Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Thiết lập Quảng cáo Tiếp thị lại động

Chào các bạn,
-         -   Như mọi người cũng đã biết với quảng cáo Adwords, chúng ta có thể sử dụng hình thức quảng cáo “tiếp thị lại” để làm tăng hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo với khả năng “bám đuổi” đối với những người dùng đã truy cập vào website để tham khảo, xem các sản phẩm dịch vụ của chúng ta.
-           - Hiện tại với quảng cáo Adwords ngoài khả năng hiển thị với hình thức “tiếp thị lại” thông thường chúng ta còn có thể sử dụng quảng cáo với hình thức “tiếp thị lại động” để nâng cao hơn nữa với việc hiển thị các sản phẩm cụ thể mà người dùng đã xem trên website của bạn.
 -   Hôm nay mình sẽ chia sẻ cùng các bạn các bước triển khai chiến dịch quảng cáo với hình thức quảng cáo “Tiếp thị lại động” để mọi người cùng tham khảo, sử dụng và cùng trao đổi thêm kinh nghiệm về hình thức quảng cáo này.
-          Đầu tiên để triển khai “tiếp thị lại động” chúng ta cần thực hiện các bước cơ bản sau :
o   Thiết lập thẻ tiếp thị lại lên website
o   Chuẩn bị nguồn cấp dữ liệu
o   Thiết lập chiến dịch quảng cáo và quảng cáo.
1.      Đầu tiên là thiết lập thẻ tiếp thị lại (gắn code remarketing) lên website :
§  Để thực hiện gắn code, đầu tiên chúng ta cần lấy đoạn code tiếp thị lại từ tài khoản adwords. Việc lấy code từ tài khoản adwords chúng ta thực hiện tương tự như lấy code tiếp thị lại thông thường, song cần lưu ý 1 chút khác biệt :
·         Các bạn truy cập tài khoản adwords sau đó chọn “Thư viện đã chia sẻ” >> “Quảng cáo” >> “Đối tượng”
·         Tại đây để sử dụng tiếp thị lại động thì bạn cần tích chọn vào ô “Sử dụng quảng cáo động” sau đó bạn chọn loại hình của doanh nghiệp bạn ở phía dưới và nhấp thiết lập tiếp thị lại.
·         Lưu ý : tại Việt Nam chúng ta chưa sử dụng được hết các loại hình ở phần “loại doanh nghiệp” do đó các bạn chọn là “Khác (tùy chọn tùy chỉnh)” nhé !
§  Ở bước tiếp theo Google sẽ gửi cho các bạn 1 hướng dẫn thiết lập nguồn cấp dữ liệu sử dụng cho tiếp thị lại động. Các bạn nhập email nhận hướng dẫn đề Google gửi nhé : 
         Các bạn nhập email nhận hướng dẫn vào ô sau đó nhấn “tiếp tục”
§  Tiếp đó Google sẽ gửi cho bạn thẻ tiếp thị lại và hướng dẫn, bạn cũng nhập email nhận vào :
·         Nhập email nhận thẻ tiếp thị lại và hướng dẫn sau đó nhấn “tiếp tục”
§  Sau đó Google sẽ hiển thị ra các danh sách tiếp thị lại tạo sẵn để bạn xem lại. đến bước này bạn đã hoàn thành việc nhận thẻ tiếp thị lại.
§  Các bạn check email đã đăng ký sẽ nhận được 2 email trong đó có 1 cái là về thẻ tiếp thị lại và hướng dẫn. Đoạn code tiếp thị lại của bạn sẽ có dạng như sau :
§  Thông thường với tiếp thị lại thường các bạn chỉ cần dán đoạn code trên vào tất cả các page của website như vậy là đã xong.
§  Tuy nhiên với tiếp thị lại động, việc gắn code sẽ khác đôi chút đó là các bạn sẽ phải thay lại các thông số trong đoạn code cho từng page để có thể ghi nhận chính xác cho dữ liệu sử dụng cho tiếp thị lại động. Trong hình phía trên phần mình khoanh đỏ là phần các bạn sẽ phải thay đổi các tham số cho từng page của website của bạn. Trong đó:
·         dynx_itemid :   Xác định chính xác mục mà người dùng xem (ví dụ : Laptop)
·         dynx_itemid2: Là cấp thấp hơn cho “dynx_itemid” (ví dụ : Màu đỏ)
·         dynx_pagetype : Loại trang cho biết mọi người đã truy cập trang nào. ( Bạn phải nhập tiếng anh và là 1 trong các loại sau : home, searchresults, offerdetail, conversionintent, conversion, other)
·         dynx_totalvalue : Giá trị mục (kiểu như là giá sản phẩm)
§  Sau khi bạn tùy chỉnh các tham số này cho từng page của website thì bạn tiến hành gắn đoạn code lên các page của website (lưu ý : code thay tham số cho page nào thì gắn lên đúng page đó). 
§ Các bạn có thể tham khảo thêm về việc gắn code tại đây, và tìm hiểu kỹ hơn về các tham số tại đây
2.      Bước thứ 2 là tạo nguồn cấp dữ liệu cho quảng cáo “tiếp thị lại động”. Đây là bước cần nhiều thời gian,
§  Để có nguồn cấp dữ liệu đầu tiên chúng ta sẽ cần thực hiện tạo 1 file csv (excel) nhập các dữ liệu cho việc quảng cáo, sau đó chúng ta sẽ tải lên tài khoản Adwords để sử dụng.
§  Các bạn check mail đầu tiên về nguồn cấp dữ liệu mà Google đã gửi lúc thiết lập thẻ tiếp thị lại để nhận các hướng dẫn.
§  Các bước thực hiện sẽ là :
·   Tải file mẫu nguồn cấp dữ liệu tại đây
·   Hoàn thiện dữ liệu cho file.
·   Tải lên phần “Dữ liệu doanh nghiệp” trong tài khoản Adwords.
§  Trong file mẫu các bạn đã tải về, các bạn sẽ điền các thông số vào file để tạo dữ liệu. Mỗi dòng sẽ tương ứng cho 1 sản phẩm. File chứa các thông số :
·   ID: Là thông số (chữ,số) duy nhất thông số này phải khớp với lại thông số bạn đã đặt trên thẻ tiếp thị lại
·   ID 2: Tương tự như ID 1 cũng phải khớp với thông số đã đặt trên thẻ tiếp thị lại. (nếu bạn không có ID2 thì không cần ghi cũng được)
·   Item title : Tên mặt hàng. Mục này nhập tối đa 25 ký tự
·   Destination URL : Link đích.
·   Image URL: là link tới hình ảnh sản phẩm. Bạn cần phải có link hình ảnh để có thể hiển thị ảnh đi kèm sản phẩm. Bạn đưa ảnh lên 1 mục của web (có thể ẩn đi không show) để lấy link hình ảnh đưa vào đây. Ảnh phải là cỡ 300x300
·   Item subtitle: phụ đề cho sản phẩm (kiểu như 1 dòng giới thiệu nữa), giới hạn tối đa là 25 ký tự
·   Item description : Mô tả sản phẩm. Giới hạn tối đa 25 ký tự
·   Item category : Danh mục sản phẩm
·   Price : Giá sản phẩm
·   Sale price : giá khuyến mại. Nếu nhập cả mục này và mục Price thì khi hiển thị mức ở mục Price sẽ có dấu gạch ngang.
·   Contextual keywords : Thêm từ khóa ngữ cảnh cho sản phẩm. Nếu thêm mục này khi hiển thị sẽ kết hợp với nhắm mục tiêu để hiển thị sâu hơn (thu hẹp phạm vi)
·   Item address : Địa chỉ. (dạng địa chỉ doanh nghiệp).
§  Sau khi tạo nguồn cấp dữ liệu từ file csv, các bạn chuyển vào mục “Dữ liệu doanh nghiệp” trong phần “Thư viện đã chia sẻ”  của tài khoản adwords và tải file lên.
Các bạn nhấp “+Dữ liệu” sau đó chọn “nguồn cấp dữ liệu quảng cáo hiển thị hình ảnh động” và chọn “Tùy chỉnh”
Tiếp đó bạn đặt tên và tải file lên, như vậy là đã hoàn thành việc tạo nguồn cấp dữ liệu cho quảng cáo tiếp thị lại động. Các bạn có thể tham khảo thêm về việc tạo nguồn cấp dữ liệu tại đây
3.      Bước tiếp theo là setup chiến dịch quảng cáo.
§  Bạn tạo 1 chiến dịch “Chỉ mạng hiển thị” và chọn loại chiến dịch phụ là “Tiếp thị lại”  và chọn “sử dụng quảng cáo động” sau đó lựa chọn nguồn cấp dữ liệu đã tạo như hình dưới đây (các phần khác như tên chiến dịch, ngân sách... các bạn thiết lập như chiến dịch quảng cáo thông thường)  :
§  Sau khi tạo chiến dịch xong bạn nhấp lưu và tiếp tục để chuyển sang tạo nhóm quảng cáo. Tại bước tạo nhóm quảng cáo, bạn đặt tên nhóm, giá thầu, lựa chọn "danh sách tiếp thị lại"  đã tạo để nhắm mục tiêu qusau đó nhấp lưu và tiếp tục : 
§  Tiếp đó tới bước tạo quảng cáo, tại đây sẽ có các bố cục Google cung cấp sẵn để bạn lựa chọn, bạn hãy chọn bố cục phù hợp và hoàn thành các thông tin đi kèm để tạo quảng cáo. 
§  Như vậy tới đây là bạn đã thiết lập xong chiến dịch quảng cáo "Tiếp thị lại động" Các bạn có thể theo dõi thêm về cách tạo chiến dịch "tiếp thị lại động" tại đây
§ Các bước tiếp theo là các bạn theo dõi hiệu suất và điều chỉnh để quảng cáo có kết quả tốt.
- Trong quá trình triển khai, nếu các bạn cần tạo thêm quảng cáo, các bạn sử dụng quảng cáo từ "thư viện quảng cáo" để tạo các quảng cáo động cho chiến dịch của mình nhé. : 
                                                   Bước 1 : Chuyển qua tab "Quảng cáo" nhấp "+Quảng cáo" rồi chọn "Thư viện quảng cáo" 
                                                                                              Tiếp theo các bạn chọn "Quảng cáo động"
    Chọn "Quảng cáo tùy chỉnh"
                              Sau đó bạn chọn nguồn cấp dữ liệu và hoàn thiện các thông số đi kèm để tạo quảng cáo mới. Khi hoàn thiện thì bạn ấn lưu lại.
                              Các bạn có thể tham khảo thêm về việc tạo quảng cáo tại đây
- Cả nhà cùng thử nghiệm với loại hình quảng cáo "tiếp thị lại động" này và cùng chia sẻ thêm những kinh nghiệm cho các thành viên diễn đàn nhé. Bản thân mình cũng đang trong quá trình thử do đó vẫn còn có thiếu sót và sai sót hy vọng nhận được thêm nhiều kinh nghiệm của các bạn.
- Chúc cả nhà năm mới hạnh phúc !!
Cung Hiếu
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Kinh tế, nợ công nước ngoài khác Việt Nam



1- xứ lùa tin rằng với đống tài nguyên cạn kiệt sẽ giúp đời con cháu bằng cách nào đó đảo nợ thành công giống như một số người tử tế đã từng làm
2 - xứ lừa tin rằng nợ thi kệ bố nó, h kêu lên có khi xộ khám như chơi, nên thôi nhà cháy rồi cứ an ủi nhau vậy, tăng giá lạm phát vài bữa là đủ sống, cùng lắm rút vốn ra từ mấy con bò sữa trả chút nợ cho các anh đỡ đến đòi, tiền chuyển panama với thụy sỹ là được ai biết mà ra đấy khám
3 - xứ lừa tin rằng với đống việc làm cho nhà thầu trung cộng thắng thầu với giá rẻ nhất, lại quả nhiều nhất, thời gian lâu nhất, hỏng nhanh nhất, sửa nhiều nhất và đội vốn nhiều nhất, tất cả đống di sản của tàu cộng ở khắp các tỉnh thành bằng cách nào đó sẽ phát triển được kinh tế XHCN
4 - xứ lừa tin rằng với cái đống GDP khổng lồ trên báo là tiền mình, nhưng đất mình dân mình làm và tiền thì xứ hùm lang nó hưởng, nhưng thôi cho vào báo cáo cho nó tăng trưởng cho dân khen
5 - xứ lùa tin rằng vay ưu đãi viện trợ là không hoàn lại, là ta nghèo ta có quyền được trợ cấp, sao mà phải giàu lên nó cắt hết thì lại méo mồm, cứ vay đi đời sau sẽ có cách, thôi làm cảng cho mỹ cũng tốt mà, nó xóa nợ cho
6 - xứ lừa tin rằng cho mấy cái lý thuyết GDP với cả CPI, 65% trần nợ công đem ra dọa dân lừa thì dân tin, họp quốc hội ra chính sách như kiểu mua thêm máy bay trong khi nhà còn đang thủng dột lỗ chỗ




Nếu có ai hỏi các bạn nợ công Việt Nam khác với nợ công các nước khác như thế nào, thì bạn nên nói những lời sau đây:

1. Uy tín tín dụng của Việt Nam cực kỳ thấp
2. Ngân sách Việt Nam chủ yếu dành để duy trì bộ máy hành chính, chứ không phải phát triển hạ tầng hay các chương trình an sinh xã hội.
3. Những đồng nợ đó được dùng vào những việc không tạo ra giá trị, nên gần như không có khả năng trả nợ. Cách duy nhất để trả là vay thêm.
4. Nợ công không bao gồm tiền ODA, tiền viện trợ, hầu hết các công trình cơ sở hạ tầng đều được xây bởi vốn ODA.
5. Chi phí xây dựng ở Việt Nam cao gấp 20-30 lần nước khác. Vì sao thì tự hiểu nhé.
6. Tiền Việt Nam Đồng có giá trị rất thấp.
7. Chính người dân Việt Nam còn không tin vào giá trị trái phiếu, nếu chính người dân không tin thì người nước ngoài sẽ tin?
8. Kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào bất động sản (bán đất), khai thác tài nguyên, ODA và kiều hối.


Chỉ nhận xét được nhiêu đó.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

CÁCH MÀ MỘT ÔNG CHỦ THỰC SỰ DÙNG ĐỂ LÔI KÉO KHÁCH HÀNG



Một bà lão đi chợ mua đồ, đi qua bốn hàng hoa quả. Bốn cửa hàng ngay sát nhau, nhưng bà lão lại bỏ qua hàng thứ nhất và thứ hai để mua ở cửa hàng thứ 3 để mua 1 cân, nhưng kì lạ ở chỗ sang hàng thứ 4 bà lại mua thêm 2 cân. Câu chuyện diễn ra như sau:



1.Cửa hàng số 1

Bà lão đi mua đồ, đi qua một hàng táo, bà hỏi chủ cửa hàng: “Táo này như thế nào vậy?”
Chủ hàng trả lời: “Táo nhà tôi rất ngon, vừa to vừa ngọt!”
Bà lão lắc lắc đầu liền rời đi.

[Bài học rút ra: Chỉ biết nói tốt về sản phẩm của mình mà không hỏi nhu cầu khách hàng, thì cũng chỉ là giới thiệu vô ích, không thể bán được hàng.]

2. Cửa hàng số 2

Bà lão đi đến hàng tiếp theo, hỏi: “Táo ở đây chua hay ngọt?”
Chủ tiệm có chút bối rối nói: “Sáng nay tôi mới nhập hàng, vẫn chưa kịp nếm thử, nhìn vỏ đỏ thế này có lẽ là táo ngọt.”
Bà lão không nói câu nào bỏ đi.

[Bài học rút ra: Cần phải hiểu về sản phẩm của mình, tự bản thân trải nghiệm sản phẩm của mình mới có thể bán hàng. Nếu chỉ là những kiến thức lí thuyết về mặt hàng, sẽ không thể ứng phó được với khách hàng.]



Cuộc sống - Bà Lão Đi Mua Táo Và Bài Học Kinh Doanh Quá Xuất Sắc

3. Cửa hàng số 3

Chủ hàng bên cạnh thấy vậy mới gọi bà lão: “Bà ơi, bà cần loại táo gì, bên chúng con táo gì cũng có cả!”
Bà lão: “Tôi muốn mua loại nào chua một chút.”
Chủ tiệm: “Loại táo này khá chua, bà muốn mua bao nhiêu cân?”
Bà lão: “Vậy lấy cho tôi 1 cân đi.”

[Bài học rút ra: Nắm được nhu cầu của khách hàng, nhưng mục đích sau cùng của khách hàng là gì? Chủ hàng đã mất đi một cơ hội bán hàng, khi khách hàng tự mình quyết định mua, số lượng hàng bán được đương nhiên sẽ không lớn.]

4. Cửa hàng số 4

Lúc này bà lão lại nhìn thấy một hàng hoa quả mới đến hỏi thử: “Táo này ngon không vậy?”
Chủ hàng: “Táo nhà con rất ngon, xin hỏi bà muốn mua loại táo gì?”

[Hỏi thăm nhu cầu khách hàng]

Bà lão: “Tôi muốn loại nào chua một chút.”
Chủ hàng: “Mọi người khi mua táo thường thích mua loại ngọt, sao bà lại muốn mua loại chua?”

[Hỏi kĩ hơn về nhu cầu khách hàng]

Bà lão: “Con dâu tôi mang bầu, muốn ăn táo chua một chút”

Chủ hàng: “Bà thật chu đáo với con dâu, nhất định con dâu bà có thể sinh một cậu bé khỏe mạnh.” Vài tháng trước ở đây cũng có hai nhà sinh con, họ đều đến cửa hàng nhà con mua táo. Bà đoán xem, cả hai nhà đều sinh con trai. Bà muốn mua mấy cân?

[Bài học rút ra: Lời khen vừa phải, kéo gần khoảng cách. Kể lại lịch sử bán hàng, lấy thêm bằng chứng của người thứ 3. Xây dựng câu chuyện, hướng đến mong muốn của khách hàng. Kết thúc bằng câu hỏi, ngầm khẳng định giao dịch, bán đúng thời điểm, lúc cần tung hàng liền lập tức tung hàng.]

Bà lão: “Lấy cho tôi 2 cân đi!”
Chủ tiệm khiến bà lão vui vẻ. Chủ tiệm lại giới thiệu thêm bà lão một số mặt hàng khách ở cửa tiệm.

Chủ hàng: “Cam này cũng rất tốt cho bà bầu, chua rôn rốt lại có rất nhiều vitamin và dinh dưỡng.Nếu bà mua cho con dâu thêm ít cam này, cô ấy nhất định sẽ rất vui!”

[Bài học rút ra: Khách hàng vui vẻ, mọi việc đều tốt đẹp. Không để đối phương có cơ hội, lập tức làm tăng thêm đơn hàng.]





Bà lão: “Vậy sao! Vậy lấy thêm 3 cân cam nữa đi.”

Chủ hàng: “Bà thật tốt với con dâu, con dâu bà thật đúng là có phước!”

[Bài học rút ra: Biết nịnh có chừng mực, không cần tâng bốc lên tận mây xanh. Tạo sức hấp dẫn cho người mua.]

Chủ hàng khen ngợi bà lão, rồi lại nói hàng nhà mình hàng ngày mấy giờ có hàng mới, mỗi ngày đều bán hết sạch hàng, bảo đảm tươi mới

Bà lão vui vẻ nói: “Nếu như ăn ngon, tôi bảo bạn bè đến đây mua”. Rồi bà cầm túi hoa quả, hài lòng trở về nhà.

[Bài học rút ra: Đã bán được đơn hàng, để khách hàng thoải mái, nếu như ăn ngon, mời bà lần sau lại đến đây mua, xây dựng hệ thống khách hàng trung thành.]

Vậy người bán hàng cần “bán” điều gì?

1. Khách mới bán sự lễ phép

2. Khách quen bán sự nhiệt tình

3. Khách vội bán sự hiệu quả

4. Khách thong thả bán sự kiên nhẫn

5. Người có tiền mua cao quý

6. Người ít tiền mua thiết thực

7. Khách hào sảng mua nghĩa khí

8. Khách ăn chơi mua xu hướng

9. Kẻ tiểu nhân bán lợi ích

10. Người hưởng thụ bán phục vụ

11. Người kén chọn bán tiểu tiết

12. Người phân vân bán sự bảo hành
Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Hitler thao túng người dân Đức bằng cách nào - Mười chiến lược thao túng đám đông

**Có bao giờ bạn hỏi vì sao một dân tộc văn minh và hiện đại như Đức, thời bấy giờ là một trung tâm kinh tế, lại bị thao túng bởi Hitler và Đảng Quốc Xã không? Bài học này tới giờ vẫn còn làm nhiều người khó hiểu.

Theo Noam Chomsky thì có 10 cách để thao túng đám đống và khiến họ đi theo mình. Nếu nhìn về quá trình lên cầm quyền của Hitler thì ông ta và Đảng Quốc Xã đã thực hiện rất bài bản và chuyên nghiệp. - Ku Búa **

[Mười chiến lược thao túng đám đông]

Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học, triết học, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, xây dựng một danh sách mười chiến lược thao túng đám đông mà ông quan sát được qua các phương tiện truyền thông:

1 / Chiến lược phân tâm

Yếu tố thiết yếu của việc kiểm soát xã hội, chiến lược chuyển hướng bao gồm chuyển hướng sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề quan trọng và những thay đổi do giới tinh hoa chính trị và kinh tế quyết định, thông qua việc đưa ra một loạt thông tin tràn ngập liên tục nhưng ít có ý nghĩa. Chiến lược phân tâm cũng rất quan trọng nhằm ngăn cản công chúng tiếp cận những kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, tâm lý học, sinh học thần kinh, và điều khiển học. "Hãy làm phân tâm sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề xã hội thiết thực, hấp dẫn họ bằng những vấn đề không quan trọng. Tiếp tục làm họ bận rộn, bận rộn, bận rộn, không có thời gian để suy nghĩ, và trở lại chuồng với các động vật khác. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

2/ Tạo ra vấn đề và sau đó cung cấp các giải pháp

Phương pháp này còn được gọi là "vấn đề-phản ứng-giải pháp." Đầu tiên, người ta tạo ra một vấn đề, một "tình huống" dự định để gây nên phản ứng nhất định đối với công chúng, khiến công chúng yêu cầu thực thi các biện pháp mà kẻ thao túng muốn công chúng chấp nhận. Ví dụ: để cho bạo lực đô thị phát triển, hoặc tổ chức các cuộc tấn công đẫm máu, để công chúng yêu cầu luật về an ninh với giá phải trả là quyền tự do hạn chế. Hoặc tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mà sự suy giảm các quyền xã hội và loại bỏ các dịch vụ công được chấp nhận như một “điều ác cần thiết”.

3 / Chiến lược suy giảm dần

Để chấp nhận một biện pháp khó chấp nhận, đơn giản là chỉ việc áp dụng nó dần dần trong khoảng thời gian 10 năm. Đó là cách mà theo cách này các điều kiện kinh tế xã hội mới hoàn toàn (theo chủ nghĩa tân tự do) đã được áp đặt trong những năm 1980-1990. Thất nghiệp tràn lan, bấp bênh, tính linh hoạt, phi địa phương hóa, tiền lương không còn có thể đảm bảo một thu nhập xứng đáng, nhiều thay đổi như vậy có thể đã mang lại một cuộc cách mạng nếu như được áp dụng đột ngột.

4 / Chiến lược trì hoãn

Một cách khác để những quyết định không được lòng dân được chấp nhận là trình bày nó như là một "đau đớn nhưng cần thiết", đạt được sự chấp nhận của công chúng trong hiện tại cho việc áp dụng trong tương lai. Luôn luôn là dễ dàng hơn nếu chấp nhận sự hy sinh trong tương lai thay vì ngay lập tức. Trước tiên, bởi vì những hiệu quả này không xảy ra ngay lập tức. Thứ hai, bởi vì công chúng vẫn có xu hướng mong đợi một cách ngây thơ rằng "tất cả mọi thứ sẽ tốt hơn vào ngày mai" và rằng sự hy sinh cần thiết có thể tránh được. Cuối cùng, nó cho phép công chúng có thời gian làm quen với ý tưởng về sự thay đổi và chấp nhận nó miễn cưỡng khi thời điểm đến. Vdu: một đạo luật đánh thuế hay thu phí sẽ không áp dụng bây giờ mà áp dụng sau đó từ 6 tháng đến 1 năm.

5 / Nói với công chúng như nói với trẻ em còn ít tuổi

Hầu hết các quảng cáo nhằm vào công chúng sử dụng một diễn ngôn, lý luận, nhân vật ,và phong cách “trẻ con hóa” (infantilizing) , như thể người xem là một đứa trẻ nhỏ tuổi hoặc tâm thần khuyết tật. Chúng ta càng tìm cách đánh lừa người xem thì càng sử dụng một phong cách “trẻ con hóa” . Tại sao? "Nếu người ta nói với một người như nói với một đứa trẻ 12 tuổi, thì do ám thị, người này với một xác xuất lớn sẽ trả lời hoặc phản ứng giống như lập luận của một đứa trẻ 12 tuổi. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

6/ Kêu gọi tình cảm hơn là lý trí

Kêu gọi tình cảm là một kỹ thuật cổ điển khiến người ta bỏ qua các phân tích lý tính hay các lý luận phê bình. Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ cảm xúc mở cánh cửa cho vô thức để đưa vào các ý tưởng, ham muốn, sợ hãi, xung động, hoặc hành vi …

7 / Duy trì công chúng trong tình trạng ngu độn

Làm sao để công chúng không có khả năng hiểu biết về kỹ thuật và các phương pháp được sử dụng để kiểm soát và nô lệ họ. "Chất lượng giáo dục cho các tầng lớp thấp kém hơn phải là kém nhất, do đó hố sâu ngăn cách dốt nát cách biệt giữa tầng lớp thấp với tầng lớp thượng lưu luôn tồn tại và mãi khó hiểu đối với tầng lớp thấp hơn.”(Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

8/ Khuyến khích công chúng thỏa mãn trong trạng thái tồi tệ

Khuyến khích công chúng cảm thấy “thú vị” (cool) đối với những thứ tồi tệ, tầm thường, vô học.

9 / Thay thế sự phản kháng bằng cảm giác tội lỗi

Làm các cá nhân tin rằng duy nhất mình chịu trách nhiệm cho sự bất hạnh của mình, vì thiếu thông minh, khả năng, hay nỗ lực. Vì vậy, thay vì nổi loạn chống lại hệ thống kinh tế, cá nhân tự phá giá và cảm thấy tội lỗi, tạo ra trầm cảm, điều này gây nến tình trạng suy sụp mà một hiệu quả là sự ức chế hành động. Và không có hành động, không có phản kháng! …

10 / Biết từng cá nhân tốt hơn so với họ biết mình

Trong 50 năm qua, những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học đã tạo ra một hố ngăn cách ngày càng tăng giữa kiến thức công chúng và kiến thức do tầng lớp tinh hoa cầm quyền nắm giữ và sở hữu. Nhờ vào tiến bộ cách ngành sinh học, sinh học thần kinh và tâm lý học ứng dụng, “hệ thống” đã đạt được kiến thức tiên tiến về con người, cả về thể chất và tâm lý. Hệ thống đã hiểu một các nhân bình thường hơn là họ hiểu bản thân mình. Điều này có nghĩa rằng trong nhiều trường hợp, hệ thống có quyền kiểm soát và nhiều quyền lực với cá nhân hơn so với cá nhân đối với chính họ.
xem thêm: https://www.facebook.com/cafekubua/videos/780617332071783/
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Bạn mất gì khi tham công tiếc việc?

Chuyên gia nghề nghiệp Caroline nói: “Bạn làm việc chăm chỉ, bạn sẽ đạt được mục tiêu và nếu bạn cố gắng nhiều hơn nữa thì thành công sẽ gõ cửa nhà bạn nhanh hơn. Nhưng trên thực tế, những người “tham công tiếc việc” lại mất nhiều hơn là được”.

Vô tình trờ thành người “vô” tổ chức

Bạn liên tục ở lại muộn và đến sớm để giải quyết mọi công việc. Thoạt nhìn thì đây là một việc làm tốt, cho thấy sự chăm chỉ và cần mẫn của bạn. Tuy nhiên, nếu sự việc này diễn ra một cách thường xuyên và trở thành phong cách riêng của bạn thì kết quả sẽ khiến bạn thất vọng. Bởi, sếp sẽ cho rằng bạn là người vô tổ chức và làm việc kém hiệu quả. Đó là lời lý giải cho sự lộn xộn về thời gian và mức độ làm việc “khác người” của bạn.
Ông Dave Cheng, huấn luyện viên của trung tâm nghề nghiệp Athena nói: “Tập trung vào công việc đó là cách thức tuyệt vời để hoàn thành công việc nhưng bạn cần quan tâm tới thời gian. Đóng khung và lên lịch một cách hợp lý. Nếu bạn là người cầu toàn và muốn phấn đấu nhiều hơn nữa hãy đề xuất với ban quản lý về thời gian làm việc. Tuy nhiên, có một điều bạn cần biết đó là chất lượng công việc không phụ thuộc vào thời gian làm việc mà phụ thuộc vào năng lực bản thân”.

Xa dần các mối quan hệ

Khi bạn “tham công tiếc việc” bạn sẽ mất dần các mối quan hệ. Thứ nhất, bạn sẽ không còn thời gian chia sẻ cho gia đình. Điều này khiến cho mối quan hệ giữa bạn và những người thân ngày càng trở nên xa cách. Thứ hai, bạn bè và đồng nghiệp bỗng nhiên trở thành người “vô hình” trong mắt bạn vì giờ trong bạn chỉ có ba từ công việc, công việc và công việc.

Thêm vào đó, sự “tham công tiếc việc” của bạn còn là ngòi châm cho mâu thuẫn bùng nổ một cách mạnh mẽ. Bạn luôn là ngươi chăm chỉ, bạn luôn đến sớm về muộn, bạn hoàn thành công việc một cách xuất sắc, trong mắt sếp bạn giống như một con “sâu việc” và điều này mang lại lợi ích cho sếp. Sếp vui bạn sẽ là người có lợi. Nhưng, trở thành cánh tay phải của sếp đồng nghĩa với việc bạn sẽ rơi vào “tầm ngắm” của đồng nghiệp. Đồng nghiệp sẽ ghen tỵ với bạn, đố kỵ với bạn và luôn tìm cách “dìm” bạn xuống. Dẫu cho việc làm của bạn là đúng, là cống hiến và lao động hết mình nhưng cách bạn thể hiện lại không mang lại kết quả xứng đáng cho những công sức bạn bỏ ra.

Khó cảm nhận được những điều tuyệt vời từ cuộc sống

Cũng theo Dave Cheng: “Bạn hãy tự hỏi lòng mình rằng bạn làm việc để sống hay sống để làm việc? Nếu bạn sống để làm việc thì bạn quả là một con người vĩ đại. Bạn cống hiến hết mình và bỏ qua những thú vui đời thường. Tất cả những gì bạn cho là ý nghĩa, là thiêng liêng cao quý chính là công việc. Đáp lại sự hy sinh này của bạn là sự cô đơn, lạc lõng dẫu cho công việc có thể đưa bạn đến đỉnh cao của vinh quang nhưng sau đó bạn chỉ có thể chia sẻ niềm hạnh phúc lớn lao này với công việc, công việc và chỉ công việc mà thôi”.

Nếu bạn là người làm việc để sống, bạn sẽ biết cách hưởng thụ thành quả mình đã có, trân trọng những gì mình đang có và nắm bắt cơ hội mình sẽ có. Người thành công là người biết cách cân bằng cuộc sống giữa sự nghiệp và gia đình, dung hòa mâu thuẫn và khéo léo giải quyết công việc.

“Bạn biết không quà tặng cuộc sống luôn đến từ những điều bình dị nhất, nhỏ nhoi nhất mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Bạn chỉ có thể dùng con tim để cảm nhận. Cuộc sống không được là bao vì vậy hãy tận dụng từng phút giây mà mình đang có để vun đắp tình cảm, vun đắp những giá trị nhân bản thiêng liêng. Đó mới là cái gốc, là ngọn lửa và là điểm tựa nâng đỡ bạn mỗi lúc bạn gặp khó khăn”. Dave chia sẻ.
Đọc tiếp »

Nhu cầu khách hàng qua việc Marketing

Khi bạn hiểu được các động cơ cảm xúc khiến cho mọi người quyết định mua hàng, bạn chắc chắn sẽ bán được nhiều hơn nữa và có thêm nhiều khách hàng hăm hở muốn mua hàng của bạn. Cảm xúc thúc đẩy chúng ta mua hàng. Đừng nhầm lẫn cho rằng mọi người mua thứ mà họ cần. Mọi người mua thứ mà họ MUỐN. Nhu cầu bị điều khiển bởi logic, nhưng mong muốn lại bị điều khiển bởi cảm xúc.

Chúng ta mua những thứ chúng ta MUỐN



"Khách hàng không cần phân tích được hơn để quyết định mua món hàng của bạn. Họ mua khi họ cảm thấy MUỐN mua." - Zig Ziglar

Ai cần một chiếc SUV (xe thể thao đa dụng) chứ? Một thiếu niên thực sự cần một chiếc điện thoại di động hay chiếc quần jean giá 200 đô? Vì sao mọi người mua hàng của bạn? Mọi người mua bởi họ MUỐN nó. Mỗi ngày, chúng ta mua những thứ chúng ta muốn thay vì những thứ mà chúng ta cần.

Đừng nhầm lẫn giữa thị trường và "những người cần mua sản phẩm của bạn". Bạn sẽ chỉ tốn thời gian và tiền bạc thuyết phục những người cần sản phẩm của bạn mua hàng. Thị trường mục tiêu tốt nhất là những người MUỐN sản phẩm của bạn. Họ có thể cần hoặc KHÔNG cần sản phẩm của bạn. Miễn là họ muốn, họ sẽ mua sản phẩm của bạn. Hãy thử lục lại trí nhớ xem gần đây những thứ nào bạn mua không phải vì bạn cần chúng mà là vì bạn muốn?

Ai nên tham gia một câu lạc bộ thể hình? Tất cả những người muốn có thân hình gọn gàng – đặc biệt là những người chưa-có-thân-hình-gọn-gàng. Nhưng ghé thăm một câu lạc bộ thể hình, bạn thấy gì? Những người có thân-hình-gọn-gàng muốn được "gọn gàng"! Ai đầu tư tiền bạc của họ vào tương lại? Không phải những người cần tiết kiệm cho tương lai mà là những người muốn tiết kiệm cho tương lai.

Bạn có thể cảm thấy rằng mình cần một ly rượu vang, một hớp rượu Scotch hoặc một cốc bia vào cuối ngày, nhưng thực tế là bạn muốn nó. Tất cả chúng ta đều cần phải ăn, nhưng không ai cần một miếng thịt bò thăn hay chiếc đùi gà KFC.Chúng ta ăn những thứ đó vì chúng ta muốn.

Nhu cầu của chúng ta thuộc về logic và thực tế. Là con người, chúng ta có những nhu cầu về vật chất và tình cảm. Cách chúng ta thỏa mãn những nhu cầu đó được điều khiển bởi tính cấp thiết của nhu cầu và mong muốn của chúng ta. Mong muốn lại bị chi phối bởi cảm xúc. Dưới đây là 5 trong số những cảm xúc mạnh mẽ nhất điều khiển phần lớn lựa chọn của chúng ta. Nếu bạn hiểu được những nguyên nhân cảm xúc thúc đầy khách hàng mua sản phẩm của bạn, bạn cũng có thể "kích hoạt" những cảm xúc này ở những khách hàng tiềm năng.

Tình Yêu



Bạn có sẵn lòng chi tiền để mua vui cho chú chó cưng của mình?

Khách hàng của bạn yêu thích những gì? Đó có thể là người yêu, gia đình, thú cưng, công việc kinh doanh, nghề nghiệp, văn hóa, sở thích, sách, thời gian cá nhân...Họ có mua hàng của bạn cho một trong số những "tình yêu" này không? Nếu vậy, làm sao để bạn nhận ra và khuyến khích những người khác cũng có cùng tình yêu đó?

Tình yêu là một cảm xúc mạnh mẽ. Chúng ta có thể làm những thứ kì lạ khi yêu và vì tình yêu. Mọi người sẽ muốn dành tặng thật nhiều những món quà đẹp và đắt tiền cho những người mình yêu thương. Họ có thể sáng tác nhạc, thơ hay chịu đựng được gian khổ - tất cả là vì tình yêu. Con người còn có thể làm những việc kì quặc hơn vì tình yêu với thú cưng. Tình yêu đối với một sở thích, hình thức nghệ thuật, văn hóa có thể thúc đẩy chi tiêu những khoản tiền lớn để đạt được, để nuôi dưỡng và tận hưởng tình yêu đó.

Kiêu hãnh



Bạn có bao giờ mua món hàng nào vì sự hào nhoáng và kiêu hãnh?

Nếu kiêu hãnh được coi là một tội lỗi, vậy thì điều đó sẽ khiến tất cả chúng ta thành những tội đồ. Tại sao người hàng xóm của bạn mua một chiếc tivi màn hình lớn hơn của nhà bạn? Cảm giác của bạn như thế nào khi lần đầu tiên được lái chiếc xe mới tinh về nhà? Bạn tự hào về ai và về điều gì? Và bạn sẽ làm gì để thể hiện và bảo vệ niềm tự hào đó?

Tội lỗi



"Hide the guilt" - Che giấu tội lỗi. Bạn có hiểu nội dung của quảng cáo này?

Thường rất khó để biết được nguyên nhân thực sự khiến ai đó mua thứ gì đó mới, đầu tư tiền hoặc tặng quà. Đó là vì yêu hay vì tội lỗi? Có phải tội lỗi là động cơ thực sự đằng sau việc chi tiền cho những món quà giáng sinh, Valentines và Ngày của Mẹ? Liệu có phải cảm giác tội lỗi vì không mua thúc đẩy khách hàng tiềm năng mua? Bạn có thể sử dụng cảm giác tội lỗi để bán được nhiều hàng hơn? Có phải những người bán hàng door-to-door bán bách khoa toàn thư hoặc máy hút bụi đã lợi dụng cảm giác tội lỗi của khách hàng? Đó là tình yêu hay cảm giác tội lỗi lướt qua tâm trí một người khi họ làm tang lễ cho một người thân yêu đã mất? Bạn có thấy tội lỗi khi không khai thác cảm xúc của khách hàng tiềm năng và bỏ lỡ những đơn hàng?

Tham lam



Tham lam không phải xấu. Tham lam là tốt.

"Greed is good" (tham lam là tốt), theo lời của Gordon Gecko trong bộ phim Wall Street. Câu nói đó có thể làm nhiều người xem bị sốc. Hãy xem xét lời khuyên có vẻ lạ lùng này: "Sell to the greedy, not the needy" (Bán cho kẻ tham lam chứ đừng bán cho người nghèo). Người tham lam sẽ muốn nhiều hơn nữa, và sẽ trả tiền để có bằng được. Người nghèo thường nghèo vị mong muốn của họ không đủ mạnh mẽ. Nếu bạn muốn giúp người nghèo thì tốt hơn là đi làm từ thiện.

Sợ hãi

Đây là cái điều khiển con người mạnh mẽ nhất. Cảm xúc này hơn bất cứ cảm xúc nào khác dường như đã giúp loài người tồn tại. Chúng ta biết sợ hãi những con thú dữ, lửa và những người man rợ.

Vậy sự sợ hãi nào có thể thúc đẩy khách hàng tiềm năng mua hàng của bạn? Không mua chúng có thể đặt họ vào thế liều lĩnh, bỏ lỡ cơ hội hoặc sự bối rối? Rất nhiều người mua hàng trên nguyên tắc sợ hãi. Đó không phải là vì họ muốn đưa ra quyết định đúng đắn, họ sợ hậu quả của việc quyết định sai. Bạn sử dụng hoặc làm giảm bớt nỗi sợ hãi đó như thế nào để khiến họ mua hàng của bạn? Tại sao những người nhận thức được rằng họ cần phải giảm cân đột nhiên thay đổi chế độ ăn và bắt đầu tập thể dục sau cơn đau tim đầu tiên? Đó là nỗi sợ hãi cái chết làm họ muốn giảm cân.

Kết luận

Tại sao chúng ta mua hàng? Chúng ta mua hàng vì những mong muốn mang tính cảm xúc. Bạn có thể sẽ gặt hái được những thành công không ngờ hơn nếu biết cách tiếp thị sản phẩm dựa trên khai thác đúng những khía cạnh cảm xúc của khách hàng tiềm năng có mối liên hệ nhất định đến sản phẩm của mình.
Đọc tiếp »

9 sai lầm cần tránh trong Digital Marketing

1. Không có mục tiêu chiến dịch rõ ràng

Ông Geoff Hoesch - Giám đốc của công ty Dragonfly Digital Marketing cho rằng một trong những sai lầm lớn nhất của các nhà tiếp thị kỹ thuật số là “không có các mục tiêu phân tích cụ thể trước khi bắt đầu một chiến dịch”.
Ông cho biết, để theo dõi sự thành công của một chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số, điều cần thiết là xác định mục tiêu (bán hàng, hoàn tất mẫu đơn, cuộc gọi, việc đăng ký…) và đảm bảo tiến trình giám sát được thiết lập đúng theo mục tiêu này”.
Theo ý kiến của ông Justin Honaman, Phó chủ tịch cấp cao của Moxie - một công ty kỹ thuật số toàn cầu, “ngoài những mục tiêu đo lường được thì những mục tiêu của chiến dịch cũng dùng để đo lường ROI (chỉ số Lợi tức đầu tư) hoặc lợi ích ròng của một chiến dịch về sản phẩm, dịch vụ bán hàng, các yếu tố cảm tính hoặc những cam kết đối với khách hàng”.
Đó là lý do tại sao “điều quan trọng là xác định, truyền đạt mục tiêu, lập kế hoạch cho các chiến dịch trong tương lai”.

2. Không xác định đúng đối tượng mục tiêu

Michelle Stinson Ross content & outreach goddess, Authority Labs - một công ty cung cấp phần mềm SEO - đưa ra quan điểm: Cho dù một thương hiệu tạo ra được những nội dung tốt thì cũng khó đạt được thành công nếu họ không hành động để đưa nó đến đúng đối tượng vào đúng thời điểm.
Tất cả các kênh giao tiếp kỹ thuật số đang trở nên rối loạn, khủng hoảng thông tin và cần nhiều nỗ lực hơn để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Xác định khách hàng mục tiêu cần dựa trên những đặc tính cá nhân và cả hành vi khách hàng.
Hãy sử dụng các tracking pixel và cookie để tiếp cận với những người đã truy cập trang web của bạn, hoặc tham gia danh sách email của bạn. Hãy xác định đúng đối tượng mục tiêu bằng các chỉ số về độ tuổi, giới tính, giáo dục và những chủ đề quan tâm của khách hàng dựa vào chỉ số về nhu cầu mua sản phẩm sau chiến dịch quảng cáo và các sự kiện cuộc sống có liên quan.

3. Không tư duy theo thuyết khách hàng là trung tâm

Theo ý kiến của Penny Wilson - Giám đốc Marketing của Hootsuite, Marketing đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng, và các tổ chức không có tư duy xem khách hàng là trung tâm sẽ bị bỏ lại phía sau. Các thương hiệu hiện nay có thể đưa ra những trải nghiệm thương hiệu cung cấp giá trị cho khách hàng và giữ chân khách hàng thông qua quá trình cá nhân hóa, thiết lập mục tiêu, lập bản đồ hành trình và phân tích dữ liệu khách hàng.
Marketing đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng, và các tổ chức không có tư duy xem khách hàng là trung tâm sẽ bị bỏ lại phía sau.

4. Khách quan cá nhân hóa

“Hãy lên danh sách tên, giới tính, sở thích… và những thông tin tương tự như vậy”, Jess Stephens, CMO, SmartFocus nói. “Tôi thấy điều này từng ngày - nhóm nhân viên của tôi lập một ‘thư mục tiếp thị xấu’ để lưu trữ những mẫu [chào hàng cá nhân không đúng] thường xuyên nhận được.
Một kinh nghiệm của tôi là khi tôi mua một món quà cho một thành viên nam trong gia đình và xảy ra những bất đồng với một nhân viên tiếp thị. Điều này có thể dễ dàng tránh được bằng cách sử dụng công nghệ insight để giúp các nhà tiếp thị xác định chính xác sản phẩm và cung cấp cho khách hàng chính xác sản phẩm để thu hút khách hàng cho lần mua sắm tiếp theo của họ”.

5. Phớt lờ sự phát triển của điện thoại di động

Ông Martin Doettling, Giám đốc Marketing của Swrvei - công ty cung cấp các ứng dụng di động hỗ trợ quản lý các mối quan hệ khách hàng - phát biểu rằng điện thoại di động đang trở thành nền tảng kỹ thuật số, hiện chiếm 62% của tất cả các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, vì vậy điều quan trọng là bạn phải xây dựng chiến lược Mobile Marketing đúng lúc.
Bằng việc theo dõi sự tương tác của khách hàng trên điện thoại di động bạn sẽ tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Ông cho rằng, nếu bạn chưa phát triển chiến lược tiếp thị dành cho di động của mình, hãy nghĩ đến phát triển một ứng dụng để có thể tiếp xúc với khách hàng và sau đó cung cấp những nội dung kịp thời, phù hợp có ý nghĩa để phát triển các mối quan hệ khách hàng của bạn.
Ngoài ra, “chắc chắn rằng trang web của bạn là tương thích với tất cả các thiết bị di động”, Jonathan Ceballos, giám đốc tiếp thị, USB Direct Memory nói. “Hãy đảm bảo dịch vụ bán hàng và những dịch vụ cung cấp đặc biệt khác được thể hiện trên các trang web điện thoại di động”.

6. Bỏ qua email marketing

“Có rất nhiều tin đồn xung quanh các kênh tiếp thị như điện thoại di động và xã hội. Tuy nhiên, bỏ qua kênh tiếp thị bằng email là một sai lầm to lớn”, Eric Stahl, phó chủ tịch cấp cao, Salesforce Marketing Cloud nói.
“Khi ranh giới giữa bán hàng, dịch vụ và marketing bị mờ, email vẫn là một sự liên kết các cuộc hành trình của khách hàng. Một cuộc khảo sát gần đây của MarketingSherpa cho thấy rằng 91% người trưởng thành ở Hoa Kỳ nói rằng họ muốn nhận email quảng cáo từ các công ty đối tác kinh doanh. Trong số đó, 86% muốn nhận email hàng tháng và 61% muốn nhận hàng tuần.
Ngoài ra, các nhà tiếp thị có thể kết hợp các dữ liệu từ email với dữ liệu của khách hàng qua các kênh phương tiện truyền thông xã hội - để có thể thấu hiểu những nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất”.

7. Không làm A / B hoặc thử nghiệm chia nhỏ

“Sử dụng thử nghiệm A / B để tối đa hóa hiệu quả của email của bạn”, Adam Jwaskiewicz, giám đốc dịch vụ tương tác tại PHG, một công ty quảng cáo cho biết.
“Ví dụ, phân phối cùng một email đến một nhóm thử nghiệm, nhưng sử dụng hai dòng chủ đề khác nhau. Khi gửi email thực tế, sử dụng dòng chủ đề mà thực hiện tốt nhất. Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế, không phải cảm xúc định tính”.
Trong cộng đồng của bạn, sự tương tác và chia sẻ sẽ xây dựng một mối quan hệ sâu sắc hơn và ảnh hưởng tích cực đến kinh doanh trong thời gian dài.

8. Trở thành anti-social trên phương tiện truyền thông

Jessica Riches - nhà truyền thông chiến lược xã hội LMW Labs, cho biết nhiều nhà tiếp thị quên rằng truyền thông xã hội không chỉ là phương tiện phát sóng mà còn là không gian cho mọi người tham gia và tương tác. Trong cộng đồng của bạn, sự tương tác và chia sẻ sẽ xây dựng một mối quan hệ sâu sắc hơn và ảnh hưởng tích cực đến kinh doanh trong thời gian dài.

9. Mua lượng người theo dõi (follower) trên các phương tiện truyền thông xã hội

Theo phát biểu của Ceballos, mục đích của việc mua lượng người theo dõi trên các phương tiện truyền thông xã hội là để có nhiều lượt người theo dõi và người hâm mộ trên các tài khoản truyền thông xã hội.
Nó làm cho trang web của bạn được đánh giá, tạo sự tin tưởng, phổ biến và có uy tín tốt. Tuy nhiên, khách hàng ngày càng thông minh hơn và họ có thể nhìn ra được những hoạt động lượt người theo dõi ảo. Nếu họ tìm hiểu, bạn đã ngay lập tức sẽ được nhận qua tin nhắn mà bạn là “không đáng tin cậy”. Thay vào đó, hãy xây dựng một mạng lưới những người thực sự là khách hàng tiềm năng”.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Tìm hiểu hành vi từng người dùng riêng biệt với Google Analytics (Individual user tracking)

Google Analytics luôn là một trong những tools cực kỳ quan trọng gần như không thể thiếu của dân làm Digital Marketing, Google Analytics có rất nhiều kiểu report có sẵn khác nhau và có rất nhiều cách customize khác nhau để phù hợp hơn với từng mục tiêu của website.
Nhưng vẫn có một tồn tại khó chịu nhất trước giờ đối với người dùng là Google Analytics không chấp nhận việc tìm hiểu hành vi người dùng theo kiểu “identify an individual personally ” tạm dịch là “xác định thông tin của từng người (user) riêng biệt”.
Hôm nay mình sẽ đi chi tiết hơn về để hiểu “identify an individual personally” trong Google Analytics là gì, cách xử trí vấn đề này để track từng user trên website của bạn với Google Analytics, cũng như mong muốn được nghe quan điểm của các bạn về vấn đề này.
1/ Lợi ích của việc track từng user trên website của bạn.
Mới nghe chắc có một số bạn sẽ nghĩ là không hiện thực lắm, khá mất thời gian khi xem từng user làm gì trong hàng ngàn user tương tác trên website.
Đây là một số lợi ích mà mình thấy:
- Bạn có đau lòng không khi thấy hàng ngàn user đã “add to cart” sản phẩm của bạn nhưng lại không chịu mua và bạn thì chẳng biết trong hàng ngàn người đó ai là người “quen” mà nhân viên của bạn có thể contact trực tiếp để dụ dỗ họ mua hàng? Dùng Re-targeting thì vẫn luôn có những giới hạn về target và chi phí…
- Bạn có muốn biết những user nào thích những sản phẩm nào trên website của bạn và đưa ra offer phù hợp cũng như có cách tiếp cận tốt hơn?
- Bạn có muốn biết user nào đã tìm kiếm gì trên website của bạn để bạn có cách tiếp cận tốt hơn?
- Bạn có muốn email mình gửi ra cho user sẽ ngày càng được personalize tốt hơn?
- Bạn hoàn toàn có thể segment user theo từng nhóm theo những hoạt động của họ trên web để nhìn tổng quan hơn…và nhiều lợi ích khác…
2/ Tại sao nên dùng Google Analytics
Dùng Google Analytics cho rẻ, code nhanh, lưu trữ dữ liệu lâu dài, khả năng tương tác với các loại dữ liệu khác nhau dễ.
Ngoài ra bạn còn có những lựa chọn sau để tìm hiểu hành vi từng người dùng:
Tự làm một hệ thống quản lý khách hàng và đổ mọi data người dùng duyệt web vào hệ thống này và theo dõi trên đó (CRM). (1)
Cài đặt một hệ thống tracking riêng sử dụng các open source về tracking như Piwik, Open Web Ananlytics. (2)
Mua các hệ thống tracking individual user như Mixpanel…(3)
Sử dụng Google Analytics. (4)
Đây là góc nhìn của mình đối với các cách trên:
(1) sẽ tốn rất nhiều resource của lập trình viên quy ra tiền thì rẻ cũng vài ngàn đô, tốt tốt có khi tới mấy trăm ngàn đô, (1) và (2) đều ngốn không gian lưu trữ khá khủng, nếu website của bạn càng lớn thì việc lưu trữ và xử lý dữ liệu qua năm tháng càng trở thành nỗi ám ảnh lớn.
Một ví dụ khi mình tìm hiểu về PIWIK:
A rough estimate of Piwik Mysql database size usage is approximately 1Gb for every 5M page views. If your website tracks 100k page views per day (3M pages per month), you can expect a DB size of ~ 7Gb after 1 year.
Tất nhiên với nhà giàu thì từng này dữ liệu không nhằm nhò gì, nhưng với khoản tiền bỏ ra để xử lý khối dữ liệu này có lẽ sẽ dùng được vào nhiều việc khác tốt hơn.
(1) và (2) cũng không thể link những data được ghi nhận lại để chuyển thành dữ liệu cho các chiến dịch Re-targeting với Google Adwords.
Với (3) thì sáng sủa hơn vì hệ thống có sẵn hết nhưng vẫn có những giới hạn như bạn phải trả tiền theo dữ liệu hàng tháng cho dù bạn có xài hết lượng dữ liệu đó hay không, bạn bị giới hạn ở lượng người dùng được tracking, và giá thì có thể mắc hơn (1) và (2), như Mixpanel thì tính sơ sơ bạn sẽ phải trả ít nhất $300 - $500/ 1 tháng - 1 con số không lớn nhưng cũng làm bạn cân nhắc khá nhiều.
3/ Vấn đề về Policy với Google Anlytics
Hiểu “identify an individual personally” như thế nào?
Đây là quy định sử dụng của Google Analytics:
Ở trang Protocol policy SDK (5):
You will not upload any data that allows Google to personally identify an individual (such as certain names, Social Security Numbers, email addresses, or any similar data), or data that permanently identifies a particular device (such as a unique device identifier if such an identifier cannot be reset), even in hashed form.
Ở điều khoản số 7, quy định việc sử dụng Google Analytics có một đoạn như sau:
You will not (and will not allow any third party to) use the Service to track, collect or upload any data that personally identifies an individual (such as a name, email address or billing information), or other data which can be reasonably linked to such information by Google.
Xử “trí” vấn đề policy như thế nào?
Qua các trích dẫn và tài liệu của Googlee cung cấp trên có thể thấy Google rất nhấn mạnh vấn đề “not upload any data that allows Google to personally identify an individual" (tạm dịch ” không upload những dữ liệu mà cho phép Google biết được người đó là ai").
Vậy nếu tất cả dữa liệu chúng ta upload (tracking) lên Google Analytics đều không phải là dữ liệu mà từ đó Google có thể xác định được người đó là ai thì sao?
Vấn đề đã được giải quyết tại đây nếu Google không thêm 1 câu thế này trong Google Anlytics Policy:
…or other data which can be reasonably linked to such information by Google.
other data ở đây mọi người thường hay hiểu là những loại dữ liệu liên quan khác và dùng để định danh được người dùng (trong ngữ cảnh của quote này).
Rất khó hiểu và nhập nhằng đúng không? Đây là một số ví dụ về việc other data không bao gồm việc upload thông tin lên Google Analytics để bạn có thể định danh được người dùng trong backend của bạn đang làm gì trên website:
Quay lại Google Analytics Policy (5):
Chỉ cần không upload những loại dữ liệu mà từ đó Google có thể định danh được người dùng.
You will not upload any data that allows Google to personally identify an individual (such as certain names, Social Security Numbers, email addresses, or any similar data), or data that permanently identifies a particular device (such as a unique device identifier if such an identifier cannot be reset), even in hashed form.
Cũng chính trên tính năng User ID, Google đã viết như sau:
Google Analytics cannot generate, assign, or manage the unique IDs that are assigned as User IDs. In a typical scenario, IDs can be generated through your authentication system, passed to an account when a user signs-in, and then sent to Google Analytics.
một bài post trên group Digital Marketing Agency, bạn Dat Hoang đã chia sẻ quan điểm như sau:
…theo như mình hiểu thì đây là cách để Google khẳng định mình không vi phạm luật thôi: tôi tuân theo luật, không thu thập các thông tin PII. Còn bạn làm gì đằng sau back-end thì làm, cái này rõ ràng Google không quản được. Nếu xa hơn thì bạn cần tuyên bố trong “Data Policy” của bạn Đơn cử như e-commerce tracking, nếu suy sâu xa ra, bạn dùng “Transaction ID” trong GA kết hợp với dữ liệu back-end của bạn thì track được tần tần tật thông tin về người dùng. Nhưng với Google, chỉ với “Transaction ID” thì không thể xác định được một người cụ thể…
Ngoài ra bạn Dat Hoang cũng chia sẻ link tới trang blog của David Simpson (Senior Developer and Solutions Architect at AppFusions), trong bài blog này có đoạn như sau:
Sending personally identifiable information (PII) to Google Analytics is strictly prohibited, but sending a unique user ID is permitted.
Thêm một thông tin trên blog của Cutroni (Analytics Evangelist tại Google)
To add Google Analytics data to a data warehouse you need to add some type of primary key to Google Analytics. In most of the work that I’ve done this key is a visitor ID. This anonymous identifier usually comes from some other system like a CRM…. ….I know what you’re thinking, “You can’t store personally identifiable information in Google Analytics!” But this isn’t personally identifiable information. And besides, this is the same as the transaction ID stored in the ecommerce data. Now that we’re done debating PII, we need to merge this data with other data. This is where things get complicated.
Ở đoạn trên Cutroni đã ví dụ việc lấy userID từ CRM và khẳng định đó không phải là thông tin cá nhân (personally identifiable information) và được phép sử dụng với Google Analytics, ngoài ra Cutroni cũng thực hiện động tác sử dụng dữ liệu user trên Google Analytics để so sánh với dữ liệu cá nhân trên CRM (we need to merge this data with other data).
Kết luận
Vậy có thể thấy việc định danh người dùng trên Google Analytics là không hợp pháp nếu những dữ liệu đó cũng có thể giúp Google định danh được người dùng, còn nếu dữ liệu đó không có ý nghĩa gì với Google thì dữ liệu đó là hợp pháp.
4/ Một thủ thuật nhỏ để yên tâm hơn và có thêm nhiều dữ liệu hơn:
Mỗi user khi truy cập vào một website sẽ được Google Analytics gán cho một giá trị khác nhau trong cookie có dạng như sau (Universal Analytics):
_ga=1.2.286403989.1366364567;
Các bạn hãy để ý đến giá trị: 286403989
Đây chính là giá trị Google gán mỗi user khi họ truy cập vào website của bạn và con số này là duy nhất ngẫu nhiên (Google nói vậy thì cũng tin vậy).
Vì con số này là ngẫu nhiên nên việc bạn upload con số này lên Google Analytics sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến Google Policy (làm sao để upload con số này thì hẹn một bài khác).
Từ đó bạn có thể lưu con số này lên Google Analytics và cũng gán con số này cho mỗi user trên website/CRM của bạn để định danh người dùng, với cách này bạn có thể xem thông tin từng người ngay trước khi họ trở thành khách hàng của bạn (có thể xem được cả quá trình trước và sau khi họ trở thành khách hàng của bạn từ đó sẽ hiểu rõ hơn làm sao để tăng conversion).
Có cùng góc nhìn và quan điểm? hay Khác quan điểm và góc nhìn? Hãy chia sẻ để mọi người có thêm nhiều nguồn thông tin hữu ích.
Bài viết chứa có hình minh họa phù hợp >> Giới thiệu hình minh họa cho bài này
Đọc tiếp »