Dẫu biết rằng các doanh nghiệp ngừng hoạt động hay giải thể là lẽ tự nhiên trong nền kinh tế thị trường, nhưng điều đáng nói là khoảng một nửa số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể nói ở trên diễn ra chỉ trong giai đoạn 3 năm gần đây và vẫn đang có xu hướng gia tăng. Trong riêng năm 2015 là 80.000 doanh nghiệp. Quý I/2016 tiếp tục có gần 23.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng cho thấy bức tranh không mấy lạc quan. Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động ở thời điểm cuối năm 2015, 42% doanh nghiệp hoạt động có lãi, hơn một nửa (58%) doanh nghiệp thua lỗ hoặc hòa vốn.
Con số 42% này, mặc dù được cải thiện so với mức 32% và 35% của những năm trước, nhưng việc chỉ có chưa đầy một nửa số doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong một nền kinh tế là điều không bình thường, cho thấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp và môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều khó khăn.
---
Số liệu doanh nghiệp tiếp cận vốn vay
Liên quan đến nhóm kiến nghị về vốn, tiếp cận vốn, Hội Doanh nghiệp quận Hải An (Hải Phòng) phản ánh, hiện nay, đa số các doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp nhỏ và vừa, đều gặp khó khăn về tài chính. Nếu như 76% số doanh nghiệp lớn vay được vốn được từ ngân hàng thì tỷ lệ này dành cho doanh nghiệp vừa là 72%, doanh nghiệp nhỏ là 60% và doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ là 38%.
---
Dẫu biết rằng các doanh nghiệp ngừng hoạt động hay giải thể là lẽ tự nhiên trong nền kinh tế thị trường, nhưng điều đáng nói là khoảng một nửa số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể nói ở trên diễn ra chỉ trong giai đoạn 3 năm gần đây và vẫn đang có xu hướng gia tăng.
Trong riêng năm 2015 là 80.000 doanh nghiệp. Quý I/2016 tiếp tục có gần 23.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước.
"Việt Nam hiện đang hướng đến có hơn 2 triệu doanh nghiệp hoạt động đến năm 2020. Do đó, đề nghị rà soát ngay và quyết định loại bỏ những quy định rườm rà, lỗi thời. Nếu chúng ta nhận thức chậm trễ ngày nào là kìm hãm quyền tự do kinh doanh ngày đó", ông Lộc phát biểu.
Ông Lộc cũng cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp vay ngân hang với lãi suất 8% trong khi lạm phát chỉ hơn 1%, cho thấy các doanh nghiệp đang phải gánh mức lãi suất thực rất cao và bất hợp lý.
"Chính phủ phải cố gắng giảm 1-2% trong thời gian tới để hỗ trợ doanh nghiệp",ông Lộc đánh giá
Tiếp theo, Chính phủ cần đẩy mạnh giảm thuế và phí, miễn thuế môn bài cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ để bớt khó khăn cho họ hoạt động. Bởi vậy, thời gian tới Chính phủ cần giảm thu để nuôi dưỡng nguồn thu sau này.
Tóm lại, việc giảm thuế, phí và các khoản chi phí đầu vào là cực kỳ quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tăng năng lực hội nhập. Nếu có chiến lược và chính sách hợp lý thì Việt Nam sẽ có 1,5-2 triệu doanh nghiệp trước năm 2020.
---
Số liệu doanh nghiệp niên yết sàn Chứng Khoán
Theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong 5 năm qua, thị trường chứng khoán phát triển ổn định, chỉ số thị trường đã duy trì xu hướng tăng và đạt mức tăng 65% so với năm 2011. Thị trường chứng khoán ngày càng trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng. Quy mô huy động vốn đạt hơn 1.211 tỷ đồng, gấp 4 lần giai đoạn 2006-2010, đóng góp bình quân 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Hiện nay có 686 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, 256 công ty giao dịch trên thị trường UpCom (thị trườnggiao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết), tăng 2 lần so với năm 2011. Giá trị vốn hóa bình quân mỗi công ty tăng gấp 2,6 lần so với năm 2011. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tới cuối năm 2015 đạt gần 35% GDP, gấp 1,5 lần với năm 2011 và gấp 145 lần so với năm 2005.
Thị trường trái phiếu Chính phủ có tốc độ tăng bình quân 31%, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ. Tính chung, tổng quy mô đạt 59% GDP, chiếm trên một nửa dư nợ hệ thống ngân hàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét