Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Marketing Communication (Ngành truyền thông).

Marketing Communication (Ngành truyền thông).
* chữ Communication được dịch là ra truyền thông, nhưng nó cần được hiểu là "giao tiếp", là "quá trình giao tiếp". MarCom là ngành quản trị giao tiếp giữa doanh nghiệp với người dùng.
Ngành này phức tạp, bởi mọi thứ đơn giản trên đời này đều được các bạn làm MarCom làm cho phức tạp lên. Nhưng chung quy có thể hiểu rằng để giao tiếp với khách hàng, doanh nghiệp có mấy cách sau:
Trực tiếp:
- Sale
- Advertising
Gián tiếp:
- PR
Marketing Media (cũng được dịch là ngành truyền thông)
* chữ Media được dịch là truyền thông, nhưng nó cần được hiểu là "phương tiện giao tiếp", "công cụ giao tiếp", "kênh giao tiếp". Ngành MarMe là ngành quản trị các kênh tiếp cận trong giao tiếp giữa doanh nghiệp với người dùng. Tức là, người dùng ở đâu, doanh nghiệp chạy theo đó.
Các cách thức, công cụ, kênh giao tiếp này là TV, báo, đài, bảng hiệu ngoài trời,... Sau này internet lên ngôi thì có thêm các kênh tiếp cận mới như mail, web, display ads, sms, social,... mà người ta gom lại gọi một cách thần thánh với cái tên Digital Marketing.
Bản chất của MarCom không thay đổi, quá trình giao tiếp diễn ra vẫn chỉ có hai phương thức là trực tiếp hoặc gián tiếp, trên bất kỳ kênh tiếp cận nào cũng vậy, cho dù hiện đại hay truyền thống.
Digital Media là bắt buộc, bởi nó phát triển dựa trên sự thay đổi về hành vi giao tiếp của con người, của tất cả chúng ta. Vì vậy, khi học PR hay Advertising thì cần học luôn về Digital. PR trong kỷ nguyên digital, Advertising trong kỷ nguyên digital. Các bạn mới vào MarCom thì cứ bình tĩnh đi từ từ, tìm hiểu tuần cái rộng đến cái sâu, từ cái nhỏ đến lớn, làm từ thấp lên cao. Phải hiểu về Sale, về Marketing, rồi mới đến PR, Advertising. Còn digital thì chắc chắn rồi.
Các trung tâm dạy cũng nên dạy như vậy. Bớt tools, bớt cheating, bớt hacking, cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn nhiều
Đọc tiếp »

Nếu không bán nhanh thì chỉ vài năm nữa, Thế Giới Di Động sẽ gục ngã bởi "ngàn vết xước"

Bán lẻ di động là một mô hình kém bền vững. Vì vậy không lạ khi các cổ đông thúc giục FPT bán đi FPT Shop ngay tại thời điểm đang thành công lớn. Trong mắt các cổ đông, mô hình này chỉ phù hợp để đầu tư, xây dựng thật nhanh và chắc chắn là tới "game" thoái vốn. Và Thế giới di động cũng không ngoại lệ.

Nếu không bán nhanh thì chỉ vài năm nữa, Thế Giới Di Động sẽ gục ngã bởi "ngàn vết xước"
Trong cuốn sách viết về Chiến lược Đại dương Xanh của mình, tác giả W.Chan Kim và Renée Mauborgne đề cập tới việc DN thay vì cố gắng cạnh tranh trong một "Đại dương Đỏ" gồm toàn những đối thủ sừng sỏ, sao không tự tạo ra một "Đại dương Xanh" của riêng mình, nơi không có đối thủ, cạnh tranh không còn cần thiết và giành lấy những nhu cầu mới của khách hàng.
Thế giới di động là một trong số ít những thương hiệu Việt Nam đã thành công trong việc tạo lập một Đại dương Xanh của riêng mình. Thay vì chọn cạnh tranh giá bán như tất cả các thương hiệu thời bấy giờ, Thế giới di động chọn cho mình con đường khác: Bán hàng chính hãng (giá cao) đi kèm chất lượng dịch vụ tuyệt vời.
Sự khác biệt này giúp TGDĐ nhanh chóng gặt hài thành công. Doanh thu của hãng bán lẻ di động này đạt trên 25.000 tỉ đồng, vượt xa mọi đối thủ khác trên thị trường. Trong đó, chuỗi cửa hàng bán lẻ TGDĐ đạt doanh thu trên 20.000 tỉ đồng. Đây là một bước nhảy vọt về doanh thu so với năm 2014.
Sang năm 2016, Thế giới di động tiếp tục đặt ra kế hoạch doanh thu "khủng" với doanh thu trên 34.000 tỉ đồng, hàng trăm cửa hàng mới nữa sẽ tiếp tục được mở ra. Không còn nghi ngờ gì nữa, Thế giới di động đang ở trên đỉnh.
Nhưng hãy khoan! Trong cái mừng luôn chứa cái lo, và Thế giới di động sẽ có nhiều thứ phải lo ngại.
Cũng trong cuốn sách về chiến lược Đại dương Xanh, W.Chan Kim đã đưa ra một khái niệm mang tên "Strategy Canvas". Một cách dễ hiểu, đây là dạng đồ thị đơn giản nhằm so sánh chúng ta với đối thủ, từ đó thấy được những lợi thế và yếu điểm của DN này so với DN cùng ngành, từ đó đưa ra những chiến lược thay đổi phù hợp.
Không khó để nhìn những lợi thế giúp Thế giới di động hấp dẫn khách hàng. Đó là hệ thống cửa hàng có mặt bằng lớn, vị trí đẹp dày đặc ở khắp mọi nơi, bán hàng chính hãng và chất lượng dịch vụ hậu mãi tuyệt vời.
Nhìn vào đồ thị dưới đây, có thể thấy TGDĐ (đường cam) đang có ưu thế vượt trội so với đối thủ. Trừ trong đặc điểm về tính linh hoạt, hệ thống chuỗi tất nhiên không thể so với những cửa hàng bán hàng di động nhỏ.
Tuy nhiên, đó là TGDĐ của thời điểm hiện tại, và có thể là 1 - 2 năm nữa. Giống như một quả táo chín quá sẽ bắt đầu hỏng ruột, trong trung và dài hạn, những lợi điểm này sẽ sớm biến mất, thậm chí trở thành những "vết xước" chết người cho mô hình này.
Đầu tiên, cửa hàng nhiều, lớn, vị trí đẹp sẽ dần đánh mất ưu thế. Khi các thương hiệu Nokia, HTC, Sony Ericsson, Black Berry lần lượt biến mất, chủng loại điện thoại không còn đa dạng như trước, việc cài đặt không khó khăn thì một cửa hàng lớn như TGDĐ hiện tại sẽ trở nên thừa thãi. Vai trò tư vấn cũng không quá quan trọng nữa.
Thay vào đó, những cửa hàng di động nhỏ lẻ sẽ có lợi hơn khi có thể dễ dàng đi sâu vào khu dân cư.
Thứ hai đó là sự xuất hiện của các cửa hàng chính hãng từ phía nhà sản xuất như Apple, Samsung. Việc các nhà sản xuất trực tiếp bán sản phẩm của mình thông qua bán hàng online thay vì đưa hàng tới đại lý đang trở thành xu thế rất mạnh trên thế giới. Và đương nhiên nhà sản xuất dễ dàng đánh bật các đại lý khi hoàn toàn đáp ứng tốt việc bảo hành chính hãng, các dịch vụ tư vấn sản phẩm cũng như độ tin cậy.
Giả sử Apple có mặt tại Việt Nam và tự bán iPhone của mình, chắc chắn các Apple Store sẽ là lựa chọn số 1 khi khách hàng mua hàng chính hãng.
Còn về dịch vụ khuyến mãi? Các hãng viễn thông như Viettel, Mobifone hoàn toàn có thể làm tốt hơn khi đưa ra các gói hỗ trợ trực tiếp với các thuê bao của mình. Đây là lợi thế mà chỉ riêng bán lẻ di động sẽ không thể có được.
Đồ thị dưới đây sẽ cho thấy những lợi thế của TGDĐ sẽ mất dần. Vẫn là đường màu cam, nhưng lần này nó đã hoàn toàn "chìm nghỉm" so với các mô hình khác. Đại dương Xanh đã thay đổi.
Một số ưu thế trước đây nay bỗng trở thành yếu điểm chết người. Chẳng hạn, mặt bằng lớn, vị trí đẹp giờ trở nên thừa thãi, trở thành gánh nặng chi phí và khiến lợi nhuận biên của ngành vốn đã mỏng, nay càng mỏng hơn.
Cựu CEO Best Buy, Robert Alan Willett, người đã đổ triệu đô vào TGDĐ và đang nằm trong Hội đồng quản trị của công ty này chắc chắn là người thấm nhuần bài học này nhất khi chính mô hình Best Buy cũng đã nhận "trái đắng" tương tự.
Những năm gần đây, TGDĐ đã bắt đầu đổ tiền đầu tư rất mạnh vào các mô hình mới khác như bán lẻ điện máy hay bán lẻ thực phẩm, mục tiêu trở thành Bách hóa Xanh. Thế nhưng, cả hai thị trường trên đều không dễ ăn khi tồn tại rất nhiều những đối thủ khó nhằn.
Bán lẻ di động là một mô hình kém bền vững. Vì vậy không lạ khi các cổ đông thúc giục FPT bán đi FPT Shop ngay tại thời điểm đang thành công lớn. Trong mắt các cổ đông, mô hình này chỉ phù hợp để đầu tư, xây dựng thật nhanh và chắc chắn là tới "game" thoái vốn.
Và Thế giới di động cũng không ngoại lệ.
Đọc tiếp »

Tỉ lệ tín dụng tung ra - tỉ lệ tăng GDP = Lạm phát

Tỉ lệ tín dụng tung ra - tỉ lệ tăng GDP = Lạm phát.
Ví dụ, GDP tăng 3%, thì nếu tỉ lệ tín dụng tung ra cũng 3%, thì Lạm phát = 0.
Trong khi đó, GDP VN chắc chắn GIẢM, theo tôi năm ngoái giảm 7%, do:
Tăng tín dụng 12% - tỉ lệ tăng/ giảm GDP = 19% (Lạm phát)
Nếu GDP giảm 7%, đang khi năm nay dự định tăng tín dụng 18%, thì Lạm phát sẽ 25%.
Nếu Lạm phát ít hơn, thì CÀNG TỆ HẠI, do đó là vì sản xuất bị đình trệ (stagnation), tựa như người bị lên máu, khi xuống lại thì đó là khi điện tâm đồ chạy ngang:
Đọc tiếp »

7 cách nhận biết đối tác Nhật không đáng tin

Một trong những điều kiện quan trọng để mang lại thành công là được làm việc với đối tác đáng tin cậy.

Cho dù được giao dịch với một công ty có uy tín nhưng nếu gặp người phụ trách không đáng tin cậy thì công việc kinh doanh cũng không thể thành công như mong đợi. Chính vì vậy, việc cần thiết là vừa tiến hành thương lượng, vừa phải phán đoán đối tác là người đáng tin cậy hay không.

Nhìn từ những hành động khi đàm phán thương lượng, các chuyên gia Nhật đã thống kê một số đặc trưng của đối tác Nhật Bản không đáng tin. Nếu đối tác chỉ có một trong những điểm yếu trên thì không vấn đề gì. Nhưng bạn nên cân nhắc nếu họ có từ hai, ba điểm yếu trở lên.

Trong khi nói chuyện, hay nói chen ngang

Người Nhật Bản thường không giỏi tranh luận, vì họ cho rằng người lịch sự là những người “lắng nghe người nói từ đầu đến cuối,, hiểu cảm xúc của người nói, cảm thông với họ”. Với những đối tác không hiểu được lễ nghi đó thì chắc chắn họ không chỉ không nghĩ đến đối phương mà còn coi ý kiến của bản thân là quan trọng hơn cả.

Đối với việc gì cũng nói “Tôi có thể”

Đặc biệt đối với nhân viên bán hàng, sẽ có nhiều người có xu hướng không bao giờ nói “Tôi không thể làm được” chỉ để có được hợp đồng. Chắc chắn có nhiều người muốn đặt niềm tin vào những đối tác tự tin khẳng định “Tôi có thể làm được” trước những nguyện vọng được đưa ra. 

Nhưng nếu cái gì cũng nói “Tôi có thể làm được” thì chẳng phải thật nguy hiểm khi tin tưởng những người như vậy hay sao. Bởi kết quả sau khi hoàn thành của những người như vậy thường rất thấp.

Bạn hãy tin tưởng đối tác một khi họ nói rõ ràng cái gì làm được cái gì không và luôn cố gắng xác nhận cẩn thận những điều kiện cần thiết để hoàn thành tốt.

Không nói “Tôi không biết”

Đừng tin tưởng những người luôn trả lời “Tôi biết” với tất cả những câu hỏi ở các lĩnh vực khác nhau. Tất nhiên, cũng có nhiều người sở hữu khối tri thức phong phú nhưng khi được hỏi rộng hơn thông thường sẽ có những trường hợp trả lời biết hoặc không biết cụ thể. Với những người lúc nào cũng trả lời “Tôi biết” đa phần họ còn không biết đến lĩnh vực mà cần phải đưa ra tư vấn. 

Nếu bạn nghe theo tư vấn từ những người này, xác suất thất bại còn cao hơn nhiều. Và cũng chỉ những người này sẽ đưa ra nhận xét “Tôi đã nghĩ là sẽ thất bại” khi biết được kết quả.

Khi thảo luận, nói to thể hiện sự phấn khởi.

Người Nhật Bản là những người điều khiển cảm xúc khá tốt, trong bất kỳ tình huống nào họ đều được dạy rằng cần phải làm thế nào để bình tĩnh nói chuyện mới thể hiện sự trưởng thành về tinh thần. Mặc dù luôn được giáo dục như vậy nhưng vẫn có nhiều người không thể suy nghĩ và quyết định đúng đắn khi bị chi phối bởi cảm xúc.

Dùng nhiều lần từ “marketing”

Trong tiếng Nhật cũng có thuật ngữ “marketing”. Nhưng đó không phải là từ tiếng Nhật thích hợp bởi nó mang ý nghĩa rất rộng. Nó có thể được sử dụng với nhiều ý nghĩa trong khảo sát, phân tích, kế hoạch cho một sản phẩm thậm chí dùng khi nói đến chiến lược kinh doanh. 

Phần nhiều những người sử dụng thuật ngữ rộng như “marketing” với mục đích che giấu sự nông cạn về kiến thức của bản thân.

Trả lời câu hỏi dài dòng

Những người như vậy đa phần là người không hiểu suy nghĩ của đối phương. Nếu họ đã không hiểu cái bạn đang muốn biết thì thường bạn sẽ chỉ nhận được những thông tin không có giá trị với bạn trong những câu chuyện dài dòng. Thậm chí, họ còn không trả lời phần bạn muốn hỏi.

Tất nhiên, cũng có những trường hợp bạn nhận được câu trả lời dài với rất nhiều thông tin bổ sung hữu ích, như vậy đối phương là người hiểu ý bạn và có sự quan sát tinh tế. Đó quả thực là người xuất sắc mà bạn nên hợp tác.

Nói chuyện với tốc độ nhanh

Người ta vẫn đánh giá những người nói nhanh là người tư duy nhanh nhạy. Nhưng tư duy nhanh nhạy đến đâu mà không truyền đạt chính xác đến đối phương thì cũng không có ý nghĩa gì cả. 

Những người chọn lọc ngôn từ để bạn hiểu hoàn toàn nội dung, nói chuyện dễ nghe là những đối tác kinh doanh giỏi và phù hợp với lối suy nghĩ của bạn
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Ai là khách hàng khó chiều nhất?

Chắc hẳn mỗi chúng ta khi trong quá trình làm việc đều từng gặp những KH oái oăm, khó tính, khó chiều, nói chung là ghét, luôn phải niệm thần chú. Hẳn là các bạn cũng đã biết kỹ năng xử lý KH khó tính rồi phải ko?

Hôm nay lượn lờ FB, tình cờ đọc được một bài rất chi tiết về xử lý khách hàng nội bộ, tính tình thất thường, trình độ hạn hẹp, nói chung là đối phó với loại KH rất mệt ) Tự cảm nhận thấy bài viết rất hay, chi tiết, áp dụng kỹ năng xử lý KH khó tính cực nhuần nhuyễn

Bài viết được trích từ FB Minh Trang Nguyễn, một hotmom đang đang làm điên đảo các bà mẹ bỉm sữa, ko kém gì Hậu duệ mặt trời )

-Xử lý khủng hoảng bằng "trái tim nóng, và cái đầu lạnh"-
(hay cách mình vẫn cầm tay Daisy bước qua một loạt cuộc khủng hoảng, ăn vạ..một cách bình yên và nhẹ nhàng)
"Khủng hoảng tuổi lên 3" hình như không đúng với Daisy nhà mình. Vì bạn ấy tuổi nào cũng khủng hoảng, có đợt 1 ngày khủng hoảng mấy bận. Thời gian đầu không quen, mình cũng dễ nổi cáu lắm. Làm sao không nổi cáu cho được khi đã nói sõi 1 tỉ từ mà từ sáng đến tối chỉ 1 từ "KHÔNG", hoặc khóc quấy nhằng nhẵng chẳng vì lý do gì, hoặc hôm trước vừa ăn xoài trộn sữa chua vừa líu lo khen ngon, hôm sau đã khóc váng nhà vì mẹ trót cho sữa chua vào xoài (clip này ạ).
Sau hơn 3 năm rưỡi sống chung với lũ, mình dần dần tổng kết được 1 quy trình giải quyết khủng hoảng khá hiệu quả, nhẹ nhàng. Và cho đến giờ phút này, mình chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có ý định dùng roi vọt với Daisy.
Quy trình ấy như thế này ạ:
1. Bày tỏ sự đồng cảm với con (ôm, cầm tay, lắng nghe...)
2. Tìm hiểu, gọi tên vấn đề của con
3. Lắng nghe nhu cầu/cách giải quyết con mong muốn
4. Đưa ra đề xuất phương án bố/mẹ mong muốn thông qua các lựa chọn
5. Hỗ trợ con giải quyết vấn đề (nếu con cần)
6. Tuyên bố kết thúc khủng hoảng (hi-five, một cái ôm thật chặt, thật dài...)
Cụ thể nhé.
1. Bày tỏ sự đồng cảm với con
Dấu hiệu dễ nhận nhất của các hình thức khủng hoảng hay ăn vạ là khóc. Mà khi đã khóc ấy mà, bạn nào hay khóc (như mình) đều sẽ hiểu, để nín ngay lập tức là gần như không thể. Thế nên bố mẹ đừng bao giờ bắt đầu câu chuyện bằng "Nín, nín ngay lập tức". Nói câu đó với tone giọng cao, cáu gắt, sẽ chỉ làm con thêm căng thẳng/sợ, chỉ tổ khóc to thêm. Và thế là đôi bên cùng mệt mỏi, cơn nóng tính sẽ đến rất nhanh.
- Nếu con khóc vì vòi vĩnh món đồ gì đó, trước tiên hãy "di dời" con khỏi hiện trường hoặc cắt sự chú ý của con vào những món đồ đó (Quay lưng lại hàng đồ chơi, dắt tay con đi ra chỗ khác...)
- Nếu khóc vì đau (ngã, ốm, tiêm, tự làm đau...) hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng hỏi thăm con đau ở đâu, đau ra sao, thay vì phủ nhận cảm xúc của con kiểu "ôi giời, ngã tí mà kêu đau, đau gì mà đau" hoặc tệ hơn là trách con "đi đứng thế à?"
- Nếu khóc chưa rõ nguyên nhân, gào khóc to..., mình hay bắt đầu với Daisy bằng 1 cái ôm, thật lâu thật chặt. Cái ôm là điều tuyệt vời nhất mà một đứa trẻ mong muốn khi có cảm giác buồn, mệt, bất an, thất vọng...vì một điều gì đó. Rồi sau đó là:
"Rồi, bây giờ con thấy ổn hơn chưa? Bình tĩnh nói cho mẹ nghe xem có chuyện gì?"
"Con cứ khóc thế này có mệt không? Nếu vừa khóc vừa nói mẹ chịu chẳng nghe được rõ con muốn nói gì"
"Mẹ muốn nghe xem có chuyện gì, để giúp con. Nếu con muốn mẹ giúp thì bình tĩnh kể cho mẹ xem nào"
"Hay cứ khóc nốt chỗ dở đi vậy, khi nào xong thì nói cho mẹ nghe xem có chuyện gì nhé"
Những điều này sẽ làm con cảm giác được lắng nghe, tạo niềm tin với con, tạo cảm giác bố mẹ đang ở cùng phía với mình, là bạn mình, có thiện chí với mình.
- Mình tuyệt đối không bao giờ để cho Daisy khóc một mình kiểu Cry it out mà chưa nói chuyện/hỏi han/cùng con giải quyết vấn đề. Mình nghĩ với người lớn như mình cũng vậy thôi, việc bị bỏ mặc gào khóc một mình thật là tồi tệ, nó có thể là nguyên nhân của vô số những ý nghĩ tiêu cực hoặc nghiêm trọng hơn là chứng bệnh trầm cảm sau này.
2. Tìm hiểu, cùng con gọi tên vấn đề của con
Sau bước 1, mình đã có được sự tin tưởng và thiện chí muốn chia sẻ của Daisy. Bước này, nói đơn giản thì mình hoàn toàn đóng vai là "tiếng vọng" của con.
VD: Nếu Daisy nói "Con không thích ăn sữa chua xoài", mình sẽ nói "Okay, vậy là con không thích ăn xoài trộn với sữa chua có đúng không?"
hoặc
"Con không thích đi tất" - "Rồi, mẹ hiểu rồi, vậy là sáng nay mặc dù đang rất lạnh và tẹo nữa mẹ con mình sẽ đi bộ ngoài trời lạnh để đi học nhưng con vẫn không thích đi tất đúng không?"
Mình thấy việc này cực hiệu quả ở chỗ Daisy thấy mẹ lắng nghe và hiểu những gì bạn ấy muốn. Cũng là 1 lần khẳng định lại vấn đề để bạn ấy có thời gian nghĩ xem thực ra vấn đề này có thực sự là vấn đề hay không. Và cũng "câu giờ" để cơn khóc/quấy/cảm xúc mạnh..của bạn ấy từ từ lắng xuống.
3. Lắng nghe nhu cầu/cách giải quyết con mong muốn, phân tích vấn đề dựa trên thực tế (chứ không phải dựa trên ý kiến chủ quan của bố mẹ)
Vấn đề là của con, vậy con là người biết rõ nhất con muốn giải quyết nó ntn. Mình toàn hỏi Daisy trước, xem bạn ấy muốn gì (trong trường hợp hạn chế về tgian, mình sẽ hỏi rất nhanh ở bước này và đề xuất luôn phương án của mình)
Hãy dành cho các bạn nhỏ nhiều thời gian ở đây, vì có khi nói 1 hồi cái các bạn ấy thực sự muốn lại khác xa cái lúc đầu bạn ấy khóc/ăn vạ để đòi. Đừng vội đánh giá/phủ định bất kỳ điều gì, hãy để con được nói ra những mong muốn của mình.
- "Vì sao con lại không thích đi tất?" (có thể câu trả lời là vì chân con bị nốt mụn sưng đau chẳng hạn, rất nhiều trường hợp khủng hoảng hay sự khóc quấy của các bạn ấy đến từ những vấn đề hoàn toàn có thật và nghiêm túc)
- "Con thử nghĩ xem nếu không đi tất, tẹo đi bộ đi học ngoài trời lạnh thì chuyện gì sẽ xảy ra?"
- "Nếu không đi tất, con có cách nào khác để giữ chân không bị lạnh rồi bị ốm không?"
4. Đưa ra đề xuất phương án bố/mẹ mong muốn thông qua các lựa chọn
Thay vì ép con bằng được vào 1 thứ mình muốn, bỏ qua mong muốn và suy nghĩ của con, mình thường cùng con nghĩ. Đưa ra các lựa chọn cho con luôn phát huy hiệu quả với Daisy. Ngay cả việc "gói ghém" các lựa chọn này cũng là cả một nghệ thuật )) đùa thôi chứ chả có gì to tát. Thay vì bắt con chọn "CÓ" hoặc "KHÔNG", mình hay cố gắng nghĩ ra vài phương án kiểu "CÓ" và "GẦN VỚI CÓ" để con chọn trong đó, dù chọn phương án nào cũng vẫn là trong điều mình mong muốn.
"Mẹ nghĩ nếu không đi tất thì cũng được thôi, nhưng chắc chắn tẹo nữa đi bộ con sẽ bị lạnh chân, mà lạnh chân thì rất dễ ốm, ốm lâu là phải vào viện rất nhiều vấn đề. Bây giờ con thử chọn xem con thích đôi nào hơn, đây mẹ thấy có 1 đôi Hello Kitty hồng với 1 đôi Ếch xanh này" (trong 2-3 phương án, cố gắng có 1 phương án mạnh, đúng sở thích/nhu cầu của con để khả năng cao là con sẽ chọn phương án đấy)
"Hay đôi Kitty hồng này đi, mẹ cũng vào thay đôi tất hồng, thế là 2 mẹ con đi tất sinh đôi nhé"
Như trong clip này, cuối cùng bà già ăn vạ Daisy sau khi kì cụi múc xoài ra khỏi sữa chua, ăn hết xoài, ăn xong lại xử nốt bát sữa chua không. )) Huề cả làng rồi cười toe toét.
5. Hỗ trợ con giải quyết vấn đề (nếu con cần)
Bước này thường mình hay để Daisy tự làm, hơi lâu la nhưng tập cho con được khả năng tự giải quyết những vấn đề cá nhân.
6. Tuyên bố kết thúc khủng hoảng (hi-five, một cái ôm thật chặt, thật dài...)
Thường thì mình hay có vài câu "tổng kết nhanh" sự khủng hoảng vừa kết thúc, rồi hỏi Daisy về những gì bạn ấy tự nhận ra/suy nghĩ/rút kinh nghiệm cho lần sau. Gói gọn lại bằng 1 cái hi-five thật to hoặc 1 cái ôm thật chặt. Cái ôm luôn luôn kì diệu, đó là sự chia sẻ, đồng cảm, sự thừa nhận, tình yêu thương.
Đôi khi tầm ẩm ương này khóc quấy hay ăn vạ chả vì một lí do gì, hoặc vì lí do siêu lãng xẹt, mình luôn tự dặn mình rằng cái sự khủng hoảng này chỉ nhất thời, luôn phải giữ cái đầu lạnh, mình càng bình tĩnh thì mới cầm tay các bạn bé bình tĩnh giải quyết khủng hoảng được. Căng lên là hỏng bét, khổ trẻ con mà mình thì tự dưng chuốc bực vào người. Và tuyệt đối tránh những kiểu câu mệnh lệnh (VD: nín ngay, đứng dậy ngay, đi tất vào, không nói nữa, ăn đi, ăn nhanh lên...); tránh dùng những cụm từ phủ định mạnh (VD: Không được, mẹ nói không là không...), đánh giá/trách móc chung chung (VD: sao con hay ăn vạ thế?, sao con hư/quấy thế?, sao con lười ăn thế?, sao con nhát thế?...)
Chúc các bố mẹ có thật nhiều thời gian tận hưởng các con, kể cả những lúc khủng hoảng nhé, vì như nhà mình thì nhiều khi khủng hoảng cũng vui và hài lắm í )))
Note: clip này minh chọn để minh hoạ vì thấy nó diễn tả gần nhất những bước mình tổng hợp trong bài viết. Bạn Daisy trong trường hợp này cũng ko phải là dạng ăn vạ/khủng hoảng quá lớn/dai, 1 phần nguyên nhân cũng là do mẹ (không nghe rõ đề xuất của bạn í là muốn ăn xoài không, mà mẹ thì cứ automatic nghĩ là xoài trộn sữa chua như mọi lần huhu), mẹ đã nghiêm túc nhận lỗi mà vẫn không xong...
Đọc tiếp »

Tìm hiểu slogan của các Ngân Hàng

Còn nhớ hôm khai trương U&Bank, có trò chơi đoán slogan các Ngân hàng để nhận bimbim :D :p.
Hôm đó nhiều Uber nhận được bimbim thế mà mình chả được gói nào.hehe
Thế là từ hôm đó cũng tìm hiểu xem Slogan của các Ngân hàng xem dư nào?
Slogan thì tìm được nhưng còn "ý nghĩa" của từng Slogan Ngân hàng thì chưa hiểu cho lắm.
Với lại tìm hiểu Slogan cũng là để phục vụ cho đi thi phỏng vấn vào Ngân hàng.
Giả tỷ như được hỏi :"Em hiểu biết gì về ngân hàng ABC, Slogan có ý nghĩa gì?"

Uber hãy cùng chia sẻ hiểu biết của mình về Slogan của các Ngân hàng tại đây nhé.


Tìm mãi cũng được cái Slogan của ABBank.

[​IMG]

Logo: Những đường thẳng chạy luồn bên trong tượng trưng cho sự lưu thông không ngừng của các hoạt động ngân hàng.
- Mũi tên ở cuối logo tượng trưng cho sức hút tài chính mãnh mẽ của ABBank. Phần mở rộng của mũi tên hàm ý sự phát triển ngày càng xa hơn của ABBank.
-Màu sắc: 2 màu xanh ngọc và cam đậm biểu tượng cho sự mới mẻ, vươn lên.màu xanh ngọc tượng trưng cho dòng chảy sự lưu thông của hoạt động NH. Màu cam với tỷ lệ vừa tạo điểm nhấn vừa mang ý nghĩa đột phá, tâm huyết của toàn bộ nhân viên ABB.

-Slogan : " Trao giải pháp - nhận nụ cười"
+ Nụ cười của khách hàng làm thước đo giá trị hoạt động. ABB xây dựng là một ngân hàng thân thiện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn cho KH, với mong muốn KH có thể sử dụng các giải pháp này để tự định hướng các kế hoạch tài chính theo ý muốn. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình năng động, chuyên nghiệp cùng hệ thống cơ sở hạ tầng thân thiện hiện đại sẽ mang đến cho KH các dịch vụ tốt nhất với các thủ tục đơn giản nhât.

+ Với phương trâm " Trao giải pháp - Nhận nụ cười" lấy sự hài lòng của KH làm trọng tâm của hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Hết mất rồi :D

P/S: ý tưởng: mỗi buổi cafe cuối tuần sẽ có một Uber trình bày slogan của một ngân hàng nha.
anh C.E.O sẽ chi xiền bimbim :p

Xem thêm: http://ub.com.vn/threads/tim-hieu-slogan-cua-cac-ngan-hang.661/
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Hướng nội có theo được nghề sales?

Theo quan điểm cá nhân, hơn nhau ở cái đầu óc và cách ứng xử chứ nội hay ngoại thì không quan trọng lắm.

Người hướng ngoại thường dễ thu hút và dễ gần hơn. Tuy nhiên, hút người là một chuyện, giữ người lại là chuyện khác. Đặc điểm chung người hướng ngoại theo mình thấy thường tính bốc đồng, không mưu mô sâu xa. Nếu làm sale, ngoại giao... trông có vẻ hợp nhưng về đường dài thì nếu không đủ sâu sắc thì sẽ khó đạt được bước tiến lớn trong sự nghiệp.

Người hướng nội theo kiểu im ỉm tỏ vẻ khá nguy hiểm. :P Thường những người hướng nội suy nghĩ khá sâu xa, chí ít là sâu xa hơn người hướng ngoại. Do đó, họ tạo được niềm tin ở khách hàng tốt hơn. Ai cũng cảm thấy an toàn hơn khi giao dịch với một người điềm tĩnh và nghĩ sâu rộng phải không nào?

Nói thì nói vậy, quan trọng là cái đầu và sự phù hợp công việc mà thôi. :D

----
Nếu bạn muốn dấn thân vào bán hàng thì chẳng sao đâu. Mọi người thường quan niêm Marketing/Sales là ác mộng đối với những người nhút nhát. Nhưng miễn là bạn có khả năng thuyết phục tốt và có kế hoạch tiếp cận khách hàng rõ ràng thì hướng nội còn ăn đứt hướng ngoại đó. Chúc bạn thành công với quyết định của mình.
-----


Không có gì là không thể cả. Điều bạn cần là một cách tiếp cận khách hàng khác mà thôi.

Người hướng ngoại cố gắng để quảng cáo tới khách hàng những thứ họ muốn nghe và làm mọi thứ có thể để giành được giao dịch. Cách tiếp cận tốt cho người nội tâm như bạn là đánh giá xem khách hàng có thực sự có nhu cầu với dịch vụ của mình hay không và làm cách nào để có thể thực sự mang thêm lợi ích cho khách hàng.

Điểm cộng ở cách làm này là khi bạn đã tìm thấy và có thể khai thác giá trị từ nó thì chắc chắn khách hàng cũng thấy được những tâm huyết mà bạn đã bỏ ra. Tất nhiên họ sẽ hoàn toàn bị thuyết phục và gia tăng độ trung thành rất nhiều.

-----

Tất cả chúng ta đều có thể là người hướng nội hoặc hướng ngoại tùy thuộc vào từng hoàn cảnh.Vậy làm thế nào để bạn trở nên hướng ngoại trong một buổi bán hàng mà bạn vốn không thoải mái với nó?


Tôi có đọc một bài báo chia sẻ cách bán hàng thành công dành cho những người hướng nội, hi vọng có thể giúp ích cho bạn.



Nếu bạn gặp tôi (Grant Cardone-tác giả bài viết) tại một bữa tiệc, tôi sẽ không chia sẻ nhiều. Nếu bạn ngồi cạnh tôi trong một chuyến bay xuyên lục địa, có thể tôi sẽ chẳng nói lấy một lời trong suốt chuyến đi.

Tôi là một người hướng nội.

Tôi rất khó mở lời trước với những người lạ. Nhưng nếu thấy tôi trên Google Hangout, trong một chương trình phỏng vấn truyền hình hoặc tại một buổi hội thảo bán hàng của tôi thì bạn sẽ thấy tôi là người khác hẳn. Khi tốt nghiệp trường cao đẳng, tôi đã rất sợ các cuộc phỏng vấn tuyển dụng, cho đến khi tôi hiểu rằng các đơn vị tuyển dụng sẽ chẳng bao giờ tới tận nhà và tuyển tôi vào làm. Ở tuổi 23, tôi đã có thâm niên bán xe hơi được bảy năm nhưng vẫn cảm thấy không thoải mái khi nói lời chào với một khách hàng. Thế nhưng tôi biết cách lọt vào top 1% những người bán hàng giỏi nhất trong ngành công nghiệp ô tô.

Tất cả chúng ta đều có thể là người hướng nội hoặc hướng ngoại tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Tôi biết có những người được coi là hướng ngoại trong bữa tiệc do họ tổ chức, nhưng khi họ là khách mời tại một bữa tiệc mà họ chẳng quen biết ai ở đó, thì họ lại trở nên hướng nội. Là một diễn giả chuyên nghiệp và một chuyên gia đào tạo, tôi đã trở nên hướng ngoại để có thể chuyển tải thông tin, nhưng khi tham dự các buổi hội nghị chuyên đề tôi lại trở nên hướng nội hơn.

Vậy làm thế nào để bạn trở nên hướng ngoại trong một buổi bán hàng mà bạn vốn không thoải mái với nó?

Dưới đây là các cách đã giúp tôi vượt ra ngoài vùng an toàn của mình:

1. Tạo đam mê. Tôi trở nên phấn khích với những thứ tôi đang bán đến nỗi tôi muốn chia sẻ nó với cả thế giới. Trở nên đam mê sản phẩm và dịch vụ của mình sẽ khiến bạn ít quan tâm hơn đến cách người khác lĩnh hội những gì bạn chia sẻ và quan tâm hơn tới việc bộc lộ sự phấn khích về món hàng bạn cung cấp.

2. Làm việc mà bạn sợ hãi mỗi ngày. Điều quan trọng đối với tôi là làm những việc khiến tôi thấy không thoải mái nhất. Bạn cần phải dũng cảm và quyết tâm đối mặt với sự sợ hãi dù lớn hay nhỏ. Việc khiến tôi sợ hãi nhất là đến gặp trực tiếp khách hàng hoặc khách hàng tương lai. Vì vậy đây chính là việc đầu tiên mà tôi làm hàng ngày để vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Điều đó đã truyền cho tôi lòng can đảm và niềm tin vào chính bản thân mình và chuyển sự chú trọng của tôi từ những hạn chế sang những khả năng.

3. Hãy kiên định bất chấp những lời chỉ trích. Trong cuộc sống và trong kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực bán hàng, bạn sẽ không thể thành công nếu chưa bao giờ bị chỉ trích. Hãy cứ đeo bám khách hàng nhiều đến mức họ phải phàn nàn về việc đó, và khi họ phàn nàn hãy cứ tiếp tục cho đến khi họ phải nể sự kiên định đến dai như đỉa của bạn. Nếu bạn tin vào sản phẩm, công ty của mình và chính bản thân, bạn sẽ sẵn lòng nài nỉ và hứng chịu những lời chỉ trích vì nó.

4. Hãy chào hỏi những người đi ngang qua bạn. Tôi sẽ không bước đi nếu không chào hỏi bất cứ ai đi ngang qua. Tôi ép bản thân phải nhìn vào mắt tất cả mọi người và cất lời chào họ. Điều này đã tạo nên một sức mạnh cho phép tôi quyết định khi nào mình muốn trở nên hướng ngoại trong một buổi bán hàng hay trong bất cứ tình huống nào.

5. Quan sát những khác biệt của mọi người. Sau một loạt các cuộc điện thoại bán hàng thất bại, có thể bạn sẽ thấy tất cả các khách hàng tương lai đều có tiềm năng từ chối. Những gì bạn cần làm là hãy chọn một thời điểm và quan sát xem mọi người khác nhau như thế nào. Điều này sẽ khiến bạn ngừng nghĩ rằng tất cả mọi người đều phản ứng giống hệt như vị khách hàng tiềm năng trước đó của bạn.

6. Ép buộc bản thân giao lưu với công chúng. Hãy thường xuyên bước ra khỏi nhà và văn phòng để giao lưu với mọi người. Khi chuyển tới một thành phố mới, tôi sẽ tới một địa điểm thật nhiều lần cho tới khi tôi cảm thấy thoải mái và biết tất cả mọi người ở đó. Tôi cũng làm điều tương tự với các con của mình, đưa chúng tới một cửa hàng tạp phẩm vào mỗi buổi sáng cho đến khi chúng có thể nói chuyện được với những người đang làm ở đó như những thành viên trong gia đình.

7. Chuyển tải cam kết bằng lời trước công chúng. Cách duy nhất để trở nên thoải mái khi nói chuyện với mọi người là đứng trước nhiều khán giả. Hãy tham gia các nhóm trợ giúp như Toastmasters International, nơi mọi người đều học cách nói chuyện trước những người khác.

8. Luôn bận rộn. Khi bạn luôn trong trạng thái hoạt động, bạn sẽ không có thời gian cảm thấy không thoải mái. Bạn phải yêu cầu giúp đỡ, nhận sự giúp đỡ và nói chuyện với mọi người vì bạn đang phải chạy từ hội thảo bán hàng này sang sự kiện khác. Vì vậy, hãy luôn hoạt động.

9. Giúp những người khác bán hàng. Bất cứ lúc nào tôi có việc phải đi vài ngày và không tự bán hàng được, ngay lập tức tôi sẽ ngỏ lời xin giúp đỡ những người bán hàng khác vì đây là cách tuyệt vời để tự bước ra khỏi vỏ bọc của bản thân. Sau vài lần chốt sales thất bại, một người bán hàng có thể trở nên khép mình và lo lắng. Nhưng khi làm việc với các khách hàng tiềm năng của người khác và bản thân chẳng có gì để mất, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều và có lại sự tự tin. Khi bạn đã chốt được khách hàng cho ai đó, họ sẽ lại trở thành khách hàng tương lai của chính bạn.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Marketing trải nghiệm – Experience Marketing

Hàng ngày chúng ta xem TV, lướt net, đọc tạp chí, tham gia giao thông đều thấy nhan nhản những mẩu quảng cáo đủ các thể loại từ TVC, banner, bài PR, billboard, poster,… Nếu để ý, ta sẽ thấy điểm chung của các mẩu quảng cáo này là đang cố truyền thông điệp nào đó, nhằm tác động vào cảm xúc của khách hàng, nâng cáo tính nhận diện thương hiệu, từ đó hi vọng những khách hàng tiềm năng sẽ mua sản phẩm của mình nhưng khách hàng lại hoàn toàn không được nhìn tận mắt, sờ tận tay những sản phẩm này.


Việc thuyết phục khách hàng mua hàng ngày càng khó khăn hơn, tạo áp lực khiến giới marketing phải nghĩ ra các cánh thức tiếp cận mới. Ví dụ:
– Học thử và kiểm tra trình độ tiếng Anh miễn phí
– Lái thử xe ô tô miễn phí và được nhận quà tặng
– Tặng dầu gội, mỹ phẩm dùng thử miễn phí
– Uống bia miễn phí, dùng thử cà phê miễn phí, hút thuốc lá loại mới miễn phí,…
– …

Có thể thấy, rất nhiều mặt hàng được các nhãn hàng cho không biếu không. Ta cũng chỉ lờ mờ đoán là họ làm vậy để dụ khách hàng mua hàng. Nhưng nếu phân tích kỹ hơn thì sẽ thấy nhiều điều thú vị trong hoạt động đó – và nó được gọi là Marketing Trải nghiệm (Experience Marketing hay Experiential Marketing).

Experience Marketing

Có khá nhiều định nghĩa về marketing trải nghiệm, nhưng theo tôi – để hiểu cho đơn giản thì marketing trải nghiệm là quá trình mang lại cho khách hàng tiềm năng có được trải nghiệm trước khi mua sản phẩm/dịch vụ, từ đó mới thúc đẩy các chiêu thức bán hàng.

Ngày nay, việc áp dụng marketing trải nghiệm trở nên phổ biến và thông dụng tại nhiều công ty, đặc biệt là những công ty muốn tái đầu tư nhanh chóng. Bởi vì theo họ, việc thử nghiệm và tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm có thể tác động đến quyết định mua của khách hàng hơn nhiều lần so với việc quảng cáo sản phẩm trên báo chí và các phương tiện thông tin truyền thông khác. Thậm chí, hiệu quả hơn cả qua lời giới thiệu của bạn bè và đồng nghiệp.

Trong một cuộc khảo sát về marketing trải nghiệm do Công ty Jack Morton Worldwide – (một trung tâm nghiên cứu về marketing trải nghiệm) tiến hành thời gian gần đây cho thấy: khoảng 3/4 số người tiêu dùng khi được hỏi về tác động của marketing trải nghiệm đã trả lời rằng, việc tham gia một sự kiện marketing trải nghiệm sống động sẽ làm tăng khả năng xem xét việc mua sản phẩm của họ. Gần 60% người tiêu dùng cho rằng nó sẽ tác động đến việc mua sản phẩm của họ nhanh chóng hơn.

Không chỉ hiệu quả trong việc thu hút các khách hàng tiềm năng, đối với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, marketing trải nghiệm cũng có tác dụng rất lớn nếu sự kiện được tổ chức có hiệu quả và nhằm đúng đối tượng. Bất cứ địa điểm nào cũng có thể trở thành nơi diễn ra các hoạt động marketing trải nghiệm của bạn, ví dụ: các trung tâm thương mại lớn, hội chợ, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, hoặc thậm chí ngay trên một góc phố, bên trong công viên,… Song vấn đề quan trọng là địa điểm được lựa chọn phải có tác dụng hỗ trợ và phù hợp với hoạt động marketing trải nghiệm đó, cũng như khuyến khích và cổ vũ cho mối quan hệ tương tác giữa khách hàng và sản phẩm.


Sau đây là bốn lý do quan trọng để bạn áp dụng chiến thuật marketing trải nghiệm như là một phần trong chương trình marketing diễn ra hàng năm của bạn:

1. Kích thích việc mua hàng ngay lập tức

Các sự kiện marketing trải nghiệm kết hợp được tính giải trí với cơ hội thử nghiệm sản phẩm đang trở thành một xu hướng phổ biến. Ví dụ, một bữa tiệc sinh nhật bạn bè tại quán karaoke hay nhà hàng, có thể được bạn sử dụng như là một cơ hội cho khách hàng thử nghiệm loại rượu hay bia mới ra mắt với lý do đó là quà tặng mừng sinh nhật của nhà hàng. Đây là cái cớ để khách hàng thử những tính năng hữu ích của những sản phẩm, điều mà họ không thể có được khi mua chúng tại các cửa hàng và siêu thị.

Trong cuộc khảo sát của công ty Jack Morton, gần 85% phụ nữ đã nói rằng họ sẽ lôi kéo những thành viên trong gia đình hoặc bạn bè tham dự một cuộc marketing thử nghiệm sống động, 75% trong số họ cho biết sẽ kể với những người khác về sự kiện đó.

Chính các sự kiện cũng cho thấy sự khác nhau giữa marketing thử nghiệm và các dạng marketing truyền thống khác (ví dụ như phân phát các sản phẩm dùng thử miễn phí kèm theo phiếu dự thưởng hoặc quay sổ xố khi bạn mua sản phẩm đó) ở chỗ tạo ra sự hưng phấn và kích thích hành động mua của khách hàng ngay sau khi được thử nghiệm sản phẩm.

2. Marketing trải nghiệm có tác dụng lớn khi đưa một sản phẩm mới ra thị trường

Khi tung một sản phẩm mới ra thị trường, bạn có rất nhiều chi phí mà đối với một số sản phẩm con số này có thể lên tới hàng triệu đô la. Trong khi đó nếu bạn chỉ là một ông chủ doanh nghiệp nhỏ, ngân sách dành cho tiếp thị rất hạn hẹp, chắc chắn bạn sẽ phải tìm ra cách tiếp thị và quảng cáo hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Lúc này, marketing trải nghiệm là một trong những cách tiếp thị bạn nên lựa chọn. Ví dụ, bạn có thể tổ chức một bữa tiệc nhỏ trong một nhà hàng hoặc khách sạn và mời các đối tượng khách hàng tiềm năng đến dự tiệc và nghe giới thiệu về sản phẩm mới. Nếu một bữa tiệc vẫn chưa phù hợp với nhu cầu của bạn, bạn có thể trình diễn và thu hút khách hàng mục tiêu tham gia thử nghiệm sản phẩm tại một góc phố nhỏ, tại cổng trường học, hoặc tham dự một cuộc hội chợ triển lãm.

Tuy nhiên, khi tổ chức các sự kiện marketing trải nghiệm, bạn cần quan tâm đến đối tượng tham dự và địa điểm tổ chức. Nếu đối tượng tham dự không đúng độ tuổi, giới tính hoặc nhóm thu nhập mà bạn muốn nhắm tới, bạn sẽ không đạt được mục tiêu của mình. Cũng tương tự như vậy, nếu địa điểm tổ chức không phù hợp với các nhóm khách hàng mục tiêu và nội dung của sự kiện cũng rất dễ dẫn đến thất bại.

3. Giúp sản phẩm của bạn trở nên nổi bật

Có một số sản phẩm đòi hỏi phải có sự trải nghiệm trực tiếp mới khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Ví dụ, một người phát minh ra một loại đồ chơi rất thú vị và vui mừng đưa sản phẩm của mình đến các cửa hàng để bán. Nhưng rất tiếc sau một thời gian, đồ chơi của anh ta vẫn nằm im trên các kệ bán hàng, chìm lẫn giữa hàng trăm nghìn sản phẩm khác. Điều này sẽ tiếp diễn mãi cho đến khi anh ta bắt đầu nghĩ đến việc áp dụng phương pháp marketing trải nghiệm với các buổi trình diễn sản phẩm và mời các em bé thử chơi món đồ do anh ta sản xuất.

Kết quả thật bất ngờ, sự kiện thu hút được rất nhiều trẻ em tham gia và sản phẩm trở nên bán chạy. Nguyên nhân là do hành động marketing này đã đánh trúng tâm lý trẻ em. Chúng muốn được nhìn tận mắt và được thoải mái chơi các sản phẩm mà trước đây chúng chỉ có thể đứng nhìn. Và đó cũng là lý do để chúng lựa chọn sản phẩm này, chứ không phải là sản phẩm cùng loại khác của các đối thủ cạnh tranh của bạn trên thị trường.

Song ngay cả những sản phẩm mới và hoàn toàn khác biệt cũng rất có lợi nếu bạn sử dụng các hoạt động marketing trải nghiệm tại các cuộc triển lãm hay trình diễn thương mại và tiêu dùng. Bời vì khách hàng được tận mắt chứng kiến sản phẩm ở thể “động”, chứ không phải ở thể “tĩnh” như lâu nay họ vẫn thường thấy.

4. Tạo ra một lực lượng tiếp thị không chính thức cho sản phẩm của bạn

Cũng giống như tiếng róc rách của một dòng suối, một sự trải nghiệm sản phẩm tích cực chắc chắn sẽ tạo ra những cơn sóng kế tiếp. Mặc dù, các sự kiện marketing trải nghiệm chỉ có thể diễn ra trực tiếp và có tác dụng trước một số lượng khách hàng không lớn, nhưng bạn có thể cộng thêm vào đó sự ảnh hưởng do những người tham gia sẽ kể lại với những khách hàng tiềm năng khác.

Cuộc khảo sát do Công ty Jack Morton tiến hành nói trên cũng cho thấy 80% những người đã tham gia vào một sự kiện marketing trải nghiệm sẽ kể về sự trải nghiệm của mình với nhiều người khác. Chính vì vậy, bạn không chỉ có được một sự tương tác hiệu quả với khách hàng và tạo ra sự trải nghiệm đáng nhớ đối với sản phẩm, mà bạn còn có thêm lợi ích từ sự truyền miệng về sản phẩm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nữa. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã có được một lực lượng bán hàng không chính thức truyền bá những điều tốt đẹp về sản phẩm của bạn.


https://xuhuongtiepthi.com/marketing-trai-nghiem-experience-marketing-b45.php
Đọc tiếp »

Căn hộ : Mua DỄ, bán KHÓ

Căn hộ : Mua DỄ, bán KHÓ
Căn hộ có 2 thời điểm HOT nhất là lúc mở bán và lúc bàn giao nhà
- Lúc mở bán nhờ chiến dịch quảng cáo, chính sách thanh toán, chiết khấu, giá cả... Khách hàng mua đắt như tôm tươi, ngoài ra nhờ vào tâm lý " bầy đàn", tâm lý " háo thắng" phải mua được, đến lúc hụt căn nào đó rồi lại ức, muốn mua chênh lệch ngay và luôn, đó là lí do có nhà đầu cơ đầu tư ngắn hạn bỏ vào chục triệu đặt cọc sau đó kiếm dc tiền lời ngay, mà ko cần phải lo dài hơi về sau.
- Lúc bàn giao căn hộ, lúc này tuỳ dự án, có dự án xây đúng tiến độ, chất lượng công trình tốt, giao thông thuận tiện, thiết kế hợp lý thì giá bán sẽ cao hơn giá mua, lúc này là thời điểm nếu khách đầu tư muốn bán thì nên bán luôn, chưa bàn giao thủ tục cũng dễ hơn. Nhiều khách hàng mua ngại mua dự án chưa hoàn thiện nên đây là thời điểm họ đi xem mua để quyết định, đây là đối tượng khách hàng chắc chắn, nhìn bằng mắt, cảm nhận thực tế rồi mua sẽ yên tâm hơn. Nên chấp nhận mua cao nhưng hài lòng smile emoticon. Ngược lại những dự án ko như lúc đầu như tư vấn, nhìn trên bảng vẽ thì việc chấp nhận lỗ là điều đương nhiên.
Ngoài 2 giai đoạn này ra, khách mua sẽ khó khăn trong việc bán lại, nhiều người mua phải đi gửi đủ môi giới để tìm khách, có khi người bán cho mình hồi trước giờ gọi lại tò tí te, còn ko thì họ cũng đã chạy theo bán dự án khác.
- Nếu dự án có số lượng căn hộ quá nhiều, thì việc bán lại càng khó khăn, người mua có quá nhiều sự lựa chọn cho cùng một căn hộ, nên họ sẽ chọn mua căn nào rẻ nhất, bán lỗ họ mua. Nên bắt buộc sự cạnh tranh cao, giá thành càng cạnh tranh dữ dội, lúc này sẽ có những khách đầu tư, có nhà rồi mua để cho thuê mà ngay thời điểm đó họ cần tiền để đầu tư cái khác, họ muốn bán càng sớm càng tốt, nên việc cắt lỗ diễn ra ngay và luôn, buông cho khoẻ.
- Khách hàng đã nhận nhà khi muốn bán cũng nhiêu khê, nội thất lúc làm thì rất tâm quyết, muốn làm cho mình ở nên khi bán lại khó bán, vì đầu tư nhiều mà phong cách ko phải phù hợp với nhiều người thì càng khó bán. Nhà mình đẹp , chất lượng tốt mà ai cũng chê.
....
Còn nhiều lí do khác...,
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Những Bài Học Đắt Giá Khi Thỏa Thuận Lương

Dù bạn mới đi làm hay đã có nhiều năm kinh nghiệm, dù bạn thích hay ghét việc thỏa thuận lương thì việc bạn tích lũy thêm các mẹo thỏa thuận lương để đạt được mức mong muốn là không bao giờ thừa.
Bạn có thể đã đọc nhiều về các kỹ năng thỏa thuận lương, nên trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu những lỗi phổ biến mà ứng viên hay mắc phải dẫn đến kết quả là họ phải nhận mức lương thấp hơn.
1. Hài lòng với mức lương đưa ra/Không thỏa thuận. Lỗi phổ biến nhất là nhiều ứng viên chấp nhận mức do nhà tuyển dụng (NTD) đề ra. Thông thường ứng viên trẻ và ứng viên nữ thường mắc lỗi này, đa phần là vì chưa hiểu quy trình thỏa thuận lương hoặc ngại/không thoải mái khi thỏa thuận lương. Đồng ý mức lương do NTD đề ra có nghĩa là bạn sẽ phải chấp nhận nhiều hậu quả về tài chính sau này – mức lương thấp và tỉ lệ tăng lương thấp, dần dần sẽ dẫn đên việc bạn chán ghét công việc và NTD.
(Nguồn: Internet)
2. Tiết lộ mức lương bạn sẽ chấp nhận ngay từ đầu. Không tiết lộ quá nhiều thông tin là chìa khóa vàng trong quá trình đàm phán. Nhiều NTD sẽ hỏi về mức lương tại các công ty cũ và mức lương mong muốn. Trong những tình huống này, bạn phải luôn cẩn thận về những gì mình sẽ trình bày, vì càng trì hoãn tiết lô những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng thỏa thuận lương sau này.
3. Chỉ tập trung vào nhu cầu của ứng viên hơn là các giá trị họ có thể đóng góp. Nhiều ứng viên chỉ tập trung vào những điều mình cần hơn là các giá trị mà họ có thể mang lại cho NTD. Bạn hãy nên cho NTD biết khả năng đóng góp của mình và thỏa thuận lương từ đó, hơn là nói trước một mức lương chính xác bạn có thể chấp nhận.
4. Không tìm hiểu kỹ về mức lương hoặc không chuẩn bị cho quy trình thỏa thuận. Hãy tìm hiểu về NTD tương lai trên các phương diện mức lương, chính sách thỏa thuận, chế độ thưởng. Ngay cả khi bạn quyết định không thỏa thuận lương thì bạn vẫn có sự hiểu biết tốt hơn về thị trường nhân lực và giá trị của bản thân.
5. Đề cập về lương quá sớm. Bạn hãy nên luôn kiên nhẫn khi đề cập đến lương. Bạn càng để dành lâu thì càng có nhiều điều lợi trong quá trình thỏa thuận lương.  Thời điểm thích hợp nhất là khi bạn biết mình đã đến những vòng phỏng vấn cuối cùng, và bạn sẽ hỏi về lương thưởng, tiền hoa hồng, chế độ bảo hiểm và các quyền lợi khác. Nhiều NTD sẽ nhận xét rằng họ dễ dàng “bắt mạch” các ứng viên chỉ quan tâm đến tiền trong quá trình phỏng vấn và biết được cách sẽ thỏa thuận với các ứng viên này về sau như thế nào.
6. Chấp nhận công việc quá nhanh. Quá trình tìm việc có thể kéo dài hàng tuần hoặc nhiều tháng liền. Đề nghị từ NTD, dù có hấp dẫn thế nào đi chăng nữa, cũng cần phải được xem xét lại. Nhiều NTD sẽ cho bạn thời gian để cân nhắc. Khi bạn được NTD chọn, bạn đã có được “quyền lực” nhất định để thỏa thuận các đề nghị, và hãy dùng quyền lực này như một vũ khí hiệu quả cho bạn và kéo dài thêm thời gian nếu có thể trước khi bạn ra quyết định cuối cùng.
(Nguồn: Internet)
7. Từ chối công việc quá nhanh. Nhiều ứng viên nhanh chóng từ chối các NTD khi mức đề nghị không như mong muốn. Trong nhiều trường hợp bạn có thể từ chối ngay lập tức nhưng nếu được bạn hãy luôn xin thêm thời gian để cân nhắc. Nếu mức lương quá thấp, bạn có thể từ chối ngay. Nếu lương vẫn có thể chấp nhận được (dù vẫn thấp hơn bạn mong đợi), bạn hãy xem thêm các quyền lợi khác. Nhiều NTD có thể trả lương thấp hơn mức thị trường nhưng bù lại sẽ có các chính sách thưởng, chế độ bảo hiểm cá nhân, hoặc mua cố phiếu của công ty.
8. Yêu cầu thay đổi quá nhiều trong Thư chào đối ứng (Counteroffer). Nếu bạn thích công việc và xác định được NTD theo mong muốn của mình nhưng bạn vẫn chưa hài lòng với mức NTD đề nghị, bạn có thể cân nhắc gửi lại một Thư chào đối ứng (Counteroffer). Khi viết thư này, bạn chỉ nên tập trung tối đa vào 2 điểm để thỏa thuận; bạn không thể đàm phán hết tất cả hạng mục. Nếu lương thấp, hãy chỉ đề cập vào lương. Nếu bạn biết NTD không thể thay đổi mức lương, hãy tập trung vào các quyền lợi khác. Và vì bạn chỉ có thể chọn tối đa 2 mục, bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng trong thư của mình.
9. Đưa lý do cá nhân vào việc thỏa thuận lương. Bạn phải luôn thể hiện sự chuyên nghiệp trong quá trình thỏa thuận lương. Nếu NTD đã đưa ra mức lương đề nghị, bạn đã nằm trong tầm ngắm được chọn. Nếu như bạn thỏa thuận rồi mà vẫn không đi đến đâu, hãy luôn nhớ rằng bạn đã nhận được thư chấp nhận từ công ty, ngay cả khi mức đề nghị không cao như bạn nghĩ hoặc không xứng đáng với bạn. Và nếu thỏa thuận lương không thành công, hãy cảm ơn NTD một lần nữa vì đã cho bạn cơ hội. Biết đâu sau này bạn sẽ lại đi phỏng vấn cùng công ty đó cho các vị trí khác.
10. Không yêu cầu NTD xác nhận thỏa thuận bằng văn bản. Sau khi thỏa thuận thành công, bạn phải yêu cầu NTD xác nhận lại bằng văn bản. Nếu NTD cố tình lảng tránh việc này, bạn phải cân nhắc lại về việc có ký vào đơn chấp nhận làm việc tại công ty hay không.
Đọc tiếp »

DỮ LIỆU KHÁCH HÀNG TỐT NHẤT: NGAY TRONG TẦM TAY

First-party data đang trở thành nguồn dữ liệu được ưu tiên hàng đầu cho các chiến lược tiếp thị trên cơ sở người dùng (People-based Marketing).
Với áp lực buộc phải sử dụng dữ liệu để mang lại thông điệp quảng cáo phù hợp nhất cho người dùng như hiện nay, hầu hết Marketer trong ngành tiếp thị số đều sử dụng nguồn “dữ liệu độc lập” (Third-party data) để tiếp cận các khách hàng tiềm năng. Nguồn dữ liệu này là cách dễ dàng để phủ sóng những phân khúc khách hàng lớn hơn mà các kênh khác không sẵn có. Nhưng trong môi trường luôn luôn biến đổi và cập nhật 24/24 như hiện nay thì Third-party data cũng không còn đủ để đáp ứng nhu cầu nữa.
Thay vào đó, dữ liệu mà các thương hiệu trực tiếp sở hữu – First party data (còn gọi là “dữ liệu chính chủ”) – đang nhanh chóng trở thành ưu tiên chiến lược với phần lớn Marketer.
Vậy điều gì khiến First-party data trở nên ‘đắt hàng’ như vậy, tại sao các Marketer lại ưu tiên nó hơn Third-party data, và làm cách nào nó có thể giúp mang lại các chiến lược tiếp thị dựa trên người dùng hiệu quả hơn?
3 nguồn cung dữ liệu của Marketer
Có 3 nguồn dữ liệu chính hiện có trên thị trường dành cho các Marketer, gồm:
First-Party Data – dữ liệu chính chủ:
Là bất kỳ dữ liệu nào được tạo bởi những tương tác trực tiếp giữa thương hiệu và khách hàng. Trong số đó, các thông tin giao dịch, dữ liệu từ các chiến dịch tiếp thị đã chạy, từ website và email là những nguồn giá trị nhất.
Nguồn dữ liệu này được xem là đáng tin cậy nhất và vì thế mang lại khả năng dự báo khá chuẩn xác. Ví dụ như khi biết những thông tin: ai đã mua hàng, họ mua những sản phẩm gì, với giá bao nhiêu,...đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể dự đoán đâu sẽ là những thông điệp hoặc sản phẩm thích hợp để cung cấp tới người dùng này.
Vượt cả khả năng dự báo, First-party data còn mang tính độc quyền và duy nhất cho doanh nghiệp. Đây chính là lợi thế lớn nhất trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt với những đối thủ có khả năng tương đương nhau.
Tuy vậy, First-party data cũng bị giới hạn nếu doanh nghiệp không có tập khách hàng lớn hoặc không có một chương trình thu thập thông tin đủ mạnh. Điều này gây cản trở trong việc mở rộng qui mô so với những loại dữ liệu khác.
Second-Party Data – dữ liệu đối tác:
Là First-party data của doanh nghiệp khác. Nguồn này có thể bổ sung vào First-party data của doanh nghiệp bằng nhiều cách mà không làm giảm tính chính xác vốn có của chúng.
Giá trị ở đây rất rõ ràng. Các thương hiệu có thể mở rộng qui mô phủ sóng đến tập khách hàng tiềm năng lớn hơn mà vẫn đảm bảo dữ liệu đạt yếu tố ‘độ tin cậy’ tương đương như First-party data của chính doanh nghiệp.
Tuy nhiên nguồn Second-Party Data khá nhạy cảm và cần được sử dụng thận trọng bởi vì qui trình chia sẻ thông tin giữa các đối tác luôn tiềm tàng rủi ro, và rõ ràng dữ liệu không phải là hàng hóa đơn giản để trao đổi. Các bên tham gia không thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và qui trình phải được kiểm soát để đảm bảo việc lồng ghép các dữ liệu đối tác này vào nguồn hiện có liền mạch nhất có thể.
Third-Party Data – dữ liệu độc lập:
Là nguồn dữ liệu tổng hợp, thông thường được mua từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp. Những công ty này sẽ kết hợp những nguồn thông tin công cộng sẵn có (như dữ liệu dân số) với lượng lớn các nguồn dữ liệu khác để xây dựng nên một tập hồ sơ tương đối đầy đủ về khách hàng.
Loại dữ liệu này có ưu điểm nổi bật về độ phủ rộng và tính sẵn có – rất thích hợp cho mục tiêu gia tăng tìm kiếm khách hàng mới.
Tuy nhiên dù được các Marketer tin tưởng sử dụng trong suốt các thập kỷ qua thì khiếm khuyết của Third-party data vẫn bị lộ rõ khi các thương hiệu chuyển sang các chiến lược tiếp thị định hướng người dùng (customer-based marketing) – cụ thể là các yếu tố ‘chất lượng’, ‘độ chính xác’ và ‘khả năng cập nhật nhanh chóng’ của dữ liệu.
Nguồn Third-party data này thường bao gồm những tập hồ sơ khách hàng đến từ rất nhiều nguồn với độ chính xác và phù hợp khác nhau. Do đó, rất khó để Marketer có thể xác định chất lượng chính xác của những thứ họ mua. Ví dụ, một khách hàng ghé đến trang bán quần áo trẻ em không có nghĩa là người này đã có con, có thể họ chỉ đơn giản muốn mua một món quà cho bạn bè hoặc người thân.
Thêm nữa, Third-party data sẵn có cho bất cứ ai có nhu cầu – đồng nghĩa đối thủ cạnh tranh cũng có thể tiếp cận và sử dụng, do đó không thể tạo nên khác biệt cạnh tranh cho các chiến dịch tiếp thị.
First-party data được ưu tiên
Mỗi nguồn dữ liệu có một vai trò quan trọng khác nhau trong hệ sinh thái hiện tại, nhưng các bằng chứng mới đây chỉ ra rằng có một sự chuyển đổi tập trung vào First-party data. Một báo cáo nghiên cứu gần đây của Signal – doanh nghiệp chuyên cung cấp công nghệ MarTech cho biết:
  • 2/3 Marketer tin rằng First-party data mang lại thành quả chiến dịch tốt nhất.
  • Hơn 80% Marketer dự kiến tăng mức độ sử dụng nguồn First-party data trong vòng 2 năm tới.
  • 92% Marketer tin rằng First-party data và Second-party data mang đến chuyển đổi tốt nhất cho chiến dịch, trong khi 95% xem hai nguồn này là cách tốt nhất để gia tăng giá trị vòng đời khách hàng (CLV- Customer Life Value).
Những kết quả trên làm nổi bật xu hướng nhiều Marketers đang theo đuổi các hoạt động thu thập, phân tích và áp dụng First-party data.
Nói ngắn gọn, First-party data mang đến cho Marketer sự tự tin khi biết chính xác nguồn gốc thông tin mình có và cách thức nó được xử lý. Kết quả là họ ngày càng gia tăng thu thập First-party data trong nỗ lực làm giàu thêm tập hồ sơ khách hàng, qua đó củng cố qui trình cá nhân hóa hoặc tạo nên những phân khúc khách hàng tiềm năng chính xác cho hoạt động định hướng chuyên sâu hơn.
Các thương hiệu sớm tiếp nhận xu hướng này và sáng tạo trong việc vận dụng lượng First-party data dồi dào đang ngày càng trở nên hiểu biết hơn về người dùng, đồng thời cũng trở thành ví dụ hùng hồn nhất cho các doanh nghiệp khác noi theo.
Ví dụ, công viên giải trí Disney đã áp dụng rất thành công nguồn First-party data cho hoạt động của mình. Cụ thể, thông tin khách hàng được thu thập từ vòng đeo tay thông minh “MagicBand” – thiết bị sử dụng chip RFID và bộ thu nhận sóng với khả năng truyền nhận dữ liệu trong vòng bán kính 12m. Mỗi khách hàng ghé đến Disneyland sẽ được phát một chiếc để tương tác với thế giới xung quanh họ. Nó có thể thay thế luôn cả vé tham gia trò chơi, phiếu đặt phòng khách sạn, và thậm chí còn có thể dùng để thanh toán cho đồ ăn và các giao dịch khác trong khuôn khổ công viên (thông tin thẻ tín dụng sẽ được tải trước vào vòng trong quá trình mua vé vào cổng, và người dùng chỉ cần quét vòng tay của mình vào các máy thánh toán trong khu vui chơi). Ngoài ra, Disney còn sở hữu website và các ứng dụng cho phép khách tham quan đặt chỗ, lên kế hoạch, quản lý các hoạt động vui chơi và kết nối mọi người trong nhóm với nhau.
MagicBand và các ứng dụng của nó không chỉ giúp người dùng tận hưởng những trải nghiệm vui chơi tốt nhất tại công viên, mà còn mang đến cho Disney khả năng tiếp cận và thu thập nguồn First-party data phong phú trong suốt hành trình khách hàng trải nghiệm, sau đó sử dụng cho mục đích cải thiện liên tục những tương tác giữa thương hiệu và khách hàng.
Một ví dụ khác về việc ứng dụng First-party data là Pandora – ứng dụng nghe nhạc miễn phí, có thể thu thập những dữ liệu khác nhau về người dùng như tuổi, vị trí và sở thích nghe nhạc để tạo nên các phân khúc khách hàng tiềm năng và cung cấp những quảng cáo được thiết kế tương ứng với từng nhóm khách hàng đặc trưng ở mức độ cao.
Những thương hiệu sở hữu nguồn First-party data dồi dào đang góp phần định hình lại hệ sinh thái dữ liệu hiện tại, trong đó First-party data trở thành vũ khí chủ lực cho chiến lược One-to-one marketing (hoạt động tiếp thị tương tác trực tiếp với từng khách hàng chuyên biệt). Kẻ chiến thắng sẽ là người có thể sử dụng loại dữ liệu này như một cơ sở để dẫn dắt những chuyển đổi và tạo ra những tương tác thông minh hơn với khách hàng của mình.
Đọc tiếp »