Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

Khám phá những “lối mòn tư duy” dẫn dắt hành vi mua sắm


Khi mua sắm các sản phẩm, con người thường không nắm chắc giá trị thực sự của mặt hàng để định giá tiền. Do vậy họ dựa vào cảm xúc, kinh nghiệm hay trực quan. Và đó cũng là thời điểm những “ngộ nhận” xuất hiện…..

1. Người ta thích miễn phí hơn giảm giá

Bạn bước vào một cửa hàng Starbuck và nhìn thấy 2 lựa chọn mua cho một cốc café. Lựa chọn thứ nhất là thêm 33% lượng café miễn phí. Lựa chọn thứ hai là giảm giá 33% so với mức bình thường. Theo bạn, đâu là lựa chọn tốt hơn?

“Chúng có gì khác nhau đâu”, nhiều người có thể nhận định vậy, tuy nhiên nếu bạn xem bản nghiên cứu mới được xuất bản của tạp chí Journal of Marketing – bạn sẽ thấy mình đã nhầm.

Hai lựa chọn xem chừng là tương đương nhưng thực tế 33% giảm giá lại tương đương với 50% tăng lên về lượng. Hãy thử đặt bút tính: Giả sử giá chuẩn của 1 tách café là 1 USD và lượng café được chia làm 3 phần bằng nhau, vị chi là giá trị mỗi phần là 0,33 USD. Lựa chọn đầu tiên sẽ cho bạn 4 phần café với giá 1 USD (tương đương 0,25 USD/ phần) còn lựa chọ thứ 2 cho bạn 3 phần café với giá 0,66 USD (tương đương 0,22 USD/ phần).

Kết luận: Thêm một lượng dùng miễn phí nghe có vẻ “bùi tai” hơn được giảm giá và việc ứng dụng lối suy nghĩ này trong kinh doanh đã đem lại những hiệu quả rất lớn.

Bán ngũ cốc ? Đừng hạ giá sản phẩm, hãy nói về việc hộp đựng đã…to thêm ra thế nào ! Bán xe hơi ? Hãy nói về những tính năng phụ thêm mà người dùng vẫn được miễn phí.

Có 2 lý do lớn giải thích tại sao những mánh khóe kiểu này lại hoạt động hiệu quả. Thứ nhất: Khách hàng không hề biết các mặt hàng có giá hợp lý bao nhiêu, do đó họ phụ thuộc vào những cảm giác không mang nhiều tính định lượng.

Thứ hai: Dù con người tiêu rất nhiều tiền và phần lớn được đào tạo cơ bản về toán học, nhưng khi thực hiện các giao dịch, họ hiếm khi vận dụng chúng. Ai muốn làm toán trong siêu thị với hàng tá mặt hàng ?

2. Chúng ta bị ảnh hưởng rất mạnh bởi những con số đầu tiên



Bạn bước vào một cửa hàng đồ xa xỉ (giả sử là Hermes) và bạn thấy một cái túi 7.000 USD. “Haha, thật là ngu ngốc” Bạn nói với bạn của mình “7.000 USD cho 1 cái túi ư ?” Sau đó bạn chú ý vào một chiếc đồng hồ tuyệt đẹp giá 367 USD. Nếu so với những chiếc đồng hồ bình dân thì mức giá này thực sự quá cao.

Nhưng nếu so với chiếc túi 7000 USD bạn vừa nhìn thấy, mức giá này thực sự là “món hời”. Một thủ thuật khôn ngoan của cừa hàng khi bày những đồ đắt tiền để làm “mỏ neo” giá, thiết lập một mức so sánh ảo trong tâm trí người tiêu dùng.

3. Chúng ta “sợ hãi” với những con số quá lớn

Chúng ta đều không muốn cảm thấy bị lừa dối. Khi chúng ta không chắc về giá trị các mặt hàng, chúng ta thường có xu hướng tránh khỏi những mức giá quá cao hay quá thấp. Các cửa hàng hoàn toàn có thể tận dụng thành kiến này của chúng ta để “chống lại” chính chúng ta. Hãy xem thử câu chuyện sau đây.

Mọi người được chào mời 2 loại bia: Bia cao cấp với giá 2,5 USD và bia bình dân với giá 1,8 USD. Khoảng 80% người tham gia chọn loại bia có giá cao hơn. Giờ một loại bia thứ 3 xuất hiện, bia siêu giảm giá – 1,6 USD. Giờ thì 80% người tham gia chọn loại bia 1,8 USD, 20% còn lại chọn loại 2,5 USD và tuyệt không có ai chọn loại rẻ nhất !

Lần thử nghiệm thứ 3, họ đã bỏ đi loại bia 1,6 USD và thay vào đó là bia siêu cao cấp có giá 3,4 USD. Phần lớn mọi người chọn loại 2,5 USD, 1 lượng nhỏ chọn loại 1,8 USD và chỉ khoảng 10% chọn mặt hàng cao cấp 3,4 USD.

Giờ có vẻ chúng ta đã hiểu hơn về “lối mòn” tư duy của mình.

4. Chúng ta yêu thích sự lý giải

Trong cuốn sách Priceless, tác giả William Poundstone đã giải thích điều gì đã xảy đến khi ông đặt thêm một chiếc máy làm bánh trị giá 429 USD bên cạnh mẫu hàng giá 279 USD: Doanh số mẫu hàng rẻ hơn đã tăng lên gấp đôi dù không ai mua chiếc 429 USD cả.

Bài học rút ra là: Nếu bạn không thể bán một sản phẩm, hãy đặt một thứ tương tự, giống hệt nhưng có giá gấp đôi bên cạnh. Điều này sẽ làm cho sản phẩm khó bán kia trông như “một món hời”. Một cách giải thích cho mánh khóe này là mọi người luôn thích những lý giải và đặc biệt là những giải thích khiến họ có cảm giác “mình đúng”.

Đơn cử như ví dụ trên, chúng ta thường tự nói với bản thân là: “Chiếc máy làm bánh này có giá 279 USD, rẻ hơn tới 40% so với mẫu bên cạnh mà xem ra chẳng có gì khác, quả là món hời. Mua thôi !”

5. Chúng ta làm những gì được bảo



Con người nhiều khi dễ bị “dẫn dụ” vào những thứ đã chuẩn bị trước. Chuỗi nhà hàng Savvy là một ví dụ. Những nhà hàng này đã thiết kế thực đơn của họ sao cho thu hút ánh mắt nhìn của chúng ta vào những món ăn đem lại nhiều lợi nhuận nhất, đơn giản bằng việc thêm hình ảnh, chú thích, tô vẽ, v..v…

Bài học rút ra khi đi ăn bên ngoài là: Nếu bạn thấy một vài món trên menu được làm nổi bật, diễn tả, thêm tranh ảnh hoặc đứng bên cạnh một sản phẩm thực sự đắt đỏ khác, đó có thể là món ăn có tỷ suất lợi nhuận cao mà nhà hàng đang muốn bạn nhìn thấy và cân nhắc.

6. Chúng ta để cảm xúc làm chủ

Trong một thử nghiệm được miêu tả trong cuôn sách Priceless được đề cập ở trên, các tình nguyện viên được phát những số tiến ngẫu nhiên khác nhau, chạy từ 1 USD tới 10 USD và mọi người đều được phát công khai.

Điều được nhận thấy rằng những người chỉ nhận được 1 USD so với những người khác thường có cảm giác khó chịu và có phần đố kỵ, một phản ứng rất tự nhiên. Khi chúng ta cảm giác mình bị “lừa”, chúng ta thường cảm thấy không thoải mái – thậm chí đó là một thương vụ tốt (bỗng nhiên được 1 USD ?)

Hãy nhìn vào một thử nghiệm khác ở quầy bar. Trời đã muộn và bạn đang đói, bạn nhìn thấy một gói Snack trong cửa hàng nhưng lại cảm thấy phân vân vì mức giá cao, do vậy bạn tự bỏ đói mình còn hơn là bị “cho vào tròng”.

Một thực tế khác rằng việc mặc cả thường làm chúng ta cảm thấy “vui” về bản thân. Thậm chí một món đồ vô dụng nhất thế giới cũng có thể trở nên hấp dẫn với mức giá siêu rẻ.

7. Chúng ta dễ bị trở nên ngốc nghếch bởi rượu bia, thời gian, và các quyết định

Khi chúng ta dùng đồ có cồn và có cảm giác say, chúng ta dường như quên đi sự mệt mỏi, căng thẳng và lơ đễnh nhiều thứ, chúng ta sẽ tự đặt và tự trả lời những câu hỏi đơn giản về việc mua sắm các món hàng.

Những phong kẹo giá rẻ hay kẹo cao su thường được đặt ở quầy tính tiền, ngoài việc dùng làm tiền trả lại thì đó còn là “lời mời gọi” những vị khách hàng đang mệt mỏi và không quan tâm lắm đến giá tiền đính trên. Có hơi men là trạng thái rất dễ dẫn đến những sai lầm trong thực hiện giao dịch, khi đầu óc chúng ta bị hạn chế và không thể suy sét những nhân tố phức tạp ấn bên trong.

8. Chúng ta quan tâm nhiều tới các lần giao dịch



Chuyên gia Megan McArdle đã khuyên nhủ những độc giả của bà rằng hãy từ bỏ những khoản trả tiền định kỳ như thẻ thành viên CLB thể hình hay việc mua đặt báo dài kỳ. “Đừng mua những thứ bạn không dùng”, tuy nhiên mọi việc diễn ra không hẳn như bà dự đoán.

Một phát hiện thú vị đã chỉ ra rằng chúng ta thích những thẻ thành viên hay đặt mua trọn gói vì chúng ta muốn né tránh cảm giác “khó chịu” trong tâm lý: Chẳng ai muốn cứ mỗi lần đi tiêu dùng dịch vụ lại phải mở ví và rút tiền ra cả, thay vào đó cứ mua trước và tự do sử dụng tùy ý. Một cảm giác thoải mái hơn nhiều.

9. Chúng ta phản ứng khá kỳ lạ với các khoản giảm giá hay bảo hành

Có 2 hình thức đặc biệt khi giao dịch mua sắm: Giảm giá tiền cho lần mua kế tiếp và bảo hành. Thứ đầu tiên là một giá trị ảo (liệu bạn có chắc sẽ quay trở lại và tận dụng số tiền được giảm đó ?). Loại hình thứ 2 là để mua sự an tâm (Giờ tôi có thể sở hữu thứ này mãi mãi và không cần lo lắng gì cả).

Cả 2 thứ đều là những mánh khóe cơ bản “Nếu thay vì mua sắm những món hàng được giảm giá trong lần tới. Tại sao lại không thể trả giá thấp ngay trong lần đầu mua hàng ?”

Mặt khác, “Bảo hành” cũng không phải là lựa chọn hợp lý – dẫn lời nhà kinh tế học David Cutler đến từ đại học Harvard “Nếu bạn mua sắm một mặt hàng có gía trị thấp, nhiều người sẽ có đồng quan điểm với bạn rằng chẳng cần bảo hành làm gì” Do vậy hãy cân nhắc với từng loại mặt hàng và khả năng hư hỏng có thể xảy ra, nếu không, bạn hoàn toàn có thể bị “dính bẫy”


10. Chúng ta bị ám ảnh bởi con số 9


Có tới 65% các mức giá bán lẻ kết thúc bằng con số 9 ? Tại sao lại vậy ? Mọi người đều biết rằng 20 USD hay 19,99 USD là chẳng khác gì nhau. Nhưng con số 9 lại cho chúng ta biết một điều đơn giản: Sản phẩm này được giảm giá ! Sản phẩm này rẻ !.

Điều đó là đương nhiên vì chúng được đặt giá bởi những người biết rằng bạn không thích hàng đắt và luôn muốn được giảm giá. Nói cách khác, vô hình chung số 9 ở cuối đã chuyển tới một thông điệp về mức giá hấp dẫn tới người mua.

Tuy nhiên cách đặt giá này cũng sẽ phụ thuộc vào từng mặt hàng. Một khách hàng sẵn sàng trả tới 170 USD cho món tôm hùm sẽ cảm thấy lố bịch khi nhìn thấy mức 169,99 USD. Nhưng nếu bạn mua sản phẩm là đồ lót, những số 99 ở cuối sẽ trở nên hấp dẫn. Shopping thực ra là cuộc chơi thu hút sự chú ý. Người tiêu dùng không chỉ tìm kiếm thứ họ cần, họ còn tìm đến những sản phẩm đáng mua và số những số 9 đã thực hiện việc thu hút ánh nhìn rất hiệu quả.

11. Chúng ta bị trói buộc với cảm giác “công bằng”



Người mua thường không biết giá trị thật của món đồ, bên cạnh đó họ bị thúc đẩy bởi 2 từ “công bằng” khi giao dịch hàng hó, do đó họ phải dựa vào các tín hiệu để quyết định mức chi trả. Một thí nghiệm của nhà kinh tế học Dan Ariely đã cho thấy những điều thú vị. Ariely giả sử rằng ông sắp tổ chức một buổi hòa nhạc với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.

Ông nói với một nhóm sinh viên rằng họ phải mua vé để đến nghe và nói với một nhóm sinh viên khác là họ sẽ được trả tiền để có mặt. Cuối cùng ông công khai với cả 2 nhóm là buổi hòa nhạc hoàn toàn miễn phí.

Nhóm thứ nhất, những người lo lắng về việc có thể tham dự hay không tin tưởng rằng họ vừa có được “một thứ gì đó” miễn phí. Nhóm thứ hai ngược lại, từ chối tham dự vì tin rằng họ bị “ép buộc” tham gia một sự kiên mà không có “đền bù” nào cả !

Buổi hòa nhạc đó thực sự có giá trị bao nhiêu ? Không ai biết ! Một cái cúc áo, một cốc café có giá trị bao nhiêu ? Cũng không ai nắm chắc ? Và bất cừ một mặt hàng nào khác cũng vậy.

Kết quả là bộ não của chúng ta sử dụng những gì nó biết rõ: Những dấu hiệu hình thức, cảm xúc thúc đẩy, sự so sánh, tỷ lệ, cảm giác về sự thương lượng, mặc cả hay bị “hớ”. Chúng ta không hề ngu ngốc. Đơn giản vì đó lối mòn tư duy và phản ứng tự nhiên của bộ não.
Đọc tiếp »

11 quảng cáo bằng QR code thất bại



QR Code là một dạng mã hóa thông tin khá mới và bắt đầu được các marketer áp dụng trong các chiến dịch quảng bá của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào các chiến dịch này cũng mang lại kết quả như mong muốn bởi những nguyên nhân rất chủ quan.Thủ thuật Marketing giới thiệu đến các bạn 11 trường hợp sử dụng QR code theo những cách khá ngớ ngần, và tất nhiên, các chiến dịch này đều thất bại.

Đặt dưới lòng đất

Tập đoàn Tesco của Hàn Quốc đã thực hiện một chiến dịch QR Code ở tàu điện ngầm, nhưng họ đã không lường trước được chuyện… không có wi-fi ở đó!


Đọc được QR Code rồi! Nhưng làm sao xem được thông tin?

Đặt QR Code ở nơi điện thoại không quét tới được

Không thể quét được QR code này nếu bạn không có cần cẩu, một ý tưởng quá tồi của TIME.


Bạn cần phải chụp hình, chép vào máy tính và scan nó. Có ai rảnh vậy không nhỉ?

Tạp chí trên máy bay


Trên máy bay, bạn không được kết nối internet. Do đó, người xem không thể xem được đường link này, và chắc chắn họ sẽ bỏ qua nó.


Có cũng như không

In QR Code trên thành xe buýt

Bên trong xe buýt, hành khách có đủ thời gian để lướt và kiểm tra QR Code. Tuy nhiên, ở bên ngoài thì hoàn hoàn khác. Trừ khi đang bị kẹt xe, hoặc xe đang đón trả khách, hoặc xe bị hỏng, thì người ta mới có cơ may kịp quét những mã này.


Bác tài, làm ơn chạy chậm dùm!

Trên đầu các cầu thủ bóng đá

Các cầu thủ bóng đá của đội Bromley Town đã cắt tóc theo QR Code để quảng cáo cho nhà tại trợ Betfair. Tác giả cũng đã cố dùng điện thoại để kiểm tra nhưng không thể đọc được.


Khán giả có kịp kiểm tra QR code khi các cầu thủ đang chạy không nhỉ?

Trên nóc nhà

Cách làm này có thể được nhìn thấy bởi Google Earth (hoặc các khinh khí cầu) nhưng sẽ khó ai có thể quét được các mã này. Cũng giống như Betfair, những QR Code này sẽ khiến thương hiệu nổi tiếng bởi cách làm chứ không phải thông tin do QR Code mang lại. Chi phí để làm QR Code dạng này lên đến $8.500, và chắc chắn là có nhiều phương pháp quảng cáo hiệu quả hơn so với cách này.


Bạn cần phải có khinh khí cầu để đọc những mã này

Trong CV

Có 1 số người đặt QR Code vào trong CV khi tìm việc. Đó cũng là 1 cách gây ấn tượng và cung cấp thêm nhiều thông tin cho nhà tuyển dụng, nhưng với những công ty tốt, họ có cả núi đơn xin việc, và họ không có thời gian để xem QR Code của bạn có ý nghĩa gì.

Quảng cáo trên TV trong… 5 giây

Năm ngoái, BBC có chạy 1 quảng cáo cho Simon Hopkinson’s ‘The Good Cook’, và họ sử dụng phương pháp tiên tiến này để giới thiệu đến khán giả. Nhưng vấn đề là QR Code chỉ xuất hiện trong… 5 giây, và chắc chắn chẳng ai có đủ thời gian để nhìn thấy, lấy điện thoại, mở chương trình, quét mã và giải mã!


Bạn phải tạm dừng chương trình để xem đây là gì

Trong email

Có 1 vài trường hợp người ta đặt QR Code trong phần chữ kí. Tuy nhiên, tại sao chúng ta phải quét mã bằng điện thoại trong khi chúng ta đang online?

QR Code chỉ hữu dụng trong email, khi bạn đang quảng báo một ứng dung di động hoặc web di động, như ví dụ của ASOS dưới đây


Quảng bá mobile app sẽ hiệu quả khi đặt trong email

Thiếu mô tả cho QR Code

Bình thường, không ai hiểu được thông tin của QR Code, do đó, bạn phải hướng dẫn người xem, để họ bỏ thời gian để quét và giải mã thông tin bên trong. Cho họ biết những video hấp dẫn, thông tin hữu dụng, trò chơi mới hoặc mã giảm giá thì họ mới chú ý tìm hiểu. Ví dụ bên dưới được đăng ở 1 cửa sổ công ty Bất động sản, không hướng dẫn, không giải thích và dĩ nhiên là không ai quan tâm.


Bạn có quan tâm không?

Chuyển sang website không tối ưu cho điện thoại

Đây là lỗi nghiêm trọng nhất. Bạn làm mọi cách để người khác xem QR Code của bạn trên điện thoại, và bạn hướng họ sang một website có thiết kế không được tối ưu cho điện thoại!

Quảng cáo của MI5 là một ví dụ điển hình. Bản thân của quảng cáo không có sai sót gì, nhưng landing page khi xem trên điện thoại thì quá tệ hại.


Chơi tôi đấy à?
Đọc tiếp »

Những điều cần lưu ý khi marketing bằng các dịch vụ groupon

Hai năm trở lại đây, trào lưu mua theo nhóm để được hưởng những khuyến mãi giảm giá mà mô hình nổi tiếng nhất thế giới – Groupon – đang “làm mưa làm gió” trên mọi thị trường. Với ưu điểm 3 tốt cho cả nhà sản xuất, khách hàng và người làm marketing, sự bùng nổ của các phiếu giảm giá không chỉ thu hút khách hàng mà còn tạo ra hàng chục mô hình kinh doanh tương tự kéo theo cả ngàn doanh nghiệp trong “cuộc đua Groupon”.

Không thể phủ nhận mức độ tiện lợi mà những phiếu giảm giá này mang lại tới cộng đồng như tiết kiệm, dễ dàng cho tặng, chủ động chi tiêu… nhất là trong thời điểm giá cả leo thang như hiện tại. Tuy nhiên, hiệu quả hứa hẹn liệu có thật sự như mong đợi, hãy tham khảo những chú ý dưới đây để có chiến lược marketing bằng groupon hữu hiệu:

Các chiến dịch khuyến mãi có chồng chéo?

Thực tế, mục tiêu tăng doanh số luôn được đặt lên trên hết khi giá sản phẩm được “discounted” (chiết khấu). Với các chiến dịch khuyến mãi giảm giá được triển khai, khách hàng tự quảng cáo, lan truyền cho bạn bè người thân và “đổ xô” tới các cửa hàng. Hình ảnh những giỏ hàng đầy ắp hàng hóa mà tổng giá trị chỉ bằng vài ba món đồ thường là kết quả của việc áp dụng đồng thời nhiều chính sách khuyến mãi và giảm giá. Nhưng hãy nhớ rằng bằng cách chỉ áp dụng một chính sách cho một lần mua hàng, bạn sẽ hạn chế tối đa nguy cơ thua lỗ.

Không ít người làm marketing tự hào rằng những chiến dịch, sự sáng tạo của họ đề ra thu hút nhiều khách hàng, nhưng họ quên mất rằng sự chủ quan và dễ dãi sẽ dẫn tới sự thua thiệt cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như việc cộng dồn các phiếu giảm giá vào một đơn hàng, không khác gì “cho không” sản phẩm tới khách hàng. Lời khuyên ở đây là hãy cẩn trọng, thiết kế những điều khoản súc tích nhưng chặt chẽ để tránh những hệ quả sau này.

Liệu rằng chiều lòng khách hàng đã là tốt?

Hãy nhớ rằng chính những phiếu giảm giá đã là sự ưu đãi rất lớn cho khách hàng rồi! Quan điểm “Khách hàng là thượng đế” là quan điểm cũ, nói như vậy không có nghĩa là bỏ qua sự đáp ứng khách hàng, ở đây gợi ý tới doanh nghiệp hãy giới hạn quyền lợi của khách hàng thật khéo léo. Ví dụ như, khi sử dụng phiếu giảm giá và không quy định những nơi chấp nhận nó, mọi người sẽ ưu tiên chọn địa điểm trung tâm gần họ nhất và tình huống không thể đáp ứng khách hàng do số lượng quá tải là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Người tiêu dùng giờ đây thông minh và nhạy cảm hơn rất nhiều, những coupon giảm giá dễ dàng bị xếp là “lừa đảo” khi chi phí bỏ ra thêm quá tốn kém, từ đó họ nắm trong tay chủ động trong các cuộc đàm phán.

Hơn nữa, việc lạm dụng giảm giá để chiều lòng khách hàng chưa thật đã là khôn ngoan và càng sai lầm hơn khi chạy đua groupon với các đối thủ cạnh tranh. Trong lịch sử, cuối những năm 90 khi suy thoái kinh tế diễn ra, cuộc chạy đua giảm giá và khuyến mãi của McDonald và Burger King với dòng sản phẩm Big Macs và Whoppers chỉ để lại thua lỗ thậm tệ mà phải vài năm sau hai hãng này mới khắc phục được. Tất nhiên, người hưởng lợi ở đây là khách hàng nhưng về lâu dài, sự giảm giá sẽ chỉ làm tổn hại thị trường!

Doanh nghiệp đã tận dụng những kênh tiếp cận mới?

Một góc độ khác khi doanh nghiệp áp dụng chiến lược phiếu giảm giá là điều tra một phần thị trường, khi lượng phiếu giới hạn, số phiếu thu về định lượng rõ ràng. Tuy nhiên, việc phát triển mạnh mẽ của internet đã và đang tạo ra những cách thức sử dụng coupon đa dạng và thu hút hơn. Chẳng hạn như trào lưu “mua theo nhóm” đã đề cập, mỗi đơn hàng theo nhóm cần đạt được một số lượng nhất định để được giảm giá, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động kiểm soát hành động từ khách hàng.

Hay gần đây, sự tái thịnh hành phương pháp email marketing phối hợp trên các thiết bị di động cũng tạo điều kiện để người làm marketing sáng tạo ra các chương trình giảm giá mới. Từ việc huy động số lượt likes trên Facebook, tìm kiếm mã QR để có phiếu giảm giá… Đi cùng với đó là chiến lược kết hợp giảm giá vận chuyển sản phẩm trong các thời điểm mua hàng sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn chỉ là coupon thông thường.

Điểm lưu ý cuối cùng đó là việc sử dụng công cụ mới đòi hỏi doanh nghiệp nói chung và những người làm marketing nói riêng có một kiến thức nhất định về nó. Đừng để bị thiệt khi giao nhầm coupon cho những địa chỉ thiếu tin cậy, vừa không thu về hiệu quả quảng cáo, vừa mất không sản phẩm.
Đọc tiếp »

10 lời khuyên khi sử dụng một công cụ marketing


10 lời khuyên khi sử dụng một công cụ marketing


Bất cứ chiến lược, chiến dịch marketing nào cũng cần phải sử dụng các công cụ marketing phù hợp. Thế giới marketing thay đổi liên tục, các công cụ marketing mới thường xuyên được phát minh ra để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bạn sẽ phải đối mặt với việc thường xuyên tìm hiểu những công cụ mới và áp dụng chúng vào công việc của mình. Thủ thuật Marketing đưa ra cho bạn 10 lời khuyên hữu ích khi bạn bắt đầu tìm hiểu một công cụ marketing nào đó.
1. Xem công cụ marketing là một phần trong chiến lược tổng thể

Thế giới marketing rất rộng lớn và đa dạng, người dùng có ở khắp mọi nơi và sử dụng vô số phương thức khác nhau để tiếp nhận thông tin. Cho tới hiện nay, không có một công cụ marketing hoàn hảo nào đáp ứng được tất cả yêu cầu trong tất cả các lĩnh vực. Do đó, mỗi công cụ marketing chỉ nên được xem nhưng một phần trong chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp. Chúng ta cần phải phối hợp linh họat nhiều công cụ khác nhau để đạt được kết quả tốt nhất.
2. Mỗi công cụ marketing đều có ưu nhược điểm riêng

Như ý trên tôi đã nói, không có “cây đũa thần” nào ở đây cả. Mỗi công cụ marketing đều có những ưu nhược điểm riêng, và chỉ hoạt động tốt trong những điều kiện và mục tiêu nhất định. Ví dụ, email có khả năng tiếp cận trực tiếp một cách cá nhân đến khách hàng, nên email marketing hoạt động rất hiệu quả trong việc chăm sóc khách hàng, nhưng nếu chúng ta sử dụng nó để spam rộng rãi thì kết quả nhận được sẽ rất tệ.
3. Nắm rõ khách hàng mục tiêu trước khi sử dụng công cụ

Các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có những cách thức khác nhau để thu thập thông tin. Mỗi công cụ marketing sẽ có khả năng tiếp cận một nhóm đối tượng khách hàng nhất định. Ví dụ, Facebook sẽ rất tốt nếu bạn muốn giới thiệu mẫu váy áo mới cho các bạn nữ trong độ tuổi 18-25 nhưng Facebook sẽ rất tồi nếu bạn muốn tìm kiếm khách hàng cho công ty xây dựng cầu đường sử dụng công nghệ của Úc! Do đó, bạn cần phải biết, khách hàng của bạn đang giao tiếp thế nào và lựa chọn một công cụ marketing phù hợp.
4. Tìm hiểu kĩ hướng dẫn sử dụng

Các công cụ marketing đều có những cách sử dụng khác nhau. Bạn cần phải nắm rõ cách sử dụng chúng để tận dụng tối đa kết quả mà chúng mang lại. Đôi khi chúng có thể mang lại nhiều kết quả, nhưng chúng ta lại không biết sử dụng thì kết quả thu được sẽ đáng thất vọng.
5. Ngân sách cho từng công cụ marketing

Mỗi công cụ marketing đều cần 1 khoản ngân sách riêng để vận hành. Có 1 số công cụ chi phí rất thấp, ví dụ như email marketing, nhưng cũng có những công cụ, như TVC, đòi hỏi 1 số lượng tiền không nhỏ. Hãy tìm hiểu kĩ chi phí để không bị “hụt hơi” khi chạy các chiến dịch marketing.
6. Nhờ chuyên gia tư vấn

Nếu bạn không thực sự hiểu rõ những gì sắp làm, hãy tìm đến những chuyên gia. Với kinh nghiệm sử dụng các công cụ marketing của mình, họ sẽ cho bạn những lời khuyên cũng như vạch ra được những ưu, khuyết điểm trong kế hoạch của bạn. Khi đó, bạn sẽ giảm rủi ro và tăng hiệu quả cho các kế hoạch marketing của mình.
7. Tỉm hiểu các case-study mẫu

Hãy luôn tin rằng, bạn không phải là người đầu tiên phát minh ra các công cụ marketing. Chắc chắn có những người đã sử dụng nó, và đạt được những kết quả (hoặc hậu quả!) nhất định. Khi tìm hiểu những trường hợp đó, chắc chắn bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích bổ sung cho các kế hoạch của mình.
8. Thử nghiệm trước

Hãy luôn thử nghiệm các công cụ trước khi sử dụng rộng rãi. Bạn cần phải chắc chắn mình đã hiểu rõ các công cụ, nắm bắt cách sử dụng cũng như lường trước được các kết quả. Khi đó, bạn có thể giảm thiểu tối đa rủi ro khi áp dụng rộng rãi trong thị trường của mình.
9. Thường xuyên theo dõi kết quả

Sử dụng các phương thức thích hợp để thu thập kết quả sử dụng công cụ trong suốt quá trình chạy chiến dịch của mình. Bạn sẽ nắm được chỗ nào công cụ tỏ ra hiệu quả, và những chỗ nào nên phối hợp với các công cụ khác. Cuối cùng, bạn sẽ biết được công cụ marketing đã đóng góp bao nhiêu cho thành công của bạn.
10. Cải tiến hiệu quả sử dụng cộng cụ marketing

Dựa vào các kết quả thu thập được, thường xuyên cải tiến hiệu quả hoạt động của công cụ. Sử dụng một cách linh hoạt, hợp lý, thử nghiệp và phối hợp các công cụ với nhau tốt hơn, theo thời gian, chắc chắn bạn sẽ trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực marketing.
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

15 kỹ năng Làm Marketing chuyên nghiệp

5 kỹ năng marketing mà một người làm marketing cần nắm vững để có thể thể hiện tốt vai trò marketing trong tổ chức, doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường hội nhập.

1. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích khách hàng và thị trường

Marketing làm thỏa mãn khách hàng. Marketing hiện đại không bắt đầu từ trong phòng máy lạnh, lại càng không bắt đầu từ ý muốn chủ quan của những người trong công ty, marketing bắt đầu từ thị trường, từ nhu cầu người tiêu dùng, từ các yếu tố tác động đến hoạt động doanh nghiệp như môi trường vĩ mô và vi mô, và từ tình hình cạnh tranh. Người làm marketing phải biết thu thập thông tin và phân tích khách hàng và thị trường.
2. Kỹ năng phân khúc thị trường

Thị trường bao la, việc cung cấp một sản phẩm/dịch vụ chung cho tất cả thị trường không còn phù hợp trong thị trường trăm người bán vạn người mua như ngày nay. Người làm thị trường phải biết cách “nhìn” thị trường với nhiều mảng khác nhau theo cách nhìn riêng của mình, những mảng thị trường nầy có những sự khác biệt đặc trưng khác nhau. Nói một cách khác là phải nắm vững kỹ thuật phân khúc thị trường.
3. Kỹ năng phân tích lợi thế cạnh tranh

Hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh bị chi phối bởi các đối thủ cạnh tranh. Tổ tiên người Việt đã nói “biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”, người làm thị trường phải biết vị trí cạnh tranh của mình so với từng đối thủ để từ đó có thể vạch ra chiến lược thích hợp.
4. Kỹ năng xác định thị trường mục tiêu

Trong một bối cảnh thị trường đa dạng và phong phú như ngày nay, câu hỏi “thị trường nào tôi nên cạnh tranh, thì trường nào tôi không nên?” luôn là một câu hỏi lớn mang tính chiến lược mà từng doanh nghiệp phải trả lời. Người làm marketing phải biết kỹ thuật phân tích để trên cơ sở đó chọn ra thị trường phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.
5. Kỹ năng hoạch định chiến lược marketing

Chiến lược marketing là kim chỉ nam, là cơ sở để hoạch định marketing mix, người làm thị trường ở cấp quản lý phải có khả năng hoạch định chiến lược để định hướng cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.
6. Kỹ năng xây dựng giải pháp cho khách hàng

Trên cơ sở những hiểu biết về khách hàng, người làm marketing phải có năng lực xây dựng gói giải pháp (sản phẩm, dịch vụ và những giá trị gia tăng khác) đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng, tạo ra lợi thế ưu việt so với đối thủ.
7. Kỹ năng phát triển sản phẩm mới


Doanh nghiệp luôn cần sản phẩm mới để phát triển trong khi theo thống kê trên 70% sản phẩm mới ra đời bị thất bại trong 2 năm đầu tiên. Để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, người làm marketing phải nắm được những nguyên tắc cơ bản và qui trình phát triển sản phẩm mới.
8. Kỹ năng phát triển thị trường mới

Song song với việc phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường mới cũng là một nhu cầu thường xuyên của doanh nghiệp, người làm marketing cần nắm được những nguyên tắc, kỹ thuật và lộ trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường mới.
9. Kỹ năng xây dựng chiến lược giá

Doanh nghiệp phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ để mang lại lợi ích cho khách hàng, thế còn lợi ích của doanh nghiệp thì ai lo? Người làm marketing phải có kỹ năng sử dụng công cụ giá để thu lại giá trị và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
10. Kỹ năng xây dựng chiến lược kênh

Thị trường là bao la, nhưng nếu không biết cách và đi lạc lối thì sẽ gặp khó khăn và không thể phát triển. Đã có nhiều doanh nghiệp thất bại vì không có một chiến lược thâm nhập thị trường thích hợp. Người làm marketing phải có năng lực hoạch định chiến lược kênh marketing để đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng một cách hiệu quả.
11. Kỹ năng xây dựng chiến lược truyền thông

Để khách hàng nhớ đến và có thiện cảm với thương hiệu, biết rõ những ưu điểm của sản phẩm và hiểu rõ lý do tại sao họ nên mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thay vì mua của đối thủ, người làm marketing cần phải nắm vững kỹ năng hoạch định chiến lược và biết sử dụng những công cụ truyền thông hiện đại nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Kỹ năng nầy thực sự quan trọng trong bối cảnh doanh nghiệp hoạt động với một ngân sách marketing hạn chế.
12. Kỹ năng xây dựng chiến lược thương hiệu

Doanh nghiệp cần xây dựng một thương hiệu, hay một hệ thống thương hiệu thân thiện, gần gủi trong tâm trí của khách hàng. Người làm marketing cần phải nắm những nguyên tắc cần thiết để hoạch định và quản trị một chiến lược thương hiệu nhất quán với tầm nhìn, sứ mệnh, và phù hợp với chiến lược lâu dài của doanh nghiệp.
13. Kỹ năng hoạch định kế hoạch marketing ngắn hạn và trung hạn

Chiến lược là xương sống, là kim chỉ nam, là lợi thế cạnh tranh bền vững, là yếu tố mang tính sống còn đối với doanh nghiệp. Việc hoạch định chiến lược nói chung và chiến lược marketing nói riêng luôn đòi hỏi phải nắm vững kiến thức và kỹ năng để có thể dẫn dắt tổ chức tham gia trong suốt quá trình hoạch định kế hoạch.
14. Kỹ năng quản trị dự án marketing

Để tổ chức tung một sản phẩm mới, khai phá một thị trường mới, hay triển khai một sáng kiến marketing thành công, người làm marketing phải nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết của công tác quản trị dự án marketing.
15. Kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động marketing

Có được một chiến lược tốt, một kế hoạch được hoạch định tốt chỉ mới quyết định 50% thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào việc triển khai thực hiện. Để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch marketing, người làm marketing phải có kỹ năng tổ chức và triển khai hoạt động marketing.
Đọc tiếp »

13 thống kê ấn tượng về UX

UX (User eXperience – Trải nghiệm người dùng) là một thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong thời gian gần đây. Nói nôm na, UX là những gì người dùng cảm nhận khi sử dụng sản phẩm. Một sản phẩm được gọi là “UX tốt” là một sản phẩm dễ sử dụng, nhiều tiện lợi, mang lại sự thoải mái và hiệu quả cho người dùng. 13 thống kê về UX trong Marketing dưới đây sẽ khiến bạn kinh ngạc đấy!

1/ Tính năng “cuộn vô hạn” (Infinite scrolling) có khả năng làm giảm tỉ lệ thoát (bounce rate). Theo thống kê từ trang Time.com, họ đã giảm 15% tỉ lệ thoát sau khi sử dụng tính năng này.



2/ Trong 10 năm qua, các công ty đầu tư 10,000 USD vào thiết kế tạo ra lợi nhuận gấp 2,28 lầnso với việc đầu tư số tiền tương đương vào các công ty S&P (chứng khoán).



3/ Lợi nhuận của ESPN.con đã tăng lên 35% sau khi lắng nghe ý kiến từ cộng đồng và đưa những đóng góp đó vào việc thiết kế lại trang chủ.



4/ Chọn một màu xanh đặc biệt và thêm chút tông màu khác đã giúp doanh thu hàng năm của Bing tăng thêm 80 triệu USD.



5/Mỗi $1 USD đầu tư vào email marketing thì đem lại lợi nhuận trung bình là $44,5 USD



6/ 88% khách hàng online ít khi quay lại một trang nào đó khi đã có trải nghiệm tồi tệ về website đó.



7/ Một website với tốc độ tải chậm khiến các nhà bán lẻ mất đi 1,73 tỷ bảng Anh doanh thu mỗi năm.



8/ Khách hàng khi đánh giá độ tin tưởng của một website thì 75% dựa vào yếu tố thẩm mỹ của toàn bộ website.



9/ 94% ấn tượng đầu tiên được quyết định bởi thiết kế



10/ 85% người dùng nghĩ rằng phiên bản website trên mobile nên bằng hoặc tốt hơn phiên bản website trên desktop.



11/ Thống kê 200 trang web của các doanh nghiệp nhỏ: 70% không hiển thị một call-to-action (kêu gọi hành động) rõ ràng trên trang chủ, như các chương trình khuyến mãi, sự kiện, hướng dẫn, đăng kí theo dõi email, demo sản phẩm hay các công cụ tương tác.



12/ 90% người dùng sử dụng nhiều màn hình với kích thước khác nhau.



13/ Người ta thích leo lên ngọn núi Everest gấp 64 lần so với click vào một banner quảng cáo.



Đọc tiếp »

THUẬT NGỮ EMAIL MARKETING CẦN BIẾT

1. Acceptable Spam Report Rate: Tỉ lệ mà tại đó bạn có thể bị thông báo là SPAM nhưng không ảnh hưởng đến uy tín của nhà cung cấp dịch vụ. Nếu tỉ lệ đó trên 0,1% (1 trên 1000 email) thì sẽ nhận được một cảnh báo.

2. Acceptance Rate: Tỷ lệ phần trăm số email được các máy chủ gửi email chấp nhận. Nếu một email được máy chủ email chấp nhận không có nghĩa là nó sẽ được vào mục Inbox.

3. Blacklist: Là một danh sách chứa các địa chỉ IP được xem như là những IP của Spamer, gây trở ngại đến việc chuyển phát email.

4. Bounce Rate: Tỷ lệ các email của bạn không được chuyển phát (bị trả lại). Có hai loại (xem bên dưới). Tỷ lệ bounce rate chấp nhận được là dưới 5%



Sức mạnh của Email Marketing

5. Bulk Mail: Chỉ một chiến dịch email marketing với quy mô lớn, gửi cùng một nội dung đến một phân khúc (đối tượng) khách hàng.

6. CAN-SPAM: là từ viết tắt của cụm từ “Controlling the Assault of Non-Solicited Pornography And Marketing Act of 2003″. Đây là một đạo luật đưa ra những quy định dành cho những email có mục đích thương mại, nội dung của những email đó, quyền từ chối nhận email của người nhận được email và các hình phạt nếu vi phạm đạo luật trên.

7. Clicks Per Open: Là tỷ lệ phần trăm số lần nhấp chuột trên số lần mở email

8. Conversion Rate: Là tỷ lệ phần trăm người nhận có hành động cụ thể sau khi xem email như là truy cập vào website, gọi điện đến đặt hàng hay trả lời email,… trong một chiến dịch email marketing. Đây là chỉ số quan trọng đánh giá sự thành công của chiến dịch email marketing.

9. Dedicated IP: Trong email marketing, nó đề cập đến địa chỉ IP mà bạn sử dụng để gửi email marketing

10. Double Opt-In: Chỉ cách mà bạn nên sử dụng để xây dựng danh sách email, nó yêu cầu người đăng ký nhận email phải xác nhận bằng cách nhấp vào liên kết trong email xác nhận hoặc phản hồi email nhận được theo một số cách khác.
Đọc tiếp »

Huy động vốn từ kinh doanh

Học theo Singapore, chỉ cần đầu tư cho mỗi du khách inbound (khách du lịch quốc tế đến thăm quan du lịch VN) thêm 1USD thôi, chúng ta sẽ có một ngân sách 6 triệu USD cho marketing. Nhưng khoản tiền đầu tư đó chỉ có thể phát huy hiệu quả nếu được sử dụng bài bản, có một chiến lược nghiêm túc và được thực thi chu đáo.
--

Không có đội ngủ Sale chuyên nghiệp, không có kinh phí cố định vào Marketing
Kinh doanh quá nhiều lĩnh vực thì khi tán lực, hiệu quả thu được đương nhiên sẽ vô cùng thấp. Đầu tư không có trọng điểm, chia rải cho quá nhiều hoạt động, quá nhiều thị trường.
Đọc tiếp »

Điểm yếu của UniGolf

1/ Điểm yếu lớn nhất

Không có đội ngủ Sale chuyên nghiệp, không có kinh phí cố định vào Marketing
Kinh doanh quá nhiều lĩnh vực thì khi tán lực, hiệu quả thu được đương nhiên sẽ vô cùng thấp. Đầu tư không có trọng điểm, chia rải cho quá nhiều hoạt động, quá nhiều thị trường.
Đọc tiếp »

5 câu hỏi cần có khi bạn làm content marketing

Một người làm content bình thường khác với một người làm content thấu hiểu về content marketing ở điểm nào? Đó chính là cách bạn định vị mục tiêu của từng mẩu content được tạo ra. Mà trong đó không thể thiếu quá trình cân đong đo đếm các nguyên liệu, gia vi và tìm hiểu thực khách.
1. Ai đọc content của bạn?
Theo các mô hình bài viết truyền thống, thường sẽ có 2 dạng người đọc. Một là người đọc nhìn chung, hai là người trả tiền để bạn viết (paid content). Điều này không khó hiểu đối với tư duy của người đầu tư là cần thấy sản phẩm hoặc thông tin về sản phẩm được nhắc nhở tối đa trên mặt bài viết. Tuy nhiên, ở góc nhìn của người đọc nhìn chung, họ không quan tâm đến việc bạn đã bỏ bao nhiêu tiền để có bài viết này. Họ chỉ quan tâm đến họ, là người bỏ thời gian để đọc content của bạn, sẽ được lợi ích gì mà thôi. Vì vậy, hãy chọn đối tượng độc giả của bạn. Chỉ một và một.
Thực tế, trong nhiều năm làm việc với khách hàng từ quốc tế đến Việt Nam. Số khách hàng chấp nhận lý tưởng này là 0%. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy xu hướng này ngày càng tăng lên. Tại sao bạn có thể làm một blind test để tìm hiểu suy nghĩ thực sự của người tiêu dùng về sản phẩm, thì sao lại không thể làm zero-branded content để phục vụ cho mối quan tâm của người đọc?
2. Người đọc được lợi ích gì từ nội dung của bạn?
Tiếp nối câu hỏi 1 ở trên, khi đã xác định được đối tượng người đọc, bạn hãy xem họ là bạn (friend) và nghĩ xem thông tin nào mà người ấy sẽ cần. Hãy theo đuổi những nguyên tắc rất đơn giản sau đây:
- Đói cần ăn
- Buồn ngủ cần ngủ
- Bệnh cần thuốc
- Xấu cần đẹp
- Thiếu tự tin cần tự tin
- Yếu cần khoẻ
Khi đã thành thạo trong bước này, bạn sẽ thấy việc tìm ra điểm níu chân người đọc (the hook) dễ dàng thế nào!
11668_10205411688284322_5602452579518044867_n
 3. Bạn có bao nhiêu phần trăm thông tin sản phẩm?
Câu hỏi này đặt ra ở đây là để nhắc nhở bạn rằng. Chúng ta không tạo ra content để bán hàng, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là, làm thế nào để người đọc muốn mua hàng hoặc nhớ đến thương hiệu (có liên quan đến nội dung) sau một quá trình gắn bó với content của bạn.
Đây không hẳn là thử thách khó cho người viết nhưng bạn cần thời gian để chuyển đổi. Nếu có thể, hãy học cách viết PR cho các nhãn hàng bị cấm quảng cáo ở Việt Nam. Nên nhớ, Việt Nam là một trong những thị trường khó khăn và nghiêm ngặt nhất trên thế giới, thế nhưng các nhãn hàng vẫn có thể lồng ghép thông tin sản phẩm vào được thì chắc chắn bạn có thể làm được!
4. Tính độc đáo?
Ngày nay, việc sao chép các nội dung có sẵn trên internet là việc làm quá hiển nhiên. Tuy nhiên, người làm content cần lưu ý. Tính độc đáo là tiêu chuẩn quan trọng nhất của bất kỳ mẩu content nào. Nếu thông tin của bạn là độc nhất, mới nhất, bạn có thể bỏ qua câu hỏi này. Nhưng nếu không, hãy chấp nhận sự giống nhau về mặt thông tin, nhưng câu chữ và cách thể hiện nên là của bạn. (tốt nhất là theo cách chỉ có bạn có). Điều đó đòi hỏi bạn phải sáng tạo trong cách kể chuyện và truyền tải thông tin! Đối với người đọc Việt Nam nhìn chung, phong cách dễ lôi cuốn nhất chính là: (1) chuyên gia chia sẻ, (2) sự thật bất ngờ, (3) hài hước hoặc gây tò mò!
Gợi ý: Hãy tìm đọc câu chuyện về Bác Ba Phi, một trong những người kể chuyện hay nhất trong lịch sử Content Marketing Việt Nam ( theo chủ quan của tôi)
5. Bước tiếp theo là gì?
Người làm content giỏi là người có chiến lược tốt trong cả việc sử dụng lẫn tái sử dụng tài nguyên content (content resoure). Khi viết bài hiện tại, bạn đã phải có sẵn trong đầu outline của những bài viết kế tiếp. Content Marketing không dừng lại ở một mẩu content, mà là một quá trình xây dựng mối quan hệ với khách hàng/người đọc qua content. Vậy nên nếu bạn không biết bước tiếp theo phải làm gì, thì hãy khoan phát triển chi tiết hơn bất kỳ content nào!
Đọc tiếp »

Xếp khách hàng vào 9 nhóm sau, dân Sales sẽ chốt deal “bách phát bách trúng”

Dân Sales thường có nhiều “chiêu” để chốt deal với khách hàng. Việc áp dụng cùng chiêu với những khách hàng khác nhau sẽ khó mang lại thành công. Xếp khách hàng vào 9 loại sau sẽ giúp việc chốt deal dễ dàng hơn!

Bán hàng cho Người tham vọng, bạn cần cho họ thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ giúp họ làm việc hiệu quả thế nào. Bán hàng cho Người cá tính, hãy cho họ cảm thấy mình khác biệt. Bán hàng cho Người tình cảm, bạn cần nhiều thời gian tìm hiểu họ hơn, giúp đỡ họ những việc nho nhỏ, và cần tập trung xây dựng mối quan hệ với họ hơn là chăm chăm giới thiệu sản phẩm.
Vậy bạn cần phân loại khách hàng thế nào?

Ông Adrian Toh - chuyên gia đào tạo cấp cao đến từ Singapore cho biết: Trên lý thuyết của Enneagram - một hệ thống phân loại tính cách có nguồn gốc từ Hy Lạp, bản chất bẩm sinh của con người được tổng hòa bởi cả 9 kiểu tính cách: Người cầu toàn, Người tình cảm, Người tham vọng, Người cá tính, Người lý trí, Người trung thành, Người nhiệt tình, Người mạnh mẽ, Người ôn hòa.

Tuy nhiên theo thời gian, phụ thuộc vào môi trường giáo dục và những sự kiện, biến cố trải qua trong cuộc đời, mỗi chúng ta sẽ thiên dần về một kiểu tính cách cho đến khi trưởng thành.

Tất nhiên, với 9 kiểu tính cách trên, cách bán hàng của bạn cũng cần thay đổi theo từng kiểu tính cách.

Nhóm 1 - Người cầu toàn

Người cầu toàn là những người luôn tìm kiếm sự hoàn hảo và làm việc cần mẫn để hoàn thiện bản thân, mọi người, mọi việc xung quanh họ.

Triết lý sống: Tìm kiếm sự hoàn hảo, tránh sai lầm
Bán hàng cho họ thế nào: Bạn nên đến đúng giờ. Giới thiệu sản phẩm phải thực tế, nói chuyện trực tiếp, thẳng thắn, tránh vòng vo. Với Người cầu toàn, tuyệt đối không được thể hiện hành vi không nhất quán hay vi phạm chuẩn mực đạo đức.
Nhóm 2 - Người tình cảm
Những người Nhóm 2 mong muốn có được sự yêu thích, thỏa mãn nguyện vọng của người khác và hòa nhịp với con người và sự kiện trong cuộc sống của họ. Người thuộc nhóm này luôn tìm kiếm sự trân trọng, tránh bị coi nhẹ.
Triết lý sống: Tôi cảm thấy mình đang sống khi giúp đỡ người khác.
Bán hàng cho họ thế nào: Trong khi với người Nhóm 1, bạn cần nói chuyện thẳng thắn, trực tiếp, và có thể bỏ qua “màn khởi động” thì với người Nhóm 2, bạn cần dành thời gian tìm hiểu họ. Hỏi han về nhà cửa, công việc… Việc quan tâm cả đến những chi tiết nhỏ sẽ là những yếu tố họ sẽ đánh giá cao bạn về sau.
Với người thuộc nhóm này, bạn nên làm những việc giúp đỡ họ nho nhỏ, và cần tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với họ nhiều hơn, nồng nhiệt hơn.
Với nhóm này, đừng cố tăng tốc. Tuyệt đối không được nói bâng quơ, chung chung. Hãy bày tỏ lời cảm ơn họ một cách thường xuyên.
Nhóm 3: Người tham vọng
“Cạnh tranh hay là chết” là phong cách của người nhóm 3. Cạnh tranh là điểm mạnh của họ. Những người này bố trí cuộc sống của họ để đạt được nững mục tiêu cụ thể và muốn chứng tỏ sự thành công để giành được sự tôn trọng và ngưỡng mộ của người khác.
Triết lý sống: Theo đuổi thành công. Tránh thất bại.
Bán hàng cho họ thế nào: Hãy mở đầu bằng việc khen ngợi họ. Hãy nói họ tuyệt vời thế nào, thành đạt ra sao.
Sản phẩm bán cho họ phải dựa trên đặc tính hỗ trợ họ thành công và làm việc hiệu quả hơn. Keyword (từ khóa) bán hàng cho kiểu tính cách này là sản phẩm sẽ giúp anh/chị “làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn, làm được nhiều việc hơn”. Với những đặc tính này, việc chốt được deal khá chắc chắn.
Tuyệt đối không được nói đến thất bại của họ, ngay cả vẻ ngoài trông mệt mỏi của họ cũng không nên đề cập.
Nhóm 3 là nhóm khách hàng tiềm năng, nhưng cũng có thể “một đi không trở lại” nếu làm cho họ có cảm giác không được tôn trọng. Vậy nên, ngay cả khi bạn đang tiếp khách, nếu họ bước vào, cần xin lỗi khách và chuyển sang tiếp đón họ ngay.
Nhóm 4 - Người cá tính
Người cá tính muốn kết nối sâu sắc với cả thế giới nội tâm của rieng mình và người khác. Họ cảm thấy có sức sống tràn trề nhất là khi họ được thực sự thể hiện cảm xúc của mình.
Triết lý sống: Tìm kiếm những trải nghiệm sâu sắc và liên hệ về mặt cảm xúc; tránh bị từ chối hay cảm thấy thiếu sót.
Bán hàng cho họ thế nào: Khi bán hàng cho người Nhóm 4, hãy làm cho họ cảm thấy khác biệt. Hãy khen cả style ăn mặc của họ dù cho bạn thấy phong cách đó khá… khác biệt. Khi đồng cảm, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ hơn.
Tránh tỏ ra nổi trội hơn họ. Người cá tính họ muốn nổi trội và là duy nhất.
Nhóm 5 - Người lý trí
Họ thích thông tin, tri thức, và không thích bày tỏ cảm xúc một cách rõ ràng. Người Nhóm 4 luôn tìm kiếm làm sao có nhiều kiến thức hơn. Vì tìm kiếm như vậy nên nhìn chung họ rất logic. Họ đem đến cho tổ chức sự khách quan của mình. Với họ, mọi thứ đều phải có ý nghĩa.
Triết lý sống: Theo đuổi kiến thức và lý trí, tránh sự phiền nhiễu.
Bán hàng cho họ thế nào: Hãy trò chuyện về những sở thích tương đồng với họ, cởi mở với ý tưởng của họ. Khi nói về sản phẩm, cần đảm bảo tính thực tế và logic.
Đừng bao giờ nghi ngờ về năng lực của họ hay thông tin họ đưa ra. Với nhóm người này, đặt câu hỏi về sự chính xác sẽ khiến họ rất khó chịu. Tránh đặt những câu hỏi quá riêng tư.
Nhóm 6 - Người trung thành
Đây là người có tư tưởng sâu sắc, hay lo lắng và lập kế hoạch cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra để có sự chuẩn bị trước.
Triết lý sống: Theo đuổi ý nghĩa cuộc sống, sự chắc chắn và tin cậy, tránh để tình huống xấu xảy ra
Bán hàng cho họ thế nào: Vì người nhóm này luôn có cảm giác lo lắng, nên với họ, hãy luôn lạc quan. Hãy giúp họ đưa ra quyết định càng dễ dàng càng tốt. Tất nhiên, quyết định này cần có cơ sở và cần được trấn an về các rủi ro.
Không nên đưa ra một quan điểm không quen thuộc với họ. Không được tạo áp lực chốt deal và không lẩn tránh các mối lo họ đưa ra.
Nhóm 7 - Người nhiệt tình
Người Nhóm 7 khao khát những thúc đẩy từ ý tưởng mới, từ con người và kinh nghiệm, lảng tránh những đau đớn và khó chịu, và tạo ra những kế hoạch tương lai mở cho họ nhiều lựa chọn.
Triết lý sống: Tìm kiếm niềm vui và sự khuyến khích, tránh sự đau đớn và khó chịu.
Bán hàng cho họ thế nào: Người bán hàng nên có mức năng lượng và sự nhiệt tình tương thích với mức độ năng lượng và sự nhiệt tình của họ. Hãy lạc quan với họ, và đưa ra nhiều lựa chọn cho họ.
Với kiểu người này, không được tỏ thái độ bi quan hoặc tiêu cực thái quá.
Nhóm 8 – Người mạnh mẽ
Nhóm 8 theo đuổi sự thật, như quyền lực, và có thể sử dụng ảnh hưởng của bản thân để mang đến những điều tốt đẹp
Triết lý sống: Luôn tìm kiếm sức mạnh và sự công bằng, tránh sự tổn thương.
Bán hàng cho họ thế nào: Nên thẳng thắn với họ, đưa ra cả mặt tốt và chưa tốt của sản phẩm và nên trình bày một cách rõ ràng với họ như Một là…, Hai là….
Cần đồng điệu với cảm xúc của họ, nhưng phải làm cho họ có cảm giác họ là người ra quyết định. Đừng cố gắng lừa gạt hoặc cung cấp thông tin thiếu chính xác cho họ.
Nhóm 9 – Người ôn hòa
Điều họ muốn là hòa bình, hòa hợp và những mối liên hệ tích cực. Họ không thích xung đột, căng thẳng và ý định xấu xa.
Điều dễ nhận diện ở nhóm người này là khi hỏi họ trưa nay ăn gì, họ sẽ nói: Ăn gì cũng được! Họ không muốn tạo ra tranh chấp hay không đồng thuận ngay cả trong những việc nhỏ.
Triết lý sống: Tìm kiếm sự hoà hợp và thoải mái, tránh xung đột.
Bán hàng cho họ thế nào: Nên tập trung vào mặt tích cực của sản phẩm. Nói chuyện một cách chậm rãi và gắn thông tin bạn nói với những gì họ quen thuộc.
Đừng gây áp lực cho họ, hay tìm cách đối đầu với họ.
Vậy làm thế nào bạn biết khách hàng thuộc nhóm nào khi cơ hội gặp họ chỉ có 1 lần?
Hãy “ném đá dò đường”, bạn sẽ biết vị khách đó có khuynh hướng tính cách thế nào! Với vài lời thăm hỏi xã giao ban đầu như: Anh/Chị có khỏe không? Nếu vị khách kia đáp lại nhiệt tình, anh/cô ấy có thể là người Nhóm 2 – Người tình cảm, Nhóm 7 – Người nhiệt tình hoặc Nhóm 9 – Người ôn hòa.
Nếu muốn vào việc ngay, người này có thể là người Nhóm 1 – Người cầu toàn, Nhóm 3 – Người tham vọng hoặc Nhóm 8 – Người mạnh mẽ.
Khi đưa ra nhiều thông tin quá mà người này tỏ vẻ ngạc nhiên, hoặc không lưu tâm lâu, thì ắt hẳn không phải là người Nhóm 5 – Người lý trí.

“Hãy nói chuyện với họ, nắm được phần nào tính cách, sau đó mới áp dụng các phương pháp. Bạn sẽ thành công!”, ông Adrian nói.
Đọc tiếp »

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Mọi Thứ Bạn Cần Biết Về A/B Testing

A/B testing là gì?

A/B testing (hay còn được gọi là split testing) là một quy trình mà trong đó hai phiên bản (A và B) sẽ được cùng so sánh trong một môi trường / tình huống được xác định và qua đó đánh giá xem phiên bản nào hiệu quả hơn. Phiên bản ở đây có thể là mọi thứ từ một hình banner, trang web, mẫu quảng cáo cho tới email và hiệu quả được đánh giá dựa trên mục tiêu của người làm test dành cho các phiên bản này.

Một website bán hàng thì có mục tiêu là muốn khách hàng phải mua hàng hoặc mua nhiều hơn. Một banner quảng cáo thì có mục tiêu là muốn khách hàng phải bấm vào đó nhiều hơn. Một email thì có mục tiêu là khách hàng phải mở ra xem nhiều hơn. Tất cả mọi thứ đều có một mục tiêu nào đó, nhằm khiến cho khách hàng thực hiện một hành động mong muốn nào đó, hành động này được gọi là conversion. Tỉ lệ người thực hiện các hành động đó được gọi là conversion rate (tỉ lệ chuyển đổi).




Và việc đo lường và đánh giá 2 phiên bản A và B cũng chính là việc đo lường và đánh giá conversion rate của tiến trình đang thực hiện.

Tại sao lại cần phải làm A/B testing?

Nếu bạn có một lượng khách hàng nhất định và bạn muốn tăng số lượng conversion lên thì cách thứ nhất là cần phải mang nhiều khách hàng hơn đến website hoặc cửa hàng. Cách thứ hai chính là tăng conversion rate để với cùng một lượng khách sẵn có, họ tạo ra một lượng conversion lớn hơn. A/B testing giúp bạn làm được điều thứ hai bằng cách cho phép cải thiện hiệu quả của các tiến trình đang làm dù đó là phát triển web, phát triển ứng dụng, quảng cáo hay bán hàng.




Chi phí cho việc tăng thêm khách hàng như cách một thường không nhỏ, trong khi đó chi phí cho việc A/B testing đôi khi lại không nhiều và những thay đổi có lúc dù nhỏ vẫn có thể mang đến những hiệu quả to lớn trong việc tạo ra nhiều conversion hơn.
Quy trình A/B testing

Để thực hiện một quy trình A/B testing (hay bất cứ quá trình thử nghiệm nào khác) đúng mực thì cần tuân theo phương pháp khoa học thông thường, gồm các bước sau:

1. Đặt câu hỏi:

Cần phải đặt ra câu hỏi để làm định hướng và mục tiêu cho quá trình A/B testing và rõ ràng để biết sau khi test thì sẽ nhận kết quả là gì. Các câu hỏi đặt ra có thể đại loại là: “làm sao để giảm bounce rate cho trang landing page?” hoặc “làm sao để tăng số người đăng ký cho form trên trang chủ?” hay là “làm sao để cải thiện CTR của banner quảng cáo?”.

2. Nghiên cứu tổng quan:

Cần phải hiểu và nắm được hành vi của các khách hàng khi họ thực hiện các conversion bằng các công cụ đo lường cho từng kênh, cho website thì có thể là Google Analytics, cho Email thì có thể là các email client, social thì là social listening tools.

3. Đặt ra một giả thuyết:

Với câu hỏi có bên trên và những gì biết về hành vi của khách hàng khi thực hiện conversion, bạn hãy thử nghĩ ra một giả thuyết về để giải quyết câu hỏi đặt ra phía trên. “Có một đường link tới trang hướng dẫn ở dưới footer có thể giảm bounce rate”, “làm cho nút đăng ký nổi bật hơn sẽ làm tăng số người đăng ký” hay “banner với hình ảnh một cô gái xinh đẹp sẽ có CTR cao hơn” là những ví dụ về các giả thuyết cho các câu hỏi được nêu trên.

4. Xác định mẫu thử và thời gian thực hiện test:

Bước tiếp theo là bạn cần phải xác định số lượng khách hàng mà sẽ được tiến hành việc A/B testing. Số lượng mẫu thử phải đủ lớn để có thể thấy được sự khác biệt giữa 2 phiên bản A/B một cách rõ rệt sau quá trình test. Thời gian test cũng cần được xác định một cách hợp lý để đảm bảo kết quả không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời vụ, tác động từ bên ngoài khiến nhu cầu và hành vi của khách hàng thay đổi. Bạn có thể sử dụng thử công cụ ước lượng để tính toán thời gian chạy test.

5. Tiến hành test:

Tạo ra thêm phiên bản mới B để thử nghiệm với phiên bản gốc A. Phiên bản B này sử dụng giả thuyết mà bạn đã đặt ra (có link dưới footer, nút đăng ký nổi bật hơn, banner có hình cô gái đẹp) và sẽ được đo lường về conversion rate với phiên bản A.

6. Thu thập thông tin và tiến hành phân tích:

Nếu sau quá trình A/B testing và bạn thấy được rằng phiên bản B mang lại conversion rate cao hơn phiên bản A (bounce rate giảm, người đăng ký tăng, CTR tăng) thì tức là phiên bản B hiệu quả hơn. Nhưng nếu conversion rate thấp hơn hoặc không thay đổi thì tức là giả thuyết để giải quyết vấn đề của bạn không đúng. Lúc này cần quay lại bước thứ 3 và tìm một giả thuyết mới để tiếp tục.

7. Cung cấp kết quả cho tất cả các bên liên quan:

Gửi các thông tin và insights tìm được sau quá trình thử nghiệm cho các bộ phận liên quan (lập trình, thiết kế UI/UX, team tối ưu hóa, v.v…). Tiến hành thay thế phiên bản A bằng phiên bản B nếu B thực hiệu quả hơn sau khi đã xem xét hết tất cả các khả năng có thể xảy ra nếu thay thế.

Lập lại quy trình test này từ đầu để giải quyết một câu hỏi, một vấn đề khác

Ứng dụng của A/B testing

Với A/B testing bạn có thể ứng dụng và cải thiện được rất nhiều thứ cho quy trình hoạt động và phát triển web, quảng cáo online / offline, cho tới mobile app và email marketing.

1. Cho website



Chủ yếu là liên quan đến vấn đề giao diện web và trải nghiệm người dùng (UI/UX) vì đây là các yếu tố tác động trực tiếp đến việc người dùng có thể thực hiện conversion trên website hay không. Với một trang web bạn có thể A/B testing hết toàn bộ những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến hành vi của người dùng như hình ảnh, tựa đề, nội dung, call to action, form điền thông tin, v.v… Test lần lượt từng yếu tố mà bạn cảm thấy có thể cải thiện để gia tăng conversion rate. 


2. Cho quảng cáo và bán hàng




Đối với mảng online thì A/B testing thường được dùng để đo lường hiệu quả của các mẫu quảng cáo khác nhau. Ví dụ như khi bạn viết copy quảng cáo Adwords cho cùng 1 nhóm từ khóa (ad group), luôn nên viết 2 mẫu quảng cáo khác nhau và cho chạy song song để biết mẫu quảng cáo nào hiệu quả hơn sau một thời gian chạy. Tương tự với các quảng cáo GDN hay Facebook, sử dụng các thiết kế quảng cáo khác nhau cho cùng một chiến dịch để đo lường hiệu quả sau đó chọn mẫu thiết kế nào hiệu quả hơn để chạy tiếp. Việc tối ưu hóa quảng cáo thường xuyên bằng cách test các lựa chọn khác nhau sẽ giúp bạn liên tục cải thiện được conversion rate và giúp quảng cáo chạy ngày càng hiệu quả hơn.


Đối với mảng offline thì A/B testing thường có thể được dùng để đánh giá hiệu quả của các kênh quảng cáo như báo giấy, tờ rơi, billboard… Chẳng hạn bằng cách sử dụng các mã coupon khác nhau cho từng mẫu quảng cáo trên báo, mẫu tờ rời, hoặc billboard, nhà quảng cáo có thể nắm được mẫu quảng cáo nào hiệu quả hơn thông qua việc có nhiều người sử dụng mã couple nào hơn. Một số trường hợp khác có thể sử dụng số điện thoại khác nhau để thay cho mã coupon.


Một ứng dụng khác trong bán hàng tại các cửa hàng có thể bao gồm việc sắp xếp vị trí các sản phẩm theo các vị trí khác nhau để đo lường sự chú ý của khách hàng và cuối cùng khiến họ mua nhiều hơn. Điều này cho thấy khả năng áp dụng của A/B testing là rất đa dạng và rất linh động tùy theo mục tiêu được đặt ra.

3. Cho ứng dụng di động

A/B testing cũng được ứng dụng trong việc phát triển ứng dụng di động và tương tự như website, chủ yếu nhằm cải thiện UI/UX của sản phẩm. Với các ứng dụng điện thoại di động thì việc tiến hành testing thường khó khăn hơn nhiều cả về mặt kỹ thuật lẫn về hành vi người dùng. Về mặt kỹ thuật thì để tiến hành test, thì phiên bản ứng dụng cần được cập nhật, được duyệt bởi AppStore hay Google Play rồi mới đến với người dùng do đó tốn nhiều thời gian hơn. Về phương diện hành vi người dùng, không phải ai cũng sẽ cập nhật ngay phiên bản mới và trải nghiệm người dùng trên điện thoại di động hoàn toàn khác so với trên web.

Hiện nay có nhiều công cụ hỗ trợ A/B testing dành cho ứng dụng di động trên thị trường, cá nhân thì tôi đã có cơ hội thử qua 2 công cụ là SplitforceApptimize và cả 2 đều khá tốt. Bạn cũng có thể tham khảo thêm danh sách 20 công cụ A/B testing cho điện thoại di động.

4. Cho email marketing




Đã qua rồi cái thời mà đẩy hàng trăm ngàn email đi và nghĩ rằng người dùng sẽ đọc được những email của mình gửi. Các email clients ngày càng có các bộ lọc tinh xảo hơn, tống tất cả các spam email vào thùng rác và dù cho là vậy khách hàng vẫn bị chôn vùi bởi hàng chục thậm chí hàng trăm email mỗi ngày. Điều quan trọng là làm thế nào để khách hàng chịu mở email của mình ra xem và tương tác với các email đó. Câu trả lời chính là A/B testing. Bạn phân vân không biết câu title nào sẽ hấp dẫn người đọc hơn để tăng open rate, hãy test. Bạn không biết nên dùng CTA nào để khiến người dùng bấm vào link, hãy test.

Hiện nay hầu hết các tool gửi email như MailChimp, BenchmarkEmail, đều có tính năng cho phép A/B testing các nội dung được gửi ra để có thể đo lường hiệu quả của chiến dịch được gửi.

Những lời khuyên khi tiến hành A/B testing

1. NÊN


Biết là nên test đến khi nào thì dừng: dừng quá sớm thì bạn sẽ mất những thông số có giá trị để đưa ra quyết định đúng. Chạy test quá lâu thì cũng có cái hại vì nếu phiên bản thử nghiệm có performance quá tệ thì cũng có thể ảnh hưởng đến conversion rate và tổng số sales của bạn.

Giữ sự đồng nhất: khi tiến hành A/B testing cần phải có cách nào đó để ghi nhớ người dùng nào đã chọn phiên bản test nào để lúc nào cũng hiển thị đúng phiên bản đó nhằm tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Nếu có một nút bấm được thay đổi để test và nút bấm này xuất hiện ở nhiều chỗ trên website thì khách hàng cũng phải thấy nút bấm này như nhau ở mọi chỗ trên website. Cookies là phương thức thường dùng nhất.

Test nhiều lần: sự thật là không phải đợt A/B testing nào cũng sẽ mang lại kết quả như bạn mong muốn hoặc giúp bạn tìm ra được giải pháp cho vấn đề. Do đó hãy cứ tiếp tục test thêm nhiều lần nữa, theo những định hướng khác nhau. Nếu mỗi lần test cải thiện conversion rate của bạn một chút thì nhiều lần test như vậy sẽ cộng dồn lại tạo ra một ảnh hưởng lớn hơn.

Lưu ý sự khác biệt giữa traffic từ mobile và desktop: khách hàng truy cập website từ mobile và từ desktop có thể có biểu hiện hoàn toàn khác nhau trên website của bạn tùy theo design, UI/UX và website có mobile-friendly hay không. Do đó nên lưu ý việc phân chia traffic khi A/B testing trang web, tốt nhất là nên test cho mobile và desktop traffic riêng.

2. KHÔNG NÊN

Testing mà không đảm bảo điều kiện giống nhau: luôn nhớ rằng việc testing cả 2 phiên bản A và B phải được tiến hành song song. Bạn không thể chạy phiên bản A trong tuần thứ 1 và phiên bản B trong tuần thứ 2 nghĩ rằng điều đó sẽ cho kết quả đúng.

Kết luận quá sớm: hãy nhớ rằng kết quả chỉ có giá trị khi chúng có một giá trị số tương đối và một thời gian tương ứng để xác định. Bạn không thể quyết định rằng phiên bản A hơn B hoặc ngược lại khi chúng chỉ khác nhau một vài conversion hoặc thời gian test quá ngắn.

Khiến các khách hàng cũ ngạc nhiên: tốt nhất khi tiến hành A/B testing, chỉ nên tập trung vào các đối tượng khách hàng mới vì nếu các khách hàng cũ vào và thấy mọi thứ khác so với lúc trước thì có thể họ sẽ ngạc nhiên và điều này ảnh hưởng đến conversion rate, nhất là khi bạn chưa chắc phiên bản thử nghiệm sẽ có được chọn hay không.

Để linh cảm chi phối kết quả: đôi khi kết quả test lại có thể hoàn toàn sẽ trái ngược với những gì bạn có thể nghĩ tới. Có thể một cái CTA đỏ trên nền xanh theo bạn là chói mắt và khó chịu nhưng kết quả lại có thể chứng minh rằng nó có hiệu quả hơn. Cái bạn cần là conversion rate, đừng để những linh cảm của bạn chống lại các kết quả test.
Đọc tiếp »

Quảng cáo Facebook Lead: Tích hợp với Desktop, Carousel, Video và CRM

Bắt đầu từ ngày 30/09, Facebook đã cho phép quảng cáo Facebook Leads cho trên Power Editor toàn cầu. Facebook cũng thông báo rằng, Quảng cáo Facebook Lead sẽ có những bất ngờ cho tất cả các Marketers trên toàn thế giới.

Bây giờ các bạn hãy cùng MediaZ khám phá những sức mạnh “khủng khiếp” của công cụ này nhé.

A. Quảng cáo Facebook Lead là gì?

Một trong những “trở ngại” trong việc tạo ra trải nghiệm cho người dùng trên Facebook chính là khi click vào 1 đường dẫn (không nằm trong Facebook) thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, Facebook bắt đầu thử nghiệm tính năng mới “Quảng cáo Lead” để giải quyết vấn đề này.

Quảng cáo Lead không chỉ cố gắng “giữ” người dùng trong phạm vi Facebook. Không những vậy, chúng còn giải quyết một vấn đề rất lớn, liên quan đến người dùng trên thiết bị di động. Khi xu hướng ngân sách dành cho lượng tiếp cận và tương tác trên thiết bị di động ngày càng rẻ hơn so với desktop, thì việc chuyển đổi (từ đối tượng mục tiêu sang khách hàng) lại khó hơn.


Có rất nhiều lý do để giải thích cho việc này, không chỉ đơn thuần là do thời gian tải trang lâu, giao diện di động tương tác kém, và mức độ truy cập thông tin trên thiết bị di động khó khăn hơn.
Một quảng cáo Lead, cũng giống như trong quảng cáo Link với một Call-to-Action ở trên quảng cáo. Tuy nhiên, khi click vào đường link hoặc Call-To-Action (“Đăng ký ngay” , “Nhận thông tin ưu đãi” , “Tải về” , “Tìm hiểu thêm” , “Đăng ký” hoặc “Theo dõi”) người dùng sẽ lập tức được nhận một biểu mẫu NGAY BÊN TRONG FACEBOOK. Tất nhiên, thời gian tải trang cũng được cải thiện đáng kể, nhưng, đây mới chỉ là một phần rất nhỏ.

Facebook, sau đó, sẽ tự động điền các thông tin như tên, địa chỉ email dựa trên thông tin cá nhân trên Facebook. Người dùng có thể thoải mái chỉnh sửa thông tin này trong Biểu mẫu mà họ chọn. Người quảng cáo có thể hỏi 1 danh sách dài các câu hỏi, bao gồm cả những câu hỏi không có mẫu sẵn.


Quảng cáo Facebook Lead giúp việc chuyển đổi công chúng mục tiêu thành khách hàng trở nên dễ dàng hơn

Quy trình được tối ưu hoá để trở nên hiệu quả hơn, và bạn hoàn toàn có thể kỳ vọng rằng, người quảng cáo sẽ nhìn thấy nhiều khách hàng tiềm năng hơn (với giá rẻ hơn trước kia rất nhiều)

B. Làm thế nào để tạo quảng cáo Facebook Lead Ads

Tôi đã từng giới thiệu 1 bài (bao gồm cả hình ảnh và hướng dẫn chi tiết) về Quảng cáo Lead trong Facebook. Các bạn hãy đọc bài Hướng dẫn sử dụng Quảng cáo Facebook Lead hiệu quảđể tìm hiểu lại nhé. Tôi rất vui nếu các bạn có thể chia sẻ về kinh nghiệm chạy quảng cáo Lead của bạn.


Đọc đến đây, chắc hẳn nhiều bạn sẽ băn khoăn về một vấn đề nữa “Chấu lượng nguồn Lead – khách hàng tiềm năng” Có rất nhiều khả năng xảy ra, ví dụ như, trước khi Gửi Biểu mẫu, thì người dùng có thể chỉnh sửa, thay đổi thông tin cá nhân của họ, và họ sẽ gửi những thông tin không có giá trị thì sao? Hoặc, quảng cáo lead có thể thu hút được những người không quan tâm không?

Tôi chưa chạy được quá nhiều quảng cáo Lead, nhưng hiện tại, 100% thông tin tôi thu thập được từ các chiến dịch quảng cáo lead, thì đều là những thông tin có giá trị, như email, số điện thoại. Có thể lý giải đơn giản đó là do quy mô mẫu (khảo sát) chưa lớn, và khách hàng tiềm năng thật sự muốn nhận được những lợi ích mà tôi đưa ra, nên họ sẽ sẵn sàng cung cấp thông tin có giá trị.

Nếu có thể tích hợp thêm những chức năng khác thì Quảng cáo Lead sẽ cực kỳ tuyệt vời

Tất nhiên, Quảng cáo Lead cũng có một vài mặt hạn chế nhất định. Tôi (và rất nhiều Marketers đang thử nghiệm quảng cáo Leads) luôn mong muốn những điều sau (và mong rằng bộ phận kỹ thuật của Facebook sẽ sớm thực hiện chức năng này)

Tích hợp chức năng với CRM

Vấn đề mà tôi gặp phải với Quảng cáo Lead đó là tôi THƯỜNG XUYÊN phải truy cập vào danh sách Lead – khách hàng tiềm năng. Thật sự việc này rất tốn thời gian, và làm giảm trải nghiệm của tôi với Quảng cáo Lead (giống như trước kia, người dùng thường xuyên phải chờ thời gian phản hồi từ các trang web khác, khi họ click vào 1 đường dẫn trên Facebook vậy) Tích hợp CRM rất cần thiết.

Tất nhiên là CRM không chỉ dừng lại ở đó. Tích hợp CRM có thể chuyển thông tin trực tiếp về hệ thống công ty, sau đó tự động thực hiện các chức năng chăm sóc khách hàng (như gửi email trực tiếp, nhắc nhở ngày sinh nhật…)

Dành cho cả Desktop nữa

Hơi thất vọng một chút vì Facebook chỉ cho phép thử nghiệm trên giao diện di động. Tuy nhiên, tôi tin rằng, Facebook sẽ sớm quyết định cho Quảng cáo Leads chạy trên giao diện desktop sớm thôi.

Quảng cáo Lead bằng video

Thu thập thông tin từ quảng cáo Video? Nghe hơi xa vời một chút, nhưng nếu có thì cũng thật là tuyệt vời.

Quảng cáo Lead với Carousel


Tôi tin chắc rằng tính năng này sẽ sớm được đưa vào hoạt động. Tôi đã rất thành công với việc sử dụng quảng cáo Băng chuyền, và nếu có thể dùng quảng cáo này để thu thập thông tin khách hàng tiềm năng, thật sự sẽ rất tuyệt bởi bạn có thể thu hút thêm rất nhiều người.
Bi
Đọc tiếp »