Hiển thị các bài đăng có nhãn mo-hinh-quan-tri. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mo-hinh-quan-tri. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Mô hình quản lý theo chiều ngang: mô hình tổ chức đối với hoạt động kinh doanh quốc tế

Mô hình quản lý theo chiều ngang là cách một doanh nghiệp thiết kế cơ cấu tổ chức của mình để đồng thời thực hiện 3 chức năng: thực hiện nhiệm vụ của tổ chức; chia nhỏ các công việc theo vị trí làm việc, phòng, ban, bộ phận, công ty con để triển khai thực hiện; và thiết kế mối quan hệ quản lý để đảm bảo công việc thực hiện theo cách phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp. Có nhiều cách khác nhau để doanh nghiệp tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế trên cơ sở chức năng, mô hình doanh nghiệp,  khu vực địa lý hoặc kết hợp cả ba nội dung đó. Tuy nhiên, thông thường, các công ty đa quốc gia sử dụng 5 mô hình để tổ chức các hoạt động kinh doanh của mình: mô hình theo chức năng, mô hình theo bộ phận và mô hình ma trận.
Mô hình theo chức năng (functional structure)mô hình theo chức năng là cách thức tổ chức công việc của doanh nghiệp khi sản phẩm của doanh nghiệp có cùng công nghệ và các áp lực cạnh tranh phải theo đuổi chiến lược toàn cầu. Mô hình chức năng cho phép doanh nghiệp tối đa hóa được lợi ích theo quy mô thông qua việc sắp xếp trách nhiệm công việc và các thiết kế hiệu  quả nhất các quan hệ quản lý trong doanh nghiệp. Vì vậy, mô hình này cho phép thành lập các bộ phận riêng biệt tập hợp nhân sự theo chức năng truyền thống của doanh nghiệp nhưng ở các khu vực địa lý khác nhau, tại đó nhân viên sản xuất làm việc với nhân viên sản xuất, nhân viên bán hàng làm việc với nhân viên bán hàng, nhân viên tài chính làm việc với nhân viên tài chính, v.v (Xem Hình 4.7).
Mô hình theo chức năng  thường được các doanh nghiệp có dải hàng hóa hẹp trong đó phương pháp sản xuất và marketing thường không khác nhau nhiều, và thị trường không thường xuyên thay đổi nhiều. Ví dụ, những công ty khai thác dầu hay khoáng sản như Total hay British Petroleum thường sử dụng mô hình tổ chức này.
Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là doanh nghiệp không thể thích nghi kịp theo các thay đổi của thị trường đòi hỏi có sự phối hợp giữa nhiều chức năng. Mô hình theo chức năng thường khó xây dựng được mối quan hệ hiệu quả giữa việc sáng tạo tri thức với việc ra quyết định nhằm tạo điều kiện cho chức năng marketing phối hợp được với chức năng sản xuất và chức năng tài chính. Cơ chế quản lý theo chiều dọc của mô hình theo chức năng là một chuỗi dài mệnh lệnh trải ở nhiều cấp, khiến cho việc ra quyết định phải dịch chuyển chậm vì thông tin phải trải rộng tới hầu khắp các cấp bậc cần xử lý thông tin.
Mô hình theo bộ phận (division structure): Trong khi mô hình theo chức năng được sử dụng tại các doanh nghiệp chủ yếu gắn với nguyên liệu đầu vào thì mô hình theo bộ phận được sử dụng gắn với sản phẩm đầu ra. Mỗi bộ phận trong doanh nghiệp được giao trách nhiệm quản lý một tập hợp hàng hóa khác nhau hoặc tập hợp những thị trường khác nhau. Trên lý thuyết, một công ty đa quốc gia có thể có bộ phận phụ trách quốc tế, hoặc có bộ phận phụ trách sản phẩm trên toàn cầu hoặc bộ phận phụ trách khu vực địa lý trên toàn cầu.
Mô hình bộ phận quốc tế (international division structure): Tập hợp nhóm các hoạt động kinh doanh quốc tế lại vào một bộ phận, một ban để những nhân sự phụ trách chuyên môn về quốc tế giải quyết những vấn đề khác nhau như hồ sơ xuất khẩu, giao dịch ngoại hối, quan hệ với chính phủ nước ngoài … (Xem Hình 4.8.). Mô hình này có khả năng thích nghi nhanh với những thay đổi của môi trường, cho phép doanh nghiệp hoạt động trên nhiều thị trường khác nhau. Mô hình này cũng hạn chế những lãng phí lặp đi lặp lại trong các hoạt động ở nhiều nơi trong tổ chức.
Bộ phận phụ trách kinh doanh nội địa thường được đánh giá dựa trên hoạt động của bộ phận mình. Do vậy, các bộ phận này thường duy trì và giữ lại sản phẩm, nhân lực, công nghệ và các nguồn lực, không khuyến khích tham gia vào hoạt động quốc tế để thúc đẩy kết quả hoạt động của mình. Một bộ phận quốc tế hoặc phòng, ban phụ trách quốc tế có thể giải quyết được xu hướng trên nếu doanh nghiệp trang bị cho bộ phận này nhân lực để khai thác được năng lực của toàn hệ thống.
Các doanh nghiệp sử dụng mô hình này để khai thác lợi ích theo quy mô thị trường. Qua việc phân chia bộ phận phụ trách thị trường nội địa, thị trường quốc tế, các doanh nghiệp thực hiện tốt và phù hợp với việc theo đuổi chiến lược đa quốc gia, trong đó không phải chịu nhiều sức ép phải hội nhập và tiêu chuẩn hóa giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Thêm vào đó, giám đốc phụ trách thị trường quốc tế có thể sử dụng các cách thức như chia sẻ kho vận hay cách thức lập dự toán để thực hiện phối hợp một số nhất định các quy trình sản xuất hoặc quản lý trong toàn hệ thống của doanh nghiệp. Mô hình tổ chức này thường được các công ty đa quốc gia của Châu Âu sử dụng do tính phụ thuộc tương đối vào thị trường nội địa của các công ty này.
Mô hình bộ phận phụ trách sản phẩm (product division structure): Mô hình phụ trách sản  phẩm là một trong những mô hình phổ biến nhất tại các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế hiện nay do hầu hết các doanh nghiệp này đều có dải hàng hóa đa dạng và khác biệt (Xem Hình 4.9). Ví dụ, việc sáp nhập  giữa  công ty Moet Hennessy và Louis Vuitton đã tạo ra tập đoàn hàng hóa sang trọng lớn nhất thế giới, tập đoàn LVMH, trong đó những hãng nước hoa Christian Dior, đồng hồ Tag Heuer, đồ túi xách Louis Vuitton, rượu sâm panh Moet & Chandon là thuộc trong các thương hiệu hàng hóa của tập đoàn. Việc không có sự tương đồng giữa nhiều dòng sản phẩm đã dẫn tới việc tập đoàn LVMH chia nhỏ thành 5 bộ phận, mỗi bộ phận tập trung vào một phân đoạn thị trường riêng biệt trên quy mô toàn cầu, đó là: rượu và đồ uống có cồn, thời trang và đồ da thuộc, nước hoa và mỹ phẩm, đồng hồ và trang sức, và hàng bán lẻ khác. Mặc dù có sự lắp lẫn, trùng lặp ở các thị trường cụ thể, các kênh phân phối, các chuỗi cung ứng nhưng các bộ phận này đều tương đối độc lập.
Tương tự như mô hình theo chức năng, mô hình phụ trách sản phẩm được thiết kế phù hợp với chiến lược toàn cầu do hoạt động ở thị trường nội địa và thị trường nước ngoài đối với cùng một sản phẩm được một bộ phận phụ trách sản phẩm chịu trách nhiệm. Bộ phận này có thể kết hợp tương ứng và kinh nghiệm, tri thức giữa hai thị trường (ví dụ như chia sẻ thông tin về thành công hoặc thất bại trên các thị trường khác nhau với nhau).

Thêm vào đó, mô hình phụ trách sản phẩm tăng cường năng lực bán hàng hoặc tung sản phẩm mới hoặc dừng bán một dòng sản phẩm nhất định vì các dòng sản phẩm là không có liên hệ với nhau. Tất nhiên, sẽ có các chức năng hoặc hoạt động bị lặp đi lặp lại giữa các bộ phận phụ trách sản phẩm và cũng khó có cơ hội hay cách nào mà một bộ phận phụ trách sản phẩm này có thể học tập được kinh nghiệm quốc tế từ một bộ phận phụ trách sản phẩm khác.
Các công ty con khác nhau của các bộ phận phụ trách sản phẩm khác nhau hoạt động ở cùng một quốc gia ở nước ngoài sẽ báo cáo về cho các ban và bộ phận khác nhau tại trụ sở chính. Ví dụ, Hình 4.9 mô tả công ty điện và công ty thang máy ở Bỉ sẽ báo cáo về hai bộ phận khác nhau của công ty, vì vậy, sự kết hợp nguồn lực trong một nước có thể không được khai khác nếu các công ty con không liên hệ với nhau và tới cùng  một bộ phận phụ trách. Tương tự, có trường hợp, có công ty con tại tập đoàn Westinghouse phải vay vốn với lãi suất cao tại thị trường địa phương trong khi đó một công ty con khác lại đang dư thừa tiền mặt.
Mô hình bộ phận phụ trách khu vực địa lý (geographic area division structure)Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình phụ trách theo khu vực địa lý (Xem Hình 4.10) để vận hành tổ chức của mình khi các doanh nghiệp có hoạt động vận hành ở nước ngoài với quy mô lớn mà tập trung vào một nước hay một vùng cụ thể, bao gồm cả nước chủ nhà. Mô hình này cũng phổ biến đối với các công ty đa quốc gia của Châu Âu do các công ty này thường không có một thị trường nội địa có quy mô lớn. Mô hình này thường phù hợp trong trường hợp doanh nghiệp có được lợi ích từ quy mô sản xuất trên phạm vi khu vực, không phải trên phạm vi toàn cầu do quy mô thị trường hoặc công nghệ sản xuất đặc thù của ngành. Thông thường, mô hình này được các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa quốc gia sử dụng do mô hình này dành quyền quản lý phân cấp cho các công ty ở từng nước điều chỉnh thích nghi hơn với các điều kiện của thị trường địa phương.
Hạn chế của mô hình này là khả năng lắp lẫn công việc trong mỗi khu vực do các công ty con có các hoạt động tạo giá trị giống nhau ở những địa điểm khác nhau chứ không tập trung vào địa điểm hiệu quả nhất. Ví dụ, hãng Neslé có hơn 500 nhà máy ở gần 90 nước để bán khoảng 8.000 nhãn hàng hóa tới hầu hết các nước trên thế giới. Do vậy, trụ sở tại Thụy Sĩ đã đau đầu để quyết định xem chi phí nguyên liệu đầu vào của  các công ty con mua từ các nhà cung cấp trên khắp thế giới. Và có những trường hợp, mỗi nhà máy trong số 40 nhà máy của Nestlé tại Hoa Kỳ đã tiến hành mua nguyên liệu một cách độc lập. Việc thiếu sự phối hợp này đã dẫn tới hiện tượng các nhà máy của doanh nghiệp tại Hoa Kỳ phải thanh toán tới 20 mức giá khác nhau đối với sản phẩm vanilla cho cùng một nhà cung cấp.
Mô hình ma trận (matrix structure): Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia tại đó đáp ứng cả hai yêu cầu đó là hội nhập, toàn cầu hóa và thích nghi địa phương. Để thực  hiện chiến lược này, các doanh nghiệp thường thiết kế tổ chức của mình theo mô hình ma trận để cho phép tận dụng được ưu điểm của mô hình theo chức năng và mô hình theo bộ phận (Xem Hình 4.11). Mô hình ma trận về mặt lý thuyết cho phép một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế còn hạn chế được những nhược điểm của hai mô hình kể trên.

Mô hình ma trận thường xác định rõ một công ty con phải báo cáo tới hơn một bộ phận phụ trách bao gồm cả về chức năng, sản phẩm hoặc địa lý. Giả định cơ bản ở đây là mỗi nhóm phải chia sẻ trách nhiệm về  hoạt động vận hành ở nước ngoài sẽ khuyến khích việc mỗi nhóm trao đổi thông tin và nguồn lực một cách tự nguyện hơn. Ví dụ, các bộ phận phụ trách sản phẩm phải cạnh tranh với nhau để đảm bảo rằng bộ phận R&D được liên kết với nhóm chức năng như sản xuất, phát triển công nghệ đối với sản phẩm của họ. Các bộ phận phụ trách sản phẩm sẽ phải cạnh tranh để đảm bảo rằng các đối tác ở các khu vực địa lý khác nhau sẽ chú ý và đầu tư quan tâm thỏa đáng đến dòng sản phẩm của mình.
Các bộ phận phụ trách sản phẩm, phụ trách chức năng và khu vực địa lý phải cùng cạnh tranh với nhau để có được nguồn lực mà những bộ phận khác đang nắm giữ trong ma trận. Ví dụ, số lượng các nguồn lực cần thiết để phát triển sản phẩm dệt ở Mexico phụ thuộc một phần vào cạnh tranh giữa nhóm Châu Âu và Châu Mỹ La tinh và một phần phụ tuộc vào cạnh tranh nguồn lực giữa nhóm sản phẩm dệt và sản phẩm nông sản. Do vậy, mô hình ma trận là sự nhân nhượng hữu ích khi các bộ phận gặp khó khăn trong việc liên kết hay phân tách các hoạt động ở nước ngoài.
Mô hình ma trận cũng có một số hạn chế. Mô hình này yêu cầu các nhóm cạnh tranh nhau vì các nguồn lực có hạn, phương pháp vận hành ưa thích, chia sẻ lợi ích hoặc rủi ro. Xung đột giữa các bộ phận cấp thấp có khả năng phát sinh khi cấp quản lý cấp cao phải ủng hộ nhóm này hay nhóm kia. Có thể nói, mô hình ma trận tạo ra một cơ chế quản lý kép làm vi phạm nguyên tắc một lệnh thống nhất (unity of command principle). Nguyên tắc một lệnh thống nhất cho rằng chuỗi lệnh và thông tin không bị ngắt quãng sẽ truyền từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất trong tổ chức. Còn theo mô hình ma trận, trách nhiệm và mối quan hệ công tác nhằng nhịt trong tổ chức có thể làm cho chuỗi lệnh bị bóp méo hoặc sai lệch. Trong trường hợp này, quản lý  cấp cao không thể giám sát được cán bộ cấp dưới do họ giả định là có nhóm khác chịu trách nhiệm về việc đó. Ví dụ, giám đốc ở bộ phận Châu Á có thể không quan tâm tới hoạt động hàng ngày tại một bộ phận sản phẩm B ở Nhật Bản do họ cho rằng bộ phận phụ trách sản phẩm B sẽ chịu trách nhiệm làm việc này, trong khi đó, ngược lại bộ phận phụ trách sản phẩm B lại giả định rằng bộ phận phụ trách Châu Á phải giám sát hoạt động tại Nhật Bản.
Công ty Dow Chemical thực hiện theo mô hình ma trận cho rằng “chúng tôi theo mô hình ma trận và phụ thuộc vào tinh thần hợp tác, ở đó không có ai chịu trách nhiệm cả. Khi mọi thứ ok, chúng tôi không biết ai để khen thưởng và khi một thứ tồi tệ, chúng tôi không biết ai để phê bình„. Việc giả định nhầm ai đó chịu trách nhiệm đã khiến cho nhiều công ty lại phải quay lại mô hình phân định vai trò và chức năng của các bộ phận.
Đọc tiếp »

2 mô hình quản lý nhân sự phổ biến

Andre Lavoie – CEO và là nhà đồng sáng lập của ClearCompany, công ty tiên phong thực hiện việc thu hẹp khoảng cách giữa quản lý nhân sự và chiến lược kinh doanh bằng cách phân bổ nhiệm vụ cho nhân viên dựa trên tầm nhìn và mục tiêu của công ty – cho biết: “Chúng tôi duy trì một cấu trúc khá ‘ngang’ và cố gắng trao quyền cho nhân viên ở mọi cấp bậc để họ có thể làm việc năng động và độc lập. Chúng tôi tin rằng sự công khai, minh bạch thông tin giúp nhân viên dễ dàng đưa ra nhiều quyết định chiến lược theo đúng định hướng và dần nâng cao năng suất”.

Không có mô hình quản lý đúng hay sai, điều quan trọng là tính phù hợp với quy mô, tầm nhìn cũng như đặc trưng văn hóa của từng công ty. Sau đây là những ưu - nhược điểm của 2 mô hình quản lý phổ biến trên:

1. Trên – dưới hay đồng đẳng

Về việc đưa ra quyết định mang tính chiến lược, mô hình quản lý theo chiều dọc và mô hình quản lý theo chiều ngang có cách tiếp cận rất khác nhau. Đối với mô hình quản lý theo chiều dọc, các quyết định được thực hiện từ trên xuống, với mức độ quan trọng giảm dần.

Đối với các doanh nghiệp lớn, mô hình này khá hiệu quả vì mọi quyết định sẽ được tiến hành nhanh chóng, dễ dàng hơn so với việc phải chờ đợi sự nhất quán từ tất cả mọi người.

Trong khi đó, thay vì làm việc theo hệ thống phân cấp, đặc điểm nổi bật của mô hình quản lý theo chiều ngang là mọi người đều có quyền đưa ra quyết định.

Quy mô ban lãnh đạo của mô hình này khá nhỏ, thậm chí nhiều công ty chỉ có một lớp nhân viên đồng đẳng, việc đưa ra quyết định cũng khá hiệu quả và nhanh chóng. Vì vậy, mô hình này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc các công ty khởi nghiệp.

2. Vạch rõ ranh giới hay đề cao tinh thần chia sẻ

Mô hình quản lý theo chiều dọc có một hệ thống phân cấp dựa trên vai trò, trách nhiệm được xác định rõ ràng. Tổng giám đốc điều hành có vị trí cao nhất, họ sẽ trao quyền lãnh đạo nhân viên cho những nhà lãnh đạo ở cấp thấp hơn, thường là giám đốc bộ phận. Không hề có sự mơ hồ hay nhầm lẫn nào trong việc báo cáo công việc theo cấp bậc.



Nhược điểm của mô hình quản lý theo chiều ngang là không phải lúc nào nhân viên cũng biết mình sẽ báo cáo công việc cho ai vì quyền hạn và trách nhiệm được phân chia gần như đồng đều trong tổ chức.

Tính chất “phẳng” lại giúp nhân viên dễ dàng được công nhận những đóng góp của mình dành cho công ty nhưng cũng khiến họ cảm thấy mơ hồ đối với vai trò của mình. Và các nhân viên này cũng có thể khiến các đối tác/khách hàng tiềm năng thất vọng vì cảm thấy họ không có nhiều quyền hành.

3. Mức độ minh bạch

Một trong những khác biệt lớn nhất của mô hình quản lý theo chiều dọc và mô hình quản lý theo chiều ngang là mức độ minh bạch trong tổ công ty/tổ chức. Hệ thống phân cấp của mô hình quản lý theo chiều dọc sẽ chia sẻ thông tin dựa trên cơ sở chọn lọc thông tin trước, truyền đạt thông tin sau.

Nhân viên tiếp nhận thông tin qua nhiều tầng lãnh đạo. Điều này đôi khi dễ gây ra nhầm lẫn hoặc lộn xộn trong khâu truyền đạt.

Còn mô hình quản lý theo chiều ngang thì luôn đẩy mạnh tính minh bạch trong tổ chức. Việc sắp xếp thông tin và phối hợp làm việc với nhau luôn dựa trên tinh thần đề cao nhân viên.

Do đó có thể nói, tính minh bạch là đặc trưng nổi bật của hệ thống quản lý lấy nhân viên làm trung tâm. Còn đối với hệ thống quản lý phân cấp, mức độ minh bạch của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của ban lãnh đạo.

4. Cảm giác người trên - kẻ dưới

Mô hình quản lý theo chiều dọc truyền thống dễ mang đến cho nhân viên cảm giác người trên – kẻ dưới, bởi vì người quản lý và nhân viên được phân chia rạch ròi thành 2 cấp bậc khác nhau.

Còn mô hình quản lý theo chiều ngang thì loại bỏ cảm giác đó cho nhân viên bằng cách đề cao trình độ, kỹ năng hơn vấn đề phân cấp trong hệ thống. Do đó, người quản lý và nhân viên gần như có rất ít khoảng cách với nhau.

Tuy nhiên, về mặt này, các công ty có mô hình quản lý theo chiều dọc sẽ thúc đẩy sự phát triển cá nhân nhiều hơn, vì mọi người đều mong muốn mình sẽ “leo” lên một bậc thang cao hơn chức vụ hiện tại. Trong khi đó, các tổ chức “phẳng” không mang đến các cơ hội như thế, mặc dù nhân viên có thể phát triển khả năng của mình nhờ kinh nghiệm và thông qua quá trình đào tạo của công ty.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Kinh nghiệm mới bắt đầu làm trưởng phòng nhân sự – phần 2

Hai năm trước tôi biên bài: Kinh nghiệm khi mới bắt đầu vào vị trí trưởng phòng nhân sự nên làm cái gì và từ đâu ? ( http://goo.gl/zMNoER ). Bài ấy sẽ chỉ có 1 phần nếu như tôi không có buổi gặp mặt 1 anh giám đốc hôm qua. 2 anh em ngồi trao đơi với nhau khá lâu. Anh muốn tái cơ cấu lại hệ thống nhân sự mà không biết bắt đầu từ đâu. Bài toán anh đưa ra cũng khá mơ hồ, chung chung. Dường như anh bỏ bẵng mảng nhân sự rất lâu. Anh hỏi tôi: “Nếu Cường về công ty tớ làm việc thì cậu sẽ làm gì ?”.
Rõ ràng nếu như một giám đốc biết bài toán của mình cần gì thì tôi sẽ biết làm việc gì. Nhưng với một giám đốc còn đang băn khoăn bên ngoài với những bài toán chung chung thì việc này sẽ khó hơn nhiều. Đồng nghĩa với việc tôi phải tìm ra được bài toán thực chất bên trong doanh nghiệp. Tôi hứa với anh về sẽ viết 1 bài TUT (hướng dẫn cụ thể). Thế là tôi về nghĩ đến gần 2h sáng hôm sau mới hòm hòm ra một số thứ mà tôi sẽ kể lể với mọi người dưới đây.
Giờ nếu tôi vào công ty anh, tất nhiên tôi sẽ làm các công việc giống như trong bài ở trên ( http://goo.gl/zMNoER ).
Bước 1: Làm quen
Bước 2: Tiếp cận với thực trạng nhân sự
Bước 3: Lên kế hoạch, list các công việc cần triển khai
Bước 4: Triển khai dự án vá lỗi và hoàn thiện các công việc vật lý hiện có
Tóm lại ý của cả bài viết là như thế. Bước 2, tôi thấy tôi viết khá dài. Nhưng đọc lại thì thấy vẫn có cái gì đó chung chung. Tôi sẽ làm kỹ hơn ở bài này. Tôi có lập ra 3 bản khảo sát để đánh giá và có cái nhìn tổng thể về mảng HR của công ty. 3 bản bao gồm:
- Bảng khảo sát thực trạng quản trị nhân sự công ty.
- Bảng khảo sát thực trạng văn bản quản trị nhân sự công ty.
- Bảng khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên công ty.
Bảng khảo sát thực trạng quản trị nhân sự công ty: Bao gồm 50 câu hỏi khảo sát dành cho Giám đốc hoặc Lãnh đạo phụ trách mảng nhân sự. 50 câu hỏi này trải khá dài từ tuyển dụng cho đến nghỉ việc.
Bảng khảo sát thực trạng văn bản quản trị nhân sự công ty: Bảng này sẽ cho biết các văn bản tài liệu để đối chiếu với kết quả khảo sát thực trạng quản trị nhân sự công ty. Ví dụ như ông bảo là có quy chế đánh giá. Quy chế đánh giá đó được tìm ở đâu ? Có thật như vậy không ?
Bảng khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên công ty: Bảng này lại là bảng đối chiếu với 2 bảng trên. Nó bao gồm 45 câu hỏi. Lãnh đạo bảo tốt, văn bản viết ra tốt nhưng khảo sát nhân viên nói rằng không tốt thì rõ là có mâu thuẫn ở đây. Và đó chính là bài toán chúng ta cần giải quyết.
Sau khi tìm ra được bài toán, giớ là đến lúc chúng ta lên list công việc (bước 3). Cách làm thì giống như trong bài này: Hướng dẫn sử dụng bộ tài liệu nhân sự CPO để triển khai tái cơ cấu hệ thống ( http://goo.gl/RL6mjz ).
Trong bước 3 này, việc đầu tiên là biết được thứ tự triển khai các công việc liên quan đến Nhân sự. Việc nào trước việc nào sau. Như hình ở dưới:
Sau khi nắm được rồi thì lập bảng excel ma trận list, kế hoạch triển khai từng dự án:
Xong phần kế hoạch, giờ đến bước tiếp theo là triển khai. Triển khai như thế nào thì nó tùy thuộc vào thực tế. Nhớ là phải có người làm cùng, chúng ta tìm thêm các bạn thực tập cũng được. Chứ 1 mình làm thì hơi đuối. Ví dụ: Cách triển khai đào tạo và xây dựng giảng viên nội bộ của VDC ( http://goo.gl/d5GTmy )
Bài viết đến đây là dài quá (nhiều hình ít chữ) nên tôi xin dừng phím. À quên, dưới đây là các file mềm đi kèm bài viết. Do dạo này cộng đồng toàn lấy bài viết, file của tôi rồi không để nguồn, tệ hơn là mang đi kinh doanh (bán lại). Điều này làm tôi buồn như buồn cho tình trạng cá chết miền Trung. Vì thế tôi mạn phép để 1 cái giá tượng trưng (500 đ) để mọi người cảm nhận thấy cái quý của tài liệu.
Tải tài liệu tại đâyBộ tài liệu dành cho Tân trưởng phòng Nhân sự – HRM newbie – http://goo.gl/8LXlkH
- Bang khao sat cac van ban tai lieu nhan su trong DN.xlsx
- Bang khao sat muc do hai long cua nhan vien – EES.xls
- Bang khao sat thuc trang nhan su trong DN.xls
- Huong dan cac cong viec nhan su v10.xlsx
- Mau ke hoach thuc hien tieu du an.docx
Tái bút: ai thấy thương và muốn làm cái gì đó hỗ trợ thì vui lòng ủng hộ tôi 2 dự án này nhé: Đĩa tài liệu Nhân sự iCPO ( http://goo.gl/Kh3ISI ) và Sách Blog Nhân sự ( http://goo.gl/pVOl5X ). Thanks anh chị em và cả nhà.


Read more: http://blognhansu.net.vn/2016/05/17/kinh-nghiem-moi-bat-dau-lam-truong-phong-nhan-su-phan-2/#ixzz4B8wQmva8
Đọc tiếp »

Kinh nghiệm khi mới bắt đầu vào vị trí trưởng phòng nhân sự nên làm cái gì và từ đâu ?



Cường mới nhận được một tình huống như thế này. Tôi tên là Hùng Cường. Người mới gặp thường hay gọi tên là Hùng. Lúc đầu cũng có chút bối rối nhưng tôi được gọi như thế nhiều, riết cũng quen.
“Chào anh Hùng,
Em là A, 28 tuổi, rất xin lỗi vì đã đường đột viết thư cho anh, nhưng thực sự em rất mong anh đọc thư này và cho em lời khuyên vì em biết chắc chắn đối với em sẽ rất quý giá.
Em đã đi làm được 5 năm, nhưng chỉ mới làm cán bộ nhân sự được hơn 1 năm ở 1 công ty về Thiết bị y tế. Công ty này có hơn 50 nhân viên và công việc chính của em ở đó là làm bảo hiểm cho nhân viên, chấm công, xây dựng các form mẫu khi được yêu cầu. Đại loại là trên em có trưởng phòng nhân sự giao việc và em chỉ làm các công việc theo bảng mô tả công việc của mình.
Hiện nay em đã nghỉ việc ở đó và đã đi thi tuyển ở công ty khác và được thông báo trúng tuyển với vị trí phó phòng nhân sự ( không có vị trí trưởng phòng). Em được hẹn 1 tuần nữa đi làm.
Công ty mới làm về kinh doanh và cũng có hơn 40 nhân viên. Điều làm em lo lắng là em không biết bắt đầu như thế nào và em phải làm những công việc gì đầu tiên khi đi làm ở công ty mới. Ý em muốn nói là nếu mình làm nhân viên thì đã có trưởng phòng giao việc, còn nếu mình là 1 người trưởng phòng thì mình phải làm những gì trong ngày đầu tiên? chẳng nhẽ cứ ngồi không đợi giám đốc yêu cầu mình làm gì thì mình làm đấy ( điều này chắc chắn là không được).
Em rất muốn hỏi nhiều nhưng sợ làm phiền anh.
Em rất mong anh hiểu và thông cảm cho những băn khoăn của em và cho em một vài lời khuyên bổ ích.
Em cũng rất mong anh trả lời sớm giúp em vì em sắp đến ngày nhận công việc mới rồi.”

Nếu anh chị ở trong hoàn cảnh trên thì anh chị sẽ làm gì ?
Không bình luận nhiều về vấn đề tại sao công ty lại nhận và vì sao chủ nhân của mail trên lại đỗ. Tôi chỉ muốn đi vào việc giải quyết vấn đề : “khi mới bắt đầu vào vị trí trưởng phòng nhân sự nên làm cái gì và từ đâu ?” mà bạn đó đang vướng phải. Vậy tôi sẽ làm gì ?
Tất nhiên và cũng là đầu tiên, tôi sẽ dành ra khoảng vài ngày cho đến 1 tuần để làm quen với mọi người và làm quen với văn hóa. Song song với đó là tìm hiểu thực trạng quản trị nhân sự ở đây. Việc làm quen với mọi người thì tùy theo kinh nghiệm mỗi người sẽ có cách làm khác nhau. Có lẽ khi mới vào công ty, sếp tổng sẽ phải giới thiệu tôi với các trưởng bộ phận khác để làm quen. Nhưng nếu không được như thế thì tôi sẽ chủ động yêu cầu sếp sắp xếp 1 buổi để giới thiệu tôi. Đây gọi là chính danh. Không chính danh thì ai làm việc được chứ. Sau đó, tôi sẽ chủ động gửi mail cho từng người (có thể là bcc) để tự giới thiệu thông tin về cá nhân (nếu sếp không gửi mail).
Làm quen còn phải nhiều động thái nữa. Tôi sẽ áp dụng theo cách này : http://blognhansu.net/2013/07/05/nhan-su-moi-hr-fresher-khi-moi-vao-nen-lam-gi/ . Dĩ nhiên là tôi sẽ không cư xử như là 1 người mới vào nghề. Tôi ứng xử với mọi người như là 1 người phù hợp. Thay vì ăn cùng, tôi có thể sẽ là mời mọi người 1 li nước. Mời các phòng ban 1 ít hoa quả … Nói chung là nhiều cách. Làm quen với văn hóa thì khó hơn 1 chút. Theo tôi, văn hóa tổ chức nó gắng với văn hóa của sếp. Sếp thế nào thì tổ chức nó na ná như thế. Vì vậy cứ để ý thói quen, tính cách, sở thích của người đứng đầu là ra văn hóa của công ty. Sếp thích uống bia? Có lẽ tôi nên mời mọi người 1 cốc bia . Sếp thích ăn mặc đẹp, có lẽ tôi nên mua một bộ quần áo mới để mặc đi làm. …
Cùng với việc làm quen chào hỏi là việc tiếp cận với thực trạng nhân sự của công ty. Cách đơn giản nhất nhưng lại khó khăn nhất đó là : yêu cầu nhân viên bộ phận và sếp cung cấp toàn bộ các tài liệu về nhân sự. Thuận lợi thì được nhưng nhỡ nhân viên hỏi là: em cũng không biết phải đưa cái gì cho anh cả thì bạn sẽ làm sao ? Tốt nhất là lập cái list và đưa cho mọi người để mọi người cung cấp. List đó là:
1. Quy trình nhân sự (bao gồm từ tuyển dụng, đào tạo cho đến trả lương) và biểu mẫu.
2. Quy trình ISO (tất tần tật các bộ phận luôn).
3. Các biểu mẫu, template khác như mẫu báo cáo, mẫu slide …
4. Các tài liệu liên quan đến từng mảng bộ phận 1:
a. Tuyển dụng:
- Quy trình tuyển dụng
- Quy chế tuyển dụng
- Báo cáo, kế hoạch tuyển dụng tháng, năm
- Các KPI về tuyển dụng được giao
- Bảng theo dõi tuyển dụng: cái bảng có ghi và theo dõi danh sách ứng viên đã qua phỏng vấn.
b. Đào tạo:
- Quy trình đào tạo
- Quy chế đào tạo
- Báo cáo kế hoạch đào tạo
- Các KPI về đào tạo
- Bảng theo dõi quá trình đào tạo
- Tài liệu đào tạo nội bộ, chung, bộ phận
c. Lương thưởng:
- Quy trình trả lương
- Bảng lương tháng vừa rồi
- Ngạch lương
- Quy chế lương
- Quy chế thưởng
- Bảng theo dõi thông tin nhân viên
- Báo cáo tình hình nhân sự tháng, năm
d. Bảo hiểm:
- Báo cáo tình hình đóng báo hiểm
- Các bản, tài liệu về bảo hiểm.
3. Ngoài ra là 1 loạt những cái khác như:
- Cơ cấu tổ chức và mô tả công việc
- KPI và bảng theo dõi KPI
- Một loạt những chính sách khác: nhiều quá, các bạn vui lòng xem thêm ở đây: Danh sách các quy chế, quy định cần có trong công ty … ?
- Nội quy, sổ tay văn hóa, thỏa ước lao động
List này tôi mới tạm thời nghĩ ra. Có thể chưa đủ nhưng ít ra thì sẽ cho ta được cái nhìn tổng quan về nhân sự. Nếu muốn kỹ nữa, chúng ta có thể dựa vào bài này để lên danh sách: Các công việc phòng nhân sự sẽ phải làm phần 2 – theo cách nhìn của chức năng phòng Nhân sự
Và dựa vào nhận định của cá nhân mỗi người, chúng ta có thể lên được ngay danh sách những việc cần làm. Ví dụ như mô tả công việc lâu quá chưa làm thì chúng ta làm lại. Nội quy không cập nhật thì viết nội quy mới. Cái gì chưa có thì chúng ta sẽ làm cái đó. Chúng ta khi phỏng vấn đã trao đổi với sếp và hẳn đã nghe về các vấn đề lãnh đạo muốn giải quyết. Dựa vào những vấn đề, và các việc cần làm, tiếp tục chúng ta quay lại ngồi với lãnh đạo thêm vài lần nữa để trao đổi. Sau khi thống nhất các vấn đề cần làm chúng ta sẽ bắt đầu triển khai.
Chú ý, trong quá trình làm trưởng phòng thì nên đọc thêm cả bài này: 9 tín hiệu để đuổi trưởng phòng nhân sự của công ty bạn ? . Ở bài viết này chúng ta sẽ bắt gặp những kinh nghiệp và những điều trưởng phòng không nên làm. Rất hữu ích.
Tôi cũng có chia sẻ kinh nghiệm từng làm trưởng phòng nhân sự ở chuỗi bài viết về nhật ký HRM. Nhân tiện bài này, đọc lại tôi vẫn thấy bồi hồi. Anh chị và các bạn tham khảo thêm ở đây nhé:
Nhật ký HRM – quyết định thành lập phòng nhân sự
Nhật ký HRM – khảo sát hiện trạng Nhân sự
Vậy là chúng ta đã lên được list danh sách các công việc cần làm, các nguồn lực cần có, thời gian cần hoàn thành và kết quả cuối cùng của công việc đó là gì. Đây tôi gọi là mảng công việc về dự án nhân sự.
Ngoài việc triển khai các dự án vá lỗi đó, tôi sẽ phải để ý và đánh giá xem các mảng công việc mà các nhân viên của phòng tôi đang làm thế nào ? Liệu đã làm tốt chưa? Cần làm gì để tốt hơn? Có biểu mẫu hay cách nào hay hơn không? Và có cần hỗ trợ không ? Nếu có tôi sẽ phải sắn tay vào làm.
Tôi để ý thấy, có một số anh chị khi mới lên trưởng phòng hoặc chuyển sang làm trưởng phòng các công ty khác thường hay thay đổi lại bố trí của phòng mới. Chúng ta cũng có thể làm theo cách đó để đánh dấu sự có mặt của mình.
Tôi chợt nhớ ra còn có một bài viết cũng về chủ đề này nhưng ở khía cạnh khác, mời anh chỉ và các bạn tham khảoThiết lập phòng tổ chức – hành chính – nhân sự công ty nên bắt đầu từ đâu ?
Mỗi người khi bắt đầu làm trưởng phòng nhân sự ở đâu đó sẽ có một cách khởi đầu riêng cho mình. Có người thì không cần làm quen mà cứ lao vào hùng hục xử lý các công việc vật lý còn tồn đọng. Có người người thì lại đi giao lưu hết xong mới làm việc …. Tùy vào từng người nhưng hẳn mọi người sẽ có một mẫu số chung nào đó.
Là anh chị và các bạn, anh chị và các bạn sẽ bắt đầu sự khởi đầu mới của mình bằng cách nào ?


Read more: http://blognhansu.net.vn/2014/03/20/kinh-nghiem-khi-moi-bat-dau-vao-vi-tri-truong-phong-nhan-su-nen-lam-cai-gi-va-tu-dau/#ixzz4B8w9UQ00
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

[HR/Leader] Làm sao để quản lý người giỏi hơn mình?

Chắc hẳn trong công ty sẽ luôn có những nhân viên “ngôi sao” - những người nổi bật, có kinh nghiệm, chuyên môn và năng lực làm việc tốt. Những nhân viên này có thể sẽ đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của công ty nhưng đồng thời cũng sẽ tạo áp lực không nhỏ cho các nhà quản lý trực tiếp của họ.

Vậy những tình huống nào nhà quản lý sẽ hay gặp phải khi làm việc với những nhân viên “ngôi sao” này? Anh/chị nào đã từng gặp phải tình huống này thì hãy chia sẻ với mọi người nhé.
---
Để làm phong phú thêm chủ đề thú vị này, ANPHABE đã phỏng vấn chị Đào Lê Duyên, Giám đốc nhân sự công ty BAT. Chị Duyên hiện có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Quản Trị Nhân Sự. Trước BAT Vietnam chị Duyên từng giữ chức vụ Giám Đốc Nhân Sự của Khách Sạn Park Hyatt Saigon. Khi ở BAT chị cũng đã được luân chuyển giữ các chức vụ khác nhau ở các nước trong đó có Campuchia và khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Chị Duyên tốt nghiệp Thạc Sỹ Quản Trị Du Lịch Đại Học Nottingham – Anh Quốc.
CÂU HỎI: Những khó khăn nhà quản lý cấp trung hay gặp phải khi quản lý người giỏi hơn mình là gì?
TRẢ LỜI: Những người xuất chúng mức độ cạnh tranh cá nhân rất cao dẫn đến việc rất khó quản lý. Về mặt tâm lý, người quản lý rất dễ mất kiểm soát khi quản lý những người như vậy, dễ cảm thấy mình kém cỏi hơn, sợ bị mất mặt. Từ tâm lý sợ hãi đó rất dễ dẫn tới việc gây khó khăn trong công việc đối với người nhân viên, rồi tạo áp lực để người nhân viên nghỉ việc. Cũng có tình huống anh này giỏi quá, dẫn đến việc buông lỏng quản lý.
CÂU HỎI: Dưới góc độ người làm nhân sự, chúng ta có thể làm gì để hỗ trợ những người quản lý trong trường hợp này?
TRẢ LỜI: Việc hỗ trợ từ công ty rất cần thiết, tuy nhiên, việc làm được và quản lý được nhân tài này hay không đến trực tiếp từ người quản lý. Ở công ty hiện tại của mình, có 2 điểm mấu chốt mà mình rất tập trung là kế hoạch phát triển kế nhiệm và mô hình HRBP. Mỗi một bộ phận sẽ có bạn chuyên phụ trách nhân sự để làm việc sâu sát với từng nhân viên trong bộ phận để giúp người lãnh đạo bộ phận đó làm sao phát triển tốt hơn kế hoạch kế nhiệm cũng như kế hoạch đào tạo nhân sự.
CÂU HỎI: Trường hợp các công ty bỏ ra một số tiền lớn để mời một số nhân tài về làm việc, khiến cho một vài nhân sự hiện tại của công ty bất mãn, so sánh,… nên xử lý như thế nào?
TRẢ LỜI: Đây là điểm bức xúc chung trên cả thị trường lao động. Khi mang một người vào thì mình phải tiên liệu trước chuyện gì sẽ xảy ra. Có thể người cũ sẽ nghỉ hoặc sẽ cảm thấy không phục và không hợp tác với người mới. Khi mang một người vào phải thấy trước được tiềm năng người đó mang đến cho tập thể là gì, phải tạo một môi trường cạnh tranh công bằng cho cả người cũ và người mới.
CÂU HỎI: Trường hợp người quản lý cảm thấy bị nhân viên giỏi giành mất vinh quang, dẫn đến việc cố gắng gây cản trở, xử ép,… nên xử lý thế nào?
TRẢ LỜI: Vấn đề đến từ hai người, quan trọng là hai người phải ngồi lại để nói chuyện cùng nhau, tìm tiếng nói chung để có thể bắt nhịp. Cách tốt nhất là phải có một người quản lý cấp cao hơn, ảnh hưởng được cả hai người, ngồi xuống cùng hai người và yêu cầu họ giải quyết. Nếu cả hai không làm việc được với nhau thì dự án cũng sẽ chẳng đến đâu và mục tiêu chung của cả đội cũng không hoàn tất.
CÂU HỎI: Cách nhà quản lý đối xử với nhân viên bình thường và nhân viên “ngôi sao” có gì khác biệt?
TRẢ LỜI: Không cần thiết có sự quản lý rất khác biệt khi đối xử với hai kiểu nhân viên trên. Nhưng những nhân viên “ngôi sao” là những người dám nghĩ, dám nhận thêm thử thách nên cần nắm bắt ngay cơ hội đó. Trách nhiệm càng cao, lương có cao hơn một chút cũng được. Đó là chỗ có thể quản lý khác biệt, tạo điều kiện cho nhân viên “ngôi sao” học thêm nhiều kĩ năng. Nếu họ sẵn sàng thì họ có thể đi nhanh hơn so với nhân viên bình thường.
CÂU HỎI: Khi nhân viên “ngôi sao” có thái độ cư xử như ngôi sao, nhà quản lý nên làm thế nào? 
TRẢ LỜI: Người quản lý cần can đảm, ngồi xuống và đối thoại với nhân viên”ngôi sao” của mình. Sau đó biết được nhân viên này giỏi ở điểm nào, điểm nào chưa giỏi và điểm nào phải học nhiều hơn, từ đó tạo điều kiện để họ phát triển và tìm được cách quản lý phù hợp.
CÂU HỎI: Có khi nào chúng ta cố tình đặt nhân viên “ ngôi sao” dưới một nhà quản lý cấp trung để tạo áp lực cho nhà quản lý ấy nâng cao khả năng quản lý của mình không?
TRẢ LỜI: Thật sự thì mình cảm thấy là có. Nói đến quản lý, sẽ có những nhà quản lý “ngôi sao” và nhà quản lý bình thường. Đây sẽ là cách để buộc những nhà quản lý bình thường phấn đấu hơn.
CÂU HỎI: Xin chị một vài lời khuyên cho những nhà quản lý có thể xây dựng mối quan hệ hiệu quả với nhân viên xuất sắc của mình.
TRẢ LỜI: Lời khuyên của mình gói gọn trong 3 điều: Mạnh dạn, cầu tiến và cởi mở. Các nhà lãnh đạo hãy mạnh dạn  mang thêm những nhân tài vào đội nhóm của mình, tiếp tục trau dồi những kĩ năng lãnh đạo của mình, đừng ngần ngại để học hỏi từ những nhân tài để mình có thể tiến xa hơn vì mục đích chung của cả nhóm.
Xin cảm ơn những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích của chị Duyên!
---
Điều những nhân viên giỏi cần là một thủ lĩnh giỏi về “Tâm & Tầm” chứ không phải một đồng nghiệp thạo việc như họ. Nhớ đến Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không tài giỏi nhưng ngang tàng, phách lối lại quy phục Đường Tăng vốn chả biết gì võ công phép thuật. Hay Lưu Bị tuy không thể so với Gia Cát Lượng về trí thông minh và tài mưu lược nhưng vẫn có thể thu dụng quân sư giỏi nhất thời đó.
Hãy bắt đầu với việc gia tăng sự tín nhiệm và giá trị của bạn với nhân viên bằng việc chia sẻ những định hướng chung giàu cảm hứng. Sự chân thành, gần gũi và tin cậy lẫn nhau sẽ là bước khởi đầu cho thành công tương lai.
Đừng ngại ngần giao cho người giỏi những công việc đầy thử thách và để họ được khám phá, học hỏi từ những điều mới. Chính lãnh đạo cũng phải cởi mở để tạo môi trường học hỏi lẫn nhau thì mới cùng nhau tiến tới mục tiêu chung được.
Tuyển chọn được những cái đầu giỏi hơn mình, công ty sẽ có những lợi ích đáng kể. Vì thế, thay vì sợ người giỏi hơn sẽ lấn lướt mình, hãy trở thành nhà quản lý giỏi - “cục nam châm” thu hút thêm nhiều nhân tài cho doanh nghiệp.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

7 ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT MARKETING LEADER GIỎI

Dù bạn làm việc cho một doanh nghiệp nhỏ hay một công ty lớn, marketing đều đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển thương hiệu. làm thế nào để bạn có thể quản lý đội nhóm làm marketing của mình và duy trì niềm tin vào sự thành công của các thành viên.
Xây dựng một môi trường nơi mà các thành viên trong nhóm có thể cống hiến hết mình và làm việc hiệu quả dưới cường độ cao là một kỹ năng cần thiết của một người lãnh đạo. Tuy nhiên, làm thế nào để tạo ra một môi trường đầy sáng tạo và nhiệt huyết như thế?

1. Trưởng nhóm là người cố vấn chứ không quản lý
Một trưởng nhóm marketing giỏi là người có đội nhóm mà mình có thể tin tưởng. Họ sẽ trao quyền tự chủ cho nhóm đó và quy trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm, tạo cơ hội để họ có cơ hội thi đua với nhau.

2. Trưởng nhóm marketing phải kết nối được mọi người trong nhóm
Công nghệ hiện đại ngày nay cho phép mọi người có thể làm việc từ xa, do đó các cuộc họp nhóm hay trao đổi công việc cũng diễn ra trên các phương tiện giao tiếp trực tuyến. Những nhà marketing cần khả năng làm việc từ bất cứ nơi nào và luôn luôn giám sát tình trạng của dự án.

3. Hỗ trợ hợp tác liên chức năng
Hợp tác liên chức năng rất có lợi cho một tổ chức, vì nó kết nối tất cả mọi người kể cả người, kể cả người marketing làm việc cùng định hướng và thống nhất về mục tiêu.

Một trưởng nhóm marketing giỏi không đơn thuần là cam kết sự tương tác giữa các thành viên có chức năng, nhiệm vụ khác nhau mà còn phải đảm bảo marketing sẽ hỗ trợ tích cực để đưa ra các sáng kiến mới mẻ cho công ty, chẳng hạn như phát triển sản phẩm hay bán hàng.

Người lãnh đạo giỏi có thể phá vỡ rào cản giữa các nhóm khác nhau và tìm ra cách để kết nối họ.

4. Trưởng nhóm marketing cần biết nhóm của họ dành thời gian ở đâu
Marketing phát triển rất nhanh. Những nhà lãnh đạo tài ba nhất sẽ giúp nhân viên của mình làm việc nhanh và hiệu quả. Họ không dành thời gian để tạo nên những cuộc họp bàn tròn kéo dài vô tận như kiểu của các doanh nghiệp điển hình ngày nay. Họ tìm cách để dễ dàng theo dõi dự án của nhóm mình và sử dụng các công cụ cũng như quy trình tự động để nâng cao hiệu quả công việc.

5. Biết cách khai thác khả năng sáng tạo của đội nhóm
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những ý tưởng hay nhất thường chỉ đến từ sự động não cá nhân chứ không phải từ việc thảo luận nhóm. Do đó, một người làm marketing hiệu quả không cần mất hàng giờ để cố gắng tìm ý tưởng mới với nhóm. Họ cần biết khi nào nên giải tán các thành viên.

6. Nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh
Các công ty lớn có xu hướng trở nên tự mãn theo thời gian, và sử dụng các chiến thuật marketing cũ từ nhiều năm trước. nhưng một người làm marketing chuyên nghiệp sẽ biết những gì đã cũ và những gì sẽ truyền cảm hứng cho nhóm mình để tạo ra những ý tưởng mới phù hợp với xu hướng mới trong hành vi khách hàng.

7. Nhìn công việc qua con mắt của khách hàng
Website của công ty, dữ liệu trên phương tiện truyền thông xã hội và các nội dung bên ngoài khác đều ảnh hướng tới tâm lý của khách hàng. Marketing cần phải quan tâm tới việc chúng có cung cấp giá trị nào cho khách hàng không (khách hàng tiềm năng). Mỗi bước đi từ xây dựng thương hiệu đến phát triển nội dung thậm chí là quy trình nội bộ, nhóm marketing cần phải chịu trách nhiệm. Marketing hiệu quả là phải hiểu cách khách hàng tương tác với các sản phẩm của mình. Do đó, người làm marketing cần nói ngôn ngữ của sản phẩm và hiểu được giá trị của sản phẩm đối với khách hàng.
Bạn có thế tham khảo thêm : tại đây để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho một marketer
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Xếp khách hàng vào 9 nhóm sau, dân Sales sẽ chốt deal “bách phát bách trúng”

Dân Sales thường có nhiều “chiêu” để chốt deal với khách hàng. Việc áp dụng cùng chiêu với những khách hàng khác nhau sẽ khó mang lại thành công. Xếp khách hàng vào 9 loại sau sẽ giúp việc chốt deal dễ dàng hơn!
Bán hàng cho Người tham vọng, bạn cần cho họ thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ giúp họ làm việc hiệu quả thế nào. Bán hàng cho Người cá tính, hãy cho họ cảm thấy mình khác biệt. Bán hàng cho Người tình cảm, bạn cần nhiều thời gian tìm hiểu họ hơn, giúp đỡ họ những việc nho nhỏ, và cần tập trung xây dựng mối quan hệ với họ hơn là chăm chăm giới thiệu sản phẩm.
Vậy bạn cần phân loại khách hàng thế nào?
Ông Adrian Toh - chuyên gia đào tạo cấp cao đến từ Singapore cho biết: Trên lý thuyết của Enneagram - một hệ thống phân loại tính cách có nguồn gốc từ Hy Lạp, bản chất bẩm sinh của con người được tổng hòa bởi cả 9 kiểu tính cách: Người cầu toàn, Người tình cảm, Người tham vọng, Người cá tính, Người lý trí, Người trung thành, Người nhiệt tình, Người mạnh mẽ, Người ôn hòa.
Tuy nhiên theo thời gian, phụ thuộc vào môi trường giáo dục và những sự kiện, biến cố trải qua trong cuộc đời, mỗi chúng ta sẽ thiên dần về một kiểu tính cách cho đến khi trưởng thành.
Tất nhiên, với 9 kiểu tính cách trên, cách bán hàng của bạn cũng cần thay đổi theo từng kiểu tính cách.
Nhóm 1 - Người cầu toàn
Người cầu toàn là những người luôn tìm kiếm sự hoàn hảo và làm việc cần mẫn để hoàn thiện bản thân, mọi người, mọi việc xung quanh họ.
Triết lý sống: Tìm kiếm sự hoàn hảo, tránh sai lầm
Bán hàng cho họ thế nào: Bạn nên đến đúng giờ. Giới thiệu sản phẩm phải thực tế, nói chuyện trực tiếp, thẳng thắn, tránh vòng vo. Với Người cầu toàn, tuyệt đối không được thể hiện hành vi không nhất quán hay vi phạm chuẩn mực đạo đức.
Nhóm 2 - Người tình cảm
Những người Nhóm 2 mong muốn có được sự yêu thích, thỏa mãn nguyện vọng của người khác và hòa nhịp với con người và sự kiện trong cuộc sống của họ. Người thuộc nhóm này luôn tìm kiếm sự trân trọng, tránh bị coi nhẹ.
Triết lý sống: Tôi cảm thấy mình đang sống khi giúp đỡ người khác.
Bán hàng cho họ thế nào: Trong khi với người Nhóm 1, bạn cần nói chuyện thẳng thắn, trực tiếp, và có thể bỏ qua “màn khởi động” thì với người Nhóm 2, bạn cần dành thời gian tìm hiểu họ. Hỏi han về nhà cửa, công việc… Việc quan tâm cả đến những chi tiết nhỏ sẽ là những yếu tố họ sẽ đánh giá cao bạn về sau.
Với người thuộc nhóm này, bạn nên làm những việc giúp đỡ họ nho nhỏ, và cần tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với họ nhiều hơn, nồng nhiệt hơn.
Với nhóm này, đừng cố tăng tốc. Tuyệt đối không được nói bâng quơ, chung chung. Hãy bày tỏ lời cảm ơn họ một cách thường xuyên.
Nhóm 3: Người tham vọng
“Cạnh tranh hay là chết” là phong cách của người nhóm 3. Cạnh tranh là điểm mạnh của họ. Những người này bố trí cuộc sống của họ để đạt được nững mục tiêu cụ thể và muốn chứng tỏ sự thành công để giành được sự tôn trọng và ngưỡng mộ của người khác.
Triết lý sống: Theo đuổi thành công. Tránh thất bại.
Bán hàng cho họ thế nào: Hãy mở đầu bằng việc khen ngợi họ. Hãy nói họ tuyệt vời thế nào, thành đạt ra sao.
Sản phẩm bán cho họ phải dựa trên đặc tính hỗ trợ họ thành công và làm việc hiệu quả hơn. Keyword (từ khóa) bán hàng cho kiểu tính cách này là sản phẩm sẽ giúp anh/chị “làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn, làm được nhiều việc hơn”. Với những đặc tính này, việc chốt được deal khá chắc chắn.
Tuyệt đối không được nói đến thất bại của họ, ngay cả vẻ ngoài trông mệt mỏi của họ cũng không nên đề cập.
Nhóm 3 là nhóm khách hàng tiềm năng, nhưng cũng có thể “một đi không trở lại” nếu làm cho họ có cảm giác không được tôn trọng. Vậy nên, ngay cả khi bạn đang tiếp khách, nếu họ bước vào, cần xin lỗi khách và chuyển sang tiếp đón họ ngay.
Nhóm 4 - Người cá tính
Người cá tính muốn kết nối sâu sắc với cả thế giới nội tâm của rieng mình và người khác. Họ cảm thấy có sức sống tràn trề nhất là khi họ được thực sự thể hiện cảm xúc của mình.
Triết lý sống: Tìm kiếm những trải nghiệm sâu sắc và liên hệ về mặt cảm xúc; tránh bị từ chối hay cảm thấy thiếu sót.
Bán hàng cho họ thế nào: Khi bán hàng cho người Nhóm 4, hãy làm cho họ cảm thấy khác biệt. Hãy khen cả style ăn mặc của họ dù cho bạn thấy phong cách đó khá… khác biệt. Khi đồng cảm, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ hơn.
Tránh tỏ ra nổi trội hơn họ. Người cá tính họ muốn nổi trội và là duy nhất.
Nhóm 5 - Người lý trí
Họ thích thông tin, tri thức, và không thích bày tỏ cảm xúc một cách rõ ràng. Người Nhóm 4 luôn tìm kiếm làm sao có nhiều kiến thức hơn. Vì tìm kiếm như vậy nên nhìn chung họ rất logic. Họ đem đến cho tổ chức sự khách quan của mình. Với họ, mọi thứ đều phải có ý nghĩa.
Triết lý sống: Theo đuổi kiến thức và lý trí, tránh sự phiền nhiễu.
Bán hàng cho họ thế nào: Hãy trò chuyện về những sở thích tương đồng với họ, cởi mở với ý tưởng của họ. Khi nói về sản phẩm, cần đảm bảo tính thực tế và logic.
Đừng bao giờ nghi ngờ về năng lực của họ hay thông tin họ đưa ra. Với nhóm người này, đặt câu hỏi về sự chính xác sẽ khiến họ rất khó chịu. Tránh đặt những câu hỏi quá riêng tư.
Nhóm 6 - Người trung thành
Đây là người có tư tưởng sâu sắc, hay lo lắng và lập kế hoạch cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra để có sự chuẩn bị trước.
Triết lý sống: Theo đuổi ý nghĩa cuộc sống, sự chắc chắn và tin cậy, tránh để tình huống xấu xảy ra
Bán hàng cho họ thế nào: Vì người nhóm này luôn có cảm giác lo lắng, nên với họ, hãy luôn lạc quan. Hãy giúp họ đưa ra quyết định càng dễ dàng càng tốt. Tất nhiên, quyết định này cần có cơ sở và cần được trấn an về các rủi ro.
Không nên đưa ra một quan điểm không quen thuộc với họ. Không được tạo áp lực chốt deal và không lẩn tránh các mối lo họ đưa ra.
Nhóm 7 - Người nhiệt tình
Người Nhóm 7 khao khát những thúc đẩy từ ý tưởng mới, từ con người và kinh nghiệm, lảng tránh những đau đớn và khó chịu, và tạo ra những kế hoạch tương lai mở cho họ nhiều lựa chọn.
Triết lý sống: Tìm kiếm niềm vui và sự khuyến khích, tránh sự đau đớn và khó chịu.
Bán hàng cho họ thế nào: Người bán hàng nên có mức năng lượng và sự nhiệt tình tương thích với mức độ năng lượng và sự nhiệt tình của họ. Hãy lạc quan với họ, và đưa ra nhiều lựa chọn cho họ.
Với kiểu người này, không được tỏ thái độ bi quan hoặc tiêu cực thái quá.
Nhóm 8 – Người mạnh mẽ
Nhóm 8 theo đuổi sự thật, như quyền lực, và có thể sử dụng ảnh hưởng của bản thân để mang đến những điều tốt đẹp
Triết lý sống: Luôn tìm kiếm sức mạnh và sự công bằng, tránh sự tổn thương.
Bán hàng cho họ thế nào: Nên thẳng thắn với họ, đưa ra cả mặt tốt và chưa tốt của sản phẩm và nên trình bày một cách rõ ràng với họ như Một là…, Hai là….
Cần đồng điệu với cảm xúc của họ, nhưng phải làm cho họ có cảm giác họ là người ra quyết định. Đừng cố gắng lừa gạt hoặc cung cấp thông tin thiếu chính xác cho họ.
Nhóm 9 – Người ôn hòa
Điều họ muốn là hòa bình, hòa hợp và những mối liên hệ tích cực. Họ không thích xung đột, căng thẳng và ý định xấu xa.
Điều dễ nhận diện ở nhóm người này là khi hỏi họ trưa nay ăn gì, họ sẽ nói: Ăn gì cũng được! Họ không muốn tạo ra tranh chấp hay không đồng thuận ngay cả trong những việc nhỏ.
Triết lý sống: Tìm kiếm sự hoà hợp và thoải mái, tránh xung đột.
Bán hàng cho họ thế nào: Nên tập trung vào mặt tích cực của sản phẩm. Nói chuyện một cách chậm rãi và gắn thông tin bạn nói với những gì họ quen thuộc.
Đừng gây áp lực cho họ, hay tìm cách đối đầu với họ.
Vậy làm thế nào bạn biết khách hàng thuộc nhóm nào khi cơ hội gặp họ chỉ có 1 lần?
Hãy “ném đá dò đường”, bạn sẽ biết vị khách đó có khuynh hướng tính cách thế nào! Với vài lời thăm hỏi xã giao ban đầu như: Anh/Chị có khỏe không? Nếu vị khách kia đáp lại nhiệt tình, anh/cô ấy có thể là người Nhóm 2 – Người tình cảm, Nhóm 7 – Người nhiệt tình hoặc Nhóm 9 – Người ôn hòa.
Nếu muốn vào việc ngay, người này có thể là người Nhóm 1 – Người cầu toàn, Nhóm 3 – Người tham vọng hoặc Nhóm 8 – Người mạnh mẽ.
Khi đưa ra nhiều thông tin quá mà người này tỏ vẻ ngạc nhiên, hoặc không lưu tâm lâu, thì ắt hẳn không phải là người Nhóm 5 – Người lý trí.

“Hãy nói chuyện với họ, nắm được phần nào tính cách, sau đó mới áp dụng các phương pháp. Bạn sẽ thành công!”, ông Adrian nói.
Đọc tiếp »