Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Muốn kiếm nhiều tiền, dân Sales hãy ghi nhớ 16 nguyên tắc này

Bán hàng là một công việc không hề dễ dàng, thậm chí nhiều người còn cho rằng nó có tính nghệ thuật nhiều hơn là khoa học. Dưới đây là 16 bí kíp bất kỳ dân sales nào cũng cần "nằm lòng".
1. “Càng liều lĩnh bạn càng có cơ hội nhận lại thành quả lớn hơn. Đó là cuộc sống. Vì vậy một là đặt cược thật lớn, hai là yên phận ở nhà”, Mia Dand - CEO Lighthouse3.
2. “Luôn giảm giá cho những ai thích mặc cả. Chi phí cho mỗi lần mua hàng sẽ: Cao hơn một chút nhưng cái tôi của khách hàng: Vô giá”, Rohan Ayyar - chuyên gia marketing.
3. "Sử dụng ngôn ngữ, màu sắc đặc trưng của doanh nghiệp, font chữ và hình ảnh để cá nhân hoá thông điệp của bạn", Paul Walker, Salesforce.
4. “Hãy kết bạn với những người 'bạn của bạn bạn'. Dù là người bận rộn đến thế nào cũng không thể từ chối lời giới thiệu từ một người thân, bạn bè”, Rohan Ayyar, chuyên gia marketing.
5. “Hãy xin lỗi nếu làm sai, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Cuối cùng, khách hàng sẽ không còn nhớ nhiều tới sai lầm bạn mắc phải, thay vào đó họ quan tâm tới những điều bạn làm được sau đó”, Matt Heinz - chủ tịch Heinz Marketing.
6. “Những từ và cụm từ khẳng định có sức mạnh kỳ diệu. Từ 'bởi vì' là một trong số đó. Trong một câu, từ liên kết 'bởi vì' sẽ kích thích người nghe nghĩ rằng: 'Ồ, điều tôi sắp nghe tới đây sẽ biện giải cho những gì được nghe trước đó' và cách kỳ diệu này có thể mang lại hiệu quả ghê gớm trong quá trình bán hàng của bạn”, David Priemer, Salesforce.
7. “Thường thì sau khi hoàn tất được thoả thuận lần đầu tiên, tôi cảm ơn khách hàng bằng một bữa trưa hoặc ngồi cà phê. Một khi thoả thuận hoàn thành, tôi nhận ra rằng áp lực đã không còn nữa và lúc này sẽ dễ dàng hơn cho bạn để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, chuẩn bị cho những mục tiêu dài hạn hơn sau này”, Jessica Medeiros, Salesforce.
8. “Đối với nhóm khách hàng có trình độ và xuất thân khác nhau, hãy lắng nghe nhiều hơn và nói ít đi”, Tarum Pant, Salesforce.
9. “Nếu có thể khiến khách hàng cười, bạn đã thành công rồi đó!”, Elizabeth Ostby, Salesforce.
10. “Dù bận rộn đến mấy cũng đừng để email của khách hàng tồn đọng tới vài giờ hay vài ngày mà không phản hồi lại. Hãy dành 15 giây để đọc email và cho họ biết bạn sớm muộn gì cũng trả lời trong một khoảng thời gian X nào đó”, Bernad Sullivan, Salesforce.
11. “Trước khi bắt đầu bất kỳ cuộc thảo luận nào, hãy luôn biết khách hàng của bạn là ai và họ kiếm tiền bằng cách nào. Bạn sẽ bị mất điểm nhanh chóng khi ngồi cùng một khách hàng đang nắm vị trí CEO mà không hề biết doanh nghiệp của anh hay chị ấy đang điều hành hoạt động trong lĩnh vực gì”, Emily Markenson, Salesforce.
12. “Quên bữa trưa hoặc uống bia đi. Bạn nên thực hiện những trải nghiệm thiết thực cùng với khách hàng của mình”, Rohan Ayyar.
13. “Đầu tiên hãy cho khách hàng biết họ có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền khi mua sản phẩm. Sau đó sử dụng nghệ thuật bán chéo, đưa ra gợi ý về một sản phẩm có mức giá đúng bằng con số đó”, Rohan Ayyar.
14. “Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp nên tập trung vào việc nâng cao thêm giá trị cho khách hàng trước cả khi họ yêu cầu. Ví dụ, thay vì gửi email hay gọi điện với cùng một nội dung, tại sao không gửi cho khách hàng một bài báo hay cuốn sách kinh doanh mà bạn cho là họ sẽ cảm thấy thích” - David Priemer.
15. “Có một câu hỏi nhanh… Bạn có giỏi kể chuyện không? Hay lần cuối cùng bạn kể một câu chuyện hay là khi nào? Có thể điều này xảy ra khi bạn trò chuyện trong một nhóm bạn, đồng nghiệp hay con cái của bạn. Một người kể chuyện hay có kỹ năng pha chế thêm những gia vị bí mật giúp bạn có nhiều bạn hơn, tạo ra ảnh hưởng tới nhiều mặt hơn và có nhiều niềm vui hơn trong công việc và cuộc sống. Một người kể chuyện hay sẽ phá vỡ mọi rào cản, thu hút người nghe, biến bạn thành một diễn giả và có thể đưa trình bán hàng của bạn lên một tầm cao mới. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là: Bạn có giỏi kể chuyện không?” - Mark Raymo, Salesforce.
16. “Công nghệ không thể giúp bạn đạt được các thoả thuận. Cái bạn cần là công nghệ giúp bạn thực hiện điều này nhanh hơn, thông minh hơn, hiệu quả hơn mà thôi”, Matt Heinz, chủ tịch Heinz Marketing.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Share cách phòng, chống click tặc AdWords

Một so sánh nho nhỏ, tuy không sát lắm, nhưng một phần giúp giúp chúng ta dễ hiểu hơn về PHÒNG VÀ CHỐNG CLICK TẶC trong AdWords

"Click tặc (Click phá của đối thủ) = Tắc đường (Kẹt xe)"

Lúc đó bạn sẽ làm gì?

- Chờ và đi tiếp = Sống chung với click tặc, không quan tâm nó click sao thì click, nhưng ngân sách phải đủ lớn

- Tìm đường khác, ngõ ngách để đi qua = Chạy từ khoá dài, từ khoá ngách

- Chặn bớt loại xe lưu thông qua nó, ví dụ xe tay ga nhưng họ đổi xe số = Chặn IP của click tặc, nhưng khó vì họ đổi IP là xong

- Bạn chặn xe máy qua đó = Bạn loại bỏ thiết bị (Di động chẳng hạn)

- Chặn những ai ở tỉnh lẻ qua đó = Bạn chặn khu vực địa lý

- Bạn giới hạn số xe đi qua = Bạn giới hạn tần suất quảng cáo hiển thị

- Bạn tránh thời gian tắc đường = Bạn tránh khung giờ click tặc

- Bạn không đi trên mặt đường mà bay qua = Đổi CPC thành CPM

- Ai đi qua rồi không được đi vào đấy nữa = Remarketing Search

- Đừng gây thù oán với mấy bác đi cùng đường, họ cũng sẽ đi bình thường mà không làm gì bạn = Đừng gây thù oán với mấy đối thủ chạy cùng ngành, họ click tặc cho đấy grin emoticon
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

19 lưu ý để có chiến dịch quảng cáo tốt - Content Marketing

Mình là lính mới trong ngành Digital Marketing, nên chủ yếu đi học từ người khác.
Với sự cho phép của anh Văn Tài - Tự học digital Marketing , em xin chia sẻ lại bài này.

19 lưu ý để có chiến dịch quảng cáo tốt - Content Marketing

Cùng nhau chém cho vui nào . Kinh nghiệm của bản thân và thu thập được. Anh em cùng nhau bàn luận tí cho xôm

1. Facebook Marketing phải có A/B testing
2. Nâng dần ngân sách khi thấy hiệu quả, không nên nâng ngân sách quá nhanh
3.Hãy kiểm soát chỉ số “ Tần Suất “ Ko nên để Tần Suất >1.1 – 1.2
4.Chuẩn hóa mọi content (chú ý: ảnh, text, link, call to action đều gọi là content hết)
5. Hãy luôn luôn sáng tại (nội dung, hình ảnh, cách chạy,...)
6. Hãy luôn theo dõi trend
7. Seeding cũng là 1 nghệ thuật
8. Target hành vi chuẩn hơn sở thích
9. Muốn "rẻ" đăng nhiều ảnh, video
10. Muốn "ra đơn thì phải "kêu gọi“
11. Hãy thử quảng cáo trên Instargram
12 Bền vững hãy làm phễu
13. Hầu hết chúng ta đang quên chăm sóc lại KH cũ
14. Không nên tạo mẫu quảng cáo từ 22h – 0h: Quảng cáo sẽ tiêu tiền rất nhanh
15. Không nên tạo mẫu quảng cáo vào giữa khung giờ hành
chính: Tỷ lệ giá đắt là rất cao
16. 1 campaign không nên chạy đồng thời cả mobile và PC: Tỷ lệ hiển thị trên mobile sẽ chiếm từ 80-90%. Nên chia làm 2 campaign riêng biệt
17. Nên tăng tiền trước 2 tiếng so với thời gian vàng của bạn
18. Tạo bài viết nên để reach tự nhiên 1-2 tiếng. Không nên chạy quảng cáo ngay
19. Luôn chú ý đến điểm chất lượng để tối ưu nội dung và hình ảnh: Điểm chất lượng ảnh hưởng rất lớn đến reach và giá CPM
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Bí kíp kinh doanh khi không có nhiều tiền

Mặc dù bất kì hoạt động kinh doanh nào cũng cần khoản chi phí đầu tư ban đầu lớn, tuy nhiên bạn có thể giảm thiểu khoản chi phí này để bắt đầu kinh doanh mà vẫn đạt hiệu quả. Nếu như bạn đang quan tâm tới việc thành lập một mô hình kinh doanh (có thể là công ty hoặc cửa hàng nhỏ lẻ) có lẽ vấn đề về kinh phí vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất cản trở hoặc khiến bạn suy nghĩ thật nhiều.

Để thành lập một mô hình kinh doanh dù nhỏ đến lớn, số tiền mà chúng ta bỏ vào cũng phải đủ để duy trì mô hình này từ 1 năm trở lên, vậy phải làm gì khi chúng ta không có quá nhiều chi phí?

[IMG]/images/April2016/kinhdoanh.jpg[/IMG][/LINK]

Để một mô hình kinh doanh đi vào hiện thực, bạn cần thực hiện nhiều bước khác nhau.

Trước hết, chúng ta cần biết để mở một mô hình kinh doanh thì chi phí sẽ được phân bổ theo những hạng mục dưới đây:

-[B] Giấy phép đăng kí, khoản tiền cho dịch vụ đăng kí kinh doanh[/B]: Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh hoặc khu vực mà bạn định mở mô hình này, bạn có thể phải bỏ một khoản chi phí cho việc đăng kí kinh doanh ban đầu. Khoản phí này không quá lớn và thường ít đem lại phiền toái nhất cho chủ mô hình.

- [B]Nguồn hàng (nguồn cung):[/B] Bạn thành lập một mô hình kinh doanh nào? Giả sử bạn hướng tới kinh doanh cửa hàng ăn, bạn phải cần chi phí để nhập hàng sau đó chế biến và bán cho khách hàng. Chi phí này sẽ duy trì theo các tháng vì cần nhập hàng mới liên tục để duy trì kinh doanh.

- [B]Trang thiết bị[/B]: Bạn có cần máy tính cho mô hình kinh doanh của mình? Những phụ phí về phần mềm, bàn ghế cũng trở thành chi phí bạn cần đầu tư ban đầu.

Sau ý tưởng thì đầu tư là bước quan trọng tiếp theo để đưa mô hình vào hoạt động.

- [B]Chi phí địa điểm[/B]: Tất nhiên bạn cần địa điểm cho mô hình của mình hoạt động, địa điểm là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định sự thành bại của mô hình nên đừng vì tiết kiệm chi phí mà bỏ đi cơ hội thành công trong tương lai.

- [B]Chi phí vận hành[/B]: Số tiền bạn cần chi trả cho các hoạt động của mô hình kinh doanh, phần lớn trong con số này sẽ được dành cho marketing. Một số nghiên cứu cho hay, chi phí marketing nên chiếm từ 12 tới 20% tổng doanh thu cho các mô hình đã hoạt động từ 1 tới 5 năm. Đối với những mô hình mới thành lập, chi phí marketing nên từ 20 tới 30% tổng chi phí đầu tư ban đầu.

- [B]Nhân sự, đối tác...[/B] : Bạn có thể làm được mô hình kinh doanh một mình không? Nếu có, xin chúc mừng vì bạn đã giảm được một trong số những loại hình chi phí lớn nhất, mặc dù vậy nếu như bạn muốn mở rộng mô hình của mình, việc bỏ ra một phần chi phí cho đội ngũ nhân sự là vô cùng cần thiết.

- [B]Chi phí pháp lý, các loại phụ phí khác[/B]: Giả sử bạn cần thuê luật sư để hợp thức hoá các hoạt động của mô hình kinh doanh hoặc sử dụng tiền đi "cửa sau" với một số tổ chức khác, đây sẽ là khoản chi phí giúp cho việc kinh doanh của bạn thêm phần tiện lợi.

Bạn đã xem xong những chi phí cần thiết cho một mô hình kinh doanh mới rồi phải không? Tới đây, bạn có thể chọn một trong hai hướng để phát triển tiếp, hoặc giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu hoặc... đi vay ngân hàng, bạn bè, người thân để có thêm tiền đầu tư.

Mặc dù vậy, bạn tới đây để tìm hiểu cách giảm thiểu chi phí nên chúng ta sẽ bỏ qua khâu vay tiền vì nó còn phụ thuộc nhiều vào trình độ thuyết phục của từng người.

Nếu có ý định vay tiền, bạn cần tính toán thật kĩ, tìm đường lùi để tránh "chìm thuyền" và từ hai bàn tay trắng làm nên đống nợ.

[I]Để cắt giảm chi phí, bạn có thể thực hiện một trong 3 lặ chọn sau (hoặc nhiều hơn nếu có thể).[/I]

[IMG]/images/April2016/kinhdoanh1.jpg[/IMG][/LINK]

[LARGE]1. Giảm thiểu nhu cầu[/LARGE]

Bạn có thể giảm thiểu những nhu cầu của mô hình kinh doanh, bạn không cần tới máy tính hay những phần mềm chuyên dụng? Bạn có thể cắt bỏ chi phí này. Bạn không cần thuê nhà do có thể sử dụng quan hệ để kiếm được căn nhà miễn phí? Quá tốt vì bạn đã có địa điểm kinh doanh cho bản thân...

Hoặc giảm thiểu nhu cầu theo đề mục hoặc bạn có thể giảm thiểu chi phí chi cho từng đầu mục nhất định (ví dụ tìm nhà giá thành rẻ hơn, nguồn cung nguyên vật liệu chi phí thấp hơn...), đừng quá lo về những khoản chi phí bị cắt bỏ, bạn có thể quay lại đầu tư chúng sau khi mô hình kinh doanh hoạt động ổn định hơn.

Tất nhiên, có một số khoản chi phí bạn không thể cắt bỏ nên hoặc tập trung đầu tư mạnh vào những đề mục này để tăng hiệu quả hoặc tái định hướng, cắt giảm chi phí để tối ưu hoá lợi nhuận.

Theo nghiên cứu của tổ chức SBA (Small Business Administration) thì những mô hình kinh doanh nhỏ tại Mỹ được thành lập với số vốn đầu tư ít hơn 3.000 USD và một số mô hình kinh doanh tại gia có chi phí đầu tư chỉ khoản 1.000 USD.

Bạn cần định hướng kĩ càng mô hình kinh doanh của mình vì thật sự có rất nhiều thứ bạn không cần đến nhưng bạn vẫn "tưởng" rằng mình cần. Đừng ngại ngần cắt giảm các khoản chi, trang thiết bị không cần thiết vì bạn đâu có cần đến chúng.

[LARGE]2. Phát triển theo định hướng "cuốn chiếu"[/LARGE]

Sau khi xem xong các đề mục đầu tư phía trên, bạn có thấy rằng mình không cần có tất cả những thứ đó để đưa mô hình vào hoạt động? Nếu bạn chưa thấy thì giờ bạn đã biết rồi đó, bạn không cần có đủ các thành phần để hoạt động mô hình kinh doanh.

Thay vì đầu tư toàn bộ các thành phần khác nhau, bạn có thể định hướng mô hình kinh doanh của mình từ đó tập trung đầu tư mạnh vào những yếu tố cần để mô hình có thể hoạt động.

Hướng đi này cũng sẽ giúp bạn nhẹ đầu hơn trong quá trình tính toán chi phí, thuế hay kiểm tra sổ sách, mặc dù vậy bạn sẽ phải bỏ thêm thời gian bù đắp các thành phần còn lại trong tương lai (khi mô hình đã hoạt động).

Đây giống với câu nói "sướng trước khổ sau" khi mà giai đoạn đầu hết sức nhàn nhã trong khi đó khi mô hình bắt đầu phát triển, thay vì định hướng cho tương lai, bạn phải quay lại bổ sung những gì còn trống.

Khoảng thời gian bắt đầu bổ sung là khi mô hình kinh doanh bắt đầu có kết quả, không cần quan tâm là lỗ hay lãi, khi có doanh thu bạn vẫn nên bỏ một phần để đầu tư tiếp cho tương lai.

[LARGE]3. Outsource[/LARGE]

Đây là lựa chọn mở rộng khi bạn muốn cắt giảm chi phí, hoặc có thể xin cấp vốn đầu tư từ bên ngoài hoặc có thể thay đổi định hướng, cách thức kinh doanh.

- Xin cấp vốn, đầu tư từ bên ngoài: Có rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền cho các mô hình kinh doanh mới nếu như họ thấy bạn có đủ tiềm năng. Tất nhiên bạn sẽ phải đánh đổi một khoản lợi nhuận hoặc những quyền lợi cho các nhà đầu tư này, mặc dù vậy họ đã giúp bạn hoàn thiện giấc mơ kinh doanh thì chẳng có lý gì bạn không trả ơn họ với những gì họ xứng đáng. Việc xin khoản tiền đầu tư bên ngoài không hề đơn giản nên bạn vẫn cần tự lo cho mình trước khi kêu gọi vốn.

Hoặc, bạn có thể tham khảo hình thức huy động vốn đám đông (Crowdfunding), tại Việt Nam cũng như thế giới có rất nhiều công cụ giúp bạn lan toả ý tưởng của mình và nhờ sự trợ giúp từ những người khác.

- Chuyển đổi mô hình kinh doanh: Mô hình kinh doanh của bạn có thể phối hợp với các nhóm outsourcing khác không? Giả sử bạn mở công ty về xây dựng, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm những đối tác outsource và chuyển đổi thành công ty môi giới, kiếm lời từ hoa hồng. Không những bạn có được kinh nghiệm cần thiết cho tương lai, lượng quan hệ đắt giá mà bạn còn có khoản chi phí để phục vụ cho việc đầu tư sau này.

Tất nhiên, chuyển hướng thành bên thứ 3 không đủ để làm bạn hài lòng vì trong toàn bộ quy trình bạn chỉ đóng góp, tham gia không nhiều. Mặc dù vậy, cách thức này có thể khiến bạn tiết kiệm được khoản tiền đầu tư vô cùng lớn cho tương lai. Nếu như bạn định mở công ty xây dựng và làm theo hướng trên, bạn có thể sử dụng khẩu hiệu miễn phí: "Xây dựng giá siêu rẻ, không cần xây, vẫn có nhà để ở!".

Phía trên là một số cách thức để giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu, nếu như bạn không chắc về sự thành bại của mô hình kinh doanh, không có đủ chi phí, bạn nên cân nhắc giảm thiểu chi phí đầu tư. Mặc dù vậy, nếu như bạn có tiềm lực tài chính tốt, một ý tưởng táo bạo thì đừng ngại đầu tư lớn cho mô hình của mình vì có thể đó sẽ là ý tưởng triệu đô mà ai cũng mong đợi.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

A/B Testing là gì, ứng dụng trong quảng cáo ra sao

Một bài tìm hiểu về A/B Testing là gì và ứng dụng trong việc quảng cáo ra sao, mời anh chị em đọc nhé

A/B testing là gì?


A/B testing (hay còn được gọi là split testing) là một quy trình mà trong đó hai phiên bản (A và B) sẽ được cùng so sánh trong một môi trường / tình huống được xác định và qua đó đánh giá xem phiên bản nào hiệu quả hơn. Phiên bản ở đây có thể là mọi thứ từ một hình banner, trang web, mẫu quảng cáo cho tới email và hiệu quả được đánh giá dựa trên mục tiêu của người làm test dành cho các phiên bản này.

Một website bán hàng thì có mục tiêu là muốn khách hàng phải mua hàng hoặc mua nhiều hơn. Một banner quảng cáo thì có mục tiêu là muốn khách hàng phải bấm vào đó nhiều hơn. Một email thì có mục tiêu là khách hàng phải mở ra xem nhiều hơn. Tất cả mọi thứ đều có một mục tiêu nào đó, nhằm khiến cho khách hàng thực hiện một hành động mong muốn nào đó, hành động này được gọi là conversion. Tỉ lệ người thực hiện các hành động đó được gọi là conversion rate (tỉ lệ chuyển đổi).

ab-testing-la-gi.png

Và việc đo lường và đánh giá 2 phiên bản A và B cũng chính là việc đo lường và đánh giá conversion rate của tiến trình đang thực hiện.

Tại sao lại cần phải làm A/B testing?


Nếu bạn có một lượng khách hàng nhất định và bạn muốn tăng số lượng conversion lên thì cách thứ nhất là cần phải mang nhiều khách hàng hơn đến website hoặc cửa hàng. Cách thứ hai chính là tăng conversion rate để với cùng một lượng khách sẵn có, họ tạo ra một lượng conversion lớn hơn. A/B testing giúp bạn làm được điều thứ hai bằng cách cho phép cải thiện hiệu quả của các tiến trình đang làm dù đó là phát triển web, phát triển ứng dụng, quảng cáo hay bán hàng.

ab-testing-tai-sao.png

Chi phí cho việc tăng thêm khách hàng như cách một thường không nhỏ, trong khi đó chi phí cho việc A/B testing đôi khi lại không nhiều và những thay đổi có lúc dù nhỏ vẫn có thể mang đến những hiệu quả to lớn trong việc tạo ra nhiều conversion hơn.

Quy trình A/B testing


Để thực hiện một quy trình A/B testing (hay bất cứ quá trình thử nghiệm nào khác) đúng mực thì cần tuân theo phương pháp khoa học thông thường, gồm các bước sau:

1. Đặt câu hỏi:


Cần phải đặt ra câu hỏi để làm định hướng và mục tiêu cho quá trình A/B testing và rõ ràng để biết sau khi test thì sẽ nhận kết quả là gì. Các câu hỏi đặt ra có thể đại loại là: “làm sao để giảm bounce rate cho trang landing page?” hoặc “làm sao để tăng số người đăng ký cho form trên trang chủ?” hay là “làm sao để cải thiện CTR của banner quảng cáo?”.

2. Nghiên cứu tổng quan:


Cần phải hiểu và nắm được hành vi của các khách hàng khi họ thực hiện các conversion bằng các công cụ đo lường cho từng kênh, cho website thì có thể là Google Analytics, cho Email thì có thể là các email client, social thì là social listening tools.

3. Đặt ra một giả thuyết:


Với câu hỏi có bên trên và những gì biết về hành vi của khách hàng khi thực hiện conversion, bạn hãy thử nghĩ ra một giả thuyết về để giải quyết câu hỏi đặt ra phía trên. “Có một đường link tới trang hướng dẫn ở dưới footer có thể giảm bounce rate”, “làm cho nút đăng ký nổi bật hơn sẽ làm tăng số người đăng ký” hay “banner với hình ảnh một cô gái xinh đẹp sẽ có CTR cao hơn” là những ví dụ về các giả thuyết cho các câu hỏi được nêu trên.

4. Xác định mẫu thử và thời gian thực hiện test:


Bước tiếp theo là bạn cần phải xác định số lượng khách hàng mà sẽ được tiến hành việc A/B testing. Số lượng mẫu thử phải đủ lớn để có thể thấy được sự khác biệt giữa 2 phiên bản A/B một cách rõ rệt sau quá trình test. Thời gian test cũng cần được xác định một cách hợp lý để đảm bảo kết quả không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời vụ, tác động từ bên ngoài khiến nhu cầu và hành vi của khách hàng thay đổi. Bạn có thể sử dụng thử <span data-title="công cụ ước lượng">công cụ ước lượng để tính toán thời gian chạy test.

5. Tiến hành test:


Tạo ra thêm phiên bản mới B để thử nghiệm với phiên bản gốc A. Phiên bản B này sử dụng giả thuyết mà bạn đã đặt ra (có link dưới footer, nút đăng ký nổi bật hơn, banner có hình cô gái đẹp) và sẽ được đo lường về conversion rate với phiên bản A.

6. Thu thập thông tin và tiến hành phân tích:


Nếu sau quá trình A/B testing và bạn thấy được rằng phiên bản B mang lại conversion rate cao hơn phiên bản A (bounce rate giảm, người đăng ký tăng, CTR tăng) thì tức là phiên bản B hiệu quả hơn. Nhưng nếu conversion rate thấp hơn hoặc không thay đổi thì tức là giả thuyết để giải quyết vấn đề của bạn không đúng. Lúc này cần quay lại bước thứ 3 và tìm một giả thuyết mới để tiếp tục.

7. Cung cấp kết quả cho tất cả các bên liên quan:


Gửi các thông tin và insights tìm được sau quá trình thử nghiệm cho các bộ phận liên quan (lập trình, thiết kế UI/UX, team tối ưu hóa, v.v&hellipWink. Tiến hành thay thế phiên bản A bằng phiên bản B nếu B thực hiệu quả hơn sau khi đã xem xét hết tất cả các khả năng có thể xảy ra nếu thay thế.

Lập lại quy trình test này từ đầu để giải quyết một câu hỏi, một vấn đề khác.

Ứng dụng của A/B testing


Với A/B testing bạn có thể ứng dụng và cải thiện được rất nhiều thứ cho quy trình hoạt động và phát triển web, quảng cáo online / offline, cho tới mobile app và email marketing.

1. Cho website


ab-testing-web.jpg
Chủ yếu là liên quan đến vấn đề giao diện web và trải nghiệm người dùng (UI/UX) vì đây là các yếu tố tác động trực tiếp đến việc người dùng có thể thực hiện conversion trên website hay không. Với một trang web bạn có thể A/B testing hết toàn bộ những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến hành vi của người dùng như hình ảnh, tựa đề, nội dung, call to action, form điền thông tin, v.v… Test lần lượt từng yếu tố mà bạn cảm thấy có thể cải thiện để gia tăng conversion rate. Xem thêm <span data-title="các ứng dụng phân tích và A/B testing cho web">các ứng dụng phân tích và A/B testing cho web.

2. Cho quảng cáo và bán hàng


ab-testing-ads.png
Đối với mảng online thì A/B testing thường được dùng để đo lường hiệu quả của các mẫu quảng cáo khác nhau. Ví dụ như khi bạn viết copy quảng cáo Adwords cho cùng 1 nhóm từ khóa (ad group), luôn nên viết 2 mẫu quảng cáo khác nhau và cho chạy song song để biết mẫu quảng cáo nào hiệu quả hơn sau một thời gian chạy. Tương tự với các quảng cáo GDN hay Facebook, sử dụng các thiết kế quảng cáo khác nhau cho cùng một chiến dịch để đo lường hiệu quả sau đó chọn mẫu thiết kế nào hiệu quả hơn để chạy tiếp. Việc <span data-title="tối ưu hóa quảng cáo">tối ưu hóa quảng cáo thường xuyên bằng cách test các lựa chọn khác nhau sẽ giúp bạn liên tục cải thiện được conversion rate và giúp quảng cáo chạy ngày càng hiệu quả hơn.

Đối với mảng offline thì A/B testing thường có thể được dùng để đánh giá hiệu quả của các kênh quảng cáo như báo giấy, tờ rơi, billboard… Chẳng hạn bằng cách sử dụng các mã coupon khác nhau cho từng mẫu quảng cáo trên báo, mẫu tờ rời, hoặc billboard, nhà quảng cáo có thể nắm được mẫu quảng cáo nào hiệu quả hơn thông qua việc có nhiều người sử dụng mã couple nào hơn. Một số trường hợp khác có thể sử dụng số điện thoại khác nhau để thay cho mã coupon.

Một ứng dụng khác trong bán hàng tại các cửa hàng có thể bao gồm việc sắp xếp vị trí các sản phẩm theo các vị trí khác nhau để đo lường sự chú ý của khách hàng và cuối cùng khiến họ mua nhiều hơn. Điều này cho thấy khả năng áp dụng của A/B testing là rất đa dạng và rất linh động tùy theo mục tiêu được đặt ra.

3. Cho ứng dụng di động


ab-testing-mobile.png
A/B testing cũng được ứng dụng trong việc phát triển ứng dụng di động và tương tự như website, chủ yếu nhằm cải thiện UI/UX của sản phẩm. Với các ứng dụng điện thoại di động thì việc tiến hành testing thường khó khăn hơn nhiều cả về mặt kỹ thuật lẫn về hành vi người dùng. Về mặt kỹ thuật thì để tiến hành test, thì phiên bản ứng dụng cần được cập nhật, được duyệt bởi AppStore hay Google Play rồi mới đến với người dùng do đó tốn nhiều thời gian hơn. Về phương diện hành vi người dùng, không phải ai cũng sẽ cập nhật ngay phiên bản mới và trải nghiệm người dùng trên điện thoại di động hoàn toàn khác so với trên web.

Hiện nay có nhiều công cụ hỗ trợ A/B testing dành cho ứng dụng di động trên thị trường, cá nhân thì tôi đã có cơ hội thử qua 2 công cụ là <span data-title="Splitforce">Splitforce và <span data-title="Apptimize">Apptimize và cả 2 đều khá tốt. Bạn cũng có thể tham khảo thêm danh sách <span data-title="20 công cụ A/B testing cho điện thoại di động">20 công cụ A/B testing cho điện thoại di động.

4. Cho email marketing


ab-testing-email.gif
Đã qua rồi cái thời mà đẩy hàng trăm ngàn email đi và nghĩ rằng người dùng sẽ đọc được những email của mình gửi. Các email clients ngày càng có các bộ lọc tinh xảo hơn, tống tất cả các spam email vào thùng rác và dù cho là vậy khách hàng vẫn bị chôn vùi bởi hàng chục thậm chí hàng trăm email mỗi ngày. Điều quan trọng là làm thế nào để khách hàng chịu mở email của mình ra xem và tương tác với các email đó. Câu trả lời chính là A/B testing. Bạn phân vân không biết câu title nào sẽ hấp dẫn người đọc hơn để tăng open rate, hãy test. Bạn không biết nên dùng CTA nào để khiến người dùng bấm vào link, hãy test.

Hiện nay hầu hết các tool gửi email như <span data-title="MailChimp">MailChimp, <span data-title="BenchmarkEmail">BenchmarkEmail, đều có tính năng cho phép A/B testing các nội dung được gửi ra để có thể đo lường hiệu quả của chiến dịch được gửi.

Những lời khuyên khi tiến hành A/B testing


1. NÊN


Biết là nên test đến khi nào thì dừng: dừng quá sớm thì bạn sẽ mất những thông số có giá trị để đưa ra quyết định đúng. Chạy test quá lâu thì cũng có cái hại vì nếu phiên bản thử nghiệm có performance quá tệ thì cũng có thể ảnh hưởng đến conversion rate và tổng số sales của bạn.

Giữ sự đồng nhất: khi tiến hành A/B testing cần phải có cách nào đó để ghi nhớ người dùng nào đã chọn phiên bản test nào để lúc nào cũng hiển thị đúng phiên bản đó nhằm tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Nếu có một nút bấm được thay đổi để test và nút bấm này xuất hiện ở nhiều chỗ trên website thì khách hàng cũng phải thấy nút bấm này như nhau ở mọi chỗ trên website. Cookies là phương thức thường dùng nhất.

Test nhiều lần: sự thật là không phải đợt A/B testing nào cũng sẽ mang lại kết quả như bạn mong muốn hoặc giúp bạn tìm ra được giải pháp cho vấn đề. Do đó hãy cứ tiếp tục test thêm nhiều lần nữa, theo những định hướng khác nhau. Nếu mỗi lần test cải thiện conversion rate của bạn một chút thì nhiều lần test như vậy sẽ cộng dồn lại tạo ra một ảnh hưởng lớn hơn.

Lưu ý sự khác biệt giữa traffic từ mobile và desktop: khách hàng truy cập website từ mobile và từ desktop có thể có biểu hiện hoàn toàn khác nhau trên website của bạn tùy theo design, UI/UX và website có mobile-friendly hay không. Do đó nên lưu ý việc phân chia traffic khi A/B testing trang web, tốt nhất là nên test cho mobile và desktop traffic riêng.

2. KHÔNG NÊN


Testing mà không đảm bảo điều kiện giống nhau: luôn nhớ rằng việc testing cả 2 phiên bản A và B phải được tiến hành song song. Bạn không thể chạy phiên bản A trong tuần thứ 1 và phiên bản B trong tuần thứ 2 nghĩ rằng điều đó sẽ cho kết quả đúng.

Kết luận quá sớm: hãy nhớ rằng kết quả chỉ có giá trị khi chúng có một giá trị số tương đối và một thời gian tương ứng để xác định. Bạn không thể quyết định rằng phiên bản A hơn B hoặc ngược lại khi chúng chỉ khác nhau một vài conversion hoặc thời gian test quá ngắn.

Khiến các khách hàng cũ ngạc nhiên: tốt nhất khi tiến hành A/B testing, chỉ nên tập trung vào các đối tượng khách hàng mới vì nếu các khách hàng cũ vào và thấy mọi thứ khác so với lúc trước thì có thể họ sẽ ngạc nhiên và điều này ảnh hưởng đến conversion rate, nhất là khi bạn chưa chắc phiên bản thử nghiệm sẽ có được chọn hay không.

Để linh cảm chi phối kết quả: đôi khi kết quả test lại có thể hoàn toàn sẽ trái ngược với những gì bạn có thể nghĩ tới. Có thể một cái CTA đỏ trên nền xanh theo bạn là chói mắt và khó chịu nhưng kết quả lại có thể chứng minh rằng nó có hiệu quả hơn. Cái bạn cần là conversion rate, đừng để những linh cảm của bạn chống lại các kết quả test.

Hi vọng bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của những ai đang tìm hiểu về quá trình A/B testing để áp dụng vào công việc của mình. Mọi thắc mắc và ý kiến, hãy để lại dưới comment hoặc liên hệ để được giải đáp.
Đọc tiếp »

Số liệu doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam

Theo Chủ tịch VCCI, trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây, kể từ ngày có Luật doanh nghiệp, ở nước ta đã có 941.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập. Tính đến ngày 31/12/2015, cả nước có 513.000 doanh nghiệp còn hoạt động (chiếm 54,5%), 428.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể vì nhiều lí do khác nhau (chiếm 45,5%).

Dẫu biết rằng các doanh nghiệp ngừng hoạt động hay giải thể là lẽ tự nhiên trong nền kinh tế thị trường, nhưng điều đáng nói là khoảng một nửa số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể nói ở trên diễn ra chỉ trong giai đoạn 3 năm gần đây và vẫn đang có xu hướng gia tăng. Trong riêng năm 2015 là 80.000 doanh nghiệp. Quý I/2016 tiếp tục có gần 23.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng cho thấy bức tranh không mấy lạc quan. Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động ở thời điểm cuối năm 2015, 42% doanh nghiệp hoạt động có lãi, hơn một nửa (58%) doanh nghiệp thua lỗ hoặc hòa vốn.

Con số 42% này, mặc dù được cải thiện so với mức 32% và 35% của những năm trước, nhưng việc chỉ có chưa đầy một nửa số doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong một nền kinh tế là điều không bình thường, cho thấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp và môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều khó khăn.
---

Số liệu doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

Liên quan đến nhóm kiến nghị về vốn, tiếp cận vốn, Hội Doanh nghiệp quận Hải An (Hải Phòng) phản ánh, hiện nay, đa số các doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp nhỏ và vừa, đều gặp khó khăn về tài chính. Nếu như 76% số doanh nghiệp lớn vay được vốn được từ ngân hàng thì tỷ lệ này dành cho doanh nghiệp vừa là 72%, doanh nghiệp nhỏ là 60% và doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ là 38%.

---

Dẫu biết rằng các doanh nghiệp ngừng hoạt động hay giải thể là lẽ tự nhiên trong nền kinh tế thị trường, nhưng điều đáng nói là khoảng một nửa số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể nói ở trên diễn ra chỉ trong giai đoạn 3 năm gần đây và vẫn đang có xu hướng gia tăng.

Trong riêng năm 2015 là 80.000 doanh nghiệp. Quý I/2016 tiếp tục có gần 23.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước.

"Việt Nam hiện đang hướng đến có hơn 2 triệu doanh nghiệp hoạt động đến năm 2020. Do đó, đề nghị rà soát ngay và quyết định loại bỏ những quy định rườm rà, lỗi thời. Nếu chúng ta nhận thức chậm trễ ngày nào là kìm hãm quyền tự do kinh doanh ngày đó", ông Lộc phát biểu.

Ông Lộc cũng cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp vay ngân hang với lãi suất 8% trong khi lạm phát chỉ hơn 1%, cho thấy các doanh nghiệp đang phải gánh mức lãi suất thực rất cao và bất hợp lý.

"Chính phủ phải cố gắng giảm 1-2% trong thời gian tới để hỗ trợ doanh nghiệp",ông Lộc đánh giá

Tiếp theo, Chính phủ cần đẩy mạnh giảm thuế và phí, miễn thuế môn bài cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ để bớt khó khăn cho họ hoạt động. Bởi vậy, thời gian tới Chính phủ cần giảm thu để nuôi dưỡng nguồn thu sau này.

Tóm lại, việc giảm thuế, phí và các khoản chi phí đầu vào là cực kỳ quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tăng năng lực hội nhập. Nếu có chiến lược và chính sách hợp lý thì Việt Nam sẽ có 1,5-2 triệu doanh nghiệp trước năm 2020.
---

Số liệu doanh nghiệp niên yết sàn Chứng Khoán

Theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong 5 năm qua, thị trường chứng khoán phát triển ổn định, chỉ số thị trường đã duy trì xu hướng tăng và đạt mức tăng 65% so với năm 2011. Thị trường chứng khoán ngày càng trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng. Quy mô huy động vốn đạt hơn 1.211 tỷ đồng, gấp 4 lần giai đoạn 2006-2010, đóng góp bình quân 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Hiện nay có 686 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, 256 công ty giao dịch trên thị trường UpCom (thị trườnggiao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết), tăng 2 lần so với năm 2011. Giá trị vốn hóa bình quân mỗi công ty tăng gấp 2,6 lần so với năm 2011. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tới cuối năm 2015 đạt gần 35% GDP, gấp 1,5 lần với năm 2011 và gấp 145 lần so với năm 2005.

Thị trường trái phiếu Chính phủ có tốc độ tăng bình quân 31%, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ. Tính chung, tổng quy mô đạt 59% GDP, chiếm trên một nửa dư nợ hệ thống ngân hàng.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Phân khúc khách hàng để làm Email Marketing hiệu quả

Việc phân khúc danh sách Email Marketing có thể cải thiện tỉ lệ mở mail và nhấp chuột vào các liên kết đính kèm. Theo thống kê từ MailChimp – 1 trong những nhà cung cấp dịch vụ Email Marketing, những những chiến dịch Email Marketing sử dụng chiến lược phân khúc khách hàng có tỉ lệ mở mail tăng 14,64% và tỉ lệ nhấp chuột tăng 59,99%. Bài viết dưới đây của Subiz sẽ bật mí 10 tiêu chí hữu hiệu để bạn áp dụng trong chiến lược phân khúc khách hàng để làm Email Marketing.
email-marketing-segmentation
Bạn nên dựa vào 10 tiêu chí sau đây để phân khúc danh sách Email Marketing

1. Nhân khẩu học

Cách đầu tiên mà một số marketer thường sử dụng trong việc phân chia đối tượng nhận Email Marketing đó là khai thác dữ liệu về nhân khẩu học. Các thông tin như tuổi, giới tính, vị trí công ty hay mức thu nhập có thể nói lên rất nhiều về những nhu cầu hay sở thích của một người bất kỳ.
Bạn càng nhận được nhiều thông tin về khách hàng sau quá trình đăng ký email, bạn càng có nhiều lựa chọn trong việc phân chia họ thành các nhóm khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc số lượng câu hỏi thật kỹ bởi mọi người sẽ có xu hướng không hoàn thành hết mẫu đăng ký nếu có quá nhiều thông tin bắt buộc phải điền.
Bạn hãy quyết định những dữ liệu nào là cần thiết nhất cho việc kinh doanh trong số những câu hỏi trong quá trình đăng ký. Ví dụ, nếu bạn là một nhà phát triển phần mềm B2B, giới tính sẽ là một tiêu chí cực kỳ quan trọng. Sau đó, hãy thêm vào từ 1 tới 3 nhân tố có liên quan (hoặc nhiều hơn tùy vào mức độ mức tạp của việc phân khúc khách hàng).
demographics-impact-franchises-898x463
Nhân khẩu học là một yếu tố quan trọng giúp bạn phân nhóm khách hàng.

2. Khảo sát

Một khảo sát sẽ giúp bạn có cơ hội nhận được không chỉ là thông tin nhân khẩu học có giá trị mà còn là những thông tin nói lên bản chất khách hàng như thị hiếu hay sở thích. Nếu bạn muốn gửi đi một bản khảo sát tới khách hàng và nhận được thật nhiều phản hồi, bạn sẽ cần đến một số yếu tố thúc đẩy khách hàng hoàn thiện khảo sát, ví dụ như một sản phẩm dùng thử hay một giải thưởng nhỏ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra một loạt các câu đố vui để gây hứng thú cho khách hàng.
Có rất nhiều cách khác nhau để bạn tạo ra những biểu mẫu riêng tới khách hàng. Nếu bạn sử dụng WordPress, bạn có thể dùng công cụ Quiz and Survey Master để tạo khảo sát. Công cụ này còn liên kết với MailChimp, nên bạn có thể xuất dữ liệu một cách dễ dàng. Google Forms cũng là một cách hữu hiệu trợ giúp bạn trong việc lấy ý kiến khách hàng.

3. Mức độ tương tác Email

Phân khúc khách hàng dựa vào mức độ tương tác là một cách khá cơ bản, tuy nhiên chiến dịch Email Marketing hoàn toàn có được một hiệu quả lớn dựa trên kết quả tổng quan. Tỷ lệ mở và tỷ lệ nhấp chuột là 2 dữ liệu chính mà bạn có thể dựa vào đó để phân tích mức độ thành công của chiến dịch Email Marketing.
Bạn cũng nên thử phân khúc dựa vào mức độ tương tác bằng cách phân loại những người dùng hoạt động tích cực và không tích cực, ví dụ những người không mở email của bạn trong vòng 3 tháng. Tạo ra một chiến lược dành riêng cho những người không còn hoạt động tích cực là một cách tốt để kéo họ lại trong chiến dịch Email Marketing tổng thể.
Bạn cũng có thể tập trung vào những người hoàn toàn không tương tác và tiếp cận họ một cách chuyên biệt hơn. Ví dụ: bạn gửi đi một email thông báo về chương trình giảm giá sắp tới và những người nhấp chuột vào đường dẫn tới sự kiện được đính kèm trong email sẽ được xếp vào loại “hưởng ứng tích cực”. Sau đó, bạn hãy tạo ra một chiến dịch đặc biệt để hướng họ đến những mục tiêu xa hơn trong tương lai.

4. Khu vực địa lý

Có nhiều cách khác nhau để sử dụng dữ liệu khu vực địa lý và phân khúc khách hàng sử dụng email dựa trên dữ liệu địa lý là một trong số đó. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp mà vị trí địa lý ảnh hưởng lớn tới quyết định mua hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu địa lý với những mục đích sau:
  • Email theo thời gian. Tách rời các email để gửi vào những thời điểm tối ưu cho khách hàng trong khu vực có thời gian khác nhau.
  • Quảng cáo theo khu vực. Tập trung gửi email cho các sự kiện tại các địa điểm cửa hàng nhất định.
  • Mời tham dự hội thảo trực tuyến. Điều chỉnh thời gian sự kiện dựa trên vị trí khán giả.
  • Hướng dẫn di chuyển tới từng cá nhân. Tùy chỉnh hướng dẫn đến một cửa hàng hoặc sự kiện dựa trên vị trí địa lý của người dùng.
  • Nơi khách hàng mua sắm. Áp dụng những ưu đãi nhất định ở những cửa hàng khách hàng thường hay lui tới.
  • Nội dung đặc trưng của địa điểm. Sử dụng vị trí trong tiêu đề hoặc nội dung của bạn để gây sự chú ý và cung cấp kinh nghiệm cá nhân.
map-image-for-blog
Yếu tố địa lý cũng là một cách tốt để phân khúc khách hàng trong chiến dịch email marketing

5. Những lần mua trong quá khứ

Phân khúc khách hàng trong chiến dịch Email Marketing dựa vào những lần mua trước đó của khách hàng là một cách tương đối tốt để tối ưu hóa việc tiếp thị. Cách đơn giản nhất là bạn hãy bắt đầu gửi đi email mang tính chất gợi ý về sản phẩm tương tự hoặc phụ kiện đi kèm phù hợp với những sản phẩm khách hàng đã mua trước đó.
Nếu trong trường hợp khách hàng đã mua một sản phẩm cần đến việc thay thế (ví dụ: trang phục thay đổi theo mùa) hoặc làm mới (ví dụ: đánh bóng nữ trang bằng bạc), bạn có thể gửi đi email tiếp thị những mặt hàng khả thi cho nhu cầu của họ. Việc này có thể được thực hiện khoảng một vài tháng sau khi khách hàng mua sản phẩm đầu tiên tùy vào tính chất của sản phẩm là gì.

6. Mức chi tiêu của khách hàng

Nếu bạn bán đồng thời sản phẩm xa xỉ và sản phẩm thông thường, tổng chi của khách hàng có thể sẽ là một yếu tố tốt để phân chia khách hàng thành những mục tiêu marketing khác nhau. Hãy sử dụng lịch sử tiêu dùng của khách hàng để xác định xem liệu họ có muốn mua những sản phẩm với mức giá cao hay sẽ có xu hướng mua những mặt hàng có mức giá dễ dàng đáp ứng được. Bạn có thể phân chia khách hàng làm 3 mức độ:
  • VIPs – Người mua có thu nhập cao
  • Người mua khi giảm giá – Đây là đối tượng khách hàng thường bị thúc đẩy bởi những chính sách giảm giá của nhãn hàng
  • Người mua vì thương hiệu – Họ là khách hàng trung thành của thương hiệu, tuy nhiên có sự nhận thức về giá cả khá rõ ràng
Người ở nhóm 1 nên được mời tới các sự kiện đặc biệt trong khi người ở nhóm 2 và nhóm 3 có thể áp dụng các ưu đãi giảm giá từ 10 tới 30%.
Invest in real estate concept.
Bạn có thể phân nhóm khách hàng dựa trên mức độ chi tiêu

7. Vị trí trong phễu bán hàng

Viêc phân chia khách hàng bằng vị trí của họ trong phễu bán hàng là một trong những cách tối ưu nhất. Một số người đứng đầu trong phễu sẽ nhận được những email mang tính tiếp thị chuyên biệt hơn những người ở tầng dưới. Ví dụ, đối với nhóm khách hàng mới đăng ký theo dõi, bạn nên gửi đi những email có tính tổng quát, đưa ra một loạt các thông tin sản phẩm hoặc các tính năng mà sản phẩm của bạn cung cấp như một cách để chào đón họ tới với thương hiệu.
Nếu khách hàng đã đăng ký từ lâu và tương tác tương đối tốt với nội dung trong email (ví dụ như nhấp chuột vào các liên kết đính kèm), bạn hãy sử dụng thông tin này để xác định chính xác họ đang quan tâm tới sản phẩm nào và gửi đến nhiều email hơn về các sản phẩm này.
Customer-funnel
Phễu chuyển đổi

8. Hành vi người dùng trên website

Theo dõi các hành vi người dùng trên trang web là một cách đơn giản để có thêm thông tin về sở thích của người dùng và sau đó gửi email tiếp thị dựa trên các trang cụ thể mà họ đã vào. Một số công cụ như BeamPulse có thể theo dõi hành vi di chuyển của người dùng, các biểu tượng họ đã nhấp, thời gian hoạt động trên trang, các menu truy cập,….
Với mục ‘Goals’ trên MailChimp, bạn có khả năng gửi đi các email tiếp thị dựa trên hoạt động của khách hàng trên website, ví dụ:
  • Những trang khách hàng đã vào
  • Những trang khách hàng không vào
  • Những người đã xem 1 trang nhưng không xem các trang khác
  • Những video khách hàng đã xem và thời gian xem tương ứng
Thiết lập Goal Autoresponders với Mailchimp cho phép bạn gửi đi các email tự động dựa trên chỉ tiêu những người tương tác hoặc không tương tác với website của bạn.

9. Thời gian từ lần mua cuối

Thời gian kể từ khi mua hàng cuối cùng có thể là một chiến lược phân khúc có giá trị vì sẽ không gộp một khách hàng mua sản phẩm vài tháng trước đây với một khách hàng mới mua tuần trước. Thay vào đó, bạn có thể chia họ thành 2 nhóm chính:
1. Người mua thường xuyên
Nhóm này sẽ bao gồm những người mua hàng ít nhất 1 lần mỗi tháng.Họ ưa thích sản phẩm và trung thành với thương hiệu, vì vậy bạn có thể tiếp thị tới họ bằng những cách sau:
  • Bán gia tăng sản phẩm (upsell).
  • Cung cấp thêm các ưu đãi đặc biệt.
  • Quảng bá những tính năng mới hoặc những sản phẩm mới.
2. Khách hàng mua một lần
Nhóm này bao gồm những người mua hàng của bạn khoảng 6 tháng trước và không quay trở lại. Email lúc này nên nhắm đến mục tiêu mang họ quay trở lại, ví dụ:
  • Cung cấp những ưu đãi giảm giá nếu họ đã từng mua hàng.
  • Nhấn mạnh những ưu điểm của công ty.
  • Nhắc nhở khách hàng làm mới/mua lại sản phẩm.
The state of mobile commerce in our world
Lần cuối khách hàng mua sản phẩm là khi nào?

10. Sở thích cá nhân

Chiến thuật này có phần nâng cao hơn một chút, nhưng vẫn khá đơn giản nếu bạn có các công cụ thích hợp. Bạn có thể nhận được các thông tin chi tiết về sở thích cá nhân của người dùng bằng cách tạo hồ sơ người dùng trên trang web hoặc sử dụng một trung tâm đăng ký email.
Bạn nên yêu cầu khách hàng ghi rõ sở thích của mình khi đăng ký và cung cấp cho họ cơ hội để cập nhật những ưu đãi bằng cách bao gồm một CTA trong email. Với việc yêu cầu người dùng chỉ rõ những sở thích, bạn có thể dễ dàng loại bỏ bớt những yếu tố không cần thiết và chỉ tập trung tiếp thị cho khách hàng dựa trên những sở thích thực sự của họ. Các công cụ Email Marketing như MailChimp hay Campaign Monitor sẽ giúp bạn đắc lực ở phần này.

Kết

Phân khúc khách hàng trong Email Marketing không phải là một chiến lược chỉ dành cho các thương hiệu với các phần mềm tự động hóa tiếp thị tiên tiến nhất. Với một dịch vụ tiếp thị email đơn giản và một chút sáng tạo, bạn có thể bắt đầu hướng đến khách hàng của bạn dễ dàng ngay hôm nay.
Đọc tiếp »

[HR/Leader] Làm sao để quản lý người giỏi hơn mình?

Chắc hẳn trong công ty sẽ luôn có những nhân viên “ngôi sao” - những người nổi bật, có kinh nghiệm, chuyên môn và năng lực làm việc tốt. Những nhân viên này có thể sẽ đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của công ty nhưng đồng thời cũng sẽ tạo áp lực không nhỏ cho các nhà quản lý trực tiếp của họ.

Vậy những tình huống nào nhà quản lý sẽ hay gặp phải khi làm việc với những nhân viên “ngôi sao” này? Anh/chị nào đã từng gặp phải tình huống này thì hãy chia sẻ với mọi người nhé.
---
Để làm phong phú thêm chủ đề thú vị này, ANPHABE đã phỏng vấn chị Đào Lê Duyên, Giám đốc nhân sự công ty BAT. Chị Duyên hiện có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Quản Trị Nhân Sự. Trước BAT Vietnam chị Duyên từng giữ chức vụ Giám Đốc Nhân Sự của Khách Sạn Park Hyatt Saigon. Khi ở BAT chị cũng đã được luân chuyển giữ các chức vụ khác nhau ở các nước trong đó có Campuchia và khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Chị Duyên tốt nghiệp Thạc Sỹ Quản Trị Du Lịch Đại Học Nottingham – Anh Quốc.
CÂU HỎI: Những khó khăn nhà quản lý cấp trung hay gặp phải khi quản lý người giỏi hơn mình là gì?
TRẢ LỜI: Những người xuất chúng mức độ cạnh tranh cá nhân rất cao dẫn đến việc rất khó quản lý. Về mặt tâm lý, người quản lý rất dễ mất kiểm soát khi quản lý những người như vậy, dễ cảm thấy mình kém cỏi hơn, sợ bị mất mặt. Từ tâm lý sợ hãi đó rất dễ dẫn tới việc gây khó khăn trong công việc đối với người nhân viên, rồi tạo áp lực để người nhân viên nghỉ việc. Cũng có tình huống anh này giỏi quá, dẫn đến việc buông lỏng quản lý.
CÂU HỎI: Dưới góc độ người làm nhân sự, chúng ta có thể làm gì để hỗ trợ những người quản lý trong trường hợp này?
TRẢ LỜI: Việc hỗ trợ từ công ty rất cần thiết, tuy nhiên, việc làm được và quản lý được nhân tài này hay không đến trực tiếp từ người quản lý. Ở công ty hiện tại của mình, có 2 điểm mấu chốt mà mình rất tập trung là kế hoạch phát triển kế nhiệm và mô hình HRBP. Mỗi một bộ phận sẽ có bạn chuyên phụ trách nhân sự để làm việc sâu sát với từng nhân viên trong bộ phận để giúp người lãnh đạo bộ phận đó làm sao phát triển tốt hơn kế hoạch kế nhiệm cũng như kế hoạch đào tạo nhân sự.
CÂU HỎI: Trường hợp các công ty bỏ ra một số tiền lớn để mời một số nhân tài về làm việc, khiến cho một vài nhân sự hiện tại của công ty bất mãn, so sánh,… nên xử lý như thế nào?
TRẢ LỜI: Đây là điểm bức xúc chung trên cả thị trường lao động. Khi mang một người vào thì mình phải tiên liệu trước chuyện gì sẽ xảy ra. Có thể người cũ sẽ nghỉ hoặc sẽ cảm thấy không phục và không hợp tác với người mới. Khi mang một người vào phải thấy trước được tiềm năng người đó mang đến cho tập thể là gì, phải tạo một môi trường cạnh tranh công bằng cho cả người cũ và người mới.
CÂU HỎI: Trường hợp người quản lý cảm thấy bị nhân viên giỏi giành mất vinh quang, dẫn đến việc cố gắng gây cản trở, xử ép,… nên xử lý thế nào?
TRẢ LỜI: Vấn đề đến từ hai người, quan trọng là hai người phải ngồi lại để nói chuyện cùng nhau, tìm tiếng nói chung để có thể bắt nhịp. Cách tốt nhất là phải có một người quản lý cấp cao hơn, ảnh hưởng được cả hai người, ngồi xuống cùng hai người và yêu cầu họ giải quyết. Nếu cả hai không làm việc được với nhau thì dự án cũng sẽ chẳng đến đâu và mục tiêu chung của cả đội cũng không hoàn tất.
CÂU HỎI: Cách nhà quản lý đối xử với nhân viên bình thường và nhân viên “ngôi sao” có gì khác biệt?
TRẢ LỜI: Không cần thiết có sự quản lý rất khác biệt khi đối xử với hai kiểu nhân viên trên. Nhưng những nhân viên “ngôi sao” là những người dám nghĩ, dám nhận thêm thử thách nên cần nắm bắt ngay cơ hội đó. Trách nhiệm càng cao, lương có cao hơn một chút cũng được. Đó là chỗ có thể quản lý khác biệt, tạo điều kiện cho nhân viên “ngôi sao” học thêm nhiều kĩ năng. Nếu họ sẵn sàng thì họ có thể đi nhanh hơn so với nhân viên bình thường.
CÂU HỎI: Khi nhân viên “ngôi sao” có thái độ cư xử như ngôi sao, nhà quản lý nên làm thế nào? 
TRẢ LỜI: Người quản lý cần can đảm, ngồi xuống và đối thoại với nhân viên”ngôi sao” của mình. Sau đó biết được nhân viên này giỏi ở điểm nào, điểm nào chưa giỏi và điểm nào phải học nhiều hơn, từ đó tạo điều kiện để họ phát triển và tìm được cách quản lý phù hợp.
CÂU HỎI: Có khi nào chúng ta cố tình đặt nhân viên “ ngôi sao” dưới một nhà quản lý cấp trung để tạo áp lực cho nhà quản lý ấy nâng cao khả năng quản lý của mình không?
TRẢ LỜI: Thật sự thì mình cảm thấy là có. Nói đến quản lý, sẽ có những nhà quản lý “ngôi sao” và nhà quản lý bình thường. Đây sẽ là cách để buộc những nhà quản lý bình thường phấn đấu hơn.
CÂU HỎI: Xin chị một vài lời khuyên cho những nhà quản lý có thể xây dựng mối quan hệ hiệu quả với nhân viên xuất sắc của mình.
TRẢ LỜI: Lời khuyên của mình gói gọn trong 3 điều: Mạnh dạn, cầu tiến và cởi mở. Các nhà lãnh đạo hãy mạnh dạn  mang thêm những nhân tài vào đội nhóm của mình, tiếp tục trau dồi những kĩ năng lãnh đạo của mình, đừng ngần ngại để học hỏi từ những nhân tài để mình có thể tiến xa hơn vì mục đích chung của cả nhóm.
Xin cảm ơn những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích của chị Duyên!
---
Điều những nhân viên giỏi cần là một thủ lĩnh giỏi về “Tâm & Tầm” chứ không phải một đồng nghiệp thạo việc như họ. Nhớ đến Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không tài giỏi nhưng ngang tàng, phách lối lại quy phục Đường Tăng vốn chả biết gì võ công phép thuật. Hay Lưu Bị tuy không thể so với Gia Cát Lượng về trí thông minh và tài mưu lược nhưng vẫn có thể thu dụng quân sư giỏi nhất thời đó.
Hãy bắt đầu với việc gia tăng sự tín nhiệm và giá trị của bạn với nhân viên bằng việc chia sẻ những định hướng chung giàu cảm hứng. Sự chân thành, gần gũi và tin cậy lẫn nhau sẽ là bước khởi đầu cho thành công tương lai.
Đừng ngại ngần giao cho người giỏi những công việc đầy thử thách và để họ được khám phá, học hỏi từ những điều mới. Chính lãnh đạo cũng phải cởi mở để tạo môi trường học hỏi lẫn nhau thì mới cùng nhau tiến tới mục tiêu chung được.
Tuyển chọn được những cái đầu giỏi hơn mình, công ty sẽ có những lợi ích đáng kể. Vì thế, thay vì sợ người giỏi hơn sẽ lấn lướt mình, hãy trở thành nhà quản lý giỏi - “cục nam châm” thu hút thêm nhiều nhân tài cho doanh nghiệp.
Đọc tiếp »

Những yếu tố nào góp phần làm nên thành công của GĐ Marketing?

Một giám đốc marketing giỏi hội tụ rất nhiều yếu tố song yếu tố quan trọng vẫn là tạo được niềm tin trong lòng khách hàng, giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp mình thông qua những chương trình hành động cụ thể, một bản kế hoạch tốt phải đi kèm với hiệu quả công việc, tạo được hình ảnh của DN trong lòng khách hàng đó chính là kết quả của quá trình hoạch định, nghiên cứu thị trường, khảo sát và đánh giá được những tiềm năng, những mặt tích cực, thuận lợi và chuyển đổi những cái hạn chế, cái yếu làm tiền đề cho sự phát triển thông qua những hoạt động của bộ phận Marketing cũng như sự phối hợp nhịp nhàng, khéo léo, sự giao thoa gữa các bộ phận kinh doanh, marketing và sự đồng bộ, nhất quán.

Một giám đốc Marketing giỏi ngoài yếu tố về mặt tố chất, sự nhạy bén và đáp ứng được mong đợi của khách hàng thông qua những bản kế hoạch và quá trình vận dụng khả năng, sự thích ứng và đáp ứng được tất cả những gì mà thị trường đang cần thông qua quá trình nghiên cứu, đánh giá và khả năng nhìn nhận vấn đề để mỗi một sản phẩm, một dịch vụ hay một chương trình của công ty đưa ra phải đáp ứng được những tiêu chí của thị trường mà mấu chôt vẫn là thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Lấy khách hàng làm trung tâm của mọi hoạt động thông qua đó G Đ Marketing có những chương trình phù hợp và phát triển thị trường rộng khắp đó là kết quả của quá trình nghiên cứu, đánh giá và xúc tiến thực hiện đúng lúc, đúng địa điềm và đáp ứng được mong đợi của thị trường.

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Cách tạo doanh số của Marketing Manager

Mình nói theo cách mình hiểu thôi nhé:

Marketing Manager có 3 nhiệm vụ sau:
1. Nói cho thị trườn biết bạn là ai, bạn ở đâu
2. Nói cho thị trường biết bạn có gì, giá bao nhiêu
3. Dự đoán xem thị trường cần gì, bao nhiêu, giá thế nào
Doanh số màn bạn mang lại phụ thuộc vào chất lượng của 3 nhiệm vụ trên của bạn.
Ví dụ:
Bạn làm rất tốt việc (1), tức là ai cũng biết bạn là ai, bạn ở đâu. Nhưng việc (2) bạn là chưa tốt thì sẽ dẫn đến việc (1 là) họ không nghĩ ra được đến chỗ bạn để làm gì (2 là) đến chỗ bạn rồi họ bỏ về vì những gì họ nghĩ không giống như những gì bạn có. Biểu hiện của việc này là: Khách hàng thì đông mà doanh thu bán hàng không tăng
Bạn làm tốt việc (1) và (2) thì doanh thu sẽ tăng nhưng sẽ tăng tới hạn và không tăng nữa (tốc độ tăng doanh thu giảm dần qua thời gian và ngày càng không tương xứng với ngân sách Marketing bạn bỏ ra. Điều này là hệ quả của việc bạn làm không tốt việc thứ (3).
Một số tiêu chí để đánh giá:
1. Số lượng khách hàng mua hàng/ tổng số khách hàng đến
2. Giá trị bình quân 1 đơn hàng
3. Sản lượng bình quân 1 đơn hàng
Đọc tiếp »