Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

13 Xu Hướng Digital Trong Năm 2016 Tại Việt Nam

Năm 2015 đã sắp kết thúc và một năm mới sắp đến, hãy cùng Conversion.vn nhìn nhận một số xu hướng digitalmới có thể sẽ là chủ đạo trong năm 2016. Những xu hướng này có cái đã bắt đầu từ năm 2015 hoặc có khi là từ trước đó nhưng năm 2016 có thể sẽ là thời điểm chúng cất cánh và có sự ảnh hưởng lớn hơn

Các xu hướng về công nghệ và quảng cáo này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến bạn, một digital marketer. Bạn đã sẵn sàng để tiếp nhận chúng chưa và bạn có chuẩn bị gì để tận dụng chúng trong chiến lược quảng cáo của mình sắp tới đây? Dưới đây là 13 xu hướng mà theo người viết sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cách thức mà các thương hiệu có thể tương tác cũng như tiếp cận người dùng trong quảng cáo:


1. Facebook service search – Tìm kiếm dịch vụ trên Facebook




Tận dụng sức mạnh social của mình, Facebook đã thực hiện 1 bước tiến vào mảng tìm kiếm dịch vụ cạnh tranh trực tiếp với các trang web về dịch vụ classified ads (gọi chung là rao vặt). Đây thực sự là một tin tức gây chấn động vì thực chất với khà năng của mình, Facebook có thể trở thành một đối thủ đáng gờm trên phương diện này.

Từ góc độ là một marketer: nếu trong năm 2016, tính năng này được Facebook thúc đẩy mạnh mẽ thì có lẽ đã đến lúc bạn cần nhìn nhận lại về các kênh mà brand bạn muốn xuất hiện. Đặc biệt là các brands về nhà hàng, khách sạn, các địa điểm ăn uống. Bên cạnh việc xuất hiện trên các kênh thường trực như Foody, Agoda, iVivu, TripAdvisor, v.v… thì lúc này bạn sẽ cần phải xem xét để đảm bảo brand của mình cũng nằm trên kết quả tìm kiếm của Facebook khi người dùng tìm kiếm các từ khóa tương ứng.

2. Facebook search engine – tìm kiếm thông tin trên Facebook




Facebook có tiềm năng cạnh tranh với Google và thống trị mảng tìm kiếm hay không? Hoàn toàn có thể. Phần này đã được phân tích sâu trong bài viết FSO – Facebook Search Optimization,Năm 2015 đã sắp kết thúc và một năm mới sắp đến, hãy cùng Conversion.vn nhìn nhận một số xu hướng digital bạn có thể xem để hiểu thêm.

Từ góc độ là một marketer: lúc này Facebook đang dần hoàn thiện tính năng tìm kiếm của mình và có lẽ đã đến lúc ngoài SEO thì có lẽ bạn còn cần phải nghĩ thêm đến FSO – Facebook Search Optimization, làm sao để thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện cao hơn trên các kết quả tìm kiếm liên quan.

3. Facebook Messenger integration – khi OTT lên ngôi






Chủ đề này cũng đã từng được nói chi tiết trong một post Facebook cách đây không lâu. Facebook đang bắt đầu công cuộc tích hợp các tính năng của bên thứ 3 vào Facebook Messenger và biến công cụ OTT này trở thành một platform để bắt đầu tấn công các mảng khác nhau. Hiện nay Facebook đang thử nghiệm các tính năng như thanh toán tiền và đặt xe Uber và trong tương lai những ứng dụng khác có thể cũng sẽ được tích hợp vào.

Từ góc độ là một marketer: khi Facebook Messenger trở thành một platform mới thì đây cũng sẽ là lúc bạn sẽ cần phải chú trọng tới nó như một kênh hoàn toàn mới với khả năng mang lại traffic cao và xu hướng người dùng tương đối khác biệt.

4. Facebook E-commerce – bán hàng qua Facebook


Facebook đã có những bước chuẩn bị từ lâu để bước chân vào mảng e-commerce như đã được nêu lên tại bài viết này. Các tính năng còn lại để hoàn thiện cho hệ sinh thái của Facebook nhằm tấn công tổng lực vào e-commerce có thể sẽ sớm hoàn thiện vào năm 2016 và lúc đó có thể một phần lớn đơn hàng của bạn sẽ diễn ra trên Facebook chứ không phải chỉ trên website nữa.

Từ góc độ là một marketer: lúc này một trong những khó khăn của bạn có thể đến từ việc đo lường. Nếu một conversion được thực hiện trên website của bạn thì bạn có thể thu thập được data và đo lường được nhưng nếu bán hàng trên Facebook thì có thể sẽ không được như vậy. Ít ra là cho đến thời điểm này vẫn chưa có tính năng hay công cụ nào hỗ trợ việc đo lường trên Facebook.

5. Video 360 độ – tương tác ở một góc độ rộng hơn




Video 360 được Youtube cho ra mắt trong năm 2015 và nhanh chóng trở thành một phương thức mới được ưa chuộng để các brands có thể tương tác với các người dùng một cách khác hơn. Đoạn video ví dụ bên trên là một video 360 độ quảng cáo cho bộ phim Paranormal Activity mà trong đó người xem có thể vừa xem vừa xoay và xem nhiều góc độ khác nhau. Cả Youtube và Facebook hiện nay đều đã mở tính năng video 360 cho người dùng (riêng Facebook hiện nay chỉ có trên iOS)

Từ góc độ là một marketer: video 360 độ mở ra cho những người làm quảng cáo khả năng có thể sáng tạo ra những phương thức mới để tương tác với người dùng hơn. Chi phí để mua 1 cái camera 360 giá thành cũng không cao ($300 – $600), ví dụ nhưKodak SP360 hay các dòng camera khác được hỗ trợ bởi Youtube. Bạn có thể dễ dàng đặt mua trên Amazon hoặc các trang bán hàng khác.

6. Video live streaming – xem ngay mọi thứ từ xa trong thời gian thực



Tính năng live streaming cho phép người xem có thể theo dõi một sự kiện tại bất cứ đâu theo thời gian thực, mà không cần phải có máy quay hay thiết bị vệ tinh phức tạp. Live streaming mang đến một khả năng vô tận mà trong đó mỗi người với chỉ thiết bị di động có thể quay phim được và kết nối mạng được là có thể trở thành một đài truyền hình thu nhỏ. Cả Youtube và Facebook thì hiện nay đều đã cho phép tính năng live streaming. Youtube thì hiện nay nếu muốn live streaming thì cần phải cài đặt phần mềm encoding và configure một chút, với Facebook thì đơn giản hơn nhưng hiện nay Facebook chỉ mới hỗ trợ live streaming cho các điện thoại sử dụng iOS.

Từ góc độ là một marketer: live streaming là một bước tiến lớn về việc truyền tải và chia sẽ video và chắc chắn sẽ làm thay đổi hành vi của người dùng sắp tới đây. Nếu bạn có một chương trình, hội thảo, biểu diễn giờ đây bạn có thể tận dụng live streaming để đưa nó đến nhiều người xem hơn. Hay bạn nên đảm bảo cơ sở hạ tầng wifi tại địa điểm diễn ra chương trình thật ổn định để chắc rằng các khán giả có thể streaming chương trình tới bạn bè họ dễ dàng hơn.

7. Quảng cáo với 2nd party data


Trước khi nói tiếp, bạn cần hiểu:
1st party data: chính là data CỦA BẠN, thu thập từ các kênh, platform và nằm trong database của công ty bạn. Ví dụ khách hàng lên website của bạn và để lại thông tin, đó là 1st party data.

3rd party data: chính là data của một bên khác, công ty khác. Các data này có thể được bán lại để bạn sử dụng cho mục đích quảng cáo của mình.

2nd party data: đây là một dạng thức mới, về bản chất nó chính là data của bạn nhưng bạn sẽ trao đổi data với một bên thứ 3 (trong trường hợp này có thể là Facebook hay Google) và match các data đó để reach được các khách hàng của dịch vụ thứ 3.

facebook-custom-audience.jpg
Facebook từ lâu đã cho người phép các marketers có thể quảng cáo và target với 2nd party data với Custom Audience. Gần đây Google cũng đã mở ra tính năng nay cho những người dùng Adwords với Customer Match. Năm 2016 sẽ là năm mà 2nd party data thực sự nở rộ với sự ứng dụng rộng rãi và phổ biến trên nhiều phương diện.

Từ góc độ là một marketer: cùng với sự phát triển và phổ biến ngày càng rộng rãi của các hệ thống CRM, các công ty đang nắm rõ hơn vòng đời của khách hàng và qua đó tăng thêm sự hữu dụng của việc quảng cáo bằng 2nd party data. Hãy thử tưởng tượng nếu bạn biết được rằng có một nhóm khách hàng đang chần chờ chưa ký kết mua hàng vì cảm thấy giá sản phẩm của bạn hơi cao, bạn có thể export ra danh sách các khách hàng này và đưa vào hệ thống quảng cáo trên Facebook hoặc Google Display với hình ảnh banner quảng cáo là discount thêm cho họ 10% nếu họ mua ngay trong hôm nay. Bằng cách này bạn có thể đưa những quảng cáo với nội dung được tối ưu dành riêng cho đối tượng khách hàng đó giúp cải thiện hơn hiệu quả quảng cáo.

8. App Indexing: SEO cho app lên ngôi?


app-indexing-google.gif

Đã bao nhiêu lần bạn cài đặt một ứng dụng nào đó vào điện thoại, mở lên 1 lần rồi sau đó quên mất tới sự tồn tại của nó? Google đưa ra tính năng app indexing để giải quyết vấn đề này bằng cách index các thông tin bên trong ứng dụng và chúng có khả năng sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của thiết bị di động nếu nội dung phù hợp. Như ví dụ trên nếu bạn tìm kiếm thông tin về một bộ phim thì ứng dụng IMBD có khả năng sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và nếu bạn bấm vào đó thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

+ Nếu bạn đã cài đặt ứng dụng IMDB thì tự động ứng dụng này sẽ được bật lên và bạn sẽ tự động được đưa tới đúng mục về bộ phim đó.
+ Nếu bạn chưa cài đặt ứng dụng IMDB thì bạn sẽ được dẫn tới trang cài đặt ứng dụng trên Google Play hay App Store và sau khi bạn cài đặt ứng dụng và mở nó lên bạn sẽ được đưa tới đúng mục về bộ phim đó.

Như vậy lúc này app indexing không chỉ giúp mang người dùng quay trở lại cho ứng dụng của bạn mà còn có thể góp phần làm tăng số lượng cài đặt tự nhiên vốn là một chỉ số quan trọng trong ASO (app store optimization), giúp làm cải thiện thứ hạng trên chợ ứng dụng.

Từ góc độ là một marketer: lúc này việc tối ưu hóa ứng dụng từ khâu phát triển để app được Google index và khả năng xuất hiện cao hơn là rất cần thiết. Quá trình này cần được xác định và lên kế hoạch từ bước phát triển nội dung và lập trình cho ứng dụng.

9. Trợ lý điện tử: xu hướng tìm kiếm mới


Cortana-Vs-Siri-Vs-Google-Now.png

iOS có Siri, Android có Google Now và Windows Phone có Cortana. Đây là các trợ lý điện tử (digital assistant) đang ngày càng trở nên phổ biến hơn với người dùng. Chúng giúp người dùng tìm kiếm các địa điểm xung quanh, kiểm tra thời tiết, tìm kiếm đường đi, v.v… Điều đặc biệt, các mệnh lệnh tìm kiếm này được thực hiện thông qua giọng nói. Và đây có lẽ sẽ là xu hướng tìm kiếm trong tương lai đơn giản là vì nó tiện lợi và nhanh chóng hơn nhiều so với việc phài gõ từ khóa tìm kiếm vào trình duyệt.

Từ góc độ là một marketer: cách thức mà các trợ lý điện tử này hiển thị kết quả cũng tương đối khác biệt so với kết quả tìm kiếm thông thường. Một điểm khác biệt nữa là các từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm trên trình duyệt hay bộ máy tìm kiếm thì cũng hơi khác so với khi tìm kiếm bằng các trợ lý điện tử, một cái là viết, một cái là nói. Vậy có thể khi tiến hành SEO, bạn cần tối ưu hóa nội dung có mang chút phong cách nói để nội dung của mình có khả năng rank cao hơn khi người dùng tìm kiếm bằng giọng nói qua các trợ lý điện tử này?

10. Marketing automation: tự động hóa các tác vụ marketing


marketing-automation.png

Marketing automation về mặt định nghĩa là việc mà trong đó bạn tự động hóa một số tác vụ marketing được lập đi lập lại nhằm cải thiện hiệu quả thông qua việc kết nối và sử dụng các công cụ marketing. Marketing automation thường được áp dụng cho email, SMS, social, website, tracking, v.v…

Ví dụ: một khách hàng vào website của bạn và để lại thông tin, tự động họ nhận được 1 email welcome. Thông tin của họ được đưa vào CRM kết nối với bộ phận call center và họ sẽ được nhân viên tư vấn liên hệ để hỗ trợ tư vấn, sau khi được tư vấn họ nhận được 1 cái email khác xác nhận về thời gian và địa điểm họ sẽ đến khu dự án để tham khảo thêm. Khoảng vài tiếng trước khi đến thời gian hẹn, một SMS sẽ được tự động gửi đi để nhắc nhở họ. Sau khi họ đến nơi và xem xét về dự án, nói chuyện với nhân viên tư vấn và đi về, khách hàng còn đang băn khoăn về giá. Sau đợt tư vấn, các thông tin phụ thêm của khách hàng (nơi ở, nghề nghiệp, thu nhập, mục đích mua dự án, băn khoăn, v.v…) sẽ được nhân viên tư vấn khai thác và nhập vào CRM. Lúc này tùy theo các thông tin về khách hàng mà sẽ có những nội dung tương tác khác nhau được nhắm tới khách hàng bằng email, sms, quảng cáo. Các khách hàng có thu nhập vừa phải và đang băn khoăn về giá sẽ nhận được các nội dung khác (email newsletters, sms, banner quảng cáo remarketing) so với một khách hàng có thu nhập cao nhưng lại đang băn khoăn về thời gian hoàn thành của dự án.

Từ góc độ là một marketer: thiết lập được một quy trình marketing automation tốt có thể tiết kiệm được của bạn rất nhiều thời gian và đồng thời cải thiện được hiệu quả quảng cáo một cách đáng kể. Với sự phát triển CRM và các công cụ marketing như hiện nay thì năm 2016 marketing automation sẽ trở thành chuẩn mực mà mọi người cùng hướng đến.

11. Omni-channel: trải nghiệm đa kênh


 omni-channel.png

Omni-channel là một định hướng mà trong đó bạn tiếp cận khách hàng ở nhiều kênh khác nhau và cung cấp cho họ những trải nghiệm không gián đoạn ở bất cứ kênh nào dù là trên website hay là tại cửa hàng. Một lần nữa hệ thống CRM lại cho thấy tầm quan trọng của nó trong việc giúp bạn xác định được người khách hàng đã để lại thông tin trên website và người đến cửa hàng là một người và nhờ đó tương tác và mang lại cho họ một trải nghiệm hoàn hảo hơn.

Từ góc độ là một marketer: tạo ra một trải nghiệm không gián đoạn trên tất cả các kênh và phương tiện khác nhau cho khách hàng nên là mục tiêu hướng tới của tất cả mọi marketer.

12. Viewable impression là chuẩn mực mới


 viewable-impression.png

Bạn có biết có tới 56% các banner display không bao giờ được nhìn thấy? Bạn có biết rằng Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về tỉ lệ click giả mạo và tỉ lệ click fraud của Việt Nam cao hơn gần gấp đôi so với nước đứng thứ 2 là Canada. Những yếu tố này khiến nhiều người nghi ngờ về chất lượng của inventory display và sự hiệu quả của kênh quảng cáo này. Trong bối cảnh như vậy Google đã đưa ra giải pháp là viewable impression tức là chỉ những mẫu quảng cáo nào có khả năng được nhìn thấy bởi người dùng thì mới được tính. Cách tính viewable impression theo chuẩn IAB hiện nay là ít nhất 50% diện tích của mẫu quảng cáo phải nằm trong tầm hiển thị trong ít nhất 1 giây và với video là ít nhất 2 giây.

Từ góc độ là một marketer: những cải cách này của Google chắc chắn sẽ giúp giảm thiểu bớt tình trạng click fraud hiện nay và cải thiện chất lượng của các inventory. Là một marketer, lúc này chỉ số viewable impression nên là chỉ số thực sự bạn nên dùng để tính toán tỉ lệ CTR, CPM, CPC, CPA chứ không phải là chỉ số impression thông thường nữa.

13. Data scientist là nghề mới cực hot


data-scientist.png
Nguồn: Marketing Distillery

Bạn có một database với vài trăm ngàn khách hàng, mỗi khách hàng có những đặc tính khác nhau tạo nên một cục dữ liệu rất lớn (big data) và đó chắc chắn không phải là cục dữ liệu lớn duy nhất. Còn có dữ liệu về website, về tương tác của người dùng, về traffic, về quá trình bán hàng, giao hàng, etc. Bạn có rất nhiều big data… nhưng rồi sao? Nếu bạn không thể phân tích và lý giải được các data đó thành các con số rõ ràng và chuyển những con số đó thành những giải pháp có ý nghĩa thì big data cũng là vô dụng. Data scientist chính là nhân tố cần thiết để giải quyết việc này.

Các data scientist là những người có đầu óc rất là logic và analytics, với hiểu biết về programming và cơ sở dữ liệu, thông thạo trong việc trích xuất, filter, cắt lớp và sàng lọc các dữ liệu. Họ cũng là những người rất tốt trong việc communication bằng cách hình tượng hóa những con số thành cách biểu đồ, hình ảnh nhằm giải thích cho những người khác, đặc biệt là các sếp, hiểu được về ý nghĩa của các data. Họ cũng là người hiểu rất rõ về business, sản phẩm và quy trình để có thể từ những data và con số đó đưa ra được những giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm cải thiện hiệu quả.

Từ góc độ là một marketer: những type người phù hợp làm data scientist hiện nay không dễ tìm nhưng người viết tin rằng nếu những ai có thể đi đầu để trở thành những data scientist thì không ai khác hơn chính là những digital marketer. Các bạn có sẵn những kiến thức về công nghệ, hiểu biết về các dữ liệu và con số và hiểu rõ thị trường, sản phẩm của mình hơn ai hết. Và tôi hiện đang nhìn thấy một lớp các bạn trẻ đang hình thành và phát triển theo hướng đó.

Đọc tiếp »

Nhu cầu thị trường Tết online Bính Thân 2016

Tết 2016 đang đến rất gần, kéo theo sức mua hàng Tết của người tiêu dùng tăng lên mạnh mẽ. Bên cạnh các kênh bán hàng truyền thống (chợ, siêu thị…) thì bán hàng online cũng góp một phần lớn các hoạt động mua sắm trong dịp Tết này.
Dưới đây là cái nhìn tổng quan về xu hướng mua và bán của người tiêu dùng trên mạng xã hội Facebook trong dịp Tết 2016.
Bài viết dưới đây trả lời cho 3 câu hỏi sau:
  1. Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng là gì?
  2. Đâu là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định mua sắm?
  3. Các nhu cầu mua sắm có được đáp ứng thỏa mãn không?
Thông qua thu thập và nghiên cứu dữ liệu trên 400.000 Fanpage của Datasection Việt Nam, kết quả cho thấy có hơn 2.000.000 bài viết quan tâm đến việc mua bán trên mạng xã hội Facebook trong tháng 01/2016. Sau quá trình lọc dữ liệu, thu được hơn 24.000 comment nói về nhu cầu các hàng hóa, sản phẩm đặc trưng cho riêng dịp tết này.
Dưới đây là kết quả chi tiết:

1. Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng

Trong dịp Tết, có khoảng 90 mặt hàng được người tiêu dùng quan tâm. Dưới đây là 20 mặt hàng nổi bật nhất dịp này.

2. 3 yếu tố quyết định hành vi người tiêu dùng

Dựa trên Top các mặt hàng được mua nhiều nhất, có thể thấy có 3 yếu tố chính quyết định đến nhu cầu mua hàng Tết của người tiêu dùng như sau:
Tết – mọi người thích cái đẹp
Trong ngày tết, văn hóa trang hoàng nhà cửa, bàn thờ gia tiên đã khắc sâu trong lòng mỗi người Việt. Vì vậy, các mặt hàng trang trí như: Hoa (hoa ly, hoa tulip, hoa cát tường…), quả (dưa lê thần tải, phật thủ, bưởi da xanh…), cây cảnh (cây Bonsai, thanh long cảnh…), đèn nháy… là những món đồ không thể thiếu trong dịp Tết.
Tết – mọi người thích cái độc, cái lạ (thường là các đặc sản vùng miền)
Ngày tết là thời điểm thư giãn sau một năm lao động vất vả, mọi người đều muốn tưởng thưởng cho mình những món đồ ngon, độc đáo. Vì vậy, các món ăn như: Hạt dẻ, vải sấy, nho khô,… là các món đồ được người tiêu dùng ưa chuộng trong dịp Tết năm nay.
Tết – mọi người thích sự may mắn (gắn với yếu tố văn hóa, tâm linh)
Ngày tết cũng là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu cho một năm mới, mọi người đều muốn hướng về tương lai tươi sáng, với những ước nguyện về sức khỏe, tiền tài và may mắn. Vì vậy, các món đồ thể hiện sự may mắn theo văn hóa cổ truyền hoặc ý nghĩa tâm linh như: Dưa lê thần tài, phật thủ, hoa cát tường, tờ 2$ may mắn…rất được ưa chuộng

3. Nhu cầu của người tiêu dùng chưa được đáp ứng thỏa mãn

Như đã nói ở trên, trong dịp Tết có khoảng 90 mặt hàng được người tiêu dùng quan tâm. Trong lúc đó, cũng có tới hơn 700 mặt hàng khác nhau được rao bán.
Tuy nhiên, mối quan hệ cũng cầu vẫn chưa thật sự hoàn hảo. Mặc dù, có khoảng 700 mặt hàng được rao bán, và người tiêu dùng có nhu cầu mua khoảng 90 mặt hàng. Tuy nhiên, có tới 25% nhu cầu thị trường chưa được đáp ứng đầy đủ.

Kết luận

Thị trường Tết luôn luôn sôi động với cả người bán và người mua. Việc nắm bắt được tâm lý, nhu cầu khách hàng sẽ giúp việc cung cấp sản phẩm dịch vụ một cách hiệu quả nhất. Do đó, các doanh nghiệp khi triển khai sản phẩm cần đặc biệt trú trọng đến việc phân tích và tìm hiểu nhu cầu khách hàng mục tiêu. “Dữ liệu người dùng” trên mạng xã hội sẽ trở thành một trong những công cụ rất đắc lực cho mỗi doanh nghiệp định hướng chiến lược kinh doanh của mình
Datasection Việt Nam là một công ty 100% vốn nước ngoài (Nhật Bản), chuyên nghiên cứu, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về trải nghiệm, nhu cầu, mong muốn của khách hàng từ dữ liệu mạng xã hội; Xây dựng các sản phẩm giúp các doanh nghiệp quản lý và khai thác tối đa giá trị từ nguồn dữ liệu này.
Nếu bạn đang quan tâm đến nhu cầu của người tiêu dùng với một ngành hàng, một keyword hoặc một tập keyword về 1 thương hiệu/brand trên thị trường online, vui lòng tham khảo tại ĐÂY để được tư vấn và hỗ trợ.
Datasection Việt Nam sẵn sàng cung cấp cho bạn các báo cáo thị trường bạn mong muốn.
Đọc tiếp »

5 Câu thông minh mà khách hàng muốn nghe từ bạn

"Cảm ơn, nhưng chúng tôi quyết định hợp tác với người khác". Bạn ngơ ngác không biết điều gì đang sảy ra. Bạn mất các hợp đồng với khách hàng... trong khi tất cả mọi thứ đang diễn ra rất tốt! Khách hàng có vẻ rất muốn làm việc với bạn, bạn đã vạch ra các vấn đề chi tiết, và điều duy nhất còn lại là hợp đồng để bắt đầu công việc.

Thay vì nhận được những tờ có ánh sáng màu xanh tím, bạn nhận được một email một dòng từ các khách hàng nói rằng họ đã chọn 1 đối tác khác.

Nếu bạn ở trong tâm trí khách hàng tốt, bạn luôn có thể yêu cầu khách hàng, "Điều gì đang sảy ra? Tôi nghĩ nó là điều tốt để đi tới hợp đồng "nhưng đó không phải là điều chuyên nghiệp. Và giờ, bạn tự an ủi mình bằng cách nghĩ HỌ có lẽ đã tìm thấy một người nào đó rẻ hơn, hoặc tốt hơn.

Nó đã xảy ra. Và vẫn còn những khách hàng khác để bạn theo đuổi.
Nhưng sau đó thì đừng để nó xảy ra lần nữa. OK?
  • Có bao giờ bạn đặt câu hỏi với khách hàng hay cả với chính bản thân mình:
  • Khách hàng làm việc với bạn có quá phức tạp ? 
  • Bạn có mang lại cảm giác chuyên nghiệp? 
  • Những gì bạn làm chưa tốt và bạn đang cải thiện nó như thế nào?
Trước khi bạn khởi động một dự án với khách hàng hãy giành thời gian xử lý những điều gây thất bại của mình trước kia.
Trời ơi! Cái gì đang ở trong đầu tôi?... Nếu những điều đó bạn đã làm tốt vậy bạn đang làm sai điều gì?

Dưới đây là 5 câu dễ dàng mà có thể thay đổi cuộc chơi của bạn với khách hàng. Thực hiện những thành giao tiếp khách hàng của bạn ngay lập tức, và nó có thể sẽ không mất nhiều thời gian như trước kia và chuyển đổi từ "chúng tôi đã đi với người khác" thành "chúng tôi muốn làm việc với bạn"

1. Hãy hỏi tôi bất kỳ câu hỏi

Luôn luôn mời khách hàng tiềm năng hỏi bạn những câu hỏi. Bạn có được cuộc nói chuyện với tâm thế là họ chủ động nói nó với bạn, và càng có nhiều người tham gia bạn càng có nhiều triển vọng hợp tác với khách hàng, bạn càng ít phải làm việc để thuyết phục họ rằng bạn là người thích hợp cho công việc.

Trước đây, khi còn công tác bên ngành hàng tiêu dùng. Các bài viết công khai trên các phương tiện truyền thông của tôi giúp tôi thường xuyên nhận đượcemail từ các khách hàng tiềm năng những người không chắc chắn liệu họ có thể tương tác với ASM theo cách đó hay không. Tôi không bỏ qua một email nào. Cũng không coi đó là khách hàng không hấp dẫn. Nhưng qua đó tôi biết được các đại lý cần gì để có thể hoàn thiện hơn trong mỗi giao dịch với họ.

Và cũng nhờ đó tôi kết nối được rất nhiều các đại lý. Từ lớn tới bé. Và tôi hướng dẫn các đại lý lớn mở rộng tới các đại lý bé theo cách mà mình đã làm. Qua đó thực sự đã mang về hiệu quả. Tôi không quên đưa cho họ những KẾT QUẢ mà họ có thể đạt được. Tại mỗi thông điệp hoặc cuộc nói chuyên tôi kết thúc bằng: "Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng gửi chúng qua..."

Nó là tiền đề để bạn không bao giờ thất bại trong việc tham gia vào cuộc nói chuyện tiếp theo.

Sau này tôi kết thúc hầu hết các email với dòng đó, và bạn nên làm như vậy.Càng nhiều các câu hỏi cần bạn trả lời, thì sẽ gia tăng các khách hàng tiềm năng tin tưởng bạn hơn. Họ thấy bạn giúp đỡ họ, mặc dù họ chưa hứa hẹn họ sẽ hợp tác với bạn.

Bạn có thể phải trả lời một số câu hỏi trước khi hợp đồng được kế kết, và đó là điều tôi nghĩ ok nhất. Hãy dành thời gian để đáp ứng một cách chi tiết. Coi nó như việc "GIÁO DỤC" khách hàng tiềm năng, thông báo cho họ, và giúp đỡ họ. Như vậy. Họ sẽ có độ tin cậy vào bạn và họ sẽ không bỏ đi khi mọi thứ còn đang rở rang như phía đầu câu chuyện tôi kể.

2. Hãy cho tôi biết nếu có bất kỳ cách nào tôi có thể giúp bạn

Bây giờ và sau này, một khách hàng sẽ gửi email cho bạn về một vấn đề của họ. Người này có thể không đề cập đến việc hợp tác hoặc gợi ý rằng có nhiều việc tiềm năng cho bạn. Trong thực tế, họ có vẻ muốn lấy chất xám từ bạn.
Đôi khi đây là những đối thủ cạnh tranh hoặc những người tìm kiếm một tư vấn miễn phí - nhưng trong hầu hết các trường hợp, những người này thường tìm kiếm một đối tác hiểu được vấn đề, có một giải pháp (hoặc hai) và sẵn sàng cung cấp hỗ trợ, phản hồi và thông tin trong khi họ có quyết định về vấn đề của họ.
Vậy bạn sẽ làm gì khi Họ không chắc chắn muốn hợp tác với bạn?. Đừng dùng lại. Thể hiện bản thân trong tư thế sẵn sàng và sẵn sàng giúp đỡ, sau đó tôi tin họ chỉ có thể trở thành khách hàng tin cậy của bạn.
Các đại lý ban đầu tôi gặp phải. Họ luôn thắc mắc về những điều khoản do công ty tạo ra. Và họ phải làm thế nào để thu hút đại lý nhỏ hơn? Họ say sưa nói về những khó khăn của chúng tôi mang lại và lợi thế của các nhà cung cấp lớn khác như: P&G....
Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe họ. Và chúng tôi cũng đã chuẩn bị cho những điều ấy bằng những điều khoản về lợi ích kinh tế hấp dẫn mà các nhãn hàng lớn không thể cung cấp được. Và tôi biết đó là cách tốt nhất thuyết phục các "Con Buôn"
Lý do tôi làm một việc như vậy l

à bởi tôi muốn khuyến khích đại lý tức khách hàng đặt câu hỏi với mình. Và tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ - ngay cả khi không có điều gì đảm bảo là họ sẽ chọn chúng tôi là nhà cung cấp.

Bạn thử làm tương tự. Hãy để khách hàng của bạn biết rằng bạn sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ của bạn. Chia sẻ lời khuyên, khuyến khích họ đặt các câu hỏi và lắng nghe những gì khách hàng tiềm năng nói. Bạn càng hiểu rõ vấn đề của họ và bạn càng có thể cơ hội tương tác với họ do đó bạn có thể giải quyết nó cho họ, càng có cơ hội được lựa chọn.

3. Tôi chắc chắn chúng tôi có thể làm việc đó

Khi làm việc điều khoản & điều kiện luôn luôn là một điều cần thiết. Bạn nên luôn luôn có ranh giới rõ ràng để bảo vệ lợi ích của mình.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra với một khách hàng tiềm năng khi những khách hàng không thể đáp ứng những điều kiện gì?

Có thể khách hàng chỉ có thể trả một khoản thanh toán 20% thay vì 50% bạn thường yêu cầu. Có lẽ khách hàng không thể đủ khả năng sử dụng dịch vụ của bạn. Hoặc có thể là khách hàng thực sự cần công việc được thực hiện khẩn trương nhưng vẫn muốn mức giá ở mức không khẩn trương.

Họ có thể là tuyệt vời để làm việc với bạn... nếu bạn có thể có nhiều hơn phương án làm việc với khách hàng.
Vậy còn ngần ngại gì không nói cho khách hàng tiềm năng của bạn chắc chắn có một cách giải quyết các vấn đề của họ qua chính sách của bạn có thể đáp ứng được cả quyền lợi của hai bên. Ở đây tôi muốn nói bạn nên mở rộng một lời mời cho các khách hàng để nói chuyện về các vấn đề của mình để xem bạn và họ có thể tìm một giải pháp với nhau.

Có thể quyết định của bạn là không linh hoạt. Bạn có thể thay đổi điều đó trong tâm trí mình. Đó là đặc quyền của bạn. Chỉ cần ghi nhớ rằng có nhiều hơn 1 phương án khi làm việc với khách hàng là một cách để tìm một thỏa thuận và tạo ra một hợp tác win-win. Nó có thể kết thúc được quyết định đúng.

4. Tôi sẽ gửi cho bạn một bản tóm tắt ngắn gọn (đảm bảo chúng ta đang thảo luận trên cùng một trang)

Đây là vũ khí bí mật của tôi. Còn cách nào tốt hơn để hiển thị điều bạn muốn nói với khách hàng những gì họ muốn đọc tất cả mọi thứ trong một email ngắn gọn? Bạn sẽ cung cấp nội dung trên các trang tương tự cho tất cả mọi thứ bạn đã đàm phán với họ cho đến thời điểm viết nội dung đó.

Một bản tóm tắt cho thấy bạn đã đọc tất cả các email, nghe tất cả các điều khách hàng nói, và đã hiểu rõ vấn đề trong lòng bàn tay, cũng như những gì mong đợi của họ từ bạn. Các khách hàng có thể nhìn thấy rõ ràng bạn đã quan tâm và lắng nghe tốt vấn đề của họ, mà từ đó là cực kỳ yên tâm sẽ xuất hiện trong tâm trí khách hàng.
Vì vậy, lần sau khi bạn gặp một khách hàng hoặc có một cuộc gọi điện thoại với nhau, ngay lập tức gửi cho họ một email tóm tắt về cuộc nói chuyện của bạn. Đề cập đến vấn đề này, bạn sẽ làm gì với nó, và kết quả là khách hàng sẽ đạt được là gì?

Đưa tất cả mọi thứ vào văn bản. Bạn sẽ tránh bất kỳ khả năng ông nói gà bà nói vịt trong mọi tình huống, sẽ không có bất kỳ sự nhầm lẫn nào sảy ra, và sau đó bạn sẽ có một văn bản rõ ràng bạn và khách hàng của bạn sẽ làm gì.

Một gợi ý nữa tôi muốn nói nhỏ với bạn. Bao gồm các đề xuất và ý tưởng mà họ có thể sử dụng bất kể có hay không hợp tác với bạn. Thì những điều bạn làm sẽ cho họ thấy bạn là đối tác hợp cho công việc.

5. Tôi hạnh phúc khi giới thiệu bạn đến đối tác khác

Khi khách hàng vẫn có thể không được thuyết phục về việc chọn bạn là đối tác, Hãy giới thiệu họ tới 1 đối tác khác.

Không có gì cho khách hàng thấy họ quan trọng hơn chứng minh nếu bạn không phải là người thích hợp cho công việc này, bạn đủ tự tin để chấp nhận điều đó và giới thiệu họ cho người khác và đó là ai. Nếu họ muốn.

Bạn cần chắc chắn rằng các đối tác bạn giới thiệu là chuyên nghiệp, và chất lượng công việc của họ trên tầm bạn. Sau khi làm được điều này, thì danh tiếng của bạn cũng có thể lên theo nhờ chất lượng của đối tác bạn giới thiệu!

Chắc chắn, công việc lẽ ra của bạn nhưng nay lại được người khác xử lý, nhưng bạn đã đạt được nhiều hơn những gì bạn đã mất. Bạn sẽ có được sư tôn trọng trong tiềm thức của khách hàng này, và nếu bạn đã đưa ra một giới thiệu tốt, bạn cũng sẽ có được cho mình những niềm tin tốt. Và các review tốt về bạn sẽ tăng theo.

Bạn thậm chí có thể kiếm được cho mình nhiều đối tác, bởi vì cơ hội được lựa chọn trong thời gian tới khi có một dự án cho lấy đã tăng lên gấp nhiều lần. Điều đó không có gì ngạc nhiên bởi bao nhiều người nhớ đến bạn từng giúp đỡ họ, và quyết định chọn bạn trong tương lai hoặc giới thiệu cho người khác là không xa!

Cảnh báo: "ve vãn" khách hàng là một nghệ thuật.

Không có cái "bản đồ" cụ thể giúp bạn biết phải nói chính xác những gì để mỗi khách hàng tiềm năng ký kết hợp đồng với bạn sau lần gặp duy nhất. Bạn đang làm cho độ tin cậy tăng lên với những gì mọi người muốn nghe, và nó là con đường giúp bạn đạt được hy vọng.

Và bạn sẽ thấy kết quả cho chính mình. Khi bạn nắm vững những điều này thì nghệ thuật "lôi kéo" khách hàng của bạn sẽ được cải thiện, phần thưởng của bạn là một khối lượng công việc phù hợp hơn, dự án tốt hơn, và mọi người đánh giá cao những gì bạn làm và hài lòng hơn.

Đến một thời điểm nào đó khi nhìn các email của quá khứ bạn sẽ thầm cảm ơn nó như tôi lúc này. Bạn nhớ nó bạn có thể nói "Đó chính xác là những gì chúng ta muốn. Bắt đầu nào!"
Đọc tiếp »

2 chữ "Chuyên Nghiệp"

Nếu bạn nghĩ “chuyên nghiệp” là giỏi, rất có thể bạn sai, vì “nghiêp dư” chưa chắc là dở. Những vận động viên đạt kỷ lục Olympic có thể rất giỏi nhưng họ vẫn là “nghiệp dư”.

Bạn nghĩ “professional” là 1 “đẳng cấp” nghề nghiệp nhất định? Cũng có thể bạn lầm đấy. Anh chụp ảnh cầm chiếc máy rẻ tiên ở Thảo Cầm Viên có thể xưng mình là “professional” còn bạn tốn $5,000 mua 1 thiết bị chụp ảnh nhưng ko kiếm đc xu nào thì xưng “pờ rồ” chỉ là huyễn hoặc bản thân.

Phương Tây định nghĩa “professional” rất đơn giản: “chuyên nghiệp” là khi bạn kiếm tiền bằng công việc mình làm. Song ý nghĩa của nó nhiều hơn thế.

Bạn là “chuyên nghiệp” khi bạn chấp nhận cả mặt sáng lẫn mặt tối của nghề nghiệp, nếu bạn đến với nghề vì hào quang của nó, bạn rất khó thành “pờ rồ”. Làm nhiếp ảnh gia ko phải lúc nào cũng chụp người mẫu chân dài, nếu bạn ko đủ bản lĩnh chụp cặp cô dâu-chú rể “chênh nhau” 20 tuổi hay “lố cân” vài chục kí mà vẫn ra ảnh đẹp, thì sớm muộn cũng dẹp tiệm. Làm nhà hàng mà nghĩ rằng khách hàng ai cũng nhã nhặn dễ tính, bo thật nhiều thì nhà hàng của bạn khó mà nổi danh. Làm luật sư mà nghĩ lúc nào cũng đấu tranh cho lẽ phải, thì có thể bạn là người tốt đấy, nhưng chưa chắc “pờ rồ”. Làm cảnh sát mà chỉ thích bắt tội phạm giết người, ko chịu tìm giúp người ta cái xe đạp bị cắp, thì đeo quân hàm cao vẫn mang tính “nghiệp dư”.

Bạn là “chuyên nghiệp” khi bạn chấp nhận tuân thủ những quy tắc nghề nghiệp (code of conduct) như con chiêm ngoan đạo tin vào Kinh Thánh. Làm chuyên gia phân tích tài chính được trả lương rất cao, nhưng đổi lại bạn ko đc dùng tiền cá nhân đầu tư vào cổ phiếu mình đưa ra nhận định để đảm bảo tính độc lập. Làm thu mua là ko đc nhận quà của đối tác để đảm bảo ko có mâu thuẫn lợi ích. Làm bác sỹ phải cứu chữa trước khi hỏi bệnh nhân có tiền trả hay ko. Làm thuyền trưởng thì phải là người cuối cùng rời tàu khi nó sắp chìm.

Bạn là “chuyên nghiệp” khi khách hàng “mua” bạn chứ ko phải cái áo bạn đang mặc hay cái logo trên name card bạn. Có lẽ điều này làm nhiều người khó hiểu nhất. Bạn làm cho 1 Công ty danh tiếng, bạn phục vụ khách hàng A 1 lần. Lần sau anh A quay lại và sếp bạn hỏi anh cần ai hỗ trợ, ông ta bảo “ai cũng được”, như vây bạn chưa “pờ rồ” đâu. Khi tôi bước vào hiệu cắt tóc, 12 năm nay tôi vẫn yêu cầu anh N cắt cho tôi, anh N mới xứng đáng với 2 chữ “chuyên nghiệp”

Còn bạn, bạn có nghĩ rằng mình “chuyên nghiệp” trong công việc mình đang làm hay không?

Đỗ Chí Hiếu
Đọc tiếp »

Chiến lược giá luôn luôn là chiến lược tốn kém nhất

Chiến lược giá luôn luôn là chiến lược tốn kém nhất.
Thông thường chiến lược giá (price war) chỉ được áp dụng trong 2 trường hợp: (1) sản phẩm của bạn thuộc loại hàng hóa phổ biến, thị trường đã bão hòa và chỉ có thể nhận biết bằng giá (ví dụ như muối, đường...) hoặc (2) công ty lớn sử dụng chiến lược này để tiêu diệt những đối thủ cạnh tranh nhỏ yếu hơn. Với trường hợp (1), việc sử dụng giá làm chiến lược cạnh tranh chính là bắt buộc. Trường hợp (2), giá là đòn tủ và chỉ được áp dụng ngắn hạn, nếu không sẽ bị tác dụng phụ và có thể đánh mất vị thế vốn có.

Hầu hết các trường hợp, chiến lược cạnh tranh chính được sử dụng là khác biệt hóa (differentiation) và giá chỉ là một biểu hiện bề nổi mà thôi. Có rất nhiều ví dụ cụ thể mà ta có thể lầm lẫn là cạnh tranh giá, nhưng thực ra bên dưới là một nỗ lực khác biệt hóa không ngừng nghỉ. Có rất nhiều ví dụ cụ thể để minh họa cho luận điểm này của tôi.

Lấy ví dụ Kindle và Ipad đã đề cập ở trên. Dù giá của Ipad (499$) và Kindle (199$) là sự chênh lệch lớn, 300$ đó không phải là yếu tố cốt lõi. Trong khi Apple tung ra sản phẩm "tất cả trong một" với đầy đủ chức năng gần như là một chiếc máy tính nhỏ cùng với một kho ứng dụng hỗ trợ, Amazon chọn một phân khúc hoàn toàn khác cho mình - những người đọc sách. Bạn không thể bắt một người ưa thích sự hoàn hảo mua một chiếc Kindle có quá ít chức năng cũng như tính thẩm mỹ. Ngược lại, bỏ thêm 300$ cho một chiếc Ipad chỉ để đọc sách so với 199$ cho Kindle chuyên phục vụ đọc sách là hoàn toàn phi lý. Trong trường hợp này, giá chỉ là một yếu tố phụ.

Một ví dụ khác, các hãng hàng không giá rẻ. Hãng Southwest Airlines, Mỹ đã duy trì một mức giá cực rẻ nhất có thể để cạnh tranh với các hãng hàng không khác. Tuy vậy, không phải giá rẻ làm nên thảnh công của Southwest. Hãng này đã cố gắng liên tục không ngừng nghỉ để thực hiện việc cắt giảm chi phí tối đa từ năn này sang năm khác. Chính chiến lược giảm chi phí tạo nên lợi thế cạnh tranh (competitive advantage) của hãng. Một lần nữa, giá chỉ là bề nổi của tảng băng.
Một câu chuyện thành công khác, Walmart. Công ty này thành lập ở nông thôn, luôn là biểu tượng của nhà bán lẻ giá sỉ rẻ nhất. Cốt lõi thành công của Sam Walton - CEO của Walmart - là gì? Một hệ thống quản lý hậu cần (logistics) và quản lý chuỗi cung ứng (supply chain) cho phép giảm tối đa mất mát và lãng phí. Hàng ngàn câu chuyện khác trên khắp thế giới đã chỉ ra, một khi bạn muốn cạnh tranh để chiến thắng, chiến lược phải là khác biệt hóa.

Đó là những câu chuyện thành công, hãy xem xét một câu chuyện thất bại khi sử dụng chiến lược giá sai. Cá basa luôn là một mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại là mặt hàng thường xuyên bị đánh thuế chống phá giá. Đâu là nguyên nhân? Nông dân Việt Nam thường vận động cả lao động gia đình trong sản xuất, nhưng thường không trả lương cũng như tính vào chi phí --> giá thấp. Thương lái tìm mọi cách ép giá để mua được thấp nhất --> giá thấp. Đến lượt mình, các công ty xuất khẩu kì kèo để giảm chi phí đầu vào, trả lương công nhân thấp, không lắp đặt hệ thống xử lý rác thải, tránh thuế mọi cách --> giá cực thấp. Hậu quả là (1) hàng nhập khẩu bị kiện phá giá do giá bán bị nghi thấp hơn chi phí sản xuất, hoặc (2) điều kiện sản xuất không vệ sinh, bị liệt vào sách đỏ hàng kém chất lượng, hoặc (3) bị nghi ngờ bóc lột lao động, phá hoại môi trường. Mặc dù những năm qua, mặt hàng này vẫn đem về ngoại tệ nhưng về mặt chiến lược, Việt Nam đã thất bại thảm hại vì lợi nhuận thu được thực ra thấp hơn nhiều so với tiềm năng ước tính.

Nói tóm lại, chiến lược giá không bao giờ nên là chiến lược cạnh tranh chính trong thời gian dài, trừ một vài trường hợp bắt buộc (đã nêu ở trên).

Theo quan điểm của tôi, sẽ không có một biện pháp đúng cho mọi tình huống. Nếu bạn có thể cung cấp thêm thông tin cụ thể, các biện pháp sẽ chi tiết và phù hợp hơn.

Ví dụ khác:

.đối với newbies trong một thị trường cạnh tranh và lạm phát cao như ở VN thế này thì việc đánh vào tâm lý giá cả (bằng cách đưa ra một mức giá hấp dẫn hơn) có thể gây được sự chú ý ban đầu, nhưng dần dần rồi Bên Mua cũng sẽ quay về yếu tố Chất Lượng

.đúng là newbies nên chấp nhận bán hàng/giải pháp với một mức giá thấp hơn ban đầu để chứng minh cho khách hàng thấy khả năng và chất lượng dịch vụ của mình, nhưng chiến lược cạnh tranh về giá của các newbies sẽ chỉ tự gây khó cho chính mình về lâu dài, vì:

- dòng tiền xoay ko đủ nhanh (tiền mua nguyên liệu/thuê ngoài phải thanh toán nhanh nhưng công nợ khách hàng lại thu chậm)

- đối thủ cạnh tranh được ưu ái về giá đầu vào từ nhà cung cấp (do 2 bên đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài)

.điển hình như trong ngành công nghiệp sản xuất bao bì thùng mà DN mình đã hoạt động hơn 10 năm nay nên số lượng khách hàng và nhà cung cấp đã ổn định .tuy là nhu cầu của thị trường này rất lớn, nhưng vì tình hình kinh tế mấy năm gần đây ko được khả quan nên nhiều DN cùng ngành cũng bắt đầu mở rộng phạm vi bán hàng và một hai lần cũng có tiếp cận đến khách hàng hiện tại bên mình .một vài khách hàng cũng có so sánh giá cả hiện tại với DN mới chào vô, và nhiều khi cũng '"ép giá" lại mình, nhưng bên mình cũng nói thẳng với khách hàng là "nếu anh/chị thấy giá bên kia rẻ thì cứ thử đặt hàng, còn chuyện sau này lô hàng của anh/chị xuất đi có bị hư hỏng gì do thùng bị dập hay rách và bị trả về thì lúc đó hãy quay về đây."

.nhiều khi mình phải giải thích cho khách hàng hiểu về cái giá thùng mà họ phải bỏ ra mua không đáng giá tí nào so với cái giá trị sản phẩm của họ mà họ phải bảo đảm giao đến tận người tiêu dùng không bị hỏng hóc hay vỡ

.đây là một chút chia sẻ kinh nghiệm trong ngành và trong vấn đề cạnh tranh về giá của mình, hy vọng sẽ đọc thêm được những chia sẻ từ các ace Anphabe nữa :)
Đọc tiếp »

2 Căn Bệnh khiến doanh nghiệp Việt Nam kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư

Cách đây khá lâu khi còn ngồi ghế nhà trường, trong một cuộc tọa đàm giao lưu với những lãnh đạo tiêu biểu, tôi có hỏi một lãnh đạo người Mỹ của một tập đoàn bán lẻ hàng đầu ờ nước này: "Ông có thể giải thích vì sao trong đội ngũ lãnh đạo tập đoàn của ông không có ai là người châu Á không?”.

Câu hỏi “nhạy cảm” của tôi nhận được một câu trả lời không thể thẳng thắn hơn: "Chào bạn, có hai yếu tố tạo xung đột tính cách và văn hóa làm tôi khó hợp tác với những người đến từ thị trường mới nổi: thứ nhất, tầm nhìn ngắn hạn (short-term oriented), thứ hai - thỏa hiệp với số đông (groupthink)”.

Ông ta đã giải thích nhiều lần rằng đó là cảm nhận cá nhân, và hoàn toàn không có chút ý niệm nào về kỳ thị hay phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, câu trả lời làm tôi cảm thấy bị đả kích, xúc phạm và tổn thương tinh thần dân tộc mạnh mẽ… tôi hậm hực và cảm thấy “phán xét” của người này là không công bằng.

Thế nhưng, trớ trêu thay, qua hơn chục năm nay quan sát và trải nghiệm những sóng gió trên thương trường, mỗi ngày tôi càng hiểu ra “thâm ý” của câu nói trên. Nó càng làm tôi thấm thía đến tận xương tủy, ám ảnh và thầm cảm ơn vì ông là một "bác sỹ" chẩn đoán tài ba cho những căn bệnh phổ biến nhất của những người quanh tôi.

1. Bệnh thứ nhất: tầm nhìn ngắn hạn

Tôi còn nhớ ở Sài Gòn một thời rộ lên phong trào mở nhà sách, quán bida, rồi karaoke, đến gần đây là yến sào v.v… cứ đi vài bước là thấy một cửa hàng. Nhưng một khi ồ ạt mở ra thì sẽ bão hòa và rất nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì thua lỗ.

Không phải chỉ thành thị, ở nông thôn cũng thế, năm nay cà phê thắng thì đua nhau trồng cà phê, năm sau tiêu-điều lên thì đốn cà phê mà trồng tiêu-điều. Dạo gần đây cao su “lên hương” thì đi đâu cũng thấy trồng cao su, rồi đến phong trào đào ao nuôi cá nuôi tôm v.v… hệ quả là nông dân mất mùa khóc, được mùa cũng khóc (vì bị thương lái ép giá).

Cái tính “thấy người ta ăn nhộng bốc dòi mà ăn” chả phải chỉ ở những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, ngay cả các tập đoàn lớn hùng mạnh. Các doanh nhân dày dạn kinh nghiệm và được đào tạo bài bản cũng không ngoại lệ. Ngành nào “ăn” là đâm bổ vào, họ chỉ mong “thu hoạch” ngay trong vòng 1-2 năm mà quên đi những rủi ro và các giá trị dài hạn như thương hiệu, uy tín, niềm tin của khách hàng.

Cứ như thế từ trào lưu mở ngân hàng, đến công ty chứng khoán, sàn vàng, rồi bất động sản… hệ lụy của căn bệnh này ai cũng thấy ngày hôm nay, ngày càng trầm trọng!

Ngắn hạn về tầm nhìn không chỉ là cái “bệnh” của dân làm ăn, rất nhiều người được dán cái mác “lo xa” suốt đời ki cóp dành dụm để “về già có của giắt lưng”.

Đây không phải là tầm nhìn xa trông rộng, mà thực chất là sự thiển cận, vì họ nhìn tương lai không qua được cái mái nhà mình. Tiền để một chỗ thì làm sao sinh ra tiền? Và ai bảo tiền để một chỗ thì không rủi ro?

Tầm nhìn ngắn hạn cũng chính là nguyên nhân sâu xa của những tệ nạn tham nhũng, quan liêu vì mỗi anh chỉ có nhiệm kỳ vài năm, phải làm sao cho “lại vốn” nhanh trong nhiệm kỳ mới được! Căn bệnh này, có lẽ còn ở tầm cao hơn khi chúng ta liên tục khai thác đến cạn kiệt các tài nguyên thô, không qua chế biến và bán ra nước ngoài.

Một khảo sát của một hãng nghiên cứu thị trường nước ngoài cho thấy, trên 98% doanh nghiệp Việt Nam không đầu tư vào khâu nghiên cứu và phát triển (R&D), đây cũng là minh chứng hùng hồn cho căn bệnh “ăn xổi ở thì” của doanh nghiệp Việt.

2. Bệnh thứ hai: thỏa hiệp với đám đông

Từ nhỏ học trong trường chúng ta phải mặc đồng phục, tóc tai đồng nhất, làm toán phải đúng công thức và cách trình bày của thầy, làm văn phải theo dàn ý và bài mẫu, đã quen với kiểu thầy cố “mớm chữ” cho mà nhai.

Cái “nếp” từ bé khiến những người có suy nghĩ xuất chúng, khác biệt thường tự động bị đào thải khỏi guồng máy xã hội. Chữ “cá biệt” ở nước ta luôn được hiểu theo nghĩa tiêu cực (??!!). Có thể nhìn lại động lực phát triển khoa học- kinh tế- xã hội trong lịch sử trước nay đều xuất phát từ những con người “cá biệt” sao?

Steve Jobs từng nói: “Tất cả các thiên tài đều là những thằng ngốc, cho đến khi họ tự chứng minh là mình đúng”.

Thỏa hiệp với đám đông là nguồn cội của việc “chọn việc dễ mà làm” (với lý lẽ “vì xung quanh ta họ đều làm vậy”). Dẫn đến việc lựa chọn những mô hình sản xuất kinh doanh dễ kiếm tiền (nhanh) nhất, hệ quả là mất cân đối về cơ cấu kinh tế, tập trung quá nhiều vào các ngành sản xuất cơ bản như sắt thép-xi măng-khoáng sản v.v…

Để rồi hoàn toàn không chú trọng các ngành công nghiệp dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Những ngành “dễ làm” như kể trên có tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thấp do đó chỉ cần một cái “hắt hơi sổ mũi” của kinh tế vĩ mô là bên bờ vực phá sản ngay.

Sự thỏa hiệp với đám đông không những cản trở sự bứt phá để phát triển, còn nguy hiểm hơn khi nó bào mòn các chuẩn mực về đạo đức xã hội.

Ở trong một cộng đồng mà ai cũng vượt đèn đỏ thì việc vượt đèn đỏ trở thành “bình thường”. Trong một lớp học ai cũng ném phao, quay cóp thì một học sinh sẽ cảm thấy gian lận là “không có gì nghiêm trọng”. Trong một cơ quan mà ai cũng tham nhũng thì người không tham nhũng tiêu cực sẽ là kẻ phải ra đi.

Tôi hiểu chúng ta cũng có rất nhiều doanh nhân xuất chúng với tầm nhìn dài hạn, đầy bản lĩnh và giữ gìn chuẩn mực đạo đức kinh doanh.Ở đây tôi chi muốn nói đến số đông, vì số đông tạo nên dòng chảy.
Đọc tiếp »

Hội Chứng Missing Tile

Tôi muốn bạn hãy tưởng tượng ra bạn đang ngồi trong một căn phòng, và nhìn lên một trần nhà có lát ô vuông. Bạn để ý thấy có một ô vuông bị mất - chỉ một ô. Bạn sẽ tập trung nhìn vào đâu? Bạn sẽ chú ý tới chỗ nào nhất? Câu trả lời quá hiển nhiên, ô vuông bị mất.

Nào, trần nhà thì chỉ đơn giản vậy thôi, thực sự thì cũng không sao hết, bởi vì chúng ta có thể thay 1 ô vuông khác vào chỗ bị thiếu và một lần nữa, trần nhà lại trở nên hoàn hảo. Trần nhà, sau cùng thì, có thể hoàn hảo được. Nhưng điều này không thể áp dụng được cho cuộc đời.

Hầu hết những gì bị khiếm khuyết trong cuộc sống của chúng ta, hoặc những gì mà chúng ta cho là khuyếm khuyết không thể được thay thế. Không như trần nhà, cuộc đời không bao giờ có thể được làm cho hoàn hảo. Vì lý do đó, việc tập trung vào những điều khuyếm khuyết trong cuộc sống của bạn chính là một vấn đề lớn.

Tôi sẽ cho bạn xem một ví dụ đã dạy cho tôi một bài học lớn về cái mà tôi gọi là “Hội Chứng Missing Tile”. Một người đàn ông hói đầu nói đã có lần với tôi: “Anh biết không, Dennis... bất cứ khi nào tôi bước vào một căn phòng có nhiều người, tất cả những gì tôi nhìn thấy đó là tóc.”

Khi tôi nghe điều này, tôi lập tức nhận ra rằng, người đàn ông này chú ý tới chuyện hoàn toàn khác so với tôi. Bởi vì tôi có đầy đủ tóc, khi tôi bước vào một căn phòng, tôi thậm chí là không hề để ý tới tóc tai. Đó không phải là "cái ô vuông bị mất" (The Missing Tile) của tôi.

Nhưng đối với người này, tóc là cái anh ấy nhìn thấy. Điều này có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Khi một người phụ nữ - người mà nghĩ rằng cô ta có một đôi chân hoàn hảo, bước vào phòng tất cả những gì cô ta nhìn thấy đó là những đôi chân hoàn hảo.

Hoặc lấy một ví dụ khác về người phụ nữ, người đã từng nói với tôi: “Lúc nào tôi đi ngoài đường, tôi cũng toàn nhìn thấy bà bầu.” Nào, tại sao lại như thế? Đa số phụ nữ, kể cả những người phụ nữ đang ở độ tuổi mang thai, cũng không có thai vào cùng một thời điểm. Nhưng đó lại là tất cả những gì người phụ nữ kia nhìn thấy bởi vì cô ấy muốn có thai mà cô thì không thể mang thai được

Ô vuông bị mất của cô đó chính là không có con. Đó chính là bản chất tự nhiên của con người: Chúng ta chỉ tập trung vào những gì chúng ta không có trong cuộc sống của mình. Hội chứng “Missing Tile” này là một chướng ngại rất lớn đối với hạnh phúc. Rất lớn, thật vậy, nó hầu như làm cho hạnh phúc trở thành điều không thể. Sẽ luôn luôn có một điều gì đó bị thiếu trong cuộc sống của bạn.

Khi bạn nhìn con cái của những người khác bạn sẽ thấy những “Missing Tile” ở những đứa con của bạn. “Ôi, Tại sao con của tôi không học hành chăm chỉ được như vậy,hoặc không lịch sự, không sáng dạ, không có ngoại hình đẹp, không khỏe khoắn.”

Điều tương tự cũng sẽ xảy ra khi bạn nhìn vào vợ chồng mình công việc, ngoại hình. Danh sách đó là vô tận. Tôi sẽ đưa ra thêm một ví dụ khi tôi còn đang độc thân và đang tìm kiếm "người phụ nữ trong mơ" trước tiên tôi đã muốn nhận dạng ra đặc điểm quan trọng nhất cho người vợ tương lai của mình.

Nên sau gần như tất cả các cuộc hẹn, tôi đã gọi cho người bạn thân của tôi, Joseph, và thông báo, “Joseph, tối nay tôi đã nhận ra được đặc điểm quan trọng nhất của một người phụ nữ.” Và anh ta sẽ luôn nói, “Được rồi, Dennis, đó là gì?” rồi kiên nhẫn lắng nghe.

Có đêm tôi nói với anh ta rằng đó là sự thông minh đêm khác thì cho rằng đó là ngoại hình đêm khác nữa, nhân cáchvà lại một đêm khác, tốt bụng. Một đêm, như thường lệ, tôi gọi anh ta dậy sau buổi đi chơi tối và nói, “Joseph, cuối cùng tôi cũng nghĩ ra được nét đặc trưng quan trọng nhất trong một người phụ nữ.”

Nhưng lần này anh ta đã không nói, “Được rồi, Dennis, đó là gì?” Thay vào đó anh ta nói "Không cần nói nữa, để tôi nói luôn cho!" Bối rối, tôi hỏi Làm sao anh biết?

Anh thậm chí còn không biết người phụ nữ đã đi cùng tôi. "Không quan trọng," anh ta nói.

“Bất cứ đặc điểm nào bị thiếu của người phụ nữ tối nay đó chính là cái mà anh quyết định là nét đặc trưng quan trọng nhất trong một người phụ nữ.” Tôi đã không thể nói gì hơn

Anh ta đã đúng. Điều thiếu sót của người phụ nữ trong buổi hẹn tối hôm đó chính là điều mà tôi sẽ tuyên bố rằng nó là điểm quan trọng nhất trong một người phụ nữ. Tôi vẫn chưa nghĩa ra được thuật ngữ nào hay ho thay cho "Hội chứng Missing Tile" nhưng đó chính xác là căn bệnh tôi đã mắc phải

Đó là cách mà chúng ta tự dối lừa bản thân và tự hủy hoại dần hạnh phúc của chính mình bằng sự tập trung vào ô vuông bị thiếu mà mỗi chúng ta đều có. Vậy thì, chúng ta có một sự lựa chọn đơn giản

Chúng ta nhìn vào phần còn lại của trần nhà? vào toàn bộ những ô gạch chúng ta CÓ. Hay chúng ta tập trung vào những ô bị thiếu? Nhìn rộng ra câu trả lời cho câu hỏi đó sẽ xác định được bạn sẽ hạnh phúc như thế nào.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

7 lưu ý để tiếp thị đúng đối tượng

Họ chưa hiểu rằng marketing là động lực chính tạo ra lợi nhuận, và cái gọi là “lãng phí” đơn giản chỉ vì họ đang làm marketing cho nhầm người.

Theo các chuyên gia marketing, mấu chốt để duy trì giá trị của marketing là sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan với việc làm khảo sát để tìm hiểu sâu hơn về khách hàng của mình. Dưới đây là 7 mẹo giúp công ty làm marketing đúng đối tượng và mang lại tỷ lệ ROI cao:

1. Đừng “quăng lưới” quá rộng

Trong quá trình phân tích ban đầu, các doanh nghiệp thường rất muốn tiến vào một thị trường rộng lớn nơi có nhiều khách hàng. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh rằng tấn công vào các thị trường ngách (niche market) sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Doanh nghiệp cần xác định được đâu là thị trường mục tiêu có thể mang lại nền tảng vững chắc cho đầu ra của sản phẩm/dịch vụ, từ đó đặt ra những tiêu chí cụ thể để quản lý chặt chẽ các hoạt động marketing.



2. Đầu tư vào những từ khóa long-tail

Tâm lý chung của các doanh nghiệp khi làm marketing trên công cụ tìm kiếm là chọn những cụm từ khóa phổ biến. Điều này có nghĩa là họ đã tự đặt mình vào thế đối đầu với các thương hiệu lớn hơn. Ngoài ra, người dùng cũng có xu hướng lọc ra những kết quả hữu ích bằng cách đặt ra những yêu cầu cụ thể hơn khi tìm kiếm. Vì thế, việc của người làm marketing là xác định rõ ràng ý định của khách hàng, sau đó tìm ra những cụm từ/câu văn cụ thể để loại bỏ bớt sự cạnh tranh và dễ lên top trong các trang tìm kiếm.

Long-tail là những từ khóa dài và cụ thể mà khách hàng có thể sử dụng khi họ sắp thực hiện hành vi mua một sản phẩm nào đó. Những từ khóa này, dù ban đầu trông không được đẹp mắt, sẽ có giá trị rất lớn nếu biết cách sử dụng.

Ví dụ: công ty bán đồ nội thất cổ điển, trang web của công ty có thể sẽ không bao giờ hiện lên top đầu của organic search với từ khóa “nội thất”, bởi có quá nhiều sự cạnh tranh. Nhưng nếu công ty chuyên về nội thất đương đại, thì từ khóa như “ghế phòng khách hình bán nguyệt nội thất đương đại” sẽ dễ dàng hiện lên trên trang tìm kiếm của khách hàng đang muốn mua sản phẩm đó.

3. Đầu tư vào khách hàng thực sự tiềm năng

Doanh nghiệp nào cũng cần tập trung vào khách hàng tiềm năng và cố gắng biến họ thành khách hàng thực sự. Nhưng sẽ là sai lầm nếu tốn quá nhiều công sức vào những đối tượng tiềm năng nằm quá cao trên phễu bán hàng (sales funnel).

Một khách hàng có đủ năng lực là người có lý lịch, danh tính và ngân sách rõ ràng. Nếu biết khách hàng đang cần tìm một chiếc máy quay dưới nước để phục vụ cho buổi câu cá sắp tới, bạn sẽ dễ dàng sáng tạo những nội dung hay và mang lại nhiều cơ hội thành công hơn.

4. Sáng tạo nội dung phù hợp với đặc điểm kinh doanh

Khi bán một sản phẩm nào đó, bạn cần biết rõ về khách hàng của mình. Họ là ai? Ở đâu? Bao nhiêu tuổi? Vấn đề của họ là gì? Bạn đã giải quyết được những vấn đề nào cho họ?

Một doanh nghiệp chuyên cung cấp gạch ngói không được làm marketing cho khách hàng muốn mua sắt thép, một công ty chuyên đào tạo dạy nghề không thể làm marketing cho khách hàng muốn đi du học… Nếu bạn đã xác định được các thông tin chính xác về khách hàng, việc làm nội dung để tiếp thị sẽ trở nên rất dễ dàng.

5. Phân loại dữ liệu marketing


Người làm marketing nên phân loại dữ liệu email marketing của công ty thành hai phần: Những người muốn mua, và những người đã từng mua. Nếu công ty có cửa hàng, hãy phân thành hai phần là khách hàng online và offline. Chia khách hàng ra sẽ giúp công ty biến những người chưa mua hàng bao giờ thành khách hàng thực sự, cùng với đó, đừng quên gửi những nội dung hay liên quan đến sản phẩm cho khách hàng của mình.

Song song với đó, hãy xác định thông tin về những khách hàng mà bạn chưa rõ nhu cầu của họ.

6. Tái chuyển đổi khách hàng hiện tại. Tại sao không?

Rất nhiều doanh nghiệp bỏ công sức để chăm chút những khách hàng tiềm năng mới, nhưng lại bỏ quên vô số khách hàng tiềm năng có sẵn trong danh sách của mình. Thực tế đã chỉ ra là bán hàng cho khách hàng hiện hữu sẽ nhanh hơn và tiết kiệm hơn. Bạn có thể tận dụng các chương trình ưu đãi, coupons và nâng hạng thành viên để tái chuyển đổi khách hàng hiện tại và mang lại nhiều doanh thu hơn.

7. Hãy tìm kiếm khách hàng và đến với họ

Khi bước vào một thị trường ngách, mọi thứ đều sẽ rất mới lạ. Điều đầu tiên người làm marketing cần làm là tìm kiếm khách hàng của mình, nhận biết được họ đang ở đâu và tìm cách kết nối với họ.

Những diễn đàn và cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau trên internet thực sự là mỏ vàng của các marketer, bởi lẽ đây là nơi khách hàng giãi bày những vấn đề của bản thân. Đây là nguồn thông tin khổng lồ để các marketer đưa ra những ý tưởng mới, sáng tạo những nội dung quảng cáo thiết thực, tạo ra các chiến dịch inbound marketing hiệu quả (tìm kiếm khách hàng bằng cách thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng với những nội dung, dữ liệu và dịch vụ khách hàng chất lượng, chứ không phải làm phiền họ bằng những email/tin nhắn rác hoặc những quảng cáo phản cảm).

Trong công tác marketing, đôi khi, chỉ với những công cụ miễn phí và một chút công sức bỏ ra, bạn đã có thể tạo ra những kết quả ngoài mong đợi. Khách hàng tiềm năng hoàn toàn sẵn lòng chi trả cho các sản phẩm của bạn, vì vậy hãy tự tin chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự. Chi phí marketing bỏ ra vì thế sẽ không còn là sự lãng phí, mà là một cơ hội giúp công ty gặt hái được nhiều thành công mới.
Đọc tiếp »

Học cách để gặp "MAY MẮN"

Trên thế giới có 3 loại người: người may mắn, người xui xẻo và bình thường. Ai cũng muốn là người may mắn, nhưng không phải ai cũng được như thế. Nhưng nếu biết cách, bạn sẽ là người may mắn.


GS Richard Wiseman, ĐH Hertfordshire (Anh) đã làm một cuộc nghiên cứu cực kì công phu trên 400 người từ 18-84 tuổi trong suốt hơn 10 năm, để tìm hiểu về quy luật may mắn của con người.

Qua nghiên cứu này, ông đã rút ra được khá nhiều điều lý thú và hữu ích cho tất cả mọi người muốn mình trở nên may mắn hơn.

Cuộc sống là một trò chơi tìm kiếm
Trong một cuộc thí nghiệm, GS Wiseman đưa cho người may mắn và xui xẻo 2 tờ báo và hỏi họ: “Hãy tìm cho tôi có bao nhiêu tấm hình trong tờ báo này?” Người xui xẻo mất 2 phút, trong khi người may mắn chỉ mất có vài giây. Tại sao lại như vậy?

Vì ở ngay trang 2 của tờ báo có một dòng chú thích: “Đừng tìm nữa, tờ báo này có 43 tấm hình”. Cuộc thí nghiệm được làm lại nhiều lần và người xui xẻo chẳng bao giờ nhìn ra dòng chữ ấy.

Bài học rút ra là: người xui xẻo đã bỏ lỡ cơ hội vì họ quá bận rộn, quá tập trung vào những gì đang làm. Trong khi đó, người may mắn luôn biết nhận ra những gì khác biệt hơn là những gì họ tìm kiếm.

May mắn thường gõ cửa những người luôn sáng tạo và luôn biết cách làm mới mình, làm mới môi trường xung quanh mình.

Nếu ví sự may mắn là trái táo và môi trường quanh bạn là một vườn táo. Hàng ngày, bạn chỉ cứ hái mãi ở một vườn, càng ngày bạn sẽ càng khó tìm thấy, vì táo ít đi từng ngày.

Nhưng nếu bạn sang một vườn táo mới, xác suất hái được táo của bạn sẽ tăng lên đột ngột. Đó chính là sự may mắn!



Biết là mình may mắn

Sở dĩ GS Wiseman chia ra làm hai loại người: may mắn và không may mắn vì… chính họ đã tự nhận mình là như vậy. Cùng một sự việc, người may mắn và xui xẻo có thể nhìn dưới 2 khía cạnh khác hẳn nhau.

Cũng như một đội tuyển tham dự Olympic vậy, năm nay họ thi đấu chỉ đoạt huy chương đồng, sang năm, họ tập luyện chăm chỉ hơn và rồi đạt huy chương bạc. Nhưng bạn hãy thử đoán xem, lúc nào họ vui hơn?

Khi đoạt huy chương bạc, họ cảm thấy xui xẻo vì chỉ còn một chút nữa thôi là họ có thể làm được điều tốt nhất. Còn khi chỉ đoạt huy chương đồng, họ lại thấy may mắn, vì nếu họ không cố gắng dù chỉ là một chút nữa thôi thì họ đã không có gì cả.

Các nhà nghiên cứu gọi đây là hiện tượng suy nghĩ “phản thực” (counter-factual). Những người may mắn là người biết biến sự xui xẻo thành cảm giác may mắn.

Trong một thí nghiệm khác, GS Wiseman đặt ra trường hợp rằng: một ngày bạn vào nhà băng, thế rồi bất chợt bọn cướp xuất hiện, chúng bắn bừa một viên đạn thế nào lại trúng vào vai bạn. Quan điểm của người xui xẻo là: “Ôi trời, sao tôi xui xẻo đến thế. Đến nhà băng ngày nào không đến, lại đến đúng ngày có cướp viếng, đã thế lại bị tai bay đạn lạc”.

Trong khi đó, quan điểm của người may mắn là: “Ôi may quá! Đạn chỉ trúng vào vai mà không vào đầu mình”!

Chính quan điểm ấy giúp họ có một cuộc sống tràn đầy tự tin và hy vọng. Họ luôn lạc quan ngay cả khi khó khăn nhất.

Luyện để trở thành người may mắn

Mục đích của nghiên cứu này là rút ra những kinh nghiệm và thói quen có thể giúp chúng ta tìm thấy nhiều sự may mắn hơn.

GS Wiseman tổ chức một cuộc trao đổi giữa hai nhóm người. Những người may mắn sẽ nói về cách họ suy nghĩ, cảm nhận về cuộc sống, cách họ tìm kiếm may mắn, phá vỡ các thói quen và giải quyết những xui xẻo.

Những người xui xẻo được giao nhiệm vụ là hãy thay đổi một số thói quen, lối sống. Sau đó chỉ một tháng, những kết quả báo lại thật bất ngờ: 80% số người xui xẻo đã cảm thấy sống tốt hơn, vui vẻ hơn và may mắn hơn.

Piper, một người thuộc nhóm xui xẻo nói: “Tôi đã tự lập ra một số sở thích và thói quen bất chấp những hạn chế của mình. Ví dụ như vào các sáng thứ 7, tôi rất muốn đi câu, vì vướng chuyện học lại thôi.

Nhưng lúc đó, tôi vẫn cứ đi câu bất chấp vẫn còn một đống bài ở nhà. Trong khi câu cá, chúng tôi đã trao đổi cùng nhau về bài luận, tôi đã nhận ra khá nhiều điều lý thú và tôi đã có một bài luận điểm A”.

Alesadra nói: “Tuần trước, tôi thấy có một cái váy rất đẹp, nhưng không mua. Hôm sau tôi quay lại để mua thì người ta đã bán mất. Nếu là trước đây, tôi sẽ thất vọng, buồn rầu mà đi về. Nhưng sau khi đi một vòng, tôi lại tìm được một cái khác đẹp hơn và còn rẻ hơn thế. Thật là may mắn”!

Có lẽ, may mắn hay xui xẻo cũng chỉ là một khái niệm trìu tượng và do quan điểm của mỗi chúng ta. Vậy là bài học rút ra ở đây thật sự chẳng có gì cao siêu cả.

Nếu bạn muốn là người may mắn, hãy tự xếp hạng mình là người “số đỏ”. Hãy luôn suy nghĩ tích cực, rằng những may mắn đến với bạn là do bạn xứng đáng được hưởng, còn những xui xẻo chẳng qua là những thử thách giúp chúng ta cứng cỏi hơn mà thôi.

Hãy nhớ rằng: “Khi một cánh cửa sập lại với bạn, chắc chắn sẽ có 5, 7 cánh cửa khác trải thảm đỏ đón bạn”!
Đọc tiếp »

Dễ kiếm việc làm Sale nhưng khó có người thành công nhất định

Mình chưa là người thành công trong lĩnh vưc sale nên chưa dám chia sẻ nhiều. Nhưng Trường hợp này cũng như nhiều người tin vào số mệnh, làm gì cũng đổ tại duyên số. Ra khỏi nhà không khóa cửa cẩn thận, trộm vào khuân hết -> cái số, của đi thay người, như 1 kiểu an ủi bản thân, thỏa mãn tinh thần tạm thời. Chứ k dám nhìn ra là do mình k cẩn thận, mình thiếu kỉ luật -> vì sợ cảm giác tội lỗi, thất bại.
Tương tự, với nhiều người không thành công với sale bởi vì họ chưa đủ kĩ năng, chưa biết cách trau dồi và ko đủ gan để chấp nhận những thất bại như cơm bữa trong nghề sale.
Hồi mới làm sale mình khóc nhiều lắm. KH chửi -> khóc, đồng nghiệp xấu tính, chơi đểu -> khóc. Khóc ngay trong vp -> xấu hổ lắm. Khóc n rồi cũng hết vì bị chai dần trong nghề, tức là tích lũy dc 1 vài kĩ năng xử lý rồi đó.
Có nhiều người, vì môi trường gia đình, hoàn cảnh, giáo dục khác nhau mà họ có cơ hội tôi luyện nhiều kĩ năng phù hợp với nghề sale từ bé. Hình thành một phần tính cách của họ. Do đó khi vào nghề sale họ thích ứng mau hơn -> chúng ta dù học giỏi, thông minh nhưng do chưa có những năm tôi luyện vấn đề đó như họ, nên chậm hơ. Ta sốt ruột và nghĩ rằng đó là duyên.
Ăn nói hay cũng là tôi luyện, cái bạn sale đầu tiên là bán sức lao động - đi phỏng vấn. Chúng ta thử nghiệm xem mình đã thay đổi tiến bộ như thế nào qua nhiều lần BÁN sức lao động như thế.
Nên Duyên cũng học được hết. Nếu ai không đủ gan và kiên trì để học thì chịu, tìm cái khác phù hợp hơn thôi. Chớ nếu nói theo lý thuyết mà làm được hết thì ai cũng giỏi hết rồi.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Điều khiển người làm thuê bằng "cây gậy và củ cà rốt"

Bài viết này của tôi chỉ là một trong những thứ giống như tự động viên, không có ý xúc phạm ai hoặc làm ai tổn thương. Chỉ là một cách nhìn nhận sự việc theo góc độ cá nhân, phân tích để hiểu rõ sự thật của vấn đề. Rất mong quý bạn đọc chỉ hưởng ứng tính tích cực của nó mà thôi.

Chuyện về con lừa

Loài lừa sinh ra vốn có sức vóc và dẻo dai nên được con người thuần hóa để chuyên chở đồ đạc. Tuy nhiên, loài vật này đôi khi cực kỳ lỳ lợm, đánh đấm thế nào cũng cứ đứng ỳ, không chịu nhích một bước.

Nhưng con người thông minh đã nảy ra một ý tưởng. Người ta cột một củ cà rốt tươi mát lên đầu một cây gậy và treo trước mặt con lừa, sao cho nó dù có với thế nào cũng không tới củ cà rốt. Thế là con lừa ngu ngốc cứ cố rướn cái mồm, bước ào ào tới củ cà rốt, thậm chí nhiều lúc sôi máu chạy như điên, để cố ăn cho được nhưng củ cà rốt cứ thế cách xa miệng nó.

Việc con lừa bước tới củ cà rốt ảo tưởng vô tình khiến nó mang vác đồ giúp cho chủ của nó. Đây quả là một ý tưởng thông minh và đầy thú vị.



Con lừa bị dụ bởi củ cà rốt ảo tưởng


Áp dụng trên người làm thuê

Mưu mẹo nhỏ này tưởng chừng chỉ áp dụng với loài lừa, nhưng hiện nay, ý tưởng này được dùng một cách triệt và phổ biến bởi nhiều ông chủ lên chính những người đi làm thuê.

Các ông chủ thường hay vẽ ra những giấc mơ hồng, những ưu đãi vĩ đại để kích thích bạn làm việc và đạt đến mục đích mà họ mong muốn.

Đối với một vài ông chủ hơi tốt tốt thì thỉnh thoảng trong đoạn đường dài và nặng của công việc, họ cũng cho những người làm thuê ăn được củ cà rốt mà họ đã hứa, hoặc chí ít cũng ăn được một phần. Nhưng rồi họ lại tiếp tục treo một củ khác lến để dẫn dắt những con lừa của mình làm việc một cách ngoan ngoãn và chăm chỉ.

Bạn đang làm quản lý và tưởng rằng mình không bị mê muội bởi những củ cà rốt? Không, khi nào bạn chưa làm ông chủ cao nhất của công ty thì bạn cũng bị lừa như mọi người, chỉ khác biệt ở chỗ, củ cà rốt của bạn có thể tươi hơn, to hơn, và được trét thêm mật chẳng hạn.



Khi người làm thuê thành thú tiêu khiển của nhà tuyển dụng


Chuyện này là sao vậy?

Tôi từng rất sốc và không tin nổi vào cái khái niệm này. Nhưng càng làm việc, càng tiếp xúc, càng cảm nhận thì càng thấm thía và ngậm ngùi chấp nhận, đó là sự thật.

Việc làm thuê thật sự không xấu, nhưng nếu bạn không hiểu rõ bạn là ai, đang ở trong tình huống nào, đang bị ai dắt mũi thì bạn thật sự là phế thải. Vì vậy, trước khi ngạo mạn về tài năng của mình, cao ngạo về mức lương, khoe khoan về vị trí quản lý, hãy đọc bài này, ngẫm nghĩ để xem thử mình có phải là một con lừa chính hiệu không nhé.

Tôi, người thân tôi, bạn bè tôi cũng đang làm thuê, tôi không muốn họ thấy khó chịu hay đau lòng khi đọc bài này, chỉ đơn giản là nêu một khái niệm theo một các hiểu rất cá nhân, để tôi lấy động lực mà phấn đấu cho bản thân mình. Tôi chúc các bạn đi làm thật thành công và nhớ hãy khiêm tốn nhé, bởi có thể ai đó đang cưỡi trên lưng bạn và dắt bạn đi lung tung như một đứa ngốc đấy bạn ạ.
Đọc tiếp »