Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Enhanced Commerce reports – Đơn giản là không thể thiếu

Với những ai đang quản lý hệ thống website bán hàng hoặc thương mại điện tử, hẳn việc đo lường và phân tích hành vi của khách hàng trên site của mình là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Google Analytics, với ecommerce reporting vốn đã rất lợi hại cho nhiệm vụ này nay lại càng trở lên hữu hiệu khi bổ sung thêm hàng loạt dữ liệu và báo cáo mới, sâu hơn và đặc biệt giúp quá trình nhận biết hành vi người tiêu dùng trên website trở lên hoàn thiện.


Hệ thống báo cáo mới này chỉ xuất hiện trên các profile đo lường theo chuẩn universal của Google Analytics. Với các website vẫn sử dụng standard analytics, dữ liệu trên các báo cáo mới này sẽ không xuất hiện. Việc nâng cấp lên Google Analytics Universal không tốn quá nhiều thời gian nhưng lại mang lại những dữ liệu cực kỳ đa dạng và chuẩn xác.

1. Các dữ liệu mới

- Shopping Reports: Dữ liệu trên báo cáo này có thể được coi là phiên bản chi tiết hơn nhiều của Funnel report với các bộ lọc được cung cấp rất chi tiết và đầy đủ, cho phép hiển thị các dữ liệu theo từng sản phẩm, tỉ lệ chuyển đổi từ khách visit website sang khách xem 1 sản phẩm cụ thể, từ việc xem xét sản phẩm sang check out hay thanh toán. Do đó, ngoài việc nắm được conversion rate chung của website, người quản trị web có thể nhận thấy khả năng bán với từng sản phẩm. Qua đó có những quyết định về cách thức marketing hoặc quảng bá cho chính sản phẩm đó.

Mặc dù product listing ads chưa khả dụng ở tất cả các thị trường, tuy nhiên với các thị trường cho phép sử dụng PLA, với báo cáo Product listing ads, bạn sẽ có thể thấy rõ “performance” của từng sản phẩm trên quảng cáo PLA như lượng impression, click, CTR và conversion rate, transaction, value, từ đó hiểu rõ hoạt động của quảng cáo để tối ưu hơn nữa conversion và ROI.

- Shopping Analysis: Bao gồm shopping behaviour và checkout behaviour report.

- Shopping behaviour report: Ghi lại toàn bộ hành trình của người tiêu dùng trên website từ khi bắt đầu truy cập đến khi kết thúc hành vi mua sắm. Bạn sẽ nhận thấy đường đi của khách hàng qua từng sản phẩm khác nhau trước khi đến với sản phẩm cuối cùng mà họ chọn, cho vào giỏ hàng và check out. Với report này, bạn sẽ có dữ liệu tương đối sâu và đầy đủ về các vấn đề(nếu có) trên con đường dẫn tới hành vi mua sắm của người dùng. Trước đây việc này được thực hiện bởi Goal funnel report nhưng dữ liệu tại Goal Funnel không đầy đủ do chúng ta phải thực hiện việc tự config, thường chỉ tập trung vào các bước của quá trình check out. Báo cáo này sẽ bao trùm toàn bộ hành vi trước, trong và sau quá trình check out cho đến khi khách hàng thoát khỏi website của bạn.

Trên từng bước truy cập của khách hàng, người quản trị website có thể dễ dàng lọc dữ liệu theo thiết bị truy cập, khu vực địa lý, new-return visitor… để đánh giá hành vi của từng nhóm đối tượng trên website.


Dữ liệu báo cáo Shopping behaviour ( ảnh trích từ SearchEngineWatch.com)

Với những dữ liệu trực quan như hình minh hoạ ở trên, người quản trị website sẽ dễ dàng nhận thấy các con số biết nói khác nhau. Báo cáo chỉ rõ tỉ lệ nguời tiêu dùng mua hoặc tham khảo sản phẩm nhiều nhất đến từ nền tảng thiết bị, quốc gia hay nguồn truy cập nào, sản phẩm hoặc bước nào trong quá trình mua hàng gây e ngại cho người dùng trước khi quyết định mua sắm sản phẩm…

- Checkout behaviour report: Là bản thu nhỏ của Shopping behaviour report, gói gọn trong các bước của quá trình check out (giỏ hàng). Với report này, bạn sẽ nhận biết được vấn đề trong các bước của quá trình check out là gì, liệu shopping cart và checkout process đã tối ưu với hành vi cụ thể của người dùng hay chưa. Điểm mới ở báo cáo này là bạn có thể áp dụng các bộ lọc để cho ra số liệu ưng ý thay vì các dữ liệu được định nghĩa trước đây. Ví dụ bạn hoàn toàn có thể tạo các bộ lọc để so sánh tỉ lệ check out thành công từ nguồn truy cập có trả phí và nguồn truy cập tự nhiên trên website.


- Product performance report: Vốn đã là một trong những báo cáo không thể thiếu trên Google analytics cho các website bán hàng và TMĐT trước đây. Báo cáo này cho thấy hoạt động bán hàng trên từng sản phẩm khác nhau, số lượng bán ra, doanh thu, cost, lợi nhuận thu về… Tuy nhiên ở lần cập nhật này, các dữ liệu thậm chí còn đầy đủ và rõ ràng hơn nhờ khả năng cho phép áp dụng các bộ lọc dữ liệu khá chi tiết. Ngoài ra, báo cáo lần này còn thống kê luôn tỉ lệ “Refund” trên từng sản phẩm. Dữ liệu này có thể được thu thập nhờ việc config trực tiếp trên tài khoản GA hay import bằng tay. Đây là dữ liệu rất hữu ích để thống kê ra các con số khác như revenue, ROI… Việc triển khai đo Refund rate/ value cần được thực hiện và test kỹ để cho số liệu chuẩn xác nhất,





- Product performance report: Shopping behaviour. Một báo cáo giá trị nữa của G.Analytics. Báo cáo này cho chúng ta thấy hành vi mua sắm của người dùng trên từng sản phẩm cụ thể. Trước khi khách hàng quyết định mua sắm, họ đã trải qua những bước tương tác nào, tham khảo qua những sản phẩm nào… tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng view sản phẩm sang mua hàng là bao nhiêu %…, tỉ lệ khách mua hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng không check out….Mọi số liệu đều rất chi tiết và hữu dụng.

2. Những con số biết nói

Các con số trên từng báo cáo của Google Analytics thực sự có giá trị và là những con số biết nói. Nếu người quản trị website có thể phân tích và vận dụng những con số đó vào mô hình kinh doanh cụ thể của mình trên website/ gian hàng, Google Analytics sẽ trở thành công cụ không thể thiếu cho việc tối ưu hiệu suất bán hàng qua kênh online của các website bán hàng và TMĐT.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Tối ưu chiến dịch trên Display Ads: Khó hay không?

Với bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào, tính hiệu quả luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu như với quảng cáo tìm kiếm, ta định hướng đối tượng bằng từ khóa, bằng location targeting hay device targeting… thì trên quảng cáo mạng hiển thị ( Display network), cách thức tối ưu có phần khác và tỉ mỉ hơn. Từ việc chọn nhóm website, thiết kế banner, sáng tạo thông điệp… tất cả đều yêu cầu khắt khe do đối tượng nhìn thấy các banner quảng cáo chưa hẳn đã có nhu cầu về sản phẩm/ dịch vụ. Vậy để tối ưu chiến dịch trên Display Ads, ta cần làm những gì?

1. Xác định mục tiêu chiến dịch

Bạn cần xác định mục tiêu chiến dịch, tăng doanh số bán hàng, tăng mức độ nhận biết thương hiệu của bạn hay kết hợp cả 2? Bạn cần xác định nghiêm túc vấn đề này bởi với mỗi mục tiêu khác nhau, các kênh sử dụng, định dạng banner, thông điệp hiển thị… sẽ khác nhau. Với mục tiêu tăng doanh thu cho sản phẩm, đừng bao giờ chạy chiến dịch theo dạng CPM, cũng đừng đưa ra những banner với các thông điệp mang tính ” trung tính” mà cần phải xoáy sâu vào nhu cầu của người dùng đối với sản phẩm của mình.

2. Xác định đối tượng hướng đến của chiến dịch

Với mỗi sản phẩm/ dịch vụ, bạn sẽ có một tập đối tượng tiềm năng của mình. Nếu bạn bán đồ trẻ em, chắc chắn một trong các đối tượng mà bạn hướng đến sẽ là các bà mẹ trẻ. Tương tự như vậy, các sản phẩm khác sẽ có nhóm đối tượng riêng mà khả năng sinh lời cho bạn là tốt nhất. Hãy xác định chính xác nhóm đối tượng mà bạn định hướng, sau khi xác định được, bạn sẽ biết cần tìm họ ở đâu.


Hãy xác định ra khách hàng tiềm năng của bạn

3. Xác định website/ hệ thống website mà các đối tượng mục tiêu của bạn quan tâm

Bạn sẽ tìm các bà mẹ trẻ ở đâu? Chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua các diễn đàn về kinh nghiệm nuôi dạy mẹ và bé, hoặc các nhóm trang có chủ đề về trẻ em, phụ nữ… Bạn có thể cân nhắc tính năng tự động định hướng mục tiêu chiến dịch hoặc chọn danh sách website theo cảm nhận của riêng bạn. Nhưng hãy nhớ, đừng xa rời các đối tượng mục tiêu của mình.

4. Lựa chọn định dạng quảng cáo phù hợp

Đừng bao giờ sử dụng những popup che kín màn hình để quảng cáo cho sản phẩm của bạn. Nó có thể sẽ làm khách hàng bỏ qua bạn ngay lập tức vì tính phản cảm của nó. Hãy chọn một định dạng phù hợp với sản phẩm và đối tượng mà bạn hướng tới. Với các bà mẹ khó tính, có lẽ sẽ cần nhiều những hình ảnh rõ nét, cụ thể và chân thực về sản phẩm cho trẻ em mà bạn đang cung cấp, còn nếu bạn bán máy tính, đừng quên đưa ra những bức hình gif hiển thị độ phân giải màn hình, cấu hình máy và các đặc tính ưu việt của nó…




5. Thiết kế banner hấp dẫn và sử dụng thông điệp quảng cáo phù hợp

Banner là yếu tố quyết định việc khách hàng tiềm năng click vào quảng cáo của bạn. Nếu không có những cú click, bạn sẽ không thể bán hàng. Một banner tốt chưa chắc đã cần đẹp, nó phải là một banner thiết kế ưa nhìn với những thông điệp quan trọng trên đó. Đừng quên ghi kèm những khuyến mại, giảm giá với đồ dùng trẻ em khi quảng cáo đến các bà mẹ, hãy tặng kèm thêm 1 thanh RAM trên banner khi bạn đang muốn người dùng mua thật nhiều máy tính của mình…





Thông điệp hiển thị trên banner hết sức quan trọng trong quảng cáo hiển thị. Nó giúp người dùng phân biệt sự khác biệt trong sản phẩm, giá cả và dịch vụ của bạn. Hãy để mình nổi bật trong đám đông để thu hút nhất. Nội dung thông điệp trên banner ảnh hưởng rất nhiều đến thành công của chiến dịch.

6. Hãy đo lường để biết kênh nào hiệu quả

Một trong những ưu thế của quảng cáo online là bạn có thể đo lường mọi thứ. Vì vậy đừng lãng phí khả năng này. Hãy đo đếm thật kỹ lưỡng với từng chiến dịch. Bạn sẽ biết chiến dịch nào mang lại cho bạn doanh thu tốt nhất, website nào bán hàng cho bạn nhanh nhất để đầu tư ngân sách nhiều hơn. Đừng ngần ngại bỏ những website không chất lượng, banner không thu hút và không mang lại cho bạn lợi nhuận và mạnh dạn thử các phương án khác.



Đọc tiếp »

5 phương pháp cơ bản trong nghiên cứu thị trường

Có rất nhiều cách thức để tiến hành nghiên cứu thị trường, trong đó doanh nghiệp thường lựa chọn một hoặc nhiều hơn một trong năm phương pháp cơ bản sau: điều tra-khảo sát, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu, quan sát hành vi và thử nghiệm. Phương pháp nghiên cứu thị trường doanh nghiệp sử dụng được dựa trên loại dữ liệu doanh nghiệp cần và khoản chi phí sẵn sàng bỏ ra.

1. Nghiên cứu thị trường theo phương pháp Điều tra, khảo sát (Surveys):

Nghiên cứu thị trường theo phương pháp này với bảng hỏi ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề, bạn có thể phân tích được nhóm khách hàng mẫu đại diễn cho thị trường mục tiêu của mình. Mẫu càng lớn thì mức độ chính xác của kết quả điều tra càng cao.

Phỏng vấn trực tiếp (In-person surveys) thường được tiến hành ở những nơi công cộng như trung tâm thương mại. Cách nghiên cứu thị trường này giúp bạn quảng cáo, tiếp thị những mẫu sản phẩm tới người tiêu dùng và có thể thu thập thông tin phản hồi ngay tức thì. Khảo sát trực tiếp đảm bảm thông tin phản hồi lên tới 90% nhưng lại đòi hỏi chi phí cao do đòi hỏi về thời gian và nguồn nhân lực.

Khảo sát qua điện thoại (Telephone surveys) là phương pháp ít tốn kém hơn khảo sát trực tiếp nhưng lại tốn kém hơn gửi thư. Tuy nhiên, do người dân thường phản ứng tiêu cực trước hình thức tiếp thị từ xa, việc thuyết phục mọi người tham gia vào một cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngày càng trở nên khó khăn. Tỉ lệ phản hồi theo phương pháp nghiên cứu thị trường này chỉ đạt 50-60% mà thôi.

Khảo sát qua thư (Mail surveys) là cách thức chỉ cần một chút đầu tư là bạn đã có được lượng khán giả lớn. Cách nghiên cứu thị trường này rẻ hơn rất nhiều so với hai cách làm trên, nhưng chỉ thu được phản hồi của khán giả từ 3% đến 15%. Dù là lượng phản hồi thấp, khảo sát qua thư từ là một sự lựa chọn ít tốn kém cho các doanh nghiệp nhỏ.

Khảo sát trực tiếp (Online surveys) thường mang lại tỷ lệ phản hồi khó dự đoán và kết quả không đáng tin cậy, bởi vì bạn không thể kiểm soát các thông tin phản hồi. Tuy nhiên, đây là phương pháp nghiên cứu thị trường đơn giản, ít tốn kém để có thể thu thập những bằng chứng và những ý kiến, sự ưu tiên của khách hàng.

2. Nghiên cứu thị trường theo phương pháp Phỏng vấn nhóm (Focus Groups)

Trong phương pháp phỏng vấn nhóm, người điều phối sẽ sử dụng một chuỗi các câu hỏi hay chủ đề đã được soạn sẵn để dắt dẫn cuộc thảo luận giữa một nhóm người. Quá trình này được diễn ra ở một nơi trung lập, gắn với các thiết bị quay hay một phòng quan sát với rất nhiều gương. Một lần nghiên cứu thị trường theo nhóm trọng kéo dài từ một đến hai tiếng, bạn phải tiến hành với ít nhất là ba nhóm để có được kết quả đáng tin cậy.

3. Nghiên cứu thị trường theo phương pháp Phỏng vấn sâu (Personal Interviews)

Cũng giống như nhóm tập trung, phỏng vấn sâu sẽ bao gồm các câu hỏi mở, không có cấu trúc nhất định.Nghiên cứu thị trường theo phương pháp này thường kéo dài trong vòng một tiếng và thường được ghi âm lại.

Phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu thường mang lại những số liệu khả quan hơn là các bảng khảo sát, điều tra. Tuy nhiên, kết quả của phương pháp này có thể không đáng tin cậy bởi nó không đại diện cho một số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Phỏng vấn nhóm hay phỏng vấn sâu giúp doanh nghiệp có được cái nhìn sâu sắc về thái độ của khách hàng và đây cũng là những phương pháp nghiên cứu thị trường tuyệt vời giúp bạn giải mã những vấn đề lien quan tới việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.

4. Nghiên cứu thị trường theo phương pháp Quan sát hành vi (Observation)

Những phản hồi cá nhân trong bảng khảo sát và phỏng vấn nhóm đôi khi không đồng nhất với những hành vi thực sự của mọi người. Khi quan sát hành động của khách hàng bằng cách ghi hình lúc họ đang ở trong cửa hàng, ở nơi làm việc hay cơ quan, ở nhà, bạn có thể quan sát họ mua và sử dụng sản phẩm như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn vẽ nên được bức tranh tin cậy về hành vi mua sắm và thói quen sử dụng của khách hàng.

5. Nghiên cứu thị trường theo phương pháp Thử nghiệm (Field trials)

Đưa những sản phẩm mới vào một vài cửa hàng được chọn lựa để thử phản ứng của khách hàng trong các điều kiện bán hàng thực tế có thể giúp bạn hoàn thiện sản phẩm, điều chỉnh lại giá cả hay cải tiến chất lượng. Các doanh nghiệp nhỏ nên cố gắng xây dựng mối quan hệ với các chủ cửa hàng bán lẻ địa phương và các trang web mua sắm để có thể thử nghiệm sản phẩm của mình trên thị trường.
Đọc tiếp »

8 sai lầm mà nhiều công ty mắc phải dẫn tới tình trạng nhảy việc của nhân tài...

“Chảy máu chất xám” luôn là một vấn đề khiến các doanh nghiệp lo ngại. Tuy nhiên, không ít công ty mắc phải những sai lầm khiến nhân viên giỏi bỏ đi mà các nhà quản lý lại không nhận ra.
Dưới đây là 8 sai lầm mà nhiều công ty mắc phải dẫn tới tình trạng “nhảy việc” của nhân tài, theo trang Business Insider:

1. Công ty đưa ra nhiều quy định “ngớ ngẩn”

Các công ty cần phải có quy định, đó là điều đương nhiên, nhưng việc tạo ra trật tự trong nội bộ không thể dựa trên những quy định thiển cận. Chẳng hạn, chính sách đòi hỏi 100% nhân viên phải luôn có mặt đầy đủ ở văn phòng trong giờ làm việc, hoặc một số quy định giám sát không cần thiết khác có thể khiến nhiều người “phát điên”.

Khi nhân viên giỏi cảm thấy mình luôn bị theo dõi, họ sẽ cảm thấy nản và tìm một nơi khác để cống hiến.

2. Công ty đối xử với tất cả mọi người như nhau

Cách làm này phù hợp với trẻ em ở trường học, nhưng trong môi trường làm việc lại là một câu chuyện khác. Việc đối xử bình đẳng với mọi nhân viên đồng nghĩa nói với những người giỏi nhất rằng cho dù họ làm tốt đến đâu, họ cũng chỉ được đối xử như những đồng nghiệp lười.

3. Công ty bỏ qua cho những kết quả công việc tồi

Có thể nói rằng, chất lượng của một ban nhạc jazz chỉ tương đương với chất lượng của thành viên tệ nhất nhóm, vì cho dù những người khác chơi giỏi đến đâu, khán giả chỉ nghe thấy người chơi tồi nhất. Đối với một công ty cũng vậy. Khi nhà quản lý cho phép mắt xích yếu nhất trong công ty tồn tại mà không “hề hấn” gì, mắt xích đó sẽ kéo lùi tất cả mọi người khác, đặc biệt là những người giỏi nhất.

4. Công ty không công nhận thành tích

Khen thưởng thành tích cá nhân cho thấy công ty chú trọng người làm được việc. Các nhà quản lý cần giao tiếp với cấp dưới để hiểu nguyện vọng của họ. Chẳng hạn, có những người thích được tăng lương, nhưng cũng có những người thích được công nhận trước toàn thể công ty. Một khi được công nhận, những người giỏi sẽ cố gắng để làm tốt hơn, và ngược lại.
5. Công ty không quan tâm đến con người
Hơn một nửa số người bỏ việc là vì lý do mối quan hệ với sếp. Những công ty khôn ngoan luôn đảm bảo rằng các nhà quản lý biết cách cân bằng giữa hai yếu tố công việc và cuộc sống. Đó là những vị sếp chúc mừng thành công của nhân viên, thông cảm với những người đang có những khó khăn trong cuộc sống, và đặt ra thử thách cho cấp dưới.

Những vị sếp thiếu sự quan tâm dễ để mất nhân viên giỏi, vì con người không thể làm việc suốt 8 tiếng mỗi ngày và không được quan tâm đến điều gì ngoài năng suất công việc.

6. Công ty không cho nhân viên thấy được bức tranh lớn

Nhiều công ty cảm thấy chỉ giao nhiệm vụ cho nhân viên và khuyến khích họ làm việc là đủ, nhưng không đưa ra được bức tranh toàn cảnh về công ty, công việc sẽ khiến những người giỏi nhất cảm thấy thất vọng.

Những nhân viên giỏi là người gánh vác phần công việc nặng nề hơn vì họ thực sự quan tâm đến công việc, nên công việc của họ phải có một mục đích cụ thể. Khi họ không biết mục đích đó là gì, họ sẽ cảm thấy mình bị “ghẻ lạnh” và làm việc kkhoong mục đích, và chuyện họ tìm một công ty khác rất dễ xảy ra.

7. Công ty không cho nhân viên theo đuổi đam mê của họ

Công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới Google quy định nhân viên dành ít nhất 20% thời gian để làm “những gì mà họ cho rằng đem lại nhiều lợi ích nhất cho Google”. Những dự án mang tính đam mê này đã đem lại đóng góp lớn cho những sản phẩm đầu bảng của Google như Gmail hay AdSense, nhưng tác động lớn hơn cả nằm ở việc tạo ra những nhân viên gắn gó mật thiết với công ty.

Những người giỏi là những người có đam mê. Tạo cơ hội cho họ theo đuổi đam mê sẽ giúp tăng năng suất và sự thỏa mãn trong công việc. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý muốn nhân viên của mình làm việc trong một chiếc hộ nhỏ, sợ rằng năng suất sẽ giảm nếu họ để nhân viên mở rộng trọng tâm công việc và theo đuổi đam mê.

Nhưng nỗ lo này là không có cơ sở. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có thể theo đuổi niềm đam mê ở nơi làm việc sẽ có được tâm trạng thư thái ở nơi làm việc và làm việc năng suất gấp 5 so với bình thường.

8. Môi trường làm việc thiếu sự vui vẻ

Nếu nhân viên không cảm thấy vui vẻ trong môi trường làm việc, thì công ty đang sai lầm. Nếu không cảm thấy vui, mọi người sẽ không làm việc hết mình. Bởi vậy, tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ là cách tốt để ngăn “chảy máu chất xám”.

Những công ty có môi trường làm việc tốt nhất hiểu rõ tầm quan trọng của việc để cho nhân viên thoải mái một chút. Chẳng hạn, Google làm tất cả mọi việc có thể để tạo ra môi trường làm việc vui vẻ: bữa ăn miễn phí cho nhân viên, sân chơi bowling, các lớp tập thể dục...

Ý tưởng ở đây rất đơn giản: nếu công việc vui vẻ, nhân viên không chỉ làm việc tốt hơn, mà còn gắn bó với công ty lâu hơn.
Đọc tiếp »

Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing là một trường phái Marketing rất mới, đặc biệt là tại Việt Nam. Thuật ngữ Inbound Marketing lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 2005 bởi Brian Halligan – CEO & Đồng sáng lập Hubspot. Do đó, những khái niệm và kiến thức trong bài viết này, Thủ thuật Marketing dựa trên những tài liệu của Hubspot, đầy đủ và dễ hiểu. Đồng thời, bạn cũng có thể so sánh được Inbound Marketing và Outbound Marketing.
Inbound Marketing là 1 thỏi nam châm, không phải là cái búa tạ – marketing dựa trên những nội dung thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng để tạo ra khách hàng, chứ không spam và làm phiền họ.

3 bước trong Inbound Marketing

1. Được tìm thấy

Inbound marketing top funnel
Tạo nội dung, tối ưu hóa website, tham gia vào truyền thông xã hội và thu hút lượng người truy cập có chất lượng vào website của bạn

2. Chuyển đổi

Tạo ra khách hàng tiềm năng, dẫn họ đến website, gắn kết họ bằng những email tự động được cá nhân hóa và cung cấp thông tin cho đội ngũ bán hàng

3. Phân tích

Phân tích những nỗ lực marketing, đưa ra những thay đổi hiệu quả hơn và báo cáo tỷ lệ ROI từ hoạt động marketing đã thực hiện

Giới thiệu Inbound Marketing

sledgehammer
Inbound Marketing là marketing dựa trên giá trị. Điều đó có nghĩa là bạn tìm kiếm khách hàng bằng cách thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng với những nội dung, dữ liệu và dịch vụ khách hàng chất lượng, chứ không phải làm phiền họ bằng những email/tin nhắn rác hoặc những quảng cáo phản cảm. Inbound Marketing thu hút khách hàng như những thỏi nam châm, chứ không đập vào đầu họ bằng búa tạ.
Chi phí cho các chiến lược Inbound Marketing thấp hơn các chiến lược marketing truyền thống. Chi phí/khách hàng tiềm năng (cost per lead) của những công ty sử dụng chiến lược Inbound Marketing chỉ bằng 62% so với những công ty sử dụng chiến lược outbound.

Inbound Marketing hoạt động như thế nào?

Hãy nghĩ quá trình marketing và bán hàng của bạn như một cái phễu. Những người truy cập nằm ở tầng trên của phễu và những khách hàng hạnh phúc sẽ nằm ở cuối phễu. Là một marketer, mục tiêu của bạn là tối đa hóa số lượng người bạn thu hút ở tầng trên của phễu (như lượng truy cập website) và cả số lượng khách hàng ở cuối phễu. Inbound Marketing có 3 chiến lược để thực hiện điều này:
  • Được tìm thấy – Những chiến thuật như viết blog, tối ưu hóa tìm kiếm (SEO) sẽ thu hút được những người truy cập chất lượng đến website của bạn.
  • Chuyển đổi  – Những chiến thuật như tạolanding page và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng (lead) với mục đích chuyển đổi người truy cập website thành khách hàng tiềm năng và khách hàng lâu bền.
  • Phân tích – Những chiến thuật dùng để cải tiến hiệu quả của toàn bộ quá trình – tăng số lượng đối tượng phù hợp ở tầng trên và dưới của phễu.
Magnet

Bước 1: Các chiến lược Được tìm thấy

Được tìm thấy
Chiến lược Được tìm thấy giúp bạn thu hút lượng truy cập vào website (“khách vãng lai” ở tầng trên của phễu). Đây là chiến lược quan trọng nhất trong Inbound Marketing bởi vì nó là cơ sở cho tất cả mọi thứ ở sau: bạn không thể làm gì nếu không có ai vào webstie của bạn, và bạn cũng chẳng tạo được khách hàng tiềm năng.
Sau đây là những chiến lược Được tìm thấy quan trọng nhất:

Viết blog

Inbound Marketing bắt đầu bằng việc viết blog. Blog là con đường tốt nhất để thu hút lượng truy cập đến website. Các công ty có blog có lượng khách hàng tiềm năng nhiều hơn 55% so với những công ty không có blog. Để thu hút những người truy cập vãng lai, bạn cần phải có nội dung để thu hút họ. Blog của bạn chính là “nhân” của thỏi “nam châm” nội dung.
Viết blog

Tối ưu hóa tìm kiếm (SEO)

seo
Những khách hàng của bạn thường bắt đầu quá trình mua hàng online bằng cách sử dụng các bộ máy tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo,…). Do đó, bạn cần phải chắc chắn rằng website của bạn nằm trong kết quả tìm kiếm của họ. Để làm được điều này, bạn cần phải nghiên cứu cẩn thận, phân tích đầy đủ các từ khóa, tối ưu hóa các trang của website, tạo nội dung và xây dựng những liên kết.

Truyền thông xã hội

Người sử dụng internet ngày nay thường giao tiếp với bạn bè, đặt câu hỏi rồi trả lời câu hỏi, chia sẻ nội dung và thảo luận rất nhiều vấn đề. Là một marketer, bạn cần phải đưa nội dung của bạn trở thành tiêu điểm để thảo luận trong lĩnh vực bạn kinh doanh. Nếu nội dung của bạn là một phần của quá trình chuyển đổi, nó có thể giúp bạn thu hút khách hàng đến website ở tầng trên của chiếc phễu marketing và bán hàng.
social

Nội dung Marketing

content
Nội dung marketing là một chiến thuật Được tìm thấykhác. Giống như viết blog, nó sẽ tạo ra những thông tin hấp dẫn những người đến website của bạn. Hơn nữa, không giống blog, Nội dung Marketing không bị hạn chế ở một kênh nào cả – nó là một ý tưởng chung trong việc sử dụng nội dung để hấp dẫn những người đến website của bạn. Nó cũng có thể là video, các tài liệu miễn phí, hội thảo trên web (webminar) và những nội dung khác.

Bước 2: Các chiến lược Chuyển đổi

Chuyển đổi
Các chiến lược Chuyển đổi giúp bạn giữ những người quan tâm đến website của bạn bằng những bài viết trên blog, truyền thông xã hội, tối ưu hóa tìm kiếm và chuyển đổi họ trở thành khách hàng. Bạn có thể tạo ra rất nhiều hoạt động trên website mà không cần các chiến thuật Chuyển đổi, nhưng bạn cũng sẽ không thể tạo ra lợi nhuận.
Sau đây là những chiến lược Chuyển đổi quan trọng nhất:

Call-to-Action

Làm cách nào bạn có thể gắn kết những người truy cập vào website và bắt đầu quy trình bán hàng với họ? Trước kết, bạn phải khuyến khích họ hành động (action) – có thể là tải một tài liệu miễn phí, hoặc đăng kí một buổi hội thảo online (webinar).Call-to-action là những nút hoặc liên kết khuyến khích những người truy cập thực hiện hành động, ví dụ như là “Tải tài liệu miễn phí” hoặc “Đăng kí tham gia Webinar”. Nếu bạn không tạo ra được hành động hoặc hành động không đủ hấp dẫn, bạn sẽ không thể tạo ra khách hàng tiềm năng.
social

Landing Page

Chuyển đổi
Sau khi người truy cập thực hiện hành động, bạn nên chuyển họ đến một Landing page. Landing page là nơi hoàn chỉnh của một “call-to-action”, và người truy cập sẽ phải điền thông tin để nhóm bán hàng của công ty bắt đầu chuyển đổi họ sang khách hàng.
Ví dụ, nếu “call-to-action” của bạn là tặng một tài liệu miễn phí, thì landing page sẽ là một trang để người truy cập điền những thông tin theo yêu cầu để được tải tài liệu. Khi người truy cập điền các form đăng kí, họ mặc nhiên trở thành khách hàng tiềm năng.

Email Marketing

Bạn sẽ làm gì nếu một người truy cập đã thực hiện “call-to-ation”, điền thông tin vào form và tải tài liệu miễn phí, nhưng vẫn chưa trở thành khách hàng?
Bạn cần phải xây dựng một mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng. Email marketing là một trong những cách để làm điều đó. Một kịch bản email tập trung vào những nội dung có ích, thích hợp có thể xây dựng được lòng tin với mọi người và khiến họ sẵn sàng mua hàng
email

Lead Nurturing

nurturing
Lead nurturing sử dụng email marketing để xây dựng một chuỗi nội dung thống nhất và phù hợp, làm tăng dần mối quan hệ giữa bạn và khách hàng tiềm năng. Các email của lead nurturing (các chiến dịch) sẽ thường hướng người đọc đến những landing page đặc biệt. Từ đó, bạn có thể đo được mức độ sẵn sàng trở thành khách hàng của họ.

Tự động hóa

Sự tự động hóa tức là các kế hoạch email marketing và lead nurturing của bạn sẽ được triển khai dựa trên dữ liệu của người nhận.
Ví dụ, nếu một người truy cập tải một tài liệu miễn phí, bạn sẽ gửi cho họ một chuỗi email liên quan, nhưng khi họ bắt đầu follow bạn trên Twitter và truy cập vào một trang đặc biệt trên website, bạn sẽ thay đổi thông điệp với họ.
auto

Bước 3: Các chiến thuật Phân tích

analyze
Phân tích là mục quan trọng thứ 3 trong các chiến lược inbound marketing. Một khi bạn bắt đầu hấp dẫn mọi người đến website bằng blog, truyền thông xã hội và SEO, một khi bạn bắt đầu chuyển đổi những người truy cập mới thành khách hàng tiềm năng và khách hàng, bạn cần phân tích chiếc phễu bán hàng và marketing của bạn và tìm ra được những cách làm tốt nhất.

Các chỉ số quan trọng

Hầu hết những marketer làm inbound marketing sử dụng chiếc phễu bán hàng và marketing để làm cơ sở phân tích. Họ sẽ nhìn vào những chỉ số sau:
Lượng truy cập website – Một số đo ở tầng trên của chiếc phễu bán hàng và marketing; đây là những người đã tìm thấy website của bạn. Họ cần được chuyển đổi sang khách hàng tiềm năng và sau đó trở thành khách hàng.
Khách hàng tiềm năng – Một số đo ở tầng giữa của phễu. Đây là những người đã truy cập website của bạn và có hành động gì đó (thường là điền vào các form) để tự định danh họ. Một khi những người truy cập để lại thông tin và trở thành khách hàng tiềm năng, bạn có thể bắt đầu thực hiện các chiến lược chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.
Khách hàng – Tầng dưới của phễu, và cũng là mục tiêu!
Tỉ lệ chuyển đổi – là tỉ lệ phần trăm số lượng người chuyển từ trạng thái này sang trại thái khác trong chiếc phễu. Nếu 2% số lượng người truy cập website trở thành khách hàng tiềm năng, thì tỉ lệ chuyển đổi là 2%.
Benchmark – Benchmark là những dữ liệu từ những đối thủ cạnh tranh trong những chỉ số bạn theo dõi. Ví dụ, benchmark của tỉ lệ chuyển đổi cho phép bạn so sánh được tỉ lệ chuyển đối của công ty mình với những công ty tương tự.
Hiệu quả nội dung – Mỗi loại nội dung bạn tạo ra nên được theo dõi độc lập với nhau. Bạn cần thấy được mỗi loại nội dung của bạn hấp dẫn người dùng đến website của bạn như thế nào, và biết được những thành phần và loại nội dung đã chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng như thế nào.
metric

Phương pháp phân tích

method
Phân tích Inbound Marketing nên bắt đầu bằng một chuỗi câu hỏi dược thiết kế để xác định vị trí các “đòn bẩy” — Nơi mà bạn có cơ hội tốt nhất để thay đổi kết quả và tăng doanh thu. Đây là một chuỗi câu hỏi bạn cần:
Lượng người truy cập website của bạn so với đối thủ? (sử dụng benchmark để xác định). Nêu bạn đang đi sau đối thủ của bạn, bạn cần phải cải tiến tầng trên của phễu (có được nhiều lưu lượng hơn); nếu bạn đi trước đối thủ, hãy đến câu hỏi tiếp theo.
Bạn có nhiều khách hàng tiềm năng như đối thủ của bạn? So sánh tỉ lệ chuyển đổi từ người truy cập thành khách hàng tiềm năng? Nếu bạn ở phí sau benchmark của khách hàng tiềm năng cũng như tỉ lệ chuyển đổi người truy cập thành khách hàng tiềm năng, bạn nên tập trung vào tầng giữa của phễu trong quá trình chuyển đổi, và tìm ra những gì cần làm để cải tiến kết quả.
Bạn hài lòng về số lượng khách hàng tiềm năng nhưng số lượng khách hàng thấp?Trong trường hợp này, hãy xem xét lại quá trình bán hàng của bạn (tầng cuối của phễu). Những gì bạn có thể làm là cải tiến quá trình “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng (lead nurturing) và các kĩ thuật bán hàng để tăng tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng tiềm năng.

Thiết lập mục tiêu

Phân tích Inbound Marketing cho phép doanh nghiệp thiết lập và theo dõi những mục tiêu marketing riêng biệt. Một khi bạn xác định được những chỉ số quan trọng và hoàn thành các phân tích inbound marketing, có những bước đơn giản để bạn xác lập các mục tiêu kinh doanh.
Xác lập mục tiêu doanh số và khách hàng tiềm năng – Mục tiêu của bạn trong quý tới? Năm tới?
Những chương trình marketing cần thiết để đạt mục tiêu – Với các tỉ lệ chuyển đổi hiện tại, cần phải có bao nhiêu khách hàng tiềm năng để đạt được mục tiêu doanh số?
Có bao nhiêu nhiêu người truy cập vào website bạn cần đạt được? Những gì bạn cần làm để đạt được lưu lượng truy cập cần thiết? Hoặc những gì bạn cần làm để cải tiến các tỉ lệ chuyển đổi?
Đọc tiếp »

Chiến lược Forum Seeding hiệu quả

Ở bài viết trước, tôi đã giải thích  Forum Seeding là gì, và đưa ra 1 số nguyên tắc và khái niệm cơ bản nhất về Forum Seeding (bạn có thể Google ra thêm nhiều thông tin qua những từ khóa trong bài viết). Tuy nhiên, để chạy Forum Seeding hiệu quả thì chúng ta cần phải có chiến lược hiệu quả, một kế hoạch rõ ràng và thực thi nghiêm túc, đồng thời luôn có những phương án đối phó với khủng hoảng Forum Seeding như bị đối thủ chơi xấu, admin xóa bài, nick bị khóa, comment tiêu cực,…
Ở trong bài này, tôi “trả nợ” một câu hỏi trong bài viết trước, về một case study thế này:
chien luoc form seeding lam sao hieu qua
Tôi sẽ phân tích về case study đó ở cuối bài viết này, sau khi chia sẻ về Chiến lược Forum Seeding hiệu quả, để các bạn hiểu được trường hợp trên bị thiếu sót ở điểm nào, đồng thời các bạn cũng rút ra kinh nghiệm cho mình.

Chiến lược Forum Seeding hiệu quả

Forum Seeding là một phần của Online Marketing cũng như Marketing nói chung. Do đó, nó vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc chung của Marketing, theo quy trình từ Phân tích, Xác định thông điệp, Chiến lược, Kế hoạch, Thực thi, Cải tiến và Tổng kết.

Phân tích

Trước hết, bạn phải phân tích được Sản phẩm/Dịch vụ của mình đang ở đâu trên thị trường. Cách tốt nhất là bạn làm 1 bảng SWOT cho mình và cho các đối thủ:
  1. Strengths: Điểm mạnh của mình là gì? Mình có những gì mà đối thủ không có?
  2. Weaknesses: Điểm yếu của mình là gì?
  3. Opportunities: Cơ hội của mình trên thị trường hiện tại? Tại sao khách hàng lại sử dụng sản phẩm của mình?
  4. Threats: Những nguy cơ, rủi ro nào đe dọa việc kinh doanh của mình?
Tôi sẽ chia sẻ kỹ hơn về SWOT ở những bài sau, nhưng các bạn có thể dễ dàng tìm hiểu thêm trên Internet. Bạn hãy làm 1 bảng SWOT cho cả mình và cả đối thủ, biết được điểm mạnh điểm yếu của của “ta” và “địch”, để lựa chọn thông điềm theo kiểu “tốt khoa xấu che”. Đúng không nào? 😀
swot
Một vấn đề nữa trong Phân tích, là bạn phải Phân tích đối tượng tiếp nhận thông điệp của bạn. Họ sẽ là khách hàng tiềm năng, hoặc có ảnh hưởng đến khách hàng tiềm năng của bạn. Đây là một bước mà rất nhiều bạn làm forum seeding thiếu kinh nghiệm gặp phải, cứ thích “nói những gì mình có” mà không quan tâm đến “họ muốn nghe những gì”.
Một số tiêu chí để bạn phân tích Đối tượng tiếp nhận thông điệp:
  1. Nhân khẩu học (Độ tuổi, Địa lý, Ngôn ngữ, Thu nhập,…)
  2. Thói quen, hành vi, cảm xúc
  3. Những vấn đề họ đang gặp phải trong cuộc sống, công việc,…
  4. Nhu cầu thực sự của họ đối với sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.
  5. Những nhóm người có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của họ.
  6. Họ đang ở đâu trong Mô hình AISAS của bạn.
  7. Bất cứ cái gì mà bạn nghĩ ra được.
Mo hinh AISAS
Mô hình AISAS
Ok, sau khi có 2 bảng phân tích trên, bạn đến bước thứ 2 là Xác định thông điệp.

Xác định thông điệp

Thông điệp bạn đưa ra phải thỏa mãn những yếu tố sau:
  1. Thông tin người ta muốn nghe, chứ không phải là cái bạn có.
  2. “Tốt khoe xấu che” – Tối ưu hóa các điểm mạnh và hạn chế điểm yếu (chỉ hạn chế, chứ không phải dấu nhẹm nhé, để không bị đánh giá là lừa đảo).
  3. Rõ ràng, súc tích, đừng vòng vo phức tạp. Đa số người ta không có thời gian để suy nghĩ bạn nói cái gì đâu, khó quá hỏ bỏ qua luôn.
  4. Người nghe phải hiểu đúng bạn đang nói gì (chỗ này mà không làm được thì rất nhảm!).
  5. Sáng tạo và khác biệt (cái này cần nhiều chất xám).
Và 1 yếu tố rất quan trọng nữa: bạn muốn người nghe làm gì tiếp theo? Mua hàng, hay chia sẽ, hay bình luận, hay… bỏ qua luôn!
Để làm tốt những yếu tố trên, bạn phải tự đặt mình vào vai trò của khách hàng mục tiêu và xem thử thông điệp của bạn có đủ thu hút và hấp dẫn không, bạn có quan tâm hay không? Nếu có, tiếp tục đến bước tiếp theo. Nếu không, làm tiếp cho tới khi nào có thì thôi!

Lên chiến lược

Sau khi đã có thông điệp, việc tiếp theo là bạn sẽ truyền thông điệp đó đến người nghe bằng cách nào. Tùy vào insight của người nghe mà bạn sẽ phải chọn:
  1. Forum phù hợp (Bán hàng cho phụ nữ & trẻ em thì không nên lên Tinh tế, bán hàng cho trẻ trâu thì đừng vào Webtretho)
  2. Cách gợi mở vấn đề (quảng cáo trực tiếp, viết bài review, nêu khó khăn khi chưa dùng sản phẩm, dựa hơi đối thủ,…)
  3. Cách thông điệp xuất hiện (tùy vào cách gợi mở mà thông điệp có thể được tung ra ở đầu hay giữa hay thời cơ thuận lợi)
  4. Dẫn dắt người nghe đi đâu tiếp (sau khi người nghe đã nhận được thông điệp, họ sẽ làm gì tiếp theo? Mở mô hình AISAS ra nghiên cứu tiếp nhé)
  5. Ngân sách cho Forum Seeding là bao nhiêu? Hãy cân đối sao cho phù hợp nhất.
  6. Các nguồn lực khác (nhân sự, số lượng tài khoản, thời gian…)
  7. Các phương án xử lý khủng hoảng (comment tiêu cực, đối thủ chơi xấu, xóa bài, khóa tài khoản,…)
mot so forum co the seeding
Một số forum tốt

Lập kế hoạch

Nói 1 cách đơn giản, lập kế hoạch là làm những việc sau:
  1. Post cái gì lên diễn đàn, comment tung hứng thế nào cho đúng chiến lược truyền thông điệp
  2. Nick nào quản lý comment nào (chú ý, đừng để mâu thuẫn kiểu 1 nick mà ở trên thì ngu ngơ, bên dưới thì sành sỏi. Nên giả lập insight cho mỗi nick)
  3. Thời gian post bài, tranh luận (khi nào lên cao trào, khi nào giãn binh, khi nào “đào mộ”…)
  4. Guideline hướng dẫn khi bình luận với những thành viên thật sự.
  5. Guideline hướng dẫn xử lý khủng hoảng.
  6. Phối hợp với những kênh Marketing khác.
Bạn nên đưa hết tất cả vào 1 file Excel để dễ quản lý.

Thực thi & Cải tiến

Trong quá trình chạy Forum Seeding, thường xuyên theo dõi để nắm tình hình. Trừ khi bạn chơi kiểu 1 mình 1 sân, còn nếu chơi kiểu tương tác thật thì tình thế thay đổi xoành xoạch rất bất ngờ khi: fan của bạn vào, đối thủ của bạn vào, trẻ trâu vào, admin vào, chuyên gia vào,… Bạn cần phải xử lý linh hoạt với tình hình hiện tại, khi nhu khi cương, lúc thuận lợi thì đẩy lên cao trào, lúc bất lợi thì giãn binh chuyển hướng, lúc nguội thì hâm lại cho nóng…
Lúc này mới biết được, trình độ Seeding của bạn cứng đến đâu!

Tổng kết

Bạn nên làm tổng kết sau mỗi giai đoạn (tuần, tháng) và kết thúc chiến dịch Forum Seeding. Điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu được những gì đã xảy ra, cho dù thành công hay thất bại. Một số KPI mà bạn có thể sử dụng:
  • Lượt View
  • Lượt comment
  • Số lượng người thật tham gia.
  • Cộng đồng đánh giá chung thế nào
  • Những điểm nào ảnh hưởng đến chiến dịch.
  • Đối thủ nào đang ở trong forum (nó mạnh chỗ nào, yếu chỗ nào).
  • Nick nào phe ta, nick nào phe địch.
Tôi đã chia sẻ tất cả những gì bạn cần để có một chiến dịch chạy Forum Seeding hiệu quả. Không có một hướng dẫn cụ thể nào, tùy vào mỗi trường hợp nhất định mà bạn sẽ biết mình phải làm gì cho tốt nhất.

Phân tích Case Study

Ok, quay lại 1 chúng với trường hợp ban đầu bài viết. Cá nhân tôi nghĩ vấn đề của chiến dịch nằm ở khâu Phân tích người nhận thông điệp, dẫn đến truyền sai thông điệp.
Flashcard Blueup ở thời điểm đó là sản phẩm rất mới. Trong mô hình AISAS, khách hàng chưa nằm được ở bước Awareness. Do đó, bạn không thể truyền đạt những cái phức tạp huyền bí bên trong sản phẩm được. Theo tôi, chỉ nên cho người đọc hiểu được “Cái này dùng để làm gì” trước khi họ thích thú với những tính năng hấp dẫn bên trong sản phẩm.
Nếu bạn có thắc mắc hay cần trao đổi, hãy để lại comment bên dưới. Tôi và những người khác sẽ giúp đỡ bạn. Trong bài viết có rất nhiều keywords bạn có thể tự tìm hiểu sâu hơn, hoặc tôi sẽ phân tích ở 1 bài khác.
Đọc tiếp »

6 sai lầm giết chết chiến lược Content marketing của doanh nghiệp Việt

Đổ tiền đầu tư content marketing theo xu hướng nhưng một số doanh nghiệp Việt lại tự làm khó mình khi không xác định được mục tiêu cốt lõi của chiến dịch, để rồi không đạt đến thành công ở bất cứ phương diện gì.

Ông Nguyễn Đăng Ngọc, Đồng Giám đốc Điều hành Hệ thống Quảng cáo trực tuyến Admicro (VCCorp) chia sẻ:

"Content marketing không phải một xu hướng nhất thời, dù có nhận ra hay không thì trước giờ, trong các hoạt động quảng cáo tiếp thị của mình, các doanh nghiệp đều đã vận dụng content. Tuy nhiên, để nâng tầm nó lên thành chiến lược trong thời đại số, đòi hỏi doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn, đủ năng lực để nắm bắt và hiểu rõ về thói quen, nhu cầu của người dùng internet Việt Nam. Bên cạnh việc dám mạo hiểm, không ngần ngại thay đổi chiến thuật thường xuyên, doanh nghiệp cũng luôn cần bám sát các số liệu đo lường hiệu quả thực tế, tránh 'ném tiền qua cửa sổ'. Thế mạnh của mỗi doanh nghiệp chính là cơ sở đầu tiên để xây dựng một chiến lược content marketing có giá trị." 

Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến mà các doanh nghiệp Việt thường xuyên “dính” phải khi bắt tay làm tiếp thị nội dung và gợi ý giải pháp cho các vấn đề đó.



1. Website: Chỉ cóp nhặt thông tin trên mạng

Trên 90% doanh nghiệp Việt đang duy trì website bằng cách cóp nhặt thông tin liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề, thương hiệu của mình từ các tờ báo và trang tin tức chuyên ngành khác.

Biên soạn và tập hợp thông tin là cách nhanh và rẻ nhất để có được những bài viết đa dạng, chuyên sâu. Tuy nhiên, chưa kể đến các vấn đề bản quyền, thì uy tín thấp, thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm thấp, lượng truy cập thực tế ít ỏi và khả năng quy ra ra giá trị kinh tế thấp là cái giá phải trả cho cách làm "tiết kiệm" này.

Giải pháp: Để làm content marketing trên website, hãy xác định giá trị thông tin sâu nhất, hữu ích nhất bạn có thể mang lại cho khách hàng, và cố gắng trở thành chuyên gia trong nội dung đó. Thường xuyên khuếch trương giá trị các bài đăng này bằng cách đẩy mạnh SEO và bản quyền, tích cực chia sẻ nội dung lên các diễn đàn, mạng xã hội, đặc biệt trong các hội nhóm có liên quan trực tiếp.

2. Chỉ sùng “chuyên gia ngoại”

Với những thế mạnh về kinh nghiệm, uy tín, chỉ phải trả tiền khi hài lòng với chất lượng sản phẩm, ngày càng nhiều doanh nghiệp không ngần ngại bỏ tiền thuê các chuyên gia, các công ty tư vấn xây dựng và vận hành các chiến dịch content marketing cho mình.

Tuy nhiên, giao phó 100% chiến lược nội dung của mình cho họ không phải giải pháp khôn ngoan. Thứ nhất, họ có thể rất giỏi, nhưng chưa chắc đã hiểu sâu về sản phẩm, giá trị cốt lõi và tầm nhìn chiến lược của công ty. Thứ hai, bạn có thể tìm đến họ thì người khác, bao gồm các đối thủ kinh doanh của bạn cũng có thể. Bên cạnh đó, nguy cơ về bảo mật cũng là vấn đề không thể xem thường.

Giải pháp:
Song song với việc nhờ cậy các blogger, chuyên gia và công ty tư vấn chuyên nghiệp bên ngoài, hãy tích cực xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia nội bộ, bắt đầu từ việc lựa chọn những nhân viên tiềm năng, đào tạo và xây dựng thương hiệu cá nhân cho họ. Việc có được một đội ngũ chuyên gia hiểu sâu sản phẩm và chiến lược, gắn bó lâu dài với công ty và tạo ra những sản phẩm truyền thông độc đáo là phần thưởng xứng đáng cho sự kiên nhẫn và chi phí cơ hội ban đầu.

3. Cẩm nang “đuổi khách”

Những thông tin hữu ích, số liệu công phu, phân tích chuyên sâu… luôn có sức hấp dẫn và góp phần đáng kể cho uy tín của thương hiệu. Một số công ty thậm chí còn có được nguồn thu đáng kể từ việc bán những sản phẩm nội dung này.

Tuy nhiên, quá tự tin ở tính chuyên sâu, giá trị, hữu ích của tài liệu đã khiến nhiều công ty không quan tâm đến cảm nhận của người dùng. Họ thiết kế những cẩm nang quá dài và “làm giá” sản phẩm bằng những rào cản như yêu cầu khách hàng phải đăng nhập, để lại email, thậm chí trả phí để xem được văn bản, trong khi không hề cho khách hàng một cơ sở nào để hào hứng móc ví. Nên nhớ rằng khách hàng thời nay có rất nhiều lựa chọn, họ sẽ không tốn thời gian để tìm hiểu thứ vốn dĩ không hề gợi mở.

Giải pháp: Cần đến một khảo sát nghiêm túc để biết chắc độ dài cẩm nang của bạn là vừa vặn khiến số đông đối tượng mục tiêu muốn đọc đến trang cuối cùng. "Tặng"khách hàng những đoạn xem thử đủ hấp dẫn để họ muốn bỏ công sức và tiền bạc ra xem bản đầy đủ.



4. Chỉ cần có video

Sức lan truyền khủng khiếp và khả năng tạo trào lưu nhanh chóng, mạnh mẽ của các clip hot trên Youtube đã khiến nhiều người nghĩ rằng, tất cả những gì họ cần làm là tạo ra một video có khả năng lan truyền.

Trên thực tế, video cũng như một liều thuốc tốt, nó không chữa được bách bệnh và cần được uống đúng giờ. Ngay cả khi video của bạn được chia sẻ khắp nơi mà sự nổi tiếng đó không dẫn đến những hiệu quả đo đếm được như thương hiệu, thị trường hay doanh số thì đó vẫn cứ là một khoản đầu tư thất bại.

Một TVC thành công cần tập trung truyền tải một số thông điệp nhất định, phục vụ cho một mục tiêu nhất định và được phát đúng lúc. Khảo sát của Outbrand (US) đã cho thấy, không phải buổi sáng, mà chính giờ nghỉ trưa mới là thời điểm người dùng cập nhật thông tin nhiều nhất.

Giải pháp: Luôn ghi nhớ rằng TVC là giải pháp hiệu quả, nhưng không thể tồn tại đơn lẻ, tách rời khỏi chiến lược content marketing tổng thể với thông điệp cốt lõi xuyên suốt. Hỗ trợ người xem bằng những đoạn mô tả ngắn gọn cũng như lời bình thú vị về nội dung clip, giúp họ có thể hiểu và hứng thú với nó ngay cả khi không thể xem trọn vẹn.

5. Mobile marketing: Chỉ đẩy tin buổi sáng

Quan niệm cho rằng lượng truy cập trên mobile cao nhất vào buổi sáng không hoàn toàn chính xác. Đối với những khu vực mà độc giả đa phần là dân văn phòng ngày làm 8 tiếng, đỉnh truy cập trên thiết bị di động cao nhất là vào buổi chiều và tối, khi họ rời máy tính công sở.

Giải pháp: Lựa chọn nội dung và hình thức đăng tải phù hợp với thiết bị truy cập chiếm ưu thế vào từng thời điểm. Nắm được thông tin chi tiết về tốc độ truy cập, kích thước màn hình, xu hướng lựa chọn tin tức theo khung giờ, giới tính... sẽ giúp bạn không bỏ phí bất cứ cơ hội nào để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất trên mobile.

6. Kế hoạch "trên trời"

Một sai lầm phổ biến của giới marketers trong nước là quá ít sử dụng các số liệu đo lường thực tế, dẫn đến áp đặt tư duy chủ quan của mình cho người dùng. Điều này đặc biệt nguy hiểm trong content marketing, nơi các chiến lược không theo dạng "đánh nhanh thắng nhanh", mà cần có thời gian để thẩm thấu và phát huy tác dụng.



Suy nghĩ "content is king" (nội dung là vua) chỉ đúng một phần. Nội dung tốt vẫn hoàn toàn có thể thất bại nếu truyền tải thiếu hiệu quả, sai đối tượng mục tiêu, vào thời điểm không phù hợp, thông qua các kênh phân phối không phù hợp và chưa đủ lượng thời gian cần thiết.

Giải pháp: Nghiên cứu kĩ đối tượng mục tiêu trước khi lên chiến lược content marketing, vận dụng tổng lực tất cả các công cụ truyền bá tốt nhất, đảm bảo rằng các kênh và các công cụ bạn sử dụng phải liên kết chặt chẽ với nhau.
Đọc tiếp »

Content marketing chỉ là bình mới rượu cũ

Content marketing (xin được dùng từ gốc tiếng Anh trong bài viết này) là nói những điều đơn giản một cách phức tạp hay ngược lại, nói những điều phức tạp một cách đơn giản? Có vẻ như người ta thích đi theo hướng thứ nhất nhiều hơn. Có nhiều lý do.

Khi chưa hiểu rõ một vấn đề nào đấy, chúng ta thích nói dài, thích giải thích dài dòng. Vì sợ người khác không hiểu. Và có thể nói dài để cảm thấy an tâm. "Giết nhầm hơn bỏ sót" (?!).

Có thể hiểu rõ một vấn đề rồi nhưng để làm cho nó quan trọng, ta có xu hướng "hàn lâm hoá" nó. Một trong những cách thường dùng đó là cho nó một cái tên. Cái tên mới nghe lạ một chút, bí ẩn một chút. Tất nhiên mọi quan điểm hay phương pháp luận mới đều cần có một cái tên mới để gọi. Có tên mới được định nghĩa rõ ràng, khúc chiết. Có tên mới không được như thế. Và phức tạp hoá một vấn đề đơn giản cũng là một lựa chọn để làm mọi thứ trở nên... phức tạp. Có người lao vào mổ xẻ. Có người không.

Theo quan niệm truyền thống của khá nhiều tài liệu học thuật, marketing bao gồm tất tần tật từ branding (làm thương hiệu), Pr (quan hệ công chúng), communication (truyền thông) hay advertising (quảng cáo). Content marketing sẽ được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ ngưởi định nghĩa đang làm công việc gì.

Người làm branding

Nội dung của branding là phải tìm ra một điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Proposition) để thương hiệu nhờ đó quyến rũ được khách hàng khó tính và đánh bay được đối thủ ghê gớm.





Nội dung hay của branding là "mua" được nguyên liệu ngon để phục vụ cho các công cụ quảng cáo hay PR sau này "nấu" món ăn ngon. Nội dung hay làm khách nhớ đến, nhắc đến và dẫn đến tiêu dùng nó. Như một thói quen hàng ngày.

Kiểu thông điệp như "sữa sạch" của TH True milk, "lọc nước hàng đầu Việt Nam" của Kangaroo hay "nóng trong người" của trà Dr. Thanh là những "content" nhạt toẹt. Chẳng ai thích. Nhưng khổ nỗi ai cung nhớ và nhiều người tiêu dùng một cách vô thức những thương hiệu này. Nói một cách khác nội dung nhạt toẹt nhưng hiệu quả. Do vậy có thể coi đó là những nội dung hay.

Người làm PR

Nội dung của PR là xây dựng được uy tín cho thương hiệu bằng các công cụ chuyên biệt. Nội dung của PR được đo lường bằng kết quả thương hiệu có gây được cảm tình với công chúng hay không.



Đối với câu chuyện con ruồi của Tân Hiệp Phát, "content marketing" dưới lăng kính PR quá ư kém cỏi. Nếu họ mở cửa nhà máy kịp thời hơn, có sự giám sát của bên thứ ba, và tránh các nội dung thông tin quảng bá, gây nhiễu như treo giải "Thử là tin" thì có lẽ họ đã ít nhiều gỡ gạc được chút cảm tình của công chúng.

Trong cuốn "Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi" của tác giả Al Ries, vai trò của PR được đề cao về chức năng xây dựng thương hiệu. Với những gì Tân Hiệp Phát đã làm, xin lỗi Al Ries, quan niệm của ông đã "đi về nơi xa lắm".

Người làm quảng cáo

Giống PR, nhiệm vụ của quảng cáo là sử dụng nguyên liệu đúng mà brand đã tìm ra để chế biến món ăn hấp dẫn. Content marketing, dưới lăng kính người làm quảng cáo, là nói đúng và nói hay về thương hiệu. Nói đúng là nói về USP của thương hiệu. Nói hay là USP này được thể hiện bằng hình ảnh, ngôn ngữ hoặc âm thanh thật hấp dẫn thật sáng tạo.

Trích quảng cáo Tết 2015 của thương hiệu dầu ăn Neptune.

Thậm chí khi một thương hiệu chẳng có một USP nổi trội nào nhưng content hay của quảng cáo là vẫn làm cho thương hiệu được biết đến và yêu thích. Ví dụ quảng cáo thương hiệu dầu ăn Neptune chẳng hạn. Chẳng nói gì về USP sất. Nhưng "Về nhà đón Tết gia đình trên hết" là một quảng cáo có nội dung hay. Vì người ta thích nó. Bàn luận về nó. Đơn thuần là yếu tố cảm xúc ngự trị. Neptune đã có một content marketing hay.

Cái gì cũng cần một tên gọi, cần một khái niệm học thuật. Nhưng tên gọi chỉ là tên gọi mà thôi. Content Marketing là một trong nhiều cái tên như vậy. Vấn đề cốt lõi là ta có hiểu bản chất của tên gọi hay khái niệm nào đấy không. Chẳng cần lãng phí thời gian để tranh luận về ý nghĩa của câu chữ. Có người giải thích vanh vách một khái niệm về mặt ngôn ngữ nhưng có thể họ chẳng hiểu hết bản chất của khái niệm đó là về cái gì. Ngôn ngữ dùng để gọi tên là do ai đó đẻ nó ra. Chúng ta cũng có thể đẻ ra nhiều tên gọi khác để nói về cùng một vấn đề. Không nên làm nô lệ cho một khái niệm. Hiểu về một khái niệm quan trọng hơn.

Trước khi có khái niệm content marketing ra đời, thế giới marketng đã như vậy rồi. Người làm branding làm công việc xây dựng hình ảnh thương hiệu. Người làm PR xây dựng uy tín thương hiệu. Người làm quảng cáo chuyển tải thông điệp một cách thú vị nhất có thể. Sau khi khái niệm content marketing ra đời, thế giới marketing vẫn chẳng có gì thay đổi. Người làm branding, người làm PR hay người làm quảng cáo vẫn làm công việc trước đây họ vẫn làm. Cho dù họ có biết đến khái niệm marketing hay không.


Ai hỏi tôi content marketing là gì là tôi chịu. Tôi chỉ biết mỗi việc giúp các thương hiệu lớn bé tôi có may mắn nhặt được trên đường trao vào tay những khách hàng đang tìm kiếm họ. Nếu thấy thương hiệu và khách hàng duyên phận gặp nhau tay trong tay thì có lẽ tôi đã làm tốt content marketing rồi. Thôi cứ đơn giản cái phức tạp thế cho nó nhẹ nhàng các bạn ạ.
Đọc tiếp »

Bài học kinh doanh "Bán cua, cân luôn Dây hay bán Dây cân luôn Cua"

BÀI HỌC KINH DOANH

Bài học số 1

Chàng yêu nàng từ thuở nàng mười lăm mười sáu tuổi. Cả hai lén lút đi lại, quan hệ, quậy gia đình, trốn nhà đi, dọa chết nếu không được chấp nhận. Nếu quan hệ ấy kéo dài một năm, được gọi là phạm pháp, dụ dỗ trẻ vị thành niên, có nguy cơ ra tòa thụ án. Nếu mối tình ấy kéo dài ba năm, được gọi là yêu trộm, tình yêu oan trái. Nếu mối tình kéo dài sáu bảy năm, sẽ được gọi là tình yêu đích thực, vượt núi trèo đèo qua bao khó khăn để yêu nhau.

Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm được trong… bao lâu!

Bài học số 2

Một nàng cave, nếu ngủ với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng.

Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!

Bài học số 3

Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt.

Kết luận: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.

Bài học số 4

Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?”
Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”

Kết luận: Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.

Bài học số 5

Một con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét. Trời lạnh quá con chim bị lanh cứng và rơi xuống một cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm đấy, một con bò đi qua ỉa vào người nó. Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng nó đang ấm dần. Ðống phân đã ủ ấm cho nó. Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. Một con mèo đi ngang, nghe tiếng chim hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh, con mèo phát hiện ra con chim nằm trong đống phân, nó liền kéo con chim ra ăn thịt.

Bài học xương máu:
1. không phải thằng nào ỉa vào người mình cũng là kẻ thù của mình
2. không phải thằng nào kéo mình ra khỏi đống cứt cũng là bạn mình
3. và khi đang ngập ngụa trong đống cứt thì tốt nhất là ngậm cái mồm lại.

Bài học số 6

Một tu-sĩ nam ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe. Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam thẹn quá: “xin lỗi nữ, tôi trần tục quá”. Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi.

Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: “Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn nữa, con sẽ tìm thấy hào quang.”

Bài học xương máu: Nếu anh không nắm rõ thông tin trong công việc của mình anh sẽ bỏ lỡ 1 cơ hội lớn.

Bài học số 7

Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa reo. Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì Bob bảo: tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra . Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob. Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà.
- Vào đến phòng tắm, chồng hỏi: Ai đấy em?
- Vợ: ông Bob hàng xóm.
- Chồng: Tốt. thế hắn có nói gì đến số tiền 800 đô hắn nợ anh không?

Bài học xương máu: Nếu anh trao đổi thông tin tín dụng với cổ đông của mình kịp thời thì anh đã có thể ngăn được sự “phơi bày”.

Bài học số 8

Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa.

Kết luận: Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.

Bài học số 9

Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác!

Kết luận: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!

Bài học số 10

Hai con bồ câu trống và mái tha hạt thóc về đầy tổ, cả hai rất ư hạnh phúc. Gặp mùa khô hanh, hạt thóc ngót lại. Con trống thấy tổ vơi đi liền trách con mái ăn vụng. Con mái cãi lại liền bị con trống mổ chết. Mấy hôm sau mưa xuống, hạt thóc thấm nước và nở to ra. Bồ câu trống ngẩn tò te.

Bài học rút ra: “thịt” nhân viên một cách hồ đồ không làm bạn trông thông minh hơn.

Bài học số 11

Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Đức vua băng hà.

Bài học rút ra: trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cảnh giác.

Bài học số 12

Quạ thấy chó ngậm khúc xương quá ngon, bèn đánh liều lao xuống mổ vào đầu chó. Bị bất ngờ, chó bỏ chạy để lại khúc xương. Quạ ngoạm lấy khúc xương nhưng nặng quá không tha nổi. Chó, sau khi hoàn hồn, thấy kẻ tấn công chỉ là con quạ nên quay lại táp một cú, quạ chết tươi.

Bài học rút ra: đừng chiếm thị trường nếu bạn biết là không giữ được nó.

Bài học số 13

Ba con thú dữ là sói, gấu và cáo thay nhau ức hiếp đàn dê. Dê đầu đàn bèn nói với cả bầy: “Ta nên mời một trong ba gã sói, gấu hay cáo làm thủ lĩnh của chúng ta”. Cả đàn dê bất bình, nhưng ba “hung thần” nghe tin này rất mừng. Thế là chúng quay sang tranh giành nhau quyền lãnh đạo, cuối cùng cáo dùng bẫy hại chết được sói và gấu. Nhưng rồi một mình nó không còn ức hiếp đàn dê được nữa.

Bài học rút ra: hãy thận trọng khi nghe tin bạn sắp được làm sếp!

Bài học số 14

Một nhân viên bán hàng, một thư ký hành chính và một sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau, họ bắt được một cây đèn cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo: “Ta cho các con mỗi đứa một điều ước”. Tôi trước! Tôi trước! – Cô thư ký hành chính nhanh nhảu nói: Tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời. Vút. Cô thư ký biến mất. Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: Tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm. Vút. Anh nhân viên bán hàng biến mất. Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý. Ông quản lý nói: tôi muốn hai đứa ấy có mặt ở văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.

Bài học xương máu: luôn luôn để sếp phát biểu trước.

Bài học số 15

Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. Con thỏ nhìn thấy thế hỏi: Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không? Ðại bàng trả lời: Được chứ, sao không. Thế là con thỏ ngồi xuống gốc cây nghỉ ngơi. Bỗng dưng một con cáo xuất hiện, vồ lấy con thỏ mà ăn thịt.

Bài học xương máu: để được ngồi không mà chẳng cần làm gì, anh phải ngồi ở vị trí rất cao.

Bài học số 16

Một con gà tây trò chuyện với một con bò:

“Giá mà tôi có thể bay lên ngọn cây kia thì thích quá, nhưng tôi không đủ sức”, gà tây thở dài.

“Được rồi, tại sao bạn không nếm tý phân của tôi nhỉ? Nó có nhiều chất bổ lắm đấy”, bò trả lời . Gà tây mổ ăn phân bò và nó thấy quả là nó đã đủ sức bay lên cái cành thấp nhất. Ngày hôm sau, ăn thêm phân bò, nó bay lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau đêm thứ tư, gà tây khoái chí lên tới được ngọn cây. Nó lập tức bị một nông dân phát hiện, anh này bắn nó rơi xuống đất.

Bài học xương máu: sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng không thể giữ bạn ở đó mãi.

Nguồn: sưu tầm
Đọc tiếp »