Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Làm gì khi nhân viên có dấu hiệu bất mãn về công ty?

Gần đây tôi nhận thấy một số nhân viên có biểu hiện bất mãn với công ty qua những buổi nói chuyện trên phương diện cá nhân tôi cảm nhận được điều đó. Tôi vẫn chưa hiểu rõ vì nguyên nhân nào dẫn đến suy nghĩ đó của họ? Trong số đó là những talent của công ty mà chúng tôi kỳ vọng nhưng tôi nghĩ không sớm thì muộn họ cũng sẽ rời khỏi công ty. Để giữ chân nhân tài ngay lúc này tôi nên làm gì? Anh chị hãy cùng thảo luận với tôi về trường hợp này nha.

Trả lời



Quản lý nhân viên không bao giờ là điều dễ dàng, nó đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt mà không phải ai cũng có. Thậm chí ngay cả khi bạn là chuyên gia trong lĩnh vực này, đôi khi bạn cũng sẽ phải đối mặt với những nhân viên bất mãn.

Nếu bạn xử lý tốt được điều này, bạn có thể biến một nhân viên bất mãn thành một người xuất sắc. Nếu không, bạn có thể sẽ mất nhân viên đó hay tệ hơn nữa là vướng vào những vấn đề pháp lý không mong muốn.

Vì vậy, những nhà quản lý hãy bảo vệ chính mình bằng 6 cách sau khi đối phó với nhân viên bất mãn.

1. Đánh giá tình hình một cách triệt để

Đánh giá và giả định là hai chuyện rất khác nhau. Trước khi bạn đi đến bất kỳ kết luận nào, hãy dành thời gian để tìm hiểu lý do tại sao họ bực tức. Có thể là họ khó chịu với bạn, với tình trạng công việc hiện tại hay với một nhân viên khác, thậm chí là chuyện chẳng liên quan đến công việc.

Nếu vấn đề của họ xuất phát từ công ty , bạn nên thu thập càng nhiều thông tin càng tốt trước khi quyết định hành động. Đừng bỏ qua bất kì chi tiết nhỏ nếu nó ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên của bạn dù có thể nó chỉ liên quan đến lối sống bên ngoài của nhân viên. Cho nhân viên thấy họ thật sự được quan tâm, trợ giúp họ thông qua một chương trình hỗ trợ nhân viên chính thức hoặc bất kì cách nào khác sẽ xây dựng được lòng trung thành của họ với công ty.

2. Đừng chờ đợi

Bạn càng kéo dải thời gian giải quyết vấn đề, nhân viên sẽ ngày càng cảm thấy tệ hơn. Dù có thể cuộc trò chuyện giữa bạn và nhân viên bất mãn không hề thú vị, bạn phải tiến hành càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, sau khi đối mặt với tình trạng này, bạn có thể cần chú ý đến những nhân viên còn lại. Các nhân viên thường hay bàn tán, vậy nên hãy dẹp chuyện đó khi nó còn trong trứng nước. Tuyên bố ngắn gọn cho các nhân viên khác biết rằng tình hình đã được giải quyết sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh nhức đầu với các vấn đề nhân sự về sau.

3. Giữ bí mật
Bạn nên nói chuyện với các nhân viên bất mãn từng người một để giúp họ cảm thấy an toàn và tránh việc các nhân viên lên tiếng phàn nàn cho người khác nghe. Với không gian riêng tư, họ sẽ sẵn sàng tiết lộ lý do thực sự và có thể từ đó bạn sẽ tìm ra được cách để giải quyết vấn đề.



4. Giữ bình tĩnh

Phải luôn giữa cái đầu lạnh khi đối phó với những nhân viên không hài lòng. Nếu họ bắt đầu thể hiện sự khó chịu, hãy nói chuyện nhẹ nhàng và cho họ thời gian để bình tĩnh lại. Nếu tình hình leo thang, yêu cầu họ vui lòng hành xử chuyên nghiệp. Nếu tình hình vẫn không tiến triển, ra ngoài và cho nhân viên không gian riêng để xả hết nỗi bực tức trước khi tiếp tục cuộc nói chuyện.

5. Kiên nhẫn

Là chuyên gia kinh doanh, chúng ta luôn muốn giải quyết mọi thứ ngay lập tức. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng cho mọi tình huống. Hãy nhớ rằng giải quyết nỗi bất mãn của một nhân viên có thể mất nhiều thời gian hơn là một cuộc trò chuyện. Điều này có thể khiến các doanh nhân thích “đánh nhanh rút gọn” bực bội, nhưng trong những lúc thế này, hãy nhớ rằng chỉ kiên nhẫn mới giải quyết được tận gốc vấn đề.

6. Lưu giữ hồ sơ về mọi chuyện

Ghi lại các cuộc hội thoại, cuộc họp và kết quả vì sự an toàn của bạn và nhân viên khi nó có thể giúp bạn thoát khỏi rắc rối về pháp luật. Ai cũng muốn mọi người cảm thấy vui vẻ sau khi vấn đề đã được giải quyết, tuy nhiên, đối với những nhân viên bất mãn, cái kết lại khác. Bạn có thể bị đặt trong tình huống phải đề ra kế hoạch nâng cao hiệu suất hay kết thúc công việc của nhân viên.

Dù trường hợp nào xảy ra đi chăng nữa, hãy chắc chắn rằng bạn đã lưu giữ hồ sơ về những việc đã diễn ra. Chúng sẽ giúp ích cho bạn nếu sau này nhân viên có hành động pháp lý chống lại công ty.

Không phải ai cũng phù hợp với công việc mình đang làm. Dù nhiệm vụ của bạn là huấn luyện và phát triển nhân viên phù hợp, bạn cũng nên xem xét đến những nhân viên không phù hợp. Nếu bạn không thể giữ được họ, hãy để họ ra đi.

----

Công ty chị có tổ chức làm khảo sát nội bộ hàng năm không? Hiện nay rất nhiều công ty tại Việt Nam thực hiện dạng khảo sát này để theo dõi mức độ hài lòng và không hài lòng của nhân viên từ đó sẽ đưa ra những giải pháp để khắc phục những nhược điểm còn tồn tại do người đi làm đánh giá. Em thấy kết quả đưa ra rất sát nhé, phân tích từng nhóm nhân viên (độ tuổi, giới tính) để giúp ban lãnh đạo hiểu rõ hơn về nhân viên thay gì ngồi đoán già đoán non cũng không giải quyết được vấn đề.

-----

Phải xem bất mãn về Cái gì , về Ai , Khi nào ...để biết cụ thể để xử lý

Về cái gì nó khác với bất mãn về ai .
Bất mãn lâu khác với mới

Bất mãn cái gì thì khắc phục cái đó , bất mãn với ai thì giải quyết với người đó



Nên tuỳ theo mức bất mãn cụ thể mà nên giữ người ta hay cho đi


-----
Em rất thích tìm hiểu về lĩnh vực nhân sự mặc dù không phụ trách mảng này, em thấy trường hợp chị đưa ra khá thú vị, em rất muốn lắng nghe các anh chị giải quyết tình huống này như thế nào? Dưới góc độ là người phụ trách mảng nhân sự của công ty chị cũng có thể set up một buổi gặp mặt thân mật để khai thác xem những nguyên nhân khiến nhân viên cảm thấy bất mãn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét