Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Chiến Lược Marketing Hỗn Hợp 4P (marketing mix)

Chiến lược marketing về cơ bản thường được triển khai chung quanh 4 yếu tố, thường được gọi là 4P cho dễ nhớ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion) và Kênh phân phối (place).

Tuỳ vào tình hình thực tế của thị trường mà người ta vận dụng một hay nhiều yếu tố để thực hiện chiến lược thị trường.

Các doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là sản phẩm dịch vụ thường có xu hướng triển khai từ 4 yếu tố chính nầy thành 7 yếu tố để phản ánh sự chú tâm của mình đối với sự đặc thù của sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion), Kênh phân phối (place), Con người (people), Qui trình (process) và Chứng minh thực tế (physical evidence).


Dưới đây là một số giải pháp cơ bản về chiến lược marketing được triển khai từ 4P.​

1. Sản phẩm. 

  • Phát triển dải sản phẩm
  • Cải tiến chất lượng, đặc điểm, ứng dụng
  • Hợp nhất dải sản phẩm
  • Quy chuẩn hoá mẫu mã
  • Định vị
  • Nhãn hiệu
2. Giá

  • Thay đổi giá, điều kiện, thời hạn thanh toán
  • Áp dụng chính sách hớt bọt (skimming)
  • Áp dụng chính sách thâm nhập (penetration)
3. Truyền thông

  • Thay đổi nội dung quảng cáo hoặc khuyến mại
  • Thay đổi định vị cho thương hiệu (tái định vị)
  • Thay đổi phương thức truyền thông
  • Thay đổi cách tiếp cận
4. Kênh phân phối

  • Thay đổi phương thức giao hàng hoăc phân phối
  • Thay đổi dịch vụ
  • Thay đổi kênh phân phối
Phần triển khai thêm đối với sản phẩm dịch vụ.

5. Con người. 

  • Bổ sung nhân lực có đủ kiến thức, kinh nghiệm cần thiết mà công việc đòi hỏi.
  • Huấn luyện bổ sung để nâng cao chuyên môn về kiến thức sản phẩm khi có sản phẩm mới
  • Chuẩn hoá dịch vụ khách hàng
  • Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc thông qua nhận xét của khách hàng về mức độ hài lòng
6. Qui trình.

  • Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO ... nhằm chuẩn hoá qui trình và tăng hiệu quả.
  • Cải tiến, rút ngắn qui trình nhằm tạo ra tiện lợi hơn cho khách hàng như qui trình đặt hàng, qui trình thu tiền, qui trình nhận hàng, qui trình bảo hành ...
  • Đầu tư thiết bị, công nghệ mới, thải hồi thiết bị, công nghệ cũ lạc hậu.
7. Chứng minh cụ thể
Các cơ sở hạ tầng như trụ sở, văn phòng giao dịch, trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm bảo hành, điểm phục vụ.
Ngoài ra còn có một số lựa chọn chiến lược marketing khác như:

  • Cải tiến hiệu quả điều hành hoạt động
  • Cải tiến hiệu quả hoạt động marketing
  • Cải tiến các thủ tục hành chính
  • Hợp lý hoá hệ thống sản phẩm
  • Rút lui khỏi thị trường đã chọn
  • Chuyên sâu về một sản phẩm hay thị trường
  • Thay đổi nhà cung cấp
  • Mua lại phương tiện sản xuất kinh doanh
  • Mua lại thị trường mới
    ...
"Bí quyết kinh doanh nằm ở chỗ ... biết cái điều mà người khác không biết"​

http://vnecon.vn/threads/chien-luoc-marketing-hon-hop-4p-marketing-mix.11186/#ixzz1uxKdzCPM
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Lập kế hoạch Marketing theo quy trình 5W+1H

Có rất nhiều phương pháp lập kế hoạch Marketing khác nhau như mô hình RSTPMMIC của Kotler hay mô hình SOSTAC hay Business Model Canvas… nhưng 5 Vợ + 1 Chồng là mô hình dễ hiểu và chính xác nhất.
Đầu tiên cần xác định : Mục tiêu Branding/ Sales sau đó xác định
WHO : Khách hàng tiềm năng của bạn là ai? 
+ Ai là người mua, Ai là người sử dụng, Ai là người ảnh hưởng đến người quyết định mua hàng.
+ Ai là người phân phối, ai là End User?
+ Loại hình B2b hay Services hay Products?..
+ Phân khúc : Cao cấp, Trung bình hay thấp cấp? -> Cái này quyết định giá bán, kênh phân phối, Bao bì và kênh truyền thông phù hợp.
WHERE : Khách hàng ở đâu?
+ Khách hàng sẽ mua hàng chủ động hay bị động?
+ Những địa điểm nào khách hàng tập chung đông nhất?
+ Khu vực nào phù hợp với sản phẩm và mức giá của bạn?
+ Những kênh phân phối nào sẽ là nơi chính để khách mua hàng?
+ Những kênh truyền thông nào dễ tiếp cận nhất theo chủ động (Google/CC/Youtube) hay bị động (Facebook, Forum, Mass media/OOH/Printed….)?
+ Customer Journey (Hành vi mua hàng) đi như nào? AIDA hay AISAS ?
WHEN : Thời điểm bùng phát, cơ hội ăn hàng hoặc dễ truyền thông nhất?
+ Ngày lễ nào?
+ Dịp nào?
+ Ngữ cảnh xã hội nào?
+ Ngữ cảnh văn hóa nào?
+ Ngữ cảnh vùng miền nào?
WHAT ? : Đặc điểm sản phẩm và giá trị của đặc điểm
+ Sự mới mẻ
+ Tính hiệu quả
+ Chuyên biệt hóa
+ Có khả năng thực hiện công việc nào đó độc đáo
+ Thiết kế đẹp, Giá trị cảm nhận, bao bì…
+ Giá trị thương hiệu/ vị thế / Thương hiệu Quốc gia
+ Giá cả khi so sánh
+ Giúp giảm chi phí
+ Giảm thiểu rủi ro
+ Dễ tiếp cận, dễ sở hữu, giao hàng, thanh toán, hướng dẫn sử dụng…
+ Thuận tiện hơn cho khách
WHY ? Những vấn đề gì mà khách hàng quan tâm ?
  • + Vấn đề lý tính sản phẩm :
    Hiệu quả hơn,
    Có khả năng làm tốt 1 tính năng gì đó, dễ sử dụng hơn…
    Giúp tiết kiệm thời gian hay công sức hoặc chi phí,
    Dễ sở hữu, dễ mua, giao hàng, bảo hành, thanh toán, hướng dẫn…
    Làm khách thoải mái thuận tiện hơn
    Cảm nhận chắc chắn, chất lượng hơn,
    Được giảm giá khuyến mãi, tặng quà.
+ Vấn đề về giá trị cảm tính :
  • Giá trị cấp bách, thời vụ, thời tiết, ngữ cảnh xã hội, cảm xúc trạng thái, Tò mò dùng thử : Giải quyết nhu cầu cấp bách
  • Giá trị niềm tin: Do thương hiệu đó làm tốt nhận diện và định vị khác biệt, Niềm tin về xuất xứ, về đòn bẩy do khách hàng cũ và các loại đòn bẩy khác
  • Giá trị cảm tính phe phái, bầy đàn, xếp phía: Được coi là loại xếp hạng nào (Phân khúc khách hàng hoặc văn hóa vùng miền….)
  • Giá trị cảm tính giải quyết lo lắng, sự mất mát, đe dọa và sản phẩm sẽ đáp ứng được.
  • Giá trị cảm tính tương lai, lợi ích tương lai – chi phí cơ hội, hậu mãi, chăm sóc khách hàng, bảo hành…
  • Giá trị cảm tính cái tôi, sự tôn trọng,  triết lý sống: Thể hiện bản thân và sự tôn trọng
  • Giá trị liên tưởng gia tăng: Các giá trị mang tính liên tưởng, tỉnh cảm thương hiệu…
+ Những vấn đề lo ngại và cản trở khách hàng mua hàng :
Cần phải liệt kê các vấn đề của nhãn hàng để truyền thông xử lý các vấn đề vướng mắc
+ Tìm ra Key message hay thông điệp cốt lõi – Sự khác biệt từ What và Why làm sao để nó là USP (Unique Selling Point) hoặc ít nhất là Dễ phân biệt với đối thủ. Thông điệp cốt lõi cần giúp khách hàng yêu thích nó và sẵn sàng rút ví trả nhiều tiền hơn.
+ Tìm ra Key visual : Hình ảnh thương hiệu dễ khác biệt/ phân biệt với đối thủ để khách hàng dễ nhận ra, dễ nhớ và tạo ra niềm tin thương hiệu – Một giá trị rất quan trọng.
Khảo sát thị trường để nghiên cứu 5W 
+ Nghiên cứu đối thủ  xem 5W+1H của đối thủ
– Key message và Key visual của đối thủ trong content Brand
– Các lợi ích của đối thủ trong content bán hàng
– Các kênh mà đối thủ triển khai Branding/ Sales
– Tìm điểm yếu và điểm mạnh của đối thủ
+ Nghiên cứu Volume thị trường : Theo phân khúc và thị trường mục tiêu (Who, Where, When)
+ Nghiên cứu chúng ta : Liệu các giá trị của sản phẩm chúng ta có thực hiện được và đối thủ khó bắt chước lâu dài hay không? Các nguồn lực để đảm bảo chiến lược cạnh tranh của chúng ta là OK.
HOW : Ý tưởng bán hàng và Ý tưởng truyền thông thương hiệu
+ Từ Key Message và Key visual sẽ ra Chiến lược thương hiệu – Ý tưởng truyền thông
+ Từ các Value WhatWhy sẽ ra ý tưởng cho Chiến lược bán hàng.
Các bạn muốn hiểu thật kỹ và áp dụng thật tốt thực tế cho Doanh nghiệp của mình thì nên tham dự Nhóm thực thi Plan Marketing tại các lớp học về Digital Marketing của Vinalink Academy tại Hà Nội và TPHCM ở đây >>
Đọc tiếp »

12 Nghiệp Vụ Bắt-Buộc-Phải-Biết Trong Marketing

Bài viết được thực hiện bởi Think Markus, một đối tác của Inbound Cafe.(Nếu bạn muốn xem bản gốc, hãy nhấp liên kết này)
Bài trước, Markus đã nhắc đến “12 nghiệp vụ bắt-buộc-phải-biết trong Marketing” sẽ được học và thực hành đầy đủ ở khoá Marketing Thinking 26. (Link: http://bit.ly/1SYrQpj)
Vậy cụ thể 12 nghiệp vụ đó là những gì? Hãy tìm hiểu trong album với ví dụ về case study sữa chua trà xanh TH true MILK nhé.
(***Case study này được phân tích minh hoạ dựa trên thông tin đầu vào từ báo chí. Đây không phải case studies từ nội bộ TH true MILK.)

1. Tính độ lớn thị trường (Market Size)

12 nghiệp vụ bắt-buộc-phải-biết trong Marketing
Market Size-Độ lớn thị trường
Mọi quyết định đều phải bắt nguồn từ research. Nghiệp vụ bắt buộc phải biết đầu tiên trong marketing chính ra tính độ lớn (hay dung lượng) thị trường. Tính độ lớn thị trường để làm gì? Để xác định thị trường mà chúng ta nhắm đến có tồn tại thực không. Nếu có, độ lớn của nó là bao nhiêu người dùng, tần suất dùng của họ ra sao… để quyết định xem có đáng đầu tư tiền bạc hay không.
Lấy ví dụ casestudy của sữa chua trà xanh TH true MILK, sau đây là thống kê về độ hấp dẫn của thị trường:
Thị trường sữa chua (sữa chua ăn và sữa chua uống) đạt xấp xỉ 245 nghìn tấn, tương đương 10,5 nghìn tỷ đồng năm 2013. Trong tương lai không xa, đến năm 2017 con số này ước tính sẽ tăng lên 500 nghìn tấn, tương đương hơn 25 nghìn tỷ đồng. (Theo brandsvietnam)
Hiện nay, so với các nước trên thế giới, tỷ lệ sử dụng sữa chua so với sữa ở Việt Nam còn rất thấp. Đơn cử tại Pháp tỷ lệ này là 80:20, ở Singapore là 70:30 hay Thái Lan đạt 50:50. Trong khi đó, tỷ lệ ở Việt Nam chỉ khoảng 20:80. […] Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán VPBank, sữa chua là mặt hàng khá tiềm năng, có mức tăng trưởng mạnh trên 30% so với sản phẩm sữa khác. (Theo VnExpress)
Từ đó, có thể thấy thị trường sữa chua ở Việt Nam rất có tiềm năng phát triển và dung lượng thị trường lớn, đáng để đầu tư. Tuy nhiên, sân chơi ấy đang có những ai và liệu sữa chua TH có thể chen chân vào không? Để trả lời câu hỏi đó ta cần tính được thị phần của từng đối thủ.

2. Tính thị phần (Market Share)

12 nghiệp vụ bắt-buộc-phải-biết trong Marketing
Market Share – Thị Phần
Khi nghiên cứu thị trường, chỉ tính market size là chưa đủ mà còn phải đi tìm market share.
Tính được market share sẽ trả lời cho câu hỏi: thị trường có dễ tham gia hay không? Doanh số năm nay tăng là nhờ tăng lên cùng thị trường 1 cách tự nhiên, hay nhờ lấy được thị phần của đối thủ? Liệu có sự thay đổi nào trong cạnh tranh? Nói tóm lại, tính được market share, doanh nghiệp sẽ biết được mình đang ở đâu trong thị trường và thị phần của mình đang lớn lên hay nhỏ đi so với các đối thủ cạnh tranh
VD: Thị trường sữa chua Việt Nam trước đây dường như là sân chơi riêng của Vinamilk, tuy nhiên thị phần đang có sự phân chia lại. Nếu trước đây Vinamilk nắm giữ 90% thì nay, theo báo cáo mới nhất của Euromonitor International, hãng này chỉ còn giữ 73%. Bên cạnh đó, thị phần của các hãng sữa chua khác là: TH true MILK chiếm 10%, IDP 6% năm 2015. (Theo VnExpress)
Ta thấy rằng thị trường sữa chua đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ông lớn. Vinamilk đang dần dần phải nhường thị phần của mình cho các đối thủ. Cạnh tranh cũng khiến cho độ lớn thị trường ngày càng được mở rộng. Đại diện Vinamilk từng chia sẻ với báo chí: “Thay vì cạnh tranh thị phần của một chiếc bánh nhỏ, hãy cùng làm chiếc bánh đó to lên. Khi đó mọi người đều được hưởng lợi”.
Nghe thì dễ nhưng để tính được Market size và Market share cần phải làm như thế nào? Câu hỏi này sẽ được giải đáp rất chi tiết và được thực hành tối thiểu 3 lần trong khoá Marketing Thinking 26 bạn nhé!

3. Đọc báo cáo thị trường (Market Report)

13087900_1141651195865762_1606881275813088292_n
Đọc market report là nghiệp vụ quan trọng tiếp theo khi nghiên cứu thị trường. Ở đó, chúng ta có thể tìm thấy được các thông tin quan trọng: Độ lớn, tốc độ tăng trưởng của thị trường, số đối thủ cạnh tranh và thị phần được phân chia như thế nào…
VD: Nhìn vào biểu đồ bên (1 phần của market report) ta có thể thấy được sự cạnh tranh trong thị trường sữa chua. Tháng 05/ 2015 mặc dù thị phần của Vinamilk đã giảm so với vài năm trước đó tuy nhiên vẫn ở mức rất cao (nhận biết: 95%, sử dụng: 66%). Đứng thứ 2 là TH true MILK với độ nhận biết tới 80% nhưng mức độ sử dụng mới chỉ ở mức 10%. Nguyên nhân là bởi người tiêu dùng vẫn chưa thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm từ Vinamilk.
(Theo DI Marketing)

4. Phân đoạn thị trường (Segmentation)

13177804_1141651225865759_795480685418731377_n (1)
Để cạnh tranh, sữa chua TH cần tìm ra phân khúc phù hợp nhất với mình. Phân đoạn là cách phân chia thị trường thành những đoạn nhỏ hơn để lựa chọn phục vụ. Có thể phân đoạn theo nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, địa lý, thu nhập….) hoặc theo nhu cầu (giá cả, mục đích sử dụng, thị hiếu …)
VD: Thị trường sữa chua có thể phân theo độ tuổi: trẻ em (dưới 18 tuổi), người lớn (18-25, 26-30 hoặc trên 30); theo giới tính: nam, nữ; theo thu nhập: thấp, trung bình, khá và cao; theo mục đích sử dụng: làm đẹp, giảm cân, tốt cho hệ tiêu hoá…
Các hãng sữa chua thường sản xuất nhiều dòng để phục vụ cho nhiều nhóm đối tượng với các nhu cầu khác nhau. VD: sữa chua TH có các dòng: sữa chua ăn, sữa chua uống, sữa chua uống có men sống…

5. Chọn thị trường mục tiêu (Target Market)

13091930_1141651275865754_2440967672549430005_n
Sau khi phân đoạn, nghiệp vụ tiếp theo là lựa chọn 1 thị trường mục tiêu. Nếu bạn không đủ nguồn lực để phục vụ toàn bộ thị trường, việc lựa chọn được phân đoạn thị trường phù hợp là vô cùng cần thiết, giúp đạt hiệu quả cao nhất với nguồn lực hiện có.
VD: Tại Việt Nam, TH true MILK thành công với chiến lược khác biệt hoá và Market Leading, cạnh tranh với Vinamilk bằng cách khai thác thị trường ngách: phân khúc cao, thu nhập trung bình khá trở lên, chủ yếu tập trung vào đối tượng có nhu cầu về sữa “sạch” chất lượng cao.
Một thị trường tuy ngách (sữa vừa tươi vừa sạch) nhưng tiềm năng phát triển cực lớn. Khi tới năm 2015, tỉ trọng sữa tươi và sữa bột ở VN vẫn là 30/70. Trong khi ở Hàn Quốc tỉ lệ này đã là 70-30. Ta thấy đây là một con số rất hấp dẫn cho “ngách” này.
Riêng với sản phẩm sữa chua, TH true MILK xác định là: “dùng được cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, nhưng thích hợp nhất với khách hàng độ tuổi từ 20 tới 35.” (Theo Dân trí) Với nhóm đối tượng này, sữa chua TH sẽ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của người dung khi nghĩ tới sữa chua: làm đẹp, chống oxy hoá và bổ sung vi chất tốt cho sức khoẻ. Ngoài ra, khi đào sâu tìm hiểu insights, TH có thể đáp ứng những insights khác, thú vị và mang tính emotional hơn.
Mời bạn tham khảo tiếp nghiệp vụ Insights để hiểu hơn về sự khác nhau giữa Nhu cầu cơ bản khi mua sữa chua, và insights mà TH lựa chọn.

6. Định vị thương hiệu (Positioning)

13087911_1141651315865750_680465302975894005_n
Thương hiệu là thứ đầu tiên khách hàng nghĩ tới khi nhắc đến sản phẩm của bạn. Định vị thương hiệu giúp sản phẩm có 1 chỗ đứng rõ ràng trong tâm trí khách hàng, khác biệt và nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh bằng 1 yếu tố nào đó.
Sữa nước TH true MILK đã thành công trong việc định vị chữ “sạch” vào tâm trí khách hàng với slogan: “Thật sự thiên nhiên”, “Tinh tuý thiên nhiên trong từng giọt sữa sạch”.
Những yếu tố trên rất khớp với yêu cầu cơ bản về một sản phẩm “sạch” dùng làm thức ăn hằng ngày, có nguồn gốc thiên nhiên như xu thế của nhóm khách hàng mục tiêu.
Phát huy định vị đó và đem áp dụng vào sản phẩm sữa chua trà xanh, TH đã làm thế nào?
Sữa chua trà xanh matcha của TH tiếp tục nhấn mạnh yếu tố “sữa tươi sạch” bằng nguồn gốc sản phẩm:
• Sữa chua trà xanh Matcha của TH làm từ sữa tươi sạch của trang trại TH, không phải làm từ sữa bột như các đối thủ trên thị trường.
• Trà xanh của TH là loại trà Matcha tự nhiên được nhập trực tiếp từ Nhật Bản, không qua xử lý hoá chất, không phải dạng bột trà nhập Trung Hoa giá rẻ tràn lan ngoài thị trường.
=> Từ đó, TH giữ vững định vị Thiên Nhiên, Sạch của mình.
Tuy vậy, nhu cầu của khách hàng mục tiêu ngoài thực phẩm sạch, từ thiên nhiên, còn là làm đẹp, chống lão hoá, bảo vệ sức khoẻ. Điều này TH đã đáp ứng bằng việc giữ nguyên hợp chất chống lão hoá EGCG có trong trà xanh tự nhiên từ Nhật Bản.
Bài học ở đây là: để giữ được định vị, chúng ta cần chứng minh điều đó bằng chính sản phẩm chứ không chỉ là những lời hứa thương hiệu vô nghĩa được truyền bá đầy rẫy trên mạng xã hội.

7. Tìm Customer Insight

13102778_1141651355865746_519669548165294598_n
Khái niệm này hẳn đã quá quen thuộc với nhiều người và ai cũng biết rằng tìm insight là việc quan trọng như thế nào với 1 marketer. Insight của bạn tốt, big idea của bạn sẽ hay, chiến dịch của bạn sẽ thành công và ngược lại. Vì khi nhắm đúng insight tức là bạn đã giải quyết được tốt nhất nhu cầu ẩn giấu của người tiêu dùng. Mà người tiêu dùng được “gãi đúng chỗ ngứa” thì chắc chắn là sẽ ủng hộ cho sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn.
VD: Insight của người tiêu dùng sản phẩm sữa chua TH và trà xanh Matcha sẽ là:
1. Giữa thị trường sữa hỗn loạn hiện nay, người phụ nữ cần 1 sản phẩm từ sữa đảm bảo an toàn tuyệt đối để yên tâm sử dụng, tốt cho sức khoẻ.
=> Điều này bất cứ sản phẩm nào của TH cũng đáp ứng được. Đây chính là các nhu cầu cơ bản.
2. Nhóm khách hàng mục tiêu là nữ còn có nhu cầu làm đẹp da, chống lão hoá. Họ có xu hướng tìm tới đồ ăn, thực phẩm hằng ngày, để tác dụng làm đẹp đến từ bên trong thay vì chỉ sử dụng hoá mỹ phẩm bên ngoài. (Functional Benefit của Insight)
3. Đã là sữa chua, thì ăn phải ngon, không thể ăn bột bột như một số nhãn hàng khác được. Đặc biệt, nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu trung thành của TH thường có vị giác tinh tế, nên “ăn phải ngon” cũng là 1 đặc điểm quan trọng. (Functional Benefit của Insight)
4. Đối với họ, trà xanh Matcha Nhật Bản vừa là loại thực phẩm trendy (có tính trào lưu), mà lại tốt cho sức khoẻ, chống lão hoá. Họ đã quen dung Matcha trong các sản phẩm Trà Sữa, Bánh, Kem… tại các chuỗi cửa hàng đồ uống, quán ăn, tiệm bánh, quán café. Matcha tương trưng cho sự thanh khiết, cảm xúc nhẹ nhàng, tinh tế mà người sử dụng cảm nhận được (Emotional Benefit của Insights)
Dựa trên Insights này ta có thể thấy sản phẩm sữa chua trà xanh với nguồn gốc hoàn toàn thiên nhiên (sữa tươi sạch nguyên chất, lá trà xanh hảo hạng Nhật Bản) và giữ được chất chống lão hoá EGCG cùng nhiều vi chất có lợi khác sẽ đáp ứng được khá đầy đủ cả functional lẫn emotional benefit của Insight.
Từ đó ta cũng có thông điệp truyền thông của chiến dịch (sẽ được phân tích ở các nghiệp vụ sau).

8. Tìm Customer Behaviour

12 nghiệp vụ bắt-buộc-phải-biết trong Marketing
Market Report – Báo Cáo Thị Trường
Nghiệp vụ quan trọng không kém nhưng hay bị bỏ quên chính là tìm behavior của người tiêu dùng. Vì sao phải tìm behavior? Bởi nó sẽ cho chúng ta rất nhiều thông tin quan trọng về khách hàng như: lượng tiêu dùng trung bình, thói quen mua sắm, thời điểm mua và sử dụng, những phương tiện truyền thông thường tiếp xúc, những người có ảnh hưởng đến họ… Nếu không có những thông tin trên, làm sao ta có thể thiết kế sản phẩm phù hợp, đặt quảng cáo đúng chỗ hay khuyến mãi đúng thời điểm…?
VD: Theo biểu đồ, ta thấy 53% người Việt Nam có thói quen mua sữa chua ở cửa hàng tạp hoá, 36% mua ở cửa hàng sữa độc quyền của nhãn hiệu và 35% mua tại siêu thị. Thông tin trên là vô cùng quan trọng với TH true MILK trong việc thiết kế hệ thống kênh phân phối phù hợp.
Ngoài ra, khi 53% số người dùng mua hàng tại cửa hàng tạp hoá, thì đây cũng cần được coi là 1 kênh truyền thông hiệu quả, tương đương với TVC. Nếu bỏ qua việc đầu tư làm POSM và Trade marketing thì khả năng thất bại của 1 sản phẩm mới launching như thế này là khá rõ rệt.

9. Vẽ chân dung khách hàng tiêu biểu (Consumer Portrait)

13139190_1141651419199073_3040569254856330317_n
Chân dung khách hàng được xem như 1 bức tranh tổng quan về người dùng tiêu biểu với những thông tin chính: độ tuổi, giới tính, thu nhập, địa lý, insight và behavior… Đó là phương pháp hiệu quả để bạn xác định và tiếp cận đối tượng tốt nhất, nền tảng để xây dựng kênh truyền thông ở bước tiếp theo.
VD: Chân dung khách hàng mua sữa chua trà xanh TH
– Giới tính: nữ
– Thu nhập: AB (7,5 triệu trở lên)
– Độ tuổi: 20 – 35
– Sống tại thành thị, chủ yêu là các thành phố lớn (Hà Nội, Sài Gòn…)
– Insight: cần sản phẩm từ sữa tươi sạch đảm bảo an toàn tuyệt đối, chất lượng cao. tốt cho sức khoẻ, làm đẹp da, chống lão hoá, thích trà xanh matcha vì cảm giác nhẹ nhàng thanh thiết mà nó mang lại. Ngoài ra, họ muốn ăn sữa chua phải có vị ngon.
– Behavior: mua sữa chua khoảng từ 1 đến 3 lần/tuần, sử dụng hàng ngày, mua tại siêu thị, cửa hàng uy tín để đảm bảo nguồn gốc, thích thử nhiều hương vị khác nhau.
– Media behavior: thường xuyên cập nhật tin từ báo mạng, mạng xã hội, quan tâm đến tin về sức khoẻ, thực phẩm an toàn hoặc phương pháp làm đẹp. Có thói quen sử dụng smartphone rất thường xuyên, xem tivi vào buổi tối, chủ yếu là các chương trình game show giải trí nổi tiếng, các bộ phim truyền hình dài tập…

10. Lựa chọn kênh truyền thông (Media Plan) dựa trên Consumer Portrait

13133354_1141651505865731_3482555872806667956_n
Từ chân dung khách hàng đã xác định được, chúng ta thấy dễ dàng hơn trong việc lựa chọn kênh truyền thông để tiếp cận đối tượng đó. Chương trình có hay đến mấy mà kênh truyền thông chọn sai thì coi như chẳng bao giờ đến với khách hàng mục tiêu được. Sai lầm phổ biển của mọi người là chọn kênh truyền thông quá cứng nhắc, với bất cứ đối tượng nào cũng áp từng ấy kênh (quảng cáo facebook, quảng google, email marketing, tổ chức cuộc thi….) mà không hiểu bản chất.
VD: TH tung ra chương trình dùng thử sữa chua trà xanh matcha tại những nơi người tiêu dùng thường xuyên đến mua các sản phẩm từ sữa như: tạp hoá, siêu thị, cửa hàng tạp hoá trọng điểm và TH true mart. Tại đây, cơ hội tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu là vô cùng cao. Tại các kênh này, Facebook hay Online Marketing là không có giá trị. Chúng ta cần làm Activation + Sampling để kích hoạt bán hàng cũng như gia tăng lượng dùng thử.
Ngoài ra, TH vẫn đẩy mạnh tiếp cận khách hàng qua: PR trên các trang báo lớn (vnexpress, dantri, baomoi, Ngoisao, ….) để đảm bảo độ phủ thương hiệu là tốt nhất với nhóm KH mục tiêu, xây dựng website, đầu tư nội dung có tính viral trên mạng xã hội, đăng print ads trên báo giấy, phát TVC vào những khung giờ đẹp mà khách hàng mục tiêu theo dõi, ví dụ như game show…

11. Lên thông điệp (Message) cho chương trình truyền thông

13173724_1141651559199059_7136423027765552500_n
Thông điệp dường như là linh hồn của chiến dịch truyền thông. Thông điệp cần được suy ra từ insight, copywrite 1 cách đầy lôi cuốn thành slogan và mục đích của thông điệp là làm cho người ta phải: “WOW! Sao nói trúng ý tao quá vậy!”.
VD: Thông điệp của sữa chua trà xanh TH là: “Vị ngon thanh khiết”, xuất phát từ insight của khách hàng là cần sự tươi mát, trong lành, thanh khiết khi dùng sản phẩm. Chữ “ngon” cũng khớp với đặc điểm về khẩu vị tinh tế của khách hàng. Điểm còn thiếu trong slogan này là Matcha. TH đã xử lý rất khéo, khi đưa Matcha vào visual thay vì thông điệp, điều này khiến cho slogan đơn giản, ngắn gọn, không dài dòng.
Những nhu cầu cơ bản như sản phẩm sữa tươi, sạch, nguồn gốc thiên nhiên…. Đã được thoả mãn bởi slogan “Thật sự thiên nhiên” của TH true MILK nói chung.

12. Chọn hình ảnh chủ đạo (Key Visual) phù hợp với thông điệp

13138782_1141651599199055_5635283964321180350_n
Gắn liền với message là keyvisual của sản phẩm. “A picture is worth a thousand words” (1 bức hình đáng giá cả ngàn con chữ). Bởi hình ảnh là thứ đập vào mắt khách hàng đầu tiên, đem lại cho họ những cảm xúc đầu tiên trước khi họ kịp đọc nội dung. Có thể nói, hình ảnh chủ đạo là 1 trong những yếu tố quyết định thái độ của người xem với sản phẩm hay chiến dịch này.
VD: Keyvisual của sữa chua trà xanh TH sử dụng hình ảnh những lá trà tươi tự nhiên, mang màu xanh thanh khiết đem lại cảm giác dễ chịu, sảng khoái và trong lành. Hình ảnh trên được dùng thống nhất từ vỏ hộp, ảnh quảng cáo online đến print ads của các chương trình…
Đây chính là điểm nhấn mà message còn thiếu để đáp ứng đầy đủ insights của khách hàng với sữa chua trà xanh. Nếu câu slogan “vị ngon thanh khiết” còn thiếu Matcha, thì visual đã bù đắp được phần khuyết thiếu này. Cả 2 gộp lại, bộ keyvisual có đầy đủ các yếu tố trong insights đã phân tích bên trên.
13095851_1141651619199053_4282596776567439610_n
Bạn có thể đã từng nghe hoặc tự tìm hiểu về những nghiệp vụ trên. Nhưng khoá học Marketing Thinking của Markus là khoá học đầu tiên được thiết kế để giúp bạn có thể vừa nắm được nghiệp vụ, vừa có tư duy marketing bài bản, hệ thống. Không chỉ là mớ lý thuyết khô khan, học xong các bạn có thể áp dụng ngay 12 nghiệp vụ trên (bonus nghiệp vụ số 13: lập Marketing Communication plan) ngay vào công việccủa mình.
Đọc tiếp »

Liệt kê các ý Lập kế hoạch marketing

Đây là nội dung khóa học Lập kế hoạch Digital Marketing/ Marketing online/ Internet marketing tại học viện chuyên về Digital Marketing Vinalink Academy bản thu nhỏ dành cho doanh nghiệp nhỏ tại Việt nam.
Đây là kiến thức thực tế mà Vinalink đã giúp hàng trăm CEO doanh nghiệp nhỏ hiểu được cách làm và đã làm hiệu quả 3 năm qua thay vì theo mớ lý thuyết bài bản (Sẽ có mớ này bên dưới cho các bạn ưa hàn lâm nắm thêm)
Sau khi học xong các bạn sẽ lập được kế hoạch Marketing với các bước sau :
1. Nêu được sản phẩm hay brand gì?, mục tiêu cần lập kế hoạch trong 1 năm là gì? Và 1 kế hoạch sales ngắn hạn giải quyết trước mắt 1 tháng là chi bao nhiêu cho ads để bán được bao nhiêu hàng?
2. Mục tiêu branding (Xây dựng thương hiệu) : 1 năm thì sẽ có bao nhiêu khách hàng biết? biết qua kênh nào? biết với thông điệp gì?
3. Mục tiêu sales trước mắt : Định chi bao nhiêu tiền cho ads? chạy ads kênh nào để đạt mục tiêu? Chi phí dự định chấp nhận được là chi bao nhiêu tiền/ doanh số cụ thể? ví dụ 10% hay 20%?
4. Hãy cho biết khách hàng của bạn là ai? chia nhỏ ra bao nhiêu nhóm? Phân khúc chi tiêu nhóm nào?
5. Hãy cho biết sản phẩm của bạn sẽ chia ra đáp ứng được những vấn đề gì của nhóm khách nào?
6. Hãy cho biết Khi nào thì sản phẩm sẽ bán chạy ? Hàng của bạn là loại chủ động hay bị động?
7. Khu vực nào sẽ là thị trường chính?
8. Cho biết giá sản phẩm, hình ảnh và đặc điểm sản phẩm
9. Hãy cho biết 3 lợi ích lý tính đáp ứng của sản phẩm
10. Hãy cho biết ít nhất 3 lợi ích cảm tính của sản phẩm
11. Hãy cho biết USP của sản phẩm ? Key Message là gì? Thế mạnh lớn nhất và khác biệt nhất? – Slogan hay Tagline bán hàng là gì?
12. Ý tưởng truyền thông của bạn cho kế hoạch 1 năm là gì? Key Visual là gì?
13. Ý tưởng bán hàng của bạn là gì tháng này?
14. Hãy cho biết bạn đã xây dựng website chính như thế nào? địa chỉ web đâu? đã chuẩn Who What Why chưa? Sắp tới sẽ chỉnh 3W không?
15. Hãy cho biết kế hoạch dài hạn 1 năm : Những thứ nào bạn sẽ đầu tư :
+ Web chính đã có chưa, chuẩn Who What Why chưa? Các trang sản phẩm chuẩn AIDA chưa? Bao h sẽ xong?
+ Bao nhiêu web vệ tinh?,
+ Dự định seo bao nhiêu từ khóa – hãy liệt kê ít nhất 20 từ khóa bán hàng?,
+ Thuê viết bao nhiêu bài chuẩn SEO,? ,
+ Fanpage bao nhiêu fan?
+ Có lập group FB chăm sóc khách ko?
+ Có lập hệ thống email list và SMS brandname ko?
+ Có đầu tư CRM không?
+ Có lập kênh Youtube và sản xuất bao nhiêu video? và có video giới thiệu cty không?
+ Có làm video bán hàng và chạy ads ko?
+ Sẽ làm bao nhiêu video để SEO?
+ Có chạy google ads , GDN và Remarketing không? tự chạy hay thuê?
+ Có chạy Facebook ads cho branding ko? dự định chạy 1 năm bao nhiêu tiền và cho bao nhiêu người xem?
+ Có định viết bao nhiêu bài PR báo chí và định đưa lên báo nào?
+ Có định mở gian hàng trên TMĐT không?
+ Kế hoạch Forum seeding cho Brand mình thế nào?
16. Hãy cho biết kế hoạch ngắn hạn tháng tới :
+ Chi bao tiền quảng cáo cho FB, GG, Côccoc hay quảng cáo ở đâu?
+ Có làm Sales page bán hàng không? hay chạy FB ads bán trên FB?
17. Nhân sự :
+ Có định thuê thiết kế riêng hay thuê ngoài hay tự học?
+ Chạy FB ads và GG adwords tự chạy hay thuê agency?
+ Viết bài quảng cáo FB tự viết ?
+ Viết bài bán hàng định bao giờ thì viết xong các bài AIDA?
+ Các trang vệ tinh chuẩn SEO thì thuê viết bài ở ngoài hay tự viết?
18. Đo lường hiệu quả chiến dịch : Định chi bao nhiêu cho Sales/ doanh số và bao nhiêu cho Brand/ Doanh số?
Đọc tiếp »

Nescafe - học cách làm plan qua một intergrated marketing campaign điển hình

Thuật ngữ Integrated marketing mới hot vài năm gần đây, nhưng từ 2009 đã có nhiều Integrated campaign rất thành công. Trong số đó phải kể đến Nescafe Cùng trò chuyện, với giải đồng AME 2010.
Trước tiên mời các bạn xem clip dưới đây do LOWE Vietnam thực hiện.
1. Business Challenge, Business Objective & Marketing Objective
Business Challenge là nguồn gốc của mọi vấn đề. Bạn phải hiểu được vấn đề mà Business đang gặp phải (sụt giảm doanh số, mất thị phần, không được yêu thích ….) thì mới biết cần phải làm gì. Từ đó sẽ ra được Business Objective & Marketing Objective như là đầu đề của mọi campaign.
Rất tiếc nhiều bạn không nhìn từ gốc nên làm plan sai be bét. Tăng visit, tăng fans hay tạo community làm gì nếu bạn không hiểu Business đang cần giải quyết vấn đề gì.
Đối với Nescafe 3in1:
- Business Challenge: 3in1 has done a great job in selling coffee. But failed to create an emotional connection with people.
- Marketing Objective: We are most sold but how to make us most loved.
2. Communication Objective & Campaign Objective
Marketing Mix có 4 chữ P thì Communication nằm trong chữ P thứ 4 (Promotion). Có nghĩa rằng không phải mọi thứ Communication đều có thể giải quyết được. Ví dụ nếu Nescafe hoà tan bị chê là nhạt, thì cần phải ra loại cafe cực mạnh như cafe phin (Nescafe CafeViet), chứ đừng nghĩ rằng chạy PR, Social, TVC hoành tráng là người ta sẽ tin rằng cafe bạn đậm đà.
Communication là 1 cuộc chiến dài hơi để thay đổi nhận thức hoặc tạo thói quen, tình cảm. Nó sẽ được chia nhỏ thành nhiều campaign, mỗi campaign đảm nhiệm 1 sứ mệnh riêng. Ví dụ nếu Communication Objective là Build Brand loyalty thì cần có các campaign để Build band awareness, brand engagement, Brand preference cái đã.
Ở đây Communication Objective cũng chính là “how to make us most loved”.
3. Consumer Insights, Strategy & Creative idea
Consumer Insights là cái mà người dùng thật sự muốn, nhưng họ không thể diễn đạt được cho đến khi bạn chạm đúng vào cái điểm đó khiến họ bật lên vì sung sướng. Hiểu được Consumer Insights là chìa khóa để mở toang cánh cửa đi vào trái tim người dùng. Nhiều bạn khi làm plan cứ tuôn ý tưởng ra ào ạt như sợ ai cướp mất mà chẳng dựa trên Insights nào cả.
Strategy là con đường bạn tiếp cận Consumer để đạt được Mục tiêu đề ra. Strategy xuất phát từ Insights và là kim chỉ nam cho mọi hành động.
Creative idea là cách bạn sẽ đi trên con đường mà Strategy đã vạch ra. Đi nhanh, chậm, đi bộ hay máy bay, đi lén lút hay giong trống mở kèn, tự đi hay nhờ người chở …. Tất cả tuỳ sự sáng tạo của bạn.
Để cho dễ hiểu, lấy chuyện cua gái làm ví dụ.
Consumer Insights: đầu tiên bạn phải biết cô ấy thích gì nhất. À, dĩ nhiên cô ấy sẽ không nói, hoặc giả vờ thích cái này cái kia để đánh lạc hướng bạn. Thế phải tìm Insights bằng cách nào. Qua việc quan sát, tìm hiểu, lục lọi facebook, instagram, qua dò hỏi bạn bè, người thân, nghe tư vấn tình cảm đêm khuya…. Cái đó gọi là Market research.
Strategy: à, tôi biết cô ấy cực kì thích những anh chàng lãng mạn. Thế thì Strategy của tôi phải là tạo dựng hình ảnh lãng tử, hành động nghĩa hiệp như Tom Cruise hay Brad Pitt. Chắc chắn không thể nào Justin Bierber hay Vin Diesel được rồi.
Creative idea: Hướng đi đã rõ, nhưng hành động thế nào. À, tôi có thể nghĩ ra 1 câu chuyện lãng mạn như tiểu thuyết thế này: mỗi ngày làm 1 bài thơ để ngỏ trước thềm nhà với 1 bông hồng đều đặn trong 6 tháng cho đến khi cô ấy không thể chịu nổi sự tò mò thì 1 đêm mưa to gió lớn đứng dưới bancon cầm đàn hát một bản tình ca như lời tỏ tình của chàng Romeo gửi nàng Juliette.
Đại loại vậy, tôi không giỏi cua gái và cũng không phải dân sáng tạo nên không nghĩ ra được idea nào hay ho hơn. Bạn hãy tự tìm cho mình Consumer insights, Strategy, Creative idea của campaign Nescafe Cùng trò chuyện nhé.
4. Message & Key visual
Message & Key visual là sợi chỉ xuyên suốt trong mọi sản phẩm truyền thông. Ví dụ “Nescafe ngon – Xoay tròn câu chuyện” là thông điệp xuyên suốt trong mọi bài viết, thảo luận, nội dung diễn ra. Key visual là hình ảnh ly cafe toả khói thơm ngon quậy tròn tạo cảm giác ấm nóng gần gũi khởi đầu cho câu chuyện.
5. Campaign roll-out
Đến lúc này mới nói về Công cụ: chọn công cụ nào, ở thời điểm nào, sử dụng ra sao. Rồi kết hợp với nhau để tạo sức mạnh tổng hợp thế nào. Các bạn xem clip để thấy mọi công cụ đều có vai trò riêng nhưng được liên kết chặt chẽ, xoay quanh hạt nhân là website Cungtrochuyen, nơi mọi người có thể thoải mái bàn luận về mọi vấn đề mà họ quan tâm.
Sai lầm phổ biến trong nhiều plan là chưa gì đã nhảy vào phần Công cụ: em sẽ làm facebook fan page, em sẽ tạo topic thảo luận, em sẽ đi bài PR, em sẽ làm fashion event với sự góp mặt của 100 hot girls đình đám nhất VN. Nhưng tại sao lại làm như vậy ? À, vì facebook đang có 14tr người sử dụng, hot girls Chi Pu đang có 100k người followers, rằng những topic tám chuyện đang cực hot trên Voz, Haivl... Ok, điều đó rất thú vị, nhưng nếu bạn làm một cách rời rạc tự phát như vậy thì sẽ không tạo ra được ảnh hưởng nào cả và mọi thứ dễ dàng chìm nghỉm như những viên đá ném xuống mặt hồ. Chừng nào bạn phải là một khối, một tảng liền lạc thì bạn mới đủ sức tạo ra cơn sóng.
Xung quanh campaign còn rất nhiều điểm thú vị nữa mà có lẽ tôi sẽ phân tích trong 1 bài khác. Với bài này, hi vọng các bạn hiểu cách lập luận để ra 1 kế hoạch là như thế nào. Dù làm 1 campaign hoành tráng, hay đơn giản là 1 fan page, 1 topic seeding thì vẫn cần 1 plan nghiêm túc. Và dù làm việc nhỏ đến đâu (quản lí 1 fan page) thì các bạn cũng nên học cách làm bài bản từ những Agency lớn để có thể làm được những việc to tát hơn về sau.
Đọc tiếp »