Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Mô tả công việc trưởng phòng marketing

Quy Trình và Biểu Mẫu

MÔ TẢ CÔNG VIỆC TRƯỞNG PHÒNG MARKETING

Bộ phận Phòng marketing
Chức danh TP Marketing
Mã công việc MAR-TP
Cán bộ quản lý trực tiếp Giám đốc Marketing

1. Nhiệm vụ:

– Tổ chức thực hiện theo các chương trình kế hoạch marketing, kế hoạch quảng cáo, chương trình khuyến mãi. Theo dõi việc thực hiện và báo cáo kết quả.

– Phát hiện các cơ hội marketing bằng cách nghiên cứu và phân tích các dữ liệu bán hàng và thị trường.

– Thực hiện các chiến dịch thông tin và quảng cáo.

– Bảo vệ giá trị của tổ chức bằng cách giữ bí mật các thông tin marketing.

– Cập nhật kiến thức ngành nghề bằng cách tham dự các buổi hội thảo đào tạo; xem các ấn phẩm chuyên ngành; thiết lập mạng lưới quan hệ cá nhân, gia nhập vào tổ chức chuyên nghiệp của ngành nghề.

– Đạt được các nhiệm vụ của tổ chức và nhiệm vụ marketing bằng cách hoàn thành các mục tiêu liên quan khi có yêu cầu.

– Mở rộng kênh phân phối sản phẩm.

– Đạt được các mục tiêu kinh doanh và Marketing bằng cách đóng góp các thông tin và các đề xuất về hoạt động kinh doanh và Marketing cho các tổng kết và kế hoạch chiến lược.

– Đạt được các mục tiêu tài chính của hoạt động kinh doanh và tiếp thị bằng cách dự đoán nhu cầu, theo dõi ngân sách hàng năm; lập kế hoạch chi tiêu; phân tích các biến động; khởi xướng các hành động khắc phục.

– Dự đoán và triển khai hạn ngạch doanh thu hàng năm.Phân tích xu hướng và kết quả; thiết lập chiến lược định giá; đề xuất giá bán, cạnh tranh.

– Lập kế hoạch, triển khai, thực hiện và đánh giá việc quảng cáo, mua hàng, và các chương trình khuyến mãi; triển khai các kế hoạch hành động bán hàng theo từng chủng loại sản phẩm.

– Duy trì mối quan hệ với các khách hàng lớn bằng cách thường xuyên có cuộc thăm viếng khách hàng; khám phá các nhu cầu đặc thù, dự đoán các cơ hội mới.



2. Quyền hạn:

– Yêu cầu các bộ phận thực hiện đúng theo các kế hoạch, chương trình marketing được duyệt.

– Đề xuất khen thưởng, kỷ luật, năng lương, nghỉ phép đối với nhân viên thuộc quyền.

– Cho nghỉ việc riêng đối với nhân viên thuộc quyền.

– Chủ động sắp xếp lịch của nhân viên.



3. Báo cáo và uỷ quyền:

– Báo cáo công việc cho Giám đốc marketing;

– Uỷ quyền cho một trong các nhân viên trong phòng.



4. Tiêu chuẩn công việc:

– Kỹ Năng Trình Bày.

– Thiếp lập và giữ gìn các mối quan hệ tốt.

– Có khả năng phân tích thị trường.

– Sức khỏe tốt.

– Tốt nghiệp Đại học các ngành có liên quan Sales, Marketing, QTKD…

– Kinh nghiệm 4 năm marketing, ít nnất 1 năm ở vị trí tương đương.

– Tiếng Anh lưu loát.

– Thông thạo vi tính Văn phòng, đặc biệt Acess.

– Ý Tưởng Marketing, Định Vị,

– Khả năng Lập Kế Hoạch Kinh Doanh, Phân Tích Cạnh Tranh.

Đọc tiếp »

phương thơ 3

Trong bài báo: "Ngân hàng Nhà nước trước mục tiêu lý tưởng". Nguồn:vneconomy.vn/…/ngan-hang-nha-nuoc-truoc-muc-tieu-ly-tuong-2…, tức là vẫn là chỉ tiêu đề ra để ném vào đó một gì đó kỳ vọng trong tương lai mà người còn mù tịt về nó.

Trên thế giới có lẽ chỉ còn lại một nơi lạc hậu và duy ý chí, lãnh đạo thì tham vọng đủ thứ nhưng thực lực lại không có, lại mơ chuyện vượt mọi tầm hiểu hiểu biết của họ. Có lẽ họ bị mất phương hướng và mất kiểm soát điều hành từ kinh tế cho đến chính sách điều hành của hệ thống ngân hàng nhà nước.

Trước hết, VN muốn có được mức lãi suất thấp hợp lý là từ nay cho đến hết nhiệm kỳ của ông Thống đốc NHNN -- Lê Minh Hưng, đặt ra cho nhiệm kỳ 2016-2021 -- vay vốn lãi suất bình quân tại các ngân hàng ở VN chỉ còn 5%/năm.

Muốn có lãi suất như vậy thì không khó, thậm chí là thấp hơn, đó là VN nên phát hành đơn vị tiền tệ mới, và xù nợ quốc tế lẫn người dân để các gánh nợ công bị xì xuống. Đó là chuyện nói cho vui.

Có lẽ để có mức lãi suất 5% đến giai đoạn 2021, thì ngay bây giờ thì chính phủ VN phải nghĩ đến chuyện là cắt giảm chi tiêu để giảm gánh nặng nợ nần của họ xuống được mức hợp lý 25% - 30% thì dễ dàng tự định đoạt được lãi suất thấp thôi. Kể cả lãi vay trong nước và nước ngoài. Vì lãi vay quốc tế đắt thì lãi vay trong nước cũng phải tăng lên để trang trải chi phí. Nếu chính phủ và ngân hàng nhà nước hỗ trợ lãi vay thấp thì họ đang in tiền làm tăng nợ chứ làm gì mà muốn lãi suất thấp là có ngay nó không phải dễ dàng gì.

Hãy nhớ rằng, những nước có tỷ lệ nợ công cao và nguy cơ vỡ nợ thì lãi suất luôn treo ở trên cao, vì họ phải trang trải chi phí vay do chính phủ của họ mắc nợ gây ra. Thí dụ đối với Argentina -- Ngân hàng Trung ương Argentina (Banco Central de la República Argentina, BCRA) họ ấn định lãi suất cơ bản ở mức 29,25%, nhưng lãi suất mà các ngân hàng cho vay ra bứt neo hết còn kiểm soát, tất nhiên nó phải cao hơn 29,25%, Venezuela thì ở mức 21,54% (lãi vay ngân hàng cho vay ra thì cũng hết còn kiểm soát). Ukraina (15,50%), Brazil thì lãi suất cơ bản do Banco Central do Brasil (BACEN) tức là ngân hàng trung ương Brazil ấn định mức 14,25%, trong khi lãi suất cho vay leo lên đến 71,43%.

Các nước phát hành tờ giấy bạc đồng EUR thì vay nhẹ lãi dù rằng họ thi hành lãi suất âm. Cụ thể tỷ lệ tái cấp vốn chuẩn mà ECB ấn định ở mức 0%, lãi suất huy động ở mức âm tiêu cực -0,4%, và lãi suất cho vay 0,25%. Nước Đức cho người dân và doanh nghiệp vay thương mại ở mức 2,61%, Pháp là 1,89%, nhưng Hi Lạp thì các ngân hàng cho vay ra ở mức cao nhất lên đến 5,29%, vì nước này mắc nợ quá lớn lên nó chi phối luôn các khoản vay trong nước. VN cũng không khá hơn, nếu không giảm nợ công xuống thì đừng nghĩ đến chuyện giảm lãi.

Lý do nếu chính phủ và NHNN VN chỉ thị các ngân hàng thương mại hạ lãi suất thấp, thì ai biết được cả người nhà của chính phủ lẫn ngân hàng nhà nước và cả các doanh nghiệp quốc doanh họ sẽ nhảy vô chộp ngay cơ hội lãi vay thấp đó để vay đảo nợ vay thanh toán lãi suất cao họ đã vay quốc tế trước đây thì ai chịu trách nhiệm các khoản huy động ký thác thấp của công chúng mà nó còn nguyên vẹn khi ngân hàng cho vay ra nó không còn dùng cho mục đích đầu tư mà lại dùng cho mục đích thanh toán nợ nước ngoài mà chính phủ và doanh nghiệp quốc doanh của VN đã đi vay trước đây.

Còn nếu vẫn cứ tiếp tục đi vay mà hết nghĩ đến ngày trả nợ làm gia tăng nợ công (increase in public debt), vì cái chứng bệnh khỏ bỏ của chính phủ VN là "chi tiêu vượt quá giới hạn" (spending above the limit) thì đừng làm mơ nữa để có lãi suất thấp được.

Đó là bởi vì nếu phát triển kinh tế mà để gánh nợ công năm sau lớn hơn năm trước tất nhiên nó sẽ tác động ảnh hưởng đến các khoản nợ nước ngoài. Nợ công càng nhiều thì các mức lãi suất đó sẽ tăng, và nếu lãi suất đó tăng lên trên các khoản nợ công, các chủ nợ nhà đầu tư nươc ngoài họ cũng sẽ tăng lãi suất lên cho tất cả các khoản vay nợ tư nhân.

Cho nên, nếu các doanh nghiệp hay người dân muốn có lãi suất thấp thì phải gây áp lực với chính phủ của mình để mà giữ được mức nợ công trong một phạm vi hợp lý để dễ tìm kiếm lãi suất thấp khi đi vay. Khi đi vay quốc tế lãi suất thấp thì lãi vay trong nước nó cũng sẽ giảm theo.

Hãy nhớ rằng bất kể khi nào nợ công đó là quá lớn thì các nhà đầu tư họ sẽ tăng lãi suất lên, điều này khiến các khoản vay kể cả trong nước lẫn nước ngoài trở lên đắt hơn, có thể mà làm chậm tăng trưởng kinh tế. Nói chung muốn có lãi suất thấp thì cần phải giảm gánh nợ công xuống.

Kinh nghiệm cho thấy hãy cứ nhìn vào những nước đang phát triển thì biết thôi, bất cứ nước nào có gánh nợ công trên 60% thì mức lãi vay trong nước luôn cao. Vì các doanh nghiệp và các ngân hàng của họ cũng đi vay của các nhà đầu tư nước ngoài với lãi suất cao thì lãi vay trong nước họ cũng phải tăng cao đủ bù chi phí,… Ddây là nghiệp vụ phân tích tài chính có lẽ quan chwucs NHNN họ chưa hiểu điều cơ bản sơ đẳng nhất này.
Đọc tiếp »

Định vị thương hiệu


Định vị thương hiệu là gì và 60 tuyệt chiêu brand positioning


Định vị thương hiệu (brand positioning) là một vị trí nào đó trong tâm trí khách hàng và vị trí đó phải khiến khách hàng yêu thích, cảm thấy có giá trị cao hơn chi phí để rút ví tiền sở hữu sản phẩm của thương hiệu đó.

Trước khi làm truyền thông thì nhiệm vụ của chúng ta là phải xác định thông điệp và ý tưởng truyền thông sáng tạo nhằm sau chiến dịch thì định vị của chúng ta sẽ dần dần được xây dựng trong tâm trí khách hàng mục tiêu với chi phí thấp nhất.

Các tình huống mẫu cơ bản sau sẽ giúp cho các bạn mới tìm hiểu về định vị thương hiệu tham khảo, Trong số các ví dụ ví dụ có đến trên 50% là khách hàng chúng tôi từng tham gia tư vấn chiến lược digital marketing

1. Định vị đây là sản phẩm đích thực, các SP khác chưa phải (Ví dụ cafe thứ thiệt, 100% nguyên chất ko sao tẩm) – Trung Nguyên
2. Định vị xếp hạng vị trí 1,2,3…ví dụ : luôn theo sau sp Top 1- Chúng tôi đứng thứ nhì Việt Nam. Khi nói đến thằng thứ 1 thì sẽ phải nghĩ đến mình là thứ 2 và Avis là một ví dụ nổi tiếng (We try harder)
3. Giá luôn thấp nhất : Nếu tìm đc sp nào giá thấp hơn – sẽ giảm thêm 5%
4. Giá luôn là cao nhất : Trên thị trường là thằng cao giá nhất. khách hàng mua là vì giá nó cao và hãnh diện về điều này – Helmet
5. Bền nhất, chắc chắn nhất : 60 năm vẫn chạy tốt – Eletrolux
6. An toàn nhất : 10 năm qua, chưa hề gây ra 1 sơ xuất nào – SSS
7. Tác dụng nhanh hơn, đạt hiệu quả nhanh gấp 10 lần thằng bên cạnh
8. Làm gợi cảm hơn : Dùng xong sẽ gợi cảm quyến rũ hơn nhiều – Victoria secrets
9. Thể hiện giới tính mạnh : Bản lĩnh đàn ông thời nay – Tiger beer
10. Khách hàng riêng biệt : Chỉ dành cho bà mẹ thông thái – Bibomart
11. Kích cỡ riêng , vóc dáng riêng : Chỉ dành cho người ngoại cỡ – NEM
12. Vấn đề cá nhân đặc biệt : Chuyên trị gàu – Haicnear
13. Thời gian trong ngày : Chống buồn ngủ ban đêm
14. Thời gian riêng : Neptune và cảm xúc xum vầy ngày Tết
15. Neo cảm xúc : Thơ ấu, Hoài cổ, Sự tự tin : Phở bát đàn, Đinh cafe
16. Toàn cầu, quốc tế hóa : Cả thế giới tin dung – Bia 333
17. Xuất xứ original : đặc sản cá kho làng Vũ đại – Dasavina
18. Tín ngưỡng tôn giáo hay vùng miền : Bia Corona – Khi uống theo nghi thức Maya cổ – xát muối và cắm chanh
19. Nơi hội tụ tinh hoa : Modern Life : Nơi hội tụ hàng hiệu gia dụng TG
20. Hình dạng đặc biệt : Cơm kẹp Vietmac , bánh mì tam giác Donakebap
21. Màu sắc : Vinalink với 2 màu xanh đỏ trứ danh trộn lẫn
22. Mùi : Johnson baby : Mùi của bé yêu
23. Vị : Mì tôm Chanh Omni
24. Sự mềm mượt : Sulksilk
25. Nhiệt độ : Dùng ngon hơn khi lạnh
26. Nguyên liệu xịn hơn
27. Tính chất organic thiên nhiên
28. Sạch hơn, loại bỏ độc tố tạp chất
29. Công nghệ mới nhất
30. Tiết kiệm thời gian, nhanh hơn
31. Dễ sở hữu hơn, hệ thống rộng lớn hơn
32. Hậu mãi và dịch vụ thượng hạng
33. Có cá nhân nổi bật
34. Đội ngũ nhân lực đặc biệt
35. Gắn với hình ảnh liên tưởng nhân vật
36. Được người nổi tiếng ưa dùng
37. Khuyên dùng bởi chuyên gia
38. Là biểu tượng văn hóa
39. Cung cấp phân phối theo cách đặc biệt
40. Không chứa thành tố nào đó: sugar free
41. Thịnh hành nhất, là trends xã hội
42. Không gây hại môi trường, thân thiện mt
43. Lợi cho sức khỏe
44. Tăng tác dụng thể thao
45. Handmade , chế tác tay nghề cao
46. Sản phẩm của nhóm người đặc biệt như khuyết tật, trẻ em
47. Hạn chế limited edition
48. Cá tính hóa từng sản phẩm
49. Có thêm chất mới hay hỗn hợp nhiều chất quý
50. Sản phẩm thay thế cho thứ đang phổ biến
51. Thêm tính năng mới lạ
52. Mua 1 tặng 1
53. Hai trong 1
54. Nhãn hiệu gia đình gia truyền, thất truyền
55. Chia tầng lớp
56. Phong cách sống
57. Ngược lại với đối thủ
58. Trách nhiệm xã hội : Tốt cho công tác Xã hội, chung tay vì một hành động cao đẹp
59. Định vị theo hình ảnh và tính cách của nhân vật cổ tích.
60. Thể hiện cái tôi của khách hàng
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Kịch bản và storyboard



Đa phần khách hàng khi liên hệ với Amaa Media đều đã có một kịch bản và TVC cuối cùng hoàn toàn không giống ý tưởng của họ ban đầu.

Đôi khi ngay cả các nhà biên kịch cũng tỏ ra lúng túng với kịch bản phim quảng cáo, bởi nó không giống như một tác phẩm điện ảnh, truyền hình, hay phim ngắn, nó là một sản phẩm sử dụng ngôn ngữ điện ảnh phục vụ cho mục đích marketing




Làm thế nào để tôi có một kịch bản phim quảng cáo tốt?

Dưới đây Amaa sẽ đưa ra một vài gợi ý khi bạn xây dựng một ý tưởng sản xuất TVC. Phim quảng cáo là một sản phẩm trong chiến dịch marketing của bạn nên điều đầu tiên chúng ta thống nhất một quan điểm đó là phải tiếp cận phim quảng cáo từ góc độ marketing.
1. Hãy nghĩ tới phim quảng cáo khi đã có một kế hoạch marketing dài hạn.

Chi phí làm phim quảng cáo không quá cao nhưng chi phí để phát sóng truyền hình là một con số rất lớn. Vì thế phim quảng cáo cần phải được xây dựng để hỗ trợ cho một kế hoạch marketing dài hạn. Khi đã có một kế hoạch marketing dài hạn chắc chắn bạn sẽ có cơ sở và căn cứ để sáng tạo các ý tưởng cho phim quảng cáo của mình.
2. Chiến dịch marketing của đối thủ cạnh tranh:

Sản phẩm của bạn có những sản phẩm nào cạnh tranh với mình? Hãy đi tìm các phim quảng cáo của đối thủ cạnh tranh, tìm ra điểm mạnh và điểm yếu trong phim quảng cáo của họ, tìm thông điệp truyền tải của họ và hãy đánh giá phim quảng cáo của đối thủ bằng sự nhạy bén và kinh nghiệm marketing của mình. Nếu như đối thủ của bạn chưa làm quảng cáo, đó là một tin tuyệt vời, vì bạn đang là người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình.


Hãy xem một câu chuyện về chai nước cam để thấy về sự cạnh tranh trên chiến dịch marketing của đối thủ giữa Pepsi và Coca-Cola. Cả hai công ty trong những năm qua đã đầu tư rất nhiều vào quảng cáo và cả hai đều tập trung vào ý tưởng lớn là tép cam để nhấn mạnh lợi ích bổ dưỡng từ nước cam ép thực sự mà sự hiện diện của những tép cam tươi là minh chứng sống động. Tuy nhiên, có thể thấy cách thể hiện trong quảng cáo của Twister hấp dẫn hơn với những hình ảnh của các chàng trai, cô gái dùng ống hút lớn để hút cho được các tép cam nằm dưới đáy chai. Splash của Coca Cola vào đầu năm 2009 đã cố gắng lôi kéo người tiêu dùng ra khỏi sự trung thành với Twister bằng chiến dịch truyền thông rầm rộ “Không phải tép cam nào cũng như nhau” với sự bảo chứng của nghệ sĩ Thành Lộc. Nhưng chiến dịch đã không đánh bại được vị trí số một của Twister. Nhưng Coca-Cola và Minute Maid quyết tâm không bỏ cuộc và đã quay trở lại ngoạn mục với sự xuất hiện của nhãn hàng Teppy mà ngay cái tên cũng làm người tiêu dùng dễ dàng liên tưởng đến tép cam và lợi ích của nhãn hàng. Không những thế với ý tưởng quảng cáo bất ngờ và ấn tượng “Tép cam của tôi đâu rồi?” đầy tính dí dỏm chiếm được cảm tình của khách hàng. Trong khi đó, quảng cáo của Twister vẫn theo lối mòn cũ của “Sức sống từ tép cam tươi”.
3. Hiểu rõ khách hàng của bạn:

Nếu hiểu rõ khách hàng bạn sẽ có một ý tưởng tuyệt vời cho phim quảng cáo để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn. Bạn sẽ hiểu phim quảng cáo của mình nên nhấn mạnh hoặc khơi gợi những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng như thế nào, làm thể nào để khách hàng nhận ra các lợi ích khi sử dụng sản phẩm của bạn?
4. Phân khúc thị trường:

Bạn đã xác định được phân khúc thị trường cho sản phẩm của mình? Điều đó thật tuyệt vời, vì với phân khúc đó sẽ rất dễ dàng để xây dựng phim quảng cáo của bạn, nhất là việc lựa chọn diễn viên.
5. Phát triển thông điệp marketing:

Thông điệp marketing là thứ không thể thiếu trong mọi chiến dịch marketing, nó là sợi chỉ đỏ liên kết mọi hành động marketing của bạn, thống nhất cách thực hiện để thông điệp được truyền tải tốt nhất tới người xem. Trở lại câu chuyện ở trên, chúng ta đã thấy các thông điệp lần lượt hạ bệ nhau như thế nào, thông điệp “Sức sống từ tép cam tươi” đã đánh bại thông điệp “Không phải tép cam nào cũng như nhau” và cuối cùng thông điệp “Tép cam của tôi đâu rồi?” đã đánh bại “Sức sống từ tép cam tươi”.

a. Có những quảng cáo đánh vào sự sợ hãi như các loại thực phẩm chức năng giúp chống lão hóa, các loại mỹ phẩm chống nắng, mám da, sạm da,… tóm lại khách hàng của bạn rất sợ điều gì đó và sản phẩm của bạn giải quyết được nỗi sợ của họ chúng ta sẽ gọi nó là quảng cáo đánh vào nỗi sợ hãi với quảng cáo này thông điệp rất rõ ràng, chỉ cần bạn tìm từ ngữ nào mĩ miều cho nó.

b. Có những quảng cáo chỉ nhằm mục đích giới thiệu về một sản phẩm, các tính năng của nó và để người dùng tự quyết định mua sản phẩm, có thể nói đây là thể loại quảng cáo cũ và tẻ nhạt nhất nhưng lại được đa số các khách hàng của chúng tôi lựa chọn.

c. Có những quảng cáo lại tập trung vào “cái tôi” của khách hàng, khi gắn sản phẩm của mình với sự sành điệu, nam tính, nữ tính hay đẳng cấp, rằng chỉ cần sử dụng sản phẩm là bạn đã trở thành một người sành điệu. Sản phẩm của bạn có đi theo hướng này?

d. Có những quảng cáo lại biến sản phẩm của mình là đại sứ cho tình cảm, tình thương, tình yêu, các bạn sẽ hay thấy các sản phẩm quảng cáo này ở các hãng sản xuất bánh kẹo.

e. Cũng có những quảng cáo dựa trên sự hài hước, hay ảo tưởng sức mạnh, rằng bạn sử dụng sản phẩm này bạn sẽ trở nên khỏe mạnh, lực lưỡng, có sức mạnh siêu phàm

Khi đã chọn cho mình một thông điệp marketing việc xây dựng ý tưởng quảng cáo cũng trở nên rõ ràng hơn
6. Xác định phương tiện truyền thông của bạn

Nhiều người làm phim quảng cáo theo xu hướng, thậm chí làm phim quảng cáo xong chỉ up lên website, đó là một sự lãng phí, trước khi làm phim quảng cáo bạn hãy đặt câu hỏi xem mình sẽ truyền thông như thế nào, sẽ sử dụng kênh nào, mới nghe chúng ta thấy có vẻ như có sự vô lý vì TVC thì phải quảng cáo trên truyền hình vậy thì tại sao phải xác định kênh quảng cáo. Nhưng hãy nhìn lại vấn đề một chút vì ngoài quảng cáo trên truyền hình bạn còn rất nhiều kênh khác như youtube, facebook, báo chí, màn hình trong nhà, màn hình lớn ngoài trời,… và mỗi kênh quảng cáo dường như có một cách thể hiện riêng một chút và vì thế kịch bản của phim cũng có sự thay đổi nhất định.
Storyboard hay kịch bản phân cảnh

Một phim quảng cáo với thời lượng 30s bạn sẽ không đưa vào nhiều cảnh quay được, thông thường chỉ dưới 12 cảnh là phù hợp, đương nhiên bạn quảng cáo và bạn muốn truyền tải được càng nhiều thông điệp càng tốt, nhưng sẽ thế nào nếu khách hàng xem xong TVC của bạn họ chẳng nhớ được thậm chí là tên sản phẩm. Đừng quá tham lam khi thêm quá nhiều cảnh vào phim quảng cáo của mình, hãy tập trung vào một thông điệp marketing cụ thể.

Khi đã có kịch bản công việc của chúng tôi là phân cảnh kịch bản và vẽ storyboard cụ thể từng cảnh quay, sản phẩm cuối cùng sẽ gần giống như storyboard, do đó khách hang sẽ cần phải duyệt storyboard một cách cẩn thận vì chúng ta sẽ không có các cảnh quay thừa để sửa lại kịch bản khác với storyboard.
Vậy một storyboard trông sẽ thế nào?

Dưới đây là storyboard một vài TVC Amaa media sản xuất gần đây nhất.

Kịch bản 60s – 30s – 20s – 15s









Amaa Media
Để nguồn Amaa Media khi copy lại bài viết này
Đọc tiếp »

phuong tho 2

Khi người ta sống ở thế giới con lừa !
Những bài báo có lời tựa không rõ nguồn ghi, gọi là báo nước ngoài, các bài viết gồm: "Việt Nam đứng đầu danh sách quốc gia thu hút vốn FDI", rồi câu chuyện tuyên truyền lố lăng nữa rằng: "Việt Nam có thể tiến tới bậc thang cao của phát triển?" -- Dưới tựa đề của báo điện tử chính phủ: “Một con hổ châu Á khác” (bài không ghi tên tác giả cụ thể). Những bài viết tuyên truyền như thế này cần đích kèm văn bản tiếng Anh hẳn hoi của văn bản tờ báo đó chứ cứ nói là báo Anh, Mỹ thì không ổn. Nguồn:baochinhphu.vn/…/Viet-Nam-co-the-tien-toi-bac-th…/284580.vgp
Ở đây tôi chỉ phân tích vài yếu tố cơ bản nhất trong kinh tế khiến những kẻ ưa ngậm sâm ngọt phải giật mình, đó là trước hết để trở thành những con hổ của Châu Á, trước tiên nước đó cần có chỉ số đánh giá mức độ tham nhũng phải từ hạng 10 trở lại, VN thì xếp từ hạng cuối trở lên. Thứ nữa ta cần xết đến chỉ số năng lực cạnh tranh. VN thì không được vậy, năng lực cạnh tranh thì xếp hạng cuối trở lên, ngoài ra còn đánh giá đến “chỉ số mức độ hài lòng kinh doanh”. Ôi thôi, VN cũng đội sổ,…. Vậy thì mơ con hổ tham nhũng à.
Rồi bản tin từ trang chủ Thời báo Ngân hàng - Cơ quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đăng với lời tựa: "Công cụ chính sách và nghệ thuật điều hành". Trong bài viết này người ta ca ngợi rằng, hệ thống NHNN ngày càng đáp ứng đầy đủ những chuẩn mực, thông lệ quốc tế,...
Về thời sự có các bài: "Nước biển miền Trung 'đạt chuẩn' để tắm và nuôi thủy sản",....Thậm chí trong nội dung bài viết người ta còn viện dẫn: "chương trình giám sát, phân tích lần này của Việt Nam rất kỳ công, chính xác, tin cậy với phương pháp đánh giá ngang bằng với các nước tiên tiến như Mỹ, châu Âu,...".
Kinh điển hơn nữa trong bài báo: "Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Miền trung sẽ có cả thép, cả cá và biển an toàn". Người ta còn tuyên truyền định hướng rằng: "Người dân Miền trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn", và y dự đoán của nhiều người là người nhà của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm: Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, và nhiều quan chức khác nhảy xuống biển tắm và ăn cá tôm,...
Có lẽ chính quyền VN đã bị thấm đòn về kinh tế, thì người ta dồn dập tung tin mị dân quá mức, vì lòng tin của ngươi dân với chính quyền xuống thấp tồi tệ. Quốc tế khuyến cáo VN nên cải tổ thật sự hệ thống thể chế lẫn kinh tế nếu muốn nhận được những khoản vay mới, và được ưu đãi về thuế quan khi buôn bán với Âu, Mỹ, Nhật, Úc,…
Còn bàn về hệ thống ngân hàng VN, họ ca tụng theo chuẩn mực quốc tế thì tôi lại càng mỉa mai, ngay cả ông Vũ Quang Việt – một quan chức thống kê kinh tế của LHQ thì mỉa mai rằng, họ chỉ có mỗi nghiệp vụ là thực hiện chính sách in tiền vào kinh tế, hâu quả là tăng trưởng nóng làm giảm giá tài sản của dân chúng tích trữ bằng tiền Việt, hãy tưởng tượng người dân đang giữ tiền VND từ mức 8.000 VND = 1 $ thì mấy năm sau nó leo lên đến 22.350 VND mới mua được 1 $, tức là người ta đã lấy đi 14.350 VND cho 1 $ của người dân nhiều năm để dành.
Lồng vào đó hiện nay cái đám nô bút còn viết hệ thống ngân hàng VN đang dồi dào dư thừa tiền mặt. Tôi thì nghe đến đây là hết biết luôn, dù có đưa dư luận viên ra viết bài thì cũng ít nhất để ông tiến sĩ tài chính nào đó đăng đàn.
Trên thế giới chưa có hệ thống ngân hàng nào dễ dãi như VN, nó chỉ cần những người hay cho vay nặng lãi để họ điều hành hệ thống ngân hàng tại VN còn tốt hơn. Đó là bởi vì lý do đa số doanh nghiệp VN đi vay nợ họ đã buộc phải thế chấp tài sản như kho bãi, nhà xưởng vào đó, do đó các khoản vay mở rộng họ bị kẹt cái sổ thế chấp đó nên họ không có nhu cầu vay nữa mặc dù họ rất muốn vay thêm, kể cả người dân, nên khi các khoản vay chưa đáo hạn hoặc thanh toán nên họ không đi vay nữa nên nó cũng giải thích phần nào người ta không đi vay thêm khiến tiền bị kẹt đóng băng,…
Đọc tiếp »

Người nghèo chưa chắc nghèo và người giàu chưa chắc giàu

Tỷ phú Donald Trump xưa kia ông ta từng đi dạo tại đường phố New York, ông ta từng thú nhận rằng là đã trò chuyện với người ăn xin tại New York, Donald Trump hỏi người ăn xin rằng "hiện nay trong túi ông có bao nhiêu tiền?". Người ăn xin đáp rằng "trong túi tôi hiện đang có 1.000 $". Tỷ phú Donald Trump nói với người ăn xin rằng "vậy là ông giàu hơn tôi, hiện nay trong túi tôi âm 5 tỷ $". Tức là ám chỉ Trump đang nợ ngập đầu. Và tỷ phú Donald Trump móc tiền cho người ăn xin 10 tờ $, mỗi tờ có trị giá 100 $. Nhưng người ăn xin từ chối nhận, với lý do "ông còn nợ như vậy mà dám cho tôi hết số tiền trong túi sẵn có thì tôi không nhận?". Tỷ phú Donald Trump thì nói "tôi cho như vậy là ít, bởi vì tôi rất ít khi nào đem tiền mặt theo, nếu ông đợi tôi ít phút, tôi sẽ cà thẻ lấy ra 1 triệu $ tặng ông?". Người ăn xin vẫn từ chối và chỉ xin nhận 1 tờ $ mệnh giá 100 $ thôi.
Tuy nhiên nợ bao nhiêu thì không ai biết, Donald Trump có tài hay không thì cũng không rõ, nhưng trong nghiệp vụ phân tích môi giới chứng khoán mà tôi tư vấn tại Phố Wall thì hiện nay Donald Trump đang đầu tư vào 42 vị trí các mã cổ phiếu có trị giá đến hơn 2,8 tỷ $, tuy có giảm đi 3 mã cổ phiếu.
Danh mục đầu tư của tỷ phú Donald Trump ưa thích không thay đổi, nó bao gồm: CEMEX, Caterpillar Inc, IBM, Exxon Mobil (Dow Jones, NYSE: XOM), HCA Holdings Inc (NYSE: HCA), Smith & Wesson Holding Corp (NASDAQ: SWHC), Bank of America Corp (NYSE: BAC), Apple (Dow Jones, NASDAQ: AAPL), Best Buy Co Inc (NYSE: BBY), Facebook Inc (NASDAQ: FB), Boeing (Dow Jones, NYSE: BA),... Đây là danh mục đầu tư dài hạn nặng ký mà tỷ phú Donald Trump ưa thích.
Nếu tính đến thời điểm này khi chỉ số Dow Jones đạt mức 18.504,87 điểm thì các mã chứng khoán trên sàn Dow Jones mà tỷ phú Donald Trump đầu tư, nó bao gồm Caterpillar Inc, IBM, Exxon Mobil, Boeing, Apple,... thì Donald Trump đã bỏ túi 174 triệu $ trong vòng 1 tháng trở lại đây.
Đọc tiếp »

Thước đo hiệu quả đầu tư trong Marketing Online



Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư – ROI (Return On Investment): tức là khi bạn bỏ ra 1 đồng thì bạn sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận.




Hay nói cách khác, ROI tạm hiểu là hiệu quả đầu tư. Xác định tỷ lệ ROI của quá trình Marketing Online không phải là việc ngồi tưởng tượng các con số một cách mơ hồ.




ROI là minh chứng cho những nỗ lực truyền thông bạn đang làm. Chiến dịch này sẽ giúp doanh nghiệp bạn tăng doanh số gấp đôi, hay chỉ là giọt nước nhỏ xuống bể lớn!




Vậy, làm thế nào để bạn tính toán được ROI một cách trực quan nhất. Hãy thử áp dụng công cụ mà Subiz giới thiệu sau đây:




[IMG]/images/nov14/ROI.PNG[/IMG][IMG]/images/nov14/ROI1.PNG[/IMG]




[B]Giải nghĩa:[/B]




[*]Pay Per Click (PPC) là hình thức quảng cáo tính tiền khi một khách hàng click vào quảng cáo của bạn (Google Adword, FacebookAd, Admicro, Eclick) để đến một trang web cụ thể nào đó.[/*]

[*]Total Campaign Cost: tổng chi phí bỏ ra cho chiến dịch quảng cáo.[/*]

[*]Responders: số lượng click mà khách hàng đã nhấp vào quảng cáo của bạn để xem thông tin chi tiết hơn .[/*]

[*]Buyers: số lượng khách hàng đã mua sắm hàng hóa sau khi click vào quảng cáo của bạn.[/*]

[*]Revenue Generated: doanh thu đạt được từ những buyer đã mua sắm.[/*]

[*]Profit: là lợi nhuận ròng sau khi lấy doanh thu đạt được trừ đi chi phí bỏ ra cho một chiến dịch.[/*]




Cách tính: Profit = Revenue Generated – Total Campaign Cost.




[*]Cost Per Responder: chi phí bỏ ra để có một khách hàng click vào quảng cáo. Cách tính:[/*]




Cost Per Responder = Total Campaign Cost / Responders.




[*]Cost Per Buyer: chi phí bỏ ra để có một khách hàng mua sắm hàng hóa sau khi họ click vào quảng cáo. Cách tính:[/*]




Cost Per Buyer = Total Campaign Cost / Buyers.




[*]Clicks Purchased: tổng số lượng click chuột đã trả phí khi khách hàng nhấn vào quảng cáo. Clicks Purchased thông thường sẽ bằng với Responders.[/*]

[*]Cost Per Click: chi phí bỏ ra để có một cú nhấp chuột quảng cáo từ khách hàng. Cách tính:[/*]




Cost Per Click = Total Campaign Cost / Clicks Purchased.




[*]Conversion Rate: tỉ lệ phần trăm số lượng khách hàng mua sắm so với lượng khách hàng đã click vào quảng cáo. Cách tính:[/*]




Conversion Rate = Buyers / Responders.




[*]Average Buyer Purchase: giá trị đơn hàng trung bình mà mỗi khách hàng đã chi tiêu. Cách tính:[/*]




Average Buyer Purchase = Revenue Generated / Buyers.




Thật tuyệt vời, chỉ bằng cách nắm chi tiết thông số đầu vào như Chi phí cho một lần nhấp chuột, tổng số lượng nhấp chuột, số lượng khách hàng quyết định mua sắm sau khi nhấp chuột, bạn rất dễ dàng có được con số ROI đánh giá.




Đây có thể coi là công cụ hữu hiệu cho các chuyên gia Marketing Online.




"Lợi thế lớn nhất của quảng cáo trực tuyến là bạn có thể theo dõi kết quả và điều chỉnh hoạt động cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đây chỉ thực sự là lợi thế khi bạn sử dụng nó." – Richard Sharp, Giám đốc truyền thông của Value Click.
Đọc tiếp »

Mẫu kịch bản Storyboard miễn phí cho các dự án phim



Khi tiến hành làm phim, việc chia sẻ tầm nhìn sáng tạo tốt hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản sử dụng kịch bảnstoryboard. Dù rằng lời thoại chi tiết và ngắn gọn là rất quan trọng nhưng kịch bản storyboard lại minh họa một cách sống động với đoàn phim của bạn về những gì bạn đang cố gắng gây dựng. Vì vậy, chúng tôi tạo ra bài đăng này cho bạn, các nhà làm phim, trong việc tìm kiếm một mẫu kịch bản storyboard miễn phí hoặc học hỏi thêm cách sử dụng kịch bản một cách hiệu quả. Nào, cùng bắt đầu với vài kiến thức cơ bản trước nhé.

Kịch bản storyboard là gì?



Nói một cách ngắn gọn, kịch bản storyboard là một văn bản chứa đựng hầu hết các thông tin nhà quay phim cần nắm để hoàn thành tốt công việc trong dự án phim hoặc video. Một kịch bản storyboard được nhận biết bởi các hình ảnh thu nhỏ. Trên thực tế, với những dự án kinh phí cao như phim Chúa tể của những chiếc nhẫn (Lord of the Rings), thường có rất nhiều nghệ sĩ làm việc cật lực để tạo ra một kịch bản sống động làm nguồn động lực truyền cảm hứng cho cả đoàn làm phim.

Ngoài hình ảnh minh họa, một kịch bản storyboard cũng thường cung cấp các thông tin quan trọng cho việc quay phim, như chế độ ống kính, thông tin về độ ổn định và sơ đồ ánh sáng. Phụ thuộc vào kích thước và quy mô của dự án video mà một kịch bản storyboard có thể chỉ đơn giản như một vài nhóm các bức hình kèm con số, hoặc phức tạp hơn với các bản vẽ chi tiết về cách bố trí sản xuất. Các mẫu kịch bản miễn phí được tổng hợp trong bài đăng này sẽ được phân loại theo kiểu kịch bản phức tạp và chi tiết hơn so với các mẫu từ các nhà sản xuất tư nhân.

Trong quá trình làm phim, quá trình tiền sản xuất là rất ngắn nên nếu có một kịch bản storyboard chi tiết và đầy đủ, bạn sẽ có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho đoàn phim và cho bản thân bạn trong việc vạch ra điều gì cần làm.

Khi nào nên sử dụng kịch bản storyboard?





Nếu bạn đang làm việc cho một hãng sản xuất hợp pháp, rất có thể bạn sẽ có sẵn một kịch bản storyboard. Thực tế mà nói, bạn nên sử dụng kịch bản này trong những lúc bạn làm việc với đoàn phim hơn là sử dụng tài liệu mang phong cách báo chí. Dù là một đạo diễn, một nhà quay phim hay một nhà sản xuất, bạn cũng sẽ sớm nhận ra rằng bạn sẽ gặp phải thất bại khi đặt tầm nhìn sáng tạo của mình lên giấy (hoặc màn hình kỹ thuật số), khi đó rắc rối sẽ xảy ra và tiêu tốn rất nhiều thời gian cũng như tạo ra một kết quả cuối cùng không như mong muốn.

Một kịch bản storyboard được sử dụng như thế nào?

Kịch bản storyboard không phải lúc nào cũng dễ dàng để hoàn thành. Đó là bởi vì nó yêu cầu bạn phải viết ra những thứ bạn nghĩ trong đầu ra giấy. Việc này khá khó vì những ý tưởng trong đầu rất khó để được truyền tải hoàn toàn ra giấy hoặc màn hình. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc cật lực để hoàn thành, công việc đó sẽ rất xứng đáng.


Các nhà làm phim, đặc biệt là những người mới vào nghề, thường từ chối việc hoàn chỉnh kịch bản storyboard bởi họ cho rằng việc đó kìm hãm quá trình sáng tạo. Nhưng trên thực tế, một kịch bản storyboard đúng nghĩa mang lại điều trái ngược. Khi kịch bản được hoàn thiện, bạn sẽ có một điểm tựa để tập trung vào sáng tạo trong quá trình làm việc, không chỉ đơn giản là quay cho xong những cảnh cần thiết.​




Để có một kịch bản storyboard hoàn chỉnh, bạn chỉ cần điền vào các ô thích hợp. Mỗi kịch bản phân cảnh đại diện cho một cảnh quay, vì vậy hãy lưu giữ những thứ bạn cần dưới định dạng kỹ thuật số, bao gồm cả những bản tải xuống bên dưới. Nếu bạn không rõ một vài thông tin (như chiều cao chân máy), đừng lo, bạn có thể để trống khung này.

Hãy tự mình thử nghiệm! Bạn có thể tải xuống các mẫu kịch bản storyboard miễn phí bằng cách nhấn vào dòng chữ bên dưới. Chỉ một lần tải mang đến rất nhiều mẫu kịch bản khác nhau: Một mẫu để điền bằng tay, một mẫu khác để điền bằng máy. Bạn cũng có thể dùng chế độ xem trước trên Mac hoặc Adobe Acrobat trên PC để chỉnh sửa các mẫu dành cho máy tính.
Đọc tiếp »

CÁC KỊCH BẢN, Ý TƯỞNG KHUYẾN MÃI TRONG MARKETING

Khi làm Marketing hay chỉ đơn giản bạn đang bán hàng, có sản phẩm hoặc dịch vụ thì bạn đều đau đầu với các ý tưởng marketing hay cụ thể là ý tưởng chương trình khuyến mãi. Dưới đây là 1 số kịch bản, ý tưởng khuyến mãi, ý tưởng marketing để bạn có thể tổ chức các chương trình, sự kiện khuyến mãi.

1. Giảm giá trực tiếp trên sản phẩm/dịch vụ

Giảm % giá sản phẩm/dịch vụ trong một khoảng thời gian.
Ví dụ: Giảm 99% khi mua bất kỳ sản phẩm nào tại bepanphu.vn

2. Giảm giá khi mua số lượng sản phẩm/dịch vụ lớn

Chiết khấu được tính dựa trên số lượng sản phẩm/dịch vụ khách hàng mua, càng mua nhiều, chiết khấu càng lớn.
Ví dụ: Khi mua 5 sản phẩm trở lên sẽ được giảm 20%, mua từ 10 sản phẩm trở lên giảm 25%

3. Giảm giá cố định cho tất cả các sản phẩm/dịch vụ:

Trong một khoảng thời gian, khi khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ sẽ được giảm một mức giá như nhau cho tất cả các mặt hàng.
Ví dụ: Giảm 500,000 VNĐ cho mọi sản phẩm tại bepanphu.vn

4. Giảm một số tiền nhất định dựa trên tổng giá trị đơn hàng:

Khuyến khích sức mua của khách hàng thông qua giảm một số tiền nhất định tùy thuộc vào tổng giá trị đơn hàng. Giá trị đơn hàng càng lớn, mức giảm giá càng tăng.
Ví dụ: Giảm 100,000 VNĐ cho đơn hàng 1,000,000 VNĐ. Giảm 250,000 VNĐ cho đơn hàng 2,000,000 VNĐ

5. Tặng kèm sản phẩm/dịch vụ:

Khi mua một sản phẩm/dịch vụ, khách hàng được tặng kèm một sản phẩm/dịch vụ khác.
Ví dụ: Mua nước lau sàn nhà tặng kèm bàn chải đánh răng.

6. Giảm giá sản phẩm/dịch vụ thứ 2:

Khách hàng mua một sản phẩm/dịch vụ sẽ được giảm giá khi mua sản phẩm thứ hai.
Ví dụ: Mua 1 bếp gas tại bepanphu.vn giảm 50% cho sản phẩm thứ 2 (cùng giá hoặc rẻ hơn)

7. Miễn phí vận chuyển

Thực hiện miễn phí vận chuyển cho các đơn hàng trong một thời gian nhất định hoặc dựa trên giá trị đơn hàng.
Ví dụ: Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng có giá trị trên 1.000.000 đồng
Hoặc Miễn phí vận chuyển cho các đơn hàng trong 2 ngày 11-12/04/2015

8. Giảm giá ngẫu nhiên:

Giảm giá ngẫu nhiên 1 số lượng sản phẩm nhất định với mức giảm ngẫu nhiên.
Ví dụ: giảm 50% bộ xoong nồi tại bepanphu.vn (mục đích để khách đến cửa hàng nhiều hơn và giới thiệu cho khách mua thêm các sản phẩm khác)

9. Giảm giá theo thứ tự khách hàng

Ví dụ: 10 người đầu tiên giảm 96%, 20 người tiếp theo giảm 69%,…

10. Tặng coupon, voucher

Sau khi khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ được tặng coupon, voucher cho lần sử dụng sau. Hoặc tặng 1 số lượng coupon, voucher nhất định cho khách hàng tiềm năng mới hoặc tri ân khách hàng cũ.

11. Xả hàng tồn kho

12. Tổ chức cuộc thi nhỏ

Tổ chức cuộc thi nhỏ, người thắng cuộc được mua sản phẩm/dịch vụ với mức giá thấp nhất từ phía công ty.
Ví dụ: Bốc thăm trúng thưởng ngay tại cửa hàng hoặc tạo landing page quay số, cuộc thi ảnh trên FB … để lựa chọn người thắng cuộc và tặng thưởng

13. Tặng quà ngẫu nhiên:

Chọn lựa ngẫu nhiên khách hàng từ danh sách những khách hàng đăng kí nhận email, khách hàng like/share/review sản phẩm/dịch vụ để nhận quà miễn phí.

14. Tặng thêm sản phẩm/dịch vụ khi mua số lượng lớn hàng hóa

Khách hàng có xu hướng mua nhiều sản phẩm/dịch vụ đến mức tiêu chuẩn để được tặng thêm sản phẩm miễn phí.
Ví dụ: Mua 5 áo thun trở lên tặng 1 quần đùi

15. Giảm giá cặp đôi/gói sản phẩm:

Khi khách hàng mua cùng lúc hai (Hoặc ba, hoặc hơn) loại sản phẩm nhất định, sẽ được giảm giá cả 2 sản phẩm:
Ví dụ: Mua 1 bếp gas, 1 máy hút mùi và 1 tủ lạnh tại bepanphu.vn sẽ được giảm giá mỗi sản phẩm 10-15%

16. Giảm giá sản phẩm khác loại:

Khi khách hàng mua cùng lúc hai (hoặc hơn) loại sản phẩm nhất định, giảm giá một loại sản phẩm khác
Ví dụ: Mua 1 bếp gas 1 máy hút mùi, giảm 50% tủ lạnh

17. Đấu giá ngược

Để tăng tương tác giữa người mua, người bán và giữa người mua với nhau, tổ chức các phiên đấu giá hàng ngày. Khách hàng trả giá sản phẩm, người nào trả giá thấp nhất và duy nhất trong một thời gian nhất định sẽ dành được sản phẩm.

18. Giảm giá khi thời tiết thay đổi

Ý tưởng này trước được mình thực hiện ở Aten khá lâu rồi nhưng quên mất.
VD: Mình cho thiết kế và in ra 1 số coupon giảm giá 10% các khóa học ở Aten dành cho những hôm nào trời mưa. Phiếu này được tặng cho các bạn đến học thử vào những hôm mưa gió. Để tăng lượng học viên đi học thử vào những hôm thời tiết xấu, tránh phải hoãn hoặc hủy buổi học thử đó vì lý do quá ít học viên.

19. Giảm giá cho những đối tượng khách hàng đặc biệt

Các bạn bán quần áo có thể giảm giá cho những khách hàng cao nữ hoặc nam cao trên 1m65 hoặc 1m75. Vì nguồn hàng thời trang nhập từ nước ngoài về thường có những size lớn mà rất khó bán. Đây là 1 cách giảm giá, khuyến mãi hiệu quả thông minh.
Ngoài ra trước đây mình cũng từng có những giảm giá đặc biệt như: giảm giá 50% hoặc miễn phí hoàn toàn cho các bạn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi đến học ở Aten. Cách giảm giá, khuyến mãi này mang đầy tính nhân văn và là 1 cách để tăng hoạt động CSR (trách nhiệm xã hội) của doanh nghiệp.


20. Giảm giá theo thời vụ

Giống như cách 1 số rạp chiếu phim hay dùng. Họ thường chọn 1 ngày trong tuần để giảm giá cho thành viên. Ví dụ như Lotte chọn thứ 4 giảm giá cho tất cả các thành viên.

21. Tích lũy điểm để nhận thưởng hoặc giảm giá

Cách này cũng thường được sử dụng bởi các sản phẩm, dịch vụ được tiêu dùng và mua thường xuyên. VD: rạp chiếu phim, quán ăn, siêu thị ….


22. Giảm giá chéo

Cách này rất hợp lý khi bạn có 1 đối tác tin cậy làm có chung đối tượng khách hàng tiềm năng. Ví dụ bạn bán mỹ phẩm nữ và bạn quen với 1 người khác bán thời trang nữ. Hai bên có thể bàn bạc và tổ chức 1 chương trình giảm giá chéo cho khách hàng như là khi mua mỹ phẩm tại cửa hàng của bạn thì được nhận 1 phiếu giảm giá 30% tại cửa hàng thời trang kia và ngược lại.


23. Giảm giá theo tên khách hàng

Cách này đã được một số cửa hàng, quán ăn, quán cafe áp dụng và khá hiệu quả khi tận dụng mạng xã hội. Ví dụ bạn có thể tổ chức là giảm 50% cho các bạn nữ tên Thảo và các bạn Nam tên Tuấn vào ngày xx/xx và giảm 100% khi 2 bạn Thảo và Tuấn đi cùng nhau. Khi mọi người thấy thông tin lý thú đó họ sẽ tag, share cho nhau xem và rủ nhau tham gia. Cửa hàng, quán của bạn được marketing truyền miệng một cách tự nhiên và mạnh mẽ.
Đọc tiếp »

50 Ý Tưởng Marketing Độc Đáo Cho Các Nhà Bán Lẻ

Bán lẻ là một thị trường có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt, nếu bạn muốn giành được thắng lợi trong cuộc đua cam go này thì ngoài việc có các sản phẩm nổi trội cả về mặt chất lượng và số lượng ra thì điều kiện cần quan trọng nhất là phải biết cách tự tiếp thị.

Hiện nay có vô vàn phương thức quảng bá khác nhau, trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra 50 ý tưởng Marketing độc đáo mà bạn có thể tham khảo. Hi vọng rằng với những gợi ý này việc kinh doanh bán lẻ của bạn sẽ phát triển nhanh chóng.



1. Hiện tại đang là dịp năm mới, hãy tặng một cuốn lịch cho khách hàng, trên đó đề rõ tên và địa chỉ cửa hàng của bạn.

2. In những sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp trên những danh thiếp của bạn.

3. Luôn luôn mang theo danh thiếp, và xin phép để lại chúng cho những người hoặc tại những nơi bạn cảm thấy nằm trong thị trường mục tiêu của mình bất kỳ lúc nào.

4. Tham gia một hiệp hội thương mại hoặc tổ chức liên quan đến ngành công nghiệp của bạn.

5. Xây dựng một mẫu quảng cáo bắt mắt hoặc một khung phản hồi có phần nhập thông tin để thu thập địa chỉ của khách hàng.

6. Viết một cuốn sách nhỏ, giới thiệu về cửa hàng và sản phẩm của bạn. Hoặc chỉ là những câu chuyện vui nho nhỏ có liên quan đến sản phẩm bạn bán.

7. Xây dựng chương trình bảo dưỡng định kì cho các sản phẩm mà bạn cung cấp hoặc tổ chức các buổi hội thảo bán hàng liên quan đến lĩnh vực bạn kinh doanh.

8. Tạo ra một khẩu hiệu đơn giản, dễ nhớ, ấn tượng và in chúng trên các ấn phẩm quảng cáo như tờ rơi, email, fax,…của cửa hàng.

9. Xây dựng một trang web để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và vị trí của cửa hàng bạn. Sử dụng một đường link dễ nhớ và bao gồm tất cả thông tin tiếp thị.

10. Dùng những lời chứng thực của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để in trong các tài liệu quảng bá.

11. Học hỏi và biến mình thành một chuyên gia về các chủ để liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn, sau đó viết bài giới thiệu cho người khác đọc.

12. Viết thông cáo gửi cho báo chí, tạp chí thương mại hoặc các ấn phẩm khác.

13. Biến mỗi nhân viên của bạn thành một người tiếp thị cũng là ý tưởng Marketing không tồi.

14. Một ý tưởng Marketing khác là thiết kế đồng phục với khẩu hiệu và biểu tượng của cửa hàng cho các nhân viên.

15. Thuê người viết bài quảng bá cho cửa hàng của bạn.

16. Tham gia các cuộc thi trong lĩnh vực bạn kinh doanh, làm hết sức để giành giải và công bố nó để mọi người cùng biết.

17. Xây dựng các chương trình truyền hình của riêng của bạn về chuyên môn của mình và trình bày cho trạm cáp địa phương của bạn hoặc trạm phát sóng công cộng.

18. Thay vì phụ thuộc vào một tờ báo nào đó, hãy thử tạo riêng một trang báo cho công ty của mình.

19. Sử dụng một máy trả lời hoặc hệ thống thư thoại để bắt sau giờ các cuộc gọi điện thoại. Bao gồm các thông tin cơ bản trong thư gửi đi của bạn chẳng hạn như giờ làm việc, vị trí, trang web, v.v….

20. Tham gia một trung tâm thương mại, nơi bạn có thể kết nối với các chủ doanh nghiệp khu vực.



21. Mời những người có uy tín tại địa phương hoặc các phóng viên đến cửa hàng của bạn.

22. Tạo một đường dây nóng miễn phí để tư vấn và nhận phản hồi của khách hàng.

23. Đặt quảng cáo trên các ấn phẩm mà khách hàng mục tiêu của bạn thường xem.

24. Thiết kế các sản phẩm đặc biệt như bút, miếng lót chuột hoặc cốc có in logo cửa hàng của bạn.

25. Quảng cáo trên các vị trí đặc biệt, có tần suất xuất hiện cao như công viên, xe buýt và các trang web phổ biến.

26. Trang trí lại cửa hàng của bạn cho sao cho ấn tượng và bắt mắt hơn, dễ dàng thu hút khách hàng tới mua sắm là ý tưởng Marketing đúng đắn.

27. Thuê một gian hàng tại triển lãm thương mại hoặc hội chợ tham dự của thị trường mục tiêu của bạn.

28. Đến giao lưu hoặc phát biểu tại các trường học, tăng uy tín và tạo sự gần gũi với mọi dân.

29. Tài trợ cho một chương trình cộng đồng nào đó, ví dụ như chương trình xanh, giữ đường phố luôn sạch rác, tạo thiện cảm với công chúng.

30. Đóng góp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến một sự kiện từ thiện, đấu giá.

31. Có một trang web quảng cáo được liệt kê dưới ngành công nghiệp chính của bạn và trong các chuyên mục liên quan.

32. Giành thời gian cho các tổ chức từ thiện phi lợi nhuận, nâng cao danh tiếng cá nhân đồng thời tạo thiện cảm với công chúng, là nền tảng cho các chương trình tiếp thị sau này.

33. Triển khai các chương trình tri ân để củng cố lòng trung thành của các khách hàng hiện tại và trong quá khứ.

34. Thêm một ý tưởng Marketing nữa là hãy thiết kế email quảng cáo hoặc bản tin hàng hóa thường xuyên cho khách hàng. Điền vào mỗi phiên bản với giá đặc biệt, lời khuyên và thông tin kịp thời khác.

35. Gửi thư cảm ơn hoặc quà tri ân cho các khách hàng quan trọng vào mỗi dịp đặc biệt.



36. Sử dụng màu sắc rực rỡ và phong bì văn phòng độc đáo khi gửi thư quảng cáo.

37. Đăng tải những video giới thiệu sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng trên các kênh trực tuyến và ngoại tuyến.

38. Gửi thiệp mời những người nổi tiếng tới tham dự một sự kiện đặc biệt của cửa hàng bạn. Đó có thể là người trong lĩnh vực bạn kinh doanh hoặc tin tức truyền hình tại địa phương.
39. Thuê những gian hàng trưng bày tại các vị trí có lưu lượng người đông như sân bay, bệnh viện, toàn nhà văn phòng lớn,…để quảng bá sản phẩm của mình.

40. Hợp tác với các doanh nghiệp có sản phẩm liên quan hoặc bổ trợ cho sản phẩm của bạn để cùng đưa ra các gói khuyến mại tích hợp. Ví dụ, bạn mở cửa hàng bán bánh hãy hợp tác với cửa hàng bán cà phê, triển khai chương trình mua hai cái bánh tặng một cốc cà phê chẳng hạn.

41. Chọn ngày có năng suất bán hàng kém nhất trong tuần để áp dụng các chương trình khuyến mãi.

42. Tạo một không gian gần gũi, ấm áp cho các khu vực chờ của khách hàng.

43. Triển khai các khóa học đào tạo dịch vụ khách hàng cho nhân viên của bạn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

44. Đăng ký bản tin hoặc tham gia các nhóm thảo luận trực tuyến trong lĩnh vực kinh doanh của bạn.

45. Nếu có thể, hãy cho thuê mặt bằng của mình làm nơi kinh doanh cho người khác. Nhà kho kí gửi là một mô hình kinh doanh như thế, bạn không chỉ thu tiền từ phí thuê mặt bằng mà còn có thể quảng bá gián tiếp cho cửa hàng của mình.

46. Thiết kế một bộ trang phục đặc trưng của cửa hàng mỗi khi đi dự sự kiện.

47. Lựa chọn một khách hàng tốt nhất (có thể là người mua hàng nhiều nhất hoặc có nhiều đóng góp nhất) trong tháng làm khách hàng đại diện. Bạn có thể tặng quà tri ân đến họ, sau đó đăng tải thông tin vắn tắt lên các trang tin tức bằng một bài viết về họ, hoặc bạn có thể trao ảnh họ trong cửa hàng vàwebsite như một hình thức vinh danh.

48. Khuyến mãi tặng kèm các sản phẩm liên quan thành một gói hàng đặc biệt.

49. Thiết kế một blog, chuyên đề tải những tin tức về lĩnh vực bạn kinh doanh hoặc chia sẻ các kinh nghiệm của riêng bạn.

50. Cung cấp cho khách hàng những chương trình ưu đãi, khuyến mãi định kỳ.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp một số ý tưởng Marketing độc đáo mà các nhà bán lẻ có thể tham khảo. Và dù bạn áp dụng ý tưởng nào thì điều quan trọng vẫn là bạn phải định hướng đúng chiến lược tiếp thị của mình, phối hợp ăn ý và chặt chẽ các nguồn lực.
Đọc tiếp »

TÀI LIỆUXây dựng các chương trình marketing

THƯƠNG HIỆU

Khái niệm

Thương hiệu là “ một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ thiết kế… hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán hoặc một nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh “ (Theo hiệp hội marketing Hoa Kỳ) Gồm 2 phần:

+ Phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được , tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty, tên sản phẩm, câu khẩu hiệu , đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm khác

+ Không phát âm được: chỉ có thể cảm nhận bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng, màu sắc , kiểu dáng thiết kế bao bì và các yếu tố nhận biết khác.

Các yếu tố chính của thương hiệu

■ Tên nhãn hiêu: (Tên của sp) Là một công cụ giao tiếp ngắn gọn, đơn giản nhưng có hiệu quả cao nhất.

* Đơn giản và dễ đọc

* Thân thiện và có ý nghĩa

* Khác biệt, nổi trội, độc đáo

* Khả năng liên tưởng

■ Logo và biểu tượng: được hình thành từ những kiểu chữ khác biệt và được cách điệu ..hoặc mang tính trừu tượng … Nhằm tăng cường nhận biết về thương hiệu và khác biệt hoá trong cạnh tranh

Được gắn cùng với sp đóng vai trò như một sự xác nhận về chất lượng và uy tín.

Được sử dụng trong các giao dịch kinh doanh thay cho tên công ty

■ Tính cách: Là hình thức thể hiện đặc biệt - một cách hình tượng hóa thương hiệu, nó có thể được gắn với một con người hoặc một phong cách sống cụ thể Được tạo dựng, giới thiệu và đóng vai trò trung tâm trong các chương trình quảng cáo và thiết kế bao bì.

■ Câu khẩu lệnh (slogan): Là một đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục về thương hiệu.

+ Tăng khả năng nhận biết và lưu lại tên thương hiệu trong trí nhớ khách hàng

+ Làm tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách liên hệ trực tiếp và mạnh mẽ tới các lợi ích khi tiêu dùng sp

+ Củng cố định vị thương hiệu và thể hiện rõ sự khác biệt; và tuyên bố ngắn gọn về phân khúc Thị trường …là công cụ khẳng định uy tín và vị trí trên thương trường

■ Bao bì và kiểu dáng : Phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

+ Phải xác định và thể hiện được thương hiệu

+ Truyền tải những thông tin mô tả và thuyết phục về sản phẩm

+ Thuận tiện cho việc chuyên chở và bảo quản sản phẩm

+ Thuận tiện trong tiêu dùng và bảo quản sp tại nhà

Kiểu dáng và hình thức bao bì cần có sức thu hút, hấp dẫn.

Kích cỡ đa dạng nhằm thuận tiện cho việc sử dụng mọi lúc mọi nơi

Tương ứng với một loại sp cụ thể thường liên hệ với một màu sắc

Quản lý chủng loại sản phẩm, nhãn hiệu và bao bì

Những quyết định loại sản phẩm

Một chủng loại sản phẩm là một số sản phẩm quan hệ chặt chẽ vì chúng thực hiện cùng một chức năng, bán cho cùng những nhóm khách hàng, tiếp thị qua cùng những mạch hay bao gồm một tầm giá nhất định.

Phân tích loại sản phẩm theo các thông số sau:

- Doanh số và lợi nhuận của loại sản phẩm để biết rõ tỉ số phần trăm mà mỗi món của loại mang lại cho toàn thể doanh số, để xem xét nên bỏ món hàng này không. Phác họa thị trường loại sản phẩm nhằm xem xét khả năng cạnh tranh của loại sản phẩm trên thị trường

- Độ dài của loại sản phẩm: (số các món hàng trong loại sản phẩm) Cần phải xác định độ dài tối ưu của loại sản phẩm để nâng cao lợi nhuận.

- Quyết định trải dài loại sản phẩm để có được những sản phẩm mới bằng cách đưa ra các kiểu mẫu mới với giá bán thấp hơn hay cao hơn.

- Quyết định lấp đầy loại hàng bằng cách cộng thêm những món hàng vào trong những chuỗi hàng đang có nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường.

- Quyết định hiện đại hóa loại hàng: bằng cách chỉnh đốn lại loại hàng từng phần một hay tất cả. Cần xác định thời điểm của những cải tiến đó để không tung ra thị trường quá sớm gây thiệt hại cho việc bán những loại sản phẩm đang xử lý, hoặc quá trễ khi đối thủ cạnh tranh đã tạo được uy tín với thiết bị cao cấp hơn.

- Quyết định tạo đặc tính cho loại sản phẩm: chọn một vài món trong loại sp để tạo đặc tính rẽ hớn hay có chất lượng cao hơn.

- Quyết định cắt tỉa loại sản phẩm: bằng cách bỏ bớt các sản phẩm làm suy thoái lợi nhuận hay khi khả năng sản xuất bị hạn chế

Những quyết định nhãn hiệu

Đặt nhãn hiệu là vấn đề chính trong chiến lược sản phẩm. Một nhãn hiệu có uy tín mạnh mẽ được gọi là một ưu đãi của khách hàng. Những công ty tạo được một nhãn hiệu có sự ưu đãi của khách hàng mạnh mẽ được coi như là có sự che chở khỏi những chiến lược cổ động của những công ty cạnh tranh.

- Quyết định đặt nhãn hiệu : đặt nhãn hiệu đã đem lại những lợi ích :

+ Làm dễ dàng trong việc xử lý những đơn đặt hàng, dễ thấy trong việc kiếm hàng và dễ xác định loại hàng nào không được khách hàng hài lòng

+ Tên nhãn hiệu và nhãn hiệu thương mại có thể được bảo vệ bởi pháp luật về những đặc tính duy nhất để tránh bị đối thủ cạnh tranh bắt chước.

+ Giúp công ty có cơ hội lôi cuốn khách hàng trung thành. Những nhãn hiệu tốt giúp việc xây dựng uy tín của công ty.

- Quyết định bảo trợ nhãn hiệu: Chọn ra vài mẫu nhãn hiệu để bảo trợ. Sản phẩm có thể được tung ra như nhãn hiệu của nhà sản xuất mà có khi người ta gọi là nhãn hiệu quốc gia. Hoặc có thể được tung ra như một nhãn hiệu được thuê bằng sáng chế.

- Quyết định kéo dài nhãn hiệu: Cố gắng mở rộng một tên nhãn hiệu thành công để gồm cả những sản phẩm biến chế hoặc loại sản phẩm. Nhờ tên một nhãn hiệu có uy thế một sản phẩm có thể nhìn nhận ngay tức khắc, đỡ tốn tiền quảng cáo.

- Quyết định nhiều nhãn hiệu: được sử dụng khi người bán thể hiện hai hay nhiều nhãn hiệu trong cùng một loại sản phẩm. Quyết định này nhằm đạt các mục tiêu sau: Những nhà sản xuất có thể kiếm thêm chỗ bày hàng; Ít người tiêu thụ nào trung thành với 1 nhãn hiệu tới mức không thử một nhãn hiệu khác; Đưa ra nhiều nhãn hiệu để kích thích hiệu năng bên trong, tổ chức của nhà chế tạo.

- Quyết định đặt lại vị trí của nhãn hiệu: khi nhãn hiệu có vị trí tốt trong thị trường, công ty có thể đặt lại vị trí đó. Một đối thủ cạnh tranh có thể đưa ra một nhãn hiệu gần với một nhãn hiệu của công ty nhằm chia thị phần của công ty, hoặc thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi và rời bỏ nhãn hiệu đó.

Những quyết định về bao bì

Hiện nay, bao bì đã trở thành một công cụ tiếp thị có tiềm lực.

Nếu được thiết kế tốt những bao bì có thể tạo nên giá trị thuận tiện cho người tiêu thụ và giá trị cổ động cho người sản xuất.

Những yếu tố khác nhau đã đóng góp vào trong việc sử dụng bao bì như một công cụ tiếp thị càng ngày càng thông dụng.

Bao bì thể hiện các tính chất sau:

- Tự dụng: Bao bì phải thực thi nhiều nhiệm vụ bán hàng. Nó phải thu hút sự chú ý diễn tả những đặc tính của sản phẩm, mang lại sự tin tưởng cho người tiêu thụ và tạo một ấn tượng về sự thuận tiện

- Sự thông dụng của người sử dụng: Người sử dụng sẵn lòng trả thêm để có được sự thuận tiện, dáng vẻ, và uy tín của những bao bì tốt hơn.

- Công ty và hình ảnh nhãn hiệu những công ty đang nhìn nhận sức mạnh của những bao bì được thiết kế tốt nhằm đóng góp vào sự nhìn nhận tức khắc của công ty hay nhãn hiệu. (vd: màu vàng của Kodak)

- Những quyết định của bao bì phải dựa trên những yếu tố phụ thuộc khác như kích thước hình dáng, vật liệu, màu sắc… và phải phù hợp với quyết định giá cả và yếu tố mar.

Những quyết định về dịch vụ khách hàng

Dịch vụ cho khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng, một món hàng của công ty đưa ra thị trường thường kèm theo một vài dịch vụ. Hệ thống dịch vụ có thể là một phần quan trọng hay thứ yếu trong khả năng phục vụ của công ty.

Quyết định về phối thức dịch vụ :

Cần quan sát khách hàng để xác định những dịch vụ chính cần cung cấp và tầm quan trọng của nó.

Thông thường người ta xếp 13 yếu tố dịch vụ sau đây theo tầm quan trọng:

(1)đáng tin cậy trong giao hàng

(2)giá cả cần dứt khoát (3)chỉ dẫn kỹ thuật (4)chiết khấu

(5)dịch vụ sau khi bán

(6)nhân viên giao dịch

(7)dễ liên lạc

(8)bảo đảm thay thế phụ tùng

(9)qui mô sản xuất rộng

(10)mẫu mã

(11)tín dụng

(12)trang bị thử nghiệm

(13)trang bị chế tạo máy.

Quyết định về cấp độ dịch vụ

Khách hàng không chỉ cần một số dịch vụ, mà còn muốn chúng có số lượng và chất lượng đúng mức nữa.

Các công ty phải thẩm tra cấp độ dịch vụ của mình và của các công ty cạnh tranh so với ý muốn của khách hàng.

Công ty có thể nhận ra sự khác biệt qua một số mặt: so sánh khi mua hàng, quan sát khách hàng có định kỳ, thùng thư góp ý, hệ thống giải quyết khiếu nại của khách hàng.

Quyết định về hình thức dịch vụ

Phải quyết định các hình thức cung ứng dịch vụ, vấn đề là dịch vụ sẽ được cung ứng như thế nào.

Với mỗi dịch vụ, có nhiều giải pháp. Quyết định của công ty tuỳ thuộc vào sở thích của khách hàng cũng như chiến lược của đối thủ cạnh tranh.

Thiết kế chiến lược và chính sách định giá

Chọn lựa mục tiêu và phương pháp định giá

* Chọn lựa mục tiêu định giá: Có 6 mục tiêu chính yếu

- Tồn tại: Nếu công ty bị bối rối với khả năng dư thừa, cạnh tranh mãnh liệt; hoặc những nhu cầu thay đổi của người tiêu thụ. Lợi nhuận không quan trọng bằng sự tồn tại khi nào mà những giá cả bù đắp được những chi phí biến đổi và một số chi phí cố định thì công ty vẫn còn ở trong kinh doanh. Tuy nhiên tồn tại chỉ là mục tiêu ngắn hạn.

- Lợi nhuận thông thường tối đa: Đặt giá để tối đa hóa lợi nhuận thông thường. Ước lượng nhu cầu và chi phí liên hệ với những giá cả thay thế và chọn giá nào tạo được lợi nhuận thông thường tối đa.

- Doanh thu thông thường tối đa: Đặt giá để tối đa hóa doanh thu. Tối đa hóa doanh thu sẽ dẫn đến tối đa hóa tiền lời và sự tăng trưởng tiền lời thị trường.

- Sự tăng trưởng bán hàng tối đa: Đối với các công ty là nhà phân phối, khối lượng bán hàng cao sẽ dẫn đến chi phí đơn vị thấp hơn. Do đó họ đặt giá thấo nhất để thọc sâu vào thị trường.

- Lướt qua thị trừơng tối đa: Nhiều công ty chấp nhận đặt giá cao để lướt qua thị trường. Cách này chỉ có ích khi có đủ số người mua có đủ nhu cầu thông thường cao- giá đầu tiên cao ko lôi cuốn nhiều đối thủ cạnh tranh– giá cao hỗ trợ hình ảnh một sản phẩm thượng hạng.

- Dẫn đạo chất lượng sản phẩm: Công ty có thể nhắm tới sự kiện có thể trở thành một công ty lãnh đạo trong dự phần thị trường.

- Định rõ nhu cầu: Mỗi giá cả của công ty có thể sẽ dẫn đến một mức độ khác nhau của nhu cầu và sẽ có một tác động khác nhau trên những mục tiêu tiếp thị của công ty. Vậy giá càng cao thì nhu cầu càng thấp và ngược lại.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của giá : Khi sản phẩm độc nhất hơn; khi họ ít biết về cách thay thế ; khi họ không thể dễ dàng so sánh chất lượng với những cái thay thế; khi sự chi tiêu thấp hơn theo tỉ số thu nhập của họ; nếu sự tiêu pha là làm cho chi phí tổng quát của sản phẩm cuối cùng; khi phần của chi phí có trong một bên khác; khi sản phẩm được dùng với những tài sản đã mua; khi sản phẩm được cho rằng có chất lượng, uy tín , hoặc độc quyền nhiều hơn; khi họ không thể tồn trữ sản phẩm.

- Giá cả thay đổi theo sự co giãn của nhu cầu. Nhu cầu thường ít co giãn trong những điều kiện sau: Có ít hoặc không có sản phẩm thay thế hay đối thủ cạnh tranh; Người mua không sẵn sàng chấp nhận giá cao; Người mua chậm thay đổi tập quán mua hàng và tìm kiếm giá hạ hơn; Người mua cho rằng giá cao hơn thì được xác nhận bởi những cải thiện về chất lượng, sự lạm phát bình thường…

- Ước tính chi phí: Có 2 loại chi phí :

+ Chi phí cố định là những chi phí không đổi theo sản xuất và doanh thu (tiền thuê mặt bằng, chi phí quản lý …)

+ Chi phí biến đổi là những chi phí biến đổi trực tiếp theo mức sản xuất (nguyên vật liệu, phụ tùng), các chi phí này có khuynh hướng cố định cho mỗi đơn vị sản xuất nhưng người ta gọi nó là biến đổi vì tổng số chi phí thay đổi theo với số sản phẩm làm ra .

Chi phí mỗi đơn vị sẽ cao nếu chỉ sản xuất với số lượng ít mỗi ngày. Khi sản xuất đạt quy mô tối ưu thì chi phí trung bình giảm sút.

- Phân tích giá cả của đối thủ cạnh tranh: Cần nắm rõ giá cả và chất lượng của đối thủ cạnh tranh, cần phải đặt giá gần giá của đối thủ.

* Chọn lựa phương pháp định giá :

- Đặt giá tăng thêm: cộng vào chi phí sản phẩm với một phần tăng thêm tiêu chuẩn. Bằng cách cột chặt chi phí với giá cả, người bán có thể dễ dàng định giá– không cần điều chỉnh khi nhu cầu thay đổi.

- Đặt giá tiền lời mục tiêu: Định ra một giá để nó mang lại mức lời mục tiêu trên đầu tư.

Giá = Chi phí đơn vị +(Tiền lời dự tính x Vốn đầu tư)/ lượng bán

- Đặt giá– giá trị nhận thức: Các công ty nhìn nhận những nhận thức của người mua về giá trị sản phẩm và định giá. Họ sử dụng những biến số không thuộc giá cả trong việc pha trộn tiếp thị để tạo nên một giá trị nhận thấy trong trí của người mua.

- Đặt giá theo đối thủ cạnh tranh: Cách này ít chú ý đến nhu cầu và chi phí của riêng mình. Công ty có thể đòi trả bằng giá, hơn hoặc kém những đối thủ chính. Cách này rất thịnh hành.

* Chọn lựa giá sau cùng :

Để chọn lựa giá sau cùng, công ty cần phải xét các yếu tố phụ:

+ Đặt giá tâm lý: Người bán phải xét xem tâm lý của giá cả ngoài sự kinh tế của chúng. Nhiều khách hàng cho rằng giá cả là một chỉ dẫn chất lượng.

+ Những chính sách đặt giá của công ty: Giá cả nhắm tới phải gắn chặt vào những chính sách đặt giá của công ty. Giá được đặt ra phải chăng đối với khách hàng và có lợi cho công ty.

+ Tác động của giá cả vào những thành phần khác: Cần xem xét những phản ứng của những thành phần khác đối với những giá cả phải nhắm tới, đó là các nhà phân phối, nhà bán buôn, lực lượng bán hàng của công ty, đối thủ cạnh tranh, và nhân viên tiếp thị.

Quản trị những chiến lược giá

Đặt giá theo địa lý

- Đặt giá cấp phát đồng đều: Bất cứ khách hàng ở nơi nào cũng chỉ phải trả một giá đồng đều cho hàng hóa và vận chuyển. Cách này thuận lợi cho việc hành chánh dễ dàng hơn và duy trì một giá để quảng cáo khắp nước.

- Đặt giá theo vùng: Thiết lập các vùng khác nhau và có các mức giá khác nhau từng vùng.

- Đặt giá điểm căn cứ: Chọn một thành phố làm điểm căn cứ và tính tiền cước phí cho tất cả khách hàng từ thành phố đó đến nơi nhận. Thông thường các công ty thiết lập nhiều điểm căn cứ để mang lại sự linh động hơn.

Những sự bớt giá và phụ cấp

Phần lớn các công ty thay đổi giá cơ bản về một số hành vi như trả sớm, mua khối lượng lớn, mua trái mùa…

- Bớt bằng tiền mặt: Là sự giảm giá nhanh chóng cho những khách hàng thanh toán những hóa đơn theo đúng hạn định.

- Bớt do khối lượng: Ap dụng khi mua hàng khối lượng lớn. Nhờ vậy mà khách hàng đặt hàng nhiều hơn từ 1 người bán thay vì nhiều nguồn bán khác nhau.

- Bớt vì dịch vụ: Bớt giá cho các nhà phân phối thực hiện những chức năng như bán hàng, tồn trữ, và kế toán.

- Bớt do trái mùa: Nhờ cách này doanh số được đều đặn suốt năm.

- Phụ cấp: Là những loại giảm giá khác trên giá chính thức. (Mua sản phẩm mới được giảm giá nếu đưa lại sản phẩm cũ). Phụ cấp cổ động là khoản trả tiền hoặc giảm giá để tặng thưởng những đại lý tham gia vào chương trình quảng cáo và hỗ trợ bán hàng.

- Đặt giá cổ động: Một số trường hợp công ty tạm thời đặt giá sản phẩm rẻ hơn giá liệt kê và đôi khi rẻ hơn cả chi phí. Có nhiều hình thức:

- Đặt giá mất vị trí dẫn đạo: nhiều nhà phân phối, cửa hàng đã hạ giá trên nhiều nhãn hiệu nổi tiếng để kích thích bán hàng, nhưng các nhà sản xuất thường không chấp nhận vì có thể làm mất đi hình ảnh tên hiệu hay có sự khiếu nại từ các nhà bán lẻ.

- Đặt giá trường hợp đặc biệt: Thiết lập giá cả trong một số mùa nào đó để lôi kéo khách hàng.

- Trả từng kỳ: Chiếu cố khách hàng thanh toán từng kỳ .

- Bớt giá tâm lý: Đặt giá cao nhân tạo trên một sp rồi cung cấp sp đó với sự chênh lệch đáng kể.

Quản trị kênh buôn bán và hệ thống phân phối vật chất

Tổ chức hệ thống bán lẻ

Bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán những hàng hóa dịch vụ trực tiếp cho những người tiêu thụ sau cùng để sử dụng cá nhân, không phải kinh doanh.

Những loại hiệu bán lẻ

- Những cửa hiệu bán lẻ: bao gồm cửa hàng đặc hiệu là loại cửa hàng chỉ kinh doanh một loại sản phẩm; Cửa hàng bách hóa, Siêu thị, Cửa hàng hạ giá, Phòng trưng bày.

- Những người bán lẻ không cửa hiệu: bao gồm bán trực tiếp, máy bán hàng tự động, di6ch vụ mua là người bán lẻ đem hàng đến bán cho các nhân viên ở các trường học, bệnh viện, công sở …

Những quyết định tiếp thị bán lẻ

- Quyết định thị trường mục tiêu: người bán lẻ xác định loại khách hàng mục tiêu của mình và đưa ra những quyết định về loại sản phẩm, quảng cáo, giá cả.. dành cho khách hàng mục tiêu của mình

- Quyết định về những dịch vụ và xếp đặt sản phẩm: Sự xếp đặt của cửa hiệu phải hoà hợp với những trông đợi mua hàng của thị trường mục tiêu. Pha trộn những dịch vụ để cung ứng cho khách hàng. Tạo ra một không khí được thiết kế sao cho hợp với thị trường mục tiêu để khách hàng thích mua hàng

- Quyết định đặt giá: Giá là một yếu tố định vị then chốt và có quan hệ với thị trường mục tiêu, pha trộn nhiều thứ sản phẩm và dịch vụ và cạnh tranh.

- Quyết định cổ động: Dùng những công cụ hỗ trợ cổ động và huấn luyện nhân viên bán hàng cách thức chào đón khách hàng.

- Quyết định nơi chốn: Chọn những địa điểm có lợi nhất cho sự tiêu thụ hàng hóa của họ.

Tổ chức hệ thống bán buôn

Bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến bán hàng hóa hay dịch vụ cho những người mua để bán lại hay sử dụng trong kinh doanh.

Những loại bán buôn chính yếu

Là những hiệu bán buôn thương gia, nhà phân phối công nghiệp, nhà buôn đi bán lại, nhà đại diện, những chi nhánh và văn phòng của những nhà sản xuất…

Những quyết định tiếp thị bán buôn

- Quyết định thị trường mục tiêu: Cần xác định thị trường mục tiêu của mình và không được tìm cách phục vụ mọi người. Chọn một nhóm khách hàng mục tiêu tuỳ theo tiêu chuẩn kích thước, nhu cầu phục vụ…

- Quyết định những dịch vụ và đủ mặt hàng sản phẩm: Cần xem xét họ có bao nhiêu loại hàng và chọn những mặt hàng nào có lợi nhiều hơn.

Phải tìm một sự pha trộn cách biệt những dịch vụ được khách hàng đánh giá cao.

- Quyết định đặt giá: thường tăng thêm chi phí cho hàng hóa bởi một tỉ lệ quen thuộc 20% để bù đắp những chi phí.

- Quyết định cổ động: chủ yếu dựa vào lực lượng bán hàng của mình và sử dụng các chương trình và vật liệu cổ động của nhà cung cấp

- Quyết định nơi chốn: Thường đặt ở những vị trí ít thuế và tiền thuê rẻ, đặt ít tiền vào trang trí văn phòng.

Phương thức vận chuyển chính yếu

- Xe lửa: là phương tiện vận chuyển lớn nhất, là một trong những phương thức chi phí hiệu quả nhất để chở đi số lượng lớn sản phẩm như than, cát, kim loại, sản phẩm nông nghiệp …

- Đường thuỷ: Ít chi phí, thường dùng cho hàng ít giá trị, khối lượng lớn như than, dầu, quặng kim khí… rất tốn thời gian và phụ thuộc vào khí hậu

- Xe tải: nhanh, linh động trong lộ trình vận chuyển. Công hiệu cho những quảng đường ngắn và hàng đắt tiền.

- Ống dẫn: là phương tiện gửi hàng dầu khí, than, hóa chất… rẻ hơn xe lửa và đắt hơn tàu thuỷ.

- Máy bay: Chiếm ít tổng số hàng hóa chuyên chở, lý tưởng về tốc độ và khoảng cách xa. Thường vận chuyển những hàng hóa dễ hư hỏng như thực phẩm tươi sống, hoa tươi và hàng giá trị cao, hàng không có khối lượng lớn như dụng cụ kỹ thuật, nữ trang.

Mười hai mô hình hệ thống phân phối chính

Hệ thống phân phối bao gồm tất cả các họat động thương mại, dịch vụ, kỹ thuật, vật chất, pháp lý… nhằm đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dung.

Tùy thuộc đặc điểm của sản phẩm mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một hình thức phân phối hợp lý.

Sơ đồ sau đây biểu thị 12 mô hình phân phối chủ yếu thường được áp dụng :

Ba mô hình tổ chức lực lượng bán hàng

Thông thường các doanh nghiệp có thể áp dụng 3 mô hình cơ bản : theo địa lý, theo sản phẩm và theo khách hàng.

* Tổ chức lực lượng bán hàng theo địa lý:

Theo mô hình này, các giám đốc chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh (bao gồm tất cả các mặt hàng) ở khu vực mình phụ trách. Việc phân công bán hàng được triển khai theo địa lý với các cấp chức năng tương ứng.

* Tổ chức lực lượng bán hàng theo sản phẩm:

Cơ cấu này phân chia theo tính chất sản phẩm.

Mỗi đại diện bán hàng phải trở thành chuyên gia về một (hoặc một nhóm) sản phẩm tương đối giống nhau nào đó.

* Tổ chức lực lượng bán hàng theo khách hang:

Mô hình này được áp cụng trong trường hợp các khách hàng của công ty có sự khác biệc về quy mô, mức độ sử dụng và phương thức mua hàng

Thiết kế các chiến lược truyền thông và khuyến mãi

Tiến trình truyền thông

Một mẩu truyền thông phải đáp ứng (1)Ai (2)Nói cái gì (3)Phương tiện nào (4)Cho ai (5)Với hiệu quả gì.

Những yếu tố của quá trình truyền thông:

1. Người gởi: Là bên gởi thông điệp cho đối tượng khác

2. Mã hóa: Tiến trình đặt ý tưởng vào những dạng vào trong những biểu tượng

3. Điệp văn : Lời nói, biểu tượng được gởi đi

4. Phương tiện truyền tin: là phương tiện thông qua đó điệp văn được gởi

5. Giải mã: là tiến trình nhớ đó người đó chỉ định ý nghĩa cho những biểu tượng được truyền đi bởi người gởi

6. Người nhận: Bên nhận điệp văn do người khác gởi

7. Đáp ứng: toàn bộ những phản ứng mà người gởi nhận được sau khi thấy rõ bản văn

8. Truyền tin ngược chiều: Một phần đáp ứng của người nhận truyền tin trở lại cho người gởi

9. Nhiễu âm : Sự biến dị không dự trù của âm thanh khi truyền tin

Những bước phát triển truyền thông hiệu quả

Một mẩu truyền thông có hiệu quả khi người nhận thông tin có thái độ chịu mua và đi đến tình trạng sẵn sàng mua.

Trạng thái sẵn sàng của người mua được mô tả qua 6 trạng thái sau:

- Nhận biết: nhiệm vụ của người truyền tin là xây dựng sự nhận biết được đối tượng cho khách hàng

- Hiểu biết: Khách hàng mục tiêu có thể biết đến công ty và sản phẩm của nó nhưng không biết nhiều hơn

- Thích: Tìm hiểu lý do khách hàng thích hay không thích sản phẩm và tìm cách gợi lên cảm giác tốt đẹp

- Ưa thích: Tạo nên sự ưa thích sản phẩm của công ty hơn sản phẩm khác

- Tin tưởng: Công việc của người truyền tin là xây dựng lòng tin

- Mua : Một số khách hàng mục tiêu có thể có lòng tin nhưng vẫn chưa chịu đi tìm mua. Họ đợi thêm thông tin hoặc đặt kế hoạch hành động sau đó. Người truyền tin phải dẫn người này đến bước cuối cùng.

Thiết kế thông điệp

- Nội dung thông điệp: Phải tính ra cái gì cần nói với đối tượng của mình để tạo được một đáp ứng mong muốn, tiến trình này được gọi tắt bằng nhiều cách: khơi gợi, đề tài, ý tưởng…

Có 3 loại khơi gợi:

Những khơi gợi tình cảm cố gắng khuấy động những tình cảm tiêu cực hay tích cực thúc đẩy sự mua hàng

Những khơi gợi đạo đức hướng thẳng vào lương tri của khách hàng về cái gì là đúng, sai

Những khơi gợi lôi kéo quyền lợi riêng tư của các cá nhân.

- Cơ cấu thông điệp : Hiệu quả của thông điệp tuỳ thuộc vào cơ cấu và nội dung của nó.

Thông thường người viết thông điệp nêu lên câu hỏi và rút ra một kết luận xác định cho đối tượng của mình.

Tuy nhiên gần đây người ta thường đặt câu hỏi và để cho người đọc và người xem tự rút ra kết luận cho riêng mình.

Các hình thức truyền thông

- Truyền thông cá nhân: liên quan đến hai người hay nhiều hơn, truyền thông tin trực tiếp giữa 2 người, có thể truyền mặt đối mặt, qua điện thoại hay thư từ.

- Truyền thông không cá nhân: bao gồm các phương tiện in ấn như báo chí thư từ, truyền thanh, truyền hình, panô, bảng hiệu…. Các phương tiện này đều phải trả tiền.

Xây dựng các chương trình quảng cáo có hiệu quả

Đặt những mục tiêu quảng cáo

Những mục tiêu quảng cáo có thể được phân loại tuỳ theo mục đích của chúng là để thông báo, thuyết phục hay nhắc nhở.

- Quảng cáo thông báo quan tâm rất nhiều đến giai đoạn sơ khởi của một loại sản phẩm mà mục tiêu là tạo dựng một nhu cầu ban đầu.

- Quảng cáo thuyết phục trở thành quan trọng trong giai đoạn cạnh tranh mà mục tiêu là dựng lên một nhu cầu chọn lựa cho 1 tên hiệu nhất định. Một số quảng cáo loại này trở thành quảng cáo so sánh nhằm chứng minh sự trội hơn với các nhãn hiệu khác.

- Quảng cáo nhắc nhở rất quan trọng trong giai đoạn trưởng thành của sản phẩm để cho người tiêu thụ tiếp tục nghĩ đến sản phẩm.

Quyết định về ngân sách quảng cáo

Một số yếu tố nhất định cần xem xét khi đặt một ngân sách quảng cáo là :

- Giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm. Giai đoạn giới thiệu luôn nhận được ngân sách quảng cáo lớn và các giai đoạn khác thì nhận được ngân sách thấp hơn

- Thị phần và căn cứ người tiêu thụ: Thị phần cao thì it chi tiêu về quảng cáo, chi tiêu quảng cáo tăng khi mở rộng thị trường.

- Cạnh tranh và tụ họp: Trong một thị trường có nhiều cạnh tranh thì cần quảng cáo mạnh mẽ

- Sự lập lại của quảng cáo nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến ngân sách quảng cáo

- Khả năng thay thế sản phẩm: Những tên hiệu của một sản phẩm như thuốc lá, bia, nước ngọt cần được quảng cáo mạnh mẽ để ấn định hình ảnh của sản phẩm.

Quyết định về thông điệp

Thông điệp của sản phẩm phải được quyết định như một phần công việc thể hiện khái niệm sản phẩm , bày tỏ lợi ích chính yếu của sản phẩm .

Thông điệp trước hết phải nói điều gì làm người ta yêu thích và quan tâm đến sản phẩm. Thông điệp phải nói lời gì độc nhất mà không một tên hiệu nào trong loại sản phẩm có được, và thông điệp phải đáng tin cậy và có thể chứng minh được.

Tác động của thông điệp không chỉ tuỳ thuộc vào cái gì nói ra mà còn tuỳ thuộc vào nó nói cách nào.

Quyết định về phương tiện truyền thông

Chọn lựa phương tiện truyền thông hiệu quả nhất để đưa những thông điệp đến khách hàng mục tiêu. Hiệu quả của việc đưa thông điệp này đối với sự nhận biết của khách hàng còn tùy thuộc vào sự tiếp xúc, tần số và tác dụng của những thông điệp. Việc chọn lựa phương tiện truyền thông nhờ vào sự xem xét các biến số sau:

- Những tập quán truyền thống của khách hàng mục tiêu: chẳng hạn truyền thanh và truyền hình là những phương tiện hiệu quả nhất cho tuổi thiếu niên.

- Sản phẩm: Thời trang thì nên trưng bày trong các tạp chí màu sắc, còn máy ảnh thì tốt nhất là trên truyền hình

- Thông điệp: nếu thông điệp thông báo cho một sự bán hàng vào ngày mai thì nên dùng truyền thanh và nhật báo.

- Chi phí : truyền hình là phương tiện đắt nhất.

Đánh giá hiệu quả quảng cáo

Có 2 cách đánh giá hiệu quả của quảng cáo: đánh giá thông qua hiệu quả của thông tin và đánh giá thông qua hiệu quả bán hàng.

Hiệu quả của thông tin được nhận biết thông qua các yếu tố sự chú ý, đọc hiểu, cảm xúc và hành vi của quảng cáo.

Hiệu quả của việc bán hàng thường khó đo lường hơn hiệu quả của thông tin, vì còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng

Chương trình mar trực tiếp, kích thích tiêu thụ và quan hệ với công chúng

Mar trực tiếp

Những công cụ chính:

- Tiếp thị catalogue: Một số công ty muốn phân biệt mình với các công ty khác bằng cách cộng thêm những thông tin và văn học vào catalogue của họ, gởi đi rất nhiều tư liệu, tổ chức trả lời tức thì những câu hỏi, gởi đi những quà tặng cho những khách hàng tốt nhất.

- Mar thư từ trực tiếp: Gởi thư trực tiếp cho phép chọn lựa thị trường mục tiêu cao, có thể cá nhân hóa, linh động và giúp ta thử và đo lường kết quả.

- Mar trực tiếp bằng truyền hình là một phương tiện truyền thông đang phát triển. Mar trực tiếp bằng phát thanh,tạp chí và báo cũng được dùng để trình bày những cung ứng đáp ứng trực tiếp cho khách hàng.

Những quyết định chính :

Mục đích của Mar trực tiếp là nhắm đến việc mua hàng tức khắc của khách hàng tương lai, công cụ chính là tạo ra những đầu mối khả dĩ cgo lực lượng bán hàng.

Cần phải biết những đặc tính của khách hàng và khách hàng tương lai có khả năng sẵn lòng và sẵn sàng nhất để mua hàng. Khách hàng mục tiêu tốt nhất là những người mua gần đây nhất, thông thường và tiêu tiền nhiều nhất.

Kích thích tiêu thụ (Cổ động bán hàng)

Bao gồm những công cụ khích lệ để kích thích sự mua những sản phẩm và dịch vụ đặc biệt một cách nhanh hơn và nhiều hơn. Những quyết định chính yếu trong việc cổ động bán hàng bao gồm:

- Thiết lập mục tiêu: Đối với người tiêu dùng, mục tiêu bao gồm việc khuyến khích mua hàng khối lượng lớn, việc dùng thử hàng dành cho những người không sử dụng và lôi cuốn người khác thay đổi nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh. Đối với người bán lẻ, mục tiêu bao gồm việc khuyến dụ họ nhận thêm những món hàng mới, khuyến khích mua hàng trái mùa, khuyến khích tồn kho…

- Giữ thấp chi phí cổ động: Quan hệ công chúng chi phí ít hơn thư từ trực tiếpvà những phương tiện truyền thông quảng cáo

- Chọn lựa những thông điệp và quan hệ công chúng. Lựa chọn những công cụ cổ động bán hàng cần chú trọng đến loại thị trường, mục tiêu cổ động, điều kiện cạnh tranh và hiệu quả chi phí.

Quan hệ công chúng

Bao gồm 5 hoạt động: Quan hệ báo chí, quảng cáo sản phẩm, Sự truyền tin công ty, Nghe ngóng hành lang những gì liên quan đến luật pháp và luật lệ, Cố vấn. Những quyết định chính bao gồm:

Mục tiêu chính là mang lại sự nhận biết, tạo sự tín nhiệm và kích thích lực lượng bán hàng và những nhà bán buôn.

Những người thực hành quan hệ công chúng cần có một trí óc tinh tế về chi tiết và nhanh nhẹn tìm ra giải pháp khi có chuyện khó khăn.

Chiến lược Mar – Mix nhằm tạp dựng giá trị thương hiệu

Chiến lược sản phẩm

Sản phẩm là “trái tim” của giá trị thương hiệu bởi vì nó là cái đầu tiên được nghe, nghĩ hoặc hình dung về một thương hiệu. Do đó cần quan tâm đến chất lượng và thái độ mà khách hàng quan tâm và cảm nhận về thương hiệu.

* Chất lượng cảm nhận :

Là sự nhận thức của khách hàng về chất lượng và các ưu việt của một sản phẩm hoặc dịch vụ trong mối tương quan với sản phẩm thay thế, mục đích sử dụng sản phẩm đó.

Một số thuộc tính và lợi ích cụ thể liên quan đến chất lượng cảm nhận :

+ Vận hành

+ Các đặc điểm

+ Tiêu chuẩn chất lượng

+ Tin cậy

+ Lâu bền

+ Dịch vụ hỗ trợ

+ Kiểu dáng và thiết kế

* Giá trị cảm nhận:

Giá trị của sp được đánh giá bằng sự kết hợp nhận thức về chất lượng và nhận thức về chi phí

Chi phí của sp và dịch vụ bao gồm chi phí định lượng bằng tiền và chi phí cơ hội về thời gian, công sức và các yếu tố về mặt tâm lý khác có trong quyết định mua hàng

Nguyên liệu tốt, vận chuyển an toàn, đúng hẹn, lắp đặt, hướng dẫn vận hành, niềm nở với khách hàng…đều tạo giá trị

* Tăng cường kinh nghiệm tiêu dùng :

Có 7 hoạt động có thể nuôi dưỡng lòng trung thành và tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng , đó là :

- Xây dựng và duy trì dữ liệu thông tin về khách hàng

- Ghi chép và đánh giá mọi cuộc tiếp xúc với khách hàng

- Phân tích kịp thời mọi phản hồi từ phía khách hàng

- Tiến hành điều tra mức độ thỏa mãn của khách hàng

- Thiết kế và quản lý tốt các chương trình truyền thông

- Tổ chức các chương trình & hội nghị khách hàng

- Xác định và giành lại khách hàng đã mất

Chiến lược giá

* Nhận thức về giá của khách hàng :

- Đánh giá chất lượng thương hiệu theo các tầng giá trong các chủng loại sản phẩm

- Sẵn sàng trả giá cao nếu sản phẩm đáp ứng không chỉ nhu cầu hữu hình mà còn là những chức năng vô hình.

* Cách thức định giá nhằm tạo dựng giá trị thương :

■ Định giá theo giá trị:

Một chiến lược định giá theo giá trị cần cân bằng hợp lý giữa 3 yếu tố :

- Thiết kế sản phẩm và phân phối

- Chi phí sản phẩm

- Giá bán sản phẩm

■ Chương trình giá thấp thường xuyên:

Áp dụng chính sách giá thấp thường xuyên đối với những mặt hàng chủ yếuà tăng cường lòng trung thành của khách hàng, giảm chi phí tồn kho.

Chiến lược phân phối

* Thiết kế kênh phân phối :

Có thể chia thành hai loại: kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Sử dụng kênh phân phối trực tiếp thích hợp khi:

- Nhu cầu cần biết những thông tin về sản phẩm rất cao

- Điều kiện thích nghi với yêu cầu của khách hàng cao

- Bảo hành chất lượng sản phẩm là điều quan trọng

- Quy mô đặt hàng là quan trọng

- Đào tạo, hướng dẫn vận hành, bảo trì , phụ tùng thay thế là quan trọng

Sử dụng kênh phân phối gián tiếp thích hợp khi:

- Chủng loại sản phẩm cần phải đa dạng

- Tính sẵn có là yếu tố cần thiết

- Dịch vụ sau bán hàng

* Chiến lược tiêu thụ đẩy và kéo:

- Chiến lược kéo:

Bằng cách tập trung những nỗ lực vào người tiêu thụ cuối cùng, khách hàng sẽ tìm hỏi mua những thương hiệu của công ty . Do đó, tạo sức ép ngược lại với các nhà bán lẻ phải tích trữ và bán sản phẩm của công ty

- Chiến lược đẩy:

Tập trung những nỗ lực bán hàng hỗ trợ cho các thành viên của kênh

phân phối, tạo ra những lợi ích và động lực trực tiếp để họ có thể tích trữ và bán sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng .

Chiến lược quảng bá sản phẩm

* Quảng cáo:

Cần tuân thủ những tiêu chuẩn được chấp nhận phổ biến như sau :

- Tập trung vào Thị trường mục tiêu phù hợp

- Đưa quảng cáo vượt qua các quảng cáo hỗn độn khác để giành sự chú ý của người tiêu dùng

- Đưa ra giải thích chính xác về thương hiệu và kiến thức cề sản phẩm cho người tiêu dùng

- Đơn giản và rõ ràng

- Tạo ấn tượng khó quên và gắn chặt với thương hiệu

- Có khả năng duy trì và sức bền trong một thời gian

- Tác động tích cực đến sản lượng bán

C Một chiến dịch quảng cáo lý tưởng phải đảm bảo được các điều kiện sau:

1. Quảng cáo phải đúng người, đúng chỗ, đúng lúc

2. Phải khiến khách hàng nhận biết và chú ý tới QC đó mà không xao lãng nội dung mà nó muốn truyền tải

3. Phản ánh chính xác được mức độ hiểu biết của khách hàng về sp và thương hiệu đó

4. Tạo vị thế đúng đắn cho thương hiệu trên cơ sở các điểm khác biệt và điểm cân bằng mong muốn

5. Thúc đẩy khách hàng trong quá trình cân nhắc việc mua loại sp thuộc thương hiệu đó

6. Tạo ra được những mối liên hệ chặt chẽ giữa sp và thương hiệu để có thể tác động đến quyết định mua của khách hàng

* Xúc tiến thương mại :

Các mục tiêu xúc tiến thương mại của một thương hiệu bao gồm :

- Mục tiêu khuyến khích tiêu dùng:

+ Thuyết phục người tiêu dùng mới dùng thử

+ Thuyết phục người tiêu dùng tiếp tục mua sản phẩm của mình và không chuyển sang thương hiệu khác

+ Tăng cường mức độ mua thường xuyên hơn

+ Dùng sản phẩm với nhiều mục đích mới

+ Mua nhiều sản phẩm khác nhau của cùng một thương hiệu

- Mục tiêu bán hàng:

+ Trưng bày và sắp đặt vị trí sản phẩm trên giá hàng

+ Thuyết phục các nhà bán lẻ trữ hàng trong kho nhiều hơn

+ Thuyết phục người mua nhập toàn bộ các loại sản phẩm của nhà sản xuất

+ Tăng khối lượng đặt hàng trong đơn hàng…

* Marketing sự kiện và tài trợ : với các hình thức khác nhau nhằm :

- Xác lập một thị trường mục tiêu hay mội lối sống cụ thể

- Làm tăng nhận thức về công ty hoặc tên sản phẩm

- Tạo dựng và củng cố những liên hệ thương hiệu chính yếu

- Tăng cường hình ảnh của công ty

- Thể hiện sự cam kết của thương hiệu với cộng đồng hoặc về các vấn đề xã hội

- Tăng cường lòng trung thành của khách hàng với những nhân viên tài năng

- Tạo ra các cơ hội bán hàng và xúc tiến bán hàng

BÀI TẬP

Hãy xây dựng chương trình Marketing cho một sản phẩm hay một nhóm sản phẩm trong khoảng thời gian 1 năm.
Đọc tiếp »

21 ý tưởng cho người làm Content Marketing

Là một người làm content marketing, công việc của bạn là xoay vần với những con chữ. Nhiều người bạn của mình thường than thở rằng, có những lúc tuôn trào cảm hứng thì ý tứ dồi dào, ngôn từ phong phú, cho ra đời những bài viết rất chất lượng. Nhưng cũng có đôi lúc đầu óc căng thẳng, ngồi cả buổi mà chẳng có ý tưởng nào mới mẻ, bài viết ra thì khô khan, đến bản thân còn không muốn đọc. Đó có phải là thực trạng chung? Làm thế nào để công việc đó trở nên thuận lợi và thú vị hơn?

Có thể bạn quan tâm: Những hướng dẫn giúp bạn kiếm tiền từ nghề Content writing



Ý tưởng cho nội dung tuyệt vời không phải lúc nào cũng dễ dàng mà có được. Đến ngay cả những ngòi bút tài hoa cũng có lúc gặp trường hợp bí ý tưởng. Nhưng sự khác biệt cơ bản giữa một người làm content marketing chuyên nghiệp với một người mới vào nghề đó chính là dù bí ý tưởng nhưng họ vẫn biết cách tạo ra những nội dung xuất sắc một cách thường xuyên. Bí quyết của họ là gì? Nó chỉ có thể là một trong những điều sau đây:
Sưu tập 10 bài đăng yêu thích nhất từ những trang blog liên quan.
Hỏi một vài người bạn về ý tưởng.
Hỏi độc giả của bạn, bạn đang viết cho họ cơ mà.
Phỏng vấn một vài người trong lĩnh vực liên quan.
Hãy để chính khách hàng viết thay bạn.
Nghiên cứu các case study tốt nhất.
Nghiên cứu các case study tệ nhất.
Xem xét một vài thứ.
Chia sẻ sự thành công của bạn.
Chia sẻ sự thất bại của bạn.
Nhớ lại kỷ niệm.
Những bộ phim nổi tiếng là nơi tuyệt vời để lấy ý tưởng.
Hãy xem một số chương trình truyền hình nổi tiếng phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.
Sách luôn là một kho kiến thức bổ ích.
Truyện tranh cũng có thể cho ta những ý tưởng hay.
Nắm bắt những xu hướng hàng đầu trong hiện tại, sử dụng Google Trends là một gợi ý không tồi.
Viết về người nổi tiếng, bài viết của bạn không sợ không có ai đọc.
Hãy thư giãn nếu đầu óc quá căng thẳng, vì khi đó bạn sẽ chẳng thể viết được thứ gì ra hồn.
Hãy tự bổ sung vốn sống cho mình bằng sách vở, học hỏi và những trải nghiệm thực tế.
Kể lại câu chuyện về chính bạn, chính thương hiệu của bạn.
Tái sử dụng những nội dung đã cũ bằng cách mang cho nó một luồng gió mới.

Có người đã từng nói content marketing là cả một nghệ thuật và người làm content marketing cũng là một nghệ sỹ. Hy vọng với những 21 ý tưởng hữu ích trên đây, các bạn luôn biết cách để tạo ra những nội dung đầy chất nghệ thuật.
Đọc tiếp »

STRATEGIC PLANNER – “HOA TIÊU” CHO MỘT CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG

Trong ánh hào quang thành công của một chiến dịch Truyền thông, ai cũng chỉ nghĩ đến bộ phận Sáng tạo (Creative). Ít ai biết được, mắt xích quan trọng cho thành công đó chính là đến từ những chuyên gia Hoạch định Chiến lược (Strategic Planner), nhân tố bí ẩn đưa chiến dịch Truyền thông đi đúng định hướng kinh doanh.

Thế nào là công việc cụ thể của một Strategic Planner?

Trái với suy nghĩ của nhiều bạn trẻ mới ra trường, người Planner không phải là người lập kế hoạch, lên thời gian biểu hay là “thiết kế” Powerpoint template cho các bài thuyết trình. Strategic Planner đảm nhiệm trọng trách “dẫn đường” của mình qua việc thấu hiểu sự thật về sản phẩm (Product Truth), sự thật về người tiêu dùng (Consumer Truth) và sự thật về ngành hàng (Category Truth) để khoanh vùng Thông Điệp Chủ Đạo (Message Territory/ Proposition) phục vụ chiến lược truyền thông hiệu quả.

Lúc “con thuyền” truyền thông gập ghềnh với “con sóng dữ” khi doanh thu bị ảnh hưởng bởi độ nhận diện thương hiệu kém, hay khi tiến vào “vùng nước trũng” với ý tưởng sáng tạo đã đi vào lối mòn sau 10 năm, đó chính là lúc người “hoa tiêu” tài ba này đứng ra dẫn hướng.



Tư duy Strategic Planning (Hoạch định chiến dịch Truyền thông) cần thiết cho ai?

Trong một Agency Quảng cáo, kiến thức này cần thiết cho tất cả các bộ phận. Nếu như một người làm Account hay Creative không có tư duy Strategic Planning thì sẽ thật nguy hiểm vì chúng ta sẽ tạo ra những sản phẩm sáng tạo không bám rễ từ việc giải quyết vấn đề kinh doanh của Khách hàng.

Đối với tất cả doanh nghiệp đang vất vả xây dựng và quản lí chất lượng của chiến dịch truyền thông được đề xuất từ các phòng ban hoặc từ agency, tư duy Strategic Planning lại càng là một tài sản không thể thiếu. Hiểu được cách suy nghĩ chiến lược truyền thông, bạn sẽ biết được đâu là những ý tưởng hiệu quả, phù hợp với mục đích kinh doanh, đâu là những ý tưởng hào nhoáng chỉ ngốn budget.



Do đó hãy nhìn nhận Strategic Planning là tư duy mà bất cứ ai làm việc liên quan đến Tiếp thị và Truyền thông cũng cần phải trau dồi bên cạnh những kỹ năng chuyên môn cơ bản.

Làm cách nào để trui rèn tư duy Strategic Planning bài bản?

Điều hoàn hảo nhất là khi bạn có được một người mentor giúp bản thân có được định hướng đúng đắn! Họ sẽ giúp cho bạn hiểu đến tận cùng những nền tảng và kỹ năng tối cần thiết để phát triển một chiến dịch truyền thông hiệu quả, bao gồm:

– Quy trình chiến lược 6I (Issue – Insight – Idea – Integrated – Implementation – Improvement)“kinh điển” mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải áp dụng.

– Phương pháp “truy lùng” Consumer Insights (sự thật ngầm hiểu về người tiêu dùng hay “huyệt” tiêu dùng) và Target audience (đối tượng khách hàng) chuẩn xác nhằm vạch ra định hướng chiến lược đúng đắn.

– Kỹ năng phát triển ý tưởng và quy trình làm ra chiến dịch Truyền thông tích hợp (Integrated Marketing Communications) bài bản, mang lại kết quả cao.

– Nắm vững các bước tiếp cận và cho ra đời một Creative Brief hiệu quả dựa trên “huyệt” tiêu dùngđúng đắn và truyền cảm hứng cho bộ phận Sáng tạo của công ty.



Khóa học sẽ mô phỏng môi trường thực tế của một agency và các bạn sẽ được làm việc cùng các Creative Directors để xây dựng một bảng kế hoạch Truyền thông tích hợp chỉn chu cho đề bài cuối khóa.
Đọc tiếp »

5 XU HƯỚNG CONTENT MARKETING NỬA ĐẦU NĂM 2016

Loại Content nào đã trở thành vua trong 6 tháng vừa qua? Bạn đã áp dụng bao nhiêu cái?


1. Personalized Content – Content cá nhân hóa

Bạn phải làm gì để Content của mình được chú ý giữa hằng ha sa số các loại Content được tạo ra từng phút, từng giây? Không cách gì khác ngoài đánh trúng sự quan tâm của độc giả, giúp họ tìm ra câu trả lời cho những vấn đề cụ thể của mình.

Content cá nhân hóa không chỉ giúp bạn tăng tương tác ảo (like, comment, share) mà còn tăng tương tác thật, bao gồm niềm tin, sự thích thú, và thậm chí là hành vi mua hàng của độc giả.
2. Visual Content – Content thị giác

Youtube trở thành cỗ máy tìm kiếm lớn thứ 2 thế giới sau Google, và nằm trong Top 3 trang web được ghé thăm nhiều nhất. Instagram và Snapchat với loạt ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh lên ngôi, là minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển vượt trội của Content thị giác.

Theo nghiên cứu của HubSpot, Content thị giác khiến người dùng hứng thú hơn 80%, giúp họ ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn gấp 7 lần, và hơn 2/3 marketer đã và đang tạo nên những câu chuyện thương hiệu với dạng Contentnày.
3. Interactive Content – Content tương tác

Content thì ngày càng nhiều, mà thời gian và sự chú ý của độc giả lại có hạn, vậy làm sao để Content của bạn chiếm lấy họ? Hãy tạo ra một sự ấn tượng kéo dài!

Content tương tác – đúng như tên gọi của nó, tạo ra một cuộc đối thoại 2 chiều, cho phép công chúng chủ động tham gia vào Content, thay vì bắt họ thụ động tiếp nhận Content đó. Content tương tác thật ra đã xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam qua các dạng câu đố, bình chọn, Mini-Game, Give-Away… Với các dạng bài đăng này, bạn chỉ cần ngồi rung đùi và đếm comment mà thôi!
4. Influencer Marketing

Influencer không nhất thiết phải là một ngôi sao nổi tiếng. Influencer đơn giản là một người truyền cảm hứng trong một lĩnh vực nhất định, và sở hữu kha khá lượt theo dõi trên Mạng xã hội. Đó có thể là các beauty blogger, những nhà hoạt động xã hội, các nhà báo thường xuyên đưa ra quan điểm cá nhân, hay các tác giả trẻ…

Theo nghiên cứu của McKinsey, Influencer marketing tạo ra lượng khách hàng gấp đôi so với quảng cáo trên báo, và làm tăng 35% tỷ lệ quay lại. Influencer Marketing, nếu khéo léo và chọn đúng người, sẽ giúp choContent của bạn lan tỏa hơn, đáng tin hơn, và có tác dụng đối với doanh số rõ rệt hơn.

Ví dụ: “Nàng Thơ” Nguyễn Khánh Ngọc là influencer số 1 trong lĩnh vực làm đẹp. Với khả năng điều khiển ngôn từ tuyệt vời, Nàng Thơ có thể khiến cho công chúng mê mẩn một sản phẩm mà họ chưa từng biết đến.
5. Content dành riêng cho thiết bị di động

Số người sử dụng smartphone tăng 394%, sử dụng máy tính bảng tăng 1.721% – bạn còn chần chừ gì nữa mà không phát triển Content dành riêng cho các thiết bị này?

Hãy nhìn IKEA, họ đã tạo ra một ứng dụng tuyệt với giúp giới thiệu sản phẩm nội thất của mình. Ứng dụng này cho phép công chúng thử đặt các vật dụng ảo của IKEA trên không gian thật của họ – một dạng thực tế ảo. Với ứng dụng này, không cần những bản vẽ cầu kỳ, không cần những kiến trúc sư, tất cả mọi người đều có thể thiết kế nội thất cho ngôi nhà của mình. Và tất nhiên, họ chỉ có thể thiết kế với những sản phẩm của IKEA.

Với ứng dụng này, IKEA đã khéo léo giới thiệu các sản phẩm của mình đến với khách hàng.
Đọc tiếp »