Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

18 tuyệt chiêu đánh giá biển quảng cáo ngoài trời



Quảng cáo ngoài trời là hình thức quảng cáo trực quan nhắm tới nhóm đối tượng khách hàng cụ thể thường qua lại hoặc tiếp xúc với hình ảnh quảng cáo tại khu vực thực hiện quảng cáo.

Việc đánh giá vị trí quảng cáo ngoài trời trong chiến dịch quảng cáo là điều rất cần thiết để tránh lãng phí vì biển quảng cáo không hề rẻ tiền chút nào thậm chí có thể được đánh giá là kênh quảng cáo "ngốn" khá nhiều ngân sách nếu thực sự muốn mang lại hiệu quả.

Thời gian gần đây Linh có nhận được nhiều hồ sơ vị trí quảng cáo ngoài trời do các "Local company" gửi tới để hỗ trợ cho việc lập "Outdoor plan" gửi khách hàng. Thực tế biển quảng cáo ngoài trời hầu hết thuộc sở hữu của các "Local company" - Doanh nghiệp địa phương, nó giống như việc "đất có thổ công, sông có hà bá" vậy.

Có một điều lạ là khá nhiều hồ sơ vị trí có ghi: "Score: 7" (Hoặc số bất kỳ nào đó nhưng đều lớn hơn 6). Linh có hỏi các bạn ấy rằng đó là thông số gì và bạn lấy căn cứ ở đâu để có nó thì hầu hết các bạn cười nhạt: "À thì cứ đánh đại theo cảm tính nhìn cho nó gọi là có số má để tăng thêm uy tín với khách hàng".

Không ổn chút nào!

Với gần 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời, cũng từng làm và tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu cũng như thực thi quảng cáo ngoài trời lớn (nhưng chưa được sáng tạo và độc đáo như biển quảng cáo cảm xúc của Cocacola), hôm nay Linh sẽ chia sẻ với mọi người 18 tiêu chí để đánh giá biển quảng cáo ngoài trời. Công cụ này sẽ giúp các bạn Marketing rất nhiều trong việc đánh giá các vị trí quảng cáo đang hoặc sắp thực hiện cho công ty, giúp các bạn làm Outdoor và agency có thêm kiến thức để tư vấn, chia sẻ với khách hàng và mang tới những vị trí quảng cáo thực sự phù hợp (nếu lấy chính công cụ này để làm tiền thì cũng được nhưng lấy rẻ rẻ thôi nha, miễn là làm cho tốt).

18 tiêu chí đánh giá vị trí quảng cáo ngoài trời theo Linh biết như sau:
1. Ad form: Hình thức quảng cáo

Hình thức quảng cáo được cho điểm từ cao xuống thấp: Trụ quảng cáo (billboard, unipol), Pano, wallbanner (biển quảng cáo ốp hông tường), Lightbox (biển hộp đèn), Nhà chờ xe Bus, Trạm thông tin.
2. Ad size: Kích thước quảng cáo

Kích thước quảng cáo càng lớn điểm càng cao vì rõ ràng càng to càng ấn tượng.
3. Structure: Cấu trúc quảng cáo

Cấu trúc quảng cáo được đánh giá dự trên những yếu tố: Cấu trúc biển cột, biển khung sắt ốp tường, biển Trivision lật mặt hay nhà chờ,.. Cấu trúc càng tốt, bền vững và càng thẩm mỹ thì điểm càng cao.
4. Viewing Height: Chiều cao so với mắt (cao quá tầm mắt sẽ không thu hút)

Chiều cao so với mắt được đánh giá cao ở những vị trí ngang tầm mắt (khoảng tầng 3 trở xuống, tương đương với biển cột quảng cáo trên đường cao tốc chiều cao từ đỉnh biển xuống chân biển khoảng 22m). Những vị trí cao quá hoặc thấp quá thì sẽ không "tự nhiên" lọt vào mắt khách hàng. Những vị trí ngang tầm mắt là những vị trí được chấm điểm cao nhất.
5. Visible distance: Tầm nhìn xa của quảng cáo

Biển quảng cáo có tầm nhìn càng xa càng tốt nhưng xa nhưng vẫn đảm bảo rõ nội dung sẽ được đánh giá cao hơn. Những vị trí tầm nhìn ngắn quá sẽ không đảm bảo được thời gian quan sát quảng cáo do người tham gia giao thông di chuyển chứ không đi bộ hoặc đứng lại ngắm nhìn.
6. Angle of vision: Góc nhìn của quảng cáo

Góc nhìn của quảng cáo được thể hiện qua việc bảng quảng cáo nằm ở chỗ nào, có góc nhìn ra sao. Nếu góc nhìn thoáng và quảng cáo đúng khúc cua thì dĩ nhiên bảng quảng cáo được đánh giá cao hơn những vị trí nằm trên đường thẳng và có thể bị lấp bởi những quảng cáo phía trước.
7. Traffic Flow: Lưu lượng giao thông

Yếu tố quan trọng để cho điểm. Với khu vực có lưu lượng giao thông đông đúc điểm sẽ cao hơn những khu vực thưa thớt hơn. Nó giống như việc biển quảng cáo nằm tại ngã 6 sẽ cao điểm hơn biển quảng cáo nằm tại các ngã rẽ ít hơn, biển quảng cáo nằm tại nội thị sẽ cao điểm hơn so với biển quảng cáo nằm tại ngoại thành.
8. Traffic Speed: Tốc độ giao thông

Biển quảng cáo nằm tại nội thành với tốc độ giao thông sẽ được điểm cao hơn những biển quảng cáo nằm tại đường cao tốc hoặc quốc lộ. Rõ ràng tốc độ càng cao thì biển quảng cáo càng không thể "khoe mẽ" được nội dung truyền tải của mình.
9. Number of road: Số làn đường

Số làn đường là 2 và 2 chiều sẽ đạt điểm cao nhất vì quảng cáo có thể được nhìn từ hai phía. Đường 1 chiều hoặc số làn đường nhiều hơn sẽ được điểm thấp hơn do quảng cáo sẽ khó mang tới ấn tượng.
10. Road Type: Loại đường (Nội đô, Quốc lộ, Tỉnh lộ)

Đường nội đô sẽ được điểm cao nhất, đường quốc lộ và tỉnh lộ sẽ được điểm thấp hơn.
11. Visual clutter: Khu vực quảng cáo Thị giác bị phân tán lộn xộn

Những vị trí quảng cáo nằm một mình sẽ được điểm cao nhất. Những vị trí quảng cáo mà bên cạnh nó bị phân tán ánh nhìn bởi những biển quảng cáo khác hoặc những điểm nhấn khác thì sẽ được điểm ít hơn vì quảng cáo kém hiệu quả hơn.
12. Vision issue: Vấn đề che chắn tầm nhìn

Đây là yếu tố rất quan trọng! Biển quảng cáo không bị che chắn sẽ được điểm cao nhất. Những biển quảng cáo bị cây che khuất hoặc che chắn bởi những yếu tố khác sẽ được điểm thấp hơn và nếu che khuất hoàn toàn thì thôi không cần đánh giá nữa.
13. Surroundings area: Khu vực xung quanh quảng cáo

Khu vực xung quanh quảng cáo quyết định để chấm điểm cho vị trí quảng cáo. Ví dụ bạn muốn nhắm tới đối tượng là học sinh, thì rõ ràng những biển quảng cáo cạnh trường hợp sẽ được điểm tối đa và tương tự.
14. Obstruct: Yếu tố gây trở ngại

Một số yếu tố gây trở ngại có thể: Vấn đề phép tắc, tính pháp lý hoặc chỉ đơn giản như quy định, luật định sẽ được chấm điểm dựa theo thực tế gặp phải. Nếu không có yếu tố trở ngại gì thì dĩ nhiên biển quảng cáo được điểm tối đa.
15. Zone: Khu vực

Biển quảng cáo nằm tại khu vực càng trung tâm thì điểm càng cao, hoặc đơn giản biển quảng cáo nằm càng gần nhóm khách hàng mục tiêu của mình hướng tới thì điểm càng lớn.
16. Roundabout/turing point/crossroad: Các khu vực giao điểm, ngã tư

Biển quảng cáo nằm tại các giao điểm càng lớn điểm càng cao. Nếu biển quảng cáo không nằm tại khu vực giao điểm hay ngã tư thì sẽ được điểm 0 tròn chĩnh.
17. Traffic Light: Khu vực có đèn tín hiệu giao thông

Biển quảng cáo nằm tại khu vực có thời gian chờ đèn đỏ cao, nằm tại ngã tư càng lớn thì điểm càng cao. Biển quảng cáo nằm tại ngã tư không có đèn xanh đèn đỏ thì điểm sẽ thấp hơn.
18. Illumination: Ánh sáng/ Chiếu sáng

Biển quảng cáo có đèn sẽ phát huy hiệu quả quảng cáo cả buổi tối sẽ được điểm cao hơn hoặc ánh sáng tốt sẽ được điểm tối đa. Biển quảng cáo sáng nhờ đèn đường thì điểm rất thấp. Biển quảng cáo không có đèn thì mình tặng điểm 0.



Đó là các tiêu chí để đánh giá cho từng biển quảng cáo ngoài trời, theo từng yêu cầu của sản phẩm và nhóm khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu mình nhắm tới.

Các bạn hãy để thang điểm tối đa là 10 rồi tự chấm điểm, cộng vào và chia đều cho 18 sẽ ra điểm số cuối cùng. Nếu vị trí quảng cáo được dưới 5 điểm thì bỏ đi. Còn cao hơn thì dĩ nhiên là chúc mừng bạn đã có vị trí quảng cáo phù hợp.

Những điều Linh chia sẻ ở trên có thể áp dụng cho tất cả các biển quảng cáo ngoài trời hoặc ít nhất có thêm kiến thức để các bạn dựa vào đó đánh giá vị trí quảng cáo mình đang định làm. Nhưng nó không hoàn toàn quyết định việc mình có lựa chọn vị trí đó hay không vì còn rất nhiều yếu tố khác nữa.

Ngoài ra, dựa vào những tiêu chí trên các bạn cũng có thể cho thêm hệ số khi thấy thông số nào sẽ cần hơn thông số nào tùy thuộc vào sản phẩm mình muốn quảng cáo hay nhóm đối tượng khách hàng mình nhắm tới. Ví dụ như bạn muốn quảng cáo sản phẩm phân bón thì điểm hệ số liên quan tới khu vực ngoại thành lại cao hơn khu vực nội thành.

Những chia sẻ trên đây từ kinh nghiệm thực tế, quá trình làm việc và học tập của Linh có được và Linh thấy nó tốt cho các bạn trong giới Marcom nên xin phép chia sẻ. Có thể mọi người sẽ có những đóng góp, góc nhìn hay cách đánh giá khác tốt hơn mình có thể cùng đưa ra thảo luận thêm. Linh xin cập nhật, học hỏi thêm từ các bạn để hoàn thiện bản thân mình rồi làm tốt hơn, chia sẻ tốt hơn cho cộng đồng.

Cũng muộn rồi, Linh phải về bế con giúp vợ vì cũng đi mất hút từ sáng sớm đến giờ . Chúc các bạn buổi tối nhiều niềm vui bên gia đình, bạn bè và được làm điều mình thích.

Hy vọng bài viết này có ý nghĩa với các bạn!
Đọc tiếp »

5 PHÁT NGÔN SAI LẦM CỦA NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ NGHIỆP DƯ

Nhiều nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm chỉ cần qua cách nói chuyện là có thể phân biệt ai là dân nghiệp dư và ai là dân chuyên nghiệp. Dưới đây là một số câu phát ngôn phổ biến mà bạn nên tránh, và một số câu nói khác hữu ích hơn, chúng không chỉ khiến cách nói năng của bạn có vẻ thông minh và học thức hơn khi bàn luận về thị trường mà còn giúp bạn tư duy theo cách của một nhà đầu tư chuyên nghiệp.





PHÁT NGÔN THỨ NHẤT: "KHOẢN ĐẦU TƯ CỦA TÔI VÀO CÔNG TY X CHẮC CHẮN THẮNG."

Quan niệm sai lầm: Nếu một công ty đang "hot", bạn chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận vô cùng lớn khi đầu tư vào đó.

Giải thích: Không một khoản đầu tư nào là chắc chắn. Bất kỳ công ty nào cũng có thể che mắt các nhà đầu tư về các vấn đề nghiêm trọng. Nhiều tên tuổi lớn như Enron và WorldCom đã từng trải qua những lần sụp đổ bất ngờ. Ngay cả những công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh với công tác quản trị hiệu quả nhất cũng có thể bị chao đảo bởi một sự cố bất ngờ hoặc một thay đổi lớn trên thị trường, chẳng hạn như sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới hoặc công nghệ cải tiến. Hơn nữa, nếu mua một cổ phiếu đang sốt thì nó có thể được định giá quá cao, và điều này khiến bạn khó mà thu về được một khoản lợi nhuận béo bở. Vì thế bạn nên đa dạng hóa danh mục đầu tư để tránh được những rủi ro đó. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu riêng lẻ thay vì, hoặc bên cạnh, các quỹ tương hỗ vốn đã được đa dạng hóa. Nhằm gia tăng lợi nhuận và giảm nguy cơ khi đầu tư vào cổ phiếu riêng lẻ, bạn hãy tìm hiểu cách xác định những công ty có thể không quá nổi bật nhưng mang lại giá trị lâu dài.

Một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nói: "Tôi sẵn sàng đánh cược rằng khoản đầu tư vào công ty X sẽ thu về lợi nhuận lớn, nhưng để an toàn, tôi đã chỉ đầu tư 5% số tiền tiết kiệm vào đó."
PHÁT NGÔN THỨ HAI: "TÔI SẼ KHÔNG MUA CỔ PHIẾU NGAY LÚC NÀY BỞI VÌ THỊ TRƯỜNG ĐANG KHỦNG HOẢNG."

Quan niệm sai lầm: Không nên đầu tư vào một cổ phiếu đang xuống giá.

Giải thích: Nếu chỉ số cơ bản của cổ phiếu bạn định mua vẫn ở mức ổn định thì sự xuống giá hiện tại chỉ phản ánh nỗi sợ hãi của những nhà đầu tư ngắn hạn. Trong trường hợp này, hãy để mắt tới những cổ phiếu bạn yêu thích khi chúng được bán ra. Tận dụng lợi thế của việc xuống giá tạm thời và mua vào nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, bước đầu bạn phải thật thận trọng để tìm hiểu lý do tại sao cổ phiếu đó xuống giá. Hãy chắc chắn rằng đó chỉ là là tình trạng tạm lắng của thị trường chứ không phải vấn đề gì nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng thị trường chứng khoán hoạt động theo chu kỳ và việc hầu hết mọi người bán tống bán tháo không có nghĩa là bạn cũng nên bán theo.

Một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nói: "Tôi mua được nhiều cổ phiếu có hời vì thị trường đang đi xuống. Trong vài năm tới, tôi sẽ yêu bản thân hơn vì đã làm vậy khi mọi thứ trở lại quỹ đạo và giá cổ phiếu tăng trở lại. "
PHÁT NGÔN THỨ BA: "TÔI MỚI THUÊ MỘT NHÀ MÔI GIỚI CÓ TIẾNG, VÀ TÔI CHẮC CHẮN SẼ ĐÁNH BẠI ĐƯỢC THỊ TRƯỜNG."

Quan niệm sai lầm: Danh mục đầu tư được quản lý chủ động sẽ có lợi suất cao hơn so với danh mục đầu tư được quản lý thụ động.

Giải thích: Danh mục đầu tư được quản lý chủ động thường kém hiệu quả hơn thị trường vì nhiều lý do. Dưới đây là ba lý do quan trọng nhất:

1. Bạn phải trả tiền hoa hồng cho mỗi lần giao dịch. Ngay cả khi hầu hết các công ty môi giới một phần (discount brokerage) trực tuyến đưa ra mức phí thấp nhất cho mỗi giao dịch là 5 USD, và bạn phải tự làm tất cả mọi việc. Nếu thuê một nhà môi giới chuyên nghiệp để làm việc cho bạn, phí phải trả sẽ cao hơn rất nhiều và cũng có thể bao gồm cả phí tư vấn. Các khoản phí này tăng lên theo thời gian và ăn vào lợi nhuận của bạn.

2. Sẽ có rủi ro về kỹ năng quản lý danh mục của nhà môi giới. Nhà môi giới có thể kiếm bộn tiền bằng cách giao dịch điên cuồng để tăng tiền hoa hồng hoặc lựa chọn đầu tư không phù hợp với mục tiêu của bạn, chỉ để nhận được ưu đãi hoặc tiền thưởng từ phía công ty. Mặc dù hành vi này rất phi đạo đức nhưng nó vẫn xảy ra thường xuyên.

3 . Bạn sẽ rất khó có thể tìm được một nhà môi giới thực sự có khả năng đánh bại thị trường trong dài hạn trừ khi bạn có vài trăm nghìn đô la để quản lý.

Nhà môi giới có thể sẽ đưa ra quyết định đầu tư đi ngược với lợi ích của bạn. Do đó, thay vì thuê môi giới hãy thuê một nhà tư vấn tài chính mà không mất tiền hoa hồng. Các nhà tư vấn tài chính không lấy của bạn bất kỳ một khoản phí nào từ việc ra quyết định đầu tư, họ chỉ tính phí theo giờ cho những tư vấn mang tính chuyên môn của mình.

Một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nói: "Giờ đây khi tôi đã thuê một nhà tư vấn tài chính không tính hoa hồng, giá trị tài sản ròng của tôi sẽ tăng lên vì tôi có một chuyên gia công tâm và khách quan giúp đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn."
PHÁT NGÔN THỨ TƯ: "CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ CỦA TÔI ĐƯỢC ĐA DẠNG HÓA MỘT CÁCH HIỆU QUẢ BỞI VÌ TÔI CÓ CHỨNG CHỈ QUỸ TƯƠNG HỖ MÔ PHỎNG CHỈ SỐ S&P 500."

Quan niệm sai lầm: Đầu tư vào thật nhiều cố phiếu sẽ giúp đa dạng hóa danh mục một cách hiệu quả.

Giải thích: Không thể phủ nhận rằng sở hữu 500 cổ phiếu sẽ tốt hơn sở hữu một vài cổ phiếu. Tuy nhiên, để có một danh mục đầu tư thực sự đa dạng, bạn sẽ cần đầu tư vào các loại tài sản khác nhau như trái phiếu, tín phiếu kho bạc, các loại quỹ trên thị trường tiền tệ, quỹ tương hỗ chứng khoán quốc tế hoặc các quỹ hoán đổi danh mục (ETF). Vì các cổ phiếu của S&P500 đều là các cổ phiếu vốn hóa lớn nên bạn có thể đa dạng hóa hơn nữa danh mục của mình và nâng cao lợi suất tổng thể bằng cách đầu tư vào một quỹ chỉ số hoặc ETF có cổ phiếu vốn hóa nhỏ. Sở hữu một quỹ tương hỗ chứa nhiều cổ phiếu sẽ giúp bạn đa dạng hóa thành phần cổ phiếu của danh mục đầu tư, nhưng việc sở hữu các loại chứng khoán thuộc các loại tài sản sẽ giúp đa dạng hóa hoàn toàn danh mục.

Một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nói: "Tôi đã đa dạng hóa phần cổ phiếu trong danh mục đầu tư bằng cách mua một quỹ chỉ số mô phỏng chỉ số S&P 500, nhưng đó chỉ là một thành phần trong danh mục đầu tư thôi."
PHÁT NGÔN THỨ NĂM: "HÔM NAY, TÔI ĐÃ LÃI ĐƯỢC 1.000 USD TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN."

Quan niệm sai lầm: Bạn sẽ lãi khi khoản đầu tư của bạn tăng giá trị và sẽ lỗ khi nó hạ giá.

Giải thích: Nếu khoản lãi của bạn mới chỉ nằm trên giấy thì có nghĩa bạn chưa thu về được bất cứ khoản tiền nào. Chẳng có gì là chắc chắn cho đến khi bạn thực sự bán những chứng khoán đó ra. Đó lại là một lý để bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về sự sụt giảm mang tính chu kỳ trên thị trường chứng khoán bởi nếu bạn kiên quyết nắm giữ các khoản đầu tư của mình thì rất có khả năng chúng sẽ tăng giá. Nếu là một nhà đầu tư dài hạn, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội tốt để bán ra để thu về lợi nhuận hấp dẫn. Tốt nhất là luật thuế hiện hành không có gì thay đổi, để lãi từ đầu tư dài hạn của bạn sẽ bị đánh thuế ở mức thấp hơn và điều này cho phép bạn giữ lại nhiều lợi nhuận hơn. Tuy rằng giá trị danh mục đầu tư biến động liên tục, nhưng bạn sẽ không thể biết được lãi lỗ thế nào cho tới khi bạn thực sự mua hoặc bán.

Một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ nói: "Giá trị của danh mục đầu tư của tôi đã tăng 1.000 USD trong hôm nay – chắc hôm nay là một ngày may mắn, cũng chẳng ảnh hưởng đến tôi vì tôi sẽ không bán ra sớm thế đâu."
LỜI KẾT

Những quan niệm sai lầm ở trên phổ biến tới mức ngay cả những người thân quen, bạn bè thông minh nhất của bạn thỉnh thoảng cũng nhắc đến ít nhất một trong số chúng. Những người này thậm chí có thể bảo bạn sai nếu bạn cố gắng chỉnh họ. Tất nhiên, suy cho cùng, điều quan trọng nhất khi đầu tư không phải có vẻ ngoài hay có cách nói năng thông mình mà bạn phải thực sự giỏi giang. Hãy tránh mắc những sai lầm trong những phát biểu trên và bạn sẽ có được tỷ suất lợi nhuận đầu tư cao nhất.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Website chia sẻ kiến thức chuyên môn về Marketing

Các bạn làm marketing nên chăm chỉ đọc các blog chuyên ngành để update thêm thông tin về ngành nhé, đi ứng tuyển chém gió tưng bừng cho NTD thấy sợ. Một số blog về marketing hay ho mình muốn recommend các bạn đọc:
1. Harvard Business Review – www.hbr.org
Trang này nổi tiếng rồi, ấn vào nếu bạn thích đọc về tips hoặc các bài viết truyền cảm hứng.
2. Copyblogger – http://www.copyblogger.com/blog/
Trang này chuyên về content strategy và writing.
3. Marketo Blog – www.blog.marketo.com
Phù hợp cho các bạn muốn tìm hiểu về SEM, marketing ROI trong lĩnh vực B2B.
4. Modern Marketing Blog – https://blogs.oracle.com/marketingcloud/
Các tips marketing về marketing automation, data management and content marketing.
5. Buffer – https://blog.bufferapp.com/
Học tất tần tật mọi thứ như tạo, chia sẻ và quản lý content trên mạng xã hội.
6. Hubspot Blog – http://blog.hubspot.com/
Bạn nào thích tìm hiểu về SEO, blogging, social media, lead generation and analytics thì nghía qua trang này.
7. Econsultancy Blog – https://econsultancy.com/blog/
Các số liệu và lời khuyên về content strategy, social media, email marketing, search engine optimisation.
8. Digital Marketing Blog – http://blogs.adobe.com/digitalmarketing/
Cung cấp các tips về online advertising, web analytics, email and search marketing, social media and web experience. Ngoài ra còn có các news về digital marketing.
9. Visualistan – http://www.visualistan.com
Thông tin về social media, general marketing, business and technology nhưng trình bày dưới dạng infographic.
10.TED Blog – http://blog.ted.com/
TED thì bạn nào chăm xem TEDx thì chắc biết rồi hen.
11. Contently – https://contently.com/strategist/
Rất hay nếu bạn đang tìm hiểu về brand, media, social and ROI.
12. Content Marketing Institute – http://contentmarketinginstitute.com/
Trang này chuyên cung cấp các research papers và podcast về marketing.
Một số trang khác:
13. MarketingProfs – http://www.marketingprofs.com/
14. Copyhackers – https://copyhackers.com/
15. Moz – https://moz.com/blog
(Source: SQUIRRELS&BEARS)
like emoticon Cập nhật từ bạn Hoang B. Lam
Mình chia sẻ thêm 2 trang mình đang subscribing:
1. Branding Strategy Insider: đa số các bài viết viết về làm thương hiệu và chiến lược thương hiệu.
http://www.brandingstrategyinsider.com/
2. Advertising Age: ít bài viết học thuật hơn BSI, nhưng nhiều bài viết mang tính thời sự hơn. Đọc trang này để được cập nhật các xu hướng mới trong rất nhiều lĩnh vực (SEO, MXH, OOH, v.v...) của ngành.
http://adage.com/
like emoticon Cập nhật từ bạn Nguyễn Ngọc Karmi Phúc
Sorry nhưng em thấy nếu làm marketing mà không đọc qua Seth Godin thì hơi uổng phí. Em là dân tech nhưng cũng hay đọc và thích lắm.
Blog của Godin thường viết về branding, chiến lược marketing và tâm lý người dùng rất thú vị, giống anh Đức Sơn của Richard Moore mà dân branding mình hay theo dõi.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Cách xây dựng kế hoạch và chia công việc hiệu quả?

Đối với một người Leader thì không thể tránh khỏi việc đau đầu khi phân chia công việc hoặc là lên kế hoạch cho dự án đang thực hiện hoặc sắp bắt đầu. Để làm tốt việc đó thì nay mình xin giới thiệu đến các bạn một công cụ đã lâu nhưng nó rất tiện lợi và có ích cho chúng ta. Đó là Trello. Ngoài Trello ra thì có rất nhiều cái khác nữa nhưng mình chưa có thời gian tìm hiểu và sự dụng. Nếu bạn muốn phân chia công việc tốt thì Wunderlist là cái mà không thể bỏ qua. Mình sẽ giới thiệu công cụ đó ở bài sau.
^DA4887D5EA4684C111562709CDADFA5396A52B1DF23EB35E6C^pimgpsh_fullsize_distr
Sử dụng Trello quản lý Project
Trello nó có thể đồng hành cùng bạn từ những dự án nhỏ đến dự án lớn hơn nhiều. Nó giúp bạn chi tiết hóa được những yếu tố cần và đủ trong bản kế hoạch (Plan) của bạn. Và chỉ cần có internet là bạn có thể xem nó ở bất cứ nơi đâu. Sau đây mình sẽ phân tích và nêu lên 1 vài chức năng chính của nó.
Có thể bạn quan tâm:
Trello – Template board:
Chúng ta sẽ dùng template có sẵn của Trello. Có thể tạo được nhiều Template và thêm vào mục yêu thích. Giao diện sẽ tương tự như hình dưới đây.
lam-sao-de-quan-ly-du-an-va-phan-chia-cong-viec-tot-1
Ở đây các bạn chỉ cần hiểu đơn giản là chúng ta sẽ list các công việc vào những Card tương ứng của nó theo chiều từ trái qua phải. Các bạn sẽ sắp xếp bà chia theo ý thích. Ở những dự án đơn giản mình sẽ chia như sau:
  • Danh sách công việc
  • Công việc đang thực hiện
  • Công việc đã hoàn thành
  • Bổ sung và sửa đổi
lam-sao-de-quan-ly-du-an-va-phan-chia-cong-viec-tot-2
Tuy nhiên, đối với những project lớn thì mức độ yêu cầu chi tiết sẽ phức tạp hơn nhiều. Khi đó đòi hỏi Trello board cần được tùy chỉnh và tối ưu hơn để phù hợp hơn và hỗ trợ được các nhu cầu thực tế khác nhau của công việc.
Ví dụ: trước khi Card được chuyển từ Đang thực hiện (Doing) sang Hoàn thành (Done), bạn sẽ phải thêm bước Review (kiểm tra lại) – Như bước trên của mình là “bổ sung và sửa đổi”. Việc đó cũng giúp bạn có thêm thói quen xem xét lại công việc mỗi khi hoàn thành 1 dự án nào đó để có được một sản phẩm tốt nhất vịnh bắc bộ.
Do đó, một project thực tế tại SpeedyGok có thể có những “công đoạn” ở giữa để giúp theo dõi và quản lý hiệu quả hơn. Ví dụ đây là Trello của SEO TroGiup.Net – một internal project của TroGiup.Net.
Trello – SpeedyGok – SEO TroGiup.Net
Cần đảm bảo thông tin của Card luôn đầy đủ. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng những tính năng khác của một card trong Trello để giúp đưa thêm những thông tin chi tiết cần thiết:
  • Assign: chỉ định những thành viên tham gia phụ trách công việc đó. Tại mỗi giai đoạn có thể có những thành viên phụ trách từng phần việc khác nhau, nếu bạn đã làm xong phần việc của mình, hãy move card đó qua List tiếp theo bên phải và tiếp tục gán “assign” cho thành viên khác phụ trách.
  • Label: dán nhãn cho card để giúp đánh dấu những thông tin khác kèm theo, nhất là mức độ quan trọng hoặc mức độ cần thiết của Card ví dụ như: Urgent, Important, Critical, Nice to have…
  • Due Date: là Deadline của Card. Khi tới tới Deadline thì đồng hồ trên Card sẽ đỏ lên nhắc nhở bạn. Đặt ra Due Date cũng là một thói quen tốt để kiểm soát công việc cũng như giúp giao tiếp hiệu quả hơn (sếp thông báo cho nhân viên biết khi nào Card đó phải hoàn thành).
  • Attachment: bạn có thể attach tất cả những tài liệu khác vào Card (như các file, link…) để giúp tổng hợp những thông tiên liên quan vào 1 chỗ thay vì email qua lại gây khó khăn trong việc tra cứu sau này.
    Ví dụ: Bạn Design khi thiết kế xong thì attach file PSD của mình vào để bạn Dev tải về cắt HTML. Bạn QA khi test ra lỗi thì attach luôn cái screenshot có đánh dấu để bạn Dev đỡ phải đi tìm.
  • Checklist: là danh sách những task cụ thể thuộc Card đó. Với những Card bao gồm nhiều task, tốt nhất bạn nên tạo 1 checklist liệt kê đầy đủ, rõ ràng những đầu việc cần làm để tránh sai sót cũng như có thể đánh dấu vào từng mục nhỏ khi đã hoàn thành.
  • Comments: đây chính là ưu điểm của Trello so với những phần mềm To-Do khác. Do nhiều người cùng làm nên phần comments giúp cho việc trao đổi giữa những thành viên với nhau hiệu quả và tập trung. Bất kỳ những thông tin phát sinh cũng cần được comment lại để khi manager/client theo dõi các comments có thể nắm rõ tiến trình công việc để có những điều chỉnh thích hợp.
    Một card như thế nào được gọi là “chuẩn”?
Bọn mình cũng tham khảo nhiều trang, nhất là dùng Trello cho Agile development và cũng tìm được khá nhiều tài liệu hay hay (bài này là 1 ví dụ). Sau đó áp dụng thử thì bọn mình rút ra được một số yêu cầu sau đây được xem là cần thiết cho 1 Card “chuẩn” cũng như một Board có đầy đủ chức năng:
Đảm bảo card có đầy đủ thông tin liên quan để giúp cho thành viên phụ trách card đó tiết kiệm thời gian thay vì đi khắp nơi tìm kiếm thông tin, tài liệu để làm việc: ghi rõ mô tả trong Description, đính kèm tất cả những file liên quan, dùng checklist để chia nhỏ công việc, dán label đầy đủ.
Assign chính xác người đang thực hiện công việc trên Card tại thời điểm hiện tại. Khi card đã hoàn thành 1 công đoạn và chuyển sang cho người mới thì Assign phải được cập nhật phù hợp. Nói chung nhìn vô Card có thể biết ai đang phụ trách card đó để dễ “nắm đầu” mà xử!
Có Deadline rõ ràng.
Bất kỳ những “diễn biến” trong quá trình thực hiện Card này cần được comment lại, dù là nhỏ nhất. Trong quá trình làm việc khi Dev gặp khó khăn kỹ thuật thì phải ghi chú liền để mọi người nắm thông tin. Khi thực hiện xong cũng cần comment báo lại để có “timestamp” – mốc thời gian chính xác khi nào công việc được hoàn thành. Khi có những thay đổi phát sinh cũng cần được ghi chú để bất kỳ ai mở card lên đọc Comments có thể hiểu được vấn đề.
Đây là 1 Card tạm gọi là “chuẩn” của project CognitoCRM. Tuy vậy nó vẫn còn 1 điểm chưa thật sự trọn vẹn, đố bạn đó là điểm nào?
Cuối cùng, Trello cũng chỉ là một công cụ, cách bạn dùng nó sẽ đem đến cho bạn những giá trị khác nhau. Có rất nhiều hướng dẫn về sử dụng Trello bạn có thể Google một cách nhanh chóng, tuy nhiên bạn (và team) có đủ kỷ luật để tuân theo hay không mới là điều quan trong.
Nếu các bạn có công cụ hay thì hãy chia sẻ và gửi về email: thaont@speedygok.com. Mình sẽ đăng bài tiếp và ghi nguồn tác giả.
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Reach vs Frequency trong quảng cáo





Giả sử rằng bạn có hàng trăm hạt giống và một lượng nước nhất định. Nếu bạn đem gieo tất cả hạt giống này thì nước để tưới cho các hạt giống chỉ vài ngày là hết. Kết quả là chỉ có vài hạt giống có thể nảy mầm vì lượng nước tưới không đủ. Nhưng nếu bạn chọn trong hàng trăm hạt giống đó ra vài chục hạt tốt nhất và đem gieo, thì cũng với lượng nước ấy, mỗi hạt giống sẽ được tưới nhiều lần hơn, đủ thời gian để chúng nảy mầm thì bạn đã có thể có hàng chục hạt giống đâm chồi nảy lộc.

Trong quảng cáo cũng vậy. Nhiều bạn marketer thường chọn cách làm thế nào để nhiều người biết đến trong một lần quảng cáo hơn là chấp nhận khống chế lượng khách hàng vừa đủ để họ nhìn thấy quảng cáo nhiều lần nhằm tạo sự ghi nhớ tốt hơn trong mindset của họ.

Theo nghiên cứu và khảo sát thì một người phải mất tối thiểu 3 lần nhìn thấy quảng cáo mới có thể ý thức được sự tồn tại của quảng cáo đó và phải mất ít nhất 9 lần mới có thể nhận biết và ghi nhớ được thông tin sản phẩm trong quảng cáo.

Do vậy, để có thể kiếm được khách hàng từ các hoạt động quảng cáo, hãy chú ý chọn lọc kỹ các khách hàng tiềm năng và lặp lại tần suất quảng cáo vừa đủ (không quá ít và không quá nhiều), phù hợp với ngân sách quảng cáo hạn chế, đảm bảo được hiệu quả như mong muốn. Đừng cố gắng có được càng nhiều khách hàng nhìn thấy quảng cáo của mình càng tốt, như vậy chỉ lãng phí mà thôi.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Thiết lập Quảng cáo Tiếp thị lại động

Chào các bạn,
-         -   Như mọi người cũng đã biết với quảng cáo Adwords, chúng ta có thể sử dụng hình thức quảng cáo “tiếp thị lại” để làm tăng hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo với khả năng “bám đuổi” đối với những người dùng đã truy cập vào website để tham khảo, xem các sản phẩm dịch vụ của chúng ta.
-           - Hiện tại với quảng cáo Adwords ngoài khả năng hiển thị với hình thức “tiếp thị lại” thông thường chúng ta còn có thể sử dụng quảng cáo với hình thức “tiếp thị lại động” để nâng cao hơn nữa với việc hiển thị các sản phẩm cụ thể mà người dùng đã xem trên website của bạn.
 -   Hôm nay mình sẽ chia sẻ cùng các bạn các bước triển khai chiến dịch quảng cáo với hình thức quảng cáo “Tiếp thị lại động” để mọi người cùng tham khảo, sử dụng và cùng trao đổi thêm kinh nghiệm về hình thức quảng cáo này.
-          Đầu tiên để triển khai “tiếp thị lại động” chúng ta cần thực hiện các bước cơ bản sau :
o   Thiết lập thẻ tiếp thị lại lên website
o   Chuẩn bị nguồn cấp dữ liệu
o   Thiết lập chiến dịch quảng cáo và quảng cáo.
1.      Đầu tiên là thiết lập thẻ tiếp thị lại (gắn code remarketing) lên website :
§  Để thực hiện gắn code, đầu tiên chúng ta cần lấy đoạn code tiếp thị lại từ tài khoản adwords. Việc lấy code từ tài khoản adwords chúng ta thực hiện tương tự như lấy code tiếp thị lại thông thường, song cần lưu ý 1 chút khác biệt :
·         Các bạn truy cập tài khoản adwords sau đó chọn “Thư viện đã chia sẻ” >> “Quảng cáo” >> “Đối tượng”
·         Tại đây để sử dụng tiếp thị lại động thì bạn cần tích chọn vào ô “Sử dụng quảng cáo động” sau đó bạn chọn loại hình của doanh nghiệp bạn ở phía dưới và nhấp thiết lập tiếp thị lại.
·         Lưu ý : tại Việt Nam chúng ta chưa sử dụng được hết các loại hình ở phần “loại doanh nghiệp” do đó các bạn chọn là “Khác (tùy chọn tùy chỉnh)” nhé !
§  Ở bước tiếp theo Google sẽ gửi cho các bạn 1 hướng dẫn thiết lập nguồn cấp dữ liệu sử dụng cho tiếp thị lại động. Các bạn nhập email nhận hướng dẫn đề Google gửi nhé : 
         Các bạn nhập email nhận hướng dẫn vào ô sau đó nhấn “tiếp tục”
§  Tiếp đó Google sẽ gửi cho bạn thẻ tiếp thị lại và hướng dẫn, bạn cũng nhập email nhận vào :
·         Nhập email nhận thẻ tiếp thị lại và hướng dẫn sau đó nhấn “tiếp tục”
§  Sau đó Google sẽ hiển thị ra các danh sách tiếp thị lại tạo sẵn để bạn xem lại. đến bước này bạn đã hoàn thành việc nhận thẻ tiếp thị lại.
§  Các bạn check email đã đăng ký sẽ nhận được 2 email trong đó có 1 cái là về thẻ tiếp thị lại và hướng dẫn. Đoạn code tiếp thị lại của bạn sẽ có dạng như sau :
§  Thông thường với tiếp thị lại thường các bạn chỉ cần dán đoạn code trên vào tất cả các page của website như vậy là đã xong.
§  Tuy nhiên với tiếp thị lại động, việc gắn code sẽ khác đôi chút đó là các bạn sẽ phải thay lại các thông số trong đoạn code cho từng page để có thể ghi nhận chính xác cho dữ liệu sử dụng cho tiếp thị lại động. Trong hình phía trên phần mình khoanh đỏ là phần các bạn sẽ phải thay đổi các tham số cho từng page của website của bạn. Trong đó:
·         dynx_itemid :   Xác định chính xác mục mà người dùng xem (ví dụ : Laptop)
·         dynx_itemid2: Là cấp thấp hơn cho “dynx_itemid” (ví dụ : Màu đỏ)
·         dynx_pagetype : Loại trang cho biết mọi người đã truy cập trang nào. ( Bạn phải nhập tiếng anh và là 1 trong các loại sau : home, searchresults, offerdetail, conversionintent, conversion, other)
·         dynx_totalvalue : Giá trị mục (kiểu như là giá sản phẩm)
§  Sau khi bạn tùy chỉnh các tham số này cho từng page của website thì bạn tiến hành gắn đoạn code lên các page của website (lưu ý : code thay tham số cho page nào thì gắn lên đúng page đó). 
§ Các bạn có thể tham khảo thêm về việc gắn code tại đây, và tìm hiểu kỹ hơn về các tham số tại đây
2.      Bước thứ 2 là tạo nguồn cấp dữ liệu cho quảng cáo “tiếp thị lại động”. Đây là bước cần nhiều thời gian,
§  Để có nguồn cấp dữ liệu đầu tiên chúng ta sẽ cần thực hiện tạo 1 file csv (excel) nhập các dữ liệu cho việc quảng cáo, sau đó chúng ta sẽ tải lên tài khoản Adwords để sử dụng.
§  Các bạn check mail đầu tiên về nguồn cấp dữ liệu mà Google đã gửi lúc thiết lập thẻ tiếp thị lại để nhận các hướng dẫn.
§  Các bước thực hiện sẽ là :
·   Tải file mẫu nguồn cấp dữ liệu tại đây
·   Hoàn thiện dữ liệu cho file.
·   Tải lên phần “Dữ liệu doanh nghiệp” trong tài khoản Adwords.
§  Trong file mẫu các bạn đã tải về, các bạn sẽ điền các thông số vào file để tạo dữ liệu. Mỗi dòng sẽ tương ứng cho 1 sản phẩm. File chứa các thông số :
·   ID: Là thông số (chữ,số) duy nhất thông số này phải khớp với lại thông số bạn đã đặt trên thẻ tiếp thị lại
·   ID 2: Tương tự như ID 1 cũng phải khớp với thông số đã đặt trên thẻ tiếp thị lại. (nếu bạn không có ID2 thì không cần ghi cũng được)
·   Item title : Tên mặt hàng. Mục này nhập tối đa 25 ký tự
·   Destination URL : Link đích.
·   Image URL: là link tới hình ảnh sản phẩm. Bạn cần phải có link hình ảnh để có thể hiển thị ảnh đi kèm sản phẩm. Bạn đưa ảnh lên 1 mục của web (có thể ẩn đi không show) để lấy link hình ảnh đưa vào đây. Ảnh phải là cỡ 300x300
·   Item subtitle: phụ đề cho sản phẩm (kiểu như 1 dòng giới thiệu nữa), giới hạn tối đa là 25 ký tự
·   Item description : Mô tả sản phẩm. Giới hạn tối đa 25 ký tự
·   Item category : Danh mục sản phẩm
·   Price : Giá sản phẩm
·   Sale price : giá khuyến mại. Nếu nhập cả mục này và mục Price thì khi hiển thị mức ở mục Price sẽ có dấu gạch ngang.
·   Contextual keywords : Thêm từ khóa ngữ cảnh cho sản phẩm. Nếu thêm mục này khi hiển thị sẽ kết hợp với nhắm mục tiêu để hiển thị sâu hơn (thu hẹp phạm vi)
·   Item address : Địa chỉ. (dạng địa chỉ doanh nghiệp).
§  Sau khi tạo nguồn cấp dữ liệu từ file csv, các bạn chuyển vào mục “Dữ liệu doanh nghiệp” trong phần “Thư viện đã chia sẻ”  của tài khoản adwords và tải file lên.
Các bạn nhấp “+Dữ liệu” sau đó chọn “nguồn cấp dữ liệu quảng cáo hiển thị hình ảnh động” và chọn “Tùy chỉnh”
Tiếp đó bạn đặt tên và tải file lên, như vậy là đã hoàn thành việc tạo nguồn cấp dữ liệu cho quảng cáo tiếp thị lại động. Các bạn có thể tham khảo thêm về việc tạo nguồn cấp dữ liệu tại đây
3.      Bước tiếp theo là setup chiến dịch quảng cáo.
§  Bạn tạo 1 chiến dịch “Chỉ mạng hiển thị” và chọn loại chiến dịch phụ là “Tiếp thị lại”  và chọn “sử dụng quảng cáo động” sau đó lựa chọn nguồn cấp dữ liệu đã tạo như hình dưới đây (các phần khác như tên chiến dịch, ngân sách... các bạn thiết lập như chiến dịch quảng cáo thông thường)  :
§  Sau khi tạo chiến dịch xong bạn nhấp lưu và tiếp tục để chuyển sang tạo nhóm quảng cáo. Tại bước tạo nhóm quảng cáo, bạn đặt tên nhóm, giá thầu, lựa chọn "danh sách tiếp thị lại"  đã tạo để nhắm mục tiêu qusau đó nhấp lưu và tiếp tục : 
§  Tiếp đó tới bước tạo quảng cáo, tại đây sẽ có các bố cục Google cung cấp sẵn để bạn lựa chọn, bạn hãy chọn bố cục phù hợp và hoàn thành các thông tin đi kèm để tạo quảng cáo. 
§  Như vậy tới đây là bạn đã thiết lập xong chiến dịch quảng cáo "Tiếp thị lại động" Các bạn có thể theo dõi thêm về cách tạo chiến dịch "tiếp thị lại động" tại đây
§ Các bước tiếp theo là các bạn theo dõi hiệu suất và điều chỉnh để quảng cáo có kết quả tốt.
- Trong quá trình triển khai, nếu các bạn cần tạo thêm quảng cáo, các bạn sử dụng quảng cáo từ "thư viện quảng cáo" để tạo các quảng cáo động cho chiến dịch của mình nhé. : 
                                                   Bước 1 : Chuyển qua tab "Quảng cáo" nhấp "+Quảng cáo" rồi chọn "Thư viện quảng cáo" 
                                                                                              Tiếp theo các bạn chọn "Quảng cáo động"
    Chọn "Quảng cáo tùy chỉnh"
                              Sau đó bạn chọn nguồn cấp dữ liệu và hoàn thiện các thông số đi kèm để tạo quảng cáo mới. Khi hoàn thiện thì bạn ấn lưu lại.
                              Các bạn có thể tham khảo thêm về việc tạo quảng cáo tại đây
- Cả nhà cùng thử nghiệm với loại hình quảng cáo "tiếp thị lại động" này và cùng chia sẻ thêm những kinh nghiệm cho các thành viên diễn đàn nhé. Bản thân mình cũng đang trong quá trình thử do đó vẫn còn có thiếu sót và sai sót hy vọng nhận được thêm nhiều kinh nghiệm của các bạn.
- Chúc cả nhà năm mới hạnh phúc !!
Cung Hiếu
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Kinh tế, nợ công nước ngoài khác Việt Nam



1- xứ lùa tin rằng với đống tài nguyên cạn kiệt sẽ giúp đời con cháu bằng cách nào đó đảo nợ thành công giống như một số người tử tế đã từng làm
2 - xứ lừa tin rằng nợ thi kệ bố nó, h kêu lên có khi xộ khám như chơi, nên thôi nhà cháy rồi cứ an ủi nhau vậy, tăng giá lạm phát vài bữa là đủ sống, cùng lắm rút vốn ra từ mấy con bò sữa trả chút nợ cho các anh đỡ đến đòi, tiền chuyển panama với thụy sỹ là được ai biết mà ra đấy khám
3 - xứ lừa tin rằng với đống việc làm cho nhà thầu trung cộng thắng thầu với giá rẻ nhất, lại quả nhiều nhất, thời gian lâu nhất, hỏng nhanh nhất, sửa nhiều nhất và đội vốn nhiều nhất, tất cả đống di sản của tàu cộng ở khắp các tỉnh thành bằng cách nào đó sẽ phát triển được kinh tế XHCN
4 - xứ lừa tin rằng với cái đống GDP khổng lồ trên báo là tiền mình, nhưng đất mình dân mình làm và tiền thì xứ hùm lang nó hưởng, nhưng thôi cho vào báo cáo cho nó tăng trưởng cho dân khen
5 - xứ lùa tin rằng vay ưu đãi viện trợ là không hoàn lại, là ta nghèo ta có quyền được trợ cấp, sao mà phải giàu lên nó cắt hết thì lại méo mồm, cứ vay đi đời sau sẽ có cách, thôi làm cảng cho mỹ cũng tốt mà, nó xóa nợ cho
6 - xứ lừa tin rằng cho mấy cái lý thuyết GDP với cả CPI, 65% trần nợ công đem ra dọa dân lừa thì dân tin, họp quốc hội ra chính sách như kiểu mua thêm máy bay trong khi nhà còn đang thủng dột lỗ chỗ




Nếu có ai hỏi các bạn nợ công Việt Nam khác với nợ công các nước khác như thế nào, thì bạn nên nói những lời sau đây:

1. Uy tín tín dụng của Việt Nam cực kỳ thấp
2. Ngân sách Việt Nam chủ yếu dành để duy trì bộ máy hành chính, chứ không phải phát triển hạ tầng hay các chương trình an sinh xã hội.
3. Những đồng nợ đó được dùng vào những việc không tạo ra giá trị, nên gần như không có khả năng trả nợ. Cách duy nhất để trả là vay thêm.
4. Nợ công không bao gồm tiền ODA, tiền viện trợ, hầu hết các công trình cơ sở hạ tầng đều được xây bởi vốn ODA.
5. Chi phí xây dựng ở Việt Nam cao gấp 20-30 lần nước khác. Vì sao thì tự hiểu nhé.
6. Tiền Việt Nam Đồng có giá trị rất thấp.
7. Chính người dân Việt Nam còn không tin vào giá trị trái phiếu, nếu chính người dân không tin thì người nước ngoài sẽ tin?
8. Kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào bất động sản (bán đất), khai thác tài nguyên, ODA và kiều hối.


Chỉ nhận xét được nhiêu đó.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

CÁCH MÀ MỘT ÔNG CHỦ THỰC SỰ DÙNG ĐỂ LÔI KÉO KHÁCH HÀNG



Một bà lão đi chợ mua đồ, đi qua bốn hàng hoa quả. Bốn cửa hàng ngay sát nhau, nhưng bà lão lại bỏ qua hàng thứ nhất và thứ hai để mua ở cửa hàng thứ 3 để mua 1 cân, nhưng kì lạ ở chỗ sang hàng thứ 4 bà lại mua thêm 2 cân. Câu chuyện diễn ra như sau:



1.Cửa hàng số 1

Bà lão đi mua đồ, đi qua một hàng táo, bà hỏi chủ cửa hàng: “Táo này như thế nào vậy?”
Chủ hàng trả lời: “Táo nhà tôi rất ngon, vừa to vừa ngọt!”
Bà lão lắc lắc đầu liền rời đi.

[Bài học rút ra: Chỉ biết nói tốt về sản phẩm của mình mà không hỏi nhu cầu khách hàng, thì cũng chỉ là giới thiệu vô ích, không thể bán được hàng.]

2. Cửa hàng số 2

Bà lão đi đến hàng tiếp theo, hỏi: “Táo ở đây chua hay ngọt?”
Chủ tiệm có chút bối rối nói: “Sáng nay tôi mới nhập hàng, vẫn chưa kịp nếm thử, nhìn vỏ đỏ thế này có lẽ là táo ngọt.”
Bà lão không nói câu nào bỏ đi.

[Bài học rút ra: Cần phải hiểu về sản phẩm của mình, tự bản thân trải nghiệm sản phẩm của mình mới có thể bán hàng. Nếu chỉ là những kiến thức lí thuyết về mặt hàng, sẽ không thể ứng phó được với khách hàng.]



Cuộc sống - Bà Lão Đi Mua Táo Và Bài Học Kinh Doanh Quá Xuất Sắc

3. Cửa hàng số 3

Chủ hàng bên cạnh thấy vậy mới gọi bà lão: “Bà ơi, bà cần loại táo gì, bên chúng con táo gì cũng có cả!”
Bà lão: “Tôi muốn mua loại nào chua một chút.”
Chủ tiệm: “Loại táo này khá chua, bà muốn mua bao nhiêu cân?”
Bà lão: “Vậy lấy cho tôi 1 cân đi.”

[Bài học rút ra: Nắm được nhu cầu của khách hàng, nhưng mục đích sau cùng của khách hàng là gì? Chủ hàng đã mất đi một cơ hội bán hàng, khi khách hàng tự mình quyết định mua, số lượng hàng bán được đương nhiên sẽ không lớn.]

4. Cửa hàng số 4

Lúc này bà lão lại nhìn thấy một hàng hoa quả mới đến hỏi thử: “Táo này ngon không vậy?”
Chủ hàng: “Táo nhà con rất ngon, xin hỏi bà muốn mua loại táo gì?”

[Hỏi thăm nhu cầu khách hàng]

Bà lão: “Tôi muốn loại nào chua một chút.”
Chủ hàng: “Mọi người khi mua táo thường thích mua loại ngọt, sao bà lại muốn mua loại chua?”

[Hỏi kĩ hơn về nhu cầu khách hàng]

Bà lão: “Con dâu tôi mang bầu, muốn ăn táo chua một chút”

Chủ hàng: “Bà thật chu đáo với con dâu, nhất định con dâu bà có thể sinh một cậu bé khỏe mạnh.” Vài tháng trước ở đây cũng có hai nhà sinh con, họ đều đến cửa hàng nhà con mua táo. Bà đoán xem, cả hai nhà đều sinh con trai. Bà muốn mua mấy cân?

[Bài học rút ra: Lời khen vừa phải, kéo gần khoảng cách. Kể lại lịch sử bán hàng, lấy thêm bằng chứng của người thứ 3. Xây dựng câu chuyện, hướng đến mong muốn của khách hàng. Kết thúc bằng câu hỏi, ngầm khẳng định giao dịch, bán đúng thời điểm, lúc cần tung hàng liền lập tức tung hàng.]

Bà lão: “Lấy cho tôi 2 cân đi!”
Chủ tiệm khiến bà lão vui vẻ. Chủ tiệm lại giới thiệu thêm bà lão một số mặt hàng khách ở cửa tiệm.

Chủ hàng: “Cam này cũng rất tốt cho bà bầu, chua rôn rốt lại có rất nhiều vitamin và dinh dưỡng.Nếu bà mua cho con dâu thêm ít cam này, cô ấy nhất định sẽ rất vui!”

[Bài học rút ra: Khách hàng vui vẻ, mọi việc đều tốt đẹp. Không để đối phương có cơ hội, lập tức làm tăng thêm đơn hàng.]





Bà lão: “Vậy sao! Vậy lấy thêm 3 cân cam nữa đi.”

Chủ hàng: “Bà thật tốt với con dâu, con dâu bà thật đúng là có phước!”

[Bài học rút ra: Biết nịnh có chừng mực, không cần tâng bốc lên tận mây xanh. Tạo sức hấp dẫn cho người mua.]

Chủ hàng khen ngợi bà lão, rồi lại nói hàng nhà mình hàng ngày mấy giờ có hàng mới, mỗi ngày đều bán hết sạch hàng, bảo đảm tươi mới

Bà lão vui vẻ nói: “Nếu như ăn ngon, tôi bảo bạn bè đến đây mua”. Rồi bà cầm túi hoa quả, hài lòng trở về nhà.

[Bài học rút ra: Đã bán được đơn hàng, để khách hàng thoải mái, nếu như ăn ngon, mời bà lần sau lại đến đây mua, xây dựng hệ thống khách hàng trung thành.]

Vậy người bán hàng cần “bán” điều gì?

1. Khách mới bán sự lễ phép

2. Khách quen bán sự nhiệt tình

3. Khách vội bán sự hiệu quả

4. Khách thong thả bán sự kiên nhẫn

5. Người có tiền mua cao quý

6. Người ít tiền mua thiết thực

7. Khách hào sảng mua nghĩa khí

8. Khách ăn chơi mua xu hướng

9. Kẻ tiểu nhân bán lợi ích

10. Người hưởng thụ bán phục vụ

11. Người kén chọn bán tiểu tiết

12. Người phân vân bán sự bảo hành
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Hitler thao túng người dân Đức bằng cách nào - Mười chiến lược thao túng đám đông

**Có bao giờ bạn hỏi vì sao một dân tộc văn minh và hiện đại như Đức, thời bấy giờ là một trung tâm kinh tế, lại bị thao túng bởi Hitler và Đảng Quốc Xã không? Bài học này tới giờ vẫn còn làm nhiều người khó hiểu.

Theo Noam Chomsky thì có 10 cách để thao túng đám đống và khiến họ đi theo mình. Nếu nhìn về quá trình lên cầm quyền của Hitler thì ông ta và Đảng Quốc Xã đã thực hiện rất bài bản và chuyên nghiệp. - Ku Búa **

[Mười chiến lược thao túng đám đông]

Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học, triết học, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, xây dựng một danh sách mười chiến lược thao túng đám đông mà ông quan sát được qua các phương tiện truyền thông:

1 / Chiến lược phân tâm

Yếu tố thiết yếu của việc kiểm soát xã hội, chiến lược chuyển hướng bao gồm chuyển hướng sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề quan trọng và những thay đổi do giới tinh hoa chính trị và kinh tế quyết định, thông qua việc đưa ra một loạt thông tin tràn ngập liên tục nhưng ít có ý nghĩa. Chiến lược phân tâm cũng rất quan trọng nhằm ngăn cản công chúng tiếp cận những kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, tâm lý học, sinh học thần kinh, và điều khiển học. "Hãy làm phân tâm sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề xã hội thiết thực, hấp dẫn họ bằng những vấn đề không quan trọng. Tiếp tục làm họ bận rộn, bận rộn, bận rộn, không có thời gian để suy nghĩ, và trở lại chuồng với các động vật khác. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

2/ Tạo ra vấn đề và sau đó cung cấp các giải pháp

Phương pháp này còn được gọi là "vấn đề-phản ứng-giải pháp." Đầu tiên, người ta tạo ra một vấn đề, một "tình huống" dự định để gây nên phản ứng nhất định đối với công chúng, khiến công chúng yêu cầu thực thi các biện pháp mà kẻ thao túng muốn công chúng chấp nhận. Ví dụ: để cho bạo lực đô thị phát triển, hoặc tổ chức các cuộc tấn công đẫm máu, để công chúng yêu cầu luật về an ninh với giá phải trả là quyền tự do hạn chế. Hoặc tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mà sự suy giảm các quyền xã hội và loại bỏ các dịch vụ công được chấp nhận như một “điều ác cần thiết”.

3 / Chiến lược suy giảm dần

Để chấp nhận một biện pháp khó chấp nhận, đơn giản là chỉ việc áp dụng nó dần dần trong khoảng thời gian 10 năm. Đó là cách mà theo cách này các điều kiện kinh tế xã hội mới hoàn toàn (theo chủ nghĩa tân tự do) đã được áp đặt trong những năm 1980-1990. Thất nghiệp tràn lan, bấp bênh, tính linh hoạt, phi địa phương hóa, tiền lương không còn có thể đảm bảo một thu nhập xứng đáng, nhiều thay đổi như vậy có thể đã mang lại một cuộc cách mạng nếu như được áp dụng đột ngột.

4 / Chiến lược trì hoãn

Một cách khác để những quyết định không được lòng dân được chấp nhận là trình bày nó như là một "đau đớn nhưng cần thiết", đạt được sự chấp nhận của công chúng trong hiện tại cho việc áp dụng trong tương lai. Luôn luôn là dễ dàng hơn nếu chấp nhận sự hy sinh trong tương lai thay vì ngay lập tức. Trước tiên, bởi vì những hiệu quả này không xảy ra ngay lập tức. Thứ hai, bởi vì công chúng vẫn có xu hướng mong đợi một cách ngây thơ rằng "tất cả mọi thứ sẽ tốt hơn vào ngày mai" và rằng sự hy sinh cần thiết có thể tránh được. Cuối cùng, nó cho phép công chúng có thời gian làm quen với ý tưởng về sự thay đổi và chấp nhận nó miễn cưỡng khi thời điểm đến. Vdu: một đạo luật đánh thuế hay thu phí sẽ không áp dụng bây giờ mà áp dụng sau đó từ 6 tháng đến 1 năm.

5 / Nói với công chúng như nói với trẻ em còn ít tuổi

Hầu hết các quảng cáo nhằm vào công chúng sử dụng một diễn ngôn, lý luận, nhân vật ,và phong cách “trẻ con hóa” (infantilizing) , như thể người xem là một đứa trẻ nhỏ tuổi hoặc tâm thần khuyết tật. Chúng ta càng tìm cách đánh lừa người xem thì càng sử dụng một phong cách “trẻ con hóa” . Tại sao? "Nếu người ta nói với một người như nói với một đứa trẻ 12 tuổi, thì do ám thị, người này với một xác xuất lớn sẽ trả lời hoặc phản ứng giống như lập luận của một đứa trẻ 12 tuổi. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

6/ Kêu gọi tình cảm hơn là lý trí

Kêu gọi tình cảm là một kỹ thuật cổ điển khiến người ta bỏ qua các phân tích lý tính hay các lý luận phê bình. Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ cảm xúc mở cánh cửa cho vô thức để đưa vào các ý tưởng, ham muốn, sợ hãi, xung động, hoặc hành vi …

7 / Duy trì công chúng trong tình trạng ngu độn

Làm sao để công chúng không có khả năng hiểu biết về kỹ thuật và các phương pháp được sử dụng để kiểm soát và nô lệ họ. "Chất lượng giáo dục cho các tầng lớp thấp kém hơn phải là kém nhất, do đó hố sâu ngăn cách dốt nát cách biệt giữa tầng lớp thấp với tầng lớp thượng lưu luôn tồn tại và mãi khó hiểu đối với tầng lớp thấp hơn.”(Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

8/ Khuyến khích công chúng thỏa mãn trong trạng thái tồi tệ

Khuyến khích công chúng cảm thấy “thú vị” (cool) đối với những thứ tồi tệ, tầm thường, vô học.

9 / Thay thế sự phản kháng bằng cảm giác tội lỗi

Làm các cá nhân tin rằng duy nhất mình chịu trách nhiệm cho sự bất hạnh của mình, vì thiếu thông minh, khả năng, hay nỗ lực. Vì vậy, thay vì nổi loạn chống lại hệ thống kinh tế, cá nhân tự phá giá và cảm thấy tội lỗi, tạo ra trầm cảm, điều này gây nến tình trạng suy sụp mà một hiệu quả là sự ức chế hành động. Và không có hành động, không có phản kháng! …

10 / Biết từng cá nhân tốt hơn so với họ biết mình

Trong 50 năm qua, những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học đã tạo ra một hố ngăn cách ngày càng tăng giữa kiến thức công chúng và kiến thức do tầng lớp tinh hoa cầm quyền nắm giữ và sở hữu. Nhờ vào tiến bộ cách ngành sinh học, sinh học thần kinh và tâm lý học ứng dụng, “hệ thống” đã đạt được kiến thức tiên tiến về con người, cả về thể chất và tâm lý. Hệ thống đã hiểu một các nhân bình thường hơn là họ hiểu bản thân mình. Điều này có nghĩa rằng trong nhiều trường hợp, hệ thống có quyền kiểm soát và nhiều quyền lực với cá nhân hơn so với cá nhân đối với chính họ.
xem thêm: https://www.facebook.com/cafekubua/videos/780617332071783/
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Bạn mất gì khi tham công tiếc việc?

Chuyên gia nghề nghiệp Caroline nói: “Bạn làm việc chăm chỉ, bạn sẽ đạt được mục tiêu và nếu bạn cố gắng nhiều hơn nữa thì thành công sẽ gõ cửa nhà bạn nhanh hơn. Nhưng trên thực tế, những người “tham công tiếc việc” lại mất nhiều hơn là được”.

Vô tình trờ thành người “vô” tổ chức

Bạn liên tục ở lại muộn và đến sớm để giải quyết mọi công việc. Thoạt nhìn thì đây là một việc làm tốt, cho thấy sự chăm chỉ và cần mẫn của bạn. Tuy nhiên, nếu sự việc này diễn ra một cách thường xuyên và trở thành phong cách riêng của bạn thì kết quả sẽ khiến bạn thất vọng. Bởi, sếp sẽ cho rằng bạn là người vô tổ chức và làm việc kém hiệu quả. Đó là lời lý giải cho sự lộn xộn về thời gian và mức độ làm việc “khác người” của bạn.
Ông Dave Cheng, huấn luyện viên của trung tâm nghề nghiệp Athena nói: “Tập trung vào công việc đó là cách thức tuyệt vời để hoàn thành công việc nhưng bạn cần quan tâm tới thời gian. Đóng khung và lên lịch một cách hợp lý. Nếu bạn là người cầu toàn và muốn phấn đấu nhiều hơn nữa hãy đề xuất với ban quản lý về thời gian làm việc. Tuy nhiên, có một điều bạn cần biết đó là chất lượng công việc không phụ thuộc vào thời gian làm việc mà phụ thuộc vào năng lực bản thân”.

Xa dần các mối quan hệ

Khi bạn “tham công tiếc việc” bạn sẽ mất dần các mối quan hệ. Thứ nhất, bạn sẽ không còn thời gian chia sẻ cho gia đình. Điều này khiến cho mối quan hệ giữa bạn và những người thân ngày càng trở nên xa cách. Thứ hai, bạn bè và đồng nghiệp bỗng nhiên trở thành người “vô hình” trong mắt bạn vì giờ trong bạn chỉ có ba từ công việc, công việc và công việc.

Thêm vào đó, sự “tham công tiếc việc” của bạn còn là ngòi châm cho mâu thuẫn bùng nổ một cách mạnh mẽ. Bạn luôn là ngươi chăm chỉ, bạn luôn đến sớm về muộn, bạn hoàn thành công việc một cách xuất sắc, trong mắt sếp bạn giống như một con “sâu việc” và điều này mang lại lợi ích cho sếp. Sếp vui bạn sẽ là người có lợi. Nhưng, trở thành cánh tay phải của sếp đồng nghĩa với việc bạn sẽ rơi vào “tầm ngắm” của đồng nghiệp. Đồng nghiệp sẽ ghen tỵ với bạn, đố kỵ với bạn và luôn tìm cách “dìm” bạn xuống. Dẫu cho việc làm của bạn là đúng, là cống hiến và lao động hết mình nhưng cách bạn thể hiện lại không mang lại kết quả xứng đáng cho những công sức bạn bỏ ra.

Khó cảm nhận được những điều tuyệt vời từ cuộc sống

Cũng theo Dave Cheng: “Bạn hãy tự hỏi lòng mình rằng bạn làm việc để sống hay sống để làm việc? Nếu bạn sống để làm việc thì bạn quả là một con người vĩ đại. Bạn cống hiến hết mình và bỏ qua những thú vui đời thường. Tất cả những gì bạn cho là ý nghĩa, là thiêng liêng cao quý chính là công việc. Đáp lại sự hy sinh này của bạn là sự cô đơn, lạc lõng dẫu cho công việc có thể đưa bạn đến đỉnh cao của vinh quang nhưng sau đó bạn chỉ có thể chia sẻ niềm hạnh phúc lớn lao này với công việc, công việc và chỉ công việc mà thôi”.

Nếu bạn là người làm việc để sống, bạn sẽ biết cách hưởng thụ thành quả mình đã có, trân trọng những gì mình đang có và nắm bắt cơ hội mình sẽ có. Người thành công là người biết cách cân bằng cuộc sống giữa sự nghiệp và gia đình, dung hòa mâu thuẫn và khéo léo giải quyết công việc.

“Bạn biết không quà tặng cuộc sống luôn đến từ những điều bình dị nhất, nhỏ nhoi nhất mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Bạn chỉ có thể dùng con tim để cảm nhận. Cuộc sống không được là bao vì vậy hãy tận dụng từng phút giây mà mình đang có để vun đắp tình cảm, vun đắp những giá trị nhân bản thiêng liêng. Đó mới là cái gốc, là ngọn lửa và là điểm tựa nâng đỡ bạn mỗi lúc bạn gặp khó khăn”. Dave chia sẻ.
Đọc tiếp »