4 bước sau đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về cách viết kịch bản quảng cáo hay. Nhiều kịch bản hay nhưng lại không hiệu quả về mặt thông điệp truyền thông bởi vì quá nôn nóng lên ý tưởng hoặc "lao vào" viết ngay kịch bản trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ các bước tiêu chuẩn cần thiết.
Bước 1 trong cách viết kịch bản quảng cáo hay bạn phải hiểu “insight” của khách hàng trước tiên
Nhiều người cứ suy nghĩ cách viết kịch bản quảng cáo sao cho hay về sản phẩm/dịch vụ và xuất phát từ điểm tập trung là sản phẩm/dịch vụ. Trước khi sản xuất bất kỳ 1 nội dung tiếp thị hoặc 1 thông điệp quảng cáo bằng hình ảnh hay video (TVC). Điều quan trọng nhất cần tập trung trước tiên là làm sao để hiển rõ insight (customer insight – sự thật ngầm hiểu) của khách hàng mục tiêu. Customer insight đơn giản là những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng mục tiêu
Cách hiệu quả để viết kịch bản quảng cáo hay bạn phải xuất phát từ "customer insight"
Bước 2 trong cách viết kịch bản quảng cáo hay là lên ý tưởng (idea) phù hợp với “insight” của khách hàng
Sau khi hiểu rõ sự thật ngầm hiểu của khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo cũng không kém phần quan trọng trong cách viết kịch bản quảng cáo là brainstorm lên ý tưởng (idea). Nhiều bạn rất hay tập trung bước lên ý tưởng này làm bước đầu tiên để có kịch bản quảng cáo hay. Đúng là kịch bản quảng cáo hay cần có một ý tưởng hay. Tuy nhiên, ý tưởng hay mà không phù hợp với “customer insight” thì cũng không thể mang lại hiệu quả cho nội dung truyền thông. Vì vậy, trước khi lên ý tưởng hãy triển khai thu thập thông tin “thật chuẩn” về “customer insight”
Cách viết kịch bản quảng cáo hay phải có ý tưởng phù hợp với customer insight của khách hàng
Bước 3 trong cách viết kịch bản quảng cáo hay là tạo ra một câu chuyện (Story) dựa trên ý tưởng đã xác định ban đầu
Sau khi bạn có ý tưởng phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu thì bước tiếp theo trong cách viết kịch bản quảng cáo là xây dựng câu chuyện (story) xoay quanh ý tưởng đó. Bước này rất quan trọng vì cách truyền tải thông điệp tốt nhất là kể một câu chuyện cho một ai đó. Một câu chuyện hay sẽ để lại nhiều “dư âm” cho người tiếp nhận nó … không chỉ vậy, họ còn có thể chia sẻ (share) câu chuyện này đến nhiều người họ quen biết. Nhưng nhớ lưu ý rằng: câu chuyện này phải gần gũi, phù hợp với những gì đang được quan tâm lúc hiện tại và … phải xoay quanh ý tưởng cốt lõi ở bước 2
Cách viết kịch bản quảng cáo hay cần kể câu chuyện xoay quanh ý tưởng hay
Bước cuối cùng (bước 4) trong cách viết kịch bản quảng cáo hay là triển khai nội dung (content)
Khi đã hoàn thiện xong 3 bước hoàn chỉnh, bước cuối cùng trong cách viết kịch bản quảng cáo là thể hiện câu chuyện (story) bằng câu chữ, hình ảnh và video clip.
Thể hiện câu chuyện bằng câu chữ thông qua các bài viết PR quảng cáo trên báo giấy, tập chí, báo online hoặc các diễn đàn online,…
Thể hiện câu chuyện bằng hình ảnh thông qua các trang quảng cáo Print Ad trên báo giấy, tạp chí chuyên ngành hoặc các banner quảng cáo online
Thể hiện câu chuyện bằng video clip thông qua các TVC, các video clip “post” trên Youtube.com, clip.vn,…
Như vậy, cách viết kịch bản quảng cáo hay cần trải qua 4 bước quan trọng như trên. Nếu 1 trong 4 bước không làm chuẩn và không “ăn khớp” với nhau thì kịch bản quảng cáo không thể hiệu quả
Thị trường luôn thay đổi và chính vì thế các kế hoạch marketing online của bạn cũng cần phải có sự thay đổi cho phù hợp chứ không thể chỉ áp dụng theo một mô tuýp. Tùy từng thời điểm, từng mục đích mà các chiến lược cũng cần có sự khác biệt. Vì vậy ở bài viết này mình sẽ nêu ra 10 bước cơ bản nó sẽ là cái sườn để bạn lên các kế hoạch marketing online. Bạn có thể lược bỏ, thêm bớt cho phù hợp với mục đích chiến dịch của bạn nhé!
Từng bước viết một kế hoạch internet marketing hoàn hảo
1. Nghiên cứu thị trường Đây là công đoạn mà bất kỳ chiến dịch marketing nào dù là marketing online hay marketing truyền thống thì đều cần phải nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Công việc của bạn đó là phải thu thập, tổ chức, ghi lại dữ liệu thị trường đang mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.
Tiến hành nghiên cứu thị trường
Trong quá trình nghiên cứu thị trường thì bạn cần lưu ý một số điều sau:
Tính năng, mô hình của thị trường bao gồm cả thời vụ đó
Tính năng nhân khẩu học, phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu của bạn. Nghiên cứu nhu cầu mua hàng
Dựa vào Google để nghiên cứu thị trường sản phẩm hiện đang có, sản phẩm cạnh tranh
Thực trạng doanh số bán hàng
Các đơn vị cung ứng và các đơn vị sản xuất mà bạn cần dựa vào
Thị trường mục tiêu nên chọn 1,2 thị trường ngách chứ không lên đánh 1 thị trường tập trung lớn. Thường thị trường ngách sẽ có ít đối thủ hơn và nếu là người đi đầu bạn sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối.
2. Sản phẩm Bạn phải mô tả sản phẩm của bạn cung cấp một cách chi tiết và rõ ràng, kèm theo đó là những lợi ích khi khách hàng dùng sản phẩm của bạn. Bạn nên mô tả sản phẩm theo các form câu hỏi như sau.
Làm thế nào để sản phẩm của bạn liên kết được với thị trường
Thị trường của bạn cần gì, hiện tại họ đang sử dụng gì, họ được những gì khi sử dụng sản phẩm của bạn mà không phải là sản phẩm khác?
3. Cạnh tranh Mô tả sự cạnh tranh của bạn. Đưa ra những đề xuất để bán hàng tốt hơn
Điều gì khiến bạn nổi bật hơn đối thủ?
Vì sao bạn đặc biệt?
Tại sao khách hàng nên chọn bạn thay vì một đối thủ khác? Bạn càng có nhiều khác biệt với đối thủ bạn càng có nhiều cơ hội thành công.
4. Sứ mệnh Bất cứ chiến dịch nào cũng cần có một vài câu slogan làm khẩu hiệu tuyên bố sứ mệnh
“Chìa khóa thị trường” – bạn đang bán hàng cho ai – thật cụ thể, riêng biệt!
“Đóng góp” – bạn đang bán cái gì.
“Khác biệt” – đề xuất bán hàng độc đáo của bạn – tại sao bạn khác biệt trong cạnh tranh?
5. Chiến lược internet marketing
Chiến lược marketing online
Viết ra một chiến lược internet marketing và promotion cụ thể mà bạn muốn sử dụng hoặc để tham khảo sử dụng. Những chiến lược marketing online được xem xét sử dụng bao gồm:
Search Engine Optimization ( SEO ): đây là chiến dịch mả bạn phải tối ưu hóa website của bạn với các công cụ tìm kiếm như Google,Bing, Yahoo... làm sao cho website của bạn đứng ở trang 1 Google với các từ khóa liên quan đến nội dung, sản phẩm, dịch vụ của website bạn. Phương pháp này sẽ đem đến cho bạn một lượng khách hàng đều đặn và miễn phí hằng ngày. Để làm được điều này bạn có thể thuê công ty SEO hoặc bạn tự làm nếu bạn có kiến thức SEO vững chắc. Để tìm học các kiến thức SEO online bạn có thể học Tại Đây
Pay Per Click - Search Engine Marketing ( SEM ): đây là dịch vụ mà bạn sẽ phải đấu thầu và trả tiền cho các lượt click, truy cập đến website của bạn thông qua các quảng cáo.
Affiliate Marketing: Sử dụng các website khác quảng cáo cho sản phẩm của bạn và trích cho họ phần trăm lợi nhuận
Trao đổi liên kết: đây là một phương án rất hay bạn vừa có thể gia tăng sự phổ biến của website, vừa có thể thu hút thêm nhiều khách hàng và nó cũng trợ giúp cho SEO rất tốt nếu các website bạn trao đổi là các website uy tín.
Viết bài và chia sẻ: bạn có bài viết hay và được nhiều người chia sẻ thì thông tin của bạn sẽ được viral một cách nhanh chóng và điều này cũng giúp cho website của bạn được bộ máy tìm kiếm đánh giá cao hơn
6. Chiến dịch quảng cáo truyền thống Marketing Online thành công là phải biết kết hợp với marketing truyền thống
Sử dụng thư chào hàng, tờ rơi, bưu thiếp...
Sử dụng các danh bạ, biển quảng cáo, trang vàng, radio, truyền hình..
Tổ chức event, hội thảo
Viết bài cho tạp chí, báo địa phương và các ấn phẩm khác trong lĩnh vực của bạn điều này sẽ giúp bạn được mọi người biết đến như là một chuyên gia
Bán hàng trực tiếp
Sử dụng thông cáo báo chí, triển lãm
Tổ chức chương trình giới thiệu
Co-marketing với các doanh nghiệp mà đang chia sẻ thị trường mục tiêu với bạn
Hàng đổi hàng
7. Giá cả, định vị và xây dượng thương hiệu Từ những thông tin đã thu thập được, thiết lập chiến lược để xác định giá của sản phẩm, vị trí mà sản phẩm của bạn sẽ đạt được trên thị trường và cách mà bạn sẽ có được nhận thức về thương hiệu.
8. Ngân sách
Tính toán cân đối ngân sách hợp lý
Bất cứ một hoạt động nào cũng cần phải lên kế hoạch chi tiêu, sử dụng ngân sách một cách chu đáo tránh trường hợp lãng phí hoặc chậm tiến độ do thiếu ngân sách. Nói tóm lại là ngân sách chi tiêu cho chiến dịch phải phù hợp với khả năng của bạn và thời gian triển khai chiến dịch.
9. Mục tiêu tiếp thị Hãy đưa ra các con số cụ thể mà bạn mong muốn có được trong chiến dịch. VD: "Mục tiêu của chiến dịch này là có được ít nhất 15 khách hàng mỗi tháng hoặc tạo ra 200 khách hàng tiềm năng mỗi tháng."
10. Giám sát kết quả Đây là công đoạn mà bạn sẽ phải kiểm tra và phân tích về toàn bộ chiến dịch bạn đang triển khai.
Khảo sát khách hàng xem họ hài lòng hay không
Theo dõi doanh số bán hàng, khách hàng tiềm năng, lượng khách truy cập website và doanh số
Xác định chiến lược marketing nào đang mang lại hiệu quả cao nhất, chiến lược nào ít hiệu quả nhất
Đo lường hiệu quả, lợi nhuận thu được trên mỗi hoạt động marketing
Trên đây là 10 bước để viết một bản kế hoạch marketing online thường dùng. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc lập ra một bản kế hoach internet marketing chi tiết. Và nếu bạn có ý kiến gì xin đóng góp bằng cách comment ở bên dưới bài viết.
Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines từng “mang tiếng” rất nhiều khi bị các hành khách Việt phàn nàn thái độ phục vụ của tiếp viên hay việc hoãn, hủy các chuyến bay.
Nhưng lần đầu tiên, trong một hội thảo về thương hiệu cấp quốc gia, Vietnam Airlines đã góp phần làm hình ảnh Việt Nam xấu đi rất nhiều trong mắt của một vị sếp nước ngoài trong lĩnh vực thương hiệu.
“Khi nói đến tên Việt Nam, người nước ngoài sẽ liên tưởng tới Trung Nguyên, Vietnam Airlines, nón lá và áo dài…”, ông Samir Dixit, Giám đốc vùng Châu Á Thái Bình Dương của Công ty Brand Finance bắt đầu câu chuyện của mình.
Nói về Vietnam Airlines, ông Samir thẳng thừng chê website của hãng hàng không quốc gia Việt Nam là “trang web dở nhất”.
“Nói đến chuyện hoãn chuyến bay đã đành, nhưng ngay cả khi đặt vé trên mạng, tôi không thể chọn chỗ ngồi tôi thích, bữa ăn tôi muốn trên website của Vietnam Airlines. Đây là một trang web rất dở, rất ít tiện ích cho hành khách, mặc dù Vietnam Airlines là một thương hiệu mạnh của quốc gia. Đó là điều tôi trao đổi rất thẳng thắn để chúng ta cùng nhau suy nghĩ”, ông Samir nói.
Khi nói đến thương hiệu quốc gia, những thương hiệu ấy phải đại diện cho sự tôn trọng của khách hàng hay cam kết đối với chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Thương hiệu nào của Việt Nam làm được điều này?
“Các bạn tự hào về cà phê, nhưng cốc cà phê dở nhất tôi từng uống là của Việt Nam. Các bạn tự hào về gạo, nhưng bữa cơm tôi ăn dở nhất là trên Vietnam Airlines”, ông Samir thẳng thắn.
Danh sách các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia của Việt Nam trong Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam (Vietnam Value) được công bố 2 năm 1 lần. Trong tất cả 4 lần công bố, cái tên Vietnam Airlines được nhắc đến duy nhất 1 lần, nhưng câu chuyện thương hiệu với Vietnam Airlines không hề suôn sẻ.
Ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công thương, đơn vị đăng cai Vietnam Value cho biết: Ngay lần đầu tiên công bố danh sách (năm 2008), Vietnam Airlines không đạt. Đến lần 2 (năm 2010), Vietnam Airlines được lựa chọn tham gia.
“Nhưng trong quá trình thực hiện, có thể có một số vấn đề, kể cả vấn đề về chất lượng như các chuyên gia đề cập, nên hiện Vietnam Airlines không phải một trong 63 thương hiệu của Việt Nam”, Thứ trưởng Hải cho biết.
Cuối tháng 10 – đầu tháng 11/2015, Aeon Mall Long Biên đã tạo ra một cơn sốt trên Mạng xã hội Facebook và trong giờ ăn trưa của giới sinh viên, nhân viên văn phòng Hà Nội. Người người nhà nhà chia sẻ những hình ảnh về Aeon Mall Long Biên và rủ nhau đi ăn sushi, mua đồ Nhật 1 giá, xem diễu hành Pikachu. Theo thống kê của VNE, Aeon Mall Long Biên đã đón tổng cộng 1 triệu lượt khách trong vòng 11 ngày từ lúc khai trương (1).
Nhìn lại quá trình chuẩn bị của Aeon cho chi nhánh đầu tiên ở khu vực miền Bắc, ta sẽ dễ dàng thấy được thành công của Aeon Long Biên đều dựa trên những quy luật Marketing căn bản mà chúng ta đã học ở trường.
1. Chọn phân khúc khách hàng cực chuẩn:
Điểm lại các Trung tâm thương mại (TTTM) trên địa bàn Hà Nội, ta tạm chia làm 2 phân khúc:
– Nhóm các TTTM cao cấp, hướng tới nhóm KH có thu nhập khá trở lên, như: Hệ thống Vincom, Royal City, The Garden, Tràng Tiền Plaza, Indo China, Lotte Center, Parkson (đã đóng cửa), Pico Mall (đã bán lại, đổi tên).
Điểm chung của các TTTM là phong cách sang chảnh, hàng hóa cao cấp đắt đỏ, là nơi chốn thể hiện đẳng cấp của các hot girl hot boy Hà Nội. Tuy nhiên, đa số các TTTM này đều đang ở trong tình trạng:
Nhóm KH có thu nhập khá chỉ đến để xem phim, mua hàng sale, ăn quà vặt và chụp ảnh check-in “cho nó sang” là chính.
Nhóm KH có thu nhập cao, có khả năng chi tiêu cao… đã vi vu ra nước ngoài, mua hàng authenic cho sướng rồi.
Sự đóng cửa của hệ thống Parkson hay Mipec biến thành…Lotte Mart là bằng chứng rõ nhất.
– TTTM bình dân mà tiêu biểu hơn cả là Big C với định vị “Giá rẻ cho mọi nhà” – gắn liền với những sản phẩm giá rẻ và hình ảnh thực tế: đông đúc, chật chội, nóng bức, móc túi, ăn trộm đồ. Tóm lại là kém sang.
Aeon đã lựa chọn một nhóm KH ở “đâu đó” giữa 2 phân khúc trên: những người muốn được mua sắm và giải trí tại một nơi văn minh đẹp đẽ hơn Big C nhưng lại không đắt đỏ như Vincom, Indo China – chính là nhóm KH thu nhập Trung bình – khá.
Đây là nhóm chiếm phần đông dân số, lại đang thiếu chỗ chơi hợp túi tiền + tâm lý. Nhờ đó mà “tự dung” Aeon Mall Long Biên có tập KH đông đúc – những người đang thiếu chỗ chơi, đảm bảo sẽ lấp đầy TTTM của họ trong ngày khai trương.
2. Thượng tôn trải nghiệm Khách hàng:
Khi đến một TTTM thì khách hàng cần gì, thích gì, KHÔNG thích gì? Tại sao họ đến TTTM? Tại sao họ KHÔNG đến TTTM? Aeon đã nghiên cứu điều này, giải quyết ngọn ngành mọi vấn đề để không một ai có thể từ chối việc đến Aeon Mall Long Biên“một lần cho biết”:
Các cô em đi chơi CẦN xinh đẹp? OK, Aeon Mall Long Biên CÓ phòng trang điểmvới đầy đủ gương, ghế ngồi, ánh sáng phục vụ các cô.
Các mẹ bỉm sữa MUỐN đi chơi giải ngố nhưng NGẠI việc cho con bú, thay bỉm nơi công cộng? OK, Aeon CÓ phòng chăm sóc em bé. Cả nhà cứ đi một vòng rồi vào đó nghỉ chân, bú sữa, thay bỉm rồi lại đi chơi.
“Ông ơi, tôi đi chơi với vợ con lắm lúc THÈM thuốc lá vl…”. OK, CÓ ngay phòng hút thuốc cho các ông nghiện thuốc.
– Bạn NGẠI mua quần áo ở shop vì không vừa người hay sao? OK, Aeon có luôndịch vụ sửa quần áo, giặt là.
– Bạn NGẠI đi xa vì Aeon Mall ở tít Long Biên? OK chúng tôi CUNG CẤP luôn 4 tuyến xe bus FREE, bãi đỗ xe nghìn chỗ để bạn khỏi ngại đến.
– RÚT KINH NGHIỆM Royal City: diện tích quá lớn (70,000m2), không gian dàn trải, đi mỏi cả chân, suốt ngày lạc đường: Chúng tôi gửi bạn tờ rơi kèm sơ đồ cầm tay; đi đâu ăn gì, ở đâu có khuyến mại gì thì nhìn qua là rõ. Tờ rơi in chất liệu đẹp, trông như tờ tạp chí, cầm khá là “sang” tay, không “quê” tí nào.
Tóm lại, bạn CẦN gì, Aeon CÓ đó. Bạn NGẠI gì, Aeon GIẢI QUYẾT điều đó.
3. Định vị thương hiệu: khác biệt và chính xác:
Aeon Mall Long Biên tự định vị mình là “Trung tâm thương mại Nhật Bản đầu tiên tại Hà Nội” nhằm khẳng định các yếu tố: là 1 TTTM, mang đậm nét Nhật Bản (hàng hóa, ẩm thực, phong cách, dịch vụ), nhấn mạnh yếu tố “đầu tiên, tại Hà Nội”.
3 điều trên hoàn toàn ăn khớp với tâm lý và xu hướng tiêu dùng của người VN nói chung, HN nói riêng:
Tâm lý đề cao hàng hoá và con người Nhật Bản. Coi Nhật Bản là chuẩn mực của chất lượng, an toàn, văn minh.
Xu hướng hạn chế Tàu khựa, hàng không nguồn gốc. Tìm mua các sản phẩm chất lượng (độ an toàn, độ bền) cao hơn.
Hơn thế, Aeon còn có sự điều chỉnh khôn ngoan về giá: tập trung vào các nhà hàng tầm trung, bình dân hoá sushi (giá chỉ 5000đ-10000đ/miếng), cửa hàng 1 giá 40,000đ… Giúp giảm các tâm lý e ngại vốn có: hàng Nhật là đắt, sushi là xa xỉ và khó ăn.
Bước Định vị thương hiệu chuẩn xác này giúp Aeon Mall có 2 thuận lợi:
(1) (Cùng với việc chọn nhóm KH mục tiêu, phân khúc thị trường), giúp Aeon tránh được sự cạnh tranh trực tiếp:
“Chúng tôi tập trung vào các sản phẩm có chất lượng của Nhật […]. Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ khác không phải là đối thủ cạnh tranh của chúng tôi. Mỗi doanh nghiệp có một phân khúc thị trường riêng.” (2)
(2) Tạo sự khác biệt với các TTTM khác, dễ ghi nhớ và gây chú ý: muốn mua hàng Nhật, ăn đồ Nhật thì hãy tới Aeon Mall.
Thông điệp này hiệu quả hơn rất nhiều so với các slogan mang tính chung chung, không tạo được sự khác biệt của các TTTM khác: Đến trung tâm X để tận hưởng (ai đến TTTM mà chả để tận hưởng!), Trung tâm X – cuộc sống dịch vụ đa tiện ích(TTTM nào mà chả đa tiện ích), Tận hưởng trải nghiệm trên cao (Hà Nội đầy cao ốc, không đi chỗ này thì tôi đi chỗ khác).
4. Tập trung vào việc của mình:
Nếu để ý bạn sẽ thấy các TTTM lớn của ta đều gắn với các dự án khu nhà ở chung cư, căn hộ: Royal city, Vincom tower, The Garden, Indo china… Doanh nghiệp sở hữu trung tâm không chỉ trực tiếp bán hàng tiêu dùng mà còn phải ra sức bán căn hộ, cho thuê văn phòng, nhà hàng… để lấp đầy mặt bằng.
Aeon Mall không phải doanh nghiệp xây dựng và cho thuê mặt bằng. Họ là nhà bán lẻ và họ tập trung vào cái mình giỏi nhất để thành công. Phần này mình không dám chém gió. Xin trích lại nhận định của Aeon Mall về các TTTM ở Việt Nam hiện nay:
“Họ không thực sự chú trọng vào trung tâm thương mại. Họ không nghiên cứu, phân tích để làm sao hút khách, giữ khách, mà chỉ tập trung xây nhà ở, còn trung tâm thương mại chỉ là để phục vụ cho việc bán nhà.
Chúng tôi thì chỉ tập trung vào trung tâm thương mại, luôn đi cùng với khách hàng. Những khách hàng nào thuê mặt bằng của chúng tôi, nếu có doanh thu kém đi thì chúng tôi cũng sẽ làm việc để mời khách hàng mới vào, để trung tâm thương mại chúng tôi luôn là trung tâm thương mại “sống” chứ không chỉ là để lấp đầy.” (2)
5. Tận dụng Truyền thông xã hội:
Chuỗi sự kiện Khai trương Aeon Mall Long Biên được truyền thông một cách bài bản, đơn giản:
– Thương hiệu tiến hành rải thông tin nền trên các kênh truyền thông (Owned Media: báo chí, internet, tờ rơi, bandroll…).
– Sự kiện khai trương – sự kiện mang tính Bùng Nổ diễn ra + sản phẩm dịch vụ thực sự chất lượng. NTD trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ.
– Người tiêu dùng (thông qua Facebook và truyền miệng) và Báo chí trở thành người quảng cáo tự nhiên cho thương hiệu: Earned Media.
– Chuỗi hoạt động và tin bài duy trì hiệu quả truyền thông: Fashion show (08/11),Music Show với sự tham dự của Thùy Chi (14/11).
Và đỉnh điểm là 1 sự kiện vừa mang tính duy trì, vừa có ý nghĩa “F5” ấn tượng : Diễu hành binh đoàn Pikachu (21 và 22/11) – vừa hút khách, vừa đậm nét Nhật Bản. Aeoncòn khéo léo lôi kéo sự tham gia của KH vào sự kiện qua các hoạt động bên lề: Tuyển TNV làm vệ sĩ cho 10 em Pikachu, tổ chức Mini game Chụp ảnh cùng Pikachu trên Fanpage…
Do đó, Aeon Mall đã tạo một cơn sốt trên MXH Facebook: Bạn bè chia sẻ, tag, rủ rê nhau cùng đi; hỏi nhau cách phát âm chính xác cái tên “Aeon”… điều mà các TTTM chưa làm được, hoặc đã làm mà không thể bằng được.
Sách lược bài bản mà đơn giản như trên đã giúp Aeon Mall Long Biên nói riêng, hệ thống Aeon Mall tại Việt Nam nói chung có sự khởi đầu thành công ấn tượng. Xin đừng nghĩ rằng “công ty to, lắm tiền, muốn làm gì chẳng được”. Hãy thử nghĩ xem vì sao nhiều thương hiệu cũng “lắm tiền” mà chưa tạo được hiệu ứng như Aeon Mall Long Biên :).
Tất nhiên, còn quá sớm để khẳng định thành công lâu dài của Aeon tại thị trường Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, với kiến thức và thông tin hạn hẹp của mình, người viết chỉ xin đề cập tới chuỗi sự kiện Khai trương Aeon Mall Long Biên và những vấn đề cơ bản xung quanh nó.
Bạn có thể giả định rằng hầu hết các đối thủ của bạn đang định hướng được khách hàng. Vì vậy, điều gì xảy ra trên thị trường? Khách hàng sẽ không thấy hài lòng với một sản phẩm tương tự như những đối thủ của bạn.
Là một nhà kinh doanh và việc tung ra một thương hiệu của riêng mình không phải dễ. Để có được một thương hiệu cần có rất nhiều kỹ năng, sự chăm chỉ và thường là thêm một chút may mắn nữa.
Khi nói đến quyết định xây dựng thương hiệu, đôi khi một sai lầm tồi tệ có thể phá hỏng ngay cả những ý tưởng tốt nhất. Để chắc chắn điều này không xảy ra với bạn, bạn nên tránh phạm phải sáu sai lầm phổ biến nhất sau đây:
1. Chỉ định hướng khách hàng, không định hướng đối thủ
Bạn có thể giả định rằng hầu hết các đối thủ của bạn đang định hướng được khách hàng. Vì vậy, điều gì xảy ra trên thị trường? Khách hàng sẽ không thấy hài lòng với một sản phẩm tương tự như những đối thủ của bạn.
Trở lại năm 2009, chúng tôi bắt đầu làm việc cho Great Wall Motor tại Trung Quốc. Các nghiên cứu chúng tôi nhận được từ khách hàng cho thấy rằng những khách hàng Trung Quốc ưa thích dòng xe sedan hơn là xe SUV vì sedan uy tín hơn và thực tế SUV là dòng xe không có chỗ đứng trong xã hội.
Vì vậy, chúng tôi khuyên Great Wall nên tập trung vào xe SUV vì 28 công ty ô tô khác của Trung Quốc đã tập trung vào dòng xe sedan. Kết quả là, Great Wall trở thành công ty sản xuất ô tô lớn nhất và cũng là doanh nghiệp ô tô Trung Quốc có lợi nhuận lớn nhất.
Các nhà kinh doanh nên làm như vậy. Bắt đầu bằng việc phân tích đối thủ cạnh tranh của mình và cố gắng tìm một hướng đi khác. Bạn không thể giành chiến thắng bằng cách tốt hơn; bạn chỉ có thể giành chiến thắng bằng một cách khác.
2. Không xác định rõ hướng tập trung
Mỗi một thương hiệu thành công đều phải có được sự tập trung. Nếu thương hiệu của bạn dẫn đầu thị trường như Pizza Hut, bạn nên tập trung vào việc “lãnh đạo”. Domino lại có định hướng tập trung vào “giao hàng tận nhà” và trở thành chuỗi cửa hàng pizza lớn thứ hai.
Papa John thì nhắm vào “thành phần tốt hơn, pizza ngon hơn”. Little Caesars thì tập trung vào ý tưởng “mua 2 pizza nhưng chỉ tính tiền 1″. Có hàng trăm chuỗi cửa hàng pizza, nhưng chỉ có 4 chuỗi cửa hàng này là thống trị các lĩnh vực.
Đối với người làm kinh doanh, bạn cần phải chắc chắn rằng công ty của bạn có một điểm mạnh và tất cả các hành động và mục tiêu của bạn phải phù hợp với mặt mạnh đó. Hãy tự hỏi bản thân, tôi đang cạnh tranh trong lĩnh vực nào? Và làm thế nào để tôi thể hiện được sự khác biệt của mình chỉ với 2 đến ba từ.
Bạn cần phải chắc chắn rằng công ty của bạn có một điểm mạnh và tất cả các hành động và mục tiêu của bạn phải phù hợp với mặt mạnh đó.
3. Nghĩ rằng tên thương hiệu không phải là vấn đề
Công ty Natural Hansen đã có một ý tưởng tuyệt vời. Tung ra thị trường thứ nước uống tăng lực 16-oz để cạnh tranh với Red Bull 8,3-oz. và các thương hiệu nước uống tăng lực khác.
Đặt tên thương hiệu cho sản phẩm của mình là: “Nước uống tăng lực Hansen’s Natural Energy Pro”. Tuy nhiên, thương hiệu đó chẳng đi tới đâu. Sau đó, Hansen tung ra nước uống tăng lực Monster đóng trong lon 16-oz. Ngày nay, Monster là thương hiệu mạnh thứ 2 chỉ sau Red Bull.
Cái tên phải được để sau cùng sau khi đã được cân nhắc kỹ lưỡng. Người làm kinh doanh trước tiên phải phát triển được một chiến lược tiếp thị. Và sau đó đặt tên sản phẩm hoặc dịch vụ để phản ánh chiến lược đó.
4. Không sử dụng hình ảnh có ấn tượng mạnh
Rất nhiều thương hiệu mạnh đã được xây dựng bằng cách sử dụng một hình ảnh mà qua đó thể hiện được thương hiệu. Kiểu dáng chai cổ cong contour bottle của Coca-Cola. Hình ảnh chàng cao bồi của Marlboro. Quả chanh của Corona. Chiếc ly của Stella Artois. Lát cam của Blue Moon. Con tắc kè của Geico. Hay như chú vịt của Aflac.
Trước khi tung ra một sản phẩm hay dịch vụ, các nhà kinh doanh nên cố gắng tìm một hình ảnh để củng cố thêm chiến lược tiếp thị. Thường thì cần có sự thay đổi trong chiến lược hoặc sự khác biệt trong tên thương hiệu, hoặc cả hai.
5. Luôn có suy nghĩ thương hiệu mới của mình sẽ phát triển nhanh chóng
Điều đó dẫn đến nhiều quyết định sai lầm, chẳng hạn như chi mạnh tay cho quảng cáo để tung ra thương hiệu.
Ngày nay, cách tốt nhất để tung một thương hiệu mới là chiêu thức PR. Bạn chỉ nên sử dụng quảng cáo sau khi thương hiệu của bạn đã được thiết lập vững chắc trên thị trường. PR là ưu tiên hàng đầu, quảng cáo thứ hai là câu thần chú của chúng tôi.
Cách tốt nhất để tung một thương hiệu mới là chiêu thức PR. Bạn chỉ nên sử dụng quảng cáo sau khi thương hiệu của bạn đã được thiết lập vững chắc trên thị trường.
Hãy nhớ, các nhà doanh nghiệp cần xác định việc sẽ phải mất khá nhiều thời gian làm PR. Thuê một công ty PR là lựa chọn duy nhất cho những công ty muốn làm kinh doanh thực thụ, nếu không đó sẽ là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc.
6. Mở rộng thương hiệu
Một khi thương hiệu của bạn bắt đầu phát triển, điều bạn nên làm là chống lại sự thôi thúc mở rộng thương hiệu. Hãy nhìn vào McDonald. Bất chấp việc thêm hàng chục và hàng chục các mục vào menu nhưng ngày nay chuỗi các cửa hàng đang gặp rất nhiều khó khăn.
Mặt khác, hãy nhìn vào In-N-Out Burger, một chuỗi cửa hàng ở Bờ Tây mà vẫn chỉ có bốn món ăn trên thực đơn của mình: hamburger, phô mai, double-double (một hamburger kép) và khoai tây chiên.
Theo doanh thu đạt được của hai hãng này vào năm ngoái thì: McDonald: 2.476.000 USD và In-N-Out Burger: 2.546.000 USD. (Nếu In-N-Out Burger là một chuỗi cửa hàng quốc gia, doanh số hán hàng có lẽ sẽ lớn hơn nhiều.)
Hãy xem Yahoo, một công ty từng thống trị thị trường “tìm kiếm” trên Internet và có giá 140 tỷ USD trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, Yahoo nhanh chóng đa dạng hóa thành một cổng thông tin và cũng đã thực hiện nhiều thương vụ mua bán và biến chúng thành Yahoo Mail, Yahoo Games, Yahoo Groups, Yahoo Pager, vv.
Ngày nay, trên thị trường chứng khoán Yahoo chỉ có giá 30 tỷ USD nhưng 25 tỷ USD trong số đó đến từ lượng cổ phần nắm giữ tại Alibaba.
Trong khi đó Google vẫn là một công cụ tìm kiếm thuần túy và hiện nay trên thị trường chứng khoán nó có giá 498.000.000.000 USD. Nhưng ngay cả Google cũng đang rơi vào cái bẫy của việc mở rộng thương hiệu. Đó là câu thần chú của các công ty Mỹ, tiếp tục mở rộng thương hiệu cho đến khi va vào vách đá.
Ngoại trừ việc mở rộng về địa lý, các nhà kinh doanh không bao giờ nên mở rộng thương hiệu. Điều các doanh nghiệp nên làm đó là thu hẹp sự tập trung.
Trong khi bạn ngủ, có hàng triệu người đnag kiếm tiền ngoài kia.
Có một thống kê đã chỉ ra rằng, trung bình một người bình thường trong độ tuổi 18 đến 35, lãng phí 6,5 giờ một ngày cho những hoạt động như xem ti vi (những chương trình giải trí như game show, ca nhạc..), lướt facebook, chat với bạn.. Đặc biệt có những ban trẻ dành gần 10 giờ mỗi ngày để xem ti vi (?!). Nhưng, nếu sắp xếp để dành khoảng 2 giờ cho việc học tiếng anh hay 30 phút cho việc tập thể dục, thì lại không thể. Tôi phải nói rằng đó là một sự lãng phí thời gian cực kỳ khủng khiếp và đáng sợ của giới trẻ Việt hiện giờ. Làm thế nào để có cách quản lý thời gian hiệu quả? Hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới.
Đầu tiên: Lên kế hoạch.
Nghe thì quá nhàm và thừa, nhưng vẫn phải nhắc lại bởi đây là việc vô cùng quan trọng mà các bạn thường hay bỏ qua hoặc làm một cách phiên phiến. Nếu bạn đang làm chủ một doanh nghiệp thì điều này còn được coi là tối quan trọng để có cách quản lý thời gian hiệu quả.
Kế hoạch bạn lên phải đảm bảo:
– Cụ thể.
– Có deadline rõ ràng.
– Có tổng quát (theo năm, quí, tháng) và hàng ngày.
– Phải được ghi ra, không nhớ suông trong đầu. Bạn cần những công cụ hỗ trợ, trên điện thoại, hoặc lịch bàn. Tóm lại nó phải được làm cho hiện hữu để bạn nhìn thấy.
Có một lưu ý khi bạn muốn lên kế hoạch để có cách quản lý thời gian hiệu quả: hãy biếtkhung thời gian vàng làm việc của bạn là gì. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ làm việc theo cảm hứng, mà con người ai cũng có những khoảng thời gian nhất định cảm thấy thăng hoa hào hứng nhất trong ngày. Bạn nên biết khoảng thời gian này để sắp xếp những việc cần sự sáng tạo, tập trung.
Thứ hai: Sắp xếp thứ tự ưu tiên.
Có phải việc gì bạn cũng cho vào bản kế hoạch của mình không? Không. Nếu có những việc trùng thời gian thì sao, bạn sẽ cố gắng làm sao làm được cả hai? Không (chúng ta là người thường, không phải người Nhện). Và có bất cứ việc gì bạn cũng hý hoáy nhồi ngay vào lịch biểu? Không.
Bạn phải biết lựa chọn việc gì là quan trọng và khẩn cấp để làm trước. Và hãy nhớ “việc quan trọng ít khi khẩn cấp/ việc khẩn cấp ít khi quan trọng” không phải luôn luôn đúng nhé.
Và hãy học cách nói KHÔNG. Thời gian của bạn hữu hạn và vô cùng quý báu, hãy làm những việc ít nhất là mang đến được cho bạn một điều gì đó. Không ai là người quản lý giỏi khi cố ôm lấy tất cả mọi việc.
Thứ ba: Rèn luyện tính kỷ luật, tập trung.
Chúng ta đều không cần làm rõ lý do cho điều này, bởi bạn hiểu rất rõ tầm quan trọng của chúng, đúng không? Muốn có cách quản lý thời gian hiệu quả, phải có kỷ luật để tập trung hoàn thành việc của mình trong khoảng thời gian quy định. Nếu không, tất nhiên là bùm! Mọi thứ sẽ chồng chéo, ứ tắc và đổ bể hết.
A022WJ Artist painting on canvas on studio floor. Image shot 2006. Exact date unknown.
Thứ tư: Không làm việc theo cảm hứng:
Chắc sẽ có không ít những nhà nghệ thuật không đồng ý với điều này, bởi theo họ nghệ thuật là phải làm theo cảm hứng. Nhưng ngược lại, không hề.
Ví dụ: nhà văn Haruki Murakami của Nhật, mỗi ngày vào một khung giờ nhất định đều lên văn phòng ngồi viết và kết thúc công việc theo giờ hành chính.
– Nhà văn Pearl S.Buck đã nói “đừng làm việc theo cảm hứng. Bạn sẽ không đạt được thành tựu nào đáng kể với lối làm việc đó. Hãy luyện cho tâm trí mình hiểu rằng: đến lúc phải làm việc thì phái làm, bất kể có hứng hay không”.
– Franz Kafka, một nhà văn lớn, đồng thời làm luật sư, ông sinh hoạt tuân theo lịch trình: đi làm từ 8.30 tới 14.30 và bắt đầu viết mỗi ngày lúc 11h đêm.
– Mason Curey từng nói trong “How Artists Works” (một cuốn sách nổi tiếng của ông) rằng có rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng Thế giới cũng tuân theo lịch làm việc nhất định.
Công việc của họ không phải bởi được truyền động lực hay cảm hứng, mà bởi họ theo sát một lịch trình làm việc cụ thể và khoa học. Và đó chính là cách quản lý thời gian hiệu quả mà chúng ta sẽ làm theo.
Cuối cùng: (dành cho các bạn trẻ rảnh rỗi đang quá lãng phí thời gian) Hãy giữ cho mình bận rộn:
Nghe hơi kỳ quặc khi nói đây cũng là một cách quản lý thời gian. Nhưng cứ làm theo đi, bạn sẽ thấy nó không sai.
Cách bạn quản lý thời gian là cách bạn cam kết nghiêm túc với thành công của mình. Hãy học cách quản lý thời gian hiệu quả nhất để tận dụng tối đa thứ tài nguyên vĩnh viễn không bao giờ tái tạo lại được này.
Dù bạn làm việc cho một doanh nghiệp nhỏ hay một công ty lớn, marketing đều đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển thương hiệu. làm thế nào để bạn có thể quản lý đội nhóm làm marketing của mình và duy trì niềm tin vào sự thành công của các thành viên. Xây dựng một môi trường nơi mà các thành viên trong nhóm có thể cống hiến hết mình và làm việc hiệu quả dưới cường độ cao là một kỹ năng cần thiết của một người lãnh đạo. Tuy nhiên, làm thế nào để tạo ra một môi trường đầy sáng tạo và nhiệt huyết như thế?
1. Trưởng nhóm là người cố vấn chứ không quản lý
Một trưởng nhóm marketing giỏi là người có đội nhóm mà mình có thể tin tưởng. Họ sẽ trao quyền tự chủ cho nhóm đó và quy trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm, tạo cơ hội để họ có cơ hội thi đua với nhau.
2. Trưởng nhóm marketing phải kết nối được mọi người trong nhóm
Công nghệ hiện đại ngày nay cho phép mọi người có thể làm việc từ xa, do đó các cuộc họp nhóm hay trao đổi công việc cũng diễn ra trên các phương tiện giao tiếp trực tuyến. Những nhà marketing cần khả năng làm việc từ bất cứ nơi nào và luôn luôn giám sát tình trạng của dự án.
3. Hỗ trợ hợp tác liên chức năng
Hợp tác liên chức năng rất có lợi cho một tổ chức, vì nó kết nối tất cả mọi người kể cả người, kể cả người marketing làm việc cùng định hướng và thống nhất về mục tiêu.
Một trưởng nhóm marketing giỏi không đơn thuần là cam kết sự tương tác giữa các thành viên có chức năng, nhiệm vụ khác nhau mà còn phải đảm bảo marketing sẽ hỗ trợ tích cực để đưa ra các sáng kiến mới mẻ cho công ty, chẳng hạn như phát triển sản phẩm hay bán hàng.
Người lãnh đạo giỏi có thể phá vỡ rào cản giữa các nhóm khác nhau và tìm ra cách để kết nối họ.
4. Trưởng nhóm marketing cần biết nhóm của họ dành thời gian ở đâu
Marketing phát triển rất nhanh. Những nhà lãnh đạo tài ba nhất sẽ giúp nhân viên của mình làm việc nhanh và hiệu quả. Họ không dành thời gian để tạo nên những cuộc họp bàn tròn kéo dài vô tận như kiểu của các doanh nghiệp điển hình ngày nay. Họ tìm cách để dễ dàng theo dõi dự án của nhóm mình và sử dụng các công cụ cũng như quy trình tự động để nâng cao hiệu quả công việc. 5. Biết cách khai thác khả năng sáng tạo của đội nhóm
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những ý tưởng hay nhất thường chỉ đến từ sự động não cá nhân chứ không phải từ việc thảo luận nhóm. Do đó, một người làm marketing hiệu quả không cần mất hàng giờ để cố gắng tìm ý tưởng mới với nhóm. Họ cần biết khi nào nên giải tán các thành viên.
6. Nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh
Các công ty lớn có xu hướng trở nên tự mãn theo thời gian, và sử dụng các chiến thuật marketing cũ từ nhiều năm trước. nhưng một người làm marketing chuyên nghiệp sẽ biết những gì đã cũ và những gì sẽ truyền cảm hứng cho nhóm mình để tạo ra những ý tưởng mới phù hợp với xu hướng mới trong hành vi khách hàng.
7. Nhìn công việc qua con mắt của khách hàng
Website của công ty, dữ liệu trên phương tiện truyền thông xã hội và các nội dung bên ngoài khác đều ảnh hướng tới tâm lý của khách hàng. Marketing cần phải quan tâm tới việc chúng có cung cấp giá trị nào cho khách hàng không (khách hàng tiềm năng). Mỗi bước đi từ xây dựng thương hiệu đến phát triển nội dung thậm chí là quy trình nội bộ, nhóm marketing cần phải chịu trách nhiệm. Marketing hiệu quả là phải hiểu cách khách hàng tương tác với các sản phẩm của mình. Do đó, người làm marketing cần nói ngôn ngữ của sản phẩm và hiểu được giá trị của sản phẩm đối với khách hàng. Bạn có thế tham khảo thêm : tại đây để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho một marketer
Nhiều bạn học viên hay hỏi Ngọc Anh rằng, làm sao thầy có nhiều năng lượng cho các hoạt động như vậy: quản lý, giảng dạy, đào tạo và cả trả lời các câu hỏi từ hàng trăm, hàng ngàn học viên? Đáp án vô cùng đơn giản, sẽ được giới thiệu đến mọi người ở infographic bên dưới. Chúc các bạn thành công và nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Nếu bạn muốn nâng cao hiệu suất làm việc hơn thì nên bắt đầu bằng những thói quen tích cực. Những thói quen này sẽ giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả và có hứng thú với những đầu việc “khó nhằn” nhất. 7 thói quen dưới đây sẽ giúp bạn cân bằng giữa công việc và cuộc sống rất tốt đấy.
Sáu nhân tố trong tư duy và suy nghĩ vượt trội khác thường là nội dung trong bài trước. Tại phần này, chúng ta sẽ cùng Phó TGĐ FPT Đỗ Cao Bảo phân tích sâu vào từng yếu tố tạo nên những giá trị sống nhân văn của Alibaba.
Nhờ những GIÁ TRỊ SỐNG cao đẹp, vượt trội
Chỉ ra đời có 16 năm ở một đất nước kinh tế đang phát triển, Jack Ma và Alibaba đã lập nên kỳ tích:
Về giá trị công ty (market value):
Alibaba đã vượt xa các gã khổng lồ về IT Ấn Độ: TCS, Wipro, Infosys, vượt kỳ tích Samsung (Hàn Quốc), vượt 2 gã khổng lồ IT Mỹ là Oracle và IBM, tương đương Microsoft (của Bill Gates), chỉ kém có Apple và Google.
Về năng suất lao động:
Tính cả doanh số lẫn lợi nhuận trên đầu người, Alibaba gấp hơn 10 lần TCS, Wipro, Infosys, gấp 3.1 lần IBM, gấp 2.3 lần Samsung, gấp 1.4 lần Oracle, tương đương Microsoft, chỉ kém có Apple và Google.
Về thành công:
Không chỉ Jack Ma là tỷ phú giầu nhất Châu Á, 17 đồng sáng lập với ông cũng trở thành 17 tỷ phú, hàng trăm nghìn công ty vừa và nhỏ thành công nhờ bán và mua hàng trên Alibaba và hàng chục nghìn nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ vận chuyển hàng cho Alibaba.
Nguyên nhân quan trọng nhất tạo lên kỳ tích là Jack Ma và Alibaba đã kinh doanh dựa trên những giá trị sống cao đẹp, vượt lên trên các giá trị sống thông thường:
1. Jack Ma đặt mục tiêu "Xây dựng Alibaba thành công ty hạnh phúc nhất", làm sao cho mỗi nhân viên cảm thấy hạnh phúc khi làm việc ở Alibaba.
“Alibaba không chỉ là một nơi làm việc, Alibaba còn là một giấc mơ, một nơi khởi đầu cho những thành công mới”.
Đây là giá trị cao đẹp nhất, vượt trội lên tất cả các công ty khác trên toàn cầu. Trong khi đa số đặt mục tiêu doanh số, lợi nhuận, tăng trưởng, một số ít thì đặt thêm văn hoá, team work, đồng đội... thì Jack Ma đặt "hạnh phúc", một giá trị đỉnh cao nhất của loài người.
Chính vì vậy mà khi khó khăn nhất, không lãnh đạo nào của Alibaba rời bỏ Jack Ma, họ đã trở thành chỗ dựa vững chắc nhất cho Jack Ma trong suốt quá trình lập nghiệp. Hiếm có công ty nào mà đến thời điểm IPO cả 18 thành viên sáng lập vẫn còn ở công ty như Alibaba.
2. Mục tiêu của Jack Ma khi lập Alibaba không phải để kiếm tiền mà để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ bán được hàng; Sau này Jack Ma còn đặt mục tiêu giúp hàng triệu nông dân TQ trở thành triệu phú nhờ lập công ty vận chuyển hàng hoá cho vùng nông thôn, miền núi.
3. Jack Ma coi khách hàng là số 1, nhân viên là số 2, sau đó mới đến lợi nhuận của Alibaba. Ông luôn nhắc mọi người phải làm sao cho khách hàng của mình có lợi, kiếm được tiền từ Alibaba. Jack Ma tin tưởng sâu sắc rằng chỉ khi các khách hàng kiếm được tiền thì Alibaba mới có lợi nhuận.
4. Jack Ma và Alibaba luôn tuân thủ nguyên tắc "Không làm điều gì tổn hại đến đất nước và khách hàng". Jack Ma không chủ trương đầu tư vào Game Online vì ông cho rằng Game Online không có lợi cho xã hội, dù lĩnh vực này có lợi nhuận.
5. Jack Ma quan niệm: Chúng ta sinh ra để sống chứ không phải để làm việc, vì vậy trước hết phải làm người, phải học đối nhân xử thế, yêu nghiệp, kính nghề.
Ông Nguyễn Thành Nam là 1 trong 13 nhà đồng sáng lập ra tập đoàn FPT. Ông Nam từng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại tập đoàn này, trong đó có vị trí Tổng giám đốc FPT.
Chia sẻ trong một chương trình về khởi nghiệp diễn ra vào chiều ngày 28/2, ông Nam cho biết sau khi FPT thành lập được khoảng 3-4 năm, các founder của công ty đã xảy ra mâu thuẫn trong việc phân chia tiền bạc. Mọi người tranh cãi, thậm chí dùng ngôn ngữ nặng nề với nhau.
Có lúc ông Nam từng nghĩ mâu thuẫn này có thể khiến công ty tan rã nhưng “sau đó, ông Bình (Trương Gia Bình-PV) tìm thấy một cuốn sách tên là Mini MBA, trong đó có một chương viết rằng các công ty khi thành lập được 3-5 năm sẽ xảy ra tranh cãi.”
“Hóa ra, việc tranh cãi tại các start-up giống như trẻ con lên sởi. Không phải bệnh chết người”, ông Nam hài hước chia sẻ.
Cựu CEO FPT cũng nhắn nhủ “Khi trải qua giai đoạn này các bạn sẽ trưởng thành hơn”.
Không chỉ riêng gì FPT, mà nhiều start-up khác tại Việt Nam và trên thế giới cũng gặp phải tình huống tương tự.
Mâu thuẫn trong việc phân chia cổ phần hoặc lợi nhuận có thể khiến những nhà đồng sáng lập từ chỗ anh em, cộng sự thân thiết chuyển sang đối đầu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty, thậm chí khiến start-up sụp đổ.
Trong thực tế, có trường hợp khi công ty còn non trẻ và chưa sinh lời thì những founder đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách. Nhưng đến khi công ty đạt được chút thành công thì nội bộ lại xảy ra xích mích vì chuyện người nào đáng hưởng nhiều, người nào nên hưởng ít.
Đó chính là lý do ngay khi mới khởi sự, các nhà đồng sáng lập nên bàn bạc chi tiết và rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người trong nhóm. Tất nhiên, việc trao đổi này không thể chỉ là thỏa thuận bằng miệng mà cần có giấy tờ cụ thể.
Một số founder đã phải nhận bài học đắt giá vì nghĩ rằng những người đồng sáng lập với mình là anh em, bạn bè nên không cần đến văn bản hay hợp đồng.
Không có một công thức nhất định cho việc phân chia cổ phần/lợi nhuận giữa những người đồng sáng lập. Có start-up chọn cách chia đều cho các thành viên nhưng không phải lúc nào cách này cũng hiệu quả. Như ông Nguyễn Thành Nam chia sẻ trong trường hợp trên “Nếu chia đều thì ai cũng không thấy hài lòng” hay “Việc chia đều không có giá trị gì cả”
Theo ông Đinh Viết Hùng, CEO JoomlArt, các founder có thể chia cổ phần bằng cách xác định các yếu tố quan trọng đối với công ty và % của từng yếu tố đối với sự thành công chung của start-up. Sau đó, chấm điểm từng người đồng sáng lập theo các tiêu chí này, từ đây đưa ra quyết định về cổ phần hoặc lợi nhuận mà từng người được hưởng.
Masaki Oguro, một kỹ sư người Nhật làm việc tại nhà máy chuyên sản xuất camera của Samsung ở Suwon, ngoại ô thủ đô Seoul kể về trải nghiệm của mình khi đón tiếp Chủ tịch Lee Kun-Hee trong lần ông đến thăm nhà máy. Quá trình chuẩn bị cho cuộc thị sát của Chủ tịch Samsung đã được thực hiện trước đó khá lâu, và tỉ mỉ như đón một nguyên thủ quốc gia.
Các công nhân được yêu cầu đỗ xe ở khu vực sau nhà máy. Những chiếc xe xấu xí của họ có thể khiến nhà lãnh đạo này nghịch mắt. Kẹo bạc hà được để trong nhà vệ sinh, giúp nhân viên có hơi thở thơm tho. Thảm đỏ được trải dài tới cửa chiếc limo của ông, với hai hàng bảo vệ đứng bên cạnh. Toàn bộ nhân viên đều được lệnh không được nhìn vị chủ tịch đi vào nhà máy qua cửa sổ.
"Chúng tôi không được phép nhìn ông ấy từ trên cao xuống. Samsung giống như một tôn giáo, còn Chủ tịch Lee giống như vị thánh", Masaki Oguro nói với Bloomberg.
Để có được vị thế và uy quyền như vậy, tỷ phú hiện sở hữu hơn 9 tỷ USD tài sản (theo công bố của Forbes) đã phải trải qua hơn 20 năm làm việc dưới cái bóng của cha mình. Thậm chí, ông từng bị cả HĐQT nghi ngờ khi mới lên nắm quyền, từng vào tù cũng như đối mặt với cuộc chiến quyền thừa kế với chính người thân.
20 năm dưới cái bóng của người tiền nhiệm
Sinh tháng 1/1942, ông Lee Kun-Hee là con trai út và cũng là môt trong 8 người có quyền thừa kế của Samsung. Gia nhập tập đoàn vào năm 1968 với tấm bằng thạc sĩ kinh tế của đại học George Washington, những năm đầu, Lee Kun-Hee là trợ tá cho cha mình, nhà sáng lập Lee Byung-Chul.
Chỉ là con trai út trong số 3 người con của cố chủ tịch Lee, tỷ phú Lee Kun-Hee hầu như không có cơ hội để cạnh tranh chiếc ghế quyền lực nhất tại Samsung, bởi Hàn Quốc là quốc gia coi trọng vị trí trưởng thứ.
Cuộc đời run rủi đã khiến hai người anh của Lee Kun Hee mất dần sự tín nhiệm của cha. Trong khi ông Lee Kun-Hee với 20 năm làm việc dưới cái bóng rất lớn của cha mình lại củng cố được niềm tin từ cố chủ tịch Lee Byung-Chul. Tuy nhiên, ban lãnh đạo của Samsung khi đó không hoàn toàn ủng hộ người thừa kế trẻ tuổi, nhất là khi ông lên kế hoạch tập trung toàn lực cho mảng bán dẫn, trong hoàn cảnh Samsung chỉ là một kẻ đi sau yếu thế.
Ngày 1/12/1987 đánh dấu sự đổi ngôi của Samsung. 2 tuần sau cái chết của cha, Lee Kun-Hee tiếp quản chiếc ghế Chủ tịch. Khi đó, Samsung đang ở thế "hậu bối" và là cái tên nhỏ bé đứng sau hàng loạt tên tuổi ngành điện tử khác như Sony, Toshiba, Sharp, NEC, Hitachi. Sản phẩm của tập đoàn này khi đó chỉ được coi là hàng thấp cấp.
Những quyết định cứng rắn
Nhằm đưa Samsung vươn lên mạnh mẽ, Chủ tịch Lee đã ra quyết định chỉ tập trung vào công nghệ số hóa, đồng thời ghi dấu với tuyên bố nổi tiếng "Thay đổi tất cả trừ vợ con". Một thời gian dài sau đó, ông không đến văn phòng, từ chối các cuộc tiếp khách, cuộc họp, cũng như cắt liên lạc bằng điện thoại. Ông buộc các lãnh đạo cấp dưới phải tự ra quyết định và chịu trách nhiệm.
Cách làm việc khác thường của ông chủ Samsung đã mở ra cuộc "đại cách mạng" tại tập đoàn này. Tháng 10/1993, Samsung Electronics lật đổ ngôi vương đã tồn tại gần 50 năm của các doanh nghiệp Nhật Bản để trở thành công ty đứng đầu thế giới lĩnh vực dung lượng bộ nhớ và vượt mặt hàng loạt tên tuổi lớn để trở thành ông lớn mảng bán dẫn.
Trong thời đại của mình, Chủ tịch Lee tập trung vào việc "tạo ra tương lai chứ không phải đối phó với tương lai". Ông cũng đã cảnh báo với các lãnh đạo cấp cao của Samsung về cuộc khủng hoảng kinh tế có thể diễn ra vào những năm cuối thập kỷ 90. Tiên đoán của ông chính xác, và nhờ chiến lược chuẩn bị từ trước, cùng quyết định cắt giảm nhân sự cương quyết, Samsung đứng vững trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Năm 1995, một số điện thoại di động sản xuất tại nhà máy Gumi của Samsung được Chủ tịch Lee Kun-Hee tặng quan khách gặp sự cố. Ngay lập tức, hơn 2.000 công nhân tại nhà máy Gumi đeo trên tay tấm băng đỏ có dòng chữ "Chất lượng là số 1", được lệnh tập trung trước những lô hàng điện tử có giá tới 50 triệu USD, bị yêu cầu cầm búa hoặc đốt cháy toàn bộ đống hàng. Nhiều người trong số đó đã không cầm được nước mắt khi phải hủy đi chính những sản phẩm mà chính họ sản xuất ra.
Sự quyết liệt của vị tỷ phú này còn thể hiện ở những quyết định nhân sự. Năm 1999, Chủ tịch Samsung quyết định thuê một chuyên gia tiếp thị nổi tiếng người Mỹ gốc Hàn, ông Eric Kim, về phụ trách tiếp thị sản phẩm của tập đoàn, với mục tiêu đưa Samsung vươn tầm ảnh hưởng ra toàn thế giới.
Các nhân viên dưới quyền khi đó đã phản đối dữ dội, vì cho rằng không ai hiểu người Hàn bằng chính họ. Chủ tịch Lee tuyên bố: "Ai dám cản trở Kim thì hãy bước qua xác tôi". Và cái bắt tay đó đã mang lại trái ngọt cho Samsung khi cái tên này giờ đây đã trở thành một biểu tượng của thế giới.
Những khó khăn cuối đời
Sức khỏe không ổn định khiến ông Lee Kun-Hee thường xuyên phải ra vào bệnh viện. Những năm 90, sau một thời gian ngắn tiếp quản công việc của cha, ông cũng phải đối mặt với căn bệnh ung thư phổi. Trong 2 năm gần đây, vị tỷ phú này thường xuyên phải cấp cứu do đau tim, thậm chí tim của ông đã ngừng đập trong vài lần vào viện.
Trong suốt những năm 2000, Samsung dính kiện tụng liên tiếp. Công ty này phải đối mặt với hàng loạt tố cáo như lập quỹ đen, cạnh tranh không lành mạnh, tài trợ bất hợp pháp cho ứng viên Tổng thống, chuyển nhượng tài sản trái luật cho người trong gia đình.
Tháng 10/2007, Samsung chính thức bị điều tra về tố cáo hối lộ, lập quỹ đen với số tiền lên tới cả tỷ USD. Chủ tịch Lee đối mặt với án phạt tù lên tới 15 năm. Tòa án cuối cùng xử Lee Kun-Hee 3 năm tù treo, khiến ông buộc phải rời chiếc ghế Chủ tịch trong vòng 1 năm, trước khi nhận được ân xá của Tổng thống.
Năm 2012, hai anh chị của ông Lee Kun-Hee lần lượt đệ đơn kiện đòi tài sản với tổng số tiền gần 800 triệu USD. Lý do cả hai người này đưa ra là họ có quyền thừa hưởng một phần tài sản thừa kế từ cha, trong khi ông Lee tuyên bố không chi dù chỉ một xu. Cuộc chiến pháp lý vẫn kéo dài dai dẳng, ngay cả khi Chủ tịch Samsung phải nằm viện điều trị bệnh tim suốt 4 tháng cuối năm 2014.
Vốn hoạt động trên mô hình chaebol, trong lòng Samsung là một hệ thống sở hữu chéo phức tạp giữa các công ty thành viên và người nhà Chủ tịch Lee, nhằm tập trung quyền lực tuyệt đối và tránh nguy cơ bị thâu tóm. Vì vậy, dù nắm trong tay không quá 2% vốn của Samsung, nhưng gia đình họ Lee vẫn là ông chủ độc nhất của gã khổng lồ với 74 công ty con.
Để chuẩn bị cho một thế hệ thừa kế tiếp theo, tỷ phú này đã dần trao quyền điều hành những công ty lớn thuộc tập đoàn cho 3 người con của mình. Hai cô con gái của ông đều có mặt trong danh sách những nữ tỷ phú trẻ giàu nhất thế giới. Tuy vậy, công cuộc chuyển giao có thể sẽ khiến gia đình tỷ phú này mất đi khoảng 6 tỷ USD do quy định về thuế thừa kế vô cùng nặng nề của Hàn Quốc.
Trong bối cảnh các ngân hàng đang cạnh tranh lãi suất quyết liệt như hiện nay, với số tiền nhàn rỗi trong tay, khách hàng nên tìm hiểu làm thế nào để hưởng tối đa những lợi ích.
Trong thời điểm này, lãi suất tiết kiệm tiền đồng vẫn được xem là kênh đầu tư an toàn nhất để người dân cất giữ, tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi để dành cho tương lai. Đặc biệt, trong bối cảnh lãi suất USD đã về mức 0% và mặt bằng lãi suất huy động VND tịnh tiến lên một mức mới thì nhu cầu gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng ngày càng gia tăng.
Hiện nay, các ngân hàng cũng đã triển khai đa dạng các sản phẩm tiền gửi và liên tục chạy đua lãi suất tiết kiệm để "co kéo" khách hàng. Vì vậy, là những "Thượng đế" với số tiền tiết kiệm trong tay làm thế nào để hưởng lợi một cách tốt nhất, cách gửi tiết kiệm sao cho phù hợp, dưới đây là một số kinh nghiệm:
Ngân hàng càng nhỏ lãi suất càng cao
Nhiều ý kiến cho rằng, nên chọn gửi tiền ở các ngân hàng lớn cho “chắc ăn”. Chị Bình (Đống Đa, Hà Nội) cho biết từ trước chị vẫn gửi tiết kiệm vào các ngân hàng lớn bởi theo tâm lý nếu "có chuyện gì xảy ra" thì những ngân hàng bé sẽ dễ bị hơn nên cứ gửi vào ngân hàng lớn cho chắc.
Tuy nhiên thời gian gần đây, khi tìm hiểu kỹ hơn về thị trường, đặc biệt có thêm niềm tin vào thanh khoản của các ngân hàng nhỏ, chị Bình đã mạnh dạn gửi tiền vào các ngân hàng này để hưởng lãi suất cao hơn.
Theo thống kê của người viết, không chỉ các ngân hàng quy mô nhỏ mà ngay cả những "ngân hàng 0 đồng", ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt cũng đã đẩy lãi suất lên mức cao và luôn nằm trong top 5 các ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn nhất hiện nay. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi những ngân hàng này đang ở tình trạng khát vốn và muốn tạo dựng niềm tin từ phía khách hàng.
Trong khi đó, những ngân hàng lớn có vốn Nhà nước từ trước đến nay khung lãi suất luôn thấp hơn từ 1-1,5%/năm và khoảng cách ấy ngày càng nới rộng.
Vì thế, kinh nghiệm đối với những khách hàng nên vào các website chính thức của các ngân hàng để tham khảo lãi suất và đặc biệt chú ý xem các điều kiện đi kèm. Nếu cẩn thận hơn thì nên gọi điện trực tiếp đến ngân hàng đó để biết lãi suất cụ thể.
Hưởng lợi hơn khi gửi online
Chị Mai Hoa (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, chị tiết kiệm sau Tết được 300 triệu đồng, định đem gửi tại quầy giao dịch ngay dưới tòa nhà chị làm việc, tuy nhiên sau khi nghe tư vấn của giao dịch viên chị đã không gửi trực tiếp tại quầy mà gửi trực tuyến. Bởi nếu gửi tiết kiệm trực tuyến ở cùng kỳ hạn, chị được hưởng thêm 0,2%.
Theo lý giải của một số nhân viên giao dịch tại quầy của ngân hàng, do cắt giảm được chi phí nhân công, giấy tờ, mặt bằng nên khi gửi tiết kiệm trực tuyến khách hàng sẽ được tặng thêm lãi suất khuyến khích. Chính vì thế, vừa được hưởng thêm tiện ích và tránh lãng phí thời gian, khách hàng nên sử dụng dịch vụ Internet Banking/ Mobile Banking.
Ngoài ra, khi khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking hoặc Mobile Banking, sẽ thoải mái kiểm tra và theo dõi việc tăng giảm các khoản tiền gửi tiết kiệm đồng thời quan sát mức lãi suất cộng dồn hằng ngày và xây dựng các kế hoạch đầu tư nếu thích hợp.
Gửi ngắn hạn hay dài hạn lợi hơn?
Trước đây, các kỳ hạn từ 3- 6 tháng là kỳ hạn phổ biến thì nay khách hàng đã tích cực lựa chọn dài hơn như 12 -24 tháng. Tuy nhiên, tâm lý khách hàng hiện vẫn đang kỳ vọng về việc lãi suất tiếp tục tăng do các ngân hàng đang tích cực chạy đua lãi suất nên một số người vẫn thận trọng chỉ chọn các kỳ hạn ngắn. Nếu cuộc đua của các ngân hàng tiếp diễn, họ sẽ dễ dàng rút tiền để gửi ngân hàng khác có lãi cao hơn. Còn nếu, sau đó nếu không có gì thay đổi sẽ tái tục quay vòng cả vốn lẫn lãi để gửi tiếp.
Dẫu vậy, một chuyên gia ở lĩnh vực tài chính ngân hàng khuyến cáo, khách hàng nên chọn ngân hàng nào có mức lãi suất cao trước, sau đó nên gửi kỳ hạn dài hơn và nhận lãi cuối kỳ để có mức lãi suất cao nhất.
Đối với những người đang có ý định đầu tư vào các kênh khác nhưng chưa có kế hoạch thì không nên gửi toàn bộ tiền nhàn rỗi vào một sổ tiết kiệm mà nên chia làm hai sổ tiết kiệm, một sổ với kỳ hạn lâu dài để hưởng được mức lãi suất cố định cho cả năm đó, sổ còn lại kỳ hạn ngắn thôi để dự phòng hoặc để rút ra đầu tư khi có cơ hội.
Sau vài năm làm việc cho 3 công ty (từ lúc thực tập, làm hợp đồng, làm công ty hiện tại), tiếp xúc với đủ loại người thì mình cũng quan sát và rút ra được cách ứng xử của giới văn phòng. Chia sẻ với các bạn vài dấu hiệu “kinh điển” của một nhân viên không thể gắn bó lâu dài với công ty nhé (cả bị thôi việc hoặc tự thuyên chuyển vì nản). Nếu vẫn cảm thấy gắn bó với nơi làm việc hiện tại và không muốn nằm trong “danh sách đen” của các sếp, bạn nên tham khảo để tránh các biểu hiện sau đây:
1. Hay phàn nàn
Đây là tình trạng phổ biến của một nhân viên không được việc. Vài đồng nghiệp của mình luôn cảm thấy không đủ hoặc không hài lòng với công việc và thường bàn lui trước các thử thách. Chính vì vậy, gần đây trong các bản mô tả công việc thường có yêu cầu về Can-do attitude, dịch thoát là tinh thần lạc quan, say ‘yes’. Có chí ắt làm nên mà.
2. Thiếu sự nhiệt tình trong công việc
Tuýp này thường tỏ ra không mấy hào hứng khi khởi động những dự án, ý tưởng mới. Vào họp mà như thiếu ngủ ấy. Điều này đặc biệt không phù hợp với những môi trường cần sự hợp tác và môi trường làm việc năng động như ở các công ty khởi nghiệp hoặc những công ty dịch vụ khách hàng.
3. Lạc lõng với tập thể
Điều mà các nhà tuyển dụng luôn cân nhắc trong các buổi phỏng vấn là liệu một ứng viên có thể hòa hợp với đội ngũ hiện tại hay không. Một ứng viên giỏi cũng có thể không phải là một “mảnh ghép hoàn hảo” nếu họ chỉ thích làm việc một mình hoặc tự cho mình là “biết tuốt”. Hãy chắc chắn rằng ngay cả khi bạn đã là nhân viên “gạo cội”, bạn vẫn không ngừng học hỏi từ những đồng nghiệp và gắn kết tốt với mọi người. Ông bà dạy: Thêm một người bạn, thêm một con đường mà.
4. Tính ì
Bên cạnh những “ngựa chứng”, những nhân viên “an phận thủ thường” cũng không nằm trong danh sách ưu ái của các sếp. Những nhân viên này thì mình gặp không ít. Họ thường không hào hứng đóng góp các sáng kiến cải tiến quy trình mà chỉ chăm chăm hoàn thành và hài lòng với những gì sẵn có. Họ cũng ngại đưa ra câu hỏi và tìm hiểu những vấn đề mới. Tuýp này cũng thường hay “đẩy việc”.
5. Thiếu tinh thần trách nhiệm
Chắc chắn rằng chẳng ai (sếp của bạn cũng vậy) muốn làm việc với những người không hoàn thành công việc đúng hạn, đi trễ về sớm, thất hứa hoặc tệ hơn, trốn tránh trách nhiệm cho những hành động của bản thân (tuýp nà đôi khi còn mượn nợ quên trả nữa).
Vài ý kiến theo kinh nghiệm của bản thân. Hoan nghênh các bạn chia sẻ thêm để nhận diện ngay những nhân viên “sẽ chia tay sớm”.