Khi bạn hiểu được các động cơ cảm xúc khiến cho mọi người quyết định mua hàng, bạn chắc chắn sẽ bán được nhiều hơn nữa và có thêm nhiều khách hàng hăm hở muốn mua hàng của bạn. Cảm xúc thúc đẩy chúng ta mua hàng. Đừng nhầm lẫn cho rằng mọi người mua thứ mà họ cần. Mọi người mua thứ mà họ MUỐN. Nhu cầu bị điều khiển bởi logic, nhưng mong muốn lại bị điều khiển bởi cảm xúc.
Chúng ta mua những thứ chúng ta MUỐN
"Khách hàng không cần phân tích được hơn để quyết định mua món hàng của bạn. Họ mua khi họ cảm thấy MUỐN mua." - Zig Ziglar
Ai cần một chiếc SUV (xe thể thao đa dụng) chứ? Một thiếu niên thực sự cần một chiếc điện thoại di động hay chiếc quần jean giá 200 đô? Vì sao mọi người mua hàng của bạn? Mọi người mua bởi họ MUỐN nó. Mỗi ngày, chúng ta mua những thứ chúng ta muốn thay vì những thứ mà chúng ta cần.
Đừng nhầm lẫn giữa thị trường và "những người cần mua sản phẩm của bạn". Bạn sẽ chỉ tốn thời gian và tiền bạc thuyết phục những người cần sản phẩm của bạn mua hàng. Thị trường mục tiêu tốt nhất là những người MUỐN sản phẩm của bạn. Họ có thể cần hoặc KHÔNG cần sản phẩm của bạn. Miễn là họ muốn, họ sẽ mua sản phẩm của bạn. Hãy thử lục lại trí nhớ xem gần đây những thứ nào bạn mua không phải vì bạn cần chúng mà là vì bạn muốn?
Ai nên tham gia một câu lạc bộ thể hình? Tất cả những người muốn có thân hình gọn gàng – đặc biệt là những người chưa-có-thân-hình-gọn-gàng. Nhưng ghé thăm một câu lạc bộ thể hình, bạn thấy gì? Những người có thân-hình-gọn-gàng muốn được "gọn gàng"! Ai đầu tư tiền bạc của họ vào tương lại? Không phải những người cần tiết kiệm cho tương lai mà là những người muốn tiết kiệm cho tương lai.
Bạn có thể cảm thấy rằng mình cần một ly rượu vang, một hớp rượu Scotch hoặc một cốc bia vào cuối ngày, nhưng thực tế là bạn muốn nó. Tất cả chúng ta đều cần phải ăn, nhưng không ai cần một miếng thịt bò thăn hay chiếc đùi gà KFC.Chúng ta ăn những thứ đó vì chúng ta muốn.
Nhu cầu của chúng ta thuộc về logic và thực tế. Là con người, chúng ta có những nhu cầu về vật chất và tình cảm. Cách chúng ta thỏa mãn những nhu cầu đó được điều khiển bởi tính cấp thiết của nhu cầu và mong muốn của chúng ta. Mong muốn lại bị chi phối bởi cảm xúc. Dưới đây là 5 trong số những cảm xúc mạnh mẽ nhất điều khiển phần lớn lựa chọn của chúng ta. Nếu bạn hiểu được những nguyên nhân cảm xúc thúc đầy khách hàng mua sản phẩm của bạn, bạn cũng có thể "kích hoạt" những cảm xúc này ở những khách hàng tiềm năng.
Tình Yêu
Bạn có sẵn lòng chi tiền để mua vui cho chú chó cưng của mình?
Khách hàng của bạn yêu thích những gì? Đó có thể là người yêu, gia đình, thú cưng, công việc kinh doanh, nghề nghiệp, văn hóa, sở thích, sách, thời gian cá nhân...Họ có mua hàng của bạn cho một trong số những "tình yêu" này không? Nếu vậy, làm sao để bạn nhận ra và khuyến khích những người khác cũng có cùng tình yêu đó?
Tình yêu là một cảm xúc mạnh mẽ. Chúng ta có thể làm những thứ kì lạ khi yêu và vì tình yêu. Mọi người sẽ muốn dành tặng thật nhiều những món quà đẹp và đắt tiền cho những người mình yêu thương. Họ có thể sáng tác nhạc, thơ hay chịu đựng được gian khổ - tất cả là vì tình yêu. Con người còn có thể làm những việc kì quặc hơn vì tình yêu với thú cưng. Tình yêu đối với một sở thích, hình thức nghệ thuật, văn hóa có thể thúc đẩy chi tiêu những khoản tiền lớn để đạt được, để nuôi dưỡng và tận hưởng tình yêu đó.
Kiêu hãnh
Bạn có bao giờ mua món hàng nào vì sự hào nhoáng và kiêu hãnh?
Nếu kiêu hãnh được coi là một tội lỗi, vậy thì điều đó sẽ khiến tất cả chúng ta thành những tội đồ. Tại sao người hàng xóm của bạn mua một chiếc tivi màn hình lớn hơn của nhà bạn? Cảm giác của bạn như thế nào khi lần đầu tiên được lái chiếc xe mới tinh về nhà? Bạn tự hào về ai và về điều gì? Và bạn sẽ làm gì để thể hiện và bảo vệ niềm tự hào đó?
Tội lỗi
"Hide the guilt" - Che giấu tội lỗi. Bạn có hiểu nội dung của quảng cáo này?
Thường rất khó để biết được nguyên nhân thực sự khiến ai đó mua thứ gì đó mới, đầu tư tiền hoặc tặng quà. Đó là vì yêu hay vì tội lỗi? Có phải tội lỗi là động cơ thực sự đằng sau việc chi tiền cho những món quà giáng sinh, Valentines và Ngày của Mẹ? Liệu có phải cảm giác tội lỗi vì không mua thúc đẩy khách hàng tiềm năng mua? Bạn có thể sử dụng cảm giác tội lỗi để bán được nhiều hàng hơn? Có phải những người bán hàng door-to-door bán bách khoa toàn thư hoặc máy hút bụi đã lợi dụng cảm giác tội lỗi của khách hàng? Đó là tình yêu hay cảm giác tội lỗi lướt qua tâm trí một người khi họ làm tang lễ cho một người thân yêu đã mất? Bạn có thấy tội lỗi khi không khai thác cảm xúc của khách hàng tiềm năng và bỏ lỡ những đơn hàng?
Tham lam
Tham lam không phải xấu. Tham lam là tốt.
"Greed is good" (tham lam là tốt), theo lời của Gordon Gecko trong bộ phim Wall Street. Câu nói đó có thể làm nhiều người xem bị sốc. Hãy xem xét lời khuyên có vẻ lạ lùng này: "Sell to the greedy, not the needy" (Bán cho kẻ tham lam chứ đừng bán cho người nghèo). Người tham lam sẽ muốn nhiều hơn nữa, và sẽ trả tiền để có bằng được. Người nghèo thường nghèo vị mong muốn của họ không đủ mạnh mẽ. Nếu bạn muốn giúp người nghèo thì tốt hơn là đi làm từ thiện.
Sợ hãi
Đây là cái điều khiển con người mạnh mẽ nhất. Cảm xúc này hơn bất cứ cảm xúc nào khác dường như đã giúp loài người tồn tại. Chúng ta biết sợ hãi những con thú dữ, lửa và những người man rợ.
Vậy sự sợ hãi nào có thể thúc đẩy khách hàng tiềm năng mua hàng của bạn? Không mua chúng có thể đặt họ vào thế liều lĩnh, bỏ lỡ cơ hội hoặc sự bối rối? Rất nhiều người mua hàng trên nguyên tắc sợ hãi. Đó không phải là vì họ muốn đưa ra quyết định đúng đắn, họ sợ hậu quả của việc quyết định sai. Bạn sử dụng hoặc làm giảm bớt nỗi sợ hãi đó như thế nào để khiến họ mua hàng của bạn? Tại sao những người nhận thức được rằng họ cần phải giảm cân đột nhiên thay đổi chế độ ăn và bắt đầu tập thể dục sau cơn đau tim đầu tiên? Đó là nỗi sợ hãi cái chết làm họ muốn giảm cân.
Kết luận
Tại sao chúng ta mua hàng? Chúng ta mua hàng vì những mong muốn mang tính cảm xúc. Bạn có thể sẽ gặt hái được những thành công không ngờ hơn nếu biết cách tiếp thị sản phẩm dựa trên khai thác đúng những khía cạnh cảm xúc của khách hàng tiềm năng có mối liên hệ nhất định đến sản phẩm của mình.
Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giới thiệu về tôi
Archive
-
▼
2016
(233)
-
▼
tháng 4
(19)
- Bí kíp kinh doanh khi không có nhiều tiền
- A/B Testing là gì, ứng dụng trong quảng cáo ra sao
- Số liệu doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam
- Phân khúc khách hàng để làm Email Marketing hiệu quả
- [HR/Leader] Làm sao để quản lý người giỏi hơn mình?
- Những yếu tố nào góp phần làm nên thành công của G...
- Cách tạo doanh số của Marketing Manager
- 18 tuyệt chiêu đánh giá biển quảng cáo ngoài trời
- 5 PHÁT NGÔN SAI LẦM CỦA NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ NGHIỆP DƯ
- Website chia sẻ kiến thức chuyên môn về Marketing
- Cách xây dựng kế hoạch và chia công việc hiệu quả?
- Reach vs Frequency trong quảng cáo
- Thiết lập Quảng cáo Tiếp thị lại động
- Kinh tế, nợ công nước ngoài khác Việt Nam
- CÁCH MÀ MỘT ÔNG CHỦ THỰC SỰ DÙNG ĐỂ LÔI KÉO KHÁCH ...
- Hitler thao túng người dân Đức bằng cách nào - Mườ...
- Bạn mất gì khi tham công tiếc việc?
- Nhu cầu khách hàng qua việc Marketing
- 9 sai lầm cần tránh trong Digital Marketing
-
▼
tháng 4
(19)
Labels
- aeon
- ban-hang
- behavior
- bloger
- brand
- content
- creative
- customer
- dau-tu
- design
- digital
- economy
- english
- excellent-advertise
- experience
- google-adwords
- guideline
- idea
- influencer
- ke-chuyen-thanh-cong
- kien-thuc-khac
- kinh-doanh
- kols
- ky-nang
- landing-page
- manage
- marketer
- marketing
- mmo-youtube
- mo-hinh-quan-tri
- opening
- phuong-tho
- plan-marketing
- pr
- quan-ly-nhan-vien
- quy-luat
- research
- sai-lam
- sales
- start-up
- statistics
- tam-ly
- thau-hieu
- tiep-thi-ban-than
- tinh-huong
- tip
- tp.marketing
- traditional
- trend
- tuyen-dung
- ui-ux
- unigolf
- video
- web-hay
- what-english
- xin-viec
- xu-phat-khen-thuong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét