Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

10 XU HƯỚNG DIGITAL MARKETING MÀ CÁC MARKETER NÊN BIẾT TRONG NĂM 2016

Năm 2016 sẽ là năm chứng kiến sự bùng nổ của tiếp thị kỹ thuật số. Người tiêu dùng không chỉ đơn giản là tiếp xúc với sản phẩm và dịch vụ khi họ vào một cửa hàng hay một trang web mà các thiết bị nền tảng và kênh truyền thông xã hội bao quanh họ từng giờ từng phút và thậm chí từng giây. Vậy với affiliater làm sao có thể khai thác những xu hướng đó kiếm tiền trên mạng hiệu quả từ tiếp thị liên kết.




Nhìn vào xu hướng marketing năm 2016 để thấy rõ rằng những kế hoạch affiliate marketing của bạn cần sự sáng tạo và các phương pháp phân tích phù hợp để thực hiện những xu hướng này.
Sau đây là 10 xu hướng Digital Marketing các affiliater không nên bỏ qua năm 2016:

#1 Lượt tìm kiếm và thị trường thương mại điện tử sẽ chuyển từ Google sang các mạng xã hội như facebook hay twitter.

Hãy tưởng tượng đang bạn tiến hành tìm kiếm trên facebook như trên google và có thể mua một sản phẩm yêu thích thông qua một ứng dụng tin nhắn. Hiện nay, facebook đang tiến hành thử nghiệm trên công cụ tìm kiếm của họ, để có thể giúp đưa ra những kết quả chuẩn xác nhất trên mạng xã hội này. Nhờ ứng dụng này, các công ty có thể tương tác với khách hàng thông qua tin nhắn facebook, đồng thời khách hàng có thể mua hàng online thông qua ứng dụng, nhận thông báo đơn hàng qua tin nhắn, kể và chia sẻ với bạn bè người thân về sản phẩm họ mua mà không cần phải đi đến các trang web thương mại điện tử họ muốn mua hàng. Nắm bắt xu hướng này các bạn làm affiliate marketing có thể tận dụng mạng xã hội để kiếm tiền trên mạng hiệu quả hơn với chiến dịch mình tham gia.

#2 Snapchat-quảng cáo có thời hạn.

Snapchat xuất hiện như một cơn bão giữa các mạng xã hội. Nó đã được hàng nghìn người dùng và mỗi tháng có hàng triệu lượt hình ảnh, video được gửi đi. Nếu bạn chưa bao giờ nghe về Snapchat thì đó là một ứng dụng tin nhắn bằng hình ảnh/video cho phép người dùng chụp ảnh, quay camera và có thể chèn chữ vào hình ảnh rồi gửi vào danh bạ.
Rất ít thương hiệu đã sử dụng snapchat như một phương tiện tiếp thị, nhưng vào năm 2016, bạn sẽ không thể bỏ qua nó. Cái thú vị của ứng dụng này ở chỗ thời gian tồn tại của ảnh và video trong tin nhắn bị giới hạn do đó bạn có thể tạo các chiến dịch tiếp thị những nội dung độc quyền đến giới trẻ hay tạo một teaser giới thiệu sản phẩm, dịch vụ với hình ảnh và video chỉ tồn tại trong một vài giây điều này sẽ gây được sự hào hứng và thu hút người dùng.

#3 Liên kết giữ chân người dùng bằng video live streaming (Meerkat & Periscope)

Trong tương lai gần video sẽ có vị trí trong cuộc sống như smartphone hiện nay và nó nên trở thành một phần của tiếp thị. Việc tiếp xúc với hàng ngàn quảng cáo giống nhau mỗi ngày có thể sẽ khiến người tiêu dùng thấy nhàm chán và không có khái niệm về sản phẩm và dịch vụ của bạn trong đầu. Giải pháp thay thế ở đây là video live streaming. Meerkat & periscope là hai ứng dụng cho phép bạn chia sẻ live stream videos từ điện thoại sang mạng xã hội Twitter. Nó giúp bạn cách tự nhiên giúp khán giả có được trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ của bạn và họ sẽ tương tác với nó. Cố gắng tạo ra các video sáng tạo trong việc ra mắt sản phẩm mới, trực tiếp hỏi và trả lời, hay để một người nổi tiếng xuất hiện trong video của bạn. Nếu như bạn hứng thú với việc review các sản phẩm bạn tiếp thị liên kết qua video, thì điều đó thật tuyệt vời, trên thế giới đã có rất nhiều affiliater đang thực hiện điều đó và kiếm tiền trên mạng vô cùng hiệu quả.

#4 Quảng cáo đến người dùng thông qua Instagram

Instagram gần đây đã cung cấp các cơ hội quảng cáo trả tiền thông qua các đối tác phát triển được lựa chọn như Ampush, Brand Networks, 4C, Kenshoo, Nanigans, Salesforce thị Cloud, SocialCode và Unified. Và đầu năm 2016 nó sẽ cung cấp dịch vụ quảng cáo trả phí cho tất cả mọi người vì vậy bạn cần sẵn sàng cho điều đó bằng cách suy nghĩ về cách thức sáng tạo trong quảng cáo trên instagram bằng những bức hình lý thú hoặc video 30 giây hấp dẫn khán giả.

#5 Nhận diện dựa trên Pay-per-click marketing thay đổi tương lai của quảng cáo.

Vào giáng sinh vừa qua Adword đã tiết lộ về Nhận diện dựa trên Pay-per-click marketing. Bây giờ bạn có thể nhắm tới khách hàng mục tiêu với quảng cáo cụ thể đáp ứng đúng yêu cầu của họ. Lúc này bạn có thể biến hóa sản phẩm và dịch vụ của mình trở thành câu trả lời cho những thắc mắc hay nhu cầu trong đầu khán giả mục tiêu. Quảng cáo PPC có thể có nội dung vô cùng thú vị đối với khán giả mục tiêu và có khả năng tạo được viral lớn.

#6 Kết hợp lối sống lành mạnh và công nghệ.

Sự gia tăng của việc sử dụng các sản phẩm công nghệ và công cụ kỹ thuật số của người dùng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của họ, loài người ý thức được điều này và họ đang tìm kiếm các thông tin liên quan đến sức khỏe. Do đó các nhà làm tiếp thị cũng nên tận dụng điều này. Rất nhiều doanh nghiệp đã có các ý tưởng liên quan đến việc tích hợp bảo vệ sức khỏe đến công nghệ. Apple đã hợp tác với Nike và tạo ra một ứng dụng có tên HealthKit. Người dùng có thể thiết lập các mục tiêu thể chất và theo dõi sự tiến bộ của mình thông qua một bảng điều khiển duy nhất. Thậm chí còn có một ứng dụng gọi FitBark cho phép bạn theo dõi và giám sát các giấc ngủ của loài chó và thói quen ăn uống.

#7 Nhắm đến khách hàng mục tiêu thông trang mạng xã hội Pinterest

Pinterest đã trở thành một ông lớn trong lĩnh vực tiếp thị, sắp tới những người điều hành tiết lộ về promoted Pin gọi là Animated pin Cinematic. Các thương hiệu có thể nhắm đến khách hàng cụ thể dựa trên sự hứng thú của họ đối với animated Pin này. Nếu bạn sở hữu những hình ảnh tuyệt vời bạn đang tiếp thị liên kết, thì đây được coi là kênh xã hội tuyệt vời để bạn chia sẻ tới cộng đồng mục tiêu.

#8 Hãy để người dùng trở thành nhà tiếp thị cho thương hiệu của bạn

Các thương hiệu nên sử dụng việc chia sẻ những trải nghiệm của khách hàng như là nội dung chính. Hãy để thị trường khán giả mục tiêu của bạn tiếp xúc với thương hiệu của bạn thông qua người thân của họ hoặc người nổi tiếng từ các nền tảng như Youtube, Pinterest, Instagram, Meerkat và Periscope.

#9 Tạo một kênh trải nghiệm omni.

Omnichannel là một phương pháp tiếp cận đa kênh để bán hàng mà tìm cách cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm liền mạch cho dù khách hàng đang mua sắm trực tuyến từ một máy tính để bàn hoặc điện thoại, qua điện thoại hoặc một cửa hàng.
Ví dụ: Disney tạo ra một kênh trải nghiệm omni và đã có được những hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của khách hàng của họ:
Trải nghiệm bắt đầu từ việc vào website bằng điện thoại. Người dùng đặt một chuyến đi và sau đó sử dụng My Disney Experience tool để giúp họ lập kế hoạch toàn bộ chuyến đi từ các khách sạn đặt phòng, xin thị thực. Một khi họ đến công viên, các ứng dụng giúp người dùng xác định vị trí các điểm tham quan và thời gian chờ đợi. Nhưng trải nghiệm trở nên tuyệt vời hơn với Magic Band có tác dụng như một chìa khóa phòng khách sạn, thiết bị lưu trữ hình ảnh cho bất kỳ hình ảnh, và một công cụ đặt hàng thực phẩm.

#10 Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, content marketing.

Content marketing có tác dụng trong trường hợp các khách ghé thăm blog và website của bạn nhưng không điền vào form đăng ý subscribe lúc này bạn buộc phải gắn thẻ những người đã ghé thăm blog để điều chỉnh lại nội dung sau khi họ rời đi. Nó là cơ hội để bạn tiếp xúc với khách hàng mục tiêu cải thiện sản phẩm bạn cung cấp và nhắc nhở họ về việc quay trở lại và mua hàng.
Hi vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích về xu hướng Digital 2016 dành cho các affiliater để các bạn có thể có những định hướng về cách kiếm tiền online hiệu quả nhất.
Đọc tiếp »

101 WEBSITE HỮU ÍCH NHẤT BẠN KHÔNG THỂ CHỐI TỪ

Tại sao chúng tôi lại đưa ra cho các bạn 101 website hữu ích nhất trong lĩnh vực Marketing? Như các bạn đã biết để tiếp thị liên kết hiệu quả thì việc tận dụng và phối kết hợp các công cụ Marketing Online là rất quan trọng. Gia tăng chuyển đối từ các hoạt động tiếp thị liên kết là điều các affiliater luôn hướng tới, sử dụng hiệu quả vs tối ưu các nguyên liệu có sẵn trên môi trường internet là một kĩ năng cần thiết giúp bạn kiếm tiền online, gia tăng thu nhập.


Dưới đây chúng tôi giới thiệu cho các bạn 101 website hữu ích hỗ trợ bạn:

  1. Screenr.com: quay phim màn hình và tải trực tiếp lên youtube
  2.  ctrlq.org/screenshots : chụp ảnh màn hình của các trang web trên di động và máy tính
  3. goo.gl: Rút gọn link và chuyển URL sang mã QR
  4. unfurlr.com: tìm URL gốc ẩn sau URL bị rút gọn
  5.  qClock:  Tìm ra múi giờ thời gian của một địa điểm, thành phố bằng cách sử dụng Google map.
  6. copypastecharacter.com : sao chép ký tự đặc biệt
  7. postpost.com : một công cụ tìm kiếm tốt hơn cho twitter
  8.  lovelycharts.com : Tạo biểu đồ, sơ đồ mạng, sơ đồ trang web. Nếu bạn muốn xây dựng một website mới, thì trang web là công cụ hữu ích giúp bạn xậy dựng layout, bố cục trước khi tạo ra một websitetiếp thị liên kết tuyệt vời và kiếm tiền online hiệu quả.
  9. iconfinder.com : Nơi tốt nhất để tìm kiếm biểu tượng, icon. Nếu bạn muốn xây dựng một hình ảnh hấp dẫn, banner hấp dẫn người dùng trong kế hoạch tiếp thị liên kết của bạn và có sử dụng icon thì đây là website hữu ích dành cho bạn.
  10. office.com : Tải mẫu, clipart và hình ảnh cho các tài liệu văn phòng
  11. followupthen.com:  cách tốt nhất để thiết lập mail nhắc nhở. Email Marketing được đánh giá cao trong hiệu quả kiếm tiền online từ tiếp thị liên kết. Sử dụng công cụ này mang lại cho bạn nhiều lợi ích mà bạn không ngờ tới.
  12. jotti.org : quét bất kỳ tập tin đáng ngờ nào hoặc tập tin email đính kèm
  13. wolframalpha.com : có được câu trả lời trực tiếp mà không cần tìm kiếm
  14. printwhatyoulike.com:  in các trang web mà không có sự lộn xộn.
  15.  joliprint.com:  định dạng lại các bài báo và nội dung blog như một tờ báo. Bạn muốn bài viết tiếp thị liên kết về sản phẩm, dịch vụ của bạn xuất hiện như một tờ báo chuyên nghiệp? Mọi chuyện trở nên thật dễ dàng khi bạn sử dụng website này.
  16. ctrql.org/rss:  một công cụ tìm kiếm cho RSS
  17. e.ggtimer.com : bộ đếm thời gian trực tuyến
  18.  coralcdn.org : truy câp trang web sử dụng coralCDN
  19.  random.org : chọn số ngẫu nhiên, tung đồng xu
  20. pdfescape.com:  chỉnh sửa tập tin PDF trong trình duyệt.
  21. viewer.zoho.com:  xem trước bản PDF và thuyết trình trực tiếp trên trình duyệt
  22. tubemogul.com:  đồng thời tải video lên youtube và các trang khác
  23. dabbleboard.com : một bảng thông tin ảo của bạn
  24. scr.im : Chia sẻ thông tin địa chỉ email trực tuyến mà không cần lo lắng về thư rác. Trước khi bạn muốn chia sẻ thông tin về email của bạn cho bất cứ nơi nào bạn đăng kí, hãy lọc qua website này. Bạn sẽ không cần phải lo lắng về spam.
  25. spypig.com : Xác nhận đã đọc email của bạn
  26. socialcompare.com:  So sánh kích thước của các sản phẩm trên mạng. Làm tiếp thị liên kết những website mang tính review, so sánh sản phẩm, dịch vụ được đánh giá có tỷ lệ chuyển đổi tốt. Website này giúp bạn so sánh các kích thược sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng người dùng khác nhau.
  27. myfonts.com/WhatTheFont:  Xác định tên phông chữ từ một hình ảnh. Bạn lướt qua một hình ảnh, phông chữ tuyệt vời và bạn muốn sử dụng nó, hãy truy cập website này.
  28. google.com/webfonts :  bộ sưu tập phông chữ mã nguồn mở
  29. regex.info: tìm dữ liệu ẩn trong hình ảnh
  30.  livestream.com : truyền hình trực tiếp các sự kiện trên web
  31.  iwantmyname.com : tìm kiếm tên miền
  32. homestyler.com:  thiết kế mô hình nhà 3D
  33.  join.me: chia sẻ màn hình của bạn với người khác trên web
  34. onlineocr.net : chuyển đổi tập tin PDF
  35. flightstats.com:  theo dõi thông tin chuyến bay ở sân bay trên toàn thế giới
  36. wetransfer.com : chia sẻ tập tin lớn trực tuyến
  37.  hundredzeros.com: Download sách Kindle miễn phí.
  38. polishmywriting.com: Kiểm tra chính tả hoặc lỗi ngữ pháp cho văn bản.
  39. marker.to : Làm nổi bật những phần quan trọng của một trang web để chia sẻ.
  40. typewith.me: Làm việc trên cùng một tài liệu với nhiều người.
  41. whichdateworks.com : Lập kế hoạch cho một sự kiện, công việc…
  42. everytimezone.com:  Xem múi giờ trên thế giới.
  43. gtmetrix.com : Đo hiệu suất trang web trực tuyến.
  44. noteflight.com: In bản nhạc, soạn nhạc trực tuyến.
  45. imo.im : Trò chuyện với bạn bè trên Skype, Facebook, Google Talk…
  46. translate.google.com : Dịch các trang web, tập tin PDF và tài liệu văn phòng.
  47. kleki.com : Phác thảo, vẽ tranh.
  48. similarsites.com : Khám phá các trang web mới.
  49.  wordle.net: nhanh chóng tóm tắt đoạn text dài.
  50. bubbl.us : Tạo sơ đồ tư duy.
  51. kuler.adobe.com :  Trích xuất màu sắc từ các bức ảnh.
  52. liveshare.com : Chia sẻ hình ảnh trong album ngay lập tức.
  53. lmgtfy.com : Hướng dẫn sử dụng Google.
  54. midomi.com :  Tìm tên của một bài hát.
  55.  bing.com/images : Tìm kích thước hình nền chuẩn cho điện thoại di động.
  56. faxzero.com  : Gửi fax trực tuyến miễn phí
  57.  feedmyinbox.com : Nhận RSS như một bản tin email.
  58. ge.tt : Xem tập tin trước khi tải về.
  59. pipebytes.com : Chuyển đổi kích thước tập tin mà không cần tải lên máy chủ của bên thứ ba.
  60. tinychat.com :  Thiết lập phòng chat riêng trong vài giây.
  61.  privnote.com : Tạo ghi chú văn bản tự hủy sau khi đã đọc.
  62. boxoh.com : Theo dõi tình trạng của bất kỳ lô hàng trên Google Maps.
  63.  chipin.com : là nơi bạn có thể gây quỹ trực tuyến cho sự kiện.
  64. downforeveryoneorjustme.com : Tìm kiếm trang web ẩn.
  65.  ewhois.com : Tìm kiếm trang web thống kê Analytics.
  66. whoishostingthis.com :  Tìm kiếm máy chủ của trang web bất kỳ.
  67. google.com/history : Tìm kiếm lịch sử sử dụng Google.
  68. aviary.com : Biên tập âm thanh trực tuyến.
  69.  disposablewebpage.com :  Tạo trang web tạm thời tự hủy.
  70. urbandictionary.com : Tìm định nghĩa của một từ nào đó.
  71. seatguru.com : Tham khảo ý kiến trang web này trước khi chọn một chỗ ngồi cho chuyến
  72.  sxc.hu : Tải hình ảnh hoàn toàn miễn phí.
  73. zoom.it : Xem hình ảnh có độ phân giải cao trong trình duyệt mà không cần di chuyển.
  74. scribblemaps.com :  Tạo Google Maps tùy chỉnh.
  75. alertful.com : Thiết lập email nhắc nhở cho các sự kiện quan trọng.
  76. picmonkey.com :  Biên tập hình ảnh trực tuyến.
  77. formspring.me : Hỏi và trả lời câu hỏi cá nhân.
  78.  sumopaint.com : Biên tập hình ảnh trực tuyến.
  79.  snopes.com : Xác nhận email nhận được là thật hay chỉ là thư rác.
  80. typingweb.com : Tập đánh máy trực tuyến.
  81.  mailvu.com : Gửi email video sử dụng webcam.
  82. timerime.com : Tạo mốc thời gian với âm thành, video và hình ảnh.
  83. stupeflix.com : Biên tập video trực tuyến.
  84.  safeweb.norton.com : Kiểm tra mức độ tin cậy của trang web bất kỳ.
  85. teuxdeux.com :  Thiết kế ứng dụng.
  86. deadurl.com : Xóa URL trang web.
  87. minutes.io : Ghi chú trong các cuộc họp.
  88.  youtube.com/leanback :  Xem kênh YouTube ở chế độ TV.
  89.  youtube.com/disco : Tạo danh sách nhạc video nghệ sĩ yêu thích của bạn.
  90. talltweets.com :  Gửi tweet dài hơn 140 ký tự.
  91. pancake.io: Tạo một website đơn giản miễn phí từ tài khoản dropbox
  92.  builtwith.com : Tìm  kiếm công nghệ xây dựng trang web.
  93.  Woorank.com : phân tích các chỉ số để giúp bạn biết cách tối ưu về SEO cho website.
  94.  Mixlr.com : Phát âm thanh trực tiếp trên web.
  95.  radbox.me : Đánh dấu video trực tuyến và xem chúng sau này.
  96.  tagmydoc.com : Thêm mã QR vào tài liệu và bài thuyết trình.
  97.  notes.io : Viết ghi chú ngắn trong trình duyệt.
  98.  ctrlq.org/html-mail : Gửi thư nặc danh.
  99.  fiverr.com : Thuê người làm việc nhỏ với 5 USD.
  100. Otixo: quản lý tập tin trực tuyến trên dropbox và google doc
  101.  ifttt.com: tạo lập và kết nối giữa các tài khoản online.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

25 TIPS TỐI ƯU HÓA CHUYỂN ĐỔI LANDING PAGE TIẾP THỊ LIÊN KẾT HIỆU QUẢ

Các đối tác đã tham gia kiếm tiền online trên hệ thống ACCESSTRADE hẳn cũng hiểu được rằng tối ưu landing page có khả năng cải thiện tỷ lệ chuyển đổi theo cấp số nhân nhờ đó mà bạn có thể chốt được nhiều sale hơn và tỷ lệ ROI cũng vì thế mà tăng lên gấp bội. Cùng ACCESSRADE-nền tảng tiếp thị liên kết hàng đầu Việt Nam khám phá 25 tips tối ưu chuyển đổi landing page kiếm tiền qua mạng hiệu quả với affiliate marketing.

Thiết kế template trang landing page rõ ràng mạch lạc

Website của bạn càng được thiết kế đơn giản, dễ hiểu và thuận tiện cho người sử dụng thì tỷ lệ người dùng thực hiện các hành động sinh lời càng cao. Các đối tác hoạt động tiếp thị liên kết trên hệ thốngACCESSTRADE nên tham khảo các tip thiết kế landing page dưới đây để kiếm tiền online hiệu quả.
1. Điều hướng  thông tin dễ dàng
Thiết kế trang web của bạn nên rõ ràng đừng chèn quá nhiều hình ảnh, thông tin, chuyên mục một cách rối rắm nó có thể làm tỷ lệ chuyển đổi hành động của người dùng giảm xuống đáng kể
2. Có điểm nhấn ấn tượng
Những người khách ghé thăm trang của bạn thường chỉ đọc lướt qua nội dung xem nó có mang lại cho họ điều gì lợi ích hay thú vị thôi. Vì thế hãy dùng những điểm nhấn, in đậm hoặc bôi màu những lợi ích bạn có thể mang cho họ.  
3. Có khoảng trống
Sử dụng các khoảng trống để hướng người dùng đến nút call to action hoặc lợi ích mà bạn cung cấp cho họ. 
4. Hình ảnh tươi sáng, bắt mắt
Như bạn đã biết một bức ảnh có khả năng truyền đạt bằng cả ngàn lời nói, hơn nữa hình ảnh đang là phương tiện được chia sẻ và đăng tải nhiều nhất trên mạng xã hội hiện nay. Vì vậy hãy dùng hình ảnh để thu hút người dùng đến thăm trang của bạn nhiều hơn. 
5. Có màu sắc bổ sung 
Thiết kế màu sắc cũng là một phần không thể lơ là trong công cuộc tối ưu landing page. Sử dụng màu sắc tương phản bắt mắt. Thiết kế sao cho nút kêu gọi hành động của bạn có màu sắc nổi bật buộc người dùng phải thực hiện ngay. 
6. Phía trên trang web
Đảm bảo rằng mọi thông tin quan trọng như lợi ích của người dùng sẽ được hiển thị ngay phía trên của trang landing page mà không buộc người dùng phải cuộn trang. 
7. Nắm vững quy luật 5 giây
Bạn chỉ có 5 giây để hấp dẫn khách hàng tiềm năng của bạn khi họ ghé thăm trang, nếu trang web của bạn không đủ thu hút thì họ sẽ rời đi và rất có thể là vào trang của đối thủ cạnh tranh của bạn.
Tiếp thị landing page của bạn
8. CTA
Call to action là lời kêu gọi hành động của bạn đưa ra đối với khách hàng, vì vậy bạn cần để nó ngắn gọn, nổi bật, hấp dẫn và có sức thuyết phục cao khiến khách hàng không thể từ chối.
9. Cạnh tranh quảng cáo
Hãy tiếp thị trang web của bạn bằng cách chỉ ra được tại sao bạn hơn đối thủ của bạn một cách thông minh để lôi kéo người dùng. Bạn càng đưa ra những lý do thuyết phục thì lượng người dùng càng tăng cao và số sale bạn chốt được càng lớn.
10. Tính khẩn cấp
Sử dụng chiến thuật khan hiếm để thuyết phục khách hàng hành động ngay như giới hạn về số lượng sản phẩm, giới hạn về thời gian…
11. Khả năng đáp ứng nhu cầu cho độc giả
Đưa ra bất kỳ lợi ích nào có tính thuyết phục cao như voucher, cuộc thi, giảm giá, sản phẩm hay dịch vụ tặng kèm cho khán giả khiến họ không thể từ chối lời kêu gọi hanh động của bạn.
12. Hiểu rõ cái bạn đáp ứng cho người dùng
Trước khi tạo ra landing page bạn cần phải xác định được câu trả lời cho những câu hỏi sau:
Bạn đang giải quyết vấn đề gì cho độc giả của mình?
Giá trị đặc biệt nào nằm trong chiến dịch của bạn?
Tại sao họ cần phải quan tâm đến landing page của bạn
13. Hiểu rõ khách hàng
Để thiết kế được trang landing page phù hợp, bạn cần phải hiểu rõ các đối tượng mà bạn tiếp thị đến. Tạo ra một danh sách đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn trên thị trường, nghiên cứu hành vi của họ hàng ngày. Khi bạn càng hiểu rõ được hành vi của họ thì khả năng bạn thu hút được họ càng cao.
14. Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh
Đây là thao tác mà bất cứ ai có ý định tham gia vào cạnh tranh đều phải làm. Phân tích và nghiên cứu landing page của đối thủ cạnh tranh từ đó bạn có thể sáng tạo ra hoặc cải thiện landing page riêng của mình.
Cải thiện độ tin tưởng và tính nhất quán trong landing page của bạn
15. Hiển thị thông tin liên lạc
Nhớ hiển thị số điện thoại, địa chỉ trên map, link các trang mạng xã hội của bạn nó sẽ giúp bạn tạo cảm giác tin tưởng về sự tồn tại của doanh nghiệp của bạn là có thật và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
16. Đừng bán hàng một cách quá lố
Đừng hứa hẹn quá nhiều với khách hàng vượt quá những điều bạn có thể cung cấp cho họ đó là cách nhanh nhất để đánh mất khách hàng. Hãy để khách hàng tự nói về dịch vụ hay sản phẩm của bạn, bạn không tưởng tượng được sức mạnh của những lời truyền miệng đâu.
17. Giữ tính đồng bộ và nhất quán cho chiến dịch tiếp thị của bạn
Nghe tưởng chừng có vẻ hiển nhiên, nhưng khá nhiều doanh nghiệp hay kể cả khi bạn kinh doanh cá nhân bạn đều mắc lỗi này, lỗi thiếu sự thống nhất giữa landing page, lợi ích, các quảng cáo.
18. Hiển thị ảnh khuôn mặt cười, đặc biệt là của một người phụ nữ
Hãy chèn thêm ảnh có mặt cười của khách hàng của bạn vào landing page nó sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, nghiên cứu đã chỉ ra như vậy nên bạn hãy thử áp dụng xem sao.
19. Giao tiếp với khách hàng
Sử dụng những từ ngữ giúp bạn tạo ra cảm giác bạn đang nói chuyện với chính họ cho từng vị khách ghé thăm.
20. Tận dụng những lời khen của khách hàng
Chia sẻ những lời khen, nhận xét tích cực của khách hàng của bạn trên các trang mạng xã hội, hiển thị mặt và tên thật của họ cũng là một tác nhân đóng góp vào độ tin tưởng của landing page của bạn.
21. Rút ngắn độ dài form đăng ký
Chỉ để phần tên và địa chỉ email là trường bắt buộc, còn các thông tin còn lại bạn không cần phải ép độc giả cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân, như vậy sẽ làm giảm tỷ lệ chuyển đổi hành động của họ. 

Tối ưu SEO cho landing page

22. Sử dụng từ khóa trong page title của bạn
URL của landing page nên bao gồm cả từ khóa, điều đó không quá khó để làm. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng title của landing page có chứa từ khóa.
23. Sử dụng từ khóa và cụm từ chứa từ khóa trong văn bản của bạn
Bạn hãy thêm những mô tả cho trang của bạn, hoặc văn bản trong trang đảm bảo nó có từ khóa  hoặc cụm từ chứa từ khóa để có thể hiển thị tốt nhất trên máy chủ tìm kiếm chẳng hạn như Google
24. Chèn các nút share của mạng xã hội
Google thích tính năng chia sẻ, vì vậy hãy thiết kế những nút chia sẻ sang các trang mạng xã hội thật dễ nhìn và nổi bật trên landing page của bạn.
25. Sử dụng thẻ tag liên quan. 
Nếu bạn không rành về công nghệ, đừng buồn vội, bạn gần như đang làm tech qua các tips SEO mà chúng tôi cung cấp. Đảm bảo bạn điền đầy đủ vào thẻ mô tả trang, và hình ảnh nó đều giúp ích cho SEO landing page của bạn.
ACCESSTRADE Việt Nam chia sẻ cho các bạn 25 tips tối ưu chuyển đổi landing page tiếp thị liên kết hiệu quả, thả ga kiếm tiền online. Hi vọng các đối tác hoạt động trên hệ thống affiliate marketing có thể ứng dụng tốt 25 tips trên. Chúc các bạn thành công!
Đọc tiếp »

Làm sao để trở thành triệu phú thời gian?

Mỗi người dù ở cương vị nào, làm thuê hay là làm tổng thống thì cũng đều chỉ được sở hữu 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, quỹ thời gian là công bằng cho tất cả mọi người, điều quan trọng là chúng ta sử dụng nó như thế nào cho hợp lý.


Có người làm một công việc toàn thời gian, sáng đi làm lúc 8 giờ, tối về lúc 6 giờ. Có người làm thêm công việc tay trái khác như đi dạy thêm hay kinh doanh thêm.

Cũng có người thì điều hành hai hay ba công ty cùng một lúc. Những người là phụ nữ họ còn phải kiêm nhiệm thêm cả việc nhà - làm vợ và làm mẹ. Ắt hẳn cũng sẽ có bạn thắc mắc như tôi: Làm sao họ có thể làm được nhiều điều như thế? Hay họ là siêu nhân?

1. Tập trung

Khi bắt đầu làm một công việc nào đó, họ tập trung cao độ. Họ kiểm tra email, gọi điện thoại sắp xếp công việc hay làm báo cáo với mức tập trung cao nhất. Để đạt được sự tập trung ấy, họ có thể tắt điện thoại, hay đóng màn hình trình duyệt email trong thời gian cố định, hoặc thậm chí đóng cửa phòng để có được sự yên tĩnh cần thiết cho công việc họ làm.

Một số người sẽ không làm những công việc mang tính chất tập trung cao vào ban ngày mà vào ban đêm hoặc thời điểm mà họ thấy ít bị ảnh hưởng bởi những thứ xung quanh. Họ cũng luôn tự đặt ra hạn chót (deadline) để hoàn tất công việc trong thời gian nhanh nhất.

2. Lên kế hoạch

Nếu bạn nhìn vào lịch của những cá nhân này, bạn sẽ thấy ở họ luôn có sự chuẩn bị và sắp xếp sẵn. Họ là người chủ động lên lịch trước hằng tuần, thậm chí hằng tháng để tự chủ thời gian của mình.

Với cách lập kế hoạch như vậy, họ cũng sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về công việc hay dự án mà họ theo đuổi, từ đó mà họ phân chia thời gian, công sức và sự tập trung cho chúng. Tuy lên kế hoạch cho các công việc của bản thân nhưng họ cũng có sự linh hoạt vì họ là những người biết quý trọng thời gian.

Thay vì ngồi than phiền vì ai đó đến trễ, họ sẽ tranh thủ đọc sách hay thả lỏng tâm trí và tận hưởng thời gian hưởng thụ tách cà phê. Nghe có vẻ rất thú vị nhưng tôi cũng thấy nếu bạn là người liên tục đến trễ hay thất hẹn với họ thì có nguy cơ cao là bạn sẽ nằm trong danh sách “từ dưới đếm lên” để gặp gỡ của họ.

3. Trông cậy vào đồng sự

Với rất nhiều công việc cần phải giải quyết, những cá nhân này chắc chắn không thể thiếu nhóm đồng sự hay những partner – những người cùng họ chia sẻ và gánh vác công việc. Một điều mà chúng ta thấy ở họ đó là khả năng nhận định thế mạnh hay sở trường của những người cùng phấn đấu cho một lý tưởng hay mục tiêu.

Họ sẵn sàng vượt qua cái tôi của họ để nói “tôi không giỏi xử lý những con số” và từ đó họ trông cậy vào người cộng sự - có khả năng xử lý tốt hơn. Tôi tin chắc rằng, mỗi cá nhân đều có những thế mạnh, và điều quan trọng là sự cộng hưởng các thế mạnh đó để tạo ra những giá trị cao – cao hơn cách chúng ta hay cộng 1 + 1 = 2. Từ việc trông cậy này, họ có thể tiết kiệm thời gian mà vẫn đat được mục tiêu họ cần.

4. Tin tưởng nhân viên

Không chỉ cần có những đồng sự mà nhóm nhân viên hỗ trợ cho họ cũng đóng những vai trò quan trọng. Điều nổi bật ở họ là sự tin tưởng giao phó cho nhân viên.

Khi được hỏi về việc giao phó này “Anh/ chị không sợ, khi anh chị giao cho nhân viên những công việc này, họ sẽ làm hỏng công việc đó của anh chị hay sao?” hay “Làm sao mà anh chị dám giao phó công việc quan trọng này cho nhân viên?”, họ thường nói với tôi rằng:

“Nếu bạn cứ cố ôm hết tất cả các công việc từ nhỏ đến lớn thì bạn đang tự trói tay chân của mình lại. Giao phó cho nhân viên là khi bạn nhận ra năng lực của họ và tin rằng họ sẽ làm được, và chính điều này sẽ là động lực để nhân viên của bạn cố gắng nhiều hơn. Trường hợp xấu nhất thì bạn hay chính người nhân viên ấy sẽ có được những trải nghiệm và bài học kinh nghiệm cho lần tiếp theo.”

5. Biết cân bằng cuộc sống

Một trong những quan điểm sai lầm mà chúng ta hay mắc phải khi nhìn một người kiêm nhiệm nhiều công việc là chắc họ mệt mỏi, đầu xù tóc rối,và không biết cách tận hưởng cuộc sống.

Thật ra tôi lại hay thấy những người này là những người nhiều năng lượng và thú vị. Năng lượng ấy là do họ vẫn biết cách cân bằng cuộc sống. Nghe có vẻ to tát nhưng việc tập thể dục, chạy bộ hay thiền và yoga đã giúp họ duy trì sức khỏe và năng lượng. Và như đã nói, họ biết cách tranh thủ tận hưởng từng khoảnh khắc cuộc sống, nhìn mọi thứ giản đơn và làm giản đơn các vấn đề.

Tất cả chúng ta ai cũng có cùng một quỹ thời gian nhưng sống như thế nào, tận hưởng cuộc sống ấy ra sao là tùy thuộc vào cách nhìn và quan điểm của mỗi người. Tuy vậy, có những cuộc sống tẻ nhạt chỉ công việc và công việc diễn ra nhàm chán một màu xám, cũng có những cuộc sống công việc đa dạng nhiều màu sắc… Bạn chọn màu sắc nào cho cuộc sống và thời gian của mình?
Đọc tiếp »

Enhanced Commerce reports – Đơn giản là không thể thiếu

Với những ai đang quản lý hệ thống website bán hàng hoặc thương mại điện tử, hẳn việc đo lường và phân tích hành vi của khách hàng trên site của mình là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Google Analytics, với ecommerce reporting vốn đã rất lợi hại cho nhiệm vụ này nay lại càng trở lên hữu hiệu khi bổ sung thêm hàng loạt dữ liệu và báo cáo mới, sâu hơn và đặc biệt giúp quá trình nhận biết hành vi người tiêu dùng trên website trở lên hoàn thiện.


Hệ thống báo cáo mới này chỉ xuất hiện trên các profile đo lường theo chuẩn universal của Google Analytics. Với các website vẫn sử dụng standard analytics, dữ liệu trên các báo cáo mới này sẽ không xuất hiện. Việc nâng cấp lên Google Analytics Universal không tốn quá nhiều thời gian nhưng lại mang lại những dữ liệu cực kỳ đa dạng và chuẩn xác.

1. Các dữ liệu mới

- Shopping Reports: Dữ liệu trên báo cáo này có thể được coi là phiên bản chi tiết hơn nhiều của Funnel report với các bộ lọc được cung cấp rất chi tiết và đầy đủ, cho phép hiển thị các dữ liệu theo từng sản phẩm, tỉ lệ chuyển đổi từ khách visit website sang khách xem 1 sản phẩm cụ thể, từ việc xem xét sản phẩm sang check out hay thanh toán. Do đó, ngoài việc nắm được conversion rate chung của website, người quản trị web có thể nhận thấy khả năng bán với từng sản phẩm. Qua đó có những quyết định về cách thức marketing hoặc quảng bá cho chính sản phẩm đó.

Mặc dù product listing ads chưa khả dụng ở tất cả các thị trường, tuy nhiên với các thị trường cho phép sử dụng PLA, với báo cáo Product listing ads, bạn sẽ có thể thấy rõ “performance” của từng sản phẩm trên quảng cáo PLA như lượng impression, click, CTR và conversion rate, transaction, value, từ đó hiểu rõ hoạt động của quảng cáo để tối ưu hơn nữa conversion và ROI.

- Shopping Analysis: Bao gồm shopping behaviour và checkout behaviour report.

- Shopping behaviour report: Ghi lại toàn bộ hành trình của người tiêu dùng trên website từ khi bắt đầu truy cập đến khi kết thúc hành vi mua sắm. Bạn sẽ nhận thấy đường đi của khách hàng qua từng sản phẩm khác nhau trước khi đến với sản phẩm cuối cùng mà họ chọn, cho vào giỏ hàng và check out. Với report này, bạn sẽ có dữ liệu tương đối sâu và đầy đủ về các vấn đề(nếu có) trên con đường dẫn tới hành vi mua sắm của người dùng. Trước đây việc này được thực hiện bởi Goal funnel report nhưng dữ liệu tại Goal Funnel không đầy đủ do chúng ta phải thực hiện việc tự config, thường chỉ tập trung vào các bước của quá trình check out. Báo cáo này sẽ bao trùm toàn bộ hành vi trước, trong và sau quá trình check out cho đến khi khách hàng thoát khỏi website của bạn.

Trên từng bước truy cập của khách hàng, người quản trị website có thể dễ dàng lọc dữ liệu theo thiết bị truy cập, khu vực địa lý, new-return visitor… để đánh giá hành vi của từng nhóm đối tượng trên website.


Dữ liệu báo cáo Shopping behaviour ( ảnh trích từ SearchEngineWatch.com)

Với những dữ liệu trực quan như hình minh hoạ ở trên, người quản trị website sẽ dễ dàng nhận thấy các con số biết nói khác nhau. Báo cáo chỉ rõ tỉ lệ nguời tiêu dùng mua hoặc tham khảo sản phẩm nhiều nhất đến từ nền tảng thiết bị, quốc gia hay nguồn truy cập nào, sản phẩm hoặc bước nào trong quá trình mua hàng gây e ngại cho người dùng trước khi quyết định mua sắm sản phẩm…

- Checkout behaviour report: Là bản thu nhỏ của Shopping behaviour report, gói gọn trong các bước của quá trình check out (giỏ hàng). Với report này, bạn sẽ nhận biết được vấn đề trong các bước của quá trình check out là gì, liệu shopping cart và checkout process đã tối ưu với hành vi cụ thể của người dùng hay chưa. Điểm mới ở báo cáo này là bạn có thể áp dụng các bộ lọc để cho ra số liệu ưng ý thay vì các dữ liệu được định nghĩa trước đây. Ví dụ bạn hoàn toàn có thể tạo các bộ lọc để so sánh tỉ lệ check out thành công từ nguồn truy cập có trả phí và nguồn truy cập tự nhiên trên website.


- Product performance report: Vốn đã là một trong những báo cáo không thể thiếu trên Google analytics cho các website bán hàng và TMĐT trước đây. Báo cáo này cho thấy hoạt động bán hàng trên từng sản phẩm khác nhau, số lượng bán ra, doanh thu, cost, lợi nhuận thu về… Tuy nhiên ở lần cập nhật này, các dữ liệu thậm chí còn đầy đủ và rõ ràng hơn nhờ khả năng cho phép áp dụng các bộ lọc dữ liệu khá chi tiết. Ngoài ra, báo cáo lần này còn thống kê luôn tỉ lệ “Refund” trên từng sản phẩm. Dữ liệu này có thể được thu thập nhờ việc config trực tiếp trên tài khoản GA hay import bằng tay. Đây là dữ liệu rất hữu ích để thống kê ra các con số khác như revenue, ROI… Việc triển khai đo Refund rate/ value cần được thực hiện và test kỹ để cho số liệu chuẩn xác nhất,





- Product performance report: Shopping behaviour. Một báo cáo giá trị nữa của G.Analytics. Báo cáo này cho chúng ta thấy hành vi mua sắm của người dùng trên từng sản phẩm cụ thể. Trước khi khách hàng quyết định mua sắm, họ đã trải qua những bước tương tác nào, tham khảo qua những sản phẩm nào… tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng view sản phẩm sang mua hàng là bao nhiêu %…, tỉ lệ khách mua hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng không check out….Mọi số liệu đều rất chi tiết và hữu dụng.

2. Những con số biết nói

Các con số trên từng báo cáo của Google Analytics thực sự có giá trị và là những con số biết nói. Nếu người quản trị website có thể phân tích và vận dụng những con số đó vào mô hình kinh doanh cụ thể của mình trên website/ gian hàng, Google Analytics sẽ trở thành công cụ không thể thiếu cho việc tối ưu hiệu suất bán hàng qua kênh online của các website bán hàng và TMĐT.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Tối ưu chiến dịch trên Display Ads: Khó hay không?

Với bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào, tính hiệu quả luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu như với quảng cáo tìm kiếm, ta định hướng đối tượng bằng từ khóa, bằng location targeting hay device targeting… thì trên quảng cáo mạng hiển thị ( Display network), cách thức tối ưu có phần khác và tỉ mỉ hơn. Từ việc chọn nhóm website, thiết kế banner, sáng tạo thông điệp… tất cả đều yêu cầu khắt khe do đối tượng nhìn thấy các banner quảng cáo chưa hẳn đã có nhu cầu về sản phẩm/ dịch vụ. Vậy để tối ưu chiến dịch trên Display Ads, ta cần làm những gì?

1. Xác định mục tiêu chiến dịch

Bạn cần xác định mục tiêu chiến dịch, tăng doanh số bán hàng, tăng mức độ nhận biết thương hiệu của bạn hay kết hợp cả 2? Bạn cần xác định nghiêm túc vấn đề này bởi với mỗi mục tiêu khác nhau, các kênh sử dụng, định dạng banner, thông điệp hiển thị… sẽ khác nhau. Với mục tiêu tăng doanh thu cho sản phẩm, đừng bao giờ chạy chiến dịch theo dạng CPM, cũng đừng đưa ra những banner với các thông điệp mang tính ” trung tính” mà cần phải xoáy sâu vào nhu cầu của người dùng đối với sản phẩm của mình.

2. Xác định đối tượng hướng đến của chiến dịch

Với mỗi sản phẩm/ dịch vụ, bạn sẽ có một tập đối tượng tiềm năng của mình. Nếu bạn bán đồ trẻ em, chắc chắn một trong các đối tượng mà bạn hướng đến sẽ là các bà mẹ trẻ. Tương tự như vậy, các sản phẩm khác sẽ có nhóm đối tượng riêng mà khả năng sinh lời cho bạn là tốt nhất. Hãy xác định chính xác nhóm đối tượng mà bạn định hướng, sau khi xác định được, bạn sẽ biết cần tìm họ ở đâu.


Hãy xác định ra khách hàng tiềm năng của bạn

3. Xác định website/ hệ thống website mà các đối tượng mục tiêu của bạn quan tâm

Bạn sẽ tìm các bà mẹ trẻ ở đâu? Chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua các diễn đàn về kinh nghiệm nuôi dạy mẹ và bé, hoặc các nhóm trang có chủ đề về trẻ em, phụ nữ… Bạn có thể cân nhắc tính năng tự động định hướng mục tiêu chiến dịch hoặc chọn danh sách website theo cảm nhận của riêng bạn. Nhưng hãy nhớ, đừng xa rời các đối tượng mục tiêu của mình.

4. Lựa chọn định dạng quảng cáo phù hợp

Đừng bao giờ sử dụng những popup che kín màn hình để quảng cáo cho sản phẩm của bạn. Nó có thể sẽ làm khách hàng bỏ qua bạn ngay lập tức vì tính phản cảm của nó. Hãy chọn một định dạng phù hợp với sản phẩm và đối tượng mà bạn hướng tới. Với các bà mẹ khó tính, có lẽ sẽ cần nhiều những hình ảnh rõ nét, cụ thể và chân thực về sản phẩm cho trẻ em mà bạn đang cung cấp, còn nếu bạn bán máy tính, đừng quên đưa ra những bức hình gif hiển thị độ phân giải màn hình, cấu hình máy và các đặc tính ưu việt của nó…




5. Thiết kế banner hấp dẫn và sử dụng thông điệp quảng cáo phù hợp

Banner là yếu tố quyết định việc khách hàng tiềm năng click vào quảng cáo của bạn. Nếu không có những cú click, bạn sẽ không thể bán hàng. Một banner tốt chưa chắc đã cần đẹp, nó phải là một banner thiết kế ưa nhìn với những thông điệp quan trọng trên đó. Đừng quên ghi kèm những khuyến mại, giảm giá với đồ dùng trẻ em khi quảng cáo đến các bà mẹ, hãy tặng kèm thêm 1 thanh RAM trên banner khi bạn đang muốn người dùng mua thật nhiều máy tính của mình…





Thông điệp hiển thị trên banner hết sức quan trọng trong quảng cáo hiển thị. Nó giúp người dùng phân biệt sự khác biệt trong sản phẩm, giá cả và dịch vụ của bạn. Hãy để mình nổi bật trong đám đông để thu hút nhất. Nội dung thông điệp trên banner ảnh hưởng rất nhiều đến thành công của chiến dịch.

6. Hãy đo lường để biết kênh nào hiệu quả

Một trong những ưu thế của quảng cáo online là bạn có thể đo lường mọi thứ. Vì vậy đừng lãng phí khả năng này. Hãy đo đếm thật kỹ lưỡng với từng chiến dịch. Bạn sẽ biết chiến dịch nào mang lại cho bạn doanh thu tốt nhất, website nào bán hàng cho bạn nhanh nhất để đầu tư ngân sách nhiều hơn. Đừng ngần ngại bỏ những website không chất lượng, banner không thu hút và không mang lại cho bạn lợi nhuận và mạnh dạn thử các phương án khác.



Đọc tiếp »

5 phương pháp cơ bản trong nghiên cứu thị trường

Có rất nhiều cách thức để tiến hành nghiên cứu thị trường, trong đó doanh nghiệp thường lựa chọn một hoặc nhiều hơn một trong năm phương pháp cơ bản sau: điều tra-khảo sát, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu, quan sát hành vi và thử nghiệm. Phương pháp nghiên cứu thị trường doanh nghiệp sử dụng được dựa trên loại dữ liệu doanh nghiệp cần và khoản chi phí sẵn sàng bỏ ra.

1. Nghiên cứu thị trường theo phương pháp Điều tra, khảo sát (Surveys):

Nghiên cứu thị trường theo phương pháp này với bảng hỏi ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề, bạn có thể phân tích được nhóm khách hàng mẫu đại diễn cho thị trường mục tiêu của mình. Mẫu càng lớn thì mức độ chính xác của kết quả điều tra càng cao.

Phỏng vấn trực tiếp (In-person surveys) thường được tiến hành ở những nơi công cộng như trung tâm thương mại. Cách nghiên cứu thị trường này giúp bạn quảng cáo, tiếp thị những mẫu sản phẩm tới người tiêu dùng và có thể thu thập thông tin phản hồi ngay tức thì. Khảo sát trực tiếp đảm bảm thông tin phản hồi lên tới 90% nhưng lại đòi hỏi chi phí cao do đòi hỏi về thời gian và nguồn nhân lực.

Khảo sát qua điện thoại (Telephone surveys) là phương pháp ít tốn kém hơn khảo sát trực tiếp nhưng lại tốn kém hơn gửi thư. Tuy nhiên, do người dân thường phản ứng tiêu cực trước hình thức tiếp thị từ xa, việc thuyết phục mọi người tham gia vào một cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngày càng trở nên khó khăn. Tỉ lệ phản hồi theo phương pháp nghiên cứu thị trường này chỉ đạt 50-60% mà thôi.

Khảo sát qua thư (Mail surveys) là cách thức chỉ cần một chút đầu tư là bạn đã có được lượng khán giả lớn. Cách nghiên cứu thị trường này rẻ hơn rất nhiều so với hai cách làm trên, nhưng chỉ thu được phản hồi của khán giả từ 3% đến 15%. Dù là lượng phản hồi thấp, khảo sát qua thư từ là một sự lựa chọn ít tốn kém cho các doanh nghiệp nhỏ.

Khảo sát trực tiếp (Online surveys) thường mang lại tỷ lệ phản hồi khó dự đoán và kết quả không đáng tin cậy, bởi vì bạn không thể kiểm soát các thông tin phản hồi. Tuy nhiên, đây là phương pháp nghiên cứu thị trường đơn giản, ít tốn kém để có thể thu thập những bằng chứng và những ý kiến, sự ưu tiên của khách hàng.

2. Nghiên cứu thị trường theo phương pháp Phỏng vấn nhóm (Focus Groups)

Trong phương pháp phỏng vấn nhóm, người điều phối sẽ sử dụng một chuỗi các câu hỏi hay chủ đề đã được soạn sẵn để dắt dẫn cuộc thảo luận giữa một nhóm người. Quá trình này được diễn ra ở một nơi trung lập, gắn với các thiết bị quay hay một phòng quan sát với rất nhiều gương. Một lần nghiên cứu thị trường theo nhóm trọng kéo dài từ một đến hai tiếng, bạn phải tiến hành với ít nhất là ba nhóm để có được kết quả đáng tin cậy.

3. Nghiên cứu thị trường theo phương pháp Phỏng vấn sâu (Personal Interviews)

Cũng giống như nhóm tập trung, phỏng vấn sâu sẽ bao gồm các câu hỏi mở, không có cấu trúc nhất định.Nghiên cứu thị trường theo phương pháp này thường kéo dài trong vòng một tiếng và thường được ghi âm lại.

Phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu thường mang lại những số liệu khả quan hơn là các bảng khảo sát, điều tra. Tuy nhiên, kết quả của phương pháp này có thể không đáng tin cậy bởi nó không đại diện cho một số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Phỏng vấn nhóm hay phỏng vấn sâu giúp doanh nghiệp có được cái nhìn sâu sắc về thái độ của khách hàng và đây cũng là những phương pháp nghiên cứu thị trường tuyệt vời giúp bạn giải mã những vấn đề lien quan tới việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.

4. Nghiên cứu thị trường theo phương pháp Quan sát hành vi (Observation)

Những phản hồi cá nhân trong bảng khảo sát và phỏng vấn nhóm đôi khi không đồng nhất với những hành vi thực sự của mọi người. Khi quan sát hành động của khách hàng bằng cách ghi hình lúc họ đang ở trong cửa hàng, ở nơi làm việc hay cơ quan, ở nhà, bạn có thể quan sát họ mua và sử dụng sản phẩm như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn vẽ nên được bức tranh tin cậy về hành vi mua sắm và thói quen sử dụng của khách hàng.

5. Nghiên cứu thị trường theo phương pháp Thử nghiệm (Field trials)

Đưa những sản phẩm mới vào một vài cửa hàng được chọn lựa để thử phản ứng của khách hàng trong các điều kiện bán hàng thực tế có thể giúp bạn hoàn thiện sản phẩm, điều chỉnh lại giá cả hay cải tiến chất lượng. Các doanh nghiệp nhỏ nên cố gắng xây dựng mối quan hệ với các chủ cửa hàng bán lẻ địa phương và các trang web mua sắm để có thể thử nghiệm sản phẩm của mình trên thị trường.
Đọc tiếp »

8 sai lầm mà nhiều công ty mắc phải dẫn tới tình trạng nhảy việc của nhân tài...

“Chảy máu chất xám” luôn là một vấn đề khiến các doanh nghiệp lo ngại. Tuy nhiên, không ít công ty mắc phải những sai lầm khiến nhân viên giỏi bỏ đi mà các nhà quản lý lại không nhận ra.
Dưới đây là 8 sai lầm mà nhiều công ty mắc phải dẫn tới tình trạng “nhảy việc” của nhân tài, theo trang Business Insider:

1. Công ty đưa ra nhiều quy định “ngớ ngẩn”

Các công ty cần phải có quy định, đó là điều đương nhiên, nhưng việc tạo ra trật tự trong nội bộ không thể dựa trên những quy định thiển cận. Chẳng hạn, chính sách đòi hỏi 100% nhân viên phải luôn có mặt đầy đủ ở văn phòng trong giờ làm việc, hoặc một số quy định giám sát không cần thiết khác có thể khiến nhiều người “phát điên”.

Khi nhân viên giỏi cảm thấy mình luôn bị theo dõi, họ sẽ cảm thấy nản và tìm một nơi khác để cống hiến.

2. Công ty đối xử với tất cả mọi người như nhau

Cách làm này phù hợp với trẻ em ở trường học, nhưng trong môi trường làm việc lại là một câu chuyện khác. Việc đối xử bình đẳng với mọi nhân viên đồng nghĩa nói với những người giỏi nhất rằng cho dù họ làm tốt đến đâu, họ cũng chỉ được đối xử như những đồng nghiệp lười.

3. Công ty bỏ qua cho những kết quả công việc tồi

Có thể nói rằng, chất lượng của một ban nhạc jazz chỉ tương đương với chất lượng của thành viên tệ nhất nhóm, vì cho dù những người khác chơi giỏi đến đâu, khán giả chỉ nghe thấy người chơi tồi nhất. Đối với một công ty cũng vậy. Khi nhà quản lý cho phép mắt xích yếu nhất trong công ty tồn tại mà không “hề hấn” gì, mắt xích đó sẽ kéo lùi tất cả mọi người khác, đặc biệt là những người giỏi nhất.

4. Công ty không công nhận thành tích

Khen thưởng thành tích cá nhân cho thấy công ty chú trọng người làm được việc. Các nhà quản lý cần giao tiếp với cấp dưới để hiểu nguyện vọng của họ. Chẳng hạn, có những người thích được tăng lương, nhưng cũng có những người thích được công nhận trước toàn thể công ty. Một khi được công nhận, những người giỏi sẽ cố gắng để làm tốt hơn, và ngược lại.
5. Công ty không quan tâm đến con người
Hơn một nửa số người bỏ việc là vì lý do mối quan hệ với sếp. Những công ty khôn ngoan luôn đảm bảo rằng các nhà quản lý biết cách cân bằng giữa hai yếu tố công việc và cuộc sống. Đó là những vị sếp chúc mừng thành công của nhân viên, thông cảm với những người đang có những khó khăn trong cuộc sống, và đặt ra thử thách cho cấp dưới.

Những vị sếp thiếu sự quan tâm dễ để mất nhân viên giỏi, vì con người không thể làm việc suốt 8 tiếng mỗi ngày và không được quan tâm đến điều gì ngoài năng suất công việc.

6. Công ty không cho nhân viên thấy được bức tranh lớn

Nhiều công ty cảm thấy chỉ giao nhiệm vụ cho nhân viên và khuyến khích họ làm việc là đủ, nhưng không đưa ra được bức tranh toàn cảnh về công ty, công việc sẽ khiến những người giỏi nhất cảm thấy thất vọng.

Những nhân viên giỏi là người gánh vác phần công việc nặng nề hơn vì họ thực sự quan tâm đến công việc, nên công việc của họ phải có một mục đích cụ thể. Khi họ không biết mục đích đó là gì, họ sẽ cảm thấy mình bị “ghẻ lạnh” và làm việc kkhoong mục đích, và chuyện họ tìm một công ty khác rất dễ xảy ra.

7. Công ty không cho nhân viên theo đuổi đam mê của họ

Công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới Google quy định nhân viên dành ít nhất 20% thời gian để làm “những gì mà họ cho rằng đem lại nhiều lợi ích nhất cho Google”. Những dự án mang tính đam mê này đã đem lại đóng góp lớn cho những sản phẩm đầu bảng của Google như Gmail hay AdSense, nhưng tác động lớn hơn cả nằm ở việc tạo ra những nhân viên gắn gó mật thiết với công ty.

Những người giỏi là những người có đam mê. Tạo cơ hội cho họ theo đuổi đam mê sẽ giúp tăng năng suất và sự thỏa mãn trong công việc. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý muốn nhân viên của mình làm việc trong một chiếc hộ nhỏ, sợ rằng năng suất sẽ giảm nếu họ để nhân viên mở rộng trọng tâm công việc và theo đuổi đam mê.

Nhưng nỗ lo này là không có cơ sở. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có thể theo đuổi niềm đam mê ở nơi làm việc sẽ có được tâm trạng thư thái ở nơi làm việc và làm việc năng suất gấp 5 so với bình thường.

8. Môi trường làm việc thiếu sự vui vẻ

Nếu nhân viên không cảm thấy vui vẻ trong môi trường làm việc, thì công ty đang sai lầm. Nếu không cảm thấy vui, mọi người sẽ không làm việc hết mình. Bởi vậy, tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ là cách tốt để ngăn “chảy máu chất xám”.

Những công ty có môi trường làm việc tốt nhất hiểu rõ tầm quan trọng của việc để cho nhân viên thoải mái một chút. Chẳng hạn, Google làm tất cả mọi việc có thể để tạo ra môi trường làm việc vui vẻ: bữa ăn miễn phí cho nhân viên, sân chơi bowling, các lớp tập thể dục...

Ý tưởng ở đây rất đơn giản: nếu công việc vui vẻ, nhân viên không chỉ làm việc tốt hơn, mà còn gắn bó với công ty lâu hơn.
Đọc tiếp »

Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing là một trường phái Marketing rất mới, đặc biệt là tại Việt Nam. Thuật ngữ Inbound Marketing lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 2005 bởi Brian Halligan – CEO & Đồng sáng lập Hubspot. Do đó, những khái niệm và kiến thức trong bài viết này, Thủ thuật Marketing dựa trên những tài liệu của Hubspot, đầy đủ và dễ hiểu. Đồng thời, bạn cũng có thể so sánh được Inbound Marketing và Outbound Marketing.
Inbound Marketing là 1 thỏi nam châm, không phải là cái búa tạ – marketing dựa trên những nội dung thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng để tạo ra khách hàng, chứ không spam và làm phiền họ.

3 bước trong Inbound Marketing

1. Được tìm thấy

Inbound marketing top funnel
Tạo nội dung, tối ưu hóa website, tham gia vào truyền thông xã hội và thu hút lượng người truy cập có chất lượng vào website của bạn

2. Chuyển đổi

Tạo ra khách hàng tiềm năng, dẫn họ đến website, gắn kết họ bằng những email tự động được cá nhân hóa và cung cấp thông tin cho đội ngũ bán hàng

3. Phân tích

Phân tích những nỗ lực marketing, đưa ra những thay đổi hiệu quả hơn và báo cáo tỷ lệ ROI từ hoạt động marketing đã thực hiện

Giới thiệu Inbound Marketing

sledgehammer
Inbound Marketing là marketing dựa trên giá trị. Điều đó có nghĩa là bạn tìm kiếm khách hàng bằng cách thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng với những nội dung, dữ liệu và dịch vụ khách hàng chất lượng, chứ không phải làm phiền họ bằng những email/tin nhắn rác hoặc những quảng cáo phản cảm. Inbound Marketing thu hút khách hàng như những thỏi nam châm, chứ không đập vào đầu họ bằng búa tạ.
Chi phí cho các chiến lược Inbound Marketing thấp hơn các chiến lược marketing truyền thống. Chi phí/khách hàng tiềm năng (cost per lead) của những công ty sử dụng chiến lược Inbound Marketing chỉ bằng 62% so với những công ty sử dụng chiến lược outbound.

Inbound Marketing hoạt động như thế nào?

Hãy nghĩ quá trình marketing và bán hàng của bạn như một cái phễu. Những người truy cập nằm ở tầng trên của phễu và những khách hàng hạnh phúc sẽ nằm ở cuối phễu. Là một marketer, mục tiêu của bạn là tối đa hóa số lượng người bạn thu hút ở tầng trên của phễu (như lượng truy cập website) và cả số lượng khách hàng ở cuối phễu. Inbound Marketing có 3 chiến lược để thực hiện điều này:
  • Được tìm thấy – Những chiến thuật như viết blog, tối ưu hóa tìm kiếm (SEO) sẽ thu hút được những người truy cập chất lượng đến website của bạn.
  • Chuyển đổi  – Những chiến thuật như tạolanding page và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng (lead) với mục đích chuyển đổi người truy cập website thành khách hàng tiềm năng và khách hàng lâu bền.
  • Phân tích – Những chiến thuật dùng để cải tiến hiệu quả của toàn bộ quá trình – tăng số lượng đối tượng phù hợp ở tầng trên và dưới của phễu.
Magnet

Bước 1: Các chiến lược Được tìm thấy

Được tìm thấy
Chiến lược Được tìm thấy giúp bạn thu hút lượng truy cập vào website (“khách vãng lai” ở tầng trên của phễu). Đây là chiến lược quan trọng nhất trong Inbound Marketing bởi vì nó là cơ sở cho tất cả mọi thứ ở sau: bạn không thể làm gì nếu không có ai vào webstie của bạn, và bạn cũng chẳng tạo được khách hàng tiềm năng.
Sau đây là những chiến lược Được tìm thấy quan trọng nhất:

Viết blog

Inbound Marketing bắt đầu bằng việc viết blog. Blog là con đường tốt nhất để thu hút lượng truy cập đến website. Các công ty có blog có lượng khách hàng tiềm năng nhiều hơn 55% so với những công ty không có blog. Để thu hút những người truy cập vãng lai, bạn cần phải có nội dung để thu hút họ. Blog của bạn chính là “nhân” của thỏi “nam châm” nội dung.
Viết blog

Tối ưu hóa tìm kiếm (SEO)

seo
Những khách hàng của bạn thường bắt đầu quá trình mua hàng online bằng cách sử dụng các bộ máy tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo,…). Do đó, bạn cần phải chắc chắn rằng website của bạn nằm trong kết quả tìm kiếm của họ. Để làm được điều này, bạn cần phải nghiên cứu cẩn thận, phân tích đầy đủ các từ khóa, tối ưu hóa các trang của website, tạo nội dung và xây dựng những liên kết.

Truyền thông xã hội

Người sử dụng internet ngày nay thường giao tiếp với bạn bè, đặt câu hỏi rồi trả lời câu hỏi, chia sẻ nội dung và thảo luận rất nhiều vấn đề. Là một marketer, bạn cần phải đưa nội dung của bạn trở thành tiêu điểm để thảo luận trong lĩnh vực bạn kinh doanh. Nếu nội dung của bạn là một phần của quá trình chuyển đổi, nó có thể giúp bạn thu hút khách hàng đến website ở tầng trên của chiếc phễu marketing và bán hàng.
social

Nội dung Marketing

content
Nội dung marketing là một chiến thuật Được tìm thấykhác. Giống như viết blog, nó sẽ tạo ra những thông tin hấp dẫn những người đến website của bạn. Hơn nữa, không giống blog, Nội dung Marketing không bị hạn chế ở một kênh nào cả – nó là một ý tưởng chung trong việc sử dụng nội dung để hấp dẫn những người đến website của bạn. Nó cũng có thể là video, các tài liệu miễn phí, hội thảo trên web (webminar) và những nội dung khác.

Bước 2: Các chiến lược Chuyển đổi

Chuyển đổi
Các chiến lược Chuyển đổi giúp bạn giữ những người quan tâm đến website của bạn bằng những bài viết trên blog, truyền thông xã hội, tối ưu hóa tìm kiếm và chuyển đổi họ trở thành khách hàng. Bạn có thể tạo ra rất nhiều hoạt động trên website mà không cần các chiến thuật Chuyển đổi, nhưng bạn cũng sẽ không thể tạo ra lợi nhuận.
Sau đây là những chiến lược Chuyển đổi quan trọng nhất:

Call-to-Action

Làm cách nào bạn có thể gắn kết những người truy cập vào website và bắt đầu quy trình bán hàng với họ? Trước kết, bạn phải khuyến khích họ hành động (action) – có thể là tải một tài liệu miễn phí, hoặc đăng kí một buổi hội thảo online (webinar).Call-to-action là những nút hoặc liên kết khuyến khích những người truy cập thực hiện hành động, ví dụ như là “Tải tài liệu miễn phí” hoặc “Đăng kí tham gia Webinar”. Nếu bạn không tạo ra được hành động hoặc hành động không đủ hấp dẫn, bạn sẽ không thể tạo ra khách hàng tiềm năng.
social

Landing Page

Chuyển đổi
Sau khi người truy cập thực hiện hành động, bạn nên chuyển họ đến một Landing page. Landing page là nơi hoàn chỉnh của một “call-to-action”, và người truy cập sẽ phải điền thông tin để nhóm bán hàng của công ty bắt đầu chuyển đổi họ sang khách hàng.
Ví dụ, nếu “call-to-action” của bạn là tặng một tài liệu miễn phí, thì landing page sẽ là một trang để người truy cập điền những thông tin theo yêu cầu để được tải tài liệu. Khi người truy cập điền các form đăng kí, họ mặc nhiên trở thành khách hàng tiềm năng.

Email Marketing

Bạn sẽ làm gì nếu một người truy cập đã thực hiện “call-to-ation”, điền thông tin vào form và tải tài liệu miễn phí, nhưng vẫn chưa trở thành khách hàng?
Bạn cần phải xây dựng một mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng. Email marketing là một trong những cách để làm điều đó. Một kịch bản email tập trung vào những nội dung có ích, thích hợp có thể xây dựng được lòng tin với mọi người và khiến họ sẵn sàng mua hàng
email

Lead Nurturing

nurturing
Lead nurturing sử dụng email marketing để xây dựng một chuỗi nội dung thống nhất và phù hợp, làm tăng dần mối quan hệ giữa bạn và khách hàng tiềm năng. Các email của lead nurturing (các chiến dịch) sẽ thường hướng người đọc đến những landing page đặc biệt. Từ đó, bạn có thể đo được mức độ sẵn sàng trở thành khách hàng của họ.

Tự động hóa

Sự tự động hóa tức là các kế hoạch email marketing và lead nurturing của bạn sẽ được triển khai dựa trên dữ liệu của người nhận.
Ví dụ, nếu một người truy cập tải một tài liệu miễn phí, bạn sẽ gửi cho họ một chuỗi email liên quan, nhưng khi họ bắt đầu follow bạn trên Twitter và truy cập vào một trang đặc biệt trên website, bạn sẽ thay đổi thông điệp với họ.
auto

Bước 3: Các chiến thuật Phân tích

analyze
Phân tích là mục quan trọng thứ 3 trong các chiến lược inbound marketing. Một khi bạn bắt đầu hấp dẫn mọi người đến website bằng blog, truyền thông xã hội và SEO, một khi bạn bắt đầu chuyển đổi những người truy cập mới thành khách hàng tiềm năng và khách hàng, bạn cần phân tích chiếc phễu bán hàng và marketing của bạn và tìm ra được những cách làm tốt nhất.

Các chỉ số quan trọng

Hầu hết những marketer làm inbound marketing sử dụng chiếc phễu bán hàng và marketing để làm cơ sở phân tích. Họ sẽ nhìn vào những chỉ số sau:
Lượng truy cập website – Một số đo ở tầng trên của chiếc phễu bán hàng và marketing; đây là những người đã tìm thấy website của bạn. Họ cần được chuyển đổi sang khách hàng tiềm năng và sau đó trở thành khách hàng.
Khách hàng tiềm năng – Một số đo ở tầng giữa của phễu. Đây là những người đã truy cập website của bạn và có hành động gì đó (thường là điền vào các form) để tự định danh họ. Một khi những người truy cập để lại thông tin và trở thành khách hàng tiềm năng, bạn có thể bắt đầu thực hiện các chiến lược chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.
Khách hàng – Tầng dưới của phễu, và cũng là mục tiêu!
Tỉ lệ chuyển đổi – là tỉ lệ phần trăm số lượng người chuyển từ trạng thái này sang trại thái khác trong chiếc phễu. Nếu 2% số lượng người truy cập website trở thành khách hàng tiềm năng, thì tỉ lệ chuyển đổi là 2%.
Benchmark – Benchmark là những dữ liệu từ những đối thủ cạnh tranh trong những chỉ số bạn theo dõi. Ví dụ, benchmark của tỉ lệ chuyển đổi cho phép bạn so sánh được tỉ lệ chuyển đối của công ty mình với những công ty tương tự.
Hiệu quả nội dung – Mỗi loại nội dung bạn tạo ra nên được theo dõi độc lập với nhau. Bạn cần thấy được mỗi loại nội dung của bạn hấp dẫn người dùng đến website của bạn như thế nào, và biết được những thành phần và loại nội dung đã chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng như thế nào.
metric

Phương pháp phân tích

method
Phân tích Inbound Marketing nên bắt đầu bằng một chuỗi câu hỏi dược thiết kế để xác định vị trí các “đòn bẩy” — Nơi mà bạn có cơ hội tốt nhất để thay đổi kết quả và tăng doanh thu. Đây là một chuỗi câu hỏi bạn cần:
Lượng người truy cập website của bạn so với đối thủ? (sử dụng benchmark để xác định). Nêu bạn đang đi sau đối thủ của bạn, bạn cần phải cải tiến tầng trên của phễu (có được nhiều lưu lượng hơn); nếu bạn đi trước đối thủ, hãy đến câu hỏi tiếp theo.
Bạn có nhiều khách hàng tiềm năng như đối thủ của bạn? So sánh tỉ lệ chuyển đổi từ người truy cập thành khách hàng tiềm năng? Nếu bạn ở phí sau benchmark của khách hàng tiềm năng cũng như tỉ lệ chuyển đổi người truy cập thành khách hàng tiềm năng, bạn nên tập trung vào tầng giữa của phễu trong quá trình chuyển đổi, và tìm ra những gì cần làm để cải tiến kết quả.
Bạn hài lòng về số lượng khách hàng tiềm năng nhưng số lượng khách hàng thấp?Trong trường hợp này, hãy xem xét lại quá trình bán hàng của bạn (tầng cuối của phễu). Những gì bạn có thể làm là cải tiến quá trình “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng (lead nurturing) và các kĩ thuật bán hàng để tăng tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng tiềm năng.

Thiết lập mục tiêu

Phân tích Inbound Marketing cho phép doanh nghiệp thiết lập và theo dõi những mục tiêu marketing riêng biệt. Một khi bạn xác định được những chỉ số quan trọng và hoàn thành các phân tích inbound marketing, có những bước đơn giản để bạn xác lập các mục tiêu kinh doanh.
Xác lập mục tiêu doanh số và khách hàng tiềm năng – Mục tiêu của bạn trong quý tới? Năm tới?
Những chương trình marketing cần thiết để đạt mục tiêu – Với các tỉ lệ chuyển đổi hiện tại, cần phải có bao nhiêu khách hàng tiềm năng để đạt được mục tiêu doanh số?
Có bao nhiêu nhiêu người truy cập vào website bạn cần đạt được? Những gì bạn cần làm để đạt được lưu lượng truy cập cần thiết? Hoặc những gì bạn cần làm để cải tiến các tỉ lệ chuyển đổi?
Đọc tiếp »