thứ bạn nghĩ trong đầu ra giấy. Việc này khá khó vì những ý tưởng trong đầu rất khó để được truyền tải hoàn toàn ra giấy hoặc màn hình. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc cật lực để hoàn thành, công việc đó sẽ rất xứng đáng.


Các nhà làm phim, đặc biệt là những người mới vào nghề, thường từ chối việc hoàn chỉnh kịch bản storyboard bởi họ cho rằng việc đó kìm hãm quá trình sáng tạo. Nhưng trên thực tế, một kịch bản storyboard đúng nghĩa mang lại điều trái ngược. Khi kịch bản được hoàn thiện, bạn sẽ có một điểm tựa để tập trung vào sáng tạo trong quá trình làm việc, không chỉ đơn giản là quay cho xong những cảnh cần thiết.​




Để có một kịch bản storyboard hoàn chỉnh, bạn chỉ cần điền vào các ô thích hợp. Mỗi kịch bản phân cảnh đại diện cho một cảnh quay, vì vậy hãy lưu giữ những thứ bạn cần dưới định dạng kỹ thuật số, bao gồm cả những bản tải xuống bên dưới. Nếu bạn không rõ một vài thông tin (như chiều cao chân máy), đừng lo, bạn có thể để trống khung này.

Hãy tự mình thử nghiệm! Bạn có thể tải xuống các mẫu kịch bản storyboard miễn phí bằng cách nhấn vào dòng chữ bên dưới. Chỉ một lần tải mang đến rất nhiều mẫu kịch bản khác nhau: Một mẫu để điền bằng tay, một mẫu khác để điền bằng máy. Bạn cũng có thể dùng chế độ xem trước trên Mac hoặc Adobe Acrobat trên PC để chỉnh sửa các mẫu dành cho máy tính.
Đọc tiếp »

CÁC KỊCH BẢN, Ý TƯỞNG KHUYẾN MÃI TRONG MARKETING

Khi làm Marketing hay chỉ đơn giản bạn đang bán hàng, có sản phẩm hoặc dịch vụ thì bạn đều đau đầu với các ý tưởng marketing hay cụ thể là ý tưởng chương trình khuyến mãi. Dưới đây là 1 số kịch bản, ý tưởng khuyến mãi, ý tưởng marketing để bạn có thể tổ chức các chương trình, sự kiện khuyến mãi.

1. Giảm giá trực tiếp trên sản phẩm/dịch vụ

Giảm % giá sản phẩm/dịch vụ trong một khoảng thời gian.
Ví dụ: Giảm 99% khi mua bất kỳ sản phẩm nào tại bepanphu.vn

2. Giảm giá khi mua số lượng sản phẩm/dịch vụ lớn

Chiết khấu được tính dựa trên số lượng sản phẩm/dịch vụ khách hàng mua, càng mua nhiều, chiết khấu càng lớn.
Ví dụ: Khi mua 5 sản phẩm trở lên sẽ được giảm 20%, mua từ 10 sản phẩm trở lên giảm 25%

3. Giảm giá cố định cho tất cả các sản phẩm/dịch vụ:

Trong một khoảng thời gian, khi khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ sẽ được giảm một mức giá như nhau cho tất cả các mặt hàng.
Ví dụ: Giảm 500,000 VNĐ cho mọi sản phẩm tại bepanphu.vn

4. Giảm một số tiền nhất định dựa trên tổng giá trị đơn hàng:

Khuyến khích sức mua của khách hàng thông qua giảm một số tiền nhất định tùy thuộc vào tổng giá trị đơn hàng. Giá trị đơn hàng càng lớn, mức giảm giá càng tăng.
Ví dụ: Giảm 100,000 VNĐ cho đơn hàng 1,000,000 VNĐ. Giảm 250,000 VNĐ cho đơn hàng 2,000,000 VNĐ

5. Tặng kèm sản phẩm/dịch vụ:

Khi mua một sản phẩm/dịch vụ, khách hàng được tặng kèm một sản phẩm/dịch vụ khác.
Ví dụ: Mua nước lau sàn nhà tặng kèm bàn chải đánh răng.

6. Giảm giá sản phẩm/dịch vụ thứ 2:

Khách hàng mua một sản phẩm/dịch vụ sẽ được giảm giá khi mua sản phẩm thứ hai.
Ví dụ: Mua 1 bếp gas tại bepanphu.vn giảm 50% cho sản phẩm thứ 2 (cùng giá hoặc rẻ hơn)

7. Miễn phí vận chuyển

Thực hiện miễn phí vận chuyển cho các đơn hàng trong một thời gian nhất định hoặc dựa trên giá trị đơn hàng.
Ví dụ: Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng có giá trị trên 1.000.000 đồng
Hoặc Miễn phí vận chuyển cho các đơn hàng trong 2 ngày 11-12/04/2015

8. Giảm giá ngẫu nhiên:

Giảm giá ngẫu nhiên 1 số lượng sản phẩm nhất định với mức giảm ngẫu nhiên.
Ví dụ: giảm 50% bộ xoong nồi tại bepanphu.vn (mục đích để khách đến cửa hàng nhiều hơn và giới thiệu cho khách mua thêm các sản phẩm khác)

9. Giảm giá theo thứ tự khách hàng

Ví dụ: 10 người đầu tiên giảm 96%, 20 người tiếp theo giảm 69%,…

10. Tặng coupon, voucher

Sau khi khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ được tặng coupon, voucher cho lần sử dụng sau. Hoặc tặng 1 số lượng coupon, voucher nhất định cho khách hàng tiềm năng mới hoặc tri ân khách hàng cũ.

11. Xả hàng tồn kho

12. Tổ chức cuộc thi nhỏ

Tổ chức cuộc thi nhỏ, người thắng cuộc được mua sản phẩm/dịch vụ với mức giá thấp nhất từ phía công ty.
Ví dụ: Bốc thăm trúng thưởng ngay tại cửa hàng hoặc tạo landing page quay số, cuộc thi ảnh trên FB … để lựa chọn người thắng cuộc và tặng thưởng

13. Tặng quà ngẫu nhiên:

Chọn lựa ngẫu nhiên khách hàng từ danh sách những khách hàng đăng kí nhận email, khách hàng like/share/review sản phẩm/dịch vụ để nhận quà miễn phí.

14. Tặng thêm sản phẩm/dịch vụ khi mua số lượng lớn hàng hóa

Khách hàng có xu hướng mua nhiều sản phẩm/dịch vụ đến mức tiêu chuẩn để được tặng thêm sản phẩm miễn phí.
Ví dụ: Mua 5 áo thun trở lên tặng 1 quần đùi

15. Giảm giá cặp đôi/gói sản phẩm:

Khi khách hàng mua cùng lúc hai (Hoặc ba, hoặc hơn) loại sản phẩm nhất định, sẽ được giảm giá cả 2 sản phẩm:
Ví dụ: Mua 1 bếp gas, 1 máy hút mùi và 1 tủ lạnh tại bepanphu.vn sẽ được giảm giá mỗi sản phẩm 10-15%

16. Giảm giá sản phẩm khác loại:

Khi khách hàng mua cùng lúc hai (hoặc hơn) loại sản phẩm nhất định, giảm giá một loại sản phẩm khác
Ví dụ: Mua 1 bếp gas 1 máy hút mùi, giảm 50% tủ lạnh

17. Đấu giá ngược

Để tăng tương tác giữa người mua, người bán và giữa người mua với nhau, tổ chức các phiên đấu giá hàng ngày. Khách hàng trả giá sản phẩm, người nào trả giá thấp nhất và duy nhất trong một thời gian nhất định sẽ dành được sản phẩm.

18. Giảm giá khi thời tiết thay đổi

Ý tưởng này trước được mình thực hiện ở Aten khá lâu rồi nhưng quên mất.
VD: Mình cho thiết kế và in ra 1 số coupon giảm giá 10% các khóa học ở Aten dành cho những hôm nào trời mưa. Phiếu này được tặng cho các bạn đến học thử vào những hôm mưa gió. Để tăng lượng học viên đi học thử vào những hôm thời tiết xấu, tránh phải hoãn hoặc hủy buổi học thử đó vì lý do quá ít học viên.

19. Giảm giá cho những đối tượng khách hàng đặc biệt

Các bạn bán quần áo có thể giảm giá cho những khách hàng cao nữ hoặc nam cao trên 1m65 hoặc 1m75. Vì nguồn hàng thời trang nhập từ nước ngoài về thường có những size lớn mà rất khó bán. Đây là 1 cách giảm giá, khuyến mãi hiệu quả thông minh.
Ngoài ra trước đây mình cũng từng có những giảm giá đặc biệt như: giảm giá 50% hoặc miễn phí hoàn toàn cho các bạn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi đến học ở Aten. Cách giảm giá, khuyến mãi này mang đầy tính nhân văn và là 1 cách để tăng hoạt động CSR (trách nhiệm xã hội) của doanh nghiệp.


20. Giảm giá theo thời vụ

Giống như cách 1 số rạp chiếu phim hay dùng. Họ thường chọn 1 ngày trong tuần để giảm giá cho thành viên. Ví dụ như Lotte chọn thứ 4 giảm giá cho tất cả các thành viên.

21. Tích lũy điểm để nhận thưởng hoặc giảm giá

Cách này cũng thường được sử dụng bởi các sản phẩm, dịch vụ được tiêu dùng và mua thường xuyên. VD: rạp chiếu phim, quán ăn, siêu thị ….


22. Giảm giá chéo

Cách này rất hợp lý khi bạn có 1 đối tác tin cậy làm có chung đối tượng khách hàng tiềm năng. Ví dụ bạn bán mỹ phẩm nữ và bạn quen với 1 người khác bán thời trang nữ. Hai bên có thể bàn bạc và tổ chức 1 chương trình giảm giá chéo cho khách hàng như là khi mua mỹ phẩm tại cửa hàng của bạn thì được nhận 1 phiếu giảm giá 30% tại cửa hàng thời trang kia và ngược lại.


23. Giảm giá theo tên khách hàng

Cách này đã được một số cửa hàng, quán ăn, quán cafe áp dụng và khá hiệu quả khi tận dụng mạng xã hội. Ví dụ bạn có thể tổ chức là giảm 50% cho các bạn nữ tên Thảo và các bạn Nam tên Tuấn vào ngày xx/xx và giảm 100% khi 2 bạn Thảo và Tuấn đi cùng nhau. Khi mọi người thấy thông tin lý thú đó họ sẽ tag, share cho nhau xem và rủ nhau tham gia. Cửa hàng, quán của bạn được marketing truyền miệng một cách tự nhiên và mạnh mẽ.
Đọc tiếp »