Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Tư duy khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại

Thành công luôn là một thuật ngữ có sức hấp dẫn lớn lao, mọi người đều mơ ước chạm tay vào nó, tuy nhiên chỉ một ít trong đó đạt được. Vậy thành công là gì? Bạn học điều gì từ những người thành công?



Bạn hãy hiểu một cách đơn giản “Thành công không phải là đích đến, mà là cả một cuộc hành trình”, nó là tổng số của vô vàn những nhiệm vụ thất bại trong quá trình bạn hướng đến mục tiêu. Thành công không bao giờ có điểm kết, nếu bạn đạt được điểm B và dừng lại thì bạn không bao giờ thấy những gì phía trước tại điểm C, D và E. Những người thành công luôn duy trì một thói quen nhất định, giữ chúng trong một con đường hiệu quả. Họ không bao giờ dừng chân tại bất kỳ nơi nào trên hành trình của mình. Mục tiêu của những người thành công luôn là phát triển và phát triển hơn nữa. Cũng như nhân loại đã tiến hóa và thích nghi với điều kiện mới, định nghĩa về thành công cũng như vậy. Những người thành công không bao giờ phấn đấu để trở nên hoàn hảo, họ cố gắng phát triển kiến thức bản thân và tiếp tục cải thiện kỹ năng của mình.

Để thành công, mọi người phải thay đổi thói quen. Sự khác nhau giữa bạn và người thành công là gì? Dưới đây là 8 điểm khác biệt đó.

1. Người thành công không bao giờ ngừng học hỏi

Xã hội liên tục thay đổi và phát triển trong từng thời kỳ. Kiến thức của bạn cũng vậy, nó liên tục được củng cố, hoàn thành và nâng cao qua từng ngày. Mỗi một ngày bạn sẽ tìm ra một cách mới để giải quyết vấn đề được đặt ra. Để duy trình thành công tỏng một lĩnh vực nào đó, bạn phải nghiên cứu liên tục, họ và trải nghiệm. Những người thành công có sự ham muốn mãnh liệt cho việc học và thu nhận kiến thức.



Người thành công luôn không ngừng học hỏi

Một số người thường đánh đồng học tập với trường học – đó là quan điểm sai lầm. Học tập có thể đạt được theo nhiều cách khác nhau như từ kinh nghiệm cuộc sống, nghiên cứu cá nhân, thí nghiệm, các mối quan hệ…Hãy cố gắng học những điều mới mỗi ngày.

2. Người thành công đặt ra mục tiêu cụ thể trong cuộc sống

Người thành công luôn xác định được con đường mình sẽ đi từ trước, họ biết được mình muốn thu được gì, nơi mà có thể thực hiện điều đó. Họ đưa ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho chính bản thân. Người thành công viết ra mục tiêu của họ và thực hiện bằng việc đưa ra list công việc cần là. Mỗi ngày họ thức dậy với một mục đích cụ thể, không có thời gian lãnh phí, không có gì có thể làm sao nhãng họ. Người thành công dự kiến trước kế hoạch trong ngày và sẽ cố gắng hoàn thiện tất cả mọi thứ.



Những người chưa thành công thường có thái độ hờ hững, trễ nải. Khi bạn đã xác định được mục tiêu, bạn sẽ cảm thấy nồng nhiệt và hoàn thành nó dễ dàng. Mỗi ngày bạn làm một thứ và đó là cách để bạn đến gần hơn để đạt được mục tiêu ban đầu. Hãy đưa ra mục tiêu trong cuộc sống và tìm cách để hiện thực hóa chúng.

3. Người thành công biết cách làm chủ khó khăn

Thất bại, trở ngại – là những khó khăn trên hành trình vươn tới thành công. Bất kể ai, kể những CEO hàng đầu như Steve Jobs, Bill Gate cũng phải trải qua vô vàn thử thách. Những người thành công luôn tìm được giải pháp cho những thách thức, từ đó gỡ bỏ từng mắc xích. Hãy nghĩ đến những người mà bạn thần tượng trong những lĩnh vực khác nhau và tự đặt câu hỏi “Tôi muốn nhận được lời khuyên từ ai?”. Dưới đây là một số người nổi tiếng trong danh sách mà bạn có thể tham khảo:



Tâm lý học: Tiến sĩ Phil

Kinh doanh – Richard Branson

Công nghệ – Steve Jobs

Xây dựng thương hiệu / người nổi tiếng – Oprah Whinfrey

Nấu ăn – Rachael Ray

Hài kịch – Steve Harvey

Truyền thông – Martha Stewart

Những người nổi tiếng trên có thể không phải là người đầu tiên trong danh sách của bạn nhưng bạn có nghe theo họ và biết chính xác tại sao họ nổi tiếng. Họ được coi là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Họ cung cấp liên tục những giải pháp cho mọi thách thức.

Bạn không cần phải làm theo mọi thứ mà người thành công làm và đạt đến cấp độ như thế. Tất cả những gì tôi nói là hãy làm theo tấm gương đó, không bao giờ từ bỏ trước khó khăn. Nếu bạn làm việc chăm chỉ như thế, không trốn chạy thách thức trong cuộc sống và không bao giờ từ bỏ, bạn sẽ thành công trong việc chế ngự giấc mơ của mình.


4. Người thành công luôn khiêm tốn

Hầu hết những người thành công luôn hiểu rõ những gì mình nói, mình thể hiện và họ thường tỏ ra khiêm tốn. Họ không bao giờ quên nơi mà họ bắt đầu và những công việc khó khăn mà họ từng làm để đạt được nó. Hãy lắng nghe những câu chuyện của Bill Gate, Steve Jobs, TIm Cook… bạn sẽ thấy họ tự hào như thế nào về những công việc trước đây của mình. Vâng, bạn có lẽ nhìn thấy người thành công tâng bốc mình nhưng tất cả chỉ là một phần trong chiến dịch marketing. Nó là điều bắt buộc khi bạn vươn tới một tầm cao nhất định, có thể bản thân họ không mong muốn nhưng nếu tốt cho thương hiệu, công ty thì phải làm.



Một số người có xu hướng khoe khoang, khoác lác về thành tích bản thân, dự định hàng ngày hay chiến công đạt được. Những người đó sẽ không bao giờ nhận được sự tôn trọng từ bất kỳ ai. Do đó bạn cần biết khiêm tốn mọi lúc, mọi nơi.

5. Người thành công luôn hỗ trợ người khác

Những người đạt được thành công không bao giờ giữ kiến thức bản thân tích góp được làm của riêng mà luôn chia sẻ với người khác bởi họ nghĩ rằng nếu có nhiều người thành công, thế giới sẽ tốt đẹp hơn. Chính vì vậy họ tình nguyện giúp đỡ những người kém may mắn, khát khao dành tặng kiến thức, kỹ năng của mình. Ngoài việc duy trì niềm đam mê của bản thân, người thành công còn có khả năng truyền cảm hứng đó đến với đồng nghiệp, đối tác và khách hàng. Sự nhiệt tình, hăng hái xuất phát từ trái tim trở thành nguồn sức mạnh giúp họ tiếp tục vượt qua khó khăn và phát triển.



Bên cạnh đó người thành công còn biết cảm thông. Cảm thông là khả năng nhận biết và hiểu được mong muốn, nhu cầu, và quan điểm của những người xung quanh ngay cả khi những điều đó có thể không rõ ràng. Người biết cảm thông luôn quản lý tốt các mối quan hệ, biết lắng nghe, không chụp mũ, phán xét vội vàng, sống cởi mở và trung thực.

6. Người thành công biết cách kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của họ

Những người thành công trong cuộc sống luôn có cái nhìn tích cực với mọi vấn đề. Các nhà đầu tư thực thụ đều biết rằng thị trường lên và xuống chủ yếu do hai yếu tố tình cảm là sự sợ hãi và lòng tham. Các nhà đầu tư bình thường đầu tư dựa vào cảm giác nhưng những người thành công thì luôn biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Họ không cho phép những lời nói của các chuyên gia hay nhà tư vấn tài chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn và phương pháp đầu tư của họ.



Bên cạnh đó trước những tình huống khó khăn hay căng thẳng, người thành công có khả năng nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Đó là những người có khả năng ra quyết định tuyệt vời và biết khi nào thì nên tin tưởng vào trực giác của mình. Tuy có nhiều điểm mạnh nhưng họ cũng rất biết cách lắng nghe, tiếp nhận phê bình và dùng nó để hoàn thiện bản thân. Những người như vậycó chỉ số trí tuệ cảm xúc (EI) cao. Họ hiểu rõ bản thân và có khả năng hiểu được cảm xúc của người khác.

7. Những người thành công có một cuộc sống cân bằng

Những người thành công trân trọng thời gian của mình dành cho những người thân yêu. Bởi họ biết rằng để đạt được thành tựu như ngày hôm nay có dấu ấn không nhỏ của gia đình, bạn bè – những người luôn ủng hộ mọi quyết định và hỗ trợ mọi lúc mọi nơi, bất chấp hoàn cảnh. Chính vì vậy người thành công luôn tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và thời gian cá nhân để sống trong cảm giác hạnh phúc, bình yên.



Những người không thành công hoặc những người đang cố gắng để đạt được nó, có xu hướng tập trung quá nhiều thời gian vào một khía cạnh. Ví dụ nếu bạn có quá nhiều thời gian cá nhân có nghĩa là bạn không làm việc chăm chỉ để trở thành người thành công. Tuy nhiên nếu bạn làm quá nhiều tức là bạn không hạnh phúc và thường bị stress, nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cá nhân. Vì vậy bạn phải tìm được điểm thăng bằng giữa 2 yếu tố trên.

8. Người thành công tránh những năng lực thiếu tích cực

Người thành công luôn sống với thái độ tích cực. Trong những tình huống không may xảy ra với mọi người, họ luôn tìm được niềm hy vọng bởi người thành công biết được rằng khi một người có nhiều lo lắng, phiền muộn hay đang gặp một vận hạn nào đó nó sẽ dễ dàng toát ra bên ngoài, họ đang mang một năng lương tiêu cực. Nhưng đáng sợ nhất là những người luôn suy nghĩ và nói những điều tiêu cực, nhìn mọi sự việc đều nhìn dưới con mắt “chẳng có gì là tốt lành cả” thì nguồn năng lượng tiêu cực này là dữ dội nhất. Cho dù họ có tỏ ra vui vẻ hay ăn mặt rạng ngời thì những ảnh hưởng của nó vẫn sẽ đeo bám bản thân họ và cả những người tiếp xúc. Vì vậy họ chọn một cuộc sống lạc quan, lúc nào cũng tràn đầy sức sống, thường xuyên giao tiếp với những người mang lại cảm giác tích cực.



Ở đây tôi không chỉ ra 8 điểm khác biệt giữa người thành công và người thất bại để khiến bạn mất tinh thần. Tôi chỉ đơn giản thể hiện 8 thứ bạn cần điểu chỉnh để thay đổi cuộc sống bản thân. Bước lớn nhất bạn sẽ thực hiện để làm những thay đổi này chỉ đơn giản là hành động và làm cho các nỗ lực hiệu quả hơn. Tôi tin là bạn có thể làm được.
Đọc tiếp »

Áp dụng quy luật 80-20 trong chiến lược Content Marketing

Khi bạn bắt đầu tạo ra nội dung, bạn mất bao nhiêu thời gian để tạo ra nó và mất bao nhiêu thời gian để quảng bá nó? 60% tạo và 40% quảng cáo? 40% tạo và 60% quảng cáo? Hay là chia đều 50/50?

Một số người dường như tin rằng nếu họ tạo ra nội dung, độc giả sẽ đến đổ xô vào trang web của họ, chia sẻ nội dung của họ, có thể mua một cái gì đó và cho rằng nội dung đó đã là một thành công.

Thật không may, điều này không đúng với thực tế đang diễn ra. Nội dung (content) mà không có tiếp thị (marketing) thì không phải là tiếp thị nội dung (content marketing) – nó chỉ là nội dung (content). Và trừ khi bạn đã có một lượng khán giả rất lớn, tận tâm, và năng động, sáng tạo nội dung mà không cần tiếp thị là rất, rất khó có thể giúp bạn có được kết quả mong muốn.

Quy luật 80/20 nói rằng: “Hãy dành 20% thời gian để tạo ra nội dung, rồi dành 80% để quảng bá nó”.

Nói đơn giản, nếu bạn đang dành 20 giờ một tuần để tạo ra nội dung và quảng bá, bạn nên dành 4 giờ tạo ra nội dung, và 16 giờ quảng cáo nó.



Có một câu hỏi đặt ra rằng: “Tôi đang cần tạo ra rất nhiều nội dung, tôi cần phải xây dựng nhiều hơn 1 nhóm độc giả thì sao?”

Áp dụng quy luật 80/20 vào chiến lược

Chắc chắn rằng không phải tất cả nội dung được sản xuất đều cùng một mục đích hoặc mục tiêu trong tâm trí.
  • Một số nội dung được tạo để nhắm mục tiêu đến chủ đề cụ thể hoặc từ khóa, xếp hạng website trong các kết quả tìm kiếm, và thúc đẩy lưu lượng truy cập đến một trang web. Nói cách khác: chủ yếu cho lợi ích SEO.
  • Một số nội dung được tạo ra để thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi.
  • Một số nội dung được tạo ra với mục tiêu tăng cường lượng visit, chia sẻ và liên kết.
  • Một số nội dung được tạo để đạt được một sự kết hợp của các mục tiêu trên.

Nếu bạn như tôi và nhiều người khác, bạn có cách tiếp cận đa dạng và đa hướng cho chiến lược nội dung, có thể bạn sẽ không muốn cắt giảm số lượng nội dung tạo ra, bạn nên làm như sau:

Ap dụng quy tắc 80/20 chỉ cho những nội dung có tiềm năng lan truyền – các nội dung mà bạn tạo ra có mục tiêu thúc đẩy đối tượng khán giả chưa được khai thác để họ chia sẻ nó, bình luận về nó, đánh giá cao nó, và liên kết với nó. Quảng bá các nội dung còn lại, nhưng không quá gấp 5 lần thời gian tạo ra nó.

Thúc đẩy nội dung hiện hữu của bạn
Một yếu tố quan trọng của quy luật 80/20 là bạn không cần phải tiếp tục tung ra nội dung mới nhiều. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn đã chuẩn bị nội dung rất tốt trước đây, thì đây có thể là cơ hội cho bạn để quảng bá nó một lần nữa.



Ví dụ bạn tạo ra 1 bài viết, có 5.000 người đọc nó. Bạn nên tiếp tục tìm cách quảng bá đến 5.000 người mới hơn là việc tạo ra 1 nội dung mới cho 5.000 người cũ kia.

Hubspot thực hiện một phân tích về nội dung blog của họ và thấy rằng (76%) của lượt xem hàng tháng blog của họ đến từ nội dung cũ.

Tại sao chúng ta thường quá tập trung vào việc tạo ra nội dung mới, khi có quá nhiều người trong chúng ta, về cơ bản, ngồi trên một mỏ vàng của nội dung hiện tại?

Tôi biết câu hỏi trong đầu bạn đang định nói với tôi là “Nội dung cũ đã bị lỗi thời thì sao?”

Câu hỏi đó có phải là bạn đang muốn xóa bỏ nội dung đó ra, hay đưa nó đi đâu đó?. Tất nhiên là đừng làm vậy. Hãy xem lại và cập nhật nó, nếu bạn đã xem bài viết 10 chiến lược làm content marketing với ngân sách nhỏ, bạn sẽ hiểu về lợi ích của nó chính là tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Thậm chí nếu nội dung của bạn quá cũ, hầu như phải sửa đổi 100% bạn cũng nên thêm một liên kết, một button để kêu gọi hành động hoặc dẫn dắt độc giả đến nội dung update sau đó. Thay vì xóa chúng đi, điều đó không có lợi về mặt SEO trang web đâu.

Nhưng nói đi cũng nên nói lại, việc xem xét nội dung cũ không nên áp dụng trên toàn bộ chiến lược nội dung của bạn.

Trang web, blog, fanpage của bạn cũng phải được cập nhật theo xu hướng. Bạn nên cân bằng việc gặt hái những ảnh hưởng từ nội dung cũ và phân bổ tài nguyên để tạo nội dung mới.


Tổng kết

Quy tắc 80/20 không phải là đề cập về kế hoạch nội dung có sẵn của bạn rồi tăng thời gian quảng bá nội dung gấp 5 lần.

Quy tắc 80/20 nghĩa là cắt giảm số lượng thời gian bạn dành vào việc tạo ra nội dung, đầu tư nhiều hơn vào việc sản xuất nội dung chất lượng hơn, và sau đó đầu tư thời gian công sức vào việc thúc đẩy nội dung đó.

Đây là nguyên tắc phù hợp cho những đối tượng mới tham gia content marketing, những thương hiệu và blogger chưa có cộng đồng fan hùng mạnh.

Thay vì cắt giảm nội dung sáng tạo của bạn, bạn chỉ cần áp dụng các quy tắc 80/20 vào chiến lược. Điều đó có nghĩa là gì? Thay vì áp dụng nó vào mọi nội dung, bạn áp dụng nó để nội dung thực sự tuyệt vời mà bạn tin rằng có tiềm năng để đi “virus”.

Hãy cho tôi biết suy nghĩ của bạn vào bình luận bên dưới nhé, xin cảm ơn.
Đọc tiếp »

Lời chúc tết hay của BT. Thăng

THƯ CẢM ƠN



Hà Nội, ngày 5 tháng 2 năm 2016


Thân ái gửi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

ngành Giao thông vận tải

Các đồng chí và anh chị em thân mến!

Chấp hành sự phân công của Đảng, hôm nay, tôi nhận công tác mới. Với tôi, đây là khoảnh khắc cực kỳ xúc động và thiêng liêng. Hơn lúc nào hết, tình cảm của tôi đang hướng về toàn thể các đồng chí và anh chị em với niềm tự hào to lớn và lòng biết ơn sâu sắc. Tôi tự hào vì trong 5 năm rất quan trọng của đời mình, tôi được sống hết mình, làm việc hết mình cùng một tập thể mạnh về ý chí và tinh thần đoàn kết, biết lắng nghe khát vọng của người khác và luôn đề cao những giá trị nhân văn cao quý. Nhưng tôi tự hào vì trên hết, tập thể đó đã lấy mục tiêu tối thượng là phục vụ nhân dân một cách vô điều kiện làm lẽ sống.

Các đồng chí và tôi đã có quãng thời gian rất tuyệt vời cùng nhau phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ to lớn mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin cậy giao cho. Đó mãi là những ngày tháng sẽ còn để lại dấu ấn đậm nét trong cuộc đời tôi. Bởi vì nếu không có sự đồng cam, cộng khổ, chia ngọt xẻ bùi, tinh thần làm việc tận tâm, tận lực, chân thành yêu thương, giúp đỡ nhau của các đồng chí, anh chị em, Ngành của chúng ta trong những năm qua sẽ không thể có những thành tích quan trọng như những gì xã hội đã ghi nhận và cá nhân tôi cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì thế, từ đáy lòng mình, tôi muốn nói lời cảm ơn chân thành nhất với toàn thể các đồng chí và anh chị em.

Phát triển hệ thống giao thông đồng bộ - hiện đại - thuận lợi - hiệu quả và an toàn, luôn là một sự nghiệp to lớn và lâu dài của đất nước chúng ta. Phải mất rất nhiều xương máu, công sức, với sự hy sinh vô bờ bến của nhiều thế hệ, chúng ta mới có được một thành quả vĩ đại như ngày hôm nay. Chúng ta vui mừng khi thấy diện mạo đất nước cùng với đời sống của người dân tươi sáng và tốt đẹp lên ngày ngày. Chúng ta càng vui mừng hơn khi thành quả đó có một phần nỗ lực đóng góp của Ngành Giao thông vận tải.

Nhưng vào thời khắc đáng nhớ này, tôi vẫn muốn nhắc lại điều tôi đã chân thành nói nhiều lần với các đồng chí là chúng ta đã làm được nhiều việc, nhưng phía trước luôn còn những việc to lớn hơn, nặng nề hơn, khó khăn hơn. Giống như những gì chúng ta đã làm, những nhiệm vụ ấy phải tiếp tục được hoàn thành ở mức tốt hơn mới có thể đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển đất nước các năm tiếp theo. Tôi mong rằng, trong thời gian tới đây, Ngành Giao thông vận tải tiếp tục tham gia mạnh mẽ vào quá trình phát triển đó bằng những thành tựu nổi bật hơn nữa.

Về phần mình, dù ở đâu, trên cương vị công tác nào, tôi vẫn luôn gắn bó với các đồng chí, anh chị em cả trong công việc, trong niềm vui cũng như mọi nỗi niềm ưu tư. Tôi sẽ luôn nhớ về các đồng chí, anh chị em, nhớ về những năm tháng tốt đẹp này bằng sự hãnh diện và với tình cảm sâu sắc nhất.

Thay cho lời chào tạm biệt, tôi xin gửi tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Giao thông vận tải và gia đình lời kính chúc sức khỏe, may mắn, thành đạt, hạnh phúc!

Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến tất cả bạn bè, đối tác đã và đang sát cánh cùng với ngành Giao thông vận tải.


Đinh La Thăng

Ủy viên Bộ Chính trị

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Đọc tiếp »

Người bán hàng xuất sắc (Rainmaker) thực hiện việc bán hàng như thế nào?

Người bán hàng xuất sắc không viện dẫn bất cứ lý do gì cho việc bán hàng không thành công, “ngay cả “động đất cũng không được tính là lý do”. Điều duy nhất quan trọng đối với người bán hàng xuất sắc là có bán được hay không.

- Đặt hẹn trên điện thoại, người bán hàng xuất sắc không bao giờ hỏi khách hàng những câu có thể đưa đến câu trả lời “không” của khách hàng. Thay vì hỏi “chúng ta có thể gặp nhau không?”, người bán hàng xuất sắc liên tục đưa ra những đề nghị về thời gian hẹn cho đến khi khách hàng đồng ý.
- Khi gặp khách hàng tại nhà hàng hay quán café, người bán hàng xuất sắc luôn chọn cho mình chỗ ngồi “bận rộn” hơn và để khách hàng ngồi vào nơi ít bị xao lãng để có thể tập trung vào việc trình bày của người bán hàng.
- Khi ăn tiệc với khách hàng, người bán hàng xuất sắc không nên quá chú tâm thưởng thức món ăn, mà nên quan tâm đến khách hàng.
- Để khách hàng cùng tham gia vào chuỗi thỏa thuận và cam kết một cách tích cực – điều kiện quan trọng để hoàn thành việc bán hàng – người bán hàng xuất sắc đề nghị khách hàng xem xét bản phân tích tình hình của khách hàng và những gì người bán hàng xuất sắc cung cấp. Sau đó người bán hàng xuất sắc sẽ hỏi khách hàng liệu phân tích này có hợp lý không. Khi khách hàng xác nhận việc phân tích hợp lý, bạn đã thành công loại bỏ sự chần chừ của những khách hàng “lãng tránh” việc ra quyết định.
- Người bán hàng xuất sắc biến ý kiến phản đối của khách hàng thành mục tiêu bán hàng. Khách hàng luôn có những vấn đề quan tâm cần phải được giải quyết, và họ thể hiện những vấn đề này thành những ý kiến phản đối. Người bán hàng xuất sắc không sợ hay né tránh những ý kiến phản đối này. Trái lại họ khuyến khích chúng, vì lý do đơn giản là họ sẽ không bán được hàng cho đến khi mọi quan tâm dù rất nhỏ của khách hàng được giải quyết.
- Người bán hàng xuất sắc luôn tìm kiếm những cơ hội bán hàng mới. Khách hàng hiện tại là những người có thể giúp cho họ nhiều nhất. Khách hàng đã dùng sản phẩm/dịch vụ và dành tình cảm nhất định cho người bán hàng xuất sắc và công ty., Việc họ giới thiệu các khách hàng tiềm năng là rất quan trọng đối với sự thành công của người bán hàng xuất sắc.
- Người bán hàng xuất sắc luôn đối xử với mọi người như đối xử với khách hàng, vì bất cứ người nào cũng có thể sẽ trở thành khách hàng, bất cứ người nào cũng có thể giúp đỡ hay gây tổn hại đến công việc kinh doanh của bạn. Người bán hàng xuất sắc luôn gọi lại mọi cuộc gọi nhỡ, và luôn sẵn sàng tiếp chuyện, không bao giờ “bận họp” khi khách hàng gọi đến.
- Người bán hàng xuất sắc nhạy bén trong việc nắm bắt tín hiệu mua hàng từ khách hàng, ví dụ như mỉm cười, quan tâm đến điều khoản hợp đồng, đồng ý hẹn gặp...
- Người bán hàng xuất sắc luôn biết bán điểm khác biệt của sản phẩm của mình. Khách hàng đã mua hàng hay đang được chào hàng từ công ty khác, làm sao để họ thay đổi ý kiến và quan tâm đển sản phẩm của mình? Sự khác biệt của sản phẩm sẽ giúp người bán hàng xuất sắc làm được điều này.
- Người bán hàng xuất sắc luôn trả lời mọi cuộc điện thoại từ người gọi. Điều này chứng tỏ chúng ta quan tâm và tôn trọng người gọi. Người bán hàng xuất sắc cũng thường xuyên liên lạc với khách hàng bằng cách nhắn tin.
- Người bán hàng xuất sắc lên kế hoạch một cách thực tế và tận dụng nguồn thời gian của mình một cách hiệu quả. Kế hoạch cần xác định được với thời gian đang có, mình sẽ thực hiện được bao nhiêu cuộc trình bày bán hàng, và ưu tiên những khách hàng lớn và có tiềm năng nhất.
** Lâm Minh Chánh tóm tắt từ "How to become a Rainmaker - Làm sao để trở thành một người bán hàng xuất sắc" Tác giả Jeffrey J. Fox. (Đã in trong TTĐTC, bản quyền TGM, Alpha Books)
Chúc cả nhà một buổi sáng vui.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Đánh giá hiệu quả thương hiệu kỹ thuật số

Nghiên cứu hiệu quả thương hiệu (Brand lift) đã trở thành một mặt hàng chung chung đến nỗi dường như đánh mất ý nghĩa của nó và chỉ là một chiến thuật trong đàm phán chứ không phải nhân tố chiến lược của quảng cáo thương hiệu kỹ thuật số như mong đợi.

Điều này trở nên nguy hiểm đối với ngành quảng cáo, bởi vì Marketer thương hiệu (Brand Marketer) sẽ ngần ngại chi tiêu cho kỹ thuật số mà không có bằng chứng về hiệu quả trong việc thúc đẩy “chỉ số thương hiệu” quan trọng.

Brand Marketer nhận ra rằng truyền thông kỹ thuật số không ngừng thu hút người tiêu dùng và họ không được vắng mặt, nhưng ngành quảng cáo liên tục bị khủng hoảng niềm tin trong thời gian gần đây bởi bộ ba “tai hại”: khả năng nhìn thấy (Viewability), gian lận (Fraud) và chặn quảng cáo (Ad Blocking).

Cung cấp bằng chứng rõ ràng về tính hiệu quả của kỹ thuật số như một phương tiện xây dựng thương hiệu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết cho tất cả các bên trong hệ sinh thái quảng cáo kỹ thuật số.



Tin tốt đó là các Brand Marketer sẵn sàng tham gia vào quá trình này, bởi vì họ hiểu rõ khi Hiệp hội quảng cáo Quốc gia (ANA) hợp tác với Cục quảng cáo tương tác (IAB) và Hiệp hội các đơn vị quảng cáo Mỹ (4As) trong việc “mang lại hiệu quả cho đo lường” (3Ms) nhằm thu hẹp khoảng cách trong đo lường kỹ thuật số, bao gồm việc xác định “các chỉ số thương hiệu quan trọng” cho phép Marketer đánh giá sự đóng góp kỹ thuật số vào việc xây dựng thương hiệu.

Một tin tốt khác đó là các Brand Marketer đã đo lường thành công tác động của quảng cáo thương hiệu trong nhiều năm qua với một loạt các chỉ số thành công chẳng hạn như mức độ nhận biết (awareness), ưa thích của thương hiệu (brand affinity) và khả năng mua hàng (likelihood to purchase).

Những chỉ số về sức khỏe thương hiệu này được đo ở tất cả các kênh, cho thấy thái độ, niềm tin và cảm xúc của khách hàng đối với thương hiệu thay đổi ra sao dựa trên truyền thông: chúng tương quan với mức độ thành công trên thị trường và thường được xem như ủy nhiệm thư tin cậy cho doanh số bán hàng thực tế.

Đưa các số liệu tương tự được sử dụng để đo lường và tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo trong thế giới “phi số” sang thế giới kỹ thuật số là điểm khởi đầu tốt để củng cố sự tin tưởng của Marketer thương hiệu vào quảng cáo kỹ thuật số.

Niềm tin lớn hơn nữa có thể đạt được bằng cách tích hợp các biện pháp kỹ thuật số ràng buộc hành vi cụ thể cho từng định dạng quảng cáo – vì điều này có thể mang lại một cái nhìn toàn diện cho phép Marketer hiểu rõ hơn các tác động xây dựng thương hiệu trong nỗ lực kỹ thuật số của họ.



Brand Lift và phễu mua hàng

Tóm lại, Brand lift – mức độ ảnh hưởng của chiến dịch truyền thông lên sức khỏe thương hiệu – là sự gia tăng trong việc đạt được các mục tiêu tiếp thị chính của một chiến dịch quảng cáo thương hiệu.

Thuật ngữ này được các Marketer sử dụng rộng rãi, nhưng cốt lõi, nó dùng để đo lường hiệu quả của hoạt động truyền thông trong việc thay đổi nhận thức của người tiêu dùng ở một hoặc nhiều giai đoạn của phễu mua hàng.

Sau đây là những phương thức tốt nhất hiện nay trong việc đo lường quảng bá thương hiệu xuyên suốt phễu dựa trên mô hình AIDA.

Chỉ số nhận thức (Awareness)

Có ba bước để xác định nhận thức thành công. Marketer phải đo lường liệu một quảng cáo có nổi bật lên giữa một mớ hỗn độn các thông điệp quảng cáo kỹ thuật số và thông điệp thương hiệu, liệu nó có lưu lại trong tâm trí của người xem, và liệu nó có được liên kết với thương hiệu tài trợ với ấn tượng thích hợp.

Mức độ chú ý: Điều này có thể đo được bằng cách hỏi những người tham gia cuộc khảo sát xem họ có nhớ nhìn thấy một đại diện hình ảnh nào không có tên tuổi của quảng cáo không (tức là, bất kỳ cái gì kích thích thị giác đề cập đến thương hiệu đều bị loại bỏ).

Dữ liệu nhận diện quảng cáo này có thể được đánh giá cùng với những lượt hiển thị được nhìn thấy (viewable impression) và tỷ lệ tương tác (từ các nguồn dữ liệu hành vi có sẵn) để có được một bức tranh toàn cảnh về khả năng nổi bật của quảng cáo trong mớ hỗn độn kỹ thuật số.

Liên kết thương hiệu: Việc nổi bật không mang lại giá trị trừ khi người tiêu dùng nhận diện được quảng cáo đó đi với thương hiệu đó. Điều này có thể đo được bằng cách hỏi những người tham gia cuộc khảo sát xem họ có thể đặt tên thương hiệu tài trợ cho đại diện hình ảnh không có tên tuổi của quảng cáo không. Nó thường được gọi là liên kết thương hiệu, và thật ngạc nhiên, là một trở ngại mà rất nhiều quảng cáo không vượt qua được.

Chỉ số quan tâm (Interest)

Đạt được nhận thức thương hiệu là bước đầu tiên, nhưng nó sẽ trở nên vô nghĩa trừ khi các hoạt động quảng cáo truyền đạt được những gì các thương hiệu dự định.

Truyền đạt thông điệp: Quảng cáo có thực sự truyền đạt được thông điệp chiến lược và người xem có nhận được? Để đo lường điều này, những người tham gia cuộc khảo sát thường được hỏi trực tiếp: “Ngoài việc thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm, ý tưởng chính của quảng cáo là gì?”. Ngoài ra, điều quan trọng là làm thế nào để đo lường độ khác biệt, có liên quan và đáng tin của ý tưởng chính.

Các thuộc tính thương hiệu: Làm thế nào để quảng cáo nâng cao nhận thức về các thuộc tính thương hiệu quan trọng, ví dụ, “tốc độ nhanh hơn”, “hiểu được những gì quan trọng với tôi”, hay “an toàn hơn cho gia đình tôi”, v.v...? Phương thức tốt nhất trong các cuộc khảo sát là đánh giá quan điểm của những người tham gia về những thuộc tính đó so sánh với nhóm phỏng vấn chọn lọc tương ứng từng thuộc tính.

Chẩn đoán quảng cáo: Tại sao quảng cáo hoạt động theo cách đó? Xếp hạng thường tìm hiểu khả năng được ưa thích, tính giải trí và giá trị thông tin của một quảng cáo, tầm quan trọng và tính độc đáo, cũng như liệu nó có khó hiểu, đáng tin cậy, hài hước, thực tế, có khả năng lan tỏa, có thể chia sẻ, có liên quan hoặc gây phiền nhiễu không.

Trong khi việc truyền đạt thông điệp và các thuộc tính thương hiệu chỉ có thể đo được bằng các phương pháp khảo sát, thì sự hiểu biết về chẩn đoán quảng cáo có thể nâng lên đáng kể nhờ dữ liệu hành vi trực tuyến. Ví dụ, tỷ lệ tương tác, thời gian tương tác, sản phẩm được xem, tỷ lệ xem hết video, lượt thích, lượt chia sẻ và bình luận có thể thêm ngữ nghĩa vào nhận thức quảng cáo của người tiêu dùng.

Chỉ số mong muốn (Desire)

Chỉ số mong muốn nên đo “phản ứng” với quảng cáo, ví dụ, một sự thay đổi trong ý định hoặc hành vi, hoặc có thể là một sự thay đổi trong thái độ đối với thương hiệu, đảm bảo rằng người tiêu dùng quan tâm hơn đến thương hiệu sau khi nghe và nhìn thấy thông điệp.

Họ có nhiều khả năng thử hoặc mua thương hiệu, hoặc họ có thể cải thiện nhận thức thương hiệu hay tài sản thương hiệu.

Thuyết phục: Mối quan tâm nhất về sự thay đổi trong thái độ liên quan đến hành vi, nghĩa là liệu người dùng có khả năng mua thương hiệu thường xuyên hơn (ý định) hoặc sử dụng thương hiệu thường xuyên hơn (tần suất) sau khi xem quảng cáo? Điều này thường được mô tả như là “khả năng mua, xem xét, thử, đăng ký” v.v... Ngoài ra, việc mua và tần suất sử dụng mang lại hiểu biết nhiều mặt hơn về khả năng thuyết phục của một quảng cáo.

Khả năng yêu thích thương hiệu: Đây cũng có thể xem là mong muốn về tài sản thương hiệu, dù là người dùng cảm thấy tích cực hay yêu thích hơn đối với một thương hiệu sau khi trải nghiệm qua các quảng cáo. Thương hiệu thường sẽ xem xét hai thành phần để hiểu giá trị tài sản của mình: sự ưa thích (sự gần gũi thương hiệu) và sự phù hợp (thương hiệu đáp ứng nhu cầu cá nhân của người tiêu dùng như thế nào).

Tuy các chỉ số về hành vi trực tuyến chính xác hơn trong việc nắm bắt những gì người dùng làm, nhưng chúng làm cho các cuộc khảo sát thua sút đáng kể trong việc nắm bắt cảm nhận của người ta, tức sức thuyết phục và khả năng ưa thích mà nghiên cứu thúc đẩy thương hiệu làm rất tốt.

Điều đó cho thấy đối với một số mặt hàng mà việc mua sắm thường được thực hiện trực tuyến, có thể đo lường sự thuyết phục của một quảng cáo trực tiếp thông qua doanh số bán hàng, việc này đòi hỏi một mô hình phân bổ ngân sách tiếp thị hiệu quả, lĩnh vực này vẫn còn cần phải cải tiến nhiều.

Tương tự, khả năng thích, chia sẻ và bình luận về quảng cáo thúc đẩy bởi sự gia tăng của phương tiện truyền thông xã hội có thể mang lại lượng dữ liệu đáng kể để đánh giá mức độ ưa thích, nhưng các công cụ thiết thực để thực hiện điều đó vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu.



Kết hợp lại với nhau

Tuy không có bộ chỉ số nào toàn diện cho việc định lượng mức độ thúc đẩy thương hiệu kỹ thuật số, nhưng các Marketer thông minh, các Agency và công ty truyền thông đang lợi dụng kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ có sẵn cho việc nghiên cứu hiệu quả quảng cáo và bổ sung thêm các chỉ số hành vi kỹ thuật số.

Bằng cách kết hợp cả hai, các Marketer thương hiệu có thể đánh giá tính hiệu quả các chiến dịch của mình trong thế giới kỹ thuật số.
Đọc tiếp »

5 bước xây dựng thương hiệu cá nhân vững chắc

Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos từng nói: "Thương hiệu cá nhân là những gì người ta nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó". Đó là danh tiếng, là những thứ giúp người khác nhanh chóng nhận ra bạn, là cách bạn tự quảng bá tên tuổi và định giá lời hứa của bản thân.

Sau đây là 5 bước giúp xây dựng một thương hiệu cá nhân vững chắc do Andrew Fennell - Nhà sáng lập kiêm Giám đốc công ty Standout CV - chuyên cung cấp dịch vụ viết CV, tư vấn phát triển sự nghiệp có trụ sở tại London, giới thiệu trên trang Addicted2success:

1. Kết nối với những người có tầm ảnh hưởng

Việc tên của bạn xuất hiện chung với những người nổi tiếng trong nghề là một cách đảm bảo nâng cao tên tuổi và tạo sức bật rất lớn cho thương hiệu cá nhân của bạn.

Hãy thử lên một danh sách gồm những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực nghề nghiệp của bạn và dần xây dựng mối quan hệ tốt với họ.

Bạn có thể bắt đầu đơn giản bằng cách bình luận bên dưới bài viết hay những status của họ trên mạng xã hội trước khi tạo dựng niềm tin bằng cách ngỏ ý tham gia một dự án mới của họ hoặc mời họ tham dự một sự kiện lớn trong ngành.



Một khi tên tuổi của bạn thường xuyên được những người nổi tiếng này nhắc đến thì nghiễm nhiên bạn sẽ được công nhận là một người có tầm ảnh hưởng ngang với họ.

2. Để bản thân tỏa sáng

"Hãy đi theo ánh trăng nội tâm của bạn, đừng che giấu sự điên rồ" là câu nói nổi tiếng của nhà thơ Mỹ nổi tiếng Allen Ginsberg - Thủ lĩnh phong trào Beat Generation. Về bản chất, chúng ta thường muốn trở nên chuyên nghiệp pha lẫn chút khôi hài, thú vị; ít ai muốn mình trông nhạt nhẽo trong mắt người khác.

Do đó, bất kể là bạn đang nói chuyện điện thoại với khách hàng hay gửi email đến nhà cung cấp thì cũng nên lồng vào đó một vài dấu ấn cá nhân để mọi người nhớ đến bạn. Đừng ngại tỏ ra khác biệt, nhất là khi chúng giúp bạn thoát khỏi hình ảnh nhàm chán chẳng ai nhớ đến.

3. Nhận được sự tiến cử

Một trong số ít những cách giúp nâng cao thương hiệu cá nhân là nhận được sự ca ngợi từ người khác, đặc biệt nếu đó là những người nổi tiếng.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì nên đề nghị những khách hàng có tiếng tăm nhất nói vài lời giới thiệu công khai trên mạng xã hội cũng như trên trang web - những nơi khách hàng dễ tìm thấy doanh nghiệp của bạn nhất.

Còn nếu bạn đang tập trung phát triển sự nghiệp thì nên đề nghị các nhà quản lý cấp cao nhất hoặc sếp cũ khen vài lời trên Linkedln nhằm xác nhận những giá trị thương hiệu mà bạn thể hiện trên đó.

4. Tạo ra nội dung có giá trị

Việc cung cấp thông tin hữu ích không chỉ là cách bạn thể hiện chuyên môn của mình trước người khác mà còn giúp bản thân phát triển thành một nhà lãnh đạo tư tưởng trong công việc.



Và cho dù đó là những video hướng dẫn do bạn tự làm hay những báo cáo phân tích dữ liệu chuẩn xác của bạn thì chúng nên có ích đối với khách hàng và có khả năng thúc đẩy danh tiếng của bạn.

Một khi bạn cung cấp những kiến thức có giá trị cho ai đó mà không đòi hỏi bất cứ điều gì, tức là bạn đã chiếm được niềm tin của họ và tạo cơ hội cho họ dễ dàng thiết lập mối quan hệ công việc với bạn.

5. Nói chuyện trước công chúng


Đây là công cụ tốt nhất cho việc thúc đẩy danh tiếng của bạn và định vị bản thân dưới góc độ là một tác giả về một chủ đề cụ thể nào đó. Nói trước đám đông là một kỹ năng rất khó và cần được luyện tập nhiều mới thành thục được.

Do đó, bạn có thể bắt đầu bằng việc tập thuyết trình trước các đồng nghiệp hoặc với khách hàng trước khi nói về chính mình trong các hội thảo, sự kiện.

Tác giả sách, nhà diễn thuyết nổi tiếng Lily Walters đã từng nói: "Buổi thuyết trình của bạn thành công thế nào không phụ thuộc vào việc bạn truyền tải điều gì mà phụ thuộc vào việc thính giả nhận được gì". Vì vậy, tốt hơn hết, bạn hãy tập trung bàn về những chủ đề mà bạn am hiểu nhất hoặc đam mê với chúng để chắc chắn rằng bạn có thể nói chuyện một cách tự tin và cung cấp những nội dung hấp dẫn cho người nghe.
Đọc tiếp »

9 Kỹ năng để thuyết phục thành công như Steve Jobs

Steve Jobs là người đã xây dựng nền móng cho Apple từ không gian một nhà để xe gia đình thành một đế chế hitech có mặt ở hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ông cũng chính là người đã sáng tạo tương lai cho ngành công nghệ.

Một phần trong những yếu tố tạo nên thành công của Jobs là khả năng thuyết phục người khác.

Khi mới 12 tuổi, Jobs đã thuyết phục được giám đốc hãng công nghệ HP Bill Hamlett cho mình một công việc. Bằng việc thuyết phục các nhà đầu tư bỏ vốn, Jobs đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng Apple. Trên hết, một công ty giá trị không thể thiếu những nhân tài làm việc, và Jobs luôn biết cách thuyết phục họ đầu quân cho Apple.

Như nhiều người khác, Jeff Haden - một chuyên gia về đổi mới và lãnh đạo doanh nghiệp, biên tập viên tạp chí Inc. - rất hâm mộ khả năng thuyết phục của Steve Jobs.

Là tác giả của hơn 50 đầu sách phi hư cấu, trong đó có 6 cuốn sách kinh doanh và đầu tư bán chạy nhất trên Amazon, Haden cũng đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và phân tích về con đường đến thành công của các doanh nhân, và nhận ra rằng những người này có chung một đặc điểm là rất giỏi thuyết phục người khác.



Trên trang Inc., Haden đã có bài tổng hợp 9 kỹ năng mà những bậc thầy diễn thuyết đã sử dụng:

1. Biểu lộ sự quyết liệt

Theo Haden, một người dù hoài nghi đến mấy cũng sẽ bị thuyết phục bởi lời nói từ một người tự tin. Vì thế, đừng nói “tôi nghĩ” hay “tôi tin” nếu bạn không muốn bài phát biểu của mình bị chặn lại ngay từ vòng đầu.

Thay vào đó, hãy tỏ ra thật tự tin đến gai góc. Nếu bạn nghĩ hay tin rằng một cái gì đó sẽ hoạt động, hãy nói rằng nó “sẽ” hoạt động.

Đằng sau mỗi ý kiến của riêng mình, bạn nên biểu lộ sự tự tin và hăng hái trên khuôn mặt. Điều đó, sẽ giúp từng câu nói của bạn có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

2. Thay đổi tốc độ nói phù hợp

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu đối tượng mà bạn muốn thuyết phục tỏ vẻ không đồng ý, bạn nên nói nhanh hơn. Ngược lại, nếu đối tượng của bạn có vẻ đồng ý, hãy nói chậm lại.

Cụ thể, khi khách hàng đang nghiêng về mặt không đồng ý với bạn, việc nói nhanh hơn sẽ cho họ ít thời gian để hình thành những lý do để bác bỏ, từ đó giúp bạn có một cơ hội tốt hơn trong việc thuyết phục họ.

Còn khi đối tượng đang biểu lộ sự đồng tình với bạn, nói chậm lại để cho họ thời gian đánh giá những lập luận của bạn và một vài yếu tố trong suy nghĩ của họ. Sự kết hợp giữa lý luận của bạn cộng với thiên hướng đồng cảm ban đầu sẽ khiến họ có nhiều khả năng tự thuyết phục bản thân chấp nhận ý kiến của bạn.



3. Bắt đầu bằng việc tìm kiếm những chiến thắng nhỏ

Để đạt thỏa thuận có tác động lâu dài, bạn nên tranh thủ sự đồng ý ngay từ lúc đầu. Vì thế, thay vì đề cập ngay đến mục đích hay lập luận cuối cùng, bạn hãy bắt đầu dẫn dắt họ bằng những câu hỏi hay cơ sở mà bạn biết đối tượng sẽ gật đầu đồng ý.

Nếu ngay từ đầu chúng ta tranh thủ được nhiều sự đồng ý là ta đã mở rộng con đường cho việc tiếp nhận đề nghị sau cùng, tức mục đích của chúng ta.

Một cái gật đầu đồng ý ngay từ đầu sẽ khiến cho quá trình suy nghĩ và quyết định của đối tượng đi theo hướng đồng tình, tựa như một cơ thể chuyển động thường có xu hướng tiếp tục dịch chuyển.

4. Không ngần ngại (thỉnh thoảng) nói tục

Tất nhiên, nói tục là không tốt, nhưng đôi lúc cũng có thể. Quăng ra (không thường xuyên) một câu nói tục thực sự có thể giúp giải tỏa một cảm giác ức chế và cũng cho thấy bạn cực kỳ tâm huyết với vấn đề đang nói.

Là chính mình và chân thực sẽ rất hữu ích trong việc thuyết phục người khác. Nếu bạn cảm thấy cần thiết để bộc lộ cảm xúc bị dồn nén nhằm cảm thấy tự do, một từ chửi rủa nhẹ có thể nói ra. Đáng ngạc nhiên là nghiên cứu chấp nhận việc này.

5. Chừa thời gian để đối tượng nghe xử lý thông tin

Bằng cách đòi hỏi câu trả lời ngay lập tức, bạn có thể đẩy người mà mình muốn thuyết phục vào trạng thái bị động, từ đó họ sẽ chọn một cách thức an toàn là từ chối.



Bằng cách tiếp cận khác - hỏi ý kiến và cho đối phương thời gian suy nghĩ, bạn biểu lộ sự đánh giá cao trí tuệ và kinh nghiệm của người đó, khiến họ từ thích thú sẽ quan tâm đến vấn đề của bạn và dễ đồng ý hơn. Nhưng trên hết, cách tiếp cận này cung cấp cho người nghe thời gian để xử lý thông tin một cách thoải mái nhất.

6. Chia sẻ cả những điều tiêu cực

Theo giáo sư Daniel O'Keefe, Đại học Illinois, việc chia sẻ một hoặc hai quan điểm đối lập sẽ giúp tăng tính thuyết phục hơn và khiến đối tượng tập trung vào lý lẽ của bạn.

Rất ít những ý tưởng hoặc đề xuất được coi là hoàn hảo. Đối tượng bạn muốn thuyết phục đủ khôn ngoan để biết điều đó. Họ biết sẽ còn những quan điểm khác mang lại kết quả không khả quan.

Do đó, việc thảo luận những vấn đề tiêu cực tiềm năng thể hện bạn đang giảm thiểu và khắc phục những rủi ro cho họ. Từ đó, những đối tượng bạn muốn ảnh hưởng dễ dàng bị thuyết phục, bởi họ biết bạn hiểu và quan tâm các mối lo lắng của họ.

7. Đưa ra những kết luận khả quan

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng hầu hết mọi người phản ứng tiêu cực với cảm giác bị ép buộc thay đổi hành vi, thì xu hướng đưa ra những câu kết luận khả quan sẽ có tính thuyết phục hơn.

Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng để đưa ra những đề xuất thay đổi, tập trung vào những mặt tích cực của sự thay đổi đó, hãy vẽ cho đối tượng thấy một bức tranh toàn cảnh lạc quan thay vì nói cho họ những cái để tránh.



8. Chọn đúng cách để giao tiếp với đúng người

Nếu bạn là một người đàn ông và đang hy vọng sẽ thuyết phục được một người đàn ông khác mà bạn không biết rõ, hoặc thậm chí không biết gì cả, bạn sẽ làm gì?

Như một quy luật chung, nam giới luôn có xu hướng cạnh tranh, vì thế họ rất dễ biến một cuộc trò chuyện với người không quen thành cuộc tranh luận với mong muốn giành chiến thắng. Vì vậy, thay vì nói truyện trực tiếp, bạn nên gửi một email cho lần tiếp cận đầu tiên.

Ngược lại, theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ thường "tập trung hơn vào các mối quan hệ", vì vậy truyền đạt trực tiếp có xu hướng hiệu quả hơn.

Nhưng, bất kể bạn là nam hay nữ, với một người mà bạn đã quen biết, nên chọn cách truyền đạt trực tiếp. Mối quan hệ càng gần gũi, hiệu quả từ việc mặt đối mặt trong giao tiếp càng cao.

9. Tin là mình đúng

Một trong những kỹ năng quan trọng của các bậc thầy thuyết phục là họ tin tưởng mạnh mẽ vào thông điệp của mình.

Hãy nói rõ ràng, ngắn gọn và đúng trọng tâm. Ngoài ra, bạn cũng cần đưa ra những dữ liệu, con số và lập luận để tăng tính thuyết phục.
Đọc tiếp »

NHỮNG XU HƯỚNG THIẾT KẾ WEBSITE NỔI BẬT NHẤT NĂM 2016

Là một affiliater trước hết bạn cần tạo ấn tượng với người dùng bằng cách tạo cho họ trải nghiệm tốt trên website của bạn. Xem qua xu hướng thiết kế website trong năm 2016 để cập nhật cho mình một website tốt nhất tham gia affiliate marketing hiệu quả nhất.


1. Animation




Khác với hình động trên internet thưở ban đầu với các trang web hoa mỹ cầu kỳ cùng các thanh công cụ chuyển động, icon và nháy chuột lấp lánh, ngày nay hình động là việc sáng tạo ra một trang web có tính tương tác và đáp ứng cao tăng cường khả năng kể chuyện giúp cho người dùng có những trải nghiệm thoải mái hơn.
7 kỹ thuật animation phổ biến nhất là: loading animations, thanh điều hướng và menus, hover aniamtions, galleries và slideshow, motion animations, thanh cuộn, hình ảnh động nền và video.

2. Material design



Là một phong cách thiết kế web được sáng tạo và phát triển bởi Google dựa trên hiệu ứng đổ bóng và khái niệm về chiều sâu để tạo ra các thiết kế có tính thực tế hơn cho người dùng trải nghiệm.Phong cách material design mục đích chính là tạo ra sự sạch sẽ, thiết kế tập trung vào UX tạo ra sự đơn giản và tinh gọn. Một số ví dụ của material design bao gồm hình ảnh sắc nét, có dung lượng lớn, và khoảng trống chủ định.

3. Thiết kế phẳng



Thiết kế phẳng đã phổ biến từ lâu và cho đến nay nó vẫn duy trì để dành cho những người yêu phong cách cổ điển. Kiểu thiết kế này thường trông thực tế sống động hơn rất nhiều. Những đặc điểm chính nổi bật của thiết kế phẳng : Bóng giúp mang lại chiều sâu, phối màu rực rỡ giúp các thiết kế sống động hơn, Typhography đơn giản giúp văn bản dễ đọc.

4. Màn hình phân chia



Sử dụng tốt nhất khi bạn có hai lĩnh vực quan trọng cần xúc tiến hoặc bạn cần đưa ra nội dung cùng với hình ảnh hay video. Màn hình phân chia là một phương thức tuyệt vời mới để cung cấp trải nghiệm thú vị và rõ nét cho người dùng.

5. Dropping the Chrome


Ám chỉ công cụ chống xóc trên những chiếc xe ô tô cổ điển, “chrome” ở đây nhắc đến toàn bộ khung bên ngoài của một website bao gồm: menus, headers, footers và borders có thể được tóm gọn lại những nội dung chính. Vì nó có khả năng gây nhiễu đối với người dùng nên khá nhiều công ty đã quyết định loại bỏ chúng tạo một layout sạch không headers, footers hay borders.

6. Forget the fold



“Above the fold” là một thuật ngữ báo chí nói về nửa phía trên của trang báo. Các báo thường chia ra rất nhiều mục hiển thị trong các box và những nội dung hấp dẫn nhất được đặt phía trên của trang nhằm thu hút người đọc.
Việc thiết kế website đã sử dụng ý tưởng của khung hiển thị trong một thời gian dài do nguyên tắc là khi cuộn trang sẽ khiến người dùng khó chịu.Nhưng đến thời điểm này hình ảnh full- screen và nội dung chào đón người dùng và khuyến khích họ cuộn trang để tìm hiểu các thông tin bổ sung và sâu xa hơn.

7. Full Screen Video

Video là cách tuyệt vời nhất để thu hút sự chú ý của khách ghé thăm và nó hiệu quả hơn rất nhiều so với hình ảnh và text.
Khi nhắc đến thiết kế web có rất nhiều yếu tố sẽ bị tác động bởi lĩnh vực, thị trường, nội dung của bạn. Và Layout của bạn sẽ phụ thuộc vào phản ứng của người dùng rồi tìm ra layout nào có khả năng truyền tải thông điệp tốt nhất.
Tuy nhiên, những xu hướng trên sẽ giúp bạn bắt kịp thời đại và thiết kế được một website hấp dẫn. Hi vọng bài viết cập nhật những xu hướng thiết kế website này sẽ giúp ích cho các đối tác đang hoạt động kiếm tiền trên mạng với hệ thống affiliate marketing ACCESSTRADE. Chúc các bạn thành công!
Đọc tiếp »

CÁCH VIẾT MỘT BÀI ĐÁNH GIÁ, REVIEW SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một công thức đơn giản để tạo ra một bài đánh giá (review) về sản phẩm bạn tiếp thị liên kết thu hút, hấp dẫn độc giả. Để biết cách kiếm tiền online hiệu quả từ nội dung đánh giá sản phẩm, dịch vụ bạn tham gia affiliate marketing, bạn cần nắm được hai nội dung chính:

Lý do thực sự để bạn viết đánh giá sản phẩm?
Tại sao nên nói ra sự thật kể cả nó trần trụi và gây ảnh hưởng đến nhà sản xuất?


Dưới đây là chi tiết các bước dành cho bạn để có thể viết viết đánh giá, review sản phẩm, dịch vụ một cách lôi cuốn nhất:

#Bước 1: Cần phải hiểu thật rõ sản phẩm trước khi viết đánh giá.

Đây có lẽ là lỗi lớn nhất mà bạn có thể mắc phải khi không thực sự nhìn, sở hữu hay sử dụng sản phẩm. Nếu bạn viết đánh giá theo ý kiến của người khác hay theo suy đoán của bạn về sản phẩm bạn sẽ tạo ra những đánh giá không chân thực và hấp dẫn.
Bởi vậy trước khi viết một đánh giá sản phẩm bạn cần:
Yêu cầu quyền truy cập từ chủ sở hữu
Mua sản phẩm hoặc dùng thử

Tập làm quen với sản phẩm đó trong một ngày. Thử sử dụng nó trong các tình huống khác nhau với các vấn đề khác nhau thậm chí có thể đưa người thân nhờ họ dùng thử và xin ý kiến. Bạn càng thấu hiểu sản phẩm bao nhiêu thì bài đánh giá càng trở nên cuốn hút bấy nhiêu.

#Bước 2: Sử dụng sự chân thực để bán được nhiều hàng hơn

Bạn luôn có một suy nghĩ rằng khi viết đánh giá cần đưa ra thái độ trung lập kể cả sản phẩm đó có tệ đi chăng nữa. Nhưng thực ra có lẽ bạn quên mất rằng dịch vụ của bạn không phải để dành cho những nhà sản xuất mà là dành cho độc giả những người đọc những điều bạn viết vì thế họ cần được biết sự thật. Đừng nên lo lắng khi bạn làm phật lòng nhà sản xuất hay ai đó, nó là một phần của sáng tạo nội dung.

#Bước 3: Hãy sắp xếp thông tin hợp lí để không để mất khách hàng

Có một sự thật bạn cần biết đó là mọi người luôn luôn sẵn sàng để ngừng đọc. trong bất cứ đoạn nào của bài đánh giá họ có thể dừng đọc vì thế ở phần mở đầu của bài đánh giá bạn cần đưa vào đó tất cả các thông tin quan trọng và nó thường bao gồm:
Xếp hạng sản phẩm theo đơn vị đo lường bằng sao (ví dụ: 5 sao)
Đưa ra một đặc điểm nổi bật của sản phẩm
Người dùng có thể thu được những lợi ích gì
Địa điểm tốt nhất để mua hàng
Một bức tranh trong khi sử dụng sản phẩm

#Bước 4: Nội dung đơn giản có thể tạo ra một bài đánh giá kinh điển qua thời gian

Trong cuốn sách “write to sell” Andy Maslen đã đưa ra một công cụ copywriting tên gọi AIDCA là đại diện của:
Attention: Lôi cuốn sự chú ý của người đọc và giữ chân họ
Interest: Xây dựng hứng thú mua sản phẩm
Desire: Làm cho người dùng mong muốn có được nó
Conviction: Đưa ra một chứng cứ trong xã hội để đưa ra lý do họ cần nó
Action: Đưa ra lời kêu gọi hành động

Đối với đánh giá liên kết nó được thay đổi thành: AIDACA
Attention: lôi cuốn sự chú ý của người đọc và giữ chân họ
Interest: giải thích tại sao sản phẩm đó lại thú vị
Desire: giải thích các mặt mạnh và yếu của sản phẩm
Alternatives: sản phẩm thay thế
Conclusion: tổng kết nhận xét của bạn về sản phẩm
Action: nếu họ muốn mua thì đây phải là lời kêu gọi đầy sức mạnh

Bên viết trên là một công thức đơn giản bạn có thể kiểm tra lại và sáng tạo phần thân của bản đánh giá ngoài ra bạn có thể mở rộng nó hơn bằng hình ảnh, case studies, kết quả trải nghiệm, bình luận và phản hồi của những người mà bạn chia sẻ cùng.
Hi vọng bài viết giúp bạn đưa ra một công thức tốt cho hoạt động xây dựng nội dung review, đánh giá sản phẩm, dịch vụ tiếp thị liên kết để tìm ra cách kiếm tiền online hiệu quả nhất với affiliate marketing.
Đọc tiếp »

10 XU HƯỚNG DIGITAL MARKETING MÀ CÁC MARKETER NÊN BIẾT TRONG NĂM 2016

Năm 2016 sẽ là năm chứng kiến sự bùng nổ của tiếp thị kỹ thuật số. Người tiêu dùng không chỉ đơn giản là tiếp xúc với sản phẩm và dịch vụ khi họ vào một cửa hàng hay một trang web mà các thiết bị nền tảng và kênh truyền thông xã hội bao quanh họ từng giờ từng phút và thậm chí từng giây. Vậy với affiliater làm sao có thể khai thác những xu hướng đó kiếm tiền trên mạng hiệu quả từ tiếp thị liên kết.




Nhìn vào xu hướng marketing năm 2016 để thấy rõ rằng những kế hoạch affiliate marketing của bạn cần sự sáng tạo và các phương pháp phân tích phù hợp để thực hiện những xu hướng này.
Sau đây là 10 xu hướng Digital Marketing các affiliater không nên bỏ qua năm 2016:

#1 Lượt tìm kiếm và thị trường thương mại điện tử sẽ chuyển từ Google sang các mạng xã hội như facebook hay twitter.

Hãy tưởng tượng đang bạn tiến hành tìm kiếm trên facebook như trên google và có thể mua một sản phẩm yêu thích thông qua một ứng dụng tin nhắn. Hiện nay, facebook đang tiến hành thử nghiệm trên công cụ tìm kiếm của họ, để có thể giúp đưa ra những kết quả chuẩn xác nhất trên mạng xã hội này. Nhờ ứng dụng này, các công ty có thể tương tác với khách hàng thông qua tin nhắn facebook, đồng thời khách hàng có thể mua hàng online thông qua ứng dụng, nhận thông báo đơn hàng qua tin nhắn, kể và chia sẻ với bạn bè người thân về sản phẩm họ mua mà không cần phải đi đến các trang web thương mại điện tử họ muốn mua hàng. Nắm bắt xu hướng này các bạn làm affiliate marketing có thể tận dụng mạng xã hội để kiếm tiền trên mạng hiệu quả hơn với chiến dịch mình tham gia.

#2 Snapchat-quảng cáo có thời hạn.

Snapchat xuất hiện như một cơn bão giữa các mạng xã hội. Nó đã được hàng nghìn người dùng và mỗi tháng có hàng triệu lượt hình ảnh, video được gửi đi. Nếu bạn chưa bao giờ nghe về Snapchat thì đó là một ứng dụng tin nhắn bằng hình ảnh/video cho phép người dùng chụp ảnh, quay camera và có thể chèn chữ vào hình ảnh rồi gửi vào danh bạ.
Rất ít thương hiệu đã sử dụng snapchat như một phương tiện tiếp thị, nhưng vào năm 2016, bạn sẽ không thể bỏ qua nó. Cái thú vị của ứng dụng này ở chỗ thời gian tồn tại của ảnh và video trong tin nhắn bị giới hạn do đó bạn có thể tạo các chiến dịch tiếp thị những nội dung độc quyền đến giới trẻ hay tạo một teaser giới thiệu sản phẩm, dịch vụ với hình ảnh và video chỉ tồn tại trong một vài giây điều này sẽ gây được sự hào hứng và thu hút người dùng.

#3 Liên kết giữ chân người dùng bằng video live streaming (Meerkat & Periscope)

Trong tương lai gần video sẽ có vị trí trong cuộc sống như smartphone hiện nay và nó nên trở thành một phần của tiếp thị. Việc tiếp xúc với hàng ngàn quảng cáo giống nhau mỗi ngày có thể sẽ khiến người tiêu dùng thấy nhàm chán và không có khái niệm về sản phẩm và dịch vụ của bạn trong đầu. Giải pháp thay thế ở đây là video live streaming. Meerkat & periscope là hai ứng dụng cho phép bạn chia sẻ live stream videos từ điện thoại sang mạng xã hội Twitter. Nó giúp bạn cách tự nhiên giúp khán giả có được trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ của bạn và họ sẽ tương tác với nó. Cố gắng tạo ra các video sáng tạo trong việc ra mắt sản phẩm mới, trực tiếp hỏi và trả lời, hay để một người nổi tiếng xuất hiện trong video của bạn. Nếu như bạn hứng thú với việc review các sản phẩm bạn tiếp thị liên kết qua video, thì điều đó thật tuyệt vời, trên thế giới đã có rất nhiều affiliater đang thực hiện điều đó và kiếm tiền trên mạng vô cùng hiệu quả.

#4 Quảng cáo đến người dùng thông qua Instagram

Instagram gần đây đã cung cấp các cơ hội quảng cáo trả tiền thông qua các đối tác phát triển được lựa chọn như Ampush, Brand Networks, 4C, Kenshoo, Nanigans, Salesforce thị Cloud, SocialCode và Unified. Và đầu năm 2016 nó sẽ cung cấp dịch vụ quảng cáo trả phí cho tất cả mọi người vì vậy bạn cần sẵn sàng cho điều đó bằng cách suy nghĩ về cách thức sáng tạo trong quảng cáo trên instagram bằng những bức hình lý thú hoặc video 30 giây hấp dẫn khán giả.

#5 Nhận diện dựa trên Pay-per-click marketing thay đổi tương lai của quảng cáo.

Vào giáng sinh vừa qua Adword đã tiết lộ về Nhận diện dựa trên Pay-per-click marketing. Bây giờ bạn có thể nhắm tới khách hàng mục tiêu với quảng cáo cụ thể đáp ứng đúng yêu cầu của họ. Lúc này bạn có thể biến hóa sản phẩm và dịch vụ của mình trở thành câu trả lời cho những thắc mắc hay nhu cầu trong đầu khán giả mục tiêu. Quảng cáo PPC có thể có nội dung vô cùng thú vị đối với khán giả mục tiêu và có khả năng tạo được viral lớn.

#6 Kết hợp lối sống lành mạnh và công nghệ.

Sự gia tăng của việc sử dụng các sản phẩm công nghệ và công cụ kỹ thuật số của người dùng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của họ, loài người ý thức được điều này và họ đang tìm kiếm các thông tin liên quan đến sức khỏe. Do đó các nhà làm tiếp thị cũng nên tận dụng điều này. Rất nhiều doanh nghiệp đã có các ý tưởng liên quan đến việc tích hợp bảo vệ sức khỏe đến công nghệ. Apple đã hợp tác với Nike và tạo ra một ứng dụng có tên HealthKit. Người dùng có thể thiết lập các mục tiêu thể chất và theo dõi sự tiến bộ của mình thông qua một bảng điều khiển duy nhất. Thậm chí còn có một ứng dụng gọi FitBark cho phép bạn theo dõi và giám sát các giấc ngủ của loài chó và thói quen ăn uống.

#7 Nhắm đến khách hàng mục tiêu thông trang mạng xã hội Pinterest

Pinterest đã trở thành một ông lớn trong lĩnh vực tiếp thị, sắp tới những người điều hành tiết lộ về promoted Pin gọi là Animated pin Cinematic. Các thương hiệu có thể nhắm đến khách hàng cụ thể dựa trên sự hứng thú của họ đối với animated Pin này. Nếu bạn sở hữu những hình ảnh tuyệt vời bạn đang tiếp thị liên kết, thì đây được coi là kênh xã hội tuyệt vời để bạn chia sẻ tới cộng đồng mục tiêu.

#8 Hãy để người dùng trở thành nhà tiếp thị cho thương hiệu của bạn

Các thương hiệu nên sử dụng việc chia sẻ những trải nghiệm của khách hàng như là nội dung chính. Hãy để thị trường khán giả mục tiêu của bạn tiếp xúc với thương hiệu của bạn thông qua người thân của họ hoặc người nổi tiếng từ các nền tảng như Youtube, Pinterest, Instagram, Meerkat và Periscope.

#9 Tạo một kênh trải nghiệm omni.

Omnichannel là một phương pháp tiếp cận đa kênh để bán hàng mà tìm cách cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm liền mạch cho dù khách hàng đang mua sắm trực tuyến từ một máy tính để bàn hoặc điện thoại, qua điện thoại hoặc một cửa hàng.
Ví dụ: Disney tạo ra một kênh trải nghiệm omni và đã có được những hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của khách hàng của họ:
Trải nghiệm bắt đầu từ việc vào website bằng điện thoại. Người dùng đặt một chuyến đi và sau đó sử dụng My Disney Experience tool để giúp họ lập kế hoạch toàn bộ chuyến đi từ các khách sạn đặt phòng, xin thị thực. Một khi họ đến công viên, các ứng dụng giúp người dùng xác định vị trí các điểm tham quan và thời gian chờ đợi. Nhưng trải nghiệm trở nên tuyệt vời hơn với Magic Band có tác dụng như một chìa khóa phòng khách sạn, thiết bị lưu trữ hình ảnh cho bất kỳ hình ảnh, và một công cụ đặt hàng thực phẩm.

#10 Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, content marketing.

Content marketing có tác dụng trong trường hợp các khách ghé thăm blog và website của bạn nhưng không điền vào form đăng ý subscribe lúc này bạn buộc phải gắn thẻ những người đã ghé thăm blog để điều chỉnh lại nội dung sau khi họ rời đi. Nó là cơ hội để bạn tiếp xúc với khách hàng mục tiêu cải thiện sản phẩm bạn cung cấp và nhắc nhở họ về việc quay trở lại và mua hàng.
Hi vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích về xu hướng Digital 2016 dành cho các affiliater để các bạn có thể có những định hướng về cách kiếm tiền online hiệu quả nhất.
Đọc tiếp »

101 WEBSITE HỮU ÍCH NHẤT BẠN KHÔNG THỂ CHỐI TỪ

Tại sao chúng tôi lại đưa ra cho các bạn 101 website hữu ích nhất trong lĩnh vực Marketing? Như các bạn đã biết để tiếp thị liên kết hiệu quả thì việc tận dụng và phối kết hợp các công cụ Marketing Online là rất quan trọng. Gia tăng chuyển đối từ các hoạt động tiếp thị liên kết là điều các affiliater luôn hướng tới, sử dụng hiệu quả vs tối ưu các nguyên liệu có sẵn trên môi trường internet là một kĩ năng cần thiết giúp bạn kiếm tiền online, gia tăng thu nhập.


Dưới đây chúng tôi giới thiệu cho các bạn 101 website hữu ích hỗ trợ bạn:

  1. Screenr.com: quay phim màn hình và tải trực tiếp lên youtube
  2.  ctrlq.org/screenshots : chụp ảnh màn hình của các trang web trên di động và máy tính
  3. goo.gl: Rút gọn link và chuyển URL sang mã QR
  4. unfurlr.com: tìm URL gốc ẩn sau URL bị rút gọn
  5.  qClock:  Tìm ra múi giờ thời gian của một địa điểm, thành phố bằng cách sử dụng Google map.
  6. copypastecharacter.com : sao chép ký tự đặc biệt
  7. postpost.com : một công cụ tìm kiếm tốt hơn cho twitter
  8.  lovelycharts.com : Tạo biểu đồ, sơ đồ mạng, sơ đồ trang web. Nếu bạn muốn xây dựng một website mới, thì trang web là công cụ hữu ích giúp bạn xậy dựng layout, bố cục trước khi tạo ra một websitetiếp thị liên kết tuyệt vời và kiếm tiền online hiệu quả.
  9. iconfinder.com : Nơi tốt nhất để tìm kiếm biểu tượng, icon. Nếu bạn muốn xây dựng một hình ảnh hấp dẫn, banner hấp dẫn người dùng trong kế hoạch tiếp thị liên kết của bạn và có sử dụng icon thì đây là website hữu ích dành cho bạn.
  10. office.com : Tải mẫu, clipart và hình ảnh cho các tài liệu văn phòng
  11. followupthen.com:  cách tốt nhất để thiết lập mail nhắc nhở. Email Marketing được đánh giá cao trong hiệu quả kiếm tiền online từ tiếp thị liên kết. Sử dụng công cụ này mang lại cho bạn nhiều lợi ích mà bạn không ngờ tới.
  12. jotti.org : quét bất kỳ tập tin đáng ngờ nào hoặc tập tin email đính kèm
  13. wolframalpha.com : có được câu trả lời trực tiếp mà không cần tìm kiếm
  14. printwhatyoulike.com:  in các trang web mà không có sự lộn xộn.
  15.  joliprint.com:  định dạng lại các bài báo và nội dung blog như một tờ báo. Bạn muốn bài viết tiếp thị liên kết về sản phẩm, dịch vụ của bạn xuất hiện như một tờ báo chuyên nghiệp? Mọi chuyện trở nên thật dễ dàng khi bạn sử dụng website này.
  16. ctrql.org/rss:  một công cụ tìm kiếm cho RSS
  17. e.ggtimer.com : bộ đếm thời gian trực tuyến
  18.  coralcdn.org : truy câp trang web sử dụng coralCDN
  19.  random.org : chọn số ngẫu nhiên, tung đồng xu
  20. pdfescape.com:  chỉnh sửa tập tin PDF trong trình duyệt.
  21. viewer.zoho.com:  xem trước bản PDF và thuyết trình trực tiếp trên trình duyệt
  22. tubemogul.com:  đồng thời tải video lên youtube và các trang khác
  23. dabbleboard.com : một bảng thông tin ảo của bạn
  24. scr.im : Chia sẻ thông tin địa chỉ email trực tuyến mà không cần lo lắng về thư rác. Trước khi bạn muốn chia sẻ thông tin về email của bạn cho bất cứ nơi nào bạn đăng kí, hãy lọc qua website này. Bạn sẽ không cần phải lo lắng về spam.
  25. spypig.com : Xác nhận đã đọc email của bạn
  26. socialcompare.com:  So sánh kích thước của các sản phẩm trên mạng. Làm tiếp thị liên kết những website mang tính review, so sánh sản phẩm, dịch vụ được đánh giá có tỷ lệ chuyển đổi tốt. Website này giúp bạn so sánh các kích thược sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng người dùng khác nhau.
  27. myfonts.com/WhatTheFont:  Xác định tên phông chữ từ một hình ảnh. Bạn lướt qua một hình ảnh, phông chữ tuyệt vời và bạn muốn sử dụng nó, hãy truy cập website này.
  28. google.com/webfonts :  bộ sưu tập phông chữ mã nguồn mở
  29. regex.info: tìm dữ liệu ẩn trong hình ảnh
  30.  livestream.com : truyền hình trực tiếp các sự kiện trên web
  31.  iwantmyname.com : tìm kiếm tên miền
  32. homestyler.com:  thiết kế mô hình nhà 3D
  33.  join.me: chia sẻ màn hình của bạn với người khác trên web
  34. onlineocr.net : chuyển đổi tập tin PDF
  35. flightstats.com:  theo dõi thông tin chuyến bay ở sân bay trên toàn thế giới
  36. wetransfer.com : chia sẻ tập tin lớn trực tuyến
  37.  hundredzeros.com: Download sách Kindle miễn phí.
  38. polishmywriting.com: Kiểm tra chính tả hoặc lỗi ngữ pháp cho văn bản.
  39. marker.to : Làm nổi bật những phần quan trọng của một trang web để chia sẻ.
  40. typewith.me: Làm việc trên cùng một tài liệu với nhiều người.
  41. whichdateworks.com : Lập kế hoạch cho một sự kiện, công việc…
  42. everytimezone.com:  Xem múi giờ trên thế giới.
  43. gtmetrix.com : Đo hiệu suất trang web trực tuyến.
  44. noteflight.com: In bản nhạc, soạn nhạc trực tuyến.
  45. imo.im : Trò chuyện với bạn bè trên Skype, Facebook, Google Talk…
  46. translate.google.com : Dịch các trang web, tập tin PDF và tài liệu văn phòng.
  47. kleki.com : Phác thảo, vẽ tranh.
  48. similarsites.com : Khám phá các trang web mới.
  49.  wordle.net: nhanh chóng tóm tắt đoạn text dài.
  50. bubbl.us : Tạo sơ đồ tư duy.
  51. kuler.adobe.com :  Trích xuất màu sắc từ các bức ảnh.
  52. liveshare.com : Chia sẻ hình ảnh trong album ngay lập tức.
  53. lmgtfy.com : Hướng dẫn sử dụng Google.
  54. midomi.com :  Tìm tên của một bài hát.
  55.  bing.com/images : Tìm kích thước hình nền chuẩn cho điện thoại di động.
  56. faxzero.com  : Gửi fax trực tuyến miễn phí
  57.  feedmyinbox.com : Nhận RSS như một bản tin email.
  58. ge.tt : Xem tập tin trước khi tải về.
  59. pipebytes.com : Chuyển đổi kích thước tập tin mà không cần tải lên máy chủ của bên thứ ba.
  60. tinychat.com :  Thiết lập phòng chat riêng trong vài giây.
  61.  privnote.com : Tạo ghi chú văn bản tự hủy sau khi đã đọc.
  62. boxoh.com : Theo dõi tình trạng của bất kỳ lô hàng trên Google Maps.
  63.  chipin.com : là nơi bạn có thể gây quỹ trực tuyến cho sự kiện.
  64. downforeveryoneorjustme.com : Tìm kiếm trang web ẩn.
  65.  ewhois.com : Tìm kiếm trang web thống kê Analytics.
  66. whoishostingthis.com :  Tìm kiếm máy chủ của trang web bất kỳ.
  67. google.com/history : Tìm kiếm lịch sử sử dụng Google.
  68. aviary.com : Biên tập âm thanh trực tuyến.
  69.  disposablewebpage.com :  Tạo trang web tạm thời tự hủy.
  70. urbandictionary.com : Tìm định nghĩa của một từ nào đó.
  71. seatguru.com : Tham khảo ý kiến trang web này trước khi chọn một chỗ ngồi cho chuyến
  72.  sxc.hu : Tải hình ảnh hoàn toàn miễn phí.
  73. zoom.it : Xem hình ảnh có độ phân giải cao trong trình duyệt mà không cần di chuyển.
  74. scribblemaps.com :  Tạo Google Maps tùy chỉnh.
  75. alertful.com : Thiết lập email nhắc nhở cho các sự kiện quan trọng.
  76. picmonkey.com :  Biên tập hình ảnh trực tuyến.
  77. formspring.me : Hỏi và trả lời câu hỏi cá nhân.
  78.  sumopaint.com : Biên tập hình ảnh trực tuyến.
  79.  snopes.com : Xác nhận email nhận được là thật hay chỉ là thư rác.
  80. typingweb.com : Tập đánh máy trực tuyến.
  81.  mailvu.com : Gửi email video sử dụng webcam.
  82. timerime.com : Tạo mốc thời gian với âm thành, video và hình ảnh.
  83. stupeflix.com : Biên tập video trực tuyến.
  84.  safeweb.norton.com : Kiểm tra mức độ tin cậy của trang web bất kỳ.
  85. teuxdeux.com :  Thiết kế ứng dụng.
  86. deadurl.com : Xóa URL trang web.
  87. minutes.io : Ghi chú trong các cuộc họp.
  88.  youtube.com/leanback :  Xem kênh YouTube ở chế độ TV.
  89.  youtube.com/disco : Tạo danh sách nhạc video nghệ sĩ yêu thích của bạn.
  90. talltweets.com :  Gửi tweet dài hơn 140 ký tự.
  91. pancake.io: Tạo một website đơn giản miễn phí từ tài khoản dropbox
  92.  builtwith.com : Tìm  kiếm công nghệ xây dựng trang web.
  93.  Woorank.com : phân tích các chỉ số để giúp bạn biết cách tối ưu về SEO cho website.
  94.  Mixlr.com : Phát âm thanh trực tiếp trên web.
  95.  radbox.me : Đánh dấu video trực tuyến và xem chúng sau này.
  96.  tagmydoc.com : Thêm mã QR vào tài liệu và bài thuyết trình.
  97.  notes.io : Viết ghi chú ngắn trong trình duyệt.
  98.  ctrlq.org/html-mail : Gửi thư nặc danh.
  99.  fiverr.com : Thuê người làm việc nhỏ với 5 USD.
  100. Otixo: quản lý tập tin trực tuyến trên dropbox và google doc
  101.  ifttt.com: tạo lập và kết nối giữa các tài khoản online.
Đọc tiếp »

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

25 TIPS TỐI ƯU HÓA CHUYỂN ĐỔI LANDING PAGE TIẾP THỊ LIÊN KẾT HIỆU QUẢ

Các đối tác đã tham gia kiếm tiền online trên hệ thống ACCESSTRADE hẳn cũng hiểu được rằng tối ưu landing page có khả năng cải thiện tỷ lệ chuyển đổi theo cấp số nhân nhờ đó mà bạn có thể chốt được nhiều sale hơn và tỷ lệ ROI cũng vì thế mà tăng lên gấp bội. Cùng ACCESSRADE-nền tảng tiếp thị liên kết hàng đầu Việt Nam khám phá 25 tips tối ưu chuyển đổi landing page kiếm tiền qua mạng hiệu quả với affiliate marketing.

Thiết kế template trang landing page rõ ràng mạch lạc

Website của bạn càng được thiết kế đơn giản, dễ hiểu và thuận tiện cho người sử dụng thì tỷ lệ người dùng thực hiện các hành động sinh lời càng cao. Các đối tác hoạt động tiếp thị liên kết trên hệ thốngACCESSTRADE nên tham khảo các tip thiết kế landing page dưới đây để kiếm tiền online hiệu quả.
1. Điều hướng  thông tin dễ dàng
Thiết kế trang web của bạn nên rõ ràng đừng chèn quá nhiều hình ảnh, thông tin, chuyên mục một cách rối rắm nó có thể làm tỷ lệ chuyển đổi hành động của người dùng giảm xuống đáng kể
2. Có điểm nhấn ấn tượng
Những người khách ghé thăm trang của bạn thường chỉ đọc lướt qua nội dung xem nó có mang lại cho họ điều gì lợi ích hay thú vị thôi. Vì thế hãy dùng những điểm nhấn, in đậm hoặc bôi màu những lợi ích bạn có thể mang cho họ.  
3. Có khoảng trống
Sử dụng các khoảng trống để hướng người dùng đến nút call to action hoặc lợi ích mà bạn cung cấp cho họ. 
4. Hình ảnh tươi sáng, bắt mắt
Như bạn đã biết một bức ảnh có khả năng truyền đạt bằng cả ngàn lời nói, hơn nữa hình ảnh đang là phương tiện được chia sẻ và đăng tải nhiều nhất trên mạng xã hội hiện nay. Vì vậy hãy dùng hình ảnh để thu hút người dùng đến thăm trang của bạn nhiều hơn. 
5. Có màu sắc bổ sung 
Thiết kế màu sắc cũng là một phần không thể lơ là trong công cuộc tối ưu landing page. Sử dụng màu sắc tương phản bắt mắt. Thiết kế sao cho nút kêu gọi hành động của bạn có màu sắc nổi bật buộc người dùng phải thực hiện ngay. 
6. Phía trên trang web
Đảm bảo rằng mọi thông tin quan trọng như lợi ích của người dùng sẽ được hiển thị ngay phía trên của trang landing page mà không buộc người dùng phải cuộn trang. 
7. Nắm vững quy luật 5 giây
Bạn chỉ có 5 giây để hấp dẫn khách hàng tiềm năng của bạn khi họ ghé thăm trang, nếu trang web của bạn không đủ thu hút thì họ sẽ rời đi và rất có thể là vào trang của đối thủ cạnh tranh của bạn.
Tiếp thị landing page của bạn
8. CTA
Call to action là lời kêu gọi hành động của bạn đưa ra đối với khách hàng, vì vậy bạn cần để nó ngắn gọn, nổi bật, hấp dẫn và có sức thuyết phục cao khiến khách hàng không thể từ chối.
9. Cạnh tranh quảng cáo
Hãy tiếp thị trang web của bạn bằng cách chỉ ra được tại sao bạn hơn đối thủ của bạn một cách thông minh để lôi kéo người dùng. Bạn càng đưa ra những lý do thuyết phục thì lượng người dùng càng tăng cao và số sale bạn chốt được càng lớn.
10. Tính khẩn cấp
Sử dụng chiến thuật khan hiếm để thuyết phục khách hàng hành động ngay như giới hạn về số lượng sản phẩm, giới hạn về thời gian…
11. Khả năng đáp ứng nhu cầu cho độc giả
Đưa ra bất kỳ lợi ích nào có tính thuyết phục cao như voucher, cuộc thi, giảm giá, sản phẩm hay dịch vụ tặng kèm cho khán giả khiến họ không thể từ chối lời kêu gọi hanh động của bạn.
12. Hiểu rõ cái bạn đáp ứng cho người dùng
Trước khi tạo ra landing page bạn cần phải xác định được câu trả lời cho những câu hỏi sau:
Bạn đang giải quyết vấn đề gì cho độc giả của mình?
Giá trị đặc biệt nào nằm trong chiến dịch của bạn?
Tại sao họ cần phải quan tâm đến landing page của bạn
13. Hiểu rõ khách hàng
Để thiết kế được trang landing page phù hợp, bạn cần phải hiểu rõ các đối tượng mà bạn tiếp thị đến. Tạo ra một danh sách đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn trên thị trường, nghiên cứu hành vi của họ hàng ngày. Khi bạn càng hiểu rõ được hành vi của họ thì khả năng bạn thu hút được họ càng cao.
14. Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh
Đây là thao tác mà bất cứ ai có ý định tham gia vào cạnh tranh đều phải làm. Phân tích và nghiên cứu landing page của đối thủ cạnh tranh từ đó bạn có thể sáng tạo ra hoặc cải thiện landing page riêng của mình.
Cải thiện độ tin tưởng và tính nhất quán trong landing page của bạn
15. Hiển thị thông tin liên lạc
Nhớ hiển thị số điện thoại, địa chỉ trên map, link các trang mạng xã hội của bạn nó sẽ giúp bạn tạo cảm giác tin tưởng về sự tồn tại của doanh nghiệp của bạn là có thật và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
16. Đừng bán hàng một cách quá lố
Đừng hứa hẹn quá nhiều với khách hàng vượt quá những điều bạn có thể cung cấp cho họ đó là cách nhanh nhất để đánh mất khách hàng. Hãy để khách hàng tự nói về dịch vụ hay sản phẩm của bạn, bạn không tưởng tượng được sức mạnh của những lời truyền miệng đâu.
17. Giữ tính đồng bộ và nhất quán cho chiến dịch tiếp thị của bạn
Nghe tưởng chừng có vẻ hiển nhiên, nhưng khá nhiều doanh nghiệp hay kể cả khi bạn kinh doanh cá nhân bạn đều mắc lỗi này, lỗi thiếu sự thống nhất giữa landing page, lợi ích, các quảng cáo.
18. Hiển thị ảnh khuôn mặt cười, đặc biệt là của một người phụ nữ
Hãy chèn thêm ảnh có mặt cười của khách hàng của bạn vào landing page nó sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, nghiên cứu đã chỉ ra như vậy nên bạn hãy thử áp dụng xem sao.
19. Giao tiếp với khách hàng
Sử dụng những từ ngữ giúp bạn tạo ra cảm giác bạn đang nói chuyện với chính họ cho từng vị khách ghé thăm.
20. Tận dụng những lời khen của khách hàng
Chia sẻ những lời khen, nhận xét tích cực của khách hàng của bạn trên các trang mạng xã hội, hiển thị mặt và tên thật của họ cũng là một tác nhân đóng góp vào độ tin tưởng của landing page của bạn.
21. Rút ngắn độ dài form đăng ký
Chỉ để phần tên và địa chỉ email là trường bắt buộc, còn các thông tin còn lại bạn không cần phải ép độc giả cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân, như vậy sẽ làm giảm tỷ lệ chuyển đổi hành động của họ. 

Tối ưu SEO cho landing page

22. Sử dụng từ khóa trong page title của bạn
URL của landing page nên bao gồm cả từ khóa, điều đó không quá khó để làm. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng title của landing page có chứa từ khóa.
23. Sử dụng từ khóa và cụm từ chứa từ khóa trong văn bản của bạn
Bạn hãy thêm những mô tả cho trang của bạn, hoặc văn bản trong trang đảm bảo nó có từ khóa  hoặc cụm từ chứa từ khóa để có thể hiển thị tốt nhất trên máy chủ tìm kiếm chẳng hạn như Google
24. Chèn các nút share của mạng xã hội
Google thích tính năng chia sẻ, vì vậy hãy thiết kế những nút chia sẻ sang các trang mạng xã hội thật dễ nhìn và nổi bật trên landing page của bạn.
25. Sử dụng thẻ tag liên quan. 
Nếu bạn không rành về công nghệ, đừng buồn vội, bạn gần như đang làm tech qua các tips SEO mà chúng tôi cung cấp. Đảm bảo bạn điền đầy đủ vào thẻ mô tả trang, và hình ảnh nó đều giúp ích cho SEO landing page của bạn.
ACCESSTRADE Việt Nam chia sẻ cho các bạn 25 tips tối ưu chuyển đổi landing page tiếp thị liên kết hiệu quả, thả ga kiếm tiền online. Hi vọng các đối tác hoạt động trên hệ thống affiliate marketing có thể ứng dụng tốt 25 tips trên. Chúc các bạn thành công!
Đọc tiếp »

Làm sao để trở thành triệu phú thời gian?

Mỗi người dù ở cương vị nào, làm thuê hay là làm tổng thống thì cũng đều chỉ được sở hữu 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, quỹ thời gian là công bằng cho tất cả mọi người, điều quan trọng là chúng ta sử dụng nó như thế nào cho hợp lý.


Có người làm một công việc toàn thời gian, sáng đi làm lúc 8 giờ, tối về lúc 6 giờ. Có người làm thêm công việc tay trái khác như đi dạy thêm hay kinh doanh thêm.

Cũng có người thì điều hành hai hay ba công ty cùng một lúc. Những người là phụ nữ họ còn phải kiêm nhiệm thêm cả việc nhà - làm vợ và làm mẹ. Ắt hẳn cũng sẽ có bạn thắc mắc như tôi: Làm sao họ có thể làm được nhiều điều như thế? Hay họ là siêu nhân?

1. Tập trung

Khi bắt đầu làm một công việc nào đó, họ tập trung cao độ. Họ kiểm tra email, gọi điện thoại sắp xếp công việc hay làm báo cáo với mức tập trung cao nhất. Để đạt được sự tập trung ấy, họ có thể tắt điện thoại, hay đóng màn hình trình duyệt email trong thời gian cố định, hoặc thậm chí đóng cửa phòng để có được sự yên tĩnh cần thiết cho công việc họ làm.

Một số người sẽ không làm những công việc mang tính chất tập trung cao vào ban ngày mà vào ban đêm hoặc thời điểm mà họ thấy ít bị ảnh hưởng bởi những thứ xung quanh. Họ cũng luôn tự đặt ra hạn chót (deadline) để hoàn tất công việc trong thời gian nhanh nhất.

2. Lên kế hoạch

Nếu bạn nhìn vào lịch của những cá nhân này, bạn sẽ thấy ở họ luôn có sự chuẩn bị và sắp xếp sẵn. Họ là người chủ động lên lịch trước hằng tuần, thậm chí hằng tháng để tự chủ thời gian của mình.

Với cách lập kế hoạch như vậy, họ cũng sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về công việc hay dự án mà họ theo đuổi, từ đó mà họ phân chia thời gian, công sức và sự tập trung cho chúng. Tuy lên kế hoạch cho các công việc của bản thân nhưng họ cũng có sự linh hoạt vì họ là những người biết quý trọng thời gian.

Thay vì ngồi than phiền vì ai đó đến trễ, họ sẽ tranh thủ đọc sách hay thả lỏng tâm trí và tận hưởng thời gian hưởng thụ tách cà phê. Nghe có vẻ rất thú vị nhưng tôi cũng thấy nếu bạn là người liên tục đến trễ hay thất hẹn với họ thì có nguy cơ cao là bạn sẽ nằm trong danh sách “từ dưới đếm lên” để gặp gỡ của họ.

3. Trông cậy vào đồng sự

Với rất nhiều công việc cần phải giải quyết, những cá nhân này chắc chắn không thể thiếu nhóm đồng sự hay những partner – những người cùng họ chia sẻ và gánh vác công việc. Một điều mà chúng ta thấy ở họ đó là khả năng nhận định thế mạnh hay sở trường của những người cùng phấn đấu cho một lý tưởng hay mục tiêu.

Họ sẵn sàng vượt qua cái tôi của họ để nói “tôi không giỏi xử lý những con số” và từ đó họ trông cậy vào người cộng sự - có khả năng xử lý tốt hơn. Tôi tin chắc rằng, mỗi cá nhân đều có những thế mạnh, và điều quan trọng là sự cộng hưởng các thế mạnh đó để tạo ra những giá trị cao – cao hơn cách chúng ta hay cộng 1 + 1 = 2. Từ việc trông cậy này, họ có thể tiết kiệm thời gian mà vẫn đat được mục tiêu họ cần.

4. Tin tưởng nhân viên

Không chỉ cần có những đồng sự mà nhóm nhân viên hỗ trợ cho họ cũng đóng những vai trò quan trọng. Điều nổi bật ở họ là sự tin tưởng giao phó cho nhân viên.

Khi được hỏi về việc giao phó này “Anh/ chị không sợ, khi anh chị giao cho nhân viên những công việc này, họ sẽ làm hỏng công việc đó của anh chị hay sao?” hay “Làm sao mà anh chị dám giao phó công việc quan trọng này cho nhân viên?”, họ thường nói với tôi rằng:

“Nếu bạn cứ cố ôm hết tất cả các công việc từ nhỏ đến lớn thì bạn đang tự trói tay chân của mình lại. Giao phó cho nhân viên là khi bạn nhận ra năng lực của họ và tin rằng họ sẽ làm được, và chính điều này sẽ là động lực để nhân viên của bạn cố gắng nhiều hơn. Trường hợp xấu nhất thì bạn hay chính người nhân viên ấy sẽ có được những trải nghiệm và bài học kinh nghiệm cho lần tiếp theo.”

5. Biết cân bằng cuộc sống

Một trong những quan điểm sai lầm mà chúng ta hay mắc phải khi nhìn một người kiêm nhiệm nhiều công việc là chắc họ mệt mỏi, đầu xù tóc rối,và không biết cách tận hưởng cuộc sống.

Thật ra tôi lại hay thấy những người này là những người nhiều năng lượng và thú vị. Năng lượng ấy là do họ vẫn biết cách cân bằng cuộc sống. Nghe có vẻ to tát nhưng việc tập thể dục, chạy bộ hay thiền và yoga đã giúp họ duy trì sức khỏe và năng lượng. Và như đã nói, họ biết cách tranh thủ tận hưởng từng khoảnh khắc cuộc sống, nhìn mọi thứ giản đơn và làm giản đơn các vấn đề.

Tất cả chúng ta ai cũng có cùng một quỹ thời gian nhưng sống như thế nào, tận hưởng cuộc sống ấy ra sao là tùy thuộc vào cách nhìn và quan điểm của mỗi người. Tuy vậy, có những cuộc sống tẻ nhạt chỉ công việc và công việc diễn ra nhàm chán một màu xám, cũng có những cuộc sống công việc đa dạng nhiều màu sắc… Bạn chọn màu sắc nào cho cuộc sống và thời gian của mình?
Đọc tiếp »