Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

NẾU tiền bỏ vô BHXH dùng để đầu tư cổ phiếu

Có bao giờ các bạn tự hỏi nếu công nhân thay vì bỏ tiền (26% lương) vào BHXH , họ dùng tiền đó bỏ vô quỹ hưu trí cá nhân để đầu tư cổ phiếu, thì 20 năm sau sẽ được bao nhiêu không? Sau đây là 1 bài toán đơn giản.


Lương 4,000,000 VND

Mức BHXH: 26% của lương (doanh nghiệp đóng 18%, người lao động đóng 8%) ---- 26% x 4,000,000 = 1,040,000 VND


Nếu bỏ vô quỹ BHXH cho 20 năm

1,040,000 x 12 tháng x 20 năm = 249,600,000 VND

Vấn đề: lạm phát mỗi năm là 10%. Số 249tr đó trong 20 năm sẽ trở thành vô giá trị.


NẾU BỎ VÔ QUỸ HƯU TRÍ CÁ NHÂN - ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU ETF

Đầu tư vô 1 rỗ cổ phiếu, top 30-100 cổ phiếu, quỹ ETF, ăn theo index nào đó như SP500 của Mỹ hoặc Vn30 của Việt Nam.


Giá trị gia tăng bình quân của thị trường: 12%/năm

(Tính dùng máy tính tài chính)

Số lần đóng: 20 năm x 12 tháng (N) = 240 lần

Số tiền mỗi lần đóng: 4,000,000 x 26% (PMT) = 1,040,000 VND

Mức gia tăng: 12%, 12/12 tháng = 1 (I/Y)


N = 240, IY = 12/12, PMT = 1,040,000

FV = giá trị tương lai sau 240 lần (20 năm) là: ......... 1,028,825,580 VND


Sau 20 năm bỏ tiền vào quỹ hưu trí đầu tư ETF, người lao động với mức lương 4tr/tháng sẽ được 1,028,825,580 VND. Hơn 1 tỷ VND. Ăn đứt 249tr của tiền BHXH.
Đọc tiếp »

Làm thế nào giải phóng năng lượng cho nhân viên?



Các nhà quản lý đồng thời là chủ doanh nghiệp của mình thường làm việc rất chăm chỉ và chú tâm đến công việc của mình hơn bất cứ ai khác. Tuy nhiên, không nên vì thế mà quên đi rằng anh không chỉ có một mình. Theo Peter Economy, tác giả của cuốn sách thuộc hàng “best-seller” Managing For Dummies, The Management Bible, Leading Through Uncertainty (tạm dịch: Cẩm nang cho nhà quản trị doanh nghiệp) và hơn 60 đầu sách khác thuộc lĩnh vực quản lý, để thành công lâu dài, các nhà quản lý cần phải có một đội ngũ nhân viên năng động, sẵn sàng tham gia vào mọi hoạt động của công ty và gắn bó lâu dài với tổ chức. Điều đó cũng có nghĩa là sếp cần “giải phóng năng lượng” trong từng cá nhân của đội ngũ nhân sự. Economy đưa ra những lời khuyên dưới đây giúp các nhà quản lý thực hiện điều này.


Hướng nhân viên đến những việc làm đúng đắn. 
Những tổ chức thành công luôn chia sẻ những câu chuyện thành công với nhân viên. Ở những tổ chức này, nhà quản lý luôn chú trọng các quy trình, chiến lược và các ý tưởng mang tính xây dựng của nhân viên và giải thích với nhân viên về những lợi ích mà họ sẽ có được khi thực hiện những điều này. Khi nhân viên làm đúng và làm tốt, nên để cho mọi người xung quanh biết về điều ấy. Động viên những nhân viên xuất sắc, có thành tích cao bằng cách đánh giá cao những nỗ lực của họ trước các đồng nghiệp.


Đặt ra những tiêu chuẩn cao về các vấn đề như giao tiếp, năng suất làm việc và tính chuyên môn trong toàn tổ chức.
 Khi nhân viên chưa thực hiện được những chuẩn mực cao này thì nhà quản lý cần làm việc gần gũi với họ và giúp họ cải thiện chất lượng công việc của mình. Không nên nhượng bộ cho sự yếu kém của nhân viên bằng cách hạ thấp các tiêu chuẩn. Thay vào đó, sếp cần kề vai sát cánh với nhân viên và làm việc với tinh thần đồng đội cao để cùng nhau vượt qua những thử thách. Hãy lắng nghe nhân viên để tìm hiểu những khó khăn, trở ngại của họ, tập trung vào những giải pháp khả thi và nỗ lực để đạt được những mục tiêu, kỳ vọng đặt ra.


Giao tiếp, truyền thông thường xuyên, rõ ràng và chuyên nghiệp. 
Nhân viên luôn mong đợi sự đánh giá trung thực, khách quan của sếp về kết quả, thành tích công việc của họ. Khi mọi việc diễn ra suôn sẻ, nhà quản lý cần chia sẻ những gì đang phát huy tác dụng tốt và những câu chuyện thành công với toàn tổ chức. Khi đối diện với nhiều vấn đề ngăn cản sự tiến bộ của tổ chức, sếp cần suy nghĩ về sựảnh hưởng mà mình có thể tạo ra để giải quyết vấn đề bằng cách thảo luận về các mối quan tâm một cách mang tính xây dựng. Hãy sử dụng truyền thông và giao tiếp như một công cụ để động viên, tạo hứng khởi cho nhân viên cũng như thảo luận và giải quyết các vấn đề.


Tin tưởng nhân viên.
 Những nhà quản lý giỏi nhất là những nhà quản lý luôn hiểu rằng thành công của tổ chức gắn liền với thành công của nhân viên và nỗ lực để tạo ra niềm tin cho nhân viên vào bản thân nhà quản lý và vào tổ chức. Sếp có thể làm điều này bằng cách xây dựng một môi trường làm việc an toàn, cởi mở và giao tiếp hai chiều.


Giúp nhân viên trưởng thành
Hướng nhân viên đến những thành công chứ không phải chăm chăm tìm ra những thất bại của họ. Hãy trang bị cho nhân viên các công cụ, các chương trình đào tạo, huấn luyện cần thiết để họ có thể đáp ứng và thậm chí làm tốt hơn những chuẩn mực đã đề ra. Khuyến khích nhân viên phát hiện ra những điểm mạnh và những động cơ lớn nhất của họ trong công việc. Chỉ ra cho họ thấy những lợi ích mà tổ chức có được từ những nỗ lực của họ và điều ấy đem đến cho bản thân họ những lợi ích gì. Sau khi hiểu được động cơ làm việc của nhân viên thì nên gắn chúng với các nhiệm vụ, công việc hằng ngày của họ.


Xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả. 
Đó phải là một môi trường làm việc tích cực, chuyên nghiệp, vừa mang tính công nghiệp nhưng cũng vừa thoải mái. Đảm bảo rằng nhân viên luôn có những công việc thử thách nhưng cũng không đến nỗi quá căng thẳng. Bất cứ khi nào có thể thì nên giao phó thêm cho nhân viên những công việc, nhiệm vụ hay vị trí mang tính phức tạp hơn với nhiều trách nhiệm hơn, để cho họ luôn có động cơ phát triển cùng sự thành công của tổ chức.


Xây dựng một cộng đồng.
Hãy giúp cho nhân viên cảm thấy rằng họ là một thành phần đặc biệt của tổ chức và những nỗ lực của họ luôn được trân trọng, đánh giá cao. Xem nhân viên như những cộng sự hay đồng nghiệp và gắn họ với thành công của tổ chức.

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

Làm gì để tăng năng suất làm việc của nhân viên?


Trở thành một nhà quản lý cũng tương tự như làm một người thợ rèn, bạn phải tự biết cách rèn dũa và uốn nắn bản thân theo chiều hướng tích cực, nếu bạn thực sự khát khao muốn trở nhà quản lý giỏi.

Sau đây là vài cách quản lý nhân viên để có năng suất cao nhất mà tôi tham khảo và tổng hợp được. Hi vọng có ích cho bạn.

Môi trường làm việc dễ chịu

Để thúc đẩy các nhóm làm việc hiệu quả, môi trường làm việc ổn định, có tổ chức sẽ là điều kiện tiên quyết để phát huy năng suất làm việc của nhóm. Là một nhà quản lý bạn phải liên đới kiểm soát trong tất cả các nhiệm vụ:
+Chất lượng của các mối quan hệ và việc trao đổi

+Duy trì một môi trường hợp tác trong nhóm

+Thúc đẩy các nhân viên

+Nâng cao khả năng làm việc theo nhóm

+Khai thác tiềm năng của mỗi người ngoài môi trường công việc, thông qua các hoạt động văn hoá hay giải trí.

Làm việc với các quy tắc rõ ràng

Các quy tắc phải được xác định ngay từ đầu. Tăng tiền lương và quản lý theo mục tiêu có thể là đòn bẩy thúc đẩy rất tốt.

Nêu rõ các quy tắc là cách giúp cấp dưới hiểu rõ hơn về cách thức quản lý của bạn.

Mô tả nhiệm vụ, mục tiêu và giá trị doanh nghiệp một cách rõ ràng

Việc cần thiết là bạn phải giải thích các kế hoạch, giá trị, vị trí của nhóm trong tổng thể. Hãy chắc chắn rằng nhân viên tìm thấy chỗ đứng của mình và giá trị của họ trong nhóm.

Sự gắn kết của nhóm

Các nhân viên phải là một phần của một nhóm hoặc đơn vị làm việc, mà trong đó các mối quan hệ phải được kết hợp một cách cởi mở và thân thiết. Người quản lý phải tìm ra được ai là người có khả năng kết nối, ai là người thụ động trong các mối quan hệ để biết cách thay đổi, sắp xếp và nâng cao.

Để nhân viên học hỏi những điềumới

Điều này đòi hỏi phải tạo ra những thử thách phù hợp với từng nhân viên và tưởng thưởng chothành công của họ, bằng cách thưởng cho từng cá nhân trong nhóm. Đó là cách nhanh nhất có thể để tạo ra hiệu quả trong công việc, cũng như tăng uy tín của bạn.

Tham gia vào các quyết định của công ty

Hãy thử để các nhóm tham gia vào các dự án quan trọng của công ty, điều này cho phép họ thay đổi cách thức hoạt động để có sự điều chỉnh linh hoạt.

Khi nhân viên tham gia vào các quyết định của công ty, nghĩa là họ nhận thấy tầm quan trọng của vị trí công việc mà mình đảm nhận, như vậy sẽ thúc đẩy sự hăng hái của từng thành viên trong công ty.

Phát triển những ý tưởng mới và thực hiện nó

Chứng tỏ với nhân viên của bạn rằng bạn không phải là nhà quản lý thiếu năng lực, sáng tạo. Là một nhà quản lý, bạn phải luôn luôn tìm kiếm hướng phát triển cho doanh nghiệp thông qua các ý tưởng mới. hãy lắng nghe những nhận xét cũng như sự đóng góp ý kiến của nhân viên, bạn sẽ phải bất ngờ về những ý tưởng táo bạo và mới mẻ của họ.

Nhận lỗi khi không hoàn thành lời hứa

Nhà quản lý- không có nghĩa là mọi điều bạn thực hiện đều đúng, bạn nên nhận lỗi khi không thực hiện đúng cam kết của mình, điều này sẽ thúc đẩy các nhân viên ủng hộ bạn trong tất cả các quyết định mà bạn đưa ra sau này.
Đọc tiếp »

Bài học về thay đổi, sai lầm và kết cuộc

Trong suốt buổi họp mặt truyền thông nhằm công bố tin Nokia sẽ chính thức được bán lại cho Microsoft, CEO của Nokia đã chia sẻ trong nghẹn ngào: “Chúng tôi không làm gì sai cả, nhưng biết phải làm sao, chúng tôi đã thất bại”. Cả tập thể những nhân viên ngồi phía dưới lặng lẽ cúi mặt xuống và khóc theo.


Sau gần 20 năm với nhiều dòng sản phẩm ra mắt, Nokia đã vươn lên trở thành hãng sản xuất điện thoại di động đứng đầu thế giới. Năm 2000, Nokia xuất sắc được biết đến như công ty đáng giá nhất châu Âu với tổng vốn hóa thị trường lên đến 300 tỷ đồng USD.



Đỉnh điểm của thời kỳ hoàng kim là năm 2008, khi Nokia dẫn đầu thị trường điện thoại toàn cầu, nắm giữ gần 40% thị phần. Với 129.746 nhân viên làm việc ở 120 quốc gia, hãng cung cấp sản phẩm cho 150 nước và thu về 41 tỷ euro, tương đương khoảng 55 tỷ USD trong năm 2009.



Nokia giờ đây chỉ còn là cái bóng của chính mình

Nokia không làm gì sai cả, tuy nhiên vì xu hướng thế giới không ngừng thay đổi, đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh, họ đành phải “bán mình” để sống. Họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội học hỏi, thay đổi và hoàn thiện chính mình và vì thế đứng trước bờ vực bị thâu tóm bởi những đối thủ cạnh tranh đáng gờm như Apple và Samsung. Vấn đề sống còn của một thương hiệu lừng danh khắp thế giới ngày nào giờ đây thật quá mong manh.

Câu chuyện về sự ngủ quên trên chiến thắng của Nokia có lẽ đã mang đến cho độc giả nhiều ngẫm nghĩ và các bài học để tồn tại và “sống sót”:

- Nếu bạn không thay đổi, bạn sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi ngay. Nếu suy nghĩ, tư duy và cách tiếp cận của bạn không thể bắt kịp thời đại, sẽ chẳng có lí do gì để bạn có thể tiếp tục tồn tại được nữa.

- Hãy biến lợi thế vốn có của mình thành xu hướng và không ngừng phát huy từng ngày. Cũng đừng quên nhìn nhận sai sót và thay đổi. Bởi lẽ nếu bạn không thay đổi, không hòa nhập thì đối thủ sẽ nắm bắt cơ hội để khai tử bạn ngay.

- Tự mình thay đổi và hoàn thiện bản thân cũng giống như việc cho bản thân cơ hội thứ hai vậy. Nếu để người khác buộc bạn phải thay đổi, thay đổi lúc cơ hội gần như trở về con số 0 thì không còn lí do gì để bạn tổn tại trong cuộc chiến này nữa.

- Những ai từ chối cơ hội học hỏi và hoàn thiện chính mình chắc chắn một ngày nào đó không xa, họ sẽ trở nên vô cùng thừa thãi và bị vứt bỏ trên chính những chiến thắng mà họ đã ra sức gầy dựng. Cuối cùng, họ vẫn sẽ rút ra được bài học cho chính mình, nhưng bằng cách vô cùng chua chát và đau đớn vì đã quá muộn để thay đổi mọi thứ.
Đọc tiếp »

SOSTAC là gì và áp dụng để xây dựng lên bảng Kế hoạch marketing?

SOSTAC là gì và áp dụng để xây dựng Kế hoạch marketing NTN?
plusQuy trình SOSTAC® được phát triển bởi Paul Smith bao gồm 6 bước cơ bản:
  •         Situation Analycis  (Phân tích tình hình): where are we now?  –> Bạn đang ở đâu?
  •         Objectives (Mục tiêu): where do we want to be? –> Bạn muốn mình tới đâu?
  •         Strategy (Chiến lược): how do we get there? –> Bạn tới đó bằng cách nào?
  •         Tactics (Chiến thuật): how exactly do we get there? –> Chính xác bạn sẽ làm như thế nào?
  •         Action plan (Kế hoạch hành động): what is our plan? –> Kế hoạch của bạn là gì?
  •        Control (điều khiển): did we get there? –> Bạn đã tới nơi chưa?
plusXác định mục tiêu cụ thể cho chiến lược Digital Marketing bằng phương pháp SMART
Xây dựng độ nhận biết thương hiệu qua Internet.
Xây dựng cộng đồng khách hàng thân thiết, trung thành.
Doanh thu từ Internet.
Sostac là gì
Sostac là gì
plusNguyên tắc SMART, tức là mục tiêu được xây dựng dựa trên những tiêu chí sau:
S-Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu.
M-Measurable: Đo đếm được.
A-Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình.
* R-Realistic: Thực tế, không viển vông.
T-Time bound: Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra.
plusStrategy (Chiến lược): how do we get there? –> Bạn tới đó bằng cách nào?
Chiến lược phân khúc thị trường và mục tiêu.
Chiến lược định vị thương hiệu trên Internet.
Chiến lược phát triển cộng đồng khách hàng tiềm năng.
plusTactics (Chiến thuật) Xem chi tiết tại đây >>
Đọc tiếp »

Những website hữu ích dành cho dân Marketer



Các bạn làm marketing nên chăm chỉ đọc các blog chuyên ngành để update thêm thông tin về ngành nhé, đi ứng tuyển chém gió tưng bừng cho NTD thấy sợ. Một số blog về marketing hay ho mình muốn recommend các bạn đọc:


1. Harvard Business Review – www.hbr.org

Trang này nổi tiếng rồi, ấn vào nếu bạn thích đọc về tips hoặc các bài viết truyền cảm hứng.


2. Copyblogger – http://www.copyblogger.com/blog/

Trang này chuyên về content strategy và writing.


3. Marketo Blog – www.blog.marketo.com

Phù hợp cho các bạn muốn tìm hiểu về SEM, marketing ROI trong lĩnh vực B2B.


4. Modern Marketing Blog – https://blogs.oracle.com/marketingcloud/

Các tips marketing về marketing automation, data management and content marketing.


5. Buffer – https://blog.bufferapp.com/

Học tất tần tật mọi thứ như tạo, chia sẻ và quản lý content trên mạng xã hội.


6. Hubspot Blog – http://blog.hubspot.com/

Bạn nào thích tìm hiểu về SEO, blogging, social media, lead generation and analytics thì nghía qua trang này.


7. Econsultancy Blog – https://econsultancy.com/blog/

Các số liệu và lời khuyên về content strategy, social media, email marketing, search engine optimisation.


8. Digital Marketing Blog – http://blogs.adobe.com/digitalmarketing/

Cung cấp các tips về online advertising, web analytics, email and search marketing, social media and web experience. Ngoài ra còn có các news về digital marketing.


9. Visualistan – http://www.visualistan.com

Thông tin về social media, general marketing, business and technology nhưng trình bày dưới dạng infographic.


10.TED Blog – http://blog.ted.com/

TED thì bạn nào chăm xem TEDx thì chắc biết rồi hen.


11. Contently – https://contently.com/strategist/

Rất hay nếu bạn đang tìm hiểu về brand, media, social and ROI.


12. Content Marketing Institute – http://contentmarketinginstitute.com/

Trang này chuyên cung cấp các research papers và podcast về marketing.


Một số trang khác:

13. MarketingProfs – http://www.marketingprofs.com/

14. Copyhackers – https://copyhackers.com/

15. Moz – https://moz.com/blog


(Source: SQUIRRELS&BEARS)


like emoticon Cập nhật từ bạn Hoang B. Lam

Mình chia sẻ thêm 2 trang mình đang subscribing:

1. Branding Strategy Insider: đa số các bài viết viết về làm thương hiệu và chiến lược thương hiệu.

http://www.brandingstrategyinsider.com/


2. Advertising Age: ít bài viết học thuật hơn BSI, nhưng nhiều bài viết mang tính thời sự hơn. Đọc trang này để được cập nhật các xu hướng mới trong rất nhiều lĩnh vực (SEO, MXH, OOH, v.v...) của ngành.

http://adage.com/

like emoticon Cập nhật từ bạn Nguyễn Ngọc Karmi Phúc

Sorry nhưng em thấy nếu làm marketing mà không đọc qua Seth Godin thì hơi uổng phí. Em là dân tech nhưng cũng hay đọc và thích lắm.


Blog của Godin thường viết về branding, chiến lược marketing và tâm lý người dùng rất thú vị, giống anh Đức Sơn của Richard Moore mà dân branding mình hay theo dõi.


http://sethgodin.typepad.com/
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Nút phản hồi trên Facebook - cuộc chơi mới cho các nhãn hàng


Đo lường thuận tiện và sâu hơn phản ứng của khách hàng là những lợi ích dễ thấy đối với doanh nghiệp khi Facebook đưa ra công cụ mới, song nó cũng đặt ra cho họ nhiều thách thức.

Sau nhiều tháng thử nghiệm tại một số quốc gia, từ 25/2, Facebook chính thức đưa vào sử dụng tính năng Reactions (phản ứng) mới thay cho nút Like đơn thuần trước đây. Theo đó, người dùng sẽ có 5 cách biểu lộ trạng thái với một chia sẻ nào đó bao gồm Love (yêu), Haha, Wow (ngạc nhiên, trầm trồ), Sad (buồn) và Angry (giận dữ). Đây được coi là một trong những đợt nâng cấp lớn nhất của Facebook kể từ khi ra mắt.

Facebook là một kênh marketing trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ (gọi chung là các nhãn hàng) của doanh nghiệp cũng đứng trước một cuộc chơi mới sau thay đổi này của Mark Zuckerberg và các đồng sự.

Cơ hội đi liền thách thức


Dễ thấy trước hết đây là cơ hội để tăng được tương tác của công chúng với sản phẩm, dịch vụ. Trước kia, nếu không thích sản phẩm, người dùng thường chọn việc bỏ qua, hiếm khi có ai vì ghét mà dừng lại bình luận hay chia sẻ và viết thêm mấy dòng dẫn chuyện, trừ khi cảm xúc của họ bị đẩy lên rất cao. Nay họ có thể phản ứng rất nhanh, rất tức thời nếu thích hay không thích nội dung đó.

Lựa chọn đa dạng hơn để bày tỏ thái độ, cảm xúc cũng sẽ làm công chúng hào hứng hơn trong việc phản hồi với sản phẩm, với nội dung marketing. Có thể xảy ra cơn bão phản ứng nếu người dùng không thích một sản phẩm, dịch vụ nào đó và doanh nghiệp rất “khó đỡ” khi họ chỉ cần nhấn nút Tức giận.

Lợi ích có thể nhìn thấy rất nhanh là doanh nghiệp dễ dàng đo được phản ứng của công chúng với sản phẩm, dịch vụ của mình và thước đo cũng sâu hơn trước.

Nhưng đi cùng đó, việc làm marketing mạng xã hội; social media nói chung nay cũng khó hơn, sức ép lớn hơn. Trong nội bộ, các nhóm chuyên marketing mạng xã hội và ngoài là các công ty dịch vụ marketing truyền thông đều phải “căng mình” hơn trước những phản hồi của công chúng.

Thử nghĩ nếu nhãn hàng nào chọn cách tiêu cực là xoá comment hay cấm các nick bình luận xấu, nay làm sao có thể soi và xoá được nếu đối tượng chỉ "thả" ra một nút Tức giận rồi bỏ đi?

Sống chung với nút phản hồi mới trên Facebook như thế nào



Nội dung markerting phải làm hay hơn trước để người dùng và tương tác không chỉ Thích (Like) mà phải Yêu (Love) là bài toán lớn với các nhãn hàng.

Nhãn hàng của các doanh nghiệp chả có lựa chọn nào khác khi có mặt trên Facebook là chơi theo cách mới mà Facebook áp đặt. Vấn đề đơn giản là chấp nhận, tìm cách sống chung và tận dụng được những cơ hội mới mà Facebook đem lại qua trải nghiệm này:

1. Cần đầu tư mạnh và coi trọng hơn nội dung tiếp thị (content marketing): Nếu nội dung không tốt, không có nhiều tương tác, càng không có lan truyền. Nếu nội dung câu Like rẻ tiền như trước, nhãn hàng có thể phải trả giá đắt hơn. Chuyện gì xảy ra nếu fanpage lại là nơi tập trung các anti-fan đã được thu hút bởi các nội dung tệ nhưng lan truyền mạnh trước đó?

2. Nên đặt ra những chỉ số cao hơn cho đội ngũ marketing mạng xã hội: Làm sao phải làm hay hơn trước để người dùng và tương tác không chỉ Thích (Like) mà phải Yêu (Love). Cũng có thể làm họ khoái và Haha hay Wow, đừng làm họ Buồn (Sad) và/hoặc Tức giận (Angry).

3. Đầu tư cho phần Social Listening (tiếp nhận thông điệp phản hồi) nhiều hơn để “nghe ngóng” được các phản ứng của công chúng và phản hồi nhanh hơn, chính xác hơn.

4. Các nhãn hàng cũng cần tập đối mặt với các phản ứng khác nhau vì về căn bản, nếu nội dung đem lại phản hồi là nội dung tốt do có tương tác (trừ khi làm cho khách hàng... Buồn hay Tức giận)

5. Phản ứng của các đội marketing mạng xã hội từ nay cần "sát sạt" hơn, nhanh hơn và chi tiết hơn trước mới đem lại hiệu quả cao. Nếu lựa chọn là sống chúng, đo đếm được phản ứng của người tiêu dùng và có điều chỉnh, tối ưu hoá tốt hơn thì nhãn hàng sẽ gặt hái được nhiều lợi ích hơn trước đây.

6. Mục tiêu khi chuẩn bị một chiến dịch marketing mạng xã hội và kế hoạch thực thi chiến dịch đó cần phải chi tiết và có ít nhất hai kịch bản để đối phó với diễn biến của chiến dịch. Tốt nhất là hãy xây dựng và xác định các nguyên tắc để phản hồi hơn là kế hoạch quá chi tiết mà khó thực thi.

Nút phản hồi là thứ quá mới, thậm chí Facebook chưa cung cấp các công nghệ để kết nối, đo đếm được nên sẽ cần thời gian để cập nhật công nghệ, nghiên cứu và điều chỉnh dần cách thức tương tác với công chúng. Bởi vậy các nhãn hàng cũng không nên quá lo lắng hay phản ứng quá sớm với công cụ này. Tuy nhiên, quan sát, ghi nhận, cập nhật và chuẩn bị ngay từ bây giờ cũng là không thừa.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Chuyên gia tư vấn thương hiệu: Marketer giỏi đâu nhất thiết phải biết đến content marketing

Thuật ngữ Content Marketing (Tiếp thị Nội dung) gần đây được sử dụng như một từ khoá thời thượng trong giới marketing. Phương thức tiếp thị này cũng được nhiều doanh nghiệp tin dùng để tiếp cận các khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng.
Vậy Content Marketing là gì, nó có thực sự là vũ khí sắc bén như giới marketing đang ca ngợi? Bài viết sau của tác giả Nguyễn Đức Sơn sẽ phần nào làm sáng tỏ câu hỏi này.

Content Marketing (tiếp thị nội dung) là tạo ra và phát tán những nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán để Thu hút và Chiếm được nhóm khách hàng mục tiêu xác địch. Tiếp thị nội dung có mục tiêu thúc đẩy hành động của khách hàng để mang về lợi nhuận (Content Marketing Institute).
Content marketing có hai hình thức thể hiện là Content Creation (tạo ra nội dung mới) và Content Curation (thu thập và chia sẻ các nội dung có sẵn).
Người làm nghề phải nghĩ ra nội dung mới và chuyển tải nội dung đó bằng các hình thức thể hiện phù hợp qua hình ảnh hoặc ngôn ngữ như bài viết chuyên môn, ảnh, videos hoặc hình vẽ minh hoạ (infographics). Trong thời đại số ngày nay, các status trên Facebook và tweets trên Twitter dần trở thành hình thức giao tiếp nội dung rất có sức mạnh. Dù chỉ được gọi là micro content, nhưng hình thức giao tiếp này tác động khá lớn đến hành vi của người tiêu dùng - mục tiêu tối thượng của Content Creation (tạo nội dung).
Vâng chúng ta đang bàn luận về mục tiêu tối thượng của content marketing là tác động đến hành vi của người tiêu dùng. Thật ra kể cả khi chưa có những thuật ngữ thời thượng như content marketing, đây cũng đã là mục tiêu cuối cùng cần đạt tới của mọi hình thức hoạt động marketing rồi. Vấn đề là khi có nhiều "đao pháp" trong tay, người sử dụng lắm lúc mải chạy theo sự hào nhoáng của công cụ mà có thể quên đi rằng "đao pháp" được sử dụng không phải vì nó trông thế nào, mà vì đối tượng nó hướng tới là ai.
Đầu tiên chúng ta lấy ví dụ về sự kiện ngừng xuất bản báo giấy của tạp chí lâu đời Newsweek tại Mỹ.
Ngày 31/12/2012 là ngày ra mắt cuối cùng tờ báo in Newsweek. Theo giải thích của tờ báo, họ buộc phải dừng xuất bản vì không chống lại được xu thế phát triển quá mạnh của báo mạng. Nhưng liệu đây có phải là nguyên nhân chính?
Theo gám đốc trung tâm sáng tạo tạp chí của trường Đại học Báo chí Mississippi, người "giết chết" Newsweek chính là Tổng biên tập Tina Brown. "Bà ấy đã đưa Newsweek đi lạc đường", "Newsweek không chết. Newsweek chỉ đang tự tử mà thôi". Trang bìa Newsweek từng đăng hình minh họa Tổng thống Barrack Obama và giật tít… “Liệu có tổng thống gay (đồng tính) đầu tiên hay không”. Một trang bìa khác vào tháng 7/2011 gây tranh cãi dữ dội khi phác họa giả tưởng hình công nương Diana ở tuổi 50.
Nếu đúng như nhận định trên, Newsweek đang chạy theo trào lưu thể hiện nội dung mà nhiều tờ báo cũng như nhiều thương hiệu đang chạy theo trong thời đại ngày nay: gây sốc để thu hút sự chú ý.
Content marketing là tạo ra nội dung phù hợp với khách hàng phù hợp để họ có hành vi phù hợp mang lại doanh số và lợi nhuận cho thương hiệu. Báo mạng đang thay thế báo giấy. Xu thế này đã và đang làm khổ sở báo giấy. Nhưng dù cho mạng hay giấy thì vẫn phải thoả mãn nội dung phù hợp. Có vẻ như Newsweek đang trượt khỏi đường ray một yêu cầu rất cơ bản.
Content marketing, cho dù dưới hình thức nào, cũng cần phải tạo được sự chú ý, gây hiệu ứng và tác động đến hành vi (có lợi) cho thương hiệu. Trước khi tác động đến hành vi cần gây được sự chú ý. Nhưng câu hỏi rất quan trọng là chú ý về cái gì? Chúng ta cùng phân tích về trường hợp gây chú ý (do vô tình) của thương hiệu Starbucks có phải là một content marketing phù hợp.
"Sự phổ thông hoá trải nghiệm Starbucks" - Howard Schultz đã viết tiêu đề thư như vậy khi khi email đến bộ máy quản trị sau khi ông quay lại giữ vị trí điều hành năm 2008. Giai đoạn đó Starbucks vẫn đang phát triển vượt bậc. Năm 1992 giá trị vốn hoá là 250 triệu đô. Năm 2006 là 24 tỷ đô. Starbucks là chuỗi bán lẻ được khách viếng thăm nhiều nhất thế giới - 45 triệu lượt khách mỗi tuần.
Không biết vì lý do gì, bức tâm thư này đã bị rò rỉ. Và hầu như mọi phương tiện truyền thông tại Mỹ đều đăng tải. Từ wall Street Journal, Bloomberg, CNN đến các tờ báo lá cải. Earned media như vậy là quá khủng. Nhưng liệu Starbucks có cần điều này không?
Về tác giả:
 Ông Nguyễn Đức Sơn học Master chuyên ngành Marketing tại Đại học Sydney của Úc. Hiện nay ông là Giám đốc điều hành của Richard Moore Associates (RMA) và là Chủ tịch sáng lập Học viện Thương hiệu Plato.
Sau đây là chia sẻ của Chủ tịch Starbucks: chúng tôi không hoàn hảo, nhưng những điều tốt đẹp, những giá trị cũng như những nỗ lực hành động để làm mình khác biệt với các công ty khác đều bị nhấn chìm trong tranh cãi của công luận.
Starbucks không cần sự chú ý ồn ào nhưng chả mang lại giá trị này.
Người ta cứ nói về “Content” thay vì tập trung đào sâu về những vấn đề thực sự của thương hiệu. Và tôi cho rằng đó thực sự là một vấn đề lớn, một sự thiếu khôn ngoan diễn ra gần đây trong ngành quảng cáo. (Dave Trott, Copywriter).
Một nhận định chính xác. Các thương hiệu đều có vấn đề của riêng mình. Mục tiêu của của riêng mình và khách hàng của riêng mình. Mọi xu hướng rồi cũng quay về giải quyết vấn đề cơ bản là khách hàng đang muốn nghe điều gì, đang cần gì và thương hiệu đáp lại kỳ vọng này như thế nào.
Một marketer ngày nay có làm tốt công việc của mình có lẽ cũng chẳng liên quan nhiều đến việc anh ta có biết và nghiên cứu về content marketing hay không. Biết sử dụng nhiều vũ khí khác nhau là một lợi thế. Nhưng kẻ mang trên mình nhiều vũ khí thì không đủ để định nghĩa đó là một chiến binh chiến đấu giỏi.
Đọc tiếp »

Báo cáo hiệu quả hoạt động trên Mạng xã hội và 5 điều cần nhớ

Để trả lời cho câu hỏi “Mạng xã hội (MXH) của mình có đang hoạt động hiệu quả không?”, bạn cần phải đưa ra được các chỉ số và báo cáo về các chỉ số đó.

Vậy làm sao để thực hiện báo cáo một cách hiệu quả, không mất nhiều thời gian và công sức? Hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây. Trước hết, hãy đến với một vài định nghĩa.

- Metrics: đơn vị đo lường. Mỗi MXH sẽ có một hệ thống đơn vị đo lường khác nhau. Ví dụ Facebook có Reach (Lượt tiếp cận), New Likes (Lượt Thích mới), Engagement (Lượt tương tác)… còn Blog có Traffic (lượt truy cập), Avg time on site (thời gian trung bình trên trang)…

- Tool: công cụ hỗ trợ. Công cụ sẽ hỗ trợ bạn tự động tìm kiếm, đọc dữ liệu, tìm hiểu thuật toán và đưa ra các phân tích khác. Có rất nhiều tool với nhiều chức năng khác nhau sẽ được viết rõ hơn trong bài viết này.

Và hãy cũng tìm hiểu xem bạn cần làm gì để tối ưu hóa báo cáo hiệu quả MXH của mình:
1. Xác định mục đích của báo cáo và người đọc báo cáo

Bạn phải hiểu rõ mình viết báo cáo cho ai và để làm gì. Điều này sẽ giúp bạn chọn lọc những dữ liệu thiết thực, tránh mất thời gian cho những thông tin vô ích. Nếu bạn không chắc về mục đích của báo cáo, đừng ngần ngại hỏi lại người giao cho bạn công việc này.



Ảnh minh họa: HellBound Bloggers
2. Xác định metrics mà bạn sẽ sử dụng

Hãy sử dụng những metrics linh động và thật sự có ích. Metrics linh động sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Metrics có ích sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Đừng tham lam đo lường quá nhiều metrics không cần thiết, vì bạn còn phải theo dõi những metrics đó trong các báo cáo sau này.

Những metrics cơ bản mà bạn nên đo lường bao gồm:
Reach/ Expose: Nói lên lượng công chúng tiềm năng của bạn
Volume/ Mention: Số lần thương hiệu được nhắc đến trong các cuộc đối thoại trên MXH
Engagement (like, comment, share…): Mức độ tương tác của các Bài đăng trên MXH
Audience (công chúng): Những người tham gia tương tác, cùng với những người hoạt động nhiều nhất, và những người có tầm ảnh hưởng (influencers)
Content: Những bài đăng tốt nhất và những bài đăng tệ nhất.

Tùy vào mục đích của báo cáo và MXH mà Doanh nghiệp đang sử dụng, bạn có thể chọn ra các metrics cho mình, nhưng bạn nên bắt đầu với những metrics cơ bản trên.

Nhưng đừng đo lường những metrics quá cụ thể, hoặc những metrics yêu cầu bạn phải tính toán thủ công. Bạn không nên mất thời gian tính tay từng metrics nếu nó không thật sự có ý nghĩa.

Hãy thống nhất một hệ metrics dùng chung cho các báo cáo của bạn. Và đừng quên đưa ra các con số "phần trăm” để cụ thể hóa kết quả.



Ảnh minh họa: Binkd
3. Chọn tool hỗ trợ

Có rất nhiều tool hỗ trợ Digital Marketing khác nhau. Để hình dung rõ hơn về tool, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
8 tool dành cho MXH: http://on.fb.me/1Qnc7Or
12 tool Marketing mạnh mẽ: http://bit.ly/1TrMTF5
14 tool tăng hiệu quả Digital Marketing: http://bit.ly/1WsTjSk

Không có tool nào là hoàn hảo, mỗi tool đều có thế mạnh riêng. Hãy chọn ra tool phù hợp với mục đích, dữ liệu và MXH của mình.

Hãy đảm bảo rằng tool mà bạn sử dụng sẽ đảm bảo cung cấp nguồn dữ liệu tốt. MXH thay đổi rất nhanh (theo từng ngày), và tool tốt là tool đáp ứng được (hay bắt kịp) sự thay đổi đó.

Để tiết kiệm thời gian, hãy chỉ sử dụng một hoặc một vài tool quen thuộc cho các kênh của mình.

Hãy sẵn sàng bỏ tiền ra mua tool, vì những tool miễn phí thường không đáng tin cậy, và có thể biến mất bất cứ lúc nào.
4. Báo cáo theo chu kỳ thích hợp

Có báo cáo theo năm, theo quý và theo tháng. Báo cáo theo tháng được cho là phổ biến và hữu ích nhất, đặc biệt là báo cáo MXH. Báo cáo thàng vừa cung cấp hoạt động cụ thể của mỗi ngày, vừa đưa ra cái nhìn tổng quan trong toàn tháng.

Báo cáo theo tuần thường không cần thiết và mang tính "mùa vụ”. Nếu bạn được yêu cầu phải làm báo cáo theo tuần, hãy cố gắng làm thật ngắn gọn, thậm chí có thể tận dụng các dữ liệu đã phân tích trước đó.



Ảnh minh họa: CoSchedule
5. Cân nhắc những yêu cầu đặc biệt

Cấp trên có thể yêu cầu bạn đo lường và báo cáo một số dữ liệu không quan trọng lắm. Trong trường hợp này, hãy xem xét các báo cáo trước của mình, và chọn một kết quả tương tự, thay vì làm lại một báo cáo hoàn toàn mới.
Kết luận

Đừng dành phần lớn thời gian của mình để đo lường và báo cáo. Hãy lựa chọn metrics thông minh, sử dụng những tools thiết thực, và biết chọn lọc những thông tin thật sự hữu ích cho báo cáo MXH của mình, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức đấy!
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

5 mục tiêu của hoạt động truyền thông quảng bá

Với những người làm tiếp thị thì mục tiêu chính của các hoạt động truyền thông quảng bá là làm sao cho khách hàng đưa ra các quyết định có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, mọi người thường quên rằng khách hàng chỉ đưa ra quyết định khi họ đã sẳn sàng.

Một hoạt động truyền thông quảng bá chỉ hiệu quả khi người làm tiếp thị xác định đúng mục tiêu và việc này thường không phải dễ dàng. Tùy theo từng loại đối tượng cũng như giai đoạn mà khách hàng đang ở trong tiến trình mua sắm sẽ ảnh hưỡng đến việc xác định mục tiêu của việc truyền thông quảng bá. Cho dù trong cùng một thời điểm người làm tiếp thị có thể đưa ra rất nhiều hoạt động khác nhau nhưng họ cũng có thể xác định từng mục tiêu riêng biệt cho mỗi loại hoạt động.

Các mục tiêu căn bản của các hoạt động truyền thông quảng bá bao gồm:

1. Tạo sự nhận biết

Sản phẩm mới hay doanh nghiệp mới thường chưa được mọi người biết đến, điều này có nghĩa là mọi nổ lực tiếp thị cần tập trung vào việc tạo lập được sự nhận biết. Trong trường hợp này người làm tiếp thị nên tập trung vào các điểm sau: (1) xác định đúng được đối tượng muốn truyền thông và chọn kênh truyền thông hiệu quả đến họ; (2) Truyền thông cho thị trường biết doanh nghiệp là ai và có thể cung ứng những gì cho thị trường.

2. Tạo sự quan tâm

Việc chuyển đổi trạng thái của khách hàng từ một người biết đến sản phẩm đến khi quyết định mua hàng là một thử thách khá lớn. Khách hàng trước tiên phải nhận biết được nhu cầu của mình trước khi tìm kiếm và đưa ra quyết định mua hàng. Việc tạo được thông điệp về sự cần thiết của sản phẩm, đưa ra được ý tưởng truyền thông sáng tạo và phù hợp với khách hàng sẽ là mục tiêu chính trong giai đoạn này.




3. Cung cấp thông tin

Một số hoạt động truyền thông quảng bá có mục tiêu là cung cấp cho khách hàng thông tin trong giai đoạn họ tìm hiểu về sản phẩm. Đối với trường hợp sản phẩm quá mới hay một chủng loại sản phẩm mới chưa có nhiều thông tin trên thị trường, việc quảng bá sẽ có nhiệm vụ cung cấp thông tin để khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm hay công dụng sản phẩm. Còn trong trường hợp sản phẩm đã tồn tại nhiều trên thị trường, đối thủ cạnh tranh đã quảng bá và cung cấp thông tin nhiều cho khách hàng thì mục tiêu quảng bá của doanh nghiệp là làm sao đưa ra được định vị của sản phẩm. Định vị rõ ràng sẽ giúp khách hàng hiểu được về ưu điểm và sự khác biệt của sản phẩm, từ đó thúc đẩy họ trong việc nghiên về việc chọn lựa sản phẩm của doanh nghiệp của bạn.

4. Tạo nhu cầu sản phẩm

Hoạt động truyền thông quảng bá hiệu quả có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng. Đối với các sản phẩm mà khách hàng chưa từng mua hay đã không mua sau một thời gian dài, mục tiêu của truyền thông quảng bá là làm sao thúc đẩy khách hàng hãy sử dụng thử sản phẩm. Một số ví dụ như trong lĩnh vực phần mềm thì các công ty thường cho phép người dùng download và sử dụng miễn phí sản phẩm trong vòng 2 tuần, sau đó nếu muốn tiếp tục sử dụng thì khách hàng phải mua sản phẩm. Ở lĩnh vực hàng tiêu dùng thì thường có các sự kiện sử dụng thử sản phẩm hoặc có những sản phẩm mẫu để gửi đến khách hàng hay đính kèm vào các quảng cáo báo…

5. Củng cố thương hiệu

Khi khách hàng đã mua sản phẩm thì người làm tiếp thị có thể dùng các hoạt động truyền thông quảng bá nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài nhằm chuyển đối họ thành khách hàng trung thành. Ví dụ như các doanh nghiệp có thể thu thập địa chỉ email của khách hàng và gửi thông tin cập nhật của sản phẩm hay phát hành thẻ ưu đãi để khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm nhiều hơn nữa trong tương lai.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

30 câu hỏi bạn phải sẵn sàng trả lời khi đi xin việc

Để không lãng phí thời gian và công sức cho những cuộc phỏng vấn “ra về tay không”, bạn nên trang bị cho mình những câu hỏi thường hay có khi đi xin việc.

Dưới đây là 30 câu hỏi phỏng vấn được sắp xếp theo chủ đề giúp mọi người chủ động hơn khi tham gia những đợt phỏng vấn, xin việc, theo Time.

Làm việc theo nhóm

Đối với những câu hỏi như này, bạn nên tìm một câu chuyện để mọi người thấy được khả năng làm việc với những đồng nghiệp khác trong cách giải quyết các tình huống khó khăn. Bạn nên đề cập đến những mâu thuẫn, xung đột khi làm việc trong nhóm, sự va chạm giữa các thành viên…

1. Kể một lần bạn phải làm việc với một người có tính cách rất khác bạn.

2. Đưa ra ví dụ về một lần bạn phải đối mặt với những mâu thuẫn, xung đột nhóm khi làm việc. Lúc đó bạn sẽ giải quyết như nào?

3. Mô tả một lần bạn cố gắng xây dựng, thiết lập mối quan hệ với một người quan trọng nào đó. Bạn đã làm gì để đạt được điều đó?

4. Chúng ta ai cũng từng mắc lỗi và đều muốn được làm lại. Hãy kể về lần bạn mong muốn được làm lại trong cách cư xử của mình với đồng nghiệp hay giải quyết một vấn đề nào đó.

5. Kể một lần bạn cần phải lấy thông tin từ một người không hề nhiệt tình phối hợp. Bạn đã làm gì để xử lý tình huống đó?

Kỹ năng làm việc trực tiếp với khách hàng

Nếu cuộc phỏng vấn của bạn liên quan đến khách hàng thì chắc chắn bạn phải chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau:

6. Thời điểm nào có thể gây ấn tượng tốt nhất với khách hàng? Bạn có cách xử lý như thế nào?

7. Hãy đưa ra ví dụ về một lần bạn không làm vừa lòng khách hàng. Lúc đó chuyện gì xảy ra và bạn đã cố gắng làm như nào để giải quyết tình huống đó?

8. Kể về lần bạn khiến khách hàng hài lòng .

9. Diễn tả thời điểm bạn phải làm việc với một khách hàng khó tính. Tình hình lúc đó ra sao và bạn đã xử lý vấn đề này như nào?

10. Thực sự là rất khó để đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng khi bạn phải làm việc với nhiều người. Bạn đã làm như thế nào để nhu cầu của khách hàng được đáp ứng, ưu tiên.

Khả năng thích ứng với môi trường làm việc

Hãy nghĩ về những khó khăn xảy ra gần đây trong công việc và bạn đã giải quyết chúng ổn thỏa. Thậm chí nếu thất bại thì bạn cũng đã rút ra được những bài học cho riêng mình. Dưới đây là những câu hỏi liên quan đến kĩ năng này khi tham gia phỏng vấn sẽ có:

11. Kể một lần bạn làm việc trong môi trường rất nhiều áp lực. Lúc đó, điều gì xảy ra và bạn đã làm như nào để vượt qua?

12. Mô tả khoảng thời gian nhóm hoặc công ty của bạn có một số thay đổi mới. Điều này ảnh hưởng đến bạn như nào và bạn đã làm cách gì để thích nghi được?

13. Giới thiệu về việc đầu tiên mà bạn từng làm. Bạn đã học được những gì từ công việc đó?

14. Kể về một lần bạn thất bại. Bạn làm như nào để vượt qua tình trạng đó?

15. Lấy ví dụ về khoảng thời gian bạn nghĩ mình có thể tự đứng vững vượt qua những tình huống khó khăn.

Kỹ năng quản lý thời gian

Bạn phải sẵn sàng trả lời những câu hỏi dưới đây để người phỏng vấn có thể thấy được tinh thần trách nhiệm, kỹ năng tổ chức và hoàn thành những công việc được giao trước thời hạn của mình.

16. Kể về một chiến lược bạn thiết lập để hoàn thành mục tiêu mình đề ra.





17. Mô tả về một dự án dài hạn mà bạn chịu trách nhiệm. Bạn làm thế nào để tất cả mọi thứ diễn ra như đúng dự định.

18. Đôi khi, bạn không thể hoàn thành tất cả những việc mình đã vạch ra. Kể một lần, bạn đã để tinh thần trách nhiệm của mình có chút áp đảo. Bạn đã làm gì khi đó?

19. Kể về một mục tiêu bạn tự đặt ra cho chính mình. Bạn đã làm cách nào để có thể chắc rằng đạt được điều đó?

20. Lấy ví dụ về khoảng thời gian bạn có quá nhiều việc, chịu nhiều áp lực. Lúc đó, bạn đã xử lý như nào?

Kỹ năng giao tiếp

Có lẽ bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn khi đặt ra những câu hỏi cho một câu chuyện nào đó bởi kĩ năng giao tiếp là một phần rất quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống đời thường. Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng, kỹ năng giao tiếp tốt cần phải có quá trình rèn luyện và chuẩn bị.

21. Lấy ví dụ về một trường hợp bạn thuyết phục thành công một khách hàng làm theo cách của bạn

22. Mô tả một lần bạn làm chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Bnạ đã làm gì để mọi người có thể hiểu những gì bạn nói.

23.. Mô tả về một lần bạn phải lấy thông tin từ một văn bản để lê ý tưởng cho nhóm.

24. Lấy ví dụ về trường hợp bạn phải thuyết phục, giải thích cho một khách hàng đang thất vọng về dịch vụ của công ty, doanh nghiệp bạn đang làm. Trong tình huốn này, bạn giải quyết như thế nào?

25. Trình bày về một bài thuyết trình thành công của bạn và nêu lý do tại sao ?

Động lực làm việc

Rất nhiều câu hỏi phỏng vấn liên quan đến việc động lực giúp bạn thực hiện những mục tiêu mình đề ra. Bạn phải phản ứng nhanh nhạy ngay cả khi câu hỏi chưa rõ ràng.

26. Kể về một thành tích đáng tự hào nhất của bạn.

27. Mô tả một lần bạn đưa ra ý kiến để giải quyết vấn đề thay vì chờ đợi người khác.

28. Lấy ví dụ khi bạn làm việc trong môi trường quản lý chặt chẽ hay quản lý lỏng lẻo, bạn làm như thế nào để thích ứng?

29. Kể một lần tính sáng tạo của bạn được thể hiện trong công việc. Bạn có hào hứng hay gặp bất kì khó khăn gì không?

30. Kể một lần bạn không hài lòng với việc mình làm. Nếu có thể làm lại, bạn sẽ làm gì để thực hiện nó tốt hơn?
Đọc tiếp »

Nên chú trọng doanh số hay năng lực của nhân viên sales?

Nếu đặt nặng doanh số, khi doanh số không đạt, niềm tin tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến hành động của họ. Họ sẽ cảm thấy tuyệt vọng, lầm lẫn, không chắc lắm kết quả mang lại khác biệt là do làm việc chăm chỉ hay may mắn, hay do gặp được khách hàng dễ tính. Thậm chí, không chắc là công ty có tốt như trước đây...

----


Sales sao có thể không quan tâm đến doanh số? Doanh số là thước đo năng lực, và cả thước đo thu nhập của Sales. Tuy nhiên theo tôi, nếu quá tập trung vào doanh số, khi doanh số sụt giảm, chúng ta sẽ có niềm tin tiêu cực vào mọi thứ khác. Hãy thử suy nghĩ vấn đề sau đây, việc gì sẽ xảy ra với những Sales tập trung vào kết quả doanh số?

Khi kết quả tích cực: Sales đạt doanh số tháng. Họ sẽ nghĩ công ty tuyệt vời, marketing của công ty tuyệt vời, sản phẩm của công ty tuyệt vời. Đấy là niềm tin khi họ đạt kết quả tích cực, và tiếp tục nuôi dưỡng kỳ vọng trong những tháng tiếp theo.

Khi kết quả không tích cực: Khi vẫn bán cùng phương pháp mà kết quả tụt xuống, Sales bắt đầu có những niềm tin tiêu cực. Do sản phẩm chưa tốt? Đối thủ cạnh tranh nhiều hơn? Tháng này mình chưa may mắn?

Niềm tin tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến hành động của họ. Họ sẽ cảm thấy tuyệt vọng, lầm lẫn, không chắc lắm kết quả mang lại khác biệt là do làm việc chăm chỉ hay may mắn, hay do gặp được khách hàng dễ tính. Thậm chí, không chắc là công ty có tốt như trước đây.

Nếu Sales không tập trung vào kết quả, mà tập trung vào niềm tin, trong tâm trí của mình, bạn luôn nói rằng: Tôi có thể bán sản phẩm của mình dù thế nào đi chăng nữa. Tôi tin bán hàng là dễ dàng, khách hàng là có thể thuyết phục được. Trong bối cảnh khó khăn nhất tôi vẫn bán được hàng. Điều này có nghĩa chúng ta sẽ thành công? Không. Chỉ là chúng ta có nhiều cơ hội. Khi có nhiều cơ hội, chúng ta có khả năng bán được hàng hơn.

Nếu đạt được kết quả tiêu cực, nhưng với niềm tin tích cực, chúng ta sẽ chủ động học nhiều kỹ năng hơn, khai thác được tiềm năng.
Đọc tiếp »

Làm gì khi nhân viên có dấu hiệu bất mãn về công ty?

Gần đây tôi nhận thấy một số nhân viên có biểu hiện bất mãn với công ty qua những buổi nói chuyện trên phương diện cá nhân tôi cảm nhận được điều đó. Tôi vẫn chưa hiểu rõ vì nguyên nhân nào dẫn đến suy nghĩ đó của họ? Trong số đó là những talent của công ty mà chúng tôi kỳ vọng nhưng tôi nghĩ không sớm thì muộn họ cũng sẽ rời khỏi công ty. Để giữ chân nhân tài ngay lúc này tôi nên làm gì? Anh chị hãy cùng thảo luận với tôi về trường hợp này nha.

Trả lời



Quản lý nhân viên không bao giờ là điều dễ dàng, nó đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt mà không phải ai cũng có. Thậm chí ngay cả khi bạn là chuyên gia trong lĩnh vực này, đôi khi bạn cũng sẽ phải đối mặt với những nhân viên bất mãn.

Nếu bạn xử lý tốt được điều này, bạn có thể biến một nhân viên bất mãn thành một người xuất sắc. Nếu không, bạn có thể sẽ mất nhân viên đó hay tệ hơn nữa là vướng vào những vấn đề pháp lý không mong muốn.

Vì vậy, những nhà quản lý hãy bảo vệ chính mình bằng 6 cách sau khi đối phó với nhân viên bất mãn.

1. Đánh giá tình hình một cách triệt để

Đánh giá và giả định là hai chuyện rất khác nhau. Trước khi bạn đi đến bất kỳ kết luận nào, hãy dành thời gian để tìm hiểu lý do tại sao họ bực tức. Có thể là họ khó chịu với bạn, với tình trạng công việc hiện tại hay với một nhân viên khác, thậm chí là chuyện chẳng liên quan đến công việc.

Nếu vấn đề của họ xuất phát từ công ty , bạn nên thu thập càng nhiều thông tin càng tốt trước khi quyết định hành động. Đừng bỏ qua bất kì chi tiết nhỏ nếu nó ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên của bạn dù có thể nó chỉ liên quan đến lối sống bên ngoài của nhân viên. Cho nhân viên thấy họ thật sự được quan tâm, trợ giúp họ thông qua một chương trình hỗ trợ nhân viên chính thức hoặc bất kì cách nào khác sẽ xây dựng được lòng trung thành của họ với công ty.

2. Đừng chờ đợi

Bạn càng kéo dải thời gian giải quyết vấn đề, nhân viên sẽ ngày càng cảm thấy tệ hơn. Dù có thể cuộc trò chuyện giữa bạn và nhân viên bất mãn không hề thú vị, bạn phải tiến hành càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, sau khi đối mặt với tình trạng này, bạn có thể cần chú ý đến những nhân viên còn lại. Các nhân viên thường hay bàn tán, vậy nên hãy dẹp chuyện đó khi nó còn trong trứng nước. Tuyên bố ngắn gọn cho các nhân viên khác biết rằng tình hình đã được giải quyết sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh nhức đầu với các vấn đề nhân sự về sau.

3. Giữ bí mật
Bạn nên nói chuyện với các nhân viên bất mãn từng người một để giúp họ cảm thấy an toàn và tránh việc các nhân viên lên tiếng phàn nàn cho người khác nghe. Với không gian riêng tư, họ sẽ sẵn sàng tiết lộ lý do thực sự và có thể từ đó bạn sẽ tìm ra được cách để giải quyết vấn đề.



4. Giữ bình tĩnh

Phải luôn giữa cái đầu lạnh khi đối phó với những nhân viên không hài lòng. Nếu họ bắt đầu thể hiện sự khó chịu, hãy nói chuyện nhẹ nhàng và cho họ thời gian để bình tĩnh lại. Nếu tình hình leo thang, yêu cầu họ vui lòng hành xử chuyên nghiệp. Nếu tình hình vẫn không tiến triển, ra ngoài và cho nhân viên không gian riêng để xả hết nỗi bực tức trước khi tiếp tục cuộc nói chuyện.

5. Kiên nhẫn

Là chuyên gia kinh doanh, chúng ta luôn muốn giải quyết mọi thứ ngay lập tức. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng cho mọi tình huống. Hãy nhớ rằng giải quyết nỗi bất mãn của một nhân viên có thể mất nhiều thời gian hơn là một cuộc trò chuyện. Điều này có thể khiến các doanh nhân thích “đánh nhanh rút gọn” bực bội, nhưng trong những lúc thế này, hãy nhớ rằng chỉ kiên nhẫn mới giải quyết được tận gốc vấn đề.

6. Lưu giữ hồ sơ về mọi chuyện

Ghi lại các cuộc hội thoại, cuộc họp và kết quả vì sự an toàn của bạn và nhân viên khi nó có thể giúp bạn thoát khỏi rắc rối về pháp luật. Ai cũng muốn mọi người cảm thấy vui vẻ sau khi vấn đề đã được giải quyết, tuy nhiên, đối với những nhân viên bất mãn, cái kết lại khác. Bạn có thể bị đặt trong tình huống phải đề ra kế hoạch nâng cao hiệu suất hay kết thúc công việc của nhân viên.

Dù trường hợp nào xảy ra đi chăng nữa, hãy chắc chắn rằng bạn đã lưu giữ hồ sơ về những việc đã diễn ra. Chúng sẽ giúp ích cho bạn nếu sau này nhân viên có hành động pháp lý chống lại công ty.

Không phải ai cũng phù hợp với công việc mình đang làm. Dù nhiệm vụ của bạn là huấn luyện và phát triển nhân viên phù hợp, bạn cũng nên xem xét đến những nhân viên không phù hợp. Nếu bạn không thể giữ được họ, hãy để họ ra đi.

----

Công ty chị có tổ chức làm khảo sát nội bộ hàng năm không? Hiện nay rất nhiều công ty tại Việt Nam thực hiện dạng khảo sát này để theo dõi mức độ hài lòng và không hài lòng của nhân viên từ đó sẽ đưa ra những giải pháp để khắc phục những nhược điểm còn tồn tại do người đi làm đánh giá. Em thấy kết quả đưa ra rất sát nhé, phân tích từng nhóm nhân viên (độ tuổi, giới tính) để giúp ban lãnh đạo hiểu rõ hơn về nhân viên thay gì ngồi đoán già đoán non cũng không giải quyết được vấn đề.

-----

Phải xem bất mãn về Cái gì , về Ai , Khi nào ...để biết cụ thể để xử lý

Về cái gì nó khác với bất mãn về ai .
Bất mãn lâu khác với mới

Bất mãn cái gì thì khắc phục cái đó , bất mãn với ai thì giải quyết với người đó



Nên tuỳ theo mức bất mãn cụ thể mà nên giữ người ta hay cho đi


-----
Em rất thích tìm hiểu về lĩnh vực nhân sự mặc dù không phụ trách mảng này, em thấy trường hợp chị đưa ra khá thú vị, em rất muốn lắng nghe các anh chị giải quyết tình huống này như thế nào? Dưới góc độ là người phụ trách mảng nhân sự của công ty chị cũng có thể set up một buổi gặp mặt thân mật để khai thác xem những nguyên nhân khiến nhân viên cảm thấy bất mãn.
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Nhảy việc từ công ty lớn sang công ty nhỏ, năm mới mốt mới!

Mình nghĩ chuyện chuyển từ công ty lớn sang công ty nhỏ cũng không phải điều gì mới lạ. Chủ yếu là do nhìn nhận của bản thân người đi làm mà thôi. Làm ở công ty lớn hay công ty nhỏ đều có cái lợi cái hại của nó. Dưới đây là vài điểm mình tổng kết được khi làm việc ở 2 môi trường là doanh nghiệp lớn lâu năm và làm cho start up:

Đi làm cho DN lớn:

Lợi ích
Lương lậu đảm bảo.
Có đủ các chế độ BH, nghỉ lễ, tết, thưởng, du lịch, nghỉ mát, party ...
Công việc ổn định
Ngoài giờ làm việc ra thích làm gì thì làm.
Làm việc tốt thì lương tăng đều đều cùng chức danh.
Việc ko làm đc có thể nhờ đồng nghiệp giúp, hỗ trợ, làm thay, giải quyết hộ.

Bất lợi
Làm nhân viên dưới quyền thì ít có quyền tự quyết.
Nhiều khi phải làm thêm giờ.

Đi làm cho công ty nhỏ, start up:

Lợi ích
Được quyền chủ động công việc
Nếu startup thành công thì tất nhiên cũng được hưởng lợi theo thành công, và thường là ăn nhiều hơn so với mong đợi.

Bất lợi
Lương lậu ko đảm bảo, thấp.
Tự chủ động làm, và phải làm đc, chả có ai để nhờ vả, giúp đỡ.
Không có chế độ BH, nghỉ lễ, tết, thưởng, du lịch, nghỉ mát ...
Lúc nào cũng phải làm việc, dù ở nhà hay ở văn phòng, đang chơi với gái hay đang cà phê với bạn ... có vấn đề phát là phải ôm soi việc ngay.
Tỉ lệ startup cao, rất rất cao > 90% là thất bại, và sau khi thất bại thì lại bơ vơ.
Con đường làm startup rất mù mờ thường là ko có định hướng, chiến lược rõ ràng.
Để đi tới sản phẩm cuối cùng thì phải đi qua đủ thứ công nghệ, nền tảng và code thật nhiều và nhanh trong thời gian ngắn nhất có thể. Cái này dev ko làm được, coi như startup chết vẹo.

Các bạn trẻ thích nhảy sang làm cho DN nhỏ và non là vì các bạn muốn được tự do hơn trong công việc, được thể hiện cái tôi và thích thử thách bản thân. Tuy nhiên, cũng không phải tất cả đều muốn mạo hiểm như vậy. Do đó, khi quyết định nhảy việc, quan điểm của mình phải rõ ràng. Phải xác định xem mình thích ổn định hay thích liều lĩnh?


Mong nhận được đóng góp của các anh chị.
Đọc tiếp »

Đặc tính của người Việt qua nhận xét của Viện Nghiên Cứu Mỹ



Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã chỉ ra 10 đặc tính căn bản của người Việt.

Khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề gì chúng ta cũng phải có cái nhìn khách quan, đầy đủ hai mặt của vấn đề, trên nhiều phương diện giữa tốt và xấu, tích cực và tiêu cực, từ đó rút ra vậy cái gì nên phát huy và cái gì nên hạn chế.

Cách đây hai mươi năm, Trung Quốc có sách “Người Trung Quốc Xấu Xí” của tác giả Bá Dương (Bo Yang). Ở Mỹ có cuốn sách nổi tiếng tương tự là: “The ugly American” của WILLIAM J. LEDERER AND EUGENE BURDICK xuất bản năm 1958 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời đó. Dường như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc.

Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:

1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.

2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.

3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.



4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.

5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).

[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]

6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.

7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].

8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.

9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.

10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc).

Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?
Đọc tiếp »