Được du nhập vào Việt Nam từ năm 1922 khi vua Bảo Đại cho xây dựng sân golf đầu tiên tại Đà Lạt, tuy nhiên môn thể thao – giải trí golf chỉ bắt đầu được biết đến nhiều vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
| ||||
Đến nay, ở Việt Nam có khoảng 6000 người tham gia chơi golf bao gồm cả người nước ngoài và người Việt Nam với 15 sân golf đã đi vào hoạt động, cùng khoảng 30 dự án sân golf khác đang và sẽ được triển khai trên cả nước.
Hoạt động chơi golf đã là cơ sở tạo nên một loại hình du lịch mới tại Việt Nam. Là một loại hình du lịch cao cấp do vậy du lịch golf thu hút nhóm khách du lịch là những người có khả năng chi trả cao.
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH GOLF
Điều kiện tự nhiên thuận lợi
Việt Nam có đồi và núi, bờ biển dài 3.260km với nhiều vịnh, bãi biển nổi tiếng thế giới; khí hậu của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều; nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 270C phù hợp cho các hoạt động ngoài trời. Sự đa dạng, phong phú về cảnh quan và các hệ sinh thái có giá trị như các hệ sinh thái biển đảo, hệ sinh thái sông hồ, hệ sinh thái rừng núi, hang động… giúp Việt Nam có môi trường không gian thoáng đãng, cảnh quan đẹp cần thiết cho các sân golf vì đặc thù của golf là một hoạt động thể thao giải trí, thư giãn.
Vị trí địa lý của Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực có loại hình du lịch golf phát triển. Theo công ty Sports Marketing Surveys của Anh, hiện nay châu Á là khu vực có số lượng người chơi golf nhiều thứ hai trên thế giới với khoảng 13,6 triệu người, gần gấp đôi lượng người chơi golf ở châu Âu và chỉ đứng sau Hoa Kỳ.
Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ các quốc gia có loại hình du lịch golf phát triển cao. Giai đoạn 2000 - 2007, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ yếu là từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có golf phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Pháp, Anh, Australia, Đức… Mặt khác, lượng khách du lịch quốc tế từ các thị trường này lại có tốc độ tăng trưởng rất nhanh.
Ngày nay, golf được sử dụng như là một phương tiện quan trọng trong việc tạo ra những mối quan hệ và giải quyết các vấn đề trong kinh doanh. Chính vì vậy, khi hoạt động kinh doanh thương mại và đầu tư gia tăng sẽ kéo theo sự phát triển của các chuyến đi với mục đích chơi golf. Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của đầu tư nước ngoài. Việt Nam đang trở thành một điểm hấp dẫn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lượng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam (FDI) giai đoạn 2000 - 2007 tăng trung bình thêm 40%/năm. Các dự án đầu tư nước ngoài đã tạo ra một nguồn du khách golf dồi dào cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Tính đến cuối năm 2007, cả nước có 235 dự án đầu tư FDI vào lĩnh vực du lịch được cấp phép với tổng vốn đăng ký lên đến hơn 6,1 tỷ USD. Trong đó, tổng lượng vốn đầu tư cho việc xây dựng mới hàng chục sân golf đạt khoảng hơn 2 tỷ USD. Ngoài ra còn có rất nhiều dự án có quy mô vốn lớn đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, nghỉ dưỡng giải trí cao cấp… Đó là những dịch vụ đi kèm được đòi hỏi trong các tour du lịch golf.
Việc Việt Nam ký kết các hiệp định miễn visa song phương cho khách du lịch của 6 quốc gia trong ASEAN, cũng như miễn visa đơn phương cho 6 quốc gia khác là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Phần Lan và Na Uy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch golf ở Việt Nam, vì đó đều là các quốc gia thuộc khu vực có golf phát triển, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo thống kê, có đến 60 – 65% lượng khách du lịch golf ở Việt Nam là công dân của hai quốc gia này.
Chính phủ đã cho phép tổ chức hình thức du lịch caravan đi bằng ôtô tay lái nghịch từ các quốc gia trong khu vực ASEAN vào du lịch Việt Nam theo con đường xuyên Á. Điều này tạo cơ hội cho lượng khách du lịch quốc tế nói chung và khách du lịch quốc tế với mục đích chơi golf tới Việt Nam ngày càng gia tăng.
NHỮNG HẠN CHẾ CỦA DU LỊCH GOLF Ở VIỆT NAM
Du lịch golf ở Việt Nam chưa có sự liên kết với các công ty lữ hành, chủ yếu dưới dạng du lịch cuối tuần và du lịch trong ngày. Khách du lịch golf đa phần là những người nước ngoài và người Việt Nam sống và làm việc ở các khu đô thị hoặc các khu chế xuất công nghiệp xung quanh các sân golf. Theo khảo sát, có đến 87% số khách du lịch golf cư trú trong phạm vi có bán kính khoảng 80 – 100km tính từ các sân golf, vì vậy họ đều tự tổ chức chuyến đi của mình và quay về trong ngày. Lượng khách du lịch golf đi theo hình thức các tour du lịch được tổ chức bởi các công ty du lịch – lữ hành chỉ chiếm khoảng 5%, do vậy việc khai thác kinh doanh các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống buổi tối, giải trí, thể thao – nghỉ dưỡng, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, mua sắm… không đạt hiệu quả cao.
Du lịch golf chưa có sự kết hợp với các loại hình du lịch khác như: MICE, tàu biển, nghỉ dưỡng – giải trí cao cấp (resort), casino, caravan… mặc dù Việt Nam đang có lợi thế về các loại hình du lịch đó cho nên không tạo ra được những chuyến đi với các sản phẩm du lịch phong phú, hấp dẫn, không kéo dài được thời gian lưu trú của khách du lịch và đạt doanh thu cao…
Phần lớn các sân golf tại Việt Nam vẫn đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống sân bãi đánh golf. Mặt khác, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm cung ứng các dịch vụ như lưu trú, ăn uống, giải trí – nghỉ dưỡng và các dịch vụ bổ sung khác cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng, phong phú và cao cấp của nhóm khách du lịch có khả năng chi trả cao này.
Việt Nam chưa tổ chức được nhiều giải thi đấu golf chuyên nghiệp, mới chỉ tổ chức được hai giải thi đấu golf chuyên nghiệp là giải Carlsberg Master Cup hàng năm, bắt đầu từ năm 2004 tại sân golf Chí Linh và giải ngân hàng Hana Bank tại sân golf Đồng Mô đầu năm 2008, còn phần lớn các giải golf được tổ chức ở Việt Nam chỉ là các giải giao hữu hay quảng cáo cho một sản phẩm nào đó, do vậy không hấp dẫn được các tay golf chuyên nghiệp nổi tiếng thế giới.
Mặt khác, các sân golf ở Việt Nam hiện nay chưa có sự liên kết với các sân golf trong khu vực để tạo ra các tour du lịch golf chuyên nghiệp, làm tăng giá trị của sản phẩm du lịch golf, đem lại cho khách du lịch các cảm giác khác nhau khi chơi ở các sân golf khác nhau vì vậy không phát huy hết những tiềm năng về du lịch golf trên cả nước.
ĐỀ XUẤT CÁC NHÓM GIẢI PHÁP
Nhóm giải pháp ở cấp độ Nhà nước
- Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài
Việc thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn đã tạo điều kiện cho golf ở Việt Nam phát triển do phần lớn khách du lịch golf, khoảng 80% lượng khách tới các sân golf đều là khách nước ngoài.
Đầu tư nước ngoài còn tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung ứng cho du lịch golf (sân golf, khu nghỉ cao cấp, khách sạn, nhà hàng lớn…).
- Tiếp tục có các chính sách thuận lợi cho hoạt động du lịch vào Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch trong việc nhập cảnh vào Việt Nam du lịch, nhất là các khách du lịch từ các quốc gia, vùng lãnh thổ được coi là các thị trường gửi khách du lịch golf lớn tới Việt Nam bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hongkong, Đài Loan… cũng như một số quốc gia có golf phát triển ở châu Âu: Anh, Xcốt Len, Ai Len, Pháp… Phát triển các loại hình du lịch thu hút nhóm khách có khả năng chi trả cao như du lịch tàu biển, nghỉ dưỡng, casino, caravan… vào Việt Nam.
- Tích cực đăng cai, tổ chức các sự kiện quốc tế lớn
Các sự kiện quốc tế lớn về chính trị – ngoại giao hay kinh tế – thương mại - đầu tư đều được coi là các cơ hội hết sức tiềm năng cho việc phát triển du lịch golf ở Việt Nam, vì các hội nghị này luôn có các hoạt động giao lưu thi đấu golf giữa các thành viên trong hội nghị và golf được coi như một phần tạo nên sự thành công của các hội nghị ấy.
Nhóm giải pháp ở cấp độ Bộ chủ quản
- Tổ chức các giải thi đấu golf chuyên nghiệp quốc gia và quốc tế
Các giải thi đấu golf chuyên nghiệp được tổ chức không những thu hút được những khách du lịch golf bao gồm những người thi đấu golf chuyên nghiệp khắp nơi, đông đảo khán giả ham thích golf mà còn tạo ra các phong trào chơi golf ở Việt Nam. Các giải thi đấu golf chuyên nghiệp còn là một hình thức quảng cáo cho du lịch golf cũng như các sân golf ở Việt Nam từ đó thúc đẩy sự phát triển của du lịch golf.
- Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá: thông qua các hoạt động ngoại giao, kinh tế của nhà nước hay các kênh thông tin của Chính phủ để tiến hành quảng bá cho golf Việt Nam; lồng ghép hoạt động golf trong các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nhóm giải pháp ở cấp độ các cơ sở kinh doanh dịch vụ golf
- Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, tiện nghi và hiện đại nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách du lịch golf.
- Đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung như phòng hội thảo, điện thoại, fax, thiết bị thu phát sóng vệ tinh, đường truyền internet ADSL..., bể bơi, sauna, bể sục, bể ngâm tắm nước khoáng, khu chăm sóc sắc đẹp spa, sân tennis, quầy bán đồ lưu niệm, biểu diễn nghệ thuật buổi tối, dịch vụ bán hàng cao cấp và dịch vụ đặt vé máy bay tại sân golf.
- Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp lữ hành nhằm giúp cho sân golf có lượng khách dồi dào, tăng hiệu quả kinh doanh làm cho sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp lữ hành trở nên phong phú.
- Liên kết giữa các sân golf sẽ làm tăng giá trị cũng như đa dạng hóa sản phẩm golf từ đó tạo ra sức hấp dẫn lớn hơn, tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau về khách du lịch golf và thu hút được nhiều khách du lịch golf hơn.
- Liên kết với các cơ quan, tổ chức ngoại giao, thương mại lớn bởi đây là nguồn cung cấp khách du lịch golf dưới hình thức du lịch MICE.
Phát triển loại hình du lịch golf sẽ là một phần quan trọng của kế hoạch phát triển du lịch Việt Nam nhằm thu hút 6 triệu khách du lịch quốc tế vào năm 2010. Điều này phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP của Chính phủ ngày 19/01/2007, trong đó nêu rõ: "Nâng cao chất lượng dịch vụ đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam; phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chất lượng cao”.
|
Hiển thị các bài đăng có nhãn unigolf. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn unigolf. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016
Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch golf Việt Nam
Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016
Điểm yếu của UniGolf
1/ Điểm yếu lớn nhất
Không có đội ngủ Sale chuyên nghiệp, không có kinh phí cố định vào Marketing
Đọc tiếp »
Không có đội ngủ Sale chuyên nghiệp, không có kinh phí cố định vào Marketing
Kinh doanh quá nhiều lĩnh vực thì khi tán lực, hiệu quả thu được đương nhiên sẽ vô cùng thấp. Đầu tư không có trọng điểm, chia rải cho quá nhiều hoạt động, quá nhiều thị trường.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Giới thiệu về tôi
Archive
Labels
- aeon
- ban-hang
- behavior
- bloger
- brand
- content
- creative
- customer
- dau-tu
- design
- digital
- economy
- english
- excellent-advertise
- experience
- google-adwords
- guideline
- idea
- influencer
- ke-chuyen-thanh-cong
- kien-thuc-khac
- kinh-doanh
- kols
- ky-nang
- landing-page
- manage
- marketer
- marketing
- mmo-youtube
- mo-hinh-quan-tri
- opening
- phuong-tho
- plan-marketing
- pr
- quan-ly-nhan-vien
- quy-luat
- research
- sai-lam
- sales
- start-up
- statistics
- tam-ly
- thau-hieu
- tiep-thi-ban-than
- tinh-huong
- tip
- tp.marketing
- traditional
- trend
- tuyen-dung
- ui-ux
- unigolf
- video
- web-hay
- what-english
- xin-viec
- xu-phat-khen-thuong