Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

A/B Testing là gì, ứng dụng trong quảng cáo ra sao

Một bài tìm hiểu về A/B Testing là gì và ứng dụng trong việc quảng cáo ra sao, mời anh chị em đọc nhé

A/B testing là gì?


A/B testing (hay còn được gọi là split testing) là một quy trình mà trong đó hai phiên bản (A và B) sẽ được cùng so sánh trong một môi trường / tình huống được xác định và qua đó đánh giá xem phiên bản nào hiệu quả hơn. Phiên bản ở đây có thể là mọi thứ từ một hình banner, trang web, mẫu quảng cáo cho tới email và hiệu quả được đánh giá dựa trên mục tiêu của người làm test dành cho các phiên bản này.

Một website bán hàng thì có mục tiêu là muốn khách hàng phải mua hàng hoặc mua nhiều hơn. Một banner quảng cáo thì có mục tiêu là muốn khách hàng phải bấm vào đó nhiều hơn. Một email thì có mục tiêu là khách hàng phải mở ra xem nhiều hơn. Tất cả mọi thứ đều có một mục tiêu nào đó, nhằm khiến cho khách hàng thực hiện một hành động mong muốn nào đó, hành động này được gọi là conversion. Tỉ lệ người thực hiện các hành động đó được gọi là conversion rate (tỉ lệ chuyển đổi).

ab-testing-la-gi.png

Và việc đo lường và đánh giá 2 phiên bản A và B cũng chính là việc đo lường và đánh giá conversion rate của tiến trình đang thực hiện.

Tại sao lại cần phải làm A/B testing?


Nếu bạn có một lượng khách hàng nhất định và bạn muốn tăng số lượng conversion lên thì cách thứ nhất là cần phải mang nhiều khách hàng hơn đến website hoặc cửa hàng. Cách thứ hai chính là tăng conversion rate để với cùng một lượng khách sẵn có, họ tạo ra một lượng conversion lớn hơn. A/B testing giúp bạn làm được điều thứ hai bằng cách cho phép cải thiện hiệu quả của các tiến trình đang làm dù đó là phát triển web, phát triển ứng dụng, quảng cáo hay bán hàng.

ab-testing-tai-sao.png

Chi phí cho việc tăng thêm khách hàng như cách một thường không nhỏ, trong khi đó chi phí cho việc A/B testing đôi khi lại không nhiều và những thay đổi có lúc dù nhỏ vẫn có thể mang đến những hiệu quả to lớn trong việc tạo ra nhiều conversion hơn.

Quy trình A/B testing


Để thực hiện một quy trình A/B testing (hay bất cứ quá trình thử nghiệm nào khác) đúng mực thì cần tuân theo phương pháp khoa học thông thường, gồm các bước sau:

1. Đặt câu hỏi:


Cần phải đặt ra câu hỏi để làm định hướng và mục tiêu cho quá trình A/B testing và rõ ràng để biết sau khi test thì sẽ nhận kết quả là gì. Các câu hỏi đặt ra có thể đại loại là: “làm sao để giảm bounce rate cho trang landing page?” hoặc “làm sao để tăng số người đăng ký cho form trên trang chủ?” hay là “làm sao để cải thiện CTR của banner quảng cáo?”.

2. Nghiên cứu tổng quan:


Cần phải hiểu và nắm được hành vi của các khách hàng khi họ thực hiện các conversion bằng các công cụ đo lường cho từng kênh, cho website thì có thể là Google Analytics, cho Email thì có thể là các email client, social thì là social listening tools.

3. Đặt ra một giả thuyết:


Với câu hỏi có bên trên và những gì biết về hành vi của khách hàng khi thực hiện conversion, bạn hãy thử nghĩ ra một giả thuyết về để giải quyết câu hỏi đặt ra phía trên. “Có một đường link tới trang hướng dẫn ở dưới footer có thể giảm bounce rate”, “làm cho nút đăng ký nổi bật hơn sẽ làm tăng số người đăng ký” hay “banner với hình ảnh một cô gái xinh đẹp sẽ có CTR cao hơn” là những ví dụ về các giả thuyết cho các câu hỏi được nêu trên.

4. Xác định mẫu thử và thời gian thực hiện test:


Bước tiếp theo là bạn cần phải xác định số lượng khách hàng mà sẽ được tiến hành việc A/B testing. Số lượng mẫu thử phải đủ lớn để có thể thấy được sự khác biệt giữa 2 phiên bản A/B một cách rõ rệt sau quá trình test. Thời gian test cũng cần được xác định một cách hợp lý để đảm bảo kết quả không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời vụ, tác động từ bên ngoài khiến nhu cầu và hành vi của khách hàng thay đổi. Bạn có thể sử dụng thử <span data-title="công cụ ước lượng">công cụ ước lượng để tính toán thời gian chạy test.

5. Tiến hành test:


Tạo ra thêm phiên bản mới B để thử nghiệm với phiên bản gốc A. Phiên bản B này sử dụng giả thuyết mà bạn đã đặt ra (có link dưới footer, nút đăng ký nổi bật hơn, banner có hình cô gái đẹp) và sẽ được đo lường về conversion rate với phiên bản A.

6. Thu thập thông tin và tiến hành phân tích:


Nếu sau quá trình A/B testing và bạn thấy được rằng phiên bản B mang lại conversion rate cao hơn phiên bản A (bounce rate giảm, người đăng ký tăng, CTR tăng) thì tức là phiên bản B hiệu quả hơn. Nhưng nếu conversion rate thấp hơn hoặc không thay đổi thì tức là giả thuyết để giải quyết vấn đề của bạn không đúng. Lúc này cần quay lại bước thứ 3 và tìm một giả thuyết mới để tiếp tục.

7. Cung cấp kết quả cho tất cả các bên liên quan:


Gửi các thông tin và insights tìm được sau quá trình thử nghiệm cho các bộ phận liên quan (lập trình, thiết kế UI/UX, team tối ưu hóa, v.v&hellipWink. Tiến hành thay thế phiên bản A bằng phiên bản B nếu B thực hiệu quả hơn sau khi đã xem xét hết tất cả các khả năng có thể xảy ra nếu thay thế.

Lập lại quy trình test này từ đầu để giải quyết một câu hỏi, một vấn đề khác.

Ứng dụng của A/B testing


Với A/B testing bạn có thể ứng dụng và cải thiện được rất nhiều thứ cho quy trình hoạt động và phát triển web, quảng cáo online / offline, cho tới mobile app và email marketing.

1. Cho website


ab-testing-web.jpg
Chủ yếu là liên quan đến vấn đề giao diện web và trải nghiệm người dùng (UI/UX) vì đây là các yếu tố tác động trực tiếp đến việc người dùng có thể thực hiện conversion trên website hay không. Với một trang web bạn có thể A/B testing hết toàn bộ những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến hành vi của người dùng như hình ảnh, tựa đề, nội dung, call to action, form điền thông tin, v.v… Test lần lượt từng yếu tố mà bạn cảm thấy có thể cải thiện để gia tăng conversion rate. Xem thêm <span data-title="các ứng dụng phân tích và A/B testing cho web">các ứng dụng phân tích và A/B testing cho web.

2. Cho quảng cáo và bán hàng


ab-testing-ads.png
Đối với mảng online thì A/B testing thường được dùng để đo lường hiệu quả của các mẫu quảng cáo khác nhau. Ví dụ như khi bạn viết copy quảng cáo Adwords cho cùng 1 nhóm từ khóa (ad group), luôn nên viết 2 mẫu quảng cáo khác nhau và cho chạy song song để biết mẫu quảng cáo nào hiệu quả hơn sau một thời gian chạy. Tương tự với các quảng cáo GDN hay Facebook, sử dụng các thiết kế quảng cáo khác nhau cho cùng một chiến dịch để đo lường hiệu quả sau đó chọn mẫu thiết kế nào hiệu quả hơn để chạy tiếp. Việc <span data-title="tối ưu hóa quảng cáo">tối ưu hóa quảng cáo thường xuyên bằng cách test các lựa chọn khác nhau sẽ giúp bạn liên tục cải thiện được conversion rate và giúp quảng cáo chạy ngày càng hiệu quả hơn.

Đối với mảng offline thì A/B testing thường có thể được dùng để đánh giá hiệu quả của các kênh quảng cáo như báo giấy, tờ rơi, billboard… Chẳng hạn bằng cách sử dụng các mã coupon khác nhau cho từng mẫu quảng cáo trên báo, mẫu tờ rời, hoặc billboard, nhà quảng cáo có thể nắm được mẫu quảng cáo nào hiệu quả hơn thông qua việc có nhiều người sử dụng mã couple nào hơn. Một số trường hợp khác có thể sử dụng số điện thoại khác nhau để thay cho mã coupon.

Một ứng dụng khác trong bán hàng tại các cửa hàng có thể bao gồm việc sắp xếp vị trí các sản phẩm theo các vị trí khác nhau để đo lường sự chú ý của khách hàng và cuối cùng khiến họ mua nhiều hơn. Điều này cho thấy khả năng áp dụng của A/B testing là rất đa dạng và rất linh động tùy theo mục tiêu được đặt ra.

3. Cho ứng dụng di động


ab-testing-mobile.png
A/B testing cũng được ứng dụng trong việc phát triển ứng dụng di động và tương tự như website, chủ yếu nhằm cải thiện UI/UX của sản phẩm. Với các ứng dụng điện thoại di động thì việc tiến hành testing thường khó khăn hơn nhiều cả về mặt kỹ thuật lẫn về hành vi người dùng. Về mặt kỹ thuật thì để tiến hành test, thì phiên bản ứng dụng cần được cập nhật, được duyệt bởi AppStore hay Google Play rồi mới đến với người dùng do đó tốn nhiều thời gian hơn. Về phương diện hành vi người dùng, không phải ai cũng sẽ cập nhật ngay phiên bản mới và trải nghiệm người dùng trên điện thoại di động hoàn toàn khác so với trên web.

Hiện nay có nhiều công cụ hỗ trợ A/B testing dành cho ứng dụng di động trên thị trường, cá nhân thì tôi đã có cơ hội thử qua 2 công cụ là <span data-title="Splitforce">Splitforce và <span data-title="Apptimize">Apptimize và cả 2 đều khá tốt. Bạn cũng có thể tham khảo thêm danh sách <span data-title="20 công cụ A/B testing cho điện thoại di động">20 công cụ A/B testing cho điện thoại di động.

4. Cho email marketing


ab-testing-email.gif
Đã qua rồi cái thời mà đẩy hàng trăm ngàn email đi và nghĩ rằng người dùng sẽ đọc được những email của mình gửi. Các email clients ngày càng có các bộ lọc tinh xảo hơn, tống tất cả các spam email vào thùng rác và dù cho là vậy khách hàng vẫn bị chôn vùi bởi hàng chục thậm chí hàng trăm email mỗi ngày. Điều quan trọng là làm thế nào để khách hàng chịu mở email của mình ra xem và tương tác với các email đó. Câu trả lời chính là A/B testing. Bạn phân vân không biết câu title nào sẽ hấp dẫn người đọc hơn để tăng open rate, hãy test. Bạn không biết nên dùng CTA nào để khiến người dùng bấm vào link, hãy test.

Hiện nay hầu hết các tool gửi email như <span data-title="MailChimp">MailChimp, <span data-title="BenchmarkEmail">BenchmarkEmail, đều có tính năng cho phép A/B testing các nội dung được gửi ra để có thể đo lường hiệu quả của chiến dịch được gửi.

Những lời khuyên khi tiến hành A/B testing


1. NÊN


Biết là nên test đến khi nào thì dừng: dừng quá sớm thì bạn sẽ mất những thông số có giá trị để đưa ra quyết định đúng. Chạy test quá lâu thì cũng có cái hại vì nếu phiên bản thử nghiệm có performance quá tệ thì cũng có thể ảnh hưởng đến conversion rate và tổng số sales của bạn.

Giữ sự đồng nhất: khi tiến hành A/B testing cần phải có cách nào đó để ghi nhớ người dùng nào đã chọn phiên bản test nào để lúc nào cũng hiển thị đúng phiên bản đó nhằm tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Nếu có một nút bấm được thay đổi để test và nút bấm này xuất hiện ở nhiều chỗ trên website thì khách hàng cũng phải thấy nút bấm này như nhau ở mọi chỗ trên website. Cookies là phương thức thường dùng nhất.

Test nhiều lần: sự thật là không phải đợt A/B testing nào cũng sẽ mang lại kết quả như bạn mong muốn hoặc giúp bạn tìm ra được giải pháp cho vấn đề. Do đó hãy cứ tiếp tục test thêm nhiều lần nữa, theo những định hướng khác nhau. Nếu mỗi lần test cải thiện conversion rate của bạn một chút thì nhiều lần test như vậy sẽ cộng dồn lại tạo ra một ảnh hưởng lớn hơn.

Lưu ý sự khác biệt giữa traffic từ mobile và desktop: khách hàng truy cập website từ mobile và từ desktop có thể có biểu hiện hoàn toàn khác nhau trên website của bạn tùy theo design, UI/UX và website có mobile-friendly hay không. Do đó nên lưu ý việc phân chia traffic khi A/B testing trang web, tốt nhất là nên test cho mobile và desktop traffic riêng.

2. KHÔNG NÊN


Testing mà không đảm bảo điều kiện giống nhau: luôn nhớ rằng việc testing cả 2 phiên bản A và B phải được tiến hành song song. Bạn không thể chạy phiên bản A trong tuần thứ 1 và phiên bản B trong tuần thứ 2 nghĩ rằng điều đó sẽ cho kết quả đúng.

Kết luận quá sớm: hãy nhớ rằng kết quả chỉ có giá trị khi chúng có một giá trị số tương đối và một thời gian tương ứng để xác định. Bạn không thể quyết định rằng phiên bản A hơn B hoặc ngược lại khi chúng chỉ khác nhau một vài conversion hoặc thời gian test quá ngắn.

Khiến các khách hàng cũ ngạc nhiên: tốt nhất khi tiến hành A/B testing, chỉ nên tập trung vào các đối tượng khách hàng mới vì nếu các khách hàng cũ vào và thấy mọi thứ khác so với lúc trước thì có thể họ sẽ ngạc nhiên và điều này ảnh hưởng đến conversion rate, nhất là khi bạn chưa chắc phiên bản thử nghiệm sẽ có được chọn hay không.

Để linh cảm chi phối kết quả: đôi khi kết quả test lại có thể hoàn toàn sẽ trái ngược với những gì bạn có thể nghĩ tới. Có thể một cái CTA đỏ trên nền xanh theo bạn là chói mắt và khó chịu nhưng kết quả lại có thể chứng minh rằng nó có hiệu quả hơn. Cái bạn cần là conversion rate, đừng để những linh cảm của bạn chống lại các kết quả test.

Hi vọng bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của những ai đang tìm hiểu về quá trình A/B testing để áp dụng vào công việc của mình. Mọi thắc mắc và ý kiến, hãy để lại dưới comment hoặc liên hệ để được giải đáp.
Đọc tiếp »

Số liệu doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam

Theo Chủ tịch VCCI, trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây, kể từ ngày có Luật doanh nghiệp, ở nước ta đã có 941.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập. Tính đến ngày 31/12/2015, cả nước có 513.000 doanh nghiệp còn hoạt động (chiếm 54,5%), 428.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể vì nhiều lí do khác nhau (chiếm 45,5%).

Dẫu biết rằng các doanh nghiệp ngừng hoạt động hay giải thể là lẽ tự nhiên trong nền kinh tế thị trường, nhưng điều đáng nói là khoảng một nửa số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể nói ở trên diễn ra chỉ trong giai đoạn 3 năm gần đây và vẫn đang có xu hướng gia tăng. Trong riêng năm 2015 là 80.000 doanh nghiệp. Quý I/2016 tiếp tục có gần 23.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng cho thấy bức tranh không mấy lạc quan. Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động ở thời điểm cuối năm 2015, 42% doanh nghiệp hoạt động có lãi, hơn một nửa (58%) doanh nghiệp thua lỗ hoặc hòa vốn.

Con số 42% này, mặc dù được cải thiện so với mức 32% và 35% của những năm trước, nhưng việc chỉ có chưa đầy một nửa số doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong một nền kinh tế là điều không bình thường, cho thấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp và môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều khó khăn.
---

Số liệu doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

Liên quan đến nhóm kiến nghị về vốn, tiếp cận vốn, Hội Doanh nghiệp quận Hải An (Hải Phòng) phản ánh, hiện nay, đa số các doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp nhỏ và vừa, đều gặp khó khăn về tài chính. Nếu như 76% số doanh nghiệp lớn vay được vốn được từ ngân hàng thì tỷ lệ này dành cho doanh nghiệp vừa là 72%, doanh nghiệp nhỏ là 60% và doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ là 38%.

---

Dẫu biết rằng các doanh nghiệp ngừng hoạt động hay giải thể là lẽ tự nhiên trong nền kinh tế thị trường, nhưng điều đáng nói là khoảng một nửa số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể nói ở trên diễn ra chỉ trong giai đoạn 3 năm gần đây và vẫn đang có xu hướng gia tăng.

Trong riêng năm 2015 là 80.000 doanh nghiệp. Quý I/2016 tiếp tục có gần 23.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước.

"Việt Nam hiện đang hướng đến có hơn 2 triệu doanh nghiệp hoạt động đến năm 2020. Do đó, đề nghị rà soát ngay và quyết định loại bỏ những quy định rườm rà, lỗi thời. Nếu chúng ta nhận thức chậm trễ ngày nào là kìm hãm quyền tự do kinh doanh ngày đó", ông Lộc phát biểu.

Ông Lộc cũng cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp vay ngân hang với lãi suất 8% trong khi lạm phát chỉ hơn 1%, cho thấy các doanh nghiệp đang phải gánh mức lãi suất thực rất cao và bất hợp lý.

"Chính phủ phải cố gắng giảm 1-2% trong thời gian tới để hỗ trợ doanh nghiệp",ông Lộc đánh giá

Tiếp theo, Chính phủ cần đẩy mạnh giảm thuế và phí, miễn thuế môn bài cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ để bớt khó khăn cho họ hoạt động. Bởi vậy, thời gian tới Chính phủ cần giảm thu để nuôi dưỡng nguồn thu sau này.

Tóm lại, việc giảm thuế, phí và các khoản chi phí đầu vào là cực kỳ quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tăng năng lực hội nhập. Nếu có chiến lược và chính sách hợp lý thì Việt Nam sẽ có 1,5-2 triệu doanh nghiệp trước năm 2020.
---

Số liệu doanh nghiệp niên yết sàn Chứng Khoán

Theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong 5 năm qua, thị trường chứng khoán phát triển ổn định, chỉ số thị trường đã duy trì xu hướng tăng và đạt mức tăng 65% so với năm 2011. Thị trường chứng khoán ngày càng trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng. Quy mô huy động vốn đạt hơn 1.211 tỷ đồng, gấp 4 lần giai đoạn 2006-2010, đóng góp bình quân 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Hiện nay có 686 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, 256 công ty giao dịch trên thị trường UpCom (thị trườnggiao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết), tăng 2 lần so với năm 2011. Giá trị vốn hóa bình quân mỗi công ty tăng gấp 2,6 lần so với năm 2011. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tới cuối năm 2015 đạt gần 35% GDP, gấp 1,5 lần với năm 2011 và gấp 145 lần so với năm 2005.

Thị trường trái phiếu Chính phủ có tốc độ tăng bình quân 31%, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ. Tính chung, tổng quy mô đạt 59% GDP, chiếm trên một nửa dư nợ hệ thống ngân hàng.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Phân khúc khách hàng để làm Email Marketing hiệu quả

Việc phân khúc danh sách Email Marketing có thể cải thiện tỉ lệ mở mail và nhấp chuột vào các liên kết đính kèm. Theo thống kê từ MailChimp – 1 trong những nhà cung cấp dịch vụ Email Marketing, những những chiến dịch Email Marketing sử dụng chiến lược phân khúc khách hàng có tỉ lệ mở mail tăng 14,64% và tỉ lệ nhấp chuột tăng 59,99%. Bài viết dưới đây của Subiz sẽ bật mí 10 tiêu chí hữu hiệu để bạn áp dụng trong chiến lược phân khúc khách hàng để làm Email Marketing.
email-marketing-segmentation
Bạn nên dựa vào 10 tiêu chí sau đây để phân khúc danh sách Email Marketing

1. Nhân khẩu học

Cách đầu tiên mà một số marketer thường sử dụng trong việc phân chia đối tượng nhận Email Marketing đó là khai thác dữ liệu về nhân khẩu học. Các thông tin như tuổi, giới tính, vị trí công ty hay mức thu nhập có thể nói lên rất nhiều về những nhu cầu hay sở thích của một người bất kỳ.
Bạn càng nhận được nhiều thông tin về khách hàng sau quá trình đăng ký email, bạn càng có nhiều lựa chọn trong việc phân chia họ thành các nhóm khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc số lượng câu hỏi thật kỹ bởi mọi người sẽ có xu hướng không hoàn thành hết mẫu đăng ký nếu có quá nhiều thông tin bắt buộc phải điền.
Bạn hãy quyết định những dữ liệu nào là cần thiết nhất cho việc kinh doanh trong số những câu hỏi trong quá trình đăng ký. Ví dụ, nếu bạn là một nhà phát triển phần mềm B2B, giới tính sẽ là một tiêu chí cực kỳ quan trọng. Sau đó, hãy thêm vào từ 1 tới 3 nhân tố có liên quan (hoặc nhiều hơn tùy vào mức độ mức tạp của việc phân khúc khách hàng).
demographics-impact-franchises-898x463
Nhân khẩu học là một yếu tố quan trọng giúp bạn phân nhóm khách hàng.

2. Khảo sát

Một khảo sát sẽ giúp bạn có cơ hội nhận được không chỉ là thông tin nhân khẩu học có giá trị mà còn là những thông tin nói lên bản chất khách hàng như thị hiếu hay sở thích. Nếu bạn muốn gửi đi một bản khảo sát tới khách hàng và nhận được thật nhiều phản hồi, bạn sẽ cần đến một số yếu tố thúc đẩy khách hàng hoàn thiện khảo sát, ví dụ như một sản phẩm dùng thử hay một giải thưởng nhỏ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra một loạt các câu đố vui để gây hứng thú cho khách hàng.
Có rất nhiều cách khác nhau để bạn tạo ra những biểu mẫu riêng tới khách hàng. Nếu bạn sử dụng WordPress, bạn có thể dùng công cụ Quiz and Survey Master để tạo khảo sát. Công cụ này còn liên kết với MailChimp, nên bạn có thể xuất dữ liệu một cách dễ dàng. Google Forms cũng là một cách hữu hiệu trợ giúp bạn trong việc lấy ý kiến khách hàng.

3. Mức độ tương tác Email

Phân khúc khách hàng dựa vào mức độ tương tác là một cách khá cơ bản, tuy nhiên chiến dịch Email Marketing hoàn toàn có được một hiệu quả lớn dựa trên kết quả tổng quan. Tỷ lệ mở và tỷ lệ nhấp chuột là 2 dữ liệu chính mà bạn có thể dựa vào đó để phân tích mức độ thành công của chiến dịch Email Marketing.
Bạn cũng nên thử phân khúc dựa vào mức độ tương tác bằng cách phân loại những người dùng hoạt động tích cực và không tích cực, ví dụ những người không mở email của bạn trong vòng 3 tháng. Tạo ra một chiến lược dành riêng cho những người không còn hoạt động tích cực là một cách tốt để kéo họ lại trong chiến dịch Email Marketing tổng thể.
Bạn cũng có thể tập trung vào những người hoàn toàn không tương tác và tiếp cận họ một cách chuyên biệt hơn. Ví dụ: bạn gửi đi một email thông báo về chương trình giảm giá sắp tới và những người nhấp chuột vào đường dẫn tới sự kiện được đính kèm trong email sẽ được xếp vào loại “hưởng ứng tích cực”. Sau đó, bạn hãy tạo ra một chiến dịch đặc biệt để hướng họ đến những mục tiêu xa hơn trong tương lai.

4. Khu vực địa lý

Có nhiều cách khác nhau để sử dụng dữ liệu khu vực địa lý và phân khúc khách hàng sử dụng email dựa trên dữ liệu địa lý là một trong số đó. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp mà vị trí địa lý ảnh hưởng lớn tới quyết định mua hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu địa lý với những mục đích sau:
  • Email theo thời gian. Tách rời các email để gửi vào những thời điểm tối ưu cho khách hàng trong khu vực có thời gian khác nhau.
  • Quảng cáo theo khu vực. Tập trung gửi email cho các sự kiện tại các địa điểm cửa hàng nhất định.
  • Mời tham dự hội thảo trực tuyến. Điều chỉnh thời gian sự kiện dựa trên vị trí khán giả.
  • Hướng dẫn di chuyển tới từng cá nhân. Tùy chỉnh hướng dẫn đến một cửa hàng hoặc sự kiện dựa trên vị trí địa lý của người dùng.
  • Nơi khách hàng mua sắm. Áp dụng những ưu đãi nhất định ở những cửa hàng khách hàng thường hay lui tới.
  • Nội dung đặc trưng của địa điểm. Sử dụng vị trí trong tiêu đề hoặc nội dung của bạn để gây sự chú ý và cung cấp kinh nghiệm cá nhân.
map-image-for-blog
Yếu tố địa lý cũng là một cách tốt để phân khúc khách hàng trong chiến dịch email marketing

5. Những lần mua trong quá khứ

Phân khúc khách hàng trong chiến dịch Email Marketing dựa vào những lần mua trước đó của khách hàng là một cách tương đối tốt để tối ưu hóa việc tiếp thị. Cách đơn giản nhất là bạn hãy bắt đầu gửi đi email mang tính chất gợi ý về sản phẩm tương tự hoặc phụ kiện đi kèm phù hợp với những sản phẩm khách hàng đã mua trước đó.
Nếu trong trường hợp khách hàng đã mua một sản phẩm cần đến việc thay thế (ví dụ: trang phục thay đổi theo mùa) hoặc làm mới (ví dụ: đánh bóng nữ trang bằng bạc), bạn có thể gửi đi email tiếp thị những mặt hàng khả thi cho nhu cầu của họ. Việc này có thể được thực hiện khoảng một vài tháng sau khi khách hàng mua sản phẩm đầu tiên tùy vào tính chất của sản phẩm là gì.

6. Mức chi tiêu của khách hàng

Nếu bạn bán đồng thời sản phẩm xa xỉ và sản phẩm thông thường, tổng chi của khách hàng có thể sẽ là một yếu tố tốt để phân chia khách hàng thành những mục tiêu marketing khác nhau. Hãy sử dụng lịch sử tiêu dùng của khách hàng để xác định xem liệu họ có muốn mua những sản phẩm với mức giá cao hay sẽ có xu hướng mua những mặt hàng có mức giá dễ dàng đáp ứng được. Bạn có thể phân chia khách hàng làm 3 mức độ:
  • VIPs – Người mua có thu nhập cao
  • Người mua khi giảm giá – Đây là đối tượng khách hàng thường bị thúc đẩy bởi những chính sách giảm giá của nhãn hàng
  • Người mua vì thương hiệu – Họ là khách hàng trung thành của thương hiệu, tuy nhiên có sự nhận thức về giá cả khá rõ ràng
Người ở nhóm 1 nên được mời tới các sự kiện đặc biệt trong khi người ở nhóm 2 và nhóm 3 có thể áp dụng các ưu đãi giảm giá từ 10 tới 30%.
Invest in real estate concept.
Bạn có thể phân nhóm khách hàng dựa trên mức độ chi tiêu

7. Vị trí trong phễu bán hàng

Viêc phân chia khách hàng bằng vị trí của họ trong phễu bán hàng là một trong những cách tối ưu nhất. Một số người đứng đầu trong phễu sẽ nhận được những email mang tính tiếp thị chuyên biệt hơn những người ở tầng dưới. Ví dụ, đối với nhóm khách hàng mới đăng ký theo dõi, bạn nên gửi đi những email có tính tổng quát, đưa ra một loạt các thông tin sản phẩm hoặc các tính năng mà sản phẩm của bạn cung cấp như một cách để chào đón họ tới với thương hiệu.
Nếu khách hàng đã đăng ký từ lâu và tương tác tương đối tốt với nội dung trong email (ví dụ như nhấp chuột vào các liên kết đính kèm), bạn hãy sử dụng thông tin này để xác định chính xác họ đang quan tâm tới sản phẩm nào và gửi đến nhiều email hơn về các sản phẩm này.
Customer-funnel
Phễu chuyển đổi

8. Hành vi người dùng trên website

Theo dõi các hành vi người dùng trên trang web là một cách đơn giản để có thêm thông tin về sở thích của người dùng và sau đó gửi email tiếp thị dựa trên các trang cụ thể mà họ đã vào. Một số công cụ như BeamPulse có thể theo dõi hành vi di chuyển của người dùng, các biểu tượng họ đã nhấp, thời gian hoạt động trên trang, các menu truy cập,….
Với mục ‘Goals’ trên MailChimp, bạn có khả năng gửi đi các email tiếp thị dựa trên hoạt động của khách hàng trên website, ví dụ:
  • Những trang khách hàng đã vào
  • Những trang khách hàng không vào
  • Những người đã xem 1 trang nhưng không xem các trang khác
  • Những video khách hàng đã xem và thời gian xem tương ứng
Thiết lập Goal Autoresponders với Mailchimp cho phép bạn gửi đi các email tự động dựa trên chỉ tiêu những người tương tác hoặc không tương tác với website của bạn.

9. Thời gian từ lần mua cuối

Thời gian kể từ khi mua hàng cuối cùng có thể là một chiến lược phân khúc có giá trị vì sẽ không gộp một khách hàng mua sản phẩm vài tháng trước đây với một khách hàng mới mua tuần trước. Thay vào đó, bạn có thể chia họ thành 2 nhóm chính:
1. Người mua thường xuyên
Nhóm này sẽ bao gồm những người mua hàng ít nhất 1 lần mỗi tháng.Họ ưa thích sản phẩm và trung thành với thương hiệu, vì vậy bạn có thể tiếp thị tới họ bằng những cách sau:
  • Bán gia tăng sản phẩm (upsell).
  • Cung cấp thêm các ưu đãi đặc biệt.
  • Quảng bá những tính năng mới hoặc những sản phẩm mới.
2. Khách hàng mua một lần
Nhóm này bao gồm những người mua hàng của bạn khoảng 6 tháng trước và không quay trở lại. Email lúc này nên nhắm đến mục tiêu mang họ quay trở lại, ví dụ:
  • Cung cấp những ưu đãi giảm giá nếu họ đã từng mua hàng.
  • Nhấn mạnh những ưu điểm của công ty.
  • Nhắc nhở khách hàng làm mới/mua lại sản phẩm.
The state of mobile commerce in our world
Lần cuối khách hàng mua sản phẩm là khi nào?

10. Sở thích cá nhân

Chiến thuật này có phần nâng cao hơn một chút, nhưng vẫn khá đơn giản nếu bạn có các công cụ thích hợp. Bạn có thể nhận được các thông tin chi tiết về sở thích cá nhân của người dùng bằng cách tạo hồ sơ người dùng trên trang web hoặc sử dụng một trung tâm đăng ký email.
Bạn nên yêu cầu khách hàng ghi rõ sở thích của mình khi đăng ký và cung cấp cho họ cơ hội để cập nhật những ưu đãi bằng cách bao gồm một CTA trong email. Với việc yêu cầu người dùng chỉ rõ những sở thích, bạn có thể dễ dàng loại bỏ bớt những yếu tố không cần thiết và chỉ tập trung tiếp thị cho khách hàng dựa trên những sở thích thực sự của họ. Các công cụ Email Marketing như MailChimp hay Campaign Monitor sẽ giúp bạn đắc lực ở phần này.

Kết

Phân khúc khách hàng trong Email Marketing không phải là một chiến lược chỉ dành cho các thương hiệu với các phần mềm tự động hóa tiếp thị tiên tiến nhất. Với một dịch vụ tiếp thị email đơn giản và một chút sáng tạo, bạn có thể bắt đầu hướng đến khách hàng của bạn dễ dàng ngay hôm nay.
Đọc tiếp »

[HR/Leader] Làm sao để quản lý người giỏi hơn mình?

Chắc hẳn trong công ty sẽ luôn có những nhân viên “ngôi sao” - những người nổi bật, có kinh nghiệm, chuyên môn và năng lực làm việc tốt. Những nhân viên này có thể sẽ đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của công ty nhưng đồng thời cũng sẽ tạo áp lực không nhỏ cho các nhà quản lý trực tiếp của họ.

Vậy những tình huống nào nhà quản lý sẽ hay gặp phải khi làm việc với những nhân viên “ngôi sao” này? Anh/chị nào đã từng gặp phải tình huống này thì hãy chia sẻ với mọi người nhé.
---
Để làm phong phú thêm chủ đề thú vị này, ANPHABE đã phỏng vấn chị Đào Lê Duyên, Giám đốc nhân sự công ty BAT. Chị Duyên hiện có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Quản Trị Nhân Sự. Trước BAT Vietnam chị Duyên từng giữ chức vụ Giám Đốc Nhân Sự của Khách Sạn Park Hyatt Saigon. Khi ở BAT chị cũng đã được luân chuyển giữ các chức vụ khác nhau ở các nước trong đó có Campuchia và khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Chị Duyên tốt nghiệp Thạc Sỹ Quản Trị Du Lịch Đại Học Nottingham – Anh Quốc.
CÂU HỎI: Những khó khăn nhà quản lý cấp trung hay gặp phải khi quản lý người giỏi hơn mình là gì?
TRẢ LỜI: Những người xuất chúng mức độ cạnh tranh cá nhân rất cao dẫn đến việc rất khó quản lý. Về mặt tâm lý, người quản lý rất dễ mất kiểm soát khi quản lý những người như vậy, dễ cảm thấy mình kém cỏi hơn, sợ bị mất mặt. Từ tâm lý sợ hãi đó rất dễ dẫn tới việc gây khó khăn trong công việc đối với người nhân viên, rồi tạo áp lực để người nhân viên nghỉ việc. Cũng có tình huống anh này giỏi quá, dẫn đến việc buông lỏng quản lý.
CÂU HỎI: Dưới góc độ người làm nhân sự, chúng ta có thể làm gì để hỗ trợ những người quản lý trong trường hợp này?
TRẢ LỜI: Việc hỗ trợ từ công ty rất cần thiết, tuy nhiên, việc làm được và quản lý được nhân tài này hay không đến trực tiếp từ người quản lý. Ở công ty hiện tại của mình, có 2 điểm mấu chốt mà mình rất tập trung là kế hoạch phát triển kế nhiệm và mô hình HRBP. Mỗi một bộ phận sẽ có bạn chuyên phụ trách nhân sự để làm việc sâu sát với từng nhân viên trong bộ phận để giúp người lãnh đạo bộ phận đó làm sao phát triển tốt hơn kế hoạch kế nhiệm cũng như kế hoạch đào tạo nhân sự.
CÂU HỎI: Trường hợp các công ty bỏ ra một số tiền lớn để mời một số nhân tài về làm việc, khiến cho một vài nhân sự hiện tại của công ty bất mãn, so sánh,… nên xử lý như thế nào?
TRẢ LỜI: Đây là điểm bức xúc chung trên cả thị trường lao động. Khi mang một người vào thì mình phải tiên liệu trước chuyện gì sẽ xảy ra. Có thể người cũ sẽ nghỉ hoặc sẽ cảm thấy không phục và không hợp tác với người mới. Khi mang một người vào phải thấy trước được tiềm năng người đó mang đến cho tập thể là gì, phải tạo một môi trường cạnh tranh công bằng cho cả người cũ và người mới.
CÂU HỎI: Trường hợp người quản lý cảm thấy bị nhân viên giỏi giành mất vinh quang, dẫn đến việc cố gắng gây cản trở, xử ép,… nên xử lý thế nào?
TRẢ LỜI: Vấn đề đến từ hai người, quan trọng là hai người phải ngồi lại để nói chuyện cùng nhau, tìm tiếng nói chung để có thể bắt nhịp. Cách tốt nhất là phải có một người quản lý cấp cao hơn, ảnh hưởng được cả hai người, ngồi xuống cùng hai người và yêu cầu họ giải quyết. Nếu cả hai không làm việc được với nhau thì dự án cũng sẽ chẳng đến đâu và mục tiêu chung của cả đội cũng không hoàn tất.
CÂU HỎI: Cách nhà quản lý đối xử với nhân viên bình thường và nhân viên “ngôi sao” có gì khác biệt?
TRẢ LỜI: Không cần thiết có sự quản lý rất khác biệt khi đối xử với hai kiểu nhân viên trên. Nhưng những nhân viên “ngôi sao” là những người dám nghĩ, dám nhận thêm thử thách nên cần nắm bắt ngay cơ hội đó. Trách nhiệm càng cao, lương có cao hơn một chút cũng được. Đó là chỗ có thể quản lý khác biệt, tạo điều kiện cho nhân viên “ngôi sao” học thêm nhiều kĩ năng. Nếu họ sẵn sàng thì họ có thể đi nhanh hơn so với nhân viên bình thường.
CÂU HỎI: Khi nhân viên “ngôi sao” có thái độ cư xử như ngôi sao, nhà quản lý nên làm thế nào? 
TRẢ LỜI: Người quản lý cần can đảm, ngồi xuống và đối thoại với nhân viên”ngôi sao” của mình. Sau đó biết được nhân viên này giỏi ở điểm nào, điểm nào chưa giỏi và điểm nào phải học nhiều hơn, từ đó tạo điều kiện để họ phát triển và tìm được cách quản lý phù hợp.
CÂU HỎI: Có khi nào chúng ta cố tình đặt nhân viên “ ngôi sao” dưới một nhà quản lý cấp trung để tạo áp lực cho nhà quản lý ấy nâng cao khả năng quản lý của mình không?
TRẢ LỜI: Thật sự thì mình cảm thấy là có. Nói đến quản lý, sẽ có những nhà quản lý “ngôi sao” và nhà quản lý bình thường. Đây sẽ là cách để buộc những nhà quản lý bình thường phấn đấu hơn.
CÂU HỎI: Xin chị một vài lời khuyên cho những nhà quản lý có thể xây dựng mối quan hệ hiệu quả với nhân viên xuất sắc của mình.
TRẢ LỜI: Lời khuyên của mình gói gọn trong 3 điều: Mạnh dạn, cầu tiến và cởi mở. Các nhà lãnh đạo hãy mạnh dạn  mang thêm những nhân tài vào đội nhóm của mình, tiếp tục trau dồi những kĩ năng lãnh đạo của mình, đừng ngần ngại để học hỏi từ những nhân tài để mình có thể tiến xa hơn vì mục đích chung của cả nhóm.
Xin cảm ơn những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích của chị Duyên!
---
Điều những nhân viên giỏi cần là một thủ lĩnh giỏi về “Tâm & Tầm” chứ không phải một đồng nghiệp thạo việc như họ. Nhớ đến Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không tài giỏi nhưng ngang tàng, phách lối lại quy phục Đường Tăng vốn chả biết gì võ công phép thuật. Hay Lưu Bị tuy không thể so với Gia Cát Lượng về trí thông minh và tài mưu lược nhưng vẫn có thể thu dụng quân sư giỏi nhất thời đó.
Hãy bắt đầu với việc gia tăng sự tín nhiệm và giá trị của bạn với nhân viên bằng việc chia sẻ những định hướng chung giàu cảm hứng. Sự chân thành, gần gũi và tin cậy lẫn nhau sẽ là bước khởi đầu cho thành công tương lai.
Đừng ngại ngần giao cho người giỏi những công việc đầy thử thách và để họ được khám phá, học hỏi từ những điều mới. Chính lãnh đạo cũng phải cởi mở để tạo môi trường học hỏi lẫn nhau thì mới cùng nhau tiến tới mục tiêu chung được.
Tuyển chọn được những cái đầu giỏi hơn mình, công ty sẽ có những lợi ích đáng kể. Vì thế, thay vì sợ người giỏi hơn sẽ lấn lướt mình, hãy trở thành nhà quản lý giỏi - “cục nam châm” thu hút thêm nhiều nhân tài cho doanh nghiệp.
Đọc tiếp »

Những yếu tố nào góp phần làm nên thành công của GĐ Marketing?

Một giám đốc marketing giỏi hội tụ rất nhiều yếu tố song yếu tố quan trọng vẫn là tạo được niềm tin trong lòng khách hàng, giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp mình thông qua những chương trình hành động cụ thể, một bản kế hoạch tốt phải đi kèm với hiệu quả công việc, tạo được hình ảnh của DN trong lòng khách hàng đó chính là kết quả của quá trình hoạch định, nghiên cứu thị trường, khảo sát và đánh giá được những tiềm năng, những mặt tích cực, thuận lợi và chuyển đổi những cái hạn chế, cái yếu làm tiền đề cho sự phát triển thông qua những hoạt động của bộ phận Marketing cũng như sự phối hợp nhịp nhàng, khéo léo, sự giao thoa gữa các bộ phận kinh doanh, marketing và sự đồng bộ, nhất quán.

Một giám đốc Marketing giỏi ngoài yếu tố về mặt tố chất, sự nhạy bén và đáp ứng được mong đợi của khách hàng thông qua những bản kế hoạch và quá trình vận dụng khả năng, sự thích ứng và đáp ứng được tất cả những gì mà thị trường đang cần thông qua quá trình nghiên cứu, đánh giá và khả năng nhìn nhận vấn đề để mỗi một sản phẩm, một dịch vụ hay một chương trình của công ty đưa ra phải đáp ứng được những tiêu chí của thị trường mà mấu chôt vẫn là thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Lấy khách hàng làm trung tâm của mọi hoạt động thông qua đó G Đ Marketing có những chương trình phù hợp và phát triển thị trường rộng khắp đó là kết quả của quá trình nghiên cứu, đánh giá và xúc tiến thực hiện đúng lúc, đúng địa điềm và đáp ứng được mong đợi của thị trường.

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Cách tạo doanh số của Marketing Manager

Mình nói theo cách mình hiểu thôi nhé:

Marketing Manager có 3 nhiệm vụ sau:
1. Nói cho thị trườn biết bạn là ai, bạn ở đâu
2. Nói cho thị trường biết bạn có gì, giá bao nhiêu
3. Dự đoán xem thị trường cần gì, bao nhiêu, giá thế nào
Doanh số màn bạn mang lại phụ thuộc vào chất lượng của 3 nhiệm vụ trên của bạn.
Ví dụ:
Bạn làm rất tốt việc (1), tức là ai cũng biết bạn là ai, bạn ở đâu. Nhưng việc (2) bạn là chưa tốt thì sẽ dẫn đến việc (1 là) họ không nghĩ ra được đến chỗ bạn để làm gì (2 là) đến chỗ bạn rồi họ bỏ về vì những gì họ nghĩ không giống như những gì bạn có. Biểu hiện của việc này là: Khách hàng thì đông mà doanh thu bán hàng không tăng
Bạn làm tốt việc (1) và (2) thì doanh thu sẽ tăng nhưng sẽ tăng tới hạn và không tăng nữa (tốc độ tăng doanh thu giảm dần qua thời gian và ngày càng không tương xứng với ngân sách Marketing bạn bỏ ra. Điều này là hệ quả của việc bạn làm không tốt việc thứ (3).
Một số tiêu chí để đánh giá:
1. Số lượng khách hàng mua hàng/ tổng số khách hàng đến
2. Giá trị bình quân 1 đơn hàng
3. Sản lượng bình quân 1 đơn hàng
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

18 tuyệt chiêu đánh giá biển quảng cáo ngoài trời



Quảng cáo ngoài trời là hình thức quảng cáo trực quan nhắm tới nhóm đối tượng khách hàng cụ thể thường qua lại hoặc tiếp xúc với hình ảnh quảng cáo tại khu vực thực hiện quảng cáo.

Việc đánh giá vị trí quảng cáo ngoài trời trong chiến dịch quảng cáo là điều rất cần thiết để tránh lãng phí vì biển quảng cáo không hề rẻ tiền chút nào thậm chí có thể được đánh giá là kênh quảng cáo "ngốn" khá nhiều ngân sách nếu thực sự muốn mang lại hiệu quả.

Thời gian gần đây Linh có nhận được nhiều hồ sơ vị trí quảng cáo ngoài trời do các "Local company" gửi tới để hỗ trợ cho việc lập "Outdoor plan" gửi khách hàng. Thực tế biển quảng cáo ngoài trời hầu hết thuộc sở hữu của các "Local company" - Doanh nghiệp địa phương, nó giống như việc "đất có thổ công, sông có hà bá" vậy.

Có một điều lạ là khá nhiều hồ sơ vị trí có ghi: "Score: 7" (Hoặc số bất kỳ nào đó nhưng đều lớn hơn 6). Linh có hỏi các bạn ấy rằng đó là thông số gì và bạn lấy căn cứ ở đâu để có nó thì hầu hết các bạn cười nhạt: "À thì cứ đánh đại theo cảm tính nhìn cho nó gọi là có số má để tăng thêm uy tín với khách hàng".

Không ổn chút nào!

Với gần 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời, cũng từng làm và tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu cũng như thực thi quảng cáo ngoài trời lớn (nhưng chưa được sáng tạo và độc đáo như biển quảng cáo cảm xúc của Cocacola), hôm nay Linh sẽ chia sẻ với mọi người 18 tiêu chí để đánh giá biển quảng cáo ngoài trời. Công cụ này sẽ giúp các bạn Marketing rất nhiều trong việc đánh giá các vị trí quảng cáo đang hoặc sắp thực hiện cho công ty, giúp các bạn làm Outdoor và agency có thêm kiến thức để tư vấn, chia sẻ với khách hàng và mang tới những vị trí quảng cáo thực sự phù hợp (nếu lấy chính công cụ này để làm tiền thì cũng được nhưng lấy rẻ rẻ thôi nha, miễn là làm cho tốt).

18 tiêu chí đánh giá vị trí quảng cáo ngoài trời theo Linh biết như sau:
1. Ad form: Hình thức quảng cáo

Hình thức quảng cáo được cho điểm từ cao xuống thấp: Trụ quảng cáo (billboard, unipol), Pano, wallbanner (biển quảng cáo ốp hông tường), Lightbox (biển hộp đèn), Nhà chờ xe Bus, Trạm thông tin.
2. Ad size: Kích thước quảng cáo

Kích thước quảng cáo càng lớn điểm càng cao vì rõ ràng càng to càng ấn tượng.
3. Structure: Cấu trúc quảng cáo

Cấu trúc quảng cáo được đánh giá dự trên những yếu tố: Cấu trúc biển cột, biển khung sắt ốp tường, biển Trivision lật mặt hay nhà chờ,.. Cấu trúc càng tốt, bền vững và càng thẩm mỹ thì điểm càng cao.
4. Viewing Height: Chiều cao so với mắt (cao quá tầm mắt sẽ không thu hút)

Chiều cao so với mắt được đánh giá cao ở những vị trí ngang tầm mắt (khoảng tầng 3 trở xuống, tương đương với biển cột quảng cáo trên đường cao tốc chiều cao từ đỉnh biển xuống chân biển khoảng 22m). Những vị trí cao quá hoặc thấp quá thì sẽ không "tự nhiên" lọt vào mắt khách hàng. Những vị trí ngang tầm mắt là những vị trí được chấm điểm cao nhất.
5. Visible distance: Tầm nhìn xa của quảng cáo

Biển quảng cáo có tầm nhìn càng xa càng tốt nhưng xa nhưng vẫn đảm bảo rõ nội dung sẽ được đánh giá cao hơn. Những vị trí tầm nhìn ngắn quá sẽ không đảm bảo được thời gian quan sát quảng cáo do người tham gia giao thông di chuyển chứ không đi bộ hoặc đứng lại ngắm nhìn.
6. Angle of vision: Góc nhìn của quảng cáo

Góc nhìn của quảng cáo được thể hiện qua việc bảng quảng cáo nằm ở chỗ nào, có góc nhìn ra sao. Nếu góc nhìn thoáng và quảng cáo đúng khúc cua thì dĩ nhiên bảng quảng cáo được đánh giá cao hơn những vị trí nằm trên đường thẳng và có thể bị lấp bởi những quảng cáo phía trước.
7. Traffic Flow: Lưu lượng giao thông

Yếu tố quan trọng để cho điểm. Với khu vực có lưu lượng giao thông đông đúc điểm sẽ cao hơn những khu vực thưa thớt hơn. Nó giống như việc biển quảng cáo nằm tại ngã 6 sẽ cao điểm hơn biển quảng cáo nằm tại các ngã rẽ ít hơn, biển quảng cáo nằm tại nội thị sẽ cao điểm hơn so với biển quảng cáo nằm tại ngoại thành.
8. Traffic Speed: Tốc độ giao thông

Biển quảng cáo nằm tại nội thành với tốc độ giao thông sẽ được điểm cao hơn những biển quảng cáo nằm tại đường cao tốc hoặc quốc lộ. Rõ ràng tốc độ càng cao thì biển quảng cáo càng không thể "khoe mẽ" được nội dung truyền tải của mình.
9. Number of road: Số làn đường

Số làn đường là 2 và 2 chiều sẽ đạt điểm cao nhất vì quảng cáo có thể được nhìn từ hai phía. Đường 1 chiều hoặc số làn đường nhiều hơn sẽ được điểm thấp hơn do quảng cáo sẽ khó mang tới ấn tượng.
10. Road Type: Loại đường (Nội đô, Quốc lộ, Tỉnh lộ)

Đường nội đô sẽ được điểm cao nhất, đường quốc lộ và tỉnh lộ sẽ được điểm thấp hơn.
11. Visual clutter: Khu vực quảng cáo Thị giác bị phân tán lộn xộn

Những vị trí quảng cáo nằm một mình sẽ được điểm cao nhất. Những vị trí quảng cáo mà bên cạnh nó bị phân tán ánh nhìn bởi những biển quảng cáo khác hoặc những điểm nhấn khác thì sẽ được điểm ít hơn vì quảng cáo kém hiệu quả hơn.
12. Vision issue: Vấn đề che chắn tầm nhìn

Đây là yếu tố rất quan trọng! Biển quảng cáo không bị che chắn sẽ được điểm cao nhất. Những biển quảng cáo bị cây che khuất hoặc che chắn bởi những yếu tố khác sẽ được điểm thấp hơn và nếu che khuất hoàn toàn thì thôi không cần đánh giá nữa.
13. Surroundings area: Khu vực xung quanh quảng cáo

Khu vực xung quanh quảng cáo quyết định để chấm điểm cho vị trí quảng cáo. Ví dụ bạn muốn nhắm tới đối tượng là học sinh, thì rõ ràng những biển quảng cáo cạnh trường hợp sẽ được điểm tối đa và tương tự.
14. Obstruct: Yếu tố gây trở ngại

Một số yếu tố gây trở ngại có thể: Vấn đề phép tắc, tính pháp lý hoặc chỉ đơn giản như quy định, luật định sẽ được chấm điểm dựa theo thực tế gặp phải. Nếu không có yếu tố trở ngại gì thì dĩ nhiên biển quảng cáo được điểm tối đa.
15. Zone: Khu vực

Biển quảng cáo nằm tại khu vực càng trung tâm thì điểm càng cao, hoặc đơn giản biển quảng cáo nằm càng gần nhóm khách hàng mục tiêu của mình hướng tới thì điểm càng lớn.
16. Roundabout/turing point/crossroad: Các khu vực giao điểm, ngã tư

Biển quảng cáo nằm tại các giao điểm càng lớn điểm càng cao. Nếu biển quảng cáo không nằm tại khu vực giao điểm hay ngã tư thì sẽ được điểm 0 tròn chĩnh.
17. Traffic Light: Khu vực có đèn tín hiệu giao thông

Biển quảng cáo nằm tại khu vực có thời gian chờ đèn đỏ cao, nằm tại ngã tư càng lớn thì điểm càng cao. Biển quảng cáo nằm tại ngã tư không có đèn xanh đèn đỏ thì điểm sẽ thấp hơn.
18. Illumination: Ánh sáng/ Chiếu sáng

Biển quảng cáo có đèn sẽ phát huy hiệu quả quảng cáo cả buổi tối sẽ được điểm cao hơn hoặc ánh sáng tốt sẽ được điểm tối đa. Biển quảng cáo sáng nhờ đèn đường thì điểm rất thấp. Biển quảng cáo không có đèn thì mình tặng điểm 0.



Đó là các tiêu chí để đánh giá cho từng biển quảng cáo ngoài trời, theo từng yêu cầu của sản phẩm và nhóm khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu mình nhắm tới.

Các bạn hãy để thang điểm tối đa là 10 rồi tự chấm điểm, cộng vào và chia đều cho 18 sẽ ra điểm số cuối cùng. Nếu vị trí quảng cáo được dưới 5 điểm thì bỏ đi. Còn cao hơn thì dĩ nhiên là chúc mừng bạn đã có vị trí quảng cáo phù hợp.

Những điều Linh chia sẻ ở trên có thể áp dụng cho tất cả các biển quảng cáo ngoài trời hoặc ít nhất có thêm kiến thức để các bạn dựa vào đó đánh giá vị trí quảng cáo mình đang định làm. Nhưng nó không hoàn toàn quyết định việc mình có lựa chọn vị trí đó hay không vì còn rất nhiều yếu tố khác nữa.

Ngoài ra, dựa vào những tiêu chí trên các bạn cũng có thể cho thêm hệ số khi thấy thông số nào sẽ cần hơn thông số nào tùy thuộc vào sản phẩm mình muốn quảng cáo hay nhóm đối tượng khách hàng mình nhắm tới. Ví dụ như bạn muốn quảng cáo sản phẩm phân bón thì điểm hệ số liên quan tới khu vực ngoại thành lại cao hơn khu vực nội thành.

Những chia sẻ trên đây từ kinh nghiệm thực tế, quá trình làm việc và học tập của Linh có được và Linh thấy nó tốt cho các bạn trong giới Marcom nên xin phép chia sẻ. Có thể mọi người sẽ có những đóng góp, góc nhìn hay cách đánh giá khác tốt hơn mình có thể cùng đưa ra thảo luận thêm. Linh xin cập nhật, học hỏi thêm từ các bạn để hoàn thiện bản thân mình rồi làm tốt hơn, chia sẻ tốt hơn cho cộng đồng.

Cũng muộn rồi, Linh phải về bế con giúp vợ vì cũng đi mất hút từ sáng sớm đến giờ . Chúc các bạn buổi tối nhiều niềm vui bên gia đình, bạn bè và được làm điều mình thích.

Hy vọng bài viết này có ý nghĩa với các bạn!
Đọc tiếp »

5 PHÁT NGÔN SAI LẦM CỦA NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ NGHIỆP DƯ

Nhiều nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm chỉ cần qua cách nói chuyện là có thể phân biệt ai là dân nghiệp dư và ai là dân chuyên nghiệp. Dưới đây là một số câu phát ngôn phổ biến mà bạn nên tránh, và một số câu nói khác hữu ích hơn, chúng không chỉ khiến cách nói năng của bạn có vẻ thông minh và học thức hơn khi bàn luận về thị trường mà còn giúp bạn tư duy theo cách của một nhà đầu tư chuyên nghiệp.





PHÁT NGÔN THỨ NHẤT: "KHOẢN ĐẦU TƯ CỦA TÔI VÀO CÔNG TY X CHẮC CHẮN THẮNG."

Quan niệm sai lầm: Nếu một công ty đang "hot", bạn chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận vô cùng lớn khi đầu tư vào đó.

Giải thích: Không một khoản đầu tư nào là chắc chắn. Bất kỳ công ty nào cũng có thể che mắt các nhà đầu tư về các vấn đề nghiêm trọng. Nhiều tên tuổi lớn như Enron và WorldCom đã từng trải qua những lần sụp đổ bất ngờ. Ngay cả những công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh với công tác quản trị hiệu quả nhất cũng có thể bị chao đảo bởi một sự cố bất ngờ hoặc một thay đổi lớn trên thị trường, chẳng hạn như sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới hoặc công nghệ cải tiến. Hơn nữa, nếu mua một cổ phiếu đang sốt thì nó có thể được định giá quá cao, và điều này khiến bạn khó mà thu về được một khoản lợi nhuận béo bở. Vì thế bạn nên đa dạng hóa danh mục đầu tư để tránh được những rủi ro đó. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu riêng lẻ thay vì, hoặc bên cạnh, các quỹ tương hỗ vốn đã được đa dạng hóa. Nhằm gia tăng lợi nhuận và giảm nguy cơ khi đầu tư vào cổ phiếu riêng lẻ, bạn hãy tìm hiểu cách xác định những công ty có thể không quá nổi bật nhưng mang lại giá trị lâu dài.

Một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nói: "Tôi sẵn sàng đánh cược rằng khoản đầu tư vào công ty X sẽ thu về lợi nhuận lớn, nhưng để an toàn, tôi đã chỉ đầu tư 5% số tiền tiết kiệm vào đó."
PHÁT NGÔN THỨ HAI: "TÔI SẼ KHÔNG MUA CỔ PHIẾU NGAY LÚC NÀY BỞI VÌ THỊ TRƯỜNG ĐANG KHỦNG HOẢNG."

Quan niệm sai lầm: Không nên đầu tư vào một cổ phiếu đang xuống giá.

Giải thích: Nếu chỉ số cơ bản của cổ phiếu bạn định mua vẫn ở mức ổn định thì sự xuống giá hiện tại chỉ phản ánh nỗi sợ hãi của những nhà đầu tư ngắn hạn. Trong trường hợp này, hãy để mắt tới những cổ phiếu bạn yêu thích khi chúng được bán ra. Tận dụng lợi thế của việc xuống giá tạm thời và mua vào nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, bước đầu bạn phải thật thận trọng để tìm hiểu lý do tại sao cổ phiếu đó xuống giá. Hãy chắc chắn rằng đó chỉ là là tình trạng tạm lắng của thị trường chứ không phải vấn đề gì nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng thị trường chứng khoán hoạt động theo chu kỳ và việc hầu hết mọi người bán tống bán tháo không có nghĩa là bạn cũng nên bán theo.

Một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nói: "Tôi mua được nhiều cổ phiếu có hời vì thị trường đang đi xuống. Trong vài năm tới, tôi sẽ yêu bản thân hơn vì đã làm vậy khi mọi thứ trở lại quỹ đạo và giá cổ phiếu tăng trở lại. "
PHÁT NGÔN THỨ BA: "TÔI MỚI THUÊ MỘT NHÀ MÔI GIỚI CÓ TIẾNG, VÀ TÔI CHẮC CHẮN SẼ ĐÁNH BẠI ĐƯỢC THỊ TRƯỜNG."

Quan niệm sai lầm: Danh mục đầu tư được quản lý chủ động sẽ có lợi suất cao hơn so với danh mục đầu tư được quản lý thụ động.

Giải thích: Danh mục đầu tư được quản lý chủ động thường kém hiệu quả hơn thị trường vì nhiều lý do. Dưới đây là ba lý do quan trọng nhất:

1. Bạn phải trả tiền hoa hồng cho mỗi lần giao dịch. Ngay cả khi hầu hết các công ty môi giới một phần (discount brokerage) trực tuyến đưa ra mức phí thấp nhất cho mỗi giao dịch là 5 USD, và bạn phải tự làm tất cả mọi việc. Nếu thuê một nhà môi giới chuyên nghiệp để làm việc cho bạn, phí phải trả sẽ cao hơn rất nhiều và cũng có thể bao gồm cả phí tư vấn. Các khoản phí này tăng lên theo thời gian và ăn vào lợi nhuận của bạn.

2. Sẽ có rủi ro về kỹ năng quản lý danh mục của nhà môi giới. Nhà môi giới có thể kiếm bộn tiền bằng cách giao dịch điên cuồng để tăng tiền hoa hồng hoặc lựa chọn đầu tư không phù hợp với mục tiêu của bạn, chỉ để nhận được ưu đãi hoặc tiền thưởng từ phía công ty. Mặc dù hành vi này rất phi đạo đức nhưng nó vẫn xảy ra thường xuyên.

3 . Bạn sẽ rất khó có thể tìm được một nhà môi giới thực sự có khả năng đánh bại thị trường trong dài hạn trừ khi bạn có vài trăm nghìn đô la để quản lý.

Nhà môi giới có thể sẽ đưa ra quyết định đầu tư đi ngược với lợi ích của bạn. Do đó, thay vì thuê môi giới hãy thuê một nhà tư vấn tài chính mà không mất tiền hoa hồng. Các nhà tư vấn tài chính không lấy của bạn bất kỳ một khoản phí nào từ việc ra quyết định đầu tư, họ chỉ tính phí theo giờ cho những tư vấn mang tính chuyên môn của mình.

Một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nói: "Giờ đây khi tôi đã thuê một nhà tư vấn tài chính không tính hoa hồng, giá trị tài sản ròng của tôi sẽ tăng lên vì tôi có một chuyên gia công tâm và khách quan giúp đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn."
PHÁT NGÔN THỨ TƯ: "CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ CỦA TÔI ĐƯỢC ĐA DẠNG HÓA MỘT CÁCH HIỆU QUẢ BỞI VÌ TÔI CÓ CHỨNG CHỈ QUỸ TƯƠNG HỖ MÔ PHỎNG CHỈ SỐ S&P 500."

Quan niệm sai lầm: Đầu tư vào thật nhiều cố phiếu sẽ giúp đa dạng hóa danh mục một cách hiệu quả.

Giải thích: Không thể phủ nhận rằng sở hữu 500 cổ phiếu sẽ tốt hơn sở hữu một vài cổ phiếu. Tuy nhiên, để có một danh mục đầu tư thực sự đa dạng, bạn sẽ cần đầu tư vào các loại tài sản khác nhau như trái phiếu, tín phiếu kho bạc, các loại quỹ trên thị trường tiền tệ, quỹ tương hỗ chứng khoán quốc tế hoặc các quỹ hoán đổi danh mục (ETF). Vì các cổ phiếu của S&P500 đều là các cổ phiếu vốn hóa lớn nên bạn có thể đa dạng hóa hơn nữa danh mục của mình và nâng cao lợi suất tổng thể bằng cách đầu tư vào một quỹ chỉ số hoặc ETF có cổ phiếu vốn hóa nhỏ. Sở hữu một quỹ tương hỗ chứa nhiều cổ phiếu sẽ giúp bạn đa dạng hóa thành phần cổ phiếu của danh mục đầu tư, nhưng việc sở hữu các loại chứng khoán thuộc các loại tài sản sẽ giúp đa dạng hóa hoàn toàn danh mục.

Một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nói: "Tôi đã đa dạng hóa phần cổ phiếu trong danh mục đầu tư bằng cách mua một quỹ chỉ số mô phỏng chỉ số S&P 500, nhưng đó chỉ là một thành phần trong danh mục đầu tư thôi."
PHÁT NGÔN THỨ NĂM: "HÔM NAY, TÔI ĐÃ LÃI ĐƯỢC 1.000 USD TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN."

Quan niệm sai lầm: Bạn sẽ lãi khi khoản đầu tư của bạn tăng giá trị và sẽ lỗ khi nó hạ giá.

Giải thích: Nếu khoản lãi của bạn mới chỉ nằm trên giấy thì có nghĩa bạn chưa thu về được bất cứ khoản tiền nào. Chẳng có gì là chắc chắn cho đến khi bạn thực sự bán những chứng khoán đó ra. Đó lại là một lý để bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về sự sụt giảm mang tính chu kỳ trên thị trường chứng khoán bởi nếu bạn kiên quyết nắm giữ các khoản đầu tư của mình thì rất có khả năng chúng sẽ tăng giá. Nếu là một nhà đầu tư dài hạn, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội tốt để bán ra để thu về lợi nhuận hấp dẫn. Tốt nhất là luật thuế hiện hành không có gì thay đổi, để lãi từ đầu tư dài hạn của bạn sẽ bị đánh thuế ở mức thấp hơn và điều này cho phép bạn giữ lại nhiều lợi nhuận hơn. Tuy rằng giá trị danh mục đầu tư biến động liên tục, nhưng bạn sẽ không thể biết được lãi lỗ thế nào cho tới khi bạn thực sự mua hoặc bán.

Một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nói: "Giá trị của danh mục đầu tư của tôi đã tăng 1.000 USD trong hôm nay – chắc hôm nay là một ngày may mắn, cũng chẳng ảnh hưởng đến tôi vì tôi sẽ không bán ra sớm thế đâu."
LỜI KẾT

Những quan niệm sai lầm ở trên phổ biến tới mức ngay cả những người thân quen, bạn bè thông minh nhất của bạn thỉnh thoảng cũng nhắc đến ít nhất một trong số chúng. Những người này thậm chí có thể bảo bạn sai nếu bạn cố gắng chỉnh họ. Tất nhiên, suy cho cùng, điều quan trọng nhất khi đầu tư không phải có vẻ ngoài hay có cách nói năng thông mình mà bạn phải thực sự giỏi giang. Hãy tránh mắc những sai lầm trong những phát biểu trên và bạn sẽ có được tỷ suất lợi nhuận đầu tư cao nhất.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Website chia sẻ kiến thức chuyên môn về Marketing

Các bạn làm marketing nên chăm chỉ đọc các blog chuyên ngành để update thêm thông tin về ngành nhé, đi ứng tuyển chém gió tưng bừng cho NTD thấy sợ. Một số blog về marketing hay ho mình muốn recommend các bạn đọc:
1. Harvard Business Review – www.hbr.org
Trang này nổi tiếng rồi, ấn vào nếu bạn thích đọc về tips hoặc các bài viết truyền cảm hứng.
2. Copyblogger – http://www.copyblogger.com/blog/
Trang này chuyên về content strategy và writing.
3. Marketo Blog – www.blog.marketo.com
Phù hợp cho các bạn muốn tìm hiểu về SEM, marketing ROI trong lĩnh vực B2B.
4. Modern Marketing Blog – https://blogs.oracle.com/marketingcloud/
Các tips marketing về marketing automation, data management and content marketing.
5. Buffer – https://blog.bufferapp.com/
Học tất tần tật mọi thứ như tạo, chia sẻ và quản lý content trên mạng xã hội.
6. Hubspot Blog – http://blog.hubspot.com/
Bạn nào thích tìm hiểu về SEO, blogging, social media, lead generation and analytics thì nghía qua trang này.
7. Econsultancy Blog – https://econsultancy.com/blog/
Các số liệu và lời khuyên về content strategy, social media, email marketing, search engine optimisation.
8. Digital Marketing Blog – http://blogs.adobe.com/digitalmarketing/
Cung cấp các tips về online advertising, web analytics, email and search marketing, social media and web experience. Ngoài ra còn có các news về digital marketing.
9. Visualistan – http://www.visualistan.com
Thông tin về social media, general marketing, business and technology nhưng trình bày dưới dạng infographic.
10.TED Blog – http://blog.ted.com/
TED thì bạn nào chăm xem TEDx thì chắc biết rồi hen.
11. Contently – https://contently.com/strategist/
Rất hay nếu bạn đang tìm hiểu về brand, media, social and ROI.
12. Content Marketing Institute – http://contentmarketinginstitute.com/
Trang này chuyên cung cấp các research papers và podcast về marketing.
Một số trang khác:
13. MarketingProfs – http://www.marketingprofs.com/
14. Copyhackers – https://copyhackers.com/
15. Moz – https://moz.com/blog
(Source: SQUIRRELS&BEARS)
like emoticon Cập nhật từ bạn Hoang B. Lam
Mình chia sẻ thêm 2 trang mình đang subscribing:
1. Branding Strategy Insider: đa số các bài viết viết về làm thương hiệu và chiến lược thương hiệu.
http://www.brandingstrategyinsider.com/
2. Advertising Age: ít bài viết học thuật hơn BSI, nhưng nhiều bài viết mang tính thời sự hơn. Đọc trang này để được cập nhật các xu hướng mới trong rất nhiều lĩnh vực (SEO, MXH, OOH, v.v...) của ngành.
http://adage.com/
like emoticon Cập nhật từ bạn Nguyễn Ngọc Karmi Phúc
Sorry nhưng em thấy nếu làm marketing mà không đọc qua Seth Godin thì hơi uổng phí. Em là dân tech nhưng cũng hay đọc và thích lắm.
Blog của Godin thường viết về branding, chiến lược marketing và tâm lý người dùng rất thú vị, giống anh Đức Sơn của Richard Moore mà dân branding mình hay theo dõi.
Đọc tiếp »