Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Tìm hiểu slogan của các Ngân Hàng

Còn nhớ hôm khai trương U&Bank, có trò chơi đoán slogan các Ngân hàng để nhận bimbim :D :p.
Hôm đó nhiều Uber nhận được bimbim thế mà mình chả được gói nào.hehe
Thế là từ hôm đó cũng tìm hiểu xem Slogan của các Ngân hàng xem dư nào?
Slogan thì tìm được nhưng còn "ý nghĩa" của từng Slogan Ngân hàng thì chưa hiểu cho lắm.
Với lại tìm hiểu Slogan cũng là để phục vụ cho đi thi phỏng vấn vào Ngân hàng.
Giả tỷ như được hỏi :"Em hiểu biết gì về ngân hàng ABC, Slogan có ý nghĩa gì?"

Uber hãy cùng chia sẻ hiểu biết của mình về Slogan của các Ngân hàng tại đây nhé.


Tìm mãi cũng được cái Slogan của ABBank.

[​IMG]

Logo: Những đường thẳng chạy luồn bên trong tượng trưng cho sự lưu thông không ngừng của các hoạt động ngân hàng.
- Mũi tên ở cuối logo tượng trưng cho sức hút tài chính mãnh mẽ của ABBank. Phần mở rộng của mũi tên hàm ý sự phát triển ngày càng xa hơn của ABBank.
-Màu sắc: 2 màu xanh ngọc và cam đậm biểu tượng cho sự mới mẻ, vươn lên.màu xanh ngọc tượng trưng cho dòng chảy sự lưu thông của hoạt động NH. Màu cam với tỷ lệ vừa tạo điểm nhấn vừa mang ý nghĩa đột phá, tâm huyết của toàn bộ nhân viên ABB.

-Slogan : " Trao giải pháp - nhận nụ cười"
+ Nụ cười của khách hàng làm thước đo giá trị hoạt động. ABB xây dựng là một ngân hàng thân thiện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn cho KH, với mong muốn KH có thể sử dụng các giải pháp này để tự định hướng các kế hoạch tài chính theo ý muốn. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình năng động, chuyên nghiệp cùng hệ thống cơ sở hạ tầng thân thiện hiện đại sẽ mang đến cho KH các dịch vụ tốt nhất với các thủ tục đơn giản nhât.

+ Với phương trâm " Trao giải pháp - Nhận nụ cười" lấy sự hài lòng của KH làm trọng tâm của hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Hết mất rồi :D

P/S: ý tưởng: mỗi buổi cafe cuối tuần sẽ có một Uber trình bày slogan của một ngân hàng nha.
anh C.E.O sẽ chi xiền bimbim :p

Xem thêm: http://ub.com.vn/threads/tim-hieu-slogan-cua-cac-ngan-hang.661/
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Hướng nội có theo được nghề sales?

Theo quan điểm cá nhân, hơn nhau ở cái đầu óc và cách ứng xử chứ nội hay ngoại thì không quan trọng lắm.

Người hướng ngoại thường dễ thu hút và dễ gần hơn. Tuy nhiên, hút người là một chuyện, giữ người lại là chuyện khác. Đặc điểm chung người hướng ngoại theo mình thấy thường tính bốc đồng, không mưu mô sâu xa. Nếu làm sale, ngoại giao... trông có vẻ hợp nhưng về đường dài thì nếu không đủ sâu sắc thì sẽ khó đạt được bước tiến lớn trong sự nghiệp.

Người hướng nội theo kiểu im ỉm tỏ vẻ khá nguy hiểm. :P Thường những người hướng nội suy nghĩ khá sâu xa, chí ít là sâu xa hơn người hướng ngoại. Do đó, họ tạo được niềm tin ở khách hàng tốt hơn. Ai cũng cảm thấy an toàn hơn khi giao dịch với một người điềm tĩnh và nghĩ sâu rộng phải không nào?

Nói thì nói vậy, quan trọng là cái đầu và sự phù hợp công việc mà thôi. :D

----
Nếu bạn muốn dấn thân vào bán hàng thì chẳng sao đâu. Mọi người thường quan niêm Marketing/Sales là ác mộng đối với những người nhút nhát. Nhưng miễn là bạn có khả năng thuyết phục tốt và có kế hoạch tiếp cận khách hàng rõ ràng thì hướng nội còn ăn đứt hướng ngoại đó. Chúc bạn thành công với quyết định của mình.
-----


Không có gì là không thể cả. Điều bạn cần là một cách tiếp cận khách hàng khác mà thôi.

Người hướng ngoại cố gắng để quảng cáo tới khách hàng những thứ họ muốn nghe và làm mọi thứ có thể để giành được giao dịch. Cách tiếp cận tốt cho người nội tâm như bạn là đánh giá xem khách hàng có thực sự có nhu cầu với dịch vụ của mình hay không và làm cách nào để có thể thực sự mang thêm lợi ích cho khách hàng.

Điểm cộng ở cách làm này là khi bạn đã tìm thấy và có thể khai thác giá trị từ nó thì chắc chắn khách hàng cũng thấy được những tâm huyết mà bạn đã bỏ ra. Tất nhiên họ sẽ hoàn toàn bị thuyết phục và gia tăng độ trung thành rất nhiều.

-----

Tất cả chúng ta đều có thể là người hướng nội hoặc hướng ngoại tùy thuộc vào từng hoàn cảnh.Vậy làm thế nào để bạn trở nên hướng ngoại trong một buổi bán hàng mà bạn vốn không thoải mái với nó?


Tôi có đọc một bài báo chia sẻ cách bán hàng thành công dành cho những người hướng nội, hi vọng có thể giúp ích cho bạn.



Nếu bạn gặp tôi (Grant Cardone-tác giả bài viết) tại một bữa tiệc, tôi sẽ không chia sẻ nhiều. Nếu bạn ngồi cạnh tôi trong một chuyến bay xuyên lục địa, có thể tôi sẽ chẳng nói lấy một lời trong suốt chuyến đi.

Tôi là một người hướng nội.

Tôi rất khó mở lời trước với những người lạ. Nhưng nếu thấy tôi trên Google Hangout, trong một chương trình phỏng vấn truyền hình hoặc tại một buổi hội thảo bán hàng của tôi thì bạn sẽ thấy tôi là người khác hẳn. Khi tốt nghiệp trường cao đẳng, tôi đã rất sợ các cuộc phỏng vấn tuyển dụng, cho đến khi tôi hiểu rằng các đơn vị tuyển dụng sẽ chẳng bao giờ tới tận nhà và tuyển tôi vào làm. Ở tuổi 23, tôi đã có thâm niên bán xe hơi được bảy năm nhưng vẫn cảm thấy không thoải mái khi nói lời chào với một khách hàng. Thế nhưng tôi biết cách lọt vào top 1% những người bán hàng giỏi nhất trong ngành công nghiệp ô tô.

Tất cả chúng ta đều có thể là người hướng nội hoặc hướng ngoại tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Tôi biết có những người được coi là hướng ngoại trong bữa tiệc do họ tổ chức, nhưng khi họ là khách mời tại một bữa tiệc mà họ chẳng quen biết ai ở đó, thì họ lại trở nên hướng nội. Là một diễn giả chuyên nghiệp và một chuyên gia đào tạo, tôi đã trở nên hướng ngoại để có thể chuyển tải thông tin, nhưng khi tham dự các buổi hội nghị chuyên đề tôi lại trở nên hướng nội hơn.

Vậy làm thế nào để bạn trở nên hướng ngoại trong một buổi bán hàng mà bạn vốn không thoải mái với nó?

Dưới đây là các cách đã giúp tôi vượt ra ngoài vùng an toàn của mình:

1. Tạo đam mê. Tôi trở nên phấn khích với những thứ tôi đang bán đến nỗi tôi muốn chia sẻ nó với cả thế giới. Trở nên đam mê sản phẩm và dịch vụ của mình sẽ khiến bạn ít quan tâm hơn đến cách người khác lĩnh hội những gì bạn chia sẻ và quan tâm hơn tới việc bộc lộ sự phấn khích về món hàng bạn cung cấp.

2. Làm việc mà bạn sợ hãi mỗi ngày. Điều quan trọng đối với tôi là làm những việc khiến tôi thấy không thoải mái nhất. Bạn cần phải dũng cảm và quyết tâm đối mặt với sự sợ hãi dù lớn hay nhỏ. Việc khiến tôi sợ hãi nhất là đến gặp trực tiếp khách hàng hoặc khách hàng tương lai. Vì vậy đây chính là việc đầu tiên mà tôi làm hàng ngày để vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Điều đó đã truyền cho tôi lòng can đảm và niềm tin vào chính bản thân mình và chuyển sự chú trọng của tôi từ những hạn chế sang những khả năng.

3. Hãy kiên định bất chấp những lời chỉ trích. Trong cuộc sống và trong kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực bán hàng, bạn sẽ không thể thành công nếu chưa bao giờ bị chỉ trích. Hãy cứ đeo bám khách hàng nhiều đến mức họ phải phàn nàn về việc đó, và khi họ phàn nàn hãy cứ tiếp tục cho đến khi họ phải nể sự kiên định đến dai như đỉa của bạn. Nếu bạn tin vào sản phẩm, công ty của mình và chính bản thân, bạn sẽ sẵn lòng nài nỉ và hứng chịu những lời chỉ trích vì nó.

4. Hãy chào hỏi những người đi ngang qua bạn. Tôi sẽ không bước đi nếu không chào hỏi bất cứ ai đi ngang qua. Tôi ép bản thân phải nhìn vào mắt tất cả mọi người và cất lời chào họ. Điều này đã tạo nên một sức mạnh cho phép tôi quyết định khi nào mình muốn trở nên hướng ngoại trong một buổi bán hàng hay trong bất cứ tình huống nào.

5. Quan sát những khác biệt của mọi người. Sau một loạt các cuộc điện thoại bán hàng thất bại, có thể bạn sẽ thấy tất cả các khách hàng tương lai đều có tiềm năng từ chối. Những gì bạn cần làm là hãy chọn một thời điểm và quan sát xem mọi người khác nhau như thế nào. Điều này sẽ khiến bạn ngừng nghĩ rằng tất cả mọi người đều phản ứng giống hệt như vị khách hàng tiềm năng trước đó của bạn.

6. Ép buộc bản thân giao lưu với công chúng. Hãy thường xuyên bước ra khỏi nhà và văn phòng để giao lưu với mọi người. Khi chuyển tới một thành phố mới, tôi sẽ tới một địa điểm thật nhiều lần cho tới khi tôi cảm thấy thoải mái và biết tất cả mọi người ở đó. Tôi cũng làm điều tương tự với các con của mình, đưa chúng tới một cửa hàng tạp phẩm vào mỗi buổi sáng cho đến khi chúng có thể nói chuyện được với những người đang làm ở đó như những thành viên trong gia đình.

7. Chuyển tải cam kết bằng lời trước công chúng. Cách duy nhất để trở nên thoải mái khi nói chuyện với mọi người là đứng trước nhiều khán giả. Hãy tham gia các nhóm trợ giúp như Toastmasters International, nơi mọi người đều học cách nói chuyện trước những người khác.

8. Luôn bận rộn. Khi bạn luôn trong trạng thái hoạt động, bạn sẽ không có thời gian cảm thấy không thoải mái. Bạn phải yêu cầu giúp đỡ, nhận sự giúp đỡ và nói chuyện với mọi người vì bạn đang phải chạy từ hội thảo bán hàng này sang sự kiện khác. Vì vậy, hãy luôn hoạt động.

9. Giúp những người khác bán hàng. Bất cứ lúc nào tôi có việc phải đi vài ngày và không tự bán hàng được, ngay lập tức tôi sẽ ngỏ lời xin giúp đỡ những người bán hàng khác vì đây là cách tuyệt vời để tự bước ra khỏi vỏ bọc của bản thân. Sau vài lần chốt sales thất bại, một người bán hàng có thể trở nên khép mình và lo lắng. Nhưng khi làm việc với các khách hàng tiềm năng của người khác và bản thân chẳng có gì để mất, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều và có lại sự tự tin. Khi bạn đã chốt được khách hàng cho ai đó, họ sẽ lại trở thành khách hàng tương lai của chính bạn.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Marketing trải nghiệm – Experience Marketing

Hàng ngày chúng ta xem TV, lướt net, đọc tạp chí, tham gia giao thông đều thấy nhan nhản những mẩu quảng cáo đủ các thể loại từ TVC, banner, bài PR, billboard, poster,… Nếu để ý, ta sẽ thấy điểm chung của các mẩu quảng cáo này là đang cố truyền thông điệp nào đó, nhằm tác động vào cảm xúc của khách hàng, nâng cáo tính nhận diện thương hiệu, từ đó hi vọng những khách hàng tiềm năng sẽ mua sản phẩm của mình nhưng khách hàng lại hoàn toàn không được nhìn tận mắt, sờ tận tay những sản phẩm này.


Việc thuyết phục khách hàng mua hàng ngày càng khó khăn hơn, tạo áp lực khiến giới marketing phải nghĩ ra các cánh thức tiếp cận mới. Ví dụ:
– Học thử và kiểm tra trình độ tiếng Anh miễn phí
– Lái thử xe ô tô miễn phí và được nhận quà tặng
– Tặng dầu gội, mỹ phẩm dùng thử miễn phí
– Uống bia miễn phí, dùng thử cà phê miễn phí, hút thuốc lá loại mới miễn phí,…
– …

Có thể thấy, rất nhiều mặt hàng được các nhãn hàng cho không biếu không. Ta cũng chỉ lờ mờ đoán là họ làm vậy để dụ khách hàng mua hàng. Nhưng nếu phân tích kỹ hơn thì sẽ thấy nhiều điều thú vị trong hoạt động đó – và nó được gọi là Marketing Trải nghiệm (Experience Marketing hay Experiential Marketing).

Experience Marketing

Có khá nhiều định nghĩa về marketing trải nghiệm, nhưng theo tôi – để hiểu cho đơn giản thì marketing trải nghiệm là quá trình mang lại cho khách hàng tiềm năng có được trải nghiệm trước khi mua sản phẩm/dịch vụ, từ đó mới thúc đẩy các chiêu thức bán hàng.

Ngày nay, việc áp dụng marketing trải nghiệm trở nên phổ biến và thông dụng tại nhiều công ty, đặc biệt là những công ty muốn tái đầu tư nhanh chóng. Bởi vì theo họ, việc thử nghiệm và tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm có thể tác động đến quyết định mua của khách hàng hơn nhiều lần so với việc quảng cáo sản phẩm trên báo chí và các phương tiện thông tin truyền thông khác. Thậm chí, hiệu quả hơn cả qua lời giới thiệu của bạn bè và đồng nghiệp.

Trong một cuộc khảo sát về marketing trải nghiệm do Công ty Jack Morton Worldwide – (một trung tâm nghiên cứu về marketing trải nghiệm) tiến hành thời gian gần đây cho thấy: khoảng 3/4 số người tiêu dùng khi được hỏi về tác động của marketing trải nghiệm đã trả lời rằng, việc tham gia một sự kiện marketing trải nghiệm sống động sẽ làm tăng khả năng xem xét việc mua sản phẩm của họ. Gần 60% người tiêu dùng cho rằng nó sẽ tác động đến việc mua sản phẩm của họ nhanh chóng hơn.

Không chỉ hiệu quả trong việc thu hút các khách hàng tiềm năng, đối với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, marketing trải nghiệm cũng có tác dụng rất lớn nếu sự kiện được tổ chức có hiệu quả và nhằm đúng đối tượng. Bất cứ địa điểm nào cũng có thể trở thành nơi diễn ra các hoạt động marketing trải nghiệm của bạn, ví dụ: các trung tâm thương mại lớn, hội chợ, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, hoặc thậm chí ngay trên một góc phố, bên trong công viên,… Song vấn đề quan trọng là địa điểm được lựa chọn phải có tác dụng hỗ trợ và phù hợp với hoạt động marketing trải nghiệm đó, cũng như khuyến khích và cổ vũ cho mối quan hệ tương tác giữa khách hàng và sản phẩm.


Sau đây là bốn lý do quan trọng để bạn áp dụng chiến thuật marketing trải nghiệm như là một phần trong chương trình marketing diễn ra hàng năm của bạn:

1. Kích thích việc mua hàng ngay lập tức

Các sự kiện marketing trải nghiệm kết hợp được tính giải trí với cơ hội thử nghiệm sản phẩm đang trở thành một xu hướng phổ biến. Ví dụ, một bữa tiệc sinh nhật bạn bè tại quán karaoke hay nhà hàng, có thể được bạn sử dụng như là một cơ hội cho khách hàng thử nghiệm loại rượu hay bia mới ra mắt với lý do đó là quà tặng mừng sinh nhật của nhà hàng. Đây là cái cớ để khách hàng thử những tính năng hữu ích của những sản phẩm, điều mà họ không thể có được khi mua chúng tại các cửa hàng và siêu thị.

Trong cuộc khảo sát của công ty Jack Morton, gần 85% phụ nữ đã nói rằng họ sẽ lôi kéo những thành viên trong gia đình hoặc bạn bè tham dự một cuộc marketing thử nghiệm sống động, 75% trong số họ cho biết sẽ kể với những người khác về sự kiện đó.

Chính các sự kiện cũng cho thấy sự khác nhau giữa marketing thử nghiệm và các dạng marketing truyền thống khác (ví dụ như phân phát các sản phẩm dùng thử miễn phí kèm theo phiếu dự thưởng hoặc quay sổ xố khi bạn mua sản phẩm đó) ở chỗ tạo ra sự hưng phấn và kích thích hành động mua của khách hàng ngay sau khi được thử nghiệm sản phẩm.

2. Marketing trải nghiệm có tác dụng lớn khi đưa một sản phẩm mới ra thị trường

Khi tung một sản phẩm mới ra thị trường, bạn có rất nhiều chi phí mà đối với một số sản phẩm con số này có thể lên tới hàng triệu đô la. Trong khi đó nếu bạn chỉ là một ông chủ doanh nghiệp nhỏ, ngân sách dành cho tiếp thị rất hạn hẹp, chắc chắn bạn sẽ phải tìm ra cách tiếp thị và quảng cáo hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Lúc này, marketing trải nghiệm là một trong những cách tiếp thị bạn nên lựa chọn. Ví dụ, bạn có thể tổ chức một bữa tiệc nhỏ trong một nhà hàng hoặc khách sạn và mời các đối tượng khách hàng tiềm năng đến dự tiệc và nghe giới thiệu về sản phẩm mới. Nếu một bữa tiệc vẫn chưa phù hợp với nhu cầu của bạn, bạn có thể trình diễn và thu hút khách hàng mục tiêu tham gia thử nghiệm sản phẩm tại một góc phố nhỏ, tại cổng trường học, hoặc tham dự một cuộc hội chợ triển lãm.

Tuy nhiên, khi tổ chức các sự kiện marketing trải nghiệm, bạn cần quan tâm đến đối tượng tham dự và địa điểm tổ chức. Nếu đối tượng tham dự không đúng độ tuổi, giới tính hoặc nhóm thu nhập mà bạn muốn nhắm tới, bạn sẽ không đạt được mục tiêu của mình. Cũng tương tự như vậy, nếu địa điểm tổ chức không phù hợp với các nhóm khách hàng mục tiêu và nội dung của sự kiện cũng rất dễ dẫn đến thất bại.

3. Giúp sản phẩm của bạn trở nên nổi bật

Có một số sản phẩm đòi hỏi phải có sự trải nghiệm trực tiếp mới khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Ví dụ, một người phát minh ra một loại đồ chơi rất thú vị và vui mừng đưa sản phẩm của mình đến các cửa hàng để bán. Nhưng rất tiếc sau một thời gian, đồ chơi của anh ta vẫn nằm im trên các kệ bán hàng, chìm lẫn giữa hàng trăm nghìn sản phẩm khác. Điều này sẽ tiếp diễn mãi cho đến khi anh ta bắt đầu nghĩ đến việc áp dụng phương pháp marketing trải nghiệm với các buổi trình diễn sản phẩm và mời các em bé thử chơi món đồ do anh ta sản xuất.

Kết quả thật bất ngờ, sự kiện thu hút được rất nhiều trẻ em tham gia và sản phẩm trở nên bán chạy. Nguyên nhân là do hành động marketing này đã đánh trúng tâm lý trẻ em. Chúng muốn được nhìn tận mắt và được thoải mái chơi các sản phẩm mà trước đây chúng chỉ có thể đứng nhìn. Và đó cũng là lý do để chúng lựa chọn sản phẩm này, chứ không phải là sản phẩm cùng loại khác của các đối thủ cạnh tranh của bạn trên thị trường.

Song ngay cả những sản phẩm mới và hoàn toàn khác biệt cũng rất có lợi nếu bạn sử dụng các hoạt động marketing trải nghiệm tại các cuộc triển lãm hay trình diễn thương mại và tiêu dùng. Bời vì khách hàng được tận mắt chứng kiến sản phẩm ở thể “động”, chứ không phải ở thể “tĩnh” như lâu nay họ vẫn thường thấy.

4. Tạo ra một lực lượng tiếp thị không chính thức cho sản phẩm của bạn

Cũng giống như tiếng róc rách của một dòng suối, một sự trải nghiệm sản phẩm tích cực chắc chắn sẽ tạo ra những cơn sóng kế tiếp. Mặc dù, các sự kiện marketing trải nghiệm chỉ có thể diễn ra trực tiếp và có tác dụng trước một số lượng khách hàng không lớn, nhưng bạn có thể cộng thêm vào đó sự ảnh hưởng do những người tham gia sẽ kể lại với những khách hàng tiềm năng khác.

Cuộc khảo sát do Công ty Jack Morton tiến hành nói trên cũng cho thấy 80% những người đã tham gia vào một sự kiện marketing trải nghiệm sẽ kể về sự trải nghiệm của mình với nhiều người khác. Chính vì vậy, bạn không chỉ có được một sự tương tác hiệu quả với khách hàng và tạo ra sự trải nghiệm đáng nhớ đối với sản phẩm, mà bạn còn có thêm lợi ích từ sự truyền miệng về sản phẩm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nữa. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã có được một lực lượng bán hàng không chính thức truyền bá những điều tốt đẹp về sản phẩm của bạn.


https://xuhuongtiepthi.com/marketing-trai-nghiem-experience-marketing-b45.php
Đọc tiếp »

Căn hộ : Mua DỄ, bán KHÓ

Căn hộ : Mua DỄ, bán KHÓ
Căn hộ có 2 thời điểm HOT nhất là lúc mở bán và lúc bàn giao nhà
- Lúc mở bán nhờ chiến dịch quảng cáo, chính sách thanh toán, chiết khấu, giá cả... Khách hàng mua đắt như tôm tươi, ngoài ra nhờ vào tâm lý " bầy đàn", tâm lý " háo thắng" phải mua được, đến lúc hụt căn nào đó rồi lại ức, muốn mua chênh lệch ngay và luôn, đó là lí do có nhà đầu cơ đầu tư ngắn hạn bỏ vào chục triệu đặt cọc sau đó kiếm dc tiền lời ngay, mà ko cần phải lo dài hơi về sau.
- Lúc bàn giao căn hộ, lúc này tuỳ dự án, có dự án xây đúng tiến độ, chất lượng công trình tốt, giao thông thuận tiện, thiết kế hợp lý thì giá bán sẽ cao hơn giá mua, lúc này là thời điểm nếu khách đầu tư muốn bán thì nên bán luôn, chưa bàn giao thủ tục cũng dễ hơn. Nhiều khách hàng mua ngại mua dự án chưa hoàn thiện nên đây là thời điểm họ đi xem mua để quyết định, đây là đối tượng khách hàng chắc chắn, nhìn bằng mắt, cảm nhận thực tế rồi mua sẽ yên tâm hơn. Nên chấp nhận mua cao nhưng hài lòng smile emoticon. Ngược lại những dự án ko như lúc đầu như tư vấn, nhìn trên bảng vẽ thì việc chấp nhận lỗ là điều đương nhiên.
Ngoài 2 giai đoạn này ra, khách mua sẽ khó khăn trong việc bán lại, nhiều người mua phải đi gửi đủ môi giới để tìm khách, có khi người bán cho mình hồi trước giờ gọi lại tò tí te, còn ko thì họ cũng đã chạy theo bán dự án khác.
- Nếu dự án có số lượng căn hộ quá nhiều, thì việc bán lại càng khó khăn, người mua có quá nhiều sự lựa chọn cho cùng một căn hộ, nên họ sẽ chọn mua căn nào rẻ nhất, bán lỗ họ mua. Nên bắt buộc sự cạnh tranh cao, giá thành càng cạnh tranh dữ dội, lúc này sẽ có những khách đầu tư, có nhà rồi mua để cho thuê mà ngay thời điểm đó họ cần tiền để đầu tư cái khác, họ muốn bán càng sớm càng tốt, nên việc cắt lỗ diễn ra ngay và luôn, buông cho khoẻ.
- Khách hàng đã nhận nhà khi muốn bán cũng nhiêu khê, nội thất lúc làm thì rất tâm quyết, muốn làm cho mình ở nên khi bán lại khó bán, vì đầu tư nhiều mà phong cách ko phải phù hợp với nhiều người thì càng khó bán. Nhà mình đẹp , chất lượng tốt mà ai cũng chê.
....
Còn nhiều lí do khác...,
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Những Bài Học Đắt Giá Khi Thỏa Thuận Lương

Dù bạn mới đi làm hay đã có nhiều năm kinh nghiệm, dù bạn thích hay ghét việc thỏa thuận lương thì việc bạn tích lũy thêm các mẹo thỏa thuận lương để đạt được mức mong muốn là không bao giờ thừa.
Bạn có thể đã đọc nhiều về các kỹ năng thỏa thuận lương, nên trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu những lỗi phổ biến mà ứng viên hay mắc phải dẫn đến kết quả là họ phải nhận mức lương thấp hơn.
1. Hài lòng với mức lương đưa ra/Không thỏa thuận. Lỗi phổ biến nhất là nhiều ứng viên chấp nhận mức do nhà tuyển dụng (NTD) đề ra. Thông thường ứng viên trẻ và ứng viên nữ thường mắc lỗi này, đa phần là vì chưa hiểu quy trình thỏa thuận lương hoặc ngại/không thoải mái khi thỏa thuận lương. Đồng ý mức lương do NTD đề ra có nghĩa là bạn sẽ phải chấp nhận nhiều hậu quả về tài chính sau này – mức lương thấp và tỉ lệ tăng lương thấp, dần dần sẽ dẫn đên việc bạn chán ghét công việc và NTD.
(Nguồn: Internet)
2. Tiết lộ mức lương bạn sẽ chấp nhận ngay từ đầu. Không tiết lộ quá nhiều thông tin là chìa khóa vàng trong quá trình đàm phán. Nhiều NTD sẽ hỏi về mức lương tại các công ty cũ và mức lương mong muốn. Trong những tình huống này, bạn phải luôn cẩn thận về những gì mình sẽ trình bày, vì càng trì hoãn tiết lô những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng thỏa thuận lương sau này.
3. Chỉ tập trung vào nhu cầu của ứng viên hơn là các giá trị họ có thể đóng góp. Nhiều ứng viên chỉ tập trung vào những điều mình cần hơn là các giá trị mà họ có thể mang lại cho NTD. Bạn hãy nên cho NTD biết khả năng đóng góp của mình và thỏa thuận lương từ đó, hơn là nói trước một mức lương chính xác bạn có thể chấp nhận.
4. Không tìm hiểu kỹ về mức lương hoặc không chuẩn bị cho quy trình thỏa thuận. Hãy tìm hiểu về NTD tương lai trên các phương diện mức lương, chính sách thỏa thuận, chế độ thưởng. Ngay cả khi bạn quyết định không thỏa thuận lương thì bạn vẫn có sự hiểu biết tốt hơn về thị trường nhân lực và giá trị của bản thân.
5. Đề cập về lương quá sớm. Bạn hãy nên luôn kiên nhẫn khi đề cập đến lương. Bạn càng để dành lâu thì càng có nhiều điều lợi trong quá trình thỏa thuận lương.  Thời điểm thích hợp nhất là khi bạn biết mình đã đến những vòng phỏng vấn cuối cùng, và bạn sẽ hỏi về lương thưởng, tiền hoa hồng, chế độ bảo hiểm và các quyền lợi khác. Nhiều NTD sẽ nhận xét rằng họ dễ dàng “bắt mạch” các ứng viên chỉ quan tâm đến tiền trong quá trình phỏng vấn và biết được cách sẽ thỏa thuận với các ứng viên này về sau như thế nào.
6. Chấp nhận công việc quá nhanh. Quá trình tìm việc có thể kéo dài hàng tuần hoặc nhiều tháng liền. Đề nghị từ NTD, dù có hấp dẫn thế nào đi chăng nữa, cũng cần phải được xem xét lại. Nhiều NTD sẽ cho bạn thời gian để cân nhắc. Khi bạn được NTD chọn, bạn đã có được “quyền lực” nhất định để thỏa thuận các đề nghị, và hãy dùng quyền lực này như một vũ khí hiệu quả cho bạn và kéo dài thêm thời gian nếu có thể trước khi bạn ra quyết định cuối cùng.
(Nguồn: Internet)
7. Từ chối công việc quá nhanh. Nhiều ứng viên nhanh chóng từ chối các NTD khi mức đề nghị không như mong muốn. Trong nhiều trường hợp bạn có thể từ chối ngay lập tức nhưng nếu được bạn hãy luôn xin thêm thời gian để cân nhắc. Nếu mức lương quá thấp, bạn có thể từ chối ngay. Nếu lương vẫn có thể chấp nhận được (dù vẫn thấp hơn bạn mong đợi), bạn hãy xem thêm các quyền lợi khác. Nhiều NTD có thể trả lương thấp hơn mức thị trường nhưng bù lại sẽ có các chính sách thưởng, chế độ bảo hiểm cá nhân, hoặc mua cố phiếu của công ty.
8. Yêu cầu thay đổi quá nhiều trong Thư chào đối ứng (Counteroffer). Nếu bạn thích công việc và xác định được NTD theo mong muốn của mình nhưng bạn vẫn chưa hài lòng với mức NTD đề nghị, bạn có thể cân nhắc gửi lại một Thư chào đối ứng (Counteroffer). Khi viết thư này, bạn chỉ nên tập trung tối đa vào 2 điểm để thỏa thuận; bạn không thể đàm phán hết tất cả hạng mục. Nếu lương thấp, hãy chỉ đề cập vào lương. Nếu bạn biết NTD không thể thay đổi mức lương, hãy tập trung vào các quyền lợi khác. Và vì bạn chỉ có thể chọn tối đa 2 mục, bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng trong thư của mình.
9. Đưa lý do cá nhân vào việc thỏa thuận lương. Bạn phải luôn thể hiện sự chuyên nghiệp trong quá trình thỏa thuận lương. Nếu NTD đã đưa ra mức lương đề nghị, bạn đã nằm trong tầm ngắm được chọn. Nếu như bạn thỏa thuận rồi mà vẫn không đi đến đâu, hãy luôn nhớ rằng bạn đã nhận được thư chấp nhận từ công ty, ngay cả khi mức đề nghị không cao như bạn nghĩ hoặc không xứng đáng với bạn. Và nếu thỏa thuận lương không thành công, hãy cảm ơn NTD một lần nữa vì đã cho bạn cơ hội. Biết đâu sau này bạn sẽ lại đi phỏng vấn cùng công ty đó cho các vị trí khác.
10. Không yêu cầu NTD xác nhận thỏa thuận bằng văn bản. Sau khi thỏa thuận thành công, bạn phải yêu cầu NTD xác nhận lại bằng văn bản. Nếu NTD cố tình lảng tránh việc này, bạn phải cân nhắc lại về việc có ký vào đơn chấp nhận làm việc tại công ty hay không.
Đọc tiếp »

DỮ LIỆU KHÁCH HÀNG TỐT NHẤT: NGAY TRONG TẦM TAY

First-party data đang trở thành nguồn dữ liệu được ưu tiên hàng đầu cho các chiến lược tiếp thị trên cơ sở người dùng (People-based Marketing).
Với áp lực buộc phải sử dụng dữ liệu để mang lại thông điệp quảng cáo phù hợp nhất cho người dùng như hiện nay, hầu hết Marketer trong ngành tiếp thị số đều sử dụng nguồn “dữ liệu độc lập” (Third-party data) để tiếp cận các khách hàng tiềm năng. Nguồn dữ liệu này là cách dễ dàng để phủ sóng những phân khúc khách hàng lớn hơn mà các kênh khác không sẵn có. Nhưng trong môi trường luôn luôn biến đổi và cập nhật 24/24 như hiện nay thì Third-party data cũng không còn đủ để đáp ứng nhu cầu nữa.
Thay vào đó, dữ liệu mà các thương hiệu trực tiếp sở hữu – First party data (còn gọi là “dữ liệu chính chủ”) – đang nhanh chóng trở thành ưu tiên chiến lược với phần lớn Marketer.
Vậy điều gì khiến First-party data trở nên ‘đắt hàng’ như vậy, tại sao các Marketer lại ưu tiên nó hơn Third-party data, và làm cách nào nó có thể giúp mang lại các chiến lược tiếp thị dựa trên người dùng hiệu quả hơn?
3 nguồn cung dữ liệu của Marketer
Có 3 nguồn dữ liệu chính hiện có trên thị trường dành cho các Marketer, gồm:
First-Party Data – dữ liệu chính chủ:
Là bất kỳ dữ liệu nào được tạo bởi những tương tác trực tiếp giữa thương hiệu và khách hàng. Trong số đó, các thông tin giao dịch, dữ liệu từ các chiến dịch tiếp thị đã chạy, từ website và email là những nguồn giá trị nhất.
Nguồn dữ liệu này được xem là đáng tin cậy nhất và vì thế mang lại khả năng dự báo khá chuẩn xác. Ví dụ như khi biết những thông tin: ai đã mua hàng, họ mua những sản phẩm gì, với giá bao nhiêu,...đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể dự đoán đâu sẽ là những thông điệp hoặc sản phẩm thích hợp để cung cấp tới người dùng này.
Vượt cả khả năng dự báo, First-party data còn mang tính độc quyền và duy nhất cho doanh nghiệp. Đây chính là lợi thế lớn nhất trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt với những đối thủ có khả năng tương đương nhau.
Tuy vậy, First-party data cũng bị giới hạn nếu doanh nghiệp không có tập khách hàng lớn hoặc không có một chương trình thu thập thông tin đủ mạnh. Điều này gây cản trở trong việc mở rộng qui mô so với những loại dữ liệu khác.
Second-Party Data – dữ liệu đối tác:
Là First-party data của doanh nghiệp khác. Nguồn này có thể bổ sung vào First-party data của doanh nghiệp bằng nhiều cách mà không làm giảm tính chính xác vốn có của chúng.
Giá trị ở đây rất rõ ràng. Các thương hiệu có thể mở rộng qui mô phủ sóng đến tập khách hàng tiềm năng lớn hơn mà vẫn đảm bảo dữ liệu đạt yếu tố ‘độ tin cậy’ tương đương như First-party data của chính doanh nghiệp.
Tuy nhiên nguồn Second-Party Data khá nhạy cảm và cần được sử dụng thận trọng bởi vì qui trình chia sẻ thông tin giữa các đối tác luôn tiềm tàng rủi ro, và rõ ràng dữ liệu không phải là hàng hóa đơn giản để trao đổi. Các bên tham gia không thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và qui trình phải được kiểm soát để đảm bảo việc lồng ghép các dữ liệu đối tác này vào nguồn hiện có liền mạch nhất có thể.
Third-Party Data – dữ liệu độc lập:
Là nguồn dữ liệu tổng hợp, thông thường được mua từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp. Những công ty này sẽ kết hợp những nguồn thông tin công cộng sẵn có (như dữ liệu dân số) với lượng lớn các nguồn dữ liệu khác để xây dựng nên một tập hồ sơ tương đối đầy đủ về khách hàng.
Loại dữ liệu này có ưu điểm nổi bật về độ phủ rộng và tính sẵn có – rất thích hợp cho mục tiêu gia tăng tìm kiếm khách hàng mới.
Tuy nhiên dù được các Marketer tin tưởng sử dụng trong suốt các thập kỷ qua thì khiếm khuyết của Third-party data vẫn bị lộ rõ khi các thương hiệu chuyển sang các chiến lược tiếp thị định hướng người dùng (customer-based marketing) – cụ thể là các yếu tố ‘chất lượng’, ‘độ chính xác’ và ‘khả năng cập nhật nhanh chóng’ của dữ liệu.
Nguồn Third-party data này thường bao gồm những tập hồ sơ khách hàng đến từ rất nhiều nguồn với độ chính xác và phù hợp khác nhau. Do đó, rất khó để Marketer có thể xác định chất lượng chính xác của những thứ họ mua. Ví dụ, một khách hàng ghé đến trang bán quần áo trẻ em không có nghĩa là người này đã có con, có thể họ chỉ đơn giản muốn mua một món quà cho bạn bè hoặc người thân.
Thêm nữa, Third-party data sẵn có cho bất cứ ai có nhu cầu – đồng nghĩa đối thủ cạnh tranh cũng có thể tiếp cận và sử dụng, do đó không thể tạo nên khác biệt cạnh tranh cho các chiến dịch tiếp thị.
First-party data được ưu tiên
Mỗi nguồn dữ liệu có một vai trò quan trọng khác nhau trong hệ sinh thái hiện tại, nhưng các bằng chứng mới đây chỉ ra rằng có một sự chuyển đổi tập trung vào First-party data. Một báo cáo nghiên cứu gần đây của Signal – doanh nghiệp chuyên cung cấp công nghệ MarTech cho biết:
  • 2/3 Marketer tin rằng First-party data mang lại thành quả chiến dịch tốt nhất.
  • Hơn 80% Marketer dự kiến tăng mức độ sử dụng nguồn First-party data trong vòng 2 năm tới.
  • 92% Marketer tin rằng First-party data và Second-party data mang đến chuyển đổi tốt nhất cho chiến dịch, trong khi 95% xem hai nguồn này là cách tốt nhất để gia tăng giá trị vòng đời khách hàng (CLV- Customer Life Value).
Những kết quả trên làm nổi bật xu hướng nhiều Marketers đang theo đuổi các hoạt động thu thập, phân tích và áp dụng First-party data.
Nói ngắn gọn, First-party data mang đến cho Marketer sự tự tin khi biết chính xác nguồn gốc thông tin mình có và cách thức nó được xử lý. Kết quả là họ ngày càng gia tăng thu thập First-party data trong nỗ lực làm giàu thêm tập hồ sơ khách hàng, qua đó củng cố qui trình cá nhân hóa hoặc tạo nên những phân khúc khách hàng tiềm năng chính xác cho hoạt động định hướng chuyên sâu hơn.
Các thương hiệu sớm tiếp nhận xu hướng này và sáng tạo trong việc vận dụng lượng First-party data dồi dào đang ngày càng trở nên hiểu biết hơn về người dùng, đồng thời cũng trở thành ví dụ hùng hồn nhất cho các doanh nghiệp khác noi theo.
Ví dụ, công viên giải trí Disney đã áp dụng rất thành công nguồn First-party data cho hoạt động của mình. Cụ thể, thông tin khách hàng được thu thập từ vòng đeo tay thông minh “MagicBand” – thiết bị sử dụng chip RFID và bộ thu nhận sóng với khả năng truyền nhận dữ liệu trong vòng bán kính 12m. Mỗi khách hàng ghé đến Disneyland sẽ được phát một chiếc để tương tác với thế giới xung quanh họ. Nó có thể thay thế luôn cả vé tham gia trò chơi, phiếu đặt phòng khách sạn, và thậm chí còn có thể dùng để thanh toán cho đồ ăn và các giao dịch khác trong khuôn khổ công viên (thông tin thẻ tín dụng sẽ được tải trước vào vòng trong quá trình mua vé vào cổng, và người dùng chỉ cần quét vòng tay của mình vào các máy thánh toán trong khu vui chơi). Ngoài ra, Disney còn sở hữu website và các ứng dụng cho phép khách tham quan đặt chỗ, lên kế hoạch, quản lý các hoạt động vui chơi và kết nối mọi người trong nhóm với nhau.
MagicBand và các ứng dụng của nó không chỉ giúp người dùng tận hưởng những trải nghiệm vui chơi tốt nhất tại công viên, mà còn mang đến cho Disney khả năng tiếp cận và thu thập nguồn First-party data phong phú trong suốt hành trình khách hàng trải nghiệm, sau đó sử dụng cho mục đích cải thiện liên tục những tương tác giữa thương hiệu và khách hàng.
Một ví dụ khác về việc ứng dụng First-party data là Pandora – ứng dụng nghe nhạc miễn phí, có thể thu thập những dữ liệu khác nhau về người dùng như tuổi, vị trí và sở thích nghe nhạc để tạo nên các phân khúc khách hàng tiềm năng và cung cấp những quảng cáo được thiết kế tương ứng với từng nhóm khách hàng đặc trưng ở mức độ cao.
Những thương hiệu sở hữu nguồn First-party data dồi dào đang góp phần định hình lại hệ sinh thái dữ liệu hiện tại, trong đó First-party data trở thành vũ khí chủ lực cho chiến lược One-to-one marketing (hoạt động tiếp thị tương tác trực tiếp với từng khách hàng chuyên biệt). Kẻ chiến thắng sẽ là người có thể sử dụng loại dữ liệu này như một cơ sở để dẫn dắt những chuyển đổi và tạo ra những tương tác thông minh hơn với khách hàng của mình.
Đọc tiếp »

14 công cụ dành cho Digital Marketing

Nếu sử dụng công cụ này, bạn và doanh nghiệp của bạn sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong mảng Content Marketing, SEO, và Social Media Marketing.

Doanh nghiệp của bạn mới hoạt động, hay kể cả doanh nghiệp đã hoạt động từ rất lâu rồi, thì đều có lợi nếu sử dụng những công cụ làm việc sau, bởi chúng giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình, nâng cao năng suất làm việc…

Một trong những thách thức cơ bản khi vận hành một doanh nghiệp là đưa ra các chiến dịch marketing hiệu quả. Trung bình, các công ty "vứt qua cửa sổ” khoảng 958 triệu USD vào các chiến dịch Marketing, trong khi trên thực tế, họ không cần nhiều đến vậy. Điều này cho thấy, một lượng lớn các công ty cần thay đổi chiến lược của họ để khiến quy trình làm việc trở nên hiệu quả hơn. Một trong những cách đó là sử dụng các công cụ dưới đây.

Dưới đây là kinh nghiệm của chúng tôi với các công cụ Marketing trong mảng content, SEO, và MXH. Nếu bạn biết những công cụ khác, hãy chia sẻ với chúng tôi trong bình luận của bài viết dưới đây nhé.

PHẦN I – Nhóm Công cụ Quản lý
Trello – Lên kế hoạch

Trello là một trong những dịch vụ cung cấp phần mềm quản lý dự án, làm việc nhóm hiệu quả trong nội bộ phòng Marketing, theo dõi các đầu việc, quản lý thời gian, theo dõi và liên lạc với các freelancer, và hơn thế nữa, chúng MIỄN PHÍ.

Google Drive – Cộng tác và Lưu trữ

Công cụ này sẽ rất phù hợp với hệ thống lưu trữ dữ liệu của bộ phận Content Marketing.

Chúng tôi đang sử dụng Google Docs để lưu trữ văn bản, và sử dụng Google Sheets để lên các kế hoạch làm việc, lên kế hoạch nội dung & đăng bài, …

Evernote

Các buổi Brainstorm của Marketers tương đối lộn xộn và (đôi lúc) khó hiểu. Evernote là một công cụ miễn phí để lưu lại các ý tưởng, chia sẻ giữa các phòng ban của doanh nghiệp. Bạn có thể lưu lại mọi ý tưởng, tạo ghi chú, lưu kết quả khảo sát, ghi nhớ các chủ đề của trang blog… CHỈ Ở MỘT CHỖ DUY NHẤT. Việc tạo ra một ý tưởng mới sẽ dễ dàng hơn hơn nếu bạn có một đống thứ hữu ích trong Kho ý tưởng marketing trên Evernote, nơi mà các ý tưởng lớn gặp nhau.

PHẦN II: Nhóm công cụ SEO
Rocket Ranking – SEO

Rocket Ranking là một dịch vụ trực tuyến cho mảng SEO, và cung cấp một lượng lớn các công cụ hữu ích để nâng cao thứ hạng tìm kiếm. Những công cụ này bao gồm phân tích SEO on-page, tính toán hiệu quả từ khoá, dựng backlink của SEO, đếm số backlink của SEO, và công cụ Thích / Theo dõi trên MXH. Công cụ này miễn phí trong tháng sử dụng đầu tiên, sau đó, nếu bạn thật sự thích công cụ này, thì bạn có thể tiếp tục sử dụng với mức phí tương đối thấp.

Skimlinks

Hãy để Skimlinks thay bạn xử lý vấn đề về đo lường và tiến hành hoạt động Affiliate Marketing (Marketing liên kết) để bạn có thể "dồn sức” cho những hoạt động khác của chiến dịch. Công cụ này hoạt động dựa trên website, RSS, Twitter, Bảng tin Facebook của bạn, để biến các đường dẫn và từ khoá thành các đường dẫn liên kết (affiliate links) tương đương. Đây là cách dễ nhất để xử lý các đường dẫn liên kết trong chiến lược Marketing của bạn.

PHẦN III: Các trang Freelancers

Elance – Thuê ngoài

Trong một thế giới mà freelancers chiếm một lượng lớn trong lực lượng lao động, việc thuê Freelancers để làm các công việc tạm thời như viết bài, quản lý MXH đòi hỏi bạn cần có 1 trang uy tín về Freelancer. Elance là một công ty cung cấp môi trường trung gian giữa freelancers và người cần thuê freelancer. Website này cho phép bạn thấy được các hoạt động trong quá khứ của freelancer đó, đọc Bình luận từ những người thuê trước. Bằng cách này, bạn có thể chắc chắn rằng bạn không thuê một "thằng đần”, và bất chấp là bạn thuê ai, thì người đó sẽ giúp bạn nâng cao năng suất làm việc.

Fiverr

Nếu bạn cần hoàn thành một vài dự án, nhưng không đến mức cần thuê thêm người mới, chắc hẳn website này sẽ giúp bạn tìm được những freelancers đúng ý bạn. Fiverr được thiết lập để người dùng có thể mua / bán dịch vụ với giá CHỈ 5$. Freelancers trên trang này cung cấp đủ thứ dịch vụ, như viết tiêu đề cho blog, thiết kế Print Ad, và thậm chí là làm bản thảo cho email marketing. Giá rẻ không có nghĩa là chất lượng dịch vụ không tốt, nhưng tốt nhất là hãy đọc Reviews trước khi quyết định thuê một ai đó, để đảm bảo rằng bạn đang đưa tiền cho đúng người.

PHẦN IV: Quản lý MXH và Quản lý Email

MailChimp


Để quản lý tất cả các chiến dịch Email Marketing, hãy dùng MailChimp. Công cụ rất-dễ-sử-dụng này có rất nhiều đặc tính hữu ích như: Nút chia sẻ trên MXH, Công cụ phân tích, Thiết kế Template, và Cá nhân hoá Biểu mẫu thông tin. Phiên bản miễn phí của MailChimp cho phép gửi 12,000 emails đến 2,000 người theo dõi, vậy là quá đủ cho một team Marketing rồi.

Crowdfire

Crowdfire là bộ công cụ của Twitter với mục đích giúp bạn quản lý và tận dụng tối ưu nhất từ tài khoản Twitter. Bạn sẽ phải trả một khoản phí nhỏ để có thể xem, sắp xếp và lọc người dùng, khám phá thông tin về nhân khẩu học, và nhắm đúng công chúng mục tiêu cho sản phẩm của bạn.

Hootsuite – Quản lý MXH

Bảng điều khiển của Hootsuite cho phép bạn truy cập TẤT CẢ các tài khoản MXH MỘT LÚC. Với những ai làm về MXH, chắc chắn, việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tối ưu năng suất làm việc trên MXH. Bạn có thể truy cập miễn phí một lúc 3 tài khoản, nhưng từ tài khoản thứ 4 trở đi, bạn sẽ phải nâng cấp gói sử dụng và chịu 1 chút chi phí nhỏ.

Buffer

Theo dõi tất cả các hoạt động trên MXH tại một chỗ duy nhất, ví dụ, lên lịch đăng bài trên tất cả các MXH, rút ngắn đường dẫn, xem kết quả phân tích MXH, chia sẻ thông điệp, tăng nhận diện thương hiệu, CHỈ VỚI 1 ỨNG DỤNG DUY NHẤT. Buffer giúp bạn nâng cao thương hiệu trên MXH và giúp tổ chức phát triển hơn.


PHẦN V: Các công cụ khác

SurveyMonkey

Khảo sát là một cách rất hữu ích để khiến khách hàng tương tác nhiều hơn với các chiến dịch Marketing của bạn, và chắc chắn công cụ này sẽ giúp bạn làm việc đó dễ dàng hơn. Công cụ miễn phí này cho phép bạn thiết kế, sưu tập, và phân tích kết quả các khảo sát để bạn biết rõ bạn đang làm tốt cái gì, và bạn cần thay đổi cái gì. Đây là công cụ tuyệt vời để thu thập phản hồi của khách hàng, và nâng cao hiệu quả các chiến dịch Khuyến mại & Quảng cáo để tạo sự chú ý với khách hàng mục tiêu.

Canva
Canva là công cụ thiết kế online rất hữu ích để hỗ trợ marketer xây dựng nội dung trên blog và chia sẻ thông qua MXH. Memes, infographics, và các hình ảnh tự thiết kế là những yếu tố rất quan trọng để tăng độ phủ thương hiệu, tăng lượt truy cập website, khiến khách hàng chú ý… Đồng thời, công cụ này cũng giúp bạn dễ dàng thiết kế các hình ảnh mà bạn muốn mà không cần sử dụng các phần mềm quá "cao cấp”.

Google Analytics

Không có chương trình Marketing nào được toàn vẹn mà không dựa vào cơ sở phân tích dữ liệu của các chương trình trước. Đây là công cụ MIỄN PHÍ để thu thập dữ liệu khách hàng – những người đã ghé thăm website của bạn. Kết quả của việc phân tích sẽ giúp bạn có định hình phân bổ ngân sách, chuyển hướng chiến lược SEO, thay đổi giao diện website và "định nghĩa lại” công chúng mục tiêu của bạn.

Sau khi đọc bài này, hãy "nhấc mông lên”, sử dụng những công cụ trên và từng bước nâng cao năng suất làm việc của bạn nhé. Tất nhiên là còn rất nhiều công cụ hay khác, chúng tôi không thể tổng hợp toàn bộ trong bài viết này được. Nếu bạn đã từng dùng công cụ nào, hãy viết Cảm nhận của bạn ở phía dưới để cùng chia sẻ với các bạn khác nữa nhé
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

3 bí quyết thành công của nữ giám đốc Google Việt Nam

Dám đương đầu với thách thức, làm những thứ mình thích, biết cách đặt câu hỏi là những yếu tố giúp bạn trẻ vững bước trên con đường sự nghiệp.

Nguyễn Phương Anh, Giám đốc tiếp thị Google châu Á Thái Bình Dương phụ trách thị trường Việt Nam, đã có bài chia sẻ với khán giả là sinh viên, nhà khởi nghiệp tại hội chợ khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ - Saigon Tech Startup Fest – tổ chức hôm 12/3 tại Dinh Thống Nhất (TP.HCM). Như những diễn giả khác, bài nói chuyện của nữ giám đốc tại Google được trình bày bằng tiếng Anh, mặc dù cô nói rằng cô có thể nói tiếng Việt, nhưng môi trường startup hiện nay cần những người có thể sử dụng tốt tiếng Anh nên cô nói bằng ngôn ngữ toàn cầu này.
Mở đầu bài trình bày, Phương Anh cho biết cô được nhận vào Google mà không phải là một người quá am hiểu về công nghệ. Vì Google đề cao sự khác biệt của mỗi nhân viên, đồng thời đánh giá cao thái độ và cách suy nghĩ về các vấn đề của nhân viên.
Nguyễn Phương Anh
Nguyễn Phương Anh, Giám đốc tiếp thị Google phụ trách thị trường Việt Nam, tại buổi hội nghị hôm 12/3 - Ảnh: H.Đ
Phương Anh mở một đoạn video clip quay lại cảnh làm việc của các nhân viên tại Google, cho thấy sự đa dạng trong chủng tộc, giới tính, và cách suy nghĩ vượt giới hạn của những người này. Trong clip, nhiều phụ nữ, nam giới, nhiều màu da đang làm việc với các dự án của mình, có người nói muốn làm điều khác biệt, có phụ nữ thì đang thích thú với chiếc xe tự lái của mình, có người nói về tham vọng làm sao để mang internet cho 5 tỷ người trên hành tinh, có phụ nữ ước muốn mọi người trên trái đất đều nói được bất kỳ ngôn ngữ nào… Phương Anh kết luận, cô thích nhất một câu nói mở đầu video, rằng Google là một tập hợp những đứa trẻ (a bunch of kids). Ví dụ có Google đã bắt đầu từ một văn phòng đặt trong garage nhà một người bạn của hai nhà sáng lập.
“Nếu bạn và hai người sáng lập hiện đang ngồi ở nhà, trong một căn phòng nhỏ để viết code thì điều này có thể làm nên chuyện trong một ngày nào đó. Mọi thứ bắt đầu từ nhỏ nhặt và khiêm tốn không có nghĩa là bạn không thể tạo ra thứ gì đó lớn lao”, Phương Anh nói.
Với kinh nghiệm của mình, nữ giám đốc tiếp thị tại công ty tìm kiếm lớn nhất thế giới đã đúc kết 3 điều cần thiết có thể giúp bạn trẻ trên con đường sự nghiệp.Một là, phải nắm lấy thách thức và tạo sự khác biệt. “Dù nó là sản phẩm gì đi chăng nữa, vấn đề là bạn có làm nó khác biệt hay không. Nó có làm thay đổi cộng đồng hay không, không cần thiết là cả khu vực Đông Nam Á, hay châu Á Thái Bình Dương, mà có thể chỉ là một thành phố ở Việt Nam”, cô nói.
Google đề cao sự khác biệt của mỗi nhân viên, đồng thời đánh giá cao thái độ và cách suy nghĩ về các vấn đề của nhân viên.
“Làm gì đó khác biệt có thể làm bạn sợ hãi lúc đầu, nhưng chắc chắn bạn sẽ được đi trên con đường chưa ai từng đi”. Phương Anh dẫn một ví dụ mà cô nói rất tâm đắc chính là sự kiện Columbus phát hiện ra châu Mỹ vào những năm 1400. Phương Anh cho rằng nếu Columbus không có khát khao đi tìm con đường tốt nhất để đến Ấn Độ thì họ đã không khám phá ra châu Mỹ.
Cô cho biết những người làm startup thời điểm này cũng giống như những nhà khám phá thời xưa. “Bạn đi ra biển và không biết đi điều gì sẽ xảy đến với mình, những cơn giông bão, sóng thần,… bạn có thể muốn quay trở lại, hay có thể bị chìm, nhưng dĩ nhiên bạn cũng có thể làm được những thứ lớn lao chưa ai từng làm được”.
Yếu tố thứ hai Phương Anh chia sẻ với bạn trẻ, là làm được những thứ thú vị mà mình thích. Những người thành công hiện nay đều đã phải chọn giữa một công việc được trả lương cao và ổn định, với một công việc khác khó khăn hơn một chút nhưng ảnh hưởng mà nó tạo ra là đủ lớn, và những gì họ có thể học là rất giá trị cho con đường sự nghiệp của họ.
Điều cuối cùng và rất quan trọng là biết cách đặt câu hỏi, Phương Anh cam đoan. “Trong khoảng 5 năm làm việc ở Việt Nam, tôi nhận ra rằng mọi người không thích đặt câu hỏi. Họ được bảo gì làm nấy, không ai hỏi lại tôi rằng cách làm này có đúng không, làm sao để có cách làm tốt nhất. Ví dụ để giải quyết vấn đề tai nạn giao thông, ngoài các cách làm hiện nay thì còn cách làm nào tốt hơn không? Nếu bạn không biết cách đặt câu hỏi cho các vấn đề, mọi thứ sẽ không thể tiến lên”.
Tại Google các câu hỏi luôn được đặt ra, và mọi người tìm cách giải quyết vấn đề. Đó chính là cách Google đã được tạo ra.
Ví dụ Google từng đặt ra câu hỏi rằng, giữa vô vàn thông tin trên mạng, làm sao để giúp người dùng tìm thấy và dễ tiếp cận những thông tin đó. Và đó là lý do bộ máy tìm kiếm của Google ra đời, Phương Anh cho biết. Hay như Sundar Pichai - CEO Google - cũng từng tự hỏi, liệu trong tương lai con người có sẽ tiếp tục lên Google.com để tìm kiếm hay không. Đó là lý do tính năng tìm kiếm ngay trên phần gõ địa chỉ của trình duyệt ra đời để người dùng có thể tìm thông tin ngay tức khắc, mà không cần vào Google.com. Và để trả lời cho câu hỏi làm sao việc tìm kiếm tốt hơn nữa trên di động, thì hiện nay các smartphone Android đã có widget để tìm kiếm ngay tức khắc mà không cần vào trình duyệt.
Hoặc để trả lời câu hỏi làm sao để đi từ điểm A đến điểm B ngắn nhất, Phương Anh cho biết, Google Maps đã ra đời. Và hàng loạt sản phẩm khác của Google cũng ra đời từ việc trả lời những câu hỏi tương tự như vậy.
Phương Anh cho rằng tại Google các câu hỏi luôn được đặt ra, và mọi người tìm cách giải quyết vấn đề. Đó chính là cách Google đã được tạo ra.
Đọc tiếp »

Phát hiện bệnh ung thư bằng công nghệ mới

Anh Trần Lập vừa qua đời, người bệnh ung thư như mang trong mình án tử, viện phí khủng khiếp mà người thì vẫn mất. Người ra đi để lại nỗi đau day dứt và món nợ lớn cho người ở lại. Nhân đây mình cũng muốn post một kiến thức y học mà minh đã lưu lại từ 3 năm về trước.

Đây là hình chụp PET Scan của bệnh nhân ung thư giai đoạn di căn (metastasis). Công nghệ chụp PET Scan dc coi là công nghệ chẩn đoán ung thư chính xác và hiệu quả nhất hiện nay. PET Scan là công nghệ chụp xác định sự hấp thụ Glucose của tế bào ung thư.

Bởi ko như chụp MRI hay chụp CT chỉ phát hiện ra khối u ung thư khi nó đã hình thành. Chụp PET Scan xác định được nguy cơ bị ung thư ngay từ trong "trứng nước". Tức như đã từng nói, khối u ung thư có đặc điểm khác biệt đó là khả năng hấp thụ Glucose gấp 20 lần tế bào bình thường.

Do đó, khi ở giai đoạn tiền ung thư - là lúc các tế bào hấp thụ Glucose mãnh liệt để phát triển thành khối u sẽ xảy ra hiện tượng các phần trên cơ thể xuất hiện sự hấp thụ Glucose bất thường.

Như hình minh họa các bạn có thể thấy các phần mầu đỏ đậm là nơi tế bào ung thư lan rộng ra toàn cơ thể và hấp thu đường Glucose rất mãnh liệt, hơn hẳn các khu vực khác của cơ thể.

Chính nhờ việc phát hiện ở giai đoạn chuyển hóa của tế bào ung thư nên sẽ giúp các bác sỹ chẩn đoán bệnh ung thư sớm và đề ra biện pháp chữa trị kịp thời.

Tất nhiên, nhìn vào hình minh họa chúng ta sẽ thấy khi bệnh ung thư đã bước vào giai đoạn di căn thì nó càng hấp thụ Glucose mạnh và có nghĩa rằng bao nhiêu cơm gạo, hoa quả, đường sữa bệnh nhân ăn hàng ngày sẽ đem ra để nuôi tế bào ung thư hết.

Và càng chữa trị thì tế bào ung thư sẽ càng phát triển. Bởi đơn giản phẫu thuật, xạ trị, tiêm hóa chất ko tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư. Cắt xẻo chỗ này, mà vẫn cung cấp glucose cho tế bào ung thư thì nó lại lan ra chỗ khác - cái này gọi là di căn (metastasis)

Do đó, giải pháp duy nhất ở đây đó là phải cho bệnh nhân ung thư theo chế độ low carb và high fat. Bằng việc nâng nồng độ ketone trong máu, giảm glucose xuống tối đa[1]. Tế bào ung thư sẽ chết và ko thể phát triển trong môi trường ketosis.

Những ai có ng nhà bị bệnh ung thư có thể theo chế độ high fat của DAS rất đơn giản là ăn các loại rau xanh, củ quả ko tinh bột. Các loại thịt thì ko nên ăn thịt nạc như ức gà, hay ăn thịt bò ( vì ít fat). Mà nên các loại thịt ba chỉ, chân giò, đùi gà ko bỏ da v...v.

Tóm lại là càng high fat thì hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư càng cao.

Bằng cách trên 1 lúc chúng ta sẽ làm 2 việc, 1 là tiêu diệt nguồn thức ăn của tế bào ung thư, 2 là nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống chọi lại tế bào ung thư, cải thiện sức khỏe của bệnh nhân ung thư.

- theo Nguyễn Hoàng Anh - https://www.facebook.com/bananaanh

http://articles.mercola.com/…/dagostino-cancer-research.aspx

Lời bàn: Mình không phải là bác sĩ, càng không có chuyên môn về y học. Nhưng rõ ràng là việc chữa trị ung thư bằng pp xạ trị, phẩu thuật hiện nay vô cùng may rủi, anh Lập đã trải qua thời gian cuối cùng của cuộc đời trong đau đớn và ra đi quá nhanh. Mình cũng hy vọng trong tương lai Y học sẽ tìm ra phương pháp điều trị đc căn bệnh quái ác này. Nhưng từ giờ đến lúc đó chúng ta phải trang bị cho mình kiến thức và sự hiểu biết nhất định về ung thư. Các bạn hãy share để mọi người cùng đọc được nhé
Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

4 bước trong cách viết kịch bản quảng cáo hay

4 bước sau đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về cách viết kịch bản quảng cáo hay. Nhiều kịch bản hay nhưng lại không hiệu quả về mặt thông điệp truyền thông bởi vì quá nôn nóng lên ý tưởng hoặc "lao vào" viết ngay kịch bản trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ các bước tiêu chuẩn cần thiết. 
Bước 1 trong cách viết kịch bản quảng cáo hay bạn phải hiểu “insight” của khách hàng trước tiên
Nhiều người cứ suy nghĩ cách viết kịch bản quảng cáo sao cho hay về sản phẩm/dịch vụ và xuất phát từ điểm tập trung là sản phẩm/dịch vụ. Trước khi sản xuất bất kỳ 1 nội dung tiếp thị hoặc 1 thông điệp quảng cáo bằng hình ảnh hay video (TVC). Điều quan trọng nhất cần tập trung trước tiên là làm sao để hiển rõ insight (customer insight – sự thật ngầm hiểu) của khách hàng mục tiêu. Customer insight đơn giản là những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng mục tiêu
Cách hiệu quả để viết kịch bản quảng cáo hay bạn phải xuất phát từ "customer insight"
Bước 2 trong cách viết kịch bản quảng cáo hay là lên ý tưởng (idea) phù hợp với “insight” của khách hàng
Sau khi hiểu rõ sự thật ngầm hiểu của khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo cũng không kém phần quan trọng trong cách viết kịch bản quảng cáo là brainstorm lên ý tưởng (idea). Nhiều bạn rất hay tập trung bước lên ý tưởng này làm bước đầu tiên để có kịch bản quảng cáo hay. Đúng là kịch bản quảng cáo hay cần có một ý tưởng hay. Tuy nhiên, ý tưởng hay mà không phù hợp với “customer insight” thì cũng không thể mang lại hiệu quả cho nội dung truyền thông. Vì vậy, trước khi lên ý tưởng hãy triển khai thu thập thông tin “thật chuẩn” về “customer insight”
Cách viết kịch bản quảng cáo hay phải có ý tưởng phù hợp với customer insight của khách hàng
Bước 3 trong cách viết kịch bản quảng cáo hay là tạo ra một câu chuyện (Story) dựa trên ý tưởng đã xác định ban đầu
Sau khi bạn có ý tưởng phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu thì bước tiếp theo trong cách viết kịch bản quảng cáo là xây dựng câu chuyện (story) xoay quanh ý tưởng đó. Bước này rất quan trọng vì cách truyền tải thông điệp tốt nhất là kể một câu chuyện cho một ai đó. Một câu chuyện hay sẽ để lại nhiều “dư âm” cho người tiếp nhận nó … không chỉ vậy, họ còn có thể chia sẻ (share) câu chuyện này đến nhiều người họ quen biết. Nhưng nhớ lưu ý rằng: câu chuyện này phải gần gũi, phù hợp với những gì đang được quan tâm lúc hiện tại và … phải xoay quanh ý tưởng cốt lõi ở bước 2
Cách viết kịch bản quảng cáo hay cần kể câu chuyện xoay quanh ý tưởng hay
Bước cuối cùng (bước 4) trong cách viết kịch bản quảng cáo hay là triển khai nội dung (content)
Khi đã hoàn thiện xong 3 bước hoàn chỉnh, bước cuối cùng trong cách viết kịch bản quảng cáo là thể hiện câu chuyện (story) bằng câu chữ, hình ảnh và video clip.
  • Thể hiện câu chuyện bằng câu chữ thông qua các bài viết PR quảng cáo trên báo giấy, tập chí, báo online hoặc các diễn đàn online,…
  • Thể hiện câu chuyện bằng hình ảnh thông qua các trang quảng cáo Print Ad trên báo giấy, tạp chí chuyên ngành hoặc các banner quảng cáo online
  • Thể hiện câu chuyện bằng video clip thông qua các TVC, các video clip “post” trên Youtube.com, clip.vn,…
Như vậy, cách viết kịch bản quảng cáo hay cần trải qua 4 bước quan trọng như trên. Nếu 1 trong 4 bước không làm chuẩn và không “ăn khớp” với nhau thì kịch bản quảng cáo không thể hiệu quả
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

10 bước để viết một bản kế hoạch internet marketing hoàn hảo

Thị trường luôn thay đổi và chính vì thế các kế hoạch marketing online của bạn cũng cần phải có sự thay đổi cho phù hợp chứ không thể chỉ áp dụng theo một mô tuýp. Tùy từng thời điểm, từng mục đích mà các chiến lược cũng cần có sự khác biệt. Vì vậy ở bài viết này mình sẽ nêu ra 10 bước cơ bản nó sẽ là cái sườn để bạn lên các kế hoạch marketing online. Bạn có thể lược bỏ, thêm bớt cho phù hợp với mục đích chiến dịch của bạn nhé!
Từng bước viết một kế hoạch internet marketing hoàn hảo

Từng bước viết một kế hoạch internet marketing hoàn hảo
1. Nghiên cứu thị trường
Đây là công đoạn mà bất kỳ chiến dịch marketing nào dù là marketing online hay marketing truyền thống thì đều cần phải nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Công việc của bạn đó là phải thu thập, tổ chức, ghi lại dữ liệu thị trường đang mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.
Tiến hành nghiên cứu thị trường
Tiến hành nghiên cứu thị trường
Trong quá trình nghiên cứu thị trường thì bạn cần lưu ý một số điều sau:
  • Tính năng, mô hình của thị trường bao gồm cả thời vụ đó
  • Tính năng nhân khẩu học, phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu của bạn. Nghiên cứu nhu cầu mua hàng
  • Dựa vào Google để nghiên cứu thị trường sản phẩm hiện đang có, sản phẩm cạnh tranh
  • Thực trạng doanh số bán hàng
  • Các đơn vị cung ứng và các đơn vị sản xuất mà bạn cần dựa vào
  • Thị trường mục tiêu nên chọn 1,2 thị trường ngách chứ không lên đánh 1 thị trường tập trung lớn. Thường thị trường ngách sẽ có ít đối thủ hơn và nếu là người đi đầu bạn sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối.
2. Sản phẩm
Bạn phải mô tả sản phẩm của bạn cung cấp một cách chi tiết và rõ ràng, kèm theo đó là những lợi ích khi khách hàng dùng sản phẩm của bạn. Bạn nên mô tả sản phẩm theo các form câu hỏi như sau.
  • Làm thế nào để sản phẩm của bạn liên kết được với thị trường
  • Thị trường của bạn cần gì, hiện tại họ đang sử dụng gì, họ được những gì khi sử dụng sản phẩm của bạn mà không phải là sản phẩm khác?
3. Cạnh tranh
Mô tả sự cạnh tranh của bạn. Đưa ra những đề xuất để bán hàng tốt hơn
  • Điều gì khiến bạn nổi bật hơn đối thủ?
  • Vì sao bạn đặc biệt?
  • Tại sao khách hàng nên chọn bạn thay vì một đối thủ khác? Bạn càng có nhiều khác biệt với đối thủ bạn càng có nhiều cơ hội thành công.
4. Sứ mệnh
Bất cứ chiến dịch nào cũng cần có một vài câu slogan làm khẩu hiệu tuyên bố sứ mệnh
  • “Chìa khóa thị trường” – bạn đang bán hàng cho ai – thật cụ thể, riêng biệt!
  • “Đóng góp” – bạn đang bán cái gì.
  • “Khác biệt” – đề xuất bán hàng độc đáo của bạn – tại sao bạn khác biệt trong cạnh tranh?
5. Chiến lược internet marketing
Chiến lược marketing online
Chiến lược marketing online
Viết ra một chiến lược internet marketing và promotion cụ thể mà bạn muốn sử dụng hoặc để tham khảo sử dụng. Những chiến lược marketing online được xem xét sử dụng bao gồm:
  • Search Engine Optimization ( SEO ): đây là chiến dịch mả bạn phải tối ưu hóa website của bạn với các công cụ tìm kiếm như Google,Bing, Yahoo... làm sao cho website của bạn đứng ở trang 1 Google với các từ khóa liên quan đến nội dung, sản phẩm, dịch vụ của website bạn. Phương pháp này sẽ đem đến cho bạn một lượng khách hàng đều đặn và miễn phí hằng ngày. Để làm được điều này bạn có thể thuê công ty SEO hoặc bạn tự làm nếu bạn có kiến thức SEO vững chắc. Để tìm học các kiến thức SEO online bạn có thể học Tại Đây
  • Pay Per Click - Search Engine Marketing ( SEM ): đây là dịch vụ mà bạn sẽ phải đấu thầu và trả tiền cho các lượt click, truy cập đến website của bạn thông qua các quảng cáo.
  • Affiliate Marketing: Sử dụng các website khác quảng cáo cho sản phẩm của bạn và trích cho họ phần trăm lợi nhuận
  • Trao đổi liên kết: đây là một phương án rất hay bạn vừa có thể gia tăng sự phổ biến của website, vừa có thể thu hút thêm nhiều khách hàng và nó cũng trợ giúp cho SEO rất tốt nếu các website bạn trao đổi là các website uy tín.
  • Viết bài và chia sẻ: bạn có bài viết hay và được nhiều người chia sẻ thì thông tin của bạn sẽ được viral một cách nhanh chóng và điều này cũng giúp cho website của bạn được bộ máy tìm kiếm đánh giá cao hơn
6. Chiến dịch quảng cáo truyền thống
Marketing Online thành công là phải biết kết hợp với marketing truyền thống
  • Sử dụng thư chào hàng, tờ rơi, bưu thiếp...
  • Sử dụng các danh bạ, biển quảng cáo, trang vàng, radio, truyền hình..
  • Tổ chức event, hội thảo
  • Viết bài cho tạp chí, báo địa phương và các ấn phẩm khác trong lĩnh vực của bạn điều này sẽ giúp bạn được mọi người biết đến như là một chuyên gia
  • Bán hàng trực tiếp
  • Sử dụng thông cáo báo chí, triển lãm
  • Tổ chức chương trình giới thiệu
  • Co-marketing với các doanh nghiệp mà đang chia sẻ thị trường mục tiêu với bạn
  • Hàng đổi hàng
7. Giá cả, định vị và xây dượng thương hiệu
Từ những thông tin đã thu thập được, thiết lập chiến lược để xác định giá của sản phẩm, vị trí mà sản phẩm của bạn sẽ đạt được trên thị trường và cách mà bạn sẽ có được nhận thức về thương hiệu.
8. Ngân sách
Tính toán cân đối ngân sách hợp lý
Tính toán cân đối ngân sách hợp lý
Bất cứ một hoạt động nào cũng cần phải lên kế hoạch chi tiêu, sử dụng ngân sách một cách chu đáo tránh trường hợp lãng phí hoặc chậm tiến độ do thiếu ngân sách. Nói tóm lại là ngân sách chi tiêu cho chiến dịch phải phù hợp với khả năng của bạn và thời gian triển khai chiến dịch.
9. Mục tiêu tiếp thị
Hãy đưa ra các con số cụ thể mà bạn mong muốn có được trong chiến dịch. VD: "Mục tiêu của chiến dịch này là có được ít nhất 15 khách hàng mỗi tháng hoặc tạo ra 200 khách hàng tiềm năng mỗi tháng."
10. Giám sát kết quả
Đây là công đoạn mà bạn sẽ phải kiểm tra và phân tích về toàn bộ chiến dịch bạn đang triển khai.
  • Khảo sát khách hàng xem họ hài lòng hay không
  • Theo dõi doanh số bán hàng, khách hàng tiềm năng, lượng khách truy cập website và doanh số
  • Xác định chiến lược marketing nào đang mang lại hiệu quả cao nhất, chiến lược nào ít hiệu quả nhất
  • Đo lường hiệu quả, lợi nhuận thu được trên mỗi hoạt động marketing
Trên đây là 10 bước để viết một bản kế hoạch marketing online thường dùng. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc lập ra một bản kế hoach internet marketing chi tiết. Và nếu bạn có ý kiến gì xin đóng góp bằng cách comment ở bên dưới bài viết.
Đọc tiếp »