6 . Lead to Close Ratio
Đầu tiên các bạn phải hiểu thế nào là Lead ? Lead chính là đầu mối kinh doanh , bạn có thể thu thập thông tin này bằng rất nhiều cách, kể cả online lẫn offline marketing : Cookies , Điền form , hội nghị , triển lãm thương mại …
Mục đích lưu trữ Lead là để tìm cơ hội chuyển đổi thành khách hàng thực sự . Không phải tất cả các Lead đều có thể chuyển đổi thành khách hàng nhưng nếu thông tin về Lead càng rõ ràng, càng chi tiết thì sẽ càng hỗ trợ tốt trong việc bán hàng sau này
Mục đích lưu trữ Lead là để tìm cơ hội chuyển đổi thành khách hàng thực sự . Không phải tất cả các Lead đều có thể chuyển đổi thành khách hàng nhưng nếu thông tin về Lead càng rõ ràng, càng chi tiết thì sẽ càng hỗ trợ tốt trong việc bán hàng sau này
Lead to Close Ratio có thể tạm dịch là tỉ lệ chuyển đổi Lead thành khách hàng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.
Số liệu này lại phụ thuộc vào việc chốt sales nhiều hơn là các hoạt động marketing , tuy nhiên việc thu thập Lead tốt hay không lại phụ thuộc vào các hoạt động marketing.
Thật dễ dàng để đo lường được tỉ lệ này : Tỉ lệ chuyển đổi Lead = Tổng doanh thu từ bán hàng / tổng số lead.
Số liệu này sẽ xác định sự hiệu quả trong việc bán hàng độc lập với các hoạt động marketing.
7. Customer Retention Rate ( Tỉ lệ duy trì khách hàng )
Tỉ lệ duy trì khách hàng có thể thật khó để đo lường nếu chu kì mua của khách hàng là dài ( Ví dụ : Nhà , Bảo hiểm …) hoặc doanh nghiệp của bạn bán một loại mặt hàng đặc biệt : Chỉ bán 1 lần duy nhất. Tuy nhiên hầu hết các dịch vụ ( đào tạo , làm đẹp ,v.vv) , các nền tảng thương mại điện tử ( Máy tính , điện thoại , v.vvv) , và hầu hết các doanh nghiệp khác đều có thể đo lường được tỉ lệ này bằng cách tính toán phần trăm khách hàng quay lại mua hàng/sử dụng dịch vụ của bạn.
Nếu tỉ lệ này thấp, đó có thể là 1 dấu hiệu cho thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn kém trong mắt khách hàng hoặc chăm sóc sau khi bán hàng là chưa tốt .
Tỉ lệ duy trì khách hàng cũng là một yếu tố để tính toán giá trị trung bình của một khách hàng.
Nếu tỉ lệ này thấp, đó có thể là 1 dấu hiệu cho thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn kém trong mắt khách hàng hoặc chăm sóc sau khi bán hàng là chưa tốt .
Tỉ lệ duy trì khách hàng cũng là một yếu tố để tính toán giá trị trung bình của một khách hàng.
8.Customer Value ( Giá trị của khách hàng )
Giá trị khách hàng là một số liệu khó để tính toán . Nó không nói cho bạn biết về tình trạng bán hàng hoặc marketing mà nó sẽ giúp bạn xác định tổng lợi nhuận thu về từ việc đầu tư .Nó cũng hữu ích trong việc thiết lập các mục tiêu hàng năm của công ty bạn .
Để xác định được giá trị khách hàng trung bình , bạn phải tính tất cả doanh số mà mỗi khách hàng trung bình sẽ bắt đầu mua dựa trên các mối các quan hệ của bạn.
Lúc mới bắt đầu , việc tính toán này gần như là không thể , nhưng bạn có thể tạo ra một ước tính hợp lý dựa trên số lượng giao dịch mà bạn mong đợi từ mỗi khách hàng / năm
Để xác định được giá trị khách hàng trung bình , bạn phải tính tất cả doanh số mà mỗi khách hàng trung bình sẽ bắt đầu mua dựa trên các mối các quan hệ của bạn.
Lúc mới bắt đầu , việc tính toán này gần như là không thể , nhưng bạn có thể tạo ra một ước tính hợp lý dựa trên số lượng giao dịch mà bạn mong đợi từ mỗi khách hàng / năm
9. Cost Per Lead
Cost Per Lead ( CPL) hay còn được gọi là Cost Per Action ( CPA) , PPA ( Pay Per Action ) , CPS ( Cost Per Sales) là một dạng định giá cho quảng cáo online , nhà quảng cáo trả tiền cho mỗi một hành động đặc biệt mà khách hàng thực hiện nhằm một mục đích có lợi cho nhà quảng cáo ( Ví dụ : Thanh toán , đăng ký ,v.vvv)
CPL sẽ phụ thuộc vào loại chiến dịch mà bạn dùng ( Adwords, Facebook, v.vv), do đó đây là một số liệu cụ thể hơn là tổng quan . Để tính toán được CPL , hãy nhìn vào chi phí trung bình hàng tháng của chiến dịch được lựa chọn và so sánh nó với tổng số Leads sinh ra từ kênh cụ thể đó trong cùng 1 thời gian.
Ví dụ : Nếu bạn sử dụng 500$ trong 1 chiến dịch quảng cáo PPC ( Pay per click ) trong thời gian 1 tháng và bạn đạt được tổng cộng 10 chuyển đổi trong cùng thời gian đó , CPL của bạn = 500/10 = 50$
Hãy chắc chắn rằng bạn nắm được số liệu này để kết hợp tính toán với các chi phí “ vô hình “ khác như : việc quản lý thời gian , chi phí khởi động , và các chi phí ngoại vi khác
10 . Project Return On Investment ( ROI)
Lợi nhuận đầu tư là yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ một chiến dịch marketing cá nhân nào bởi vì nó sẽ cung cấp cho bạn biết khả năng sinh lợi từ việc đầu tư.Nếu ROI của bạn là một con số dương có nghĩa là chiến lược marketing của bạn đã có hiệu quả , trong khi nếu ROI âm cho thấy bạn đang có nhiều vấn đề nghiêm trọng cần phải điều chỉnh.
Để tính toán ROI cho chiến dịch của bạn , hãy làm một ví dụ để dễ hiểu
Ví dụ bạn đang phải trả 50$ cho một lead ( CPL = 50$) và tỉ lệ chuyển đổi Lead thành khách hàng = 50% , như vậy bạn đang phải trả 100$ cho một khách hàng thành công mới. Nếu giá trị khách hàng trung bình > 100$ , tức là bạn đang có lãi và chiến dịch marketing của bạn có thể được coi là thành công
Kết luận : Thường xuyên kiểm tra các số liệu sẽ cung cấp tình trạng chiến dịch marketing của bạn . Theo thời gian , bạn có thể tinh chỉnh lại các chiến thuật , kiểm tra chặt chẽ xem chiến dịch nào đang hoạt động hiệu quả nhất và vì sao ? Cuối cùng , xin chúc các bạn thành công với chiến dịch marketing của mình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét