Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

ĐIỀU HÀNH CUỘC HỌP VỚI 6 CHIẾC MŨ TƯ DUY

“Sáu chiếc mũ tư duy” (6 Hats Thinking) là phương pháp lý tưởng để đánh giá tác động của một quyết định từ nhiều quan điểm khác nhau. Công cụ hỗ trợ tư duy này được Edward de Bono giới thiệu trong cuốn “6 Thinking Hats”. Nó giúp bạn kết hợp những yếu tố thuộc về cảm tính với những quyết định lý tính và khuyến khích sự sáng tạo khi ra quyết định. Nhờ vậy, kế hoạch của bạn sẽ hợp lý và chặt chẽ hơn. 
Theo một khảo sát tại Mỹ, lãnh đạo các tập đoàn tốn mất gần 40% thời gian cho các cuộc thảo luận hay buổi họp. Nếu áp dụng “Sáu chiếc mũ tư duy”, họ có thể giảm tới 75% thời gian họp, từ đó dành 25% thời gian còn lại xử lí những công việc quan trọng mà không tốn chi phí nào. Tại sao lại có thể tiết kiệm được nhiều thời gian như vậy? Đó là do, trong các cuộc họp, cách đánh giá tác động của một quyết định từ nhiều quan điểm khác nhau đã thay thế cho cách thức phản biện thông thường. Hiện nay, các CEO của các tập đoàn hàng đầu thế giới như IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont… đều sử dụng phương pháp này để điều hành các cuộc họp.
Để khám phá phương pháp tư duy “Sáu chiếc mũ” do Edward de Bono (Tiến sĩ tâm lý học, Giáo sư tại các trường Đại học Oxford, Cambridge, và Harvard) đưa ra, chúng ta hãy bắt đầu từ việc phản biện. Chúng ta họp vì có vấn đề cần phải giải quyết. Và trong một buổi họp, trong đầu mỗi người có một phương án giải quyết riêng. Hiển nhiên là như vậy, bởi vì mỗi một con người là một thực thể riêng biệt, không ai giống ai. Thế nhưng phương án được chấp nhận chỉ có một, và thế là tranh luận bùng nổ. Để chứng minh cách giải quyết của mình là đúng, mọi người có khuynh hướng áp đặt lối tư duy của bản thân mình lên người khác. Để chứng tỏ sự thông minh và sự riêng biệt của mình, mục đích của cuộc họp thậm chí có thể bị đẩy xuống hàng thứ yếu.
Có thể minh họa một cách rõ nét như sau: Giả sử điều chúng ta cần đạt được là X
  • Người thứ nhất, với quan điểm A1 đã đưa ra phương án giải quyết như sau: xuất phát từ A1 → (ta có thể làm được) B1 → (sau đó ta sẽ làm được) C1 → …và cuối cùng thu được kết quả X.
  • Người thứ hai, dựa trên quan điểm A2 đưa ra phương án giải quyết như sau: xuất phát A2 → (ta có thể làm được) B2 → (ta có thể làm được) C2 → …thu được kết quả X.
Cứ như thế đối với những người tiếp theo. Mặc dù, mục đích đạt được cuối cùng đều là X, nhưng điểm xuất phát của chúng ta lại khác nhau nên dẫn đến cách giải quyết khác nhau và ai cũng cho mình là đúng.
Còn nếu áp dụng kiểu tư duy “Sáu chiếc mũ” hay còn gọi là tư duy đồng thuận chúng ta sẽ cùng xem xét tất cả các điểm xuất phát A1, A2,… và cùng nhau tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhất. Kiểu tư duy này trái ngược với lối tranh luận, đối đầu và xung đột khi mà mỗi người đều đưa ra những cái nhìn trái ngược nhau.
Tiến sĩ Edward de Bono nhận thấy, thông thường, có năm loại xuất phát điểm để xem xét sự việc dựa trên: thông tin, cảm xúc, tìm kiếm ý tưởng mới, sự cẩn trọng và tìm kiếm ích lợi. Chúng ta không thể cùng lúc xem xét một cách hiệu quả theo tất cả các hướng đó. Dưới đây là đặc điểm của "Sáu mũ tư duy":
Cuộc họp áp dụng phương pháp "Sáu mũ tư duy" sẽ diễn ra như sau:
Bước 1: Người điều khiển cuộc họp đội chiếc mũ xanh da trời khái quát vấn đề cần phải giải quyết, sau đó đề nghị mọi người hãy đội chiếc mũ trắng.
Bước 2: Sau khi đội chiếc mũ trắng mọi người chỉ tập trung duy nhất vào các thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề đang được bàn luận. Các câu hỏi cần được đặt ra bao gồm: Để giải quyết vấn đề chúng ta hiện đang có trong tay những thông tin gì? Trong số đó, thông tin nào là cần thiết? Chúng ta còn thiếu những thông tin gì? Làm sao chúng ta có thể lấy được những thông tin cần thiết còn thiếu?
Lưu ý: ở bước này đòi hỏi ở người điều hành kỹ năng xử lý thông tin. Có thể đơn cử một ví dụ sau:
Thành viên: Tại Mỹ, năm trước lượng tiêu thụ thịt gà Tây tăng 25% do số người thích ăn kiêng tăng lên, cùng với những lo lắng về mặt sức khỏe. Gà Tây được xem như một loại thịt ít đạm.
Người điều hành: Xin lỗi, tôi vừa yêu cầu anh/chị đội chiếc mũ trắng. Thực chất vấn đề ở đây chỉ là lượng tiêu thụ thịt gà Tây tăng 25%, còn những ý kiến khác chỉ là nhận định cá nhân anh/chị.
Thành viên: Không, thưa ngài. Những nghiên cứu thị trường cho thấy mọi người chọn mua thịt gà tây là do loại thịt này chứa hàm lượng cholesterol thấp.
Người điều hành: Vậy, ở đây có hai thông tin. Thứ nhất, lượng tiêu thụ thịt gà Tây tăng 25%. Thứ hai, theo nghiên cứu, mọi người chọn mua thịt gà tây là do loại thịt này chứa hàm lượng cholesterol thấp.
Bước 3: Người điều hành cuộc họp đề nghị mọi người đội chiếc mũ xanh lá cây. Đây là chiếc mũ của năng lượng và sáng tạo. Mọi người đưa ra các phương án để giải quyết vấn đề dựa trên dữ liệu thông tin thu được từ bước một.
Lưu ý: Ở bước này người điều hành phải biết cách khuấy động có cân nhắc để khuyến khích mọi người sáng tạo. Người điều hành phải biết cách đặt “kỳ vọng” vào từng thành viên cuộc họp. “Kỳ vọng” rất quan trọng đối với chiếc mũ xanh tư duy. Bởi vì, mọi người thường thể hiện tốt khi mà người khác kỳ vọng vào họ.
Bước 4: Ở bước này mọi người đội chiếc mũ màu vàng, đánh giá những ưu điểm của các phương án đã được nêu ra ở bước ba. Ưu điểm của chiếc mũ vàng nằm ở chỗ nó buộc mọi người phải dành thời gian để nhận biết các giá trị. Có những phương án, thoạt đầu không có gì thú vị, sau khi xem xét trên quan điểm chiếc mũ vàng lại bộc lộ nhiều ưu điểm.
Lưu ý: (1) Chiếc mũ vàng là chiếc mũ của xét đoán, dựa trên lối tư duy logic chứ không phải sự tưởng tượng. Nó trả lời cho những câu hỏi: “Giá trị của phương án giải quyết nằm ở đâu? Nó mang lợi ích cho ai và trong hoàn cảnh nào?”. (2) Mọi người thường khó đội chiếc mũ vàng, khác hẳn với mũ đen (chiếc mũ của sự phê phán và chỉ trích). Đơn giản là vì, chê bai người khác thì dễ, khen ngợi và nhìn ra những điểm tích cực thì khó. Đó chính là cơ chế tự nhiên của não chúng ta để tránh những nguy hiểm. Để sử dụng tốt chiếc mũ vàng chúng ta phải tạo cho mình cơ chế “nhạy cảm tự nhiên với các giá trị”. Đây chính là thói quen mà mọi người cần phát triển.
Bước 5: Người điều khiển đề nghị mọi người đội chiếc mũ đen. Đây là chiếc mũ quan trọng nhất . Đội chiếc mũ này mọi người chỉ ra những gì là sai, là không phù hợp trong các phương án đã được nêu ra ở bước thứ ba. Chiếc mũ đen là chiếc mũ của sự cẩn trọng, tránh cho chúng ta không lãng phí tiền bạc và công sức.
Lưu ý: Lối tư duy chiếc mũ đen là lối tư duy logic. Tất cả những lý lẽ đưa ra để phê phán đều phải dựa trên nền tảng logic chứ không phải cảm xúc, lối suy nghĩ của chiếc mũ đỏ. Người điều khiển cuộc họp phải chú ý để những ý kiến đưa ra phải là lập luận có nghĩa chứ không phải là những lý lẽ được chấp nhận bởi người nói giỏi thuyết phục.
Bước 6: Mọi người đội chiếc mũ đỏ và phát biểu những cảm nhận của mình về các phương án được đưa ra. Các thành viên không cần đưa ra các lập luận hoặc chứng minh các cảm xúc của mình. Đó là những linh cảm, trực giác và ấn tượng của cá nhân mỗi người về một phương án nào đó.
Lưu ý: Thông thường, trong một cuộc họp, người ta cho rằng không nên để tình cảm chen vào những quyết định quan trọng. Tuy nhiên, những tình cảm đó vẫn luôn được thể hiện dưới vỏ bọc là những lập luận logic. Chiếc mũ đỏ là công cụ độc nhất và đặc biệt để mọi người có thể bộc lộ cảm xúc. Và chiếc mũ đỏ còn quan trọng ở chỗ, khả năng trực giác phần lớn là nhờ những kinh nghiệm tích lũy được, nên có những điều khi được nói ra tất cả mọi người đều thấy có lý nhưng trên thực tế thì không thể chứng minh được, và đôi khi dùng tư duy logic có thể còn đưa ra kết quả ngược lại.
Bước 7 (và cũng là bước kết thúc): Một người đội chiếc mũ xanh da trời để tổng kết và kết thúc buổi làm việc. Chiếc mũ xanh da trời chỉ cho chúng ta thấy kết quả đạt được trong cuộc họp này là gì. Nếu tất cả các bước trên được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả thì phương án giải quyết cho vấn đề đặt ra đầu cuộc họp gần như tự động mở ra trước mắt chúng ta.
Lưu ý: Thông thường, người chủ trì cuộc họp là người đội chiếc mũ xanh da trời trong suốt cuộc họp. Chiếc mũ xanh da trời là chiếc mũ đặt vấn đề, điều khiển tư duy mọi người trong cả cuộc họp, để tất cả phải sử dụng đúng chiếc mũ vào đúng lúc cần thiết, và cuối cùng cũng kết thúc cuộc họp với chiếc mũ xanh da trời.
Tuy nhiên, các bước trên cũng có thể thay đổi để phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

LỜI KẾT

Tóm lại, phương pháp tư duy “Sáu chiếc mũ” cho phép chúng ta đơn giản hóa lối tư duy, mọi người chỉ xem xét một khía cạnh tại một thời điểm, nhờ đó đưa tư duy của mọi người cùng hướng về một phía, tránh sự tranh cãi và hao phí sức lực của nhau. Đây là một phương pháp đơn giản mà đem lại hiệu quả to lớn: không những tìm được cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất trong một thời gian ngắn, mà còn không ảnh hưởng đến cái tôi của mỗi người. Cuộc thảo luận về một nghĩa nào đó biến thành một trò chơi chuyển đổi cách tư duy và những chiếc mũ trở thành hướng dẫn cho người chơi trong suốt cuộc chơi này.
Kinh nghiệm cho thấy rằng những lần đầu tiên khi điều hành cuộc họp theo cách này, có thể bạn sẽ hơi ngượng gạo, nhưng đừng nản chí, các kỹ năng đều phải do tập luyện mới thành thục. Chắc chắn, cùng với thời gian, bạn sẽ thấy đây là một công cụ mạnh để điều hành các cuộc họp. Chúc bạn thành công!
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Các Công Cụ và Phương Pháp Tìm Kiếm Hình Ảnh Dành Cho Marketer




Một tấm hình hơn ngàn lời nói

Vậy tại sao mọi người chỉ biết mỗi một cách vào Google tìm hình ảnh để thay lời muốn nói. Người làm Marketing phải không ngừng luyện tập kỹ năng về thị giác, cũng như nâng cao khả năng tìm kiếm hình ảnh của mình để phục vụ nhu cầu công việc và cá nhân.

Hãy cùng khám phá các phương pháp và công cụ tìm kiếm hình ảnh:


Tìm kiếm theo từ khóa:
Từ đồng nghĩa. Trau dồi vốn ngôn ngữ luôn là mục tiêu hàng đầu của một marketer. Hãy vận dụng vốn từ cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh để có thể tìm được đúng hình ảnh mà mình mong muốn. Từ đồng nghĩa, gần nghĩa, những từ mô tả càng cụ thể càng tốt.
Và khi những từ đồng nghĩa không làm việc hiệu quả, hãy linh hoạt sử dụng những từ trái nghĩa. Đừng tự giới hạn mình vào những khuôn khổ, lối mòn sẵn có.
Tìm kiếm theo chủ đề,
Thường được dùng khi tìm kiếm hàng loạt ảnh cho một dự án, một chủ điểm, ý tưởng hoặc brainstorm… Hãy nghĩ đến những bộ phim, tiểu thuyết, các nhân vật phim ảnh, hoạt hình nổi tiếng, và nhiều hơn thế nữa. Tóm lại, khi tìm kiếm hình ảnh, hãy nghĩ đến vũ trụ và giải ngân hà rộng lớn không nên chăm chăm vào từng hành tinh đơn lẻ.
Tìm kiếm theo màu sắc.
Một ngày kia, bạn đã có sẵn những màu chủ đề (theme colors) của mình, nhưng thật sự không biết làm thế nào để có thể những bức ảnh phù hợp với tông (tone) màu đó. Multicolr sẽ giúp bạn tìm trong hơn 10 triệu hình ảnh của Flickr những hình ảnh chuẩn xác nhất theo màu sắc yêu cầu.
Tìm kiếm hình ảnh tương tự/chính xác.
Trong các dự án, đôi khi bạn cần tìm nguồn gốc chính xác hình ảnh đang có, hoặc độ phân giải cao. Hãy dùng thử Tin Eye. Đây là công cụ truy tìm nguồn gốc, các thay đổi trên ảnh gốc chỉ với URL của ảnh hoặc tải lên từ máy tính.
Cũng đừng quên công cụ tìm kiếm hình ảnh của Google. Hãy tận dụng các chức năng Kéo-thả, tìm kiếm những hình ảnh tương tự, tìm nguồn gốc của hình ảnh.
Tìm kiếm khuôn mặt.
Face Saerch là câu trả lời. Đúng là Face Saerch chứ không phải search. Bỏ qua tên miền độc đáo, sao bạn không thử tìm tên mình và bất ngờ. Tôi cũng thử tìm tên mình Tri Vo, kết quả thứ hai là không tồi.
Tìm kiếm các biểu tượng (icon)
Bạn cần biểu tượng trong khi làm slide PowerPoint và không hài lòng với các clip art sẵn có (mà phần lớn ta chẳng bao giờ hài lòng), The Noun Project một dự án phi lợi nhuận sẽ là cứu cánh cho bản kế hoạch của bạn.

Cuối cùng, hãy tìm kiếm bằng cái đầu. Hãy động não, làm việc thông minh hơn. Các phương tiện luôn có sẵn, quan trọng là cách vận dụng để phục vụ mục đích của mình.
Bonus. Các công cụ xem và tìm kiếm hình ảnh khác:
Flickr - hơn 10 triệu hình ảnh.
Compfight - công cụ chuyên tìm kiếm trên Flickr
StumbleUpon - tìm theo sở thích, ngẫu nhiên.
Niice - những hình ảnh đẹp, cảm hứng thiết kế.
500px - World’s best photo community
Deviant Art - Where Art meets Application
Behance - Online Porfolio
Dribbble is show and tell for designers.
Các lưu ý khi sử dụng hình ảnh online trong công việc:
Sử dụng ảnh có độ phân giải cao và phù hợp với mục đích, địa điểm, thiết bị trình chiếu hình ảnh.
Lưu ý vấn đề tác quyền, luôn sử dụng ảnh free-right. Creative Commons trên Wiki
Không ngừng học hỏi, nghiên cứu các bộ môn hội họa, nhiếp ảnh, điện ảnh, điêu khắc, thiết kế. Vừa là phát triển khả năng thị giác, vừa nâng cao trình độ thẩm mỹ.
Nắm rõ các nguyên tắc trước khi phá vỡ chúng.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Chiến lược Marketing và Thực thi marketing digital

Tài liệu này nhất quyết các bạn phải ghi chép lại nếu muốn hiểu về Chiến lược marketing và Thực thi Internet marketing từ chiến lược nó như nào.
Nội dung này cũng hỗ trợ cho các học viên học lớp Digital Marketing tại Vinalink - Hiểu từ bản chất đến thực tế.
1. Hiểu bản chất của Marketing, truyền thông, thương hiệu, bán hàng, PR, quảng cáo…. 1.1 : Định nghĩa về Marketing 1.2 : Quảng cáo, PR, truyền thông, thương hiệu, trade marketing, ATL, BTL… trong marketing 2. Persona : Chân dung khách hàng mục tiêu 3. Chiến lược giá trị sản phẩm theo Insight khách hàng
4. Quy trình Lập kế hoạch Marketing theo RSTPMMIC
4.1 Nghiên cứu thị trường : 4.1.1 Nghiên cứu nhu cầu thị trường 4.1.2 Nghiên cứu đối thủ 4.1.3 Nghiên cứu khách hàng từ customer đến consumer. 4.1.4 Nghiên cứu sản phẩm (Xem kỹ mục 3) 4.1.5 Nghiên cứu triết lý, năng lực, nguồn lực, sức mạnh và giá trị cốt lõi, SWOT của bản thân doanh nghiệp 4.2 : Xác định thị trường mục tiêu (T) và Phân khúc khách hàng (S) 4.3 : Định vị thương hiệu 4.4 : Marketing Mix : Sản phẩm , Giá, Phân phối, Quảng bá 4.4.1 Chiến lược sản phẩm 4.4.2 8 chiến lược về giá theo giá trị 4.4.3 Kênh phân phối 4.4.4 Quảng bá (Xem kỹ phần 5)
5. Quảng bá
5.1 Quảng bá tại điểm bán : Trade marketing – Push marketing 5.2 Quảng bá on air – Pull marketing và 3 phương thức truyền thông (Quảng cáo, PR, Content marketing) 5.3 Chăm sóc và hậu mãi
6. Lập kế hoạch truyền thông bán hàng/ thương hiệu
6.1 Lập kế hoạch truyền thông thương hiệu 6.1.1 : Mục tiêu xây dựng thương hiệu (4 mục tiêu) và KPI 6.1.2 : Ý tưởng lớn và Slogan 6.1.3 : Chọn kênh và phương thức truyền thông 6.1.4 : Media planning và KPIs 6.1.5 : Kịch bản , thiết kê và sản xuất
6.2 Lập kế hoạch truyền thông bán hàng
6.2.1 Chọn kênh bán hàng và phương thức truyền thông 6.2.2 Mục tiêu và phương án thử nghiệm 6.2.3 Ý tưởng bán hàng và Tagline bán hàng 6.2.4 Media Planning và KPIs cho giai đoạn thử nghiệm mẫu. 6.2.5 : Media planning và KPIs cho giai đoạn chính thức
7. Đo lường và xử lý khủng hoảng
7.1 : Các công cụ đo lường tương tác và Dashboard 7.2 : Quản lý khách hàng tiềm năng và khách hàng thật 7.3 : Kiểm soát danh tiếng và tín hiệu phản hồi 7.4 : Kịch bản xử lý khủng hoảng/ doanh số
Sau khi học xong phần Marketing chiến lược các bạn sẽ lập được kế hoạch Marketing thực tế cho Digital với các bước sau :
1. Sản phẩm hay brand nên chọn Name là gì?, mục tiêu cần lập kế hoạch trong 1 năm là gì? Và 1 kế hoạch sales ngắn hạn giải quyết trước mắt 1 tháng là chi bao nhiêu cho ads để bán được bao nhiêu hàng?
2. Mục tiêu branding (Xây dựng thương hiệu) : 1 năm thì sẽ có bao nhiêu khách hàng biết? biết qua kênh nào? biết với thông điệp gì? 3. Mục tiêu sales trước mắt : Định chi bao nhiêu tiền cho ads? chạy ads kênh nào để đạt mục tiêu? Chi phí dự định chấp nhận được là chi bao nhiêu tiền/ doanh số cụ thể? ví dụ 10% hay 20%? 4. Hãy cho biết khách hàng của bạn là ai? chia nhỏ ra bao nhiêu nhóm? Phân khúc chi tiêu nhóm nào? Ai là người chi ai là người dùng, ai là người ảnh hưởng. 5. Hãy cho biết sản phẩm của bạn sẽ chia ra đáp ứng được những vấn đề gì của nhóm khách nào? 6. Hãy cho biết Khi nào thì sản phẩm sẽ bán chạy ? Hàng của bạn là loại chủ động hay bị động? Dùng chiến lược Hớt váng - Nuôi dưỡng - Săn bắn khi nào? 7. Khu vực nào sẽ là thị trường chính? 8. Cho biết giá sản phẩm, hình ảnh và đặc điểm sản phẩm 9. Hãy cho biết 3 lợi ích lý tính đáp ứng của sản phẩm 10. Hãy cho biết ít nhất 3 lợi ích cảm tính của sản phẩm 11. Hãy cho biết USP của sản phẩm ? Thế mạnh lớn nhất và khác biệt nhất? – Slogan hay Tagline bán hàng là gì? 12. Ý tưởng truyền thông của bạn cho kế hoạch 1 năm là gì? 13. Ý tưởng bán hàng của bạn là gì tháng này? 14. Hãy cho biết bạn đã xây dựng website chính như thế nào? địa chỉ web đâu? đã chuẩn Who What Why chưa? Sắp tới sẽ chỉnh 3W không? 15. Hãy cho biết kế hoạch dài hạn 1 năm : Những thứ nào bạn sẽ đầu tư :
+ Web chính đã có chưa, chuẩn Who What Why chưa? Các trang sản phẩm chuẩn AIDA chưa? Bao h sẽ xong? + Bao nhiêu web vệ tinh?, + Dự định seo bao nhiêu từ khóa – hãy liệt kê ít nhất 20 từ khóa bán hàng?, + Thuê viết bao nhiêu bài chuẩn SEO,? , + Fanpage bao nhiêu fan? + Có lập group FB chăm sóc khách ko? + Có lập hệ thống email list và SMS brandname ko? + Có đầu tư CRM không? + Có lập kênh Youtube và sản xuất bao nhiêu video? và có video giới thiệu cty không? + Có làm video bán hàng và chạy ads ko? + Sẽ làm bao nhiêu video để SEO? + Có chạy google ads , GDN và Remarketing không? tự chạy hay thuê? + Có chạy Facebook ads cho branding ko? dự định chạy 1 năm bao nhiêu tiền và cho bao nhiêu người xem? + Có định viết bao nhiêu bài PR báo chí và định đưa lên báo nào? + Có định mở gian hàng trên TMĐT không? + Kế hoạch Forum seeding cho Brand mình thế nào? + Kế hoạch theo dõi thị trường hớt váng qua Facebook và Google như nào? 16. Hãy cho biết kế hoạch ngắn hạn tháng tới : + Chi bao tiền quảng cáo cho FB, GG, Côccoc hay quảng cáo ở đâu? + Có làm Sales page bán hàng không? hay chạy FB ads bán trên FB? 17. Nhân sự : + Có định thuê thiết kế riêng hay thuê ngoài hay tự học? + Chạy FB ads và GG adwords tự chạy hay thuê agency? + Viết bài quảng cáo FB tự viết ? + Viết bài bán hàng định bao giờ thì viết xong các bài AIDA? + Các trang vệ tinh chuẩn SEO thì thuê viết bài ở ngoài hay tự viết? + Telesales và tỷ lệ chốt đơn? + Hệ thống dịch vụ hậu mãi? + Hệ thống đối tác thành viên? 18. Đo lường hiệu quả chiến dịch : + Sử dụng nền tảng đo lường nào : Google docs, CRM miễn phí hay thu phí, Thu lượm data từ kênh nào? chi phí bao nhiêu cho 1 data tiềm năng và doanh thu? + Chi phí thực tế cho Sales hớt váng/ DS, cho Sales phễu/ Doanh số? + Chi phí thực tế cho Branding theo KPIs?
Đọc tiếp »

Chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả

Để phát triển một doanh nghiệp bền vững, việc giữ chân khách hàng là cực kỳ quan trọng. Thống kê từ Trường Kinh doanh Havard, khi tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 5% thì lợi nhuận sẽ tăng 25-95%. Con số này rất cần được xem xét khi đánh giá các chiến lược duy trì sự trung thành của khách hàng, nó quả thực quá ấn tượng!

15 chỉ dẫn trực quan tuyệt vời mà Subiz chia sẻ dưới đây sẽ giúp tỷ lệ giữ chân khách hàng của bạn được cải thiện đáng kể. Bắt đầu nhé!
Tương tác
1. Đại diện cho điều gì đó

Cách nhanh nhất để khiến khách hàng thờ ơ với bạn là không đại diện cho điều gì cả. Một nghiên cứu bởi Corporate Executive Board với 7.000 khách hàng từ khắp nước Mỹ đã chỉ ra rằng trong số những khách hàng nói họ có một mối quan hệ bền chặt với một thương hiệu, 64% coi những giá trị chung là lý do chính yếu. Nếu bạn muốn có những khách hàng trung thành, bạn cần họ quan tâm đến bạn… vậy BẠN đại diện cho điều gì?
2. Tận dụng các kiểm chứng xã hội (social proof) tích cực

Trong khi các kiểm chứng xã hội tiêu cực (VD “gần 90% số website không sử dụng phần mềm Heatmap”) được chứng minh là ngăn cản khách hàng hơn là khuyến khích họ, rất nhiều nghiên cứu về động lực khách hàng đã chỉ ra rằng các kiểm chứng xã hội tích cực (VD “Hãy tham gia đồng hành cùng 20.000 thành viên khác!”) thường là chiến lược hiệu quả nhất để khiến mọi người lắng nghe bạn.
3. Kích thích cái tôi cá nhân của khách hàng

Hầu hết mọi người đều thích những thứ có điểm chung với họ. Sự thiên vị về nhận thức này được gọi là vị kỷ mặc nhiên (implicit egotism), và đó là vấn đề quan trọng cần ghi nhớ khi giao tiếp với khách hàng. Để thu hút nhóm khách hàng mong muốn, bạn cần xác định được rõ từng chi tiết về khách hàng mục tiêu của mình, và đưa ra một thông điệp thương hiệu phù hợp hoàn hảo với mối quan tâm, mục đích và mong muốn của họ. Việc hoàn thành yêu cầu có sẵn này dễ dàng hơn nhiều so với tạo ra một yêu cầu hoàn toàn mới.
Bán hàng

Nếu khách hàng không thích quy trình bán hàng của bạn, rất có khả năng họ sẽ không bao giờ quay lại với bạn nữa. Do đó, việc bán hàng “đúng” cách là một phần thiết yếu để giữ chân khách hàng.
4. Sử dụng những từ ngữ họ thích nghe

Không phải mọi từ ngữ đều có ý nghĩa tương đương nhau. Những từ ngữ thuyết phục nhất định có thể khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn, cụ thể: miễn phí, mới và ngay lập tức. Khi khách hàng nghe thấy những từ này (và những lời hứa họ cho rằng nằm trong tiêu chí đó), họ sẽ yêu thích việc mua sắm hơn so với bình thường.
5. Giảm thiểu nhược điểm và va chạm

Mọi doanh nghiệp, bất kể trong lĩnh vực nào, đều sẽ phải bán hàng cho ba kiểu khách hàng. Theo các chuyên gia kinh tế thần kinh học, gần một phần tư số người mua hàng là những người chi tiêu thận trọng, hay là các khách hàng “ki bo”.

George Lowenstein của Đại học Carnegie Mello gợi ý sử dụng những cụm từ, từ ngữ trấn an (ví dụ, hãy đổi “khoản phí 5$” thành “khoản phí nhỏ 5$”) và lên khung lại như các chiến lược để bán hàng hiệu quả hơn cho những vị khách hàng thận trọng này.
“Có đi có lại”


Mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng và hưởng lợi ở những giao dịch tiếp theo
6. Hiểu rằng ngân sách phải bỏ ra là không đáng kể

Dịch vụ chăm sóc khách hàng có thể cực kỳ tốn kém, nhưng không nhất thiết phải như vậy. Thay vào đó, hãy tận dụng nghệ thuật tiết kiệm bằng cách nắm rõ sự “có đi có lại” được xây dựng kể cả với những cử chỉ nhỏ nhặt nhất. Trên thực tế, nhà tâm lý học Norbert Schwarz đã tìm ra rằng chỉ 10 cents cũng có thể tạo ra sự “có đi có lại” giữa hai cá nhân (đó thực sự là một tư tưởng quan trọng).
7. Tận dụng sự có đi có lại bất ngờ

Mặc dù chỉ riêng “có đi có lại” đã mang lại hiệu quả cực kỳ tốt, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng nó thậm chí còn mạnh mẽ hơn khi được tạo ra một cách bất ngờ. Đây là một ví dụ đơn giản, hãy nhớ lại một lần có người làm việc gì đó tốt cho bạn một cách bất ngờ; hành động đó có thể không hoàn toàn bất thường, nhưng thực tế nó đột nhiên xuất hiện đã để lại cho bạn một ấn tượng sâu sắc.
8. Tạo ra sự riêng tư

Trong một nghiên cứu từ Journal of Applied Social Psychology, các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng những người bồi bàn có thể tăng 23% tiền tips của họ bằng hành động đơn giản là trở lại các bàn ăn với một đĩa kẹo bạc hà thứ hai. Vậy là kẹo bạc hà có sức mạnh ma thuật ư? Có vẻ không phải như vậy: Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những chiếc kẹo bạc hà đã tạo ra cảm giác của một trải nghiệm riêng tư ở những khách hàng nhận được chúng. Vậy chính dịch vụ riêng tư mà họ nhận được đã khiến họ thích thú với trải nghiệm của mình hơn rất nhiều.
Hỗ trợ

Việc này hoàn toàn dễ hiểu: Bạn không thể tạo ra một nhóm những khách hàng trung thành mà không có một dịch vụ chăm sóc khách hàng nổi bật, để có thể giữ họ tiếp tục quay trở lại. Trong phần này, chúng tôi sẽ mổ xẻ một số quan niệm về dịch vụ khách hàng, cũng như đưa ra những điểm quan trọng bạn cần nhớ khi cung cấp hỗ trợ online.


Khách hàng luôn đánh giá cao sự hỗ trợ từ bạn
9. Tốc độ đứng sau chất lượng

Khi nói về dịch vụ khách hàng giữ người mua quay trở lại, nghiên cứu này chỉ ra rằng chất lượng quan trọng hơn tốc độ. Theo một nghiên cứu của Gallup Group, khả năng khách hàng giao dịch với một thương hiệu tăng gấp 9 lần khi họ đã đánh giá dịch vụ đó là “lịch sự, có thiện ý, và có ích”, trong khi “tốc độ” chỉ tăng khả năng quay trở lại của khách hàng lên 6 lần.
10. Khách hàng ưa thích những doanh nghiệp hiểu họ

Việc yêu cầu nhân viên của bạn dành nhiều thời gian hơn với khách hàng có thể nghe hơi điên rồ, nhưng các doanh nghiệp thông minh biết không phải như vậy.

Rất nhiều nghiên cứu tâm lý hành vi đã chỉ ra rằng mọi người đánh giá cao trải nghiệm dịch vụ của họ hơn khi họ không cảm thấy bị thúc giục hoặc phớt lờ. Hãy yêu cầu nhân viên cố gắng tìm ra đặc điểm của nhóm khách hàng trọng tâm, và thời gian của bạn sẽ không bị lãng phí vô ích.
11. Chọn kênh liên lạc phù hợp

Cách tốt nhất để cải thiện các hoạt động dịch vụ khách hàng của bạn là tận dụng kênh thông tin mà khách hàng của bạn ưa thích nhất. Mặc dù nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng phần lớn mọi người vẫn ưa thích và sử dụng email nhiều hơn các dịch vụ khác (gồm cả mạng xã hội), bạn cần lựa chọn kênh thông tin quan trọng nhất với doanh nghiệp của bạn. Các doanh nghiệp hiểu rằng hỗ trợ trực tuyến là cần thiết khi khách hàng của họ hưởng ứng, nhưng các doanh nghiệp khác có thể có khách hàng thích sử dụng email như phương pháp liên lạc chủ yếu của họ.
12. Tạo ra nỗ lực chung

Không biết bao nhiêu nghiên cứu đã làm rõ điều này khi nói về việc tạo ra một hệ thống hỗ trợ hiệu quả: Bạn cần giúp mọi người nắm được tình hình. Tại Help Scout, chúng tôi sử dụng những công cụ như Campfire để cập nhật những thông tin thực chất về chuyện gì đang xảy ra ở phía khách hàng; và chúng tôi có thể cải thiện thời gian phản hồi của mình lên 340% bằng cách tạo ra một không gian hỗ trợ trong đó mọi nhân viên đều có thể tiếp cận.
Các chương trình khách hàng trung thành

Chìa khóa để tạo ra các chương trình khách hàng trung thành hiệu quả là nắm rõ tại sao khách hàng sử dụng chúng và điều gì khiến họ tiếp tục sử dụng chúng.


Cho khách hàng cơ hội trung thành với doanh nghiệp bạn
13. Khuyến khích khách hàng tham gia

Bức tường lớn nhất ngăn các chương trình khách hàng trung thành rơi vào bế tắc chính là khuyến khích khách hàng tham gia.

Thông qua “tình huống máy rửa xe” (car wash study) tai tiếng của mình, Josseph Nunes và Xavier Dreze đã chỉ ra rằng khả năng khách hàng hoàn thành những tấm thẻ khách hàng thân thiết sẽ tăng gấp đôi nếu họ được khuyên khích tham gia (hoặc nhận thưởng) ngay sau khi đăng ký.
14. Biến những khách hàng lý tưởng thành VIPs

Một nghiên cứu khác của Nunes về các chương trình khách hàng trung thành đã chỉ ra rằng mọi người thích được là khách VIP hay thành viên vàng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chiến lược này chỉ có hiệu quả khi người ta biết rằng có một tầng lớp đứng dưới họ. Khi nghiên cứu về bản chất con người, Nunes nhận thấy sự tham gia của các thành viên vàng gia tăng đáng kể ngay khi ông bổ sung một tầng lớp bạc thấp hơn.
15. Gắn khách hàng với những cái tên mỹ miều

Một nghiên cứu về các mẫu bỏ phiếu được tiến hành bởi Đại học Stanford đã chỉ ra đầy thuyết phục rằng con người nhiều khả năng tham gia vào một điều gì đó nếu họ được gắn với một đặc điểm tích cực. Những người bạn của chúng tôi tại Buffer gọi các khách hàng chất lượng cao của họ là những thành viên “tuyệt vời”, và thậm chí còn gắn kế hoạch nâng cấp trả phí của họ với cái tên “Kế hoạch tuyệt vời” – một thuật ngữ dễ sử dụng hơn rất nhiều so với “Thành viên trả tiền”.
Đọc tiếp »

Social CRM – Kỳ 1: Khái quát về hệ thống Social CRM

Câu chuyện về việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kì doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện đại.

Theo một nghiên cứu cho biết, chi phí chăm sóc khách hàng chỉ bằng 20% chi phí tìm kiếm khách hàng mới mà hiệu quả lại gấp đôi so với chi phí tìm kiếm khách hàng mới. Và một lần nữa quy tắc 80/20 lại chính xác khi những báo cáo thống kê đã chỉ ra rằng, 20% lượng khách hàng cũ sẽ mang lại tới 80% lợi nhuận cho doanh nghiệp.

[IMG]/images/May2016/social.jpg[/IMG][/LINK]

Những cảnh báo về việc các thiết bị thông minh đang dần làm chủ cuộc sống của con người một cách nào đó lại là minh chứng cho sức mạnh của truyền thông xã hội trong thời đại số. Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 36 triệu người dùng trên Facebook, 42 triệu người dùng internet nói chung, hàng ngày sản sinh ra hơn 30 triệu thảo luận trên tất cả các kênh mạng xã hội, diễn đàn, tin tức... Trong bối cảnh đó, câu hỏi được đặt ra cho các doanh nghiệp là: Khách hàng đến từ các mạng xã hội là ai và làm thế nào để làm hài lòng những thượng đế này?

Rất nhiều doanh nghiệp, các nhà quản lý, các giám đốc truyền thông,... đã bỏ công sức nghiên cứu để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên, không phải chỉ vì sự lo sợ cho những khủng hoảng truyền thông có thể bùng nổ từ những phản hồi tiêu cực của người dùng, mà còn vì họ nhìn thấy trong đó những cơ hội để củng cố sự trung thành của khách hàng cũ, cũng như mở ra những có hội kinh doanh với các khách hàng mới.

Sau một thời gian nghiên cứu, khái niệm SocialCRM (Social Customer Relationship Management) đã được đưa ra dựa trên nền tảng của CRM truyền thống để như một câu trả lời cho bài toán xây dựng quan hệ với khách hàng trên các kênh truyền thông mạng xã hội.

[LARGE]SocialCRM là gì?[/LARGE]

Theo định nghĩa của Paul GreenBerg tác giả của cuốn sách – “CRM at the Speed of Light” thì: “Social CRM là một chiến lược kinh doanh được hỗ trợ bởi nền tảng công nghệ, các quy luật kinh doanh, các quy trình làm việc và các quy trình tương tác mạng xã hội. Social CRM được thiết kế hướng tới việc trao đổi cộng tác giữa các bên nhằm cung cấp một giá trị cùng có lợi cho cả hai trong môi trường kinh doanh minh bạch.”

[IMG]/images/May2016/social1.jpg[/IMG][/LINK]

Một trong những biến chuyển tích cực nhất của Social CRM đó là sự chủ động của thương hiệu trong việc tìm và lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những phương án xử lý nhanh chóng, hiệu quả, không phải chờ đợi thông tin một cách thụ động như trước nữa. Vai trò của khách hàng trong Social CRM trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi sức mạnh của cộng đồng được hình thành, khách hàng cũng nắm vai trò chủ động trong việc lựa chọn kênh tương tác và thời điểm đưa ra ý kiến về sản phẩm.

Nhóm khách hàng có sử dụng các kênh truyền thông trực tuyến (Social Customer) có những đặc điểm hành vi khác hẳn so với những khách hàng truyền thống đã tạo ra không chỉ thách thức mà còn rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nếu xây dựng tốt hệ thống chăm sóc khách hàng của mình.

[LARGE]Social CRM hoạt động như thế nào?[/LARGE]

[IMG]/images/May2016/social4.jpg[/IMG][/LINK]

Quy trình hoạt động của hệ thống SocialCRM có thể được tóm gọn qua các bước Lắng nghe (Listening) – Thấu hiểu (Understand) – Tương tác (Engage) – Chuyển đổi (Convert)

[LARGE]Bước một: Lắng nghe ý kiến, phản hồi của người dùng (Social Listening)[/LARGE]

Với truyền thông mạng xã hội, các trải nghiệm cả tích cực lẫn tiêu cực đều có thể lan truyền nhanh chóng như những đám cháy. Ngăn chặn và xử lý khủng hoảng là lý do quan trọng nhất khiến các doanh nghiệp phải tìm cho mình một cách để luôn có thể lắng nghe những gì khách hàng nói, không phải chỉ về thương hiệu của mình mà còn về toàn ngành.

[LARGE]Bước hai: Đưa ra insight (thấu hiểu) từ những phản hồi thu được (Understand)[/LARGE]

So với tổ chức khảo sát thực tế thì thu thập dữ liệu từ Social Media có ưu điểm không chỉ về chi phí thu thập mà còn về sự khách quan và đa chiều của dữ liệu. Về cơ bản, từ những dữ liệu thu được, các chuyên gia phân tích có thể xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người dùng, đưa ra đặc điểm riêng của những nhóm người dùng khác nhau chia theo tuổi tác, vùng miền dựa trên số liệu nhân khẩu học. Thêm vào đó, những thông số thu được còn có thể đưa ra các yếu tố tạo nên sự yêu/ghét của người dùng với thương hiệu, sức ảnh hưởng của những KOLs hay Influencers, các xu hướng thảo luận mới trong ngành,... Những đánh giá này sẽ là nguồn thông tin vô cùng hữu dụng để các nhà tiếp thị đưa ra những chiến lược phù hợp để quảng bá cho sản phẩm của mình, giải quyết các vấn đề còn tồn tại và mang sản phẩm đến gần với người dùng hơn.

[LARGE]Bước ba: Chăm sóc khách hàng và tương tác với người dùng (Social Customer Care)[/LARGE]

Với lợi thế về nguồn thông tin và thời gian cập nhật, SocialCRM tạo cho doanh nghiệp cơ hội để gia tăng tương tác với người dùng và phát triển hệ thống chăm sóc khách hàng (Social customer care). Việc nắm bắt được những phản hồi tiêu cực ngay khi vừa xuất hiện và phản hồi kịp thời là lợi thế để doanh nghiệp ngăn chặn mầm mống của những khủng hoảng truyền thông. Thêm vào đó, doanh nghiệp còn có thể tham gia trực tiếp vào hàng triệu cuộc thảo luận đang diễn mỗi ngày ra để định hướng thảo luận hoặc tư vấn sản phẩm, giải đáp những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trên tất cả các kênh Social Media.

Tiềm năng Social Customer Care còn thể hiện qua những nghiên cứu về sự thay đổi trong hành vi của khách hàng do ảnh hưởng của các kênh Social Media. Một nghiên cứu mới đây của J.D Power trên nhóm người sinh trong khoảng từ 1980 đến 2000 0 tiết lộ rằng những người này thường xuyên phàn nàn về dịch vụ khách hàng, lỗi sản phẩm, sự chậm trễ,... nhưng họ lại có xu hướng rất trung thành với những sản phẩm cung cấp cho họ dịch vụ tốt. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy nhóm người này thường có xu hướng tránh gọi điện đến trung tâm chăm sóc khách hàng và muốn tìm kiếm sự trợ giúp trên các kênh Social Media. Vậy sự đầu tư hệ thống Social CRM sẽ là một sự đầu tư đáng giá cho các doanh nghiệp trong thời gian tới, khi mà tỉ lệ những người trong nhóm Millenials ở Việt Nam hiện nay đang chiếm hớn 35% và sắp trở thành nguồn lao động chính của xã hội.

[IMG]/images/May2016/social2.jpg[/IMG][/LINK]

[LARGE]Bước bốn: Chuyển đổi – Tăng sự trung thành của khách hàng cũ và tìm kiếm những khác hàng mới (Convert)[/LARGE]

Mỗi ngày trôi qua, hơn 36 triệu người dùng trên Facebook lại tạo thêm hàng triệu tương tác, trao đổi về sở thích, hành vi, sản phẩm hay thương hiệu... Việc thu thập thông tin về mạng xã hội không chỉ giúp cập nhật liên tục những tin tài khoản người dùng mà còn cung cấp kho dữ liệu về những hoạt động, hành vi tiêu dùng và các tương tác của một lượng rất lớn người dùng.

Hiện nay các hệ thống SocialCRM đều cho phép các doanh nghiệp đồng bộ hóa CRM của doanh nghiệp với thông tin trong hệ thống. Kho dữ liệu này có thể cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin đầy đủ và cập nhật liên tục về thông tin khách hàng và hoạt động của họ, từ đó doanh nghiệp có thể lập ra kế hoạch chăm sóc cho những khách hàng cũ, đồng thời cũng có thể đưa ra danh sách những khách hàng tiềm năng.

[B]Tạm kết[/B]

Sự phát triển không ngừng của Social Media cũng đã cho thấy tầm quan trọng của Social CRM trong thời đại này. Theo dự bảo của NewssFactor.com, trong năm 2018, ngành công nghiệp liên quan đến SocialCRM có thể đạt thị trường khoảng 9 tỷ đô tại Mỹ. Tất nhiên con số ước tính tại thị trường Việt Nam sẽ khiêm tốn hơn nhiều, nhưng tiềm năng phát triển hệ thống này ở Việt Nam là không thể chối cãi.

Một vài doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu hình thành những công cụ giúp doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống SocialCRM của riêng mình, ví dụ như YouNet Media với hệ sinh thái SocialHeat, Socialcare và SocialCRM. Ngoài công cụ SocialHeat đã được thị trường biết đến như một trong những công cụ lắng nghe và phân tích mạng xã hội hàng đầu, thì Socialcare và SocialCRM sẽ hứa hẹn mang đến nhiều điều bất ngờ cho người dùng. Bài tiếp theo trong loạt bài về Social CRM sẽ đưa đến một cái nhìn đầy đủ hơn về hệ sinh thái của YouNet Media cùng những tác dụng của các công công cụ này trong hệ thống Social CRM .
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

SAU 22 TUỔI NHẤT ĐỊNH PHẢI GHI NHỚ NHỮNG KỸ NĂNG NÀY ĐỂ THÀNH CÔNG



Tôi hiểu cảm giác ấy, khi mà bạn bước sang tuổi 22, bạn bắt đầu phải chấp nhận rằng cuộc sống này không chỉ đơn giản là hoàn thành bài tập về nhà, nộp đúng hạn và nhận về vài con điểm tốt. Cuộc sống phức tạp hơn rất nhiều, chẳng có ai nói cho bạn biết làm thế nào là đúng, thế nào là sai nữa, thậm chí, bạn còn chẳng hiểu nổi những gì mình cho là đúng có thật sự đúng hay không?

Để giúp bạn bước qua ngưỡng cừa đầu đời dễ dàng hơn, chúng tôi đã đưa ra một số kỹ năng tối quan trọng cho những người “sắp trở thành người lớn”. Cùng tham khảo nhé:

1, Học cách trung thực

“Trung thực ư? Tôi chả có gì ngoài trung thực!“. Bạn chắc không? Nhớ lại những trễ họp hay một cuộc hẹn, bạn đã nói gì với sếp và các đồng nghiệp nào? “Đồng hồ báo thức của tôi tự nhiên bị hỏng“, “Đứng mãi không bắt được bus“, “Đường tắc kinh khủng!“.

Thay vì đưa ra các lý do muôn thuở như vậy, chi bằng đừng biện hộ gì cả, hãy chỉ thành thật nhận lỗi: “Lỗi của tôi, tôi đã làm lỡ dở công việc của mọi người“, như vậy tốt hơn gấp trăm lần việc đổ lỗi cho đồng hồ hay tắc đường đấy!

2, Học cách đối mặt với những lời chỉ trích



Chẳng ai muốn bị nhận lấy những lời khiển trách cả, cho dù câu nói “anh sai rồi đấy!” được chuyển đến bạn dưới hình thức hay phong cách nào đi chăng nữa. Thường thì khi nhận được thông tin phản hồi rằng mình đã làm ra một việc tồi tệ, con người chúng ta thường có xu hướng phản bác hoặc lờ đi luôn. Nhưng đó chẳng phải là một cách hay đâu! Để thành công, bước đầu tiên là phải biết chấp nhận thất bại, hãy đơn giản chấp nhận rằng mình đã làm sai và đừng để bụng người đã chỉ ra sai sót của bạn. Bạn mới là người sai cơ mà?

3, Cách bắt đầu một câu chuyện
“Bắt chuyện mà bạn cũng cần học nữa sao?” Nhiều người ngạc nhiên hỏi lại. Tuy nhiên đó không phải nhiệm vụ dễ dàng gì với những người hay xấu hổ hay sống nội tâm. Cho dù bạn là mẫu người như vậy, thì hãy luôn nhớ nở một nụ cười và hỏi thăm người ngồi kế bên bạn nhé. Biết đâu người đó lại chính là người bạn tri kỷ? Người bạn đời? Hay thậm chí là một đối tác làm ăn trong tương lai.

4, Cách để có được những gì bạn muốn
“Muốn có cái gì, cứ việc hỏi xin“. Đợi sếp nhận ra những cố gắng của bạn và tự động khen thưởng sao? Đừng mơ mộng nữa!

Nếu bạn không bao giờ tự đề xuất tăng lương, một phần thưởng hay một thương vụ lớn hơn thì bạn sẽ không đời nào có nó cả. Nếu việc đòi hỏi làm bạn cảm thấy ngại ngùng hay lo lắng, sao không thử tập luyện khả năng “đòi hỏi” ở một nơi khác trước. Thay vì đơn giản rút ví trả tiền cho một món hàng, hãy thử yêu cầu một mức giá thấp hơn trước đã.

Bạn càng đưa mình vào thế khó, bạn sẽ càng nhận ra rằng thực tế nó chẳng khó chút nào.

5, Cách giữ lời hứa



Bạn đã hứa với đồng nghiệp rằng bạn sẽ đến chúc mừng sinh nhật họ, hay sẽ giao bài báo cáo vàng sáng thứ Hai cho sếp? Hãy hoàn thành việc đó!

“Bạn cứ liên tục thất hứa, dần dà chẳng còn ai tin lời bạn nói nữa. Con đường lấy lại lòng tin của mọi người sẽ gian nan hơn gấp ngàn lần sau khi bạn đánh mất nó đấy!” Hoffman nói.

6, Giao tiếp thành công
Dù bạn làm gì đi chăng nữa thì cũng đừng bao giờ coi thường khả năng trình bày ý muốn của mình bằng văn bản hay lời nói, tôi gọi nó là kỹ năng giao tiếp và viết.

Hãy thay đổi cách thức giao tiếp thử xem sao? Nếu bạn thường bộp chộp nói ngay những gì mình nghĩ, thì hãy bình tĩnh đếm đến 5 để xem những gì mình nói có còn giá trị đóng góp hay liên quan đến nội dung cuộc hội thoại nữa không. Còn nếu bạn thường e dè nhút nhát, không bao giờ chịu nói lên suy nghĩ của mình thì hãy thử một lần chia sẻ những gì bạn đang nghĩ. Rất có thể bạn sẽ nhận được sự tán thưởng nhiệt liệt vì những sáng kiến của mình đấy.

Tôi hi vọng những kỹ năng trên đây sẽ phần nào giúp các bạn trẻ trên con đường vào đời của mình.

Đọc tiếp »

5 cách khai thác Báo cáo Facebook Ads hiệu quả

Có một thời gian, Báo cáo của quảng cáo Facebook là một “bí mật” giữa các Marketers có kiến thức. Những Marketers còn lại thì khó có thể hưởng lợi từ bản Báo cáo này.
Nhưng từ khi Facebook thiết kế lại Ads Manager, Báo cáo quảng cáo đã trở nên “hữu hình” hơn. Và chắc chắn ai cũng nhìn thấy nó. Điều này có nghĩa là, bất cứ một Marketer nào cũng có thể nhìn thấy Facebook Report một cách hữu hình hơn.
Bây giờ, hãy cùng MediaZ điểm lại 5 cách mà các Marketers sử dụng để đọc Báo cáo trên Facebook nhé.

1. Lọc theo Mục tiêu

Đã có rất nhiều người sử dụng cách này, bởi họ phải chạy rất nhiều chiến dịch quảng cáo một lúc với rất nhiều mục tiêu khác nhau.
Nếu sử dụng cách này, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các kết quả một cách rõ ràng hơn. Hiện tại, tôi từng chạy 1 quảng cáo Click to Website (Nhấp chuột vào Website) cho một trang web về đồ thời trang. Tôi cũng chạy 1 quảng cáo khác cũng liên quan đến đồ thời trang, nhưng mục tiêu quảng cáo là Tương tác của bài đăng, và tôi nhận thấy là giá quảng cáo nhấp chuột vào website cao hơn giá quảng cáo tăng tương tác bài đăng. Tất nhiên, còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng nữa, nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì thường là như vậy.
Tương tự, nếu tôi muốn so sánh các quảng cáo về tỉ lệ chuyển đổi trên website, tôi hoàn toàn có thể tiếp tục “lọc” bỏ những quảng cáo mà chỉ hướng tới mục tiêu lấy traffic. Còn rất nhiều Case Study khác nữa, nhưng tôi nghĩ là bạn hãy thử chạy vài quảng cáo, và sau đó tự so sánh kết quả cho mình xem sao. Hãy nhớ tách biệt các mục tiêu quảng cáo để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về Báo cáo Facebook.
Để lọc được các mục tiêu khác nhau (bằng tay), bạn vào Ads Manager, chọn Filters (Bộ lọc) ở bên góc phải, rồi tiếp tục chọn Objective (Mục tiêu)
Sau đó, chọn mục tiêu quảng cáo mà bạn muốn xem. Như bạn thấy thì bạn có thể xem bất cứ mục tiêu quảng cáo nào.
Sau đó tiếp tục chọn Saved Filters (Lưu Bộ lọc) rồi chọn Had Delivery (Có phân phối)
Bạn cũng có thể tạo một bản sao bằng cách chọn Metrics (Số liệu), tiếp tục chọn Impression (Tần suất) và nhập giá trị lớn hơn 0.
Bạn có thể chọn cả khoảng thời gian cho bộ lọc, ví dụ như 30 ngày gần nhất tính từ thời điểm hiện tại.
Và đây là thanh bộ lọc ở phía bên trái màn hình…
Tiếp tục, nếu Chọn Column (cột – phía bên tay phải) và chọn Customize Columns (tuỳ chỉnh cột).
Sau đó, lọc bỏ những cột mà bạn không muốn hiển thị đi (ở bên phía tay phải là những cột hiển thị).
Sau khi hoàn thành công đoạn trên, hãy lưu Báo cáo để bạn có thể sử dụng lần sau bằng cách chọn biểu tượng Report (Báo cáo) ở ngoài cùng bên trái, và chọn Save New Report (Lưu báo cáo mới)
Điền tên Báo cáo sau đó chọn Save (Lưu)
Bạn có thể lặp lại tất cả các bước trên cho các mục tiêu khác. Và sau đó, bạn có thể dễ dàng xem các Báo cáo dựa trên các mục tiêu quảng cáo cụ thể.

2. Lọc theo vị trí quảng cáo

Rất nhiều Marketers đặt ra nhiều giả định về các vị trí quảng cáo. Nhiều người cho rằng chỉ nên chạy quảng cáo trên bảng tin, nhưng liệu có đúng không?
Trong khi bạn có thể tạo quảng cáo dựa trên vị trí, thì bạn có thể chạy ở quảng cáo ở đâu cũng được, bảng tin, thiết bị di động hay cột phải đều tạo ra kết quả nhất định. Và bạn hoàn toàn có thể đọc bảng phân tích kết quả của từng vị trí quảng cáo. Hãy làm như sau:
Trong phần Breakdown (bảng phân tích) bạn chọn By Delivery (theo phân phối) rồi chọn Placement (vị trí quảng cáo).
Facebook sẽ hiển thị hiệu quả của từng chiến dịch dựa trên Vị trí quảng cáo, với các thông tin như sau
  • Bảng tin trên máy tính bàn.
  • Bảng tin trên thiết bị di dộng….
Và bạn sẽ nhận được 1 bảng mẫu như sau
Như bạn thấy, khi giá quảng cáo trên thiết bị di động với mỗi lần nhấp chuột vào website là rẻ nhất, thì giá thấp nhất cho tỷ lệ chuyển đổi lại đến từ máy tính bàn.
Bạn có thể quan sát thấy ở vị trí Audience Network – Mạng lưới của người dùng (có thể là bạn bè của họ) thì gần như không có hiệu quả, hoặc khá tốn chi phí. Vì vậy, tôi ngay lập tức điều chỉnh chiến lược như sau:
  1. Bỏ phần Audience Network đi: Theo kinh nghiệm của tôi thì Audience Network không hiệu quả, nên tôi sẽ bỏ đi.
  2. Tạo nhiều quảng cáo riêng biệt: Với 1 quảng cáo thì tôi chỉ để 1 vị trí quảng cáo duy nhất. Vì vậy, tôi có thể dễ dàng kiểm soát quảng cáo hơn, và có chiến lược điều chính hợp lý khi quảng cáo trên 1 thiết bị hay vị trí nào đó đắt hơn chẳng hạn.

3. Lọc theo quốc gia

Bạn cũng có thể tạo nhiều quảng cáo ở nhiều nước khác nhau, thậm chí bạn có thể quảng cáo tới nhiều nhóm công chúng mà không cần quan tâm họ ở quốc gia nào. Nếu lọc theo các quốc gia, bạn có thể biết được ở quốc gia nàothì quảng cáo có kết quả tốt hơn.
Trong Ads Manager, bạn chọn thanh Breakdown (bảng phân tích), sau đó chọn By Delivery (theo phân phối) và chọn Country (quốc gia).
Bạn có thể nhìn kết quả hiển thị của 4 quốc gia như sau:
Bạn có thể nhìn thấy, giá cho mỗi chuyển đổi khi nhấp chuột vào website ở Mỹ và Canada đắt hơn hẳn so với Úc và Anh. Thêm vào đó, người Úc có xu hướng mua hàng nhiều hơn sau khi nhấp chuột vào đường dẫn (chênh lệch rất nhỏ giữa giá mỗi chuyển đổi với giá cho mỗi lần nhấp chuột).
Nếu chưa thử chạy quảng cáo trên các quốc gia khác, tôi nghĩ bạn hoàn toàn có thể thử để… xem nó ra sao.

4. Lọc theo thẻ quay vòng

Quảng cáo quay vòng (hay còn gọi là Multi Ads) là một lựa chọn rất hay cho các Marketers. Một quảng cáo có rất nhiều ảnh, nhiều đường dẫn khác nhau, nhưng tất cả chỉ ở trong MỘT QUẢNG CÁO. Hình ảnh thực tế như sau:
Bạn có muốn biết đường link nào được click nhiều nhất?
Đầu tiên, hãy chọn Breakdown (Bảng phân tích) sau đó tiếp tục chọnCarousel Card (Thẻ quay vòng).
Trước đó, hãy hiển thị cột thông tin về Số lần nhấp chuột vào liên kết trên Ads Manager. Hãy vào phần Column (cột) và tiếp tục chọn Customize Column (Tuỳ chỉnh cột) và kiểm tra xem Click to Link (số lần nhấp chuột vào liên kết) đã được hiển thị chưa
Tiêu đề (cột Campaign Name) là tên Tiêu đề mà bạn sử dụng trong mỗi liên kết. Ở ví dụ trên, bạn có thể thấy số lần nhấp chuột khác nhau. Bạn có thể thấy liên kết có tổng số nhấp chuột lớn nhất (44 lần) gấp ~ 4 lần so với liên kết có tổng số nhấp chuột thấp nhất (12 lần).
Vậy thì phải giải quyết vấn đề này thế nào? Bạn hoàn toàn có thể xoá liên kết có ít người nhấp chuột hoặc thay bằng một nội dung khác. Như vậy, bạn sẽ thu về số nhấp chuột cao hơn.

5. Lọc theo trang đích

Khi chạy quảng cáo, tôi thường theo dõi tỉ lệ chuyển đổi, với tất cả các mục tiêu. Ví dụ, tôi đăng một bài viết trên blog, sau đó những người đọc bài viết đó sẽ mua sách hoặc tải ebook trên blog của tôi. Tôi hoàn toàn có thể biết được điều này.
Vậy phải làm thế nào để biết?
Trong thanh Breakdown (bảng phân tích) bạn chọn By Action (theo hành động) và chọn Destination (trang đích).
Như phần 4, bạn đừng quên hiển thị cột Số lần nhấp vào liên kết cũng như các thông tin về tỷ lệ chuyển đổi tương tự. Lấy ví dụ với ebook là 12 tips for Website Conversion, bạn có thể thấy dữ liệu như sau:
Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy sự khác biệt giữa 12 tips Ebook và Get the 12 tips ebook, bởi tiêu đề khác nhau có thể mang tới kết quả khác nhau. Đọc thêm về cách sử dụng Tiêu đề hiệu quả tại ĐÂY.
Vậy là bạn đã đọc xong bài viết 5 cách khai thác Báo cáo Facebook Ads hiệu quả. Lời khuyên của tôi đó là: Đừng chỉ tập trung vào việc Đọc báo cáo qua Mục tiêu, hãy thử cả 4 cách đọc báo cáo ở dưới nữa. Như vậy, bạn sẽ hiểu được giá trị thật của chiến dịch mà bạn đang chạy.
Chúc các bạn đạt được những kết quả tích cực!
Đọc tiếp »

Chi phí quảng cáo của Vinamilk

Tổng hợp số liệu từ Báo cáo tài chính hợp nhất hằng quý của Vinamilk trong 5 năm (2011-2015) về doanh thu (revenue) và chi phí quảng cáo (advertising expenditure) hằng quý, chạy mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến (Ordinary Least Squares Regression) giữa Doanh thu và Chi phí quảng cáo của Vinamilk.
Biểu đồ phân tán (scatter chart) Doanh thu và Chi phí quảng cáo và mô hình hồi quy tuyến tính giữa biến phụ thuộc Doanh thu và biến độc lập Chi phí quảng cáo (Đơn vị tính: Tỷ VND).
Với p-value < 0.0001 và R square = 88.77% => Mô hình hồi quy này có ý nghĩa (Chi phí quảng cáo và Doanh thu liên hệ với nhau rất chặt).
Doanh thu = 11,662 x Chi phí quảng cáo + 4.919,59
Hệ số góc = 11,662: Nghĩa là với 1 đồng Chi phí quảng cáo tăng thêm thì Doanh thu trung bình của Vinamilk tăng thêm khoảng 11,662 đồng.
R square = 88.77%: Chi phí quảng cáo giải thích khoảng 88.77% sự khác biệt về Doanh thu qua các thời điểm
Bảng kết quả của mô hình:
Biểu đồ Doanh thu và Chi phí quảng cáo của Vinamilk từ 2011-2015 (Đơn vị: Tỷ VND):
Qua các con số kỷ lục về doanh thu từ 22 ngàn tỷ trong năm 2011, 26 ngàn tỷ vào năm 2012, con số này không ngừng tăng lên vượt hơn 40 tỷ đồng vào năm vừa qua, 2015. Cùng với đó Vinamilk cũng không ngừng đổ tiền vào quảng cáo, cụ thể từ 400-600 tỷ trong những năm 2011, 2012 lên đến gần 1,8 ngàn tỷ trong năm 2015. Ước tính trung bình mỗi ngày Vinamilk chi ra khoảng 4,9 tỷ đồng cho quảng cáo (2015).
Biểu đồ so sánh sự tăng trưởng doanh thu, chi tiền vào quảng cáo của Vinamilk (Đơn vị: Tỷ VND):
Làm sao để tính ROI (Return on Investment) từ quảng cáo của Vinamilk? Với số liệu hiện tại thì không thể giải đáp được câu hỏi này. Ở đây, tôi sử dụng tỷ lệ giữa Doanh thu / Chi phí quảng cáo để quan sát:
Tỷ lệ này trong 5 năm đã giảm khá nhiều từ 55 xuống còn khoảng 24. Điều này cho ta thấy rằng tuy Vinamilk đã chi số tiền khủng cho quảng cáo và số tiền này tăng lên mỗi năm (từ 40% đến 50% hằng năm) nhưng có lẽ do mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các đối thủ trong cùng ngành hoặc do khả năng quản lý không được tốt có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ này giảm.
“Như trường hợp Vinamilk, dù là tên tuổi hàng đầu Việt Nam trong ngành sữa nhưng doanh nghiệp này đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ trong và ngoài nước như TH True Milk, Abbott, Mead Johnson, Nestle, Friesland Campina (Cô gái Hà Lan)…. cũng như một doanh nghiệp đang tăng tốc rất nhanh là Nutifood.
Có thể thấy, quảng cáo của các hãng sữa cạnh tranh đang xuất hiện khắp mọi nơi và rõ ràng Vinamilk không thể đứng ngoài “cuộc đua” này, nhất là trong bối cảnh tâm lý người tiêu dùng Việt vẫn khá ưa chuộng các dòng sản phẩm sữa ngoại. Năm 2015, số tiền quảng cáo Vinamilk bỏ ra lên tới 1.777 tỷ đồng.”
Vấn đề sau cùng cũng là câu hỏi lớn mà các công ty thường đau đầu: “Làm thế nào để có thể đo lường ROI của của việc quảng cáo cũng như làm cách nào để quản lý số tiền quảng cáo này?”
Hoàng Như Thịnh
R3 Việt Nam
Giới thiệu sơ lược về R3 Worldwide:
Đây là một công ty toàn cầu hỗ trợ tư vấn các chiến lược marketing, quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức dựa trên việc phát triển và sử dụng các công cụ hỗ trợ độc quyền. Qua đó, nhằm góp phần quản lýnâng cao hiệu quả và chất lượng đối với các kế hoạch phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp, tổ chức trong khu vực và thế giới.
Được thành lập từ năm 2002 tại Singapore, R3 đã mở rộng thị trường đến Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu trong suốt hơn 13 năm qua, xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng của 9 trong số 20 nhà tiếp thị Marketing hàng đầu thế giới cùng với những công ty địa phương thuộc khu vực Châu Á như SingTel, Huawei, Telkomsel và Mengniu. Dịch vụ cốt lõi của R3 liên quan đến việc tư vấn marketing dựa trên thống kê của các công ty, truyền thông và nhà đầu tư.
Vào Tháng 04/2015, R3 Worldwide đã ra mắt “Trụ sở tư vấn marketing R3 Worldwide tại Việt Nam”. Văn phòng của R3 tại Việt Nam sẽ cùng với đội ngũ tư vấn chiến lược R3 toàn cầu tập trung chăm sóc cho nhiều khách hàng lớn như:JNJ, Fonterra, MasterCard, Samsung, Unilever và các nhãn hàng khác.
Văn phòng tọa lạc tại Khu C, Lầu 1, 27B Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP HCM.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Nhiều người nghe có tên trong 'thiên đường trốn thuế' là sợ lắm

* Ông hoặc tập đoàn IPP có đầu tư hay thành lập công ty nào tại các “thiên đường thuế” không?

- Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Hơn 30 năm nay tôi làm ăn tại VN, vốn đưa về và vốn tái đầu tư tập trung vào công việc kinh doanh này. Trong 189 người tại VN có tên trong hồ sơ Panama không có tên của tôi. Lý do tôi có tên là bởi lúc trước tôi có đầu tư trong danh sách của công ty đa quốc gia. Cụ thể năm 2008 tôi mua cổ phần Công ty Imex Asia Pacific International Limited (IAP) do mấy người bạn thành lập, dự án đầu tư không hấp dẫn như kế hoạch ban đầu nên 6 tháng sau đã đóng cửa. Trước đó, năm 2004 tôi có mua cổ phần trong Công ty Imex Pan Pacific Group Inc, và đến 2007 đã bán hết cổ phần này. Là một nhà đầu tư quốc tế, tôi cho rằng việc mua cổ phần của các công ty đa quốc gia là một hoạt động bình thường. Vấn đề này ở các nước trên thế giới là hợp lệ, không có gì gọi là phạm pháp.
* Thế nhưng nhiều người cứ nghĩ các công ty đặt ở các “thiên đường thuế” thường liên quan đến trốn thuế, lách thuế?
- Đúng là nghe tới “thiên đường trốn thuế” là nhiều người không có thiện cảm. Nhưng có thể họ không hiểu hết lý do vì sao hàng trăm ngàn doanh nghiệp quốc tế chọn những nơi này để đặt trụ sở. Chẳng hạn British Virgin Island (BVI), vốn là thuộc địa của Anh, nay là khu vực tự trị - xuất phát từ việc không có đất trồng trọt, không có sản xuất, nên chính quyền không có tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống người dân. Lúc đó họ chỉ cần 50 triệu USD mỗi năm là đủ nuôi dân số vài ngàn người. Vì vậy, cách đây vài chục năm, có những luật sư, kế toán trên thế giới đề nghị làm sao cho thuế suất thấp để thu hút đầu tư, đây cũng là cách mà các quốc gia hiện nay đều nhắm đến.
Nếu ở Hồng Kông, doanh nghiệp (DN) mở công ty chỉ tốn 1 USD, tất cả hợp đồng DN ký kết tại Hồng Kông là phải trả thuế, nhưng nếu ký hợp đồng ngoài lãnh thổ thì chỉ cần khai báo kế toán, không phải trả đồng thuế suất nào. Nếu đang đi trên máy bay đã vào không phận Hồng Kông mà ký hợp đồng thì phải thành thật khai báo, chưa tới thì không cần khai báo. Ở Singapore thuế suất doanh nghiệp cũng rất cao, khoảng 25%. Nhưng nếu DN mang tiền vào nhiều, tạo công ăn việc làm nhiều thì thuế suất chỉ còn dưới 10%.
Ở VN hiện nay thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là 20%, nhưng VN không thể một sớm một chiều giảm ngay được mức thuế suất này, vì ngân sách hiện đang rất cần nguồn thu. Trong khi đó, ở BVI cấp giấy đăng ký kinh doanh, sổ sách kế toán, có luật sư chứng nhận, cả bản điều lệ DN… DN chỉ trả 3.000 USD/năm/công ty cho BVI và công ty luật 1.500 USD/năm. Tổng cộng là 4.500 USD/năm. Nghĩa là đặt công ty tại BVI, thuế suất TNDN bằng 0%. Đổi lại, sau nhiều năm, đến nay BVI đã có 850.000 DN, thu về hàng tỉ USD mỗi năm. Một quốc đảo nhỏ mà có số tiền mơ ước của nhiều quốc gia. Luật sư và BVI được hưởng lợi nhiều nhất.
Tại sao DN cần đến thuế suất thấp? Vì họ cần tối đa hóa lợi nhuận. Một công ty nước ngoài muốn đầu tư vào VN, nếu thành lập công ty tại VN, họ sẽ phải đóng 20% thuế TNDN (thuế suất hiện hành). Và khi thu nhập sau thuế của họ trở về Singapore, họ sẽ còn bị đánh thuế lợi tức thêm một lần nữa. Ngoại trừ khi hai quốc gia có ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Một nhà kinh doanh đầu tư vài chục ngàn USD thì không sao, nhưng nếu nói chuyện đầu tư hàng chục triệu USD, hàng trăm triệu USD thì phương án BVI nằm hàng đầu. Đó là lý do nhiều tập đoàn, công ty lớn, tỉ phú, người giàu có đều có công ty tại các “thiên đường thuế” để lách thuế hợp pháp.
* Và “thiên đường thuế” cũng là “thiên đường trốn thuế”?
- Đúng như vậy, ranh giới này cũng mong manh lắm. Những DN làm ăn chính đáng, có mở công ty ở BVI không có gì là sai trái. BVI giúp cho DN tránh được thuế, nhưng đồng thời cũng là lỗ hổng cho buôn lậu, rửa tiền, tham nhũng, buôn vũ khí lẫn lộn, trà trộn vào. “Bức tường lửa” ngăn chặn những lỗ hổng này là các ngân hàng. Các ngân hàng hiểu được đường đi của tiền bẩn nên quản lý rất chặt. Nhưng vấn đề nào cũng có hai mặt, người gác cửa cũng đã để lọt lưới, hoặc giúp sức để tiền bẩn trở thành tiền sạch. Chính vì sự nhập nhằng này mà nhiều người nghe có tên dính líu đến “thiên đường trốn thuế” là sợ lắm.
Hơn nữa, nhiều quốc gia khác bài xích BVI, vì khi nguồn tiền dồn về BVI thì nhiều quốc gia bị mất nguồn thu thuế lên đến hàng ngàn tỉ USD, ảnh hưởng lớn đến việc tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đảm bảo và nâng cao mức sống người dân của quốc gia đó.
* Ở VN, việc đặt công ty ở BVI có phổ biến?
- Hiện nay, hàng ngàn công ty nước ngoài đầu tư vào VN đặt trụ sở tại những “thiên đường thuế”. Nhưng điều đó không phương hại gì cho VN, bởi khi muốn chuyển tiền về thì nhà đầu tư phải tuân thủ nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ. Còn ngược lại, người Việt đầu tư ra nước ngoài thành lập công ty tại BVI cũng không có gì phạm pháp. Tôi biết có rất nhiều trường hợp như vậy. Theo tôi biết, những dự án đầu tư ra nước ngoài được quản lý và theo dõi rất chặt tại VN. Theo quy định, DN sau khi đầu tư mỗi năm phải báo cáo tình hình đầu tư tại nước ngoài. Trong trường hợp có lợi nhuận, trong vòng 6 tháng DN phải chuyển về VN.
Đọc tiếp »