Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Những điều mà các Digital Marketer hiểu sai về Marketing

Vấn đề lớn nhất của ngành marketing trong thời đại công nghệ bùng nổ hiện nay đó là: Có quá nhiều digital marketer không biết điều cơ bản của marketing là gì?
Các marketer trong lĩnh vực digital – với vai trò thực chất là marketer nhiều hơn là digital - thực sự nên học cách hoài nghi nhiều hơn để nhận ra mình đang chìm đắm trong ảo ảnh vô nghĩa của những thuật ngữ sáo rỗng như thế nào.
Đầu tiên là cụm từ “inbound marketing”, một khái niệm ra đời giữa những năm 2000 bởi HubSpot – một công ty bán phần mềm inbound marketing (dĩ nhiên) và đã bị một người cựu nhân viên, ông Dan Lyons công khai chỉ trích trong một quyển sách của ông phát hành ngày 05/04.
Ông Lyons đã cáo buộc một cách ngụ ý rằng, thành công của HubSpot dường như đến từ việc quảng bá cho thuật ngữ “inbound marketing” hơn là sản phẩm thực sự của họ: “Những vị trí đầu tiên mà HubSpot thuê là Trưởng phòng Sales và Trưởng phòng Marketing. Ông Halligan và ông Dharmesh đã đảm nhận 2 vai trò này dù lúc đó công ty hoàn toàn không có sản phẩm nào để bán và thậm chí còn chưa có bất kỳ một sự mường tượng nào về sản phẩm mà họ muốn tạo ra. HubSpot đã bắt đầu như một công ty bán sản phẩm nhưng lại đang đi tìm sản phẩm để bán”.
Thứ hai, đó là cụm từ “content marketing” đã được tuyên truyền rộng rãi vào cùng thời gian trên bởi ông Joe Pulizzi. Ông là người tạo ra Content Marketing Institute – dĩ nhiên, lại lần nữa, là công ty bán các khóa học huấn luyện Content Marketing, cũng như bán tấm vé bước chân vào thế giới hội thảo Content Marketing toàn cầu. Vậy “content marketing” là gì? Định nghĩa của Wikipedia là một ví dụ điển hình của việc “nói lên một điều gì đó nhưng thực sự là không nói lên điều gì cả!”:
Content marketing là bất cứ một hoạt động marketing nào liên quan đến việc tạo và chia sẻ các nội dung truyền thông hoặc xuất bản nhằm mục đích thu hút và giữ chân người tiêu dùng.
Việc sử dụng những thuật ngữ vô nghĩa một cách tràn lan đã tạo nên một thế hệ marketer non trẻ bì bõm lội vào nghề mà không biết bất cứ một khái niệm cơ bản và thực tiễn nào – những điều là nền tảng cơ bản của ngành. Kết quả là có quá nhiều “digital marketer” đang làm việc dựa trên những nền tảng sai lầm, làm ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp của ngành digital bằng cơn lũ spam trên Internet. Để hiểu thế giới marketing này đang sai lệch theo hướng nào, trước tiên, hãy so sánh cách mà phòng marketing điều hành công việc trước và sau khi có sự phổ cập đại chúng của Internet.
Google Trends.
Hãy tưởng tượng bây giờ là năm 1996. Bộ phận marketing truyền thống đang nghĩ gì? Đó là 4P, là promotion mix, là chiến lược truyền thông, là SWOT, là khái niệm 5 nguồn lực, là xây dựng thương hiệu. Tiếp theo đó, vào năm 2006, các đội ngũ digital marketing đang nghĩ gì? Đó là thứ tự xếp hạng trên Google, lượng traffic vào websites, lượng like trên Facebook, lượng người theo dõi trên Twitter, tỉ trọng từ khóa, tạo ra các back-links.
“Bộ phận marketing truyền thống” đã sử dụng chiến lược phát triển chuyên nghiệp, bài bản trong nhiều thập kỷ qua. Trong khi các “phòng ban marketing online” tự gọi mình là những marketer nhưng thậm chí không hiểu biết bằng một sinh viên marketing 18 tuổi. Sự khác biệt giữa 2 phòng ban marketing đã đang tạo nên 2 sự khác biệt rất lớn.
Các online marketer nên bắt đầu thực hiện những hoạt động marketing và xây dựng thương hiệuthực sự.
Tuy nhiên, trong những năm về sau, marketing online cũng đã có sự tiến bộ nhất định. Google đã ngăn chặn thành công những hành động gian lận để thay đổi vị thứ trên bảng xếp hạng. Các thương hiệu bắt đầu phải trả tiền cho lượng reach trên Facebook. Phần lớn đường link dẫn đến các trang web khởi nghiệp được hiển thị dưới dạng tự nhiên theo sản phẩm nhờ những nỗ lực bao phủ và quảng cáo và không có đường link nào được dựng lên nhờ công tác SEO (theo nghiên cứu của ông John Doherty, người sáng lập công ty Credo, đã công khai trên trang Moz hồi tháng 3 năm 2016).

“Content marketing” hoàn toàn không có gì mới

Trong khi tất cả những thay đổi này đang xảy ra, các online marketer nên ngưng các hoạt động “ngụy tạo marketing” và bắt đầu thực hiện những hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu thực sự.
Và các “inbound marketer” đã sai, khi tuyên bố rằng: Những chiến lược “outbound” như quảng cáo, PR đã “chết” mà không nêu ra bất cứ bằng chứng nào (ông Martin Kihn của Gartner cũng đã phủ nhận tuyên bố này). Vì vậy, họ (những người bán phần mềm inbound) vẫn cần khác biệt hóa bản thân bằng cách nào đó để đáp ứng phù hợp nhu cầu mà vẫn có thể trả lương cho nhân viên của mình, giữ chân khác hàng và người dùng phần mềm.
Thế giới digital marketing thay vì cố gắng dùng những thuật ngữ sáo rỗng mới thì hãy hiện thực hóa chúng để chứng minh nỗ lực của họ có tạo nên sự mới mẻ hay khác biệt. “Content marketing” là thuật ngữ xuất hiện sau khi các online marketer bắt đầu hô hào câu khẩu hiệu “ngu ngốc nhất” trong lịch sử marketing, đó là:
“Content is King!”
Bất cứ ai đang tin chắc vào điều này cần thức tỉnh và nhận ra thực trạng rằng “Content is King” không mang lại bất cứ ý nghĩa nào cho ngành marketing. Bởi vì sao?
Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước lớn.
Nội dung, dĩ nhiên, luôn là phần quan trọng nhất. Như các quảng cáo bia được chiếu trên TV vào mùa cao điểm. Hay một video gây scandal được đăng lên Facebook. Một bức hình tự sướng của một người bị bệnh cuồng bản thân đăng lên Instagram. Hay như chính bài viết này, cũng là nội dung, và có thể nó sẽ bị cộng đồng marketing phớt lờ, bởi những marketer thèm-khát-được-chú-ý sẽ luôn tuyên truyền về sự thay đổi của một số mô thức truyền thống nhằm mục đích tạo dựng tên tuổi cho mình, ngay cả khi những “thay đổi” đó hoàn toàn vô nghĩa.
Nếu quảng cáo bia không hấp dẫn, nếu viral video không thu hút được người xem, nếu bức ảnh tự sướng không đạt đủ lượng “likes”, thì tương tự như nhau, tất cả đều chẳng có ý nghĩa gì. Nội dung lúc nào mà chẳng quan trọng.
Marketer luôn cố gắng tạo ra một thông điệp và truyền tải nó thông qua một nội dung, nội dung đó đến với người dùng thông qua một kênh nào đó; tất cả đều nhằm mục đích xây dựng thương hiệu, tăng nhu cầu và khiến người dùng mua sản phẩm. Điều đó vẫn đúng cho đến ngày nay – điều khác biệt duy nhất là chúng có thêm nhiều kênh khác nhau dể truyền tải nội dung, như Internet, các thiết bị di động, và những kênh này mang lại nhiều định dạng nội dung vô cùng phong phú.
Vào thập niên 50, một marketer có thể tạo ra một thông điệp về một sản phẩm rồi đưa lên quảng cáo in ấn và đăng trên các tạp chí. Ngày nay, một marketer có thể đưa thông điệp đó lên một video và đăng trên YouTube.
Sáng tạo không thể sản xuất hàng loạt.
Công cụ và kênh đã thay đổi, nhưng quy trình thì vẫn y nguyên. Các “content marketer” ngày nay đang làm những điều y hệt như các marketer thập niên 50. Đặc biệt, trong các cộng đồng SEO, nhiều agency chuyên cung cấp các phần mềm marketing đang nhận ra tác động tiêu cực của những thuật ngữ sáo rỗng và họ bắt đầu xây dựng lại thương hiệu của mình từ “SEO” sang “marketing”.
Cuối cùng, tất cả các hoạt động marketing đều là “content marketing” bởi vì tất cả các hoạt động marketing đều sử dụng “content”. Phần lớn những người sử dụng từ “content” lại không chắc chắn điều mình đang làm chính xác là gì. Một quảng cáo, họ cũng gọi đấy là content. Một ấn phẩm marketing để hỗ trợ bán hàng trong một chiến dịch marketing trực tiếp, họ cũng gọi là content. Một video, cũng không khác gì. Định nghĩa sáng tạo một cách chính xác sẽ giúp bạn tìm cách thức tốt nhất để thực hiện công việc của mình.
Nếu marketer không thay đổi tư duy của mình, họ sẽ tiếp tục xem “content” như một cái máy và spam Internet với một đống những thứ tào lao, ngày càng rẻ tiền mà họ tự gọi là “content”. Nhưng “content” không phải một thứ hàng hóa. Sáng tạo không thể sản xuất hàng loạt được. Như Greg Satell đã viết trong bài review trên tờ Harvard Business:
Chúng tôi không bao giờ gọi bất cứ thứ gì là một “content” tốt. Không có bất cứ ai sau khi xem phim bộ phim mình yêu thích sẽ thốt lên “Wow! Thật là một nội dung tuyệt vời!”. Không ai lắng nghe những “nội dung” trên đường đi làm vào buổi sáng. Bạn nghĩ có ai gọi đại văn hào Ernest Hemingway là một người “sáng tạo nội dung”? Nếu có ai từng như vậy thì tôi sẽ xin anh ta tự đấm vào mũi mình.
Giả sử, điều bạn đang thực sự làm là tạo ra một quảng cáo, thì đừng gọi nó là “content” – hãy tự hào vì bạn đang thực hiện một quảng cáo thương mại cho khách hàng của bạn và làm cho nó tuyệt vời đủ để mọi người nhớ về nó trong vài năm sau đó.

Bí ẩn “inbound marketing”

Tổng quát quy trình marketing mà tôi miêu tả ở trên đều thuộc 1 trong 5 lĩnh vực promotion mix sau: marketing trực tiếp (direct marketing), quảng cáo (advertising), bán hàng cá nhân (personal selling), khuyến mãi (sales promotion) và xuất bản (publicity) (promotion mix cũng sử dụng 4P của marketing mix bao gồm: Product, Price, Place và Promotion).
Tôi đã giải thích 4P, promotion mix và các bước tiếp cận chiến lược vĩ mô trong một bài luận trước đây, giờ tôi tóm tắt ngắn gọn lại như sau:
  • Marketing trực tiếp là việc gửi các ấn phẩm bán hàng đến danh sách những người cụ thể, nhằm đạt được những phản hồi trực tiếp, ngay lập tức. Bao gồm gửi thư trực tiếp, gửi email, và phần lớn các quảng cáo trên Internet, di động và các mạng xã hội.
    (Đúng vậy! Phần lớn các quảng cáo trên online và di động, thực sự là marketing trực tiếp chứ không phải quảng cáo!)
  • Advertising - Quảng cáo sử dụng những kênh đại chúng để tăng mức độ nhận biết và gắn kết giữa thương hiệu với khản giả đại chúng.
  • Personal selling - Bán hàng cá nhân sử dụng những nhân viên bán hàng thường là lựa chọn của những công ty B2B hoặc B2C cao cấp, các sản phẩm này thường có vòng đời sản phẩm dài.
  • Sales promotion - Khuyến mãi là những hoạt động ngắn hạn nhằm khuyến khích người dùng mua hoặc bán một sản phẩm hay dịch vụ, thông qua giảm giá hoặc các coupon.
  • Kích hoạt - là cách thức gia tăng lượng nhìn thấy hoặc mức độ nhận biết thông qua tương tác trực tiếp trên các kênh media tự có hoặc trả tiền (owned hoặc earned media).
Ở đây, tôi không liệt kê “inbound marketing” hay “content marketing” hoặc “social media marketing”, bởi vì chúng không phải một phần của promotion mix, và thực sự chúng không nên tồn tại ngay từ đầu. Bất cứ ví dụ nào về 3 khái niệm trên đều chỉ đơn giản là một cách gọi khác của những khái niệm đã tồn tại trước giờ trong promotion mix:
  • Clip “The Dollar Shave Club” không phải một “content marketing” – nó là quảng cáo (được đăng tải trên YouTube).
  • Sự kiện “Red Bull’s space jump” không phải “content marketing” – nó là một hình thức kích hoạt thương hiệu (được đăng tải thông qua mang xã hội và tin tức).
  • Câu Tweet nổi tiếng của Oreo mùa Super Bowl không phải “social media marketing” – nó là một dạng kích hoạt thương hiệu trên digital (được đăng tải thông qua Twitter)
Những ví dụ trên, dù sao, phần lớn là của những thương hiệu có khách hàng đại chúng. Rất hiếm thấy có start-up công nghệ cao nào đang làm ra bất cứ hoạt động nào tương tự vì bản chất của ngành này không cho phép

Ưu thế của direct marketing

Một trong những tờ báo marketing online lớn nhất là Marketing Land, thực sự đang tập trung phần lớn vào direct marketing dù họ sử dụng nhiều cái tên khác nhau để gọi:
Tôi có một lời khuyên dành cho ban biên tập: họ nên thêm vào đó các chuyên mục quảng cáo, kích hoạt, bán hàng để thu hút thêm nhiều marketer và nhân viên kinh doanh nữa, những người có sự quan tâm đến hình thức marketing mix.
Các start-up công nghệ rất thích direct marketing. Tại sao? Vì sự sống sót của họ phụ thuộc vào những báo cáo phân tích, những chỉ số phát triển, và direct marketing là một phương thức rất dễ đo lường. Gần đây, Google đã ra mắt công cụ Analytics 360 Suite - đơn thuần là một công cụ phục vụ cho nhu cầu trên.
Nếu kênh media được sử dụng là email, Google AdWords hay Facebook thì tất cả các platform này sẽ được phân tích dữ liệu tỉ mỉ, kết quả sẽ được đo lường bởi lượng “likes”, clicks, shares cũng như số lượng mua, lượng chuyển đổi hay tải về. Các bài kiểm tra A/B và kiểm tra đa biến có thể ép bất cứ số liệu nào để ra được kết quả tỷ lệ chuyển đổi theo hướng tăng.
Hơn nữa, các platforms marketing tự động chỉ đơn thuần là cách đo lường và tổng hợp các hoạt động direct marketing – chứ không thể đo lường được tất cả các hoạt động marketing khác, vì chúng không thể đo lường được các hoạt động quảng cáo và kích hoạt. Không có bất cứ một hệ thống tự động hay một thuật toán nào có thể đo lường sự kinh ngạc của chúng ta.
Để trở thành những marketer am hiểu hơn, những start-up công nghệ này cần đọc... quyển “Marketing 101”.
Dẫu vậy, các start-up công nghệ không có đủ kiên nhẫn để tạo dựng nên các thương hiệu mạnh bằng quảng cáo và kích hoạt. Các marketer đòi hỏi những phản hồi trực tiếp dưới dạng những lượt sale, lượng lead, lượng download và cài đặt mà họ có thể theo dõi được.
Tỷ lệ ROI của các chiến dịch quảng cáo và kích hoạt thực sự rất khó để đo lường và thường không mang lại lợi nhuận ngay lập tức. Các công ty công nghệ làm gia tăng nhu cầu đo lường direct marketing bằng công nghệ và áp dụng chúng cho tất cả các hoạt động marketing và PR; nhưng sự thật là rất khó để xác định được tỷ lệ ROI của các chiến dịch xây dựng thương hiệu.
Một ví dụ là khi mọi người muốn đo lường direct marketing, ví dụ như “Chúng ta có được bao nhiêu khách hàng?” từ các hoạt động kích hoạt như bao phủ tin tức, viết bài. Số lượng khách hàng đến từ các bài viết này thường thấp. Direct marketing và kích hoạt là 2 cách khác nhau với 2 mục đích khác nhau cho những mục tiêu khác nhau. Mục tiêu của những bài viết như vậy có thể là để gia tăng mức độ nhận biết cho thương hiệu (một mục tiêu không thể đo lường). Gán mục tiêu sai cho những chức năng sai là lỗi xảy ra khi các online marketer không hiểu được nền tảng của marketing truyền thống.
Mặt tích cực của direct marketing là chúng rất dễ để theo dõi. Mặt tiêu cực là chúng khá nhàm chán và được phát đi một cách tràn lan. Mọi người có thể đồng ý xem các quảng cáo offline; nhưng họ ghét những quảng cáo online. Tại sao? Vì phần lớn những quảng cáo online đều là direct marketing – và mọi người rất ghét direct marketing, dù đó là email spam trong hộp thư, email rác trong hộp thư rác, hay những quảng cáo target đến họ trên social...
Thêm vào đó, online advertising (tôi đã viết một bài trên TechCrunch và tranh luận về điều này trong rất nhiều hội thảo) – là một mảnh đất màu mỡ của nạn gian lận, tham nhũng và xâm hại quyền riêng tư.

Các tech marketer nên làm gì?

Lời khuyên của tôi là: Hãy quay trở về với những gì cơ bản nhất của marketing. Trong hơn 1 thập kỷ qua, rất nhiều digital marketer trở thành tech marketer, vì vậy họ không được đào tạo về marketing truyền thống nữa. Đó là lý do tại sao họ tập trung vào các thuật toán, họ tranh luận để tìm ra cách tự động hóa tốt nhất và sáng chế ra những khái niệm mới; họ thôi không nghĩ về việc làm thế nào để xây dựng thương hiệu với những kỹ thuật đã được phát triển từ thế kỷ trước.
Để trở thành những marketer giỏi hơn, họ cần bỏ qua tất cả những bài viết về “inbound marketing” hay “content marketing” và đọc một quyển “marketing 101” (tôi đề xuất quyển Principles of marketing, tác giả Philip T. Kotler và Gary Armstrong).
Hãy nghiên cứu về direct marketing, chiến lược truyền thông và chiến lược kích hoạt trong promotion mix, sau đó áp dụng những nguyên tắc truyền thống này vào các kênh online / offline mà bạn chọn – bất kể là TV, Facebook, Google AdWords hay bất cứ thứ gì khác.
Đừng chia rẽ đội ngũ marketing truyền thống và online. Càng nhiều hoạt động trên online thì marketing truyền thống và digital càng trở thành đơn giản, “chỉ-là-marketing”. Các direct marketer cần phải học cách làm thế nào để thành công trên cả kênh online và offline. Điều tương tự cũng đúng cho các nhà quảng cáo, nhà xuất bản và người bán hàng. Ví dụ, một nhà xuất bản giỏi sẽ am hiểu việc làm thế nào để đưa sản phẩm của họ lên TV cũng như Facebook.
Hãy tìm những phương thức thay thế direct marketing. Kỹ thuật phân tích và thuật toán của mọi người thường tốt, nhưng lại không sáng tạo. Tuy nhiên, không phải lúc nào direct marketing cũng kém sáng tạo. Ví dụ như quảng cáo “The Dollar Shave Club”, rõ ràng là một hoạt động kích hoạt nhưng có hiệu quả cực kỳ tốt.
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ mà direct marketing dường như đã trở nên quá cổ lỗ, và chúng ta quên cách phải hành xử như một brand marketer. Nhưng hãy nhớ rằng: Làm thế nào mà Apple trở thành một thương hiệu đáng giá lớn nhất trên thế giới? Chính là nhờ những quảng cáo TV như “1984” và những print-ads như “Think different”.
Hãy luôn luôn nghi ngờ. Marketer nên là những người khó tính nhất khi đưa sản phẩm vào thị trường, nhưng thường hay dễ dãi với chính bản thân họ. Hãy tự hỏi bản thân: “Khách hàng này / công ty này có thể dành ra bao nhiêu tiền cho ý tưởng này?” Bất cứ khi nào marketer than phiền rằng “mọi thứ đã thay đổi” hoặc tuyên bố khái niệm truyền thống nào đó đã “chết” hay ca tụng những thuật ngữ vô nghĩa là “tương lai của marketing”; hãy hỏi họ bằng chứng. Hãy hỏi họ đưa ra các nguồn thông tin làm dẫn chứng và giải thích lý do cho những phát ngôn của họ.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

CON NGƯỜI VÀ 9 CHỈ SỐ CẦN BIẾT (IQ, EQ, CQ, AQ ...)

Để thành công trong công việc và và thành đạt trong cuộc sống, có người cho rằng quan trọng nhất là có chỉ số IQ cao, có người lại cho rằng chỉ số EQ quan trong hơn ..v.v. Vậy, chỉ số IQ, EQ, CQ, ... là gì?
1. IQ (Intelligence Quotient) - Chỉ số thông minh:
Chỉ số thông minh IQ được tính theo công thức: IQ = (AM/AR) x 100. Trong đó AM là tuổi khôn, AR là tuổi thực. Tuổi khôn được xác định qua các nghiệm pháp (Tests) hình vẽ ... để kiểm tra khả năng nhớ, suy đoán, tính toán ...
Chỉ số IQ là một tính trạng số lượng, sự hình thành và phát triển tính trạng này là kết quả tác động cộng gộp của nhiều gen tác động theo cùng một hướng cho nên trị số IQ trong quần thể người là một dãy liên tục theo phân bố Gauss.
Theo Binet phân loại IQ trong quần thể người như sau:
IQ
Biểu hiện
140 trở lên
Thiên tài
120-140
Rất thông minh
110-120
Thông minh
90-110
Trung bình
80-90
Trí tuệ hơi kém
70-80
Trí tuệ kém
50-70
Dốt nát
25-50
Đần độn
0-25
Ngu

Chúng ta mới thấy có những người thật "điêu ngoa", chửi người khác là "ngu", nhưng nghe từ này nhiều rồi nên người nghe ít thấy bị xúc phạm hơn khi họ bị chửi là "đần độn" mặc dù ngu có chỉ số IQ thấp nhất.
2. EQ (Emotional Quotient) - Trí thông minh cảm xúc:
Người ta thường nói "với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn". Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những "thiên tài đơn độc" (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc việc hết sức quan trọng).
EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.
3. SQ (Social Quotient SQ) - Thông minh xã hội:
Rộng hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ).
4. CQ (Creative Intelligence) - Trí thông minh sáng tạo:
Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ). Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.
5. PC (Passion Quotient) - Chỉ số say mê:
Là bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số say mê (Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ).
6. AQ (Adversity Quotient) - Chỉ số vượt khó:
AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao... gọi tắt là chỉ số vượt khó).

AQ là gì? đó là phương thức phản ứng đối với những tình huống khó khăn của cuộc đời; đó là năng lực về phương diện tâm lý, giúp con người tìm ra lối thoát trong những tình huống khó khăm, bế tắc và vượt qua những chướng ngại trên đường đời. AQ là tổng hoà của ý chí và trí tuệ. Dựa vào AQ có thể dự đoán và nhận biết: Trong quá trình theo đuổi mục tiêu, ai là người tích cực tiến thủ, có khả năng khắc phục khó khăn, kiên trì đến cùng, phát huy được tiềm năng và giành được thành công: Ai là người không chịu nổi thử thách và nửa đường bỏ cuộc; Ai là người bó tay đầu hàng và chẳng làm nổi việc gì.

7. SQ (Speech Quotient) - Trình độ biểu đạt ngôn ngữ:
SQ là gì? Đây là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Speech Quotient, có nghĩa là trình độ biểu đạt ngôn ngữ. Chỉ số SQ là thước đo tổng hợp để đánh giá khả năng ngôn ngữ, mức độ biểu đạåt chính xác và hữu hiệu của một cá nhân.
8. MQ (Moral Quotient) - Chỉ số đạo đức:
Nhiều người còn đánh giá phẩm chất cá nhân theo Chỉ số đạo đức (Moral Quotient, MQ). Vấn đề này không cần bàn nhiều vì đã được thừa nhận chung. Bao giờ cụm từ "có đức có tài" cũng đi liền với nhau.
9. StQ (Stupid Quotient) - Chỉ số ngu ngốc:

Một chỉ số rất quan trọng nữa đó là Chỉ số ngu ngốc (Stupid Quotient, viết tắt là StQ) do một người nghi ngờ nhiều về bản thân mình nghĩ ra. Một điều đặc biệt là chỉ số này tồn tại độc lập và không có tương quan gì với các chỉ số kể trên.
------------------------------
AQ (Adversity Quotient) là chỉ số đo khả năng đối xử/quản lý nghịch cảnh, khó khăn, stress, gọi tắt là chỉ số vượt khó. Bên cạnh những đại lượng quá quen thuộc như IQ (chỉ số thông minh) hay EQ (chỉ số cảm xúc), AQ hiện được coi là một trong những chỉ số định lượng các phẩm chất tạo nên thành công của con người.

IQ, EQ đã lỗi thời?

Bạn tự hào về chỉ số IQ (Intelligence Quotient - chỉ số thông minh) của mình. Nó có thể thể hiện trí thông minh "thô" của bạn, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, nó chỉ là 1 yếu tố nhỏ tạo nên thành công.

Manh nha hình thành từ năm 1912, khái niệm IQ đã "thống trị" khá lâu trong quan niệm về thước đo phẩm chất dẫn đến thành công của con người.

IQ, theo quan niệm phổ thông, thường được mặc định song hành với khả năng tư duy. Tuy nhiên, sau này, nhà tâm lý học Howard Garner đã mở rộng khái niệm IQ, khi chứng minh sự tồn tại của 8 dạng thức thông minh khác nhau và các yếu tố này đều ảnh hưởng đến thành công của một người.

Năm 1995, Daniel Goleman đã giới thiệu 1 khái niệm mới: Năng lực xúc cảm (EQ - Emotional Quotient) như một yếu tố cơ bản dẫn đến thành công. Sự phát hiện này giải thích tại sao 1 số người không thông minh lý tính (IQ) nhưng có sự nhạy cảm cao lại thành công hơn những người có chỉ số IQ cao.

Ngoài IQ, EQ và AQ, trong cuốn sách "Thế giới phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21" của nhà báo Thomas L. Friedman, xuất bản lần đầu năm 2005, còn đề cập 2 khái niệm CQ (Curiosity Quotient - Chỉ số tò mò) và PQ (Passion Quotient - Chỉ số đam mê) và coi tổng hợp 2 chỉ số này có thể còn cần thiết hơn IQ (CQ + PQ > IQ).

Năm 1997, nhà tâm lý học người Mỹ Paul Stoltz lần đầu tiên đưa ra 1 khái niệm mới: AQ (Adversity Quotient) trong cuốn sách "Adversity Quotient: Turning Obstacles into Opportunities" (AQ: Xoay chuyển trở ngại thành cơ hội). Trong đó, ông định nghĩa, AQ là đại lượng đo khả năng đối diện và xoay sở của một người trước các thay đổi, áp lực và các tình huống khó khăn.

Trong cuốn sách xuất bản sau đó, Adversity Quotient @ Work, bàn kỹ hơn về vấn đề tương tự, ông giải thích cụ thể hơn cách thức áp dụng khái niệm AQ, để có thể mang lại lợi ích.

Tác giả khẳng định, AQ giải thích tại sao một số người không hẳn thông minh, hay được giáo dục tốt, đồng thời thiếu hiểu biết xã hội, mà lại thành công trong khi nhiều người khác thất bại.

Được viết ra trên cơ sở tích luỹ kinh nghiệm thực tế từ nhiều nghiên cứu với hàng ngàn giám đốc điều hành và nhân viên trong hàng trăm lĩnh vực kinh doanh đa dạng, cuốn sách này đã nhanh chóng trở thành handbook (sổ tay) bí quyết thành công ở nhiều tập đoàn, tổ chức.

Nó cũng được sử dụng trong những bài tập dành cho các VĐV thể thao Olympic, những trường học, những tập đoàn, doanh nghiệp dùng để đào tạo nhân viên.

AQ: Chỉ số vượt khó

Paul Sloltz đã phát triển khá nhiều ý tưởng của mình từ những nhà tâm lý học đi trước, như Abraham Maslow, tác giả của tháp Maslow nổi tiếng; từ Martin Seligman, tác giả của sách "Học lạc quan", và Stephen R. Covey, tác giả của "7 thói quen của người thành đạt".

Nhiều nhà tâm lý đã ủng hộ rất nhiệt tình cho thuyết AQ này. Điều này góp phần khẳng định, việc lượng hóa những phẩm chất tâm lý bậc cao là một điều có thề làm được như đã từng làm với trí tuệ (IQ) và cảm xúc (EQ).

Paul Sloltz cho rằng, những người có AQ thấp thường dễ xúc động và dễ buông xuôi trước nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong khi, những người có AQ cao sẽ ít khi đầu hàng và dễ dàng trở thành lãnh đạo trong tương lai.

Theo 1 cuộc điều tra xã hội học, với hơn 150.000 lãnh đạo doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực trên thế giới, có nhiều người thuộc tuýp Quitter (5-20%), phần lớn thuộc dạng Camper (65-90%), và chỉ có rất hiếm người thuộc dạng Climber.

Ông phân định ra 3 dạng người dựa trên cách thức họ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Đó là: Quitter, Camper và Climber.

1. Quitter: Là những người dễ buông xuôi. Họ dễ dàng nản chí, dễ dàng từ bỏ việc theo đuổi 1 công việc, 1 dự định và cao hơn là 1 mục đích sống. Và, kết quả là thường giữa đường đứt gánh, và nhận thất bại, hoặc kết quả không như ý.

2. Camper: Là những người chịu khó, làm việc chăm chỉ, có ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân, và sẽ làm nhiều thứ để đạt tới 1 mức độ nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ dễ hài lòng và thoả hiệp với bản thân để thấy như vậy là đủ.

3. Climber: Là những người có sự kiên định và hoài bão lớn. Họ luôn học hỏi, rèn luyện bản thân, nỗ lực cố gắng để đạt tới những mức độ tốt nhất có thể trong khả năng. Họ cũng thường là tuýp người không chấp nhận 1 tình thế sẵn có, và tìm cách xoay xở để cải thiện nó tốt hơn.

Theo đó, ông coi chỉ số đo khả năng vượt qua những điều kiện khó khăn là yếu tố lớn nhất trong những phẩm chất tạo nên sự thành công cho con người.

Theo Paul Sloltz, chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính là một chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:

1. Đối diện khó khăn

2. Xoay chuyển cục diện

3. Vượt lên nghịch cảnh

4. Tìm được lối ra

Theo quan niệm của nhiều người, IQ và EQ là những khái niệm "fix", có nghĩa là phần nhiều thuộc về "thiên phú", khó có khả năng thay đổi. Trong khi đó, AQ là đại lượng có thể được rèn luyện để "cải thiện, nâng cấp".

Còn bạn, đã bao giờ bạn tự định lượng chỉ số AQ của mình?

Chúc bạn hãy biết phát huy các chỉ số của mình!
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

5 cách thông minh để bán gia tăng và bán chéo

Bạn vừa mới kết thúc việc chào hàng và khách hàng đã quyết định mua hàng. Bạn sẽ tính tiền cho khách hàng và tiễn họ ra cửa hay sẽ gợi ý cho khách hàng mua thêm sản phẩm nào đó?
up-sell và cross sell
Nếu bạn chọn câu trả lời thứ nhất, rất có thể bạn đang đánh mất cơ hội để kiếm tiền và cần phải suy nghĩ thêm làm thế nào để tăng doanh số.
Hai cách tốt nhất để làm điều này là bán gia tăng (upsell) và bán chéo (cross-sell). Nếu làm đúng, hai cách này sẽ giúp bạn tăng doanh số, đồng thời cũng giúp được khách hàng.
Chìa khóa thành công cho việc bán gia tăng và bán chéo là làm đúng, và đúng nơi đúng lúc. Nếu bạn bán gia tăng 1 sản phẩm không liên quan hoặc thúc ép khách hàng quá thì bạn không chỉ thất bại trong việc thay đổi lựa chọn của khách hàng mà thậm chí còn không bán được sản phẩm khách địch mua.
Quy tắc số 1 ở đây là “luôn cung cấp giá trị của sản phẩm”. Thật vậy, làm cho khách hàng mua một mặt hàng có giá trị cao hơn hoặc mua thêm sản phẩm nào đó sẽ có lợi cho bạn, nhưng việc mua hàng cũng phải mang lại thêm lợi ích cho khách hàng.
Hãy tự hỏi mình những câu sau trước khi mời chào khách hàng
1. Sản phẩm đó có bổ sung cho sản phẩm khách định mua hay không?
Bán gia tăng và bán chéo chỉ diễn ra khi sản phẩm bạn định giới thiệu liên quan đến sản phẩm khách định mua ban đầu. Khi bạn bán gia tăng hoặc bán chéo 1 sản phẩm, hãy xem xét liệu: sản phẩm mới tốt hơn sản phẩm họ định mua hoặc sản phẩm đó bổ sung cho sản phẩm họ định mua hay không.
2. Sản phẩm này có thật sự mang lại lợi ích cho khách hàng hay không?
Đôi khi, 1 phụ kiện có thể kết hợp với 1 sản phẩm nào đó nhưng nó sẽ không mang lại lợi ích cho khách hàng. Chẳng hạn như : 1 loại ống kính nào đó có thể kết hợp với máy ảnh mà khách hàng vừa mua nhưng nếu khách hàng không có nhu cầu về điều đó thì bán chéo không phải là ý tưởng hay.
Hãy làm quen với khách hàng trước khi bán thêm hàng cho họ. hãy hỏi mục đích họ mua hàng, nếu bạn có sản phẩm nào có lợi cho họ hãy giới thiệu sản phẩm đó ra
3. Khách hàng có sẵn lòng chi tiêu nhiều hay không?
Nếu khách hàng thể hiện rõ ràng rằng họ đang hạn chế chi tiêu hoặc chỉ mua 1 sản phẩm, hãy tôn trọng mong muốn của họ và đừng cố gắng bán thêm cho họ bất kì sản phẩm nào khác. Nếu bạn cứ cố bán gia tăng hoặc bán chéo, có thể bạn đang đuổi khách hàng đi.
Nếu 3 câu hỏi trên đều được trả lời “có”, bạn có thể tiếp tục đề nghị nâng cấp hoặc mua thêm hàng. Để giúp bạn có nhiều doanh thu, dưới đây là 1 vài điểm tâm lý bạn có thể kết hợp chặt chẽ với chiến lược của mình

1. Tạo cảm giác cấp bách

Nếu bạn muốn mọi người mua ngay lập tức, hãy đưa cho họ 1 lí do cấp thiết phải mua. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này đó là sự khan hiếm. Nếu bạn đang bán gia tăng hoặc bán chéo 1 sản phẩm, hãy cho khách hàng biết sản phẩm đó chỉ có giá trị trong 1 thời gian nhất định. Bạn có thể nói rằng “sản phẩm này hầu như cháy hàng”
Nếu bạn đang bán hàng online, bạn có thể thêm 1 chi tiết đặc biệt vào các mặt hàng. Ví dụ như sự hạn chế về số lượng khi mua hàng, điều này tạo cảm giác khan hiếm về sản phẩm và thúc đẩy mọi người mua hàng.
Một hướng nữa là sử dụng thời gian để tạo sự cấp bách. Vì vậy, nếu bạn đang bán khuyến mãi đặc biệt sản phẩm nào đó, hãy nói với khách hàng rằng mức giá này chỉ bán trong thời gian nhất định.
Ví dụ: Khi khách mua 1 chiếc váy, bạn giới thiệu thêm những chiếc áo khoác kết hợp với nó. Khi thấy khách hàng có vẻ thích rồi nhưng chưa muốn mua, thì bạn thời thiệu thêm là mấy cái áo khoác đang có khuyến mãi, và thời hạn hết hạn khuyến mãi là ngày mai.

2. Tặng thưởng cho những khách hàng mua nhiều

Đưa ra 1 phần thưởng hoặc sự kích thích có thể tăng tỉ lệ chuyển đổi bán gia tăng/bán chéo của bạn. Hãy xem xét những gì những trang mạng thương mại điện tử đang làm. Để khuyến khích mọi người mua hàng, họ thường đưa ra dịch vụ miễn phí vận chuyển nếu khách hàng mua trên 1 mức cụ thể.
Ví dụ: đơn hàng trên 500.000đ sẽ được miễn phí vận chuyển.
Nếu bạn chỉ bán hàng tại cửa hàng, hoặc bạn không quan tâm đến việc đưa ra sự giảm giá khi bán gia tăng, bạn có thể khuyến khích khách hàng mua hàng với 1 món quá tặng.
Ví dụ, khi mua sách ở tiki, bạn được tặng 1 thẻ đánh dấu trang

3. Sử dụng các số tròn khi thích hợp

Mặc dù những giá có số cuối là 9 hoặc 7 đã được chứng minh làm tăng doanh số cho 1 vài sản phẩm, chiến thuật này không thường xuyên được thực hiện khi bạn bán gia tăng hoặc bán chéo.
Khi bán gia tăng, khách hàng cần so sánh nhanh được số tiền chênh lệch họ phải trả. Ví dụ, khách mua máy lọc không khí, giá 3,9 triệu, bạn có thể up-sell bằng cách giới thiệu máy lọc không khí có tính năng tạo ẩm, chỉ phải trả thêm 300 nghìn.
Việc so sánh dễ dàng sẽ tạo điều kiện cho sự chấp thuận nâng cấp

4. Cho khách thấy được giá trị hoặc lợi ích

Do con người dễ phản ứng với hình ảnh hay câu chuyện nên để bán gia tăng hoặc bán chéo một cách hiệu quả sản phẩm nào đó, thay vì đưa ra các tính năng và đặc điểm của nó bạn cần cho mọi người thấy được giá trị hoặc lợi ích của sản phẩm đó.
Nếu bạn là nhà bán lẻ thời trang và bạn đang bán chéo 1 sản phẩm có thể kết hợp với sản phẩm khách hàng đang mua, tại sao không giới thiệu chúng từng phần khác nhau một cách thực tế? Ví dụ bạn chụp hình người mẫu đang mặc cái váy (mà khách đang muốn mua) và đôi giày (mà bạn đang muốn bán chéo).
Trong một vài trường hợp, người mua hàng không nhìn thấy giá trị của sản phẩm. bằng cách kể chuyện bạn có thể làm cho khách hàng hình dung ra những lợi ích nhất định.
Chẳn hạn như, nhiều cửa hàng máy tính và điện tử bán thêm bảo hành hoặc bảo hiểm vì họ minh họa sinh động, cụ thể những lợi ích khi mua bảo hành hoặc bảo hiểm.
Nhân viên có thể kể chuyện về chàng trai vô tình làm rơi điện thoại và anh ấy đã tốn hàng triệu đồng để sửa bởi vì anh ấy không có bảo hiểm.
Như vậy, khách hàng đã thấy được lợi ích của việc mua bảo hiểm hoặc bảo hành.
Hãy xem xét việc áp dụng chiến thuật này đối với cửa hàng của bạn. Hãy làm cách bán hàng của bạn sinh động hơn bằng những câu chuyện hoặc các ví dụ thực tế trong cuộc sống.

5. Hãy nhớ rằng “không phải là những gì bạn nói mà là cách bạn nói như thế nào”

Chẳn hạn như, thay vì nhân viên bán hàng nói rằng ‘Anh có muốn mua thêm chiếc cà vạt để mặc với chiếc áo sơ mi anh vừa mua không?’ nhân viên bán hàng có thể nói: ‘Em có mấy mẫu cà vạt rất hợp với áo sơ mi anh vừa mua, em lấy để anh xem nha, không ưng thì anh không lấy, đừng ngại gì cả’. Thay vì quyết định mua thêm, bây giờ anh ấy được chủ động mua hay không, điều này làm anh ấy không thấy ngại khi mua hàng.
Hãy lưu ý điều này khi bạn đưa ra chiến lược và lời chào hàng. Nếu một phương án cụ thể không cho ta kết quả tuyệt vời hãy thay đổi cách tiếp cận và xem khách hàng phản ứng như thế nào.

Kết luận

Bán gia tăng và bán chéo sẽ tốt hơn việc chỉ trưng ra nhiều sản phẩm. Để kinh doanh thành công, bạn cần nắm bắt được suy nghĩ của khách hàng, tìm ra nhu cầu, nỗi sợ và động cơ của họ sau đó phát thảo ra cách tiếp cận sao cho phù hợp.
Bạn có bán gia tăng và bán chéo không? Hãy chia sẻ cho chúng tôi biết về chiến lượt của bạn hoặc chia sẻ bài viết này đến người có thể quan tâm.
Đọc tiếp »

Làm sao tự học Digital Marketing cho sinh viên và người đi làm

Có những chuyện bên lề cần biết trước khi bạn bắt đầu – Bài viết mang tính chất tham khảo – không có số liệu chứng minh.

1. Bạn có thích Digital Marketing không?

Trong quá trình làm việc, giảng dạy và hướng dẫn những bạn mới tiếp cận với Digital Marketing mình thấy các bạn đều có một điểm chung là chưa nắm chắc được là mình có thích không, với các bạn thích lại không biết bắt đầu từ đâu (và đa phần các bạn cũng không biết là mình thích cái gì), đây thực sự là một vấn đề rất lớn vì sẽ rất lãng phí thời gian & tiền bạc của các bạn.
Tuy nhiên ở đây lại là vấn đề Con gà & Quả trứng: Không cho thử làm sao biết có thích không? Vì lý do như vậy nên mình cũng rất hoan nghênh các bạn muốn thử sức trong Digital có thể liên hệ mình: Linkedin, Facebook.
Vậy thử như thế nào? Sao cho nhanh nhất? Bao lâu để biết bạn có phù hợp không? Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ một số thông tin để giúp các bạn (những bạn chưa có định hướng – nếu bạn đã có người hướng dẫn hãy cứ làm theo người hướng dẫn bạn) trả lời câu hỏi “Thử như thế nào? Sao cho nhanh nhất? Thử bao lâu? ” Mời bạn xem Video dưới đây:

2. Digital Marketing Là Gì?

Theo mình Digital Marketing là tổng hợp các phương thức tiếp cận khách hàng mục tiêu, truyền tải thông điệp mục tiêu sử dụng Web (social, seo, sem…), mobile(sms, app..), email…, xem thêm: Khái niệm Digital Marketing.
Về bản chất Digital Marketing vẫn là Marketing, chỉ khác Marketing truyền thống ở cách vận dụng các công cụ khác nhau, các hình thức quảng bá khác nhau để đạt được mục đích truyền tải thông điệp, do vậy bạn phải luôn lưu ý phát triển các kỹ năng thuộc về bản chất của Marketing như: Các kiểu logic về nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch, thông điệp truyền tải…nếu muốn tiến xa hết mức trong Digital Marketing vui lòng đừng bỏ phần gốc.

3. Tại sao chọn Digital Marketing?

Đây là công việc ít phải di chuyển (không tính làm Account), tiếp xúc nhiều với máy tính, đa phần Digital Marketer đều làm việc trong môi trường khá mái thoải (thời gian làm việc dễ chịu, lương cũng được, tha hồ đề xuất ý tưởng mới…), bạn có thể làm việc gần như mọi lúc, mọi nơi….dễ làm freelance.
Bạn được là chính mình, bạn có thể trao đổi với sếp như cách bạn nói chuyện với đồng nghiệp hay bạn bè của bạn, Digital Marketing còn rất mới vì vậy đa phần bạn sẽ làm việc với những người trẻ và năng động.
Ăn mặc thoải mái, bạn có thể mặc đủ thể loại quần áo để che thân (trừ khi bạn là sale hoặc account), di giày thể thao, quần áo gọn gàng là được.
Nghe nhạc bằng headphone trong giờ làm việc cũng được nếu nghe nhạc không làm bạn mất tập trung trong công việc. Chỉ cần bảo đảm report đúng giờ là ổn cả.
Thử tìm kiếm Digital Marketing trên Google Trends các bạn sẽ thấy nhu cầu chung về Digital Marketing đang tăng rất mạnh trong thời gian qua.

4. Bạn là sinh viên mới ra trường?

Vấn đề đầu tiên các bạn hay gặp là “ra trường làm gì?”. Đây là câu hỏi mà một số bạn mới ra trường hay hỏi mình (lúc mới ra trường mình cũng tự hỏi). Tại sao lại hỏi câu này khi đã ngồi 3-5 năm trong trường để học về chuyên ngành bạn đã đăng ký? Vì đa phần các bạn không hình dung được công việc mình sắp làm sẽ như thế nào, vì sau khi học thấy mình không hợp với ngành học, vì thấy ngành mình học khó kiếm việc, vì ngành học không rõ ràng 1 kỹ năng riêng biệt nào….
Nếu bạn không biết bạn thích làm gì dẫn đến bắt buộc phải thử tất cả những thứ bạn có thể thử, và với Digital Marketing sẽ không khó để có được một số trải nghiệm, có thể sẽ không hợp với bạn nhưng cũng là một kinh nghiệm cho sau này.

5. Bạn đang làm Marketing truyền thống?

Dấu hiệu nào bạn nên chuẩn bị cho việc học Digital Marketing? Dấu hiệu rõ ràng nhất là công ty bạn đã, đang hoặc sắp có một website hoặc dữ liệu khách hàng có liên quan đến kỹ thuật số (như email, số điện thoại…).Những người đã đi làm có rất nhiều lợi thế để bước chân vào Digital Marketing như: Nguồn tài chính vững mạnh, có mối quan hệ rộng, được sếp tin tưởng giao việc (hoặc tự làm)…
Các bạn nên biết rằng cũng ở cùng một điểm xuất phát nhưng các bạn sinh viên không có tài chính, cơ sở vật chất, công cụ/tài chính để thử những gì mình làm như các bạn vì vậy các bạn sẽ nhanh giỏi hơn rất nhiều.

6. Kinh Nghiệm, Cơ Hội, Thách Thức

Bản chất của kinh nghiệm chính là sự chứng minh bạn có khả năng xử lý các tình huống trong quá khứ (vì vậy bạn có thể xử lý các tình huống trong tương lai), đó chính là lý do bạn sẽ có cơ hội tìm được việc làm/được mở rộng kiến thức cao hơn khi bạn chọn Digital Marketing.
Tại sao lại nói bạn sẽ có cơ hội việc làm cao hơn khi làm Digital Marketing? Do đặc thù Digital Marketing liên quan nhiều đến máy tính vì vậy chỉ cần có máy tính là gần như bạn có thể trải nghiệm được những phần việc mà bạn yêu thích.
Nhưng các bạn cũng lưu ý là do khả năng trải nghiệm quá dễ nên sẽ dẫn đến có quá nhiều kinh nghiệm trải nghiệm khác nhau, cách bắt đầu khác nhau và điều này có thể dẫn bạn đi lan man không rõ mục đích, để tránh điều này các bạn nên tiếp xúc nhiều hơn với những người trong ngành (hội thảo, event, đi chơi…).

Học Digital Marketing như thế nào?

Có 2 phương pháp cơ bản là phương pháp tự học và học tại các trung tâm. Bên dưới mình sẽ phân tích chi tiết hơn để bạn thấy nên chọn phương pháp nào, nhưng trước hết mình hãy đi lướt qua các công cụ của Digital Marketing.
1. Những công cụ hay dùng trong Digital Marketing
  • Website/landing page/blog…
  • Content (nội dung) – có thể không được tính là một công cụ nhưng là phần hay dùng nhất.
  • SEO (Search engine optimization – tối ưu hóa website cho công cụ tìm kiếm).
  • SEM (Search Engine Marketing – Tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm, ví dụ như quảng cáo trên Google Adwords).
  • Email Marketing (Tiếp thị tới người dùng bằng email).
  • Online PR (Quan hệ công chúng trên môi trường internet).
  • Quảng cáo banner online.
  • Social Media Marketing (Tiếp thị và tương tác với người dùng online thông qua các mạng xã hội).
  • Mobile Marketing (Mobile application, SMS, Location based…).
  • Web analytics (hay dùng Google Analytics).
2. Học tại các trung tâm giảng dạy Digital Marketing
Nếu bạn có 3-4 triệu và bạn không có nhiều thời gian để mày mò tự học, lúc này học ở các trung tâm là cách khá nhanh để bạn tiếp cận và hiểu cách Digital Marketing hoặc một công cụ của Digital Marketing vận hành như thế nào, các bạn lưu ý là đi học chỉ đem lại những điều căn bản nhất – đừng mong đợi những gì trên lớp dạy sẽ giúp bạn tự tin làm được, muốn làm được bắt buộc các bạn phải tự tìm hiểu hoặc đọc thêm vì trên lớp thầy sẽ chỉ giảng những điểm mấu chốt.
Những lưu ý:
  • Tiền mua được khóa học nhưng không mua được kiến thức – đừng bỏ tiền ra đi học hết khóa này đến khóa khác. Học khoảng 2 khóa là biết bạn có hợp không rồi.
  • Bạn đi học là trả tiền để được hỏi, hỏi nhiều vào, ra khỏi lớp mà nhờ mấy ông thầy này tư vấn sẽ rất đắt tiền.
  • Nên học những khóa riêng biệt cho một công cụ của Digital Marketing. Đừng tham học nguyên bộ Digital Marketing vì học quá nhiều đến lúc học xong cũng chưa rõ cái gì cả.
  • Luôn làm bài tập về nhà một cách cực kỳ nghiêm túc, tự mày mò ở nhà rồi lên lớp hỏi thầy thêm.
Cho dù bạn đi học tại các trung tâm bạn cũng phải luôn tự học thêm, khi bạn đi học thường sẽ được chia sẻ một số bí quyết rất hữu dụng cho bạn sau này.
3. Tự học Digital Marketing
Tự học không dễ, mình cũng từng như vậy và đã phải mất 5 năm mới nắm được một số kinh nghiệm, kiến thức nhất định , Nhưng nếu bạn có đam mê thì tự học là một cách rất hay để bạn từ từ khám phá những điều thú vị của Digital Marketing mà chỉ có tự học mới đem lại cho bạn cảm giác đó.
Steve Job’s từng phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp của đại học Standford, bài phát biểu này đã truyền cảm hứng cho mình rất nhiều, và mình tin là các bạn cũng nên tìm cho các bạn một công việc mà các bạn yêu thích để khởi đầu hoặc chuyển hướng.
Your work is going to fill a large part of your life, and the only way to be truly satisfied is to do what you believe is great work. And the only way to do great work is to love what you do. If you haven’t found it yet, keep looking. Don’t settle.
4. Làm sao để tự học, bắt đầu từ đâu?
Mỗi người mà mình biết đều có cách tiếp cận và học khác nhau, mình khuyên các bạn hãy chọn cho mình một công cụ của Digital mà bạn thích để theo đuổi.
Nếu vẫn chưa biết bạn thích gì trong Digital Marketing – Hãy bắt đầu với việc tự làm website bằng mã nguồn mở. Sau khi làm (hiểu) được cách website (vận hành) thì coi như các bạn đã đủ đam mê và có vốn để đi tiếp rồi. Tuy nhiên nếu bạn không làm được website hãy cứ học những thứ khác từ từ biết đâu bạn có con ra con đường riêng của bạn.
Bây giờ (thường khoảng 1-6 tháng từ lúc bạn tìm hiểu về website) đã đến lúc bạn chọn cho mình một trong các công cụ của Digital Marketing để chính thức bắt đầu, hãy chọn một công cụ đem lại cho bạn khả năng được thực hành (được làm thực tế) nhiều nhất có thể.
5. Thang điểm về độ khó các công cụ Digital
(Cảm nhận cá nhân, vui lòng đừng yêu cầu mình chứng minh, đây là đánh giá độ khó của một công cụ và không phải là đánh giá mức độ thông minh của người đang làm các công cụ này):
  • Website (3) (10) – dễ để làm một website mã nguồn mở và hiểu cách vận hành, khó khi làm những tính năng đặc biệt.
  • Content (6,5) – Muốn tự học content, cách viết không khó nhưng bạn cần 1 chút năng khiếu.
  • SEO (8,5) – Khó đấy nhưng học xong bạn sẽ xử lý được tất cả các công cụ còn lại rất dễ (trừ content) do khả năng tìm kiếm thông tin của bạn cũng rất siêu phàm sau khi làm seo giỏi, ngoài ra SEO cũng là đối tượng được săn đuổi rất nhiều.
  • SEM (5) – Khá khó khi các bạn bắt đầu nhưng qua được mấy thứ về nghiên cứu từ khóa thì sau này sẽ dễ học.
  • Email Marketing (5) (8) – Khá đơn giản để bắt đầu (5) nhưng muốn thành người giỏi (8) thì rất khó khăn và đòi hỏi phải hiểu nhiều thứ liên quan.
  • Online PR (7): Cũng như content nhưng phải biết cách mở rộng quan hệ, giao lưu nhiều.
  • Quảng cáo Banner (3)(8): rất dễ nếu bạn muốn mua, chạy, hiểu được nó, rất khó nếu bạn muốn tối ưu nó.
  • Social Media Marketing (4)(8): Dễ tiếp cận (4) nhưng cũng khó để thành công nếu bạn không có 1 chút năng khiếu giao tiếp.
  • Mobile Marketing (7) : Cần bạn hiểu nhiều về hành vi người dùng với mobile và những thứ liên quan đến copy, user experience…căng lắm :).
  • Web Analytics (9): Rất khó vì nếu bạn không hiểu các công cụ khác lúc này sẽ chẳng biết thống kê cái gì, report cái gì, thế nào là tốt, thế nào là xấu…rất ít tài liệu tiếng việt, nhiều khi nhìn vào mấy đoạn code mà nản nhưng đây là phần rất rất thú vị.
Bạn nên chọn nếu:
  • Bạn rất thích (hoặc rất muốn thử).
  • Khả năng bạn thực hành rất cao và rất nhiều.
  • Phù hợp với nguồn tài chính hiện có của bạn

Bắt đầu với một số công cụ của Digital

Lý thuyết về Digital có rất nhiều trên mạng nhưng điểm quan trọng là phải thực hành thật nhiều, do đó trong quá trình làm đừng ngại việc làm miễn phí cho ai đó, đừng nghĩ mình bị bóc lột…cố gắng cày.
1. Cách làm website bằng mã nguồn mở
Rất nhiều bạn bè, team member của mình đã và đang thành công trong lĩnh vực Digital đều có cách tiếp cận riêng nhưng đều biết làm website bằng mã nguồn mở hoặc một số kiểu website khác.
Biết làm website không có nghĩa là bạn phải biết lập trình hay thiết kế, bạn có thể bắt đầu bằng việc làm blog (nên dùng WordPress blog) sau đó từ từ bạn học cách website/blog vận hành, mối liên quan code và cơ sở dữ liệu, giao diện …và từ từ bạn sẽ tự làm được một website cho bản thân bằng mã nguồn mở (WordPress là lý tưởng nhất, Joomla cũng dễ học).
Các bạn đừng xem nhẹ website vì gần như tất cả mọi hoạt động Digital Marketing đều chạy quanh website nên nếu bạn không biết làm website bằng mã nguồn mở cũng nên hiểu được cách một website vận hành và các thành phần của nó là gì, chỉ có như vậy bạn mới có thể thành công trong Digital marketing.
Hãy lưu ý là học cách website vận hành, mối liên hệ giữa mã nguồn (code), cơ sở dữ liệu, giao diện, hosting còn các phần nào liên quan đến cách lập trình hãy bỏ sang một bên.
Đây chính là cách mà mình đã từng đi và đã qua được: khi còn đi học mình không có internet phải lên lầu năm của trường bắt sóng wifi của mấy nhà kế bên, không có tài liệu tiếng việt, cũng không biết rằng mình có thể làm website vận hành ngon lành mà không cần biết lập trình, cũng không biết website sẽ giúp gì cho cuộc đời mình sau này. Đó chính là những thứ các bạn hơn hẳn mình, vậy tại sao các bạn không làm được?
Nếu các bạn không thể qua được bước làm website này thì cũng đừng nản vì đơn giản là bạn khác mình và khác nhiều người khác, hãy đọc tiếp bên dưới có thể bạn sẽ thấy con đường riêng của bạn.
Bạn sẽ không phải là người lập trình hay làm toàn bộ trang web khi bạn làm Digital Marketing nhưng bạn cần và luôn làm việc với Lập trình viên, thiết kế và các bộ phận khác liên quan đến web để mô tả cho họ về mục tiêu của marketing. Những kiến thức cơ bản về cách website vận hành, những giới hạn của HTML, CSS hay một ngôn ngữ lập trình nào đó sẽ giúp bạn mô tả và “nhờ vả” một cách hiệu quả hơn.
2. Bắt đầu với SEO (Search Engine Optimization):
Sau khi mình làm xong một website cho ông anh nhưng tìm mãi trên Google mà không thấy website của mình đâu, từ đó mình bắt đầu tìm hiểu về SEO.
Ban đầu mình tìm kiếm (search) vòng quanh xem tại sao website lại hiển thị khi mình search gì đó trên Google và tại sao một website không xuất hiện khi người dùng tìm kiếm, cách cho Google biết một website đang tồn tại trên internet, rồi mình tìm hiểu tiếp SEO bao gồm những phần lớn nào, trong mỗi phần lớn có những phần nhỏ nào, cách các phần này tương tác với nhau, cách tối ưu các phần này cho SEO như thế nào.
Trong quá trình làm mình sẵn sàng thử bất cứ thứ gì mình đọc được không sợ là đúng hay sai, sau đó đọc thêm để từ từ hiểu ra như vậy là đúng hay sai. Lúc đó mọi thứ mình làm và tối ưu đều dùng website mã nguồn mở Joomla và các plugin của nó.
Hãy bắt đầu học SEO bằng cách học làm website bằng WordPress (không khó ), sau đó đọc cuốn sách này: SEO Starter by Google, và có thể tìm cuốn SEOBOOK để đọc hoặc một cuốn nào phù hợp với bạn, đọc sách với SEO là khá quan trọng vì SEO có rất rất nhiều chi tiết nên bạn cần tổng hợp và học theo một định hướng rõ ràng.
Một số từ khóa mình hay search trong thời kỳ này:
  • Website is not showing up on Google search
  • How to let Google know my website
  • What is Google
  • How Google work
  • What’s title, description, keywords
  • How to submit website to Google
  • How to choose the right keywords
  • Những nguồn tham khảo thông tin:
  • Moz.com
  • Backlinko.com
  • SEO Book (ebook)
  • Art of SEO – Đừng đọc cuốn này (không phù hợp để bắt đầu)
3. Bắt đầu với SEM (Search Engine Marketing):
Mình định nghĩa SEM ở đây đơn giản là quảng cáo trên Google (sau này giỏi rồi bạn hãy tìm hiểu thêm để hiểu rộng hơn).
Khi bắt đầu học SEM mình may mắn được training từ một công ty, từ đó giúp mình hiểu được những thứ cơ bản và cách vận hành, ngoài ra lúc này mình đã làm SEO được khá lâu nên việc nghiên cứu từ khóa cũng như viết đoạn quảng cáo không có gì khó khăn nữa, chỉ mơ hồ mãi về làm sao để tối ưu quảng cáo và những thứ nâng cao cần học là gì, ngoài ra còn gặp khó khăn về việc không có nhiều tiền để chạy khi mới bắt đầu học.
Về bản chất SEM theo định nghĩa đơn giản trên của mình thì chỉ là một phần mềm quản lý quảng cáo do Google tạo ra, và phần mềm thì luôn luôn có những nguyên tắc sử dụng, hướng dẫn sử dụng, điều khoản sử dụng được viết rất đầy đủ chi tiết kèm theo video hướng dẫn chính thức từ Google, nên nếu bạn có tiền để chạy SEM thì:
Hãy tìm hiểu làm sao để chọn từ khóa phù hợp với mục tiêu quảng cáo của bạn.
Hãy tìm hiểu về những giới hạn hướng đối tượng của Google Adwords.
Hãy tìm hiểu điểm chất lượng và định nghĩa click, impression
Hãy chạy càng nhiều Campaign càng tốt (tốn tiền của bạn hoặc của người khác).
Hãy bắt đầu bằng đọc cái này: Google Adwords Help sau đó cố gắng vận dụng mối quan hệ và ngỏ ý muốn chạy thử SEM cho một ai đó với số tiền nhỏ (bid thấp) để hiểu rõ hơn lý thuyết…sau khi chạy ads một thời gian bạn nên thi cái này: Google Adwords Cetificate thi thì miễn phí nhưng nếu bạn vượt qua được cả 3 kỳ thi của Google thì lúc đó bạn sẽ không còn lo về cơm ăn, áo mặc, việc làm…nữa (tại thời điểm này).
Phần SEM này quan trọng nhất là bạn chạy nhiều Campaign và chạy nhiều tiền, từ đó sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm.
Những từ khóa mình search khi bắt đầu:
  • Google adwords account structure
  • Google adwords targeting option
  • Google adwords ads format
  • Google adwords limitation
  • Google adwords quality score
  • Google adwords best practice/ tips & trick
Những nguồn tham khảo, hỏi:
  • Google adwords help
  • Google Adwords community (hỏi đáp rất nhanh được trả lời)
  • Youtube
4. Bắt đầu với Social Media Marketing
Trước tiên bạn nên học về cách thực thi trên các kênh Social Media bằng việc sử dụng các kênh này hàng ngày để hiểu được tính năng và giới hạn của nó.
Sau khi hiểu được cách các kênh Social Media vận hành ra sao bạn hãy thử làm người khác chú ý hơn đến bạn, dụ dỗ họ tương tác với bạn nhiều hơn, đó cũng thường là mục tiêu của Social Media Marketing: Tương tác với người dùng nhiều hơn.
Hãy thử tạo cho mình 1 fanpage (hoặc xin làm cho một ai đó) về lĩnh vực bạn yêu thích rồi tìm mọi cách để tăng like và tương tác cho fanpage đó, bạn sẽ rút ra được nhiều điều và đừng ngại kể về thành công/ thất bại khi bạn làm fanpage này (kể cả phương pháp “black-hat” – biết để tránh).Lưu ý rằng ở Việt Nam rất ít doanh nghiệp dùng Twitter.
5. Bắt đầu học Email Marketing
Do có một thời gian làm một Project về tài khoản và người dùng tại Project Lana, trong Project này mình phải xử lý tất cả vấn đề user gặp phải khi đăng ký, đăng nhập, kích hoạt…nên phải xử lý các vấn đề về gửi mail, cách hệ thống mail vận hành, cách các spam filter hoạt động, cơ chế chặn mail, tần suất gửi và những thông tin trả về sau khi gửi mail có ý nghĩa gì…
Ngoài ra khi làm ở VietnamWorks mình cũng phụ trách toàn bộ về hệ thống Email bên đây nên ngoài những thứ về hệ thống mình bắt đầu đào sâu hơn về cá nhân hóa, về các hệ thống (công cụ) gửi mail, các lưu ý khi chuyển đổi hệ thống mail.
Khi làm email các bạn cũng nên tìm hiểu thêm về tâm lý người dùng để “dụ” được người dùng đưa email của họ cho bạn, khi hiểu tâm lý người dùng rồi bạn cũng nên biết 1 chút về web và các giới hạn để việc lấy email người dùng dễ hơn.
Các lưu ý:
  • Không nên mua những dữ liệu email trôi nổi
  • Email Marketing không chỉ là gửi mail mà còn bao gồm những chương trình hợp tác với đối tác.
  • Quá trình thực thi Email marketing đòi hỏi hiểu biết về cách website vận hành, cách hệ thống internet vận hành
  • Công cụ gửi mail không quan trọng bằng cách gửi
  • Một số từ khoá để bắt đầu:
  • Email marketing audit
  • Personalize email marketing
  • DKIM, SPF, IP
  • How Email Provider filter email
  • How ISP filter email
  • How to increase email sign-up
Một số nguồn:
  • Mailchimp blog
  • http://www.marketingsherpa.com/
6. Bắt Đầu Với Web Analytics
Web Analytics trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có vai trò khá mờ nhạt nhưng mình tính trong vài năm nữa đây cũng sẽ là một phần được rất nhiều người chú trọng phát triển.
Mình đã bắt đầu với Analytics web từ năm 2009 để xem các chỉ số của SEO, dần dần mình tìm hiểu thêm dùng Web Analytics để đánh dấu các đường link trong một chiến dịch quảng cáo nhằm đo hiệu quả của chiến dịch đó chính xác hơn (mất khoảng 1 năm để hiểu phần đánh dấu link này – URL Tagging), sau đó làm việc nhiều hơn với SEO cũng dẫn đến việc mình làm việc nhiều hơn với Ananlytics và dần dần hiểu rõ hơn các phần nâng cao của nó.
Sau đó có một thời gian làm về Web product tại Project Lana đòi hỏi mình cần tìm hiểu nhiều hơn, chi tiết hơn về hành vi người dùng, lúc này mình bắt đầu tìm hiểu thêm về các công cụ analytics real-time và cách dùng event tracking, custom demensions …
Web Ananlytics sẽ tự đến với bạn khi bạn tìm hiểu các công cụ khác của Digital Marketing.
Lưu ý:
Web Analytics ở Việt Nam chủ yếu dùng Google Analytics và bạn chỉ nên học khi bạn cần biết hiệu quả của một công cụ khác trong chiên dịch Marketing.
Với các bạn đang đi làm các bạn hãy tìm hiểu các định nghĩa về Sessions, user, bounce rate, page view… các định nghĩa sẽ giúp bạn không còn mơ hồ khi đọc các report.
Một số nguồn tham khảo:
  • Cutroni blog (Một trong các super start về Analytics làm việc cho Google)
  • http://www.kaushik.net/ (Siêu nhân này cũng làm việc cho Google)
  • MOZ.com
7. Content (nội dung)
Mời các bạn cùng xem phần chia sẻ của chị Thuỷ Trịnh – Content Manager – Project Lana
Các chuyên gia marketing cho rằng “Content is the King”, nhưng với mình thì “Content is the Queen” mới là một hình ảnh đủ để những “newbie” hình dung về nó. Vì content xét về khía cạnh nào cũng giống như một “nữ hoàng”:
  • Câu chữ cần trau chuốt, chỉnh chu, chính xác nhưng phải thật sự gần gũi thì mới đi vào lòng người với đủ mọi tầng lớp “thần dân” (người đọc)
  • Nội dung phải đủ sức mạnh, phải “power” nhưng lại mềm mại như lời một nữ hoàng mới tác động vào não của người nghe/đọc
Một nữ hoàng thì luôn luôn đẹp. Nội dung của bạn cũng cần phải đẹp. Đẹp và thực tế.

Đối với những bạn mới bắt đầu làm content marketing, điều đầu tiên là nghiên cứu kỹ lưỡng insight của người đọc, của khách hàng. Phải biết họ muốn nghe gì, đọc gì, thích gì trong ngay cái thời điểm mà bạn làm content thì từ đó bạn mới có thể xác định thông điệp của mình nên chuyển tải theo cách nào. Làm content là làm công việc chuyển tải thông điệp. Chỉ đơn giản vậy thôi. Nếu bạn vừa làm content vừa làm creative thì chúc mừng bạn, bạn chắc chắn sẽ giữ được trái tim của khách hàng. Marketing 3.0 là chinh phục trái tim khách hàng và người duy nhất có thể chinh phục trái tim dù sắt đá nhất sẽ là “nữ hoàng content”.
Thực tế hơn một chút, bạn hãy cầm viết lên và chuyển tải thông điệp sau đây đến với 3 người bạn thân thiết nhất của bạn: Tôi muốn trở thành một copywiter.
Bạn làm thế nào để tất cả những người bạn ấy đều muốn trở thành 1 copywriter như bạn thì bạn đã thành công bước đầu tiên “hành nghề”.
Bạn muốn bắt đầu làm việc về Digital Marketing ngay hôm nay?
Đọc tiếp »