Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

5 mục tiêu của hoạt động truyền thông quảng bá

Với những người làm tiếp thị thì mục tiêu chính của các hoạt động truyền thông quảng bá là làm sao cho khách hàng đưa ra các quyết định có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, mọi người thường quên rằng khách hàng chỉ đưa ra quyết định khi họ đã sẳn sàng.

Một hoạt động truyền thông quảng bá chỉ hiệu quả khi người làm tiếp thị xác định đúng mục tiêu và việc này thường không phải dễ dàng. Tùy theo từng loại đối tượng cũng như giai đoạn mà khách hàng đang ở trong tiến trình mua sắm sẽ ảnh hưỡng đến việc xác định mục tiêu của việc truyền thông quảng bá. Cho dù trong cùng một thời điểm người làm tiếp thị có thể đưa ra rất nhiều hoạt động khác nhau nhưng họ cũng có thể xác định từng mục tiêu riêng biệt cho mỗi loại hoạt động.

Các mục tiêu căn bản của các hoạt động truyền thông quảng bá bao gồm:

1. Tạo sự nhận biết

Sản phẩm mới hay doanh nghiệp mới thường chưa được mọi người biết đến, điều này có nghĩa là mọi nổ lực tiếp thị cần tập trung vào việc tạo lập được sự nhận biết. Trong trường hợp này người làm tiếp thị nên tập trung vào các điểm sau: (1) xác định đúng được đối tượng muốn truyền thông và chọn kênh truyền thông hiệu quả đến họ; (2) Truyền thông cho thị trường biết doanh nghiệp là ai và có thể cung ứng những gì cho thị trường.

2. Tạo sự quan tâm

Việc chuyển đổi trạng thái của khách hàng từ một người biết đến sản phẩm đến khi quyết định mua hàng là một thử thách khá lớn. Khách hàng trước tiên phải nhận biết được nhu cầu của mình trước khi tìm kiếm và đưa ra quyết định mua hàng. Việc tạo được thông điệp về sự cần thiết của sản phẩm, đưa ra được ý tưởng truyền thông sáng tạo và phù hợp với khách hàng sẽ là mục tiêu chính trong giai đoạn này.




3. Cung cấp thông tin

Một số hoạt động truyền thông quảng bá có mục tiêu là cung cấp cho khách hàng thông tin trong giai đoạn họ tìm hiểu về sản phẩm. Đối với trường hợp sản phẩm quá mới hay một chủng loại sản phẩm mới chưa có nhiều thông tin trên thị trường, việc quảng bá sẽ có nhiệm vụ cung cấp thông tin để khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm hay công dụng sản phẩm. Còn trong trường hợp sản phẩm đã tồn tại nhiều trên thị trường, đối thủ cạnh tranh đã quảng bá và cung cấp thông tin nhiều cho khách hàng thì mục tiêu quảng bá của doanh nghiệp là làm sao đưa ra được định vị của sản phẩm. Định vị rõ ràng sẽ giúp khách hàng hiểu được về ưu điểm và sự khác biệt của sản phẩm, từ đó thúc đẩy họ trong việc nghiên về việc chọn lựa sản phẩm của doanh nghiệp của bạn.

4. Tạo nhu cầu sản phẩm

Hoạt động truyền thông quảng bá hiệu quả có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng. Đối với các sản phẩm mà khách hàng chưa từng mua hay đã không mua sau một thời gian dài, mục tiêu của truyền thông quảng bá là làm sao thúc đẩy khách hàng hãy sử dụng thử sản phẩm. Một số ví dụ như trong lĩnh vực phần mềm thì các công ty thường cho phép người dùng download và sử dụng miễn phí sản phẩm trong vòng 2 tuần, sau đó nếu muốn tiếp tục sử dụng thì khách hàng phải mua sản phẩm. Ở lĩnh vực hàng tiêu dùng thì thường có các sự kiện sử dụng thử sản phẩm hoặc có những sản phẩm mẫu để gửi đến khách hàng hay đính kèm vào các quảng cáo báo…

5. Củng cố thương hiệu

Khi khách hàng đã mua sản phẩm thì người làm tiếp thị có thể dùng các hoạt động truyền thông quảng bá nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài nhằm chuyển đối họ thành khách hàng trung thành. Ví dụ như các doanh nghiệp có thể thu thập địa chỉ email của khách hàng và gửi thông tin cập nhật của sản phẩm hay phát hành thẻ ưu đãi để khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm nhiều hơn nữa trong tương lai.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

30 câu hỏi bạn phải sẵn sàng trả lời khi đi xin việc

Để không lãng phí thời gian và công sức cho những cuộc phỏng vấn “ra về tay không”, bạn nên trang bị cho mình những câu hỏi thường hay có khi đi xin việc.

Dưới đây là 30 câu hỏi phỏng vấn được sắp xếp theo chủ đề giúp mọi người chủ động hơn khi tham gia những đợt phỏng vấn, xin việc, theo Time.

Làm việc theo nhóm

Đối với những câu hỏi như này, bạn nên tìm một câu chuyện để mọi người thấy được khả năng làm việc với những đồng nghiệp khác trong cách giải quyết các tình huống khó khăn. Bạn nên đề cập đến những mâu thuẫn, xung đột khi làm việc trong nhóm, sự va chạm giữa các thành viên…

1. Kể một lần bạn phải làm việc với một người có tính cách rất khác bạn.

2. Đưa ra ví dụ về một lần bạn phải đối mặt với những mâu thuẫn, xung đột nhóm khi làm việc. Lúc đó bạn sẽ giải quyết như nào?

3. Mô tả một lần bạn cố gắng xây dựng, thiết lập mối quan hệ với một người quan trọng nào đó. Bạn đã làm gì để đạt được điều đó?

4. Chúng ta ai cũng từng mắc lỗi và đều muốn được làm lại. Hãy kể về lần bạn mong muốn được làm lại trong cách cư xử của mình với đồng nghiệp hay giải quyết một vấn đề nào đó.

5. Kể một lần bạn cần phải lấy thông tin từ một người không hề nhiệt tình phối hợp. Bạn đã làm gì để xử lý tình huống đó?

Kỹ năng làm việc trực tiếp với khách hàng

Nếu cuộc phỏng vấn của bạn liên quan đến khách hàng thì chắc chắn bạn phải chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau:

6. Thời điểm nào có thể gây ấn tượng tốt nhất với khách hàng? Bạn có cách xử lý như thế nào?

7. Hãy đưa ra ví dụ về một lần bạn không làm vừa lòng khách hàng. Lúc đó chuyện gì xảy ra và bạn đã cố gắng làm như nào để giải quyết tình huống đó?

8. Kể về lần bạn khiến khách hàng hài lòng .

9. Diễn tả thời điểm bạn phải làm việc với một khách hàng khó tính. Tình hình lúc đó ra sao và bạn đã xử lý vấn đề này như nào?

10. Thực sự là rất khó để đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng khi bạn phải làm việc với nhiều người. Bạn đã làm như thế nào để nhu cầu của khách hàng được đáp ứng, ưu tiên.

Khả năng thích ứng với môi trường làm việc

Hãy nghĩ về những khó khăn xảy ra gần đây trong công việc và bạn đã giải quyết chúng ổn thỏa. Thậm chí nếu thất bại thì bạn cũng đã rút ra được những bài học cho riêng mình. Dưới đây là những câu hỏi liên quan đến kĩ năng này khi tham gia phỏng vấn sẽ có:

11. Kể một lần bạn làm việc trong môi trường rất nhiều áp lực. Lúc đó, điều gì xảy ra và bạn đã làm như nào để vượt qua?

12. Mô tả khoảng thời gian nhóm hoặc công ty của bạn có một số thay đổi mới. Điều này ảnh hưởng đến bạn như nào và bạn đã làm cách gì để thích nghi được?

13. Giới thiệu về việc đầu tiên mà bạn từng làm. Bạn đã học được những gì từ công việc đó?

14. Kể về một lần bạn thất bại. Bạn làm như nào để vượt qua tình trạng đó?

15. Lấy ví dụ về khoảng thời gian bạn nghĩ mình có thể tự đứng vững vượt qua những tình huống khó khăn.

Kỹ năng quản lý thời gian

Bạn phải sẵn sàng trả lời những câu hỏi dưới đây để người phỏng vấn có thể thấy được tinh thần trách nhiệm, kỹ năng tổ chức và hoàn thành những công việc được giao trước thời hạn của mình.

16. Kể về một chiến lược bạn thiết lập để hoàn thành mục tiêu mình đề ra.





17. Mô tả về một dự án dài hạn mà bạn chịu trách nhiệm. Bạn làm thế nào để tất cả mọi thứ diễn ra như đúng dự định.

18. Đôi khi, bạn không thể hoàn thành tất cả những việc mình đã vạch ra. Kể một lần, bạn đã để tinh thần trách nhiệm của mình có chút áp đảo. Bạn đã làm gì khi đó?

19. Kể về một mục tiêu bạn tự đặt ra cho chính mình. Bạn đã làm cách nào để có thể chắc rằng đạt được điều đó?

20. Lấy ví dụ về khoảng thời gian bạn có quá nhiều việc, chịu nhiều áp lực. Lúc đó, bạn đã xử lý như nào?

Kỹ năng giao tiếp

Có lẽ bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn khi đặt ra những câu hỏi cho một câu chuyện nào đó bởi kĩ năng giao tiếp là một phần rất quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống đời thường. Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng, kỹ năng giao tiếp tốt cần phải có quá trình rèn luyện và chuẩn bị.

21. Lấy ví dụ về một trường hợp bạn thuyết phục thành công một khách hàng làm theo cách của bạn

22. Mô tả một lần bạn làm chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Bnạ đã làm gì để mọi người có thể hiểu những gì bạn nói.

23.. Mô tả về một lần bạn phải lấy thông tin từ một văn bản để lê ý tưởng cho nhóm.

24. Lấy ví dụ về trường hợp bạn phải thuyết phục, giải thích cho một khách hàng đang thất vọng về dịch vụ của công ty, doanh nghiệp bạn đang làm. Trong tình huốn này, bạn giải quyết như thế nào?

25. Trình bày về một bài thuyết trình thành công của bạn và nêu lý do tại sao ?

Động lực làm việc

Rất nhiều câu hỏi phỏng vấn liên quan đến việc động lực giúp bạn thực hiện những mục tiêu mình đề ra. Bạn phải phản ứng nhanh nhạy ngay cả khi câu hỏi chưa rõ ràng.

26. Kể về một thành tích đáng tự hào nhất của bạn.

27. Mô tả một lần bạn đưa ra ý kiến để giải quyết vấn đề thay vì chờ đợi người khác.

28. Lấy ví dụ khi bạn làm việc trong môi trường quản lý chặt chẽ hay quản lý lỏng lẻo, bạn làm như thế nào để thích ứng?

29. Kể một lần tính sáng tạo của bạn được thể hiện trong công việc. Bạn có hào hứng hay gặp bất kì khó khăn gì không?

30. Kể một lần bạn không hài lòng với việc mình làm. Nếu có thể làm lại, bạn sẽ làm gì để thực hiện nó tốt hơn?
Đọc tiếp »

Nên chú trọng doanh số hay năng lực của nhân viên sales?

Nếu đặt nặng doanh số, khi doanh số không đạt, niềm tin tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến hành động của họ. Họ sẽ cảm thấy tuyệt vọng, lầm lẫn, không chắc lắm kết quả mang lại khác biệt là do làm việc chăm chỉ hay may mắn, hay do gặp được khách hàng dễ tính. Thậm chí, không chắc là công ty có tốt như trước đây...

----


Sales sao có thể không quan tâm đến doanh số? Doanh số là thước đo năng lực, và cả thước đo thu nhập của Sales. Tuy nhiên theo tôi, nếu quá tập trung vào doanh số, khi doanh số sụt giảm, chúng ta sẽ có niềm tin tiêu cực vào mọi thứ khác. Hãy thử suy nghĩ vấn đề sau đây, việc gì sẽ xảy ra với những Sales tập trung vào kết quả doanh số?

Khi kết quả tích cực: Sales đạt doanh số tháng. Họ sẽ nghĩ công ty tuyệt vời, marketing của công ty tuyệt vời, sản phẩm của công ty tuyệt vời. Đấy là niềm tin khi họ đạt kết quả tích cực, và tiếp tục nuôi dưỡng kỳ vọng trong những tháng tiếp theo.

Khi kết quả không tích cực: Khi vẫn bán cùng phương pháp mà kết quả tụt xuống, Sales bắt đầu có những niềm tin tiêu cực. Do sản phẩm chưa tốt? Đối thủ cạnh tranh nhiều hơn? Tháng này mình chưa may mắn?

Niềm tin tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến hành động của họ. Họ sẽ cảm thấy tuyệt vọng, lầm lẫn, không chắc lắm kết quả mang lại khác biệt là do làm việc chăm chỉ hay may mắn, hay do gặp được khách hàng dễ tính. Thậm chí, không chắc là công ty có tốt như trước đây.

Nếu Sales không tập trung vào kết quả, mà tập trung vào niềm tin, trong tâm trí của mình, bạn luôn nói rằng: Tôi có thể bán sản phẩm của mình dù thế nào đi chăng nữa. Tôi tin bán hàng là dễ dàng, khách hàng là có thể thuyết phục được. Trong bối cảnh khó khăn nhất tôi vẫn bán được hàng. Điều này có nghĩa chúng ta sẽ thành công? Không. Chỉ là chúng ta có nhiều cơ hội. Khi có nhiều cơ hội, chúng ta có khả năng bán được hàng hơn.

Nếu đạt được kết quả tiêu cực, nhưng với niềm tin tích cực, chúng ta sẽ chủ động học nhiều kỹ năng hơn, khai thác được tiềm năng.
Đọc tiếp »

Làm gì khi nhân viên có dấu hiệu bất mãn về công ty?

Gần đây tôi nhận thấy một số nhân viên có biểu hiện bất mãn với công ty qua những buổi nói chuyện trên phương diện cá nhân tôi cảm nhận được điều đó. Tôi vẫn chưa hiểu rõ vì nguyên nhân nào dẫn đến suy nghĩ đó của họ? Trong số đó là những talent của công ty mà chúng tôi kỳ vọng nhưng tôi nghĩ không sớm thì muộn họ cũng sẽ rời khỏi công ty. Để giữ chân nhân tài ngay lúc này tôi nên làm gì? Anh chị hãy cùng thảo luận với tôi về trường hợp này nha.

Trả lời



Quản lý nhân viên không bao giờ là điều dễ dàng, nó đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt mà không phải ai cũng có. Thậm chí ngay cả khi bạn là chuyên gia trong lĩnh vực này, đôi khi bạn cũng sẽ phải đối mặt với những nhân viên bất mãn.

Nếu bạn xử lý tốt được điều này, bạn có thể biến một nhân viên bất mãn thành một người xuất sắc. Nếu không, bạn có thể sẽ mất nhân viên đó hay tệ hơn nữa là vướng vào những vấn đề pháp lý không mong muốn.

Vì vậy, những nhà quản lý hãy bảo vệ chính mình bằng 6 cách sau khi đối phó với nhân viên bất mãn.

1. Đánh giá tình hình một cách triệt để

Đánh giá và giả định là hai chuyện rất khác nhau. Trước khi bạn đi đến bất kỳ kết luận nào, hãy dành thời gian để tìm hiểu lý do tại sao họ bực tức. Có thể là họ khó chịu với bạn, với tình trạng công việc hiện tại hay với một nhân viên khác, thậm chí là chuyện chẳng liên quan đến công việc.

Nếu vấn đề của họ xuất phát từ công ty , bạn nên thu thập càng nhiều thông tin càng tốt trước khi quyết định hành động. Đừng bỏ qua bất kì chi tiết nhỏ nếu nó ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên của bạn dù có thể nó chỉ liên quan đến lối sống bên ngoài của nhân viên. Cho nhân viên thấy họ thật sự được quan tâm, trợ giúp họ thông qua một chương trình hỗ trợ nhân viên chính thức hoặc bất kì cách nào khác sẽ xây dựng được lòng trung thành của họ với công ty.

2. Đừng chờ đợi

Bạn càng kéo dải thời gian giải quyết vấn đề, nhân viên sẽ ngày càng cảm thấy tệ hơn. Dù có thể cuộc trò chuyện giữa bạn và nhân viên bất mãn không hề thú vị, bạn phải tiến hành càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, sau khi đối mặt với tình trạng này, bạn có thể cần chú ý đến những nhân viên còn lại. Các nhân viên thường hay bàn tán, vậy nên hãy dẹp chuyện đó khi nó còn trong trứng nước. Tuyên bố ngắn gọn cho các nhân viên khác biết rằng tình hình đã được giải quyết sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh nhức đầu với các vấn đề nhân sự về sau.

3. Giữ bí mật
Bạn nên nói chuyện với các nhân viên bất mãn từng người một để giúp họ cảm thấy an toàn và tránh việc các nhân viên lên tiếng phàn nàn cho người khác nghe. Với không gian riêng tư, họ sẽ sẵn sàng tiết lộ lý do thực sự và có thể từ đó bạn sẽ tìm ra được cách để giải quyết vấn đề.



4. Giữ bình tĩnh

Phải luôn giữa cái đầu lạnh khi đối phó với những nhân viên không hài lòng. Nếu họ bắt đầu thể hiện sự khó chịu, hãy nói chuyện nhẹ nhàng và cho họ thời gian để bình tĩnh lại. Nếu tình hình leo thang, yêu cầu họ vui lòng hành xử chuyên nghiệp. Nếu tình hình vẫn không tiến triển, ra ngoài và cho nhân viên không gian riêng để xả hết nỗi bực tức trước khi tiếp tục cuộc nói chuyện.

5. Kiên nhẫn

Là chuyên gia kinh doanh, chúng ta luôn muốn giải quyết mọi thứ ngay lập tức. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng cho mọi tình huống. Hãy nhớ rằng giải quyết nỗi bất mãn của một nhân viên có thể mất nhiều thời gian hơn là một cuộc trò chuyện. Điều này có thể khiến các doanh nhân thích “đánh nhanh rút gọn” bực bội, nhưng trong những lúc thế này, hãy nhớ rằng chỉ kiên nhẫn mới giải quyết được tận gốc vấn đề.

6. Lưu giữ hồ sơ về mọi chuyện

Ghi lại các cuộc hội thoại, cuộc họp và kết quả vì sự an toàn của bạn và nhân viên khi nó có thể giúp bạn thoát khỏi rắc rối về pháp luật. Ai cũng muốn mọi người cảm thấy vui vẻ sau khi vấn đề đã được giải quyết, tuy nhiên, đối với những nhân viên bất mãn, cái kết lại khác. Bạn có thể bị đặt trong tình huống phải đề ra kế hoạch nâng cao hiệu suất hay kết thúc công việc của nhân viên.

Dù trường hợp nào xảy ra đi chăng nữa, hãy chắc chắn rằng bạn đã lưu giữ hồ sơ về những việc đã diễn ra. Chúng sẽ giúp ích cho bạn nếu sau này nhân viên có hành động pháp lý chống lại công ty.

Không phải ai cũng phù hợp với công việc mình đang làm. Dù nhiệm vụ của bạn là huấn luyện và phát triển nhân viên phù hợp, bạn cũng nên xem xét đến những nhân viên không phù hợp. Nếu bạn không thể giữ được họ, hãy để họ ra đi.

----

Công ty chị có tổ chức làm khảo sát nội bộ hàng năm không? Hiện nay rất nhiều công ty tại Việt Nam thực hiện dạng khảo sát này để theo dõi mức độ hài lòng và không hài lòng của nhân viên từ đó sẽ đưa ra những giải pháp để khắc phục những nhược điểm còn tồn tại do người đi làm đánh giá. Em thấy kết quả đưa ra rất sát nhé, phân tích từng nhóm nhân viên (độ tuổi, giới tính) để giúp ban lãnh đạo hiểu rõ hơn về nhân viên thay gì ngồi đoán già đoán non cũng không giải quyết được vấn đề.

-----

Phải xem bất mãn về Cái gì , về Ai , Khi nào ...để biết cụ thể để xử lý

Về cái gì nó khác với bất mãn về ai .
Bất mãn lâu khác với mới

Bất mãn cái gì thì khắc phục cái đó , bất mãn với ai thì giải quyết với người đó



Nên tuỳ theo mức bất mãn cụ thể mà nên giữ người ta hay cho đi


-----
Em rất thích tìm hiểu về lĩnh vực nhân sự mặc dù không phụ trách mảng này, em thấy trường hợp chị đưa ra khá thú vị, em rất muốn lắng nghe các anh chị giải quyết tình huống này như thế nào? Dưới góc độ là người phụ trách mảng nhân sự của công ty chị cũng có thể set up một buổi gặp mặt thân mật để khai thác xem những nguyên nhân khiến nhân viên cảm thấy bất mãn.
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Nhảy việc từ công ty lớn sang công ty nhỏ, năm mới mốt mới!

Mình nghĩ chuyện chuyển từ công ty lớn sang công ty nhỏ cũng không phải điều gì mới lạ. Chủ yếu là do nhìn nhận của bản thân người đi làm mà thôi. Làm ở công ty lớn hay công ty nhỏ đều có cái lợi cái hại của nó. Dưới đây là vài điểm mình tổng kết được khi làm việc ở 2 môi trường là doanh nghiệp lớn lâu năm và làm cho start up:

Đi làm cho DN lớn:

Lợi ích
Lương lậu đảm bảo.
Có đủ các chế độ BH, nghỉ lễ, tết, thưởng, du lịch, nghỉ mát, party ...
Công việc ổn định
Ngoài giờ làm việc ra thích làm gì thì làm.
Làm việc tốt thì lương tăng đều đều cùng chức danh.
Việc ko làm đc có thể nhờ đồng nghiệp giúp, hỗ trợ, làm thay, giải quyết hộ.

Bất lợi
Làm nhân viên dưới quyền thì ít có quyền tự quyết.
Nhiều khi phải làm thêm giờ.

Đi làm cho công ty nhỏ, start up:

Lợi ích
Được quyền chủ động công việc
Nếu startup thành công thì tất nhiên cũng được hưởng lợi theo thành công, và thường là ăn nhiều hơn so với mong đợi.

Bất lợi
Lương lậu ko đảm bảo, thấp.
Tự chủ động làm, và phải làm đc, chả có ai để nhờ vả, giúp đỡ.
Không có chế độ BH, nghỉ lễ, tết, thưởng, du lịch, nghỉ mát ...
Lúc nào cũng phải làm việc, dù ở nhà hay ở văn phòng, đang chơi với gái hay đang cà phê với bạn ... có vấn đề phát là phải ôm soi việc ngay.
Tỉ lệ startup cao, rất rất cao > 90% là thất bại, và sau khi thất bại thì lại bơ vơ.
Con đường làm startup rất mù mờ thường là ko có định hướng, chiến lược rõ ràng.
Để đi tới sản phẩm cuối cùng thì phải đi qua đủ thứ công nghệ, nền tảng và code thật nhiều và nhanh trong thời gian ngắn nhất có thể. Cái này dev ko làm được, coi như startup chết vẹo.

Các bạn trẻ thích nhảy sang làm cho DN nhỏ và non là vì các bạn muốn được tự do hơn trong công việc, được thể hiện cái tôi và thích thử thách bản thân. Tuy nhiên, cũng không phải tất cả đều muốn mạo hiểm như vậy. Do đó, khi quyết định nhảy việc, quan điểm của mình phải rõ ràng. Phải xác định xem mình thích ổn định hay thích liều lĩnh?


Mong nhận được đóng góp của các anh chị.
Đọc tiếp »

Đặc tính của người Việt qua nhận xét của Viện Nghiên Cứu Mỹ



Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã chỉ ra 10 đặc tính căn bản của người Việt.

Khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề gì chúng ta cũng phải có cái nhìn khách quan, đầy đủ hai mặt của vấn đề, trên nhiều phương diện giữa tốt và xấu, tích cực và tiêu cực, từ đó rút ra vậy cái gì nên phát huy và cái gì nên hạn chế.

Cách đây hai mươi năm, Trung Quốc có sách “Người Trung Quốc Xấu Xí” của tác giả Bá Dương (Bo Yang). Ở Mỹ có cuốn sách nổi tiếng tương tự là: “The ugly American” của WILLIAM J. LEDERER AND EUGENE BURDICK xuất bản năm 1958 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời đó. Dường như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc.

Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:

1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.

2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.

3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.



4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.

5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).

[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]

6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.

7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].

8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.

9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.

10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc).

Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Tư duy khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại

Thành công luôn là một thuật ngữ có sức hấp dẫn lớn lao, mọi người đều mơ ước chạm tay vào nó, tuy nhiên chỉ một ít trong đó đạt được. Vậy thành công là gì? Bạn học điều gì từ những người thành công?



Bạn hãy hiểu một cách đơn giản “Thành công không phải là đích đến, mà là cả một cuộc hành trình”, nó là tổng số của vô vàn những nhiệm vụ thất bại trong quá trình bạn hướng đến mục tiêu. Thành công không bao giờ có điểm kết, nếu bạn đạt được điểm B và dừng lại thì bạn không bao giờ thấy những gì phía trước tại điểm C, D và E. Những người thành công luôn duy trì một thói quen nhất định, giữ chúng trong một con đường hiệu quả. Họ không bao giờ dừng chân tại bất kỳ nơi nào trên hành trình của mình. Mục tiêu của những người thành công luôn là phát triển và phát triển hơn nữa. Cũng như nhân loại đã tiến hóa và thích nghi với điều kiện mới, định nghĩa về thành công cũng như vậy. Những người thành công không bao giờ phấn đấu để trở nên hoàn hảo, họ cố gắng phát triển kiến thức bản thân và tiếp tục cải thiện kỹ năng của mình.

Để thành công, mọi người phải thay đổi thói quen. Sự khác nhau giữa bạn và người thành công là gì? Dưới đây là 8 điểm khác biệt đó.

1. Người thành công không bao giờ ngừng học hỏi

Xã hội liên tục thay đổi và phát triển trong từng thời kỳ. Kiến thức của bạn cũng vậy, nó liên tục được củng cố, hoàn thành và nâng cao qua từng ngày. Mỗi một ngày bạn sẽ tìm ra một cách mới để giải quyết vấn đề được đặt ra. Để duy trình thành công tỏng một lĩnh vực nào đó, bạn phải nghiên cứu liên tục, họ và trải nghiệm. Những người thành công có sự ham muốn mãnh liệt cho việc học và thu nhận kiến thức.



Người thành công luôn không ngừng học hỏi

Một số người thường đánh đồng học tập với trường học – đó là quan điểm sai lầm. Học tập có thể đạt được theo nhiều cách khác nhau như từ kinh nghiệm cuộc sống, nghiên cứu cá nhân, thí nghiệm, các mối quan hệ…Hãy cố gắng học những điều mới mỗi ngày.

2. Người thành công đặt ra mục tiêu cụ thể trong cuộc sống

Người thành công luôn xác định được con đường mình sẽ đi từ trước, họ biết được mình muốn thu được gì, nơi mà có thể thực hiện điều đó. Họ đưa ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho chính bản thân. Người thành công viết ra mục tiêu của họ và thực hiện bằng việc đưa ra list công việc cần là. Mỗi ngày họ thức dậy với một mục đích cụ thể, không có thời gian lãnh phí, không có gì có thể làm sao nhãng họ. Người thành công dự kiến trước kế hoạch trong ngày và sẽ cố gắng hoàn thiện tất cả mọi thứ.



Những người chưa thành công thường có thái độ hờ hững, trễ nải. Khi bạn đã xác định được mục tiêu, bạn sẽ cảm thấy nồng nhiệt và hoàn thành nó dễ dàng. Mỗi ngày bạn làm một thứ và đó là cách để bạn đến gần hơn để đạt được mục tiêu ban đầu. Hãy đưa ra mục tiêu trong cuộc sống và tìm cách để hiện thực hóa chúng.

3. Người thành công biết cách làm chủ khó khăn

Thất bại, trở ngại – là những khó khăn trên hành trình vươn tới thành công. Bất kể ai, kể những CEO hàng đầu như Steve Jobs, Bill Gate cũng phải trải qua vô vàn thử thách. Những người thành công luôn tìm được giải pháp cho những thách thức, từ đó gỡ bỏ từng mắc xích. Hãy nghĩ đến những người mà bạn thần tượng trong những lĩnh vực khác nhau và tự đặt câu hỏi “Tôi muốn nhận được lời khuyên từ ai?”. Dưới đây là một số người nổi tiếng trong danh sách mà bạn có thể tham khảo:



Tâm lý học: Tiến sĩ Phil

Kinh doanh – Richard Branson

Công nghệ – Steve Jobs

Xây dựng thương hiệu / người nổi tiếng – Oprah Whinfrey

Nấu ăn – Rachael Ray

Hài kịch – Steve Harvey

Truyền thông – Martha Stewart

Những người nổi tiếng trên có thể không phải là người đầu tiên trong danh sách của bạn nhưng bạn có nghe theo họ và biết chính xác tại sao họ nổi tiếng. Họ được coi là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Họ cung cấp liên tục những giải pháp cho mọi thách thức.

Bạn không cần phải làm theo mọi thứ mà người thành công làm và đạt đến cấp độ như thế. Tất cả những gì tôi nói là hãy làm theo tấm gương đó, không bao giờ từ bỏ trước khó khăn. Nếu bạn làm việc chăm chỉ như thế, không trốn chạy thách thức trong cuộc sống và không bao giờ từ bỏ, bạn sẽ thành công trong việc chế ngự giấc mơ của mình.


4. Người thành công luôn khiêm tốn

Hầu hết những người thành công luôn hiểu rõ những gì mình nói, mình thể hiện và họ thường tỏ ra khiêm tốn. Họ không bao giờ quên nơi mà họ bắt đầu và những công việc khó khăn mà họ từng làm để đạt được nó. Hãy lắng nghe những câu chuyện của Bill Gate, Steve Jobs, TIm Cook… bạn sẽ thấy họ tự hào như thế nào về những công việc trước đây của mình. Vâng, bạn có lẽ nhìn thấy người thành công tâng bốc mình nhưng tất cả chỉ là một phần trong chiến dịch marketing. Nó là điều bắt buộc khi bạn vươn tới một tầm cao nhất định, có thể bản thân họ không mong muốn nhưng nếu tốt cho thương hiệu, công ty thì phải làm.



Một số người có xu hướng khoe khoang, khoác lác về thành tích bản thân, dự định hàng ngày hay chiến công đạt được. Những người đó sẽ không bao giờ nhận được sự tôn trọng từ bất kỳ ai. Do đó bạn cần biết khiêm tốn mọi lúc, mọi nơi.

5. Người thành công luôn hỗ trợ người khác

Những người đạt được thành công không bao giờ giữ kiến thức bản thân tích góp được làm của riêng mà luôn chia sẻ với người khác bởi họ nghĩ rằng nếu có nhiều người thành công, thế giới sẽ tốt đẹp hơn. Chính vì vậy họ tình nguyện giúp đỡ những người kém may mắn, khát khao dành tặng kiến thức, kỹ năng của mình. Ngoài việc duy trì niềm đam mê của bản thân, người thành công còn có khả năng truyền cảm hứng đó đến với đồng nghiệp, đối tác và khách hàng. Sự nhiệt tình, hăng hái xuất phát từ trái tim trở thành nguồn sức mạnh giúp họ tiếp tục vượt qua khó khăn và phát triển.



Bên cạnh đó người thành công còn biết cảm thông. Cảm thông là khả năng nhận biết và hiểu được mong muốn, nhu cầu, và quan điểm của những người xung quanh ngay cả khi những điều đó có thể không rõ ràng. Người biết cảm thông luôn quản lý tốt các mối quan hệ, biết lắng nghe, không chụp mũ, phán xét vội vàng, sống cởi mở và trung thực.

6. Người thành công biết cách kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của họ

Những người thành công trong cuộc sống luôn có cái nhìn tích cực với mọi vấn đề. Các nhà đầu tư thực thụ đều biết rằng thị trường lên và xuống chủ yếu do hai yếu tố tình cảm là sự sợ hãi và lòng tham. Các nhà đầu tư bình thường đầu tư dựa vào cảm giác nhưng những người thành công thì luôn biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Họ không cho phép những lời nói của các chuyên gia hay nhà tư vấn tài chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn và phương pháp đầu tư của họ.



Bên cạnh đó trước những tình huống khó khăn hay căng thẳng, người thành công có khả năng nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Đó là những người có khả năng ra quyết định tuyệt vời và biết khi nào thì nên tin tưởng vào trực giác của mình. Tuy có nhiều điểm mạnh nhưng họ cũng rất biết cách lắng nghe, tiếp nhận phê bình và dùng nó để hoàn thiện bản thân. Những người như vậycó chỉ số trí tuệ cảm xúc (EI) cao. Họ hiểu rõ bản thân và có khả năng hiểu được cảm xúc của người khác.

7. Những người thành công có một cuộc sống cân bằng

Những người thành công trân trọng thời gian của mình dành cho những người thân yêu. Bởi họ biết rằng để đạt được thành tựu như ngày hôm nay có dấu ấn không nhỏ của gia đình, bạn bè – những người luôn ủng hộ mọi quyết định và hỗ trợ mọi lúc mọi nơi, bất chấp hoàn cảnh. Chính vì vậy người thành công luôn tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và thời gian cá nhân để sống trong cảm giác hạnh phúc, bình yên.



Những người không thành công hoặc những người đang cố gắng để đạt được nó, có xu hướng tập trung quá nhiều thời gian vào một khía cạnh. Ví dụ nếu bạn có quá nhiều thời gian cá nhân có nghĩa là bạn không làm việc chăm chỉ để trở thành người thành công. Tuy nhiên nếu bạn làm quá nhiều tức là bạn không hạnh phúc và thường bị stress, nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cá nhân. Vì vậy bạn phải tìm được điểm thăng bằng giữa 2 yếu tố trên.

8. Người thành công tránh những năng lực thiếu tích cực

Người thành công luôn sống với thái độ tích cực. Trong những tình huống không may xảy ra với mọi người, họ luôn tìm được niềm hy vọng bởi người thành công biết được rằng khi một người có nhiều lo lắng, phiền muộn hay đang gặp một vận hạn nào đó nó sẽ dễ dàng toát ra bên ngoài, họ đang mang một năng lương tiêu cực. Nhưng đáng sợ nhất là những người luôn suy nghĩ và nói những điều tiêu cực, nhìn mọi sự việc đều nhìn dưới con mắt “chẳng có gì là tốt lành cả” thì nguồn năng lượng tiêu cực này là dữ dội nhất. Cho dù họ có tỏ ra vui vẻ hay ăn mặt rạng ngời thì những ảnh hưởng của nó vẫn sẽ đeo bám bản thân họ và cả những người tiếp xúc. Vì vậy họ chọn một cuộc sống lạc quan, lúc nào cũng tràn đầy sức sống, thường xuyên giao tiếp với những người mang lại cảm giác tích cực.



Ở đây tôi không chỉ ra 8 điểm khác biệt giữa người thành công và người thất bại để khiến bạn mất tinh thần. Tôi chỉ đơn giản thể hiện 8 thứ bạn cần điểu chỉnh để thay đổi cuộc sống bản thân. Bước lớn nhất bạn sẽ thực hiện để làm những thay đổi này chỉ đơn giản là hành động và làm cho các nỗ lực hiệu quả hơn. Tôi tin là bạn có thể làm được.
Đọc tiếp »

Áp dụng quy luật 80-20 trong chiến lược Content Marketing

Khi bạn bắt đầu tạo ra nội dung, bạn mất bao nhiêu thời gian để tạo ra nó và mất bao nhiêu thời gian để quảng bá nó? 60% tạo và 40% quảng cáo? 40% tạo và 60% quảng cáo? Hay là chia đều 50/50?

Một số người dường như tin rằng nếu họ tạo ra nội dung, độc giả sẽ đến đổ xô vào trang web của họ, chia sẻ nội dung của họ, có thể mua một cái gì đó và cho rằng nội dung đó đã là một thành công.

Thật không may, điều này không đúng với thực tế đang diễn ra. Nội dung (content) mà không có tiếp thị (marketing) thì không phải là tiếp thị nội dung (content marketing) – nó chỉ là nội dung (content). Và trừ khi bạn đã có một lượng khán giả rất lớn, tận tâm, và năng động, sáng tạo nội dung mà không cần tiếp thị là rất, rất khó có thể giúp bạn có được kết quả mong muốn.

Quy luật 80/20 nói rằng: “Hãy dành 20% thời gian để tạo ra nội dung, rồi dành 80% để quảng bá nó”.

Nói đơn giản, nếu bạn đang dành 20 giờ một tuần để tạo ra nội dung và quảng bá, bạn nên dành 4 giờ tạo ra nội dung, và 16 giờ quảng cáo nó.



Có một câu hỏi đặt ra rằng: “Tôi đang cần tạo ra rất nhiều nội dung, tôi cần phải xây dựng nhiều hơn 1 nhóm độc giả thì sao?”

Áp dụng quy luật 80/20 vào chiến lược

Chắc chắn rằng không phải tất cả nội dung được sản xuất đều cùng một mục đích hoặc mục tiêu trong tâm trí.
  • Một số nội dung được tạo để nhắm mục tiêu đến chủ đề cụ thể hoặc từ khóa, xếp hạng website trong các kết quả tìm kiếm, và thúc đẩy lưu lượng truy cập đến một trang web. Nói cách khác: chủ yếu cho lợi ích SEO.
  • Một số nội dung được tạo ra để thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi.
  • Một số nội dung được tạo ra với mục tiêu tăng cường lượng visit, chia sẻ và liên kết.
  • Một số nội dung được tạo để đạt được một sự kết hợp của các mục tiêu trên.

Nếu bạn như tôi và nhiều người khác, bạn có cách tiếp cận đa dạng và đa hướng cho chiến lược nội dung, có thể bạn sẽ không muốn cắt giảm số lượng nội dung tạo ra, bạn nên làm như sau:

Ap dụng quy tắc 80/20 chỉ cho những nội dung có tiềm năng lan truyền – các nội dung mà bạn tạo ra có mục tiêu thúc đẩy đối tượng khán giả chưa được khai thác để họ chia sẻ nó, bình luận về nó, đánh giá cao nó, và liên kết với nó. Quảng bá các nội dung còn lại, nhưng không quá gấp 5 lần thời gian tạo ra nó.

Thúc đẩy nội dung hiện hữu của bạn
Một yếu tố quan trọng của quy luật 80/20 là bạn không cần phải tiếp tục tung ra nội dung mới nhiều. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn đã chuẩn bị nội dung rất tốt trước đây, thì đây có thể là cơ hội cho bạn để quảng bá nó một lần nữa.



Ví dụ bạn tạo ra 1 bài viết, có 5.000 người đọc nó. Bạn nên tiếp tục tìm cách quảng bá đến 5.000 người mới hơn là việc tạo ra 1 nội dung mới cho 5.000 người cũ kia.

Hubspot thực hiện một phân tích về nội dung blog của họ và thấy rằng (76%) của lượt xem hàng tháng blog của họ đến từ nội dung cũ.

Tại sao chúng ta thường quá tập trung vào việc tạo ra nội dung mới, khi có quá nhiều người trong chúng ta, về cơ bản, ngồi trên một mỏ vàng của nội dung hiện tại?

Tôi biết câu hỏi trong đầu bạn đang định nói với tôi là “Nội dung cũ đã bị lỗi thời thì sao?”

Câu hỏi đó có phải là bạn đang muốn xóa bỏ nội dung đó ra, hay đưa nó đi đâu đó?. Tất nhiên là đừng làm vậy. Hãy xem lại và cập nhật nó, nếu bạn đã xem bài viết 10 chiến lược làm content marketing với ngân sách nhỏ, bạn sẽ hiểu về lợi ích của nó chính là tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Thậm chí nếu nội dung của bạn quá cũ, hầu như phải sửa đổi 100% bạn cũng nên thêm một liên kết, một button để kêu gọi hành động hoặc dẫn dắt độc giả đến nội dung update sau đó. Thay vì xóa chúng đi, điều đó không có lợi về mặt SEO trang web đâu.

Nhưng nói đi cũng nên nói lại, việc xem xét nội dung cũ không nên áp dụng trên toàn bộ chiến lược nội dung của bạn.

Trang web, blog, fanpage của bạn cũng phải được cập nhật theo xu hướng. Bạn nên cân bằng việc gặt hái những ảnh hưởng từ nội dung cũ và phân bổ tài nguyên để tạo nội dung mới.


Tổng kết

Quy tắc 80/20 không phải là đề cập về kế hoạch nội dung có sẵn của bạn rồi tăng thời gian quảng bá nội dung gấp 5 lần.

Quy tắc 80/20 nghĩa là cắt giảm số lượng thời gian bạn dành vào việc tạo ra nội dung, đầu tư nhiều hơn vào việc sản xuất nội dung chất lượng hơn, và sau đó đầu tư thời gian công sức vào việc thúc đẩy nội dung đó.

Đây là nguyên tắc phù hợp cho những đối tượng mới tham gia content marketing, những thương hiệu và blogger chưa có cộng đồng fan hùng mạnh.

Thay vì cắt giảm nội dung sáng tạo của bạn, bạn chỉ cần áp dụng các quy tắc 80/20 vào chiến lược. Điều đó có nghĩa là gì? Thay vì áp dụng nó vào mọi nội dung, bạn áp dụng nó để nội dung thực sự tuyệt vời mà bạn tin rằng có tiềm năng để đi “virus”.

Hãy cho tôi biết suy nghĩ của bạn vào bình luận bên dưới nhé, xin cảm ơn.
Đọc tiếp »

Lời chúc tết hay của BT. Thăng

THƯ CẢM ƠN



Hà Nội, ngày 5 tháng 2 năm 2016


Thân ái gửi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

ngành Giao thông vận tải

Các đồng chí và anh chị em thân mến!

Chấp hành sự phân công của Đảng, hôm nay, tôi nhận công tác mới. Với tôi, đây là khoảnh khắc cực kỳ xúc động và thiêng liêng. Hơn lúc nào hết, tình cảm của tôi đang hướng về toàn thể các đồng chí và anh chị em với niềm tự hào to lớn và lòng biết ơn sâu sắc. Tôi tự hào vì trong 5 năm rất quan trọng của đời mình, tôi được sống hết mình, làm việc hết mình cùng một tập thể mạnh về ý chí và tinh thần đoàn kết, biết lắng nghe khát vọng của người khác và luôn đề cao những giá trị nhân văn cao quý. Nhưng tôi tự hào vì trên hết, tập thể đó đã lấy mục tiêu tối thượng là phục vụ nhân dân một cách vô điều kiện làm lẽ sống.

Các đồng chí và tôi đã có quãng thời gian rất tuyệt vời cùng nhau phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ to lớn mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin cậy giao cho. Đó mãi là những ngày tháng sẽ còn để lại dấu ấn đậm nét trong cuộc đời tôi. Bởi vì nếu không có sự đồng cam, cộng khổ, chia ngọt xẻ bùi, tinh thần làm việc tận tâm, tận lực, chân thành yêu thương, giúp đỡ nhau của các đồng chí, anh chị em, Ngành của chúng ta trong những năm qua sẽ không thể có những thành tích quan trọng như những gì xã hội đã ghi nhận và cá nhân tôi cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì thế, từ đáy lòng mình, tôi muốn nói lời cảm ơn chân thành nhất với toàn thể các đồng chí và anh chị em.

Phát triển hệ thống giao thông đồng bộ - hiện đại - thuận lợi - hiệu quả và an toàn, luôn là một sự nghiệp to lớn và lâu dài của đất nước chúng ta. Phải mất rất nhiều xương máu, công sức, với sự hy sinh vô bờ bến của nhiều thế hệ, chúng ta mới có được một thành quả vĩ đại như ngày hôm nay. Chúng ta vui mừng khi thấy diện mạo đất nước cùng với đời sống của người dân tươi sáng và tốt đẹp lên ngày ngày. Chúng ta càng vui mừng hơn khi thành quả đó có một phần nỗ lực đóng góp của Ngành Giao thông vận tải.

Nhưng vào thời khắc đáng nhớ này, tôi vẫn muốn nhắc lại điều tôi đã chân thành nói nhiều lần với các đồng chí là chúng ta đã làm được nhiều việc, nhưng phía trước luôn còn những việc to lớn hơn, nặng nề hơn, khó khăn hơn. Giống như những gì chúng ta đã làm, những nhiệm vụ ấy phải tiếp tục được hoàn thành ở mức tốt hơn mới có thể đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển đất nước các năm tiếp theo. Tôi mong rằng, trong thời gian tới đây, Ngành Giao thông vận tải tiếp tục tham gia mạnh mẽ vào quá trình phát triển đó bằng những thành tựu nổi bật hơn nữa.

Về phần mình, dù ở đâu, trên cương vị công tác nào, tôi vẫn luôn gắn bó với các đồng chí, anh chị em cả trong công việc, trong niềm vui cũng như mọi nỗi niềm ưu tư. Tôi sẽ luôn nhớ về các đồng chí, anh chị em, nhớ về những năm tháng tốt đẹp này bằng sự hãnh diện và với tình cảm sâu sắc nhất.

Thay cho lời chào tạm biệt, tôi xin gửi tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Giao thông vận tải và gia đình lời kính chúc sức khỏe, may mắn, thành đạt, hạnh phúc!

Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến tất cả bạn bè, đối tác đã và đang sát cánh cùng với ngành Giao thông vận tải.


Đinh La Thăng

Ủy viên Bộ Chính trị

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Đọc tiếp »

Người bán hàng xuất sắc (Rainmaker) thực hiện việc bán hàng như thế nào?

Người bán hàng xuất sắc không viện dẫn bất cứ lý do gì cho việc bán hàng không thành công, “ngay cả “động đất cũng không được tính là lý do”. Điều duy nhất quan trọng đối với người bán hàng xuất sắc là có bán được hay không.

- Đặt hẹn trên điện thoại, người bán hàng xuất sắc không bao giờ hỏi khách hàng những câu có thể đưa đến câu trả lời “không” của khách hàng. Thay vì hỏi “chúng ta có thể gặp nhau không?”, người bán hàng xuất sắc liên tục đưa ra những đề nghị về thời gian hẹn cho đến khi khách hàng đồng ý.
- Khi gặp khách hàng tại nhà hàng hay quán café, người bán hàng xuất sắc luôn chọn cho mình chỗ ngồi “bận rộn” hơn và để khách hàng ngồi vào nơi ít bị xao lãng để có thể tập trung vào việc trình bày của người bán hàng.
- Khi ăn tiệc với khách hàng, người bán hàng xuất sắc không nên quá chú tâm thưởng thức món ăn, mà nên quan tâm đến khách hàng.
- Để khách hàng cùng tham gia vào chuỗi thỏa thuận và cam kết một cách tích cực – điều kiện quan trọng để hoàn thành việc bán hàng – người bán hàng xuất sắc đề nghị khách hàng xem xét bản phân tích tình hình của khách hàng và những gì người bán hàng xuất sắc cung cấp. Sau đó người bán hàng xuất sắc sẽ hỏi khách hàng liệu phân tích này có hợp lý không. Khi khách hàng xác nhận việc phân tích hợp lý, bạn đã thành công loại bỏ sự chần chừ của những khách hàng “lãng tránh” việc ra quyết định.
- Người bán hàng xuất sắc biến ý kiến phản đối của khách hàng thành mục tiêu bán hàng. Khách hàng luôn có những vấn đề quan tâm cần phải được giải quyết, và họ thể hiện những vấn đề này thành những ý kiến phản đối. Người bán hàng xuất sắc không sợ hay né tránh những ý kiến phản đối này. Trái lại họ khuyến khích chúng, vì lý do đơn giản là họ sẽ không bán được hàng cho đến khi mọi quan tâm dù rất nhỏ của khách hàng được giải quyết.
- Người bán hàng xuất sắc luôn tìm kiếm những cơ hội bán hàng mới. Khách hàng hiện tại là những người có thể giúp cho họ nhiều nhất. Khách hàng đã dùng sản phẩm/dịch vụ và dành tình cảm nhất định cho người bán hàng xuất sắc và công ty., Việc họ giới thiệu các khách hàng tiềm năng là rất quan trọng đối với sự thành công của người bán hàng xuất sắc.
- Người bán hàng xuất sắc luôn đối xử với mọi người như đối xử với khách hàng, vì bất cứ người nào cũng có thể sẽ trở thành khách hàng, bất cứ người nào cũng có thể giúp đỡ hay gây tổn hại đến công việc kinh doanh của bạn. Người bán hàng xuất sắc luôn gọi lại mọi cuộc gọi nhỡ, và luôn sẵn sàng tiếp chuyện, không bao giờ “bận họp” khi khách hàng gọi đến.
- Người bán hàng xuất sắc nhạy bén trong việc nắm bắt tín hiệu mua hàng từ khách hàng, ví dụ như mỉm cười, quan tâm đến điều khoản hợp đồng, đồng ý hẹn gặp...
- Người bán hàng xuất sắc luôn biết bán điểm khác biệt của sản phẩm của mình. Khách hàng đã mua hàng hay đang được chào hàng từ công ty khác, làm sao để họ thay đổi ý kiến và quan tâm đển sản phẩm của mình? Sự khác biệt của sản phẩm sẽ giúp người bán hàng xuất sắc làm được điều này.
- Người bán hàng xuất sắc luôn trả lời mọi cuộc điện thoại từ người gọi. Điều này chứng tỏ chúng ta quan tâm và tôn trọng người gọi. Người bán hàng xuất sắc cũng thường xuyên liên lạc với khách hàng bằng cách nhắn tin.
- Người bán hàng xuất sắc lên kế hoạch một cách thực tế và tận dụng nguồn thời gian của mình một cách hiệu quả. Kế hoạch cần xác định được với thời gian đang có, mình sẽ thực hiện được bao nhiêu cuộc trình bày bán hàng, và ưu tiên những khách hàng lớn và có tiềm năng nhất.
** Lâm Minh Chánh tóm tắt từ "How to become a Rainmaker - Làm sao để trở thành một người bán hàng xuất sắc" Tác giả Jeffrey J. Fox. (Đã in trong TTĐTC, bản quyền TGM, Alpha Books)
Chúc cả nhà một buổi sáng vui.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Đánh giá hiệu quả thương hiệu kỹ thuật số

Nghiên cứu hiệu quả thương hiệu (Brand lift) đã trở thành một mặt hàng chung chung đến nỗi dường như đánh mất ý nghĩa của nó và chỉ là một chiến thuật trong đàm phán chứ không phải nhân tố chiến lược của quảng cáo thương hiệu kỹ thuật số như mong đợi.

Điều này trở nên nguy hiểm đối với ngành quảng cáo, bởi vì Marketer thương hiệu (Brand Marketer) sẽ ngần ngại chi tiêu cho kỹ thuật số mà không có bằng chứng về hiệu quả trong việc thúc đẩy “chỉ số thương hiệu” quan trọng.

Brand Marketer nhận ra rằng truyền thông kỹ thuật số không ngừng thu hút người tiêu dùng và họ không được vắng mặt, nhưng ngành quảng cáo liên tục bị khủng hoảng niềm tin trong thời gian gần đây bởi bộ ba “tai hại”: khả năng nhìn thấy (Viewability), gian lận (Fraud) và chặn quảng cáo (Ad Blocking).

Cung cấp bằng chứng rõ ràng về tính hiệu quả của kỹ thuật số như một phương tiện xây dựng thương hiệu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết cho tất cả các bên trong hệ sinh thái quảng cáo kỹ thuật số.



Tin tốt đó là các Brand Marketer sẵn sàng tham gia vào quá trình này, bởi vì họ hiểu rõ khi Hiệp hội quảng cáo Quốc gia (ANA) hợp tác với Cục quảng cáo tương tác (IAB) và Hiệp hội các đơn vị quảng cáo Mỹ (4As) trong việc “mang lại hiệu quả cho đo lường” (3Ms) nhằm thu hẹp khoảng cách trong đo lường kỹ thuật số, bao gồm việc xác định “các chỉ số thương hiệu quan trọng” cho phép Marketer đánh giá sự đóng góp kỹ thuật số vào việc xây dựng thương hiệu.

Một tin tốt khác đó là các Brand Marketer đã đo lường thành công tác động của quảng cáo thương hiệu trong nhiều năm qua với một loạt các chỉ số thành công chẳng hạn như mức độ nhận biết (awareness), ưa thích của thương hiệu (brand affinity) và khả năng mua hàng (likelihood to purchase).

Những chỉ số về sức khỏe thương hiệu này được đo ở tất cả các kênh, cho thấy thái độ, niềm tin và cảm xúc của khách hàng đối với thương hiệu thay đổi ra sao dựa trên truyền thông: chúng tương quan với mức độ thành công trên thị trường và thường được xem như ủy nhiệm thư tin cậy cho doanh số bán hàng thực tế.

Đưa các số liệu tương tự được sử dụng để đo lường và tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo trong thế giới “phi số” sang thế giới kỹ thuật số là điểm khởi đầu tốt để củng cố sự tin tưởng của Marketer thương hiệu vào quảng cáo kỹ thuật số.

Niềm tin lớn hơn nữa có thể đạt được bằng cách tích hợp các biện pháp kỹ thuật số ràng buộc hành vi cụ thể cho từng định dạng quảng cáo – vì điều này có thể mang lại một cái nhìn toàn diện cho phép Marketer hiểu rõ hơn các tác động xây dựng thương hiệu trong nỗ lực kỹ thuật số của họ.



Brand Lift và phễu mua hàng

Tóm lại, Brand lift – mức độ ảnh hưởng của chiến dịch truyền thông lên sức khỏe thương hiệu – là sự gia tăng trong việc đạt được các mục tiêu tiếp thị chính của một chiến dịch quảng cáo thương hiệu.

Thuật ngữ này được các Marketer sử dụng rộng rãi, nhưng cốt lõi, nó dùng để đo lường hiệu quả của hoạt động truyền thông trong việc thay đổi nhận thức của người tiêu dùng ở một hoặc nhiều giai đoạn của phễu mua hàng.

Sau đây là những phương thức tốt nhất hiện nay trong việc đo lường quảng bá thương hiệu xuyên suốt phễu dựa trên mô hình AIDA.

Chỉ số nhận thức (Awareness)

Có ba bước để xác định nhận thức thành công. Marketer phải đo lường liệu một quảng cáo có nổi bật lên giữa một mớ hỗn độn các thông điệp quảng cáo kỹ thuật số và thông điệp thương hiệu, liệu nó có lưu lại trong tâm trí của người xem, và liệu nó có được liên kết với thương hiệu tài trợ với ấn tượng thích hợp.

Mức độ chú ý: Điều này có thể đo được bằng cách hỏi những người tham gia cuộc khảo sát xem họ có nhớ nhìn thấy một đại diện hình ảnh nào không có tên tuổi của quảng cáo không (tức là, bất kỳ cái gì kích thích thị giác đề cập đến thương hiệu đều bị loại bỏ).

Dữ liệu nhận diện quảng cáo này có thể được đánh giá cùng với những lượt hiển thị được nhìn thấy (viewable impression) và tỷ lệ tương tác (từ các nguồn dữ liệu hành vi có sẵn) để có được một bức tranh toàn cảnh về khả năng nổi bật của quảng cáo trong mớ hỗn độn kỹ thuật số.

Liên kết thương hiệu: Việc nổi bật không mang lại giá trị trừ khi người tiêu dùng nhận diện được quảng cáo đó đi với thương hiệu đó. Điều này có thể đo được bằng cách hỏi những người tham gia cuộc khảo sát xem họ có thể đặt tên thương hiệu tài trợ cho đại diện hình ảnh không có tên tuổi của quảng cáo không. Nó thường được gọi là liên kết thương hiệu, và thật ngạc nhiên, là một trở ngại mà rất nhiều quảng cáo không vượt qua được.

Chỉ số quan tâm (Interest)

Đạt được nhận thức thương hiệu là bước đầu tiên, nhưng nó sẽ trở nên vô nghĩa trừ khi các hoạt động quảng cáo truyền đạt được những gì các thương hiệu dự định.

Truyền đạt thông điệp: Quảng cáo có thực sự truyền đạt được thông điệp chiến lược và người xem có nhận được? Để đo lường điều này, những người tham gia cuộc khảo sát thường được hỏi trực tiếp: “Ngoài việc thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm, ý tưởng chính của quảng cáo là gì?”. Ngoài ra, điều quan trọng là làm thế nào để đo lường độ khác biệt, có liên quan và đáng tin của ý tưởng chính.

Các thuộc tính thương hiệu: Làm thế nào để quảng cáo nâng cao nhận thức về các thuộc tính thương hiệu quan trọng, ví dụ, “tốc độ nhanh hơn”, “hiểu được những gì quan trọng với tôi”, hay “an toàn hơn cho gia đình tôi”, v.v...? Phương thức tốt nhất trong các cuộc khảo sát là đánh giá quan điểm của những người tham gia về những thuộc tính đó so sánh với nhóm phỏng vấn chọn lọc tương ứng từng thuộc tính.

Chẩn đoán quảng cáo: Tại sao quảng cáo hoạt động theo cách đó? Xếp hạng thường tìm hiểu khả năng được ưa thích, tính giải trí và giá trị thông tin của một quảng cáo, tầm quan trọng và tính độc đáo, cũng như liệu nó có khó hiểu, đáng tin cậy, hài hước, thực tế, có khả năng lan tỏa, có thể chia sẻ, có liên quan hoặc gây phiền nhiễu không.

Trong khi việc truyền đạt thông điệp và các thuộc tính thương hiệu chỉ có thể đo được bằng các phương pháp khảo sát, thì sự hiểu biết về chẩn đoán quảng cáo có thể nâng lên đáng kể nhờ dữ liệu hành vi trực tuyến. Ví dụ, tỷ lệ tương tác, thời gian tương tác, sản phẩm được xem, tỷ lệ xem hết video, lượt thích, lượt chia sẻ và bình luận có thể thêm ngữ nghĩa vào nhận thức quảng cáo của người tiêu dùng.

Chỉ số mong muốn (Desire)

Chỉ số mong muốn nên đo “phản ứng” với quảng cáo, ví dụ, một sự thay đổi trong ý định hoặc hành vi, hoặc có thể là một sự thay đổi trong thái độ đối với thương hiệu, đảm bảo rằng người tiêu dùng quan tâm hơn đến thương hiệu sau khi nghe và nhìn thấy thông điệp.

Họ có nhiều khả năng thử hoặc mua thương hiệu, hoặc họ có thể cải thiện nhận thức thương hiệu hay tài sản thương hiệu.

Thuyết phục: Mối quan tâm nhất về sự thay đổi trong thái độ liên quan đến hành vi, nghĩa là liệu người dùng có khả năng mua thương hiệu thường xuyên hơn (ý định) hoặc sử dụng thương hiệu thường xuyên hơn (tần suất) sau khi xem quảng cáo? Điều này thường được mô tả như là “khả năng mua, xem xét, thử, đăng ký” v.v... Ngoài ra, việc mua và tần suất sử dụng mang lại hiểu biết nhiều mặt hơn về khả năng thuyết phục của một quảng cáo.

Khả năng yêu thích thương hiệu: Đây cũng có thể xem là mong muốn về tài sản thương hiệu, dù là người dùng cảm thấy tích cực hay yêu thích hơn đối với một thương hiệu sau khi trải nghiệm qua các quảng cáo. Thương hiệu thường sẽ xem xét hai thành phần để hiểu giá trị tài sản của mình: sự ưa thích (sự gần gũi thương hiệu) và sự phù hợp (thương hiệu đáp ứng nhu cầu cá nhân của người tiêu dùng như thế nào).

Tuy các chỉ số về hành vi trực tuyến chính xác hơn trong việc nắm bắt những gì người dùng làm, nhưng chúng làm cho các cuộc khảo sát thua sút đáng kể trong việc nắm bắt cảm nhận của người ta, tức sức thuyết phục và khả năng ưa thích mà nghiên cứu thúc đẩy thương hiệu làm rất tốt.

Điều đó cho thấy đối với một số mặt hàng mà việc mua sắm thường được thực hiện trực tuyến, có thể đo lường sự thuyết phục của một quảng cáo trực tiếp thông qua doanh số bán hàng, việc này đòi hỏi một mô hình phân bổ ngân sách tiếp thị hiệu quả, lĩnh vực này vẫn còn cần phải cải tiến nhiều.

Tương tự, khả năng thích, chia sẻ và bình luận về quảng cáo thúc đẩy bởi sự gia tăng của phương tiện truyền thông xã hội có thể mang lại lượng dữ liệu đáng kể để đánh giá mức độ ưa thích, nhưng các công cụ thiết thực để thực hiện điều đó vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu.



Kết hợp lại với nhau

Tuy không có bộ chỉ số nào toàn diện cho việc định lượng mức độ thúc đẩy thương hiệu kỹ thuật số, nhưng các Marketer thông minh, các Agency và công ty truyền thông đang lợi dụng kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ có sẵn cho việc nghiên cứu hiệu quả quảng cáo và bổ sung thêm các chỉ số hành vi kỹ thuật số.

Bằng cách kết hợp cả hai, các Marketer thương hiệu có thể đánh giá tính hiệu quả các chiến dịch của mình trong thế giới kỹ thuật số.
Đọc tiếp »

5 bước xây dựng thương hiệu cá nhân vững chắc

Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos từng nói: "Thương hiệu cá nhân là những gì người ta nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó". Đó là danh tiếng, là những thứ giúp người khác nhanh chóng nhận ra bạn, là cách bạn tự quảng bá tên tuổi và định giá lời hứa của bản thân.

Sau đây là 5 bước giúp xây dựng một thương hiệu cá nhân vững chắc do Andrew Fennell - Nhà sáng lập kiêm Giám đốc công ty Standout CV - chuyên cung cấp dịch vụ viết CV, tư vấn phát triển sự nghiệp có trụ sở tại London, giới thiệu trên trang Addicted2success:

1. Kết nối với những người có tầm ảnh hưởng

Việc tên của bạn xuất hiện chung với những người nổi tiếng trong nghề là một cách đảm bảo nâng cao tên tuổi và tạo sức bật rất lớn cho thương hiệu cá nhân của bạn.

Hãy thử lên một danh sách gồm những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực nghề nghiệp của bạn và dần xây dựng mối quan hệ tốt với họ.

Bạn có thể bắt đầu đơn giản bằng cách bình luận bên dưới bài viết hay những status của họ trên mạng xã hội trước khi tạo dựng niềm tin bằng cách ngỏ ý tham gia một dự án mới của họ hoặc mời họ tham dự một sự kiện lớn trong ngành.



Một khi tên tuổi của bạn thường xuyên được những người nổi tiếng này nhắc đến thì nghiễm nhiên bạn sẽ được công nhận là một người có tầm ảnh hưởng ngang với họ.

2. Để bản thân tỏa sáng

"Hãy đi theo ánh trăng nội tâm của bạn, đừng che giấu sự điên rồ" là câu nói nổi tiếng của nhà thơ Mỹ nổi tiếng Allen Ginsberg - Thủ lĩnh phong trào Beat Generation. Về bản chất, chúng ta thường muốn trở nên chuyên nghiệp pha lẫn chút khôi hài, thú vị; ít ai muốn mình trông nhạt nhẽo trong mắt người khác.

Do đó, bất kể là bạn đang nói chuyện điện thoại với khách hàng hay gửi email đến nhà cung cấp thì cũng nên lồng vào đó một vài dấu ấn cá nhân để mọi người nhớ đến bạn. Đừng ngại tỏ ra khác biệt, nhất là khi chúng giúp bạn thoát khỏi hình ảnh nhàm chán chẳng ai nhớ đến.

3. Nhận được sự tiến cử

Một trong số ít những cách giúp nâng cao thương hiệu cá nhân là nhận được sự ca ngợi từ người khác, đặc biệt nếu đó là những người nổi tiếng.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì nên đề nghị những khách hàng có tiếng tăm nhất nói vài lời giới thiệu công khai trên mạng xã hội cũng như trên trang web - những nơi khách hàng dễ tìm thấy doanh nghiệp của bạn nhất.

Còn nếu bạn đang tập trung phát triển sự nghiệp thì nên đề nghị các nhà quản lý cấp cao nhất hoặc sếp cũ khen vài lời trên Linkedln nhằm xác nhận những giá trị thương hiệu mà bạn thể hiện trên đó.

4. Tạo ra nội dung có giá trị

Việc cung cấp thông tin hữu ích không chỉ là cách bạn thể hiện chuyên môn của mình trước người khác mà còn giúp bản thân phát triển thành một nhà lãnh đạo tư tưởng trong công việc.



Và cho dù đó là những video hướng dẫn do bạn tự làm hay những báo cáo phân tích dữ liệu chuẩn xác của bạn thì chúng nên có ích đối với khách hàng và có khả năng thúc đẩy danh tiếng của bạn.

Một khi bạn cung cấp những kiến thức có giá trị cho ai đó mà không đòi hỏi bất cứ điều gì, tức là bạn đã chiếm được niềm tin của họ và tạo cơ hội cho họ dễ dàng thiết lập mối quan hệ công việc với bạn.

5. Nói chuyện trước công chúng


Đây là công cụ tốt nhất cho việc thúc đẩy danh tiếng của bạn và định vị bản thân dưới góc độ là một tác giả về một chủ đề cụ thể nào đó. Nói trước đám đông là một kỹ năng rất khó và cần được luyện tập nhiều mới thành thục được.

Do đó, bạn có thể bắt đầu bằng việc tập thuyết trình trước các đồng nghiệp hoặc với khách hàng trước khi nói về chính mình trong các hội thảo, sự kiện.

Tác giả sách, nhà diễn thuyết nổi tiếng Lily Walters đã từng nói: "Buổi thuyết trình của bạn thành công thế nào không phụ thuộc vào việc bạn truyền tải điều gì mà phụ thuộc vào việc thính giả nhận được gì". Vì vậy, tốt hơn hết, bạn hãy tập trung bàn về những chủ đề mà bạn am hiểu nhất hoặc đam mê với chúng để chắc chắn rằng bạn có thể nói chuyện một cách tự tin và cung cấp những nội dung hấp dẫn cho người nghe.
Đọc tiếp »

9 Kỹ năng để thuyết phục thành công như Steve Jobs

Steve Jobs là người đã xây dựng nền móng cho Apple từ không gian một nhà để xe gia đình thành một đế chế hitech có mặt ở hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ông cũng chính là người đã sáng tạo tương lai cho ngành công nghệ.

Một phần trong những yếu tố tạo nên thành công của Jobs là khả năng thuyết phục người khác.

Khi mới 12 tuổi, Jobs đã thuyết phục được giám đốc hãng công nghệ HP Bill Hamlett cho mình một công việc. Bằng việc thuyết phục các nhà đầu tư bỏ vốn, Jobs đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng Apple. Trên hết, một công ty giá trị không thể thiếu những nhân tài làm việc, và Jobs luôn biết cách thuyết phục họ đầu quân cho Apple.

Như nhiều người khác, Jeff Haden - một chuyên gia về đổi mới và lãnh đạo doanh nghiệp, biên tập viên tạp chí Inc. - rất hâm mộ khả năng thuyết phục của Steve Jobs.

Là tác giả của hơn 50 đầu sách phi hư cấu, trong đó có 6 cuốn sách kinh doanh và đầu tư bán chạy nhất trên Amazon, Haden cũng đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và phân tích về con đường đến thành công của các doanh nhân, và nhận ra rằng những người này có chung một đặc điểm là rất giỏi thuyết phục người khác.



Trên trang Inc., Haden đã có bài tổng hợp 9 kỹ năng mà những bậc thầy diễn thuyết đã sử dụng:

1. Biểu lộ sự quyết liệt

Theo Haden, một người dù hoài nghi đến mấy cũng sẽ bị thuyết phục bởi lời nói từ một người tự tin. Vì thế, đừng nói “tôi nghĩ” hay “tôi tin” nếu bạn không muốn bài phát biểu của mình bị chặn lại ngay từ vòng đầu.

Thay vào đó, hãy tỏ ra thật tự tin đến gai góc. Nếu bạn nghĩ hay tin rằng một cái gì đó sẽ hoạt động, hãy nói rằng nó “sẽ” hoạt động.

Đằng sau mỗi ý kiến của riêng mình, bạn nên biểu lộ sự tự tin và hăng hái trên khuôn mặt. Điều đó, sẽ giúp từng câu nói của bạn có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

2. Thay đổi tốc độ nói phù hợp

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu đối tượng mà bạn muốn thuyết phục tỏ vẻ không đồng ý, bạn nên nói nhanh hơn. Ngược lại, nếu đối tượng của bạn có vẻ đồng ý, hãy nói chậm lại.

Cụ thể, khi khách hàng đang nghiêng về mặt không đồng ý với bạn, việc nói nhanh hơn sẽ cho họ ít thời gian để hình thành những lý do để bác bỏ, từ đó giúp bạn có một cơ hội tốt hơn trong việc thuyết phục họ.

Còn khi đối tượng đang biểu lộ sự đồng tình với bạn, nói chậm lại để cho họ thời gian đánh giá những lập luận của bạn và một vài yếu tố trong suy nghĩ của họ. Sự kết hợp giữa lý luận của bạn cộng với thiên hướng đồng cảm ban đầu sẽ khiến họ có nhiều khả năng tự thuyết phục bản thân chấp nhận ý kiến của bạn.



3. Bắt đầu bằng việc tìm kiếm những chiến thắng nhỏ

Để đạt thỏa thuận có tác động lâu dài, bạn nên tranh thủ sự đồng ý ngay từ lúc đầu. Vì thế, thay vì đề cập ngay đến mục đích hay lập luận cuối cùng, bạn hãy bắt đầu dẫn dắt họ bằng những câu hỏi hay cơ sở mà bạn biết đối tượng sẽ gật đầu đồng ý.

Nếu ngay từ đầu chúng ta tranh thủ được nhiều sự đồng ý là ta đã mở rộng con đường cho việc tiếp nhận đề nghị sau cùng, tức mục đích của chúng ta.

Một cái gật đầu đồng ý ngay từ đầu sẽ khiến cho quá trình suy nghĩ và quyết định của đối tượng đi theo hướng đồng tình, tựa như một cơ thể chuyển động thường có xu hướng tiếp tục dịch chuyển.

4. Không ngần ngại (thỉnh thoảng) nói tục

Tất nhiên, nói tục là không tốt, nhưng đôi lúc cũng có thể. Quăng ra (không thường xuyên) một câu nói tục thực sự có thể giúp giải tỏa một cảm giác ức chế và cũng cho thấy bạn cực kỳ tâm huyết với vấn đề đang nói.

Là chính mình và chân thực sẽ rất hữu ích trong việc thuyết phục người khác. Nếu bạn cảm thấy cần thiết để bộc lộ cảm xúc bị dồn nén nhằm cảm thấy tự do, một từ chửi rủa nhẹ có thể nói ra. Đáng ngạc nhiên là nghiên cứu chấp nhận việc này.

5. Chừa thời gian để đối tượng nghe xử lý thông tin

Bằng cách đòi hỏi câu trả lời ngay lập tức, bạn có thể đẩy người mà mình muốn thuyết phục vào trạng thái bị động, từ đó họ sẽ chọn một cách thức an toàn là từ chối.



Bằng cách tiếp cận khác - hỏi ý kiến và cho đối phương thời gian suy nghĩ, bạn biểu lộ sự đánh giá cao trí tuệ và kinh nghiệm của người đó, khiến họ từ thích thú sẽ quan tâm đến vấn đề của bạn và dễ đồng ý hơn. Nhưng trên hết, cách tiếp cận này cung cấp cho người nghe thời gian để xử lý thông tin một cách thoải mái nhất.

6. Chia sẻ cả những điều tiêu cực

Theo giáo sư Daniel O'Keefe, Đại học Illinois, việc chia sẻ một hoặc hai quan điểm đối lập sẽ giúp tăng tính thuyết phục hơn và khiến đối tượng tập trung vào lý lẽ của bạn.

Rất ít những ý tưởng hoặc đề xuất được coi là hoàn hảo. Đối tượng bạn muốn thuyết phục đủ khôn ngoan để biết điều đó. Họ biết sẽ còn những quan điểm khác mang lại kết quả không khả quan.

Do đó, việc thảo luận những vấn đề tiêu cực tiềm năng thể hện bạn đang giảm thiểu và khắc phục những rủi ro cho họ. Từ đó, những đối tượng bạn muốn ảnh hưởng dễ dàng bị thuyết phục, bởi họ biết bạn hiểu và quan tâm các mối lo lắng của họ.

7. Đưa ra những kết luận khả quan

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng hầu hết mọi người phản ứng tiêu cực với cảm giác bị ép buộc thay đổi hành vi, thì xu hướng đưa ra những câu kết luận khả quan sẽ có tính thuyết phục hơn.

Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng để đưa ra những đề xuất thay đổi, tập trung vào những mặt tích cực của sự thay đổi đó, hãy vẽ cho đối tượng thấy một bức tranh toàn cảnh lạc quan thay vì nói cho họ những cái để tránh.



8. Chọn đúng cách để giao tiếp với đúng người

Nếu bạn là một người đàn ông và đang hy vọng sẽ thuyết phục được một người đàn ông khác mà bạn không biết rõ, hoặc thậm chí không biết gì cả, bạn sẽ làm gì?

Như một quy luật chung, nam giới luôn có xu hướng cạnh tranh, vì thế họ rất dễ biến một cuộc trò chuyện với người không quen thành cuộc tranh luận với mong muốn giành chiến thắng. Vì vậy, thay vì nói truyện trực tiếp, bạn nên gửi một email cho lần tiếp cận đầu tiên.

Ngược lại, theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ thường "tập trung hơn vào các mối quan hệ", vì vậy truyền đạt trực tiếp có xu hướng hiệu quả hơn.

Nhưng, bất kể bạn là nam hay nữ, với một người mà bạn đã quen biết, nên chọn cách truyền đạt trực tiếp. Mối quan hệ càng gần gũi, hiệu quả từ việc mặt đối mặt trong giao tiếp càng cao.

9. Tin là mình đúng

Một trong những kỹ năng quan trọng của các bậc thầy thuyết phục là họ tin tưởng mạnh mẽ vào thông điệp của mình.

Hãy nói rõ ràng, ngắn gọn và đúng trọng tâm. Ngoài ra, bạn cũng cần đưa ra những dữ liệu, con số và lập luận để tăng tính thuyết phục.
Đọc tiếp »

NHỮNG XU HƯỚNG THIẾT KẾ WEBSITE NỔI BẬT NHẤT NĂM 2016

Là một affiliater trước hết bạn cần tạo ấn tượng với người dùng bằng cách tạo cho họ trải nghiệm tốt trên website của bạn. Xem qua xu hướng thiết kế website trong năm 2016 để cập nhật cho mình một website tốt nhất tham gia affiliate marketing hiệu quả nhất.


1. Animation




Khác với hình động trên internet thưở ban đầu với các trang web hoa mỹ cầu kỳ cùng các thanh công cụ chuyển động, icon và nháy chuột lấp lánh, ngày nay hình động là việc sáng tạo ra một trang web có tính tương tác và đáp ứng cao tăng cường khả năng kể chuyện giúp cho người dùng có những trải nghiệm thoải mái hơn.
7 kỹ thuật animation phổ biến nhất là: loading animations, thanh điều hướng và menus, hover aniamtions, galleries và slideshow, motion animations, thanh cuộn, hình ảnh động nền và video.

2. Material design



Là một phong cách thiết kế web được sáng tạo và phát triển bởi Google dựa trên hiệu ứng đổ bóng và khái niệm về chiều sâu để tạo ra các thiết kế có tính thực tế hơn cho người dùng trải nghiệm.Phong cách material design mục đích chính là tạo ra sự sạch sẽ, thiết kế tập trung vào UX tạo ra sự đơn giản và tinh gọn. Một số ví dụ của material design bao gồm hình ảnh sắc nét, có dung lượng lớn, và khoảng trống chủ định.

3. Thiết kế phẳng



Thiết kế phẳng đã phổ biến từ lâu và cho đến nay nó vẫn duy trì để dành cho những người yêu phong cách cổ điển. Kiểu thiết kế này thường trông thực tế sống động hơn rất nhiều. Những đặc điểm chính nổi bật của thiết kế phẳng : Bóng giúp mang lại chiều sâu, phối màu rực rỡ giúp các thiết kế sống động hơn, Typhography đơn giản giúp văn bản dễ đọc.

4. Màn hình phân chia



Sử dụng tốt nhất khi bạn có hai lĩnh vực quan trọng cần xúc tiến hoặc bạn cần đưa ra nội dung cùng với hình ảnh hay video. Màn hình phân chia là một phương thức tuyệt vời mới để cung cấp trải nghiệm thú vị và rõ nét cho người dùng.

5. Dropping the Chrome


Ám chỉ công cụ chống xóc trên những chiếc xe ô tô cổ điển, “chrome” ở đây nhắc đến toàn bộ khung bên ngoài của một website bao gồm: menus, headers, footers và borders có thể được tóm gọn lại những nội dung chính. Vì nó có khả năng gây nhiễu đối với người dùng nên khá nhiều công ty đã quyết định loại bỏ chúng tạo một layout sạch không headers, footers hay borders.

6. Forget the fold



“Above the fold” là một thuật ngữ báo chí nói về nửa phía trên của trang báo. Các báo thường chia ra rất nhiều mục hiển thị trong các box và những nội dung hấp dẫn nhất được đặt phía trên của trang nhằm thu hút người đọc.
Việc thiết kế website đã sử dụng ý tưởng của khung hiển thị trong một thời gian dài do nguyên tắc là khi cuộn trang sẽ khiến người dùng khó chịu.Nhưng đến thời điểm này hình ảnh full- screen và nội dung chào đón người dùng và khuyến khích họ cuộn trang để tìm hiểu các thông tin bổ sung và sâu xa hơn.

7. Full Screen Video

Video là cách tuyệt vời nhất để thu hút sự chú ý của khách ghé thăm và nó hiệu quả hơn rất nhiều so với hình ảnh và text.
Khi nhắc đến thiết kế web có rất nhiều yếu tố sẽ bị tác động bởi lĩnh vực, thị trường, nội dung của bạn. Và Layout của bạn sẽ phụ thuộc vào phản ứng của người dùng rồi tìm ra layout nào có khả năng truyền tải thông điệp tốt nhất.
Tuy nhiên, những xu hướng trên sẽ giúp bạn bắt kịp thời đại và thiết kế được một website hấp dẫn. Hi vọng bài viết cập nhật những xu hướng thiết kế website này sẽ giúp ích cho các đối tác đang hoạt động kiếm tiền trên mạng với hệ thống affiliate marketing ACCESSTRADE. Chúc các bạn thành công!
Đọc tiếp »

CÁCH VIẾT MỘT BÀI ĐÁNH GIÁ, REVIEW SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một công thức đơn giản để tạo ra một bài đánh giá (review) về sản phẩm bạn tiếp thị liên kết thu hút, hấp dẫn độc giả. Để biết cách kiếm tiền online hiệu quả từ nội dung đánh giá sản phẩm, dịch vụ bạn tham gia affiliate marketing, bạn cần nắm được hai nội dung chính:

Lý do thực sự để bạn viết đánh giá sản phẩm?
Tại sao nên nói ra sự thật kể cả nó trần trụi và gây ảnh hưởng đến nhà sản xuất?


Dưới đây là chi tiết các bước dành cho bạn để có thể viết viết đánh giá, review sản phẩm, dịch vụ một cách lôi cuốn nhất:

#Bước 1: Cần phải hiểu thật rõ sản phẩm trước khi viết đánh giá.

Đây có lẽ là lỗi lớn nhất mà bạn có thể mắc phải khi không thực sự nhìn, sở hữu hay sử dụng sản phẩm. Nếu bạn viết đánh giá theo ý kiến của người khác hay theo suy đoán của bạn về sản phẩm bạn sẽ tạo ra những đánh giá không chân thực và hấp dẫn.
Bởi vậy trước khi viết một đánh giá sản phẩm bạn cần:
Yêu cầu quyền truy cập từ chủ sở hữu
Mua sản phẩm hoặc dùng thử

Tập làm quen với sản phẩm đó trong một ngày. Thử sử dụng nó trong các tình huống khác nhau với các vấn đề khác nhau thậm chí có thể đưa người thân nhờ họ dùng thử và xin ý kiến. Bạn càng thấu hiểu sản phẩm bao nhiêu thì bài đánh giá càng trở nên cuốn hút bấy nhiêu.

#Bước 2: Sử dụng sự chân thực để bán được nhiều hàng hơn

Bạn luôn có một suy nghĩ rằng khi viết đánh giá cần đưa ra thái độ trung lập kể cả sản phẩm đó có tệ đi chăng nữa. Nhưng thực ra có lẽ bạn quên mất rằng dịch vụ của bạn không phải để dành cho những nhà sản xuất mà là dành cho độc giả những người đọc những điều bạn viết vì thế họ cần được biết sự thật. Đừng nên lo lắng khi bạn làm phật lòng nhà sản xuất hay ai đó, nó là một phần của sáng tạo nội dung.

#Bước 3: Hãy sắp xếp thông tin hợp lí để không để mất khách hàng

Có một sự thật bạn cần biết đó là mọi người luôn luôn sẵn sàng để ngừng đọc. trong bất cứ đoạn nào của bài đánh giá họ có thể dừng đọc vì thế ở phần mở đầu của bài đánh giá bạn cần đưa vào đó tất cả các thông tin quan trọng và nó thường bao gồm:
Xếp hạng sản phẩm theo đơn vị đo lường bằng sao (ví dụ: 5 sao)
Đưa ra một đặc điểm nổi bật của sản phẩm
Người dùng có thể thu được những lợi ích gì
Địa điểm tốt nhất để mua hàng
Một bức tranh trong khi sử dụng sản phẩm

#Bước 4: Nội dung đơn giản có thể tạo ra một bài đánh giá kinh điển qua thời gian

Trong cuốn sách “write to sell” Andy Maslen đã đưa ra một công cụ copywriting tên gọi AIDCA là đại diện của:
Attention: Lôi cuốn sự chú ý của người đọc và giữ chân họ
Interest: Xây dựng hứng thú mua sản phẩm
Desire: Làm cho người dùng mong muốn có được nó
Conviction: Đưa ra một chứng cứ trong xã hội để đưa ra lý do họ cần nó
Action: Đưa ra lời kêu gọi hành động

Đối với đánh giá liên kết nó được thay đổi thành: AIDACA
Attention: lôi cuốn sự chú ý của người đọc và giữ chân họ
Interest: giải thích tại sao sản phẩm đó lại thú vị
Desire: giải thích các mặt mạnh và yếu của sản phẩm
Alternatives: sản phẩm thay thế
Conclusion: tổng kết nhận xét của bạn về sản phẩm
Action: nếu họ muốn mua thì đây phải là lời kêu gọi đầy sức mạnh

Bên viết trên là một công thức đơn giản bạn có thể kiểm tra lại và sáng tạo phần thân của bản đánh giá ngoài ra bạn có thể mở rộng nó hơn bằng hình ảnh, case studies, kết quả trải nghiệm, bình luận và phản hồi của những người mà bạn chia sẻ cùng.
Hi vọng bài viết giúp bạn đưa ra một công thức tốt cho hoạt động xây dựng nội dung review, đánh giá sản phẩm, dịch vụ tiếp thị liên kết để tìm ra cách kiếm tiền online hiệu quả nhất với affiliate marketing.
Đọc tiếp »