Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Audience Insights – Hiểu hơn về khách hàng của bạn

Audience Insights (thường được dịch là phân tích nhóm đối tượng) là một công cụ giúp chúng ta có thể phân tích các nhóm đối tượng dựa trên các đặc điểm về nhân khẩu học, hành vi, tương tác, các mối liên quan… Đây là một tính năng vô cùng hay ho và hữu dụng đối với các nhà quảng cáo trên Facebook.






Hiện tại Audience Insights chưa có trên tài khoản Facebook sử dụng tiếng Việt, nên để dùng được Audience Insights chúng ta cần phải chuyển ngôn ngữ qua English (US).

Sau khi đã chuyển đổi ngôn ngữ, bạn hãy truy cập vào trang quản lý quảng cáo, và chọn Audience Insights:



Khi truy cập vào trang, bạn sẽ thấy một bảng tùy chọn nhanh, bạn có thể click chuột vào dấu (x) hoặc chọn một đề mục:


Everyone on Facebook: Phân tích mọi người trên Facebook.
People connected to your Page: Phân tích những người đã kết nối tớiFanpage của bạn.
A Custom Audience: Phân tích những nhóm đối tượng tùy chỉnh của bạn.

Và đây là giao diện trang chủ của Audience Insights:



Trên đây là thông tin về những người dùng Facebook tại Việt Nam, với 55% là nam giới, 45% là nữ giới, nhiều nhất là trong độ tuổi từ 18-24.

Bạn thấy đấy, những con số hoàn toàn biết nói, thật kỳ diệu phải không? Và Audience Insights còn hữu dụng hơn thế rất nhiều.
1. Top Menu

Thanh menu điều hướng giúp bạn mở, lưu, tạo mới các dữ liệu phân tích đối tượng.


Account: chọn tài khoản để phân tích đối tượng, tài khoản có chứa các nhóm đối tượng tùy chỉnh, các nhóm đối tượng tương tự,… hay các quyền quản trị trang (Fanpage)
Create New: Tạo mới trang phân tích đối tượng
Open: Mở lại trang phân tích đối tượng đã lưu
Save: Lưu trang phân tích đối tượng hiện tại
More (Save as): Một số chức năng thêm như lưu phân tích đối tượng với tên khác, xem qua các tính năng hiện tại,…
2. Audience

Đây là phần chọn đối tượng để phân tích dữ liệu.

Đầu tiên, bạn hãy thử click vào đề mục Custom Audience để phân tích nhóm đối tượng tùy chỉnh của mình:



Và chọn một hoặc nhiều nhóm đối tượng cần phân tích:



Sau đó, nếu được hãy phân tích sâu hơn nữa bằng việc chọn địa điểm (quốc gia) có chứa nhiều đối tượng mục tiêu của bạn nhất.



Và chọn độ tuổi phù hợp (nếu nhóm đối tượng đủ rộng và nhiều)



Kỹ càng hơn nữa thì bạn có thể chọn thêm cả sở thích:



Một tùy chọn nữa mà bạn có thể chú ý đến đó là phân tích những người đã kết nối (hoặc không kết nối) đến một hoặc nhiều Fanpage của bạn. Nó khác Fanpage Insights ở chỗ là có thể phân tích nhiều Fanpage cùng lúc, hay chưa nào!



Và cuối cùng là nếu những tính năng phía trên vẫn không thể chiều lòng được bạn, thì đừng lo, Facebook còn cung cấp cả một hệ thống phân tích nâng cao:



Giờ thì bạn tin rồi chứ, bạn có thể thoải mái phân tích mọi điều mà bạn thích. Không giới hạn số lượng và cũng không giới hạn các tùy chọn, ý tưởng và thực thi là ở bạn.
3. Demographics

Sau khi đã xác định được đối tượng cần phân tích, ở đây mình chọn là những người quan tâm đến Social Media ở VN (số liệu có tính tương đối). Bạn hãy nhìn ở khung nội dung bên phải. Đầu tiên là việc phân tích Nhân khẩu học (Demographics).



Phân tích giới tính và độ tuổi

Có khoảng 16,1k người hoạt động mỗi tháng (so với số liệu người dùng VN hiện có 20-25 triệu người dùng hoạt động hàng tháng).
Giới tính nữ chiếm 28%, giới tính nam chiếm 72% (so với số liệu người dùng VN hiện có Giới tính nữ chiếm 45%, Giới tính nam chiếm 55%).
Độ tuổi tham gia cộng đồng nhiều nhất ở nữ là 18-24 (64%), ở nam là 25-34 (46%).



Phân tích tình trạng quan hệ
Tỷ lệ độc thân là 50%
Tỷ lệ đã lấy vợ (chồng) là 32%



Biểu đồ phân tích trình độ học vấn
Tỷ lệ học đại học là 84%, so với tỷ lệ người dùng Facebook ở VN có học đại học là 75%.
Và tỷ lệ học sau đại học là 7% so với tỷ lệ người dùng Facebook ở VN có học sau đại học chỉ có 2%.

Điều này đã nói lên rằng ngành Social Media là một ngành thu hút được nhiều sự quan tâm từ những người với trình độ học vấn rất tốt, với trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt hơn so với mặt bằng chung.



Bảng phân tích ngành nghề của nhóm đối tượng…
Những người tham gia và có mối quan tâm tới Social có tỷ lệ làm việc trong ngành IT khá cao, tới 50%, so với số liệu chung về người dùng VN là 10%. Rõ ràng là vậy rồi.
Nhưng như vậy chưa hết, tỷ lệ tăng trưởng của những người có nghề IT quan tâm đến Social Media còn tăng tới 400%. Nghĩa là một năm tới, cột tỷ lệ này sẽ còn được kéo dài thêm nữa.
4. Page Likes

Những Fanpage, những chuyên mục được kết nối và tương tác nhiều, bởi chính những người trong nhóm đối tượng. Bạn hãy click vào menu Page Likesđể tiếp tục phân tích nhóm đối tượng.



Top chuyên mục được nhiều người quan tâm đến Social Media tham gia…
5. Location

Nhóm đối tượng của bạn bao gồm những người đến từ thành phố nào? Đất nước nào? Họ nói ngôn ngữ gì?



Chủ yếu đến từ Hà Nội và Hồ Chí Minh



Và chủ yếu là ở Việt Nam. Dĩ nhiên rồi.

Với tỷ lệ 24% người sử dụng ngôn ngữ English (US) là hoàn toàn dễ hiểu, vì có rất nhiều người quan tâm đến Social Media (truyền thông xã hội) muốn chuyển ngôn ngữ sang English (US) để có thể sử dụng được đầy đủ các tính năng nhất, ví dụ như tính năng Audience Insights này.
6. Activity

Biểu đồ phân tích hoạt động và các tương tác của nhóm đối tượng cần phân tích giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh hơn về thói quen và hành vi của người dùng trong nhóm đối tượng.



Quả là những người quan tâm đến Social Media có khác, bạn nhìn vào biểu đồ và có thấy rằng những con số này nói lên điều gì không?

So với người dùng Facebook thông thường, trung bình họ chỉ có 6 likes/30 ngày thì chúng ta, những người quan tâm đến Social Media có tới 25 likes/30 ngày.

Và với số lượt thích trang trung bình của mỗi người dùng Facebook thông thường là 8 trang thì của những người quan tâm đến Social Media là… 42 trang.



Và đây nữa, chúng ta có 16% người dùng trong nhóm đối tượng có sử dụng thiết bị Android, so với 22% người dùng thông thường có sử dụng Android.

Không có nhiều người dùng trong nhóm đối tượng quan tâm đến Social Media chỉ sử dụng mỗi Mobile, điều này là dễ hiểu. Vì như thế rất khó để làm tốt được công việc so với những người khác.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Thực trạng của quảng cáo digital hiện nay

Tôi có một bài viết về quảng cáo digital gần đây về việc tại sao quảng cáo bị chặn là lỗi của chúng ta khi xây dựng quảng cáo trên digital.
Không ai bắt tôi phải làm việc này, nhưng tôi nghĩ mình nên tìm hiểu sâu hơn. Và xem điều gì xảy ra.
10 khẳng định dưới đây thể hiện những gì tôi nghĩ về thực trạng của quảng cáo digital hiện nay. Đây là những ý kiến chắc chắn hơn bao giờ hết. Hãy cho tôi biết ý kiến nếu bạn nghĩ một hay tất cả những điều dưới đây là ngốc nghếch.
  1. Digital Inventory hiện tại được xem là hệ sinh thái những vị trí quảng cáo có thể được hiển thị chứ không phải những vị trí được chấp nhận. Đây là phần chìm của ngành công nghiệp quảng cáo.
  2. Nếu digital advertising muốn tồn tại, thì cần phải thay đổi cách thức. Hoặc là như vậy hoặc là chúng ta cần định nghĩa lại vai trò của quảng cáo trong việc hỗ trợ và chi trả cho các nội dung miễn phí.
  3. Quá nhiều nỗ lực sáng tạo đang được thực hiện chỉ để che đậy hay vượt qua những hạn chế trong quảng cáo digital, hơn là việc thực sự truyền thông đến người tiêu dùng. Thực trạng đáng cười của vấn đề này đó là việc những nỗ lực sáng tạo đều tập trung vào việc làm sao cho người ta đừng bỏ qua “skip” quảng cáo.
  4. Cần bỏ đi suy nghĩ phải có mối tương quan giữa lượng thời gian người dùng dành cho các kênh và sự phân bổ ngân sách quảng cáo. Ngân sách nên được chi trả ở những nơi hiệu quả, chứ không phải chỉ đơn giản là những nơi người dùng dành thời gian.
  5. Thực tế là, tiến trình ra quyết định mua hàng – dù là một phần hay hoàn toàn trên online – đều cũng là thử thách hơn là cơ hội. Lý do là vì người dùng ngán các quảng cáo trên online nhiều hơn là các quảng cáo offline.
  6. Nhiệm vụ chính của quảng cáo là tối ưu hóa sự hiện diện và yêu thích thương hiệu, để khi mà quá trình mua hàng trực tuyến được diễn ra, thì thương hiệu đã được người tiêu dùng ưa chuộng. Nếu bạn chờ đợi cho đến khi ai đó bắt đầu quá trình mua hàng thì bạn đã thua.
  7. Search Marketing và Retargeting cần phải hiểu rằng thói quen trong quá khứ không có nghĩa là họ sẽ làm điều tương tự trong tương lai. Những giả thuyết sai lầm sẽ hủy hoại các thương hiệu, khiến thương hiệu trở nên ngu ngốc và đáng sợ.
  8. Những nỗ lực về digital nên được tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng trên owned media hơn là việc làm gián đoạn và phá hủy trải nghiệm người dùng bằng các quảng cáo trên các kênh khác. Chúng ta cần tạo ra nhiều sự kết nối hơn trong trải nghiệm cho cả người dùng từ online xuống offline hay ngược lại.
  9. Search vẫn là công cụ online quyền lực nhất. Đây vẫn là một công cụ đắt tiền trong ngân sách, nhưng đó là một hành vi tiêu dùng tự nhiên và các doanh nghiệp chỉ nên xuất hiện khi người dùng tìm kiếm hơn là xen vào không mong muốn.
  10. Social đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong dịch vụ khách hàng nhưng về khía cạnh quảng cáo chúng ta phải chấp nhận rằng đây là paid media. Thật tế, ngoài mục tiêu PR thì thời đại của earned media đã không còn chỗ đứng đối với bất kỳ mục tiêu nào, bởi đã ngập tràn những thứ na ná như vậy.
Còn bạn thì sao? Bạn nghĩ gì?
Đọc tiếp »

Omni-channel Marketing – hơn cả tiếp thị đa kênh

Hoạt động marketing đang chứng kiến những sự phát triển nhanh chóng và vượt trội. Chúng ta đang chuyển từ tiếp thị theo chiều rộng sang hướng cá nhân hóa, giao tiếp 1:1 với khách hàng qua rất nhiều kênh và thiết bị mà họ sử dụng. Hiệu quả và ROAS (lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo) của phương tiện truyền thông in ấn, quảng cáo truyền hình, các chiến dịch email marketinghàng loạt dường như đang có dấu hiệu đi xuống.

Omni-Channel Marketing là gì?

Omni-channel theo định nghĩa của Wikipedia, là sự phát triển từ multi-channel nhưng lại tập trung hơn vào những trải nghiệm mang lại cho các khách hàng khi họ thực hiện hành động mua sắm.. Thuật ngữ Omni-Channel có thể đã thông dụng trong giới marketing, nhưng nó đặc biệt đề cập đến sự thay đổi: Các nhà tiếp thị lúc này cần phải cung cấp trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, bất kể là ở kênh hay thiết bị nào. Người tiêu dùng có thể tham gia mua sắm tại cửa hàng, trên một trang web trực tuyến hoặc ứng dụng di động, thông qua catalog, hay các phương tiện truyền thông xã hội. Họ có thể truy cập vào các sản phẩm và dịch vụ bằng cách gọi điện thoại đến công ty,  bằng cách sử dụng ứng dụng trên điện thoại di động của họ, hoặc với máy tính bảng, máy tính xách tay, máy tính để bàn…  Mỗi phần của quá trình trải nghiệm này phải thống nhất và bổ sung cho nhau.
Omni-Channel Marketing
Omni-Channel Marketing
Vậy một trải nghiệm omni-channel liền mạch thật sự là như thế nào? Theo John Bowden, Phó chủ tịch cấp cao bộ phận chăm sóc khách hàng của Time Warner Cable:
Multi-channel (đa kênh) là cái nhìn dựa vào quá trình hoạt động – làm thế nào để khách hàng hoàn tất giao dịch trong mỗi kênh. Còn Omni-channe là xem xét các trải nghiệm dựa trên con mắt của khách hàng, điều phối trải nghiệm đó trên các kênh sao cho luôn liền mạch, tích hợp và nhất quán. Omni-channel thấy trước được rằng khách hàng bắt đầu ở một kênh nhưng sẽ di chuyển sang kênh khác để tiến đến kết quả, và khiến trải nghiệm vốn phức tạp ấy trở nên dễ dàng. Nói đơn giản, omni-channel là multi-channel được thực hiện hoàn hảo.
Vậy làm thế nào để có thể “omni-channel”?

Đứng ở vị trí khách hàng

Thường xuyên xem lại những trải nghiệm khách hàng của bạn qua việc nghiên cứu, tham gia mua  sắm và kết nối với các sản phẩm. Hãy tự thực hiện đặt hàng, tương tác với tất cả các kênh có sẵn, gửi đi một yêu cầu hỗ trợ. Nếu có thể, hãy thực hiện với cả người kiểm tra nội bộ lẫn bên ngoài. Hãy chắc chắn rằng tất cả đều có những trải nghiệm thú vị và không có bất kì rào cản nào.

Đo lường mọi thứ

Dữ liệu có ở khắp mọi nơi (và ngày càng trở nên “khổng lồ”) và các nhà tiếp thị nên học cách tận dụng điều đó. Trong hội thảo Data Driven Marketing,  Julie Bernard của Macy có nói:
“Giờ đây chúng ta có thể đo lường sự thành công bằng phản hồi của người thực trong thời gian thực ngoài việc đo lường từ chiến dịch cá nhân. Chúng ta có đủ dữ liệu ở cấp khách hàng để xem cách một người tương tác với kênh trực tuyến và cả trong cửa hàng, từ đó giúp điều chỉnh thông điệp và những đề nghị thích hợp hơn theo kênh. Cần cố gắng cân bằng việc sử dụng dữ liệu khách hàng để thông báo nội dung phù hợp cho họ với việc sử dụng hiểu biết về người tiêu dùng để đảm bảo rằng sự liên quan đó được kết hợp để đem lại cảm giác khám phá đầy cảm hứng.”

Phân loại đối tượng khách hàng

Cần hiểu được dữ liệu nào là hữu ích cho bạn, và phân khúc khán giả cho phù hợp. Những điểm dữ liệu nào thực sự giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng? Sử dụng tự động hóa tiếp thị, bạn có thể nắm bắt thông tin này để xây dựng hồ sơ phong phú về khách hàng và hành trình trải nghiệm của họ.
Những dữ liệu này có thể sử dụng để làm case cho từng trường hợp khách hàng và xây dựng đặc tính khách hàng.  Ví dụ, người dùng iOS, giới tính nam, làm việc trong ngành công nghệ cao và đang trong độ tuổi từ 25 và 35 có nhiều khả năng mua hàng dựa trên thông số kỹ thuật. Nếu bạn phát hiện bạn đang tiếp thị đến đối tượng đó, bạn có thể làm nổi bật thông số kỹ thuật hiển thị trong trang đích của mình.

Xây dựng nội dung/thông điệp

Nội dung và thông điệp chính là chìa khóa của bạn. Nếu trước đó khách hàng đã tham gia tương tác hoặc mua sản phẩm, bạn có thể muốn xem xét điều này trong thông điệp tiếp thị. Nếu một khách hàng đã đặt một mặt hàng nào đó vào giỏ nhưng chưa mua, hãy sử dụng content marketing để nhắc họ về ý định đó.
Nếu một khách hàng thường xuyên nhận được mail giới thiệu sản phẩm bổ sung cho những gì họ đã mua trước đó, họ sẽ cảm thấy đang được nói chuyện với vai trò của một cá nhân, điều này sẽ tăng cam kết, lòng trung thành, và nguyện vọng mua hàng của họ.

Lắng nghe và phản hồi

Hãy xem xét việc lắng nghe và hồi đáp sẽ mang lại ích lợi như thế nào cho đội ngũ hỗ trợ, sản xuất, bán hàng và chăm sóc khách hàng của bạn. Trong một bài báo gần đây trên Digiday, giám đốc chiến lược truyền thông xã hội toàn cầu của GM đã nói:
“Điều quan trọng là phải cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Nếu chúng ta có thể kết nối các liên hệ xã hội vào hệ thống dữ liệu CRM [Quản trị quan hệ khách hàng] đã có, chúng ta sẽ được những danh mục đầy đủ về khách hàng. Nếu chúng ta biết tên và các thông tin liên quan về họ, biết họ thích đến cửa hàng mua đồ hay không, chúng ta sẽ có cách phục vụ họ như họ muốn.

Lắng nghe và phản hồi trên kênh/thiết bị được ưu tiên

Càng ngày con người càng sử dụng nhiều thiết bị trong quá trình giao dịch. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể lắng nghe và đáp ứng những tương tác này. Ví dụ, một nhà bán lẻ thương mại điện tửcần cố gắng để “bảo quản” hàng trong giỏ hàng trên mọi thiết bị – nếu bạn thêm một mục vào giỏ hàng mua sắm trên điện thoại di động, nó vẫn phải ở đó khi bạn đăng nhập vào máy tính và tiếp tục giao dịch.
Neil Mohan của Google nói rằng: “Nếu bạn chỉ cần tập trung vào nền tảng di động, bạn đang giải quyết vấn đề của ngày hôm qua”. Người tiêu dùng lướt nhanh qua lại giữa nhiều thiết bị, từ điện thoại thông minh đến máy tính để bàn, từ máy tính xách tay đến máy tính bảng và TV. “90% người tiêu dùng bắt đầu giao dịch trên một thiết bị và kết thúc nó với một thiết bị khác” – ông nói:“Người tiêu dùng còn đang đi trước một bước so với các nhà quảng cáo”.
Hãy bắt đầu Omni-channel Marketing ngay hôm nay!
Đọc tiếp »

Tổng quan công ty BVI

British Virgin Islands (BVI) là một quần đảo trên vùng biển Caribê với diện tích vài trăm km2 và dân số khoảng 22.000 người.
BVI vốn là thuộc địa của Anh, nay là khu vực tự trị. Để cho khu vực tự trị xa xôi của mình có thu nhập và cũng để thu hút vốn nước ngoài, chính quyền Anh tạo một cơ chế mở về kinh doanh và đầu tư tại BVI với những điều kiện về kinh doanh, chính sách thuế khác biệt so với chính sách áp dụng tại chính quốc.
Vì lẽ này, mặc dù với diện tích và số dân rất nhỏ bé nhưng có tới hơn 800.000 doanh nghiệp nước ngoài đã được thành lập tại BVI. Một nửa trong số này vẫn đang hoạt động. Nguồn thu từ việc cấp phép thành lập và chi phí duy trì công ty chiếm hơn nửa trong GDP của BVI, tạo cho thu nhập bình quân đầu người tại BVI lên đến gần 40.000 Đô la Mỹ/năm.
Dù không có con số thống kê chính thức nhưng số lượng doanh nghiệp được thành lập tại BVI (gọi tắt là công ty BVI) để đầu tư vào Việt Nam chắc chắn chiếm con số rất lớn. Tại Trung Quốc, công ty BVI đầu tư vào đây chỉ đứng sau Hồng Kông.
Thành lập công ty tại BVI để đầu tư sang một nước khác có điều gì hấp dẫn đến vậy?
Lợi thế của công ty BVI
Thứ nhất, phải nói đến chính sách thuế. Công ty BVI và cổ đông không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào đánh vào thu nhập công ty, vào cổ phần, chứng khoán hay lợi nhuận từ việc chuyển nhượng cổ phần hay cổ tức.
Ngoài ra, cũng không có bất kỳ loại thuế nào đánh vào tài sản thừa kế hay tài sản tặng từ cổ đông hay của công ty cho một bên thứ ba. Vì vậy, BVI được coi là thiên đường về thuế (tax haven) nơi nghĩa vụ tài chính của công ty với chính quyền, nếu có, chỉ là phí thành lập và duy trì công ty hàng năm.
Ở đây có một điểm lưu ý quan trọng là để được hưởng chính sách miễn thuế, công ty BVI không được quyền kinh doanh với tổ chức, cá nhân nội địa. Các công ty BVI được thành lập chỉ cho mục đích hoạt động kinh doanh ngoài lãnh thổ BVI mà thôi.
Thứ hai, hình thức doanh nghiệp đa dạng, bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần (theo nghĩa của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam) có hay không có vốn điều lệ, công ty TNHH/cổ phần được thành lập bởi cam kết thanh toán của cổ đông (guaranteed company), công ty trách nhiệm vô hạn...
Thứ ba, thủ tục thành lập dễ dàng. Đạo luật điều chỉnh công ty hiện hành tại BVI là Đạo luật công ty kinh doanh BVI năm 2004 (BVI Business Companies Act 2004). Đạo luật này được coi là một trong những đạo luật về công ty trao nhiều quyền định đoạt cho các bên và ít quy định bắt buộc của cơ quan quản lý nhất thế giới. Về cơ bản, các bên có quyền thỏa thuận mọi điều khoản trong điều lệ (articles of association) và thỏa thuận thành lập (memorandum of association) sao cho đáp ứng đúng nhu cầu của các bên khi thành lập một doanh nghiệp.
Ví dụ, Đạo luật công ty BVI cho phép công ty:
(i) được thành lập với tối thiểu một cổ đông và một thành viên hội đồng quản trị;
(ii) công ty không cần phải có thư ký (cơ quan có chức năng gần giống ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam);
(iii) không có yêu cầu về vốn pháp định hoặc phải duy trì mức vốn tối thiểu nào đó;
(iv) cổ phần có thể có hoặc không có mệnh giá, được phát hành theo bất kỳ loại tiền tệ nào hoặc bởi nhiều loại tiền tệ đồng thời;
(v) cổ phiếu có thể là ghi danh hoặc không ghi danh (bất kỳ người nào giữ cổ phiếu là cổ đông công ty);
(vi) không phải lập sổ sách công ty và không phải nộp sổ sách này cho cơ quan đăng ký;
(vii) không phải nộp báo cáo tài chính hàng năm;
(viii) các bên có quyền tự thỏa thuận về tỷ lệ số phiếu cần thiết để tổ chức cuộc họp và thông qua một nghị quyết hay quyết định;
(ix) công ty có quyền mua lại cổ phần của mình mà không có hạn chế...
Ngoài ra, tại BVI cũng không có bất kỳ quy định nào về quản lý ngoại hối.
Thứ tư, lệ phí thành lập và duy trì công ty thấp. Lệ phí thành lập thông thường là 350 Đô la Mỹ và lệ phí duy trì hàng năm là số tiền tương tự. Thù lao cho công ty luật hoặc công ty tư vấn giúp thành lập công ty vào khoảng từ 1.000 - 1.500 Đô la. Việc thành lập công ty cũng nhanh chóng, trong vòng hai đến ba ngày. Nếu sử dụng dịch vụ của công ty luật hoặc công ty tư vấn thì có thể thành lập công ty ngay trong ngày.
Thứ năm là tính bí mật về danh tính cổ đông. Khi thành lập, công ty BVI phải nộp văn kiện thành lập công ty, bao gồm thỏa thuận thành lập và điều lệ cho cơ quan đăng ký tại BVI (Registry of Corporate Affairs) và công chúng có quyền tiếp cận các văn kiện này. Tuy nhiên luật không yêu cầu các bên phải nêu trong văn kiện thành lập thông tin về cổ đông, thành viên hội đồng quản trị hay quan chức khác. Ngoài ra, luật cũng cho phép các bên được chỉ định người đứng tên thay mình (nominee) là cổ đông hay thành viên hội đồng quản trị trong công ty. Như vậy, về cơ bản chủ sở hữu/cổ đông công ty hoàn toàn nặc danh với thế giới bên ngoài.
Một số lưu ý cho Việt Nam
Vì những điều kiện thông thoáng trong việc thành lập và hoạt động công ty nên có nhiều quan ngại về hoạt động không hợp lệ của công ty BVI. Cụ thể như sau:
Rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố. Đã có rất nhiều cáo buộc trên thế giới rằng nhiều công ty BVI được thành lập để phục vụ cho hành vi rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố.
Trốn thuế. Cổ đông công ty BVI có thể trốn thuế bằng cách chuyển lợi nhuận về công ty BVI mà không khai báo về lợi tức với cơ quan thuế nơi cổ đông cư trú. Để đối phó với tình trạng này, Liên hiệp châu Âu (EU) đã thỏa thuận với một số khu vực thiên đường thuế (bao gồm cả BVI) về việc chia sẻ thông tin về lợi nhuận của cư dân EU tại các khu vực này. Theo đó, hoặc các khu vực trên chia sẻ thông tin chi tiết về tài khoản và lợi nhuận của cư dân EU cho nước thành viên EU hoặc phải áp mức thuế khấu trừ tại nguồn là 20% trên lợi tức mỗi cá nhân. Khu vực thiên đường thuế sẽ trực tiếp thu khoản 20% này và sau đó chuyển cho nước thành viên EU nơi cư dân đó cư trú.
Chuyển giá (transfer pricing). Lợi nhuận sẽ được chuyển về BVI chứ không phải nơi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Lấy ví dụ một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu gạo A tại Việt Nam thành lập ở BVI hoặc Singapore (cũng được coi là thiên đường về thuế) một công ty B. Lẽ thường khi có khách hàng C đặt hàng thì A sẽ bán hàng trực tiếp cho C và A sẽ nộp thuế cho cơ quan thuế Việt Nam.
Tuy nhiên, để tránh thuế, A sẽ bán hàng cho công ty con của mình là B với mức giá bằng hoặc cao hơn một chút so với giá vốn. Sau đó B sẽ bán lại cho C với giá thỏa thuận (vốn cao hơn rất nhiều giá A bán cho B). Lợi nhuận từ giao dịch này, vì lẽ đó, sẽ nằm ở thiên đường thuế BVI hoặc Singapore. Trường hợp chuyển giá cũng được áp dụng tương tự khi một bên nước ngoài bán hàng cho một bên Việt Nam nhưng thông qua một giao dịch trung gian với một công ty BVI.
Thao túng. Các công ty BVI thường được thành lập cho một mục đích cụ thể nào đó, có thể là hợp pháp như sở hữu một khối tài sản nhất định, niêm yết trên thị trường nước ngoài, tránh tai tiếng (nếu có) với công ty mẹ hay có thể là mục đích bất hợp pháp. Trong vụ phá sản của Enron năm 2001, Ban giám đốc Enron trước đó đã thành lập một số doanh nghiệp tại BVI nhằm mục đích thao túng giá cổ phiếu của Enron. Cuộc khủng hoảng thế chấp nhà đất của Mỹ gần đây cũng lộ ra rằng nhiều nợ xấu của ngân hàng đã được chuyển cho công ty BVI thành viên để bảo đảm sổ sách kế toán của ngân hàng mẹ là sạch (ngân hàng vẫn tiếp tục có lãi nhưng thực tế thì đang lỗ nặng).
Lừa đảo. Vì lý do thành lập và giải thể quá dễ dàng cũng như tính hữu hạn và nặc danh của cổ đông, công ty BVI có thể được thành lập để phục vụ cho mục đích lừa đảo. Ở Việt Nam đã xảy ra một vụ theo đó bên đối tác mua hàng đã dành được một số tín nhiệm ban đầu của bên bán Việt Nam. Khi ký kết hợp đồng mua bán, bên mua hàng cũng sử dụng đúng tên mà mình thường giao dịch với bên Việt Nam.
Chỉ có một điểm khác biệt duy nhất là trong hợp đồng công ty mua lại là công ty được thành lập tại BVI mà không phải là công ty mẹ tại chính quốc. Bên bán không biết về việc này mà giao hàng cho công ty BVI. Sau khi nhận xong hàng, công ty BVI bỗng bốc hơi. Việc truy đòi trách nhiệm của công ty BVI cũng như đối tác giao dịch ban đầu (công ty mẹ) là điều hoàn toàn không khả thi cả về mặt pháp lý lẫn thực tiễn cho công ty Việt Nam.
Vì một số quan ngại như trên, doanh nghiệp và nhà quản lý Việt Nam nên cẩn trọng hơn về mặt pháp lý và nghĩa vụ tài chính đối với công ty có nguồn gốc BVI.
* Một số quốc gia/vùng lãnh thổ được coi là thiên đường về thuế:
Antigua và Barbuda, Bahamas, Bermuda, BVI, Cyprus, Hồng Kông, Isle of Man, Jersey, Liechtenstein, Macau, Mauritius, Monaco, Panama, quần đảo Cayman, Singapore, tiểu bang Delaware Hoa Kỳ, Thụy Sỹ, United States Virgin Islands.
Đọc tiếp »

20 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam từ 'thiên đường thuế'

British Virgin Islands (BVI) là một quần đảo có diện tích chỉ khoảng 153 km2, GDP hơn một tỷ USD song các doanh nghiệp đăng ký tại đây đã đầu tư 19,3 tỷ USD sang Việt Nam.

Giới đầu tư tài chính toàn cầu thường dùng những từ như "thiên đường thuế" hay "thiên đường thuần khiết" để chỉ BVI và một số nơi khác trên thế giới - những nền kinh tế gần như xóa bỏ mọi loại thuế với người kinh doanh. Đây là điểm đến lý tưởng của các tập đoàn, công ty toàn cầu. Hiện BVI có hơn 850.000 doanh nghiệp, gấp nhiều lần dân số 28.000 người của quốc đảo Caribe này.
Các doanh nghiệp nêu trên đương nhiên không chỉ hoạt động ở BVI. Họ mang những số tiền khổng lồ đi đầu tư khắp thế giới và trong những năm qua, đã có nhiều tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp (FDI) được đổ vào Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến cuối năm 2015, BVI nằm trong top 5 nước và vùng lãnh thổ đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan. Cụ thể, BVI đã có 623 dự án đầu tư khắp các tỉnh thành, với tổng vốn lên tới 19,3 tỷ USD.
Các dự án lớn của các doanh nghiệp đến từ BVI như: Công ty TNHH Trung tâm thương mại Vinacapital với vốn đầu tư 325 triệu USD kinh doanh khu thương mại, khách sạn, văn phòng, dịch vụ khách sạn, bất động sản; Công ty TNHH GVD Việt Nam I đầu tư  300 triệu USD xây dựng, quản lý khu căn hộ và các dịch vụ vận chuyển khách du lịch, dịch vụ cho thuê xe, ăn ở; Công ty TNHH Worldon Việt Nam của nhà đầu tư Gain Lucky Limited, tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp tại TP HCM; Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam, xây dựng và điều hành cụm rạp chiếu phim...
20-ty-usd-von-fdi-vao-viet-nam-tu-thien-duong-thue
Các doanh nghiệp thành lập ở BVI đã đầu tư hàng trăm tỷ USD vào các nước trên thế giới trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan...
Mới đây, Cục Đầu tư nước ngoài còn cho biết, luồng vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam không chỉ đến từ các công ty đăng ký thành lập tại Mỹ mà còn thông qua một số chi nhánh của họ hoạt động tại BVI như các trường hợp của Intel, Chevron, Procter & Gamble hay ConocoPhillips…
Ở lĩnh vực đầu tư gián tiếp trên sàn chứng khoán, quỹ đầu tư nổi danh của BVI ở Việt Nam phải kể đến là Dragon Capital. Được thành lập năm 1994 tại BVI, Dragon Capital là quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động lâu nhất tại Việt Nam với tổng tài sản khoảng 1,25 tỷ USD. Danh mục quản lý của quỹ gồm có cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, công nghệ sạch.
Tính đến 10/5, các khoản đầu tư lớn nhất của Dragon Capital là: 3.564 tỷ đồng tại Vinamilk, 1.143 tỷ đồng tại Ngân hàng ACB, 888 tỷ đồng tại Tập đoàn FPT, 1.131 tỷ đồng tại Công ty Chứng khoán TP HCM, 969 tỷ đồng tại Tập đoàn Hoà Phát, 1.880 tỷ đồng tại Tập đoàn Masan. Ngoài ra, quỹ còn nắm nhiều cổ phần tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn, REE, PNJ, Tập đoàn Hoa Sen, Đạm Phú Mỹ… Giám đốc Điều hành của quỹ hiện là ông Dominic Scriven.
Được thành lập vào năm 2006 tại British Virgin Islands thuộc vương quốc Anh, Vietnam Asset Managemet Limited (VAM) cũng là quỹ đầu tư lớn vào các công ty ngành dược, thực phẩm, đồ uống và công nghệ sinh học.
Ngoài ra, còn một số tổ chức tài chính tiêu biểu được thành lập từ thiên đường thuế đã rót tiền vào Việt Nam như: Indochina Capital Adviser, PXP Vietnam Asset Management Ltd, Vietnam Holding Asset Management Ltd, Clear Water Capital Partner Singapore PTE…
Theo các tài liệu của Hồ sơ Panama, BVI đang dẫn đầu danh sách các thiên đường thuế với 113.648 công ty offshore (tức công ty được thành lập ở nước ngoài) do hãng luật Mossack Fonseca gây dựng. Trong khi cả Panama chỉ có gần 48.400 công ty. "Thiên đường thuế thuần khiết" này từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn của giới đầu tư thế giới. Thành lập công ty tại BVI rồi đầu tư sang các nước khác giờ đây đã trở thành xu hướng để các tập đoàn xuyên quốc gia tối ưu hoá chi phí.
20-ty-usd-von-fdi-vao-viet-nam-tu-thien-duong-thue-1
Các công ty và nhà đầu tư sẽ không bị đánh thuế thu nhập trên lợi nhuận của việc chuyển nhượng cổ phần, cổ tức. Gần như 100% các loại thuế đều được bãi bỏ. Các tài sản thừa kế cũng không phải chịu thuế.
Đặc biệt, với các công ty thành lập ở BVI sau đó đem tiền đầu tư ra các nước khác và có lợi nhuận hàng tỷ đôla cũng không phải khai báo với các Chính phủ. Nghĩa vụ tài chính duy nhất của các công ty ở BVI là 350 USD chi phí thành lập và số tiền tương tự để duy trì hoạt động doanh nghiệp hằng năm. Thời gian thành lập có thể trong một ngày.
Cơ chế tài chính BVI áp dụng rất thông thoáng: không cần báo cáo tài chính, khai báo chủ sở hữu. Luật doanh nghiệp BVI năm 2004 cho phép thành lập doanh nghiệp với một cổ đông và một thành viên Hội đồng quản trị, công ty không cần có vốn pháp định, cổ phiếu không cần mệnh giá, không cần ban thư ký, không cần phải báo cáo với cơ quan chức năng về những thay đổi… Doanh nghiệp được tự do hoàn toàn khi hoạt động tại đây. Tính bảo mật thông tin của BVI khá cao.
Đó là lý do vì sao các công ty đăng ký thành lập tại BVI, đặc biệt là Mỹ, châu Âu… dù vẫn luôn giới thiệu ra bên ngoài là công ty của Mỹ hay Đức, Pháp… Chính vì những cơ chế tài chính thông thoáng nên BVI từng bị cáo buộc là thiên đường trốn thuế, chuyển giá, rửa tiền, quỹ đen… của giới tài chính toàn cầu.
Trao đổi với VnExpress, một chuyên gia trong lĩnh vực kế toán Luật doanh nghiệp cho biết, BVI cho phép các cổ đông có thể chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về đây mà không cần khai báo với cơ quan thuế. Vị này cho rằng Việt Nam phải cẩn trọng, quản lý chặt chẽ về mặt pháp lý và nghĩa vụ tài chính với các công ty có nguồn gốc từ BVI. Với cơ chế tài chính quá thông thoáng, nhiều doanh nghiệp có thể lợi dụng để trốn thuế, chuyển giá, rửa tiền…
Vị này lấy ví dụ, một doanh nghiệp thành lập ở BVI sang Việt Nam đầu tư sản xuất nước ngọt. Công ty này vừa tìm được một khách hàng lớn mua hàng triệu thùng. Thay vì bán trực tiếp cho nhau và nộp thuế cho cơ quan thuế Việt Nam thì doanh nghiệp này có thể bán số sản phẩm đó cho công ty con tại BVI, sau đó công ty con này sẽ trực tiếp bán sản phẩm cho bên đặt hợp đồng ban đầu với giá thoả thuận. Lúc đó, lợi nhuận thực của giao dịch sẽ nằm ở thiên đường thuế và cơ quan chức năng Việt Nam thất thu.
20-ty-usd-von-fdi-vao-viet-nam-tu-thien-duong-thue-2
Cách doanh nghiệp lợi dụng chính sách của BVI để lách thuế tại Việt Nam hoặc quốc gia khác. Đồ họa: Tiến Thành
Chuyên gia này cũng cho biết đã có nhiều công ty ma được thành lập ở BVI mạo danh các công ty nổi tiếng tại các nước để đi lừa đảo. Việt Nam từng có trường hợp doanh nghiệp BVI "bốc hơi" sau khi nhận hàng.
BVI là quần đảo thuộc nước Anh có GDP đạt hơn một tỷ USD trong đó chủ yếu là tài chính, du lịch. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 của BVI lên tới hơn 42.000 USD. Nhiều ngân hàng lớn như HSBC, Barrington Bank, First Bank Virgin Islands… cũng hiện diện tại đây.
Với Việt Nam, để quản lý và hạn chế những rủi ro tác động của các thiên đường thuế, Chính phủ đã ký kết nhiều hiệp định tránh đánh thuế hai lần với cùng một khoản thu nhập với các nước như Singapore, Mỹ, Pháp… Các loại thuế được cam kết không đánh hai lần gồm thuế thu nhập cá nhân, lợi tức, lợi nhuận ra nước ngoài, thu nhập với các nhà thầu… Tuy nhiên, việc đánh thuế một lần cũng không đủ sức hấp dẫn so với việc miễn hoàn toàn từ các thiên đường thuế.
Thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, nhiều thiên đường thuế trên thế giới đã đầu tư mạnh vào Việt Nam. Tính đến hết năm 2015, Cayman Islands đã có 67 dự án với vốn đầu tư khoảng 6,3 tỷ USD, Luxembourg 1,9 tỷ USD, Bermuda có 6 dự án vốn đầu tư khoảng 232 triệu USD, Panama là 51 triệu USD, Bahamas là 108 triệu USD, New Zealand đầu tư 96 triệu USD, Macao là 57 triệu USD, Isle of Man là 35 triệu USD,
Các doanh nghiệp tại hai trung tâm tài chính cũng có sức cạnh tranh lớn về thuế là Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) cũng đầu tư mạnh vào Việt Nam với số vốn lần lượt là 35 tỷ và 15,5 tỷ USD.
Đọc tiếp »

Hướng quảng cáo Bất động sản

1. Xây dựng website, gắn code pixel và remarketing

2. Tạo tệp khách hàng tùy chỉnh từ web, sau đó tạo tệp lookalike audience để target khách tương tự

3. Chạy quảng cáo dạng carousel, giới thiệu khách tổng thể căn hộ

4. Chạy leads ads để lấy database tư vấn 5. Có kinh phí nên kết hợp Google Adwords.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Chiến Lược Giá

Đỗ Hòa. Khái niệm, tầm quan trọng của giá trong chiến lược marketing. Giá trong marketing mix. Các yếu tố tác động lên giá. Tính nhạy cảm của thị trường về giá. Chiến lược định giá.

[LARGE]1. Giá trong marketing mix[/LARGE]

Chiến lược và chính sách giá là cả một nghệ thuật. Nhiều khách sạn chào bảng giá phòng trông có vẻ là rất "phải chăng" và hấp dẫn, nhưng thực ra doanh thu bình quân của họ trên đầu khách cao hơn nhiều so với một khách sạn khác có biểu giá phòng cao hơn.

Giá là một thành phần quan trọng trong giải pháp tổng hợp (marketing mix) và cần phải được quản trị một cách thông minh như là cách mà ta quản trị những thành phần khác. Nhìn chung giá là một phần đi kèm với kế hoạch sản phẩm/thị trường và không phải là một thực thể riêng lẻ.

Trong một hỗn hợp marketing mix mà marketer thường sử dụng làm cơ sở cho hoạt động marketing, chúng ta có [B]P[/B]rice=sản phẩm/giải pháp, [B]P[/B]lace=kênh, [B]P[/B]romotion=quảng bá truyền thông và [B]P[/B]rice=giá, trong đó Product, Place và Promotion là những yếu tố P đòi hỏi chúng ta phải chi tiền để tạo ra kết quả. Còn Price là yếu tố “P” duy nhất trong marketing mix mà chúng ta có thể thu lại giá trị cho mình từ những giá trị đã tạo ra cho khách hàng. Do tầm quan trọng của Price là như vậy, giá xứng đáng đáng được đầu tư thời gian và được quan tâm cao.

Giá thể hiện giá trị (thường dưới hình thức tiền bạc) mà khách hàng sẵn sàng trả để được thoả mãn nhu cầu. Như vậy ta có thể nói một thương hiệu bán được giá cao hơn các thương hiệu khác là nhờ tạo ra được nhiều giá trị cho khách hàng hơn.

Chẳng hạn trường hợp một chiếc quần jean bình thường chỉ bán được với giá khoảng 100 ngàn đồng, trong khi một chiếc quần jean Levis khách hàng có thể chấp nhận trả trên 1 triệu đồng để có nó.

Vậy nếu bạn rơi vào trường hợp như Levis nếu bạn không nghiên cứu thấu đáo về giá trị và giá, liệu bạn có đủ can đảm đặt giá sản phẩm mình cao hơn giá đối thủ cạnh tranh gấp 10 lần? Hay ngược lại, nếu bạn muốn khách hàng của mình vui vẻ trả giá cao để mua sản phẩm của bạn thì bạn cần phải nghiên cứu về giá trị tạo ra cho khách hàng và chiến lược giá vậy.

[IMG]/images/stories/content/valuepricing_mktcl_w.jpg[/IMG]

[LARGE]2. Khái niệm định giá  và mô hình định giá[/LARGE]

[LARGE]Giá và yếu tố co giãn về nhu cầu[/LARGE]

Giá được xem là có tính co giãn khi một thay đổi nhỏ về giá dẫn đến một sự thay đổi lớn về nhu cầu. Thông thường đối với những sản phẩm phổ thông mà khách hàng có nhiều sự lựa chọn trên thị trường, một quyết định giảm giá có thể làm tăng nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm đó, do nhiều khách khách hàng đang sử dụng sản phẩm thay thế khác chuyển sang sử dụng sản phẩm nầy. Ngược lại, một quyết định tăng giá có thể làm giảm nhu cầu do nhiều khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế khác.

Giá được xem là không co giãn khi một sự thay đổi lớn về giá chỉ làm thay đổi không đáng kể về nhu cầu. Chẳng hạn đối với một sản phẩm chỉ phục vụ cho một thị trường đặc biệt, chỉ có những người có nhu cầu mới sử dụng và chỉ sử dụng thì cho dù có giảm giá cở nào cũng không thể làm tăng nhu cầu một cách đột biến vì số lượng khách hàng thật sự có nhu cầu cũng chỉ có thế, những khách hàng khác không có nhu cầu.

Người ta nghiên cứu yếu tố co giãn của giá khi muốn điều chỉnh giá một sản phẩm trên thị trường.

[LARGE]Các yếu tố tác động đến tính co giãn của giá[/LARGE]
[B]Tiêu chí[/B][B]Co giãn[/B][B]Không co giãn[/B]Có nhiều sản phẩm thay thếx Sản phẩm mang tính độc đáo xSản phẩm có rào cản thay đổi thấpx Sản phẩm dễ đươc so sánh với sản phẩm cạnh tranhx Giá được xem như là một chỉ định của sản phẩm xChi phí là nhỏ đối với khách hàng xSản phẩm chỉ là một phần trên tổng giá thành x
[LARGE]3. Phân tích chi phí giá thành và mô hình định giá[/LARGE]

[LARGE]Hiểu chi phí và giá thành[/LARGE]

Nhằm để biết mình có thể có lợi nhuận hay không trên cơ sở chính sách giá đối với một một sản phẩm, ta phải hiểu chi phí giá thành của sản phẩm. Về cơ bản có 4 loại chi phí:

[*]Giá đơn vị: Giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm[/*]
[*]Định phí: Chi phí bất biến cấu thành vào giá thành sản phẩm như chi phí nhà xưởng, văn phòng[/*]
[*]Biến phí: Các chi phí thay đổi tùy theo khối lượng sản phẩm sản xuất ra, như công lao động, nguyên liệu[/*]
[*]Biên phí: Chi phí sản xuất sản phẩm cuối cùng[/*]

Để hiểu giá thành và tính giá bán người ta còn xây dựng giá sàn và tính điểm hòa vốn, doanh thu hòa vốn. Phân tích vòng cung doanh thu hòa vốn cho phép ta hiểu tác động lên lợi nhuận khi có sự thay đổi về giá hoặc khối lượng hàng bán.

[LARGE]Giá và yếu tố thị trường[/LARGE]

Giá luôn đi liền với một thị trường hay một đối tượng khách hàng, một kênh bán hàng và có giá trị trong một khoản thời gian nhất định, các công ty nước ngoài cũng theo các nguyên tắc nầy khi họ đề ra chính sách giá cho từng quốc gia. Điều nầy giải thích vì sao cùng một nhãn hiệu nhưng đôi khi giá sản phẩm ở hai thị trường gần nhau lại có thể rất khác (như trường hợp các sản phẩm sữa trên thị trường Việt Nam).

Những yếu tố thị trường tác động lên quyết định (khiến giá cao / thấp) giá bao gồm:

[*]Mục tiêu của giá[/*]
[*]Mức độ linh hoạt của giá[/*]
[*]Chiết khấu và phụ cấp[/*]
[*]Luật pháp[/*]
[*]Các cam kết giá cho từng thị trường[/*]
[*]Tính minh bạch của thị trường[/*]
[*]Giá trị mà khách hàng cảm nhận về sản phẩm[/*]
[*]Thông lệ chiết khấu của thị trường của từng kênh bán hàng[/*]
[*]Tình hình cạnh tranh[/*]
[*]Giá thành[/*]
[*]Cán cân cung / cầu[/*]
[*]Giá của các sản phẩm khác của doanh nghiệp[/*]

[LARGE]Giá theo phân khúc thị trường[/LARGE]

Đối với từng phân khúc thị trường để quyết định chiến lược giá chúng ta đi qua các bước sau đây:

[*]Hiểu thị trường[/*]
[*]Hiểu khách hàng[/*]
[*]Hiểu đối thủ cạnh tranh[/*]
[*]Hiểu vị trí cạnh tranh tương ứng của chúng ta[/*]
[*]Chọn một chiến lược giá thích hợp[/*]

[LARGE]Sự nhạy cảm đối với giá[/LARGE]

Đối với một số thị trường giá là vấn đề cực kỳ nhạy cảm, trong  khi đó thị trường khác thì không. Đâu là những yếu tố tác động lên tính nhạy cảm về giá?

[*]Yếu tố kinh tế của khách hàng[/*]
[*]Nhu cầu sử dụng và khả năng tìm kiếm của khách hàng[/*]
[*]Tình hình cạnh tranh[/*]

[LARGE]4. Chiến lược giá[/LARGE]

[LARGE]1. Giá theo thị trường[/LARGE]

[*]Giá theo hiệu quả kinh tế<[/*]
[*]Giá theo cảm nhận giá trị[/*]
[*]Giá theo phân khúc[/*]
[*]Giá theo khách hàng chiến lược[/*]
[*]Giá người đứng đầu thị trường[/*]
[*]Giá theo cung cầu[/*]

[LARGE]2. Giá theo giá thành[/LARGE]

[*]Giá chuỗi giá trị[/*]
[*]Giá ROI[/*]
[*]Giá lợi thế giá thành thấp nhất[/*]
[*]Giá theo hệ số lãi trên giá thành[/*]
[*]Giá đấu thầu cạnh tranh[/*]
[*]Giá thu hoach thị phần[/*]

[LARGE]3. Khuôn mẫu và qui trình xây dựng chiến lược giá[/LARGE]

Các bước hướng dẫn thực hiện hoạch định chiến lược giá (trình độ nâng cao).
Đọc tiếp »

4 lí do viết sai chính tả và cách khắc phục

“Nếu lấy cột mốc là Trái Đất thì chẳng phải Mặt Trời đang quay quanh Trái Đất sao?”. Tôi thích câu nói này, bởi vì nó cho thấy, không có gì là tuyệt đối, cũng chẳng có gì là sai hoàn toàn. Cái đúng hay sai tùy thuộc vào thời điểm, hoàn cảnh và cả quy ước của con người. Nhưng bởi chúng ta đang lấy thước và kẻ 1 đường thẳng, hễ không đúng thì sẽ là sai, không có thứ gì nằm giữa lằn ranh đó, nên nếu không viết đúng chính tả, thì dù bạn có dùng hệ quy ước gì, đối với hệ thống chung, thì bạn cũng đang viết sai. Mà đã là viết sai thì nên sửa, không phải vì mọi người sẽ cười cợt bạn, mà vì bạn nên hoàn thiện mình.
Tôi có 1 người anh, nói rằng, đúng hay sai những thứ tiểu tiết không quan trọng, quan trọng là suy nghĩ và hành động. Cũng đúng, nhưng vì tôi làm trong nghề thường xuyên phải viết, nên tôi khá khắt khe trong câu chữ, tôi cũng cần những người xung quanh tôi cũng kĩ lưỡng như vậy, để tôi cảm thấy an toàn.
Nói về việc sai chính tả, thường có 4 lí do cơ bản sau:

#1: Không chú ý

Khi viết nhanh hoặc không tập trung vào câu đang viết, người viết sẽ dễ mắc lỗi, không chỉ về chính tả mà còn là dấu câu và lỗi đánh máy. Lỗi này tự người viết cũng sẽ nhận ra khi đọc lại bài của mình và có thể tự sửa. Nhìn chung, đây không phải là người hay viết sai chính tả, chỉ cần tập trung hơn là ổn.

#2: Sai ngay từ nhỏ

Người viết sai chính tả đã sai ngay từ nhỏ thì rất khó sửa. Một là do không cẩn thận và không thích môn chính tả ngay từ nhỏ, hai là người hướng dẫn chưa chỉ ra được cách phân biệt giữa các từ như “sao” với “sau”, “nghỉ” với “nghĩ”, “sửa” với “sữa”, … nên từ bé, người đó đã có thói quen viết theo ý thích, và lớn lên cũng vậy. Với người viết sai chính tả từ nhỏ, có thể sai 1 vài từ hoặc hầu hết các từ, cần phải có thời gian luyện tập và có cách hiểu đúng nhanh chóng khi viết.

#3: Gặp khó khăn khi xác định chữ này hay chữ kia hoặc dấu này hay dấu kia

Người này biết được ngay ở vị trí nào, từ nào mình sắp sửa viết sai. Ý thức được là ở vị trí này, chữ “s” hoặc “x” mới đúng, dấu hỏi hay dấu ngã mới đúng, nhưng không biết chọn sao cho đúng. Người viết thường có 2-3 sự lựa chọn và chọn đại 1 thứ khi thấy nó “có vẻ đúng”. Sự phân vân này kéo dài chứ không phải chỉ đơn giản là đã chọn được chữ đúng hay được mách chữ đúng là sẽ sửa được. Ví dụ “sẵn” với “sẳn”, người viết lần này phân vân dùng dấu hỏi hay dấu ngã, thì lần tiếp theo cũng sẽ phân vân y hệt, mặc dù lần trước có viết đúng cũng chưa thể hình thành thói quen cho các lần sau.
cach-khac-phuc-viet-sai-chinh-ta-2
Bạn khó khăn khi phải xác định “cái nào” đi với”cái nào” trong trường hợp nào?

#4: Không biết mình đang viết sai

Thật khó khăn khi chính mình cũng không biết mình viết sai ở đâu, thì làm sao có thể sửa lỗi? Nếu bạn vân phân thì có thể tra từ điển hoặc hỏi người khác, nhưng đã mặc định là mình viết đúng và trong cả đoạn văn, cả bài văn không tự tìm ra được lỗi sai hoặc người khác có tìm ra được lỗi sai thì cũng rất khó để sửa.

Viết sai chính tả có thể sửa được không và cách khắc phục như thế nào?

#1: Tập trung

Nếu bạn bắt đầu có dấu hiệu viết sai chính tả hoặc nhận ra rằng mình cần phải chỉnh đốn chính tả, câu cú lại, thì mỗi khi viết, bạn cần phải tập trung nhiều hơn vào những gì mình viết. Một trong những người không phải sai chính tả từ nhỏ, thường than thở rằng họ biết cách viết đúng, nhưng lại tự mình sai và cũng không để ý. Nếu tập trung hơn vào bài viết, có thể tự ngăn ngừa việc sai chính tả này một cách dễ dàng.
khac-phuc-viet-sai-chinh-ta
Sự tập trung sẽ giúp bạn viết đúng chính tả hiệu quả
Để có thể tập trung được, bạn cần có không gian. Không nên viết khi:
  • Đang ở chỗ đông người.
  • Đang lơ là với những trang giải trí khác.
  • Đang có tâm trạng không tốt: tức giận, khó chịu, lơ đễnh, mộng mơ, … nhưng có thể viết khi buồn.
  • Đang có việc khác chen vào, ví dụ check mail, nghe điện thoại, đi in giấy tờ, … vì nó vừa phá hủy sự tập trung vừa phá luôn cả ý tứ, nhịp điệu của bài.
Để tập trung được, bạn có thể set up không gian riêng cho mình.
  • Dọn sạch bàn làm việc, chỉ để lại laptop hoặc sổ viết.
  • Uống đủ nước.
  • Ánh sáng vừa phải, không quá tối hoặc quá sáng.
  • Không khí mát mẻ.
  • Một ít âm nhạc khe khẽ, không lời, hoặc nếu bạn dễ bị tác động bởi âm thanh thì có thể bỏ qua phần này.
  • Tạo 1 khung sườn trước khi viết, để tránh lạc lối và phải tìm thêm ý sau mỗi đoạn văn.
ket-luan Tạo không gian tốt cho sự tập trung, cách li khỏi những tác nhân gây mất tập trung.

#2: Chú ý từng từ

Chú ý ở đây không cùng nghĩa với tập trung. Chú ý chính là để ý và ghi nhớ. Có thể xảy ra lúc bạn đọc (thu vào) và viết (ứng dụng). Ví dụ, ở một bài báo nào đó (đảm bảo rằng nguồn báo đó là chính thống và họ rất hiếm khi mắc lỗi), bạn nhận ra rằng “san sẻ” chứ không phải là “xan xẻ” hay “sang sẻ”. Ghi chép vào 1 quyển sổ tay hoặc bất kì đâu, như tờ note dán tường hay laptop. Nhìn chúng hằng ngày và chắc rằng khi gặp lại từ này hay phải viết lại từ này, bạn sẽ viết đúng.
cach-khac-phuc-viet-sai-chinh-ta
Thường xuyên đọc/học những bài từ nguồn chính thống để tăng khả năng viết đúng
Nhiều người không ý thức được mình đang viết sai dù đã gặp từ đó ở thể đúng, là do họ không chú ý và chủ động sửa lỗi. Chỉ nhìn qua mà không nhìn lại nhiều lần, không viết xuống thì lần sau khó mà viết đúng. Trí nhớ của chúng ta như một “cung điện kí ức”, khi đã nhìn qua rồi là đã có mặt ở đó, không mất đi, nhưng lại rất khó tìm ra nếu hình ảnh đó quá mờ nhạt.
ket-luan Chú ý những từ đúng, viết lại, dán ở nơi dễ nhìn thấy và nhìn hàng ngày.

#3: Một quyển từ điển

Tại sao là 1 quyển từ điển mà không phải là từ điển trên mạng? Tôi đã thử dùng từ điển trên mạng, nhưng lại không thấy hiệu quả, vì có rất nhiều luồng ý kiến, ngay cả người search cũng đã vô hình trung (hoặc vô hình dung đều được) tạo nên 1 thế giới phản loạn. Nơi đó, số từ viết sai cũng nhiều bằng những từ viết đúng, và không phải những từ được giải thích về nghĩa thì chắc chắn là từ viết đúng, mặc dù trông cũng rất thuyết phục.
Tôi thường khuyên những người bạn và team của tôi, nên có 1 quyển từ điển tiếng Việt trong nhà. Không chỉ người hay sai chính tả mới cần dùng để dò từ đúng, mà ngay cả người viết đúng cũng nên thường xuyên xem từ điển, để trao dồi thêm nhiều từ mới, hiểu được nghĩa gốc của từ đó mà dùng cho những hoàn cảnh phù hợp. Ví dụ, tại sao không dùng “phán xét” mà phải dùng “quyết định” mặc dù nghe cũng gần giống nghĩa nhau. Xem từ điển cũng là cách học những từ đồng nghĩa và trái nghĩa rất hay, vừa tăng được vốn từ vừa giúp dùng từ linh hoạt hơn, diễn tả tốt hơn ý tưởng của mình.
Trong từ điển có hơn 10000 đầu từ, nhưng thường ta chỉ dùng khoảng 3-4000 từ, các từ còn lại là từ chuyên ngành hoặc các từ cổ, đã không còn phù hợp với môi trường hiện nay. Trông đơn giản hơn nhiều phải không nào?
ket-luan Nên có 1 quyển từ điển tiếng Việt cho riêng mình.

#4: Nhờ người khác soi bài

Một cách đơn giản hơn là tự mình tìm ra lỗi sai, đó chính là nhờ người khác xem và chỉ ra lỗi giúp mình. Đây cũng là cách nhanh chóng giúp bạn viết đúng chính tả hơn (nếu tuân thủ #2). Có lần tôi cũng viết sai 1 lỗi trong cả bài dài hơn 700 từ. Tôi đã dò đi dò lại nhiều lần vẫn không phát hiện ra lỗi, nhưng chỉ cần đưa cho người bạn của tôi dò là ra ngay.
Nếu bạn nhờ người khác soi bài, bạn hãy chắc rằng người đó ít sai sót về chính tả. Nếu được, có thể nhờ 2-3 người cho chắc chắn.
cach-khac-phuc-viet-sai-chinh-ta-1
Nhờ 1 người mà bạn tin cậy kiểm tra chính tả giúp bạn
Từ từ, bạn sẽ hình thành được thói quen tự biết mình đã viết sai và sửa lại. Không phân vân giữa dấu này hay dấu kia nữa, và cuối cùng, trải qua nhiều tháng luyện tập, chính tả của bạn đã được 10 điểm rồi đấy. Chúc mừng bạn!
ket-luan Nhờ người giỏi chính tả kiểm tra bài viết giúp bạn.
—-
Một số cách phân biệt khi viết chính tả (do tôi tự đặt ra, nếu có sai sót thì xin góp ý để tôi sửa chữa)
  • “Sửa” và “Sữa”: tất cả các loại uống được sẽ là “sữa” và còn lại là “sửa”.
  • “Sẵn” và “Sẳn: không có chữ “sẳn” dù trong từ gì đi nữa.
  • “Nghĩ” và “Nghỉ”: thuộc về ý nghĩ, trí não sẽ mang dấu ngã, còn lại, thuộc về thể xác, hữu hình sẽ mang dấu hỏi.
  • “Sao” và “Sau”: câu hỏi hoặc thứ gì đó xa vời thì dùng “Sao”, những gì tiếp nối/tiếp theo 1 thứ, 1 câu, 1 chuyện gì đó thì dùng “Sau”.
Chúc bạn sớm lấy lại phong độ trong chính tả, để truyền tải tối đa ý tưởng của mình vào bài viết
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Tối ưu Ads

Bài viết của mình chủ yếu dành cho các bạn vừa kinh doanh, quy mô nhỏ lẻ nên ai thấy hay thì like, ko hay xin đừng nói lời cay đắng.

Cơ mà có ý kiến cứ comment lại để mình trao đổi nhé.

1- Tối ưu ads là gì ? Đối với mình thì mình chỉ tập trung vào 2 hướng, sẽ có nhiều bác có hướng khác nên đừng chém em ...
----------> Giảm tiền Ads ----------> Tăng Đơn Hàng

GIẢM TIỀN ADS : Chi phí đơn hàng hiện tại của bạn đang là 50-60k/ đơn, bạn muốn nó giảm còn 20-30k / đơn, đây là giảm tiền Ads, số lượng đơn hàng ko đổi. Vậy làm sao để giảm tiền Ads? Có rất nhiều nguyên nhân khiến tiền Ads cao : - Sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm ko hot, hình ảnh ko bắt mắt, content ko thu hút, giá cả ko hợp lý ?

Như vậy, để giảm giá thành Ads, vấn đề đầu tiên chúng ta cần xử lý là "Sản phẩm" + "Content". Khách hàng mua bằng mắt (Đặc biệt là khách nữ), nên điều quan trọng nhất là cái "Hình" hoặc "Video" mà bạn đưa lên phải tạo dc cho khách cảm giác "Tui muốn mua cái đó đó". Tiếp sau đó mới là nội dung bài viết. Thực ra bài viết của bạn có chức năng củng cố lòng tin cho khách "Mua của tui đi, cái này của tui bán là xịn nhất và ngon nhất đó !!!!". Nếu bạn ko làm dc điều này, nó sẽ xách sản phẩm của bạn lên google, và rồi bạn sẽ làm Marketing cho đứa khác. Thank for your help Biểu tượng cảm xúc smile Biểu tượng cảm xúc smile Biểu tượng cảm xúc smile Có 1 giải pháp cho vấn đề này đó là "Bán 1 sản phẩm mà Google keyword ko ra", nghe đơn giản hem Biểu tượng cảm xúc colonthree

TĂNG ĐƠN HÀNG : Ai cũng biết là trong sản xuất, số lượng sản xuất càng nhiều thì hao phí càng giảm, còn trong marketing... à mà nói quỵt toẹt ra là chạy ads, để có đơn hàng càng nhiều, chi phí ra đơn càng tăng. Đừng mơ giấc mơ 1+1=2 và 2x2=4, 4 với 1 là 5, 5 ngón tay sạch đều (là nghèo cmn luôn đó. Nhưng làm ăn, chỉ cần ko lỗ là vẫn bán, vì cứ bán là có lời, bán mạnh càng tốt vì giảm tỷ lệ tồn kho, nên còn vàng còn đào, còn nước còn tát. Giải pháp thường thấy là "GIẢM GIÁ" "GIẢM GIÁ"

Giảm giá có thể làm tặng mạnh lượng đơn hàng trong ngày, và nhớ là phải thực sự giảm giá chứ ko phải kiểu "Giá chỉ còn 50$ trong khi giá shop là 100quot;. Khách đủ thông minh để hiểu đó là chém gió, hoặc nếu bạn đủ thông minh để làm "Ngu" khách thì quá tuyệt, ko phải đi ko mà lương Copywriter luôn cao chót vót. Nói thực ra là nó lên quan tới USP, unique selling gì gì đấy. Giá rẻ nhất thị trường, và bạn sẽ là mẹ thiên hạ(chất lượng phải bằng người ta nhé, tất nhiên là Ads của bạn phải PHŨ cả thiên hạ trước đã.

KHÁCH MUA HÀNG chính là lực lượng seeding tốt nhất, 1 Quán cafe đông nó sẽ đông cả ngày, 1 Quán cafe ế nó sẽ ế tới tận cmn thế luôn. Đó là lý do vì sao những shop có ngân sách quảng cáo lớn thường bán rất ngon dù sản phẩm ko có cái gì khác biệt, chẳng qua là độ tin cậy cao quá, khi bạn quan sát Ads chắc các bạn cũng để ý là khách nó LIKE đều từ sáng đến tối, nhưng comment rất lác đác, nghĩa là nó thích nhưng nó chưa đủ tin để mua đâu. Ví dụ nhé : Bạn vừa cmt vào khen cái áo đẹp, vừa f5 lại thấy cái post có hơn 20-30 cmt cũng khen đẹp, thế là sau 5 phút f5 lại thấy lên cả trăm cmt để lại sdt mua hàng, lúc đó bạn có mua ko ????. Bạn dừng xe trước 1 quán ăn, đang lưỡng lự thì cả đoàn người đi vào, còn có 1 2 người khen "đồ ăn ngon lắm chú mày ạ", thế bạn còn do dự ko ?.

Lan man quá, giờ về vấn đề chính - TỐI ƯU - tối ưu, theo ý kiến riêng của mình là "kinh nghiệm". Những người có thể "Tối ưu" Ads là những người đã ăn ngủ với nó cũng phải vài tháng trời, ngắm nhìn lượng comment like share lên bờ xuống ruộng, chui vào từng profile khách hàng làm Conan. Họ hiểu rất rõ khách hàng của họ, hiểu rỏ sản phẩm của họ, và họ tích tụ đươc 1 lượng dữ liệu đủ lớn để đưa lên bàn phân tích. Như vậy những bước tối ưu thường thấy là gì ?

--- Lọc khu vực : Tỉnh Thành phố

--- Lọc nhóm tuổi : Phân đoạn nhóm tuổi ra

--- Lọc sở thích : Cái này mình ít dùng

--- Lọc nền tảng : Smartphone, PC.

Mỗi người chỉ chơi tốt trên chính sân của mình, với trang bị quen thuộc của mình. Thường thì khi thay đổi sản phẩm, đặc biệt là thay đổi ngách, thì quá trình nghiên cứu lại phải bắt đầu từ đầu, vì tệp khách hàng có thể sẽ khác. Nên nhiều khi bạn thuê 1 chuyên gia lĩnh vực Mỹ Phẩm đi chạy Thời Trang, bạn sẽ nhận dc 1 kết quả khá thốn Biểu tượng cảm xúc colonthree. Lời khuyên là các bạn nên tự chạy ads, chỉ có tự chạy bạn mới biết dc KH của bạn là ai, và để khi anh chàng Marketing của bạn nghĩ việc thì bạn sẽ ko bị điêu đứng hoặc tự tay tạo ra 1 đối thủ cho mình.
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Muốn kiếm nhiều tiền, dân Sales hãy ghi nhớ 16 nguyên tắc này

Bán hàng là một công việc không hề dễ dàng, thậm chí nhiều người còn cho rằng nó có tính nghệ thuật nhiều hơn là khoa học. Dưới đây là 16 bí kíp bất kỳ dân sales nào cũng cần "nằm lòng".
1. “Càng liều lĩnh bạn càng có cơ hội nhận lại thành quả lớn hơn. Đó là cuộc sống. Vì vậy một là đặt cược thật lớn, hai là yên phận ở nhà”, Mia Dand - CEO Lighthouse3.
2. “Luôn giảm giá cho những ai thích mặc cả. Chi phí cho mỗi lần mua hàng sẽ: Cao hơn một chút nhưng cái tôi của khách hàng: Vô giá”, Rohan Ayyar - chuyên gia marketing.
3. "Sử dụng ngôn ngữ, màu sắc đặc trưng của doanh nghiệp, font chữ và hình ảnh để cá nhân hoá thông điệp của bạn", Paul Walker, Salesforce.
4. “Hãy kết bạn với những người 'bạn của bạn bạn'. Dù là người bận rộn đến thế nào cũng không thể từ chối lời giới thiệu từ một người thân, bạn bè”, Rohan Ayyar, chuyên gia marketing.
5. “Hãy xin lỗi nếu làm sai, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Cuối cùng, khách hàng sẽ không còn nhớ nhiều tới sai lầm bạn mắc phải, thay vào đó họ quan tâm tới những điều bạn làm được sau đó”, Matt Heinz - chủ tịch Heinz Marketing.
6. “Những từ và cụm từ khẳng định có sức mạnh kỳ diệu. Từ 'bởi vì' là một trong số đó. Trong một câu, từ liên kết 'bởi vì' sẽ kích thích người nghe nghĩ rằng: 'Ồ, điều tôi sắp nghe tới đây sẽ biện giải cho những gì được nghe trước đó' và cách kỳ diệu này có thể mang lại hiệu quả ghê gớm trong quá trình bán hàng của bạn”, David Priemer, Salesforce.
7. “Thường thì sau khi hoàn tất được thoả thuận lần đầu tiên, tôi cảm ơn khách hàng bằng một bữa trưa hoặc ngồi cà phê. Một khi thoả thuận hoàn thành, tôi nhận ra rằng áp lực đã không còn nữa và lúc này sẽ dễ dàng hơn cho bạn để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, chuẩn bị cho những mục tiêu dài hạn hơn sau này”, Jessica Medeiros, Salesforce.
8. “Đối với nhóm khách hàng có trình độ và xuất thân khác nhau, hãy lắng nghe nhiều hơn và nói ít đi”, Tarum Pant, Salesforce.
9. “Nếu có thể khiến khách hàng cười, bạn đã thành công rồi đó!”, Elizabeth Ostby, Salesforce.
10. “Dù bận rộn đến mấy cũng đừng để email của khách hàng tồn đọng tới vài giờ hay vài ngày mà không phản hồi lại. Hãy dành 15 giây để đọc email và cho họ biết bạn sớm muộn gì cũng trả lời trong một khoảng thời gian X nào đó”, Bernad Sullivan, Salesforce.
11. “Trước khi bắt đầu bất kỳ cuộc thảo luận nào, hãy luôn biết khách hàng của bạn là ai và họ kiếm tiền bằng cách nào. Bạn sẽ bị mất điểm nhanh chóng khi ngồi cùng một khách hàng đang nắm vị trí CEO mà không hề biết doanh nghiệp của anh hay chị ấy đang điều hành hoạt động trong lĩnh vực gì”, Emily Markenson, Salesforce.
12. “Quên bữa trưa hoặc uống bia đi. Bạn nên thực hiện những trải nghiệm thiết thực cùng với khách hàng của mình”, Rohan Ayyar.
13. “Đầu tiên hãy cho khách hàng biết họ có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền khi mua sản phẩm. Sau đó sử dụng nghệ thuật bán chéo, đưa ra gợi ý về một sản phẩm có mức giá đúng bằng con số đó”, Rohan Ayyar.
14. “Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp nên tập trung vào việc nâng cao thêm giá trị cho khách hàng trước cả khi họ yêu cầu. Ví dụ, thay vì gửi email hay gọi điện với cùng một nội dung, tại sao không gửi cho khách hàng một bài báo hay cuốn sách kinh doanh mà bạn cho là họ sẽ cảm thấy thích” - David Priemer.
15. “Có một câu hỏi nhanh… Bạn có giỏi kể chuyện không? Hay lần cuối cùng bạn kể một câu chuyện hay là khi nào? Có thể điều này xảy ra khi bạn trò chuyện trong một nhóm bạn, đồng nghiệp hay con cái của bạn. Một người kể chuyện hay có kỹ năng pha chế thêm những gia vị bí mật giúp bạn có nhiều bạn hơn, tạo ra ảnh hưởng tới nhiều mặt hơn và có nhiều niềm vui hơn trong công việc và cuộc sống. Một người kể chuyện hay sẽ phá vỡ mọi rào cản, thu hút người nghe, biến bạn thành một diễn giả và có thể đưa trình bán hàng của bạn lên một tầm cao mới. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là: Bạn có giỏi kể chuyện không?” - Mark Raymo, Salesforce.
16. “Công nghệ không thể giúp bạn đạt được các thoả thuận. Cái bạn cần là công nghệ giúp bạn thực hiện điều này nhanh hơn, thông minh hơn, hiệu quả hơn mà thôi”, Matt Heinz, chủ tịch Heinz Marketing.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Share cách phòng, chống click tặc AdWords

Một so sánh nho nhỏ, tuy không sát lắm, nhưng một phần giúp giúp chúng ta dễ hiểu hơn về PHÒNG VÀ CHỐNG CLICK TẶC trong AdWords

"Click tặc (Click phá của đối thủ) = Tắc đường (Kẹt xe)"

Lúc đó bạn sẽ làm gì?

- Chờ và đi tiếp = Sống chung với click tặc, không quan tâm nó click sao thì click, nhưng ngân sách phải đủ lớn

- Tìm đường khác, ngõ ngách để đi qua = Chạy từ khoá dài, từ khoá ngách

- Chặn bớt loại xe lưu thông qua nó, ví dụ xe tay ga nhưng họ đổi xe số = Chặn IP của click tặc, nhưng khó vì họ đổi IP là xong

- Bạn chặn xe máy qua đó = Bạn loại bỏ thiết bị (Di động chẳng hạn)

- Chặn những ai ở tỉnh lẻ qua đó = Bạn chặn khu vực địa lý

- Bạn giới hạn số xe đi qua = Bạn giới hạn tần suất quảng cáo hiển thị

- Bạn tránh thời gian tắc đường = Bạn tránh khung giờ click tặc

- Bạn không đi trên mặt đường mà bay qua = Đổi CPC thành CPM

- Ai đi qua rồi không được đi vào đấy nữa = Remarketing Search

- Đừng gây thù oán với mấy bác đi cùng đường, họ cũng sẽ đi bình thường mà không làm gì bạn = Đừng gây thù oán với mấy đối thủ chạy cùng ngành, họ click tặc cho đấy grin emoticon
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

19 lưu ý để có chiến dịch quảng cáo tốt - Content Marketing

Mình là lính mới trong ngành Digital Marketing, nên chủ yếu đi học từ người khác.
Với sự cho phép của anh Văn Tài - Tự học digital Marketing , em xin chia sẻ lại bài này.

19 lưu ý để có chiến dịch quảng cáo tốt - Content Marketing

Cùng nhau chém cho vui nào . Kinh nghiệm của bản thân và thu thập được. Anh em cùng nhau bàn luận tí cho xôm

1. Facebook Marketing phải có A/B testing
2. Nâng dần ngân sách khi thấy hiệu quả, không nên nâng ngân sách quá nhanh
3.Hãy kiểm soát chỉ số “ Tần Suất “ Ko nên để Tần Suất >1.1 – 1.2
4.Chuẩn hóa mọi content (chú ý: ảnh, text, link, call to action đều gọi là content hết)
5. Hãy luôn luôn sáng tại (nội dung, hình ảnh, cách chạy,...)
6. Hãy luôn theo dõi trend
7. Seeding cũng là 1 nghệ thuật
8. Target hành vi chuẩn hơn sở thích
9. Muốn "rẻ" đăng nhiều ảnh, video
10. Muốn "ra đơn thì phải "kêu gọi“
11. Hãy thử quảng cáo trên Instargram
12 Bền vững hãy làm phễu
13. Hầu hết chúng ta đang quên chăm sóc lại KH cũ
14. Không nên tạo mẫu quảng cáo từ 22h – 0h: Quảng cáo sẽ tiêu tiền rất nhanh
15. Không nên tạo mẫu quảng cáo vào giữa khung giờ hành
chính: Tỷ lệ giá đắt là rất cao
16. 1 campaign không nên chạy đồng thời cả mobile và PC: Tỷ lệ hiển thị trên mobile sẽ chiếm từ 80-90%. Nên chia làm 2 campaign riêng biệt
17. Nên tăng tiền trước 2 tiếng so với thời gian vàng của bạn
18. Tạo bài viết nên để reach tự nhiên 1-2 tiếng. Không nên chạy quảng cáo ngay
19. Luôn chú ý đến điểm chất lượng để tối ưu nội dung và hình ảnh: Điểm chất lượng ảnh hưởng rất lớn đến reach và giá CPM
Đọc tiếp »